Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cao su Sao Vàng

Chúng ta có thể khẳng định rằng tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ đóng một vai trò đặc biệt đối với sự thành bại của Doanh nghiệp. Nhận thức được điều đó, Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội đã rất chú trọng đến công tác quản lý hai khâu trên nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm cơ bản, công tác này vãn còn một số vấn đề cần sớm được khắc phục. Hiệu quả của công tác tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sẽ cao hơn, nếu như Công ty thực hiện tốt công tác nâng cao trình độ chuyên môn và tổ chức lại bộ máy kế toán; thiết lập bộ phận kiểm soát nội bộ, giảm giá thành sản phẩm, đẩy mạnh hơn nữa chính sách khuyến mãi khách hàng.

pdf32 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2359 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cao su Sao Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cao su Sao Vàng Lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường hiện nay có nhiều thành phần kinh tế tồn tại và cạnh tranh với nhau trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật. Trong sự cạnh tranh đầy khốc liệt đó, các doanh nghiệp phải có những chiến lược, tổ chức sản xuất kinh doanh hợp lý để khẳng định sự tồn tại và phát triển của mình. Tổ chức khâu tiêu thụ, sản phẩm, hàng hoá, lao vụ được coi là một trong những vấn đề chủ yếu trong chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Là Doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp, Công ty Cao su Sao Vàng luôn quan tâm tới công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm nhằm thu được lợi nhuận lớn nhất cho Công ty. Trải qua 43 năm hình thành và phát triển, Công ty đã thu được những thành công nhất định trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Với tư cách là công cụ quản lý, kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin để đánh giá đúng chất lượng và hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Xuất phát từ thực tiễn trên, qua thời gian thực tập tại Công ty Cao su Sao Vàng được sự giúp đỡ của phòng kế toán, các phòng ban chức năng trong Công ty và sự hướng dẫn tận tình của của các thầy, cô giáo, em đã chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cao su Sao Vàng ". Nội dung ----o0o---- I.Tổng quan về công ty cao su Sao vàng. 1.Lịch sử hình thành và chức năng nhiệm vụ của công ty. Công ty cao su Sao vàng được khởi công xây dựng ngày 22/12/1958 cùng với Nhà máy xà phòng Hà Nội, Nhà máy thuốc lá Thăng Long trong tổng thể khu công nghiệp Thượng Đình và chính thức được khánh thành vào ngày 25/5/1960. Công ty Cao su Sao Vàng là loại hình doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng Công ty hoá chất Việt Nam, do bộ công nghiệp quản lý. Đây là xí nghiệp Quốc doanh lớn nhất, lâu đời nhất sản xuất săm lốp, là một trong các Doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp chế tạo các sản phẩm cao su của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm được chế biến từ cao su như: săm, lốp xe đạp, xe máy, ô tô, máy kéo, băng tải, ống cao su chịu áp lực, Cua roa, các chi tiết kỹ thuật bằng cao su, pin các loại. Ngoài ra công ty còn sản xuất một số mặt hàng theo đơn đặt hàng của đơn vị bạn như săm lốp máy bay SU, MIC,… 2. Kết quả hoạt động SXKD của Công ty Cao su Sao Vàng (bảng biểu) Đơn vị tính: 1000đ STT Chỉ tiêu 2002 2003 Chênh lệch Số tiền % 1 Tổng DT tiêu thụ 374.113.528 431.582.462 57.568.934 15.39 2 DT thuần từ hoạt động SXKD 367.070.835 430.689.639 63.618.804 17.33 3 Giá vốn hàng bán 317.174.382 376.506.390 59.332.008 18.71 4 Chi phí bán hàng 23.845.969 25.271.522 1.425.553 8.98 5 Chi phí QLDN 15.601.241 16.333.091 721.850 4.69 6 Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 10.449.243 12.578.636 2.129.393 20.38 7 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (11.764.359 ) (14.493.232 ) (2.728.873) (23.37) 8 Lợi nhuận khác 1.953.597 1.996.234 42.637 2.18 9 Lợi nhuận trước thuế 638.481 81.638 (556.843) (87.2) 10 Lợi nhuận sau thuế 434.167 55.514 (378.653) (87.2) 11 Thuế thu nhập doanh nghiệp 204.314 26.124 (178190) (87.2) 12 Lao động (người) 2.981 2900 (81) (2.72) 13 Thu nhập BQ (nghìn đồng/người) 1.275 1.470 195 15.29 14 Vốn SXKD bình quân - trong đó: +. Vốn lưu động bình quân +. Vốn cố định bình quân 349.644.051 137.537.824 212.106.227 391.318.826 139.366.601 251.952.225 41.674.775 1.828.777 39.845.998 11,92 1,33 18,79 Thông qua số liệu ở bảng trên ta thấy: Quy mô SXKD của công ty trong năm 2003 đã tăng lên đáng kể. Công ty đã chú trọng đầu tư vốn để mở rộng SXKD. Cụ thể là: tổng số vốn SXKD bình quân năm 2003 là 391.318.826 ngàn đồng tăng 41.674.775 ngàn đồng so với năm 2002, tương ứng với tỷ lệ tăng 11,92%. Trong đó vốn lưu động bình quân tăng 1.828.777 ngàn đồng với tỷ lệ tăng là 1,33 %. Vốn cố định bình quân tăng 39.845.998 ngàn đồng với tỷ lệ tăng là 18,79%. Doanh thu tiêu thụ và doanh thu thuần của công ty trong năm 2003 tăng so với năm 2002 với mức tăng và tỷ lệ tăng tương ứng là: DT thuần tăng 57.568.934 ngàn đồng với tỷ lệ tăng 15,39%; Doanh thu thuần tăng 63.618.804 ngàn đồng với tỷ lệ tăng là 17,33%. So với năm 2002 thì lợi nhuận từ hoạt động SXKD của năm 2003 tăng lên đáng kể. Lợi nhuận từ hoạt động SXKD tăng 2.129.393 ngàn đồng với tỷ lệ tăng 20,38%. Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD tăng 1.447.987 ngàn đồng với tỷ lệ tăng 20,38%. Lợi nhuận khác tăng 42.637 ngàn đồng với tỷ lệ tăng 2,18% tạo điều kiện để công ty có them nguồn vốn bổ sung cho hoạt động SXKD. Tuy nhiên, lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm 2.728.873 ngàn đồng với tỷ lệ giảm là 23,37% do thu nhập từ hoạt động tài chính không đáng kể so với chi phí từ hoạt động tài chính, chi phí chủ yếu ở đây là lãi vay phải trả. Do đó tổng lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 378.654 ngàn đồng với tỷ lệ giảm 87,2%. Việc sụt giảm lợi nhuận của công ty do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là trong năm Công ty đã đầu tư một lượng vốn lớn vào việc mua sắm thiết bị công nghệ làm cho tốc độ tăng của lưọi nhuận không bằng tốc độ tăng của vốn đầu tư vào sản xuất. Về tình hình lao động: Lao động bình quân giảm đi 81 người so với năm 2002 với tỷ lệ giảm 2,27%. Đời sống vật chất của cán bộ công nhân viên cũng được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người tăng 195 ngàn đồng so với năm 2002. Công ty cũng đã đóng góp một khoản tiền lớn cho ngân sách nhà nước Như vậy, tình hình SXKD của công ty trong những năm gần đây phát triển tương đối ổn định và lành mạnh, DT tiêu thụ của công ty không ngừng tăng lên; công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; đời sống vật chất và tinh thần của người lao động không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên để ngày càng nâng cao hiệu quả SXKD, công ty cũng cần phải xem xét kỹ các khoản giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí QLDN để là sao tiết kiệm đến mức thấp nhất các chi phí này để hạ giá thành sản phẩm, thu hút được nhiều khách hàng đến với Công ty hơn. 3. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty Cao su Sao vàng. a. Về mặt tổ chức lao động: Công ty Cao su Sao Vàng luôn coi con người là động lực, là mục tiêu của sự phát triển. Hiện nay, công ty đã có một đội ngũ lao động mạnh cả về số lượng cũng như về mặt chất lượng. Năm 2003, công ty có 2900 lao động, trong đó cán bộ quản lý là 295 người, chiếm 10,2 %. Công nhân trực tiếp sản xuất là 2605 người, chiếm 89,8%. b. Về mặt tổ chức sản xuất. Công ty Cao su Sao Vàng là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, vì vậy cơ cấu sản xuất của công ty được phân theo xí nghiệp, mỗi xí nghiệp chuyên sản xuất một số loại sản phẩm khác nhau. Xí nghiệp cao su số 1: Chuyên sản xuất lốp xe đạp, xe gắn máy, băng tải, joăng cao su, dây curoa, cao su chống ăn mòn, ống cao su vv… Xí nghiệp cao su số 2: chuyên sản xuất lốp xe đạp và tanh xe đạp. Xí nghiệp cao su số 3: Sản xuất các loại săm lốp ô tô, máy kéo, và tiến hành sản xuất thử nghiệm các loại lốp máy bay dân dụng. Xí nghiệp cao su số 4: Sản xuất săm xe đạp, xe máy, băng tải cua roa. Ngoài ra công ty còn một số chi nhánh: Chi nhánh cao su Thái Bình: Sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm săm lốp xe đạp. Nhà máy pin – cao su Xuân Hoà: Sản xuất các loại pin khô, ắc quy, điện cực, chất điện hoá học và một số thiết bị khác. Nhà máy cao su Nghệ An: Sản xuất các loại săm, lốp xe đạp. Ngoài các xí nghiệp chính, công ty còn có các xí nghiệp phụ trợ, tạo điều kiện cho các xí nghiệp trong công ty hoạt động, bao gồm: Xí nghiệp năng lượng, Xí nghiệp cơ điện, Xí nghiệp luyện cao su Xuân Hoà, Xưởng kiến thiết bao bì. 4.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty Để phù hợp với đặc điểm sản xuất của mình, Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình quản lý trực tuyến chức năng. Đứng đầu bộ máy QL công ty là ban lãnh đạo gồm 1 giám đốc và 5 phó giám đốc. Trong đó giám đốc là người quyết định và chỉ đạo trực tiếp xuống các xí nghiệp phòng ban. Một mặt chịu trách nhiệm trước nhà nước về kết quả hoạt động SXKD của công ty, mặt khác là người điều hành hoạt động của công ty theo định hướng của nhà nước. 5 phó giám đốc phụ trách 5 phần việc khác nhau gồm: *. Phó giám đốc sản xuất *. Phó giám đốc xây dựng cơ bản tại công ty *. Phó giám đốc kỹ thuật *. Phó giám đốc xây dựng cơ bản tại Thái Bình *. Phó giám đốc kinh doanh Ngoài ra, Công ty còn có bí thư đảng uỷ, chủ tịch công đoàn giúp giám đốc hoạch định, thực hiện đường lối chính sách của Đảng, bảo vệ quyền lợi cán bộ công nhân viên. Công ty có 14 phòng ban với các chứng năng khác nhau nhằm hỗ trợ cho quyết định của ban lãnh đạo. bao gồm: *.Phòng kỹ thuật cơ năng: Tham