Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nhằm tăng cường hiệu lực quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Kinh doanh vật tư và Xây dựng

Qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Cổ phần Kinh doanh vật tư và Xây dựng đã trở thành một trong những doanh nghiệp đi đầu về cung ứng bê tông thương phẩm và thi công các công trình xây dựng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế thị trường nước ta. Với một đội ngũ cán bộ công nhân viên có chuyên môn và trình độ nghiệp vụ, công ty đang ngày càng trở nên vững mạnh trên thị trường Việt Nam và tương lai sẽ phát triển rộng ra các nước khác. Phòng Kế toán tài chính của công ty đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ của mình, đặc biệt là trong công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đồng thời phòng kế toán cũng giúp cho hoạt động quản lý trở nên chính xác hơn, hoàn thiện hơn, các khâu đều được vận hành tốt hơn, phục vụ và cung cấp thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo công ty để có thể dưa ra những quyết định đúng đắn.

pdf87 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nhằm tăng cường hiệu lực quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Kinh doanh vật tư và Xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Với máy thi công là của công ty giao trực tiếp cho Xí nghiệp quản lý, việc hạch toán CPSDMTC được thực hiện theo 5 khoản mục sau:  Chi phí nhân công Nhân viên lái máy là lao động của công ty, hàng tháng, đội trưởng công trình theo dõi số ngày công làm việc của lái xe, ghi vào Bảng chấm công. Cuối tháng, căn cứ vào Bảng chấm công, kế toán Xí nghiệp lập và gửi Bảng thanh toán tiền lương cùng các chứng từ liên quan về phòng Kế toán tài chính. Kế toán tổng hợp sẽ hạch toán khoản chi phí này vào chi phí nhân công máy thi công và lên sổ Nhật ký chung Cụ thể với công trình Nhà đa năng Thái Nguyên, Bảng chấm công và Bảng thanh toán tiền lương được lập như sau: CTY CP KD VẬT TƯ & XÂY DỰNG XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 1 CTY CP KD VẬT TƯ & XÂY DỰNG XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 1 BẢNG CHẤM CÔNG Công trình: Nhà đa năng Thái Nguyên Tổ máy thi công Tháng 10 năm 2007 STT Họ và tên Ngày trong tháng Quy ra công Ghi chú 1 2 3 … 31 Công khoán trả lương Công nghỉ hưởng lương Công nghỉ hưởng BHXH 1 Lê Anh Đức x x x … x 25 0 0 2 Nguyễn Đăng Long Ô Ô x … x 20 0 0 3 Nguyễn Gia Quyết x x x … x 22 0 0 … … … Cộng 115 0 0 Người lập Đội trưởng Người duyệt (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.14 : Bảng chấm công BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Công trình: Nhà đa năng Thái Nguyên Tổ máy thi công Tháng 10 năm 2007 STT Họ và tên Số công Đơn giá Thành tiền Số tiền tạm ứng Số tiền phải trả Ký nhận CTY CP KD VẬT TƯ & XÂY DỰNG XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 1 1 Lê Anh Đức 25 95.000 2.375.000 0 2.375.000 2 Nguyễn Đăng Long 20 95.000 1.900.000 0 1.900.000 3 Nguyễn Gia Quyết 22 90.000 1.980.000 0 1.980.000 … … … … … … … Cộng 115 10.580.000 0 10.580.000 Người lập Kế toán trưởng Đội trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.15 : Bảng thanh toán tiền lương SỔ CHI TIẾT TK 6231 “Chi phí nhân công” Công trình: Nhà đa năng Thái Nguyên Năm 2007 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ - - LMTC75 30/9 Tiền lương công nhân T09/07 CT NĐNTN 3341 9.875.000 … 1748 30/9 Kết chuyển CPNC tổ máy thi công T09/07 CT NĐNTN 154- NĐNTN 9.875.000 LMTC76 31/10 Tiền lương công nhân T10/07 CT NĐNTN 3341 10.580.000 1959 31/10 Kết chuyển CPNC tổ máy thi công CT NĐNTN 154- NĐNTN 10.580.000 … … … … … … Cộng phát sinh 37.142.000 37.142.000 Biểu 2.16 : Sổ chi tiết TK 6231  Chi phí vật liệu Vật liệu phục vụ cho máy thi công gồm xăng, dầu diezen, phụ tùng thay thế….quy trình cung cấp vật liệu cho máy thi công tương tự như quy trình cung ứng nguyên vật liệu. Hàng tháng, kế toán Xí nghiệp tiến hành phân loại chứng từ sử dụng để hạch toán CPSDMTC, sau đó chuyển về phòng kế toán công ty để tiến hành nhập dữ liệu vào máy và ghi sổ SỔ CHI TIẾT TK 6232 “Chi phí vật liệu” Công trình: Nhà đa năng Thái Nguyên Năm 2007 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ - - … … … … … … PXK245 03/10 Xuất kho TX dầu diezen máy thi công CT NĐNTN 152-VLP 3.657.235 … … … … … … 2047 31/10 Kết chuyển CP vật liệu máy thi công CT NĐNTN 154- NĐNTN 11.589.236 … … … … … … Cộng phát sinh 42.156.289 42.156.289 Biểu 2. 17: Sổ chi tiết TK 6232  Chi phí khấu hao máy thi công Hàng tháng kế toán công ty tiến hành trích khấu hao các máy thi công để hạch toán CPSDMTC. Phương thức khấu hao được áp dụng là khấu hao theo đường thẳng, máy thi công sử dụng cho công trình nào thì tính khấu hao vào chi phí công trình ấy. BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Công trình: Nhà đa năng Thái Nguyên Tháng 10 năm 2007 STT Chỉ tiêu Thờ i gian SD (năm) Nguyên giá Mức khấu hao TK 623 TK627 1 Số khấu hao đã trích tháng trước 2.403.338.727 22.030.605 15.245.369 6.785.236 2 Số khấu hao tăng trong tháng 325.978.263 2.716.485 2.152.563 563.922 3 Số khấu hao giảm trong tháng 23.653.963 211.497 0 211.497 4 Số khấu hao phải trích tháng này 2.705.663.027 24.535.593 17.397.932 7.137.661 Người lập bảng Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.18 : Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ SỔ CHI TIẾT TK 6234 “Chi phí khấu hao máy thi công” CTY CP KD VẬT TƯ & XÂY DỰNG XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 1 Công trình: Nhà đa năng Thái Nguyên Năm 2007 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ - - KH75 30/09 Khấu hao máy thi công T9 CT NĐNTN 214 15.245.369 1792 30/9 Kết chuyển CP khấu hao máy thi công T9 CT NĐNTN 154- NĐNTN 15.245.369 KH76 31/10 Khấu hao máy thi công T10 CT NĐNTN 214 17.397.932 2098 31/10 Kết chuyển CP khấu hao máy thi công T10 CT NĐNTN 154- NĐNTN 17.397.932 … … … … … … Cộng phát sinh 48.526.325 48.526.325 Biểu 2. 