Phân tích nhân tố giúp ta kiểm định lại một lần nữa các chỉ số đánh giá biến
trong từng nhân tố có thật đáng tin cậy và có độ kết dính như đã đã thể hiện ở phần
xác định hệ số Cronbach’s Alpha hay không.
Phân tích nhân tố chỉ được sử dụng khi hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có
giá trị lớn hơn 0,5 (Othman & Owen, 2000), kiểm định Bartlett’s có giá trị sig <
0,05; các biến có hệ số truyền tải (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại. Điểm dừng
Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1
và tổng phương sai trích (Cumulative % Extraction Sum of Squared Loadings) lớn
hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988).
131 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Hải lăng, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tố Trình độ và năng lực phục vụ (NL) có
tương quan với sự đánh giá của đối tượng điều
tra.
0,000 Chấp nhận
H3
Nhân tố Thủ tục, hồ sơ đăng ký cấp GCN QSDĐ
(HS) có tương quan với sự đánh giá của đối
tượng điều tra.
0,003 Chấp nhận
H4
Nhân tố Trình tự đăng ký cấp GCN QSDĐ (TT)
có tương quan với sự đánh giá của đối tượng điều
tra.
0,000 Chấp nhận
H5
Nhân tố Tiện ích phục vụ cho công tác cấp GCN
QSDĐ (TI) có tương quan với sự đánh giá của
đối tượng điều tra.
0,015 Chấp nhận
(Nguồn xử lý số liệu SPSS)
Theo kết quả ở bảng 2.20 trên ta nhận thấy các biến TD, NL, HS, TT, TI có
mối tương quan cùng chiều với sự đánh giá của người dân trong công tác cấp GCN
QSDĐ. Và các biến trong mô hình có mối tương quan cùng chiều là TD, NL, HS,
TT, TI đều có ý nghĩa thống kê Sig.của tất cả các biến đều nhỏ hơn 0,05.
Ta có mô hình hồi quy bội biểu hiện mối liên hệ tương quan giữa sự đánh giá
của người dân trong công tác cấp GCN QSDĐ với các biến.
Mô hình hồi quy theo hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
Trường Đại học Ki h tế Huế
76
DGC = -0,428+ 0,261TD + 0,272NL + 0,186HS + 0,302TT + 0,151TI
Mô hình hồi quy theo hệ số hồi quy chuẩn hóa
DGC = 0,245TD + 0,255NL +0,182HS + 0,283TT + 0,122TI
Dựa vào mô hình hồi quy theo hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa, ta thấy DGC-
sự đánh giá của người dân trong công tác cấp GCN QSDĐ chịu sự ảnh hưởng của
năm nhân tố, trong đó chịu sự ảnh hưởng của nhân tố TT – Trình tự đăng ký cấp
GCN QSDĐ là lớn nhất với hệ số ß = 0,302; chịu sự ảnh hưởng của nhân tố TI -
Tiện ích phục vụ cho công tác cấp GCN QSDĐ là nhỏ nhất với hệ số ß = 0,151. Cụ
thể như sau:
Với biến độc lập TD hệ số ß = 0,261 nghĩa là khi nhân tố Thái độ phục vụ
(TD) tăng 1 đơn vị thì làm cho sự đánh giá của người dân trong công tác cấp GCN
QSDĐ tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị cũng tăng lên 0,261 lần. Vậy giả thiết
H1 được chấp nhận.
Với biến độc lập NL hệ số ß = 0,272 nghĩa là khi nhân tố Trình độ và năng
lực phục vụ (NL) tăng 1 đơn vị thì làm cho sự đánh giá của người dân trong công
tác cấp GCN QSDĐ tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị cũng tăng lên 0,272 lần.
Vậy giả thiết H2 được chấp nhận.
Với biến độc lập HS hệ số ß = 0,186 nghĩa là khi nhân tố Thủ tục, hồ sơ đăng
ký cấp GCN QSDĐ (HS) tăng 1 đơn vị thì làm cho sự đánh giá của người dân trong
công tác cấp GCN QSDĐ tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị cũng tăng lên 0,186
lần. Vậy giả thiết H3 được chấp nhận.
Với biến độc lập TT hệ số ß = 0,302 nghĩa là khi nhân tố Trình tự đăng ký
cấp GCN QSDĐ (TT) tăng 1 đơn vị thì làm cho sự đánh giá của người dân trong
công tác cấp GCN QSDĐ tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị cũng tăng lên 0,302
lần. Vậy giả thiết H4 được chấp nhận.
Với biến độc lập TI hệ số ß = 0,151 nghĩa là khi nhân tố Tiện ích phục vụ
cho công tác cấp GCN QSDĐ (TI) tăng 1 đơn vị thì làm cho sự đánh giá của người
dân trong công tác cấp GCN QSDĐ tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị cũng tăng
lên 0,151 lần. Vậy giả thiết H5 được chấp nhận.
Trường Đại học Kinh tế Huế
77
Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết được mô tả qua hình như sau:
Sơ đồ 2.2. Kết quả xây dựng mô hình nghiên cứu
2.4.4. Nhận xét chung
Trên cơ sở tiếp cận những hệ thống lý thuyết nghiên cứu về công tác cấp
GCN QSDĐ, dịch vụ hành chính công, và những nghiên cứu về sự đánh giá của
người dân trước, đề tài đã xây dựng được mô hình khái niệm gồm 24 biến quan sát
tập hợp trong 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự đánh giá của người dân đối với công tác
cấp GCN QSDĐ như đã đề cập. Bằng phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach
Alpha xác định 24/24 biến quan sát có ảnh hưởng đến mức độ đánh giá của người
dân đối với công tác cấp GCN QSDĐ. Sau phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho
thấy rằng khác với mô hình khái niệm ban đầu và đã xây dựng 23 biến quan sát
được tổ chức tập hợp trong 06 nhân tố ảnh hưởng đến sự đánh giá của người dân
gồm: (1) thái độ phục vụ, (2) trình độ và năng lực phục vụ, (3) hồ sơ, thủ tục đăng
ký cấp GCN QSDĐ, (4) trình tự đăng ký cấp GCN QSDĐ, (5) Tiện ích phục vụ cho
công tác cấp GCN QSDĐ, (6) mức phí, lệ phí.
Thông qua kỹ thuật phân tích mô hình hồi quy tuyến tính bội bằng phương
pháp đưa vào một lúc (Enter) để xây dựng hàm đánh giá và xác định mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đến sự đánh giá, kết quả nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra
THÁI ĐỘ PHỤC VỤ ( TD)
TRÌNH ĐỘ VÀ NĂNG LỰC PHỤC VỤ
( NL)
THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CẤP GCN
QSDĐ ( HS)
TRÌNH TỰ ĐĂNG KÝ CẤP GCN QSDĐ
(TT)
TIỆN ÍCH PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC
CẤP GCN QSDĐ (TI)
ĐÁNH GIÁ CÔNG
TÁC CẤP GCN QSDĐ
0,302
0,272
0,261
0,186
0,151
Trường Đại học Ki h tế Huế
78
rằng chỉ có 5 nhân tố thật sự có tác động đến sự đánh giá của của người dân theo
thứ tự quan trọng đó là: (1) trình tự đăng ký cấp GCN QSDĐ; (2) trình độ và năng
lực phục vụ; (3) thái độ phục vụ; (4) hồ sơ, thủ tục đăng ký cấp GCN QSDĐ; (5)
Tiện ích phục vụ cho công tác cấp GCN QSDĐ.
