Ban hành quy chế cụ thể về công tác quản lý trang thiết bị y tế tại các cơ sở y
tế công.
- Hàng năm nên tổ chức hội chợ giới thiệu thiết bị mẫu và sớm thông báo đơn
giá thiết bị để các bệnh viện chủ động trong việc phân bổ dự toán của năm.
- Có cơ chế để mở rộng mối liên kết giữa bệnh viện, các viện nghiên cứu, các
cơ sở sản xuất để tạo điều kiện thuận lợi trong việc sản xuất các TTBYT phù hợp
với thực tiễn
- Cần có các chính sách tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhập khẩu TTBYT,
giảm thiểu tối đa các thủ tục nhập khẩu nhằm rút ngắn thời gian trong việc sửa
chữa, thay thế và mua mới TTBYT trong các bệnh viện
- Tăng cường hơn nữa công tác đào tạo cán bộ quản lý TTBYT, dần gỡ bỏ cơ
chế kiêm nhiệm trong quản lý TTBYT tại các bệnh viện.
- Có chính sách đãi ngộ cho các kỹ sư điện tử y sinh khi muốn làm việc tại các
bệnh viện tuyến Tỉnh.
2.2 Đối với Sở y tế tỉnh Quảng Trị
- Cần xây dựng đề án về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trung tâm bảo trì
TTBYT của các bệnh viện các cấp, trình Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh phê duyệt
để các bệnh viện có cơ sở triển khai thực hiện và huy động các nguồn lực đầu tư.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về công tác mua sắm đấu thầu
TTBYT và đặc biệt là công tác quản lý và sử dụng.
- Trong chương trình bồi dưỡng, đào tạo cán bộ y tế hàng năm nên dành một
lượng thời gian nhất định để bồi dưỡng kỹ năng sử dụng TTBYT cho cán bộ tại các
trung tâm y tế nói chung và ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị nói riêng.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về công tác
quản lý TTBYT.
114 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 5553 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sàng, máy móc được bàn giao cụ thể cho các KTV
theo từng chuyên ngành của họ như huyết học truyền máu, sinh hóa, siêu âm hay X-
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
73
quang phụ trách và được trưởng khoa giám sát hàng ngày. Đối với các khoa còn lại
thì máy móc do bác sỹ phụ trách. Bên cạnh đó, nhân viên y tế vẫn chưa được tập
huấn nhiều về sử dụng TTBYT và xây dựng quy trình vận hành, bảo trì và an toàn
sử dụng tại khoa, phòng, chỉ có 67-70% đối tượng điều tra đánh giá.
Bảng 2.17: Đánh giá chung về trang thiết bị y tế trong quá trình sử dụng
Mức độ
đánh giá
Bác sĩ Điều dưỡng Kỹ thuật viên Tính chung
Số ý
kiến
Tỷ lệ
(%)
Số ý
kiến
Tỷ lệ
(%)
Số ý
kiến
Tỷ lệ
(%)
Số ý
kiến
Tỷ lệ
(%)
Rất tốt 2 6,67 3 5,17 1 8,33 6 6
Tốt 18 60 22 37,93 8 66,67 48 48
Bình thường 9 30 33 56,9 2 16,67 44 44
Kém 1 3,33 1 8,33 2 2
Rất kém
Tổng số 30 100 58 100 12 100 100 100
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2017
Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá về chất lượng TTBYT trong quá trình sử
dụng ở bảng 2.17 cho thấy có tới 48% đối tượng điều tra đánh giá tốt về chất lượng
TTBYT đang sử dụng, và 44% cho rằng chất lượng các TTBYT là bình thường.
Tuy nhiên, chỉ có 6 đối tượng điều tra đánh giá TTBYT có chất lượng rất tốt, đây là
con số khá khiêm tốt. Bên cạnh đó, một vấn đề cần xem xét là có đến 2 đối tượng
điều tra đánh giá chất lượng các TTBYT mà họ đang sử dụng ở mức kém, trong đó
có 1 KTV đang công tác tại khoa Huyết học truyền máu và 1 bác sĩ đến từ khoa Vật
lý trị liệu - Phục hồi chức năng. Hiện tại, các máy móc thiết bị đã khá cũ và lâu đời,
hết thời gian sử dụng, một số vẫn còn tái sử dụng vì chưa được trang cấp mới do
khó khăn về kinh phí.