19: Sổ chi tiết TK 6234  Chi phí dịch vụ mua ngoài và bằng tiền khác Bao gồm chi phí thuê máy thi công ngoài và các chi phí khác phát sinh liên quan tới máy thi công, như chi phí điện, nước… Từ những chứng từ tập hợp trong tháng, cuối tháng kế toán Xí nghiệp lập Bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ máy, rồi gửi bảng kê và chứng từ liên quan về phòng kế toán công ty để kế toán tổng hợp tập hợp chi phí. Kế toán tổng hợp vào sổ chi tiết TK 623 rồi lên Bảng tổng hợp CPSDMTC cho công trình Nhà đa năng Thái Nguyên. BẢNG KÊ CHI PHÍ DỊCH VỤ MUA NGOÀI PHỤC VỤ MÁY Công trình: Nhà đa năng Thái Nguyên Tháng 10 năm 2007 STT Nội dung Số tiền trước thuế Thuế GTGT Số tiền sau thuế 1 Tiền điện T10 CT NĐNTN 2.145.230 214.523 2.359.753 2 Tiền nước T10 CT NĐNTN 1.236.500 123.650 1.360.150 … … … … … Cộng 10.242.230 1.024.223 11.266.453 Biểu 2.20: Bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ máy SỔ CHI TIẾT TK 6237 “Chi phí dịch vụ mua ngoài và bằng tiền khác Công trình: Nhà đa năng Thái Nguyên Năm 2007 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ - - … … … … … … TM112 31/10 CP thuê máy ngoài T10 CT NĐNTN 141 42.796.000 1792 31/10 Kết chuyển CP thuê 154- 42.796.000 CTY CP KD VẬT TƯ & XÂY DỰNG XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 1 máy ngoài T10 CT NĐNTN NĐNTN MN267 31/10 CP mua ngoài T10 CT NĐNTN 111 10.242.230 2098 31/10 Kết chuyển CP vật liệu máy thi công T10 CT NĐNTN 154- NĐNTN 10.242.230 … … … … … … Cộng phát sinh 152.563.340 152.563.340 Biểu 2.21 : Sổ chi tiết TK 6237 BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG Công trình: Nhà đa năng Thái Nguyên Tháng 10 năm 2007 STT Khoản mục Số tiền Ghi chú 1 Chi phí nhân công 37.142.000 2 Chi phí vật liệu 42.156.289 3 Chi phí khấu hao máy thi công 48.526.325 4 Chi phí dịch vụ mua ngoài và bằng tiền khác 152.563.340 Cộng 280.387.954 Người lập bảng Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.22: Bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công SỔ CÁI TK 623 “Chi phí sử dụng máy thi công” Năm 2007 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ - - HĐ0152 07/01 Mua xăng máy thi công CT N10LĐ 141 1.256.324 … … … … … … PXK245 03/10 Xuất kho TX dầu diezen máy thi công CT NĐNTN 152- VLP 3.657.235 … … … … … … 1959 31/10 Kết chuyển CPNC tổ máy thi công CT NĐNTN 154- NĐNTN 10.580.000 … … … … … … 2047 31/10 Kết chuyển CP vật liệu máy thi công CT NĐNTN 154- NĐNTN 11.589.236 … … … … … … Cộng phát sinh 24.575.685.489 24.575.685.489 Biểu2.23: Sổ cái tài khoản 623 2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 2.2.4.1. Đặc điểm và phương pháp xác định chi phí sản xuất chung CPSXC là khoản chi phí trực tiếp phát sinh liên quan tới thi công xây dựng công trình bên cạnh CPNVLTT, CPNCTT, CPSDMTC. Khoản chi phí này bao gồm chi phí nhân công của bộ phận quản lý tại công trường, tại Xí nghiệp, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp thi công, công nhân lái máy của công ty, chi phí vật liệu, chi phí khấu hao bộ phận quản lý và chi phí thuê ngoài, bằng tiền khác. Các khoản chi phí này tuy không tham gia quá trình tạo nên thực thể vật chất của sản phẩm nhưng nó lại giúp cho hoạt động thi công được tiến hành nhịp nhàng, hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình. Do áp dụng hình thức khoán sản phẩm, các Xí nghiệp cắt cử lao động tham gia thi công công trình một cách hợp lý nên chi phí sản xuất chung của công trình nào sẽ được tập hợp cho công trình ấy, ít khi phải thực hiện phân bổ. 2.2.4.2. Chứng từ và tài khoản sử dụng Chứng từ sử dụng trong hạch toán CPSXC bao gồm: Giấy đề nghị tạm ứng, Hóa đơn GTGT, Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương bộ phận gián tiếp, Bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài quản lý Tài khoản chủ yếu sử dụng trong hạch toán CPSXC là TK 627 “Chi phí sản xuất chung”, tài khoản này dùng để tập hợp CPSXC liên quan đến công trình, hạng mục công trình đang thi công, và được mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình đồng thời cũng được mở chi tiết theo 4 loại tài khoản cấp 2 sau: - TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng - TK 6272: Chi phí vật liệu phân xưởng - TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6277: Chi phí dịch vụ thuê ngoài và bằng tiền khác Với công trình nhà đa năng Thái Nguyên, TK 627 được mở thành 4 tài khoản chi tiết cấp 3 2.2.4.3. Trình tự hạch toán  Chi phí nhân viên phân xưởng Khoản chi phí này bao gồm chi phí nhân công của bộ phận quản lý tại công trường, tại Xí nghiệp, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp thi công, công nhân lái máy, nhân viên quản lý của công ty Thực tế tại công ty đang áp dụng hình thức trả lương khoán sản phẩm theo chức vụ cho nhân viên quản lý. Theo đó, số tiền lương thực lĩnh của mỗi nhân viên được tính như sau: Số tiền thực lĩnh = Mức lương khoán x Hệ số khoán năng suất – Các khoản giảm trừ Trong đó: - Mức lương khoán theo chức vụ và được quy định trong QĐ56/TCHC của phòng tổ chức hành chính về quy chế trả lương - Hệ số khoán năng suất theo chức vụ và phụ thuộc vào tình hình thi công, số ngày công làm việc, khả năng hoàn thành nhiệm vụ thực tế của nhân viên Xí nghiệp - Các khoản giảm trừ được tính trên lương cơ bản theo quy định của nhà nước, bao gồm tiền đóng BHXH, BHYT (Lương cơ bản = Hệ số lương cơ bản x Tiền lương tối thiểu) Cụ thể đi vào tính lương cho nhân viên quản lý của Xí nghiệp xây dựng số 1 với công trình Nhà đa năng Thái Nguyên. Tại công trường, đội trưởng tiến hành chấm công nhân viên quản lý công trình. Cuối tháng gửi Bảng chấm công về cho kế toán Xí nghiệp 1. Đồng thời kế toán Xí nghiệp tiến hành chấm công với cán bộ quản lý tại Xí nghiệp. Mẫu bảng chấm công đã được trình bày trong biểu 2.14 Dựa vào Bảng chấm công và các chỉ tiêu được quy định sẵn, kế toán Xí nghiệp lập Bảng thanh toán lương nhân viên quản lý và Bảng phân bổ lương và khoản trích theo lương, rồi gửi về phòng kế toán công ty tiến hành hạch toán chi phí và thanh toán lương BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG NHÂN VIÊN QUẢN LÝ Công trình: Nhà đa năng Thái Nguyên Tháng 10 năm 2007 STT Họ và tên HS LC B TL tối thiểu Lương cơ bản Số công Mức lương khoán Hệ số khoá n TL thực trả Kho BHXH 1 2 3 4 5=4*3 6 7 8 9=7*8 10=5* 5% 1 Nguyễn Anh Minh 3.24 450.000 1.458.000 26 3.200.000 1.25 4.000.000 72.900 2 Đặng Hoàng Giang 2.62 450.000 1.179.000 26 2.700.000 1.2 3.240.000 58.950 3 Nguyễn Xuân Tùng 2.6 450.000 1.170.000 25 2.500.000 1.1 2.750.000 58.500 … … … … … … .. … … Cộng 12.456.000 248 28.250.000 32.487.000 622.800 Người lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Biểu 2.24: Bảng thanh toán lương nhân viên quản lý CTY CP KD VẬT TƯ & XÂY DỰNG XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 1 BẢNG PHÂN BỔ LƯƠNG VÀ TRÍCH THEO LƯƠNG Công trình: Nhà đa năng Thái Nguyên Tháng 10 năm 2007 Ghi Có TK Ghi Nợ đối tượng sd TK 334 TK 338 Tổng cộng Lương chính Tiề n ăn ca … Cộng BHXH (15%) BHY T (2%) KPC Đ (2%) Cộng TK 622 CPNC TT 123.526. 