Luận văn Hình tượng các danh nhân trong nghệ thuật điêu khắc tượng đài tại Lào

Xuyên suốt trong qua trình xây dựng và phát triển cả nghệ thuật điêu khắc tượng đài nói chung và tượng đài danh nhân, lãnh tụ nói riêng, kẻ từ khi tượng đài nhân vật lịch sử và cácdanh nhân Lào đầu tiên được xây dựng là vua Xay Xet Tha Thi Lath [H.1, tr.64]vào năm 1956 tại thủ đô Viêng Chăn tính đến nay, các nhà điêu khắc đã mang đến cho nền điêu khắc nước Lào và công chúng một di sản đồ sộ những công trình tượng đài tuyệt vời với hình tượng danh nhân, lãnh tụ. Khi đất nước mở cửa, song song với sự phát triển của nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật điêu khắc tượng đài nói chung và điêu khắc tượng đài danh nhân, lãnh tụ nói riêng cũng có những bước nhảy vọt. Số lượng các tượng đài được thực hiện ngày một nhiều hơn đi kèm với đó chất lượng nghệ thuật.

pdf78 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hình tượng các danh nhân trong nghệ thuật điêu khắc tượng đài tại Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trọng tạo nên vẻ đẹp của một tác phẩm điêu khắc. Một số tác phẩm điêu khắc tượng đài danh nhân tại Lào như tượng đài Pha Nha Si Khot Ta Bong [H.6, tr.69] được xây dựng năm 2008 với chất liệu đồng (MiềnTrung), tượng đài ông Nou Hac Phum Sa Van [H.10, tr.73] ở tỉnh Sa Van Na Khet được xây dựng năm 2015 với chất liệu đồng (MiềnTrung), tượng đài Ông Keo [H.8, tr.71] ở tỉnh Se Kong được xây dựng năm 2012 với chất liệu đồng (Miền Nam)là những ví dụ tiêu biểu cho việc xây dựng không gian tự thân trong nghệ thuật điêu khắc tượng đài danh nhân tại Lào. 36 Tượng đài NouHac Phum SaVan [H.10, tr.73] là một trong những tác phẩm khá thành công trong việc xử lý không gian tự thân của một tác phẩm thông qua trang phục và hướng gió. Áo vest ngoài, cho đến chiếc áo sơ mi phía bên trong của nhân vật được diễn tả chi tiết. Các tiểu tiết của tác phẩm như cổ áo, hàng khuy, cà vạt, đôi giày hay sự thay đổi độ dày mỏng của các lớp áo tuy không quá cầu kì nhưng được xử lý một cách cẩn thận mang lại cảm giác chân thực cho người xem. Đặc biệt lớp áo khoác ngoài bay trong gió đã tăng thêm cảm giác chiều sâu không gian, từ khoảng cách giữa hai lớp áo cho đến hướng bay của tà áo. Bàn tay đưa lên áo cũng giúp cho thế đứng của nhân vật trở nên thoải mái, linh hoạt và mềm mại hơn. Bản thân tượng đài Nou Hac Phum Sa Van [H.10, tr.73] là một trong những công trình điêu khắc tượng đài danh nhân đẹp về mặt nghệ thuật, kết hợp với không gian xung quanh càng giúp cho tác phẩm nổi bật hơn, hoàn thiện hơn. Việc chú trọng nghiên cứu không gian tự thân của tác phẩm đã đạt được những thành công nhất định, nhưng bên cạnh đó còn có những nhược điểm nhất định, một số tác phẩm còn mang tính chất minh họa, chưa chú trọng xử lý hình khối do đó không gian tự thân của tác phẩm chưa đạt được hiểu quả thị giác cao. 2.3. Nghệ thuật bố cục tượng đài thể hiện hình tượng các danh nhân Khi ý tưởng thẩm mỹ về nhân vật đã hình thành, ở người nghệ sỹ có nhiều những thông tin để hình dung tưởng tượng về bố cục khối tích cho tác phẩm, và câu hỏi luôn đặt ra sẽ xây dựng hình tượng nhân vật cao lớn hay to nhỏ như thế nào, thể hiện ra sao, kích thước như thế nào là phù hợp và tối ưu nhất. Nhân vật được thể hiện trong tư thế toàn thân đứng hay ngồi, tư thế của dáng đứng thể hiện ra sao các động tác biểu hiện của chân tay.... Tất cả những động thái của nhân vật trong bố cục, đều là những yếu tố trong đó bao hàm chứa đựng hình tượng của nhân vật mang tính sáng tạo. 37 Những tiêu chí về khối tích cho tác phẩm đòi hỏi ở người nghệ sỹ có sự bao quát tổng thể, bằng sự tưởng tượng trong tư duy về hình dáng nhân vật, để rồi ấn định đến một kết quả đo bằng kích thước con số nào đó. Nếu như trong chất liệu chọn thể hiện nhân vật với bố cục ra sao. Chất liệu gì cho phù hợp nhất cho tác phẩm, và câu hỏi đặt ra khi thể hiện với kích thước to nhỏ ra sao như thế nào, để diễn tả hết được vẻ đẹp tối ưu nhất về nhân vật. Trong điêu khắc sự chọn lựa bố cục cho nhân vật, là những yếu tố quan trọng. Tác giả xây dựng nhân vật ở thể loại điêu khắc nào, bán thân hay toàn thân, nhưng dù ở thể loại nào đi nữa đòi hỏi trong ý tưởng của tác giả phải có ý đồ sắp xếp hình thức về bố cục cho tác phẩm. Trong bố cục của tổng thể ấy, chứa đựng hình tượng nhân vật trong đó, thể hiện vế dáng đứng, hay ngồi, tư thế ra sao cho nhân vật cần thể hiện. Có thể nói điêu khắc là biểu dương vẻ đẹp của hình khối. Trong nghệ thuật điêu khắc điểm mạnh đó là hình khối. Trong sáng tác nghệ thuật điêu khắc người nghệ sĩ luôn phải đắp, gọt, đục đẽo bề mặt để thể hiện bề mặt của hình khối. Ấy vậy mà trong tác phẩm luôn luôn tồn tại những hình khối không có nghĩa, nó không diễn tả điều gì, chỉ đơn thuần là bề mặt gồ ghề, lồi lõmĐấy là điểm đặc biệt của nghệ thuật điêu khắc. Mục đích chính của điêu khắc ở đây đó là tạo nên hình dáng chứ không phải hình khối. Hình khối trong điêu khắc thực ra là phương tiện để biểu diễn hình dáng. Cũng giống như trong hội họa, màu sắc không phải là cái chính để diễn tả. Màu sắc là phương tiện thể hiện khối và không gian. Nếu hội họa chỉ diễn tả màu thì không hơn gì một cái palette. Hình dáng là gì: hình dáng là hình ảnh vật thể khi không có khối, như ta nhìn một người đứng trước nguồn sáng vậy chỉ thấy bóng đen trước mặt. Cũng có thể gọi là hình bóng cho dễ hình dung. Tức là công việc của nhà điêu khắc họ phải tạo được một hình bóng tách biệt với không gian. Điêu khắc đương đại ngày càng có xu hướng triệt tiêu hình khối và 38 chỉ chú ý xây dựng tác phẩm bằng các hình dẹt, thường được làm bằng chất liệu kim loại. Ngay cả chất liệu phổ biến của điêu khắc là đồng cũng có ý không biểu dương hình khối, vì màu của đồng rất tối, không bắt ánh sáng. Và khi chiêm ngưỡng một bức tượng đài, phải nhìn từ xa, do vậy cũng không thể thấy khối được. Rất nhiều bức ảnh đẹp của tượng đài trên thế giới được chụp ngược sáng, chỉ thấy xuất hiện bóng đen, nhưng như thế lại càng đẹp. Vậy thì tạo khối để làm gì: khối làm tăng vẻ đẹp của hình dáng và có nhiệm vụ làm thay đổi hình dáng khi xoay chiều. Một hình khối