Luận văn Hình tượng trẻ em trong tập thơ trăng non

Như vậy, với việc đi sâu nghiên cứu trọn vẹn hình tượng trẻ em trong tập thơ “Trăng non”, luận văn đã đem đến cái nhìn toàn diện, sâu sắc về một hình tượng nghệ thuật đặc sắc. Đồng thời luận văn cũng ít nhiều đã khơi dậy được những giá trịnội dung và nghệ thuật của tập thơ. Điều này giúp người đọc hiểu thêm được quan niệm của nhà thơ trong việc xây dựng hình tượng trẻ em. Một lần nữa, người viết khẳng định rằng những đóng góp mới của đề tài là sự đào sâu, khai thác một cách đầy đủ và trọn vẹn để thấy được nhhững cái hay, cái đẹp của hình tượng trẻ em trong “Trăng non”.

pdf66 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3622 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hình tượng trẻ em trong tập thơ trăng non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh hàng Nơi sáng sáng, người ta vượt thuyền, cày đeo trên vai để đi xới những đất ruộng xa Nơi bọn mục đồng bắt trâu bò bơi qua sông ăn cỏ; Chiều tối họ từ đó về nhà, bỏ mặc chó tru trên đồng hoang, cỏ dại…” Cũng trong bài thơ “Mây và sóng”, ta bắt gặp hình tượng trẻ em với sự khát khao đến cháy bỏng được bước vào và khám phá những trò vui của các bạn mây và sóng. Khi được các bạn mây và sóng rủ đi chơi và nghe các bạn kể ở đó có nhiều trò vui lạ như: các bạn mây thì có “chơi với buổi mai vàng”và”chơi với vầng trăng bạc”. Còn các bạn sóng thì “ngao du khắp nơi này nơi nọ”. Em bé nghe các bạn kể về trò chơi như vậy, mà trò nào cũng xa lạ dối với em. Nên ngay lập tức, em hỏi các bạn cách đến đó cùng chơi. Qua đây nhà thơ cho người đọc hiểu được ở trong lòng các em luôn có sự khao khát khám phá những trò chơi vui và mới lạ. 1.2. Quan niệm của Tagore về trò chơi trẻ em Khi viết về trẻ thơ, Tagore bộc lộ sự nâng niu, trân trọng và tình yêu thương mãnh liệt của mình bằng thơ ca. Tagore đưa ra nững đức tính của trẻ thơ: chân, thiện, mĩ đối lập với sự lừa lọc, xảo trá của một xã hôi mà đồng tiền và quyền uy đang ngự trị.Vì vậy, nhà thơ có quan niệm hết sức đúng đắn về trò chơi cùa trẻ em. Điều này được thể hiện rõ trong bài “Đồ chơi”. Ở bài thơ này Tagore nói về những đồ chơi của các em hết sức giản dị nhưng rất thú vị đối với các em. Từ vỏ sò, chiếc lá khô, những hạt cát trên bờ biển, những viên đá cuội, chiếc thuyền giấy, hoa Siuli…đến cành cây gãy đều trở thành đồ chơi thích thú đối với trẻ thơ. Chính bởi tâm hồn trong sáng, trẻ em của chúng ta chưa hề bị quyến rũ bởi tiền tài, danh vọng…nên các em lấy làm rất vui khi chơi với những đồ chơi bình thường ấy. Trong bài “Trên bờ biển”, Tagore cho chúng ta thấy trò chơi của các em hết sức bình thường. Đó là những đồ chơi có sẵn của tự nhiên, đó có thể là cái bỏ đi, không giá trị gì, không mất tiền mua: hạt cát, hòn đá, lá khô, vỏ sò…nhưng các em chơi hết sức vui vẻ. Các em đã biến những cái tưởng chừng như không giá trị đối với người lớn thành những cái có giá trị trong mắt các em và các em thích thú về điều đó. Trong bài thơ, các em lấy những hạt cát có sẵn trên bờ biển xây thành những “ngôi nhà bằng cát”, dùng chiếc lá khô làm thuyền thả xuống nước, nhặt những viên đá cuội ném ra mặt biển…và các em vui vẻ đùa chơi cùng những trò chơi đó. “Các em xây những ngôi nhà bằng cát Và chơi với những vỏ sò rỗng không Các em dùng lá khô đan những chiếc thuyền Và vui cười thả chúng trên biển sâu vô tận” Những thứ giản dị có sẵn ấy là những trò vui trong mắt các em. Đặc biệt, với bài thơ này nhà thơ còn chỉ ra sự đối lập giữa trẻ em và người lớn về đồ chơi. Nhà thơ thể hiện rõ quan niệm của mình về trò chơi của thiếu nhi: đối với trẻ em, bất cứ các em nhặt được những gì các em cũng lấy đó làm trò chơi thích thú và các em thấy sung sướng với đồ chơi ấy. Còn người lớn- trong bài thơ là cha của em bé- cha em phải cất công tìm những “kho bạc nén vàng“ để làm thú vui. Trong con mắt ngây thơ c(Vf1ủa thiếu nhi, những việc của người cha làm là vô ích, không thú vị gì cả: “Con ơi, suốt buổi sáng, con ngồi trên nền đất chơi với cành gãy, sung sướng biết bao. Cha mỉm cười nhìn con đùa với một lẻ nhỏ của cành cây gãy. Cha đang bận tính sổ, cộng từng chữ số hàng giờ. Có lẽ con liếc nhìn cha và suy nghĩ: “Cha chơi trò gì ngớ ngẩn, mất toi buổi sáng rồi!” Con ơi, cha đã quên trò chơi mê mải với cành que và chim đất. Cha tìm đồ chơi quý và thu nhặt những thoi bạc nén vàng. Tìm được gì, con cũng làm nên đồ chơi thích thú. Còn cha bỏ cả thì giờ và sức lực tìm những của có bao giờ được đâu. Trên thuyền mỏng manh, cha cố chèo chống mong vượt qua bể dục, mà quên rằng chính mình cũng đang diễn một trò chơi.” (Đồ chơi- tập Trăng non) Con người khi lớn lên, chịu sự chi phối của qui luật xã hội. Đôi lúc con người phải bon chen, tranh giành thì mới có thể tồn tại. Lúc bấy giờ người lớn xem những “thoi bạc nén vàng” là thứ quí giá nhất và là trò vui. Bởi thế nên họ có thể bỏ cả thì giờ và sức lực để tìm kiếm. Có thể họ sẽ chẳng vui thú gì khi buộc phải làm những việc như vậy. Còn trẻ em “tìm được gì cũng làm nên đồ chơi thích thú”. Ở bài thơ này, nhà thơ bộc lộ một quan niệm hết sức giản dị về trò chơi của trẻ em. Ông đối lập giữa trẻ em với người lớn. Trò chơi của trẻ là những thứ sẵn có, giản dị, không nhất thiết phải tranh giành, phải tìm kiếm. Và như thế các em rất hạnh phúc và sung sướng. Còn người lớn luôn tìm kiếm những gì quí giá như bạc vàng làm thú vui. Người lớn đã đánh mất trò chơi thuở nhỏ của mình. Thông qua đó, nhà thơ thể hiện rõ quan niệm của mình về trò chơi trẻ em. Chỉ với những thứ đồ chơi bình thường, sẵn có ấy, không phải tranh giành chiếm đoạt thì mới thật sung sướng và hạnh phúc. Hạnh phúc nằm ngay trong những cái giản dị, đời thường chứ không cần phải cất công tìm kiếm đâu xa. Vì vậy mà em bé trong bài thơ đã thật sự sung sướng và hạnh phúc với những trò giản dị của em. 1.3. Niềm tin và tình yêu của trẻ đối với cha mẹ. Đa số trẻ em được sinh ra đều được cha mẹ chăm sóc và bảo vệ. Một đứa trẻ sẽ được hưởng hạnh phúc tron vẹn khi có cha và mẹ chăm lo, yêu thương và chiều chuộng. Bất cứ khi gặp hoàn cảnh nào, trẻ em cũng luôn được bảo vệ bởi những người làm cha làm mẹ. Họ có thể hi sinh tất cả vì những đứa con của họ. Một đứa trẻ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn khi các em có đầy đủ cha mẹ để được yêu thương chiều chuộng. Vậy