Qua phân tích cho thấy trình tự đăng ký cấp GCN QSDĐ, trình độ và năng
lực phục vụ, thái độ phục vụ, hồ sơ, thủ tục đăng ký cấp GCN QSDĐ, tiện ích phục
vụ cho công tác cấp GCN QSDĐ đều có ảnh hưởng đến sự đánh giá của người dân
đối với công tác cấp GCN QSDĐ, trong đó tiện ích phục vụ cho công tác cấp GCN
QSDĐ và hồ sơ, thủ tục đăng ký cấp GCN QSDĐ có ảnh hưởng ít nhất so với các
thành phần khác.
2.5. Tóm tắt chương II
Trong chương II, tác giả tập trung phân tích thực trạng công tác cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
trên địa bàn huyện Hải Lăng cũng như tiến hành khảo sát, đánh giá các nhân tố tác
động đến công tác cấp GCN QSDĐ.
Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho hộ
gia đình, cá nhân từ năm 2014-2016 trên toàn huyện đã cấp là: năm 2014 cấp được
75 giấy/25,28ha, năm 2015 cấp được 67 giấy/22,58ha, năm 2016 cấp được 55
giấy/18,53ha. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho hộ
gia đình, cá nhân từ năm 2014-2016 trên toàn huyện đã cấp là: năm 2014 cấp được
115 giấy/445,62 ha, năm 2015 cấp được 102 giấy/23,07ha, năm 2016 cấp được 98
giấy/29,65ha. Tình hình cấp GCN đất ở cho hộ gia đình, cá nhân từ năm 2014-2016
trên địa bàn huyện là: năm 2014 cấp được 826 giấy/40,11ha, năm 2015 cấp được
751 giấy/22,53ha, năm 2016 cấp được 697 giấy/20,89ha.
Kết quả phân tích đánh giá các nhân tố tác động đến công tác cấp GCN
QSDĐ cho thấy, có 5 yếu tố tác động đến công tác cấp GCN QSDĐ được xếp theo
thứ tự quan trọng như sau: (1) trình tự đăng ký cấp GCN QSDĐ; (2) trình độ và
năng lực phục vụ; (3) thái độ phục vụ; (4) hồ sơ, thủ tục đăng ký cấp GCN QSDĐ;
(5) Tiện ích phục vụ cho công tác cấp GCN QSDĐ.
Trường Đại học Kinh tế Huế
79
Từ đó, tác giả rút ra những thành quả mà đơn vị đã đạt được trong thời gian
vừa qua cũng phân tích những mặt còn tồn tại và nguyên nhân, làm cơ sở để đề xuất
một số giải pháp hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh
Quảng Trị thể hiện ở chương 3.
Trường Đại học Kinh tế Huế
80
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG
NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN
KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH
QUẢNG TRỊ
3.1. Định hướng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Hải Lăng, Tỉnh
Quảng Trị đến năm 2025
Định hướng đến năm 2025, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện hải lăng, tỉnh
quảng trị phải ngày càng được chú trọng và hoàn thiện. Mục tiêu đề ra đến năm
2025, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 93% . Triển khai thực hiện
Nghị quyết số 81/NQ-CP của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2025.
Chú trọng nâng cao cơ sở vật chất, công tác thông tác tin tuyên truyền, nâng cao kỹ
năng cho cán bộ công chức.
3.2. Giải pháp giải quyết những hồ sơ cấp GCN QSDĐ còn tồn đọng
3.2.1. Giải pháp thông tin tuyên truyền
Công tác tuyên truyền và hướng dẫn người sử dụng đất kê khai đăng ký đất
phải được tiến hành tốt hơn nữa nhằm giảm thiểu số hồ sơ đã kê khai đăng ký mà
chưa được cấp có thẩm quyền thông qua, do không đủ giấy tờ hợp lệ hay kê khai
không đúng quy định, không đủ thông tin, Giải quyết được vấn đề này sẽ giúp cho
người sử dụng đất tiết kiệm được thời gian và tiền bạc khi thực hiện công tác kê
khai và xin cấp GCN QSDĐ, đồng thời các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ
giảm bớt số hồ sơ phải thẩm định, giảm được thời gian xem xét lại hồ sơ kê khai.
Thực tế cho thấy, công tác thông tin tuyên truyền pháp luật đất đai chưa đem
lại hiệu quả cao, do hạn chế trong hiểu biết pháp luật về đất đai nên một số người
dân đang xem nhẹ và chưa có ý thức chấp hành việc kê khai đăng ký cấp giấy
chứng nhận QSDĐ. Do đó, cần phải đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền hơn
nữa. Việc thông tin tuyên truyền có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau như
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua hệ thống loa phát thanh các xã
Trường Đại học Kinh tế Huế
81
thị trấn, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật đất đai cho nhân dân, tư vấn trực
tiếp đối với người dân đến làm thủ tục cấp GCN QSDĐ tại đơn vị...qua đó, giúp
người dân nắm rõ những quy định, thủ tục, cũng như hiểu rõ được quyền lợi và
nghĩa vụ của mình trong công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ.
Có thể nói công tác tuyên truyền pháp luật đến người dân có vai trò vô cùng
quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai cho nên cần có sự phối hợp giữa các
cấp các ngành liên quan, phải thực hiện tốt công tác này để các quy định, văn bản
của nhà nước đến gần với người dân. Công tác này không phải chỉ thực hiện một
vài lần và mà cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục với nội dung và hình
thức phù hợp.
3.2.2. Giải pháp về tài chính
Bất kỳ một hoạt động nào cũng cần có kinh phí để thực hiện. Tài chính là một
trong những yêu cầu tiên quyết cho mọi hoạt động. Công tác cấp giấy chứng nhận
muốn được hoàn thành tốt thì đặc biệt phải cần kinh phí cho các công việc như:
- Kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại, đặc biệt để đưa công nghệ
thông tin vào quy trình kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận, quản lý thông tin đất
đai và nhà ở.
- Kinh phí để cập nhật hệ thống hồ sơ quản lý đất đai như đo đạc, khảo sát,
lập bản đồ địa chính, lưu trữ hồ sơ.
- Kinh phí để đào tạo cho đội ngũ cán bộ địa chính, nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ về mọi mặt để đáp ứng cho yêu cầu công việc trong thời đại đổi
mới, để áp dụng được những thành tựu khoa học vào trong công việc
Hiện nay nguồn tài chính Nhà nước cung cấp cho công tác cấp giấy chứng
nhận còn eo hẹp, lại chưa kịp thời. Vì vậy các cơ quan quản lý, chính sách tài chính
cần nghiên cứu để có những chính sách cụ thể như: một mặt tăng cường đầu tư kinh
phí, mặt khác nghiên cứu quy định rõ các thủ tục hành chính về đăng ký đất đai
được thực hiện theo hình thức dịch vụ hành chính công, vừa để giảm bớt gánh nặng
cho ngân sách, từng bước tạo cơ chế cho Văn phòng đăng ký đất đai hoạt động tự
chủ về tài chính đảm bảo tự thu, tự trang trải kinh phí hoạt động cho hệ thống văn
Trường Đại họ Kinh tế Huế
82
phòng đăng ký đất đai, có cơ chế khuyến khích tạo điều kiện trích kinh phí thu được
từ nguồn thu tiền sử dụng đất để phục vụ công tác đăng ký đất đai tại cấp xã, tại văn
phòng đăng ký, phòng Tài nguyên và Môi trường khi xử lý tồn tại trong quản lý, sử
dụng đất đai để công nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận.