000 123.526. 000 123.526. 000 TK 6231 10.580.0 00 10.580.0 00 1.587.0 00 211.6 00 211.6 00 2.010.2 00 12.590.2 00 TK627 1 32.487.0 00 32.487.0 00 1.868.4 00 249.1 20 649.7 40 2.767.2 60 35.254.2 60 Cộng 166.593. 000 171.370. 260 Người lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Biểu 2.25: Bảng phân bổ lương và trích theo lương SỔ CHI TIẾT TK 6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng” Công trình: Nhà đa năng Thái Nguyên Năm 2007 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ - - … … … … … … LQL56 31/10 Tiền lương NVPX T10/07 CT NĐNTN 3341 32.487.000 PB45 31/10 Khoản trích theo lương NC lái máy T10/07 CT NĐNTN 338 2.010.200 PB45 31/10 Khoản trích theo lương NVPX T10/07 CT NĐNTN 338 2.767.260 2111 31/10 Kết chuyển CPNVPX T10 CT NĐNTN 154- NĐNTN 32.487.000 2112 31/10 Kết chuyển khoản trích theo lương NC lái máy T10/07 CT NĐNTN 154- NĐNTN 2.010.200 2113 31/10 Kết chuyển khoản trích theo lương NVPX T10/07 CT NĐNTN 154- NĐNTN 2.767.260 … … … … … … Cộng phát sinh 146.879.557 146.879.557 Biểu 2.26: Sổ chi tiết TK 6271  Chi phí vật liệu phân xưởng Cách thức hạch toán giống vật liệu phục vụ cho máy thi công. SỔ CHI TIẾT TK 6272 “Chi phí vật liệu phân xưởng” Công trình: Nhà đa năng Thái Nguyên Năm 2007 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ - - … … … … … … PXK345 23/10 Mực in, giấy dùng quản lý CT NĐNTN 152-VLP 666.350 … … … … … … 2245 31/10 Kết chuyển CP vật liệu phân xưởng CT NĐNTN 154- NĐNTN 1.009.080 … … … … … … Cộng phát sinh 6.350.298 6.350.298 Biểu 2.27: Sổ chi tiết TK 6272  Chi phí khấu hao TSCĐ Hàng tháng kế toán công ty cũng tiến hành trích khấu hao TSCĐ bộ phận quản lý để hạch toán chi phí công trình. Việc tính khấu hao đã được tính toán trên Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ theo biểu 2.18. Kế toán lên sổ chi tiết TK 6274 và sổ Nhật ký chung. SỔ CHI TIẾT TK 6274 “Chi phí khấu hao TSCĐ” Công trình: Nhà đa năng Thái Nguyên Năm 2007 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ - - KH75 30/09 Khấu hao TSCĐ T9 CT NĐNTN 214 6.785.236 1811 30/9 Kết chuyển CP khấu hao TSCĐ T9 CT NĐNTN 154- NĐNTN 6.785.236 KH76 31/10 Khấu hao TSCĐ T10 CT NĐNTN 214 7.137.661 2123 31/10 Kết chuyển CP khấu hao TSCĐ T10 CT NĐNTN 154- NĐNTN 7.137.661 … … … … … … Cộng phát sinh 24.633.742 24.633.742 Biểu 2.28: Sổ chi tiết TK 6274  Chi phí dịch vụ mua ngoài, bằng tiền khác Khoản mục này bao gồm chi phí tiếp khách, chi phí điện nước…dùng cho thi công, cho quản lý tại Xí nghiệp.Các chứng từ liên quan được tập hợp ở Xí nghiệp và cuối tháng chuyển lên phòng kế toán công ty để hạch toán chi phí. SỔ CHI TIẾT TK 6277 “Chi phí dịch vụ mua ngoài, bằng tiền khác” Công trình: Nhà đa năng Thái Nguyên Năm 2007 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ - - … … … … … … HĐ452 16/10 Thuê cty Lộc 141 514.286 Thịnh vc xi măng CT NĐNTN TĐ123 17/10 Tiền điện T9 CT NĐNTN 141 2.484.545 … … … … … … 2146 31/10 Kết chuyển CP mua ngoài T10 CT NĐNTN 154- NĐNTN 6.505.250 … … … … … … Cộng phát sinh 23.528.259 23.528.259 Biểu 2. 29: Sổ chi tiết TK 6277 Từ các sổ chi tiết TK 627, kế toán tổng hợp lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cho công trình Nhà đa năng Thái Nguyên. BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Công trình: Nhà đa năng Thái Nguyên Tháng 10 năm 2007 STT Khoản mục Số tiền Ghi chú 1 Chi phí nhân viên phân xưởng 146.879.557 2 Chi phí vật liệu 6.350.298 3 Chi phí khấu hao TSCĐ 24.633.742 4 Chi phí dịch vụ mua ngoài và bằng tiền khác 23.528.259 Cộng 201.391.856 Người lập bảng Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) CTY CP KD VẬT TƯ & XÂY DỰNG XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 1 Biểu 2.30: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung SỔ CÁI TK 627 “Chi phí sử dụng máy thi công” Năm 2007 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ - - … … … … … … HĐ452 16/10 Thuê cty Lộc Thịnh vc xi măng CT NĐNTN 141 514.286 TĐ123 17/10 Tiền điện T9 CT NĐNTN 141 2.484.545 … … … … … …. … 2123 31/10 Kết chuyển CP khấu hao TSCĐ T10 CT NĐNTN 154- NĐNTN 7.137.661 … … … … … … 2146 31/10 Kết chuyển CP mua ngoài T10 CT NĐNTN 154- NĐNTN 6.505.250 … … … … … … Cộng phát sinh 20.671.961.606 20.671.961.606 Biểu 2.31:Sổ cái TK 627 2.3. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ 2.3.1. Tổng hợp chi phí sản xuất Chi phí sản xuất của công trình, hạng mục công trình bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Cuối mỗi tháng, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí từ sổ chi tiết các tài khoản tập hợp chi phí sang TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. TK này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. 2.3.2. Đánh giá khối lượng sản phẩm xây lắp dở dang Để xác định được giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ, kế toán phải tiến hành đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. Quy trình đánh giá sản phẩm dở dang của công ty được thực hiện như sau: Cuối năm, khi có công trình chưa hoàn thành và hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao cho chủ đầu tư, phòng Kế hoạch - Kỹ thuật của công ty sẽ kiểm kê để tính ra khối lượng sản phẩm dở dang (khối lượng sản phẩm chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý) và lập Biên bản kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. Sau đó phòng Kế hoạch - Kỹ thuật sẽ gửi biên bản này cùng Bảng giá dự toán khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ tới phòng Kế toán tài chính. Kế toán dựa trên các bảng biểu tính ra chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức Cụ thể với công trình Nhà đa năng Thái Nguyên, chi phí dở dang cuối kỳ được tính như sau: Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ: 0 đ ( do công trình bắt đầu thi công vào T9/2007) Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ: 1.470.195.433 đ Trong đó: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 