Bộ máy quản lý chi nhìn chung hoạt động có hiệu quả. Trình độ chuyên môn
của các cán bộ làm công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Quảng Bình không ngừng
được nâng lên. Tuy vậy, một số cán bộ xử lý công việc còn lúng túng, nhất là cán bộ
lớn tuổi thực hiện tác nghiệp trên chương trình kế toán máy còn chậm và sai sót.
Với điều kiện chỉ tiêu biên chế cán bộ thấp như hiện nay, cộng thêm nhu cầu
thường xuyên học tập, nâng cao trình độ của cán bộ dẫn đến số lượng cán bộ thực tế
có mặt hàng ngày để giải quyết công việc rất ít, cán bộ kiểm soát chi phải đảm
nhiệm thêm nhiều công việc khác nhau dẫn đến vi phạm quy định về chế độ quản
lý chi NSNN hiện hành, tạo sự mất an toàn tiềm tàng.
2.5.2.3. Về tổ chức công tác quản lý chi NSNN;
* Hạn chế trong việc áp dụng quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát
thanh toán vốn đầu tư XDCB
Về bố trí cán bộ: Trong điều kiện hiện nay với số lượng biên chế có hạn, thì
việc bố trí cán bộ cho bộ phận giao nhận hồ sơ và trả kết quả theo hướng tách người
giao dịch trực tiếp với khách hàng là không thể thực hiện được. Đặc biệt vào các
thời điểm cuối năm ngân sách, khóa sổ niên độ kế hoạch năm, lượng khách hàng rất
đông, KBNN luôn luôn trong tình trạng quá tải dù là theo mô hình cán bộ thanh
toán giao dịch trực tiếp với khách hàng. Nếu theo mô hình một cửa, thì mọi giao
dịch đều tập trung vào bộ phận giao nhận hồ sơ và kết quả là không khả thi.
130 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1093 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã hội, cần phải chú trọng đến bổ sung quỹ dự
phòng hàng năm
- Chính sách chi thường xuyên của NSNN: Chi NSNN trước hết phải ưu
tiên đầu tư thực hiện chiến lược phát triển con người (giáo dục, y tế, xã hội),
thực hiện các chính sách xã hội. Đồng thời với đầu tư từ NSNN, cần thực hiện
chính sách huy động các nguồn lực từ dân, từ xã hội, các tổ chức kinh tế góp
phần vào sự nghiệp chung của đất nước, thực hiện tốt chủ trương “nhà nước và
nhân dân cùng làm”.
Trườ g Đại họ Kinh tế Huế
85
Định hướng quản lý chi Ngân sách qua Kho bạc Nhà nước Quảng Bình có
định hướng như sau:
- Tập trung mọi nguồn thu vào NSNN, từng bước đảm bảo cân đối ngân
sách, huy động các nguồn vốn, nhất là nguồn vốn từ trong nước, đặc biệt là huy
động các nguồn vốn trực tiếp trong khu vực dân cư để đầu tư phát triển du lịch, sản
xuất kinh doanh và xây dựng cơ sở vật chất trên địa bàn.
- Đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ trong quản lý NSNN, mạnh dạn
phân cấp cho ngân sách cấp dưới các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ (%) và
nhiệm vụ chi nhằm tăng cường quyền hạn và trách nhiệm cho ngân sách cấp dưới.
Tạo điều kiện cho chính quyền cấp dưới chủ động điều hành ngân sách của cấp
mình. Tăng cường sự chỉ đạo của ngân sách cấp trên với ngân sách cấp dưới.
- Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tranh thủ mọi nguồn lực để
phát triển kinh tế xã hội cao và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng:
công nghiệp - xây dựng, Dịch vụ và Nông, lâm - nghiệp - thuỷ sản. Mục tiêu cụ thể
đến năm 2010 là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân năm 12-13%. Trong
đó công nghiệp, xây dựng tăng 16,5 %, dịch vụ tăng 13%, nông lâm nghiệp và thuỷ
sản tăng 5,5%. Cơ cấu kinh tế trong GDP đảm bảo cho công nghiệp và xây dựng đạt
45%, dịch vụ đạt 38,5%, nông lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 16,5%.
- Thực hiện chính sách triệt để tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách, sử dụng tài
sản công quỹ gắn với việc thực hiện công khai ngân sách, công khai các khoản đóng
góp của nhân dân.
- Kiện toàn bộ máy quản lý ngân sách, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ
quản lý, cán bộ nghiệp vụ chuyên môn trong công tác quản lý điều hành NSNN.
3.2. Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách Nhà
nước tại Kho bạc Nhà nước Quảng Bình
3.2.1. Hoàn thiện cơ chế thực hiện công khai và minh bạch trong chi tiêu và
quản lý, sử dụng NSNN
Cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế công khai minh bạch trong chi tiêu và sử dụng
ngân sách, gắn với việc triển khai thực hiện cơ chế khoán kinh phí hoạt động kết
Trường Đại họ Kinh tế Huế
86
hợp với quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra. Cơ chế thực hiện công khai, dân chủ
trong phân bổ, chi tiêu tài chính tại các đơn vị sử dụng NSNN đã có nhưng việc
thực thi lại chỉ ở mức độ nhất định, chưa có chế tài đủ mạnh bắt buộc đơn vị sử
dụng NSNN phải công khai, minh bạch chi tiêu tài chính tại đơn vị mình, đây cũng
là một trong những nguyên nhân và khó khăn cho khâu kiểm soát của KBNN
Quảng Bình và hiệu quả sử dụng NSNN có lúc chưa cao. Đề nghị bổ sung quy định
hàng năm khi trình duyệt báo cáo quyết toán chi ngân sách của đơn vị cần có ý kiến
của thanh tra nhân dân trong cơ quan, có báo cáo bằng văn bản về công khai tài
chính tại cơ quan đơn vị sử dụng NSNN hoặc thực hiện cơ chế kiểm toán, thẩm
định báo cáo quyết toán nội bộ tại đơn vị như hệ thống KBNN Quảng Bình đang
triển khai thực hiện.
Đi đôi với việc tiến hành cải cách công tác kiểm soát chi NSNN (bao gồm cả
vốn trong nước, vốn ngoài nước; chi thường xuyên và chi đầu tư) theo hướng thống
nhất quy trình và tập trung đầu mối, cần gắn với việc phân định rõ trách nhiệm,
quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị sử dụng
kinh phí NSNN. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát
chi, đảm bảo đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm
soát,thực hiện kiểm soát chi NSNN một cửa và xây dựng tiêu chuẩn ISO 9001-
2000 để áp dụng trong hoạt động này.
3.2.2. Thực hiện quy trình cấp phát NSNN trực tiếp từ KBNN đến đối tượng cung
cấp hàng hoá, dịch vụ và thực hiện quản lý, cam kết chi NSNN
Việc duyệt dự toán, phân bổ kinh phí phải dàn đều các quý trong năm, đồng
thời đơn vị phải xây dựng kế hoạch chi tiêu bám sát nhu cầu. Thay thế cơ chế
KBNN kiểm soát bảng kê thanh toán tạm ứng bằng nội dung kiểm soát và thanh
toán trực tiếp đến đơn vị cung cấp hàng hoá, lao vụ hoặc người nhận thầu. Đối với
các khoản chi lớn thực hiện việc đăng ký cam kết chi NSNN trên cơ sở dự toán
được duyệt và hợp đồng đã ký giữa đơn vị sử dụng NSNN và tổ chức cung cấp
hàng hóa nhằm đảm bảo cho việc chi tiêu NSNN đã có đầy đủ hồ sơ, thủ tục và chủ
động trong bố trí tồn quỹ ngân sách. Thí điểm thực hiện khoán chi theo yêu cầu
Trường Đại họ Kin tế Huế
87
nhiệm vụ nhưng cần thiết phải có một biện pháp quản lý chi NSNN trên cơ sở các
định mức, tiêu chuẩn chi tiêu hết sức khoa học và đương nhiên mọi khoản chi tiêu
NSNN đều phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Tài chính, KBNN và các
cơ quan chức năng .