nên đối với trẻ em, niềm tin lớn nhất mà các em đặt là nơi ba mẹ, bởi vì trong bất cứ hoàn cảnh nào cha mẹ cũng bênh vực và bảo vệ các em, chính vì đặt nềm tin tuyệt đối vào cha mẹ, nên các em không cần gì hơn ngoài tình thương, đặc biệt là tình thương của người mẹ. Trong bài thơ “Cung cách của bé”, Tagore cho chúng ta thấy rõ điều này. Bài thơ nói về một em bé có đầy đủ tất cả: em có lời lẽ khôn ngoan để lấy lòng mọi người, có “hàng đống vàng đống ngọc“, có cả tự do…nhưng em đã từ bỏ tất cả để được “xin cả kho báu tình thương của mẹ”. Đối với em bé, tình thương của mẹ là quan trọng nhất, quí giá hơn cả bạc vàng. Vì thế mà em đã từ bỏ tất cả để được tình thương của người mẹ. Cho dù em có thể bay lên tận trời xanh nếu em muốn. Nhưng em vẫn không muốn, bởi em cần được ở gần mẹ, cần được đặt đầu vào trong lòng mẹ, và em không bao giờ chịu rời xa mẹ: “Nếu bé muốn thì bây giờ bé có thể bay lên tận trời. Không phải tự nhiên mà bé không chịu rời bỏ chúng ta. Bé thích đặt đầu mình vào trong lòng mẹ Và mắt bé không chịu rời xa mẹ bao giờ.” Nhưng cho dù em có lời nói khôn khéo mấy đi nữa thì những người không thật sự thương em như mẹ của em thì không bao giờ hiểu được ý nghĩa lời em nói, nên em không nói. Em chỉ nói bắt chước theo lời mẹ, vì như vậy mẹ sẽ hiểu em nói gì: “Bé biết trăm nghìn cách nói ra những lời khôn khéo Nhưng trên mặt đất này Mấy ai đã hiểu hết ý nghĩa của những lời ấy đâu. Không phải tự nhiên mà bé không bao giờ muốn nói Cái điều bé thích nhất là được học những lời của mẹ nói ra từ trên đôi môi của mẹ. Chính vì vậy mà bé có vẻ ngây thơ đến thế!” Em bé đến để “xin kho báu tình thương của mẹ”nên em hóa trang như “một kẻ ăn xin làm ra thảm hại vô cùng” để xin không phải của cải mà xin tình thương của mẹ. “Bé có hàng đống vàng đống ngọc Thế nhưng bé đã đến mặt đất này như một kẻ ăn xin không phải tự nhiên mà bé đến cải trang như vậy Cậu bé ăn xin, trần truồng, yêu mến này Muốn làm ra thảm hại vô cùng Để có thể xin cả kho báu tình thương của mẹ.” Hơn nữa, sống ở nơi “mảnh đất của vầng trăng non”, không có mẹ rất được tự do. Nhưng em không thích” tự do”- tự do theo kiểu của những đứa trẻ mồ côi cha mẹ, không được sự chăm sóc, thương yêu của cha mẹ. Bởi em tìm thấy nơi trái tim mẹ chứa đựng một niềm vui vô tận mà em luôn muốn có: “Trên mảnh đất của vầng trăng non bé bỏng Bé tự do không hề bị ràng buộc chút nào Nhưng không phải tự nhiên mà bé không cần đến tự do Bé biết rằng trong góc nhỏ trái tim của mẹ Có chứa một niềm vui vô tận, vô cùng Và được ghì, được ôm chặt trong cánh tay thân yêu của mẹ. Còn dịu dàng hơn tất thảy tự do.” Em bé sống ở một nơi hạnh phúc tràn đầy, em không bao giờ biết khóc. Em chỉ có nụ cười. Và cho dù nụ cười của em cũng gợi trong lòng mẹ sự yêu thương. Nhưng em bé muốn khóc, bởi tiếng khóc thơ trẻ của em sẽ dệt nên trong lòng mẹ không chỉ có tình thương mà còn có cả sự xót xa, tội nghiệp. “Bé không bao giờ biết khóc Bé sống trong một nơi hạnh phúc tròn đầy.. Không phải tự nhiên mà bé để cho dòng lệ chảy Mặc dù với nụ cười trên khuôn mặt thân yêu của bé Bé có thể gây được trong lòng mẹ một niềm yêu mến thiết tha. Thế nhưng những tiếng khóc nhỏ do nỗi buồn thơ trẻ. Đã dệt nên một sợi dây chung của tình thương và của nỗi xót xa.” Qua bài thơ, R.Tagore cho chúng ta thấy niềm tin mà bé đặt cho cha mẹ là vững bền và tuyệt đối. Trẻ tin ở tình yêu thương và sự chở che của cha mẹ. Thật không có gì có thể thay thế được niềm tin của trẻ đối với cha mẹ. Đọc bài thơ ta cảm động biết bao trước niềm tin của bé tin vào cha mẹ. Các bé tin ở tình yêu và sự nâng niu, nuôi dưỡng của cha mẹ dành cho các bé trong bất cứ hoàn hoàn cảnh nào. Ta thấy đáng thương biết bao niềm tin của trẻ. Em đã từ bỏ tất cả để mong có được sự thương yêu của ba mẹ. Chính vì xuất phát từ niềm tin tuyệt đối vào cha mẹ nên trẻ em rất yêu thương cha mẹ của mình. Tình yêu thương của các em dành cho cha mẹ làm ta xúc động. Điều này được thể hiện rõ trong bài “Mây và sóng”. Ở bài thơ này, Tagore đã sáng tạo ra một cốt truyện mang tính huyền thoại. Đó là câu chuyện về sự rủ rê của các bạn mây và sóng đối với em bé. Những trò chơi của bạn mây và bạn sóng rất thu hút em. Em bé đứng trước một sự lựa chọn, buông mình xuôi theo những trò chơi kỳ thú của mây, sóng hay trở về với mẹ? và như một tất yếu “không làm sao bỏ mẹ mà đi cho được” và “mẹ muốn em ở nhà”nên em đã trở về trong tình thương và vòng tay che chở của mẹ. Trong bài thơ, hình ảnh của mẹ vừa lớn lao, vừa gần gũi, mang tầm vóc vũ trụ, của trăng ,của biển, che chở, đùm bọc đứa con thơ. Vậy nên em bé đã tự nghĩ ra một trò vui khác có con có mẹ: “con sẽ làm mây, mẹ làm mặt trăng” và “con làm sóng, mẹ làm bãi cát xa”. Ở trò vui này, em sẽ hạnh phúc hơn nhiều bởi có mẹ có em cùng chơi. Thông qua tình yêu của bé dành cho mẹ trong bài thơ, R.Tagore cho chúng ta hiểu thêm một triết lí thật sâu xa: hạnh phúc trọn vẹn của trẻ thơ không ở đâu xa mà ở ngay trong cuộc đời này, trong tình yêu thương và vòng tay che chở của ba mẹ. Chính đó là chiếc nôi hình thành nhân cách, năng lực, nuôi dưỡng tâm hồn các em. Đồng thời cũng thông qua đó nhà thơ nhắc nhở trẻ em chúng ta phải có niềm tin và tình yêu thương dành cho ba mẹ của mình. Vì chỉ có như thế, các em mới có được hạnh phúc thật sự. 2. Thái độ của người lớn cần có khi đối xử với trẻ em. 2.1. Nhận thức của người lớn về trẻ em Mọi đứa trẻ được sinh ra đều mang bản tính ngây thơ và tâm hồn trong sáng. Đôi lúc chính sự ngây thơ của các em làm nên sự giận dữ trong lòng những người lớn. Vì vậy, viết tập thơ này, nhà thơ còn yêu cầu người lớn phải nhận thức đúng về trẻ em để có thái độ đối xử với các em cho phù hợp. Tagore cho chúng ta hiểu rằng chính tâm hồn ngây thơ, trong trắng của các em tạo cho các em niềm vui sống và sự tin yêu vào cuộc đời. Đặc biệt tin vào tình yêu thương bao la của người mẹ. Là người lớn,chúng ta không nên căn cứ vào những lỗi lầm do sự vô tình của các em gây ra mà ruồng rẫy các em. Trong tập thơ, Tagore cho người đọc thấy được những nhận thức của người lớn, hay nói đúng hơn là của chính bản thân nhà thơ về trẻ em. Trong sự cảm nhận của nhà thơ, trẻ em được kết tinh từ nét đẹp thiên thần. Sự có mặt của em bé trên cõi đời đem lại cho mọi người niềm vui, làm giảm đi sự tranh giành, giận dữ trong lòng những