Trong những năm gần đây để tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp
trong quá trình hội nhập hệ thống quản lý nói chung và hệ thống kế toán đã có
những thay đổi tích cực. Các doanh nghiệp muốn hoạt động tốt và không ngừng
phát triển thì không chỉ quan tâm tới thị trường đầu ra cho sản phẩm, tới vấn đề
quản lý vốn mà còn phải tích cực phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành
sản phẩm để gia tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao uy tín.
Từ khi thành lập Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Kiểm định xây dựng đã
thực sự quan tâm tới việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm, vận dụng tương đối phù hợp với quy định chung của Nhà nước. Song để
kế toán nói chung và bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm nói riêng thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế góp phần tích cực vào việc
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì trong thời gian tới đây Công ty cần hoàn
thiện hơn nữa công tác này theo hướng chính xác và khoa học hơn.
84 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2365 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác hạch toán Cổ phần sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần và tư vấn đầu tư & Kiểm định xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. ……. ……. …….
Tổng cộng …….. …….. 117.615.000
Căn cứ vào Phiếu xuất vật tư kế toán tiến hành khai báo các số liệu liên quan đến
chứng từ thông qua màn hình nhập chứng từ sau:
- Số chứng từ: 1523
- Ngày chứng từ: 09/04/2006
- Nội dung: Xuất vật tư cho CT Nhà 3T BKH&ĐT
- Sau đó tiến hành định khoản trên máy:
Nợ TK 621: 5.700.000
Có TK 152: 5.700.000
Khi đó trên màn hình xuất hiện bảng nhập dữ liệu chi tiết của TK 621:
- Đối tượng chi phí: S1 – BKH (Công trình Nhà 3 tầng BKH&ĐT).
- Yếu tố chi phí: vl (Vật liệu)
- Số tiền: 5.700.000
Bảng phân bổ nguyên vật liệu
ĐK: Nợ TK 621: 5.700.000
Có TK 152: 5.700.000
Loại VL,
CCDC
sử dụng
Đối tượng
sử dụng
Vật liệu chính
Vật liệu phụ
Công cụ dụng cụ
Giá hạch
toán
(HT)
Giá thực
tế (TT)
Giá
HT
Giá
TT
Giá
HT
Giá TT
TK 621 – CP trực
tiếp
….. ……
Gạch chỉ 3.675.000 3.675.000 ….. ……
Cát đen 2.025.000 2.025.000 ….. ……
TK 627
…….
……
…….
Cộng 5.700.000 5.700.000
Khi dữ liệu nhập vào máy, chương trình kế toán CAP sẽ tự động chuyển số liệu vào
sổ Nhật ký chung (Bảng 1.2), sổ Cái 621 (Bảng 1.4), sổ chi tiết TK 621 (Bảng 1.3)
Đối với NVL xuất dùng cho máy thi công và cho toàn đội xây dựng cũng được hạch
toán tương tự như đối với NVL xuất dùng trực tiếp cho xây lắp. Như vậy, việc tập hợp chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp tại XNXD số 8 nhìn chung về cơ bản là đúng với chế độ quy
định, thủ tục xuất nguyên vật liệu cung cấp kịp thời đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng
chủng loại do bên A yêu cầu. Tuy nhiên, trong chi phí nguyên vật liệu lại bao gồm cả chi
phí sử dụng cho máy thi công và cho công tác quản lý đội là chưa đúng theo chế độ quy
định. Mặt khác, vật tư chủ yếu là mua về xuất dùng ngay nhưng đơn vị vẫn làm thủ tục
nhập kho rồi xuất dùng nên vật tư tại công ty không được theo dõi chi tiết theo từng đối
tượng, từng chủng loại.
XNXD số 8
Bảng 1.3
Sổ tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Quý II năm 2006
Tên đối tượng: Công trình Nhà 3 tầng BKH&ĐT đơn vị: đồng
Chứng từ
Trích yếu TK đối ứng
Số phát sinh trong
kỳ Số Ngày
……. ……. …… ….. ……
1523 09/04/06 Xuất kho vật tư 152 5.700.000
1524 11/04/06 Xuất kho vật tư 152 578.000
…… ….. …… …. ……
1556 05/05/06 Xuất kho vật tư 152 3.278.000
……. …… ….. ….. …..
THTL6 31/06/06
Cộng 612.350.486
- Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Ngày nay, mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển, máy móc được sử dụng nhiều
trong xây dựng nhưng vẫn không thể thay thế được cho người lao động. Tại Công
ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Kiểm định xây dựng lao động chủ yếu là lao động thủ
công nên chi phí nhân công trực tiếp chiếm một tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản
phẩm. Do đó việc hạch toán đầy đủ, chính xác khoản mục chi phí nhân công trực
tiếp là một yêu cầu bức thiết tại công ty nhằm tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm
đồng thời giúp cho việc tính và thanh toán bằng tiền công tiền lương kịp thời, thoả
đáng cho người lao động góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người lao
động và khuyến khích người lao động có ý thức nâng cao năng suất và chất lượng
lao động.
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp tại công ty bao gồm tiền lương, tiền
công, các khoản phụ cấp, tiền thưởng của nhân công trực tiếp xây lắp, công nhân
điều khiển máy thi công, nhân viên quản lý đội xây dựng và các khoản trích BHYT,
BHXH, KPCĐ trên tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân điều
khiển máy, nhân viên quản lý đội.
Chi phí nhân công trực tiếp được theo dõi trên TK 622 – Chi phí nhân công
trực tiếp. TK 622 được theo dõi chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
Công ty có 2 cách tính lương:
+ Lương sản phẩm hay còn gọi là lương khoán được áp dụng cho bộ phận trực
tiếp tham gia thi công xây dựng.
+ Lương thời gian được áp dụng cho bộ máy quản lý chỉ đạo sản xuất, bảo vệ,
thủ kho, lái xe…
Cuối tháng căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, bảng hợp đồng làm khoán,
kế toán định khoản trên máy:
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp (Chi tiết cho từng công trình)
Có TK 334: Phải trả công nhân viên
Chi phí nhân công trực tiếp xây dựng
Sau khi được công ty giao khoán thi công công trình, đội trưởng đội xây dựng
sẽ tiến hành khoán các công việc cho các tổ sản xuất trong công trường, đề ra tiến
hành khoán các công việc cho các tổ chức sản xuất trong công trường, đề ra tiến độ
thi công theo hợp đồng khoán, xác định đơn giá khoán gọn cho từng công việc. Do
đặc điểm của ngành đòi hỏi lao động nhiều mà lại không liên tục nên công ty sử
dụng nhiều lao động thời vụ. Đơn giá áp dụng là đơn giá nội bộ được lập dựa trên
đơn giá của Nhà nước và có sự thoả thuận của hai bên. Hợp đồng làm khoán là
chứng từ ban đầu để hạch toán tiền lương theo khối lượng công việc.
Xí nghiệp XD số 8
Hợp đồng làm khoán
Số: 14
Công trình: Nhà 3 tầng BKH&ĐT
Tổ: Nề. Tổ trưởng Nguyễn Thanh Tuấn
TT
Nội dung
công việc,
điều kiện sản
xuất, điều
kiện kỹ thuật
Đơn vị
tính
Giao khoán Kỹ thuật
xác định
chất
lượng, số
lượng
công việc
Kỹ
thuật
ký (họ
tên)
Khối
lượng
Đơn giá
Thành
tiền
1 Xây tường T1 m2 60 9.000 540.000
2 Trát tường T1 m2 75.6 10.000 756.000
….. ….
