Luận văn Hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy thiết bị bưu điện

- Kỳ hạch toán : Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo quý tuy dễ dàng cho việc thực hiện và tiết kiệm thời gian nhưng không đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác. Điều này có thể là phù hợp cho Nhà máy trong giai đoạn vừa qua do tính độc quyền của ngành Bưu Chính Viễn thông không buộc Nhà máy phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong tiêu thụ sản phẩm cho các đơn vị trong ngành. Nhưng về tương lai gần thì Nhà máy phải đứng trong sự cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp trên thị trường khi mà Nhà máy không còn sự bao cấp của ngành Bưu điện trong quá trình mở cửa nên kinh tế hiện nay. Do đó, việc hạ giá thành là yếu tố cần thiết được quan tâm và các thông tin về giá thành luôn được cập nhật kịp thời và chính xác. - Công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất về chi tiết thì Nhà máy có những điểm cần được hoàn thiện sau: Về công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Theo như quy định thì tất cả các khoản chi về lương, tiền công trả cho người lao động hợp đồng ngắn hạn, dài hạn đều được hạch toán qua TK 334 nhưng Nhà máy đã hạch toán tiền công nhân viên lao động ngắn hạn không qua TK 334 mà hạch toán chi thẳng bằng tiền mặt. Thêm nữa, kế toán đã không hạch toán các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ ) theo đúng tỷ lệ quy định mà hạch toán BHXH 15% theo lương cơ bản, BHYT 2% theo lương cơ bản và KPCĐ 2% theo quỹ lương thực hiện của toàn Nhà máy và tất cả được hạch toán vào TK 622. Điều này là không đúng và nó dẫn đến việc tăng giá thành sản phẩm trong kỳ một cách không hợp lý (do trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên quản lý doanh nghiệp, nhân viên bán hàng vào TK 622 mà không hạch toán vào các tài khoản tương ứng TK 627, TK 641, TK 642 ).

pdf93 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy thiết bị bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh phí công đoàn được trích 2 % trong quỹ lương thực hiện vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Nhìn chung, Nhà máy đã thực hiện đúng chế độ lao động tiến lương chế độ trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn với định mức lao động hợp lý, việc trả lương cho công nhân kịp thời, đảm bảo mức sống cho công nhân lao động. Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy nên toàn bộ chi phí về tiền lương phải trả công nhân viên được tập hợp trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh, không phân bổ cho từng phần xưởng, hay từng nhóm sản phẩm. Mặt khác, chi phí lương tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ được khống chế trên quỹ lương thực hiện trong kỳ. Quỹ lương thực hiện = Doanh thu thực hiện x Đơn giá tiền lương trên 1.000 đồng doanh thu. Kế toán căn cứ vào tiền lương, phụ cấp phải trả cho công nhân viên, kế toán lập bảng tổng hợp thanh toán lương cho từng phân xưởng, các phòng ban. Căn cứ vào các bảng thanh toán lương này kế toán xác định được tiền lương cho từng bộ phân : quản lý và bộ phận sản xuất. Quý IV năm 2000 thì tiền lương chi như sau: Khối sản xuất : 2.097.893.680 đồng. Khối quản lý : 1.048.946.840 đồng. Hàng quý, kế toán tính ra quỹ lương cơ bản của Nhà máy như sau: Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 63 Quỹ lương cơ bản = Σ Hệ số cấp bậc của từng công nhân viên x Mức lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu là 180.000 đông, trong quý này Nhà máy tính ra tổng lương cơ bản là 494.774.280 đồng và quỹ lương thực hiện là 338.228.400 đồng. Dựa trên kết quả này kế toán tính ra các khoản trích theo lương như sau: - 15% BHXH theo lương cơ bản: BHXH = 15% * 494.774.280 = 74.216.142 đồng. - 2% BHYT trích theo lương cơ bản: BHYT = 2% * 494.774.280 = 9.895.486 đồng. - Trích KPCĐ 2% theo quỹ lương thực hiện: KPCĐ = 2% * 338.228.400 = 67.164.568 đông. Dựa trên các số liệu trên kế toán tiến hành phản ánh trên vào các NKCT và sổ Cái các tài khoản liên quan theo định khoản sau: (1) Nợ TK 622 : 3.097.893.680 Có TK 334 : 3.097.893.680 ( 2) Nợ TK 622: 151.276.196 Có TK 338 : 151.276.196 3382: 74.216.142 3383: 9.895.486 3384: 67.164.568 Trong kỳ Nhà máy đã chi tiền công thuê ngoài gia công và đã thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Căn cứ vào Nhật ký tiền mặt thì quý IV năm 2000 (Biểu 06 ). Nhà máy đã chi 192.319.089 đồng. Kế toán đã tiến hành ghi vào số Cái TK 622. Nợ TK 622: 192.319.089. Có TK 111 : 192.319.089. Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 64 Biểu 06: Nhật ký Tiền mặt TK 111 Quý IV năm 2000 Chứng từ Tài khoản SH NT Diễn giải Nợ Có Số tiền 3420 3541 3762 4011 17/10 21/11 23/11 25/12 Trả lương thuê ngoài tại Trần Phú Trả lương thuê ngoài tại Thượng Đình Trả lương thuê ngoài tại Lim Trả lương thuê ngoài tại TP 622 622 622 622 111 111 111 111 31.950.000 90.000.000 20.000.000 50.369.089 . Tổng cộng 192.319.089 Biểu 07: Sổ Cái Tài Khoản : Chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu TK 622 Quý IV năm 2000 NT Diễn giải TK đ/ứ Phát sinh Nợ Phát sinh Có Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 65 01/10 31/12 Số dư đầu kỳ - Chi phí nhân công trực tiếp - Lương khối sản xuất - Trích BHXH - Trích BHYT - Trích KPCĐ - K/C chi phí nhân công. Cộng phát sinh cuối quý Số dư cuối kỳ 111 334 3382 3383 3384 154 192.319.089 2.097.893.680 74.216.142 9.895.486 67.164.568 2.441.488.965 2.441.488.965 2.441.488.965 2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung trong Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện bao gồm : - Chi phí nguyên vật liệu dùng cho quản lý phân xưởng. - Chi phí công cụ dụng cụ cho quản lý phân xưởng. - Chi phí khấu hao tài sản cố định. - Chi phí thuê máy. - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí bằng tiền khác. * Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Chi phí nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ dùng cho quản lý chung bao gồm rất nhiều loại như dây cấp sơn, kính hàn, xe đẩy hàng Nhà máy quản lý yếu tố chi phí này dựa trên kế hoạch chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của từng phân xưởng. Hàng quý, kế toán vật liệu xuống kho kiểm tra thực tế lượng vật tư tồn đầu kỳ và cuối kỳ. Phương pháp tính giá trị vật tư xuất dùng trên cơ sở các số liệu kiểm kê và nhập kho tương tự nguyên vật liệu ở trên. Đối với các công cụ dụng cụ có giá trị lớn, Nhà máy không thực hiện phân bổ mà đưa thẳng toàn bộ vào TK 627. Việc hạch toán như vậy đã làm tăng giá thành sản phẩm ở một kỳ nhất định. Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 66 Quý IV năm 2000, chi phí nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất chung như sau: Nợ TK 6272 : 499.521.445. Có TK 152 : 499.512.445. Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung: Nợ TK 6273 : 138.044.143. Có TK 153 : 138.044.143. Thành phẩm dùng cho quản lý phân xưởng: Nợ TK 6273 : 1.586.500. Có TK 155 : 1.586.500. Trong quý này công cụ dụng cụ không sử dụng hết nhập lại kho, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho để ghi sổ: Nợ TK 153: 3.473.409. Có TK 6273 : 3.473.409. Phế liệu ở nhà máy thu hồi và đem bán ghi giảm chi phí sản xuất chung: Nợ TK 111: 12.656.960 Có TK 627: 12.656.960 * Kế toán khấu hao TSCĐ.. Căn cứ để chi phí khấu hao TSCĐ là Chế độ quản lý khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo Quyết định 166 /1999/QĐ-BTC, kết hợp với chế độ tài chính của ngành và kỳ hạch toán của Nhà máy là theo quý. Khấu hao cơ bản cũng được trích theo quý (trên sổ chi tiết TSCĐ ). Việc trích khấu hao vẫn trên cơ sở tăng ( giảm ) trong tháng này thì tháng sau mới trích khấu hao hoặc thôi không trích khấu hao. Đối với những TSCĐ như máy móc thiết bị có tốc độ hao mòn vô hình nhanh, Nhà máy chọn cận dưới tức là thời gian hao mòn nhanh nhất, còn đối với những TSCĐ có tốc độ hao mòn vô hình chậm như vật kiến trúc, nhà xưởng thì chọn cận trên. Điều này phù hợp với tình hình thực tế hiện nay tại nhà máy. Kế toán TSCĐ lập danh sách TSCĐ với thời gian sử dụng và số năm khấu hao tương ứng nộp lên cục quản lý vốn và tài sản, nếu được chấp nhận thì Nhà máy căn cứ để tính khấu hao. Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 67 Mức khấu hao của Nhà máy được tính toán theo kế hoạch cả năm sau đó chia cho mỗi quý một phần chi phí khấu hao chia cho 4 quý, quý IV sẽ chịu mức tăng giảm cho TSCĐ tăng giảm trong năm. Mức khấu hao này được tính theo kế hoạch theo công thức sau: Mức khấu hao thực tế = Mức khấu hao kế hoạch + Mức khấu hao tăng trong năm - Mức khấu hao giảm trong năm. Trong đó mức khấu hao kế hoạch năm được tính bằng tổng nguyên giá TSCĐ chia cho thời gian sử dụng. Trong năm 2000 mức khấu hao thực tế là : 21.829.570.872 đồng. Số khấu hao đã trích các quý I, II, III là : 15.984.693.389 đồng. Căn cứ vào kết quả tính toán mức khấu hao cho từng bộ phận kế toán tiến hành ghi sổ theo định khoản sau: (1) Nợ TK 6274 : 3.926.122.307. Nợ TK 642 : 900.000.000 Nợ TK 641 : 967.448.565 Có TK 214 : 5.829.570.872. Đồng thời ghi Nợ TK 009: 5.829.570.872. (2) Nợ TK 6274 : 15.306.611. Có TK 214 ( KHTSCĐ thuê ngoài ) : 15.306.611. Đồng thời ghi Nợ TK 009 : 15.306.611 Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 68 Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 69 * Chi phí dịch vụ mua ngoài. Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện, có các chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện lực, nước Nhà máy chỉ tính chung toàn bộ chi phí về dịch vụ mua ngoài vào TK 627 không phân bổ riêng cho từng bộ phận về sản xuất, quản lý, bán hàng riêng. Do tại Nhà máy các công tơ điện không được lắp ráp riêng cho từng phòng ban và phân xưởng. Việc tính chi phí dịch vụ mua ngoài được tính dựa trên các chứng từ như séc chuyển khoản, hoá đơn thanh toán tiền điện, nước. Chẳng hạn vào ngày 13/12/2000 Séc chuyển khoản số 254 trả tiền điện ở Thượng Đình là 17.552.500 đồng chưa kể thuế 10% GTGT. Kế toán tiến hành ghi sổ theo định khoản sau: Nợ TK 6277 : 17.452.500 Nợ TK 133 : 1.745.250 Có TK 1121: 19.197.750 Cuối quý IV năm 2000 kế toán tổng hợp số liệu chi tiền điện và nước từ các bảng kê, NKCT ghi sổ Cái các TK với các định khoản sau: Nợ TK 6277 : 1.195.561.715 Có TK 1121 : 466.806.165 Có TK 311 : 319.506.960 Có TK 331 : 409.248.590 * Chi phí bằng tiền khác Các khoản chi phí thuộc loại này ở Nhà máy gồm trợ cấp khó khăn, chi phí trà nước, hội họp, sửa chữa máy móc trong kỳ Kế toán căn cứ vào các chứng từ như phiếu chi tiền mặt để vào nhật ký tiền mặt cũng như vào sổ Cái TK 627: Nợ TK 6278 : 271.816.287 Có TK 111 : 271.816.287 Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 70 Cuối quý kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung để kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm (Nhà máy sử dụng phương pháp kê khai thường xuuyên ) kế toán ghi sổ theo định khoản sau: Nợ TK 154 : 7.365.812.980 Có TK 627 : 7.365.812.980 Biểu 09: sổ Cái Tài Khoản : Chi phí sản xuất chung Số hiệu TK 627 Quý IV năm 2000 NT Diễn Giải TK đ/ứ Phát sinh Nợ Phát sinh Có 01/10 31/12 Số dư đầu kỳ - Chi phí bằng tiền khác - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí sxc khác - Thuê máy động cơ ngắn hạn - Khấu hao TSCĐ - Khấu hao TSCĐ thuê ngoài - Chi phí sxc - Chi phí sxc - Chi phí sxc - Xuất CCDC cho sxc - Chi phí sxc - Trích trước sửa chữa - Thu giảm CP sxc - Thu hồi CCDC - K/c CP sản xuất chung Cộng số phát sinh Số dư cuối kỳ 111 112 141 142 214 214 311 331 152 153 155 335 111 153 154 271.816.287 466.806.165 396.853.972 30.000.000 3.962.122.307 15.306.611 319.506.960 409.248.590 499.512.445 138.044.143 1.586.500 855.000.000 7.365.812.980 12.656.960 3.473.409 7.349.682.611 7.365.812.980 . Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 71 2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang toàn Nhà máy.  