tạo nên những hình dáng khác nhau khi di chuyển điểm nhìn, đó là sự kỳ diệu của điêu khắc. Điều này không có được ở phù điêu và hội hoạ, mặc dù cả hai loại hình này đều có thể tả khối. Thực trạng ở tượng đài Lào có rất nhiều tượng chỉ có hình khối mà không có hình dáng, vì đơn giản là khối tượng rất đặc, thiếu các yếu tố rỗng, mà rỗng thì mới tạo nên hình. Một bức tượng phải đạt được vẻ đẹp khi nhìn xa. Lối tư duy về sự hoành tráng, như đã nói ở trên đã làm cho các nhà điêu khắc tự hại mình, đó là sự tham lam chi tiết. Muốn kiểm tra hình bóng một bức tượng, rất đơn giản: hãy chụp ảnh và bôi đen toàn bộ phần tượng. Nếu còn thấy hình thể thì đó là bức tượng có hình dáng. Còn nếu là một “cục đen” khó hiểu, thò thụt, đoán mãi không ra thì đó chưa phải là điêu khắc 100%. Vậy các nhà điêu khắc có thể tham khảo phần này để kiểm tra phác thảo của mình trước khi hoàn thành. Muốn có một bức tượng để đời, trước hết phải tạo ra hình ảnh rõ ràng đã. Như vậy mới mong đọng lại trong trí nhớ của công chúng. Các công trình điêu khắc tượng đài danh nhân tại Lào khá đa dạng và phong phú trong hình thức thể hiện. Đó có thể là một tác phẩm với phong cách tả thực, tái hiện lại hình ảnh nhân vật, chủ đề hay cũng có thể sử dụng hình ảnh biểu tượng, mang lại những yếu tố gợi nhắc đến nội dung chính. 39 2.4. Chất cảm trong thể hiện hình tượng các danh nhân Nghệ thuật là một hình thức để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ. Người nghệ sĩ thông qua tác phẩm nghệ thuật của mình truyền đạt tới người xem một thông điệp nào đó, có thể là niềm vui hay nổi buồn. Cảm xúc có thể nói là yếu tố quyết định sự thành công của một tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy, khi nói đến nghệ thuật điêu khắc, ta không thể không nói đến chất cảm. Theo Từ điển Thuật ngữ mĩ thuật phổ thông, “Chất cảm” được định nghĩa như sau: “Cảm xúc được tạo nên thông qua các phương tiện tạo hình (hay ngôn ngữ nghệ thuật) hoặc cấu tạo vật chất của một bức tranh, tượng Chất cảm của phương tiện tạo hình đã tác động trực tiếp đến mắtNgười ta nhận biết một vật thể không chỉ ở kích thước, tỉ lệ, màu sắc mà còn cảm nhận cấu tạo vật chất tạo vật chất của nó nữa. Từ cấu tạo vật chất ấy mà nghệ thuật cần truyền đạt được đến người xem cái cảm xúc về chất hay còn gọi là chất cảm. Theo Từ điển Thuật ngữ mĩ thuật phổ thông của nhà xuất bản Giáo dục, “chất liệu” được định nghĩa như sau: “Vật chất, phương tiện chủ yếu mà người ta dùng để thể hiện một tác phẩm nghệ thuật Vật chất được đặt trong tác phẩm chính là chất liệu xây dựng nên tác phẩm đó” cùng với không gian, hình khối, chất liệu giúp định hình nên một tác phẩm điêu khắc. Việc lựa chọn chất liệu sẽ tác động đến tính lâu bền của tác phẩm. Đồng thời, chất liệu cũng phụ thuộc vào hình khối của tác phẩm. Tùy vào bố cục được xây dựng và thiết kế, tác giả sẽ lựa chọn chất liệu phù hợp. Mỗi chất liệu khác nhau sẽ có các phương pháp xử lý tạo hình khác nhau. Màu sắc của chất liệu có thể là màu sắc của tự nhiên, cũng có thể là màu được tạo nên bởi các phương pháp hóa học hoặc phủ sơn trong quá trình xử lý chất liệu. Chất cảm trong nghệ thuật điêu khắc được tạo nên từ hình khối và đặc biệt là từ cách xử lý và kết hợp chất liệu. Mỗi chất liệu sẽ mang lại cho người xem những cảm nhận khác nhau qua thị giác và xúc giá. Ví dụ, chất liệu kim 40 loại với màu bạc trắng khi nhìn vào sẽ mang lại cảm giác lạnh lẽo. Trong khi đó, chất liệu gỗ với màu nâu sẽ mang lại cho người xem cảm giác ấm áp hơn. Màu sắc của chất liệu hoặc màu được tạo nên bởi việc phủ sơn lên chất liệu sẽ góp phần tạo nên hiệu quả thị giác và tác động đến cảm xúc của người thưởng thức. TS. Đặng Phong Lan đã nhận xét như sau: “Màu sắc làm phá vỡ đi cảm giác đồng nhất của chất liệu sự liền mạch của thị giác với hình khối và đôi khi hướng người xem tới một mạch cảm xúc khác đầy thú vị” [9, tr. 33]. Mặt khác, cùng là chất liệu sắt, nếu bề mặt chất liệu được mài nhẵn tạo nên cảm giác về sự sắc nhọn, có phần nguy hiểm thì đối với bề mặt được xử lý thô ráp khiến người xem cảm thấy an toàn hơn. Chất liệu cũng có vai trò quan trọng quyết định tuổi thọ của một tác phẩm điêu khắc đặc biệt là yếu tố tượng đài danh nhân là những tác phẩm được đặt ngoài trời chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết bên ngoài. Ngoài ra chất liệu có ảnh hưởng đến tạo hình của tác phẩm. Chất liệu phù hợp sẽ tăng tính thẩm mỹ và vẻ đẹp nghệ thuật của một tác phẩm, để qua đó truyền tải được nội dung và cảm xúc đến người xem. Cảm xúc được truyền đạt đến người xem thông qua phương tiện tạo hình mà cụ thể đối với nghệ thuật điêu khắc là hình khối và chất liệu. Nếu hình khối mang lại hình ảnh về thị giác, giúp người xem hình dung được nội dung của một tác phẩm, thấy được câu chuyện của tác phẩm, thì chất liệu cũng là một yếu tố quan trọng không kém. Sự lựa chọn chất liệu hợp lý có thể giúp tác giả truyền tải được thông điệp và cảm xúc của bản thân một cách hiệu quả nhất. Chất cảm trong tượng đài danh nhân tại Lào - Chất cảm từ bề mặt của chất liệu Đối với nghệ thuật điêu khắc, việc lựa chọn chất liệu đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định đến yếu tố tạo hình cũng như độ bền vững của tác phẩm. Mỗi chất liệu với những yếu tố đặc điểm và tính chất khác nhau 41 nên phần xử lý theo phương pháp khác nhau sẽ mang lại chất cảm khác nhau tùy vào chất liệu. Trong nghệ thuật điêu khắc, chất liệu là nguyên liệu chính để người nghệ sĩ tạo nên màu sắt cho tác phẩm của mình. Tùy vào nội dung và cách thể hiện, vai trò và vị trí của tác phẩm mà người nghệ sĩ sẽ lựa chọn một chất liệu phù hợp để truyền tải ý nghĩa của tác phẩm đến với mọi người. Ta thường bắt gặp ở điêu khắc tượng đài danh nhân tại Lào giai đoạn 1956 đến 2015 những chất liệu phổ biến quen thuộc như đồng với màu vàng sâm, chất liệu bê tông với màu vàng, đá với màu xanh trắng Chất liệu thể hiện cho tác phẩm điêu khắc công là một thành tố tạo nên nghệ thuật, biểu hiện ở bề mặt tác phẩm đem lại những cảm xúc phong phú qua các chất liệu khác nhau. Những vẻ đẹp mỗi chất liệu nó đều mang đến cho người ngắm nhìn cái chất