Tổng số 7.080.000
(Tổng số tiền bằng chữ: Bảy triệu không trăm tám mươi ngàn đồng chẵn)
Ngày 15 tháng 5 năm 2006
Người nhận khoán Người giao khoán Cán bộ định mức Kế toán trưởng
Thủ trưởng đơn vị
Hàng ngày, tổ trưởng các tổ xây dựng chỉ đạo, đôn đốc công nhân trong tổ
thực hiện công việc đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật đồng thời theo dõi,
chấm công cho công nhân vào bảng chấm công chi tiết cho từng công việc làm căn
cứ cho việc thanh toán tiền công sau này.
Cuối mỗi tháng, tổ trưởng các tổ xây dựng chỉ đạo, đôn đốc công nhân trong tổ
thực hiện công việc đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật đồng thời theo dõi,
chấm công cho công nhân vào bảng chấm công chi tiết cho từng công việc làm căn
cứ cho việc thanh toán tiền công sau này.
Cuỗi mỗi tháng, chủ nhiệm công trình, cán bộ phụ trách thi công có trách
nhiệm nghiệm thu và tính toán khối lượng công việc hoàn thành. Nhân viên kế toán
của Xí nghiệp căn cứ vào hợp đồng giao khoán và biên bản nghiệm thu khối lượng
hoàn thành tính ra số lượng của tổ xây dựng bằng cách lấy khối lượng công việc
hoàn thành nhân với đơn giá khoán và lập Bảng thanh toán tiền lương cho công
nhân.
Căn cứ vào bảng chấm công và tổng số công, kế toán tính ra đơn giá một công
và tiền lương nhận được của một công nhân theo công thức sau:
Đơn giá công =
Tổng số lương của tổ xây dựng trong tháng
Tổng số công
Tiền lương của một công nhân trong tháng = Đơn giá công x Số công
Kế toán hạch toán như sau:
+ Đối với công nhân trong danh sách (lao động dài hạn):
Nợ TK 622: CP nhân công trực tiếp
Có TK 334: Phải trả công nhân viên
+ Riêng đối với công nhân thời vụ ký hợp đồng ngắn hạn:
Nợ TK 622: CP nhân công trực tiếp
Có TK 331: Phải trả lao động thuê ngoài
Khi thanh toán lương cho lao động thuê ngoài, kế toán hạch toán:
Nợ TK 331:
Có TK 111:
Ví dụ:
Theo hợp đồng làm khoán và bảng thanh toán tiền lương ta có:
Anh Tuấn có số công trong tháng là 28 công, trong đó tổng số lương thực hiện
theo hợp đồng làm khoán của cả tổ nề là 7.080.000 (đồng)
Vậy tiền lương của anh Tuấn được tính như sau:
Đơn giá công = 7.080.00 = 40.000
177
Tiền lương của anh Tuấn = 40.000 x 32 công = 1.280.000 (đồng)
Căn cứ vào hợp đồng làm khoán và bảng thanh toán tiền lương của các tổ xây
dựng (tổ nề, tổ điện nước, tổ sắt, tổ sơn vôi,…) kế toán tiến hành nhập dữ liệu theo
các bước sau:
+ Đối với công nhân trong danh sách:
- Số chứng từ: 1574
- Ngày chứng từ: 15/05/06
- Nội dung: Trích tiền lương phải trả T4 cho công nhân CT Nhà 3T BKHĐT
- Sau đó tiến hành định khoản:
Nợ TK 622: 45.382.871
Có TK 334: 15.190.355
Có TK 331: 30.192.516
Khi đó màn hình sẽ hiện lên một bảng nhập chi tiết TK 622:
- Đối tượng chi phí: S1 – BKH
- yếu tố chi phí: nc (nhân công)
Số tiền: 45.382.871
Sau khi dữ liệu được nhập vào máy tính, chương trình CAP sẽ tự động ghi vào
số Nhật ký chung, Sổ Cái TK 622 (bảng 2.2), sổ chi tiết TK 622 (bảng 2.1)
Tiền lương nhân viên quản lý đội.
Nhân viên quản lý đội bao gồm đội trưởng công trình, chủ nhiệm công trình,
nhân viên kỹ thuật, lái xe…Tiền lương của nhân viên quản lý đội được tính trên cơ
sở tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định, hệ số lương, bậc lương. Hàng tháng,
nhân viên kinh tế tại các đội theo dõi chấm công vào bảng chấm công, cuối tháng
tính ra tiền lương, lập bảng thanh toán lương và gửi về phòng kế toán.
Hiện nay, theo quy định của Nhà nước tiền lương tối thiểu 450.000 đồng, thực
hiện chế độ làm việc 40giờ/tuần, vậy mức lương ngày được tính như sau:
Mức lương tháng = Hệ số lương x Hệ số cấp bậc x Tiền lương tối thiểu
Mức lương ngày =
Mức lương tháng
22 ngày
Tiền lương phải trả = Mức lương ngày x Số ngày làm việc
Ví dụ:
Căn cứ vào bảng chấm công thời gian ta có: anh Thắng đội trưởng đội CT số 1
có bậc lương là 4, hệ số lương là 2,02. Trong tháng số công làm việc là 30 ngày.
Vậy tiền lương của anh được tính như sau:
Lương phải trả = [(450.000 x 4 x 2,02)/22] x 30 công = 4.958.181.818 (đồng)
Sau khi tính được lương phải trả cho nhân viên quản lý đội, kế toán các đội lập
bảng thanh toán lương, bảng chấm công gửi về phòng kế toán của XN. Kế toán sẽ
tiến hành nhập dữ liệu vào máy theo định khoản:
Nợ TK 622: Chi tiết cho từng công trình
Có TK 334: Phải trả cho công nhân viên.
Ví dụ:
Trong tháng 4/2006, căn cứ vào bảng chấm công và bảng thanh toán tiền
lương của nhân viên quản lý đội CT Nhà 3 tầng BKHĐT được nhập vào máy như
sau:
- Số chứng từ: 1545
- Ngày chứng từ: 30/4/2006
- Nội dung: Chi phí lương của đội CT Nhà 3T BKHĐT
- Sau đó tiến hành định khoản:
Nợ TK 627: 6.565.000
Có TK 334: 6.565.000
Khi đó màn hình sẽ hiện lên bảng nhập chi tiết TK 622:
- Đối tượng chi phí: S1 – BKH
- Yếu tố chi phí: nc (nhân công)
- Số tiền: 6.565.000
Việc tính tiền lương đối với công nhân trực tiếp lao động và tiền lương của quản lý đội CT nhà 3 tầng BKHDT được tính căn cứ
vào bảng phân bổ tiền lương.
Ghi có TK
Đối tượng
sử dụng
TK 334 – Phải trả cho CNV TK 338 – Phải trả phải nộp khác
TK 335
chi phí
phải trả
Cộng Lương
chính
Lương
phụ
Các
khoản
khác
Cộng có
TK 334
KPCD
(3382)
BHXH
(3383)
BHYT
(3384)
Cộng có
TK 338
TK 622 – CPCNTT 15.190.355 15.195.355 303.807 2.278.553 303.807 2.886.167 18.071.522
TK 627 – CP chung 6.565.000 6.656.000 121.300 984.750 121.300 1.227.350 7.792.350
……. ……. ……. ……. ……. ……. ……. ……. ……. ……. …….
…….. …….. …….. …….. …….. …….. …….. …….. …….. …….. ……..
…….. …….. …….. …….. …….. …….. …….. …….. …….. …….. ……..