2.4.4 Công tác quản lý trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị y tế
Nghiên cứu tiến hành khảo sát 100 đối tượng điều tra về việc thực hiện công
tác bảo dưỡng trang thiết bị y tế tại các khoa, phòng của bệnh viện và có được kết
quả khảo sát ở bảng 2.18.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
74
Bảng 2.18: Tình hình thực hiện công tác quản lý bảo dưỡng trang thiết bị Y tế
tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị
STT
Các nội dung được thực hiện tại các
khoa/phòng
Tỷ lệ (%) đối tượng
điều tra đồng ý có
thực hiện
1 Phân công nhân viên phụ trách bảo dưỡng 14
2 Có trang thiết bị thay thế 12
3 Có đầy đủ tài liệu kỹ thuật 57
4
Thực hiện giám sát sử dụng, bảo dưỡng và sửa
chữa
73
5 Kiểm tra TTBYT hàng năm 72
6 Có kế hoạch bảo dưỡng định kỳ 38
7
Xây dựng quy trình tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng
sữa chữa
45
8
Nhân viên y tế được tập huấn về bảo dưỡng
TTBYT
37
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2017
Tác giả nhận thấy rằng công tác bảo dưỡng TTBYT tại Bệnh viện chưa được
tiến hành theo kế hoạch khi có đến 5 trong tổng số 8 nội dung về quy định công tác
bảo dưỡng TTBYT tại bệnh viện chiếm tỷ lệ dưới 50%. Dựa vào số lượng, chủng
loại thiết bị trong phạm vi quản lý, người phụ trách xây dựng lịch bảo dưỡng theo
yêu cầu cụ thể của từng loại thiết bị. Nếu thực hiện bảo dưỡng theo kế hoạch thì
giảm được hỏng hóc của thiết bị, nâng cao “tuổi thọ” của thiết bị, nâng cao hiệu quả
đầu tư. Tuy nhiên, công tác bảo dưỡng tại bệnh viện gặp nhiều khó khăn vì không
có cán bộ kỹ thuật chuyên trách công tác bảo dưỡng, vận hành, kiểm tra chất lượng
trang thiết bị với 14% đối tượng điều tra cho rằng có phân công nhân viên phụ trách
bảo dưỡng. Theo báo cáo Y tế Việt Nam năm 2006 nếu chỉ tính cán bộ chuyên trách
về kỹ thuật thiết bị y tế thì một đơn vị trực thuộc Bộ Y tế (Bệnh viện, Viện nghiên
cứu, Trường Đại học và Cao đẳng) chỉ có 4,7% kỹ sư và 3% kỹ thuật viên. Một
Đại học Kinh tế Huế
Đ ̣i học kinh tế Huế
75
bệnh viện đa khoa cấp tỉnh chỉ có 0,7% kỹ sư và 1,6% kỹ thuật viên và đối với
tuyến huyện thì con số này lại càng thấp hơn chỉ có 0,71% kỹ thuật viên. Như vậy,
đây là bối cảnh chung của toàn ngành.
Theo kết quả khảo sát từ đồ thị 2.4 về thời gian sửa chữa TTBYT tại bệnh viện Đa
khoa tỉnh Quảng Trị cho thấy, hầu hết các TTBYT của bệnh viện được sửa chữa kịp thời.
Trong đó, tỷ lệ thiết bị được sửa chữa trong 1 tuần chiếm tới 40%; có 14% số thiết bị tại
bệnh viện sửa trên 1 tháng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thời gian sửa chữa TTBYT
kéo dài, một trong những nguyên nhân được các cán bộ đưa nhiều nhất đó là do phụ tùng
thay thế TTBYT ở Việt Nam hiện nay chưa có. Bởi vậy nhiều thiết bị hỏng, sau khi báo
cáo và phải lên kế hoạch để các đơn vị cung ứng nhập khẩu về. Thời gian chờ đợi việc
nhập các phụ tùng chiếm tới 2/3 đến 3/4 thời gian sửa chữa thiết bị.
Đồ thị 2.4: Thời gian sửa chữa các trang thiết bị Y tế bị hỏng trong năm 2016
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, năm 2017
Theo số liệu điều tra cho thấy chỉ có một tỷ lệ ít TTBYT tại bệnh viện phải sửa
chữa trên 1 tháng, với 10%. Hầu hết các thiết bị này tìm kiếm phụ tùng thay thế
ngay trong nước rất khó khăn. Cũng có tới 5% số thiết bị trong năm 2016 phải lưu
kho đợi thanh lý, nguyên nhân do quá cũ hoặc hỏng hóc nặng, không thể thay thế
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
76
được. Hầu hết số thiết bị này đã được sửa chữa một vài lần trước đó và đều có
nguồn gốc. Thời gian sửa chữa các TTBYT tại bệnh viện có ảnh hưởng lớn đến
công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, đồng thời tình trạng này còn ảnh hưởng
đến hiệu quả khám chữa bệnh tại bệnh viện. Khi TTBYT bị hỏng, đồng nghĩa với
việc thiếu loại TTBYT đó trong khám chữa bệnh, một mặt trong danh mục TTBYT
của bệnh viện đã có danh sách và không thể mua mới khi cần. Do đó, khi cần sử
dụng đến đúng loại TTBYT đang hỏng thì tình trạng thiếu TTBYT là điều khó có
thể tránh khỏi. Do đó, đã làm tăng mức độ thiếu TTBYT tại bệnh viện.