người lớn. Trong bài “Em bé thiên thần”, nhà thơ nói về sự xuất hiện của em bé mang lại cho mọi người niềm vui. Em bé như “ngọn đuốc sáng, bền vững tinh khôi” soi sáng và chiếu vào tận đáy lòng người lớn, làm cho người lớn giảm bớt đi sự hằn học, ganh tị, tham lam và ích kỉ. Em bé đến làm cho mọi người biết yêu thương nhau: “Con ơi, haỹ để họ thấy mặt con và như thế hiểu nghĩa của muôn loài; hãy để họ yêu con và như thế họ yêu thương nhau”. Qua bài thơ, ta thấy trong mắt nhà thơ, trẻ em chính là nguồn vui và niềm hạnh phúc của tất cả mọi người. Ngoài vẻ đẹp của một “Em bé thiên thần”, nhà thơ còn nhìn nhận trẻ em ở một vẻ đẹp khác- một vẻ đẹp đời thường vốn có ở tất cả mọi đứa trẻ. Nhà thơ cho chúng ta hiểu rằng, sở dĩ em bé là nguồn vui của tất cả mọi người bởi em mang trong mình bản tính ngây thơ, hồn nhiên, chưa trải qua sự cám dỗ của đời sống, chưa bị danh lợi chi phối. Vì vậy mà trong bài thơ “Ban phước”, nhà thơ tha thiết kêu gọi mọi người hãy dành tình cảm thương yêu cho trẻ em, cho “trái tim bé nhỏ, cho linh hồn trong trắng” của chúng. Nơi trái tim bé nhỏ của em bé chứa đựng một tình yêu thương vô bờ và rất đỗi thiêng liêng. Đó là tình yêu dành cho mẹ: “Nó yêu ánh dương, nó yêu gương mặt mẹ hiền”,và chính bởi linh hồn trong trắng của em bé mà em “chưa biết khinh cát bụi và chạy theo bạc vàng”. Vì vậy mà em rất cần được sự thương yêu, dìu dắt của người lớn. Chúng ta cần hiểu là tất cả mọi đứa trẻ đều rất hiếu động. Các em luôn muốn tìm hiểu và phát hiện những thứ đã bày ra trước mắt các em hoặc đã nghe người khác kể. Nhà thơ cũng hiểu rất rõ về điều này, nên ông đã dành hàng loạt những bài thơ để viết về sự hiếu động của trẻ. Trong đó có bài “Trên bờ biển”, nhà thơ viết về niềm mong ước được đến chơi quanh bờ biển, mặc cho sóng ngầm có đe dọa các em. Hay như bài “Bờ bên kia”, nhà thơ viết về những cảm nhận và niềm mong ước của em bé. Trong bài thơ, em bé ao ước được “đi sang bên kia bờ sông”. Vì trong sự cảm nhận ngây thơ của em, nơi “bên kia bờ sông” là nơi “thuyền neo cọc tre làm thành hàng”, là nơi “sáng sáng, người ta vượt thuyền, cày đeo trên vai để đi xới những đất ruộng xa”, là nơi “bọn mục đồng dắt trâu bò bơi qua sông ăn cỏ”. Chúng ta hãy nghe một ước mơ hết sức giản dị của em: “Mẹ ơi, nếu mẹ bằng lòng, sau này lớn lên con muốn làm bác lái đò đưa khách”. Sở dĩ em ước mơ như vậy là vì em đã nghe: “Người ta nói rằng bên kia bờ cao có nhiều ao đưa khách; Ở đó, từng đàn vịt trời bay tới khi mưa tạnh, và lau sậy rậm rịt quanh bờ chỗ le le đẻ trứng; Ở đó, loài cuốc múa tít đuôi, in dấu chân xinh trên nền đất sạch mềm; Ở đó, ban đêm cỏ lau trổ cờ trắng xóa mời ánh trăng đong đưa.” Qua bài thơ, Tagore còn cho người lớn nhận thức được rằng: Trẻ em của chúng ta có một trí tưởng tượng vô cùng phong phú. Mặc dù em chưa nhìn thấy cảnh vật ở “ Bờ bên kia” nhưng em đã tưởng tượng ra hàng loạt hình ảnh thật sinh động. Qua đó, Tagore cho người đọc hiểu rõ hơn về trẻ em, để từ đó có thái độ đối xử phù hợp với các em. Nhà thơ đặt ra yêu cầu đối với người lớn trong thái độ đối xử với trẻ em: đối với trẻ trước tuổi trưởng thành, người lớn cần phải yêu thương, chăm sóc cho các em. Nhưng bên cạnh sự yêu thương cần có thái độ nghiêm khắc để giữ được những bản chất tốt đẹp vốn có nơi trẻ. Còn khi con trẻ đã bước sang tuổi trưởng thành, là những bậc làm cha, làm mẹ, cần rộng lượng khoan dung cho những hành động và suy nghĩ muốn thoát ly khỏi gia đình của con trẻ. Các bậc cha mẹ nên hiểu rằng khi con mình đã lớn thì chúng chịu chi phối bởi nhiều mối quan hệ: bạn bè, xã hội… và chúng cũng có những trò chơi và thú vui riêng (bài “Món Quà”) .Vì vậy chúng ta không nên ích kỉ mà ràng buộc chúng. Có như thế, chúng ta mới thật sự dành cho chúng sự thương yêu và niềm tin tuyệt đối để chúng vui sống. Muốn làm được điều đó, trước hết chúng ta cần có sự nhận thức đúng đắn và sâu sắc về chúng. 2.2. Thái độ đối xử cần có đối với trẻ em. Viết tập thơ về trẻ em, nhà thơ đặt ra yêu cầu đối với người lớn cần nhận thức về trẻ em một cách đúng đắn và toàn diện nhất. Từ đó để có thái độ đối xử với chúng một cách hợp lí, phát huy được bản chất tâm hồn trong sáng của các em. Nhà thơ yêu cầu những người lớn phải biết yêu thương con trẻ không chỉ khi chúng ở trước tuổi trưởng thành (bài “Phán xử”), mà phải có tấm lòng khoan dung khi chúng đang bước vào tuổi trưởng thành, chúng có những trò chơi, bạn bè và những thú vui riêng (bài “Món quà”). Tagore yêu cầu các bậc làm cha làm mẹ phải rộng lượng thương yêu trẻ với tình yêu nhiệt thành. Sau đây chúng ta đi vào tìm hiểu từng yêu cầu của nhà thơ đặt ra cho người lớn trong thái độ đối xử với trẻ. 2.2.1. Thương yêu và quí trọng bản chất tâm hồn trẻ em trước giai đoạn trưởng thành. Trẻ em vốn hay nghịch, hay đùa. Các em không biết đến sự nguy hiểm có thể cướp đi tính mạng của các em. Điều này được Tagore thể hiện khá thành công trong bài “Trên bờ biển”. Bài thơ nói về việc những đứa trẻ mặc cho biển gào thét liên hồi, dông bão gầm lên dữ dội…nhưng các em vẫn vui đùa thỏa thích. Đây chính là một trong những đặc điểm làm nên vẻ đẹp ngây thơ, trong sáng trong tâm hồn em bé. Vì thế, nhà thơ yêu cầu chúng ta không nên cấm đoán bé, cứ để cho bé vui đùa thỏa thích. Nhưng bên cạnh đó, người lớn phải thận trọng bảo vệ, ngăn chặn những trò chơi làm nguy hiểm đến tính mạng bé. Không những thế, Tagore còn yêu cầu người lớn phải chăm lo cho các em từ miếng ăn đến giấc ngủ. Trong bài “Người ăn cắp giấc ngủ”, nhà thơ cho chúng ta thấy rằng giấc ngủ của em bé là rất quan trọng. Người mẹ trong bài thơ đã rất tức giận khi có kẻ đến quấy rầy giấc ngủ của bé. Người mẹ đã dỗ dành giấc ngủ cho con rồi mới đi ra suối lấy nước. Nhưng khi mẹ quay về thì thấy con đã thức. Mẹ cho rằng có kẻ đến ăn cắp giấc ngủ của bé, nên mẹ đã tức giận đi tìm kẻ ăn cắp giấc ngủ. Bài thơ như sau: “Ai đã ăn cắp giấc ngủ trên đôi mắt bé? Ta phải biết mới được. Mẹ ôm vò đi lấy nước ở làng bên. Đang lúc ngủ trưa, giờ chơi của các em đã vãn, và bọn vịt cũng im lặng ở trong ao. Chú mục đồng nằm ngủ dưới bóng đa Con sếu đứng trang nghiêm, yên tĩnh trong đầm bên rừng muỗm Trong lúc đó thì tên ăn cắp giấc ngủ đã đến. Và cuỗm luôn giấc ngủ trên đôi mắt bé bay đi Khi mẹ về, mẹ thấy bé ngao du bằng cả bốn chân tay trong khắp gian phòng. … Ai