3.3. Giải pháp cải thiện công tác cấp GCN QSDĐ
3.3.1. Về trình tự đăng ký cấp GCN QSDĐ
Các quy định về trình tự đăng ký khi tiến hành cấp giấy chứng nhận còn quá
cồng kềnh, phải qua nhiều cấp, sự phân cấp không thích hợp với yêu cầu thực tế ở 2
cấp xã, huyện như: UBND cấp xã, Chi nhánh Văn phòng đăng ký, phòng Tài
nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, Chi Cục thuế, Kho bạc Nhà nước, phòng
Kinh tế - Hạ tầng (liên quan đến nhà ở) mà trong đó quy định về trách nhiệm của
các cấp các ngành còn thiếu cụ thể, đôi khi còn chồng chéo gây mất thời gian khi
thực hiện. Thực tế này đòi hỏi Nhà nước phải quy định lại rõ ràng hơn nữa trách
nhiệm từng cấp, từng cơ quan chức năng, rút ngắn một số khâu, một số trình tự
không cần thiết đảm bảo tinh giảm tối đa các trình tự nhưng vẫn đảm bảo tính pháp
lý của công việc. Cần hoàn hiện các văn bản pháp luật, quy định cụ thể chi tiết, hạn
chế đến mức thấp nhất các xung đột pháp luật giữa các văn bản pháp luật với nhau
cùng điều chỉnh một vấn đề. Ngoài ra, các cấp, các ngành liên quan trong trình tự
đăng ký cấp GCN QSDĐ cần tạo điều kiên, giúp đỡ, hỗ trợ người dân khi họ đăng
ký GCN QSD đất để giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho người dân.
Cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách trong lĩnh vực đất đai
nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp; trong đó tập
trung vào các nội dung như: sự liên thông và gắn kết giữa các thủ tục về đất đai;
liên thông trong việc luân chuyển thông tin về đất đai giữa các cơ quan liên quan
trên địa bàn huyện; nhằm tiếp tục rút ngắn hơn thời gian thực hiện các trình tự đăng
ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất; quy định cụ thể việc xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống thông tin
đất đai; lộ trình phù hợp để thực hiện các giao dịch trong lĩnh vực đất đai; các loại
hình cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực đất đai của Văn phòng đăng ký đất đai nhằm
Trường Đại học Kinh tế Huế
83
đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người dân, doanh nghiệp; có cơ chế thu phí, lệ
phí tương ứng.
Phòng Tài nguyên - Môi trường và Chi nhánh Văn phòng đăng ký cần cử cán
bộ tăng cường cho các xã, phối hợp với UBND các xã tổ chức cho người dân, các tổ
chức sử dụng đất kê khai đăng ký đồng loạt cho từng xã, không thụ động chờ người
sử dụng đất tới đăng ký như trước đây. Đồng thời, phối hợp với UBND xã cùng
thực hiện việc xét duyệt hồ sơ ngay tại xã mà không phân đoạn xét duyệt theo từng
cấp để đảm bảo việc xét duyệt cấp GCN được thực hiện nhanh gọn.
3.3.2. Về thủ tục, hồ sơ đăng ký cấp GCN QSDĐ
Cần tiếp tục thực hiện việc cải cách hồ sơ, thủ tục hành chính trong cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, đơn vị, cá nhân. UBND huyện cần
rà soát việc thực hiện các hồ sơ, thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận QSDĐ
nhằm đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả minh bạch, công bằng trong giải quyết công
việc; đổi mới phương thức điều hành, lề lối làm việc, từng bước làm cho bộ máy
hành chính phù hợp với yêu cầu cơ chế quản lý; loại bỏ những thủ tục rườm rà,
chồng chéo. Trong quá trình thực hiện, luôn kiểm tra, giám sát, đôn đốc để kịp thời
phát hiện các hồ sơ, thủ tục đã lỗi thời, lạc hậu hoặc không cần thiết để đề xuất bổ
sung, sửa đổi, thay thế.
Cần tinh giảm số bộ hồ sơ phải nộp; loại bỏ một số loại giấy tờ phải nộp
trong thành phần các loại hồ sơ; quy định cụ thể việc cung cấp thông tin, luân
chuyển hồ sơ giữa Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan thuế và kho bạc trong việc
thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất...
Quy định cụ thể nơi nộp hồ sơ và trả kết quả thông qua bộ phận một cửa;
giúp tiết kiệm được chi phí đi lại trong quá trình thực hiện.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về cấp giấy
chứng nhận QSDĐ góp phần tự động hóa, đơn giản hóa các quy trình thủ tục, tạo ra
phong cách làm việc mới, nghiên cứu hình thức cung cấp dịch vụ công theo hướng
trực tuyến. Hiện nay, thông qua mạng Internet, trang web huyện đã cung cấp cho
các người dân nhiều thông tin về pháp luật, nhất là những quy định liên quan đến
Trườn Đại h ̣ Kinh tế Huế
84
thủ tục, hồ sơ, lệ phí cấp GCN QSDĐ một cách thuận tiện, nhanh chóng và tham
khảo các câu hỏi đáp thường gặp trên các lĩnh vực trên. Việc cho người dân vào
diễn đàn trên website để được giải đáp các thắc mắc đã được thực hiện, tuy nhiên,
các câu hỏi được người dân đưa ra trên website cần được cán bộ công chức trả lời
nhanh chóng, kịp thời hơn. Như vậy, ứng dụng công nghệ thông tin và kỹ thuật hiện
đại, mọi tổ chức, cá nhân đều có thể khai thác, tìm hiểu được nhiều thông tin cần
thiết, được cung cấp một số dịch vụ về công tác cấp GCN QSDĐ với chất lượng
cao, thời gian ngắn. Đồng thời kiểm soát được tiến độ, kết quả, trách nhiệm của
công chức và lãnh đạo chính quyền trong việc giải quyết các yêu cầu của người dân;
qua đó tạo sự gần gũi, thân thiện giữa chính quyền với người dân và ngược lại.
Trong thời gian tới, UBND huyện cần tiến hành xây dựng, quản lý, khai thác hệ
thống thông tin đất đai; giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai; từng bước hiện đại
hóa dịch vụ công về đất đai theo hướng điện tử.
UBND huyện cần xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện; chỉ đạo
Phòng Tài nguyên - Môi trường, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai và UBND
các xã, thị trấn tập trung cao thực hiện việc lập hồ sơ, xét duyệt, xử lý dứt điểm đối
với các trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn.
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn để phát hiện và giải quyết những khó
khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tại các phường, xã; kịp thời giải quyết
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn kiểm tra, rà
soát, thống kê các trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết gắn với số giấy chứng nhận phải hoàn thành
theo từng tháng, giao chỉ tiêu thực hiện cho từng thôn, khóm; phân công lãnh đạo
UBND và cán bộ địa chính để thực hiện; chủ động phối hợp với các thôn, khóm
nắm chắc tình hình, những khó khăn, vướng mắc để kịp thời giải quyết theo thẩm
quyền
Tăng cường công tác điều tra cơ bản, đánh giá tài nguyên đất, đổi mới công
tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phục vụ quản lý, sử dụng đất bền vững.
