Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, công tác quản lý ngày càng khẳng định vai trò quan trọng. Bởi nhiệm vụ của công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng là phải luôn đổi mới và hoàn thiện, đó cũng là điều kiện quan trọng đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh phát triển
Đặc biệt là công tác sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường với những quy luật cạnh tranh gay gắt, vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý Doanh nghiệp là không ngừng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành cũng đồng nghĩa với sự tăng lên về lợi nhuận, cơ hội giảm giá nhiều hơn và khả năng chiếm lĩnh thị trường được mở rộng. Muốn vậy các Doanh nghiệp cần làm tốt công tác quản lý đặc biệt là phải tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Xong vì thời gian tìm hiểu thực tế còn ngắn, trình độ hiểu biết còn hạn chế nên những vấn đề nêu ra không tránh khỏi sai sót. Em rất mong được sự góp ý xây dựng của các thầy cô giáo, các cán bộ phòng kế toán Công ty để công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói chung và bản báo cáo thực tập của em nói riêng được hoàn thiện hơn.
61 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2373 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất và thương mại inox Toàn Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hời đó cũng là cơ sở để xác định được sức cạnh tranh của Doanh nghiệp qua giá thành sản phẩm và giá bán.
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất nhằm tổng hợp, phân hệ thống hoá các chi phí phát sinh trong từng thời kỳ theo đúng đối tượng và nội dung chi phí, theo từng khoản mục và từng yếu tố chi phí sản xuất.
Giá thành sản phẩm là công cụ quan trọng của Doanh nghiệp để kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả của các biện pháp tổ chức, kỹ thuật. Thông qua tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, doanh nghiệp có thể xem xét tình hình sản xuất và tình hình bỏ chi phí vào sản xuất, tác động và ảnh hưởng, hiệu quả của các biện pháp tổ chức kỹ thuật đến sản xuất để phát hiện và tìm ra nguyên nhân để có biện pháp loại trừ.
Vậy để góp phần hạ giá thành sản phẩm Doanh nghiệp phải tăng cường công tác quản lý giá thành sản phẩm, coi công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là nhiệm vụ trung tâm của công tác phân tích kinh tế. Để quản lý tốt được giá thành sản phẩm cần tổ chức công tác giá thành thực tế của các loại sản phẩm một cách kịp thời, chính xác, đúng đối tượng chế độ quy định và đúng phương pháp.
Làm tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức đúng đắn thực trạng quá trình sản xuất, quản lý, cung cấp các thông tin cần thiết, kịp thời cho bộ máy lãnh đạo để có chiến lược, sách lược, các biện pháp phù hợp nhằm tăng lợi nhuận của Doanh nghiệp đồng thời giúp Doanh nghiệp có kế hoạch quản lý vốn sử dụng có hiệu quả, đảm bảo được tính chủ động trong kinh doanh và trong công tác tài chính.
Làm tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giúp cho nhà nước có cái nhìn tổng thể, toàn diện đối với sự phát triển của nền kinh tế, từ đó đưa ra đường lối, chính sách phù hợp để phát triển các Doanh nghiệp thực sự làm ăn có lãi và hạn chế sự thua lỗ của các Doanh nghiệp làm ăn khó khăn, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển không ngừng.
II. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành:
1. Đánh giá sản phẩm làm dở dang
- Sản phẩm làm dở là khối lượng công việc còn đang trong qúa trình sản xuất, chế biến nằm trên dây chuyền công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến mới trở thành sản phẩm.
- Các Doanh nghiệp sản xuất thường có quy trình công nghệ sản xuất liên tục và xen kẽ nhau, nên ở thời điểm cuối tháng có khối lượng sản phẩm còn đang sản xuất dở dang. Trong trường hợp này chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ không chỉ liên quan đến cả những sản phẩm công việc đã hoàn thành trong kỳ mà còn liên quan đến cả những sản phẩm công việc đang sản xuất dở dang.
- Đánh giá sản phẩm làm dở là tính toán xác định phần chi phí sản xuất là một trong những yếu tố quyết định tính trung thực hợp lý của giá sản phẩm dở dang là công việc rất phức tạp vì mức độ hoàn thành của chúng không đồng nhất, không hạch toán riêng được. Hơn nữa do đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất, do tính chất của từng loại sản phẩm dở dang khác nhau. Do vậy muốn đánh giá chính xác được sản phẩm dở dang phải tổ chức tốt công tác kiểm kê xác định khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ, đánh giá xác định mức độ hoàn thành của chúng phải áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất.
- Ở công ty TNHH SX và TM inox TOÀN VIỆT tính sản phẩm làm dở theo tỷ lệ hoàn thành tương đương:
Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm, có tỷ trọng chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn lắm trong tổng chi phí mà chủ yếu là NVL và chi phí sản xuất chung.
Chi phí nhóm 1: Là CP phát sinh từ đầu quá trình SX, sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang CK cùng 1 mức độ như NVL chính:
Số lượng sp hoàn thành + SLSPDDCK
CP nhóm 1 DDĐK + CP nhóm 1 PS trong kỳ
SLSPDDCK
=
CP nhóm 1
DDCK
X
CP nhóm 2
DDCK
CP nhóm 2 DDĐK
=
CP nhóm 2 PS
trong kỳ
SLSP
hoàn thành
SLSP
DDCK
+
+
X
SLSPDDCKx tỷ lệ HT
Chi phí nhóm 2: Là CP sản xuất phát sinh theo mức độ, sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang theo tỷ lệ hoàn thành:
Tỷ lệ HT
x
* Ưu điểm: Kết quả tính toán có mức độ hợp lý cao hơn vì được chúng tính toán đầy đủ các khoản mục chi phí, độ chính xác cao
* Nhược điểm: Khối lượng tính toán lớn, mất nhiều thời gian khi kiểm kê sản phẩm dở dang phải xác định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng bước công nghệ, công việc này khá phức tạp, cách áp dụng phương pháp này thường phải lập các bảng tính sẵn để tính toán được nhanh.
2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mức.
Phương pháp này áp dụng ở những Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất ổn định, có định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí và dự toán chi phí hợp lý.
Theo phương pháp này giá trị định mức căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành tính định mức chi phí cho từng đơn vị sản phẩm.
Vì giá trị định mức không phải là chỉ tiêu cố định mà nó thay đổi khi các định mức kinh tế kỹ thuật thay đổi do đó khi giá thành định mức thay đổi người ta phải xác định số chênh lệch do thay đổi định mức và giá trị định mức nên thay đổi thường vào đầu kỳ dó đó số chênh lệch do thay đổi định mức người ta chỉ tính cho sản phẩm dở dang đầu kỳ.
Chênh lệch do thay đổi định mức
=
Định mức cũ sp
DDĐK
-
Định mức mới sp
DDĐK
Chi phí định mức
(Khoản mục)
Chênh lệch do thoát lý định mức
=
-
Chi phí sản xuất thực tế
ps ( khoản mục)
Giá thành
Thực tế
=
Chênh lệch do
thoát lý
định mức
Giá thành
định mức
+
Chênh lệch do thay đổi
định mức
+
3. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất.
Các khoản thiệt hại trong sản xuất bao gồm: Các khoản thiệt hại phát sinh trong lĩnh vực sản xuất do quá trình sản xuất không diễn ra như dự tính gây thiệt hại về tài sản cho Doanh nghiệp như :
- Các khoản thiệt hại do sản phẩm hỏng là các khoản thiệt hại mà sản phẩm tạo ra không đáp ứng được về mặt kỹ thuật, không đảm bảo về mặt chất lượng.
- Các khoản thiệt hại đối với các sản phẩm loại bỏ hoàn toàn và không chế tái chế được, hoặc không thể tái chế nhưng chi phí quá cao, không có hiệu quả về mặt kinh tế, lúc này chi phí thiệt hại của các sản phẩm loại bỏ hoàn thành hoàn toàn các chính là giá thành sản xuất ra sản phẩm hỏng này.