cảm của tác phẩm, bởi vì ở mỗi một chất liệu có những đặc tính riêng mang những sắc thái chất cảm riêng biệt. Đối tượng được phản ánh trên tượng đài của nhà điêu khắc BounThanh Sommany Lào ngoài những vĩ nhân tiêu biểu cho thời đại, tỏa bóng ôm trùm cả thời đại mình với sự cống hiến lớn lao còn có cả những người lao động, trong bối cảnh xuất hiện của mình, họ là con người hoành tráng của lịch sử. Tác phẩm tượng tròn của BounThanh vươn tới tầm trí tuệ và khái quát cao. Ông chọn lọc cái chung từ cái riêng cụ thể chi tiết từ đó đưa vào tác phẩm của mình. Ở tác phẩm của BounThanh người ta luôn nhận thấy cái chân, thiện lấn át cái xấu, cái tục. Nhân vật trong tượng đài của BounThanh hướng tới một vẻ đẹp cao quý, cao cả vượt ra khỏi khuôn khổ “mẫu” thực. Để đạt tầm trí tuệ cao và có sức khái quát, tác phẩm tượng đài của BounThanh vươn tới sự cô đúc, chắt lọc khi biểu hiện. Những thủ pháp thường dùng ở đây là tượng trưng, ẩn dụ, những hình thức đối lập làm nổi bật chủ thể, gây ấn tượng ngay từ sự tiếp xúc ban đầu của người xem. 42 Vậy chất liệu cũng chỉ là điều kiện tương đối, trong điêu khắc nhân vật, mà quá trình thể hiện tác phẩm bắt được cái tinh thần của nhân vật mới là yếu tố đặc biệt trong tác phẩm, chất liệu sẽ làm tăng thêm cái tinh thần đó cao hơn. Chất cảm người nghệ sỹ thể hiện qua cảm xúc và sự điêu luyện của tay nghề tài năng tạo ra tác phẩm. - Chất liệu đồng Với sự phát triển khá mạnh của nghệ thuật điêu khắc hiện đại của Lào hiện nay, hứa hẹn những bước phát triển kế tiếp khi mà sự phát triển của không gian kiến trúc, của đô thị Lào, hiện nay nhân dân Lào đã thưởng thức những tác phẩm hoành tráng tuyệt đẹp và mang tính chất dân tộc đó là các tác phẩm tượng đài của các vị Vua, Lãnh tụ,,Cùng với chất liệu đồng là một chất liệu quen thuộc với nghệ thuật điêu khắc nói chung và nghệ thuật điêu khắc tượng đài danh nhân tại Lào nói riêng. Đồng là một trong các chất liệu kim loại trang nhã để làm tượng tốt nhất, bởi tính tạo hình của nó cho ta khả năng thực hiện từ những bố cục mảnh và tinh vi, đến các chi tiết bất kì của hình khối lớn. Đó là kim loại cho phép giải quyết được một cách hoàn hảo bài toán tạo hình trong điêu khắc. Trong cùng một lúc nó là chất liệu tạo hình tổng hợp có phạm vi sử dụng rất rộng. Bề mặt của đồng có tính chất trang trí với độ phong phú của các gam màu sắc kết hợp với vai trò của ánh sáng, đồng cũng là kim loại duy nhất có thể truyền màu sắc nhân tạo cho các tượng đài danh nhân tại Lào. Màu sắc của đồng có một vai trò rất lớn trong điêu khắc, nó phụ thuộc vào tỉ lệ của thiếc và kẽm trong hợp kim. Nếu hợp kim có 15% thiếc thì đồng có màu vàng, nhưng nếu có 16 - 25% thiếc thì đồng sẽ có màu vàng trắng, nếu có hơn 25% thiếc thì đồng sẽ có màu xám, và nếu có 33% thiếc thì sẽ có đồng trắng trông gần giống như bạc. Chất liệu đồng có thể sử dụng trong các tượng đài danh nhân hoành tráng cho đến tượng chân dung bán thân. Một số tác phẩm điêu khắc tượng 43 đài danh nhân tiêu biểu tại Lào tiêu biểu cho chất liệu này là tượng Tượng đài vua Si Sa Vang Vong [H.2, tr.65], tượng đài ông Sou Pha Nou Vong [H.7, tr.70], tượng đài vua Pha Ngum [H.3, tr.66], tượng đài vua Xay Xet Tha Thi Lath [H.1, tr.64], tượng đài vua A Nou Vong [H.4, tr.67], tượng đài ông Kay Son Phom Vi Han [H.5, tr.68], tượng đài Pha Nha Si Khot Ta Bong [H.6, tr.69], tượng đài ông Nou Hac Phum Sa Van [H.10, tr.73], tượng đài Ông Keo [H.8, tr.71], tượng đài ông Si Thon Kom Ma Dam [H.9, tr.72] Tượng đài Pha Nha Si Khot Ta Bong [H.6, tr.69] tại tỉnh Kham Mou chất liệu đồng một cách khá hợp lý và hiệu quả. Nhìn từ xa, màu sắc của đồng khá hòa hợp với màu sắc của cảnh quan xung quanh khiến phần tổng thể không gian mang một màu nâu trầm ấm.Thêm vào đấy, hàng cây phí sau tượng đài không quá cao, tán lá thưa giúp cho tác phẩm nổi bật trên sắc xanh của nền trời.Trang phục được xử lý mềm mại, có nhấn có buông, khúc triết nhưng không vụn vặt. Bề mặt chất liệu ở khu vực mặt có phần căng hơn so với khu vực mũ và tóc nhưng vẫn miêu tả được những nếp nhăn, vừa thể hiện được sự khác biệt giữ da và tóc, vừa thể hiện được đổ tuổi của nhân vật. Có thể nói đồng là kim loại được sử dụng nhiều nhất trong điêu khắc tượng đài và các tác phẩm phù điêu hoành tráng. Nó cho ta khả năng tái tạo bất kì bố cục điêu khắc phức tạp nào. Có 3 dạng sử dụng để thể hiện ngôn ngữ điêu khắc trang trí ứng dụng: đồng thỏi để đúc, đồng lá để gò và đồng tích điện để mạ trong điêu khắc. - Chất liệu đá Chất liệu đá là chất liệu được sử dụng ít trong các công trình điêu khắc tượng đài danh nhân tại Lào. Bởi vì đá là chất liệu với chi phí cao, với cách xử lý mảng khối lớn.Các công trình điêu khắc tượng đài danh nhân chất liệu đá khá phù hợp với tượng đài danh nhân. Bề mặt đá với cách thể hiện mảng khối lớn, nét đậm nhạt tương phản khá mạnh khi ánh sáng mặt trời chiếu từ một hướng. 44 Đường nét chất liệu đá khá mạnh có thể xử lý theo phương pháp thô hoặc mài nhẵn tăng hiệu ứng cho cách xử lý khối hoành tráng. Tượng đài Ông Sou Pha Nou Vong [H.11, tr.74] Ở trường đại học SouPhaNouVong tỉnh Luang Pra Bang (Miền Bắc) là một trong những công trình điêu khắc tượng đài danh nhân tại Lào khá thành công trong việc sử dụng chất liệu đá. Màu trắng của tác phẩm không chỉ làm rõ đường nét và hình khối cảu nhân vật mà còn khiến cho tác phẩm trở nên nổi bật trên bệ, tạo ấn tượng mạnh cho người xem. Trang phục của tác phẩm được thể hiện khá đơn giản với các khối lớn nhưng không góc cạnh để tạo nên sự mềm mại của vải. Chi tiết trang trí và các nếp vải trên quần áo được lược bỏ, tạo nên cảm giác nhẹ nhàng, bình dị.Chất liệu đá là chất liệu khá nặng nề ấy vậy mà cách xử lý tạo hình tinh tế của tác giả khiến tác phẩm tuy ở tư thế ngồi nhưng không bị gò bó mà vẫn thanh thoát. Thành công trong việc khắc họa hình ảnh của vị lãnh tụ Sou Pha Nou Vong vừa gần gũi, vừa quen thuộc nhưng rất đỗi cương trực nghiêm nghị của một nhà chính trị. Tượng đài Sou Pha Nou Vong [H.11, tr. 74] không chỉ hài hòa về mặt tẩm mỹ với không gian xung quanh mà còn phù hợp về mặt nội dung bởi vị trí đặt tượng. - Chất liệu bê tông Chất