Tổng hợp chi phí sản xuất. Trên cơ sở đối tượng hạch toán là toàn bộ quy trình công nghệ do vậy cuối kỳ kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí trong quy về nguyên vật liệu, nhân công, sản xuất chung vào TK 154 tiếp ghi sổ theo định khoản sau: Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK 154. Nợ TK 154 : 22.870.684.685 Có TK 621: 22.870.684.685 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 154. Nợ TK 154: 2.441.488.965 Có TK 622 : 2.441.488.965 Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào TK 154. Nợ TK 154: 7.365.812.980 Có TK 627 : 7.365.812.980 Căn cứ vào các Nhật ký quỹ, NKCT số 5 về gia công, mua ngoài bán thành phẩm của quý IV năm 2000 kế toán ghi : Nợ TK 154 : 290.355.635 Có TK 111: 279.283.635 Có TK 331 : 10.946.000 Có TK 141: 126.000 Biểu 10: Sổ Cái Tên tài khoản : chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu 154 Quý IV năm 2000 NT Diễn Giải TK đ/ứ Phát sinh Nợ Phát sinh Có Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 72 01/10 31/12 Số dư đầu kỳ - Gia công bán thành phẩm. - Gia công bán thành phẩm - Gia công bán thành phẩm - K/C chi phí NVL trực tiếp - K/C chi phí NC trực tiếp - K/C sản phẩm SXC - Nhập kho thành phẩm Cộng phát sinh cuối quý Số dư cuối kỳ 111 141 331 621 622 627 155 1.450.405.669 279.283.635 126.000 10.946.000 22.870.684.685 2.441.488.965 7.349.682.611 32.952.211.896 1.955.906.172 32.446.711.393 32.446.711.393  Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Đánh giá sản phẩm kinh doanh dở dang là yêu cầu không thể thiếu trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện thực hiện công việc đánh giá sản phẩm kinh doanh dở dang vào cuối quý, việc đánh giá dựa trên kết quả kiểm kê sản phẩm dở dang tại các phân xưởng theo định mức nguyên vật liệu. Kế toán căn cứ vào các báo cáo này lập bảng tổng hợp sản phẩm dở dang ở từng khu vực sản xuất sau đó tiến hành tập hợp cho toàn Nhà máy. Biểu 11: Kiểm kê bán thành phẩm tại chế phẩm. Ngày 31/12/ 2000 Khu vực Trần Phú (dây chuyền sản xuất ) Tên vật tư- Bán thành phẩm Đơn vị tính Số lượng Đánh giá Thành tièn Phân xưởng 1 1. Thép CT 3. 2. Thép 65-Y8A 3. Molyp đen 4. . Kg Kg Mét 6.485,50 1.054,00 1.420,00 . 3.500 5.500 22.699.250 5.797.000 1.000.000 Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 73 Cộng 30.0886.250 Phân xưởng Bưu Chính. 1. Khâu dấu ngay 2. Cán nhựa 3. Trục Số 5 4. . Cái Cái Cái 867,00 25,00 56,00 50 500 50 . 43.350 12.500 2.800 Cộng 10.041.340 . Phân xưởng 7 1. Điện thoại 2040 2. Linh kiện ĐT V6601 3. Điện thoại V901 4. Cái Cái Cái 612,00 1.200,00 490,00 50.000 50.000 100.000 30.600.000 60.000.000 49.000.000 . Cộng 345.100.000 Tổng cộng 566.107.090 Biểu12: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Ngày 31/12/2000 STT Đơn vị Số Tiền Ghi chú 1 2 3 Kho Bán thành phẩm 61 Trần Phú Kho bán thành phẩm Thượng Đình Trên dây chuyền sản xuất 1.080.144.882 309.654.200 566.107.090 Cộng 1.955.906.172  Tính giá thành sản phẩm. Tính giá thành sản phẩm là khâu cuối cùng của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với mục đính cơ bản là cung cấp các thông tin đúng đắn cho các nhà quản lý ra các quyết định sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Việc xác định giá thành thực tế của một loại sản phẩm được dựa trên kết Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 74 quả tổng giá thành sản phẩm của tất cả các sản phẩm nhập kho và số lượng thực tế của các loại sản phẩm đó theo công thức sau.  giá thành một loại sản phẩm nhập hoàn thành ( thực tế ) =  giá thành sản xuất tất cả các loại sản phẩm nhập kho.  ZKH x SL thực tế của toàn bộ sản phẩm hoàn thành trong kỳ x ZKH x SL sản phẩm hoàn thành trong kỳ Trong quý VI năm 2000 tổng giá thành toàn Nhà máy là: 32.446.711.392 đồng 1.450.405.669 + 32.952.211.896 – 1.955.906.172 = 32.446.711.393 Dựa vào công thức tính giá thực tế sản phẩm hoàn thành, ta xác định được hệ số điều chỉnh giá kế hoạch theo giá thực tế sản xuất của toàn bộ sản sản phẩm sản xuất trong quý IV năm 2000. Đây là hệ số điều chỉnh áp dụng chung cho tất cả các loại sản phẩm sản xuất trong kỳ của Nhà máy. Theo kết quả tính toán của bảng kê số 9 Tính giá thực tế xuất kho thì theo bảng cho biết tổng giá trị của tất cả các loại sản phẩm tính theo giá hạch toán là 37.352.596.340 đồng. Do đó, hệ số điều chỉnh được xác định như sau: Tỷ lệ giá thành = Giá thành sản xuất thực tế Giá thành kế hoạch tính theo SL thực tế 100 = 32.446.711.393 37.352.596.340 100 = 95,84% Như vậy, để tính giá thành một loại sản phẩm chẳng hạn như trong quý IV năm 2000 Nhà máy sản xuất được 114 chiếc Phiến bảo an Simen IDF với giá Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 75 đơn vị hạch toán là 321.000 đồng / 1 chiếc. Do đó, giá thành thực tế của Phiến bảo an Simen IDF là: 321.000 x 114 x 95,84% = 350.716.896 đồng. Nhà máy chỉ tính giá thành sản phẩm thực tế khi sản phẩm đó được tiêu thụ, cụ thể là khi một loại sản phẩm được tiêu thụ thì kế toán căn cứ vào tỷ lệ giá thành chung cho toàn bộ các loại sản phẩm ở trên nhân với số lượng sản phẩm được xuát để tiêu thụ hoặc gửi bán nhân với giá thành đơn vị kế hoạch của loại sản phẩm đó để tính được giá thành thực tế . Tại Nhà máy không lập thẻ tính giá thành. Phần 3: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tại nhà máy thiết bị bưu điện. 1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Sự phát triển của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là rất khó khăn điều này buộc các doanh nghiệp luôn tìm mọi biện pháp nhằm thực hiện quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao nhất. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải thực hiện được các nguyên tắc “ tối đa, tối thiểu “ với một lượng yếu tố đầu vào cố định, doanh nghiệp phải tạo ra được kết quả tối đa Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 76 với chất lượng tốt nhất, doanh thu đạt mức vượt xa điểm hoà vốn. Do đó, doanh nghiệp cần thiết phải tiết kiệm các yếu tố đầu vào là chi phí và tổ chức sử dụng chúng một cách hợp lý nhất, quản lý chi phí theo từng địa điểm phát sinh chi phí, đến từng nơi chịu chi phí. Đó chính là biện pháp quản lý tố ưu trong vấn đề hiệu quả. Mặt khác, yêu cầu đặt ra chính từ bản thân ngành Bưu Chính Viễn Thông. Đây là ngành kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác trong nền kinh tế. Ngành Bưu Chính Viễn Thông là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước nên luôn được đầu tư mới và hiện đại hoá để có thể “cất cánh ” bắt kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do vậy, công tác quản lý tài chính phải luôn được đổi mới nhằm đáp ứng kịp thời với quy mô