- Các khoản thiệt hại trong trường hợp các sản phẩm loại bỏ từng phần không có thể sủa chữa được và quá trình sủa chữa đem lại hiệu quả về mặt kinh tế cho Doanh nghiệp, lúc này các khoản thiệt hại bằng tiền chi phí bỏ ra để sủa chữa sản phẩm hỏng này.
- Các khoản thiệt hại do ngừng sản xuất hoặc trong qúa trình sản xuất bị gián đoạn do các nguyên nhân chủ quan như mất điện, thiên tai hoả hoạn, bị đình chỉ sản xuất.
* Định khoản:
Đối với các khoản thiệt hại trong định mức kế toán tiến hành tập hợp trên TK tập hợp chi phí sản xuất (621,622,627) sau đó cuối kỳ tiến hành kết chuyển sang các TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để xác định giá thành sản phẩm.
Các khoản thiệt hại trong sản xuất được xác định theo các khoản thiệt hại thực tế phát sinh tức là các khoản chi phí phát sinh do các thiệt hại trong sản xuất mang lại. Các chi phí này được xác định theo nguyên tắc giá phí.
=
Chi phí phát sinh
Thực tế
Tổng chi phí
Phát sinh
-
Các khoản
Thu hồi
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM BỒN NƯỚC TẠI CÔNG TY TNHH SX VÀ TM INOX TOÀN VIỆT.
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY
1. Quá trình hình thành & phát triển của CÔNG TY TNHH SX VÀ TM INOX TOÀN VIỆT
CÔNG TY TNHH SX VÀ TM INOX TOÀN VIỆT là Công ty thương mại hoạt động theo mô hình công ty TNHH, trong bối cảnh chuyển mình của nền kinh tế, CÔNG TY TNHH SX VÀ TM INOX TOÀN VIỆT ra đời dựa trên luật Công ty. Đăng ký kinh doanh số 0102038591 của sở kế hoạch đầu tư Hà Nội ngày 17/04/2009. Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mặt hàng cao cấp bằng INOX. Với các đặc trưng sau.
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH SX VÀ TM INOX TOÀN VIỆT
- Trụ sở chính: Tổ 2 Phường Cự Khối - Long Biên - HN
- Loại hình Doanh nghiệp: Công Ty TNHH
- Tên người đại diện pháp lý của doanh nghiệp: Ông TẠ ĐÌNH KIÊN
- Vốn đăng ký kinh doanh: 2.000.000.000
- Vốn đầu tư hiện nay: 65.760.000.000
2. Nhiệm vụ của Công ty
Công ty bắt đầu sản xuất bồn thép không rỉ từ năm 2009 tại phường Cự Khối - Hà Nội với những thiết bị sản xuất thô sơ.
Khi mới thành lập, vốn điều lệ của công ty chỉ có 2 tỷ đồng được hình thành từ vốn góp của ông TẠ ĐÌNH KIÊN, đến nay công ty đã được mở rộng và phát triển cả về chất và lượng. Công ty có một hệ thống phân phối hàng khá mạnh, với 40 cửa hàng và 34 đại lý phân phối hàng tại Hà Nội. Trong ba năm gần đây doanh thu của Công ty tăng liên tục với tốc độ cao, 60% đến 70% một năm, đạt xấp xỉ 80 tỷ đồng năm 2010 và tăng lên trên 30 tỷ đồng năm 2011. Khi mới thành lập Công ty mới chỉ có 70 cán bộ công nhân viên nay đã tăng lên 425 người với thu nhập bình quân tăng từ 1.750.000/người lên 2.300.000/người/tháng.
Mục tiêu của Công ty trong những năm tới là tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong cả nước, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường, không ngừng cải thiện về điều kiện tinh thần và vật chất cho cán bộ công nhân viên. Mục tiêu cụ thể năm 2012 là:
- Phấn đấu đưa doanh thu đạt khoảng 140 tỷ đồng
- Lợi nhuận trước thuế đạt 15 tỷ đồng
- Thu nhập bình quân đầu người đạt 2.5 triệu đồng /tháng.
3. Đặc điểm của CÔNG TY TNHH SX VÀ TM INOX TOÀN VIỆT.
* Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty bao gồm:
+ Ban giám đốc
+ Phòng kế toán
+ Phòng kinh doanh
+ Phòng tổ chức nhân sự
+ Phòng kế hoạch
+ Xưởng sản xuất
+ Bộ phận dịch vụ
- Ban giám đốc: Giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty, điều hành mọi hoạt động trong công ty, Phụ trách nhiệm trước Nhà nước đồng thời đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Phòng kế toán : Đứng đầu là kế toán trưởng có nhiệm vu cập nhật, giải quyết xử lý các thông tin về nghiệp vụ kế toán và báo cáo lên giám đốc. Ngoài 6ra còn tư vấn, kiến nghị về tài chính.
- Phòng kinh doanh: Đứng đầu là trưởng phòng kinh doanh, được chia ra làm 2 bộ phận:
+ Bộ phận bán hàng: Trực tiếp giao dịch, liên hệ với khách hàng và bán hàng.
+ Bộ phận phụ trách đại lý: Bao gồm phụ trách đại lý ngoại tỉnh và nội tỉnh. Nhiệm vụ của 2 bộ phận này là theo dõi việc kinh doanh của các đai lý nội tỉnh và ngoại tỉnh, có trách nhiệm đốc thúc việc thu hồi tiền hàng và nộp về phòng kế toán, ghi nhận các thông tin mà đại lý phản ánh và đáp ứng các nhu cầu của họ.
- Phòng hành chính nhân sự: Phụ trách nhiệm quản lý hành chính và những vấn đề liên quan đến nhân sự của toàn công ty.
- Phòng kế hoạch:
+ Tham mưu và cùng ban giám đốc lập kế hoạch các dự án đầu tư dài hạn hoặc ngắn hạn trong việc phát triển của công ty.
+ Phối hợp với các phòng ban khác để giúp họ lập các kế hoạch dựa theo của công ty nhằm giúp cho các phòng ban đó và toàn công ty có thể thực hiện công việc hàng tháng, hàng năm theo đúng các kế hoạch đề ra
+ Phụ trách tốt việc hoạt động của bộ phận XNK và vật tư nhằm đảm bảo tốt việc cung cấp vật tư cho sản xuất và phương tiện, vật chất giúp các phòng ban khác.
- Bộ phận sản xuất: Đứng đầu là phòng kỹ thuật sau đó là các tổ sản xuất và phân xưởng sản xuất theo quy trình công nghệ.
- Bộ phận dịch vụ: Đứng đầu là phòng dịch vụ khách hàng: Phụ trách nhiệm điều động hàng hoá cũng như phương tiện chuyên chở khi khách hàng có nhu cầu mua hàng. Đồng thời thực hiện nhiệm vụ chăm sóc khách hàng thường xuyên ( lắp đặt, bảo hành…)
+Tổ vận chuyển: Bao gồm phụ xe và lái xe ( cả nội và ngoại tỉnh) chuyên chở đưa sản phẩm đến các địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng. Thanh toán phần tiền còn lại khi khách hàng không có nhu cầu lắp đặt.
+Tổ lắp đặt: Có nhiệm vụ lắp đặt sản phẩm khi khách hàng có nhu cầu, thanh toán phần tiền còn lại của sản phẩm nếu có.
+Tổ bảo hành: Phụ trách nhiệm bảo hành, sửa chữa những sản phẩm bồn của khách khi khách hàng có yêu cầu.
Phòng kinh doanh
Xưởng sản xuất
Phòng nhân sự
Bộ phận dịch vụ
Phòng kế hoạch
Phòng giám đốc
Phòng kế toán
4. Quy trình công nghệ & đặc điểm tổ chức sản xuất ở xưởng bồn thuộc CÔNG TY TNHH SX VÀ TM INOX TOÀN VIỆT.
Mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay là những sản phẩm cơ khí dân dụng và công nghiệp trong đó mặt hàng chính là bồn nước cao cấp bằng INOX và bồn nước bằng nhựa.