liệubê tông là chất liệu khá quen thuộc trong việc xây dựng và góp phần quan trọng trong việc hình thành nên các công trình kiến trúc hoành tráng. Bê tông có thể đúc, gia công khá dễ dàng và khá bền vững. Khả năng chống chịu thời tiết tốt. Tuy nhiên chất liệu bê tông không được sử dụng nhiều trong điêu khắc tượng đài danh nhân . Bởi nhược điểm của chất liệu này đó là khá phụ thuộc vào màu sắc nhân tạo, bên cạnh đó, theo thời gian tượng đài đứng ngoài trời chịu sự tác động của các yếu tố thời tiết tác động 45 như nắng, mưa màu sắc bên ngoài hay bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bụi bẩn, và rêu mốc bám vào làm tượng nhìn có vẻ xuống cấp, không được đẹp. Với ưu điểm về giá thành bê tông rất rẻ, nhưng bê tông cũng chưa thực là chất liệu tối ưu mà các tác giả điêu khắc hướng tới khi làm tượng đài. Tại Lào có một số tượng đài sử dụng chất liệu bê tông như tượng đài Vua Xay Xệt ThaThi Lath ở bệnh viện Xay Xệt ThaThi Lath [H.12, tr. 75]. Chất liệu bê tông tuy không hẳn là một sự lựa chọn hàng đầu khi thực hiện một công trình điêu khắc tượng đài tuy nhiên bê tông lại có ưu điểm là khả năng kết hợp với các chất liệu khác. Sự kết hợp này có thể giúp bên tông hạn chế được một số nhược điểm vốn có và bê tông cũng có thể sử dụng các chất liệu khác để trang trí cho toàn thể công trình. Tiểu kết Nội dung chương 2 nghiên cứu hai vấn đề: nội dung của nghệ thuật điêu khắc tượng đài danh nhân tại Lào giai đoạn 1956 đến 2015 và hình thức thể hiện của nghệ thuật điêu khắc tượng đài danh nhân tại Lào giai đoạn 1956 đến 2015. Một tác phẩm điêu khắc tượng đài danh nhân muốn tạo hiệu quả tốt cần phải biểu đạt nội dung rõ ràng đến người thưởng thức tác phẩm, yếu tố hình thức dựa trên ba yếu tố không gian, hình khối và chất liệu cần phải được xử lý tốt để đạt hiệu quả hài hoài với không gian mà tác phẩm được đặt. Một tác phẩm điêu khắc tượng đài khác so với một tác phẩm điêu khắc trong nhà bởi yếu tố không gian phải được xử lý một cách triệt để. Một tác phẩm khi đặt ở một ví trí nhất định không thể quá to, bởi nó sẽ lấn át các công trình xung quanh, tạo cảm giác chật trội kệch cỡm, cũng không thể quá nhỏ để lọt thỏm giữa khoảng không gian khó thưởng thức. Không chỉ thể hiện sự hài hoà với 46 không gian quy hoạch tác phẩm để nói lên một tác phẩm tượng đài đẹp, mà trong đó tác phẩm phải thể hiện được không gian qua chính hình khối, và đường nét của tác phẩm. Do đó, một công trình điêu khắc tượng đài danh nhân đẹp phải có sự lựa chọn chất liệu phù hợp với tạo hình, bố cục chắc chắn, hợp lý, phải có chiều sâu không gian trong tác phẩm và phải có sự kết hợp chặt chẽ với không gian quy hoạch của tác phẩm. 47 CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ VÀ ĐÓNG GÓP NGHỆ THUẬT CỦA TƯỢNG ĐÀI DANH NHÂN TRONG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC TƯỢNG ĐÀI 3.1. Giá trị nghệ thuật của các tượng đài danh nhân Nhìn lại lịch sử xây dựng và phát triển của tượng đài Lào, điêu khắc tượng đài trong những năm tháng kháng chiến không có điều kiện để phát triển, không có nhiều tác phẩm được xây dựng trong giai đoạn này. Tính từ thời điểm cuối những năm 56 của thế kỷ trước, số lượng tượng đài được thực hiện còn rất khiêm tốn, khi mà những tượng đài đầu tiên được xây dựng như tượng đài Xay Xet Tha Thi Lath [H.1, tr.64]. Nhưng sau khi đất nước được thống nhất, việc dựng các tượng đài đã chuyển qua giai đoạn mới, phát triển đi lên cùng nền kinh tế của đất nước, đến nay tại các địa phương trên cả nước đã có rất nhiều các công trình tượng đài được xây dựng, tiêu biểu trong số đó phải kể đến tượng đài với chủ đề hình tượng danh nhân, lãnh tụ như tượng đài vua Si Sa Vang Vong [H.2, tr.65], tượng đài ông Sou Pha Nou Vong [H.7, tr.70], tượng đài vua Pha Ngum [H.3, tr.66], tượng đài vua A Nou Vong [H.4, tr.67], tượng đài ông Kay Son Phom Vi Han [H.5, tr.68] , tượng đài Pha Nha Si Khot Ta Bong [H.6, tr.69], tượng đài ông Nou Hac Phum Sa Van [H.10, tr.73], tượng đài Ông Keo [H.8, tr.71] , tượng đài ông Si Thon Kom Ma Dam[H.9, tr.72] Các hình tượng danh nhân, lãnh tụ trong điêu khắc tượng đài Lào được thể hiện khá nhiều như: hình tượng Kay Son Phom Vi Han [H.5, tr.68], Nou Hac Phum Sa Van [H.10, tr.73], Si Thon Kom Ma Dam [H.9, tr.72]..., hình tượng các vị lãnh tụ thiên tài, hình tượng nhà tư tưởng lớn... Đối tượng chính của nghệ thuật là nhân dân, phục vụ nhân dân nên trong số các hình tượng trên nổi bật nhất vẫn là các hình tượng danh nhân, lãnh tụ, đây có thể xem là 48 những hình tượng có tính phổ quát, vì ở những tượng đài này các tác giả không chỉ thể hiện hình tượng các danh nhân, lãnh tụ mà đó còn có hình tượng nhân dân điều này phù hợp với yêu cầu của nhân dân. Tượng đài nói chung và tượng đài danh nhân, lãnh tụ nói riêng bên cạnh giá trị về mặt chính trị, tuyên truyền và ghi nhớ công lao còn là những tác phẩm nghệ thuật. Tính nghệ thuật của các tượng đài với chủ đề hình tượng danh nhân, lãnh tụ có một vẻ đẹp mực thước, qua đó thêm phần khẳng định chỗ đứng trong nền nghệ thuật điêu khắc tượng đài Lào. Với tình yêu nghệ thuật và trên hết là tình cảm dành cho các danh nhân, lãnh tụ, điều này đã hun đúc nên bản lĩnh nghệ thuật vững vàng trên con đường học tập, lao động, sáng tạo nghệ thuật qua đó giúp các nhà điêu khắc sáng tác nên những công trình tượng đài danh nhân, lãnh tụ có giá trị nghệ thuật cao. Có thể kể đến một vài tượng đài có giá trị nghệ thuật cao như: Tượng đài ông Sou Pha Nou Vong [H.7, tr.70], tượng đài vua Pha Ngum [H.3, tr.66], tượng đài vua A Nou Vong [H.4, tr. 67], tượng đài ông Kay Son Phom Vi Han [H.5, tr.68], tượng đài Pha Nha Si Khot Ta Bong [H.6, tr.69]... Những tượng đài với các tác giả khác nhau đã khai thác các khía cạnh khác nhau trong số những nhân cách cao cả của danh nhân, lãnh tụ, làm cho hình tượng danh nhân, lãnh tụ trong điêu khắc tượng đài Lào phong phú về nội dung và cũng đa dạng về chất liệu thể hiện. Ngôn ngữ tạo hình hiện thực như đã từng thấy ở tượng đài một số danh nhân, nhưng ở một số tượng đài phần phụ trợ đã được các tác giả cách điệu. Ở các tượng đài danh nhân, lãnh tụ đã và đang được