Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng

Nhà nước cần áp dụng nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng khi mà thị trường bất động sản đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm. - Nhà nước cần ban hành và hoàn thiện hệ thống luật pháp về xây dựng. Ban hành các văn bản pháp quy về quản lý chất lượng các công trình xây dựng. Đồng thời đưa ra các chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng phát triển một cách bền vững

pdf104 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhau có liên quan và từ cơ sở này, có thể đưa ra những đánh giá và nhận định tổng quát về tình hình tài chính của Công ty. Tuy nhiên, công tác phân tích tài chính của Công ty hiện nay vẫn mới chỉ áp dụng hai phương pháp phân tích truyền thống là phương pháp phân tích tỷ lệ và phương pháp phân tích so sánh. Hai phương pháp này chỉ dừng lại ở mức độ phân tích theo chiều ngang để biết được quy mô và tốc độ tăng giảm của từng chỉ tiêu theo thời gian. Việc đánh giá khả năng sinh lợi và mức độ rủi ro về tài chính vẫn là khâu yếu nhất trong công tác phân tích tài chính của Công ty. Các tỷ số tài chính được phân tích một cách rời rạc, chưa thể hiện được mối liên hệ giữa các tỷ số. Thứ ba, công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính chưa đủ mạnh. Thực tế, công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính của Công ty đã có những bước thực hiện chi tiết nhưng bộ phận kiểm tra, kiểm soát lại không có sự tách biệt và độc lập với bộ phận Kế toán – Tài chính nên chưa phát huy được hiệu quả. Mặt khác, do Công ty chưa có quy định cụ thể về chế độ kiểm soát tài chính và trách nhiệm xử lý khi phát hiện sai sót nên trong quá trình kiểm tra, kiểm soát, việc tuân thủ theo quy định chưa được thực hiện một cách triệt để. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát của Công ty mới chỉ có hiệu quả ở hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của Nhà nước, chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu và đặc thù hoạt động của Công ty nên đã phần nào hạn chế tính chủ động trong việc phòng ngừa các hoạt động đi chệch hướng với mục tiêu quản lý tài chính đặt ra. Trường Đại học Kinh tế Huế 66 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & XÂY DỰNG VĨNH HƯNG ĐẾN NĂM 2025 3.1. Định hướng tăng cường công tác quản lý tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính Công ty TNHH Tư vấn & Xây dựng Vĩnh Hưng 3.1.1. Quản lý quy trình phân tích và lập kế hoạch tài chính của Công ty TNHH Tư vấn & Xây dựng Vĩnh Hưng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý tài chính Phân tích tài chính không những được đưa ra những con số tổng hợp về tài chính cho Công ty mà những con số ấy phải cho thấy được những xu hướng vận động tiếp theo để có thể dự báo tương lai. Việc lập kế hoạch tài chính không chỉ đơn giản là việc lên các kế hoạch mà còn dự báo được các dòng tiền thu chi, qua đó có những định hướng tốt nhất cho Công ty. Điều này còn giúp cho Công ty tránh được những rủi ro do sự biến động của thị trường. Các kế hoạch cần có tính khả thi và nắm bắt đúng với nhu cầu của thị trường, đồng thời phù hợp với nguồn vốn của Công ty. 3.1.2. Thực hiện chiến lược mở rộng và củng cố các mối quan hệ tài chính - Mối quan hệ tài chính với Nhà nước : thể hiện chủ yếu thông qua việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện nghĩa vụ này vì bất kỳ hành động gian lận, trốn thuế nào cũng đều là hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của Công ty. - Mối quan hệ tài chính với thị trường tài chính : thể hiện chủ yếu thông qua các hoạt động của doanh nghiệp với các định chế tài chính trung gian và thị trường vốn. Các định chế tài chính trung gian mà điển hình là các ngân hàng thương mại luôn đòi hỏi chặt chẽ về tính hiệu quả, khả năng sinh lợi và khả năng trả lãi vay và trả nợ của các dự án. Công ty cần đưa ra và đảm bảo được những dự án khả thi để tranh thủ nguồn vốn vay từ ngân hàng bởi đây là nguồn vốn khá an toàn và có thể huy động nguồn vốn lớn một cách dễ dàng. - Mối quan hệ tài chính với các thị trường khác : bao gồm thị trường hàng hóa, dịch vụ đầu vào và đầu ra của Công ty, thị trường lao động Để đảm bảo hoạt động Trường Đại học Kinh tế Huế 67 sản xuất kinh doanh của Công ty thuận lợi và đạt hiệu quả thì Công ty cần duy trì và củng cố các mối quan hệ tài chính với các thị trường này. Đặc biệt, đối với thị trường đầu ra, là nơi Công ty cung cấp sản phẩm của mình cho thị trường, Công ty cần giữ vững uy tín và thương hiệu, tạo sự tin tưởng đối với khách hàng. - Mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp : thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích, phân phối lợi nhuận của Công ty đối với tất cả các thành viên liên quan đến công ty, bao gồm người lao động và chủ sở hữu của Công ty. Công ty cần có chính sách phân chia trách nhiệm rõ ràng và có cơ chế phân phối lợi nhuận cụ thể, dựa vào sự đóng góp thực tế của các thành viên đối với sự phát triển của Công ty. 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty TNHH Tư vấn & Xây dựng Vĩnh Hưng đến năm 2025 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính Thứ nhất, Công ty cần đưa ra những quy định cụ thể để tác động lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Quản lý tài chính doanh nghiệp không chỉ do một người đảm nhận mà cần phải phân tách các công việc, đối tượng quản lý ra để phân chia mỗi nhà quản lý thực hiện quản lý một phần công việc và một phần đối tượng. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính thể, hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp thì các bộ phận phải có mối quan hệ chặt chẽ, kết hợp với nhau. Thứ hai, Công ty cần chú trọng công tác đào tạo nhân sự cho hoạt động phân tích tài chính. Yếu tố con người là một yếu tố quan trọng trong công tác phân tích tài chính nói riêng và quản lý tài chính nói chung. Để phân tích tài chính tốt, cán bộ phụ trách công tác phân tích phải là người có chuyên môn, trình độ cao về tài chính, được đào tạo chính quy, am hiểu sâu rộng về đặc điểm kinh doanh của công ty và nắm bắt tình hình kinh tế trong nước và thế giới một cách nhạy bén, nắm vững quy chế,chính sách quản lý tài chính, chính sách thuế của Nhà nước cũng như tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, những định hướng kinh doanh trong thời gian tới. Do đó, doanh nghiệp nên chú trọng tổ chức đào tạo nhân sự cho công tác phân tích tài chính thông qua việc tổ chức cho nhân viên tham gia học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, hay tổ Trường Đại học Kinh tế Huế 68 chức các khoá học ngắn để nâng cao trình độ, công ty nên tổ chức các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ kế toán, tài chính bằng cách mời các chuyên gia có kinh nghiệm đến dạy hoặc cử nhân viên tham dự các lớp học về kế toán, phân tích tài chính do Bộ tài chính mở. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra hiện nay đối với công ty là không có cán bộ chuyên trách về phân tích tài chính, công việc này do các nhân viên phòng Tài chính - Kế toán thực hiện. Vì vậy, về lâu dài, công ty bên cạnh việc cử nhân viên đi bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm cũng cần phải tuyển thêm người chuyên trách việc phân tích tài chính của công ty hoặc cắt cử người có năng lực trong số các nhân viên của công ty để đào tạo thực hiện công tác phân tích tài chính của công ty. Công ty cũng cần tổ chức hướng dẫn, cập nhật cho các cán bộ quản lý nói chung và cán bộ phân tích nói riêng về việc áp dụng các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty mới được ban hành. Bên cạnh đó, công ty nên tổ chức thi tuyển nhằm chọn ra những cán bộ trẻ có nghiệp vụ về tài chính doanh nghiệp, năng động, sáng tạo, góp phần nâng cao hiệu quả công việc. 3.2.2. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch và kiểm tra tài chính 3.2.2.1. Công tác lập kế hoạch tài chính Khi bắt tay vào xây dựng chiến lược kinh doanh, có một điều vô cùng quan trọng mà không một công ty nào được phép bỏ qua là phải tính đến việc các yếu tố tài chính sẽ được quản lý như thế nào, xem các đồng vốn mà Công ty bỏ ra hiệu quả đến đâu, có đem lại lợi nhuận và hiêu quả kinh doanh. Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lý của công ty, bao gồm lên kế hoạch sử dụng các nguồn vốn, đảm bảo thực hiện các dự án sản xuất và kinh doanh, theo dõi, đánh giá và điều chỉnh kịp thời kế hoạch tài chính, quản lý công nợ của khách hàng, của các đối tác để từ đó thực hiện báo cáo cho các cấp lãnh đạo. Những công việc như vậy rất cần cho nhà quản lý trong việc hoạch định nguồn lực tài chính. Công tác lập kế hoạch tài chính không phải chỉ đơn giản dựa trên mục tiêu chung của công ty hay một vài kế hoạch khác mà nó là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Đó là thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, tiềm lực của công ty, mục tiêu cũng như khả năng hoàn thành mục tiêu của công ty, những biến động thách thức, cơ hội của môi trường kinh doanh. Một kế hoạch tài chính được hoạch định sớm và đúng Trường Đại họ K nh tế Huế 69 đắn sẽ là một động lực thúc đẩy phát triển và là công cụ cảnh báo rủi ro, phát hiện sớm sai phạm để kịp thời điều chỉnh. Các kế hoạch tài chính của Công ty hiện nay chưa thực sự được chú trọng và chưa phản ánh hết được tình hình công ty cũng như việc nghiên cứu dự báo môi trường chính xác, chu đáo. Điều này được phản ánh rất rõ qua báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hàng năm, tình hình thực hiện vượt rất xa so với kế hoạch. Đó là một điều đáng mừng nhưng cũng là một điều đáng lo ngại cho công tác lập kế hoạch tài chính. Để nâng cao chất lượng của công tác lập kế hoạch tài chính công ty cần sử dụng đầy đủ thông tin trong công tác nghiên cứu và dự báo trước khi thành lập kế hoạch. Để công tác phân tích tài chình đạt được kết quả chính xác, đánh giá đúng thực trạng bức tranh tài chính của doanh nghiệp, yêu cầu nhà phân tích phải kết hợp đồng bộ nhiều nguồn thông tin. Cụ thể như sau: - Với nguồn thông tin bên ngoài : Sử dụng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành làm cơ sở đối chiếu quan trọng của Công ty trong việc đánh giá tình hình tài chính thông qua việc so sánh các tỷ số tài chính. Nhìn chung, đến nay hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành đã có nhưng chưa thực sự đầy đủ và thường không chính xác, ít được cập nhật thường xuyên. Hiện nay, theo quy định của Nhà nước, hàng năm các doanh nghiệp phải gửi báo cáo tài chính của mình cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan thống kê và Bộ kế hoạch và đầu tư nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, đối với một số doanh nghiệp phải công khai một số tỷ số tài chính. Vì vậy, các cơ quan nói trên hoàn toàn có thể cung cấp các chỉ tiêu trung bình ngành cho công ty khi công ty yêu cầu. Tuy nhiên, một thực trạng hết sức phổ biến ở các doanh nghiệp hiện nay là khâu hạch toán thường làm để đối phó với các cơ quan thuế vụ và cấp trên. Không hiếm trường hợp một doanh nghiệp có ba loại sổ sách hạch toán riêng: một cho mình, một cho cấp trên, và một cho cơ quan thuế vụ. Chính vì vậy, các chỉ tiêu trung bình ngành thường sai lệch so với thực tế rất nhiều. Mặt khác, hoạt động phân tích tài chính ở nước ta chưa trở thành việc làm thường xuyên và hệ thống thông tin chưa hoàn hảo nên các chỉ tiêu trung bình ngành dù quan trọng nhưng hiện tại, công ty chỉ nên xem đó là tiêu chuẩn để tham khảo. Do đó, có được các cán bộ giỏi về chuyên môn, am hiểu thị trường mới là quan trọng đối với doanh nghiệp. Nguồn thông Trường Đại học Ki h tế Huế 70 tin bên ngoài cần bao gồm những thông tin về tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để có được nguồn thông tin này các cán bộ phân tích có thể theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí,phát thanh, truyền hình...hoặc đặt mua các văn bản pháp luật mới có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty mình. Trên cơ sở đó, cán bộ phân tích sử dụng những thông tin này để dự đoán nhu cầu tài chính công ty, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanhcho năm tới. - Với nguồn thông tin bên trong: Công ty cần thu thập tất cả các số liệu kế toán cần thiết để xây dựng đầy đủ các báo cáo tài chính, nguồn thông tin chủ yếu và quan trọng nhất cho công tác phân tích tài chính. Các thông tin này phải được cung cấp một cách kịp thời, cập nhật, đầy đủ để công tác phân tích tài chính đạt hiệu quả. Công ty chưa lập bảng tài trợ, đây là công cụ hữu hiệu của các nhà quản lý tài chính. Bảng tài trợ cho biết nguồn hình thành các nguồn vốn cung ứng và việc sử dụng các nguồn vốn đó. Đây là nguồn thông tin giúp cho việc thực hiện phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn nhằm nâng cao chất lượng phân tích tài chính. Vì vậy, việc lập đủ các báo cáo tài chính sẽ tạo ra một ấn tượng tốt về quy chế của Công ty trong quản lý tài chính, tạo lợi thế cạnh tranh cho Công ty so với các đối thủ cạnh tranh khác. 3.2.2.2. Nội dung quản lý tài chính Từ những phân tích ở trên ta thấy rằng công ty đang rơi vào tình trạng nợ nhiều, khả năng thanh toán kém, quy mô vốn tăng mạnh nhưng hiệu quả sử dụng vốn lại không