Cộng
Nợ TK 622: 15.190.355
Có TK 334: 15.190.355
Nợ TK 627: 656500
Có TK 334: 653.500
Nợ TK 622: 2.886.167
Nợ TK 627: 1.227.350
Có TK 338
Sau khi nhập dữ liệu, máy sẽ tự động vào sổ Nhật ký chung (bảng 1.2), sổ Cái
TK 622 (bảng 2.2), sổ chi tiết TK 622 (bảng 2.1)
Chi phí tiền lương công nhân sử dụng máy thi công:
Tại công ty, máy móc thi công được đôi cơ giới quản lý, khi có nhu cầu sử
dụng máy móc, các đội công trình làm đơn xin sử dụng. Đội cơ giới sẽ cử người
điều khiển máy.
Tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công được tính căn cứ vào số ca
máy thực hiện nhân với đơn giá một ca máy.
Bảng 2.1.
XNXD số 8:
Sổ Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Quý II năm 2006
Tên đối tượng: Công trình Nhà làm việc 3 tầng BKH & ĐT
Đơn vị: đồng
Chứng từ
Trích yếu TK đối ứng
Số phát sinh
trong kỳ Số NT
PBLT4 30/5/06 Phân bổ tiền lương tháng 4 năm 2006 334
331
38.357.516
15.190.355
TRBH 30/5/06 Trích KPCĐ, BHXH, BHYT 19% 338 5.041.368
…….. ….. …….
KCNC 30/6/06
Cộng 191.374.601
Ví dụ:
Trong tháng 4/2006, đội công trình Nhà 3 tầng BKHĐT, căn cứ vào bảng
chấm công của đội gửi lên ta có: Trong tháng, công trình Nhà 3T BKH có sử dụng
máy vận thăng. Đơn giá một ca máy là 400.000 đồng, số ca máy sử dụng là 4 ca.
Tổng số lương phải trả là: 400.000 x 4 = 1.600.000 (đồng). Khi đó, kế toán nhập dữ
liệu vào máy:
- Số chứng từ: 1548
- Ngày chứng từ: 30/04/2006
- Nội dung: Trích lương sử dụng máy thi công CT BKH
- Sau đó tiến hành định khoản:
Nợ TK 622: 1.600.000
Có TK 334: 1.600.000
Khi đó màn hình sẽ hiện lên bảng nhập chi tiết TK 622:
- Đối tượng chi phí: S1 BKH
- Yếu tố chi phí: nc (Nhân công)
- Số tiền: 1.600.000
Khi đó, chương trình CAP sẽ tự động vào sổ Nhật ký chung (bảng 1.2), sổ Cái
TK 622 (bảng 2.2), sổ chi tiết TK 622 (bảng 2.1)
Trích BHXH, KPCĐ, BHYT.
Tại XNXD số 8 – Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Kiểm định xây dựng, các
khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo hàng quý căn cứ vào bảng thanh
toán lương do các đội gửi lên. Tỷ lệ trích các khoản như sau:
- KPCĐ được trích theo tỷ lệ 3% theo toàn bộ tiền lương thực tế của cán bộ
công nhân viên kể cả công nhân thời vụ ngoài danh sách. Trong đó 2% tính vào chi
phí, 1% tính vào tiền lương của công nhân viên.
- BHXH được trích theo tỷ lệ 20% trên tiền lương cơ bản của CNV trong danh
sách. Trong đó 15% tính vào chi phí, 5% tính vào tiền lương của CNV.
Toàn bộ 19% các khoản trích trên lương của công nhân trực tiếp xây lắp, công
nhân điều khiển máy thi công, nhân viên quản lý đội đều được hạch toán vào TK
622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Sau khi tính toán các khoản trích, kế toán tiến
hành định khoản:
Nợ TK 622: Chi tiết từng công trình
Có TK 338 (3382, 3383, 3384)
Ví dụ:
Căn cứ vào bảng các khoản trích theo lương, các khoản trích BHYT, KPCĐ,
BHXH tháng 4/2006 công trình BKH kế toán tính toán các khoản BHXH, BHYT,
KPCĐ được trích như sau:
KPCĐ = (Lương CN trực tiếp + lương CN máy + lương quản lý đội) x 2%
= (45.382.871 + 1.600.000 + 6.565.000) x 2% = 1.070.958đ
BHXH = (Lương CNTT trong danh sách + lương CN máy + lương đội) x 15%
= (15.190.355 + 1.600.000 + 6.565.000) x 15% = 3.503.303đ
BHYT = (Lương CNTT trong danh sách + lương máy + lương đội) x2%
= (15.190.355 + 1.600.000 + 6.565.000) x 2% = 467.107đ
Sau khi tính toán xong, kế toán căn cứ vào các bảng thanh toán tiền lương, tiến
hành nhập vào máy như sau:
- Số chứng từ: 1552
- Ngày chứng từ: 30/04/2006
- Nội dung: Trích 2% KPCĐ T4/06 CT: BKH
- Sau đó tiến hành định khoản:
Nợ TK 622: 1.070.958
Có TK 3382: 1.070.958
Khi đó màn hình hiện lên bảng nhập chi tiết TK 622:
- Đối tượng chi phí: S1 – BKH
- Yếu tố chi phí: nc(nhân công)
- Số tiền: 1.070.958
Sau khi nhập, chương trình CAP sẽ tự động vào sổ Nhật ký chung (Bảng 1.2),
sổ Cái TK 622 (Bảng 2.2), sổ chi tiết TK 622 (Bảng 2.1)
Trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp chế độ quy định chỉ bao gồm các
khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp của công nhân trực tiếp xây lắp
mà không bao gồm các khoản tiền lương phải trả cho công nhân sử dụng máy thi
công, nhân viên quản lý đội, đồng thời cũng không bao gồm các khoản trích BHYT,
BHXH, KPCĐ trên tiền lương phải trả của công nhân việc trực tiếp xây lắp, công
nhân sử dụng máy, nhân viên quản lý đội. Việc hạch toán như trên là chưa đúng với
chế độ quy định.
- Kế toán chi phí sản xuất chung
Khoản mục chi phí sản xuất chung tại Xí nghiệp bao gồm các chi phí liên quan
tới hoạt động chung cho toàn đội xây dựng, được hạch toán chi tiết cho từng khoản
mục:
- Chi phí công cụ dụng cụ.
- Chi phí KHTSCĐ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí bằng tiền khác.
+) Chi phí công cụ dụng cụ
Chi phí công cụ dụng cụ được theo dõi trên TK 6273 (Chi tiết cho từng công
trình)
Trong hoạt động xây dựng, nhu cầu về CCDC chủ yếu sử dụng cho sản xuất
chung toàn đội xây dựng. CCDC tại đơn vị bao gồm: quần áo bảo hộ, xẻng, búa, các
loại ván khuôn, các loại máy nhỏ như: đầm dùi, đầm bàn, các loại máy cầm tay,
côppha,….Thủ tục xuất CCDC cho sản xuất tương tự như với NVL.