Đối với các khoản chi từ NSNN cho đối tượng thụ hưởng từ NSNN là cá
nhân như chi lương, phụ cấp lương, tiền khoán chi điện thoại và các khoản thanh
khác cho cá nhân, những đối tượng trên mở tài khoản ở các ngân hàng thương mại
và được cung cấp dịch vụ thẻ. KBNN thực hiện chuyển tiền vào tài khoản ở ngân
hàng cho các đối tượng đó để chủ động thực hiện chi tiêu theo nhu cầu. Như vậy sẽ
tiết kiệm về nhân lực và tài lực cho KBNN nói riêng và cho xã hội nói chung.
3.2.3. Áp dụng quy trình kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra
Đây là một phương thức cấp phát NSNN tiên tiến, đang được nghiên cứu
để có thể áp dụng trong thời gian tới. Theo đó, Nhà nước không can thiệp vào
việc sử dụng các khoản kinh phí NSNN đã cấp cho các cơ quan đơn vị, mà chỉ
quan tâm đến kết quả, hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí đó, tức là chỉ quan
tâm đến kết quả đầu ra của các chương trình, mục tiêu đã được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt.
Theo phương thức cấp phát này, ngay từ khi lập dự toán, các cơ quan, đơn
vị phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao; chỉ tiêu nhiệm vụ của năm kế
hoạch; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu; dự toán và kết quả thực hiện nhiệm
vụ được giao của năm trước để xây dựng dự toán chi của năm kế hoạch. Trên cơ
sở dự toán chi cả năm được giao và nhiệm vụ phải chi trong quý, các đơn vị phải
lập nhu cầu chi quý gửi cơ quan quản lý cấp trên và KBNN nơi mở tài khoản. Căn
cứ nhu cầu chi hàng quý đã đăng ký và yêu cầu của nhiệm vụ chi, đơn vị dự toán
lập giấy rút dự toán ngân sách gửi KBNN nơi giao dịch. Căn cứ vào dự toán năm
được giao và nhu cầu chi quý đã đăng ký, KBNN thực hiện trích chuyển kinh phí
theo đề nghị của đơn vị. Thủ trưởng đơn vị được quyền chủ động và tự chịu trách
nhiệm về việc sử dụng kinh phí được cấp, bảo đảm thực hiện công việc theo đúng
những cam kết ban đầu.
Trường Đại học Kinh tế Huế
88
Định kỳ, cơ quan tài chính phối hợp với cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị
theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Trường hợp phát hiện
đơn vị không bảo đảm thực hiện công việc theo đúng cam kết, KBNN được phép
tạm dừng cấp kinh phí cho đơn vị hoặc có biện pháp thu hồi phần kinh phí đã cấp.
Như vậy, trong cơ chế kiểm soát chất lượng “đầu ra”, các ràng buộc bằng chế độ,
tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ở “đầu vào” đã được thay bởi các tiêu chuẩn đánh giá
hiệu quả chất lượng “đầu ra”. Do đó, nó đã khắc phục được những hạn chế của cơ
chế kiểm soát chi theo “đầu vào” hiện nay; đồng thời tăng cường hơn nữa tính chủ
động, sáng tạo của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp cũng như phù hợp với
chủ trương cải cách thủ tục hành chính hiện nay ở nước ta.
3.2.4. Cải cách thủ tục hành chính trong chi NSNN qua KBNN
Cải cách công tác quản lý chi NSNN (bao gồm cả vốn trong nước, vốn ngoài
nước, chi thường xuyên và chi đầu tư) theo hướng thống nhất quy trình và tập trung
đầu mối, gắn với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính,
cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN. Tăng cường cải
cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi, đảm bảo đơn giản, rõ ràng,
minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát ...thực hiện kiểm soát chi NSNN
“một cửa”. Cần thực hiện công khai các thủ tục, hồ sơ, chế độ và quy trình nghiệp
vụ của KBNN để các đơn vị giao dịch và nhân dân được biết nhằm thực hiện đúng
các chế độ quy định, đồng thời thực hiện vai trò giám sát quá trình thực hiện của cơ
quan KBNN.
3.2.5. Thống nhất mô hình tổ chức bộ máy và phân công nhiệm vụ quản lý chi
NSNN trong các đơn vị KBNN
Việc phân công nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN hiện nay của KBNN tương
đối phức tạp, không gọn đầu mối và phần nào ảnh hưởng đến giao dịch thanh toán
đối với các đơn vị sử dụng NSNN. Đề nghị nên thống nhất lại thành hai đầu mối
thực hiện kiểm soát chi đó là: kiểm soát chi thường xuyên, chi sự nghiệp kinh tế,
kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB và vốn CTMT, vốn sự nghiệp kinh tế có tính chẩt
đầu tư phân công cho phòng Kiểm soát chi thực hiện. Khi đó phòng Kế toán Nhà
Trườ Đại học K nh tế Huế
89
nước chỉ thực hiện nhiệm vụ cân đối vốn, tổng hợp cân đối NSNN và báo cáo phân
tích cân đối thu - chi NSNN.
3.2.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành và chuyên môn
của Kho bạc Nhà nước
Hoàn thiện chính sách và quy trình quản lý cán bộ theo hướng
+ Nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độ quản lý tiên tiến của đội ngũ cán bộ
KBNN, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tác nghiệp; đồng thời, chú trọng phát triển đội
ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách, chuyên gia đầu ngành có năng lực,
trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển KBNN trong thời kỳ mới.
+ Sắp xếp, hợp lý hóa nguồn nhân lực cả trung ương và địa phương phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ; mô hình tổ chức và cơ chế quản lý mới của KBNN.
+ Thực hiện quản lý cán bộ theo khối lượng và chất lượng công việc được
giao; thực hiện đãi ngộ theo vị trí công tác và mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm
vụ được giao.
+ Sử dụng triệt để, có hiệu quả nguồn nhân lực của các tổ chức cung ứng
dịch vụ chuyên nghiệp thay thế việc bố trí biên chế cán bộ KBNN vào một số công
việc, lĩnh vực không cần thiết.
Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng,
chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý và tác nghiệp cho đội ngũ cán bộ
KBNN theo chức trách và nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của KBNN. Tiếp
tục chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý, nâng
cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công chức KBNN nói chung và đặc biệt là
những công chức được giao nhiệm vụ quản lý, kiểm soát chi NSNN. Trong đó tập
trung đào tạo theo hướng: Chuyên môn hoá và tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ
KBNN, công chức KBNN cần nắm vững tình hình kinh tế - xã hội của địa phương
và các chính sách chế độ của nhà nước, công chức KBNN phải hiểu được nội dung,
tính chất của từng khoản chi, từng bước phải nắm được định mức kinh tế - kỹ thuật
của ngành nghề, các quy định về đấu thầu...để cấp phát thanh toán được chặt chẽ
không để thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước. Vì vậy cán bộ công chức KBNN
Trường Đại học Kinh tế Huế
90
phải thường xuyên học tập, nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt để đảm
bảo đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ và của công tác quản lý chi NSNN.