Kết quả khảo sát ý kiến của các đối tượng được điều tra từ bảng 2.19 cho thấy,
công tác lập yêu cầu sửa chữa hiện nay được đánh giá tương đối tốt, với 15% ý kiến
đánh giá ở mức độ rất tốt, 54% đánh giá ở mức tốt. Do đây là bước được làm theo
mẫu có sẵn nên việc thực hiện rất đơn giản, không gây khó khăn lớn cho các khoa,
phòng lập yêu cầu sửa chữa. Tuy nhiên, cũng xuất hiện không ít các trường hợp nộp
yêu cầu sửa chữa về Phòng VT-TBYT muộn hoặc không đúng quy cách. Do đó
cũng có một số cán bộ đánh giá rằng khâu này vẫn còn kém (5%), thậm chí cũng có
tới 2 cán bộ cho rằng việc lập yêu cầu sửa chữa hiện nay rất kém.
Việc tiếp nhận những TTBYT hỏng, cần sửa chữa là hoạt động phức tạp. Qua
đánh giá của các cán bộ cho thấy, có 26% ý kiến cho rằng đây là công tác thực hiện
rất tốt; 20% đánh giá ở mức độ tốt và 36% đánh giá ở mức bình thường.
Công đoạn sửa chữa tốn khá nhiều thời gian và phụ thuộc nhiều vào tình trạng
hỏng hóc của TTBYT, đặc biệt là những TTBYT công nghệ cao. Theo đánh giá, có tới
10% cán bộ cho rằng đây là công tác rất kém, và 30% ý kiến đánh giá ở mức kém.
Bảng 2.19: Đánh giá việc thực hiện quản lý quy trình sửa chữa trang thiết bị Y
tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị
Nội dung
đánh giá
Lập yêu cầu
sửa chữa
Tiếp nhận &
kiểm tra
Tổ chức sửa
chữa
Nghiệm thu,
ghi sổ Thanh toán
Số ý
kiến
Tỷ lệ
%
Số ý
kiến
Tỷ lệ
%
Số ý
kiến
Tỷ lệ
%
Số ý
kiến
Tỷ lệ
%
Số ý
kiến
Tỷ lệ
%
Rất tốt 15 15 26 26 13 13 35 35 20 20
Tốt 54 54 20 20 14 14 40 40 32 32
Bình thường 24 24 36 36 33 33 20 20 30 30
Kém 5 5 10 10 30 30 5 5 18 18
Rất kém 2 2 8 8 10 10
Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, năm 2017
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
77
2.5 Đánh giá chung về công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện Đa
khoa tỉnh Quảng Trị
2.5.1 Kết quả đạt được
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, những năm gần đây, hệ thống trang
thiết bị y tế của các bệnh viện đã được nâng cấp. Đặc biệt từ năm 2014, nhờ
Chương trình hỗ trợ TTBYT của Dự án Bắc Trung Bộ, tại bệnh viện Đa khoa tỉnh
Quảng Trị, nhiều chuyên khoa được đầu tư đổi mới TTBYT như chẩn đoán hình
ảnh, xét nghiệm sinh hóa, phòng mổ và hồi sức cấp cứu... Nhiều thiết bị cơ bản và
công nghệ cao được mua sắm như CT-scanner, máy X.quang cao tần - tăng sáng
truyền hình, máy siêu âm, nội soi, máy chụp mạch, máy thận nhân tạo, xét nghiệm
sinh hóa nhiều chỉ số, máy thở, máy theo dõi bệnh nhân,... Bên cạnh sự đầu tư từ
ngân sách Nhà nước và viện trợ, bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã từng bước
mở rộng xã hội hóa, bước đầu đã huy động tài chính dưới các hình thức liên doanh,
liên kết đặt máy hoặc đặt máy độc quyền cung cấp hóa chất.
Những năm gần đây, việc tăng cường đầu tư mua sắm TTBYT tại bệnh viện
Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã được ban Giám đốc cũng như Sở y tế tỉnh Quảng Trị
quan tâm và tạo nhiều điều kiện về kinh phí. Đặc biệt là những khoa mới và khoa
quan trọng như khoa nội, khoa ngoại, phòng mổ,... được đầu tư rất lớn. Đa phần các
thiết bị nhập về được sử dụng đúng mục đích và một cách có hiệu quả. Nhìn chung,
công tác quản lý đầu tư mua sắm TTBYT khá chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch đến
quản lý nguồn nhập máy móc thiết bị, cụ thể:
Thứ nhất, công tác lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế của bệnh viện Đa
khoa tỉnh Quảng Trị đã có quan tâm lớn đến sự tham gia của các đối tượng cán bộ
trong bệnh viện. Đây là cơ sở để lãnh đạo bệnh viện có kế hoạch mua sắm sát với nhu
cầu thực tế của các khoa, các phòng ban. Các cán bộ cũng đánh giá cao công tác lập kế
hoạch mua sắm với 54% cán bộ được điều tra đánh giá hài lòng với công tác này.