mưu về mặt cơ khí điện, năng lượng *.Phòng kỹ thuật cao su: tham mưu về việc quản lý các quy trình công nghệ, hướng dẫn và ban hành các định mức kỹ thuật trong sản xuất.. *.Phòng kiểm tra chất lượng(KCS): Tổ chức kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, thành phẩm trước khi nhập kho. *.Phòng kiến thiết cơ bản: Tham mưu về công tác xây dựng và thiết kế công trình, lắp đặt thiết bị trong công ty. *.Phòng thí nghiệm trung tâm: Tiến hành các thí nghiệm để chế tạo sản phẩm mới. *.Phòng tổ chức hành chính: giám đốc về công tác bộ máy lao động tuyển dụng, đào tạo cán bộ, thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động. *.Phòng điều độ: Đôn đốc, giám sát tiến độ sản xuất kinh doanh, kịp thời báo cáo kết quả kinh doanh ngày, tháng, quý, năm. *.Phòng Quản trị bảo vệ: bảo vệ tài sản, bảo vệ vật tư hàng hoá của công ty, phòng chống cháy nổ; Phụ trách chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên. *.Phòng kế hoạch kinh doanh: Tham mưu cho giám đốc về kế hoạch sản xuất, phương hướng phát triển và kế hoạch cung ứng vật tư. *. Phòng kho vận: Đảm bảo cung ứng vật tư, quản lý kho và cấp phát vật tư cho sản xuất. *. Phòng tiếp thị bán hàng: Lập kế hoạch công tác tiếp thị, mở rộng thị trường, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm cho công ty. *.Phòng tài chính kế toán: làm công tác hạch toán ban đầu, lên báo cáo Tài chính trình giám đốc *.Phòng đối ngoại xuất nhập khẩu: Tham mưu trong lĩnh vực thị trường, giải quyết các thủ tục ký kết hợp đồng kinh tế. *.Phòng Quân sự: Xây dựng và huấn luyện tự vệ, thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với nhà nước . Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý sxkd công ty cao su sao vàng (Trang bên) 5.Cơ cấu bộ máy ké toán và hình thức kế toán áp dụng tại công ty. Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm phân cấp quản lý, chỉ đạo sản xuất đồng thời sử dụng tốt năng lực của đội ngũ kế toán, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình nửa tập trung, nửa phân tán. - Công ty áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Kỳ hạch toán được áp dụng theo từng tháng. - Công ty áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ - Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty bao gồm: *. Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán: Là người chịu trách nhiệm cao nhất về công tác kế toán trước ban giám đốc công ty, chỉ đạo chung toàn bộ công việc kế toán của phòng kế toán. *. Phó phòng kế toán: Trong đó gồm một kiêm kế toán giá thành và phân bổ tiền lương, một kiêm kế toán tổng hợp. Phó phòng có chức năng thay mặt KTT ký duyệt các giấy tờ có liên quan khi KTT vắng mặt. *. Kế toán vật tư: Một kế toán có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập kho vật tư và một kế toán có nhiệm vụ theo dõi tình hình xuất kho vật tư *. Kế toán TSCĐ: Trong đó một theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, trích khấu hao và lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, một quản lý, theo dõi vốn cố định của công ty. *. Kế toán tiền mặt: theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt trong kỳ. *. Kế toán ngân hàng: Chịu trách nhiệm làm các thủ tục chuyển tiền ra; vào tài khoản của Công ty tại ngân hàng. Theo dõi hạch toán các tài khoản tiền gửi ngân hàng; tiền đang chuyển. *. Kế toán tiêu thụ: có nhiệm vụ theo dõi, xác định doanh thu, số thuế phải nộp và xác định lỗ, lãi *. Kế toán XDCB, sửa chữa lớn TSCĐ: Có nhiệm vụ theo dõi hạch toán chính xác các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành đưa vào sử dụng và các công trình xây dựng cơ bản dở dang. Đồng thời tiến hành quản lý, giám sát các công việc sửa chữa lớn TSCĐ theo đúng các văn bản pháp qui của nhà nước. *. Kế toán huy động vốn: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình huy động và hoàn trả vốn vay. *. Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh tình dư Nợ, Có tài khoản tiền lương phải trả công nhân trong công ty, thanh toán các khoản tạm ứng của công nhân viên. *. Kế toán tập hợp chi phí : Căn cứ vào các số liệu từ các xí nghiệp nộp lên để tính ra các chi phí phát sinh theo khoản mục. *. Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu và chi tiền, lên cân đối và rút ra số dư tiền mặt cuối ngày, quản lý két tiền tại công ty. Các chi nhánh tại Thái Bình, Xuân hoà và các đại lý tiêu thụ sản phẩm đều hạch toán độc lập , đánh giá kết quả rồi báo biểu về công ty để lập báo cáo quyết toán và vào bảng cân đối kế toán. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Kế to án vậ t tư Kế toá n TSCĐ Kế to án ti ền mặ t Kế toá n ngâ n hàn g Kế to án ti êu th ụ Kế toán XDCB , SCL TSCĐ Kế toá n huy độn g vốn Kế toá n tiề n lươ ng Kế toán trưởng Phó phòng Kế toán Phó phòng Kế toán Kế toán các xí nghiệp thành viên Kế toá n chi phí Th ủ qu ỹ - Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức Nhật Ký Chứng Từ và trình tự của hình thức Nhật ký Chứng Từ như sau: (Trang bên) Hệ thống sổ tổng hợp bao gồm: Bảng kê: căn cứ vào các chứng từ gốc, hàng ngày kế toán ghi vào các bảng kê, các sổ chi tiết có liên quan Sổ NKCT: căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết có liên quan cuối tháng kế toán chuyển số liệu tổng hợp của bảng kê, sổ chi tiết vào sổ Nhật ký - chứng từ phù hợp. Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký-chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các sổ Nhật ký - Chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan. Số liệu dòng cộng các Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái tài khoản Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu kiểm tra Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ Sổ chi tiết Nhật Ký Chứng Từ Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Hệ thống sổ chi tiết bao gồm: các sổ chi tiết như sổ chi tiết thanh toán, tiêu thụ, các loại chi phí. II. Đặc điểm tổ chức kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cao su sao vàng hà nội . 1. Kế toán tiêu thụ thành phẩm 1.1. Nội dung doanh thu bán hàng tại công ty Doanh thu bán hàng của công ty là toàn bộ số tiền thu được từ việc bán hàng hoá sản phẩm như: Săm, lốp, găng tay cao su, ủng đi mưa và các sản phẩm khác…Công ty chỉ ghi nhận doanh thu khi số sản phẩm của công ty đã xác định là tiêu thụ và được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. 1.2. Chứng từ kế toán sử dụng Hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho, giâý báo Có của ngân hàng và một số chứng từ liên quan khác như: Hợp đồng tiêu thụ hàng hoá, giấy nhận nợ của khách hàng 1.3 Tài khoản kế toán sử dụng Tài khoản sử dụng để hạch toán doanh thu bán hàng tại công ty là TK 511 “Doanh thu bán hàng” và một số TK liên quan khác như TK 111, TK 112, TK 131… 1.4. Sổ kế toán sử dụng. * Sổ KT tổng hợp gồm có: Nhật ký chứng từ số 8, sổ cái TK 131, TK155, TK 511, TK 632, TK 641, TK 642, TK 911.Các bảng kê số 1,2,8,11. * Sổ KT chi tiết gồm có: Sổ chi tiết các TK 131, TK156, TK 511, TK 632… 1.5. Sơ đồ trình tự kết toán tiêu thụ tại công ty. 2. Trình tự kế toán các phương thức bán hàng tại công ty. 2.1. Theo phương thức bán hàng trực tiếp (bán buôn là chủ yếu) Theo phương thức này, công ty bán cho khách hàng (mua buôn) thông qua hợp đồng kinh tế hay các đơn đặt hàng của khách hàng. Đơn vị mua hàng cuả công ty sẽ nhận hàng trực tiếp tại kho công ty. Hàng hoá được xác nhận là tiêu thụ khi bên mua đã nhận được hàng và ký vào hóa đơn mua hàng. Bảng tổng hợp chi tiết 131, 155, 156, 511, 632, 641, 642 Phiếu thu, hoá đơn GTGT v.v Báo cáo bán hàng Bảng kê số 1,số 2, số8, số10, số11 Sổ chi tiết TK 131, TK 155, TK 511, TK 632… Nhật Ký Chứng Từ số 8 Sổ cái các TK 131, 155, 156, 511, 632, 641, 642 Báo cáo Tài chính : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu kiểm tra Tại phòng kế toán, khi giao hàng cho khách đến mua hàng thì nhân viên kế toán ghi lên hoá đơn GTGT. Hoá đơn được lập thành 3 liên, liên 1 được giữ tại phòng kế toán, liên 2 giao cho khách hàng và liên còn lại được giữ để đối chiếu, căn cứ sổ sách. Doanh thu bán hàng được xác định trong các trường hợp sau: Trường hợp 1; nếu khách hàng trả tiền ngay. Ví dụ: Ngày 06/01/2004 Công ty bán cho Công ty Minh Thành một lô hàng gồm 30 chiếc lốp ô tô tải. Giá bán chưa có thuế của lô hàng nói trên là 29.016.000đ, thuế suất thuế VAT là 10% bằng 2.901.600 tổng cộng là. 31.917.600đ. Trị giá xuất kho của lô hàng trên là 24.100.000. Công ty Minh Thành đã thanh toán ngay bằng tiền mặt. Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, kế toán ghi: Nợ TK 111: 31.917.600đ Có TK 511: 29.016.00đ Có TK 331: 2.901.600đ Đồng thời căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán phản ánh số vốn hàng xuất kho ghi: Nợ TK 632: 24.100.000đ Có TK 156: 24.100.000đ Từ các chứng từ (Hoá đơn GTGT, phiếu thu…) kế toán viên lập báo cáo bán hàng. Từ báo cáo bán hàng kế toán vào bảng kê số 1 – làm cơ sở để cuối tháng lập Nhật ký Chứng từ số 8. Hoá đơn giá trị gia tăng Ngày 06 tháng 01 năm 2004 Số 11478 Đơn vị bán hàng : Công ty Cao su Sao Vàng Địa chỉ : 231 Nguyễn Trãi -Thanh Xuân- Hà Nội MST : 0100100625-1 Tên người mua: Công ty Minh Thành. Địa chỉ: Thanh Xuân - Hà Nội , Hình thức thanh toán: Thanh toán ngay, Phiếu thu 478 Đơn vị tính: VND Số TT Tên quy cách sản phẩm Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 Lốp XM 2.50-17 4PR HR1 Chiếc 30 967.200 29.016.000 Cộng 29.016.000 Thuế suất thuế GTGT 10 % Thuế GTGT : 2.901.600 Cộng tiền thanh toán: 31.917.600 Tổng số tiền ba mươi mốt triệu chín trăm mười bảy nghìn sáu trăm đồng chẵn. Người mua Người viết HĐ Kế toán trưởng Thủ trưởng ( ký, họ tên ) ( ký, họ tên ) ( ký, họ tên ) ( ký, họ tên ) Trường hợp 2: Nếu khách hàng chậm thanh toán. Trong trường hợp này công ty sẽ theo dõi khách hàng trên sổ chi tiết