Thường xuyên giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức và tinh thần phục vụ,
rèn luyện tư cách, đạo đức và đề cao tinh thần trách nhiệm trong công tác của công
chức. Tại tất cả các đơn vị KBNN đều phải có hòm thư góp ý. Hòm thư phải được
đặt tại nơi khách giao dịch dễ dàng nhìn thấy. Đồng thời thông báo các số điện thoại
của lãnh đạo KBNN để người dân và các đơn vị biết để có thể phản ánh về các vấn
đề liên quan đến chất lượng công tác giao dịch của KBNN. Cần có cơ chế thưởng
phạt nghiêm minh. Thực hiện chế độ khen thưởng hợp lý, linh hoạt, dưới nhiều hình
thức, nhằm tạo ra động lực kích thích mọi cán bộ công chức hăng say làm việc, phát
huy tối đa trình độ, năng lực của mỗi người, mặt khác bổ sung kịp thời những điều
kiện vật chất, góp phần giúp cán bộ yên tâm công tác. Bên cạnh đó, cần có cơ chế
xử phạt nghiêm minh đối với những cán bộ cố tình làm sai chính sách, chế độ, gây
phiền hà khó khăn với khách hàng.
3.2.7. Ứng dụng mạng internet trong quản lý, điều hành, kiểm soát, thanh toán
và xây dựng mô hình kiểm soát chi điện tử
Phát triển hệ thống công nghệ thông tin KBNN hiện đại; tiếp cận nhanh, làm
chủ và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin tiên tiến vào mọi hoạt động của
KBNN; hình thành Kho bạc điện tử. Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin
điện tử tiên tiến vào quy trình quản lý thu - chi NSNN, đảm bảo xử lý dữ liệu thu -
chi NSNN theo thời gian thực. Tăng cường sử dụng hình thức quản lý, chỉ đạo điều
hành công việc, trao đổi thông tin, báo cáo trên mạng internet và intranet trong nội
bộ hệ thống KBNN.
Hiện đại hóa công tác thanh toán của KBNN trên nền tảng công nghệ thông
tin hiện đại, theo hướng tự động hóa và tăng tốc độ xử lý các giao dịch; đảm bảo dễ
dàng kết nối, giao diện với các hệ thống ứng dụng khác. Xây dựng hệ thống thanh
toán tập trung trong nội bộ KBNN trong điều kiện triển khai TABMIS. Hoàn thiện
công tác thanh toán chuyển tiền điện tử trong hệ thống KBNN; tham gia thanh toán
điện tử song phương giữa KBNN với các đơn vị thanh toán.
Trường Đại học Kinh tế Huế
91
Từng bước xây dựng và áp dụng thí điểm quy trình, thủ tục kiểm soát chi
điện tử. Thực hiện trao đổi thông tin với các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN và xây
dựng, quản lý danh mục đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ phù hợp với TABMIS
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN. Hoàn thiện và mở rộng quy trình kiểm
soát chi điện tử.
3.2.8. Xây dựng, thực hiện cam kết chi đối với đơn vị thụ hưởng NSNN Xây dựng
cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi
NSNN qua KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành TABMIS như:
thực hiện triệt để nguyên tắc thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hoá,
dịch vụ cho Chính phủ, kiểm soát cam kết chi, thanh toán theo lô,...(theo thông tư
113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính V/v hướng dẫn quản lý và
kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN). Từng bước chuyển dần việc quản lý,
kiểm soát chi NSNN theo yếu tố đầu vào sang thực hiện quản lý, kiểm soát chi theo
kết quả đầu ra, theo các nhiệm vụ và chương trình ngân sách. Thực hiện phân loại
các khoản chi theo nội dung và giá trị để xây dựng quy trình kiểm soát chi hiệu quả
trên nguyên tắc quản lý theo rủi ro. Thực hiện trao đổi thông tin với các đơn vị sử
dụng NSNN và xây dựng, quản lý danh mục đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ và
cấp mã cho các đơn vị sử dụng NSNN, mã các đơn vị có quan hệ với NSNN phù
hợp với TABMIS nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN (quyết định số
90/2007/QĐ-BTC ngày 26/10/2007 của Bộ Trưởng Bộ Tái chính, quyết định số
990/QĐ-KBNN ngày 24/11/2008 của Tổng Giám đốc KBNN).
Trườ g Đại học Kinh tế Huế
92
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Hoàn thiện công tác quản lý NSNN nói chung và quản lý chi NSNN nói
riêng đang là yêu cầu có tính cấp thiết trong điều kiện hiện nay. Trong những năm
qua, công tác quản lý và điều hành chi NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã đạt
được những kết quả nhất định, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triển
kinh tế xã hội trên địa bàn. Với việc phân bổ nguồn lực hợp lý, bố trí ngân sách đầu
tư kịp thời cho các lĩnh vực quan trọng, quản lý có hiệu quả nguồn vốn NSNN và
việc điều hành linh hoạt ngân sách trong từng giai đoạn, hoạt động quản lý chi
NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã góp phần giải phóng sức sản xuất của mọi
thành phần kinh tế, phát huy được thế mạnh và nội lực ở địa phương, thu hút có
hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, tạo đà thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững,
thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, giải
quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân, đảm bảo công bằng, an
sinh xã hội và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh
đó công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh cũng còn bộc lộ những tồn tại, bất
cập cần phải khắc phục và tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới.
Trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng lý luận, thực tiễn về quản lý chi NSNN nói
chung và kết quả nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình nói riêng, luận văn đã đề xuất một số giải pháp, trong đó các giải
pháp được chú trọng là nâng cao chất lượng công tác lập, quyết định và phân bổ dự
toán ngân sách của các đơn vị thụ hưởng ngân sách, cơ quan tài chính, HĐND và
UBND các cấp ở địa phương; rà soát và hoàn thiện hệ thống các định mức phân bổ
và sử dụng ngân sách hiện hành; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong thủ
tục đầu tư, ban hành quy trình giải quyết công việc của các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND các cấp; nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi của KBNN; tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra; củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực,
trình độ của cán bộ quản lý chi ngân sách nhà nước ở Quảng Bình; nâng cao chất
Trường Đại học Kinh tế Huế
93
lượng công tác kiểm soát chi ngân sách của cơ quan Kho bạc Nhà nước; tăng cường
công tác công tác thanh tra tài chính; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ
quan tài chính, thuế, Kho bạc Nhà nước và các cơ quan liên quan trong công tác
quản lý chi ngân sách.
2. Kiến nghị
2.1. Một số kiến nghị đối với Chính phủ, KBNN Việt Nam
2.1.1. Hoàn thiện về luật ngân sách nhà nước và các chính sách
Luật NSNN là luật rất quan trọng trong Hệ thống pháp luật, tuy nhiên về chi
NSNN mới chỉ thể hiện rất chung trong Luật NSNN. Trong khi đó thu NSNN được
cụ thể hoá thành các luật thuế và thường xuyên được bổ sung, sửa đổi bởi cơ quan
lập pháp tối cao là Quốc hội thì chi NSNN chỉ được quy định chung trong Nghị
định và Thông tư hướng dẫn nên tính chất pháp lý chưa cao.
Việc phân bổ Ngân sách, định mức chi cũng như thực hiện kế hoạch chi
NSNN được quy định phải công khai, song vấn đề này chỉ thực hiện ở đơn vị thụ
hưởng NSNN. Chính vì vậy việc phân bổ quản lý chi NSNN còn thiếu mặt kiểm tra,
kiểm soát và cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “xin, cho” làm cho việc chấp
hành kỷ luật Ngân sách không nghiêm và sử dụng Ngân sách kém hiệu quả.