đã ăn cắp giấc ngủ trên mắt bé của ta? Ta phải biết mới được, Ta phải tìm cho ra và trói hắn lại…” (“Kẻ ăn cắp giấc ngủ”-Trăng non) Bài thơ như một sự trân trọng và thương yêu vô bờ của Tagore dành cho trẻ em. Vốn có tình yêu thương con trẻ nên nhà thơ mới viết những dòng thơ cảm động về tình yêu thương của người mẹ đến như vậy. Nhưng bên cạnh sự thương yêu, nhà thơ còn yêu cầu cha mẹ phải có cách giáo dục trẻ đúng đắn. Chúng ta không nên dành cho trẻ một tình thương mù quáng. Bên cạnh sự thương yêu, chăm sóc chi li từng miếng ăn, giấc ngủ cho đến trò vui của trẻ, chúng ta cần nghiêm khắc với trẻ mỗi khi chúng có lỗi. Tuy nhiên, chúng ta cần có tấm lòng khoan dung độ lượng đối với ngững lỗi lầm của trẻ, ta không nên xét nét quá kĩ những lỗi lầm của trẻ mà đánh mất đi niềm tin và tình yêu thương dành cho chúng. Thật ra, nếu chúng ta dành tình yêu thương cho chúng thật sự thì khi nhận ra lỗi lầm của trẻ và trừng phạt chúng thì ta như trừng phạt chính bản thân ta. Điều này được Tagore thể hiện khá rõ trong bài “Người phán xử”. Bài thơ làm người đọc cảm động biết bao trước tình yêu thương của người lớn dành cho trẻ. Và khi trẻ em của chúng ta nếu đọc được những dòng thơ này và hiểu được ý nghĩa của những dòng thơ ấy, có lẽ chúng càng trân trọng và yêu mến biết bao tấm lòng khoan dung của cha mẹ. Qua bài thơ, Tagore còn cho chúng ta hiểu những người không thật sự thương yêu trẻ, sẽ không bắt gặp ở trẻ những nét đẹp tâm hồn. Đồng thời cũng không hiểu được những chỗ yếu của các em. Chỉ có những người thật sự yêu thương các em, nhất là ba mẹ của các em mới hiểu được chỗ yếu của con mình. Họ yêu các em không phải vì các em ngoan, giỏi mà vì các em chính là đứa con nhỏ mà họ đã tạo ra bằng dòng máu ấm nóng của bản thân họ: “Anh muốn nói gì về nó tùy anh Nhưng tôi hiểu những chỗ yếu của con tôi Tôi yêu nó không phải vì nó ngoan nó giỏi mà vì là đứa con nhỏ của tôi” và chỉ có cha mẹ của trẻ mới thấy được những điểm đáng quí ở trẻ.Vì vậy mà họ đã rất đau lòng khi trừng phạt con mình khi chúng có lỗi. Còn những người khác, họ cứ cố tìm ra lỗi lầm của các em mà để khinh bỏ các em: “Anh làm sao hiểu được nó đáng quí đến chừng nào, khi anh muốn đặt lên bàn cân những nết hay và tật xấu của nó. Khi tôi phải trừng phạt nó thì nó lại càng trở nên một phần của bản thân tôi” Thật cảm động và đáng quí biết bao trước tình thương của những bậc làm cha, làm mẹ. Họ phải đau xót biết bao khi chính mình phải trừng phạt chính đứa con mà mình đã sinh ra. Trừng phạt chúng, cha mẹ cũng như trừng phạt chính bản thân mình. Và hơn nữa, khi trẻ có lỗi lầm, buộc lòng cha mẹ phải răn dạy chúng, làm cho chúng khóc thì lòng họ cũng khóc cùng với con mình: “Và khi tôi làm cho nó khóc thì lòng tôi cũng khóc cùng với nó” Đọc những dòng thơ trên, ta như cảm nhận được sự thiêng liêng trong tình cảm của cha mẹ đối với con cái. Và thật sự cho đến bây giờ, khi đọc lại những dòng thơ này, ta yêu biết bao tấm lòng của cha mẹ, sao tấm lòng họ cao cả và bao la đến thế? Và sự băn khoăn này được nhà thơ giải thích ở những dòng thơ cuối bài thơ: tấm lòng cao cả của cha mẹ chỉ xuất phát từ tình thương. Đó là tình thương con sâu sắc: “Chỉ tôi mới có quyền rầy la và trừng phạt Bởi vì chỉ có ai thương Thì người đó mới có quyền trừng phạt.” Thật vậy, chỉ có những ai dành tình thương đối với con mình thì họ mới có quyền rầy la và trừng phạt mỗi khi con trẻ có lỗi. Còn những người dửng dưng, có thái độ lạnh lùng đối với trẻ thì họ có bao giờ hiểu được trẻ. Như thế họ không có tư cách để rầy la và trừng phạt các em. Chỉ có những bậc làm cha, làm mẹ yêu thương con mình thật sự, họ mới đau khổ khi buộc phải trừng phạt đối với những lỗi lầm của con họ. Trên đây là những thái độ cần thiết mà nhà thơ đặt ra để yêu cầu ngừoi lớn trong cách đối xử với trẻ em trước tuổi trưởng thành. Còn đối với trẻ đang bước vào tuổi trưởng thành thì nhà thơ lại đặt ra một yêu cầu khác. Đó là sự khoan dung và cảm thông với các em khi các em đang bước vào giai đoạn trưởng thành. 2.2.2.Khoan dung và cảm thông với trẻ em khi họ đang bước vào giai đoạn trưởng thành . Mọi người con được sinh ra trên đời, cho dù họ khôn lớn đến dường nào thì họ cũng còn rất nhỏ trong lòng của ba mẹ. Vậy nên, Tagore đã rất sâu sắc khi nhận ra điều này. Khi trẻ đang bước vào giai đoạn trưởng thành, trẻ luôn muốn tách khỏi ba mẹ để có những trò chơi và bạn bè riêng. Các em muốn tự mình khám phá cuộc sống xung quanh. Các em dường như ít cần và ít muốn gần gũi ba mẹ. Còn ba mẹ của chúng thì ngược lại: càng về già, càng lớn tuổi, luôn muốn con cái gần gũi bên mình. Vì thế mà Tagore đã rất tinh tế khi nhận ra điều này. Ông đã khuyên các bậc làm cha làm mẹ không nên ích kỉ giữ con lại bên mình. Hãy để chúng được tự do có bạn, có những trò chơi riêng…Điều này ta bắt gặp rõ nhất trong bài thơ “Món quà”. Bài thơ là thông điệp yêu thương của ba mẹ dành cho con cái. Trong bài thơ, Tagore nói về tấm lòng khoan dung của cha mẹ dành cho con khi con đang tuổi trưởng thành. Người cha, người mẹ trong bài thơ luôn dành cho con mình những tình cảm tốt đẹp nhất. Họ cũng muốn con mình gần gũi bên mình, nhưng họ không muốn dùng những món quà, những cám dỗ bên ngoài để mua chuộc trái tim con. Bởi họ hiểu rằng, khi con họ lớn lên tất yếu sẽ lìa xa họ để tìm những thú vui và bè bạn riêng. Hiểu được điều đó nên tấm lòng của các bậc làm cha, làm mẹ luôn rộng lượng, khoan dung đối với con mình. Họ lặng lẽ, cao vời như ngọn núi âm thầm, trìu mến nhìn dòng sông chảy xiết. Qua bài thơ, nhà thơ muốn cho chúng ta hiểu rằng: bất cứ người cha, người mẹ nào cũng muốn dành tình cảm tốt đẹp cho con. Khi con lớn, cha mẹ muốn “cho con một thứ gì”. Bởi họ dự đoán được điều tất yếu rằng khi con cái họ lớn lên thì sẽ tách ra khỏi họ. Lúc bấy giờ cha mẹ luôn nghĩ rằng mình không còn chỗ trong trái tim con, và rồi con mình sẽ quên mất đi tình cảm của mình. Như thế, họ cố gắng níu kéo: “Con ơi, ta muốn cho con một thứ gì Bởi rồi đây chúng ta sẽ bị cuốn đi theo dòng sông trần thế cuộc đời chúng ta rồi sẽ bị tách ra và tình ta sẽ rơi vào quên lãng” Mặc dù luôn muốn con cái ở gần bên mình, nhưng cha mẹ không ích kỉ, không “điên rồ” dùng những món quà để mua chuộc trái tim con, họ nói: “Nhưng ta không điên rồ đến nỗi hi vọng có thể dùng những món quà để