cao một phần nhiều là do các khoản phải thu của công ty lớn, vốn bị chiếm dụng nhiều. Công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, trước mắt cần giảm tỷ trọng các khoản phải thu, thường xuyên tiến hành các hoạt động kiểm tra các khoản phải thu để tránh thất thoát. Trước hết công ty cần đánh giá lại các khoản phải thu để có biện pháp xử lý thích hợp đối với từng khoản, và có giải pháp dứt điểm với các khoản nợ khó đòi, đảm bảo thu hồi với những khoản nợ hiện tại. Bên cạnh đó, công ty cần đánh giá uy tín và khả năng thanh toán của khách hàng mới và bạn hàng cũ lựa chọn đối tác cẩn trọng để đảm bảo thu hồi vốn, công ty tuyệt đối không nên chạy theo lợi nhuận mà xem nhẹ công tác này. Công ty cần tích cực hơn trong công tác thu hồi nợ, mặc dù khách hàng Trườ g Đại học Kinh tế Huế 71 chiếm dụng của Công ty không chiếm một tỷ lệ quá lớn nhưng nếu không thu hồi được sẽ gây ảnh hưởng đến tình hình kế hoạch tài chính của Công ty. Muốn vậy, Công ty phải có các chính sách tín dụng thương mại thích hợp trong đó đề ra những chính sách khuyến khích, thưởng phạt trong việc thanh toán các khoản tín dụng hàng ngày. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường việc mua bán chịu là không thể thiếu, nó có thể làm cho Công ty đứng vững trên thị trường và trở nên giàu có nhưng cũng có thể đem đến cho Công ty những rủi ro kinh doanh. Vì thế để phát huy mặt tích cực của công việc này, Công ty cần phải nắm bắt các tài sản riêng có thể dùng để đảm bảo cho các khoản nợ, khả năng phát triển và xu thế phát triển của ngành nghề kinh doanh của bạn hàng. Làm tốt công tác này sẽ giúp cho Công ty thu hồi được vốn và nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vốn bằng tiền của Công ty rất quan trọng, nó đóng vai trò như một phương tiện chuyên chở các yếu tố đầu vào tham gia quá trình lưu thông, tiêu thụ, đến lượt mình nó lại là kết quả của chu kỳ kinh doanh này và chuẩn bị cho một chu kỳ kinh doanh mới. Vốn bằng tiền là một phương tiện thanh toán có tốc độ chu chuyển nhanh. Tuy nhiên, nếu dự trữ vốn bằng tiền quá ít sẽ làm giảm khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh của Công ty, do đó sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn không cao, công ty dễ rơi vào tình trạng khó khăn nếu như các chủ nợ cùng đòi nợ một lúc. Công ty cần tăng mức dự trữ vốn bằng tiền với mức hợp lý nhất để đáp ứng tình hình thanh toán và không gây ứ đọng vốn. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty thường xuyên xuất hiện những khó khăn như : công ty nhận những công trình lớn thì phải đầu tư một lượng vốn nhiều để mua nguyên vật liệu, hàng hoá thiết bị đưa vào thi công, điều kiện vận chuyển vật tư, hàng hoá rất bất tiện. Những năm vừa qua công ty đã dự trữ vốn bằng tiền tại quỹ tiền mặt quá ít nên phải đi vay với lãi suất cao, vay nội bộ, huy động vốn nhàn rỗi của cá nhân, tập thể. Điều đó ảnh hưởng không tốt tới tỷ lệ khả năng thanh toán của công ty. Biện pháp hữu hiệu nhất là Công ty phải tăng cường thu hồi các khoản nợ phải thu, đặc biệt là đối với khách mua hàng hay là giảm bớt mức dự trữ hàng tồn kho. Trường Đại học Kinh tế Huế 72 3.2.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra tài chính Công tác kế toán, kiểm toán nhằm cung cấp những nguồn thông tin cần thiết, đầy đủ, chính xác cho hoạt động phân tích. Vì kế toán là việc quan sát, ghi chép, phân loại, tổng hợp, các hoạt động của doanh nghiệp và trình bày kết quả nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho việc ra quyết định về kinh tế, chính trị, xã hội, và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Bộ phận kế toán có 6 người trình độ chuyên môn, nghiệp vụ không đồng đều, một số cán bộ đảm trách khối lượng công việc quá nhiều nên không xử lý kịp thời các nghiệp vụ phát sinh dẫn đến những sai sót. Công tác hạch toán kế toán có vai trò tích cực đối với việc quản lý vốn tài sản và phân tích các quản lý tài chính trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc đổi mới và tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán để thích nghi với yêu cầu và nội dung của quá trình đổi mới trong cơ chế quản lý là hết sức cần thiết và quan trọng. Mặt khác công tác hạch toán kế toán nói riêng và công tác quản lý nói chung đều rất cần những thông tin cập nhật hàng ngày, nhanh, chính xác, toàn diện. Để đáp ứng được nhu cầu này công ty nên từng bước tin học hoá mọi khâu trong quá trình quản lý kinh doanh, trước hết nên ứng dụng tin học trong công tác kế toán để giảm nhẹ việc ghi chép, tính toán thủ công, tăng độ chính xác để theo kịp những biến đổi hàng ngày nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả phân tích tài chính. Song song với những công việc đó, việc thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ thường xuyên và nghiêm túc là hết sức cần thiết. Công tác này sẽ giúp phát hiện những sai phạm hoặc nhầm lẫn trong công tác kế toán ngay từ những bước đầu, nhờ đó sẽ hạn chế ở mức cao nhất những sai lệch số liệu trong các khâu tiếp theo và đặc biệt là khâu lập báo cáo kế toán. Việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ càng chặt chẽ thì công tác kinh doanh nói chung cũng như việc phân tích tài chính càng chính xác, và đem lại hiệu quả cao. Để hỗ trợ cho công tác này cần tổ chức tốt công tác kế toán, chuyển đổi theo chế độ kế toán mới nhằm tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát quá trình kinh doanh. Ban lãnh đạo công ty cần tích cực và quan tâm sâu sắc hơn nữa đối với công tác kiểm tra tài chính của công ty mình. Cần có những kế hoạch kiểm tra tài chính cụ thể và định kỳ đối với từng đơn vị cụ thể, tránh tình trạng có kiểm tra nhưng qua loa đại khái, kiểm tra đối phó lấy lệ. Thực hiện kiểm tra một cách đồng bộ trên mọi phương diện và Trườn Đại họ Kinh tế H ế 73 mọi đơn vị, không chú trọng hay xem thường bất kỳ bộ phận nào. Bên cạnh đó, Ban giám đốc công ty nên tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến sau khi kiểm tra đánh giá tình hình để có biện pháp điều chỉnh những sai sót để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, góp phần làm cho công ty ngày càng lớn mạnh hơn. 3.2.3. Giải pháp về cơ cấu nguồn vốn và sử dụng đòn bẫy tài chính hợp lý Cơ cấu nguồn vốn của Công ty có sự biến động lớn trong thời gian qua mà chủ yếu là do sự thay đổi trong các khoản nợ phải trả. Điều này cho thấy rằng, Công ty vẫn chưa xây dựng được một cơ cấu vốn tối ưu, qua đó phát huy việc sử dụng nợ vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng nợ hay còn gọi là đòn bẫy tài chính nhằm giúp doanh nghiệp khuếch đại lợi nhuận trên đồng