Cấp tỉnh: Ở cấp tỉnh cần thống nhất việc quản lý tài sản công vào một đầu
mối, do vậy cần duy trì mô hình Phòng Quản lý Giá –Công sản thuộc Sở Tài chính
giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài sản
công trong các cơ quan, tổ chức, đơng vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh.
+ Cấp huyện: Ở cấp huyện thành lập Tổ quản lý tài sản công thuộc Phòng Tài
chính – Kế hoạch giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước về tài sản công trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc cấp
huyện quản lý.
+ Cấp xã: Ở cấp xã giao nhiệm vụ quản lý tài sản công cho bộ phận tài chính xã.
Thứ ba, Thực hiện rà soát phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý xe ô tô
công trong các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị và giữa Sở Tài chính với các Sở,
ngành trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản; giữa Sở Tài chính với các cơ quan hành
chính cấp huyện, cấp xã.
3.2.6.2. Nghiên cứu thành lập Trung tâm dịch vụ xe ô tô công.
Việc khoán chi phí sử dụng xe ô tô vào lương là một biện pháp cần thiết
nhằm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng xe công. Song một
trong những điều kiện để thực hiện khoán chi phí sử dụng xe ô tô vào lương là
thành lập các tổ chức dịch vụ xe công để đáp ứng yêu cầu công tác của các cơ quan
hành chính nhà nước theo hướng chuyên nghiệp hoá là việc làm cần thiết.
- Hình thức tổ chức dịch vụ xe công: Thành lập một đơn vị sự nghiệp hoặc
doanh nghiệp công ích trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Sở Tài chính thực hiện
các dịch vụ xe công phục vụ cho các cơ quan thuộc địa phương quản lý.
- Về chức năng, nhiệm vụ:(i)Tổ chức mua sắm tập trung xe ô tô phục vụ công
tác cho các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp. (ii) Cho các cơ quan,
đơn vị thuê xe ô tô theo hợp đồng kinh tế. (iii) Bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô phục vụ
công tác. (iv) Tổ chức bán thanh lý xe ô tô khi không còn sử dụng được.
- Điều kiện làm việc và cơ chế quản lý:
+ Kinh phí ban đầu do Ngân sách nhà nước cấp để xây dựng trụ sở, mua sắm
trang thiết bị, tài liệu chuyên môn và hỗ trợ tiền lương cho giai đoạn đầu sau đó đơn
114 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý ô tô công trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính nhà nước phải thể hiện là công cụ để nhân dân
thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng xe ô tô công của các cơ
quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Thứ hai, Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý xe ô tô công và chế độ báo cáo
kê khai đăng ký xe ô tô công trong các cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức, đơn
vị theo hướng: Tiếp tục hoàn thiện phân cấp quản lý, sử dụng xe ô tô công để xác
định rõ xe ô tô công của các cơ quan hành chính do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý,
do Ủy ban nhân cấp huyện quản lý. Vấn đề này là cần thiết vì đây là một cấp chính
quyền địa phương nên phải xác định cụ thể xe ô tô công thuộc phạm vi quản lý để
từ đó xác định về thẩm quyền, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc
mua sắm, điều chuyển thu hồi, thanh lý và quản lý xe ô tô công. Hoàn thiện quy
trình chế độ báo cáo, kê khai, đăng ký xe ô tô để xác định rõ trách nhiệm đăng ký
quyền quản lý, sử dụng xe ô tô với cơ quan tài chính các cấp của các cơ quan hành
chính nhà nước được Nhà nước giao quản lý, sử dụng xe ô tô công. Quy định trách
nhiệm cá nhân, xử lý kỷ luật đồng thời xử phạt hành chính nếu không chấp hành
nghiêm túc chế độ báo cáo trong lĩnh vực quản lý tài sản công nói chung và quản lý
xe ô tô công nói riêng.
Thứ ba, Phải phân biệt rõ cơ quan hành chính nhà nước với đơn vị sự nghiệp
trên cơ sở đó quy định cụ thể theo hướng: quy định cụ thể tiêu chuẩn, định mức sử
dụng xe ô tô phục vụ công tác và tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe chuyên dung của
Đại học Kinh tế Huế
Đại học ki h tế Huế
77
các cơ quan hành chính nhà nước nhà nước với đơn vị sự nghiệp để quản lý.
Thứ tư, Quy định việc lập dự toán kinh phí, mua sắm xe ô tô công và thẩm
quyền quyết định việc mua sắm xe ô tô công theo nguyên tắc:
+ Hàng năm, các quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện và các Sở,
ban, ngành thụ hưởng ngân sách nhà nước căn cứ vào thực trạng xe ô tô công hiện
có và tiêu chuẩn, định mức theo quy định của Chính phủ và của Ủy ban nhân dân
tỉnh để xác định nhu cầu mua sắm ô tô công, lập báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp
để tổng hợp nhu cầu mua sắm xe ô tô công gửi về Sở Tài chính thẩm định nhu cầu
sử dụng, chủng loại, số lượng, giá mua xe trang bị cho các đơn vị và trình Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định đưa vào dự toán chi ngân sách của tỉnh
hàng năm của các cơ quan nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
+ Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước được giao, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh có văn bản thông báo cho phép việc mua mới, trang cấp xe ô tô công cho
các cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc tỉnh quản lý, đồng gửi Sở Tài chính để theo dõi quản lý và Kho bạc
nhà nước cùng cấp để phối hợp thực hiện.
Biện pháp thực hiện: Sở Tài chính phối hợp với các cơ quan có liên quan
nghiên cứu trình Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung Quyết định số 54/2014/QĐ-UBND
ngày 20/08/2014 quy định“Phân cấp quản lý tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức,
đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”
với những nội dung trình bày trên phù hợp với những quy định mới của Luật Quản
lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14.
Mục đích của công tác này là giúp các cơ quan quản lý phân tích đánh giá
đúng tình hình quản lý, sử dụng xe ô tô công nhằm kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắc để chỉ đạo điều hành một cách phù hợp và
để sửa đổi, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách quản lý xe ô tô công trong các cơ
quan hành chính nhà nước.
3.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý thẩm định mua sắm và thanh lý xe ô tô
công trong các cơ quan hành chính nhà nước
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
78
Thứ nhất, Hoàn thiện về cơ chế thẩm định nhu cầu mua sắm xe ô tô công
theo hướng: Đổi mới cơ chế thẩm định nhu cầu mua sắm xe ô tô công trong các cơ
quan nhà nước; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công
lập là xây dựng dự toán ngân sách: tuân thủ nguyên tắc chỉ thực hiện thẩm định mua
sắm xe ô tô nếu có phương án bố trí nguồn vốn đầy đủ, nhu cầu cấp bách hơn, quan
trọng hơn, hạn chế tình trạng thẩm định nhu cầu mua sắm không có kế hoạch và dự
toán ngân sách nhà nước.