mua trái tim con” Nhà thơ trong vai trò là cha mẹ hiểu rằng, khi đứa con lớn lên sẽ chịu sự chi phối bởi hàng trăm mối quan hệ xã hội. Và đường đời của chúng còn rất dài, còn biết bao điều cần phát hiện. Hiểu được điều đó, vậy nên cho dù con cái có mải mê với những thú vui và bạn bè của chúng mà tách rời cha mẹ thì cũng không có gì là đáng trách. Ta hãy nghe lời nói chân thành của những người làm cha, làm mẹ: “Đời của con còn trẻ Đường của con còn dài Và mối tình ta mang đến cho con Con uống luôn một ngụm Rồi con bỏ chúng ta mà quay lưng đi thẳng Con có những trò chơi và bè bạn của con Nếu con không có thì giờ tưởng nhớ đến ta thì cũng chẳng có gì đáng trách” Và cho dù không được con cái tưởng nhớ đến, nhưng cha mẹ vẫn dành cho con mình những tình cảm tốt đẹp nhất. Khi tuổi đã về già, có thời gian nhàn rỗi , cha mẹ chỉ luôn nghĩ về con: “Còn chúng ta, tất nhiên trong tuổi già Chúng ta có đủ thời giờ nhàn rỗi Để đếm những ngày đã trôi qua và để ôm ấp trong lòng ta Những thứ mà tay ta đã mất đi mãi mãi” Cha mẹ luôn muốn con cái gần gũi bên mình lúc tuổi già. Tuy nhiên họ vẫn dành tấm lòng trìu mến cho những đứa con. Họ lặng lẽ trong sự thương yêu đến im lời. Những đứa con như những dòng sông chảy xiết, vui đùa, vùng vẫy chạy theo dòng đời. Còn tình của cha mẹ cao vời như ngọn núi đứng nhìn trìu mến dòng sông: “Dòng sông vừa chảy xiết vừa ca và đập tan hết những thứ gì ngăn cản Nhưng núi thì ở lại, nhớ mong Và nhìn theo dòng sông Với tấm lòng trìu mến” Thật đáng trân trọng và kính yêu biết bao tình cảm của cha mẹ dành cho con. Họ đã không quản nhọc mệt để sinh ra và nuôi nấng con mình. Và khi con trưởng thành, họ lại một lần nữa là người hiểu và thông cảm cho những ước mơ và khát vọng của con. Họ lặng lẽ hi sinh niềm vui của mình để đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con. Bài thơ cho người đọc nhận ra những tình cảm cao quí của cha mẹ dành cho con. Đồng thời, thông qua bài thơ, nhà thơ như nhắc nhở hay nói đúng hơn là yêu cầu những người là cha, là mẹ hãy hiểu và có lòng khoan dung độ lượng đối với con mình. Nhà thơ yêu cầu người lớn hiểu rằng, khi con trẻ của chúng ta đang bước vào trong tuổi trưởng thành, chúng luôn có khát vọng đi xa trong cuộc sống rộng mở. Khi hiểu được điều này, người lớn cần có tấm lòng khoan dung cho những hành động và nghĩ suy thoát ly khỏi gia đình của các em. 3. Đặc sắc của nghệ thuật xây dựng hình tượng trẻ em trong tập thơ “Trăng non”. Hình tượng trẻ em trong tập thơ “Trăng non” là một đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật của thi hào Tagore. Để có được hình tượng trẻ em sinh động và hấp dẫn đến như vậy không phải là điều đơn giản. Chỉ có những nhà thơ có tâm huyết và thật sự đạt đến tầm cao nghệ thuật mới có thể sáng tạo nên hình tượng trẻ em sinh động đến như vậy. Và với Tagore, ông còn xuất phát từ tình yêu dành cho con trẻ thật sâu sắc. Vì vậy hình tượng trẻ em hiện lên trong thơ ông vừa gần gũi thân thiết vừa sinh động, hấp dẫn. Mặc dù chúng ta không được tiếp xúc với thơ Tagore ở dạng nguyên bản. Nhưng qua các bài dịch ta vẫn cảm nhận được cái hay, cái đẹp của từng câu thơ, ý thơ. Trong tập thơ “Trăng non”, ta bắt gặp nhiều bút pháp nghệ thuật đặc sắc trong việc xây dựng hình tượng trẻ em. Đó là các bút pháp: tương phản, bút pháp hiện thực kết hợp huyền ảo, bút pháp tượng trưng, so sánh, ẩn dụ…Chính nhờ vận dụng một cách linh hoạt tất cả các bút pháp nghệ thuật này mà hình tượng trẻ em được Tagore xây dựng hiện lên thật đặc sắc. Nó để lại ấn tượng khá sâu trong lòng người đọc. Sau đây, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu một số bút pháp nghệ thuật được Tagore sử dụng trong việc khắc họa hình tượng trẻ em. 3.1. Nghệ thuật xây dựng hình tượng trẻ em theo thủ pháp tương phản Để làm nổi bật hình tượng trẻ em, nhà thơ đã vận dụng khéo léo nghệ thuật tương phản. Trong tập thơ “Trăng non”, ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh tương phản. Bài thơ “Mây và sóng” được nhà thơ phác họa bằng một loạt những hình ảnh tương phản chồng chất lên nhau, làm tăng sức hấp dẫn đối với người đọc. Bằng một thứ ngôn ngữ trong trẻo của trẻ nhỏ, em đã kể cho mẹ nghe: “Mẹ ơi, những người sống trên mây đang gọi con: “Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng, Chúng ta chơi với vầng trăng bạc. … Những người sống trong sóng nước gọi con: “Chúng ta hát từ sớm mai đến tối Chúng ta ngao du khắp nơi này nơi nọ mà không biết mình đã từng qua những nơi nào.” Trước hết, bài thơ là sự tưởng tượng phong phú của trẻ thơ về thế giới bên ngoài- thế giới của mây và nước. Mây và nước được vẽ lên từ những đường nét tương phản: cao (mây) >< thấp (nước) tạo độ thông thoáng cho bức tranh thiên nhiên, làm cho bức tranh ấy có cả ba chiều: cao, rộng, sâu. Trong bài thơ không chỉ có hình ảnh thiên nhiên tương phản với thiên nhiên, mà ta còn bắt gặp hình ảnh con người tương phản với thiên nhiên: Mây và sóng >< mẹ và con. Đây có thể coi là sự tương phản giữa hư vô >< thực tại, giữa thiên đường >< trần thế, làm cho bài thơ mang tính chất diệu kì thường hay gặp trong những truyện cổ tích. Thế giới của những người sống trong mây trong nước là sản phẩm của sự tưởng tượng trong tâm hồn em bé. “Mây và sóng” là những hình ảnh tượng trưng chỉ cuộc sống bao la, tự do, rộng mở. Dùng những hình ảnh này, nhà thơ còn muốn cho người đọc thấy được trẻ em có một trí tưởng tưởng rất phong phú. Điều này vốn có ở đa số trẻ em. Chúng ta phải biết trân trọng và tạo điều kiện cho trẻ phát huy trí tưởng tượng của chúng. Khi đã tưởng tượng ra những trò vui và những lời rủ rê của các bạn mây, bạn sóng. Em bé trả lời sự mời gọi của bạn mây rằng: “Mẹ tôi đang đợi tôi ở nhà Làm sao có thể bỏ mẹ tôi mà đi được?” Thế rồi họ cười rồi bay đi mất Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi, Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ, Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm” Qua ngôn ngữ ngây thơ của bé, ta lại bắt gặp hình ảnh tương phản: con (là mây) >< mẹ (là trăng). Đây là sự tương phản nhau giữa con người với con người- “tương phản nhau về khái niệm” [10; 137]. Nó được vẽ bằng chính sự tưởng tượng của bé. Và sau khi từ chối lời mời gọi của sóng: “Buổi chiều, mẹ tôi luôn muốn tôi ở nhà với mẹ Làm sao tôi bỏ mẹ tôi mà đi được?” Bé lại nói với mẹ: “Nhưng con biết một trò chơi hay hơn trò ấy, Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng. Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi Và vỗ vào gối mẹ, cười vang. Và không một ai trên cõi đời này biết mẹ con ta đang ở” Ở đây, ta lại tiếp tục bắt gặp một hình ảnh thứ hai tương phản nhau về khái niệm. Đó là biển (con) >< bờ (mẹ). “Những hình ảnh tương phản nhau về khái niệm đó đã giúp cho Tagore làm nổi bật lên tình yêu thương của bé đối với mẹ” [10; 137]. Bé đã từ chối việc đi chơi đầy thích thú, đầy quyến rủ của các bạn mây và sóng. Thật ra, không phải em không muốn đi chơi với các bạn mây và song mà vì em chưa có khả năng để đi, nên em tạm thời ở chơi bên cạnh mẹ . Đối với em, trò chơi ở gần bên mẹ chính là sự tập dượt để khi lớn lên em có thể đi xa như các bạn “mây và sóng”. Mẹ là người tập cho bé những trò chơi bước đầu, định hình cho những khát vọng sau này của bé. Ở bên mẹ, bé sẽ là mây, mẹ là trăng và bé là sóng còn mẹ là bờ biển lạ lùng. Mây- trăng luôn gắn bó, luôn có nhau trên cùng bầu trời; biển- bờ luôn đi liền bên nhau. Điều này tạo ra nghĩa ẩn dụ trong bài thơ: Sự gắn bó giữa mây- trăng; biển- bờ cũng giống như sự gắn bó giữa mẹ- con. Qua đây, nhà thơ muốn bộc lộ một quan niệm khá tiêu biểu, không kém phần quan trọng. Đó là “tình mẹ con, tình mẫu tử không thể tách rời- không ai trên đời này có thể yêu mẹ bằng chính những đứa con do mẹ đã sinh ra, với con mẹ là tất cả, là vầng trăng dịu êm của mùa hạ, là bờ cát hiền từ che chở cho con những lúc sóng to, gió lớn” [10; 138]. Thông qua tầng ý nghĩa do cặp phạm trù tương phản giữa hư vô và thực tại, chúng ta rút ra được bài học triết lí của nhà thơ về cuộc đời: “Nhà thơ khuyên chúng ta đừng bao giờ tìm kiếm hạnh phúc ở đâu xa mà hạnh phúc của con người có ở ngay trên quả đất này, nó không phải ở trong thiên đường, mà cũng không phải ở tầng sâu địa ngục mà nó ở ngay trong lòng mỗi người. Đừng bao giờ đi tìm cái hư vô, tìm những vật “không mong gì có được”, hãy bằng lòng với thực tại và đi tìm hạnh phúc của mình trên chính cuộc đời này” [10; 138]. Bài học triết lí của Tagore mà chúng ta vừa rút ra được, giúp chúng ta hiểu thêm rằng hạnh phúc của trẻ em ở ngay trong tình yêu thương của mẹ. Trẻ cần đến mẹ cũng như bông hoa cần đến ánh sáng mặt trời. Có ánh sáng mặt trời, bông hoa sẽ tươi tốt, tràn đầy nhựa sống. Trẻ em có tình thương của mẹ, các em sẽ thật sự có lòng tin và niềm hạnh phúc trọn vẹn để vui sống trong cuộc đời. Ngoài bài “Mây và sóng”, ta còn bắt gặp rất nhiều hình ảnh tương phản nhằm làm nổi bật hình tượng trẻ em. Bài thơ “Trên bờ biển”, nhà thơ đã tạo ra hàng loạt hình ảnh tương phản để thể hiện được đặc điểm là trẻ em vốn thích khám phá và tìm hiểu thế giới bên ngoài bất chấp sự nguy hiểm đe dọa tính mạng các em. Đó là sự tương phản giữa ước mơ của bé với các hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm. Trong bài thơ, các em bé muốn đến chơi chỗ gần bờ biển. Nhưng ở nơi này có hàng loạt sự nguy hiểm đang đến gần đe dọa các em: “nước gào réo liên hồi”, “dông tố gầm lên”, còn bầu trời thì “xám xịt không lối đi”, dưới mặt biển thì “thuyền bè đắm”…và “cái chết ở ngoài kia”. Các hình ảnh này tương phản với sự vô tư hồn nhiên của các em. Các em mặc cho sự nguy hiểm đang đến gần, các em “vẫn đùa chơi”. Qua sự tương phản này, nhà thơ muốn làm nổi bật đặc tính ngây thơ, hồn nhiên, thích vui đùa và khám phá thế giới của trẻ thơ. Vì vậy mà hình tượng trẻ em trở nên sinh động, hấp dẫn, tạo được ấn tượng đẹp trong lòng người đọc. 3.2. Nghệ thuật xây dựng hình tượng trẻ em theo phương pháp hiện thực kết hợp huyền ảo. Trong việc khắc họa hình tượng trẻ em, để làm nổi bật hình tượng đó, đồng thời để bày tỏ quan niệm của mình,Tagore thường kết hợp khéo léo hai yếu tố hiện thực với huyền ảo. “Huyền ảo là những gì vừa như thực, vừa như hư, như trong giấc mơ, thường tạo ra được vẻ đẹp kì lạ và bí ẩn, lấp lánh màu sắc lung linh huyền diệu” [7; 885]. Khi kết hợp hiện thực với huyền ảo trong xây dựng hình tượng trẻ em, nhà thơ thường dùng những huyền thoại, những hình ảnh thần bí, những hình ảnh hư ảo để biểu hiện, để thông báo một ý nghĩa hiện thực nhất định. Bởi vì đằng sau lớp từ, lớp hình ảnh hư ảo thì cốt lõi của hiện thực sẽ được phơi bày. Trong tập thơ “Trăng non”, cốt lõi của hiện thực được tác giả biểu hiện qua việc chọn đề tài từ truyện cổ tích, thần thoại. Trong bài thơ “Bản hợp đồng cuối cùng”, nhà thơ xây dựng những hình ảnh, những chi tiết, những chất liệu mang âm hưởng của truyện cổ tích Ấn Độ. Câu chuyện thơ kể về một anh làm thuê, buổi sáng anh ta rao lên để tìm người thuê anh “Nào ai thuê tôi thì đến đây thuê”. Nhà vua đến thuê anh bằng quyền lực ông ta: “Ta muốn thuê ngươi bằng quyền lực của ta” ; lão trọc phú giàu có, nhiều tiền đến thuê anh bằng tiền bạc của ông ta: “Ta sẽ thuê ngươi bằng tiền bạc của ta” và đến lượt cô gái xinh đẹp đến thuê anh bằng nụ cười: “Tôi sẽ thuê anh bằng một nụ cười”. Nhưng tất cả những thứ đó anh đều không cần, mà anh lại chấp nhận lời của em bé khi em chỉ thuê anh bằng hai tay trắng: “Tôi thuê anh với hai bàn tay trắng”. Anh đã ký bản hợp đồng chơi với cậu bé: “và từ khi bản hợp đồng được kí kết tôi đã thành người tự do” Qua câu chuyện thơ này, Tagore muốn bộc lộ một một điều là khi đến với tâm hồn em bé, người lớn sẽ được tự do. Bởi nơi tâm hồn em bé chưa chứa đựng những tham vọng, những quyền uy, danh lợi và sắc đẹp (hạnh phúc cá nhân). Nơi tâm hồn em, chỉ có một vẻ hồn nhiên, ngây thơ rất đáng yêu. Thông qua những chi tiết, những hình ảnh có tính chất hư ảo như trong truyện cổ tích, nhà thơ muốn người đọc hiểu được hiện thực bên trong của các hình ảnh, các chi tiết đó. Đó là hiện thực về tâm hồn trong sáng của trẻ thơ, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc về nét đẹp trong tâm hồn của các em. Bên cạnh những chi tiết mang màu sắc cổ tích, tác giả còn huyền thoại hóa một số đề tài như tình mẹ và con để làm nổi bật tình cảm của trẻ thơ đối với mẹ. Trong bài nói chuyện “Trường học của tôi”, nhà thơ nói rằng: “Một đứa bé sinh ra phải được nuôi bằng sữa mẹ, do đó nó vừa biết thứ sữa mình ăn, vừa biết cả người mẹ mình nữa. Thứ đồ ăn của bé đó vừa nuôi được cơ thể vừa nuôi được cả tâm hồn bé” [7; 458]. Và “Đứa trẻ được sinh ra đã được những