Do vậy cùng với việc hoàn thiện hệ thống các luật về thu NSNN (hoàn thiện
việc cải tiến Thuế bước hai và xây dựng pháp luật về các loại thu quỹ, phí, lệ phí).
Cần nghiên cứu hoàn thiện các Luật về chi NSNN, cần cụ thể hoá các nội dung chi
hiện đã được quy định rất chung trong luật NSNN thành các Luật chuyên về từng
nội dung chi, thậm chí về những khoản chi quan trọng. Như vậy việc xây dựng pháp
luật liên quan đến chi tiêu NSNN có tính chất cấp bách trong công tác xây dựng,
hoàn chỉnh pháp luật về tài chính nói chung.
Sửa đổi, bổ sung Luật NSNN phải bảo đảm tính đồng bộ, khoa học, hiện đại,
phù hợp với xu thế hội nhập và thông lệ quốc tế, đặc biệt là đáp ứng được yêu cầu
thực tiễn tại Việt Nam. Luật NSNN cần phải có những điều khoản quy định chặt
chẽ tính thống nhất và công khai hoá trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán
NSNN. Đảm bảo cho Luật NSNN đề cao được quyền làm chủ của các đơn vị và cá
Trườ g Đại học Kinh tế Huế
94
nhân trong lĩnh vực tài chính-ngân sách. Ví dụ về dự toán NSNN cần sửa theo
hướng: Cơ quan tài chính các cấp chịu trách nhiệm quản lý dự toán và truyền số liệu
dự toán (cả phân bổ và điều chỉnh) sang KBNN theo chương trình thống nhất để
KBNN thực hiện (thông tư 107/2008/TT-BTC). Phân bổ dự toán NSNN được thực
hiện từ trên xuống.
Cần chú ý tính đồng bộ và kịp thời khi ban hành các bộ luật và các văn bản
hướng dẫn dưới luật nhằm bảo đảm tính thống nhất cao và thuận lợi trong quá trình
triển khai thực hiện; tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát
việc thi hành luật có căn cứ xử lý chính xác các vi phạm và đưa ra các phán quyết
đúng đắn nhất, thực sự đưa luật đi vào cuộc sống.
Cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN hiện hành tuy đã được bổ sung, sửa
đổi, nhưng vẫn còn những tồn tại, làm hạn chế kết quả hoạt động của NSNN và tạo
ra tình trạng lỏng lẻo, phá vỡ kỷ luật, kỷ cương tài chính. Do đó, cơ chế quản lý
NSNN, đặc biệt là cơ chế kiểm soát chi NSNN nhất thiết phải được đổi mới để phù
hợp với tình hình mới và phải đạt các mục tiêu cơ bản như:
- Phải đảm bảo tính bao quát về phạm vi, đối tượng và mức độ kiểm soát chi
theo đúng tinh thần của Luật NSNN, đảm bảo tất cả các khoản chi của NSNN đều
được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ qua hệ thống KBNN. Ngoài ra, cơ chế
cấp phát và kiểm soát chi NSNN mới cũng phải phù hợp với xu hướng cải cách
hành chính trong quản lý chi NSNN và phù hợp với các phương thức cấp phát ngân
sách mới như khoán chi hành chính, cơ chế tài chính áp dụng đối với đơn vị sự
nghiệp có thu,
- Bảo đảm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tiền của Nhà nước. Vì vậy, cơ
chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN mới phải đạt được mục tiêu cấp đúng, cấp đủ,
kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham ô, tham
nhũng, chống phiền hà, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Cần làm cho các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN thấy được quyền và nghĩa
vụ trong việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách cấp đúng mục đích, đúng luật
pháp và có hiệu quả. Đặc biệt là phân biệt rõ trách nhiệm, quyền hạn của người
Trường Đại học Kin tế Huế
95
chuẩn chi và KBNN. Nếu nhìn nhận toàn bộ quốc gia như một thực thể, thì trong
lĩnh vực chi tiêu vai thủ trưởng đơn vị để thực hiện chuẩn chi là Thủ tướng Chính
phủ, các Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp và những người được uỷ
quyền, còn KBNN là vai kế toán có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành
chế độ tài chính, kế toán của người chuẩn chi khi thực hiện chi tiêu, kế toán các
khoản chi tiêu đó.
- Quy trình thủ tục kiểm soát chi NSNN phải đảm bảo tính khoa học, đơn
giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát, người được
kiểm soát; đồng thời, phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu quản lý.
- Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản luôn được coi là lĩnh vực khá phức tạp, có
nhiều yếu tố tác động, cơ chế chính sách lại chưa ổn định, trình độ tổ chức năng lực
cán bộ của Ban Quản lý dự án còn hạn chế và chưa đồng đều. Mặt khác, sản phẩm
xây dựng cơ bản là sản phẩm đơn chiếc, quy mô lớn, thời gian tạo sản phẩm dài,
nhiều cơ quan, nhiều người tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm này, công tác
kiểm soát thanh toán vốn đầu tư giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nếu không được
kiểm soát chặt chẽ dễ gây lãng phí, thất thoát tiền vốn của Nhà nướcKiểm soát
thanh toán vốn đầu tư nhằm đẩy nhanh tiến độ vốn giải ngân nhưng vẫn đảm bảo
các khoản chi tiêu đúng đối tượng, đúng nội dung của dự án đã được phê duyệt,
theo đúng định mức, đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành. Qua công tác kiểm soát
thanh toán vốn đầu tư sẽ làm cho các chủ đầu tư hiểu rõ hơn để thực hiện đúng
chính sách, chế độ về quản lý đầu tư và xây dựng, góp phần đưa công tác quản lý
đầu tư và xây dựng đi vào nề nếp, đúng quỹ đạo.
Bổ sung, sửa đổi một số chế độ, chính sách của Nhà nước cho phù hợp với
thực tiễn quản lý chi NSNN.
Triệt để thực hiện phương thức cấp phát theo dự toán được duyệt, tiến tới tất
cả các khoản chi của NSNN đều được cấp theo dự toán (bãi bỏ hình thức cấp bằng
lệnh chi tiền). Đồng thời, mở rộng phạm vi, đối tượng thực hiện phương thức cấp
phát NSNN theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phương thức quản
lý và kiểm soát chi NSNN đối với đơn vị thực hiện khoán biên chế và chi phí quản
Trường Đại họ Kinh tế Huế
96
lý hành chính; đơn vị sự nghiệp có thu; quản lý cấp phát NSNN theo kết quả đầu ra
của công việc, Sự kết hợp giữa cấp phát, kiểm soát chi theo dự toán và khoán chi
sẽ ngày càng nhuần nhuyễn hơn, tạo cơ chế quản lý NSNN theo kết quả đầu ra, thay
vì quản lý theo đầu vào như hiện nay.
Một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi đã được sửa đổi, bổ sung, nhưng xét
về tổng thể thì hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN còn chưa đồng bộ,
nhiều định mức đã quá lạc hậu, thậm chí có lĩnh vực chi chưa xác định được mức
chi tiêu. Tình trạng này dẫn đến việc lập, duyệt dự toán không có căn cứ chắc chắn;
tình trạng chi ngoài dự toán diễn ra khá phổ biến; KBNN thiếu căn cứ để kiểm soát
chi; đơn vị dự toán thường phải tìm cách để hợp pháp hoá các khoản chi cho phù
hợp với những tiêu chuẩn, định mức đã lạc hậu, nên dễ vi phạm kỷ luật tài chính.
Mặt khác một số chế độ, chính sách của Nhà nước về chi NSNN còn chưa phù hợp,
đặc biệt là đối với các chính sách đầu tư cho các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, nơi
có nhiều khó khăn và nghèo đói.