Trườ g Đại học Kinh tế Huế
85
Tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp bảo đảm tính
đồng bộ, thống nhất và tính liên kết giữa các ngành, vùng.
Kiểm soát chặt chẽ việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất; công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng trong bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư; làm tốt công tác định giá đất để đảm bảo nguồn thu cho Nhà nước và đảm
bảo quyền lợi cho người dân.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp
luật về đất đai; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về sử dụng đất; tăng cường
quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh.
Nghiên cứu đổi mới hình thức tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân,
tổ chức liên quan đến các quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.
3.3.3. Về trình độ và năng lực phục vụ
Nhân tố con người (năng lực phục vụ) có trọng số cao thứ ba, cho thấy mức
độ đánh giá của người dân đối với dịch vụ cấp GCN QSDĐ liên quan mật thiết với
nhân tố con người, năng lực phục vụ của cán bộ công chức, chính vì vậy việc kiện
toàn bộ máy hành chính nhà nước tại UBND huyện Hải Lăng là một nhiệm vụ rất
cần thiết. Cùng với chủ trương của tỉnh phấn đấu xây dựng bộ máy hành chính theo
hướng:
- Thực hiện tổ chức sắp xếp bộ máy hợp lý, gọn nhẹ theo đúng quy định,
thường xuyên kiện toàn, đáp ứng tốt công việc chuyên môn. Thường xuyên rà soát
lại chức năng, nhiệm vụ, quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị.
- Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân.
Tăng cường giáo dục, kiểm tra quá trình cán bộ công chức tiếp nhận và giải quyết
hồ sơ; xử lý cán bộ, công chức cố tình vi phạm, khen thưởng các đơn vị, cá nhân có
thành tích. Thực hiện nghiêm quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị. Giải quyết kịp
thời khiếu nại của công dân tổ chức về việc thực hiện không đúng các thủ tục cấp
GCN QSDĐ gây tổn hại đến lợi ích của nhà nước và công dân;
Hiện nay, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của huyện đã phần nào được
nâng cao. Tuy nhiên, trình độ chưa đồng đều, do đó cần tập trung nâng cao hơn nữa
Trườn Đại học Kinh tế Huế
86
về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ,
công chức. Dưới đây là những nội dung chủ yếu như sau:
Trước hết cần quan tâm bồi dưỡng, nâng cao cho đội ngũ cán bộ, công chức
có ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong đơn vị. Bồi
dưỡng và xây dựng cho họ lối sống trung thực, lời nói đi đôi với việc làm; dám nghĩ
dám làm, dám chịu trách. Để thực hiện được điều này đơn vị cần mở rộng các lớp
đào tạo lý luận chính trị, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, để
từ đó cán bộ tiếp nhận thắm nhuần lý tưởng cách mạng.
Tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực công tác của đội
ngũ cán bộ công chức, viên chức Phòng Tài nguyên - Môi trường, Văn phòng Đăng
ký đất đai, cán bộ địa chính các xã, thị trấn đảm bảo năng lực thực hiện nhiệm vụ.
Nếu cán bộ yếu ở khâu nào thì cho đi đào tạo lại, như tin học, đồ họa, công tác tổ
chức, quản lý, điều hành đơn vị đối với lãnh đạo. Tổ chức sát hạch chuyên môn,
nghiệp vụ hàng năm bằng cách tổ chức tập huấn và làm bài thu hoạch, nếu đạt yêu
cầu thì cho tiếp tục công tác, không đạt thì yêu cầu tự đào tạo, nghiên cứu, học lại
và tổ chức sát hạch lại. Cán bộ phải tự cập nhật các văn bản, chế độ chính sách, các
quy định mới thay đổi hàng ngày, để tự nâng cao trình độ, giải quyết nhanh, nhưng
phải đúng pháp luật, đúng trình tự, đúng thẩm quyền, đảm bảo quyền lợi cho Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cán bộ phải tiếp thu và xây dựng
nền văn minh công sở, củng cố niềm tin của nhân dân vào Nhà nước, vào cán bộ.
Thường xuyên kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, nhất là trách
nhiệm của người đứng đầu đối với những đơn vị không hoàn thành kế hoạch; xử lý
nghiêm các trường hợp cán bộ gây phiền hà, sách nhiễu đối với tổ chức, cá nhân khi
thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm công tác, gắn bó với cơ quan, có trách
nhiệm với công việc được giao thông qua chế độ lương, thưởng, các hoạt động
ngoại khóa.... Hàng năm tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm, động viên cán bộ
khi gia đình gặp cảnh khó khăn.
Trường Đại học Kinh tế Huế
87
Bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, cán bộ địa chính cấp xã;
nghiên cứu xây dựng chế độ ưu đãi đối với cán bộ, công chức chuyên trách về công
nghệ thông tin; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản lý dự án công nghệ
thông tin và đẩy mạnh ứng dụng đào tạo trực tuyến, hỗ trợ công nghệ thông tin từ xa.
3.3.4. Về thái độ phục vụ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ
Cho dù ở vị trí công tác nào, người cán bộ tiếp dân đều phải thể hiện sự tôn
trọng và nhiệt tình với công việc phục vụ nhân dân. Do vậy, thái độ của đội ngũ cán
bộ công chức thực hiện nhiệm vụ này cũng rất quan trọng. Thực tế vẫn còn những
phản ánh của người dân về những người thực thi nhiệm vụ cụ thể, chưa thật sự làm
tốt trách nhiệm của mình với dân. Cái đó cần phải nghiêm túc xem xét và chấn chỉnh.
Hiện nay, tình trạng đi trễ, về sớm, quan liêu... vẫn còn xảy ra trong nhiều
cán bộ công chức, ảnh hưởng đến thời gian, lòng tin của người dân. Do đó, thực thi
văn hóa công sở bằng việc xây dựng lề lối làm việc, thái độ ứng xử văn hóa của cán
bộ công chức với nhân dân là vấn đề đặt ra hiện nay.
Để thực hiện tốt văn hóa công sở, góp phần xây dựng hình ảnh cơ quan văn
hóa một cách hiệu quả, phục vụ tốt nhân dân, cần xây dựng cung cách hành xử của
đội ngũ cán bộ khi giao tiếp với công dân, tổ chức. Đơn vị cần quy định rõ ràng, cụ
thể và có biện pháp, chế tài đối với những cán bộ vi phạm những quy tắc ứng xử
của cán bộ, viên chức trong công tác tiếp nhận và trả hồ sơ cho người dân. Trong
giao tiếp và ứng xử, cán bộ, công chức phải lịch sự, tôn trọng, thể hiện thái độ nhã
nhặn, văn minh, lịch sự, luôn lắng nghe nhân dân trình bày ý kiến, nguyện vọng và
trả lời những yêu cầu chính đáng của nhân dân; giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể
về các quy định liên quan đến giải quyết công việc; không được có thái độ hách
dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà, khi thực hiện nhiệm vụ.