Bộ phận sản xuất của Công ty gồm có các tổ sản xuất: Tổ bồn, tổ ép, tổ hàn điện, tổ lốc V, tổ hoàn thiện, tổ bốc xếp, phân xưởng nhựa. Sản phẩm được sản xuất trên quy trình công nghệ phức tạp kiểu vừa liên tục vừa song song.
Nguyên liệu
INOX
Pha cắt
Hàn thân
Lốc thân
Ghép hàn bồn
Kiểm tra mối hàn
Hoàn thiện bồn
Tạo thép góc
Hàn chân đế
Dập chụp bồn
Chu trình sản xuất sản phẩm như sau:
Nhập kho
Nguyên liệu để sản xuất bồn inox là INOX SUS 304 của Nhật Bản dưới dạng cuộn, tấm, băng. Còn với bồn nhựa nguyên liệu chính là nhựa 3 lớp của Hàn Quốc, được mua từ nhiều nguồn khác nhau ( Nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu uỷ thác, mua của các doanh nghiệp kinh doanh Inox trong nước như Đông Á, Thuận Phát, Hoàng Vũ) với nhiều kích cỡ khác nhau. Mỗi loại khổ Inox lại được dùng vào công việc khác nhau với mục đích là tận dụng tối đa Nguyên vật liệu. Một số loại được đưa sang tổ hàn để hàn thân, một số được đưa sang tổ lốc V để tạo hình V và hàn chân đế, số còn lại đưa sang dập chụp bồn và làm thân bồn. Thân bồn sau khi được hàn dọc được đem lốc tạo gân với mục đích là tăng độ bền cơ học, sau đó được đưa sang hàn với nắp bồn. Sau khi được kiểm tra chất lượng các mối hàn, bồn được đưa sang hoàn thiện, làm vệ sinh và sơn nhãn mác. Sản phẩm hoàn thiện được kiểm tra về kỹ thuật một lần nữa rồi được đưa vào nhập kho.
5. Khái quát về công tác kế toán của Công ty TNHH TOÀN VIỆT
Chức năng của phòng kế toán là ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty một cách chính xác, cập nhật giải quyết các thông tin về nghiệp vụ vào máy một cách chính xác và tổng hợp thông tin báo cáo lên ban Giám Đốc hàng ngày.
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán ở CÔNG TY TNHH SX VÀ TM INOX TOÀN VIỆT:
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Kế toán vốn bằng tiền và TSCĐ
Kế toán thuế
Thủ quỹ
Kế toán Ngân hàng
Kế toán chi phí và tính giá thành
Kế toán Ngyuênvật liệu
Kế toán công nợ
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Tổ trưởng
-KT tiền mặt
-NH
-KT công nợ PT
-HĐ, HH
-Kiểm soát CT
(01 NV)
Kế toán thuế
-GD bên ngoài
-Làm công văn, thông báo.
(01 NV)
Thủ quỹ
(01NV)
Tổ trưởng
-Kt chi phí
-KT thanh toán
-NVL
-Giá thành
-Lương
-TSCĐ-CCDC
(01 NV)
KT chi tiết
-Thanh toán
-NVL
-Lương
(01 NV)
KT chi tiết
-KTTM,TG
-Công nợ phải thu
-Hàng hoá
(01 NV)
KT chi tiết
-Kiểm soát
-Hoá đơn
-Các CT gốc
-Lưu trữ
(01 NV)
KT chi tiết
-Xử lý công nợ
-Đốc thúc nợ
-Báo cáo tình hình công nợ.
(01 NV)
Sơ đồ tổ chức phòng kế toán của Công ty gồm 9 nhân viên
1. Kế toán trưởng:
- Là người lãnh đạo cao nhất trong phòng kế toán, có trách nhiệm giúp Giám đốc thực hiện việc kế toán thống kê, phụ trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo bao quát chung, bố trí công việc phù hợp với mỗi người, quan hệ với các phòng ban, cơ quan quản lý cấp trên.
2. Kế toán tổng hợp:
- Phó phòng tài chính kế toán:
- Phụ trách hạch toán kiểm tra giám sát mỗi phần hành của kế toán. Định kỳ lập báo cáo kế toán.
3. Kế toán vốn bằng tiền, tài sản cố định:
- Có nhiệm vụ phản ánh chính xác kịp thời, cụ thể, đầy đủ số liệu hiện có, tình hình biến động và sử dụng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển…Đồng thời phản ánh ghi chép tổng hợp số liệu về số lượng, hiện trạng tài sản cố định.
4. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành:
- Căn cứ vào chi phí tập hợp được và giá trị sản phẩm dở dang để tính giá thành.
5. Kế toán ngân hàng:
- Kế toán ngân hàng hạch toán các khoản tiền gửi là các giấy báo Có báo Nợ hoặc bảng sao kê của ngân hàng kém theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc bảo chi). Hàng ngày khi nhận được chứng từ do ngân hàng gửi đến kế toán phải kiểm tra đối chiếu với các chứng từ gốc kèm theo. Mọi sự chênh lệch phải thông báo kịp thời.
6. Kế toán nguyên vật liệu:
- Phụ trách nhiệm theo dõi toàn bộ NVL trong kho toàn công ty
- Phụ trách nhiệm theo dõi toàn bộ phần TSCĐ và CCDC của Công ty
7. Kế toán thuế :
- Phụ trách nhiệm theo dõi toàn bộ phần báo cáo thuế của công ty
- Toàn bộ phần liên hệ, giao dịch với các cơ quan thuế và CQ có chức năng.
8. Thủ quỹ:
- Phụ trách nhiệm thu - chi tiền mặt của Công ty.
9. Kế toán công nợ:
- Phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng, thường xuyên tiến hành đối chiếu kiểm tra đôn đốc việc thanh toán được kịp.
* Hình thức thực hiện kế toán tại CÔNG TY TNHH SX VÀ TM INOX TOÀN VIỆT.
Hiện nay Công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ với hệ thống sổ sách tương đối phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh và theo đúng quy định của nhà nước, đảm bảo công việc được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày.
Công ty sử dụng hệ thống kế toán được ban hành theo quyết định số 15/2006- QĐ- BTC ban hành ngày 20/03/2006 của bộ Tài chính.
Doanh nghiệp hoạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kế khai thường xuyên. Doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp khấu trừ. Phần mềm kế toán mà Công ty sử dụng là FAST 2006 Và Excel.
Sơ đồ kế toán
Ghi hàng ngày
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối tháng
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Máy vi tính
Bảng t.hợp
C.tiết
Sổ
Cái
Bảng
c.đối
SPS
BC
Tài
chính
Sổ KT
c.tiết
Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sp theo hình thức chứng từ ghi sổ:
Chứng từ gốc(bảng tổng hợp ctừ gốc)
Các bảng phân bổ:
Tiền lương, BHXH
Vật liệu, CCDC
KHTSCĐ
Sổ cái TK 621,622,627,154
Sổ đăng ký ctừ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết TK 621,622,627
Bảng phân bổ các TK 621,622,
627
Sổ chi tiết TK 154
Bảng CĐ tài khoản
Báo cáo KT
Bảng tính Z sp
II. THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XƯỞNG SẢN XUẤT.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở xưởng bồn
Đối tượng tính giá thành:
Đối tượng tính giá thành là bồn nhựa BND850.
1.2. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
*Đặc điểm nội dung chi phí:
- Nguyên vật liệu chính bao gồm nhựa 3 lớp, thép V các loại ( để làm chân đế), bột nhựa KOREA, bột màu, bột nở…(để phục vụ cho việc làm bồn nhựa)
- NVL phụ : gồm ốc chân đế, tem bảo hành, tem hàng việt nam chất lượng cao, xà phòng, sơn, băng dính các loại ...