2.1.2 Hiện đại hóa công nghệ thông tin trong hệ thống KBNN
* Đầu tư trang thiết bị, công nghệ theo hướng hiện đại và đồng bộ
Hiện đại hoá quy trình công nghệ KBNN là một trong những điều kiện hết
sức quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của KBNN nói chung và cơ chế
quản lý chi NSNN nói riêng. Vấn đề trọng tâm và có ý nghĩa cấp bách là phải xây
dựng được hệ thống mạng thông tin nhanh nhạy, ổn định từ trung ương đến cơ sở,
đủ sức truyền tải mọi thông tin hoạt động cần thiết, phục vụ công tác quản lý, điều
hành. Cần xây dựng và hoàn thiện các chương trình quản lý nghiệp vụ chủ yếu và
nối mạng trong toàn hệ thống; xây dựng các chương trình phần mềm phục vụ công
tác kế toán, thanh toán, đặc biệt là công tác quản lý chi NSNN. Cùng với việc kết
nối mạng thông tin, thanh toán trong toàn hệ thống, KBNN cần phối hợp chặt chẽ
với các đơn vị có liên quan trong ngành tài chính, xây dựng và triển khai đồng bộ có
hiệu quả hệ thống thông tin quản lý ngân sách - Kho bạc (TABMIS), thông qua
chương trình này, nâng cao chất lượng công tác quản lý và kiểm soát các khoản chi
NSNN, trước mắt là phối hợp theo dõi, đối chiếu và thống nhất các nguồn số liệu,
đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành NSNN.
Trườ g Đại ọc Kinh tế Huế
97
* Xây dựng các quy trình công nghệ theo hướng hiện đại và chuẩn mực quốc tế.
Trong điều kiện hiện nay, sự phát triển công nghệ thanh toán của thế giới và
nền kinh tế có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó có công nghệ thanh toán của KBNN
có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của nền kinh tế nói chung
và công tác điều hành NSNN nói riêng. Một trong những vấn đề cần quan tâm hiện
nay là làm thế nào để hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, vì gây nhiều
lãng phí cho xã hội và là mầm mống của tiêu cực. Nhà nước cần kiên quyết chấn
chỉnh và ban hành các văn bản quy định có tính pháp lý cao về chế độ thanh toán
không dùng tiền mặt, quy định rõ đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, định mức sử
dụng tiền mặt. Điều này không những có ý nghĩa giảm bớt chi phí lưu thông tiền tệ
cho nền kinh tế, mà còn tạo khả năng cho KBNN thực hiện chức năng kiểm tra,
kiểm soát các khoản chi NSNN trong các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách. Cần
xây dựng Luật thanh toán, theo đó có chế tài đủ mạnh bắt buộc các đơn vị và mọi
đối tượng sử dụng NSNN có điều kiện phải mở tài khoản và nhận lương qua tài
khoản mở tại các ngân hàng nhằm hạn chế tình trạng chi bằng tiền mặt từ NSNN,
kiểm soát được thu nhập để hạn chế các tiêu cực và là cơ sở để tính toán thực hiện
thu thuế thu nhập cá nhân. Đồng thời có chế tài bắt buộc các đơn vị phải thanh toán
chuyển khoản chi tiêu thường xuyên NSNN, hạn chế và tiến tới chấm dứt thanh
toán bằng tiền mặt.
Việc phân tích những giải pháp và nêu ra một số kiến nghị cho thấy để nâng
cao chất lượng quản lý chi NSNN ở KBNN đòi hỏi phải nghiên cứu và giải quyết
một cách đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau. Từ những giải pháp mang tính định
hướng đến những giải pháp cụ thể như đổi mới và hoàn thiện quy trình lập, duỵêt và
phân bổ quyết toán Ngân sách, đổi mới phương thức quản lý cấp phát, các khoản
chi thường xuyên NSNN. Đặc biệt là cách thay đổi tư duy của các đơn vị thụ hưởng
Ngân sách và các đơn vị quản lý, kiểm soát chi NSNN của KBNN. Để thực hiện có
hiệu quả các giải pháp nói trên đòi hỏi phải có những giải pháp cần thiết về cơ sở
pháp lý, chất lượng dự toán, trình độ công nghệ thông tin đặc biệt là năng lực
chuyên môn và phẩm chất của đội ngũ cán bộ KBNN.
Trườ g Đại họ Kinh tế Huế
98
2.2. Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế phân cấp, ủy quyền, phân quyền gắn liền với
trách nhiệm và nghĩa vụ; Giao thêm nhiệm vụ phải đồng thời với bổ sung biên chế
và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Thứ hai, xác định rõ trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách về toàn bộ quá
trình sử dụng vốn, chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình sử dụng NSNN. Kiểm điểm trách
nhiệm của người đứng đầu các đơn vị sử dựng ngân sách hàng năm trong công tác
đánh giá bình xét thi đua khen thưởng cuối năm của các đơn vị, địa phương và kiên
quyết không giao thêm công trình, dự án cho những chủ đầu tư yếu kém. Xử phạt
nghiêm minh các nhà thầu có vi phạm làm ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư.
Thứ tư, cần có quy định về thời gian cụ thể cho đơn vị sử dụng ngân sách
trong việc chấp hành sử dụng NSNN nhằm tránh việc kéo dài thời gian lập thủ tục,
do chủ quan hoặc cố ý nhũng nhiễu gây khó khăn.
2.3. Đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước và Chủ đầu tư
- Cần nâng cao năng lực chuyên môn và nhận thức, trách nhiệm đối với người
đứng đầu các đơn vị sử dụng NSNN, chủ đầu tư.
- Thường xuyên nghiên cứu, cập nhật các quy định, văn bản hướng dẫn mới
nhất của cấp trên về công tác quản lý chi NSNN để áp dụng cho đơn vị mình. Đặc
biệt là các mẫu biểu, chứng từ thực hiện thanh toán, báo cáo.
Quản lý chi NSNN ở cấp tỉnh là đề tài phức tạp, luôn có nhiều biến động. Mặc
dù đã cố gắng bao quát các nội dung của quản lý chi NSNN trong nghiên cứu, trình
bày, nhưng vẫn còn một số khoảng trống cần được tác giả nghiên cứu tiếp tục. Học
viên mong muốn nhận được sự góp ý của các chuyên gia, các thầy, cô giáo và đồng
nghiệp để có thể tiếp tục hoàn thiện luận văn về sau này./.
Trường Đại học Kinh tế Huế
99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lê nin.
2. Bộ Tài chính (2003), Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn, NXB Tài chính
Hà Nội.
3. Bộ tài chính (2003), Chuẩn mực kế toán Việt Nam – 6 chuẩn mực kế toán mới
và hướng dẫn thực hiện, NXB Tài Chính, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính, 2007. Một số vấn đề về kinh tế - tài chính Việt Nam. NXB Tài
chính, Hà Nội.
5. Bộ Tài chính (2008), Thông tư 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài
chính về hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN.
6. Bộ Tài chính (2011), Thông tư 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài
chính quy định về quản lý, thanh toán VĐT và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư
thuộc nguồn NSNN.
7. Bộ Tài chính (2011), Thông tư 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài
chính hướng dẫn Luật quản lý thuế.
8. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm
2012 quy định chế độ, kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN
9. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 08/2013/TT-BTC về việc Hướng dẫn thực hiện
kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc
(TABMIS), ban hành ngày 10/01/2013
10. Bộ Tài chính (2013), Quyết định 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 đính chính
Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013
11. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 1/3/2016 sửa đổi, bổ
sung một số điều Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính
12. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 40/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài
chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày
27/11/2008.