thực hiện có thể thấy sự đa dạng về đề tài, từ việc thể hiện hình tượng các danh nhân, lãnh tụ và những hình tượng khác. Trong bất kỳ loại hình nghệ thuật nào, luôn cần có sự sáng tạo, nó thể hiện cái cá nhân của người nghệ sĩ. Nhưng ở tượng đài danh nhân, lãnh tụ, có thể thấy sự giống nhau trong cách thể hiện hình tượng lãnh tụ, điều này thể 49 hiện rõ nhất ở cách diễn tả khối, khối ở những tượng đài này đều được diễn tả theo lỗi hiện thực. Tuy cũng là cách diễn tả khối hiện thực, nhưng các tượng đài vẫn mang những dấu ấn cá nhân của các nhà điêu khắc. Về bố cục có sự khác nhau trong việc thể hiện, điều này phụ thuộc nhiều chủ đề mà tác giả lựa chọn và vào yêu cầu của từng địa phương nơi dựng tượng đài. Hình tượng danh nhân, lãnh tụ trong điêu khắc tượng đài Lào thường gắn bó với những câu chuyện thực tế là những lần các danh nhân, lãnh tụ, nói chuyện với nhân dân các địa phương, tình cảm yêu thương đặc biệt mà các danh nhân, lãnh tụ dành cho các đồng bào dân tộc hay xuất phát từ nhân cách cao cả của mỗi vị danh nhân, lãnh tụ. Điêu khắc tượng đài có những đặc trưng riêng của mình khác với các thể loại khác của nghệ thuật tạo hình. Nhắc đến điêu khắc tượng đài là nhắc đến loại hình nghệ thuật có sức kết hợp của nhiều yếu tố. Mỗi một công trình tượng đài danh nhân, lãnh tụ là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc ngoài trời bên cạnh những giá trị nghệ thuật xuất phát từ nội tại còn cần phải có sự kết hợp với không gian kiến trúc, cảnh quan môi trường. Đã có những tượng đài được đặt đúng địa chỉ như tượng đài vua Si Sa Vang Vong [H.2, tr.65], tượng đài ông Sou Pha Nou Vong [H.7, tr.70], tượng đài vua Pha Ngum [H.3, tr.66], tượng đài vua Xay Xet Tha Thi Lath [H.1, tr.64]... Sự phát triển của tượng đài danh nhân, lãnh tụ cũng góp phần làm cho nên điều khắc tượng đài Lào được công chúng chú trọng hơn. Tượng đài danh nhân, lãnh tụ, không dừng lại trong khuôn khổ vật chất đơn thuần, vì từ lâu đã có những tượng đài danh nhân, lãnh tụ ngự trị và sẽ còn mãi mãi trong trái tim, khối óc của mỗi người Lào. Thông qua tượng đài danh nhân, lãnh tụ các nhà điêu khắc danh tiếng đã mang tâm huyết của mình và của nhân dân gửi gắm vào đấy. Lòng ngưỡng mộ của nhân dân là vô hạn, nhưng sự sáng tạo 50 mãnh liệt đến đâu cũng có hạn, đòi hỏi các nhà điêu khắc nỗ lực hơn nữa để thỏa mãn lòng dân. Mỗi tượng đài mang trên mình những câu chuyện riêng, những tâm tư, tình cảm với các danh nhân, lãnh tụ được các tác giả gửi vào trong đó. Bằng tài năng, công sức các nhà điêu khắc đã gửi vào tác phẩm của mình tình cảm thiêng liêng đối với các danh nhân, lãnh tụ. Tất cả đều biểu lộ sự tôn kính, kính trọng, và kính yêu đối với các vị lãnh tụ dân tộc. Đề tài danh nhân, lãnh tụ luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo đối với các sáng tác nghệ thuật nói chung và nghệ thuật điêu khắc tượng đài nói riêng. Tượng đài danh nhân, lãnh tụ là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Những công trình tượng đài về danh nhân, lãnh tụ luôn là niềm tự hào của bản thân nghệ sĩ, của nghệ thuật tượng đài Lào và nhân dân các địa phương nơi có vinh dự được đặt tượng các danh nhân, lãnh tụ. Và trên hết, giá trị của tượng đài danh nhân, lãnh tụ là tinh thần đoàn kết, điều này thể hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của các vị lãnh tụ. Bên cạnh đấy, những công tình tượng đài danh nhân, lãnh tụ còn thể hiện sự yêu kính và tình cảm của tác giả, nhân dân dành cho vị danh nhân, lãnh tụ. 3.2. Những đóng góp về nghệ thuật của tượng danh nhân Những công trình tượng đài danh nhân, lãnh tụ đã xây dựng hình tượng rất chân thực, gần gũi và các công trình tượng đài này đã có những đóng góp giá trị nghệ thuật to lón trong nền điêu khắc tượng đài Lào. Tượng đài danh nhân, lãnh tụ đã mang đến cho công chúng một cái nhìn khác về điêu khắc tượng đài Lào. Nếu như trước đây các công trình tượng đài không nhận được sự quan tâm của nhân dân thì nay tượng đài danh nhân, lãnh tụ đã trở thành đề tài nhận được sự quan tâm của cả người dân và chính quyền. Tuy nhiên có một số ít nghệ sĩ được nặn, vẽ trực tiếp danh nhân, lãnh tụ, chủ yếu nghiên cứu dáng hình danh nhân, lãnh tụ dựa vào ảnh nhưng đến 51 nay đã có rất nhiều công trình tượng đài danh nhân, lãnh tụ được dựng từ miền Trung đến những địa phương ở phía Nam. Với chủ đề hình tượng danh nhân, lãnh tụ, các nhà điêu khắc đã đóng góp vào bức tranh tổng thể của nghệ thuật điêu khắc tượng đài Lào những tượng đài không chỉ có ý nghĩa về nghệ thuật mà còn có ý nghĩa về chính trị. Xuyên suốt trong qua trình xây dựng và phát triển cả nghệ thuật điêu khắc tượng đài nói chung và tượng đài danh nhân, lãnh tụ nói riêng, kẻ từ khi tượng đài nhân vật lịch sử và cácdanh nhân Lào đầu tiên được xây dựng là vua Xay Xet Tha Thi Lath [H.1, tr.64]vào năm 1956 tại thủ đô Viêng Chăn tính đến nay, các nhà điêu khắc đã mang đến cho nền điêu khắc nước Lào và công chúng một di sản đồ sộ những công trình tượng đài tuyệt vời với hình tượng danh nhân, lãnh tụ. Khi đất nước mở cửa, song song với sự phát triển của nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật điêu khắc tượng đài nói chung và điêu khắc tượng đài danh nhân, lãnh tụ nói riêng cũng có những bước nhảy vọt. Số lượng các tượng đài được thực hiện ngày một nhiều hơn đi kèm với đó chất lượng nghệ thuật. Mỗi công trình tượng đài danh nhân, lãnh tụ là một tác phẩm nghệ thuật. Các tượng đài này đã đem lại góc nhìn mới cho nghệ thuật tượng đài Lào. Các tượng đài này đã góp phần khẳng định vị thế quan trọng của tượng đài danh nhân, lãnh tụ trong nền nghệ thuật điêu khắc tượng đài Lào. Với chủ đề hình tượng danh nhân, lãnh tụ, các tượng đài này đã tạo ra sức hút, sự quan tâm của công chúng đến với loại hình nghệt huật điêu khắc tượng đài, qua đấy góp phần thúc đẩy sự phát triển đi lên của nghệ thuật điêu khắc tượng đài Lào. Tượng đài, một loại hình điêu khắc ngoài trời, được thực hiện nhằm tôn vinh những nhân vật có công, những sự kiện lớn lao của địa phương hoặc của đất nước, có thể thể hiện một hay nhiều người. Mục đích khi thực hiện các công trình tượng đài là