và tốc độ phát triển sản xuất của ngành. Hơn nữa, vấn đề xuất phát từ chính công tác hạch toán kế toán trong giai đoạn hiện nay. Để quá trình sản xuất diễn ra một cách thuận lợi từ khâu lập dự án đến khâu tổ chức thực hiện, quản trị doanh nghiệp cần phải có được các thông tin về tình hình chi phí đi kèm với kết quả thu được. Từ những thông tin kế toán được thực hiện qua các phương pháp và được phản ánh trên sổ sách kế toán cũng như các báo cáo cung cấp cho nhà quản trị để từ đó nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định kịp thời để giải quyết nhanh chóng hiệu quả chẳng hạn như giảm bớt các chi phí không cần thiết, khai thác tiềm năng nguyên vật liệu, lao động của doanh nghiệp. Xét trên góc độ này cho thấy thông tin kế toán chi phí sản xuất là nội dung chính của thông tin kế toán quản trị là phần không thể thiếu của quản trị doanh nghiệp. Như vây, ta có thể thấy rằng, chất lượng của thông tin kế toán có ảnh hưởng không nhỏ tới tính chính xác, mức độ phản ứng của doanh nghiệp đối với thông tin này. Do đó, hoàn thiện công tác hạch toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng nhằm cung cấp các thông tin chính xác, đúng đắn cho quản lý của chính doanh nghiệp, các cơ quan chức năng của nhà nước, các khách hàng là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng. Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 77 II. Một số đánh giá về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy thiết bị bưu điện. 1. Những kết quả đạt được. Kể từ khi thành lập cho đến nay ngành Bưu Điện Việt Nam có bề dày lịch sử trên nửa thế kỷ. Trải qua nhiều thời kỳ Ngành đã có những đóng góp đáng kể cho công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Nhà máy Thiết bị Bưu điện là đơn vị chủ yếu cung cấp các thiết bị điện tử lắp đặt cho mạng lưới Bưu chính Viễn thông Việt Nam, phục vụ cho các nhu cầu kinh tế xã hội. Trong nhưng năm qua, nhà máy đã đạt được những thành tựu nhất định và ngày càng lớn mạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như uy tín của sản phẩm trên thị trường. Đạt được những điều đó là nhờ nhà máy luôn không ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất, quản lý công nghệ phù hợp với những thay đổi chung của cơ chế quản lý mới hiện đại và hiệu quả. Cụ thể là ban lãnh đạo nhà máy luôn chú trọng đến đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cả về cán bộ quản lý cũng như công nhân trực tiếp sản xuất. Thêm nữa, nhà máy luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua cải tiến quy trình công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm đặc trưng chất lượng cao trong ngành Bưu điện như máy điện thoại, tổng đài VIBA, tổng đài kỹ thuật số. Kết quả xứng đáng cho những nỗ lực là sản phẩm của nhà máy đã không những đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ cho mạng Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam mà còn rất được tín nhiệm đối với khách hàng trong nước và thị trường quốc tế. Cu thể là nhà máy đã mở chi nhánh tại Maxcơva - Nga và hiện đang xúc tiến khai trương chi nhánh tại Lào và Cambuchia. Đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân người lao động thuộc loại cao so với mặt bằng xã hội, mức tăng trưởng luôn thuộc hàng cao, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. Cùng với những thay đổi tích cực trong sản xuất kinh doanh và quản lý thì bộ máy kế toán của nhà máy cũng đã được xây dựng tương đối phù hợp và hoàn chỉnh với một đội ngũ kế toán có trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiêm cao. Thêm nữa lại luôn được tập huấn để nâng cao trình độ Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 78 và có sự hiểu biết về những quy định và quy chế mới về kế toán. Bộ máy kế toán của nhà máy đã được những thành tựu cụ thể sau: - Tổ chức bộ máy kế toán tương đối hợp lý. Việc thực hiện công tác kế toán trên máy vi tính đã giúp cho các thông tin kế toán luôn được cập nhật kịp thời và giảm được số nhân viên kế toán tiết kiệm chi phí quản lý cho Nhà máy. - Tổ chức ghi chép kế toán theo hình thức Nhật Ký- Chứng Từ là hình thức phù hợp với quy mô và tính phức tạp của các nghiệp vụ do sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nhà máy. - Các báo cáo kế toán tài chính được lập kịp thời và đầy đủ phù hợp với quy định về công tác kế toán. - Đối vói công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là tương đối đơn giản, dễ thực hiện. - Nhà máy cũng đã hệ thống hoá định mức vật tư, tính tiền lương trên cơ sở số lượng sản phẩm làm được điều này khuyến khích công nhân sản xuất tích cực hơn và tăng năng suất lao động. Thêm nữa nó cũng giúp cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành thuận tiện. - Về công tác ghi chép hiện nay như sau: Định kỳ khi có các nghiệp vụ phát sinh căn cứ vào các chứng từ kế toán ghi chép vào NKCT, giữa sổ Cái và Bảng tổng hợp, chi tiết. Hàng tháng đối chiếu giữa Bảng kê và Nhật Ký- Chứng Từ, giữa sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết. Điều này đã giúp cho kế toán có thể phát hiện được ngay các sai sót có thể có để có thể sửa chữa một cách kịp thời. Cuối quý kế toán tổng hợp chi phí sản xuất tính lương phải trả, trích các khoản theo lương, khấu hao tài sản cố định của quý đó điều này đã tiết kiệm thời gian và phù hợp với điều kiện hiện nay của Nhà máy. 2. Những điểm tồn tại cần thiết được hoàn thiện. Nhà máy Thiết bị Bưu điện mặc dù có rất nhiều những ưu điểm nhưng bên cạnh đó cũng có một số những điểm cần được hoàn thiện. Nhất là trong giai đoạn hiện nay Nhà máy được coi là doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và Nhà máy tiến tới sẽ nằm trong số các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá thì Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 79 phát hiện những điểm chưa đưọc để hoàn thiện là rất cần thiết. Những tồn tại này bao gồm : - Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất : Mặc dù quy mô sản xuất của Nhà máy lớn và quy trình công nghệ tương đối phức tạp với các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất. Nhưng hiện nay Nhà máy chỉ tiến hành thực hiện tổng hợp chi phí trên toàn bộ quy trình công nghệ, theo