13. Kho bạc Nhà nước (2005), Giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ KBNN (tập 1,2),
NXB Tài Chính, Hà Nội.
Trường Đại học Kinh tế Huế
100
14. Kho bạc Nhà nước (2006), Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, Hà Nội.
15. Kho bạc Nhà nước (2006), Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc và
những vấn đề có liên quan, NXB Tài chính, Hà Nội.
16. Kho bạc Nhà nước (2008), Công văn số 2714/KBNN-KT ngày 30/12/2008 về
việc hướng dẫn chế độ NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN.
17. Kho bạc Nhà nước (2008), Chuẩn mực phát triển KBNN đến năm 2020, NXB
Tài Chính, Hà Nội.
18. Kho bạc Nhà nước (2010), Quyết định 163/QĐ-KBNN, 17/3/2010 về việc Quy
định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN quận, huyện, thành phố
trực thuộc.
19. Kho bạc Nhà nước, 2012. Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/04/2012 về
Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư
trong nước qua hệ thống KBNN. Hà Nội.
20. Phạm Văn Khoan (2007), Giáo trình quản lý tài chính công, NXB Tài Chính,
Hà Nội.
21. Quốc Hội (2002), Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/2/2002, NXB Tài
Chính, Hà Nội
22. Quốc Hội (2003), Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003, NXB Tài
Chính, Hà Nội
23. Quốc Hội (2003), Luật Thống kê số 04/2003/QH11 ngày 17/6/2003
24. Tạp chí Ngân quỹ Quốc gia (các số tháng 8/2011, 11/2011, 12/2011, 1/2012,
2/2012)
25. Vĩnh Sang (2014). Quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN: 7
nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện. Tạp chí quản lý Ngân quỹ Quốc gia,
số 139+140, trang 50-54.
Trường Đại học Kinh tế Huế
101
PHỤ LỤC
Trường Đại học Kinh tế Huế
102
PHIẾU ĐIỀU TRA
(DÀNH KHÁCH HÀNG)
Xin chào quý anh/chị!
Hiện nay tôi là học viên lớp K17QLKT, trường Đại học Kinh Tế Huế và tôi
đang trong quá trình thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế
về “Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại KBNN Quảng Bình”. Để có thông
tin đánh giá, mong anh/chị dành ít thời gian trả lời thông tin trên phiếu phỏng vấn
dưới đây. Các thông tin này chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu nên kính mong
sự hợp tác của quý anh/chị.
Tôi xin chân thành cám ơn!
PHẦN I. NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA NGƯỜI ĐƯỢC
PHỎNG VẤN
1. Xin anh/chị cho biết giới tính:
Nam Nữ
2. Xin a/c cho biết a/c thuộc nhóm tuổi nào:
Dưới 30 tuổi Từ 30-40 tuổi Từ 41-50 tuổi 51 tuổi trở lên
3. Trình độ chuyên môn
Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên đại học
4. Số năm kinh nghiệm công tác tại cơ quan, đơn vị: .........................................
PHẦN II. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI
KBNN QUẢNG BÌNH
Anh/chị đánh dấu X vào ô bên cạnh theo ý kiến cá nhân anh/chị cảm thấy
thích hợp nhất.
Giải thích:
1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Bình thường
4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý
Trường Đại học Kinh tế Huế
103
Đánh giá về cơ chế chính sách, văn bản pháp luật ban hành
1 Hệ thống văn bản pháp luật được công khai, minh bạch 1 2 3 4 5
2 Hệ thống các văn bản pháp luật quy định rõ ràng, phù
hợp với tình hình thực tiễn
1 2 3 4 5
3 Nội dung các văn bản pháp luật đảm bảo tính khoa học,
rõ ràng, chi tiết
1 2 3 4 5
4 Quy định chế độ thông tin báo cáo, mẫu biểu chứng từ
đơn giản, dễ thực hiện, ít thay đổi
1 2 3 4 5
Đánh giá về quy trình nghiệp vụ quản lý chi NSNN tại KBNN Quảng Bình
5 Thủ tục mở tài khoản đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện 1 2 3 4 5
6 Quy trình kiểm soát thanh toán chi ngân sách nhà nước
hợp lý
1 2 3 4 5
7 Thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng, đảm bảo đúng quy
định
1 2 3 4 5
8 Hồ sơ, quy trình nghiệp vụ kiểm soát thanh toán chi
ngân sách nhà nước được công khai minh bạch
1 2 3 4 5
9 Thành phần các loại tài liệu, hồ sơ chứng từ đề nghị
thanh toán hợp lý, dễ thực hiện
1 2 3 4 5
10 Phương thức thanh toán phù hợp 1 2 3 4 5
Đánh giá về trách nhiệm và năng lực cán bộ phụ trách công tác quản lý chi
NSNN tại KBNN Quảng Bình
11 Thái độ của cán bộ đối với khách hàng niềm nở, thân
thiện, phong cách làm việc chuyên nghiệp, không gây
khó khăn phiền hà nhũng nhiễu cho khách hàng
1 2 3 4 5
12 Cán bộ thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn khách hàng
thực hiện thủ tục thanh toán đúng quy định
1 2 3 4 5
Trườ g Đại học Kinh tế Huế
104
13 Cán bộ giải thích rõ ràng khi có sai xót về hồ sơ, thủ tục
cho khách hàng
1 2 3 4 5
14 Cán bộ thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quá
trình thanh toán, đảm bảo thời gian thanh toán cho khách
hàng kịp thời, đúng quy định
1 2 3 4 5
15 Trình độ chuyên môn của cán bộ đáp ứng yêu cầu công
việc
1 2 3 4 5
16 Cán bộ tuân thủ đúng quy trình kiểm soát, thanh toán chi
ngân sách nhà nước
1 2 3 4 5
Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị
17 Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị Kho bạc Nhà nước
Quảng Bình hiện đại
18 Phần mềm quản lý Tabmis của Kho bạc Nhà nước Quảng
Bình đảm bảo
19 Hệ thống thông tin Kho bạc Nhà nước Quảng Bình an
toàn, bảo mật
Ý kiến của Anh/chị
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA QUÝ ANH/CHỊ!
Trường Đại học Kinh tế Huế
105
PHIẾU ĐIỀU TRA
( DÀNH CÁN BỘ KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẢNG BÌNH)
Xin chào quý anh/chị!
Hiện nay tôi là học viên lớp K17QLKT, trường Đại học Kinh Tế Huế và tôi
đang trong quá trình thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế
về “Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại KBNN Quảng Bình”. Để có thông
tin đánh giá, mong anh/chị dành ít thời gian trả lời thông tin trên phiếu phỏng vấn
dưới đây. Các thông tin này chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu nên kính mong
sự hợp tác của quý anh/chị.
Tôi xin chân thành cám ơn!
PHẦN I. NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA NGƯỜI ĐƯỢC
PHỎNG VẤN
1. Xin anh/chị cho biết giới tính:
Nam Nữ
2. Xin a/c cho biết a/c thuộc nhóm tuổi nào:
Dưới 30 tuổi Từ 30-40 tuổi Từ 41-50 tuổi 51 tuổi trở lên
3. Trình độ chuyên môn
Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên đại học
4. Số năm kinh nghiệm công tác tại cơ quan, đơn vị: .........................................
PHẦN II. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI
KBNN QUẢNG BÌNH
Anh/chị đánh dấu X vào ô bên cạnh theo ý kiến cá nhân anh/chị cảm thấy
thích hợp nhất.