vốn chủ sở hữu. Khi sử dụng đòn bẫy tài chính, để đạt được đích cuối cùng thì nhà quản trị phải tìm ra cơ cấu vốn tối ưu. Mặc dù cơ cấu vốn tối ưu của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau qua từng thời kỳ và giai đoạn khác nhau nhưng việc sử dụng nợ được coi là công cụ tài chính tất yếu đối với nhà quản lý tài chính, là công cụ tối đa hóa lợi nhuận cho Công ty. Vấn đề quan trọng là nhà quản lý phải xác định được tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn là bao nhiêu để đảm bảo cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận. Việc xác định cơ cấu vốn tối ưu cho một thời kỳ nhất định phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kế hoạch kinh doanh tương ứng kế hoạch sử dụng vốn, mục tiêu lợi nhuận, môi trường kinh doanh, quyết định của nhà quản lý và có thể thay đổi khi một trong các yếu tố đó thay đổi. Việc quyết định cơ cấu vốn như thế nào sẽ là tối ưu sẽ do Ban giám đốc ra quyết định căn cứ vào tình hình thực tế và chiến lược kinh doanh của Công ty. 3.2.4. Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và vốn chuyên dùng khác. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức huy động các loại vốn cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng vốn một cách hợp lý, hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ chính sách quản lý của Nhà nước. Trườn Đại học Kinh tế Huế 74 Một thực tế là Công ty hiện nay đang gặp khó khăn về vốn. Khi mở rộng quy mô sản xuất thì vốn là vấn đề quan trọng cần phải giải quyết kịp thời. Mặc dù Công ty đã đầu tư mua sắm mới rất nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho công tác sản xuất nhưng bên cạnh đó số máy móc cũ vẫn còn lớn do đó trong quá trình hoạt động cần đảm bảo máy móc thiết bị được sử dụng liên tục, phát huy tối đa công suất hạn chế sự hao mòn vô hình. Vốn góp phần rất quan trọng vào thành công hay thất bại và mang lại lợi nhuận cao hay thấp. Trong cơ chế mới rõ ràng là Công ty không thể hoàn toàn trông chờ vào sự hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước mà phải tìm mọi cách để huy động vốn từ mọi nguồn có thể và sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất. Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty ta thấy được vốn đang còn ứ đọng ở các công trình đầu tư chưa bàn giao. Do đó, ban quản lý công trình cần cố gắng đẩy nhanh tiến độ thi công công trình để vòng quay vốn tăng nhanh, hoạt động sử dụng vốn hiệu quả hơn bằng cách đẩy nhanh công tác thu hồi nợ, nghiệm thu, quyết toán nhanh hạng mục các công trình đã thi công để đảm bảo vòng quay của vốn bằng cách áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm thu hút bớt số vốn và giảm thời gian lưu động ở từng khâu từng giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cần tìm kiếm ưu tiên phát triển các nguồn vốn vay dài hạn với lãi suất thấp, huy động sử dụng các nguồn vốn ưu đãi của nhà nước. Bên cạnh đó Công ty nên tích cực xây dựng mối quan hệ với các ngân hàng hoạt động trong địa bàn, nhất là những ngân hàng mà Công ty tiến hành hoạt động vay vốn như Đầu tư và phát triển Việt Nam bằng các hành động cụ thể như trả lãi đúng và đủ thời hạn, cung cấp thông tin tài chính lành mạnh và minh bạch, tạo lòng tin cho các ngân hàng thì việc vay vốn sẽ được tạo điều kiện thuận lợi hơn. Ngoài việc sử dụng vốn có hiệu quả Công ty cần phải biết tiết kiệm chi tiêu chống lãng phí trong hành chính, tập trung vốn có trọng điểm. Bên cạnh đó, công ty cần thường xuyên nâng cấp, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống TSCĐ nhằm duy trì liên tục hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Để thực hiện được điều này, Công ty cần phải : Trường Đại học Kinh tế H ế 75 - Tiếp tục khai thác triệt để toàn bộ TSCĐ hiện có vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tận dụng tối đa công suất. - Thường xuyên kiểm tra lại tình trạng kỹ thuật của TSCĐ. Thực hiện tốt chế độ duy tu bảo dưỡng để tránh tình trạng tài sản hư hỏng, không sử dụng được và không bị hư hỏng trước thời hạn. - Xác định rõ tài sản nào hoạt động kém hiệu quả, tài sản nào đã cũ, lạc hậu về công nghệ để kịp thời thanh lý, thu hồi vốn để tái đầu tư vào TSCĐ mới. - Bên cạnh đó, do trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, máy móc thiết bị thường bị ảnh hưởng do hao mòn vô hình rất lớn, nhanh chóng bị lạc hậu nên Công ty cần có kế hoạch khấu hao nhanh nhằm rút ngắn thời gian thu hồi vốn. - Mua bảo hiểm cho TSCĐ nhằm giảm tổn thất khi gặp rủi ro và trích lập dự phòng giảm giá đối với các khoản đầu tư dài hạn. 3.2.5. Tăng cường công tác quản lý vốn lưu động thanh toán và thu hồi nợ Để giảm thiểu tình trạng chiếm dụng vốn từ khách hàng và các đối tác, Công ty cần tiến hành các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thanh toán và thu hồi nợ sau: - Sắp xếp các khoản thu theo đối tượng và thời gian bị chiếm dụng để tiện theo dõi và các biện pháp đôn đốc khách hàng trả tiền. Đối với các khoản nợ cũ, nợ quá hạn cần thu hồi một cách dứt điểm. - Có biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng sớm. Công ty nên tổng kết công tác tiêu thụ, liệt kê những khách hàng mục tiêu, khách hàng thường xuyên để có biện pháp chiết khấu phù hợp cho khách hàng theo một tỷ lệ nhất định dựa trên tổng số tiền mà họ đã mua và thanh toán cho Công ty. Cụ thể hơn, để phát huy hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động, Công ty cần phải: - Định kỳ kiểm kê, kiểm soát, đánh giá lại toàn bộ nguyên vật liệu đầu vào, vật tư hàng hóa bằng tiền, vốn trong thanh toán để xác định lượng vốn lưu động hiện có của Công ty. Trường Đ ̣i ọc Ki h tế Huế 76 - Thường xuyên kiểm soát hàng tồn kho. - Những khoản vốn trong thanh toán bị chiếm dụng, Công ty cần có biện pháp đôn đốc và giải quyết tích cực để thu hồi vốn nhanh chóng và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - Lập kế hoạch dự trữ sản xuất phải phù hợp và sát với tình hình thực tế của từng thời kỳ, từng giai đoạn. 3.2.6. Chú trọng đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên trong Công ty Yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý và sử dụng vốn. Chình vì thế, việc nâng cao chất lượng và trình độ cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của người lao động sẽ góp phần giúp cho hoạt động quản lý tài chính của Công ty trở nên hiệu quả hơn : - Sắp xếp, bố trị hợp lý số cán bộ, nhân viên trong Công ty đúng ngành nghề, năng lực và chuyên môn, tạo động lực làm việc tốt nhất cho người lao động. - Chú trọng đến công tác thi tuyển đầu vào, thông qua hình thức thi tuyển một cách nghiêm túc, công khai