Đơn vị cũng cần cấm uống rượu bia trước, trong giờ làm việc, đeo thẻ công
chức khi làm việc để góp phần tạo nên nét đẹp văn hóa trong hoạt động của bộ máy
chính quyền.
Trường Đại học Kinh tế Huế
88
Cần thực hiện tốt quy chế dân chủ, công khai minh bạch các thủ tục hành
chính, tạo điều kiện cho người dân kiểm tra, giám sát Có như vậy mới góp phần
xây dựng hình ảnh người cán bộ công chức “trung thành - tận tụy - sáng tạo - gương
mẫu”.
Việc nâng cao nhận thức, thái độ phục vụ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ cho đội
ngũ cán bộ cần phải được đặc biệt chú trọng, bởi lẽ, cán bộ chính là những người
tiếp xúc trực tiếp với nhân dân, là hình ảnh, bộ mặt của cơ quan trong mắt người
dân. Muốn có một xã hội văn minh thì trước tiên chúng ta cần có đội ngũ những
người CBCC văn minh, ứng xử đúng theo những chuẩn mực đề ra. Cơ quan chủ
quản của CBCC, mà ở đây là Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hải Lăng
cần phải phát hiện ra những hành vi của CBCC có ứng xử không phù hợp để chỉnh
nắn, giáo dục. Kiên quyết xử lý và loại ra khỏi hàng ngũ những CBCC chậm sửa
chữa, khắc phục khuyết điểm. Người dân cần phát huy hơn nữa những quyền hiến
định của công dân, của cử tri trong việc giám sát thực thi công vụ của CBCC. Kịp
thời phản ánh, không ngại đấu tranh trước những ứng xử thiếu chuẩn mực của
CBCC tới cơ quan có thẩm quyền.
3.3.5. Về tiện ích phục vụ cho công tác cấp GCN QSDĐ
Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Hải Lăng cần được trang bị đầy
đủ các tiện ích phục vụ cho công tác cấp GCN QSDĐ, đặc biệt là các trang thiết bị,
phương tiện cần thiết để đáp ứng nhu cầu công việc như: máy tính, máy in A4, A3
(để in giấy chứng nhận), máy photo, máy đo đạc toàn đạc điện tử, máy scan (để
quét, sao lưu giấy chứng nhận và các giấy tờ gốc về đất đai do công dân nộp kể từ
ngày 01/01/2016 theo quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày
27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Cần trang bị thêm tủ đựng hồ sơ,
nhật ký chứng thực, ấn chỉ... nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác hành chính.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cần sắp xếp khoa học hơn, vì những lúc cao
điểm phòng rất đông người, lộn xộn và chật chội. Bố trí từng bộ phận hợp lý hơn,
tạo môi trường thân thiện trong giao tiếp giữa công chức và người dân, trang bị
thêm tủ để lưu trữ hồ sơ gọn gàng.
Trường Đại học Kinh tế Huế
89
- Cần trang bị và có kế hoạch cụ thể để ứng dụng khoa học công nghệ vào
công tác đăng ký đất đai như: Trang bị phần mềm in vẽ giấy chứng nhận, quản lý hồ
sơ, thủ tục hành chính, đồng thời liên thông với cơ quan thuế, kho bạc. Phải nhanh
chóng đẩy mạnh việc ứng dụng sâu rộng công nghệ thông tin, hệ thống hồ sơ địa
chính, thực hiện đăng ký điện từ trong giao dịch đất đai, giải quyết thủ tục hành
chính để đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong huyện (sau khi xây dựng xong hồ sơ
địa chính điện tử).
Trường Đại học Kinh tế Huế
90
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất là việc làm quan trọng, là chủ trương đúng đắn của Đảng-
Nhà nước và đã được các cấp chính quyền địa phương triển khai rộng khắp bước
đầu giúp ổn định trật tự trong lĩnh vực quản lý, khai thác và sử dụng đất đai và nhà
ở, góp phần ổn định xã hội.
Đối với Nhà nước việc kê khai đăng ký nhà ở, đất ở giúp các cơ quan quản lý
của Nhà nước bước đầu thiết lập được hồ sơ nhà đất làm cơ sở để quản lý chặt chẽ
nhà ở và đất ở, chống lấn chiếm vi phạm, giải quyết tranh chấp, quản lý được sự
chuyển dịch nhà đất tại đô thị. Trên cơ sở đó tạo điều kiện cho Nhà nước thu đủ các
khoản nghĩa vụ tài chính của người sử dụng nhà đất cho ngân sách ( thuế nhà đất, tiền
sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ nhà đất). Với chủ sử
dụng nhà đất, GCN bảo hộ quyền lợi hợp pháp của họ đối với tài sản là nhà, đất.
Qua nghiên việc phân tích thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự đánh giá của người dân đối với
công tác cấp GCN QSDĐ, luận văn đã cho thấy những khó khăn, tồn tại mà công tác
này đang mắc phải, qua đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của công tác cấp GCN QSDĐ gồm: Giải pháp giải quyết những hồ sơ cấp GCN
QSDĐ còn tồn đọng thông qua công tác thông tin tuyên truyền và các giải pháp về tài
chính; giải pháp cải thiện công tác cấp GCN QSDĐ về trình tự đăng ký cấp GCN
QSDĐ, thủ tục, hồ sơ đăng ký cấp GCN QSDĐ, trình độ và năng lực phục vụ, thái độ
phục vụ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ, tiện ích phục vụ cho công tác cấp GCN QSDĐ.
Những giải pháp đưa ra nhằm khắc phục những hạn chế của công tác cấp giấy, giúp
đẩy nhanh tiến độ cấp GCN trên địa bàn tại địa bàn huyện Hải Lăng, tình Quảng Trị.
2. Kiến nghị
- Đối với Nhà nước: Cần tiếp tục xây dựng, bổ sung ngày càng hoàn thiện hệ
thống pháp luật; trong xây dựng luật phải sử dụng từ một nghĩa, dễ hiểu, dễ thực
hiện, phù hợp với thực tiễn (có xem xét đến yếu tố lịch sử, tính dân tộc), tránh sự
Trường Đại học Kin tế Huế
91
chồng chéo, hiểu thế nào cũng được dẫn đến thực hiện sai hoặc bị lợi dụng; thường
xuyên tuyên truyền giáo dục pháp luật đến các tầng lớp nhân dân để người dân biết
chấp hành và giám sát công chức nhà nước thực thi pháp luật. Tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra, thường xuyên rà soát các thủ tục hành chính lạc hậu, không còn
phù hợp để kịp thời loại bỏ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân khi đến
làm việc với cơ quan quản lý hành chính Nhà Nước; nâng cao ý thức trách nhiệm,
đạo đức công vụ và ý thức phục vụ nhân dân cho cán bộ, công chức, hạn chế, ngăn
chặn tình trạng tham ô, tham nhũng, gây phiền hà cho nhân dân.
- Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị: Hoàn thiện hệ thống
tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật trên các lĩnh vực quản lý nhà
nước về đất đai; xây dựng và hoàn thiện định mức sử dụng đất. Hoàn thành đo đạc,
lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, thường xuyên sửa đổi, bổ sung quy trình,
quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân và hạn chế
được tiêu cực, tham nhũng, gây phiền hà của cán bộ, công chức. Hoàn thiện phương
pháp, quy trình và mở rộng điều tra cơ bản trong lĩnh vực đất đai, đánh giá tiềm
năng đất đai và hiệu quả sử dụng đất phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai
và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hoàn thiện phương pháp, nội dung, quy trình,
kế hoạch sử dụng đất; thực hiện lồng ghép quy hoạch với nhiệm vụ bảo vệ môi
trường, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu; đối với đô thị cần nghiên cứu quy
trình lồng ghép quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị.