Giải thích:
1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Bình thường
4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý
Trường Đại học Kinh tế Huế
106
Đánh giá về cơ chế chính sách, văn bản pháp luật ban hành
1 Hệ thống văn bản pháp luật được công khai, minh bạch 1 2 3 4 5
2 Hệ thống các văn bản pháp luật quy định rõ ràng, phù
hợp với tình hình thực tiễn
1 2 3 4 5
3 Nội dung các văn bản pháp luật đảm bảo tính khoa học,
rõ ràng, chi tiết
1 2 3 4 5
4 Quy định chế độ thông tin báo cáo, mẫu biểu chứng từ
đơn giản, dễ thực hiện, ít thay đổi
1 2 3 4 5
Đánh giá về quy trình quản lý chi NSNN tại KBNN Quảng Bình
5 Thủ tục mở tài khoản đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện 1 2 3 4 5
6 Quy trình kiểm soát thanh toán chi ngân sách nhà nước
hợp lý
1 2 3 4 5
7 Thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng, đảm bảo đúng quy
định
1 2 3 4 5
8 Hồ sơ, quy trình nghiệp vụ kiểm soát thanh toán chi
ngân sách nhà nước được công khai minh bạch
1 2 3 4 5
9 Thành phần các loại tài liệu, hồ sơ chứng từ đề nghị
thanh toán hợp lý, dễ thực hiện
1 2 3 4 5
10 Phương thức thanh toán phù hợp 1 2 3 4 5
Đánh giá về trách nhiệm và năng lực chuyên môn của khách hàng
11 Khách hàng chấp hành đúng quy định của Nhà nước về
công tác kiểm soát chi NSNN
1 2 3 4 5
12 Trình độ năng lực chuyên môn của khách hàng đáp ứng
yêu cầu công việc
1 2 3 4 5
13 Khách hàng tính toán mức tạm ứng, thanh toán hợp lý,
đúng quy định
1 2 3 4 5
Trườ g Đại học Kinh tế Huế
107
14 Việc thực hiện chế độ báo cáo, hồ sơ, thủ tục thanh toán
của khách hàng đúng quy định
1 2 3 4 5
Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị
15 Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị Kho bạc Nhà nước
Quảng Bình hiện đại
16 Phần mềm quản lý Tabmis của Kho bạc Nhà nước Quảng
Bình đảm bảo
17 Hệ thống thông tin KBNN tỉnh an toàn, bảo mật
Ý kiến của Anh/chị
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA QUÝ ANH/CHỊ!
Trường Đại học Kinh tế Huế
108
PHỤ LỤC XỬ LÝ SỐ LIỆU
1. Đánh giá về cơ chế chính sách, văn bản pháp luật ban hành
Group Statistics
DT N Mean
Std.
Deviation
Std. Error
Mean
1. He thong van ban
phap luat duoc cong
khai, minh bach
Can bo don vi thu
huong
65 3.80 .666 .083
Can bo Kho bac 12 4.17 .577 .167
2.He thong cac van
ban phap luat quy
dinh ro rang, phu hop
voi tinh hinh thuc tien
Can bo don vi thu
huong
65 3.08 .907 .112
Can bo Kho bac
12 3.42 .515 .149
3.Noi dung cac van
ban phap luat dam
bao tinh khoa hoc, ro
rang chi tiet
Can bo don vi thu
huong
65 3.45 .638 .079
Can bo Kho bac
12 3.83 .718 .207
4.Quy dinh che do
thong tin bao cao,
mau bieu chung tu
don gian, de thuc
hien, it thay doi
Can bo don vi thu
huong
65 3.38 .842 .104
Can bo Kho bac
12 3.75 .622 .179
Independent Samples Test
Levene's
Test for
Equality of
Variances t-test for Equality of Means
Trường Đại học Kinh tế Huế
109
F Sig. t df
Sig.
(2-
tailed)
Mean
Difference
Std. Error
Difference
95%
Confidence
Interval of
the
Difference
Lower Upper
1. He
thong van
ban phap
luat duoc
cong khai,
minh bach
Equal
variances
assumed
1.085 .301
-
1.785
75 .078 -.367 .205 -.776 .043
Equal
variances
not
assumed
-
1.971
16.896 .065 -.367 .186 -.759 .026
2.He
thong cac
van ban
phap luat
quy dinh
ro rang,
phu hop
voi tinh
hinh thuc
tien
Equal
variances
assumed
2.039 .157
-
1.257
75 .213 -.340 .270 -.878 .199
Equal
variances
not
assumed
-
1.823
25.747 .080 -.340 .186 -.723 .044
3.Noi
dung cac
van ban
phap luat
dam bao
tinh khoa
hoc, ro
rang chi
tiet
Equal
variances
assumed
.034 .855
-
1.895
75 .062 -.387 .204 -.794 .020
Equal
variances
not
assumed
-
1.746
14.392 .102 -.387 .222 -.862 .087
Trường Đại học Kinh tế Huế
110
4.Quy
dinh che
do thong
tin bao
cao, mau
bieu
chung tu
don gian,
de thuc
hien, it
thay doi
Equal
variances
assumed
3.295 .073
-
1.430
75 .157 -.365 .256 -.875 .144
Equal
variances
not
assumed -
1.760
19.336 .094 -.365 .208 -.799 .069
2. Đánh giá về quy trình nghiệp vụ quản lý chi NSNN tại KBNN Quảng Bình
Group Statistics
DT N Mean
Std.
Deviation
Std. Error
Mean
5.Thu tuc mo tai
khoan don gian,
nhanh chong, thuan
tien
Can bo don vi thu
huong
65 3.65 .623 .077
Can bo Kho bac 12 3.42 .515 .149
6.Quy trinh kiem soat
thanh toán chi ngan
sach nha nuoc hop ly
Can bo don vi thu
huong
65 3.34 .691 .086
Can bo Kho bac 12 3.33 .778 .225
7. Thoi gian xu ly ho
so nhanh chong, dam
bao dung quy dinh
Can bo don vi thu
huong
65 3.52 .589 .073
Can bo Kho bac 12 3.83 .718 .207
8. Ho so, quy trinh
nghiep vu kiem soat
thanh toan chi ngan
sach nha nuoc duoc
cong khai minh bach
Can bo don vi thu
huong
65 3.35 .543 .067
Can bo Kho bac
12 3.58 .515 .149
Trường Đại học Kinh tế Huế
111
9.Thanh phan cac loai
tai lieu, ho so chung
tu de nghi thanh toan
hop ly, de thuc hien
Can bo don vi thu
huong
65 3.62 .604 .075
Can bo Kho bac
12 3.83 .577 .167
10.Phuong thuc thanh
toan phu hop
Can bo don vi thu
huong
65 3.58 .705 .087
Can bo Kho bac 12 4.08 .793 .229
Independent Samples Test
Levene's
Test for
Equality of
Variances t-test for Equality of Means
F Sig. t df
Sig.