Thứ hai, quản lý nhập TTBYT trong thời gian qua ở bệnh viện Đa khoa tỉnh
Quảng Trị đã thực hiện đầy đủ và đúng quy trình được ban hành. Đại bộ phận cán
bộ được phỏng vấn đều đánh giá công tác quản lý nguồn nhập TTBYT ở mức tốt,
Đại học Kinh tế Huế
Đại học ki
tế Huế
78
với 63% số ý kiến. Đa số các cán bộ đánh giá chất lượng các TTBYT sử dụng ở
mức tốt, máy móc thiết bị được bảo quản tốt như vệ sinh sạch sẽ, được để nơi khô
ráo, an toàn, sử dụng thuận tiện. Nhìn chung các khoa, phòng đều thực hiện đúng
quy trình quản lý sử dụng TTBYT.
Thứ ba, Bệnh viện cũng đã có sự quan tâm rất lớn tới công tác bảo trì trang
thiết bị y tế, đặc biệt là với các máy móc hiện đại, đắt tiền. Quy trình báo lỗi và sửa
chữa trang thiết bị y tế khá đầy đủ và rõ ràng, gồm 05 bước: Bước 1: Lập yêu cầu
sửa chữa; Bước 2: Tiếp nhận yêu cầu sửa chữa và kiểm tra; Bước 3: Tổ chức sửa
chữa; Bước 4: Nghiệm thu, ghi sổ theo dõi sửa chữa và thu hồi trang thiết bị hư
hỏng; Bước 5: Thanh toán.
Thứ tư, về công tác tính toán khấu hao, kết quả cho thấy 100% số TTBYT
được tính khấu hao theo đúng tiêu chuẩn và hướng dẫn chung của Bộ Tài chính.
2.5.2 Hạn chế
Mặc dù đã được đầu tư, song tình trạng TTBYT ở bệnh viện Đa khoa tỉnh
Quảng Trị hiện nay vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ và lạc hậu so với các địa phương
trong cả nước. Hầu hết TTBYT đang sử dụng tại bệnh viện chưa được định kỳ kiểm
chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa, công tác này chú trọng ở những máy móc thiết bị đắt
tiền do không đủ nguồn vốn để đầu tư, đổi mới và thiếu nhân lực thực hiện.
Bên cạnh đó trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên môn y tế chưa đủ để khai thác
hết công suất TTBYT hiện có, thậm chí chưa đáp ứng kịp những đổi mới về kỹ
thuật và công nghệ. Chất lượng đào tạo, bố trí sử dụng nhân lực chuyên sâu về kỹ
thuật y tế còn thấp so với nhu cầu. Tình trạng do không có kiến thức, nên thiết bị
mua về cán bộ không biết lắp đặt, không biết cách bảo quản.
Nhiều trang thiết bị hiện đang sử dụng đã và đang trong tình trạng quá tải và
quá hạn sử dụng vì vậy xuất hiện nhu cầu thay mới. Nguyên nhân là do nhu cầu
khám chữa bệnh của người dân tăng cao và kinh phí hạn hẹp.
Trang thiết bị hao mòn nhanh so với tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất.
Trong quá trình sử dụng TTBYT, công tác ghi chép nhật kí quá trình sử dụng (ghi
rõ họ tên cán bộ được phân công quản lý, bảng hướng dẫn sử dụng máy/trang thiết
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
79
bị, ghi rõ tên người sử dụng và thời gian cho mỗi lần sử dụng,.) tại các khoa chưa
được chú trọng. Kết quả khảo sát điều tra cho thấy các chỉ tiêu này chiếm tỷ lệ thấp,
dưới 50%. Bên cạnh đó, nhân viên y tế vẫn chưa được tập huấn nhiều về sử dụng
TTBYT và xây dựng quy trình vận hành, bảo trì và an toàn sử dụng tại khoa, phòng.
Công tác bảo dưỡng tại bệnh viện gặp nhiều khó khăn vì không có cán bộ kỹ
thuật chuyên trách công tác bảo dưỡng, vận hành, kiểm tra chất lượng trang thiết bị.
2.5.3 Nguyên nhân của hạn chế
Dù đã được đầu tư khá nhiều, nhưng do giá trị trang thiết bị y tế rất đắt nên
bệnh viện vẫn không đủ kinh phí để đầu tư. Do kinh phí hạn hẹp nên khi mua sắm
trang thiết bị, bệnh viện thường ưu tiên những trang thiết bị có tính năng tương tự,
sản xuất tại Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc có giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên, chính
điều này dẫn đến chất lượng của các trang thiết bị không cao.
Mặt khác, do nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tăng cao, nên các thiết bị
luôn quá tải sử dụng dẫn đến hao mòn nhanh và dễ bị hư hỏng.