- Nhiên liệu : bao gồm dầu, mỡ...để vận hành máy, bôi trơn các đầu bồn…..
- Trị giá nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp giá bình quân.
Đơn giá mua BQ
=
Trị giá hàng hoá tồn ĐK + Trị giá hàng hoá nhập trong kỳ
Số lương hàng hoá tồn đầu kỳ + số lượng hàng hóa nhập trong kỳ
Trị giá hàng hoáXK trong kỳ
Số lượng hàng hoá XK trong kỳ
Đơn giá mua bình quân
=
x
* Chứng từ sử dụng:
+ Phiếu xuất kho
+ Phiếu nhập kho
+ Biên bản giao nhận hàng hoá
+ Tờ khai hải quan
* Tài khoản sử dụng: TK 621 - “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Để tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp kế toán sử dụng TK 621 “ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Chi phí cho từng đối tượng.
* Nội dung TK 621:
Dùng để tập hợp toàn bộ chi phí NVL trực tiếp, dùng cho sản xuất (nhựa 3 lớp,tay cong, van phao cơ….), chế tạo sản phẩm phát sinh trong kỳ và cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp sang TK tập hợp chi phí và giá thành sản xuất.
* Kết cấu TK 621:
TK 621
- Trị giá NVL đưa vào sử dụng trong kỳ.
- Các khoản phát sinh ghi tăng chi phí NVL trực tiếp.
- Trị giá NVL sử dụng không hết nhập lại kho.
- Trị giá NVL phát sinh thiếu trong quá trình sử dụng.
* Trình tự kế toán:
- Ngày 08/02/2012 công ty mua nhập kho một số vật liệu:
+Nhựa 3 lớp: 5,000 cái x 5,500đ = 27,500,000đ
+Tay cong: 7,000 cái x 680đ = 4,760,000đ
+Bát bắt chân bồn: 26 cái x 35,000đ = 910,000đ
+Van phao cơ: 100 cái x 18,500đ = 1,850,000đ
+Van xả 27: 5,400 cái x 4,000đ = 21,600,000đ
Thuế GTGT 10%: 5.662.000đ
Cộng : 62.282.000đ
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 08 tháng 02 năm 2012
Họ, tên người giao hàng: Nguyễn Hoàng Anh
Theo: HĐGTGT. Số: 2245. Đvt: đ
Nhập tại kho: Kho vật tư
SốTT
Tên hàng hoá
Mãsố
Đơn vịtính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theochứng từ
Thựcnhập
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Nhựa 3 lớp
NKR
Mét
5,000
5,000
5,500
27,500,000
2
Tay cong
PTCONGZZ
Cái
7,000
7,000
680
4,760,000
3
Bát bắt chân bồn
PBBCBONZ
Cái
26
26
35,000
910,000
4
Van phao cơ
PVPCOZZZ
Cái
100
100
18,500
1,850,000
5
Van xả 27
PVXA27ZZ
Cái
5,400
5,400
4,000
21,600,000
Tổng Cộng
56.620.000
)
Định khoản:
Nợ TK 152 (chi tiết xem trên hóa đơn) : 56.620.000
Nợ TK 133: 5.662.000
Có TK 331: 62.282.000
Ngày 10/02/2012 xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất bồn nhựa
+ Bồn nhựa BND850
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 10 tháng 02 năm 2012
Họ, tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Tiến
Lý do xuất: Xuất cho sản xuất Đvt: đ
Xuất tại kho: Kho vật tư
Số
TT
Tên hàng hoá
Mã số
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Tay cong
PTCONGZZ
Cái
17600
17600
680
11.968.000
2
Bát bắt chân bồn
PBBCBONZ
Cái
100
100
35000
3.500.000
3
Đề can xanh
PDCXANHZ
Mét
5300
5300
9400
49.820.000
4
Nhựa 3 lớp
NKR
Mét
23850
23850
5500
131.175.000
Cộng
196.463.000
Định khoản:
Nợ TK 621: 196.463.000
Có TK 152 ( chi tiết xem trên phiếu xuất): 196.463.000
- Ngày 13/02/2012 mua 1 số nguyên vật liệu xuất trực tiếp cho sản xuất Bồn nhựa BND850:
HOÁ ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 13 tháng 02 năm 2012
Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần kim khí Hà Nội
Địa chỉ: 120 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội
Điện thoại: (04)236.989
Họ tên người mua hàng: Anh Tiến
Tên đơn vị: công ty TNHH SX và TM inox Toàn Việt.
Địa chỉ: Tổ 2 phường Cự Khối-Long Biên-Hà Nội
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán:CK MST:0103729108.
Số tài khoản: 02010000236 MST: 0303543502
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3
1
Thép V 63x5x6m
mét
2500
61.800
154.500.000
Cộng tiền hàng: 154.500.000
Thuế suất GTGT 10% tiền thuế GTGT: 15.450.000
Tổng cộng tiền thành toán 169.950.000
Số tiền viết bằng chữ: Một trăm chín mươi sáu triệu chín trăm năm mươi ngàn.
Định khoản:
Nợ 621: 154.500.000
Nợ 133: 15.450.000
Có 331: 169.950.000
- Ngày 14/02/2012 xuất kho 1 số nguyên vật liệu để sản xuất Bồn nhựa BND850
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 14 tháng 02 năm 2012
Họ, tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Tiến
Lý do xuất: Xuất cho sản xuất Đvt: đ
Xuất tại kho: Kho vật tư
Số
TT
Tên hàng hoá
Mã số
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Bột nhựa Korea
KA1
kg
300
300
25500
7.650.000
2
Bột màu
K2
kg
630
630
16300
10.269.000
3
Bột nở
K3
kg
520
520
14350
7.462.000
Cộng
25.381.000
Định khoản:
Nợ TK 621: 25.381.000
Có TK 152( chi tiết xem trên phiếu xuất): 25.381.000
Cuối tháng tập hợp chi phí NVL trực tiếp để ghi sổ cái:
CÔNG TY TNHH SX VÀ TM INOX TOÀN VIỆT
Tổ 2 Phường Cự Khối - Long Biên - HN
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản 621– Chi phí NVL trực tiếp ( Bồn nhựa BND850)
Tháng 02 năm 2012 Đvt:đ
Chứng từ
Diền Giải
TK
đối ứng
Phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
10/02/2012
Xuất NVL dùng cho SX
152
196.463.000
13/02/2012
Mua NVL xuất trực tiếp cho SX
331
169.950.000
14/02/2012
Xuất NVL dùng cho SX
152
25.381.000
29/02/2012
Kết chuyển CP
154
391.794.000
Tổng phát sinh
391.794.000
391.794.000
Dư cuối kỳ
Ngày 29 tháng 02 năm 2012
Người lập Kế toán trưởng
2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
2.1- Đặc điểm, nội dung chi phí:
Chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm toàn bộ chi phí về tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ và các khoản có tính chất lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Công ty có ba hình thức trả lương như sau: đối với khối nhân viên văn phòng (trừ phòng kinh doanh) Công ty trả lương theo thời gian. Mức lương của từng nhân viên văn phòng do Giám đốc công ty trực tiếp xem xét và quyết định tuỳ theo khả năng và tính chất công việc của từng người, từng bộ phận. Đối với nhân viên của phòng kinh doanh, lương được trả theo doanh thu bán hàng. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm.
*Chứng từ sử dụng :
-Bảng tổng hợp số lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng
-Bảng chấm công
-Bảng lương sản phẩm hàng mẫu
-Bảng lương sản phẩm hàng đặt trong đơn giá
-Bảng lương sản phẩm hàng đặt ngoài đơn giá
-Bảng tổng hợp lương sản phẩm
-Bảng chia lương
-Giấy đề nghị thanh toán
* TK sử dụng: TK 622 – “Chi phí nhân công trực tiếp”
* Kết cấu TK 622:
TK 622
- Số tiền lương phải trả cho nhân công trực tiếp sx.