- Cấp ủy, chính quyền các cấp phải xác định việc cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất là nhiệm vụ trọng tâm để tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện,
phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra; xem đây là
một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại người đứng đầu các địa phương, đơn vị.
- MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tích cực tuyên truyền, vận
động đoàn viên, hội viên và nhân dân hiểu rõ về quyền lợi, nghĩa vụ của người sử
dụng đất, thực hiện việc kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
chấp hành đầy đủ nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định; phối hợp với chính
Trường Đại học Kinh tế Huế
92
quyền các cấp giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
về đất đai ngay từ cở sở.
Trường Đại học Kinh tế Huế
93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT
ngày 19/5/2014 "Quy định về hồ sơ địa chính".
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT
ngày 19/5/2014 "Quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất".
3. Lê Đình Ca (2012), Nghiên cứu sự hài lòng của công dân đối với dịch vụ
công về lĩnh vực nhà đất tại UBND huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng, Luận văn
thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
4. Lê Dân (2011), Phương án đánh giá sự hài lòng về dịch vụ hành chính
công của công dân và tổ chức, Tạp chí khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng,
số 3 (44) 2011, tr. 163-168.
5. Luật Đất đai (2013), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Luật Nhà ở (2014), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Lê Chi Mai (2006), Dịch vụ hành chính công, NXB Lý luận chính trị.
8. Nguyễn Thị Nhàn (2006), Đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công
trên địa bàn thành phốHồ Chí Minh (quận 3, 11, Tân Bình và Bình Thạnh)
Tp.HCM,Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh.
9. Đỗ Hữu Nghiêm (2010), Khảo sát sự hài lòng của người nộp thu ế đối với
chất lượng dịch vụ công tại chi cục thuế tỉnh Bình Dương, Luận văn thạc sĩ, Trường
ĐH Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
10. Phan Tấn Phát (2010), Sự hài lòng của người nộp thuế về chất lượng
dịch vụ ở phòng tuyên truyền hỗ trợ của cục thuế tỉnh Bến Tre, Luận văn thạc
sĩ,Trường ĐH Nha Trang
11. Ngô Đình Tráng (2009), Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng với
dịch vụ đăng ký kinh doanh của sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng, luận
văn thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
Trường Đại học Kinh tế Huế
94
12. Nguyễn Quang Thủy (2011), Nghiên cứu sự hài lòng của người dân
trong việc sử dụng dịch vụ hành chính công tại thành phố Kontum, Luận văn thạc
sĩ, Trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
13. Nguyễn Toàn Thắng (2010), Nâng cao chất lượng dịch vụ công đăng ký
kinh doanh tại tổ một cửa - Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Đắk Lắk, Luận văn thạc sĩ,
Trường ĐH Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
14. Châu Đạm Trinh (2012), Đánh giá sự hài lòng của người dân về dịch vụ
bồi thường, giải phóng mặt bằng: Nghiên cứu tình huống lập phương án bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư dự án Khu công nghiệp Sông Hậu tỉnh Hậu Giang,
Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang.
15. Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng (2010), Báo cáo
kết quả khảo sát Mức độ hài lòng của tổ chức, công dân đối với chất lượng các dịch
vụ hành chính công trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng.
Tài liệu Internet:
16. www.choluanvan.com
17. www.tailieu.vn
18. www.vi.wikipedia.org
19.
20.
21.
22.
23.
24.
Trường Đại học Kinh tế Huế
95
PHỤ LỤC 1
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CÔNG TÁC
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở
VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẢI LĂNG,
TỈNH QUẢNG TRỊ
Xin chào anh/chị!
Tôi là học viên cao học Quản lý Kinh tế Trường Đại học Kinh tế Huế, hiện
nay tôi đang thực hiện luận văn với đề tài “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở
VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẢI
LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ”.
Kính mong anh/chị dành chút thời gian giúp tôi hoàn thành bảng câu hỏi này.
Tôi cam đoan mọi thông tin mà anh/chị cung cấp chỉ sử dụng cho mục đích nghiên
cứu và hoàn toàn được bảo mật.
Xin chân thành cám ơn!
Bây giờ tôi xin phép trao đổi một số nội dung như sau:
A. Thông tin chung
Xin anh/chị cho biết đôi điều về bản thân:
1. Giới tính: Nam Nữ
2. Độ tuổi: 18 - 24 tuổi 25-34 tuổi
35- 45 tuổi Trên 45 tuổi
3. Trình độ học vấn, chuyên môn:
Đại học trở lên Cao đẳng
Trung cấp Phổ thông
4. Nghề nghiệp: Hưu trí Sinh viên
Nội trợ Đang đi làm
5. Quá trình anh/chị chuẩn bị hồ sơ, nơi tìm hiểu quy trình, thủ tục, biểu mẫu
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua kênh thông tin nào?
Trường Đại học Kinh tế Huế
96
Ủy ban nhân dân huyện, thị trấn, xã
Nơi tiếp nhận, hoàn trả hồ sơ
Trang mạng của UBND huyện
Báo, đài
B. PHẦN ĐÁNH GIÁ
Xin quý anh/chị vui lòng khoanh tròn vào những ô số ứng với sự lựa chọn của
anh/chị:
CÁC YẾU TỐ
MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý
(1)
Hoàn
toàn
không
đồng ý
(2)
Không
đồng ý
(3)
Không
có ý
kiến
(trung
lập)
(4)
Đồng
ý
(5)
Hoàn
toàn
đồng
ý
I. Đánh giá về trình tự đăng ký cấp GCN QSDĐ
1 Quy trình cấp GCN QSDĐ được cơquan công khai, minh bạch? 1 2 3 4 5
2 Các bước thực hiện trình tự đăng ký
cấp GCN QSDĐ rườm rà, phức tạp? 1 2 3 4 5
3
UBND huyện là nơi tin cậy của anh/chị
khi liện hệ giải quyết thủ tục, hồ sơ cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
1 2 3 4 5
4 Quy trình cấp GCN QSDĐ đơn giản,dễ tìm hiểu 1 2 3 4 5
II. Đánh giá về thủ tục, hồ sơ đăng ký cấp GCN QSDĐ
1 Quy trình các bước xử lý hồ sơ đã được
niêm yết là hợp lý 1 2 3 4 5
2 Thời gian giải quyết hồ sơ theo quytrình niêm yết hiện nay là hợp lý 1 2 3 4 5
3
Yêu cầu các thành phần hồ sơ (các loại
giấy tờ) cấp GCN QSDĐ tại huyện là
hợp lý
1 2 3 4 5
4
Công tác liên quan đến khiếu nại; xác
nhận, hỏi đáp về công tác cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đều
được quy định rõ ràng, minh bạch?