Đối với các CCDC có giá trị nhỏ như cuốc, xẻng, búa, kìm, côpha gỗ, quần áo
bảo hộ lao động….Đơn vị làm thủ tục xuất dùng một lần vào chi phí:
Nợ TK 6273 (Chi tiết cho từng công trình)
Có TK 1531 – CCDC
Khi xuất CCDC có giá trị lớn như côpha tôn,…phải phân bổ dần, kế toán ghi:
Nợ TK 242 – Chi phí dài hạn
Có TK 1531 – CCDC
Khi phân bổ giá trị CCDC vào chi phí sản xuất chung ghi:
Nợ TK 6273 (Chi tiết cho từng công trình)
Có TK 242 – Chi phí dài hạn
Ví dụ:
Trong tháng 4/2006, căn cứ vào chứng từ do đội công trình gửi lên, kế toán
tiến hành nhập dữ liệu vào máy:
- Số chứng từ: 1558
- Ngày chứng từ: 30/04/2006
- Nội dung: Xuất CCDC cho CT Nhà 3T BKH
- Sau đó tiến hành định khoản:
Nợ TK 6273: 3.800.000
Có TK 153: 3.800.000
Khi đó màn hình sẽ hiện lên bảng nhập chi tiết TK 6273:
- Đối tượng chi phí: S1 – K1
- Yếu tố chi phí: SXC (sản xuất chung)
- Số tiền: 3.800.000
Sau khi dữ liệu được nhập vào máy, chương trình CAP tự động ghi vào sổ
Nhật ký chung (bảng 1.2), sổ Cái TK 627 (bảng 3.2), sổ chi tiết TK 627 – CT BKH
(bảng 3.1)
+ Chi phí khấu hao TSCĐ
Tại công ty, khoản chi phí khấu hao TSCĐ được hạch toán vào TK 6274 – Chi
phí khấu hao TSCĐ. TK này được theo dõi chi tiết cho từng công trình.
Chi phí khấu hao TSCĐ bao gồm khấu hao TSCĐ dùng chung cho đội xây
dựng, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí sử dụng giàn giáo, chi phí máy thi
công thuê ngoài….
Công ty tiến hành trích KHTSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
TSCĐ sử dụng cho công trình nào thì khấu hao TSCĐ trực tiếp vào công trình
đó. Khấu hao TSCĐ được trích theo mỗi tháng như sau:
Mức khấu hao
tháng
=
Nguyên giá TSCĐ
x
1
Số năm tính khấu
hao
12 (tháng)
Sau khi tính toán được khấu hao cần trích, kế toán định khoản:
Nợ TK 6274 – Chi tiết cho từng công trình
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Riêng đối với giàn giáo, giáo là một loại CCDC khi mua về nhập kho CCDC
(hạch toán vào TK 153). Khi xuất dùng Đơn vị hạch toán vào TK 242. Sau đó phân
bổ dần cho từng lần sử dụng. Chi phí giáo được hạch toán vào TK 6274 và định
khoản:
Nợ TK 6274 – Chi tiết cho từng công trình
Có TK 242
Đơn vị: SNXD số 8
bảng phân bổ và trích khấu hao TSCĐ tháng 4 năm 2006
Chỉ tiêu Tỷ lệ KH Nguyên giá
Nơi SD
Toàn DN
TK 627
TK 642
CT Bộ KH CT Điện lực
I. Mức KHT3 16.100.000 5.000.000 4.900.000 6.200.000
II. Mức KH tăng T4
1. Tăng QLDN 10% 13.000.000 1.300.000 1.300.000
2. CT BKH 10% 20.900.000 2.090.000 2.090.000
3. CT Đlực 26.000.000 1.800.000 1.800.000
10% 10.000.000 1.000.000 1.000.000
5% 16.000.000 800.000 800.000
III. Mức KH giảm T4
1. QLDN 5% 11.000.000 550.000 550.000
IV. Mức KH T4 20.740.000 7.090.000 6.700.000 6.950.000
Bảng 3.1
XNXD số 8
Sổ tập hợp chi phí sản xuất chung
Quý II năm 2006
Tên đối tượng: công trình Nhà 3T BKHĐT Đơn vị: đồng
Chứng từ
Trích yếu TK đối ứng Số phát sinh trong kỳ
Số Ngày
…… …….. …….. ……. …….
1518 10/04/06 CP văn phòng phẩm CT 111 125.000
1540 30/04/06 Phân bổ khấu hao T4/06 214 7.090.000
1558 30/04/06 Xuất CCDC cho công trình 153 3.800.000
…… …….. …….. ……. …….
1561 06/05/06 Trả tiền điện thoại 112 1.300.000
…… …….. …….. ……. …….
KCCPC 30/6/06
Cộng 115.669.851
+ Các đội CTXD thuê đội cơ giới phụ trách phần việc máy thi công.
Đội cơ giới phải chịu tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến sử dụng máy
thi công, các đơn vị thuê máy phải trả tiền thuê máy theo thoả thuận với đội cơ giới.
Sau khi công việc hoàn thành, đội cơ giới gửi giấy báo về sử dụng máy thi công
trong đó ghi rõ khối lượng công việc, đơn giá, ca máy, số tiền các đội phải trả cho
đội cơ giới. Căn cứ vào giấy báo chi phí sử dụng máy kế toán ghi:
Nợ TK 6274 (Chi tiết cho từng công trình)
Có TK 331 (Chi tiết Đội cơ giới)
+ Các đội CTXD thuê máy từ bên ngoài.
Trong thực tế hiện nay, một số công trình thực hiện ở xa, máy móc thiết bị ở
bên ngoài hiện đại hơn, rẻ hơn nên các đội tiến hành thuê ngoài máy thi công. Căn
cứ vào hợp đồng thuê và các chứng từ liên quan do các đội gửi lên, kế toán định
khoản:
Nợ TK 6274 (Chi tiết cho từng công trình)
Nợ TK 1331 (Nếu có)
Có TK 111, 331 (Chi tiết cho từng người bán)
Ví dụ:
Khi thi công công trình Nhà 3 tầng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đội CTXD chọn
phương thức mượn máy của công ty để trực tiếp sử dụng. Cuối tháng 4/2006 căn cứ
vào các Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 4 (bảng 3.3), kế toán trích khấu
hao TSCĐ T4 là máy thi công, máy vi tính sử dụng cho quản lý đội….như sau:
- Số chứng từ: 1540
- Ngày chứng từ: 30/04/2006
- Nội dung: Phân bổ khấu hao tháng 4 CT BKH
- Sau đó tiến hành định khoản:
Nợ TK 6274: 7.090.000
Có TK 214: 7.090.000
Khi đó màn hình hiện lên bảng nhập chi tiết TK 6274:
- Đối tượng chi phí: S1-BKH
- Yếu tố chi phí: SXC (sản xuất chung)
- Số tiền: 7.090.000
Sau khi kế toán nhập dữ liệu, máy sẽ tự động ghi vào sổ Nhật ký chung, sổ Cái
TK 627 (bảng 3.2), sổ chi tiết TK 627 – CT BKH (bảng 3.1)
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí dịch vụ mua ngoài tại công ty được hạch toán vào TK 6277 – Chi phí
mua ngoài (Chi tiết cho từng công trình). Chi phí dịch vụ mua ngoài ở công ty bao
gồm: chi phí vận chuyển NVL, chi phí sửa chữa TSCĐ, tiền làm thủ tục thiết kế
công trình, chi phí tiền điện, tiền nước, điện thoại….
Khi chi phí thuê ngoài phát sinh phục vụ cho công tác xây dựng, căn cứ vào
các hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, các bảng kê mua ngoài do kế toán các đội
gửi lên, kế toán công ty định khoản:
Nợ TK 6277 (Chi tiết cho từng công trình)
Nợ TK 1331: Thuế GTGT (nếu có)
Có TK 111, 112, 331 (chi tiết cho từng người bán)
Với những hoá đơn có thuế GTGT, kế toán lập riêng một bản kê các chi phí
mua ngoài dùng để kê khai khấu trừ thuế GTGT hàng tháng.