Trình độ cán bộ vận hành, sử dụng các loại TTBYT còn ở mức hạn chế và khó
khăn trong việc tiếp xúc với các nhà cung cấp, hãng sản xuất thiết bị để yêu cầu hỗ trợ về
tài liệu kỹ thuật, phụ tùng thay thế, dẫn đến việc sử dụng và bảo dưỡng không đầy đủ và
tuân thủ đúng quy trình. Điều này dẫn đến trang thiết bị hao mòn nhanh và hay hỏng hóc.
Trong công tác quản lý và sử dụng, do mức độ ứng dụng tin học vẫn còn thấp,
cơ chế quản lý lại không đầy đủ, nên khi xảy ra sự cố, rất khó quy trách nhiệm cho
cá nhân.
Chất lượng đội ngũ cán bộ được đào tạo còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu
thực tế về quản lý TTBYT tại các đơn vị, mặt khác các bệnh viện, cơ sở y tế lại
không có chỉ tiêu biên chế để tuyển dụng các học sinh giỏi cho chức danh này.
Để có được nguồn tài liệu kỹ thuật cũng như các điều kiện thuận lợi khác cho
nhân viên kỹ thuật đáp ứng tốt công tác bảo trì, sửa chữa thiết bị; các tài liệu kỹ
thuật đóng một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy, tại bệnh
viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, các sách hướng dẫn kỹ thuật TTBYT còn rất hạn chế.
Hầu hết các đầu sách đều được các cán bộ y, bác sỹ tự mua và tự học hỏi đối với
những công việc có liên quan.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
80
TÓM TẮT CHƯƠNG 2:
Trên cơ sở khoa học về quản lý trang thiết bị y tế ở chương 1, chương 2 đi sâu
phân tích thực trạng công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Quảng Trị. Luận văn tập trung chủ yếu vào nội dung quản lý trang thiết bị y tế:
quản lý đầu tư mua sắm, quản lý trong quá trình sử dụng, quản lý trong quá trình
sửa chữa, bảo dưỡng và quản lý trong khâu khấu hao và thanh lý. Đồng thời chỉ ra
những kết quả đã đạt được và hạn chế cũng như những nguyên nhân bất cập trong
công tác quản lý trang thiết bị y tế đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị.
Chương này làm cơ sở đề xuất các gợi ý chính sách, giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác quản lý trang thiết bị y tế được trình bày trong chương 3.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
81
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRANG
THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG TRỊ
3.1 Định hướng chung về công tác quản lý trang thiết bị Y tế tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới
Đầu tư cho sức khoẻ chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Góp phần xây
dựng nguồn nhân lực có chất lượng để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện
đại hóa đất nước, đồng thời góp phần nâng cao an sinh xã hội.
Phát triển các loại hình chăm sóc sức khỏe nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao và đa dạng của nhân dân trong điều kiện nguồn lực của Nhà nước đầu tư cho y
tế còn hạn chế. Khuyến khích, hướng dẫn và quản lý tốt hoạt động của các cơ sở y
tế dân lập, y tế tư nhân nhằm mục tiêu thiết thực phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh
và chăm sóc sức khỏe nhân dân, chống mọi biểu hiện tiêu cực trong các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe.
Xuất phát từ định hướng phát triển trên, chủ trương của Nhà nước cũng như
Bộ Y tế trong việc đổi mới công tác quản lý TTBYT ở nước ta là:
Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực TTBYT .
Thứ hai, xây dựng và phát triển hệ thống kiểm định, hiệu chuẩn TTBYT.
Thứ ba, xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ kỹ thuật TTBYT.
Thứ tư, tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành và đơn vị liên quan xây dựng, đề
xuất chính sách hỗ trợ các đơn vị sản xuất TTBYT trong nước.
Thứ năm, toàn ngành quan tâm, coi trọng công tác quản lý, khai thác sử dụng
hiệu quả các TTBYT đã được đầu tư góp phần nâng cao chất lượng công tác khám
chữa bệnh.
Thứ sáu, tập trung công tác thanh tra, kiểm tra nhằm đánh giá đúng hiệu quả
đầu tư, khai thác sử dụng tại các cơ sở y tế.
Thứ bảy, tăng cường hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập với khu vực và thế
giới trong lĩnh vực TTBYT.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
82
Thực tế trên đòi hỏi việc quản lý TTBYT trong Bệnh viện Đa khoa tỉnh vừa
đảm bảo tính hiệu quả, vừa đảm bảo tính công bằng trong chăm sóc sức khoẻ. Quản
lý TTBYT đã trở thành chìa khoá quyết định sự thành công hay thất bại trong việc
quản lý Bệnh viện, quyết định sự tụt hậu cũng như sự phát triển của Bệnh viện;
phấn đấu là một Bệnh viện tuyến tỉnh có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, có
đội ngũ cán bộ, viên chức y tế phục vụ với chuyên môn nghiệp vụ cao. Bên cạnh
đó, bệnh viện sẽ góp phần tích cực trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân
trên địa bàn có hiệu quả tốt hơn để cùng tham gia vào hệ thống y tế chuyên sâu của
khu vực miền trung.