1 2 3 4 5
III. Đánh giá về trình độ và năng lực phục vụ
Trường Đại học Kinh tế Huế
97
1 Cán bộ có kiến thức chuyên môn và kỹnăng giải quyết công việc liên quan 1 2 3 4 5
2 UBND huyện giải quyết khiếu nại của
anh/chị nhanh chóng, thỏa đáng 1 2 3 4 5
3
Cán bộ tiếp nhận và thụ lý hồ sơ luôn
hỗ trợ chính xác cho anh/chị khi có nhu
cầu
1 2 3 4 5
4 Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có khả nănggiao tiếp tốt 1 2 3 4 5
IV. Đánh giá về thái độ phục vụ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ
1
Cán bộ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ có
thái độ lịch sự, thân thiện khi tiếp nhận
và hoàn trả hồ sơ
1 2 3 4 5
2 Cán bộ có cách ứng xử khéo léo cáctình huống, thắc mắc khó của anh/chị 1 2 3 4 5
3
Cán bộ tiếp nhận và thụ lý hồ sơ có tinh
thần trách nhiệm cao đối với hồ sơ của
anh/chị
1 2 3 4 5
4 Cán bộ tiếp nhận và xử lý hồ sơ phục
vụ công bằng với tất cả người dân 1 2 3 4 5
5
Cán bộ tiếp nhận không gây nhũng
nhiễu, phiền hà cho anh/chị khi giải
quyết hồ sơ
1 2 3 4 5
V. Đánh giá về mức phí, lệ phí hay khoản chi phí khác phải trả khi giải quyết thủ tục
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1
Mức phí, lệ phí phải trả khi giải quyết
thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất là hợp lý?
1 2 3 4 5
2
Anh/chị được phổ biến rõ ràng về mức
phí, lệ phí khi giải quyết thủ tục cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1 2 3 4 5
3 Các khoản phí ngoài lề khác là hợp lý? 1 2 3 4 5
VI. Đánh giá về tiện ích phục vụ cho công tác cấp GCN QSDĐ
1 Phòng tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ rộng
rãi, thoáng mát 1 2 3 4 5
2
Phòng tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ có
tiện nghi đầy đủ, hiện đại (máy lạnh,
bàn ghế, máy vi tính, máy tra cứu hồ
sơ)
1 2 3 4 5
Trường Đại ọc Kinh tế Huế
98
3 Cách bố trí, sắp xếp nơi tiếp nhận vàhoàn trả hồ sơ hợp lý 1 2 3 4 5
4
Có bảng hướng dẫn địa điểm của các
bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ rõ
ràng
1 2 3 4 5
VII. Đánh giá chung về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1 Anh/chị hài lòng với công tác cấp GCNQSDĐ tại UBND huyện 1 2 3 4 5
2 Anh/chị hài lòng với cung cách phục vụ
của cán bộ phụ trách 1 2 3 4 5
3
Theo anh/chị công tác cấp GCN QSDĐ
tại UBND huyện đáp ứng nhu cầu cần
thiết cho bản thân anh chị
1 2 3 4 5
Xin chân thành cám ơn anh/chị!
Trườn Đại học Kinh tế Huế
99
PHỤ LỤC 2
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ BẰNG SPSS
Thống kê các biến định tính
1. Giới tính
Frequency Percent Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid
nam 38 22.1 22.1 22.1
nu 134 77.9 77.9 100.0
Total 172 100.0 100.0
2. Độ tuổi
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
tu 18 - 24 tuoi 5 2.9 2.9 2.9
tu 25- 34 tuoi 111 64.5 64.5 67.4
tu 35 - 45 tuoi 52 30.2 30.2 97.7
tren 45 tuoi 4 2.3 2.3 100.0
Total 172 100.0 100.0
3. Trình độ học vấn, chuyên môn
Frequency Percent Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid
dai hoc tro len 24 14.0 14.0 14.0
cao dang 91 52.9 52.9 66.9
trung cap 41 23.8 23.8 90.7
pho thong 16 9.3 9.3 100.0
Total 172 100.0 100.0
4. Nghề nghiệp
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
huu tri 11 6.4 6.4 6.4
Sinh vien 5 2.9 2.9 9.3
noi tro 40 23.3 23.3 32.6
dang di lam 116 67.4 67.4 100.0
Total 172 100.0 100.0
Trường Đại học Kinh tế Huế
100
5. Nơi tìm hiểu quy trình
Frequency Percent Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid
uy ban nhan dan huyen,
thi tran, xa 45 26.2 26.2 26.2
noi tiep nhan, hoan tra
ho so 115 66.9 66.9 93.0
trang mang cua UBND
huyen 10 5.8 5.8 98.8
bao, dai 2 1.2 1.2 100.0
Total 172 100.0 100.0
Trường Đại học Kinh tế Huế
101
PHỤ LỤC 3
KIỂM ĐỊNH THANG ĐO CRONBACH ALPHA
1. Thang đo về trình tự đăng ký cấp GCN QSDĐ
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of
Items
.813 4
Item-Total Statistics
Scale Mean
if Item
Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if
Item Deleted
TT1 10.05 4.407 .630 .766
TT2 10.33 4.422 .673 .747
TT3 10.30 4.338 .624 .769
TT4 10.24 4.466 .603 .779
2. Thang đo về thủ tục, hồ sơ đăng ký cấp GCN QSDĐ
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of
Items
.834 4
Item-Total Statistics
Scale Mean
if Item
Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if
Item Deleted
HS1 10.49 4.871 .563 .837
HS2 10.24 5.118 .692 .784
HS3 10.16 4.320 .724 .762
HS4 10.20 4.607 .699 .774
Trường Đại học Kinh tế Huế
102
3. Thang đo về trình độ và năng lực phục vụ
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of
Items
.816 4
Item-Total Statistics
Scale Mean
if Item
Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if
Item Deleted
NL1 9.71 4.488 .627 .772
NL2 9.65 4.920 .597 .788
NL3 9.56 4.154 .668 .753
NL4 9.65 4.053 .664 .756
4. Thang đo về thái độ phục vụ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of
Items
.877 5
Item-Total Statistics
Scale Mean
if Item
Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if
Item Deleted
TD1 14.48 7.081 .733 .845
TD2 14.56 6.809 .809 .827
TD3 14.52 6.883 .783 .833
TD4 14.47 7.361 .715 .850
TD5 14.49 7.339 .536 .897
Trường Đại học Kinh tế Huế
103
5. Thang đo về mức phí, lệ phí hay khoản chi phí khác phải trả khi giải
quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of
Items
.863 3
Item-Total Statistics
Scale Mean
if Item
Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if
Item Deleted
LP1 7.26 2.531 .709 .835
LP2 7.34 2.273 .752 .796
LP3 7.40 2.312 .759 .788
6.Thang đo về tiện ích phục vụ cho công tác cấp GCN QSDĐ
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of
Items
.770 4
Item-Total Statistics
Scale Mean
if Item
Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if
Item Deleted
TI1 10.37 3.194 .564 .720
TI2 10.83 3.595 .493 .753
TI3 10.69 3.138 .664 .664
TI4 10.56 3.335 .568 .716
Trường Đại học Kinh tế Huế
104
7. Thang đo đánh giá chung về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of
Items
.807 3
Item-Total Statistics
Scale
Mean if
Item
Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if
Item Deleted
DGC1 7.11 2.309 .662 .729
DGC2 7.20 2.140 .726 .660
DGC3 7.23 2.425 .582 .811
Trường Đại học Kinh tế Huế
105
PHỤ LỤC 4
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA
1. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập lần 1
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy. .858
Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 2010.037
Df 276
Sig. .000
Total Variance Explained
Co
mpo
nent
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared
Loadings
Rotation Sums of Squared
Loadings
Total % of
Variance
Cumulative
%
Total % of
Variance
Cumulative
%
Total % of
Variance
Cumulative
%
1 7.437 30.987 30.987 7.437 30.987 30.987 3.398 14.159 14.159
2 2.680 11.167 42.154 2.680 11.167 42.154 2.771 11.547 25.706
3 1.991 8.294 50.448 1.991 8.294 50.448 2.663 11.096 36.802
4 1.491 6.214 56.662 1.491 6.214 56.662 2.625 10.936 47.737
5 1.446 6.023 62.685 1.446 6.023 62.685 2.478 10.325 58.062
6 1.287 5.363 68.048 1.287 5.363 68.048 2.397 9.986 68.048
7 .882 3.674 71.723
8 .663 2.760 74.483
9 .625 2.603 77.086
10 .575 2.396 79.482
11 .569 2.372 81.854
12 .527 2.195 84.049
13 .499 2.079 86.129
14 .469 1.955 88.084
15 .397 1.654 89.738
16 .381 1.587 91.325
17 .373 1.555 92.880
18 .314 1.309 94.189
19 .300 1.249 95.439
20 .253 1.054 96.493
21 .242 1.007 97.499
22 .230 .960 98.459
23 .195 .813 99.272
24 .175 .728 100.000
Trường Đại học Kinh tế Huế
106
Extraction Method: Principal Component Analysis.