như vậy nhưng khi đi vào thực tế các nhà điêu khắc đã thể hiện rất phong phú hình tượng Lào. 52 Nhìn lại chặng đường từ năm 1956 khi tượng đài nhân vật lịch sử và cácdanh nhân Lào đầu tiên được xây dựng là vua Xay Xet Tha Thi Lath [H.1, tr.64] vào năm 1956 tại thủ đô Viêng Chăn đầu tiên được xây dựng đến nay, các nhà điêu khắc đã đóng góp cho nền nghệ thuật điêu khắc nước nhà những công trình tượng đài danh nhân, lãnh tụ luôn nhận được sự quan tâm của chính quyền và người dân, điều này cũng đòi hỏi các nghệ sĩ cần phải cố gắng hơn nữa trong việc thể hiện hình tượng danh nhân, lãnh tụ. Cùng với những công trình tượng đài khác, tượng đài danh nhân, lãnh tụ góp phần làm nghệ thuật điêu khắc tượng đài phong phú, đa dạng. Kế thừa những thành công của những tượng đài danh nhân, lãnh tụ của các tác giả đi trước như tượng đài tượng đài vua Xay Xet Tha Thi Lath [H.1, tr.64], tượng đài vua A Nou Vong [H.4, tr.67], tượng đài ông Kay Son Phom Vi Han [H.5, tr.68], tượng đài Pha Nha Si Khot Ta Bong [H.6, tr.69], tượng đài ông Nou Hac Phum Sa Van [H.10, tr.73], tượng đài Ông Keo [H.8, tr.71], tượng đài ông Si Thon Kom Ma Dam [H.9, tr.72]...đã có những tượng đài có chất lượng tiếp nối thành công trong việc thể hiện hình tượng danh nhân, lãnh tụ với ngôn ngữ điêu khắc tượng đài của các nghệ sĩ đi trước. Các sáng tác trên các chất lượng khác nhau cộng với việc xây dựng những hình tượng dựa trên nhân cách cao cả của các vị danh nhân, lãnh tụ đã chuyển tải thành công sự kính yêu của người nghệ sĩ đối với các vị danh nhân, lãnh tụ. Các tác giả đã để lại những công trình tượng đài đi vào lòng người và đi vào lịch sử tượng đài Lào. Với ngôn ngữ tạo hình hiện thực cộng với đó là ấn tượng sâu sắc của nhân dân về các vị danh nhân, lãnh tụ, các tượng đài với chủ đề hình tượng danh nhân, lãnh tụ đã giúp nghệ thuật điêu khắc tượng đài đến gần hơn với công chúng. Phải nói rằng, đóng góp lớn nhất của tượng đài danh nhân, lãnh tụ cho nền điêu khắc 53 tượng đài Lào làm mở ra cánh cửa mới đưa công chúng tiếp cận loại hình nghệ thuật mà trước đây chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Hình tượng danh nhân, lãnh tụ luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho những người làm nghệ thuật tạo hình và trong điêu khắc tượng đài cũng vậy. Những tác phẩm nghệ thuật với chủ đề hình tượng danh nhân, lãnh tụ luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sáng tác của nghệ sĩ điều này thể hiện rõ nét qua những tác phẩm nghệ thuật được trưng bày tại những cuộc triển lãm, còn với loại hình nghệ thuật điêu khắc tượng đài, có thể nhận thấy điều này qua số lượng tượng đài với chủ đề hình tượng danh nhân, lãnh tụ trên cả nước. Mỗi một tác phẩm là tấm gương phản ánh những xúc cảm của người nghệ sĩ với cuộc sống, thời cuộc, nó thể hiện tâm hồn, cách nhìn, thái độ, sự suy nghĩ của người nghệ sĩ. Nhìn vào những tác phẩm nghệ thuật ta có thể nhận thấy được những tâm tư, tình cảm mà họ đã gửi gắm trong từng tác phẩm. Với việc thể hiện hình tượng danh nhân, lãnh tụ trong điêu khắc tượng đài, các nhà điêu khắc cũng đã đặt vào đấy tình cảm, sự biết ơn không chỉ của bản thân mà còn của dân tộc Lào đối với các vị danh nhân, lãnh tụ. Nếu như ngôn ngũ của âm nhạc là âm thanh, của văn học là ngôn từ, của hội họa, đồ họa là đường nét, màu sắc, ánh sáng, còn đối với điêu khắc tượng đài không chỉ đơn thuần là mảng khối mà còn kết hợp với yếu tố không gian và cảnh quan môi trường. Các tượng đài với hình tượng danh nhân, lãnh tụ thường được đặt trong những không gian công cộng, đặc biệt như đã thấy ở trên nhóm tượng đài danh nhân, lãnh tụ với quần chúng nhân dân được đặt ở những quảng trường lớn trung tâm của địa phương, đây cũng là nơi công chúng đến để tưởng nhớ công lao to lớn của các vị danh nhân, lãnh tụ là nơi sinh hoạt văn hóa và cũng để thưởng thức tác phẩm nghệ thuật, giúp công chúng hiểu thêm về nghệ thuật điêu khắc tượng đài. 54 Thực vậy, các vị danh nhân, lãnh tụ bằng tình cảm dành cho các vị danh nhân, lãnh tụ xuất phát từ trong tim mình, kết hợp với nghề nghiệp chuyên môn vững vàng để đem lại cho công chúng những tượng đài có giá trị nghệ thuật cao. Những sáng tác về hình tượng danh nhân, lãnh tụ sẽ luôn tồn tại trong lòng nhân dân. 3.3. Bài học về sự sáng tạo Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự thay đổi đi lên của đất nước, ngành nghệ thuật đã nhận được sự quan tâm hơn của các nhà quản lý và của công chúng. Sau mỗi cuộc chiến đi qua, công việc xây dựng tượng đài trở nên cần thiết với mỗi quốc gia. Điều này góp phần thúc đẩy sự sáng tạo của các nghệ sĩ. Hình tượng trong điêu khắc tượng đài đòi hỏi tính cô đọng và khái quát cao, điều này đòi hỏi các nhà điêu khắc không ngừng tư duy, cảm nhận và làm chủ hình thể. Qua việc tìm hiểu nghệ thuật xây dựng hình tượng danh nhân, lãnh tụ trong nghệ thuật điêu khắc tượng đài Lào, có thể nhận thấy, đầu tiên để xây dựng được hình tượng danh nhân, lãnh tụ các nhà điêu khắc phải dựa vào thực tế, dựa trên những nhân cách cao cả của các vị danh nhân, lãnh tụ kết hợp với yếu tố thẩm mỹ, nghề nghiệp chuyên môn vững vàng và tình cảm dành cho danh nhân, lãnh tụ để sáng tác nên những công trình tượng đài với chủ đề hình tượng danh nhân, lãnh tụ các vị danh nhân, lãnh tụ là những con người vĩ đại, những nhân cách cao cả đã có rất nhiều những công trình tượng đài thể hiện thành công hình tượng danh nhân, lãnh tụ. Mỗi nhà điêu khắc có năng lực, trình độ chuyên môn khác nhau, khác biệt thủ pháp nghệ thuật cũng như cách sử dụng ngôn ngữ điêu khắc tượng đài không giống nhau. Với cùng chủ đề hình tượng danh nhân, lãnh tụ nhưng xúc cảm từng người biểu lộ ở những cung bậc khác nhau, kết hợp với đó mỗi người chọn cho mình thể hiện những phần khác nhau trong những nhân cách cao cả của các vị danh nhân, lãnh tụ. Mỗi người 55 chọn cho mình một hình tượng để thể hiện điều này góp phần làm cho tượng đài danh nhân, lãnh tụ phong phú đa dạng. Bản thân tượng đài không giống như các loại hình khác của nghệ thuật tạo hình, nó còn phụ thuộc vào yếu tố cảnh quan, không gian môi trường..... và sự đón nhận của công