Thứ hai, Hoàn thiện về cơ chế mua sắm xe ô tô công trong các cơ quan hành
chính nhà nước theo hướng: Thực hiện mua sắm để tập trung xe ô tô công cho cơ
quan, tổ chức, đơn vị đảm bảo minh bạch, công khai để thực hiện quyền kiểm tra,
giám sát quản lý tiêu chuẩn, định mức mua sắm xe ô tô công đúng quy định của nhà
nước.
Thứ ba, Hoàn thiện về cơ chế thẩm định yêu cầu thanh lý xe ô tô công theo
hướng: Quy định cụ thể, chặt chẽ điều kiện khi thanh lý, thay thế xe ô tô tạo cơ sở
pháp lý trong công tác quản lý việc thanh lý xe ô tô công và trách nhiệm của các cơ
chuyên ngành khi thẩm định chất lượng còn lại làm cơ sở cho cấp có thẩm quyền
quyết định thanh lý xe ô tô công.
Biện pháp thực hiện: Sở Tài chính nghiên cứu trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cơ chế quản lý chưa bao quát hết còn thiếu tại Quyết định
số 333/QĐ-UBND ngày 20/2/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế
quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị; Công
ty nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Với mục đích hoàn thiện quy định
điều kiện khi thanh lý, thay thế xe ô tô.
3.2.3. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra
kiểm soát của Nhà nước về quản lý xe ô tô công
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các cơ chế,
chính sách quản lý xe ô tô công trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị có vai trò rất
quan trọng. Để công tác kiểm tra, thanh tra giám sát việc triển khai thực hiện các cơ
chế, chính sách quản lý tài sản công và xe ô tô công trong các cơ quan, tổ chức, đơn
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
79
vị mang lại hiệu quả cao, việc xây dựng và áp dụng đầy đủ các chế tài xử lý các
hành vi vi phạm của các cá nhân và tập thể là hết sức cần thiết; do đó Sở Tài chính
và các cơ quan có liên quan cần tiến hành rà soát lại chế tài xử lý vi phạm về quản
lý, sử dụng tài sản công hiện hành trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể. Mục
đích của công tác này là kiểm tra, ngăn ngừa chấn chỉnh các hành vi vi phạm pháp
luật của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, sử dụng xe
ô tô công. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cần
tập trung vào một số giải pháp sau:
Thứ nhất, Phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức,
đơn vị và cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc kiểm tra, giám sát, đánh
giá việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách quản lý xe ô tô công trong các
cơ quan, tổ chức, đơn vị, coi đây là việc làm thường xuyên là một khâu quan trọng
trong quá trình ban hành và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách quản lý xe ô tô
công của tỉnh. Đây là một nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên là điều kiện để kiểm
tra, đánh giá những nội dung của các cơ chế, chính sách có phù hợp với thực tiễn
không, là điều kiện để kiểm tra năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của bộ máy
các cơ quan quản lý nhà nước, của cán bộ công chức. Việc nhận thức đúng vai trò,
vị trí, tác dụng của việc kiểm tra, giám sát trở thành nhân tố quyết định nâng cao
chất lượng công tác kiểm tra, giám sát.
Thứ hai, Trên cơ sở Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí; Luật Doanh nghiệp; Luật Cán bộ, công chức và Nghị định số
192/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử
dụng tài sản nhà nước; Sở Tài chính cần phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên
cứu bổ sung, sửa đổi một số chế tài xử phạt cụ thể, chi tiết phù hợp với quy định của
pháp luật hiện hành và đảm bảo nguyên tắc:
- Nâng mức xử lý ở khung cao đủ sức răn đe và phòng ngừa vi phạm.
- Kiên quyết thu hồi và buộc bồi thường các khoản chi phí từ việc sử dụng xe
ô tô công trái quy định.
- Xe ô tô công tại các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp không
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh ế Huế
80
được sử dụng hoặc sử dụng trái mục đích và không đúng tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô
công của nhà nước phải được thu hồi giao cho cơ quan quản lý tài sản công để bố trí
sử dụng theo đúng tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô công hoặc giao cho tổ chức
dịch vụ công quản lý cho thuê hoặc bán đấu giá.
- Trường hợp các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp để hư hỏng
xe ô tô công do nguyên nhân chủ quan, Thủ trưởng đơn vị và người được giao trực
tiếp quản lý , sử dụng xe ô tô công phải chịu trách nhiệm bồi thường vật chất.
- Không cấp kinh phí cho các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
sử dụng xe ô tô công sai mục đích.
Thứ ba, Cần tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao vai trò
giám sát của các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân trong việc quản lý, sử
dụng xe ô tô công. Đồng thời đề cao vai trò của các phương tiện thông tin đại
chúng trong việc phát hiện, đưa tin phê phán về các hành vi vi phạm chế độ quản
lý, sử dụng xe ô tô công.
Thứ tư, Sau mỗi lần kiểm tra, giám sát cần có tổng kết, đánh giá, rút kinh
nghiệm, đây là một khâu không thể thiếu trong việc tổ chức triển khai thực hiện.
Toàn bộ kết quả kiểm tra, giám sát phải được thông báo công khai đến các cơ quan
nhà nước thuộc đối tượng kiểm tra, giám sát và các cơ quan quản lý cấp trên. Điều
quan trọng trong việc kiểm tra, giám sát là phải giúp các cơ quan nhà nước được
kiểm tra thấy rõ những ưu, khuyết điểm một cách đầy đủ và có biện pháp chấn
khắc phục.
3.2.4. Thực hiện nhất quán chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết
kiệm trong mua sắm xe ô tô công và đẩy mạnh thực hiện khoán xe ô tô công
- Thực hiện nhất quán chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm trong
mua sắm ô tô công. Tăng cường thắt chặt việc mua sắm, trang bị xe ô tô công nói
chung và việc thỏa thuận, mua sắm xe chuyên dùng nói riêng phải được thẩm định
chặt chẽ; nhằm ngăn chặn tình trạng chuyển từ xe ô tô công phục vụ công tác chung
và xe trang bị theo chức danh sang mua sắm xe chuyên dùng do tiêu chuẩn định
mức chưa được quy định chặt chẽ, chưa phù hợp với một số cơ quan, đơn vị; chi phí
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh ế Huế
81
cho việc mua sắm, sử dụng xe ô tô chuyên dung khá lớn ngân sách còn khó khăn
vẫn diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, gây
lãng phí chưa được xử lý nghiêm minh, dẫn đến các tồn tại này vẫn kéo dài.
- Thực hiện công khai hoá bắt buộc về việc mua sắm, quản lý, trang bị, tiêu
chuẩn, định mức sử dụng ô tô công ở tất cả các đơn vị. Việc công khai công khai số
lượng xe ô tô công mua mới, loại xe, đơn giá; công khai người được sử dụng xe
(người được sử dụng xe thường xuyên, người được đưa đón từ nơi ở tới nơi làm
việc và đi công tác, người được bố trí xe ô tô công đi công tác nội thành, nội thị và
đi công tác ngoài phạm vi nội thị, người được bố trí xe ô tô công đi công tác trong
và ngoài tỉnh...), không được bố trí xe cho các trường hợp nào, người đăng ký
khoán xe, hình thức khoán, đơn giá khoán; công khai hoá chi phí sửa chữa xe ô tô
và chiều dài vận hành của từng xe do từng người lái đảm nhiệm, theo từng đối
tượng sử dụng; công khai việc xử lý bán, điều chuyển, thanh lý xe ô tô công.