thanh toán với khách hàng. Cơ sở để ghi sổ này là hoá đơn kiêm phiếu xuất kho cùng với các chứng từ thanh toán khác như phiếu thu v..v VD: Ngày 21/01/2004 Công ty bán cho Công ty vận tải Số 3 một lô hàng gồm 12 chiếc lốp ô tô tải loại nhỏ. Giá bán chưa có thuế của lô hàng nói trên là 7.827.600đ, thuế suất thuế VAT là 10% bằng 782.760đ tổng cộng là. 8.610.360đ. Trị giá xuất kho của lô hàng trên là 6.652.400đ. Công ty vận tải số 3 chấp nhận trả tiền và hẹn 5 ngày sau sẽ thanh toán. - Công ty cũng xuất hoá đơn GTGT và phiếu xuất kho như trường hợp trên. Kế toán ghi: Nợ TK 131: 8.610.360đ Có TK 511: 7.827.600đ Có TK 331: 782.760đ Đồng thời phản ánh số Nợ TK 632: 6.652.400đ vốn hàng xuất kho, ghi: Có TK 156: 6.652.400đ Căn cứ vào hoá đơn bán hàng và biên bản được lập giữa Công ty với khách hàng, kế toán viên lập báo cáo bán hàng, cuối ngày nhập vào sổ chi tiết TK 131 “Phải thu của khách hàng”. Cuối tháng tổng hợp số liệu ghi vào bảng kê số 11 – Phải thu của khách hàng. Sau 5 ngày Công ty vận tải số 3 trả tiền, kế toán ghi: Nợ TK 111: 8.610.360đ Có TK 131: 8.610.360đ Báo cáo chi tiết TK 131 theo từng khách hàng Công ty vận tải Số 3. Địa chỉ : Gia Lâm - Hà Nội Từ ngày 01/01/2004 đến ngày 31/01/2004 Dư đầu kỳ : 120.500.000 đ Đơn vị tính: đồng Hoá đơn Diễn giải TKĐƯ PS Nợ PS Có Số Ngày 11478 03/01/03 Cty Vận tải Số 3 Thuế GTGT (10%) 5112 33311 82.000.000 8.200.000 11934 15/01/04 Công ty Vận tải Số 3 1121 66.547.500 12411 21/01/2004 Như trên Thuế GTGT (10%) 5112 3331 7.827.600 782.760 13241 26/01/02 Công ty Vận tải Số 3 1121 8.610.360 ... ... ... ... ... ... Cộng phát sinh trong kỳ 127.547.000 166.547.500 Dư cuối kỳ 81.499.500 2.1. Theo phương thức bán hàng gửi đại lý: Hiện nay Công ty có một mạng lưới tiêu thụ nằm rải rác trong cả nước. Doanh thu từ phương thức bán hàng này chiếm tỷ lệ lớn trên tổng doanh thu của công ty. Khi xuất hàng từ kho công ty giao cho các đại lý thì số hàng đó vẫn thuộc quyền sở hữu của công ty. Khi xác định hàng đã bán được qua đại lý, công ty trích một tỷ lệ phần trăm trên giá bán để trả cho đại lý. Tỷ lệ phần trăm này gọi là tiền hoa hồng đại lý. Đồng thời công ty phản ánh doanh thu cho số hàng đã bán được này. VD: Ngày 03/01/2004, Công ty xuất kho thành phẩm 48 chiếc lốp ô tô S900 giao cho đại lý Quang Vinh. Giá vốn xuất kho là 875.200đ x 48= 42.009.600đ, giá thanh toán là 52.588.800, trong đó giá bán chưa thuế GTGT là 47.808.000đ, thuế GTGT 10% = 4.780.800đ. Khi xuất kho, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho ghi: Nợ TK 157 : 42.009.600đ Có TK 155: 42.009.600đ Đến ngày 29/01/2004, công ty nhận được bảng kê và hoá đơn do đại lý Quang Vinh nộp đã bán được 39 chiếc lốp (Chưa có GTGT) là: 99.600đ x 39 = 38.884.000đ, Thuế GTGT 10% x 38.884.000đ = 3.888.400đ Cộng giá thanh toán : 42.772.400đ Hoa hồng 5% trên giá bán chưa thuế GTGT: 38.884.000 x 5% = 1.944.200đ Đai lý nộp tiền mặt sau khi trừ đi số hoa hồng được hưởng: 42.772.400đ - 1.944.200đ = 40.828.200đ Kế toán xử lý và hạch toán như sau: * Tính giá vốn hàng xuất bán: 875.200đ x 39 chiếc = 34.132.800đ Hạch toán giá vốn hàng đã xác định tiêu thụ: Nợ TK 632: 34.132.800đ Có TK 157: 34.132.800đ * Lập phiếu thu tiền bán hàng, xác định doanh thu bán hàng và chi trả tiền hoa hồng. Nợ TK 111: 40.828.200đ Nợ TK 641.7: 1.944.200đ Có TK 511: 38.844.000đ Có TK 333.11: 3.888.400đ 2.3 Theo phương thức hàng đổi hàng. Việc trao đổi hàng lấy hàng tại Công ty Cao su Sao Vàng phát sinh không nhiều. Khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế này, kế toán công ty thực hiện hạch toán theo đúng chế độ, cụ thể là: Ngày 22/01/2004 Công ty xuất bán cho công ty bách hóa số 5 Nam Bộ một lô hàng săm, lốp xe đạp, xe máy trị giá 126.508.000đ thuế GTGT 12.650.800đ. Cộng số tiền bên mua phải thanh toán là 139.158.800đ Giá vốn hàng xuất kho là là 116.722.000đ Ngày hôm sau 23/01/2004, công ty nhận lô hàng dụng cụ văn phòng từ công ty bách hóa Số 5 Nam Bộ trị giá 18.515.000đ. Hai công ty thực hiện bù trừ tiền bán hàng cho nhau. Khi giao hàng cho công ty bách hoá Số 5 nam Bộ, Công ty Cao su Sao Vàng hạch toán: Nợ TK 131: 139.158.800đ Có TK 511: 126.508.000đ Có TK 333.11: 12.650.800đ Đồng thời phản ánh giá vốn thành phẩm xuất kho: Nợ TK 632: 116.722.000đ Có TK 155: 116.722.000đ - Khi nhận hàng từ công ty bách hoá Số 5 Nam Bộ và xuất ra ngay dụng cụ văn phòng cho các phòng ban của công ty, kế toán hạch toán. Nợ TK 642.3 : 18.650.000đ Nợ TK 131.1 : 1.865.000đ Có TK 131: 20.515.000 Ngày 3/6/2004 nhận được giấy báo Có của ngân hàng về Công ty bách hoá Số 5 Nam Bộ, trả tiền chênh lệch (139.158.800đ - 20.515.000đ) = 118.643..800đ. Kế toán Công ty Cao su Sao Vàng hạch toán. Nợ TK 112: 118.643.800đ Có 131: 118.643.800đ. 3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng 3.1. Hạch toán giảm giá hàng bán. Đối với Công ty Cao su Sao Vàng, việc giảm giá cho khách hàng phát sinh không nhiều, mỗi