Bên cạnh đó, trong trường hợp máy móc của công ty bị hỏng hóc thì công ty sẽ
tiến hành thuê ngoài sửa chữa kể cả sửa chữa thường xuyên vừa sửa chữa lớn
TSCĐ.
Khoản chi phí vận chuyển NVL, CCDC thuê ngoài cũng được hạch toán vào
TK 6277. Khi mua vật tư cho xây dựng, chi phí vận chuyển thường do người bán
đảm nhiệm hoặc đã nằm trong giá bán sản phẩm nên trong phiếu nhập kho thường
không có chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp công ty phải chịu
chi phí vận chuyển về tận chân công trình nên kế toán hạch toán khoản chi phí này
vào chi phí sản xuất chung.
Ví dụ:
- Số chứng từ: 1561
- Ngày chứng từ: 06/05/2006
- Nội dung: Trả tiền điện thoại T4 CT – BKH
Sau đó tiến hành định khoản:
Nợ TK 6277: 1.300.000
Nợ TK 1331: 130.000
Có TK 112: 1.430.000
Màn hình hiện lên bảng nhập chi tiết TK 6277:
- Đối tượng chi phí: S1 – BKH
- Yếu tố chi phí: sxc (sản xuất chung)
- Số tiền: 1.300.000
Sau khi nhập dữ liệu, máy sẽ tự động ghi vào sổ Nhật ký chung, sổ Cái TK
627 (bảng 3.2), sổ chi tiết TK 627 – CT BKH (bảng 3.1)
+ Chi phí khác bằng tiền.
Ngoài các khoản chi phí được hạch toán vào các TK trên, các chi phí khác có
liên quan đến hoạt động chung của toàn đội xây dựng như chi phí chè nước tiếp
khách, chi phí văn phòng phẩm, lãi tiền vay của các đội,….đều được hạch toán vào
TK 6278 – Chi phí khác bằng tiền theo dõi chi tiết cho từng công trình.
Ví dụ:
Trong tháng 4/2006, chi phí bằng tiền khác được đội CTXD báo lên cho phòng
kế toán của CT Nhà 3 tầng Bộ KH & ĐT như sau (kèm theo các chứng từ gốc):
Trích: Bảng kê chứng từ chi phí khác
Tháng 4/2006 Công trình: Nhà 3 tầng BKHĐT
Ngày tháng Nội dung Số tiền
07/04/2006
10/04/2006
15/04/2006
Chi phí tiếp khách
Chi phí mua văn phòng phẩm
Chi phí chè
…….
1.500.000
125.000
75.000
Tổng cộng 2.786.000
Căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ chi phí khác và chứng từ gốc, kế toán
công ty nhập dữ liệu vào máy:
- Số chứng từ: 1518
- Ngày chứng từ: 10/04/2006
- Nội dung: Chi phí văn phòng phẩm CT – BKH
- Sau đó định khoản:
Nợ TK 6278: 125.000
Có TK 111: 125.000
Màn hình hiện lên bảng nhập chi tiết TK 6278:
- Đối tượng chi phí: S1-BKH
- Yếu tố chi phí: sxc
- Số tiền: 125.000
Sau khi nhập dữ liệu, máy sẽ tự động ghi sổ Nhật ký chung, sổ cái TK 627
(bảng 3.2), sổ chi tiết TK 627 (bảng 3.1)
* Kế toán Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
Sau khi tập hợp các chi phí sản xuất theo các khoản mục chi phí, kế toán sử
dụng phần mềm kế toán CAP lập các bút toán kết chuyển các khoản mục chi phí
vào TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK 154 theo dõi chi tiết cho
từng công trình, hạng mục công trình.
Các khoản mục chi phí được tập hợp cho đối tượng nào thì được kết chuyển
trực tiếp cho công trình đó, như sau:
* Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí NVL trực tiếp được kết chuyển toàn bộ vào bên Nợ TK 1541 – Chi tiết
cho từng công trình đó vào bên Nợ TK 1541.
Kế toán làm bút toán kết chuyển giống như với các bước khi kết chuyển chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp thì toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp sẽ được kết
chuyển toàn bộ sang TK 154
* Tập hợp chi phí sản xuất chung.
Tương tự như với các bước kết chuyển ở trên, chi phí sản xuất chung tập hợp
cho công trình nào thì được kết chuyển trực tiếp cho công trình đó theo các tiểu
khoản sang bên Nợ TK 1541.
Sau khi làm bút toán kết chuyển, máy sẽ tự động ghi vào sổ Nhật ký chung, sổ
Cái các TK 621, 622, 627, 154, sổ chi tiết các TK 621, 622, 627, 154 – CT BKH.
Bảng 4.1: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất (Trích)
Công trình: Nhà 3T BKH&ĐT
Từ ngày 01/04/2006 đến ngày 30/06/2006
Tháng
Chi phí NVL
trực tiếp
Chi phí NC
trực tiếp
Chi phí sản
xuất chung
Tổng cộng
4 208.142.564 58.589.239 37.085.554 303.817.357
5 212.554.698 69.585.362 42.585.411 324.725.471
6 191.653.224 63.200.000 35.998.886 290.852.110
Cộng 612.350.486 191.374.601 115.669.851 919.394.938
2.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang.
Do chu kỳ sản xuất sản phẩm thường kéo dài và chỉ được tính giá trị sản phẩm
khi công trình hoàn thành, để thuận tiện cho việc quản lý chi phí thì cứ cuối mỗi kỳ,
công ty cùng đơn vị chủ đầu tư tiến hành kiểm kê đánh giá giá trị sản phẩm dở dang
cuối kỳ để tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Khối lượng xây dựng dở dang là
khối lượng xây dựng chưa được nghiệm thu hoặc chưa đạt tới điểm dừng hợp lý.
Ban kiểm kê gồm có đội trưởng đội công trình xây dựng, đại diện đơn vị chủ đầu tư,
phòng kỹ thuật thi công. Căn cứ vào bảng kiểm kê khối lượng xây lắp hoàn thành
trong quý và dở dang cuối quý phòng kinh tế sẽ tính được chi phí dở dang cuối quý
căn cứ vào đơn giá dự toán. Sau khi kiểm kê, các thành viên trong ban kiểm kê ký
nhận vào biên bản kiểm kê rồi trình lên Ban giám đốc công ty duyệt. Tại phòng kế
toán, căn cứ vào biên bản kiểm kê, kế toán xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ theo
công thức sau:
Chi phí thực tế
khối lượng xây
lắp dở dang
cuối kỳ
=
Chi phí thực tế của
KLXLDD đầu kỳ
+
Chi phí thực tế
của KLXL thực
hiện trong kỳ
x
Chi phí của
KLXLDD
cuối kỳ theo
dự toán
Chi phí của KLXL
hoàn thành bàn
giao trong kỳ theo
dự toán
+
Chi phí của
KLXLDD cuối
kỳ theo dự toán
Đối với công trình Nhà làm việc 3 tầng Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào
biên bản kiểm kê và tính toán của phòng kinh tế có các chỉ tiêu sau:
Trong Quý II năm 2006, tính đến tháng 6/2006, đội CTXD đã hoàn thành tầng
1 – Nhà làm việc 3 tầng BKHĐT. Ta có:
Chi phí dở dang thực tế cuối quý II/2006 CT: Nhà 3T BKH
1. Chi phí NVL trực tiếp: 63.735.420đ
2. Chi phí NC trực tiếp: 11.528.250đ
3. Chi phí chung: 87.479.000đ
Cộng: 87.479.000đ
2.2.4. Tính giá thành sản phẩm xây lắp
Tại đơn vị, kỳ tính giá thành được xác định là hàng quý. Với mỗi công trình
hoàn thành, kế toán tổng hợp căn cứ vào các chi phí tập hợp được tiến hành tính giá
thành cho từng công trình, hạng mục công trình, từng khối lượng công việc hoàn
thành trong kỳ.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty là phương pháp tính giá
thành trực tiếp.