chi phí toàn Nhà máy mà không tập hợp theo từng bộ phận phân xưởng, nhóm sản phẩm cùng loại hay các đơn đặt hàng được gia công chế biến của phân xưởng. Chính điều này đã không giúp Nhà máy đánh giá được kết quả của hoạt động sản xuất từng phân xưởng. Bên cạnh đó, Nhà máy cũng chưa thực hiện phân tích thương xuyên từng khoản mục chi phí để tìm ra những nhân tố gây lãng phí đề từ đó tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm và cung cấp các thông tin hữu ích và kịp thời cho nhà quản lý để có thể điều hành quản lý kinh doanh có hiệu quả và đưa ra được các biện pháp, quyết định kịp thời nhằm khuyến khích người lao động tiết kiệm chi phí. - Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm : Việc tập hợp chi phí của Nhà máy cũng đã gây ảnh hưởng đến công tác tính giá thành sản phẩm. Do đối tượng tập hợp chi phí là toàn Nhà máy (toàn bộ quy trình công nghệ ). Do đó Nhà máy chỉ tính tổng giá thành mà không tính giá thành đơn vị thực tế của từng loại sản phẩm, mà việc tính giá thành sản phẩm được cho từng loại sản phẩm, đơn vị sản phẩm hoàn thành là giá kế hoạch mà giá kế hoạch lại dựa trên “ kinh nghiệm ” để xác định điều này. Trên cơ sở tổng giá thành thực tế và tổng giá thành kế hoạch Nhà máy xác định hệ số điểu chỉnh. Giá thành của từng loại sản phẩm hoàn thành sẽ được tính trên cơ sở tổng giá thành kế hoạch của loại sản phẩm hoàn thành đó nhân với hệ số điều chỉnh. Như vậy hệ số điều chỉnh này được sử dụng chung cho tất cả các loại sản phẩm. Kết quả là giá thành đơn vị sản phẩm không chính xác bởi Nhà máy sản xuất trên 400 loại sản phẩm mà không có đặc điểm giống nhau cũng như không cùng loại nguyên vật liệu và không cùng quá trình sản xuất như sản xuất điện thoại, cabin điện thoại, loa ... Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 80 - Kỳ hạch toán : Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo quý tuy dễ dàng cho việc thực hiện và tiết kiệm thời gian nhưng không đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác. Điều này có thể là phù hợp cho Nhà máy trong giai đoạn vừa qua do tính độc quyền của ngành Bưu Chính Viễn thông không buộc Nhà máy phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong tiêu thụ sản phẩm cho các đơn vị trong ngành. Nhưng về tương lai gần thì Nhà máy phải đứng trong sự cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp trên thị trường khi mà Nhà máy không còn sự bao cấp của ngành Bưu điện trong quá trình mở cửa nên kinh tế hiện nay. Do đó, việc hạ giá thành là yếu tố cần thiết được quan tâm và các thông tin về giá thành luôn được cập nhật kịp thời và chính xác. - Công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất về chi tiết thì Nhà máy có những điểm cần được hoàn thiện sau: Về công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Theo như quy định thì tất cả các khoản chi về lương, tiền công trả cho người lao động hợp đồng ngắn hạn, dài hạn đều được hạch toán qua TK 334 nhưng Nhà máy đã hạch toán tiền công nhân viên lao động ngắn hạn không qua TK 334 mà hạch toán chi thẳng bằng tiền mặt. Thêm nữa, kế toán đã không hạch toán các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ ) theo đúng tỷ lệ quy định mà hạch toán BHXH 15% theo lương cơ bản, BHYT 2% theo lương cơ bản và KPCĐ 2% theo quỹ lương thực hiện của toàn Nhà máy và tất cả được hạch toán vào TK 622. Điều này là không đúng và nó dẫn đến việc tăng giá thành sản phẩm trong kỳ một cách không hợp lý (do trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên quản lý doanh nghiệp, nhân viên bán hàng vào TK 622 mà không hạch toán vào các tài khoản tương ứng TK 627, TK 641, TK 642 ). Về công tác hạch toán chi phí sản xuất chung: Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 81 + Việc hạch toán các loại công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế có giá trị lớn theo phương pháp phân bổ 1 lần vào chi phí mà không có sự phân bổ cho từng kỳ đã ảnh hưởng đến tính ổn định của giá thành sản phẩm. + Tài sản cố định của Nhà Máy không được phân loại cho từng đối tượng sử dụng và tính phân bổ khấu hao TSCĐ theo tỷ lệ ước tính cho từng đối tượng sử dụng không đảm bảo chính xác và gây khó khăn cho công tác tính giá thành sản phẩm. Nhà máy chỉ phản ánh tình hình tăng giảm tài sản cố định qua báo cáo tổng hợp cho toàn Nhà máy không có bảng phân bổ cho từng đối tượng (từng nơi sử dụng tài sản ): Bộ phận sản xuất, bán hàng, văn phòng. Điều này làm hạn chế đánh giá việc sử dụng các tài sản ở các bộ phận dẫn đến không thấy được tính hiệu quả của việc sử dụng tài sản cố định ở từng bộ phận. Hơn nữa lập kế hoạch khấu hao TSCĐ từ đầu năm sau đó chia ra mức khấu hao cho từng quý và việc tăng giảm mức khấu hao do tăng giảm TSCĐ được tính cho quý IV là không đúng với quy định. + Việc hạch toán các khoản dịch vụ mua ngoài: Như điện nước của toàn bộ Nhà máy (cả bộ phận văn phòng, bộ phận bán hàng và bộ phận sản xuất) vào TK 627 là không hợp lý. Dẫn đến tổng chi phí sản xuất tăng lên và làm cho tổng giá thành sản phẩm tăng như vậy đã không phản ánh đúng giá thành sản phẩm. + Việc hạch toán khoản gia công, mua ngoài bán thành phẩm vào TK 154 là không hợp lý mặc dù về mặt tổng giá trị là không đổi. Theo nguyên tắc số liệu ghi bên Nợ TK 154 chỉ được tập hợp từ 3 khoản chi phí của các TK 621, TK 622, TK 627 để tính giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ. Về hệ thống sổ sách và chứng từ kế toán của Nhà máy: Mậc dù Nhà máy áp dụng hình thức NKCT nhưng trên thực tế ghi chép thì chỉ mở một số NKCT ở các phần hành về thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp, các Bảng kê số 3 “ Bảng tính giá thành thực tế nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ “, bảng kê số 8 “Nhập, xuất, tồn kho thành phẩm TK 155, hàng hoá TK 156 ’’, Bảng kê số 9 “ Bảng tính giá thành thực tế thành phẩm, hàng hoá ”, bảng kê số 10 “ Bảng kê hàng gửi bán ”, Bảng kê số 11 “ Bảng kê thanh toán với người mua ” còn các Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 82 phần hành khác vẫn thực hiện theo hình thức Nhật ký chung. Điều này không đảm bảo sự thống nhất trong ghi chép sổ sách, cũng như thực hiện đúng theo hình thức ghi chép mà Nhà máy đã đăng ký. 3. Nội dung và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện. 3.1. Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Mục đích của kế toán tổng hợp chi phí sản xuất thực tế là xác định giá thành của sản phẩm, bảo đảm đúng về số lượng chi phí, hợp lý về kết cấu các khoản mục giá thành. Việc tính giá thành sản phẩm đúng, giúp cho kế toán có cơ sỏ để xác định giá vốn thành phẩm tiêu thụ và tính toán đúng kết quả sản xuất kinh doanh đúng. Mặt khác, khi tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo từng khoản mục giúp cho kế toán phân tích các nguyên nhân có ảnh hưởng xấu, tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo cung cấp thông tin có chất lượng cho công tác hạch toán kinh tế nội bộ và điều hành quản lý sản xuất kinh doanh. Tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện để phù hợp với quy mô sản xuất cũng như đặc điểm của quy trình công nghệ thì việc tập hợp chi phí nên theo từng phân xưởng, từng loại sản phẩm và theo đơn đặt hàng đối với các sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng. Cụ thể là đối với các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất, chi tiết từng nhóm sản phẩm cùng loại và theo đơn đặt hàng được sản xuất của mỗi phân xưởng. Còn chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí như vậy cho phép Nhà máy có thể xác định được phân xưởng nào hoạt động có hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí sản xuất hơn điều này rất có lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Nhà máy. Việc thay đổi này không gây khó khăn cho Nhà máy trong việc tổ chức thêm cán bộ thông kê ghi chép ở từng phân xưởng bởi các cán bộ này đã có sẵn Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 83 tại Nhà máy. Việc ghi chép tại phòng kế toán sẽ chỉ bổ sung thêm các sổ (thẻ ) chi tiết cho các phân xưởng trên cơ cở đã được thống kê viên tại các phân xưởng ghi chép. 3.2. Công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Trên cơ sở xác định lại đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thì các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán theo từng phân xưởng, loại sản phẩm, đơn đặt hàng. Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo nguyên vật liệu chính điều này là phù hợp do nguyên vật liệu trực tiếp chiếm khoảng 80% tổng chi phí. Việc hạch toán cũng như công tác quản lý cụ thể như sau: a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . Việc tập hợp chi phí trực tiếp cũng dễ dàng áp dụng tại Nhà máy vì Nhà máy đã có hệ thống định mức về vật tư, định mức về nhân công được xây dựng cho từng loại sản phẩm, chi tiết sản phẩm. Việc hạch toán nên được hệ thống hoá theo các kí hiệu mà Nhà máy xây dựng nhằm tạo sự thuận lợi cho việc tập hợp chi phí của từng phân xưởng và từng nhóm sản phẩm. Chẳng hạn tại phân xưởng số 8, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng sản xuất loa các loại kế toán lấy ký hiệu là 621 812 (ký hiệu thứ 4 số “ 8’’ là cho phân xưởng 8, ký hiệu thư 5, 6 cho nhóm sản phẩm ). Những ký hiệu này có thể thay thế và bổ sung khi quy mô của Nhà máy thay đổi và các mặt hàng sản xuất thay đổi. Ví dụ : Vào tháng 12/ 2000 chi phí nguyên vật liệu tại phân xưởng số 8 là 456. 000 đồng số liệu này được ghi vào sổ chi tiết, bảng kê số 4, NKCT số 7 và sổ Cái các TK có liên quan theo định khoản sau: Nợ TK 621 812 : 456.000 Có TK 152 : 456.000 Cuối kỳ, kế toán kết chuyển sang TK 154 cũng chi tiết theo từng phân xưởng theo định khoản: Nợ TK 154 812: 456.000 Có TK 621 812 : 456.000 b. Chi phí nhân công trực tiếp. Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 84 Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp cũng được xác định như đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nhà máy xây dựng hệ thống định mức nhân công, đơn giá tiền lương sản phẩm, chi tiết theo từng sản phẩm. Căn cứ vào bảng kê nghiệm thu sản phẩm, hưởng lương của từng loại sản phẩm để lập bảng thanh toán lương. Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp cũng theo phân xưởng, chi tiết từng nhóm sản phẩm hoặc đơn đặt hàng. Đối với BHXH, BHYT, KPCĐ căn cứ vào Bảng thanh toán lương, xác định cho từng phân xưởng, rồi phân bổ cho từng nhóm sản phẩm, chỉ có các khoản trích theo tiền lương nhân công trực tiếp mới được hạch toán vào TK 622 của từng phân xưởng và xác định đúng tỉ lệ quy định của Nhà nước vì thực tế hiện nay Nhà máy đã hạch toán tất cả các khoản trích theo lương cả về nhân viên quản lý phân xưởng vào TK 622. c. Chi phí sản xuất chung. Căn cứ vào công dụng cụ thể của từng loại chi phí và mối quan hệ với công nghệ sản xuất sản phẩm, khoản mục chi phí chung được phân loại thành hai nhóm: Nhóm 1: Bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến công nghệ sản xuất mỗi phân xưởng như chi phí bảo dưỡng máy móc, chi phí thuê máy, chi phí vật liệu phu phát sinh trong phạm vi từng phân xưởng. Kế toán căn cứ chi phí phát sinh thực tế để tổng hợp theo phân xưởng, sau đó căn cứ vào số lượng sản phẩm sản xuất để phân bổ chi phí chung nhóm 1 cho các sản phẩm và các đơn đặt hàng. Nhóm 2: Bao gồm các chi phí như khấu hao TSCĐ, chi phí điện nước... Căn cứ vào tiêu thức vật liệu trực tiếp để phân bổ chi phí sản xuất chung. Việc xác định như vậy sẽ giúp cho Nhà máy xác định được chi phí của từng phân xưởng, bộ phận và dễ dàng phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng làm tăng, giảm chi phí sản xuất chung. Hơn nữa một số khoản mục chi phí trong chi phí sản xuất chung của Nhà máy nên có sự thay đổi. - Nhà máy nên hạch toán các chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng (quản đốc, nhân viên thống kê phân Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 85 xưởng...) vào chi phí sản xuất chung mà thực tế hiện nay kế toán đã đưa toàn bộ chi phí về tiền lương của nhân viên quản lý vào khối quản lý vào TK 642 và các khoản trích theo lương vào TK 622. Do đó cần phải có sự điều chỉnh trả lại cho các khoản chi phí này về đúng mục đích và công dụng của nó và nó cũng phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. - Đối với công cụ, dụng cụ có giá trị lớn như các loại xe đẩy, dây cáp sơn... Nhà máy cần phân