để chọn ra những người có năng lực thực sự trong bộ máy quản lý của Công ty. - Xây dựng đội ngũ lao động đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, thường xuyên bồi dưỡng tay nghề cho người lao động và năng lực điều hành quản lý cho đội ngũ lãnh đạo của Công ty. - Thường xuyên chăm lo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động trong Công ty. Thực hiện việc trả lương theo năng lực và có chính sách khen thưởng, xử phạt công khai và minh bạch. 3.2.7. Phân định rõ chức năng quản lý tài chính và chức năng kế toán trong nội bộ phòng Kế toán – Tài chính Bộ phận Kế toán – Tài chính hiện nay cần được chia thành hai bộ phận độc lập với hai phó phòng chuyên trách, phụ trách từng hoạt động riêng và độc lập nhằm tách bách hai chức năng kế toán và chức năng tài chính trong Công ty. Trường Đại học Ki h tế Huế 77 Việc phân định rõ ràng giữa hai chức năng tài chính và kế toán giúp Công ty cải thiện hoạt động quản lý tài chính của mình. Trong đó, bộ phận quản lý tài chính sẽ chịu trách nhiệm xem xét các quyết định đầu tư, phân phối lợi nhuận và tìm kiếm các nguồn vốn với chi phí sử dụng thấp. Bộ phận kế toán có chức năng ghi chép, phản ánh nghiệp vụ phát sinh và lập các báo cáo tài chính. Từ đó, Ban giám đốc ra quyết định dựa trên cơ sở tham mưu của hai hệ thống thông tin phục vụ trực tiếp cho quản lý tài chính, bao gồm hệ thống thông tin kế toán và hệ thống thông tin tài chính. Trường Đại học Kinh tế Huế 78 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Quản lý tài chính doanh nghiệp là một vấn đề vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lý nói chung của doanh nghiệp, nó đóng vai trò quyết định đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Hiệu quả của hoạt động quản lý tài chính liên quan đến các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp như hoạch định kế hoạch tài chính, quản lý nguồn vốn, phương thức huy động vốn, công tác kiểm tra tài chính Hoạt động quản lý tài chính của Công ty TNHH Tư vấn & Xây dựng Vĩnh Hưng cho thấy rằng tổ chức bộ máy quản lý tài chính của Công ty vẫn còn tương đối đơn giản, chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Công ty chưa tách bạch rõ ràng chức năng và nhiệm vụ giữa bộ phận kế toán và bộ phận tài chính. Việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý trong công ty chủ yếu phục vụ cho công tác kế toán, chưa đề cao vai trò của công tác dự báo và hoạch định tài chính trong dài hạn. Công tác lập kế hoạch tài chính của Công ty mặc dù đã được triển khai thực hiện khá đồng bộ nhưng vẫn còn thiếu tính thực tế. Công tác lập kế hoạch tài chính mặc dù dựa trên nghiên cứu và dự báo môi trường nhưng chưa được thực hiện một cách khoa học, dựa vào kinh nghiệm và kiến thức của người thực hiện là chủ yếu. Công tác quản lý tài sản cố định, vốn cố định, tài sản dài hạn và vốn dài hạn được Công ty thực hiện khá tốt trong thời gian qua. Với đặc thù là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, công ty đã lựa chọn đa dạng các phương pháp khấu hao các tài sản cố định khác nhau tùy theo từng loại tài sản, giúp công ty nhanh chóng thu hồi vốn và đầu tư mới các tài sản cố định khác. Công tác quản lý tài sản lưu động, vốn lưu động, tài sản ngắn hạn, vốn ngắn hạn gặp nhiều khó khăn khi lượng hàn tồn kho của Công ty tương đối lớn. Tuy nhiên, đây cũng là đặc điểm chung của hầu hết các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến tính thanh khoản của Công ty khi lượng tiền mặt giảm mạnh trong thời gian qua. Công tác quản lý nợ phải trả là một trong những hạn chế tồn tại trong hoạt động quản lý tài chính của Công ty. Do hạn chế trong khả năng dự báo và hoạch định tài chính trong dài hạn, các khoản nợ phải trả của Công ty luôn có nhiều biến động, đặc biệt trong giai đoạn 2014 – 2016. Trong đó, khoản nợ phải trả có nhiều biến động nhất là khoản người mua trả trước. Sự biến động các Trường Đại học Kin ế Huế 79 khoản phải trả ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản lý tài chính của Công ty. Công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính được Công ty thực hiện chặt chẽ theo định kỳ hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Tuy nhiên, quy trình kiểm tra, kiểm soát tài chính mà công ty đang áp dụng như hiện nay chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Trong tương lai, khi Công ty ngày càng phát triển lớn hơn về quy mô, Công ty cần rà soát và điều chỉnh lại công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính, đặc biệt là đối với hoạt động đánh giá dự báo và thực hiện trong hoạt động quản lý tài chính. Trên cơ sở việc phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý tài chính của Công ty TNHH Tư vấn & Xây dựng Vĩnh Hưng, luận văn đã đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính cho Công ty: - Nhóm giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính; - Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch và kiểm tra tài chính; - Nhóm giải pháp về cơ cấu nguồn vốn và sử dụng đòn bẫy tài chính hợp lý; - Nhóm giải pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định; - Nhóm giải pháp tăng cường quản lý vốn lưu động, thanh toán và thu hồi nợ; - Nhóm giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên trong Công ty; - Phân định rõ chức năng quản lý tài chính và chức năng kế toán trong nội bộ phòng Kế toán – Tài chính của Công ty; Trường Đại học Kinh tế Huế 80 2. Kiến nghị Từ những kết quả phân tích trong giới hạn của đề tài, để hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Công ty TNHH Tư vấn & Xây dựng, tác giả đề xuất một số kiến nghị sau: 2.1. Đối với Công ty - Nâng cao nhận thức về vai trò công tác dự báo và hoạch định tài chính nhằm định hướng cho sự phát triển bền vững cho Công ty. Đề thực hiện được điều này, Công ty cần nhanh chóng tách bạch rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và vai trò của bộ phận Kế toán và bộ phận Tài chính. Đẩy mạnh phân cấp và phân quyền cho bộ phận Tài chính trong công tác dự báo và hoạch định tài chính của Công ty. - Tích cực đầu tư tìm kiếm mở rộng thị trường hoạt động ra nhiều tỉnh khác, tìm kiếm thêm nhiều hợp đồng xây dựng công trình có giá trị phù hợp với khả năng hoạt động của Công ty. - Mở rộng quan hệ liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác để cho thuê hoặc trao đổi các máy móc thiết bị nhằm tối đa hoá công suất sử dụng nhằm thực hiện khấu hao nhanh TSCĐ. - Công ty cần chú trọng phát triển trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên, đặc biệt là những nhân viên phụ trách công tác dự báo và hoạch định tài chính cho Công ty. 