- Đẩy mạnh thực hiện khoán xe công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị; tăng
cường quản lý khoán kinh phí và giám sát sử dụng xe ô tô tại các cơ quan hành
chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp thụ hưởng ngân sách nhà nước. Việc khoán kinh
phí sử dụng xe phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả hơn việc trang bị xe ô tô theo tiêu
chuẩn, định mức quy định. Về cơ chế khoán chi phí sử dụng xe ô tô phục vụ các
chức danh lãnh đạo vào lương là một giải pháp quan trọng nhằm thực hành, tiết
kiệm chống lãng phí trong việc quản lý xe ô tô phù hợp với cơ chế thị trường.Tuy
nhiên, biện pháp này cần được thực hiện trong những năm xa hơn nữa khi mà chế
độ tiền lương của nước ta được cải cách triệt để.
- Xóa bỏ hoặc sửa đổi hình thức “tự nguyện đăng ký thực hiện khoán kinh
phí sử dụng xe ô tô công” mà cần chuyển sang hình thức khoán kinh phí bắt buộc
cho công đoạn đi từ nhà tới cơ quan, chỉ khi đi công tác được bố trí xe công dùng
chung để đi lại.
- Cần có chế tài kiểm tra đầu vào và đầu ra khoán chi phí sử dụng xe công
trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp. Việc thực hiện khoán
kinh phí sử dụng xe ô tô phải gắn với trách nhiệm của cơ quan được giao trực tiếp
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kin tế Huế
82
quản lý, sử dụng xe ô tô công nhằm ngăn ngừa lạm dụng chức vụ, quyền hạn thông
qua cơ chế khoán để trục lợi. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và
mức thiệt hại mà phải bồi thường thiệt hại, đồng thời bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi
phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
3.2.5. Hoàn thiện và áp dụng công nghệ thông tin để quản lý ô tô công
trong các cơ quan hành chính nhà nước
3.2.5.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để quản lý xe ô tô
công trong các cơ quan hành chính nhà nước
Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với xe ô tô công cần
phải có một hệ thống thông tin quản lý, hệ thống thông tin này nếu không thông
suốt và không đạt được yêu cầu đề ra thì dù có chủ trương quan điểm đúng, dù cán
bộ công chức có nỗ lực đến mấy thì cũng không đạt được kết quả như mong muốn.
Trong các yêu cầu về thông tin trong quản lý, sử dụng xe ô tô công là chính xác,
kịp thời, đầy đủ, công khai, hiệu quả, có ích thì hệ thống thông tin hiện có để quản
lý tài sản công không đáp ứng được. Để đổi mới hệ thống thông tin quản lý tài sản
công nói chung và quản lý xe ô tô công nói riêng, chúng ta cần phải tiếp tục thực
hiện hiện đại hóa cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin ứng dụng phần mềm mới đồng
bộ và đảm bảo tính chính xác của số liệu báo cáo, áp dụng chương trình phần mềm
này trong tất cả các cơ quan hành chính để quản lý thống nhất xe ô tô công trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2.5.2. Áp dụng việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 trong
công tác quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước
Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 là phương pháp quản lý đưa ra
các loại sản phẩm sẽ phục vụ, đưa ra các cam kết về chất lượng của các sản phẩm sẽ
đáp ứng, nêu rõ các bước và các chuẩn mực nhằm thực hiện cam kết, tổ chức thực
hiện đúng hoặc tốt các điều đã cam kết, điều chỉnh nâng cao hơn mức cam kết ...
việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 tại một số ñịa
phương trong thời gian vừa qua đã đem lại được những kết quả thiết thực đó là:
chuẩn hoá các quy trình hành chính, đảm bảo các hồ sơ được giải quyết theo đúng
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Hu ́
83
trình tự, thủ tục, theo đúng thời gian đã ban hành, nâng cao tinh thần trách nhiệm
của cán bộ công chức, nắm vững được các quy định của pháp luật hiện hành và các
quy định theo các thủ tục hướng dẫn công việc được soạn thảo và ban hành; giúp
các cấp lãnh đạo giải quyết công việc nhanh hơn, các bộ phận gắn bó với nhau hơn
trong xử lý công việc. Trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức ở mỗi công đoạn
được xác định rõ ràng, tạo ra được những cam kết về chính sách chất lượng, mục
tiêu chất lượng. Các quy trình được thực hiện có hệ thống, đồng bộ và ổn định;
cùng với các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, ứng dụng ISO 9000 tạo
cho cán bộ công chức một phong cách làm việc mới, vừa nâng cao tốc độ và độ
chính xác khi giải quyết các công việc, vừa tuân theo quy trình được xác định và
phân công rõ ràng với thái độ văn minh lịch sự có trách nhiệm. Những kết quả trên
cho thấy, việc áp dụng ISO 9000 chắc chắn sẽ trở thành công cụ hiệu quả phục vụ
cho công tác quản lý nhà nước đối với tài sản công nói chung và xe ô tô công nói
riêng trong khu vực hành chính sự nghiệp.
3.2.6. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và đổi mới, nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức quản lý tài sản công và quản lý xe ô tô công
3.2.6.1. Kiện toàn bộ máy cơ quan quản lý
Thứ nhất, Phải thống nhất về nhận thức của các cấp, các ngành về nhiệm vụ
của cơ quan quản lý tài sản công nói chung và quản lý xe ô tô công nói riêng trong
ngành Tài chính từ tỉnh đến cấp huyện, cấp xã không chỉ giúp chính quyền các
cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài sản công như hiện đang làm, mà
phải thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản công nói chung và quản lý xe ô
tô công nói riêng trong các cơ quan hành chính nhà nước.
Thứ hai, Kiện toàn hệ thống bộ máy quản lý tài sản công để giúp chính
quyền các cấp thực hiện quyền sở hữu và quản lý Nhà nước đối với tài sản công nói
chung và quản lý xe ô tô công nói riêng trong các cơ quan hành chính nhà nước
thuộc cấp nào do cấp đó quyết định và chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng định đoạt
theo quy định của pháp luật. Do vậy, chính quyền các cấp phải có cơ quan quản lý
tài sản công theo mô hình:
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
84
+ Cấp tỉnh: Ở cấp tỉnh cần thống nhất việc quản lý tài sản công vào một đầu
mối, do vậy cần duy trì mô hình Phòng Quản lý Giá –Công sản thuộc Sở Tài chính
giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài sản
công trong các cơ quan, tổ chức, đơng vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh.