- Trích trước tiền lương nghỉ phép của NC trực tiếp sản xuất.
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.
* Quy trình hạch toán:
- TK 622 dùng để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp của quá trình sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ. Cụ thể là công nhân ở xưởng sản xuất bồn nhựa.
- TK 622 được tổ chức hạch toán chi tiết theo yêu cầu quản trị nội bộ doanh nghiệp để phục vụ cho nhu cầu cung cấp thông tin quản trị nội bộ và tính giá thành sản phẩm.
* Trình tự hạch toán:
Hàng tháng căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng và định mức lao động để xác định quỹ lương trong tháng của từng tổ sản xuất :
Quỹ lương
tháng(chi tiết theo tổ)
SL từng loại sp hoàn thành
Định mức LĐ của từng loại sp sp
(
)
=
x
x
Việc tính lương không phải do kế toán của Công ty tính mà do một nhân viên của phòng nhân sự làm sau đó gửi bảng lương xuống phòng kế toán để làm thủ tục chi lương.
Ngoài ra theo chế độ tài chính hiện hành, doanh nghiệp phải tính vào chi phí sản xuất một bộ phận chi phí gồm BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất .
- Các khoản trích bao gồm:
- BHXH: 17% tính theo tiền lương
- KPCĐ: 1% tính theo tiền lương
- BHTN: 1% tính theo tiền lương
- BHYT: 3% tính theo tiền lương
- Cụ thể: căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm cuối tháng:
- Sản lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng như sau:
+ Bồn nhựa BND850 : 304 chiếc
- Định mức lao động của sản phẩm (tổ bồn) như sau:
+ Bồn nhựa BND850 : 47.500 đ/c
*Từ số liệu trên kế toán xác định chi phí tiền lương cho từng loại sản phẩm là - Tiền lương sản phẩm:
+ BND850: 304 chiếc x 47.500đ = 14.440.000đ
- Định khoản:
Nợ TK 622: 14.440.000đ
Có TK 334: 14.440.000đ
-Trích BHXH: 14.440.000 x 17% = 2.454.800 đ
-Trích KPCĐ: 14.440.000 x 2% = 288.800 đ
-Trích BHTN: 14.440.000 x 1% = 144.400 đ
-Trích BHYT: 14.440.000 x 3% = 433.200 đ
Cộng: 3.321.200 đ
- Định khoản:
Nợ TK 622: 3.321.200
Có TK 338.2: 288.800
Có TK 338.3: 2.454.800
Có TK 338.4: 433.200
Có TK 338.9: 144.400
Cuối tháng ghi vào sổ cái:
CÔNG TY TNHH SX VÀ TM INOX TOÀN VIỆT
Tổ 2 Phường Cự Khối - Long Biên - HN
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản 622– Chi phí nhân công trực tiếp ( Bồn nhựa BND850)
Tháng 02 năm 2012 Đvt: đ
Chứng từ
Diễn Giải
TK
đối ứng
Phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
29/02
Lương CN trực tiếp sản xuất
334
14.440.000
29/02
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
338
3.321.200
Kết chuyển CP
154
17.761.200
Tổng phát sinh
17.761.200
17.761.200
Dư cuối kỳ
Ngày 29 tháng 02 năm 2012
Người lập Kế toán trưởng
3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí có tính chất phục vụ trong phạm vi phân xưởng, tổ sản xuất chính. Nói một cách khác, chi phí sản xuất chung là toàn bộ chi phí của phân xưởng ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung là một yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm. Do đó, việc tập hợp chi phí sản xuất chung một cách chính xác sẽ giúp cho công tác quản lý giá thành được thuận lợi, việc tính giá thành được chính xác. Kế toán công ty phải tính toán sao cho chi phí sản xuất chung phát sinh một cách hợp lý, tiết kiệm đồng thời có hiệu quả cho hoạt động sản xuất .
*TK sử dụng: TK 627 – “Chi phí sản xuất chung”
- Để kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm người ta sử dụng TK 627 " Chi phí sản xuất chung"
* Nội dung TK 627: Dùng để tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ và việc phân bổ chi phí sản xuất chung để kết chuyển về giá thành sản phẩm.
* Kết cấu TK 627 như sau:
TK 627
- Các tài khoản chi phí sản xuất chung, ghi giảm trong kỳ.
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung để tập hợp chi phí sản xuất.
- Chi phí sản xuất phát sinh tăng trong kỳ
* Quy trình hoạch toán:
- TK 627 dùng để tập hợp chi phí sản xuất chung của quy trình sản xuất ra của dịch vụ.
- TK 627: Được tổ chức hạch toán chi tiết theo yêu cầu của quản lý tài chính.
* Trình tự kế toán:
TK 142
Gt lớn
TK152
TK154
TK631
TK 334,338
TK627
Tính lương phải trả,
trích các khoản BH
Các khoản ghi giảm
CPSXC
K/c CPSXC
KKTX
K/c CPSXC
KKĐK
TK152,153
Xuất dùng CCCD(gt
nhỏ)
Phân bổ
TK 214
Tính KHao TSCĐ
TK111,112,331
Ps CPDVMN phục vụ sx
chung
TK 133
3.1.Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ :
*Đặc điểm, nội dung chi phí:
Chí phí vật liệu, công cụ dụng cụ ở CÔNG TY TNHH SX VÀ TM INOX TOÀN VIỆT bao gồm các khoản chi phí phát sinh phục vụ cho xưởng sản xuất như mua gỗ, sơn làm xưởng và các khoản chi phí công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất. Đặc điểm của loại chi phí này là giá trị thường không lớn lắm nên thường được phân bổ một lần vào phí trong kỳ.
- Ngày 10/02/2012 xuất kho 300 lít dầu và 250 lít mỡ cho máy móc thiết bị để sản xuất sản phẩm
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 10 tháng 02 năm 2012
Họ, tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Tiến
Lý do xuất: Xuất cho sản xuất Đvt: đ
Xuất tại kho: Kho vật tư
Số
TT
Tên hàng hoá
Mã số
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Dầu
P
Lít
300
300
20.500
6.150.000
2
Mỡ
F
Lít
250
250
16.300
4.075.000
Cộng
10.225.000
- Định khoản:
Nợ TK 627: 10.225.000
Có 152: 10.225.000
*Sổ kế toán sử dụng:
Sau khi vật tư được mua về nhập kho, thủ kho sẽ làm thủ tục nhập rồi chuyển phiếu nhập kho cho kế toán nguyên vật liệu để vào máy. Khi xuất kho số vật liệu này thủ kho viết phiếu xuất và cũng chuyển cho kế toán. Khi thanh toán nhà cung ứng sẽ cầm 1 liên của phiếu nhập kho lên gặp kế toán thanh toán để làm thủ tục thanh toán. Khoản chi phí này sẽ đượckế toán thanh toán cập nhật vào máy từ phiếu chi theo định khoản sẵn có và máy sẽ tự động chuyển số liệu sang các sổ liên quan.
3.2. Chi phí dịch vụ mua ngoài:
*Đặc điểm, nội dung chi phí
Ở CÔNG TY TNHH SX VÀ TM INOX TOÀN VIỆT, chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm toàn bộ các chi phí như điện, nước, điện thoại phục vụ cho hoạt động sản xuất ở xưởng sản xuất.
Hàng tháng, kế toán thanh toán phải theo dõi toàn bộ các chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh và cập nhật vào máy.