Giá thành thực tế
của KLXL hoàn
thành bàn giao
=
Chi phí
dở dang
đầu kỳ
+
Chi phí thực tế
phát sinh trong
kỳ
-
Chi phí thực tế của
KLXL dở dang cuối kỳ
Kế toán xác định giá thành sản phẩm quý II năm 2006 của công trình Nhà làm
việc 3 tầng Bộ Kế hoạch và Đầu tư như sau:
- Chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ: 0
- Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ: 919.394.938đ
- Chi phí dở dang cuối kỳ: 87.479.000đ
- Giá thành thực tế = 0 + 919.394.938 – 87.479.000
= 831.915.938 (đồng)
Sau khi tính giá thành của công trình Nhà 3T Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kế toán
thực hiện bút toán phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632: 931.915.398
Có TK 1541: 831.915.938
Đồng thời khi đó máy sẽ tự động ghi vào sổ Nhật ký chung, sổ Cái TK 154, Sổ
chi tiết TK 154, TK 632 – CT 3T BKH.
XNXD số 8
Sổ chi tiết – TK 154 (trích)
Quý II năm 2006
Tên đối tượng: Công trình Nhà 3T Bộ KHĐT đơn vị: đồng
Số dư đầu kỳ: 0
Chứng từ
Trích yếu TK đối ứng
Số phát sinh trong kỳ Số dư
Số Ngày Nợ Có Nợ Có
KCVL 30/06/06 Kết chuyển CPNVLTT quý II/2006 621 612.350.486 63.735.420
KCNC 30/06/06 Kết chuyển CPNCTT quý II/2006 622 191.374.601 11.528.250
KCCPC 30/06/06 Kết chuyển CPSXC quý IV/2006 627 115.669.851 12.215.330
THCP 30/06/06 Kết chuyển GTSP hoàn thành 632 831.915.938
Cộng 919.394.938 831.915.938 87.479.000
Số dư cuối kỳ: 87.479.000
XNXD số 8
Bảng 1.2
Nhật ký chung (trích)
Quý II năm 2006
Đơn vị: đồng
Ngày ghi
sổ
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản Số phát sinh
Số NT Nợ Có Nợ Có
……. ……. ……. ……. …… ……. ….. …..
09/04/06 1523 09/04/06 Xuất kho vật tư cho CT BKHĐT 621 152 5.700.000 5.700.000
11/04/06 1524 11/04/06 Xuất kho vật tư cho CT BKHĐT 621 152 578.000 578.000
……. ……. …… …. ….. ….. ….. …..
05/05/06 1556 05/05/06 Xuất kho vật tư cho CT BKHĐT 621 152 3.278.000 3.278.000
12/05/06 1557 12/05/06 Xuất kho vật tư cho CT BKHĐT 621 152 135.000 135.000
…….. ….. …… ….. …… ….. …… ……
05/05/06 1574 15/05/06 Lương phải trả T4/06 CT BKH 622 334 65.136.000 65.136.000
….. ……. ……. …….. ….. …… ….. …..
30/4/06 1540 30/4/06 Phân bổ khấu hao T4/06 627 214 7.090.000 7.090.000
…… …… ……. …….. ….. ……. ….. ….
10/04/06 1518 10/04/06 Chi phí VPP CT: BKH 627 111 125.000 125.000
30/6/06 KCVLTT 30/06/06 Kết chuyển CPNVLTT quý
II/2006
154 621 612.350.486 612.350.486
30/06/06 KCNC 30/06/06 Kết chuyển CPNCTT quý
II/2006
154 622 191.374.601 191.374.601
30/6/06 KCCPC4 30/06/06 Kết chuyển CPXDC quý II/2006 154 627 115.669.51 115.669.851
Cộng
XNXD số 8
Bảng 1.4
Sổ cái (trích)
Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Thời gian báo cáo: Quý II năm 2006
Đơn vị: đồng
Chứng từ Nội dung TK đối ứng Số phát sinh trong kỳ Số dư
Số Ngày Nợ Có Nợ Có
….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..
1523 09/04/06 Xuất kho vật tư CT: BKH 152 5.700.000
1524 11/04/06 Xuất kho vật tư CT: BKH 152 578.000
….. …… …… ….. …. … ….. …..
1556 05/05/06 Xuất kho vật tư CT: BKH 152 3.278.000
….. …… …. ….. ….. ….. ….. …..
THVL6 30/06/06 Kết chuyển CPNVLTT:
CT: BKH
154 612.350.486
Cộng ….. …….
Bảng 2.2.
XNXD số 8:
Sổ cái (trích)
Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Thời gian báo cáo: Quý II năm 2006
Đơn vị: đồng
Chứng từ
Trích yếu TK đối ứng
Số phát sinh trong kỳ Số phát sinh
Số NT Nợ Có Nợ Có
PBLT4 30/5/06 Phân bổ tiền lương tháng 4 năm 2006 334
331
38.357.516
15.190.355
TRBH 30/5/06 Trích KPCĐ, BHXH, BHYT 19% 338 5.041.368
…….. ….. …….
KCNC 30/6/06
Cộng ……. ………
Bảng 3.2
XNXD số 8
Sổ cái (Trích)
Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung
Thời gian báo cáo: Quý II năm 2006
Chứng từ
Trích yếu TK đối ứng
Số phát sinh trong kỳ Số dư
Số Ngày Nợ Có Nợ Có
…… …….. …….. ……. …….
1540 30/04/06 Phân bổ khấu hao T4/06 CT: 3T BKH 214 7.090.000
1558 30/04/06 Xuất CCDC cho công trình 3T 153 3.800.000
…… …….. …….. ……. …….
1561 06/05/06 Trả tiền điện thoại CT: 3T BKH 112 1.300.000
…… …….. …….. ……. ……. …….
KCCPC 30/6/06 Kết chuyển CPSXC quý II/2006 154 115.669.851 115.669.851
Cộng …… ……
XNXD số 8
Sổ cái - (trích)
Tài khoản 154: Chi phí sản xuất dở dang
Thời gian báo cáo: Quý II năm 2006
Đơn vị: đồng
Số dư đầu kỳ: 234.524.550
Chứng từ
Trích yếu TK đối ứng
Số phát sinh trong kỳ Số dư
Số Ngày Nợ Có Nợ Có
KCVLBKH 30/06/06 Kết chuyển CPNVLTT quý II BKH 621 612.350.486 63.735.420
KCNCBKH 30/06/06 Kết chuyển CPNCTT quý II BKH 622 191.374.601 11.528.250
KCCPCBKH 30/06/06 Kết chuyển CPXSC quý II BKH 627 115.669.851 12.215.330
THCP-BKH 30/06/06 Kết chuyển GTSP hoàn thành BKH 632 831.915.93
Cộng ……. …… 87.479.000
XNXD số 8
Báo cáo giá thành xây lắp quý ii/2006
Công trình: nhà 3T BKHĐT
Đơn vị: đồng
Khoản mục chi phí Tổng phát sinh trong kỳ Dở dang đầu kỳ Dở dang cuối kỳ Giá thành
Vật liệu trực tiếp 612.350.486 0 63.735.420 548.615.066
Nhân công trực tiếp 191.374.601 0 11.528.250 179.846.351
Sản xuất chung 115.669.851 0 12.215.330 103.454.521
Tổng 919.394.938 87.479.000 831.915.938
Chương 3
Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm xây lắp Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Kiểm định xây dựng
I. Nhận xét chung về công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư
và Kiểm định xây dựng
1. Những ưu điểm trong công tác kế toán tại XN.
Xí nghiệp Xây dựng số 8 tuy là một Xí nghiệp còn non trẻ nhưng từ khi thành
lập đã dần khẳng định vị thế của mình. Xí nghiệp luôn là một đơn vị hàng đầu của
Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Kiểm định xây dựng cũng như trong Tổng công
ty Xây dựng Hà Nội, luôn được Chủ đầu tư đánh giá cao cả về chất lượng và tiến
độ.