+ Cấp huyện: Ở cấp huyện thành lập Tổ quản lý tài sản công thuộc Phòng Tài
chính – Kế hoạch giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước về tài sản công trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc cấp
huyện quản lý.
+ Cấp xã: Ở cấp xã giao nhiệm vụ quản lý tài sản công cho bộ phận tài chính xã.
Thứ ba, Thực hiện rà soát phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý xe ô tô
công trong các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị và giữa Sở Tài chính với các Sở,
ngành trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản; giữa Sở Tài chính với các cơ quan hành
chính cấp huyện, cấp xã.
3.2.6.2. Nghiên cứu thành lập Trung tâm dịch vụ xe ô tô công.
Việc khoán chi phí sử dụng xe ô tô vào lương là một biện pháp cần thiết
nhằm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng xe công. Song một
trong những điều kiện để thực hiện khoán chi phí sử dụng xe ô tô vào lương là
thành lập các tổ chức dịch vụ xe công để đáp ứng yêu cầu công tác của các cơ quan
hành chính nhà nước theo hướng chuyên nghiệp hoá là việc làm cần thiết.
- Hình thức tổ chức dịch vụ xe công: Thành lập một đơn vị sự nghiệp hoặc
doanh nghiệp công ích trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Sở Tài chính thực hiện
các dịch vụ xe công phục vụ cho các cơ quan thuộc địa phương quản lý.
- Về chức năng, nhiệm vụ:(i)Tổ chức mua sắm tập trung xe ô tô phục vụ công
tác cho các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp. (ii) Cho các cơ quan,
đơn vị thuê xe ô tô theo hợp đồng kinh tế. (iii) Bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô phục vụ
công tác. (iv) Tổ chức bán thanh lý xe ô tô khi không còn sử dụng được.
- Điều kiện làm việc và cơ chế quản lý:
+ Kinh phí ban đầu do Ngân sách nhà nước cấp để xây dựng trụ sở, mua sắm
trang thiết bị, tài liệu chuyên môn và hỗ trợ tiền lương cho giai đoạn đầu sau đó đơn
Đại học Kinh tế Huế
Đại học ki
tế Huế
85
vị tự hạch toán theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy
định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập .
+ Nhà nước trang bị xe ô tô: từ nguồn xe dôi dư của các cơ quan, đơn vị, thu
hồi từ các dự án hoặc số xe hiện có của các cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Nguồn cán bộ: đối với cán bộ lãnh đạo và kế toán trưởng của đon vị là do
cơ quan quyết định thành lập bổ nhiệm, ngoài ra đơn vị sử dụng đội ngũ lái xe hiện
có của các các cơ quan, tổ chức, đơn vị và có thể sử dụng hợp đồng dài hạn, ngắn
hạn.
3.2.6.3. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý
tài sản nhà nước
- Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức quản lý tài sản công là các hoạt
động nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức trong việc quản lý Nhà nước
về tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước. Mục đích của công đào tạo,
bồi dưỡng nhằm cung cấp cho họ kiến thức và kỹ năng quản lý. Có thể đào tạo tại
chỗ, tức là đào tạo gắn với thực hành công việc, là đào tạo ngay tại vị trí đang làm
việc hoặc sẽ làm việc, những cán bộ thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn của
những cán bộ có kinh nghiệm, những cán bộ lãnh đạo. Ưu điểm của cách làm này là
nội dung liên quan rõ ràng đến công việc cụ thể. Mặt khác cách đào tạo này sẽ tiết
kiệm được chi phí cho việc tổ chức, chi phí thuê chuyên gia.
- Việc đào tạo và đào tạo lại cần trang bị cho đội ngũ cán bộ quản lý đầy đủ
kiến thức về lý thuyết lẫn thực tiễn về quản lý, đặc biệt là những kiến thức liên quan
đến quản lý tài sản công , đảm bảo cho họ vừa có kiến thức về xã hội, vừa có kiến
thức kinh tế - kỹ thuật và thẩm định tài sản công. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ quản lý
cũng cần trang bị kiến thức về ngoại ngữ, tin học để có thể tiếp cận và sử dụng
thành thạo các công cụ quản lý hiện đại. Mỗi cán bộ thực hiện công việc của mình
cần đảm bảo tính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa, đáp ứng yêu cầu công tác trong
điều kiện còn khó khăn về đội ngũ cán bộ hiện nay.
- Tiến hành kiểm tra, sát hạch lại trình độ của cán bộ, công chức, kể cả cán
Đại học Kinh tế Huế
Đại họ kinh tế Huế
86
bộ công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý. Nội dung kiểm tra, sát hạch bám sát
vào tiêu chuẩn của từng vị trí công tác mà cán bộ, công chức đang làm nhiệm vụ.
- Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, tuyển dụng và bố trí cán bộ. Xây dựng
quy chế hoạt động trong đó xác định rõ các chức danh cùng với chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và các tiêu chuẩn để đảm đương chức năng, nhiệm vụ đó, nhất là xác
định nhiệm vụ cụ thể của từng chức năng từ đó có chương trình đào tạo cho sát và
thiết thực, tránh lãng phí tràn lan không hiệu quả. Cần phải tăng cường kiểm tra,
giám sát việc tuân thủ pháp luật, thái độ trách nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộ
công chức, chống lại biểu hiện vô cảm, chống quan liêu, tham nhũng, ngăn ngừa sự
thoái hóa biến chất trong đội ngũ cán bộ, công chức viên chức.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
87
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận :
Quản lý tài sản công nói chung và quản lý xe ô tô công trong các cơ quan
hành chính nhà nước nói riêng là một trong những nội dung lớn của quản lý tài
chính công. Hiệu quả của quản lý chính là thước đo hiệu quả quản lý kinh tế và
quản lý nhà nước của một địa phương. Trong thời gian qua cơ chế quản lý tài sản
công nói chung và quản lý xe ô tô công trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp đã góp phần đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, đơn
vị sự nghiệp; góp phần phát triển nguồn nhân lực; khoa học công nghệ, phục vụ tốt
hơn đời sống, vật chất và tinh thần của nhân dân. Những kết quả đã đạt được đã
khẳng định vai trò của tài sản công trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
Tuy nhiên, thực tiễn quản lý xe ô tô công trong các cơ quan hành chính, đơn
vị sự nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn một số tồn tại, còn nhiều yếu kém,
bất cập đó là: hệ thống cơ chế, chính sách quản lý xe ô tô công trong các cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp vừa thiếu, vừa chưa đồng bộ, tính pháp lý chưa cao,
có quy định chưa phù hợp với thực tiễn còn nhiều sơ hở, có những chính sách chậm
được sửa đổi, bổ sung, xây dựng văn bản mới chậm trể; dẫn đến việc quản lý và sử
dụng chưa mang lại hiệu quả cao. Việc sử dụng xe ô tô công vào việc riêng, sử dụng
xe sai đối tượng, sử dụng xe đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc với các chức danh
không đủ tiêu chuẩn định mức vẫn diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan hành chính
nhà nước, đơn vị sự nghiệp, gây lãng phí dẫn đến các tồn tại này vẫn kéo dài.