*Chứng từ sử dụng :
- Hoá đơn GTGT
- Phiếu chi
- Ngày 22/02/2012 trả tiền điện cho c.ty điện lực Long Biên
HOÁ ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao khách hàng
Tháng 2
Công ty điện lực: Công ty điện lực Long Biên
Địa chỉ: 82 Ngô Gia Tự - Đức Giang – LB - HN
Điện thoại: 22154216
Tên khách hàng: Tạ Đình Kiên
Địa chỉ: Tổ 2 Phường Cự Khối – LB - HN
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: trực tiếp
MST: 0100101114021
Bộ CS
Chỉ số mới
Chỉ số cũ
Điện năng TT
Đơn giá
Thành tiền
KT
20896
13643
7253
200
1.242
248.400
7053
1.369
9.655.557
Cộng
9.903.957
Thuế GTGT: 10%
990.396
Tổng thanh toán
10.894.500
Số tiền viết bằng chữ: Mười triệu tám trăm chín mươi tư ngàn năm trăm đồng
- Định khoản:
Nợ TK 627: 9.903.957
Nợ 133: 990.396
Có TK 111: 10.894.500
- Ngày 23/02/2012 thanh toán tiền nước cho c.ty TNHH 1 thành viên nước sạch số 2 HN
HOÁ ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao khách hàng
Tháng 02 năm 2012
Công ty điện lực: C.ty TNHH 1 thành viên nước sạch số 2 HN
Địa chỉ: Đường Nguyễn Văn Linh-P.Phúc Đồng–LB-HN
Điện thoại: 04.38757958
Tên khách hàng: Tạ Đình Kiên
Địa chỉ: Tổ 2 Phường Cự Khối – LB - HN
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: trực tiếp
MST: 0100101114-021
Số đọc tháng này
Số đọc
Tháng trước
Tổng tiêu thụ
Định mức tiêu thụ
Đơn Giá
Thành tiền
7536
7232
304
304
4000
1.216.000
Cộng
1.216.000
Thuế GTGT: 10%
121.600
Tổng thanh toán
1.337.600
Số tiền viế bằng chữ: Một triệu ba trăm ba mươi bảy ngàn sáu trăm đồng
- Định khoản:
Nợ 627: 1.216.000
Nợ 133: 121.600
Có 111: 1.337.600
3.3. Chi phí nhân viên phân xưởng
-Đặc điểm, nội dung chi phí:
Chi phí nhân viên phân xưởng ở CÔNG TY TNHH SX VÀ TM INOX TOÀN VIỆTgồm các khoản chi phí liên quan và phải trả cho nhân viên phân xưởng như tiền lương, các khoản phụ cấp, BHXH...phải trả cho nhân viên phân xưởng gồm: quản đốc và các nhân viên phòng kỹ thuật...
Lương của các nhân viên phân xưởng được tính theo thời gian. Thường mỗi nhân viên đều có một mức lương cố định do Giám đốc phê duyệt. Phòng nhân sự sẽ căn cứ vào bảng chấm công của phòng kỹ thuật để tiến hành tính lương cho bộ phận này. VD: lương chính của nhân viên Nguyễn Hoàng Anh là 2.300.000đ /tháng, như vậy lương 1 ngày công sẽ là 76.666 đ. Trong tháng anh ta đi làm tổng cộng chỉ có 25 công. Như vậy, lương tháng này của anh ta sẽ là : 76.666 x 25 =1.916.666 đ. Tương tự áp dụng tính lương cho các nhân viên khác.
-Chứng từ sử dụng :
Cũng giống như các chứng từ được sử dụng để tính và thanh toán lương cho công nhân trực tiếp sản xuất, bao gồm:
-Bảng chấm công
-Bảng lương
-Giấy đề nghị thanh toán
-Phiếu chi
- Ngày 28/02/2012 Tiền lương phải trả cho nhân viên ở phân xưởng:
Định khoản:
Nợ TK 627: 16.850.000
Có TK 334: 16.850.000
- Ngày 28/02/2012 Trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ:
Định khoản:
Nợ TK 627: 3.875.500
Có TK 338.2: 337.000
Có TK 338.3: 2.864.500
Có TK 338.4: 505.500
Có TK 338.9: 168.500
3.4.Chi phí khấu hao TSCĐ:
-Đặc điểm, nội dung chi phí:
Tài sản cố định của công ty bao gồm nhiều loại có tính chất và giá trị rất khác nhau như nhà xưởng, máy móc thiết bị, kho tàng, phương tiện vận tải…Mỗi TSCĐ đều được theo dõi một cách chặt chẽ về nguyên giá, giá trị còn lại và tỷ lệ khấu hao phải trích.
Đầu năm căn cứ vào nguyên giá TSCĐ và tỷ lệ khấu hao từng loại TSCĐ, kế toán tính tổng số khấu hao phải trích cả năm và mức khấu hao tháng theo công thức:
=
Mức khấu hao TB
hàng năm
Thời gian khấu hao
Nguyên giá TSCĐ
Mức khấu hao
tháng
=
Mức khấu hao năm
12
Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch trích khấu hao tháng và tình hình thực tế tăng giảm TSCĐ để tính số khấu hao cơ bản phải trích trong tháng. Từ đó, kế toán tính số khấu hao cơ bản phải trích cho từng đối tượng sử dụng.
-Chứng từ sử dụng :
- Bảng tính khấu hao TSCĐ.
-Phương pháp kế toán:
Khi doanh nghiệp mua về một TSCĐ căn cứ vào các chứng từ kèm theo, kế toán sẽ cập nhật vào máy trên mục "Cập nhật TSCĐ". ở mục nàycó đầy đủ các thông tin như tên TSCĐ, nước sản xuất, nhóm TS, tình trạng sử dụng, số lượng, đơn vị tính, nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, số khấu hao tháng,số năm khấu hao, định khoản khấu hao...Kế toán chỉ cần cập nhật đầy đủ các thông tin trên thì phần mềm sẽ tự động thực hiện việc tính và phân bổ khấu hao rồi chuyển về các sổ liên quan.
-Sổ kế toán sử dụng :
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Sổ chi tiết TSCĐ
Báo cáo chi tiết tăng giảm TSCĐ
- Ngày 28/02/2012 Tính khấu hao tài sản cố định trong tháng 2:
Định khoản:
Nợ 627: 18.000.000
Có 214.1: 18.000.000
3.5 Chi phí khác bằng tiền:
*Đặc điểm, nội dung chi phí:
Ở CÔNG TY TNHH SX VÀ TM INOX TOÀN VIỆT, chi phí bằng tiền khác được tính vào chi phí sản xuất chung bao gồm toàn bộ các khoản chi phí ngoài các khoản chi phí trên của công ty.
Cuối tháng ghi vào sổ cái:
CÔNG TY TNHH SX VÀ TM INOX TOÀN VIỆT
Tổ 2 Phường Cự Khối - Long Biên - HN
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản 627– Chi phí SXC ( Bồn nhựa BND850)
Tháng 02 năm 2012 Đvt: đ
Chứng từ
Diền Giải
TK
đối ứng
Phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
10/02/2012
Xuất NVL cho máy móc tb
152
10.225.000
22/02/2012
Trả tiền điện cho c.ty điện lực
111
9.903.957
23/02/2012
Trả tiền nước cho c.ty nước
111
1.216.000
28/02/2012
Tiền lương phải trả
334
16.850.000
28/02/2012
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN
338
3.875.500
28/02/2012
Khấu hao TSCĐ
214
18.000.000
28/02/2012
Kết chuyển CP
154
60.070.457
Tổng số phát sinh
60.070.457
60.070.457
Dư cuối kỳ
Ngày 29 tháng 02 năm 2012
Người lập Kế toán trưởng
4. Tổng hợp chi phí sản xuất:
Tại Công ty: Cuối mỗi tháng kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất. Mỗi đối tượng tập hợp chi phí được mở sổ cái tài khoản theo dõi riêng từng khoản mục chi phí để làm cơ sở cho việc tính giá thành thực tế. Toàn bộ chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí SXC, cuối tháng được tập hợp và kết chuyển vào tài khoản 154 kế toán hoạch toán vào máy theo định khoản. Khi đó, máy sẽ tự động tập hợp số liệu chuyển vào các sổ cái tài khoản.
Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp:
TK621
TK154
TK155
TK622
TK627
K/c CPNVLTT
K/c CPNCTT
K/c CPSXC
Hoàn thành sp
nhập kho
- Định khoản:
Nợ TK 154: 469.625.657
Có TK 621: 391.794.000
Có TK 622: 17.761.200
Có TK 627: 60.070.457
4.1 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:
Sản phẩm dở dang cuối tháng của CÔNG TY TNHH SX VÀ TM INOX TOÀN VIỆTlà các loại bồn chưa hoàn chỉnh. Công ty đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng theo sản lượng hoàn thành tương đương.
VD: mỗi khi sản phẩm được hoàn thiện xong một khâu thì lại được chuyển sang khâu tiếp theo để tiếp tục sản xuất, có nghĩa là thành phẩm của tổ này lại trở thành nguyên vật liệu của tổ khác. VD: tổ bồn sau khi làm xong một chiếc thân bồn thì sẽ chuyển tiếp xuống cho tổ hàn để hàn thân. Sau khi hàn thân xong lại được chuyển xuống tổ hoàn thiện để tẩy rửa, sơn nhãn mác và đánh bóng...Cứ như vậy cho đến khi sản phẩm được nhập kho thì được coi là một sản phẩm hoàn chỉnh. Như vậy, phòng kỹ thuật sẽ xây dựng được một định mức hoàn thành cho mỗi cung đoạn hoàn thiện của sản phẩm. Cuối tháng kế toán sẽ tiến hành kiểm kê sản phẩm dở dang của các tổ và quy về % số lượng sản phẩm hoàn thành.VD: sau khi kiểm kê kế toán đếm được tại tổ bồn 20 chiếc thân bồn , mỗi chiếc thân bồn tương ứng với 60 % sản phẩm hoàn thành. Như vậy số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương là:
20 x 60% = 12 (sp)
Tương tự cho các tổ khác kế toán tính được tổng số lượng sản phẩm dở dang quy đổi tương đương số lượng sản phẩm hoàn thành. Khi tính giá thành sản phẩm, kế toán sẽ cộng số sản phẩm quy đổi này với số lượng sản phẩm nhập kho ra số lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng và tiến hành tính giá thành.
4.2 Kế toán tính giá thành sản phẩm:
Do các chi phí sản xuất được tính theo định mức nên công ty cũng áp dụng phương pháp tính giá thành theo định mức.Theo phương pháp này các chi phí chênh lệch giữa phát sinh thực tế và chi phí định mức sau khi được phân bổ nốt cho các sản phẩm hoàn thành sẽ được cộng thêm hoặc trừ vào phần chi phí định mức đã xây dựng được từ trước để tính ra giá thành thực tế của sản phẩm.
- Bồn nhựa BND850 có giá thành định mức là: 1.480.675 đ/chiếc
- Chi phí phát sinh chênh lệch: theo định mức kỹ thuật thì CPNVLTT cho bồn BND850 như sau:
+ Bồn BND850 sản lượng 304 chiếc là: 391.794.000đ
Nhưng trên thực tế tổng chi phí 621 phát sinh tập hợp được là 417.822.286đ. Sự tăng của chi phí có thể là do công nhân sử dụng vật tư không tiết kiệm hoặc cũng có thể do tay nghề của mỗi công nhân khác nhau. Như vậy kế toán phải tiến hành cộng nốt phần chênh lệch này vào chi phí NVL.
+ Gọi chi phí NVLTT theo định mức kỹ thuật là A
+ Gọi chi phí NVLTT phát sinh thực tế là B
+Chênh lệch giữa định mức và thực tế là C
C = | A-B | = | 391.794.000 - 417.822.286 | = 26.028.286 đ
Tiêu thức phân bổ là :
F = ( đ/m3)
Trong đó : F: chi phí chênh lệch trên một đơn vị dung tích
C: tổng chi phí chênh lệch
D: tổng dung tích sản phẩm hoàn thành
Ta có :
D = 304 chiếc x 850 = 258.400
26.028.286
Chi phí chênh lệch cho một đơn vị thể tích :
258.400
F = = = 100,73 (đ/m3)
Như vậy 1m3 dung tích sẽ phải phụ thêm 100,73 đ chi phí chênh lệch.
Bồn BND850: 850 x 100,73= 85.621 đ
- Vậy giá thành thực tế của bồn nhựa BND850 là:
1.480.675 + 85.621 = 1.566.296đ/chiếc
- Cuối tháng nhập kho 304 chiếc bồn nhựa BND850, dở dang 25 thân bồn, mỗi thân bồn lại t/ư với 60% sp hoàn thành:
25 x 60% = 15(sp)
Định khoản:
Nợ 155: 319 chiếc x 1.566.296đ = 499.648.424
Có 154: 499.648.424
PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH PHẨM
Tháng 02/2012 Đvt: đ
Tên sản phẩm: Bồn nhựa BND850
Chỉ tiêu
Tổng số
CPNVLTT
CPNCTT
CPSXC
1. CP SXDD đầu kỳ
52.757.550
42.757.000
10.000.550
2. CP SXPS trong kỳ
469.625.657
391.794.000
17.761.200
60.070.457
3. CP SXDD cuối kỳ
22.734.783
15.734.000
3.000.000
4.000.783
4. Tổng giá thành thực tế
499.648.424
418.810.000
14.761.200
66.070.525
5. Số lượng sp hoàn thành
319
319
319
319
7. Giá thành thực tế đơn vị
1.566.296
1.312.884,013
46.273,35423
207.117,6332
Lập ngày 29 tháng 02 năm 2012
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
CÔNG TY TNHH SX VÀ TM INOX TOÀN VIỆT
Tổ 2 Phường Cự Khối - Long Biên - HN
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản 1542 - Tập hợp chi phí SX ( Bồn nhựa BND850)
(Tháng 02/ 2012) Đvt: đ
Chứng từ
Diền Giải
TK
đối ứng
Phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
Dở dang đầu kỳ
52.757.550
29/02
Chi phí NVL trực tiếp
621
391.794.000
29/02
Chi phí nhân công trực tiếp
622
17.761.200
29/02
Chi phí sản xuất chung
627
60.070.457
29/02
Nhập kho thành phẩm
155
499.648.424
Tổng số phát sinh
469.625.657
499.648.424
Số dư cuối kỳ
22.734.738
Ngày 29 tháng 02 năm 2012
Người lập Kế toán trưởng
CHƯƠNG III
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH SX VÀ TM INOX TOÀN VIỆT
1. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH SX VÀ TM INOX TOÀN VIỆT
1.1 Cách tổ chức hệ thống kế toán:
- Phát hiện : Hệ thống kế toán của Công ty TNHH TOÀN VIỆThiện nay đã được thiết kế theo chuẩn quy định về tài khoản kế toán của Bộ Tài chính Việt Nam, chưa có những cải tiến đáng kể về các mức tài khoản chi tiết, chưa quan tâm đúng mức tới nhu cầu quản lý thông qua hệ thống tài khoản, chưa phát huy được năng lực quản lý hiện tại của doanh nghiệp. Điều này không phục vụ tốt cho nhu cầu báo cáo cho nội bộ điều hành Doanh nghiệp bằng công cụ phân tích tài chính. Hệ thống này có khả năng đáp ứng được nhu cầu cơ bản là lên được báo cáo cho các đơn vị bên ngoài ( như ngân hàng, cục thuế ...) trong từng chu kỳ kế toán nhưng mất nhiều thời gian tổng hợp, phân tích số liệu kinh doanh phục vụ cho quản lý khi có nhu cầu.
- Đề xuất: Công ty cần xem xét lại nhu cầu điều hành Doanh nghiệp bằng số liệu kế toán, tài chính, định ra được những loại hình báo cáo tối thiểu cần thiết, vào những thời điểm cần thiết, trên cơ sở đó tin tưởng giao nhiệm vụ cho kế toán thiết kế lại hệ thống tài khoản cho phù hợp mà vẫn giữ nguyên khả năng đáp ứng nhu cầu báo cáo cho bên ngoài. Có thể giữ nguyên cấu trúc tài khoản theo như Bộ Tài Chính quy định, nhưng bổ sung bằng cách phân đoạn tài khoản và tăng khả năng bổ sung tài khoản kế toán chi tiết.