bổ cho các kỳ để đảm bảo tính ổn định của giá thành. Đối với loại phân bổ nhiều lần này việc hạch toán được tiến hành như sau: Giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng với giá trị lớn kế toán tiên hành ghi : Nợ TK 142 Có TK 153 Hàng kỳ, tiến hành phân bổ chi phí vào chi phí sản xuất kinh doanh cho đối tượng chịu chi phí: Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 1422 - Về hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài: Việc theo dõi các chi phí dịch vụ mua ngoài như hiên nay không cho phép Nhà máy tính được chính xác chi phí sản xuất của từng phân xưởng cũng như giá thành của các loại sản phẩm. Để đắp ứng cho yêu cầu xác định giá thành cho từng loại sản phẩm cũng như tập hợp chi phí theo phân xưởng, Nhà máy nên xác định lại các phương pháp phân bổ chi phí này vì hiện nay tất các chi phí dịch vụ mua ngoài ở các bổ phân không thuộc sản xuất cũng được tập hợp tất cả vào TK 627. Do đó, Nhà máy cần xác định chi phí riêng cho khối quản lý và bán hàng vào các TK 641, TK 642. - Về hạch toán tài sản cố định: Nhà máy hiện nay chưa theo dõi chi tiết TSCĐ theo từng nơi sử dụng mà theo dõi tổng hợp toàn Nhà máy. Chi phí khấu hao TSCĐ được phân bổ theo tỷ lệ ước tính cho từng bộ phận. Việc phân bổ chi phí theo tỷ lệ ước tính như vậy làm cho các chi phí có liên quan không được phản ánh một cách chính xác và hợp lý. Đồng thời, không đáp ứng được yêu cầu theo dõi chi tiết tài sản theo mục đích sử dụng, theo nơi sử dụng để có thể phát Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 86 hiện kịp thời những hư hỏng, mất mát của tài sản để có biên pháp xử lý kịp thời và bảo vệ chặt chẽ tài sản của Nhà máy. Do đó, để bảo vệ chặt chẽ hơn tài sản của Nhà máy và đảm bảo tính chính xác chi phí khấu hao trong kỳ, kế toán nên phân loại tài sản cố định theo đối tượng sử dụng cụ thể theo từng bộ phận như bộ phân văn phòng, bộ phân bán hàng, bộ phân sản xuất. Đối với các tài sản cố định dùng trong sản xuất cũng cần phải theo dõi theo từng phân xưởng. Thông qua việc theo dõi chi tiết tài sản cố định theo mục đích sử dụng và nơi sử dụng kế toán có thể xác định được chi phí khấu hao chính xác cho từng đối tựng chịu chi phí cụ thể là TK 627, TK 641, TK 642. Bên cạnh đó, kế toán cần phải lập Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. d. Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 154 Đối với bán thành phẩm đem gia công, mua ngoài sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm kế toán nên đưa vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho phù hợp với nguyên tắc hạch toán kế toán và đảm bảo tính hợp lý và khoa học vì TK 154 chỉ tập hợp chi phí sản xuất của các TK 621, 622, 627. Cụ thể quý 4 năm 2000, bán thành phẩm mua ngoài xuất thẳng cho phân xưởng sản xuất kế toán ghi như sau: Nợ TK 621 (chi tiết theo phân xưởng và nhóm sản phẩm ) : 290.355.635 Có TK 111: 279.283.635. Có TK 141 : 126.000. Có TK 331 : 10.946.000. e. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như hiện nay của Nhà máy là hoàn toàn hợp lý vì thực tế chi phí này chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản phẩm khoảng 80%. Hiện nay Nhà máy thực hiện tính giá thành theo một hệ số điều chỉnh của tổng giá thành toàn Nhà máy thực tế với tổng giá thành kế hoạch theo sản lượng thực tế sau đó xác định giá thực tế của từng loại sản phẩm theo giá thành kế hoạch của sản phẩm đó với tỷ lệ giá thành như ở Nhà máy là không chính xác. Do đó, việc tính giá thành sản phẩm nên dựa trên cơ sở tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng, Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 87 từng nhóm sản phẩm cùng loại, đồng thời kế toán phải xác định từng giai đoạn công nghệ (trải qua phân xưởng nào ) của từng nhóm sản phẩm để tính giá thành sản phẩm.theo phương pháp phù hợp. Chẳng hạn sản xuất ống nhựa cứng tại phân xưởng PVC cứng và ống dây dẫn tại phân xưởng PVC mềm thì tính giá thành theo phương pháp cộng chi phí . Với các sản phẩm là điện thoại tì tính giá thành theo phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm là phù hợp. Ví dụ: Tính giá thành sản phẩm loại điện thoại ấn phím 2020. Loại điện thoại này trải qua hai bước công nghệ: - Phân xưởng 6 sản xuất các chi tiết nhựa như vỏ máy, phím, hộp lô giắc, tai nghe. - Phân xưởng số 7 thực hiện lắp ráp điện thoại. Quý VI năm 2000 Nhà máy sản xuất được 2000 máy điện thoại. Chi phí được tập hợp ở từng phân xưởng như sau: @ Phân xưởng 6: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 91.322.580 (đồng ) + Chi phí nhân công trực tiếp : 5.645.161 (đồng ) + Chi phí sản xuất chung: 16.935.483 (đồng ) Tổng hợp chi phí : 112.903.224. (đồng ) @ Phân xưởng 7: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 469.677.420 (đồng). + Chi phí nhân công trực tiếp : 35.225.808 (đồng). + Chi phí sản xuất chung : 82.193.548 (đồng) Tổng chi phí : 587.096.776 (đồng). Thẻ tính giá thành sản phẩm Sản phẩm : Điện thoại ấn phím 2020 Quý IV năm 2000 Sản lượng : 2000 chiếc Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 88 Đơn vị : Đồng Chi phí sản xuất trong từng phân xưởng Khoản mục Phân xưởng 6 Phân xưởng 7 Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1. Chi phí NVLTT 2. Chi phí NCTT 3. Chi phí SXC 90.322.580 5.645.161 16.935.483 469.677.420 35.225.808 82.193.548 560.000.000 40.870.969 99.129.031 280.000 20.435 49.564 Cộng 112.903.224 587.096.776 700.000.000 350.000 3.3. Hoàn thiện hệ thống sổ sách. Xuất phát từ những thay đổi trên về đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí cũng như tính giá thành sản phẩm đòi hỏi Nhà máy cần có sự bổ sung một số loại sổ sách chứng từ cũng như có sự hoàn thiện trong công tác ghi chép sổ sách. a. Hạch toán ban đầu: Đây là việc ghi chép phản ánh và giám sát toàn bộ nghiệp vụ kế toán phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết. Nó là giai đoạn khởi đầu của công tác hạch toán, hoàn thiện nó có sẽ tạo điều kiện cho các khâu tiếp theo thuận lợi hơn trong việc hạch toán. Hạch toán ban đầu cung cấp các thông tin cụ thể, chi tiết của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng phương pháp “sao, chụp “ được chuyển tới các bộ phận có