năm chỉ một vài trường hợp. 6 tháng đầu năm 2004 chưa phát sinh trường hợp nào. Cụ thể: Ngày 26/08/2003, công ty chấp thuận giảm giá một lô hàng đã bán cho công ty thương mại dịch vụ Thanh Hoá 3% trên tổng số hàng đã giao (do một số hàng đã giao bị sai về kích thước) . Lô hàng này trị giá 28.750.000đ, thuế GTGT 10% là 2.875.000đ, tổng cộng số tiền người mua đã thanh toán là 31.625.000đ . Số tiền người mua đựoc nhận lại là: 31.625.000đ x 3% = 948.750đ. Trong đó: Số giảm giá hàng bán người mua nhận được là: Số thuế GTGT người mua được nhận lại là: Kế toán lập phiếu chi và hạch toán: Nợ TK 532: 862.500đ Nợ TK 33311: 86.250đ Có TK 111: 948.750đ Cuối kỳ kế toán tiến hành ghi giảm doanh thu bán hàng để xác định doanh thu thuần: Nợ TK 511: 862.500đ Có TK 532: 862.500đ 3.2. Hạch toán hàng bán bị trả lại 948.750đ 110 x 100 = 862.500đ 948.750đ 110 x 10 = 862.50đ Tại Công ty Cao su Sao Vàng trong năm 2003 chỉ có một lô hàng bị trả lại do giao hàng không đúng chủng loại. Cụ thể: Tháng 10/2003 Công ty chuyển cho công ty thương mại Bắc Giang 1000 chiếc lốp 650 (đúng ra là phải chuyển lốp xe mini), trị giá vốn hàng xuất kho là 12.450.000đ, giá bán chưa thuế là 17.500.000 thuế VAT 10% Khi giao hàng cho khách, khách đã chấp nhận thanh toán, kế toán ghi: Nợ TK 632: 12.450.000đ. Có TK 155: 12.450.000đ. Đồng thời ghi nhận doanh thu Nợ TK 131: 19.250.000đ (chi tiết tên khách hàng) Có TK 511: 17.500.000đ Có TK 33311: 1.750.000đ Khi nhận hàng bị trả lại, căn cứ vào phiếu nhập kho và biên bản kiểm nghiệm bàn giao của người mua, kế toán ghi: +, Nhập hàng lại kho, ghi giảm giá vốn: Nợ TK 155: 12.450.000đ. Có TK 632: 12.450.000đ. +,Đồng thời ghi số hàng bị khách hàng trả lại Nợ TK 531: 17.500.000đ Nợ TK33311: 1.750.000đ Có TK 131: 19.250.000đ (chi tiết tên khách hàng) 4. Kế toán giá vốn hàng bán tại công ty Cao su Sao Vàng Hà Nội. 4.1. Tài khản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” và các tài khoản liên quan (TK1561, TK 1562, TK911..) 4.2. Phương pháp tính giá vốn hàng bán: Do đặc điểm là công ty sản xuất nên giá vốn hàng bán của công ty là giá thành thực tế sản phẩm và đã được xác định là tiêu thụ * Phương pháp tính giá hàng nhập kho: Thành phẩm do các phân xưởng sản xuất chính và phụ của Công ty sản xuất ra khi nhập kho được tính theo giá thành thực tế thành phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. * Phương pháp tính giá thực tế thành phẩm xuất kho. Do Công ty Cao su Sao vàng sản suất nhiều loại mặt hàng, đa dạng về chủng loại nên hiện nay Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá thực tế thành phẩm xuất kho. Cuối mỗi tháng, căn cứ vào tình hình nhập kho thành phẩm trong tháng, kế toán tính ra giá đơn vị thành phẩm xuất kho cho từng chủng loại mặt hàng theo công thức Đơn giá bình quân = Trị giá thực tế hàng tồn đầu kỳ. + Trị giá thực tế hàng nhập trong kỳ. Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ. Sau đó tính trị giá mua thực tế của hàng xuất trong kỳ theo công thức: 4.3. Nội dung hạch toán Mỗi lần xuất kho, kế toán lập phiếu xuất, nhân đơn giá xuất kho với số lượng. Căn cứ hoá đơn bán hàng và hạch toán.: VD: Mặt hàng lốp ôtô S90 như sau Trị giá thực tế hàng = xuất trong Số lượng hàng xuất Đơn giá bình quân x Tồn đầu kỳ: Số lượng: 200, đơn giá: 872.300đ Xuất trong kỳ: Số lượng: 607, đơn giá: 879.200đ Ngày 12/01/2004, xuất cho c.ty vận tải ô tô Hà Tây 18 chiếc lốp S900. Đơn giá bình quân = 200 * 872.300 + 607 * 879.200 =877.490 200 + 607 Giá xuất 18 x 877.490đ = 15.794.820đ Kế toán ghi: Nợ TK 632: 15.794.820đ Có TK 155: 15.794.820đ 5. Kết toán chi phí bán hàng của công ty 5.1. Nội dung chi phí bán hàng tại công ty. Chi phí bán hàng tại công ty là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, bao gồm: - Chi phí cho nhân viên bán hàng: Gồm các khoản tiền lương, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ phải trả cho nhân viên bán hàng, các phí vận chuyển, đóng gói hàng hoá đi tiêu thụ v. . - Chi phí vật liệu bao bì: Gồm các chi phí phục vụ cho việc đóng gói sản phẩm, nhiên liệu để vận chuyển tiêu thụ, phụ tùng thay thế dùng cho việc bảo duỡng TSCĐ của bộ phận bán hàng. - Chi phí công cụ dụng cụ phục vụ cho việc bán hàng như: Các dụng cụ đo lường, bàn ghế, tủ quầy hàng v.v.. - Chi phí khấu hao ở bộ phận bán hàng như: Khấu hao nhà kho, phương tiện vận tải, cửa hàng v.v . - Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho việc bán hàng như: Chi phí thuê ngoài để sửa chữa TSCĐ, tiền thuê bốc vác vận chuyển hàng hoá đem đi tiêu thụ v.v. - Chi phí khác bằng tiền: gồm các chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm v.v. 5.2. Chứng từ kế toán sử dụng. - Các chứng từ thường được sử dụng là: Phiếu chi, UNC, hợp đồng dịch vụ mua ngoài, hợp đồng thuê sửa chữa TSCĐ…. và các chứng từ liên quan khác 5.3. Tài khoản kế toán sử dụng, Kế toán sử dụng TK 641 “chi phí bán hàng”. TK 641 được mở chi tiết thành 7 TK cấp 2: - TK 641.1: Chi phí nhân viên bán hàng. - TK 641.5: Chi phí bảo hành sản phẩm. - TK 641.2: Chi phí vật liệu bao bì. - TK 641.