3.2 Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị Y tế tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Quảng Trị
- Ðảm bảo đủ trang thiết bị y tế cho các tuyến theo quy định của Bộ Y tế, đặc
biệt chú ý đến các trang thiết bị có tần suất sử dụng cao. Đây là mục tiêu hàng đầu
của bệnh viện.
- Từng bước hiện đại hoá trang thiết bị cho các khoa trong bệnh viện nhằm
nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
- Đào tạo đội ngũ vận hành thiết bị theo chỉ định của nhà thầu cung cấp trang
thiết bị. Bệnh viện cần đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành để khai thác
sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm chuẩn trang thiết bị y tế. Tăng cường công
tác đào tạo chuyên khoa và kỹ năng khai thác sử dụng trang thiết bị cho đội ngũ cán
bộ chuyên môn, song song với công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật thiết bị y tế để đáp
ứng nhu cầu cho sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị.
- Ðẩy mạnh nghiên cứu khoa học chuyên ngành trang thiết bị y tế, áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực chuyển giao công nghệ và cung ứng trang thiết bị y tế.
- Nâng cao hiệu quả trong đầu tư mua sắm TTBYT tại bệnh viện, góp phần tiết
kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào cơ sở vật chất chung của bệnh viện
- Tăng cường giám sát, đánh giá công tác nhập TTBYT vào bệnh viện nhằm
hạn chế tối đa những sai sót về kỹ thuật, về số lượng cũng như chất lượng TTBYT.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
83
- Quản lý bảo hành, duy tu và sửa chữa tốt, bảo đảm khi đưa TTBYT vào sử
dụng không xảy ra tình trạng thất thoát và hỏng hóc do lỗi kỹ thuật.
3.3 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị
Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình quản lý TTBYT tại các Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Quảng Trị trong những năm qua, những kết quả đạt được và những hạn
chế còn tồn tại. Với phương hướng đổi mới và hoàn thiện trong thời gian tới, tác giả
xin đề xuất một số gợi ý nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý TTBYT tại các
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới, như sau:
3.3.1 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trong đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế
Hàng năm mặc dù nguồn vốn đầu tư cho mua sắm TTBYT tại bệnh viện Đa
khoa tỉnh Quảng Trị liên tục tăng. Tuy nhiên so với nhu cầu của một bệnh viện Đa
khoa cấp tỉnh thì đáp ứng được khoảng 70-80% nhu cầu TTBYT phục vụ khám
chữa bệnh của bệnh viện. Việc thiếu các TTBYT gây nên những xáo trộn lớn trong
việc bố trí TTBYT phục vụ khám chữa bệnh tại các khoa của bệnh viện. Một trong
những nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ việc thiếu kinh phí cho đầu tư
mua sắm TTBYT tại các cơ sở y tế trong cơ chế tự chủ tài chính hiện nay.
Đây là một đòi hỏi bức thiết hiện nay của ngành y tế tỉnh nhà nói chung và
bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị nói riêng, cần có những giải pháp trước mắt để
giải quyết vấn đề này, cho đến nay Nhà nước cũng đã có những ưu đãi đặc biệt cho
việc đầu tư để trang bị các thiết bị công nghệ cao cho bệnh viện. Việc xác định các
hạng mục ưu tiên mua sắm trước là điều cần thiết. Trong thời gian tới, Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Quảng Trị cần chú trọng đầu tư ưu tiên vào các TTBYT có nhu cầu
cần thiết nhất. Một trong những giải pháp khắc phục tình trạng này là tạo nguồn
vốn, tăng cường đầu tư TTBYT cần thiết. Cụ thể các giải pháp như sau:
- Để tạo nguồn vốn cần có sự huy động kết hợp các nguồn vốn bao gồm nguồn
ngân sách nhà nước, các dự án ODA, vốn vay ưu đãi và thực hiện xã hội hoá trong
công tác đầu tư trang thiết bị y tế;
- Đầu tư trang thiết bị nên đầu tư trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải dẫn đến tình
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
84
trạng thiết bị ở khoa nào cũng thiếu và ưu tiên những TTBYT thông thường, có tần
suất sử dụng cao. Trong khâu lên cấu hình mua sắm TTBYT cần có sự tham gia của
đội ngũ bác sỹ có tay nghề và chuyên môn cao.
- Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, các nguồn viện trợ của các tổ
chức quốc tế, quốc gia và các tổ chức phi chính phủ;
- Xây dựng cơ chế thu hồi vốn để duy trì hoạt động và tái đầu tư trang thiết bị y tế.