chúng, nó không giống như tác phẩm hội họa khi mà các họa sĩ có thể chỉ thể hiện cái tôi của bản thân. Tượng đài nói chung đã vậy, còn tượng đài danh nhân, lãnh tụ là càng thu hút sự quan tâm của công chúng hơn nữa. Có thể thấy đấy vừa là động lực nhưng cũng là sức ép đối với các nhà điêu khắc. Đối với những nghệ sĩ đã từng được gặp các vị danh nhân, lãnh tụ có sự thuận lợi hơn so với các thế hệ sau. Nhưng không vì thế mà các tượng đài danh nhân, lãnh tụ sau này bị lép vế hơn, vì các nhà điêu khắc sau đã biết nắm bắt cái tượng trưng, lý tưởng, hiểu biết, sinh động để dựng tượng đài danh nhân, lãnh tụ và đặc biệt giống danh nhân, lãnh tụ ở đây là giống cở cốt cách, tinh thần, thần thái. Trong nghệ thuật tạo hình nói chung và nghệ thuật điêu khắc tượng đài nói riêng luôn đề cao yếu tố sáng tạo. Đã là sáng tác nghệ thuật thì đầu tiên để phục vụ cho người nghệ sĩ, thể hiện tiếng nói, tâm tư, tình cảm của người nghệ sĩ, sau đó sẽ được công chúng đánh giá, đón nhận. Nhưng đối với chủ đề hình tượng danh nhân, lãnh tụ trong nghệ thuật điêu khắc tượng đài dường như yếu tố sáng tạo có phần hạn chế hơn. Các tượng đài danh nhân, lãnh tụ được thực hiện chủ yếu dựa trên những đơn đặt hàng, dẫn đến sự phụ thuộc vào chủ đầu tư, điều này đã làm hạn chế những sáng tạo về nghệ thuật. Về sự sáng tạo trong nghệ thuật điêu khắc tượng đài, theo ý kiến cá nhân là chưa nhiều, các hình tượng còn giống nhau ở cách thể hiện với cùng chủ đề. Với sự đi lên của nền kinh tế, các nhà quản lý nhận thức được tầm quan trọng của nghệ thuật điêu khắc tượng đài trong quy hoạch đô thị, hy vọng với 56 sự quan tâm đúng mức của chính quyền và nhân dân trong tương lại sẽ có nhiều công trình tượng đài danh nhân, lãnh tụ được xây dựng, tiếp nối và phát huy những giá trị đã đạt được, góp phần đem đến cho nhân dân những công trình có giá trị nghệ thuật cao. Tiểu kết Mỗi tượng đài danh nhân, lãnh tụ là một tác phẩm nghệ thuật mà ở đó ta có thể thấy được một phần trong nhân cách của các vị danh nhân, lãnh tụ. Các tượng đài phong phú về chất liệu, đa dạng về hình thức thể hiện. Mỗi loại hình nghệ thuật đều có ngôn ngữ riêng của mình. Cũng như các loại hình nghệ thuật khác đều phục vụ cho quần chúng nhân dân, với loại hình nghệ thuật có những đặc thù riêng tượng đài có quy mô và hình thức nghệ thuật hoành tráng, tác động đến nhận thức của xã hội, điều này càng thể hiện rõ thông qua những tượng đài danh nhân, lãnh tụ. Đánh giá về những đóng góp và giá trị của hình tượng danh nhân, lãnh tụ trong điêu khắc tượng đài Lào là một việc có nhiều ý nghĩa, qua đó rút ra những bài học riêng cho bản thân. 57 KẾT LUẬN Quá trình nghiên cứu về hình tượng danh nhân, lãnh tụ trong điêu khắc tượng đài Lào của luận văn đã thống kê, tìm hiểu, phân tích về một vài tượng đài tiêu biểu. Luận văn cũng cho thấy giá trị, sự đóng góp của tượng đài danh nhân, lãnh tụ trong hệ thống điêu khắc tượng đài Lào. Thông qua luận văn, với việc đi sâu nghiên cứu đề tài cũng đã để lại cho người việt thật nhiều cảm xúc về các vị danh nhân, lãnh tụ, cũng như những đóng góp về nghệ thuật. Thực vậy, từ những đức tính và phẩm chất của mỗi vị danh nhân, lãnh tụ là những nguồn cảm hứng tạo đà cho sáng tác của các văn nghệ sĩ. Những sáng tác về Người luôn có sự lan tỏa và lay động đến mọi con tim. Hình tượng danh nhân, lãnh tụ luôn có sức hút đối với các nghệ sĩ và được các nghệ sĩ khai thác nhiều nhất, trong nghệ thuật điêu khắc tượng đài cũng vậy. Các vị danh nhân, lãnh tụ là những nhà lãnh đạo kiệt xuất của nhân dân Lào từ những đức tính quý báu và phong phú của mỗi vị danh nhân, lãnh tụ mà chúng ta phải moi gương và học tập. Chính vì vậy trong dòng chảy của văn học nghệ thuật nói chung và trong nghệ thuật điêu khắc tượng đài Lào nói riêng đã có nhiều tác phẩm thể hiện thành công hình tượng danh nhân, lãnh tụ. Mỗi nghệ sĩ chọn cho mình những lối đi khác nhau, góp phần khắc họa chân dung của mỗi vị danh nhân, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Lào. Có thể nói, những sáng tác với chủ đề hình tượng danh nhân, lãnh tụ thông qua ngôn ngữ điêu khắc tượng đài đã góp phần đưa hình tượng các vị danh nhân, lãnh tụ với nhân dân, đặc biệt là những thế hệ trẻ những người không có điều kiện được gặp các vị danh nhân, lãnh tụ. Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, đi kèm với đó là sự đi lên của đời sống tinh thần, các công trình tượng đài cũng được người dân quan tâm 58 hơn đặc biệt là tượng đài với chủ đề hình tượng danh nhân, lãnh tụ. Điều này cũng đặt ra những khó khăn, thách thức đối với các nhà điêu khắc. Tuy các vị danh nhân, lãnh tụ đã đi xa chúng ta, nhưng hình tượng của các vị sẽ còn sống mãi trong trái tim của nhiều nghệ sĩ và thế hệ nhân dân Lào. Với bầu nhiệt huyết của những người làm nghệ thuật nói chung và nghệ thuật điêu khắc tượng đài nói riêng, hình tượng các vị vẫn sẽ là đề tài, nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận cho các nghệ sĩ. Sau khi nghiên cứu về đề tài này tôi như hiểu thêm về nhân cách cao cả và quý báu của mỗi vị và càng thêm yêu kính các vị danh nhân. Hy vọng trong tương lai với sự lao động miệt mài cộng với nghề nghiệp chuyên môn vững vàng và trên hết là tình cảm với các vị danh nhân, lãnh tụ vĩ đại, các nhà điêu khắc sẽ sáng tác thêm những công trình tượng đài để người dân có thể hiểu thêm về các vị và đóng góp vào nền nghệ thuật nước nhà những công trình có giá trị nghệ thuật cao. Ta thấy hình tượng các vị như sống lại qua những sáng tác tượng đài về chủ đề hình tượng các vị danh nhân, lãnh tụ. Xin được cảm ơn các nhà điêu khắc đã góp phần cho thế hệ đi sau hiểu thêm về nhân cách mỗi vị danh nhân, lãnh tụ vĩ đại. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Hữu Chiến (2007), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 2. Mai thời Chính (2004), Từ điển Việt - Anh, Nxb Thanh niên. 3. Nguyễn Phi Hoanh (1970),Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội. 4. Nguyễn Thái Lai, Ngành điêu khắc những năm gần đây, (tư liệu thư viện Viện Mỹ thuật Việt Nam). 