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài. - TK 641.3: Chi phí dụng cụ, đồ dùng. - TK 641.8: Chi phí bằng tiền khác. - TK 641.4: Chi phí khấu hao TSCĐ. Cùng một số TK liên quan: TK111, TK112, TK131, TK334, TK338… Tất cả chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ được công ty theo dõi trên sổ chi tiết 641. Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết này kế toán lập bảng tổng hợp để đối chiếu kiểm tra nhật ký chứng từ số 8 và các sổ cái liên quan. 6. Chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty. 6.1. Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty. Chi phí QLDN của công ty bao gồm các loại chi phí sau: - Chi phí nhân viên quản lý: Gồm tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên ở các phòng ban và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ. - Chi phí vật liệu phục vụ cho việc quản lý doanh nghiệp. - Chi phí đồ dùng văn phòng. - Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ chung cho toàn doanh nghiệp: Nhà văn phòng, thiết bị máy tính, các thiết bị liên quan khác. - Thuế, phí và lệ phí: Thuế nhà đất, các khoản phí, lệ phí khác. - Chi phí dịch vụ mua ngoài để phục vụ cho QLDN như: Tiền nước, tiền điện thoại, fax… - Chi phí bằng tiền khác như; Chi phí tiếp khách, hội nghị, chi phí cho việc kiểm toán. 6.2.Chứng từ kế toán sử dụng: - Phiếu chi, UNC, hợp đồng dịch vụ mua ngoài, các chứng từ liên quan khác. 6.3. Tài khoản kế toán sử dụng. Kế toán sử dụng tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” và tài khoản này được mở 7 TK cấp 2. - TK 642.1: Chi phí nhân viên quản lý. - TK 642.5: Thuế, phí và lệ phí. - TK 642.2: Chi phí vật liệu quản lý. - TK 642.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài. -TK 642.3: Chi phí đồ dùng văn phòng. - TK 642.8: Chi phí bằng tiền khác - TK 642.4: Chi phí khấu hao TSCĐ. 6.4. Trình tự kế toán chi phí quản lý của công ty. Tất cả chi phí QLDN phát sinh trong kỳ được phản ánh vào sổ chi tiết TK 642. Cuối kỳ kế toán kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh. 7. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cao su Sao vàng. Cuối tháng, sau khi lên được các bảng kê, sổ tổng hợp, kế toán bán hàng tiến hành XĐKQ tiêu thụ lỗ, lãi trong kỳ bằng cách lập "Tờ kê chi tiết tiêu thụ lỗ, lãi" Tờ kê này dùng để phản ánh doanh thu trong kỳ, cho biết các khoản giảm doanh thu (nếu có), các loại chi phí liên quan tới nghiệp vụ bán hàng và doanh thu bán hàng, thuế v.v. và cho biết kết quả tiêu thụ lỗ - lãi trong tháng của từng sản phẩm. ở Công ty Cao su Sao vàng, kết quả cuối cùng được phản ánh trên TK 911"Xác định kết quả kinh doanh" với nội dung sau: Bên Nợ : - Kết chuyển giá vốn hàng bán TK 632. - Kết chuyển CPQLDN TK 642. - Kết chuyển CPBH TK 641 Bên Có : - Kết chuyển doanh thu thuần Kết quả tiêu thụ = Doanh thu thuần- ( Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp) Cụ thể: Trích số liệu tháng 1/2004 của Công ty Cao su Sao Vàng. Kết quả tiêu thụ =15.535.174.787đ - (14.963.647.883đ + 106.990.221đ + 100.211.455đ ) = 3.643.252.268đ. Kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển như sau: - Kết chuyển doanh thu thuần Nợ TK 511: 15.535.174.787đ từ hoạt động bán hàng: Có TK 911: 15.535.174.787đ - Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 911: 14.963.647.883đ Có TK 632: 14.963.647.883đ - Kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ TK 911: 106.990.221đ Có TK 641: 106.990.221đ - Kết chuyển chi phí QLDN: Nợ TK 911: 100.211.455đ Có TK 642: 100.211.455đ - Kết chuyển lãi về tiêu thụ hàng hoá: Nợ TK 911: 3.643.252.268đ Có TK 421: 3.643.252.268đ Để minh họa cho quá trình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm, vật tư, giá vốn của hàng xuất, doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu (nếu có), các khoản chi phí liên quan và cuối cùng là lãi hoạt động sản xuất trong tháng 01/2004, toàn bộ quá trình đó được thể hiện trên bảng số liệu được nhặt từ các bảng kê, NKCT liên quan. Cuối tháng căn cứ vào bảng kê nhập - xuất - tồn thành phẩm TK 155 và số chi tiết thanh toán với người muaTK 131, bảng chi tiết tiêu thụ thành phẩm kế toán vào sổ “ Nhật ký chứng từ số 8” Cuối tháng kế toán tổng hợp dựa trên sổ nhật ký chứng từ số 8 để vào sổ cái TK 155, TK 632, TK 641, TK 642, TK 511, TK 911, TK531, TK532... III. Một số ưu điểm và hạn chế trong công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cao su sao vàng. I. Những ưu điểm. Trải qua nhiều năm tồn tại và phát triển, Công ty CSSV đã khẳng định được vị trí của mình là doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả, sản phẩm của Công ty được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng (3 năm liên tiếp 1996,1997,1998 sản phẩm của Công ty được