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý xe ô tô công trong các cơ
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế, quá trình phân tích
những kết quả đạt được; những thuận lợi, hạn chế của cơ chế quản lý ô tô công
trong trong các cơ quan hành chính hành chính nhà nước giai đoạn từ năm 2011 đến
năm 2016, dù đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi có những thiếu sót
nhất định. Tuy nhiên, luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
88
công tác quản lý ô tô công trong các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh Thừa
Thiên Huế trong thời gian tới, để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước;cụ thể:(i) Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý
và sử dụng ô tô công trong các cơ quan hành chính nhà nước ;(ii)Hoàn thiện về cơ
chế thẩm định mua sắm và thanh lý xe ô tô công trong các cơ quan hành chính nhà
nước; (iii) Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra kiểm soát
của Nhà nước về quản lý tài sản công và xe ô tô công; (iv) Hoàn thiện và nâng cao
chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra kiểm soát của Nhà nước về quản lý tài sản
công và xe ô tô công; (v) Hoàn thiện và áp dụng công nghệ thông tin để quản lý ô tô
công trong các cơ quan hành chính nhà nước;(vi)Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý
tài sản công và đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý tài
sản công
Hy vọng những giải pháp tổng thể chung và những giải pháp về lĩnh vực
quản lý xe ô tô công có tính cơ bản mà chuyên đề nghiên cứu đã đưa ra là những
điểm nóng được đề xuất có thể nghiên cứu để bổ sung vào hệ thống quản lý tài sản
công hiện nay của tỉnh Thừa Thiên Huế, tin tưởng rằng việc quản lý và sử dụng xe ô
tô công của tỉnh Thừa Thiên Huế sớm được khắc phục những tồn tại và sẽ có những
thay đổi để trong thời gian tới việc quản lý và sử dụng tài sản công có hiệu quả hơn
nữa.
Kiến nghị :
1. Đối với Nhà nước
Để quản lý, sử dụng tốt ô công trong các cơ quan hành chính nhà nước có
hiệu quả như mục tiêu đề ra cần có sự hợp lực của các cấp, các ngành để tạo sức
mạnh tổng hợp, tạo sự đổi mới về tư duy trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức
những người tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý, sử dụng xe ô tô công.
- Đề nghị Chính phủ sớm ban hành các văn bản pháp lý, nhằm giải quyết
những bất cập từ tình hình thực hiện Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 4/8/2015
của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng
xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Công ty trách nhiệm
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
89
hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Theo quy định của
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 có hiệu lực vào ngày
01/01/2018 để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Đề nghị Bộ Tài chính sớm ban hành hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn, định
mức sử dụng xe ô tô để khắc phục những hạn chế trong Thông tư số 159/2015/ TT-
BTC ngày 15/10 /2015 của Bộ Tài chính Hướng dẫn một số điều của Quyết định số
32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ và triển khai áp dụng
phần mền quản lý tài sản công đến tất cả các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp
công lập, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100%
vốn điều lệ.
2. Đối với tỉnh Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên huế
- Đánh giá lại tình hình quản lý, sử dụng ô tô công trong các cơ quan nhà
nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do
Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc tỉnh quản lý, từ đó có những điều chỉnh,
bổ sung về quản lý, sử dụng ô tô công cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế-
xã hội trong gian đoạn hiện nay
- Cần công khai kế hoạch mua sắm xe ô tô công và thực hiện mua sắm tập
trung, tổ chức mua sắm theo quy định của pháp luật về đấu thầu; Công khai về tiêu
chuẩn, định mức ô tô công của từng cơ quan hành chính nhà nước; Công khai việc
quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ công tác, xe ô tô chuyên dùng trong các cơ quan,
đơn vị; Công khai những sai phạm về quản lý, sử dụng ô tô công trong các cơ quan,
đơn vị.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
90
TÀI LI ỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Bất PGS.TS. và Nguyễn Văn Xa PGS.TS. (2009), Giáo trình
“Quản lý công sản”, Hà Nội
2. Phùng Hữu Nghị, Luận án tiến sỹ kinh tế “ Quản lý tài sản công trong các cơ
quan hành chính nhà nước ở Việt Nam”
3. Bộ Tài chính (Tài liệu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 3,
Quốc hội khóa XIV, tháng 09-2016), Báo cáo tóm tắt kinh nghiệm quốc tế về
quản lý, sử dụng tài sản công
4 Báo cáo Số: 2264 /UBND-TC ngày 25/4/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
báo cáo xe ô tô hiện đang quản lý, sử dụng tại các cơ quan, đơn vị
5. Cục quản lý công sản - Một số báo cáo về tình hình quản lý TSC ở tỉnh Cà
Mau, Tỉnh Hưng Yên, Tỉnh Thái Bình
6. Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế (2015), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ 15
nhiệm kỳ 2015-2020
7. Giáo trình Luật hành chính Việt nam, NXB.Đại học quốc gia, Hà Nội năm 2005
8. Học viện Hành chính quốc gia Hồ CHí Minh (2007), Tổ chức và nhân sự hành
chính nhà nước, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
9. Luật Dân sự 91/2015/QH13 (Bộ Luật Dân sự)
10. Luật Hiến pháp (2013) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
11. Luật Quản lý sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/QH12 của Quốc hội.
12. Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14;
13. Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí số 44/2013/QH13
14. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định về cơ chế
tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập ;
15. Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy
định việc phân cấp quản lý nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
công lập, tài sản được xác lập sỡ hữu của nhà nước;
16. Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
91
17. Nghị định số 66/2012/NĐ-CP ngày 06/9/2012 của Chính phủ quy định việc xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
18. Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ Quy định việc
xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý sử dụng TSNN; thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí; dữ trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước
19. Nghị định 24/2014/NĐ-CP ngày 04/04/2014 của Chính phủ quy định về tổ chức
các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
20. Nghị định 37/2014/NĐ-CP ngày 05/05/2014 của Chính phủ quy định về tổ chức
các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh
21. Nghị định số 04/2016/NĐ-CP ngày 06/01/2016 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/ 6/2009 của Chính phủ
22. Phòng Quản lý công sản - Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo công tác
quản lý tài sản công từ năm 2011 – 2015 (nguồn khai thác số liệu).
23. Quyết định Số 59/2007/QĐ-TTg ngày 7/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ Quy
định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong
các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước.
24. Quyết định Số 61/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý
sử dụng phương tiện đi lại trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công
lập, công ty nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ
25. Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 4/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy
định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan
nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
26. Quyết định Số 08/2016/QĐ-TTg ngày 26/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ
Quy định việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung
Đại học Kinh tế Huế
Đại học ki h tế Huế
92
27. Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về
việc ban hành Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà
nuớc, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nứớc.
28. Quyết định số 40/2010/QĐ-UBND ngày 09/10/2010 của UBND tỉnh về việc
ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và phân cấp quản lý tài
sản nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh
Thừa Thiên Huế.