liên quan để xử lý đến bộ phận kế toán để ghi chép sổ sách có liên quan. Trong khâu hạch toán ban đầu chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chủ yếu sử dụng các chứng từ nội bộ. Các chứng từ nàu bao gồm các chứng từ xuất, nhập nguyên vật liệu, vật tư Do vậy, việc lập chứng từ chẳng hạn như chứng từ về xuất dùng nguyên vật liệu phải đòi hỏi ghi đầy đủ, rõ ràng các chỉ tiêu: xuất dùng cho bộ phận nào, loại sản phẩm nào, đơn đặt hàng nào ghi đầy Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 89 đủ mã số kinh tế quy định để đảm bảo thuận tiện khi vào sổ chi tiết, bảng kê, NKCT liên quan được hợp lý. Để có thể quản lý vật tư hiệu quả hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Nhà máy nên sử dụng chứng từ “ phiếu xuất theo hạn mức ’’ theo mẫu số 04- VT. Hạn mức được duyệt trong kỳ là số lượng vật tư được duyệt trên cơ sở khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ theo kế hoạch và định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho đơn vị sản phẩm. Hạn mức vật tư được duyết trong kỳ = Số lượng sản phẩm sản xuất theo kế hoạch trong kỳ x Định mức vật tư cho một đơn vị sản phẩm. Biểu 13: Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện Địa chỉ : 61- trần Phú. Số: ........... Phiếu xuất vật tư theo hạn mức Nợ ........ Có ........ Ngày ... Tháng .... Năm.... Bộ phận sử dụng:..................................................... Lý do xuất kho : ...................................................... Xuất tại kho:............................................................ Số lượng S T T Tên, nhẵn hiệu, quy cách vật tư Mã số Đơn vị tính HM được duyệt trong tháng Ngày Ngày Ngày Cộng Đơn giá Thành tiền A B C D 1 2 3 4 Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 90 Cộng x x x X x Người ký nhận Ngày ... Tháng .... Năm....... Phụ trách bộ phận sử dụng (Ký, họ tên ) Phụ trách cung tiêu (Ký, họ tên ) Thủ kho (Ký, họ tên ) Việc vận dụng mẫu chứng từ trên tạo thuận tiện cho công việc theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu của từng phân xưởng. Điều này giúp cho Nhà máy thấy được bộ phận nào sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu. Cuối kỳ tập hợp theo từng phân xưởng, bộ phận, sau đó tập hợp chung toàn Nhà máy. b. Hệ thống TK và sổ sách: Để phục vụ tốt cho công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì Nhà máy nên tiên hành lập Bảng phân bổ Lương và Bảo hiểm xã hội theo mẫu Biểu 15, Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ theo Biểu 16, Bảng kê số 4 “ Tập hợp chi phí theo phân xưởng ‘’ theo Biểu 17, và NKCT số 7 về hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh. Thêm nữa, hình thức sổ Cái TK 154 của Nhà máy đang dùng không phù hợp với hình thức NKCT chính vì thế Nhà máy nên có sự thay đổi theo đúng hình thức NKCT theo mẫu Biểu 14. Để có sự thống nhất trên cùng một hình thức sổ kế toán và các loại sổ sách này cũng tạo điều kiện cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Biểu 14: Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 91 Số dư đầu năm Nợ Có Sổ Cái Tài khoản 154 Đơn vị tính:... Ghi Có các TK, Đối ứng Nợ TK này Tháng 1 ........ Tháng 12 NKCT số 7 (TK 621) NKCT số 7 (TK 622) NKCT số 7 (TK 627) Cộng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có Nợ Số dư Cuối tháng Có Biểu 15: Bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội Tháng ..... năm......... Đơn vị tính: ......... S T Ghi Có tài khoản Đối tượng sử dụng TK 334 “ Phải trả công nhân viên “ TK 338 Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 92 T (Ghi Nợ các tài khoản ) Lương chính Lương phụ Các khoản khác Cộng Có TK 334 (3382, 3383) 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 TK 662 “ Chi phí nhân công trực tiếp “ - Phân xưởng 1 - Phân xưởng 2 -...... TK 627 “Chi phí sản xuất chung “ - Phân xưởng 1 - Phân xưởng 2 - .... TK 154 TK 641 TK 642 ...... Cộng x X x x X Kết luận Phát huy một cách hiệu quả các công cụ quản lý nói chung trong đó có công cụ hạch toán kế toán và đặc biệt là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá Luận văn tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân more information and additional documents connect with me here: 93 thành sản phẩm là hết sức quan trọng. Để đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, mội một doanh nghiệp cần phải có sự quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào lẫn các yếu tố đầu ra, yêu cầu đặt ra cho các nhà quản trị không chỉ là chi phí sản xuất có được tính đúng, tính đủ hay không mà còn phải biết chi phí đó được hình thành như thế nào? ở đâu ? Chi phí đó cáo liên quan đến các quyết định như thế nào, liệu việc sử dụng chi phí ở đó có lãng phí hay khôngTất cả đều liên quan đén việc sử dụng hợp lý, hiệu quả chi phí để có thể hạ được giá thành sản phẩm mang lại doanh thu và lợi nhuận cao cho doanh nghiệp cũng như tạo cho sản phẩm có sức cạnh trnh trên thị trường. Qua quá trình nghiên cứu học tập tại trường cũng như thời gian thực tập tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện em thấy công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vẫn còn nhiều bất cập cần được hoàn thiện. Về phía các cơ quan nhà nước cần thiết xây dựng chế đọ chính sách đồng bộ phù hợp với điều kiện nước ta và thông lệ quốc tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả như các văn bản quy chế, định mức, tiêu chuẩn chi phí cụ thể cho các sản phẩm ở các ngành để loại bỏ các chi phí sai quy định, vượt khỏi chi phí giá thành sản phẩm. Về phía các doanh nghiệp cũng như thực tế tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện cần thực hiện việc hạch toán để quản lý giá thành sản phẩm đúng theo chế độ chính sách Nhà nước đồng thời áp dụng các biện pháp quản lý phù họp với thực tế Nhà máy. Trong chuyên đề này em đã nêu ra một số các biện pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Nhà máy. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Thầy Trần Quý Liên cùng các cô chú trong phòng kế toán đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_bao_cao_ke_toan_tap_hop_chi_phi_va_tinh_gia_thanh_san_pham_tai_nha_may_thiet_bi_buu_dien_4113.pdf
Luận văn liên quan