(2-
tailed)
Mean
Difference
Std. Error
Difference
95%
Confidence
Interval of
the
Difference
Lower Upper
5.Thu tuc
mo tai
khoan don
gian,
nhanh
chong,
thuan tien
Equal
variances
assumed
.529 .469 1.200 75 .234 .229 .191 -.151 .610
Equal
variances
not
assumed
1.370 17.535 .188 .229 .168 -.123 .582
6.Quy
trinh kiem
soat thanh
Equal
variances
assumed
.312 .578 .023 75 .982 .005 .221 -.436 .446
Trường Đại học Kinh tế Huế
112
toán chi
ngan sach
nha nuoc
hop ly
Equal
variances
not
assumed
.021 14.380 .983 .005 .241 -.509 .520
7. Thoi
gian xu ly
ho so
nhanh
chong,
dam bao
dung quy
dinh
Equal
variances
assumed
.015 .903
-
1.620
75 .110 -.310 .192 -.692 .071
Equal
variances
not
assumed
-
1.412
13.870 .180 -.310 .220 -.782 .161
8. Ho so,
quy trinh
nghiep vu
kiem soat
thanh toan
chi ngan
sach nha
nuoc duoc
cong khai
minh bach
Equal
variances
assumed
.031 .860
-
1.355
75 .179 -.229 .169 -.567 .108
Equal
variances
not
assumed
-
1.406
15.863 .179 -.229 .163 -.576 .117
9.Thanh
phan cac
loai tai
lieu, ho so
chung tu
de nghi
thanh toan
hop ly, de
thuc hien
Equal
variances
assumed
2.033 .158
-
1.155
75 .252 -.218 .189 -.594 .158
Equal
variances
not
assumed
-
1.193
15.791 .251 -.218 .183 -.606 .170
Trường Đại học Kinh tế Huế
113
10.Phuong
thuc thanh
toan phu
hop
Equal
variances
assumed
.015 .903
-
2.210
75 .030 -.499 .226 -.948 -.049
Equal
variances
not
assumed
-
2.035
14.389 .061 -.499 .245
-
1.023
.025
3. Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị
Group Statistics
DT N Mean
Std.
Deviation
Std. Error
Mean
17.Co so vat chat,
may moc thiet bi Kho
bac Nha nuoc Quang
Binh hien dai
Can bo don vi thu
huong
65 3.86 .659 .082
Can bo Kho bac 12 3.92 .718 .207
18.Phan mem quan ly
Tabmis cua Kho bac
Nha nuoc Quang Binh
dam bao
Can bo don vi thu
huong
65 3.50 .609 .076
Can bo Kho bac
12 3.94 .674 .195
19.He thong thong tin
Kho bac Nha nuoc
Quang Binh an toan,
bao mat
Can bo don vi thu
huong
65 3.85 .592 .073
Can bo Kho bac
12 3.74 .522 .151
Independent Samples Test
Levene's
Test for
Equality of
Variances t-test for Equality of Means
Trườ g Đại học Kinh tế Huế
114
F Sig. t df
Sig.
(2-
tailed)
Mean
Difference
Std. Error
Difference
95%
Confidence
Interval of
the
Difference
Lower Upper
17.Co so
vat chat,
may moc
thiet bi
Kho bac
Nha nuoc
Quang
Binh hien
dai
Equal
variances
assumed
.065 .799 3.313 75 .151 .695 .210 .277 1.113
Equal
variances
not
assumed
3.120 14.624 .157 .695 .223 .219 1.171
18.Phan
mem quan
ly Tabmis
cua Kho
bac Nha
nuoc
Quang
Binh dam
bao
Equal
variances
assumed
1.734 .192 2.254 75 .074 .438 .195 .051 .826
Equal
variances
not
assumed
2.100 14.510 .082 .438 .209 -.008 .885
19.He
thong
thong tin
Kho bac
Nha nuoc
Quang
Binh an
toan, bao
mat
Equal
variances
assumed
.257 .613 1.891 75 .124 .346 .183 -.019 .711
Equal
variances
not
assumed
2.064 16.686 .110 .346 .168 -.008 .700
Trường Đại học Kinh tế Huế
115
4. Đánh giá về trách nhiệm và năng lực cán bộ phụ trách công tác quản lý chi Ngân
sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Quảng Bình
One-Sample Statistics
N Mean
Std.
Deviation
Std. Error
Mean
11.Thai do cua can bo
doi voi khach hang
niem no, than thien,
phong cach lam viec
chuyen nghiep, khong
gay kho khan phien ha
nhung nhieu cho khach
hang
65 3.45 .708 .088
12.Can bo thuong
xuyen don doc, huong
dan khach hang thuc
hiern thu tuc thanh toan
dung quy dinh
65 3.42 .705 .087
13. Can bo giai thich ro
rang khi co sai xot ve
ho so, thu tuc cho
khach hang
65 3.89 .472 .059
14. Can bo thuong
xuyen kiem tra, kiem
soat chat che qua trinh
thanh toan, dam bao
thoi gian thanh toan
cho khach hang kip
thoi, dung quy dinh
65 3.78 .599 .074
Trường Đại học Kinh tế Huế
116
15. Trinh do chuyen
mon cua can bo dap
ung yeu cau cong viec
65 3.80 .592 .073
16. Can bo tuan thu
dung quy trinh kiem
soat, thanh toan chi
dau tu xay dung co ban
65 3.86 .659 .082
One-Sample Test
Test Value = 3
t df
Sig. (2-
tailed)
Mean
Difference
95% Confidence Interval
of the Difference
Lower Upper
11.Thai do cua can
bo doi voi khach
hang niem no, than
thien, phong cach
lam viec chuyen
nghiep, khong gay
kho khan phien ha
nhung nhieu cho
khach hang
5.082 64 .000 .446 .27 .62
12.Can bo thuong
xuyen don doc,
huong dan khach
hang thuc hiern thu
tuc thanh toan dung
quy dinh
4.752 64 .000 .415 .24 .59
Trường Đại học Kinh tế Huế
117
13. Can bo giai thich
ro rang khi co sai xot
ve ho so, thu tuc cho
khach hang
15.248 64 .000 .892 .78 1.01
14. Can bo thuong
xuyen kiem tra, kiem
soat chat che qua
trinh thanh toan,
dam bao thoi gian
thanh toan cho
khach hang kip thoi,
dung quy dinh
10.556 64 .000 .785 .64 .93
15. Trinh do chuyen
mon cua can bo dap
ung yeu cau cong
viec
10.902 64 .000 .800 .65 .95
16. Can bo tuan thu
dung quy trinh kiem
soat, thanh toan chi
dau tu xay dung co
ban
10.548 64 .000 .862 .70 1.02
5. Đánh giá về trách nhiệm và năng lực chuyên môn của khách hàng
One-Sample Statistics
N Mean
Std.
Deviation
Std. Error
Mean
20.Khach hang chap
hanh dung quy dinh
cua Nha nuoc ve cong
tac kiem soat chi NSNN
12 3.83 .577 .167
Trường Đại học Kinh tế Huế
118
21. Trinh do nang luc
chuyen mon cua khach
hang dap ung yeu cau
cong viec
12 3.25 .452 .131
22. Khach hang tinh
toan muc tam ung,
thanh toan hop ly, dung
quy dinh
12 3.08 .669 .193
23. Viec thuc hien che
do bao cao, ho so, thu
tuc thanh toan cua
khach hang dung quy
dinh
12 3.33 .778 .225
One-Sample Test
Test Value = 3
t df
Sig. (2-
tailed)
Mean
Difference
95% Confidence Interval
of the Difference
Lower Upper
20.Khach hang chap
hanh dung quy dinh
cua Nha nuoc ve
cong tac kiem soat
chi NSNN
5.000 11 .000 .833 .47 1.20
21. Trinh do nang
luc chuyen mon cua
khach hang dap ung
yeu cau cong viec
1.915 11 .082 .250 -.04 .54
Trường Đại học Kinh tế Huế
119
22. Khach hang tinh
toan muc tam ung,
thanh toan hop ly,
dung quy dinh
.432 11 .674 .083 -.34 .51
23. Viec thuc hien
che do bao cao, ho
so, thu tuc thanh
toan cua khach
hang dung quy dinh
1.483 11 .166 .333 -.16 .83
Trường Đại học Kinh tế Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_cong_tac_quan_ly_chi_nsnn_tai_kbnn_quang_binh_4177_2076208.pdf