người thân yêu nâng đỡ, chăm chút, lớn lên mới biết bản thân mình.” [7; 458]. Chính vì được gắn bó trong tình yêu thương và sự chăm sóc của người mẹ mà bé yêu mẹ hơn cả mọi thứ trên đời. Bài thơ “Mây và sóng” thể hiện khá rõ điều này. Đứa trẻ trong bài thơ rất thích được cùng vui chơi với các bạn mây và bạn sóng. Đây vốn là đặc điểm vốn có ở trẻ thơ. Tagore cũng đã nói lên điều này trong bài nói chuyện “Trường học của tôi”: “Ta biết rằng con trẻ hay thích lăn lộn với đất bụi, sở thích của chúng là muốn hít thở không khí, đón chào ánh sáng; cũng như bông hoa cần đến khí trời và ánh sáng để nảy nở” [7; 459]. Thế nhưng em bé trong bài thơ, tuy bị cám dỗ bởi hàng loạt những trò chơi thú vị của các bạn mây và sóng. Những trò chơi đó rất thu hút em! Còn gì thú vị bằng khi bé được “chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà; chơi với buổi sớm mai vàng; chơi với vầng trăng bạc” và “hát từ sớm mai đến tối; ngao du khắp nơi này nơi nọ”. Nhưng em đã từ chối những trò chơi đầy uyến rũ đó. Bởi em bé biết rằng mặc dù những trò chơi của các bạn mây và sóng thú vị thật đấy, vui thật đấy, nhưng niềm vui và niềm hạnh phúc thật sự của em chỉ khi em ở bên cạnh mẹ, chơi cùng với mẹ, sống trong sự gần gũi và tình yêu thương của người mẹ. Vì thế mà em đã nghĩ ra “một trò chơi hay hơn trò ấy”. Đó là em sẽ là mây, mẹ là trăng; em sẽ là biển còn mẹ là bờ. Mây – trăng, biển- bờ luôn gắn bó với nhau cũng giống như em bé gần gũi, quấn quít bên mẹ. Qua việc khắc họa những hình ảnh nói lên tình mẹ và con, nhà thơ cho chúng ta hiểu được quan niệm của ông rằng: hạnh phúc thật sự của bé chỉ có trong tình thương yêu của người mẹ. Thông qua việc nhà thơ huyền thoại hóa tình mẹ và con bằng các hình ảnh mây- trăng; biển- bờ, cho người đọc cảm nhận một cách sâu sắc tình cảm của trẻ thơ đối với mẹ. Đó là tình cảm thiêng liêng của bé dành cho mẹ, không gì có thể đánh đổi được. Chính nhờ việc sử dụng những hình ảnh, những yếu tố mang đậm màu sắc của truyện cổ tích, thần thoại như đã phân tích trên, ta thấy hình tượng trẻ em hiện lên với đầy đủ bản chất của chúng: một tâm hồn ngây thơ trong sáng, một ước mơ muốn khám phá những điều mới lạ, đặc biệt là một tình yêu mẹ thắm thiết. Nhờ vậy mà hình tượng trẻ em được nhà thơ khắc họa luôn được sự yêu mến của nhiều người đọc. 3.3.Vận dụng thủ pháp tượng trưng, so sánh, ẩn dụ trong việc xây dựng hình tượng trẻ em. Khi nhận xét về việc vận dụng thủ pháp tượng trưng, so sánh, ẩn dụ trong thơ Tagore nói chung, Lưu Đức Trung viết: “Thủ pháp tượng trưng, so sánh, ẩn dụ trong thơ Tagore thường mang ý nghĩa liên tưởng, vừa so sánh vừa tượng trưng, vừa so sánh vừa ẩn dụ” [7; 895]. Tượng trưng được hiểu theo nghĩa rộng là “hình tượng biểu hiện ở bình diện kí hiệu, là kí hiệu chứa tính đa nghĩa của hình tượng” [3; 266]. Còn theo nghĩa hẹp “tượng trưng là một dạng chuyển nghĩa” [3; 266]. Còn “ẩn dụ với nghĩa là ví ngầm, gắn liền với những tưởng tượng, liên tưởng cảm nhận sống động của chủ thể, tạo hình, cá thể hóa” [7; 895]. Trong tập thơ “Trăng non”, các thủ pháp nghệ thuật trên được Tagore sử dụng rất linh hoạt để xây dựng những sắc màu cuộc sống sinh động trong thế giới trẻ thơ. Đồng thời cũng để làm nổi bật ý nghĩa, hình ảnh thơ. Trong thơ ca hiện đại, “tượng trưng, ẩn dụ là sự va chạm giữa các từ trong sự đối lập giữa các yếu tố thực và ảo, là hình ảnh cô đúc của sự khái quát nghệ thuật, mang sắc thái tinh vi của cảm xúc, của ý nghĩ để mở ra chân trời liên tưởng bát ngát” [10; 139]. Trong tập thơ “Trăng non”, nhà thơ đã dùng hình ảnh tượng trưng, so sánh, ẩn dụ như một phương tiện tạo hình, biểu hiện tạo ra ấn tượng thẩm mỹ hết sức phong phú cho người đọc, giúp người đọc có khả năng nhận thấy được những cảnh tượng, hình ảnh sống động. Điều này, ta bắt gặp rõ trong bài thơ “Nhà thiên văn”. Trong bài thơ, Tagore dùng hình ảnh “trăng tròn” để tượng trưng cho người mẹ. Mặc dù trăng ở xa và rất to, ở dưới đất chúng ta không thể nào với tới được. Thế nhưng trong trí tưởng tượng của trẻ thơ, trăng lại hóa ra rất gần gũi, thân thiết giống như người mẹ đang tựa cửa trông con mình chơi dưới sân: “Khi mẹ nhìn qua cửa sổ, Thấy chúng mình nghịch ngợm dưới sân chơi, Lẽ nào anh cũng bảo mẹ ở xa vời!” Và : “Khi mẹ cúi đầu ôm hôn chúng mình, Mặt mẹ to biết dường nào!” Bài thơ là một chuỗi dài các câu hỏi, thể hiện sự băn khoăn của trẻ thơ. Tagore giải tỏa bằng hình ảnh tượng trưng để phá tan sự nhập nhòa chưa giải thích nổi của tâm hồn trẻ thơ. Hình ảnh người mẹ trở nên cao vời và đẹp đẽ biết dường nào. Trong bài thơ “Buổi sơ khai”, nhà thơ cho rằng trẻ thơ trong “Trăng non” từ xưa đã là hình ảnh tượng trưng cho những gì cao siêu thần bí. Các em là hình ảnh của chúa Đời, là đóa hoa, là mây, trời, sóng biển… “Con là đứa con cưng của Thượng đế là anh em sinh đôi với ánh bình minh” và cuối cùng con là “kho vàng trên cõi thế”. Tất cả các hình ảnh tượng trưng trên nhằm nói đến những nét đẹp trong tâm hồn trẻ thơ. Trẻ thơ là tượng trưng của những cái thanh khiết, trong sạch. Ngoài các hình ảnh trên, ta còn bắt gặp hàng loạt những hình ảnh tượng trưng khác. Hình ảnh “thuyền” và “biển” trong bài “Người lái thuyền” cũng là một hình ảnh ẩn dụ tượng trưng. Hình ảnh “thuyền” và “biển” là tượng trưng cho niềm mơ ước, khao khát của trẻ em về một thế giới thần tiên, huyền ảo. Con thuyền bồng bềnh ngao du trong cõi xa khơi, trong nhịp thơ giàu cảm xúc: … “Chúng con sẽ vui sướng giong buồm vượt qua bảy biển mười ba sông của xứ sở thần tiên…” Nếu như ở bài thơ “Nhà thiên văn”, ta nói “trăng” là hình ảnh tượng trưng cho người mẹ.Thì ở bài thơ “Từ đâu”, trăng còn là hình ảnh trẻ thơ, là sự chất lọc từ bầu trời bao la bát ngát của những gì tinh túy. Trong bài thơ, Tagore đã ví “nụ cười khẽ rung đôi môi em bé ngủ” giống như hình ảnh của “tia trăng non vàng viền quanh đám mây thu tàn”. Bài thơ “Bài hát của mẹ” cũng đã ẩn chứa hàng loạt hình ảnh so sánh. Nhà thơ đã ví “bài hát của mẹ” như “vòng tay ôm ấp tỏa hơi ấm tình thương”, như “ngôi sao chiếu sáng trong đêm tối con đi” Hình ảnh “con đò” trong bài thơ “Bờ bên kia” là một hình ảnh ẩn dụ. Người lái đò chính là em bé, con đò là sự hiện thân của chiếc cầu nối giữa bên này với bên kia bờ sông. Điều này thể hiện khát vọng tìm hiểu, khám phá thế giới của tâm hồn em bé. Em bé