537.504.678 đ Chi phí nhân công trực tiếp 450.910.945 đ = X Chi phí SXKD + Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ Giá trị dự toán khối + Giá trị dự toán khối lượng xây lắp bàn lượng xây lắp dở giao trong kỳ dang cuối kỳ Giá trị dự toán xây lắp dở dang cuối kỳ Chi phí sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ Chi phí sử dụng máy thi công 280.387.954 đ Chi phí sản xuất chung 201.391.856 đ Giá trị dự toán khối lượng xây lắp bàn giao trong kỳ 1.152.543.000 đ Giá trị dự toán khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ 356.970.000 đ (Được xác định theo Bảng giá dự toán khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ ) Như vậy chi phí dở dang cuối kỳ của công trình Nhà đa năng Thái Nguyên là 347.672.172 đ 2.3.3. Tính giá thành sản phẩm xây lắp Sau khi xác định được chi phí dở dang đầu kỳ, chi phí phát sinh trong kỳ và đánh giá được chi phí dở dang cuối kỳ, kế toán tổng hợp tiến hành tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ theo phương pháp giản đơn Giá thành CT NĐNTN hoàn = 0 + 1.470.195.433 - 347.672.172 = 1.122.523.261 thành trong kỳ Kế toán tổng hợp lập Thẻ tính giá thành cho công trình Nhà đa năng Thái Nguyên. Sau khi xác định giá thành công trình hoàn thành trong kỳ, kế toán kết chuyển giá thành từ TK 154 sang TK 632 “Giá vốn hàng bán”. Tài khoản này cũng được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Công ty không sử dụng TK 155 “Thành phẩm” vì phần lớn các công trình sau khi hoàn thành đều được bàn giao ngay cho chủ đầu tư theo hợp đồng đã ký. Ngay cả trong trường hợp khi công trình đã hoàn thành mà không được nghiệm thu và bàn giao thì giá trị công trình hoàn thành được giữ trên TK 154 và được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ. 0 + 1.470.195.433 1.152.543.000 + 356.970.000 356.970.000 Chi phí dở dang cuối kỳ CT NĐNTN = X = 347.672.172 THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP Công trình: Nhà đa năng Thái Nguyên Năm 2007 Chỉ tiêu Tổng số Theo khoản mục NVLTT NCTT MTC SXC CP SXDD đầu kỳ 0 0 0 0 0 CP SX PS trong kỳ 1.470.195.433 537.504.678 450.910.945 280.387.954 201.391.856 CP SXDD cuối kỳ 347.672.172 127.109.236 106.631.530 66.306.211 47.625.195 Giá thành SP hoàn thành 1.122.523.261 410.395.412 344.279.415 214.081.743 153.766.661 Người lập bảng Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Biểu 2.32: Thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp SỔ CHI TIẾT TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Công trình: Nhà đa năng Thái Nguyên Năm 2007 CTY CP KD VẬT TƯ & XÂY DỰNG XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 1 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ - - … … … … … … 1707 30/9 CPNVLTT T9/07 CT NĐNTN 621- NĐNTN 143.181.524 … … … … … … 1911 31/10 CPNVLTT T10/07 CT NĐNTN 621- NĐNTN 139.888.315 1933 31/10 CPNCTT T10/07 CT NĐNTN 622- NĐNTN 123.526.000 1959 31/10 CPNC tổ máy thi công CT NĐNTN 6231- NĐNTN 10.580.000 … … … … … … 5123 31/12 Kết chuyển giá thành SP hoàn thành CT NĐNTN 632- NĐNTN 1.122.523.261 … … … … … … Cộng phát sinh Số dư cuối kỳ 1.470.195.433 347.672.172 1.122.523.261 Biểu 2.33: Sổ chi tiết TK 154 SỔ CÁI TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Công trình: Nhà đa năng Thái Nguyên Năm 2007 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ 5.123.485.248 - … … … … … … 1706 30/9 Kết chuyển CP T9/07 CT N10LĐ 621- N10 LĐ 125.634.468 1707 30/9 CPNVLTT T9/07 CT NĐNTN 621- NĐNTN 143.181.524 … … … … … … 1911 31/10 CPNVLTT T10/07 CT NĐNTN 621- NĐNTN 139.888.315 1933 31/10 CPNCTT T10/07 CT NĐNTN 622- NĐNTN 123.526.000 1959 31/10 CPNC tổ máy thi công CT NĐNTN 6231- NĐNTN 10.580.000 … … … … … … 5025 31/12 Kết chuyển giá thành SP hoàn thành CT N10LĐ 632- N10LĐ 2.356.854.156 5123 31/12 Kết chuyển giá thành SP hoàn thành CT NĐNTN 632- NĐNTN 1.122.523.261 … … .. … … … Cộng phát sinh Số dư cuối kỳ 135.065.890.487 13.256.524.752 126.932.850.983 Biểu 2.34: Sổ cái TK 154 BẢNG KÊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP Năm 2007 STT Tên CPSXKDD Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ CTY CP KD VẬT TƯ & XÂY DỰNG XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 1 công trình đầu kỳ CPNVLTT CPNCTT CPSDMTC CPSXC 1 Nhà 10 Linh Đàm 47.235.879 996.547.156 682.598.263 456.874.695 359.482.154 2.495.502.268 2 Nhà đa năng Thái Nguyên 0 537.504.678 450.910.945 280.387.954 201.391.856 1.470.195.433 …. … … … … … Cộng 5.123.485.248 51.569.986.135 38.248.257.257 24.575.685.489 20.671.961.606 135.065.890.487 Người lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Biểu 2.35: Bảng kê chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm 2007 Chứng từ Diễn giải Số hiệu Tk Số tiền SH NT Nợ Có Số trang trước chuyển sang … … … … … … … … HĐ00758 12/10 Mua thép D14 thi công CT NĐNTN 621-NĐNTN 141 2.032.500 2.032.500 … … … … … … PXK312 23/10 Xuất xi măng kho Yên Viên CT NĐNTN 621-NĐNTN 152-VLC 33.667.000 33.667.000 … … … … … … 1911 31/10 CPNVLTT T10/07 CT NĐNTN 154-NĐNTN 621NĐNTN 139.888.315 139.888.315 … … … … … … 1959 31/10 CPNC tổ máy thi công CT NĐNTN 154-NĐNTN 6231NĐNTN 10.580.000 10.580.000 … … … … … … Số chuyển sang trang sau … … Biểu 2.36: Sổ nhật ký chung 2.4. Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp Để tăng cường công tác quản trị chi phí, cuối năm với mỗi công trình, hạng mục công trình công ty đều tiến hành phân tích tình hình thực hiện so với dự toán ban đầu. Trên thực tế, đây là cách tốt nhất để nắm bắt tình hình phát sinh cũng như nguyên nhân của mức tiết kiệm và vượt chi, từ đó nhà quản trị có thể đưa ra các biện pháp để khuyến khích tiết kiệm và hạn chế vượt chi Cuối năm, kế toán tổng hợp lập Bảng phân tích chi phí sản xuất và giá thành BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH Công trình: Nhà đa năng Thái Nguyên Năm 2007 Khoản mục chi phí Giá thành dự toán Giá thành thực tế Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % CPNVLTT 404.542.593 35.1 410.395.412 35.6 5.852.819 1.4 CPNCTT 320.406.954 27.8 344.279.415 29.8 23.827.461 7.5 CPSDMTC 245.491.659 21.3 214.081.743 19.1 -31.409.916 -12.8 CPSXC 182.101.794 15.8 153.766.661 15.5 -28.335.133 -15.6 Cộng 1.152.543.000 100 1.122.523.261 100 -30.019.739 -2.6 Biểu 2.37: Bảng phân tích chi phí sản xuất và giá thành Qua bảng phân tích ta thấy giá thành công trình Nhà đa năng Thái Nguyên trên thực tế đã giảm so với đơn giá dự toán là 30.0197.739 giảm tương ứng là 2.6%. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ công ty đã có những biện pháp giảm chi phí phát sinh trong kỳ. Giá thành thực tế nhỏ hơn giá thành kế hoạch cũng chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty tăng. Tuy nhiên khi đi vào cụ thể mức tăng giảm của từng nhân tố cấu thành lên giá thành sản phẩm ta thấy: Mặc dù có sự giảm bớt về CPSDMTC và CPSXC khá lớn 12.8% và 15.6% do công ty tiến hành giảm bớt cơ cấu nhân viên quản lý tại Xí nghiệp 1 và chuyển sang sử dụng máy thi công của công ty thay vì thuê ngoài nên giảm bớt được chi phí nhân công trong CPSDMTC, nhưng cả CPNVLTT và CPNCTT đều tăng, đặc biệt là CPNCTT 23.827.461 (7.5%). Điều này chứng tỏ tình hình quản lý nhân công thuê ngoài của công ty không tốt. trước những phân tích về chi phí giá thành sản phẩm công ty nên có biện pháp điều chỉnh phù hợp để góp phần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành công trình nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Phần 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VẬT TƯ VÀ XÂY DỰNG 3.1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Kinh doanh vật tư và xây dựng 3.1.1. Những thành tựu đạt được 3.1.1.1. Về tổ chức công tác kế toán nói chung Công ty Cổ phần Kinh doanh vật tư và Xây dựng đã hình thành được một mô hình bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm của công ty. Là một công ty xây dựng có quy mô lớn và địa bàn hoạt động rộng, mô hình quản lý 2 cấp công ty - xí nghiệp, việc lựa chọn hình thức kế toán tập trung là rất phù hợp. Các Xí nghiệp không thực hiện hạch toán riêng, điều này làm giảm số lượng nhân viên hành chính, giảm bớt sự cồng kềnh của bộ máy kế toán. Tuy nhiên, ở mỗi Xí nghiệp đều có các kế toán viên làm nhiệm vụ ghi chép ban đầu, thu thập, tổng hợp, kiểm tra xử lý sơ bộ chứng từ và số liệu kế toán. Các chứng từ kế toán sau đó sẽ được chuyển về phòng kế toán trung tâm để hạch toán và lập báo cáo kế toán toàn công ty. Quá trình này sẽ giúp việc hạch toán của kế toán công ty trở nên đơn giản hơn, giảm bớt khối lượng công việc, tránh được sai sót  Về phân công lao động kế toán Kế toán tại phòng Kế toán tài chính của công ty cũng như kế toán viên tại Xí nghiệp đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng được khối lượng, chất lượng công việc, cung cấp những thông tin chính xác cho các nhà quản lý, các cơ quan chức năng về tình hình tài chính của công ty.  Về hệ thống chứng từ Chứng từ công ty sử dụng đều đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp, tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành mà mới nhất là Quyết định 15/2006-BTC do Bộ Tài chính ban hành. Trong từng phần hành, kế toán đã thu thập đủ chứng từ cần thiết cho việc định khoản, ghi sổ Nhật ký chung và sổ chi tiết, đồng thời tiến hành tổng hợp, đối chiếu, kiểm tra thông tin, lên các báo cáo. Chứng từ được bảo quản lưu trữ cẩn thận, có thể dễ dàng tìm kiếm và sử dụng vì được phân theo công trình và thời gian.  Về hệ thống tài khoản Các tài khoản được chi tiết tới tài khoản cấp 2, 3 theo từng công trình và mục đích sử dụng. Việc sử dụng các tiểu khoản chi tiết và khoa học như vậy giúp cho phòng kế toán trung tâm có thể dễ dàng trong việc quản lý, theo dõi hoạt động sản xuất của từng Xí nghiệp đồng thời giúp cho việc hạch toán chi phí, giá thành sản phẩm của từng công trình chính xác và thuận tiện.  Về hệ thống sổ sách và hệ thống báo cáo Hệ thống sổ sách được mở theo hình thức Nhật ký chung, đây là hình thức ghi sổ tương đối đơn giản, dễ làm, thuận tiện cho phần mềm kế toán New Accounting. Phần mềm này giúp kế toán có thể dễ dàng ghi chép các nghiệp vụ, duy trì số dư tài khoản và quản lý, lưu trữ các dữ liệu trên máy, làm gọn nhẹ sổ sách và báo cáo. Ngoài hệ thống báo cáo tài chính phải lập theo quy định hiện hành, công ty còn có các mẫu bảng biểu tự lập phục vụ cho nhu cầu của kế toán quản trị. Ví dụ như các Bảng cân đối kế toán nhiều kỳ (được lập theo yêu cầu của Ban giám đốc, thực chất đây là sự kết hợp của các Bảng cân đối kế toán cuối tháng, nó giúp các nhà quản trị biết được tình hình biến động của tài sản, nguồn vốn qua các tháng một cách chi tiết và cụ thể); các Báo cáo quản trị về công nợ (được lập dựa trên các sổ chi tiết TK 131, 331, nó tập trung phân tích tình hình biến động thu hồi nợ vay và trả nợ của công ty trong từng tháng, từ đó dễ dàng tính được các chỉ số thanh toán, đưa ra các biện pháp nâng cao khả năng thu hồi nợ và thanh toán nợ). Hệ thống báo cáo quản trị kết hợp với các báo cáo tài chính là công cụ quản lý thực hiện các chức năng lập kế hoach, tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả đồng thời giúp nhà quản trị đưa ra quyết định chính xác. Như vậy, đánh giá một cách khái quát thì tổ chức công tác kế toán của công ty cổ phần Kinh doanh vật tư và xây dựng đã đáp ứng tương đối tốt những yêu cầu đặt ra. Bộ máy kế toán đã trở thành một công cụ đắc lực phục vụ cho công tác quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mục tiêu trong tương lai là phải hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán để theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế và phù hợp hơn với các chuẩn mực, chế độ ban hành. 3.1.1.2. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp  Áp dụng hình thức khoán gọn sản phẩm xây lắp cho các Xí nghiệp Mang những đặc thù riêng có của công ty xây dựng như công trình thi công xa trụ sở chính, chi phí phát sinh mang tính riêng biệt từng công trình, doanh thu xác định trước trên cơ sở hợp đồng đã ký kết, nên việc lựa chọn cơ cấu sản xuất khoán gọn sản phẩm xây lắp cho từng Xí nghiệp đem lại hiệu quả rất lớn. Nó không chỉ giúp các Xí nghiệp tự chủ trong thi công xây dựng mà còn giúp cho quá trình tập hợp chi phí mỗi công trình trở nên đơn giản. Nguyên nhân là do mỗi công trình được giao cho một Xí nghiệp đảm nhận, không có sự chồng chéo về nhiệm vụ, chứng từ phát sinh của công trình nào được kế toán Xí nghiệp nhận công trình đó tập hợp và thực hiện xử lý ban đầu, chi phí phát sinh thường là chi phí tập hợp trực tiếp cho công trình nên không phải tiến hành phân bổ. Chi phí được tập hợp một cách chính xác và đầy đủ sẽ giúp tính đúng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ, trên cơ sở đó xác định chính xác hiệu quả kinh doanh trong kỳ.  