3.3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trong quá trình sử dụng trang
thiết bị y tế
Một trong những công cụ quan trọng trong quản lý sử dụng TTBYT tại các
bệnh viện nói chung đó là việc đảm bảo các nguyên tắc quản lý xuất sử dụng và
hoàn trả TTBYT sau mỗi lần sử dụng. Điều đó đòi hỏi phải ghi rõ tên người sử
dụng cho mỗi lần sử dụng hay ghi rõ thời gian mỗi lần sử dụng trong sổ đăng ký,
theo dõi và đặc biệt là cần nắm bắt được tình trạng máy, TTBYT sau mỗi lần sử
dụng để xác định vai trò, trách nhiệm của các cá nhân trong việc quản lý, bảo quản
và sử dụng TTBYT của bệnh viện. Tuy nhiên, kết quả quan sát nghiên cứu nhận
thấy hầu hết những tiêu chí này trong quá trình sử dụng TTBYT tại bệnh viện Đa
khoa tỉnh Quảng Trị hiện nay chưa thực hiện được. Điều đó cho thấy, các tiêu chí
quan trọng nhất trong khâu quản lý sử dụng TTBYT tại bệnh viện Đa khoa Quảng
Trị hiện nay còn nhiều bất cập cần giải quyết. Đây là một trong những yếu kém cần
được khắc phục sớm nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý TTBYT tại bệnh
viện trong thời gian tới. Để khắc phục những yếu kém này, bệnh viện cần phải:
Thứ nhất, lập kế hoạch quản lý, kiểm tra và đánh giá hiệu quả sử dụng TTBYT
và triển khai việc thực hiện đến từng cán bộ công nhân viên.
Thứ hai, đề ra các quy định về công tác báo cáo như tuần/tháng/quý/năm hoặc
đột xuất để nắm bắt thông tin kịp thời. Bên cạnh đó, người quản lý thường xuyên
tiếp cận thực tế để đưa ra những chính sách phù hợp và chính xác.
Thứ ba, tổ chức kiểm tra thường xuyên và định kỳ hồ sơ theo dõi việc sử dụng
TTBYT tại các khoa, phòng để tổng kết đánh giá hiệu quả sử dụng. Tăng cường
kiểm tra giám sát và đánh giá tình hình sử dụng TTBYT trong đơn vị, yêu cầu các
Đại học Kinh tế Huế
Đại họ ki h tế Huế
85
khoa, phòng thực hiện đúng quy trình quản lý TTBYT, đặc biệt là công tác sử dụng
cần ghi đầy đủ các thông tin theo yêu cầu.
Thứ tư, xây dựng kế hoạch công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao
trình độ, kỹ năng sử dụng hằng năm. Cần chú trọng công tác tập huấn và chuyển
giao công nghệ khi thực hiện mua sắm với nhà cung cấp.
Thứ năm, định kỳ có kế hoạch mời chuyên gia, đối tác đã cung cấp TTBYT
đến tập huấn, hướng dẫn khai thác các tính năng thiết bị và giải đáp những thắc mắc
của người sử dụng.
Thứ sáu, tổ chức các buổi thảo luận chuyên đề nhằm đề xuất giải pháp sử dụng
TTBYT có hiệu quả. Kịp thời khen thưởng, động viên những đề xuất đem đến hiệu
quả cải tiến.
3.3.3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trong quá trình sửa chữa, bảo
dưỡng trang thiết bị y tế
Theo kết quả khảo sát của nghiên cứu, hầu hết TTBYT đang sử dụng tại bệnh
viện chưa được định kỳ kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa, công tác này chú trọng
ở những máy móc thiết bị đắt tiền do không đủ nguồn vốn để đầu tư, đổi mới và
thiếu nhân lực thực hiện. Cụ thể, khi tiến hành khảo sát các đối tượng điều tra về
việc thực hiện các quy định trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT tại bệnh
viện tại các khoa, phòng thì chỉ có 14% số người được khảo sát cho rằng có phân
công nhân viên phụ trách bảo dưỡng và 37% số người được khảo sát cho rằng nhân
viên được tập huấn về bảo dưỡng TTBYT.
Bên cạnh đó trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên môn y tế chưa đủ để khai thác
hết công suất TTBYT hiện có, thậm chí chưa đáp ứng kịp những đổi mới về kỹ
thuật và công nghệ. Chất lượng đào tạo, bố trí sử dụng nhân lực chuyên sâu về kỹ
thuật y tế còn thấp so với nhu cầu. Tình trạng do không có kiến thức, nên thiết bị
mua về cán bộ không biết lắp đặt, không biết cách bảo quản, nên thiết bị dễ hỏng và
hao mòn nhanh so với tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất.