1.2 Kế toán các khoản phải thu:
- Phát hiện: Các khoản phải thu của công ty chưa được xử lý một cách cương quyết, thiếu phương pháp phân tích và phối hợp giữa kế toán và bán hàng ngay từ lúc phát triển mạng lưới để tiến hành chọn lọc, đánh giá tư chất khách hàng. Thu nhập của các nhân viên kinh doanh mới chỉ gắn với doanh thu mà chưa được gắn với số tiền họ thu về do đó dễ xảy ra hiện tượng nhân viên kinh doanh rất tích cực bán hàng nhưng không cần quan tâm đến việc thu tiền về cho công ty. Như vậy sẽ làm cho công ty không chủ động trong việc thu tiền hàng, các khoản thu sẽ ngày càng khó thu hồi, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn vốn lưu động trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Đề xuất: Cần phải quản lý chặt các khoản thu, có thể đưa ra các chế độ thưởng theo số tiền thu được (VD: trong một tháng nếu nhân viên thu được tiền số tiền vượt định mức thì sẽ thưởng dựa trên khoản vượt đó). Việc này sẽ khuyến khích và động viên tinh thần làm việc của các nhân viên có liên quan đến công nợ phải thu. Ngoài ra, cần đưa ra các quy trình thẩm tra tư cách khách hàng, kết hợp với số liệu kế toán tài chính để quyết định đưa ra một hạn mức nợ sát thực tế. VD: sau khi khảo sát tình hình tài chính của một đại lý cụ thể, Công ty có thể đưa ra hạn mức công nợ đối với đại lý đó. Kế toán sẽ là người trực tiếp tham gia vào quá trình điều chỉnh hạn mức công nợ.
1.3 Nợ lương người lao động
Bất kỳ người lao động nào cũng phải sống, muốn sống được thì họ cần phải có lương. Do vậy khi công ty không trả lương cho họ đúng kỳ thì họ sẽ chuyển qua tạm ứng lương. Điều này sẽ gây thiệt hại cho dòng vốn của Doanh nghiệp dẫn đến doanh nghiệp sẽ bị động trong kinh doanh.
- Đề xuất: Không nên nợ lương người lao động vì sẽ gây ra tâm lý không tốt cho người lao động khiến cho năng suất, chất lượng lao động giảm sút. Có thể trả lương cho người lao động làm 2 lần trong một tháng: Lần 1 là một số tiền cố định (mỗi người 500.000 đ chẳng hạn) và lần 2 sẽ trả nốt số còn lại.
1.4. Chương trình kế toán trên máy chạy chậm
Khi có nhiều người cùng sử dụng. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và năng suất làm việc của phòng kế toán. Nguyên nhân là do chương trình không được thiết kế để chạy trên mạng cho nhiều người sử dụng .
- Đề xuất: Tạm thời phân công giờ làm việc trên phần mềm kế toán cho từng người sử dụng để giảm bớt số người sử dụng đồng thời phần mềm kế toán. Có thể liên hệ với Công ty viết phần mềm để có được giải pháp khắc phục (mua phiên bản mới hoặc nâng cấp)
1.5 Quản lý kho thành phẩm:
Hiện nay trong kho của CÔNG TY TNHH SX VÀ TM INOX TOÀN VIỆTcó rất nhiều sản phẩm (thường là có dung tích lớn) bị bẹp nắp, bình. Điều này có tác động xấu đến khâu bán hàng vì sản phẩm có lỗi, khi bán ra khách hàng sẽ so sánh với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Nguyên nhân là do khâu di chuyển và xếp đặt tại kho thành phẩm đồng thời cũng là do người công nhân chưa có ý thức bảo vệ sản phẩm. Nguyên nhân thứ hai là do số lượng hàng tồn tại kho lớn, kho chật chội dẫn đến va đập.
- Đề xuất: Cần tổ chức tốt hơn việc sản xuất và giao hàng. Hàng sản xuất ra đến đâu giao đến đó để có thể giảm thiểu lượng tồn kho thành phẩm. Rà soát lại quy trình xếp hàng trong kho, khắc phục những nguyên nhân gây móp bẹp sản phẩm.
2. Kết luận
Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, công tác quản lý ngày càng khẳng định vai trò quan trọng. Bởi nhiệm vụ của công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng là phải luôn đổi mới và hoàn thiện, đó cũng là điều kiện quan trọng đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh phát triển
Đặc biệt là công tác sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường với những quy luật cạnh tranh gay gắt, vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý Doanh nghiệp là không ngừng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành cũng đồng nghĩa với sự tăng lên về lợi nhuận, cơ hội giảm giá nhiều hơn và khả năng chiếm lĩnh thị trường được mở rộng. Muốn vậy các Doanh nghiệp cần làm tốt công tác quản lý đặc biệt là phải tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Xong vì thời gian tìm hiểu thực tế còn ngắn, trình độ hiểu biết còn hạn chế nên những vấn đề nêu ra không tránh khỏi sai sót. Em rất mong được sự góp ý xây dựng của các thầy cô giáo, các cán bộ phòng kế toán Công ty để công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói chung và bản báo cáo thực tập của em nói riêng được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Chị Phạm Hải Vân và ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ CÔNG TY TNHH SX VÀ TM INOX TOÀN VIỆTđã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập của mình.
Mục Lục:
Trang
CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 3
I. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 3
1.1 Chi phí sản xuất 3
1.2 Phân loại chi phí sản xuất. 3
2. Giá thành sản phẩm 8
2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm. 8
2.2. Phân loại giá thành 10
3. Yêu cầu, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 11
3.1. Yêu cầu 11
3.2. Nhiệm vụ 11
4. Vai trò của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 12
II. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành 14
1. Đánh giá sản phẩm làm dở dang 14
2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mức 15
3. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM BỒN NƯỚC TẠI CÔNG TY TNHH SX VÀ TM INOX TOÀN VIỆT. 18
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY. 18
1. Quá trình hình thành & phát triển của CÔNG TY TNHH SX VÀ TM INOX TOÀN VIỆT 18
2. Nhiệm vụ của Công ty 18
3. Đặc điểm của CÔNG TY TNHH SX VÀ TM INOX TOÀN VIỆT 19
4. Quy trình công nghệ & đặc điểm tổ chức sản xuất ở xưởng bồn thuộc CÔNG TY TNHH SX VÀ TM INOX TOÀN VIỆT 21
5. Khái quát về công tác kế toán của công ty TNHH TOÀN VIỆT .23
II. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XƯỞNG SẢN XUẤT. 28
1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 28
2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 36
3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 40
4. Tổng hợp chi phí sản xuất 50
4.1 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 51
4.2 Kế toán tính giá thành sản phẩm 51
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH SX VÀ TM INOX TOÀN VIỆT 55
1. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH SX VÀ TM INOX TOÀN VIỆT 54
1.1 Cách tổ chức hệ thống kế toán 54
1.2 Kế toán các khoản phải thu 55
1.3 Nợ lương người lao động 55
1.4. Chương trình kế toán trên máy chạy chậm 56
1.5 Quản lý kho thành phẩm 56
2. Kết luận 57
Danh mục viết tắt
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
CP:` Chi phí
DDĐK: Dở dang đầu kỳ
DDCK: Dở dang cuối kỳ
KPCĐ: Kinh phí công đoàn
NVLTT: Nguyên vật liệu trực tiếp
NCTT: Nhân công trực tiếp
TSCĐ: Tài sản cố định
KH: Khấu hao
SXC: Sản xuất chung
SLSPDDCK: Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
VAT: Thuế giá trị gia tăng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_cong_tac_ke_toan_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_tai_cong_ty_tnhh_san_xuat_va_thuong_mai_ino_2068.doc