2.2. Đối với chính quyền - Nhà nước cần áp dụng nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng khi mà thị trường bất động sản đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm. - Nhà nước cần ban hành và hoàn thiện hệ thống luật pháp về xây dựng. Ban hành các văn bản pháp quy về quản lý chất lượng các công trình xây dựng. Đồng thời đưa ra các chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng phát triển một cách bền vững. Trườ g Đại ̣c Kinh tế Huế 81 - Nhà nước cần tăng cường công tác quản lý đấu thầu nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong đấu thầu và xây lắp công trình. - Nhà nước điều chỉnh kịp thời định mức dự toán công trình nhất là hao phí lao động nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho người lao động. - Sở xây dựng cần nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư đối với ngành công nghiệp xây dựng. - Có chính sách bình ổn giá cả nguyên vật liệu trên thị trường nhằm giúp các doanh nghiệp xây dựng ổn định sản xuất và đảm bảo tiến độ thi công công trình. Trường Đại học Kinh tế Huế 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Ngô Thế Chi & Nguyễn Trọng Cơ (2008). Phân tích tài chính doanh nghiệp. NXB Tài chính Hà Nội. 2. Dương Hữu Hạnh (2009), Quản trị tài chính doanh nghiệp hiện đại. NXB Tài chính Hà Nội. 3. Vũ Văn Hoàng (2003), Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc tăng cường quản lý tài chính trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam. 4. Phạm Thị Gái (1988), Hiệu quả kinh tế và phân tích hiệu quả kinh tế trong công nghiệp khai thác. 5. Nguyễn Minh Kiều (2009). Tài chính doanh nghiệp căn bản. NXB Thống kê. 6. Đinh Văn Sơn (1999), Tài chính doanh nghiệp thương mại. NXB Giáo dục. 7. Phạm Thị Thanh (2007), Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Tập đoàn Phú Thái. 8. Trần Thị Cẩm Thanh (2001), Hoàn thiện lập và phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản lý tại các Công ty Xổ số kiến thiết khu vực Nam Trung Bộ. 9. Trần Thị Nam Thanh (2004), Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. 10. Đỗ Quỳnh Trang (2006), Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tài chính và năng lực đấu thầu tại Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông I. Tài liệu tham khảo tiếng Anh 11. Sunday, J. (2011). Effective working capital management in small and medium scale enterprises (SMEs). International Journal of Business Manage. 12. Jensen, M., & Meckling, W. (1976). Theory of the Firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure. Journal of Financial Economics, 3(4). 13. LêĐăng Doanh (1992),Economic reform and development in Vietnam,Research School of Pacific Studies. Trường Đại học Kinh ế Huế 83 14. Trần Quốc Nguyên (1998),Foreign investment and SMEs in Vietnam. Statictical Publishing House. Tài liệu tham khảo khác 15. Báo cáo tài chính Công ty TNHH Tư vấn – Xây dựng Vĩnh Hưng năm 2014, 2015 và 2016. 16. Tổng cục thống kê (2016), Niên giám thống kê năm 2016, Nhà xuất bản Thống kê. Trường Đại học Kinh tế Huế 84 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CÔNG TY TNHH TV&XD Vĩnh Hưng Mẫu số B01-DNN Hoàn Lão - Bố Trạch - Quảng Bình Ban hành theo Quyết định số: 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ tài chính BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Lập tại ngày 31/12/2014 Đơn vị tính: VNĐ TÀI SẢN NGẮN HẠN MÃSỐ THUYẾ T MINH SỐ CUỐI NĂM SỐ ĐẦU NĂM A. TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 9.118.237.468 8.164.970.863 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 1.608.496.129 5.627.641.263 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 0 0 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn 129 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 0 0 1. Phải thu khách hàng 131 0 2. Trả trước cho người bán 132 0 3. Các khoản phải thu khác 138 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 IV. Hàng tồn kho 140 7.187.188.003 2.537.329.600 1. Hàng tồn kho 141 7.187.188.003 2.537.329.600 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 322.553.336 0 1 Thuế GTGT được khấu trừ 151 322.553.336 0 2. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 152 0 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 B. TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+230+240) 200 3.270.474.986 1.696.398.079 I. Tài sản cố định 210 2.997.114.336 1.496.019.679 Trường Đại học Kinh tế Huế 85 1. Nguyên giá 211 3.711.345.955 1.850.745.455 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 212 -714.231.619 -354.725.776 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 213 II. Bất động sản đầu tư 220 0 1. Nguyên giá 221 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 222 III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 230 0 0 1. Đầu tư tài chính dài hạn 231 1. Dự phòng đầu tư tài chính dìa hạn (*) 239 IV. Tài sản dài hạn khác 240 273.360.650 200.378.400 1. Phải thu dài hạn 241 2. Tài sản dài hạn khác 248 273.360.650 200.378.400 3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 249 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250 = 100 + 200) 250 12.388.712.454 9.861.368.942 12.388.712.454 9.861.368.942 0 0 NGUỒN VỐN MÃSỐ THUYẾ T MINH SỐ CUỐI NĂM SỐ ĐẦU NĂM A. NỢ PHẢI TRẢ (300=310+320) 300 5.704.874.971 4.180.200.794 I. Nợ ngắn hạn 310 5.700.946.971 4.180.200.794 1. Vay ngắn hạn 311 2. Phải trả cho người bán 312 4.048.975.900 2.002.600.700 3. Người mua trả tiền trước 313 1.651.971.071 2.069.385.071 4. Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước 314 43.215.023 5. Phải trả người lao động 315 6. Chi phí phải trả 316 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 318 65.000.000 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn (*) 319 II. Nợ dài hạn 320 3.928.000 0 1. Vay và nợ dài hạn 321 2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 322 3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác 328 3.928.000 4. Dự phòng phải trả dài hạn 329 Trườn Đại học Kinh tế Huế 86 (*) B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (400=410+430) 400 6.683.837.483 5.681.168.148 I. Vốn chủ sở hữu 410 6.683.837.483 5.681.168.148 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 4.000.000.000 4.000.000.000 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 4. Cổ phiếu quỹ 414 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 416 7. Lơi nhuận sau thuế chưa phân phối 417 2.683.837.483 1.681.168.148 II. Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi 430 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) 440 12.388.712.454 9.861.368.942 12.388.712.454 9.861.368.942 các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán 0 0 Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm 1. Tài sản thuê ngoài 2. Vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công 3. Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược 4. Nợ khó đòi đã xử lý 5. Ngoại tệ các loại Lập, ngày 30 tháng 3 năm 2015 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Trườ g Đại học Kinh tế Huế 87 CÔNG TY TNHH TV&XD Vĩnh Hưng Mẫu số B01-DNN Hoàn Lão - Bố Trạch - Quảng Bình Ban hành theo Quyết định số: 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ tài chính BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Lập tại ngày 31/12/2015 Đơn vị tính: VNĐ TÀI SẢN NGẮN HẠN MÃSỐ THUY ẾT MINH SỐ CUỐI NĂM SỐ ĐẦU NĂM A. TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+15 0) 100 6.569.785.069 9.118.237.468 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 509.350.039 1.608.496.129 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 0 0 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn 129 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 1.469.785.009 0 1. Phải thu khách hàng 131 1.469.785.009 0 2. Trả trước cho người bán 132 0 3. Các khoản phải thu khác 138 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 IV. Hàng tồn kho 140 4.590.650.021 7.187.188.003 1. Hàng tồn kho 141 4.590.650.021 7.187.188.003 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 0 322.553.336 1 Thuế GTGT được khấu trừ 151 322.553.336 2. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 152 0 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 B. TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+230+240) 200 2.990.318.378 3.270.474.986 I. Tài sản cố định 210 2.579.464.728 2.997.114.336 1. Nguyên giá 211 3.711.345.955 3.711.345.955 Trường Đại học Kinh tế Huế 88 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 212 -1.131.881.227 -714.231.619 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 213 II. Bất động sản đầu tư 220 0 1. Nguyên giá 221 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 222 III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 230 0 0 1. Đầu tư tài chính dài hạn 231 1. Dự phòng đầu tư tài chính dìa hạn (*) 239 IV. Tài sản dài hạn khác 240 410.853.650 273.360.650 1. Phải thu dài hạn 241 2. Tài sản dài hạn khác 248 410.853.650 273.360.650 3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 249 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250 = 100 + 200) 250 9.560.103.447 12.388.712.45 4 9.560.103.447 12.388.712.45 4 0 0 NGUỒN VỐN MÃSỐ THUY ẾT MINH SỐ CUỐI NĂM SỐ ĐẦU NĂM A. NỢ PHẢI TRẢ (300=310+320) 300 1.769.471.264 5.704.874.971 I. Nợ ngắn hạn 310 1.720.870.764 5.704.874.971 1. Vay ngắn hạn 311 2. Phải trả cho người bán 312 1.679.047.601 4.048.975.900 3. Người mua trả tiền trước 313 1.651.971.071 4. Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước 314 41.823.163 0 5. Phải trả người lao động 315 6. Chi phí phải trả 316 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 318 3.928.000 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn (*) 319 II. Nợ dài hạn 320 48.600.500 0 1. Vay và nợ dài hạn 321 2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 322 3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác 328 48.600.500 Trường Đại học Kinh tế Huế 89 4. Dự phòng phải trả dài hạn (*) 329 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (400=410+430) 400 7.790.632.183 6.683.837.483 I. Vốn chủ sở hữu 410 7.790.632.183 6.683.837.483 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 7.500.000.000 4.000.000.000 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 4. Cổ phiếu quỹ 414 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 416 7. Lơi nhuận sau thuế chưa phân phối 417 290.632.183 2.683.837.483 II. Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi 430 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) 440 9.560.103.447 12.388.712.45 4 9.560.103.447 12.388.712.45 4 các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán 0 0 Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm 1. Tài sản thuê ngoài 2. Vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công 3. Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược 4. Nợ khó đòi đã xử lý 5. Ngoại tệ các loại Lập, ngày 30 tháng 3 năm 2016 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Trường Đại học Kinh tế Huế 90 CÔNG TY TNHH TV&XD Vĩnh Hưng Mẫu số B01-DNN Hoàn Lão - Bố Trạch - Quảng Bình Ban hành theo Quyết định số: 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/9/2006 của Bộ tài chính BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Lập tại ngày 31/12/2016 Đơn vị tính: VNĐ TÀI SẢN NGẮN HẠN M à SỐ THUYẾ T MINH 2016 2015 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 9.474.389.47 0 6.569.785.069 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 309.966.434 509.350.039 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 0 0 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn 129 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 0 1.469.785.009 1. Phải thu khách hàng 131 1.469.785.009 2. Trả trước cho người bán 132 0 3. Các khoản phải thu khác 138 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 IV. Hàng tồn kho 140 9.164.423.03 6 4.590.650.021 1. Hàng tồn kho 141 9.164.423.03 6 4.590.650.021 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 0 0 1 Thuế GTGT được khấu trừ 151 0 2. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 152 0 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 B. TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+230+240) 200 2.674.230.57 0 2.990.318.378 I. Tài sản cố định 210 2.161.815.12 0 2.579.464.728 1. Nguyên giá 211 3.711.345.95 5 3.711.345.955 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 212 - 1.549.530.83 5 - 1.131.881.227 Trường Đại học Kinh tế Huế 91 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 213 II. Bất động sản đầu tư 220 0 1. Nguyên giá 221 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 222 III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 230 0 0 1. Đầu tư tài chính dài hạn 231 1. Dự phòng đầu tư tài chính dìa hạn (*) 239 IV. Tài sản dài hạn khác 240 512.415.450 410.853.650 1. Phải thu dài hạn 241 2. Tài sản dài hạn khác 248 512.415.450 410.853.650 3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 249 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250 = 100 + 200) 250 12.148.620.0 40 9.560.103.447 NGUỒN VỐN Mà SỐ THUYẾ T MINH 2016 2015 A. NỢ PHẢI TRẢ (300=310+320) 300 3.187.536.36 7 1.769.471.264 I. Nợ ngắn hạn 310 3.187.536.36 7 1.769.471.264 1. Vay ngắn hạn 311 2. Phải trả cho người bán 312 1.096.525.95 7 1.679.047.601 3. Người mua trả tiền trước 313 1.970.209.00 0 0 4. Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước 314 74.401.410 41.823.163 5. Phải trả người lao động 315 6. Chi phí phải trả 316 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 318 46.400.000 48.600.500 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn (*) 319 II. Nợ dài hạn 320 0 0 1. Vay và nợ dài hạn 321 2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 322 3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác 328 4. Dự phòng phải trả dài hạn (*) 329 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (400=410+430) 400 8.961.083.67 3 7.790.632.183 I. Vốn chủ sở hữu 410 8.961.083.67 3 7.790.632.183 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 7.500.000.00 0 7.500.000.000 Trường Đại học Kinh tế Huế 92 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 4. Cổ phiếu quỹ 414 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 416 7. Lơi nhuận sau thuế chưa phân phối 417 1.461.083.67 3 290.632.183 II. Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi 430 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) 440 12.148.620.0 40 9.560.103.447 Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm 1. Tài sản thuê ngoài 2. Vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công 3. Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược 4. Nợ khó đòi đã xử lý 5. Ngoại tệ các loại Lập, ngày 30 tháng 3 năm 2017 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Trườ g Đại học Kinh tế Huế 93 PHỤ LỤC 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Mẫu số: 03-1A/TNDN (Ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính) KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Dành cho người nộp thuế thuộc các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ Kèm theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2014 Người nộp thuế: CÔNG TY TNHH TVXD Duy Thinh Mã số thuế: 3100785082 Đơn vị tiền: đồng Việt nam. STT Chỉ tiêu Mã số Số tiền 1 2 3 4 Kết quả kinh doanh ghi nhận theo báo cáo tài chính 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 32.075.640.000 Trong đó: -Doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu 02 2 Các khoản giảm trừ doanh thu([03]=[04]+[05]+[06]+[07]) 03 a Chiết khấu thương mại 04 b Giảm giá hàng bán 05 c Giá trị hàng bán bị trả lại 06 d Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị giatăng theo phương pháp trực tiếp phải nộp 07 3 Doanh thu hoạt động tài chính 08 549.785 4 Chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ([09]=[10]+[11]+[12]) 09 31.073.520.450 a Giá vốn hàng bán 10 29.944.231.400 b Chi phí bán hàng 11 c Chi phí quản lý doanh nghiệp 12 1.129.289.050 5 Chi phí tài chính 13 0 Trong đó: Chi phí lãi tiền vay dùng cho sản xuất, kinh doanh 14 6 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh([15]=[01]-[03]+[08]-[09]-[13]) 15 1.002.669.335 7 Thu nhập khác 16 8 Chi phí khác 17 9 Lợi nhuận khác ([15]=[16]-[17]) 18 10 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp ([19]=[15]+[18]) 19 1.002.669.335 Bố Trạch, ngày 30 tháng 03 năm 2015 GIÁM ĐỐC Trường Đại họ Kinh tế Huế 94 Mẫu số: 03-1A/TNDN (Ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính) KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Dành cho người nộp thuế thuộc các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ Kèm theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2015 Người nộp thuế: CÔNG TY TNHH TVXD Duy Thinh Mã số thuế: 3100785082 Đơn vị tiền: đồng Việt nam. ST T Chỉ tiêu Mã số Số tiền 1 2 3 4 Kết quả kinh doanh ghi nhận theo báo cáo tài chính 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 48.208.802.400 Trong đó: -Doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu 02 2 Các khoản giảm trừ doanh thu([03]=[04]+[05]+[06]+[07]) 03 a Chiết khấu thương mại 04 b Giảm giá hàng bán 05 c Giá trị hàng bán bị trả lại 06 d Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăngtheo phương pháp trực tiếp phải nộp 07 3 Doanh thu hoạt động tài chính 08 826.360 4 Chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ([09]=[10]+[11]+[12]) 09 47.102.834.060 a Giá vốn hàng bán 10 45.306.653.500 b Chi phí bán hàng 11 c Chi phí quản lý doanh nghiệp 12 1.796.180.560 5 Chi phí tài chính 13 0 Trong đó: Chi phí lãi tiền vay dùng cho sản xuất, kinh doanh 14 6 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh([15]=[01]-[03]+[08]-[09]-[13]) 15 1.106.794.700 7 Thu nhập khác 16 8 Chi phí khác 17 9 Lợi nhuận khác ([15]=[16]-[17]) 18 10 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp ([19]=[15]+[18]) 19 1.106.794.700 Bố Trạch, ngày 30 tháng 03 năm 2016 GIÁM ĐỐC Trường Đại h ̣c Kinh tế Huế 95 Mẫu số: 03-1A/TNDN (Ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT- BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính) KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Dành cho người nộp thuế thuộc các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ Kèm theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2016 Người nộp thuế: CÔNG TY TNHH TVXD Duy Thinh Mã số thuế: 3100785082 Đơn vị tiền: đồng Việt nam. ST T Chỉ tiêu Mã số Số tiền 1 2 3 4 Kết quả kinh doanh ghi nhận theo báo cáo tài chính 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 60.125.876.000 Trong đó: -Doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu 02 2 Các khoản giảm trừ doanh thu([03]=[04]+[05]+[06]+[07]) 03 a Chiết khấu thương mại 04 b Giảm giá hàng bán 05 c Giá trị hàng bán bị trả lại 06 d Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăngtheo phương pháp trực tiếp phải nộp 07 3 Doanh thu hoạt động tài chính 08 2.382.159 4 Chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ([09]=[10]+[11]+[12]) 09 58.896.203.959 a Giá vốn hàng bán 10 56.751.484.753 b Chi phí bán hàng 11 c Chi phí quản lý doanh nghiệp 12 2.144.719.206 5 Chi phí tài chính 13 0 Trong đó: Chi phí lãi tiền vay dùng cho sản xuất, kinh doanh 14 6 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh([15]=[01]-[03]+[08]-[09]-[13]) 15 1.232.054.200 7 Thu nhập khác 16 8 Chi phí khác 17 9 Lợi nhuận khác ([15]=[16]-[17]) 18 10 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp ([19]=[15]+[18]) 19 1.232.054.200 Bố Trạch, ngày 15 tháng 02 năm 2017 GIÁM ĐỐC Trường Đại học Kinh tế Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_cong_tac_quan_ly_tai_chinh_tai_cong_ty_trach_nhiem_huu_han_tu_van_va_xay_dung_vinh_hung_3.pdf