người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao) Với cơ chế hiện nay, Công ty CSSV đã đầu tư đổi mới toàn bộ dây truyền công nghệ tiên tiến, chất lượng tương đương với các sản phẩm của nước ngoài. Công ty thường xuyên thay đổi mẫu mã nâng cao chất lượng sản phẩm như: săm lốp xe máy, săm lốp ô tô, săm lốp xe đạp, săm lốp máy bay.... Công ty đã đặc biệt lưu tâm đến khâu bán hàng. Phòng Đối ngoại XNK cùng với Phòng tiếp thị bán hàng được giao nhiệm vụ mở rộng để tìm kiếm thị trường và khách hàng nhằm đẩy nhanh khối lượng thành phẩm xuất kho Việc tổ chức hệ thống, tài khoản, chứng từ kế toán sử dụng, báo cáo kế toán phản ánh doanh thu thuần và xác định kết quả tiêu thụ được thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Các chứng từ luân chuyển hợp lý, được phản ánh chính xác kịp thời tạo điều kiện cho việc quản lý chặt chẽ, đúng đủ số lượng giá trị của sản lượng bán ra. Phòng tài chính - kế toán của Công ty tổ chức phù hợp với yêu cầu của công việc và phù hợp với chuyên môn của mỗi người. Bên cạnh các cán bộ chủ chốt có trình độ đại học lâu năm, các cán bộ khác cũng đã qua các lớp bồi dưỡng tương đương với trình độ đại học. Để cơ giới hoá công tác kế toán Công ty đã quan tâm đến việc trang bị kiến thức về tiếng Anh và máy vi tính cho nhân viên kế toán. Hiện nay, 100% nhân viên của phòng kế toán sử dụng thành thạo máy vi tính. II. Một số hạn chế. 1- Về kế toán thành phẩm: - Hiện nay ở kho của Công ty có tình trạng xuất thành phẩm bán trước, làm thủ tục nhập kho sau tức là trên bảng kê số 8 nhập - xuất tồn kho thành phẩm, lượng hàng tồn kho âm và giá trị cũng âm nguyên nhân là do kho của Công ty tại một thời điểm không có hàng, nhưng kho của xí nghiệp thành viên vẫn có hàng, nên khi gặp khách hàng đến mua, kế toán viết hoá đơn GTGT cho khách hàng và ghi vào sổ kế toán còn khách hàng xuống kho của xí nghiệp nhận hàng. Như vậy, lượng hàng đó đã được làm thủ tục xuất kho khi đến nhận hàng, khách hàng giao cho kho của xí nghiệp 1 liên (liên xuất) của hoá đơn GTGT. Đến khi xí nghiệp nhập hàng vào kho của Công ty thì sẽ trả lại hoá đơn cho kho của Công ty. Chỉ kho của Công ty mới được giữ hoá đơn tới cuối tháng; trên bảng kê số 8 sẽ thể hiện việc xuất âm nêu trên. Ví dụ: Theo biểu nhập - xuất - tồn tháng 01/2003, số liệu của lốp máy bay như sau: - Tồn đầu kỳ: -36 chiếc - Nhập trong kỳ : 0 chiếc - Xuất trong kỳ: 196 chiếc - Tồn cuối kỳ: -259 chiếc. Vấn đề này liên quan đến công tác quản lý và hạch toàn thành phẩm cần thiết phải tổ chức lại cho phù hợp hơn. 2 - Tổ chức hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho và nợ phải thu khó đòi. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho và nợ phải thu khó đòi là công tác quan trọng, cần thiết để đưa ra một hình ảnh trung thực về tài sản của Công ty và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp. Hiện nay, tại các Công ty Cao su Sao Vàng kế toán không hạch toán các khoản dự phòng này trong khi vẫn xảy ra hiện tượng giảm giá hàng tồn kho và bị mất về số nợ phải thu khách hàng. Xuất phát từ thực tế nêu trên, kế toán Công ty nên tổ chức hạch toán cho các nghiệp vụ này. 3 -Hình thức ghi sổ kế toán. Hiện nay công tác kế toán tại Công ty được thực hiện trên máy vi tính nhưng Công ty vẫn áp dụng tổ chức ghi sổ kế toán theo nhật ký chứng từ như vậy không hợp lý. Do đó vấn đề đặt ra là cần phải áp dụng hình thức ghi sổ kế toán mới nhằm thuận tiện hơn cho việc hạch toán kế toán. Kết Luận ----o0o---- Chúng ta có thể khẳng định rằng tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ đóng một vai trò đặc biệt đối với sự thành bại của Doanh nghiệp. Nhận thức được điều đó, Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội đã rất chú trọng đến công tác quản lý hai khâu trên nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm cơ bản, công tác này vãn còn một số vấn đề cần sớm được khắc phục. Hiệu quả của công tác tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sẽ cao hơn, nếu như Công ty thực hiện tốt công tác nâng cao trình độ chuyên môn và tổ chức lại bộ máy kế toán; thiết lập bộ phận kiểm soát nội bộ, giảm giá thành sản phẩm, đẩy mạnh hơn nữa chính sách khuyến mãi khách hàng.... Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý sxkd công ty cao su sao vàng Giám đốc công ty Bí thư đảng uỷ Chủ tịch công đoàn PGĐ. sản xuất, bảo vệ sản xuất P. kỹ thu ật cơ năn g P. kỹ thu ật cao su P. kiể m tra chấ t lượ ng P. kiế n thi ết cơ bản P. T.N g tru ng tâm P. tổ chứ c HC P. đi ều độ P. Q.t rị bảo vệ P. kế hoạc h kinh doan h P. kh o vậ n V.P Đản g uỷ P. tiế p thị bán hàn g P. tài chí nh kế toá n P. đối ngo ại xuấ t nhậ p P. Quâ n sự V.P . Côn g đoà n PGĐ. kỹ thuật, xuất khẩu PGĐ. kinh doanh, đời sống PGĐ. X.D.C.B tại công ty PGĐ. X.D.C.B tại Thái bình Các đơn vị, xí nghiệp sản xuất, kinh doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf77_2626.pdf
Luận văn liên quan