29. Quyết định số 54/2014/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quy định phân cấp quản lý tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc
phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
30. Quyết định số 333/QĐ-UBND ngày 20/2/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ công tác trong các cơ quan, tổ
chức, đơn vị; Công ty nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
31. Thông tư số 103/2007/TT-BTC ngày 28/8/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 7/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng
phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và công ty
nhà nước;
32. Thông tư số 06/2011/TT-BTC ngày 14/01/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung Thông tư số 103/2007/TT-BTC ngày 28/8/2007 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 7/5/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý,
sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
và công ty nhà nước;
33. Thông tư số 159/2015/TT-BTC ngày 15/10 /2015 của Bộ Tài chính Hướng dẫn
một số điều của Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ
tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe
ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
93
34. Thông tư số 34/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 02 năm 2016 Bộ trưởng Bộ Tài
chính ban hành Thông tư công bố danh Mục tài sản mua sắm tập trung cấp
quốc gia
35. Thông tư số 162/2014/TT-BTCngày 06/11/2014 quy định chế độ quản lý, tính
hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công
lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có sử dụng ngân sách nhà
nước.
36.UBND tỉnh Thừa Thiên Huế từ 2012 đến 2016: Báo cáo số 156/BC-UBND ngày
05/12/2012; Báo cáo số 175/BC-UBND ngày 06/12/2013; Báo cáo số 186/BC-
UBND ngày 05/12/2014; Báo cáo số 242BC-UBND ngày 07/12/2015 và Báo
cáo số 197/BC-UBND ngày 06/12/2016 về tình hinh thực hiện kinh tế - xã hội
của tỉnh Thừa Thiên Huế ;Báo cáo số 198/BC-UBND ngày 06/12/2016 tình
hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển giai đoạn 2011 – 2015 và dự kiến kế
hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020; Báo cáo số 2264/UBND-
TC ngày 25/4/2016 về xe ô tô hiện đang quản lý, sử dụng tại các cơ quan, đơn
vị.
DANH MỤC CÁC WEBSITE :
1.Cổng thông tin điện tử Chính phủ. https://www.chinhphu.vn
2. website: tapchitaichinh.vn
3.Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính. https://www.mof.gov.vn
4. Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh www.thuathienhue.gov.vn
Đại học Kinh tế Huế
Đại họ kinh tế Huế
94
Phụ lục 1
MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ Ô TÔ CÔNG TRONG CÁC CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.
Đầu tiên xin cho phép tôi được gửi lời chào trân trọng nhất đến quý Ông/Bà!
Tôi tên là: Nguyễn Thái Nam Phương - là học viên cao học của trường Đại
học Kinh Tế Huế. Với mong muốn nghiên cứu thực trạng công tác quản lý ô tô
công trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế nhằm đề
xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ô tô công trong các cơ quan hành
chính nhà nước ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Do vậy, những ý kiến đánh giá của quý vị
là rất quan trọng với thành công Luận văn của Tôi. Xin được bày tỏ lòng cảm ơn
trước sự giúp đỡ nhiệt tình của quý vị . Kính mong quý ông/bà bỏ chút thời gian
xem xét và đánh dấu vào những nhận định của quý ông/bà về một số nội dung sau
đây. Chúng tôi xin cam kết với ông/bà rằng: tất cả những thông tin thu được từ
phiếu điều tra sẽ được giữ bí mật tuyệt đối, không sử dụng cho mục đích khác; chỉ
dùng làm cơ sở nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế của mình.
Xin vui lòng đánh dấu “X“ vào đáp án mà ông (bà) lựa chọn
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Giới tính: Nam Nữ
2. Tuổi:........................................
3. Trình độ chuyên môn của ông/bà
Tốt nghiệp Đại học. Trên đại học.
Trung cấp. Khác (vui lòng ghi rõ)
4. Ông (bà) là cán bộ của cấp
Trung ương Tỉnh
Huyện/Thị xã/Thành phố Khác (vui lòng ghi rõ)
5. Ông (bà) là cán bộ của
Cơ quan hành chính Tổ chức chính trị- xã hội
Đại học Kinh tế Huế
Đại ọc kinh tế Huế
95
II. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ÔTÔ CÔNG TRONG CÁC CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Câu hỏi. Xin ông/bà vui lòng đánh dấu X vào ô mà ông/bà cho là phù hợp
nhất ở bảng dưới đây tăng dần từ 1 dến 5, trong đó: tương ứng với ông/bà đánh giá
hoàn toàn không đồng ý đến rất đồng ý với vấn đề được đưa ra.
TT NỘI DUNG KHẢO SÁT
Xin hãy đánh dấu X vào ô mà ông/bà
lựa chọn
Hoàn
toàn
không
đồng ý
Không
đồng ý
Bình
thường
Đồng
ý
Rất
đồng
ý
Quá trình hình thành xe ô tô công 1 2 3 4 5
1
Theo quy định hiện nay việc mua sắm
xe ô tô chuyên dùng được nhà nước
phân quyền ban hành tiêu chuẩn, định
mức cho các bộ ngành, địa phương là
đang bất cập
2 Định mức mua sắm xe ôtô phục vụ công
tác hiện nay đã phù hợp
3
Việc mua sắm xe ôtô nên tiếp tục giao
cho cơ quan, đơn vị tự mua sắm như
hiện nay
4 Việc đầu tư, mua sắm ô tô công của các
cơ quan hành chính đã tính đến hiệu quả
Quá trình sử dụng xe ô tô công 1 2 3 4 5
5
Theo ông bà việc quản lý và bố trí xe
ôtô phục vụ công tác chung của các cơ
quan nhà nước nên được duy trì giao xe
cho các cơ quan như hiện nay
6 Các cơ quan đang sử dụng xe ôtô công
phục vụ công tác chung đúng mục đích
7
Việc xử lý các sai phạm trong việc quản
lý ô tô công như: cho thuê, cho mượn,
sử dụng vào mục đích cá nhân của cơ
quan Nhà nước chưa thực hiện kiên
quyết
8 Các chi phí trong quản lý sử dụng xe ôtô
công ( chi phí xăng xe, sữa chữa, lương
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
96
cho cán bộ lái xe) trong các cơ quan
Nhà nước được chi hiệu quả
9
Việc quản lý các khoản chi phí sử dụng
xe ôtô công ở cơ quan Nhà nước chặt
chẽ
10 Việc điều chuyển và phân bổ xe ôtô hiện
nay còn diễn ra chậm
Quá trình thanh lý xe ôtô công 1 2 3 4 5
11 Theo ông (bà) quy trình thanh lý xe ôtô
công hiện nay đã hoàn thiện
12
Theo quy định hiện nay xe ôtô công có
giá trị thanh lý dưới 50 triệu được bán
chỉ định. Theo ông (bà) mức thanh lý
được bán chỉ định như trên là phù hợp
Đánh giá chung 1 2 3 4 5
13 Các văn bản quản lý xe ô tô công hiện
nay đã hợp lý
14
Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý tài
sản công hiện nay đã đáp ứng yêu cầu về
số lượng và chất lượng.