Lập dự toán thiết kế thi công Ngay sau khi ký kết hợp đồng xây dựng, công ty đã giao hợp đồng cho phòng Kế hoạch kỹ thuật lập dự toán thiết kế thi công. Dự toán được lập trên cơ sở các tiêu chuẩn về kỹ thuật chất lượng công trình thi công theo các văn bản pháp quy do Nhà nước quy định. Bảng dự toán phải bao gồm các hạng mục công trình thi công với những tiêu chuẩn cụ thể về kỹ thuật, chất lượng, đơn giá dự toán, thời gian thi công và nghiệm thu, bàn giao cho chủ đầu tư…Các bảng dự toán sẽ là căn cứ cho Xí nghiệp xác định số lượng, chất lượng, và tiến hành mua các yếu tố đầu vào cho thi công như nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thuê nhân công ngoài, phân công lao động trong Xí nghiệp, thuê máy móc thiết bị… Bảng dự toán còn được sử dụng để đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ của từng công trình, từ đó xác định giá thành công trình hoàn thành trong kỳ. Đồng thời các nhà quản trị có thể căn cứ vào bảng giá dự toán ban đầu và chi phí thực tế phát sinh để đánh giá công tác lập kế hoạch, mức độ tiết kiệm hay vượt mức chi phí, từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết hữu hiệu  Xác định đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đúng đắn Công ty Cổ phần Kinh doanh vật tư và Xây dựng đã lựa chọn đối tượng để tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình hoàn thành trong kỳ, điều này rất phù hợp khi đối tượng tập hợp chi phí cũng là các công trình, hạng mục công trình. Bên cạnh đó, tập hợp chi phí theo các khoản mục riêng biệt (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung) đem lại sự chính xác, đầy đủ trong hạch toán chi phí đồng thời có thể dễ dàng so sánh các khoản mục với bảng dự toán ban đầu để xác định các nhân tố ảnh hưởng tới việc hoàn thành kế hoạch đề ra. Việc tính giá thành theo phương pháp trực tiếp và xác định kỳ tính giá thành theo năm làm giảm bớt khối lượng công tác kế toán, đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với phương thức bàn giao và thanh toán với chủ đầu tư mà công ty đang lựa chọn  Phương pháp lựa chọn và hạch toán các khoản mục chi phí Với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Căn cứ trên bảng dự toán, Xí nghiệp lên kế hoạch về số lượng, chất lượng, thời gian và đơn giá nguyên vật liệu trực tiếp cần sử dụng cho từng công trình. Nguyên vật liệu mua về sẽ được vận chuyển trực tiếp tới chân công trình để sử dụng ngay mà không cần qua kho. Như vậy, việc hạch toán CPNVLTT sẽ giảm bớt một số lượng lớn các chứng từ nhập xuất kho, đồng thời các khoản chi phí phát sinh về kho bãi, bảo quản, cất trữ, vận chuyển được hạn chế tối đa, mục tiêu tối thiểu hóa chi phí được đảm bảo. Việc sử dụng đơn giá của nguyên vật liệu mua xuất dùng ngay cũng làm cho giá thành công trình gắn liền với thực tế thi công hơn, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh về đơn giá xây dựng giữa các công ty trên thị trường Với chi phí nhân công trực tiếp Lựa chọn linh hoạt giữa sử dụng nhân công của công ty và lao động thuê ngoài không chỉ giúp công ty tận dụng nguồn lao động giá rẻ tại địa phương, gọn nhẹ cơ cấu tổ chức, giảm đáng kể chi phí nhân công phát sinh mà còn giúp công ty thực hiện phân công lao động một cách hợp lý, sử dụng lao động có tay nghề vào những giai đoạn thi công đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật và chất lượng cao Hình thức trả lương đang áp dụng tại công ty là trả lương khoán theo công trình, có khuyến khích bằng hệ số khoán năng suất. Bên cạnh đó, công ty còn có chế độ thưởng phạt, ưu tiên làm thêm giờ và tổ chức các hoạt động ngoài giờ. Cách thức trả lương này đã góp phần tích cực làm tăng năng suất lao động qua đó giảm trực tiếp CPNCTT của công trình. Với chi phí sử dụng máy thi công Công ty đã tiến hành phân bổ khấu hao thiết bị máy thi công vào chi phí công trình, giúp phản ánh chính xác hơn thực tế chi phí phát sinh. Với những công trình có địa đểm xa, việc đưa máy móc của công ty tới nới thi công là rất khó khăn, hoặc với công trình có thời gian và khối lượng sử dụng máy thi công ít, công ty cũng tiến hành thuê máy ngoài để đảm bảo giảm tối đa chi phí sử dụng máy thi công, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Với chi phí sản xuất chung Việc tập hợp các khoản trích theo lương của lao động công ty trực tiếp sản xuất, lao động lái máy thi công và lao động quản lý vào chi phí sản xuất chung là đúng chế độ hiện hành được quy định với công ty xây lắp. 3.1.2. Những khó khăn đặt ra với công tác kế toán chi phí xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp  Số lượng và trình độ kế toán chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc Công ty có xu hướng ngày càng mở rộng các lĩnh vực hoạt động, không chỉ dừng lại ở việc cung cấp bê tông thương phẩm và nhận thi công các công trình xây dựng, công ty còn tham gia đầu tư, kinh doanh vào các công ty khác, tham gia thiết kế xây dựng, tư vấn chuyển giao công nghệ… thêm vào đó quy mô nghiệp vụ phát sinh ngày càng nhiều, địa bàn hoạt động rộng khắp, vì vậy, với bộ máy kế toán chỉ có 7 người ở phòng kế toán trung tâm và 9 kế toán viên ở các xí nghiệp, chi nhánh sẽ có rất nhiều khó khăn trong việc phân công phân nhiệm cho từng người, một người có thể phải kiêm nhiệm nhiều phần hành khác nhau, điều này làm giảm tính chuyên môn hóa trong công việc, gây áp lực lớn cho kế toán. Ví dụ như kế toán tiền lương và vật tư, vừa phải hạch toán nguyên vật liệu, vừa thực hiện tính lương, thanh toán lương cho lao động trong ngoài công ty. Như vậy áp lực công việc là rất lớn, nhất là vào thời gian cuối tháng và cuối năm tài chính khi chứng từ phải xử lý được gửi lên từ các Xí nghiệp là rất lớn. Nguy cơ sai sót do nhầm lẫn là không tránh khỏi  Quy trình kiểm tra và luân chuyển chứng từ chứa nhiều bất cập Chứng từ phát sinh thường gắn liền với một công trình cụ thể, việc tập hợp và kiểm tra chứng từ đều do kế toán viên Xí nghiệp thực hiện. Do vậy tính đầy đủ và chính xác của chứng từ phụ thuộc rất lớn vào ý thức trách nhiệm của kế toán Xí nghiệp và mức độ chủ động trong việc kiểm tra đôn đốc công tác thu thập chứng từ của nhà quản lý. Thực