đã nghe người ta nói nhiều về nơi “bờ bên kia”: “Người ta nói rằng bên kia bờ cao có nhiều ao đưa khách Ở đó, từng đàn vịt trời bay tới khi mưa lạnh, Và lau sậy rậm rịt quanh bờ chỗ le le đẻ trứng; Ở đó, loài cuốc múa tít đuôi, in dấu chân xinh trên nền đất sạch mềm; Ở đó, ban đêm lau trổ cờ trắng xóa mời ánh trăng đong đưa.” Qua những hình ảnh trên, ta thấy hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ…có khi chỉ là một từ, một câu thơ, lại có khi là cả đoạn thơ. Nhà thơ đã sử dụng một cách linh hoạt để làm nổi bật vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ. Ta thấy, chính nhờ bút pháp tượng trưng, so sánh, ẩn dụ mà hình ảnh trẻ thơ trong “Trăng non” trở nên thật sinh động, thật đa dạng nhiều dáng vẻ. Những từ ngữ so sánh “là”, “như”, “sẽ là”…tạo nên nhiều dáng vẻ trong thế giới tâm hồn trẻ thơ. Đó là hình ảnh cảm động về tình mẹ con, những giấc mơ đẹp… Những hình ảnh này giúp người đọc cảm nhận một cách đầy đủ về thế giới tâm hồn trẻ thơ. Nhìn chung, hình tượng trẻ em trong tập thơ “Trăng non” được nhà thơ khắc họa bằng những bút pháp nghệ thuật đặc sắc đã hiện lên với đầy đủ vẻ đẹp. Ta bắt gặp ở trẻ thơ một tâm hồn ngây thơ, trong sáng và hồn nhiên, một trí tưởng tượng phong phú, một khát vọng khám phá những điều mới lạ. Đặc biệt, chúng ta thấy ở trẻ thơ một tình yêu mẹ tha thiết. Qua những nét đẹp của trẻ thơ, nhà thơ muốn nhắn nhủ trẻ em nên biết phát huy và giữ gìn bản chất tâm hồn vốn có. Đồng thời, nhà thơ còn nhắn nhủ người lớn cần có thái độ đối xử đúng đắn với các em, phải có một tình yêu thương các em chân thành và sâu sắc. Điều góp phần làm nên thành công trong việc khắc họa hình tượng trẻ em chính là ở sự khéo léo vận dụng các thủ pháp nghệ thuật vào trong thơ của thi hào Tagore. PHẦN KẾT LUẬN ھ ھ ھ Ấn Độ là một đất nước có nền văn minh phát triển từ lâu đời. Và nơi đây là mãi là một mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, văn học. Đặc biệt ở lĩnh vực văn học, Ấn Độ đã có nhiều tác phẩm mang bản sắc văn hóa và quan niệm tiêu biểu của người Ấn Độ. Trong nền văn học Ấn Độ Cổ đại, tác phẩm gây tiếng vang và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc nhiều thế hệ, nhiều quốc gia phải kể đến hai bộ sử thi đồ sộ Ramayana và Mahabharata. Còn trong nền văn học Ấn Độ hiện đại, có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của nhiều tác giả tiêu biểu. Nhưng có lẽ tiêu biểu hơn cả là thi hào Tagore. “Tagore là một tổng hợp thiên tài kì diệu của văn học Ấn Độ” [10; 26]. Bởi “Sáng tác của Tago cho thấy trí tuệ thâm nhập thật sâu xa, chất thơ thật huyền hoặc và tinh thần thật tha thiết. Những sáng tác ấy đã bộc lộ được những gì nhân loại hằng mơ ước và khao khát” [10; 29]. Tagore sáng tác thành công ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, hồi kí…Nhưng có lẽ ông thành công hơn cả là lĩnh vực thơ ca. Ông đã sáng tác rất nhiều tập thơ (52 tập), trong đó ông dành riêng một tập để viết về trẻ em với tình cảm chân thành của một người ông, người cha thật sự yêu thương con trẻ. Đó là tập “Trăng non” (The Crescent Moon). Tập thơ có nhiều vấn đề để nghiên cứu. Ở đề tài “Hình tượng trẻ em trong tập thơ “Trăng non” của nhà thơ R. Tagore”, người viết đã đặc biệt đi sâu nghiên cứu nhiều khía cạnh về hình tượng trẻ em, cái mà trước đây đã được nhắc đến một cách khái quát trong các công trình nghiên cứu khác. Người viết đã tập trung đi sâu vào tìm hiểu hình tượng trẻ em- hình tượng cốt lõi của tập thơ. Chính vì vậy, qua quá trình tìm hiểu, luận văn có thể rút ra những kết luận sau: 1. Hình tượng trẻ em là yếu tố cốt lõi được Tagore xây dựng để biểu hiện một quan niệm, một nhận thức của nhà thơ về thế giới tâm hồn trẻ em. Trẻ em được kết tinh từ nét đẹp của một thiên thần. Hình tượng trẻ em được nhà thơ khắc họa với đầy đủ những nét tiêu biểu. Các em có một bản tính ngây thơ, một tâm hồn trong sáng, một trí tưởng tượng phong phú cùng với những ước mơ khám phá những điều mới lạ. Đặc biệt, trẻ em còn có một tình thương thắm thiết. Chính điều này đã giúp các em có niềm tin để vui sống trong cuộc đời. Các em chỉ thật sự có niềm vui và hạnh phúc khi các em sống trong tình yêu thương chân thành tha thiết của người mẹ. Những người làm cha, làm mẹ nên thật sự hiểu con mình để dành cho chúng những tình cảm tốt đẹp nhất. Đó là lời nhắn nhủ chân thành của nhà thơ trong thái độ đối xử của cha mẹ dành cho con trẻ. Cũng thông qua đó, nhà thơ muốn khuyên dạy trẻ thơ cần phát huy và giữ gìn những bản chất tâm hồn trong sáng của mình để các em thật sự dành được tình cảm thương yêu của tất cả mọi người. 2. Hình tượng trẻ em trong tập thơ “Trăng non” là một hình tượng nghệ thuật tiêu biểu. Nhà thơ đã thể hiện chúng bằng một biện pháp nghệ thuật thật đơn giản, nhưng đã để lại ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Bút pháp nghệ thuật tương phản, kết hợp hiện thực với huyền ảo, thủ pháp tượng trưng, so sánh, ẩn dụ là những biện pháp nghệ thuật chính được tác giả khéo léo vận dụng để làm cho hình tượng trẻ em trở nên sinh động. Và đặc biệt, bằng chất liệu ngôn từ ngộ nghĩnh tưởng chừng như đơn giản nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ trẻ thơ đã tạo nên một hình tượng trẻ em thật sinh động và hấp dẫn. Như vậy, với việc đi sâu nghiên cứu trọn vẹn hình tượng trẻ em trong tập thơ “Trăng non”, luận văn đã đem đến cái nhìn toàn diện, sâu sắc về một hình tượng nghệ thuật đặc sắc. Đồng thời luận văn cũng ít nhiều đã khơi dậy được những giá trị nội dung và nghệ thuật của tập thơ. Điều này giúp người đọc hiểu thêm được quan niệm của nhà thơ trong việc xây dựng hình tượng trẻ em. Một lần nữa, người viết khẳng định rằng những đóng góp mới của đề tài là sự đào sâu, khai thác một cách đầy đủ và trọn vẹn để thấy được nhhững cái hay, cái đẹp của hình tượng trẻ em trong “Trăng non”. Sau này nếu có điều kiện, người viết mong sẽ được tiếp tục nghiên cứu về các tập thơ khác của thi hào Tagore. Người viết hi vọng tìm hiểu sâu được “Quan niệm của Tagore về tình yêu nam nữ trong hai tập Người làm vườn và Tặng phẩm người yêu”. Từ đó, người viết mong rằng sẽ hiểu rõ quan niệm của nhà thơ về tình yêu, hạnh phúc… mà ông đã thể hiện hầu hết trong các sáng tác thơ của mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhinh_tu_ng_tr_em_trong_t_p_tho_1693.pdf