15
Hiệu quả của cơ chế quản lý ôtô công
phụ thuộc nhiều vào người được sử
dụng ôtô công.
III. MỘT SỐ Ý KIẾN KHÁC
1. Theo ông (bà) có nên mua sắm tập trung ô tô công của các cơ quan nhà nước, tổ
chức, đơn vị không?
Có Không
Ý kiến khác:..............................................................................................................
2. Theo ông (bà) có nên thành lập trung tâm dịch vụ xe ôtô công phục vụ công tác
chung ở các cơ quan nhà nước không?
Có Không
Ý kiến khác:.............................................................................................................
3. Ở cơ quan ông (bà) đang công tác có đồng chí lãnh đạo thực hiện nhận khoán
kinh phí sử dụng xe ô tô không?
Có Không
Ý kiến khác:..............................................................................................................
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
97
4. Theo ông (bà) Chính phủ có nên ban hành tiêu chuẩn, định mức thống nhất đối với
xe ô tô chuyên dùng (quy định theo chức năng của đơn vị sử dụng) không?
Có Không
Ý kiến khác:..............................................................................................................
5. Theo ông (bà) ở địa phương thì Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch
UBND, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách và các chức danh lãnh đạo
có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên có nên thực hiện khoán bắt buộc kinh phí
đưa đón từ nhà đến cơ quan và ngược lại không?
Có Không
Ý kiến khác:..............................................................................................................
6. Theo ông (bà) tất cả xe ôtô khi bán thanh lý có nên áp dụng bán đấu giá rộng rãi,
công khai?
Có Không
Ý kiến khác:............................................................................................................
7. Theo ông (bà) nguyên nhân của những tồn tại về quản lý ô tô công trong các cơ
quan hành chính nhà nước thời gian qua là do? (có thể chọn nhiều phương án)
Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính các cơ chế, chính sách
về quản lý ô tô công trong các cơ quan hành chính nhà nước chưa được thực hiện
nghiêm túc.
Chính quyền các cấp chưa thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước đối với
ô tô công trong các cơ quan hành chính nhà nước
Chuyển biến nhận thức về quản lý ô tô công trong các cơ quan hành chính nhà
nước của hệ thống các cơ quan Nhà nước nói chung còn chậm
Các nguyênnhân khác( đề nghị ghi rõ)....................................................................
...
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
98
8. Để hoàn thiện công tác quản lý ô tô công trong các cơ quan hành chính nhà
nước, theo ông (bà) các giải pháp nào dưới đây là quan trọng? ( đề nghị xếp theo
thứ tự tầm quan trọng của các giải pháp giảm dần)
Nội dung Mức độ quan trọng
1 2 3 4
a)Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các văn
bản quản lý xe ô tô công trong các cơ quan
hành chính nhà nước để đảm bảo tính chặt
chẽ, thống nhất và đồng bộ
b) Nhà nước thực hiện quản lý xe ô tô theo
phương thức tập trung và giao cho một đơn
vị quản lý để bố trí sử dụng đúng tiêu chuẩn
c) Thực hiện nhất quán chính sách tài khóa
chặt chẽ, tiết kiệm trong mua sắm xe ô tô
công và đầy mạnh thực hiện khoán cho các
chức danh được sử dụng ô tô công
d) Hoàn thiện, đồng bộ áp dụng công nghệ
thông tin, phần mềm quản lý tài sản công, bộ
máy quản lý tài sản công; nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ và công chức quản lý
tài sản công
Kết quả lựa chọn theo thứ tự giảm dần:
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý ông/bà!
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
99
Phụ lục 2
TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
A. Các thông tin chung:
Tổng số phiếu điều tra thu được là: 81 phiếu
STT Thông tin chủ yếu Số phiếu Tỷ lệ
1 Giới tính:
+ Nam 75 92,59%
+ Nữ 06 7,41%
Tổng cộng: 81 100%
2 Trình độ chuyên môn
+ Đại học trở lên 81 100%
+ Trung cấp 00
+ Khác 00
3 Cán bộ của cấp quản lý
+ Trung ương
+ Tỉnh 39 48,15%
+ Huyện/Thị xã/Thành phố 27 33,33%
+ Khác: cấp phường, thị trấn 15 18,52%
Tổng cộng: 81 100%
4 Loại hình cơ quan
+ Cơ quan hành chính 55 67,90%
+ Tổ chức chính trị- xã hội 26 32,10%
Tổng cộng: 81 100%
B. Phân tích số liệu điều tra.
I. Tổng hợp đánh giá về công tác quản lý ô tô công trong các cơ quan hành
chính nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế
Câu hỏi đánh giá:
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
100
T
T
NỘI DUNG KHẢO SÁT
Kết quả điều tra mức độ đánh giá
Số
phiếu
điều
tra
Hoàn toàn
không
đồng ý
Không
đồng ý
Không có
ý kiến
Đồng ý Rất đồng ý
Ý
kiến
Tỷ
lệ
%
Ý
kiến
Tỷ
lệ
%
Ý
kiến
Tỷ
lệ
%
Ý
kiến
Tỷ
lệ
%
Ý
kiến
Tỷ
lệ
%
Quá trình hình thành xe
ô tô công 1 2 3 4 5
1
Theo quy định hiện nay việc
mua sắm xe ô tô chuyên
dùng được nhà nước phân
quyền ban hành tiêu chuẩn,
định mức cho các bộ ngành,
địa phương là đang bất cập
81 28
34,60
53
65,40
2
Định mức mua sắm xe ôtô
phục vụ công tác hiện nay đã
phù hợp
81 16
19,80
65
80,20
3
Việc mua sắm xe ô tô nên
tiếp tục giao cho cơ quan,
đơn vị tự mua sắm như hiện
nay
81 65
80,20
16
19,80
4
Việc đầu tư, mua sắm ô tô
công của các cơ quan hành
chính đã tính đến hiệu quả
81 51
63,00
2
2,50
28
34,50
Quá trình sử dụng xe ô
tô công 1 2 3 4 5
5
Theo ông bà việc quản lý và
bố trí xe ô tô phục vụ công
tác chung của các cơ quan
nhà nước nên được duy trì
giao xe cho các cơ quan như
hiện nay
81 38
46,90
3
3,70
40
49,40
6
Các cơ quan đang sử dụng xe
ô tô công phục vụ công tác
chung đúng mục đích
81 16
19,80
65
80,20
7
Việc xử lý các sai phạm
trong việc quản lý ô tô công
như: cho thuê, cho mượn, sử
dụng vào mục đích cá nhân
của cơ quan Nhà nước chưa
thực hiện kiên quyết
81 9 11,10 72
88,90
8
Các chi phí trong quản lý sử
dụng xe ôtô công ( chi phí
xăng xe, sữa chữa, lương cho
cán bộ lái xe) trong các cơ
quan Nhà nước được chi hiệu
quả
81 40
49,40
2
2,50
39
48,10
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
101
9
Việc quản lý các khoản chi
phí sử dụng xe ôtô công ở cơ
quan Nhà nước chặt chẽ
81 13
16,10
3
3,70
65
80,20
10
Việc điều chuyển và phân bổ
xe ôtô hiện nay còn diễn ra
chậm
81 72
88,90
2
2,50
7
8,60
Quá trình thanh lý xe ô
tô công 1 2 3 4 5
11
Theo ông (bà) quy trình
thanh lý xe ôtô công hiện nay
đã hoàn thiện
81 40
49,40
2
250
39
48,10
12
Theo quy định hiện nay xe
ôtô công có giá trị thanh lý
dưới 50 triệu được bán chỉ
định. Theo ông (bà) mức
thanh lý được bán chỉ định
như trên là phù hợp
81 75
92,60
6
7,40
Đánh giá chung 1 2 3 4 5
13 Các văn bản quản lý xe ô tô
công hiện nay đã hợp lý 81 39 48,10
42
51,90
14
Đội ngũ cán bộ, công chức
quản lý tài sản công hiện nay
đã đáp ứng yêu cầu về số
lượng và chất lượng.