tế tại công ty vẫn phát sinh những tồn tại bất cập liên quan tới việc ghi khống số liệu trên chứng từ hay chứng từ phát sinh không phản ánh đúng thực tế, đặc biệt là trong công tác thu mua vật tư và thuê lao động ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là do có sự cấu kết giữa người bán, nhân viên thu mua và kế toán Xí nghiệp. Điều này không những gây ra lãng phí thất thoát cho công ty mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của công trình. Thêm vào đó việc luân chuyển chứng từ từ Xí nghiệp lên phòng kế toán trung tâm còn chậm, nguyên nhân chủ yếu là các công trình thi công đều ở xa công ty nên việc tập hợp chứng từ của kế toán Xí nghiệp không mang tính cập nhật, và kéo theo việc chuyển chứng từ lên phòng kế toán công ty cũng chậm theo. Mặt khác, ý thức của nhiều cán bộ kế toán Xí nghiệp còn kém, trông chờ ỷ lại vào cấp trên, khi cấp trên đốc thúc nhắc nhở mới tiến hành nộp chứng từ. Ngoài ra, do các công trình xây dựng đều được tiến hành thi công trong thời gian dài, các chứng từ được nộp về phòng kế toán theo tháng, tuy nhiên công ty lại chưa có quy định cụ thể ngày bàn giao chứng từ với từng Xí nghiệp, điều này gây ra thiếu hụt thông tin với những báo cáo quản trị lập theo yêu cầu của Ban giám đốc, đồng thời việc dồn chứng từ tới cuối tháng xử lý làm chậm quyết toán công trình, ứ đọng công việc, làm khối lượng công việc phải xử lý cuối tháng lớn, rất hạn chế với phòng kế toán mà nhân lực có hạn.  Hệ thống tài khoản chưa được tổ chức một cách khoa học Tài khoản chi phí được hạch toán theo công trình mà không hạch toán theo từng Xí nghiệp cụ thể, điều này làm công tác hạch toán không được rõ ràng chi tiết, khó theo dõi vì công ty đang thực hiện chế độ khoán công việc với từng Xí nghiệp. Tài khoản tiền gửi ngân hàng chỉ được chi tiết theo ngân hàng gửi mà không được chi tiết theo loại tiền, rất khó quản lý nếu phát sinh nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ.  Hình thức khoán gọn sản phẩm cho Xí nghiệp còn nhiều hạn chế Phương thức khoán gọn công trình cho các Xí nghiệp có nhiều bất cập. Tuy việc khoán gọn giúp nâng cao tính chủ động của Xí nghiệp trong việc tổ chức và quản lý thi công, nhưng công tác đảm bảo chất lượng và kỹ thuật thi công công trình còn nhiều hạn chế. Ví như một số tiêu chuẩn về kỹ thuật được xây dựng trong bảng dự toán không được thực thi trên thực tế hay việc cấu kết giữa các nhân viên trong Xí nghiệp và người bán để thay thế một số nguyên vật liệu giảm giá trị công trình là rất khó quản lý. Chứng từ phát sinh nhiều khi chỉ mang tính hình thức chứng minh cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà không phản ánh đúng bản chất của vật tư đang sử dụng.  Bất cập trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Việc mua nguyên vật liệu vận chuyển thẳng tới chân công trình sử dụng ngay mang lại rất nhiều tiện ích, tuy nhiên trong trường hợp vật tư mua về không sử dụng hết, vật tư sẽ được để ngay tại công trình và chờ sử dụng sau. Do ở công trình thường không có kho bãi bảo quản, nên vật tư sẽ chịu tác động rất lớn của điều kiện tự nhiên, rất dễ mất mát sụt giảm về giá trị và chất lượng. Thêm vào nữa, vật tư này chỉ được cán bộ vật tư tại công trường theo dõi qua sổ nhập xuất tồn mà không được hạch toán vào TK 152, do đó công ty không thể quản lý lượng dư tồn vật tư, kéo theo công tác tập hợp chi phí không chính xác. Công ty cũng không tiến hành hạch toán phần phế liệu trong thi công. Dẫn tới các cán bộ vật tư thường lợi dụng tồn tại này để trục lợi riêng cho bản thân. Thiết nghĩ thay vì việc cắt giảm vật tư thi công để giảm giá thành công trình, công ty có thể thực hiện quản lý tốt khâu thu hồi phế liệu. Đây là một cách rất có hiệu quả trong thực tế thi công. Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Việc thuê nhân công lao động ngoài do các Xí nghiệp tự quản lý và đến cuối tháng chỉ gửi các báo cáo, biên bản về phòng Kế toán tài chính để thanh toán tiền công lao động trên tổng số lao động và số công mà không quản lý riêng biệt từng cá nhân. Do vậy, công ty không thể đánh giá được số lượng cũng như chất lượng nguồn lao động này. Chi phí tiền công có thể không phản ánh đúng thực tế phát sinh do các chứng từ có thể bị ghi khống. Chất lượng nhân công không đảm bảo kéo theo chất lượng công trình cũng không cao. Điều này làm giảm uy tín và khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường khi mà chất lượng và giá cả đang là yếu tố để tâm nhất của mỗi chủ đầu tư khi mở đấu thầu công trình xây dựng. Về hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Công ty đã tiến hành trích khấu hao với máy thi công sử dụng cho công trình, hạng mục công trình. Tuy nhiên phương pháp khấu hao sử dụng là phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Mặc dù phương pháp này có ưu điểm là đơn giản trong tính toán nhưng với một công ty về xây dựng thi công nhiều công trình, một số loại máy móc thường xuyên được sử dụng, nâng cấp hay nhượng bán, thanh lý thì việc lựa chọn phương pháp này là chưa hợp lý, chưa phản ánh đúng và đầy đủ khoản chi phí thực tế của từng công trình có sử dụng máy. Về hạch toán chi phí sản xuất chung Các công trình xây dựng có đặc điểm là tiến độ thi công chịu ảnh hưởng rất nhiều của điều kiện tự nhiên như mưa gió, lụt bão, do vậy phải tiến hành hạch toán chi phí thiệt hại và bảo hành công trình. Tuy nhiên trên thực tế, công ty lại không đưa khoản mục chi phí này vào giá thành công trình 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán chi phí xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Trong xu thế phát triển kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp đều phấn đấu nỗ lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Trong khi đó, với điển hình là một công ty xây lắp mà giá thành sản phẩm được hình thành ngay trong hợp đồng, thì việc tối đa hóa lợi nhuận phụ thuộc rất nhiều vào công tác hạch toán kế toán và các biện pháp quản lý chi phí hữu hiệu của cấp trên. Như vậy, vai trò của bộ máy kế toán trong việc ghi chép, tính toán, phản ánh và giám đốc là rất quan trọng. Tuy nhiên trên thực tế tại công ty vẫn tồn tại rất nhiều bất cập như công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu còn thiếu sát sao, quản lý lao động thuê ngoài chưa chặt chẽ…Do vậy muốn