2. Ma trận xoay nhân tố lần thứ 1
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6
TD4 .826
TD2 .818
TD3 .806
TD1 .769
TD5 .521 .307
NL4 .787
NL1 .774
NL3 .712
NL2 .669
HS3 .826
HS2 .704
HS4 .701
HS1 .693
TT2 .794
TT3 .748
TT4 .734
TT1 .726
TI3 .803
TI1 .741
TI4 .734
TI2 .715
LP3 .894
LP1 .868
LP2 .864
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.
Trường Đại học Kinh tế Huế
107
3. Ma trận xoay nhân tố lần thứ 2
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy. .857
Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 1924.902
df 253
Sig. .000
Total Variance Explained
Comp
onent
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared
Loadings
Rotation Sums of Squared
Loadings
Total % of
Variance
Cumulative
%
Total % of
Variance
Cumulative
%
Total % of
Variance
Cumulat
ive %
1 7.111 30.917 30.917 7.111 30.917 30.917 3.050 13.261 13.261
2 2.667 11.597 42.514 2.667 11.597 42.514 2.743 11.928 25.189
3 1.986 8.634 51.148 1.986 8.634 51.148 2.676 11.635 36.824
4 1.465 6.371 57.519 1.465 6.371 57.519 2.613 11.362 48.186
5 1.437 6.250 63.768 1.437 6.250 63.768 2.472 10.749 58.936
6 1.286 5.592 69.360 1.286 5.592 69.360 2.398 10.425 69.360
7 .833 3.621 72.981
8 .625 2.716 75.697
9 .594 2.581 78.278
10 .572 2.489 80.767
11 .540 2.346 83.113
12 .502 2.182 85.295
13 .480 2.088 87.384
14 .398 1.729 89.112
15 .382 1.659 90.772
16 .374 1.627 92.398
17 .316 1.372 93.771
18 .301 1.308 95.079
19 .268 1.164 96.243
20 .250 1.086 97.329
21 .232 1.009 98.337
22 .195 .849 99.187
23 .187 .813 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Trường Đại học Kinh tế Huế
108
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6
TD4 .834
TD2 .812
TD3 .801
TD1 .756
NL4 .790
NL1 .776
NL3 .724
NL2 .669
HS3 .832
HS2 .711
HS4 .706
HS1 .696
TT2 .797
TT3 .749
TT1 .730
TT4 .725
TI3 .802
TI1 .739
TI4 .736
TI2 .718
LP3 .893
LP1 .868
LP2 .865
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.
4. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc đánh giá chung
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy. .683
Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 178.298
Df 3
Sig. .000
Trường Đại học Kinh tế Huế
109
Total Variance Explained
Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared
Loadings
Total % of
Variance
Cumulative
%
Total % of
Variance
Cumulative
%
1 2.169 72.303 72.303 2.169 72.303 72.303
2 .525 17.487 89.790
3 .306 10.210 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
5. Ma trận xoay nhân tố biến phụ thuộc
Component Matrixa
Component
1
DGC2 .892
DGC1 .857
DGC3 .799
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 1 components extracted.
Trường Đại học Kinh tế Huế
110
PHỤ LỤC 5
KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Phân tích tương quan
Correlations
TD NL HS TT TI LP DGC
TD
Pearson
Correlation 1 .510
**
.540** .437** .244** -.023 .626**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .001 .763 .000
N 172 172 172 172 172 172 172
NL
Pearson
Correlation .510
** 1 .502** .414** .267** .082 .621**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .286 .000
N 172 172 172 172 172 172 172
HS
Pearson
Correlation .540
**
.502** 1 .461** .311** .080 .611**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .298 .000
N 172 172 172 172 172 172 172
TT
Pearson
Correlation .437
**
.414** .461** 1 .180* .153* .602**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .018 .045 .000
N 172 172 172 172 172 172 172
TI
Pearson
Correlation .244
**
.267** .311** .180* 1 .199** .357**
Sig. (2-tailed) .001 .000 .000 .018 .009 .000
N 172 172 172 172 172 172 172
LP
Pearson
Correlation -.023 .082 .080 .153
*
.199** 1 .093
Sig. (2-tailed) .763 .286 .298 .045 .009 .225
N 172 172 172 172 172 172 172
DGC
Pearson
Correlation .626
**
.621** .611** .602** .357** .093 1
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .225
N 172 172 172 172 172 172 172
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
Trường Đại học Kinh tế Huế
111
2. Phân tích hồi quy bội
Model Summaryb
Model R R Square Adjusted R
Square
Std. Error of
the Estimate
Durbin-
Watson
1 .798a .637 .624 .44352 1.859
a. Predictors: (Constant), LP, TD, TI, TT, NL, HS
b. Dependent Variable: DGC
ANOVAa
Model Sum of
Squares
df Mean
Square
F Sig.
1
Regression 56.894 6 9.482 48.205 .000b
Residual 32.457 165 .197
Total 89.351 171
a. Dependent Variable: DGC
b. Predictors: (Constant), LP, TD, TI, TT, NL, HS
Coefficientsa
Model Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients
t Sig. Collinearity Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1
(Constant) -.428 .265 -1.617 .108
TD .261 .064 .245 4.074 .000 .608 1.646
NL .272 .062 .255 4.364 .000 .641 1.561
HS .186 .063 .182 2.971 .003 .584 1.712
TT .302 .059 .283 5.129 .000 .717 1.396
TI .151 .061 .122 2.455 .015 .884 1.131
a. Dependent Variable: Y
Trường Đại học Kinh tế Huế
112
Trường Đại học Kinh tế Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_cong_tac_cap_giay_chung_nhan_quyen_su_dung_dat_quyen_so_huu_nha_o_va_tai_san_khac_gan_lie.pdf