81 30
37,00
51
63,00
15
Hiệu quả của cơ chế quản lý
ô tô công phụ thuộc nhiều
vào người được sử dụng ôtô
công.
81 2
2,50
79
97,50
II. Tổng hợp một số ý kiến khác.
Câu hỏi 1. Theo ông (bà) có nên mua sắm tập trung ô tô công của các cơ quan nhà
nước, tổ chức, đơn vị không?
STT Tiêu chí đánh giá Số phiếu
Tỷ lệ trên
tổng số phiếu
1 Có 65 80,25%
2 Không 16 19,75%
3 Ý kiến khác
Tổng số phiếu phát 81
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
102
Câu hỏi 2. Theo ông (bà) có nên thành lập trung tâm dịch vụ xe ôtô công phục vụ
công tác chung ở các cơ quan nhà nước không?
STT Tiêu chí đánh giá Số phiếu
Tỷ lệ trên
tổng số phiếu
1 Có 38 46,90%
2 Không 40 49,40%
3 Ý kiến khác : không đánh giá 03 3,70%
Tổng số phiếu phát 81
Câu hỏi 3. Ở cơ quan ông (bà) đang công tác có đồng chí lãnh đạo thực hiện nhận
khoán kinh phí sử dụng xe ô tô không?
STT Tiêu chí đánh giá Số phiếu
Tỷ lệ trên
tổng số phiếu
1 Có 1 1,23%
2 Không 80 98,77%
3 Ý kiến khác
Tổng số phiếu phát 81
Câu hỏi 4. Theo ông (bà) Chính phủ có nên ban hành tiêu chuẩn, định mức thống
nhất đối với xe ô tô chuyên dùng (quy định theo chức năng của đơn vị sử dụng)
không?
STT Tiêu chí đánh giá Số phiếu
Tỷ lệ trên
tổng số phiếu
1 Có 53 65,43%
2 Không 28 34,57%
3 Ý kiến khác 0
Tổng số phiếu phát 81
Câu hỏi 5. Theo ông (bà) ở địa phương thì Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND,
Chủ tịch UBND, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách và các chức danh
lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên có nên thực hiện khoán bắt buộc
kinh phí đưa đón từ nhà đến cơ quan và ngược lại không?
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
103
STT Tiêu chí đánh giá Số phiếu
Tỷ lệ trên
tổng số phiếu
1 Có 67 82,72%
2 Không 14 14,28%
3 Ý kiến khác 0
Tổng số phiếu phát 81
Câu hỏi 6. Theo ông (bà) tất cả xe ô tô khi bán thanh lý có nên áp dụng bán đấu giá
rộng rãi, công khai?
STT Tiêu chí đánh giá Số phiếu
Tỷ lệ trên
tổng số phiếu
1 Có 75 92,59%
2 Không 06 7,41%
3 Ý kiến khác 0
Tổng số phiếu phát 81
Câu hỏi 7. Theo ông (bà) nguyên nhân của những tồn tại về quản lý ô tô công trong
các cơ quan hành chính nhà nước thời gian qua là do? (có thể chọn nhiều phương
án)
STT Tiêu chí đánh giá Số phiếu
Tỷ lệ trên
tổng số phiếu
1
Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
chính các cơ chế, chính sách về quản lý ô tô công
trong các cơ quan hành chính nhà nước chưa được
thực hiện nghiêm túc
66 81,50%
2
Chính quyền các cấp chưa thực hiện đầy đủ chức
năng quản lý nhà nước đối với ô tô công trong các cơ
quan hành chính nhà nước
50 61,70%
3
Chuyển biến nhận thức về quản lý ô tô công trong
các cơ quan hành chính nhà nước của hệ thống các
cơ quan Nhà nước nói chung còn chậm
64 79,00%
4 Các nguyên nhân khác( đề nghị ghi rõ) 0
Tổng số phiếu phát 81
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
104
Câu hỏi 8. Để hoàn thiện công tác quản lý ô tô công trong các cơ quan hành chính
nhà nước, theo ông (bà) các giải pháp nào dưới đây là quan trọng? (đề nghị xếp
theo thứ tự tầm quan trọng của các giải pháp giảm dần)
Nội dung
Mức độ quan trọng
1 2 3 4
Ý
kiến
Tỷ lệ
%
Ý
kiến
Tỷ lệ
%
Ý
kiến
Tỷ lệ
%
Ý
kiến
Tỷ lệ
%
a)Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện
các văn bản quản lý xe ô tô công
trong các cơ quan hành chính nhà
nước để đảm bảo tính chặt chẽ,
thống nhất và đồng bộ
67 82,72 10 12,35 03 3,70 01 1,23
b) Nhà nước thực hiện quản lý xe
ô tô theo phương thức tập trung và
giao cho một đơn vị quản lý để bố
trí sử dụng đúng tiêu chuẩn 25 30,86 09 11,11 06 7,41 41 50,62
c) Thực hiện nhất quán chính sách
tài khóa chặt chẽ, tiết kiệm trong
mua sắm xe ô tô công và đầy mạnh
thực hiện khoán cho các chức danh
được sử dụng ô tô công
20 24,69 14 17,28 43 53,09 04 4,94
d) Hoàn thiện, đồng bộ áp dụng
công nghệ thông tin, phần mềm
quản lý tài sản công, bộ máy quản
lý tài sản công; nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ và công chức quản
lý tài sản công
07 8,64 54 66,67 14 17,28 06 7,41
Tổng cộng đánh giá :
+ Giải pháp thứ 1 là: (a) 82,72
+ Giải pháp thứ 2 là: (d) 66,67
+ Giải pháp thứ 3 là: (c) 53,09
+ Giải pháp thứ 4 là: (b) 50,62
Tổng số phiếu phát 81
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_cong_tac_quan_ly_o_to_cong_trong_cac_co_quan_hanh_chinh_nha_nuoc_tren_dia_ban_tinh_thua_t.pdf