nâng cao tính chính xác hợp lý và kịp thời của công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành thì việc luôn luôn tìm cách hoàn thiện đổi mới công tác tập hợp chi phí và tính giá thành là một đòi hỏi mang tính tất yếu. Thông qua số liệu do kế toán cung cấp, nhà quản trị có thể phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tình hình sử dụng các nguồn lực về lao động, vốn, khoa học kỹ thuật để từ đó đưa ra những quyết định phù hợp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3.2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp  Về phân công lao động kế toán Để đảm bảo yêu cầu ngày càng cao của công việc, nâng cao tính chuyên môn hóa và đảm bảo tính phân công phân nhiệm rõ ràng, phòng kế toán nên tuyển thêm 1 hoặc 2 kế toán viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, phụ trách các phần hành riêng, tránh để cùng một lúc, một người phụ trách quá nhiều lĩnh vực gây áp lực công việc cao, dễ nhầm lẫn sai sót. Các phần hành được hạch toán riêng sẽ giúp kế toán có thể tập trung vào nhiệm vụ của mình, tự nâng cao trình độ và hoàn thiện khả năng, hiệu quả công việc tăng nhanh.  Về hệ thống chứng từ Để giải quyết vấn đề chậm thời gian trong việc luân chuyển chứng từ từ các Xí nghiệp nên phòng Kế toán tài chính của công ty, kế toán có thể áp dụng một hoặc đồng thời các biện pháp sau: Thứ nhất, nên quy định ngày chuyển chứng từ với từng Xí nghiệp, có thể 2 hoăc 3 lần một tháng thay cho một lần một tháng vào ngày cuối tháng như bây giờ. Với những công trình ở gần, thời gian nộp chứng từ có thể ngắn hơn, hàng tuần, còn với những công trình ở xa, do hạn chế về không gian, có thể kéo dài thời gian nộp chứng từ, nhưng tối đa là 2 tuần một lần để đảm bảo tính kịp thời, chính xác của thông tin, phục vụ yêu cầu quản trị Thứ hai, tăng cường công tác kiểm tra với công việc của kế toán viên tại Xí nghiệp, kế toán có thể cử cán bộ trực tiếp xuống giám sát, theo dõi tình hình thực tế tại Xí nghiệp. Do những hạn chế về nhân lực, thời gian, việc kiểm tra có thể tiến hành không thường xuyên nhưng phải được thực hiện một cách đột xuất, bất ngờ để đánh giá khách quan tình hình thu thập, xử lý sơ bộ chứng từ của kế toán viên Xí nghiệp Thứ ba, nên đưa ra các hình thức phạt đối với việc trì trệ, ỷ lại trong công tác luân chuyển chứng từ. Hình thức này giúp nâng cao ý thức và trách nhiệm của các Xí nghiệp hơn  Về hệ thống tài khoản Công ty nên chi tiết các tài khoản chi phí, giá thành theo cả công trình, hạng mục công trình và Xí nghiệp được giao khoán. Việc này giúp quản lý tốt hơn công tác giao khoán tới từng Xí nghiệp, vì nó gắn thực tế trách nhiệm và hiệu quả hoạt động với từng Xí nghiệp cụ thể. Đồng thời tiến hành chi tiết tài khoản tiền gửi ngân hàng theo loại tiền giúp công tác hạch toán tiền gửi được dễ dàng, thuận tiện hơn. Các tài khoản hạch toán chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung nên được chi tiết thành 6 tiểu khoản như chế độ quy định, tức là phải bổ sung vào hệ thống các tài khoản sau: TK 6233: “Chi phí dụng cụ sản xuất” trong hạch toán chi phí sử dụng máy thi công TK 6273: “Chi phí dụng cụ sản xuất” trong hạch toán chi phí sản xuất chung Đồng thời tách rời tài khoản hạch toán dịch vụ mua ngoài và bằng tiền khác thành hai tài khoản riêng biệt. Việc chi tiết các tài khoản giúp phản ánh chính xác hơn bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà không làm thay đổi tổng khoản mục chi phí 3.3. Các biện pháp tăng cường quản lý chi phí nhằm giảm giá thành sản phẩm. Thứ nhất, quản lý chặt chẽ công tác thuê lao động ngoài của các Xí nghiệp, các Hợp đồng thuê nhân công nên do công ty trực tiếp tiến hành. Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật và phòng Tổ chức hành chính xác định số lượng, chất lượng công nhân lao động trực tiếp cần thiết cho từng công trình, sau đó gửi báo cáo về phòng Kế toán tài chính cho kế toán tiền lương xem xét. Báo cáo này sẽ được đối chiếu với Bảng thanh toán tiền thuê ngoài và các định mức sử dụng lao động, định mức tiền công. Việc làm này không những đảm bảo số lượng lao động thuê ngoài không bị khai khống, hạn chế các khoản chi phí phát sinh không đúng thực tế mà còn nâng cao chất lượng lao động qua đó đảm bảo chất lượng và kỹ thuật thi công công trình. Thứ hai, quản lý chặt hơn nữa công tác thu mua vật tư, yêu cầu Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật lên dự toán chính xác về khối lượng và giá trị vật tư cho từng công trình, hạng mục công trình theo từng danh điểm vật tư cụ thể. Tiến hành phân tích và so sánh giữa tình hình sử dụng thực tế và mức dự toán vật tư để phát hiện kịp thời mức tiết kiệm hoặc vượt chi, có biện pháp xử lý kịp thời. Phải quản lý vật tư trong tất cả các khâu : Phát sinh nhu cầu, thu mua giao nhận, giá cả, bảo quản, sử dụng vật tư, hạn chế tối đa tình trạng thất thoát và lãng phí vật tư, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thứ ba, công ty nên đưa ra các biện pháp thưởng phạt để khuyến khích tiết kiệm chi phí nhằm giảm giá thành công trình tới mức tối thiểu như khuyến khích làm thêm giờ, tăng năng suất lao động…Đồng thời công ty cũng nên tìm kiếm các nhà cung cấp có nguồn nguyên liệu thay thế rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và kỹ thuật công trình. KẾT LUẬN Qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Cổ phần Kinh doanh vật tư và Xây dựng đã trở thành một trong những doanh nghiệp đi đầu về cung ứng bê tông thương phẩm và thi công các công trình xây dựng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế thị trường nước ta. Với một đội ngũ cán bộ công nhân viên có chuyên môn và trình độ nghiệp vụ, công ty đang ngày càng trở nên vững mạnh trên thị trường Việt Nam và tương lai sẽ phát triển rộng ra các nước khác. Phòng Kế toán tài chính của công ty đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ của mình, đặc biệt là trong công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đồng thời phòng kế toán cũng giúp cho hoạt động quản lý trở nên chính xác hơn, hoàn thiện hơn, các khâu đều được vận hành tốt hơn, phục vụ và cung cấp thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo công ty để có thể dưa ra những quyết định đúng đắn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf111397_4259.pdf
Luận văn liên quan