5. Lê Thanh Lộc (1999), Từ điển Mỹ thuật, Nxb Văn hóa Thông tin. 6. Mỹ thuật Việt Nam hiện đại (2005), Nxb Thanh niên. 7. Hoài Nguyên (2008), Lào Đất nước - Con người, Nxb Chính trị. 8. Quang Phòng, Trần Uy (1996), Mỹ thuật hiện đại Việt Nam,Nxb Mỹ Thuật. 9. Nguyễn Quân (2010), Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20,Nxb Mỹ Thuật. 10. PGS.TS. Nguyễn Lệ Thi (2012), Từ điển Lịch sử và văn hóa Lào, NxbTừ điển Bách Khoa Hà Nội. 11. Nguyễn Xuân Tiên (2004), Điêu khắc hoành tráng Việt Nam thế kỉ XX (thành tựu và vấn đề),Nxb Mỹ thuật. 12. Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội - Viện Mỹ thuật (2006), Kỷ yếu Hội thảo khoa học điêu khắc ngoài trời Việt Nam hiện đại. Nxb. Mỹ thuật. 13. Từ điển Tiếng Việt (1997), Nxb Đà Nẵng. 14. Nguyễn Văn Vinh (2008), Những sự kiện lịch sử Lào1353 - 1975, Nxb Lao động. Tài liệu tiếng nước ngoài 15. Bun Lerng Vern Vi La Vong (2014), Lưu giữ phục hồi hình tượng Tượng đài vua A Nou Vong năm 2010. Nxb. Si Sa Vath. 16. BounThanh SongSaNaSiTa (2016), Những điều tốt đẹp tại tỉnh Salavan phần II Những kiến thức về Salavan từ quá khứ cho đến nay và tương lai.Nxb.Nhà nước. 17. Duang Xay Luang Pra Si (2006), Sổ tay Phong Sa Va Dan Người Lào đất nước Lào.Nxb. Duang Ma. 60 18. Duang Xay Luang Pra Si (2008), Vua Pha Ngum.Nxb Huom Mit. 19. Học viên khoa học xã hội quốc gia, Học viên nghiên cứu lịch sử (2013), Truyền thuyết: Phong Sa Va Dan. Huyện Lunag Pra Bang. NxbNhà nước. 20. Kham Phuot Phone Keo (2014), Lịch sử Lào. NxbSi Sa Vath. 21. Khoa Ngôn Ngữ, Văn Học và Nhân Văn (2010), Hội thảo lịch sử Lào truyện tìm dấu vết vua A Nou Vong. Nxb Giáo dục. 22. Luận văn tiến sĩ của My Sing Chan Bout Dy (2014), Trường Đại Học Khon Kaen, Thái Lan. 23. Mr. Ma You Ry và Mr. Pheui Phanh(2010), Vua A Nou Vong. 1976-1829. Nhân dân Lào và Đông Nam Á.Nxb Nhà nước. 24. Mahasila (1957), Lịch sử Lào,Nxb Giáo dục Viêng Chăn. 25. Mr.PhouThong SengAKhom(2012), Đất nước Lào con người Lào, Quá khứ và hiện tại. NxbThủ đô. Trang web tham khảo 26. 27. http:// www.vietnamfineart.com/Story/Tapchiythuat/2013/6/3438.html 28. thuat-dieu-khac/ 29. A% 30. https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Fa_Ngum-Vtne1.JPG 31. 32. https://www.panoramio.com/user/4560464?photo_page=8 33. https://www.targetlaos.com/article/9922 34. 35. https://www.laopost.com/2015/05/11/25441 36. 61 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA,THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM SOULISAK PHAITHO HÌNH TƯỢNG CÁC DANH NHÂN TRONG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC TƯỢNG ĐÀI TẠI LÀO Chuyên ngành : Mỹ thuật tạo hình (Điêu khắc) Mã số : 60210102 Khóa :18 (2015-2017) PHẦN PHỤ LỤC Giảng viên hướng dẫn khoa học: PGS. Nguyễn Xuân Thành Hà Nội, 2017 62 MỤC LỤC PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Thuật ngữ sử dụng trong đề tài ..................................................... 63 PHỤ LỤC 2: HÌNH TƯỢNG CÁC DANH NHÂN TRONG ............................ 64 NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC TƯỢNG ĐÀI TẠI LÀO .................................... 64 H.1: Sam Nan Phi Xa Yan -Tượng đài vua Xay Xet Tha Thi Lath. ................... 64 H.2: Nghệ sĩ Geoegia - Tượng đài vua Si Sa Vang Vong. ................................. 65 H.3: Bun Lerng Vern Vi La Vong - Tượng đài vua Pha Ngum. ........................ 66 H.4: Bun Lerng Vern Vi La Vong - Tượng đài vua A Nou Vong. ..................... 67 H.5: Nghệ sĩ Trung Quốc - Tượng đài ông Kay Son Phom Vi Han. .................. 68 H.6: Bun Lerng Vern Vi La Vong - Tượng đài Pha Nha Si Khot Ta Bong. ..... 69 H.7: Nghệ sĩ Trung Quốc - Tượng đài ông Sou Pha Nou Vong. ........................ 70 H.8: Bun Lerng Vern Vi La Vong - Tượng đài Ông Keo. .................................. 71 H.9: Nghệ sĩ Trung Quốc - Tượng đài ông Si Thon Kom Ma Dam. .................. 72 H.10: Nghệ sĩ Trung Quốc - Tượng đài ông Nou Hac Phum Sa Van. ............... 73 H.11: Nghệ sĩViệt Nam- Tượng đàiông Sou Pha Nou Vong, ............................. 74 H.12: Nghệ sĩMy Sing Chan Bout Dy - Vua Xay Xệt ThaThi Lath. .................. 75 63 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Thuật ngữ sử dụng trong đề tài Lào Dịch nghĩa Lan Xang khan ha khan pet Mark beng Kong At Tha Sai Bath Yath Nam Triệu voi Đồ thờ Đồ thờ Đồ thờ Đồ thờ Khất thực Rót nước 64 PHỤ LỤC 2: HÌNH TƯỢNG CÁC DANH NHÂN TRONG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC TƯỢNG ĐÀI TẠI LÀO H.1: Sam Nan Phi Xa Yan -Tượng đài vua Xay Xet Tha Thi Lath. 1957, Chất liệu đồng,Kích thước: cao 2.50 cm. Nguồn ảnh: Tự chụp 65 H.2: Nghệ sĩ Geoegia - Tượng đài vua Si Sa Vang Vong. 1973, Chất liệu đồng,Kích thước: cao 5 m. Nguồn ảnh: Tự chụp 66 H.3: Bun Lerng Vern Vi La Vong - Tượng đài vua Pha Ngum. 2003, Chất liệu đồng, Kích thước: cao 4.70 cm. Nguồn ảnh: [31]. 67 H.4: Bun Lerng Vern Vi La Vong - Tượng đài vua A Nou Vong. 2010, Chất liệu đồng,Kích thước: cao 8.29 cm. Nguồn ảnh: Tự chụp 68 H.5: Nghệ sĩ Trung Quốc - Tượng đài ông Kay Son Phom Vi Han. 2006, Chất liệu đồng,Kích thước: cao 5 m. Nguồn ảnh: Tự chụp 69 H.6: Bun Lerng Vern Vi La Vong - Tượng đài Pha Nha Si Khot Ta Bong. 2008,Chất liệu đồng,Kích thước: cao 3.70 cm. Nguồn ảnh: [33]. 70 H.7: Nghệ sĩ Trung Quốc - Tượng đài ông Sou Pha Nou Vong. 2009, Chất liệu đồng,Kích thước: cao 4 m. Nguồn ảnh: [32]. 71 H.8: Bun Lerng Vern Vi La Vong - Tượng đài Ông Keo. 2012,Chất liệu đồng,Kích thước: cao 4.40 cm. Nguồn ảnh: Tự chụp 72 H.9: Nghệ sĩ Trung Quốc - Tượng đài ông Si Thon Kom Ma Dam. 2015, Chất liệu đồng,Kích thước: cao 3.50 cm. Nguồn ảnh:[34]. 73 H.10: Nghệ sĩ Trung Quốc - Tượng đài ông Nou Hac Phum Sa Van. 2015, Chất liệu đồng,Kích thước: cao 3.90 cm. Nguồn ảnh: [35]. 74 H.11: Nghệ sĩViệt Nam- Tượng đàiông Sou Pha Nou Vong, Trường đại học SouPhaNouVong, Chất liệu Đá Nguồn ảnh: [36]. 75 H.12: Nghệ sĩMy Sing Chan Bout Dy - Vua Xay Xệt ThaThi Lath. Ở bệnh viện Xay Xệt ThaThi Lath, 2007, Chất liệuXi măng, Kích thước: cao1.50cm. Nguồn ảnh: Tự chụp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhinh_tuong_cac_danh_nhan_trong_nghe_thua_t_dieu_khac_tuong_da_i_ta_i_lao_9795_2075325.pdf
Luận văn liên quan