Về bộ máy kế toán: Xí nghiệp xây dựng bộ máy kế toán theo mô hình vừa tập
trung vừa phân tán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng
và tổ chức bộ máy kinh doanh của công ty. Việc phân chia nhiệm vụ giữa các phần
hành trong bộ máy kế toán có tính khoa học cao, đảm bảo sự hoạt động nhịp nhàng
giữa các bộ phận, phản ánh kịp thời các thông tin kế toán tài chính cho việc ra quyết
định. Phòng TCKT theo đúng như tên gọi của nó thực hiện đồng thời hai chức năng:
Tổ chức ghi chép sổ sách kế toán đồng thời quản trị tài chính cho doanh nghiệp.
Về tổ chức lao động kế toán: Đội ngũ nhân viên kế toán có sự bổ sung lẫn
nhau giữa những nhân viên lâu năm, giàu kinh nghiệm, có trình độ với nhân viên trẻ
nhiệt tình năng động, ham học hỏi trong công tác chính là điểm mạnh của bộ máy
kế toán. Công việc kế toán cũng được giảm nhẹ nhờ áp dụng phần mềm kế toán,
đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời về tình hình sản xuất kinh doanh cho bộ máy
quản lý nhằm đưa ra những quyết định chính xác kịp thời.
Về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được tiến hành
hạch toán một cách có logic và có khoa học. Việc lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí
và tính giá thành phù hợp đã tạo điều kiện cho công tác kế toán tập hợp chi phí và
tính giá thành sản phẩm được chính xác. Mọi chi phí phát sinh đều được tập hợp cho
từng công trình, hạng mục công trình theo từng khoản mục chi phí. Các chi phí phát
sinh đều được tập hợp tại các đội công trình theo các công trình xây dựng sau đó gửi
lên XN hạch toán và quản lý chi tiết. Điều đó khẳng định rằng mọi nghiệp vụ kinh tế
phát sinh đều được xem xét, phân tích kỹ lưỡng, phát hiện kịp thời các sai sót và điều
chỉnh phù hợp với chế độ tài chính quy định. Giá thành của từng công trình, hạng
mục công trình là toàn bộ chi phí phát sinh từ khi khởi công công trình cho đến khi
hoàn thành bàn giao.
Có thể nói rằng việc tổ chức công tác kế toán tại Xí nghiệp XD số 8 – Công ty
Cổ phần Tư vấn đầu tư và Kiểm định xây dựng là tương đối hợp lý, phản ánh chính
xác, kịp thời, trung thực các thông tin kinh tế tài chính. Đặc biệt tính chính xác
trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã góp phần hạ
giá thành sản phẩm trong khi chất lượng công trình không đổi, từ đó nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh cho toàn công ty.
Bên cạnh những ưu điểm trong công tác kế toán tại xí nghiệp vẫn còn có một
số tồn tại cần được khắc phục kịp thời để đảm bảo tính chính xác trong công tác kế
toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
2. Những tồn tại cần khắc phục
2.1. Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Đơn vị tiến hành hạch toán cả chi phí nguyên vật liệu dùng cho máy thi công
và dùng cho quản lý các đội xây dựng vào TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp.
2.2. Về chi phí nhân công trực tiếp
Công ty tiến hành trích cả tiền lương của công nhân điều khiển máy, nhân viên
quản lý đội và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của công nhân
trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng máy thi công, nhân viên quản lý đội xây dựng
vào TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp là chưa đúng với chế độ hiện hành quy
định. Theo chế độ quy định thì các khoản chi phí này được hạch toán vào TK 627.
2.3. Những tồn tại khác.
- Việc trích BHXH, BHYT, KPCĐ chưa đúng với chế độ. Công ty tiến hành
hạch toán các khoản trích KPCĐ, BHXH, BHYT vào TK 622 thay vì hạch toán theo
chế độ vào TK 627.
- Xí nghiệp tiến hành hạch toán cả chi phí vận chuyển vật tư và chi phí dịch vụ
mua ngoài.
- Xí nghiệp chưa lựa chọn các tiêu thức phân bổ để phân bổ chi phí sản xuất
chung trong trường hợp các đội xây dựng tiến hành thi công nhiều công trình mà
không thể tách riêng từng khoản chi phí cho từng công trình.
- Xí nghiệp chưa theo dõi chi phí sử dụng máy thi công trên một tài khoản
riêng do thi công theo phương thức hỗn hợp theo chế độ quy định.
II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán CPSX và tính giá
thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Kiểm định xây
dựng
Qua thời gian thực tập tại Xí nghiệp, em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Xí nghiệp.
1. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Hiện nay, XN đang sử dụng tài khoản 331 - Phải trả cho đối tượng khác để
hạch toán chi phí nhân công trực tiếp thuê ngoài:
Nợ TK 622 - Chi tiết cho từng công trình
Có TK 331 – Chi tiết cho từng đội công trình
Việc hạch toán như trên tuy không ảnh hưởng đến tổng chi phí nhân công trực
tiếp trong giá thành sản phẩm, nhưng làm tăng khoản phải trả cho các đội công trình
và giảm khoản phải trả cho công nhân viên. Điều đó là chưa đúng với chế độ quy
định. Vì vậy nên theo dõi các khoản phải trả cho lao động thuê ngoài trên TK 3342
– Phải trả cho lao động thuê ngoài. Khi các đội báo chi phí nhân công trực tiếp xây
lắp kế toán định khoản:
Nợ TK 622 – Chi tiết cho từng công trình
Có TK 3341: Đối với công nhân trong danh sách
Có TK 3342: Đối với lao động thuê ngoài
Theo quy định đối với doanh nghiệp xây lắp, chi phí nhân công trực tiếp bao
gồm các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp, không bao gồm các khoản phải trả
cho nhân viên quản lý đội…và không bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT,
KPCĐ trên tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên điều khiển máy thi
công, nhân viên quản lý đội xây dựng. Các khoản trích này phải được hạch toán vào
TK 6271 nhưng hiện nay đơn vị đều hạch toán vào TK 622 là sai so với chế độ.
2. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
Hiện nay, công ty đang tiến hành thi công xây lắp công trình theo phương thức
thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy nhưng kế toán công ty không
mở tài khoản chi phí sử dụng máy thi công. Như vậy để quản lý tốt hơn các chi phí
liên quan đến máy thi công, công ty nên mở TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
như trong hệ thống kế toán doanh nghiệp xây lắp theo quyết định số 1864/1998/QĐ
- BTC ngày 16/12/1998 để theo dõi và tập hợp chi phí về sử dụng máy thi công cho
các công trình.
TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công được dùng để tập hợp chi phí sử dụng
xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình. Chi phí sử
dụng máy thi công bao gồm các chi phí liên quan đến máy thi công như chi phí
nguyên, nhiên liệu cho máy hoạt động, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp cho
công nhân điều khiển máy thi công, chi phí bảo dưỡng máy….Không hạch toán vào
tài khoản này cho khoản trích về BHYT, KPCĐ, BHXH tính trên tiền lương phải trả
cho công nhân điều khiển máy.
TK 623 được theo dõi chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình và
được mở 6 tài khoản cấp 2 theo từng khoản: Chi phí nhân công, chi phí vật liệu, chi
phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài, và
chi phí khác bằng tiền.
3. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Xí nghiệp nên hạch toán riêng chi phí vật liệu dùng cho máy thi công vào TK
6232 – Chi phí vật liệu cho máy thi công và chi phí vật liệu dùng cho quản lý đội
xây dựng vào TK 6272 – Chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng thay vì hạch toán cả
chi phí vật liệu dùng cho máy thi công và chi phí vật liệu cho quản lý đội xây dựng
vào TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Việc Xí nghiệp tiến hành hạch toán cả chi phí vật liệu dùng cho máy thi công
và chi phí vật liệu cho quản lý đội xây dựng vào TK 621 là không đúng với chế độ
quy định, tuy việc hạch toán này không làm thay đổi giá thành nhưng làm tăng
khoản mục chi phí nguyên vật liệu so với các khoản mục chi phí khác. Điều đó làm
cho kế toán phản ánh không đúng tỷ trọng của chi phí nguyên vật liệu trong tổng giá
thành sản phẩm.
Do vậy, Xí nghiệp nên hạch toán riêng chi phí nguyên vật liệu theo từng khoản
mục thích hợp.
Khi có chi phí nguyên vật liệu phát sinh cho máy thi công do các đội công
trình xây dựng tự đảm nhiệm, căn cứ vào phiếu xuất kho và các chứng từ có liên
quan, kế toán tiến hành định khoản:
Nợ TK 6232: Chi tiết cho từng công trình
Có TK 152: Chi phí nguyên vật liệu
Có TK 111, 331: Nếu mua về xuất dùng ngay
Tương tự với nguyên vật liệu xuất dùng cho quản lý đội, kế toán định khoản:
Nợ TK 6272: Chi tiết cho từng công trình
Có TK 152: NLVL
4. Về quy trình luân chuyển chứng từ
Hiện nay ở Xí nghiệp vẫn xảy ra tình trạng gửi chứng từ lên muộn do đó làm
ảnh hưởng đến công tác hạch toán dẫn đến phản ánh không chính xác về chi phí
một phần là do các đội trưởng chưa thực sự quan tâm, nhắc nhở đặc biệt là các cán
bộ vật tư, một phần là do có các công trình ở xa đi lại khó khăn. Trong thời gian tới
Xí nghiệp cần đưa ra những quy định thưởng phạt rõ ràng đối với những cá nhân có
liên quan, như là: sau khi nhận tiền tạm ứng mua vật tư một số ngày nhất định (10
ngày, hay 15 ngày) phải có trách nhiệm hoàn trả chứng từ về phòng tài vụ để giúp
cho việc cung cấp thông tin tài chính cho cấp trên luôn được chính xác và kịp thời.
Kết luận
Trong những năm gần đây để tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp
trong quá trình hội nhập hệ thống quản lý nói chung và hệ thống kế toán đã có
những thay đổi tích cực. Các doanh nghiệp muốn hoạt động tốt và không ngừng
phát triển thì không chỉ quan tâm tới thị trường đầu ra cho sản phẩm, tới vấn đề
quản lý vốn mà còn phải tích cực phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành
sản phẩm để gia tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao uy tín.
Từ khi thành lập Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Kiểm định xây dựng đã
thực sự quan tâm tới việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm, vận dụng tương đối phù hợp với quy định chung của Nhà nước. Song để
kế toán nói chung và bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm nói riêng thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế góp phần tích cực vào việc
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì trong thời gian tới đây Công ty cần hoàn
thiện hơn nữa công tác này theo hướng chính xác và khoa học hơn.
Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Kiểm định xây
dựng, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình với đề tài: “Hoàn thiện công
tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm”. Trong chuyên đề em đã
trình bày những hiểu biết của mình về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty và đưa ra một số ý kiến với mong muốn giúp
cho công ty hoàn thiện hơn nữa trong công tác hạch toán
Mục lục
Lời mở đầu ....................................................................................................................
Chương 1: Những lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm xây lắp ...........................................................................................................
1.1. Đặc điểm hoạt động xây lắp và những ảnh hướng của nó đến công tác quản lý,
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp xây lắp. ....
1.1.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của sản phẩm xây lắp ..............................................
1.2. Nội dung kinh tế, phân loại CPSX và tính giá thành sản phẩm trong doanh
nghiệp xây lắp ..............................................................................................................
1.2.1 Chi phí sản xuất ..................................................................................................
1.2.1.1. Bản chất của chi phí sản xuất ..........................................................................
1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất .................................................................................
1.2.2 Giá thành sản phẩm xây lắp .................................................................................
1.2.2.1 Bản chất của giá thành sản phẩm xây lắp ..........................................................
1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp ................................................................
1.3. Yêu cầu quản lý, nhiệm vụ của công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản
phẩm xây lắp ................................................................................................................
1.3.1. Yêu cầu về quản lý ..............................................................................................
1.3.2. Nhiệm vụ của công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ......................
1.4. nội dung hạch toán cpsx và tính giá thành sản phẩm xây lắp ..................................
1.4.1. Vai trò và yêu cầu của kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm. .......................
1.4.2. Đối tượng hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ......................................
1.4.3. Phương pháp hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp ....................
1.4.4. Hạch toán tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương
pháp kê khai thường xuyên. ...........................................................................................
1.4.5. Tổ chức hạch toán CPSX trên hệ thống sổ kế toán ...............................................
5.2 Hình thức kế toán nhật ký chung..............................................................................
Chương 2. Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty Cổ phần và tư vấn đầu tư & Kiểm định xây dựng .............................................
2.1. Khái quát chung về Công ty ....................................................................................
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty .......................................................
2.1.3. Quy trình sản xuất kinh doanh ..........................................................................
2.1.3. Đặc điểm tổ chức Bộ máy quản lý của Công ty. ..................................................
2.1.4. Đặc điểm Tổ chức kế toán ..................................................................................
2.2. Thực trạng công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại
Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Kiểm định xây dựng ...............................................
2.2.1. Đối tượng hạch toán CPSX .................................................................................
2.2.2. Kế toán tập hợp CPSX .........................................................................................
2.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang .................................................................................
2.2.4. Tính giá thành sản phẩm xây lắp ..........................................................................
Chương 3. Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm xây lắp Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Kiểm định xây dựng ..........
I. Nhận xét chung về công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Kiểm
định xây dựng ...............................................................................................................
1. Những ưu điểm trong công tác kế toán tại XN. .........................................................
2. Những tồn tại cần khắc phục .....................................................................................
2.1. Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. ......................................................................
2.2. Về chi phí nhân công trực tiếp ...............................................................................
2.3. Những tồn tại khác. ................................................................................................
II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán CPSX và tính giá thành
sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Kiểm định xây dựng ..............
1. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp .......................................................................
2. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công ...................................................................
3. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................................................
4. Về quy trình luân chuyển chứng từ ...........................................................................
Kết luận .........................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 657_7477.pdf