Để đạt được mục tiêu: Nâng cao hiệu quả trong đầu tư mua sắm, sử dụng
TTBYT đối với các thiết bị hiện có, tránh gây lãng phí các nguồn kinh phí đã được
Đại học Kinh tế Huế
Đại họ kinh tế Huế
86
đầu tư, giảm được kinh phí đầu tư và mua sắm thêm các thiết bị mới góp phần vào
việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh nhân trong toàn ngành y tế nói
chung, tác giả xin có một số giải pháp đề nghị như sau:
Về kinh phí dành cho bảo trì, sửa chữa: Ban hành quy định về kinh phí dành
cho công tác kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị y tế hàng năm. Trước
mắt, đề nghị nguồn kinh phí này có thể là từ nguồn viện phí, từ NSNN cấp hoặc trích
từ các Dự án Quốc gia dành cho ngành y tế về lĩnh vực đầu tư trang bị TTBYT hoặc
tranh thủ từ các Dự án viện trợ của các tổ chức ngoài nước dành cho y tế.
Về nguồn nhân lực kỹ thuật cao: Đây là một đòi hỏi bức thiết hiện nay và
chúng ta cần có những giải pháp trước mắt để giải quyết vấn đề này, cho đến nay
như chúng ta biết nhà nước đã đầu tư một nguồn kinh phí rất lớn để trang bị các
thiết bị công nghệ cao đến tuyến bệnh viện huyện. Nếu không có nguồn nhân lực kỹ
thuật cao để đảm trách công tác kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa TTBYT nói
chung thì hiệu suất sử dụng sẽ rất thấp và điều này là đồng nghĩa với lãng phí. Cụ
thể các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kỹ thuật cao về
TTBYT như sau:
- Kết hợp với các trường đại học kỹ thuật trong nước và các trung tâm đào tạo
chuyên ngành của nước ngoài để đào tạo cán bộ đại học và sau đại học chuyên
ngành trang thiết bị y tế nhằm nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo đội
ngũ công nhân kỹ thuật thiết bị y tế. Trước mắt, bệnh viện phải dựa vào 3 trường
đại học Bách khoa ở 3 khu vực: Hà Nội, Đà nẵng, Thành phố Hồ chí Minh để đào
tạo kỹ sư chuyên ngành. Chúng ta đòi hỏi phải có nguồn nhân lực cao thì đối với
các trường đào tạo phải có đầu vào ở mức cao. Các trường đại học Bách khoa ở 3
khu vực đạt được điều này.
- Ðưa những nội dung cơ bản về quản lý, kỹ thuật - công nghệ, kỹ năng sử dụng
trang thiết bị y tế vào chương trình đào tạo cán bộ đại học và trung học y, dược.
- Ban hành chính sách phù hợp để bệnh viện có điều kiện tiếp nhận cán bộ kỹ
thuật đã được đào tạo như: kỹ sư y sinh, cử nhân và công nhân kỹ thuật thiết bị y tế.
Không đòi hỏi hoặc yêu cầu quá cao đối với các nhân viên kỹ thuật làm việc trong
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
87
ngành kỹ thuật y tế, đặc biệt là các kỹ sư mới ra trường. Đối với các kỹ sư tốt
nghiệp đạt loại trung bình khá phải sau 3-5 năm trải qua thực tế mới có khả năng
giải quyết được các vấn đề cơ bản về bảo trì, sửa chữa của một chuyên ngành nào
đó trong lĩnh vực TTBYT.
- Tạo điều kiện thuận lợi và thu hút các kỹ sư tốt nghiệp các trường đại học kỹ
thuật đạt loại khá giỏi có nguyện vọng vào làm việc trong ngành TTBYT như xét
tuyển thẳng hoặc rút ngắn thời gian học việc, ấn định thời gian cụ thể vào biên chế.
- Động viên, khuyến khích các nhân viên kỹ thuật đang trực tiếp sử dụng
TTBYT ở bệnh viên được học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh để đọc được các tài
liệu kỹ thuật của các thiết bị công nghệ cao.
Về tài liệu kỹ thuật: Để có được nguồn tài liệu kỹ thuật cũng như các điều
kiện thuận lợi khác cho nhân viên kỹ thuật đáp ứng tốt công tác bảo trì, sửa chữa
thiết bị, bộ phận quản lý TTBYT cần:
- Xin đề nghị với lãnh đạo Sở Y Tế đối với các chương trình, dự án mua sắm
TTBYT đưa ra điều kiện bắt buộc là nhà cung cấp phải cung cấp tài liệu kỹ thuật bản gốc
(Service Manual). Tương tự như vậy đối với Bệnh viện khi đầu tư mua sắm TTBYT.
- Xin đề nghị các Chủ đầu tư-Lãnh đạo Bệnh viện khi nhận được các dự án
đầu tư, mua sắm TTBYT từ các nguồn vốn viện trợ thì yêu cầu các tổ chức viện trợ
lưu ý đến việc bàn giao thiết bị trong đó phải có tài liệu kỹ thuật.
Về chủng loại thiết bị: Sở Y Tế về chiến lược lâu dài định hướng cho bệnh
viện chọn mua đối với từng chủng loại thiết bị có tính đồng nhất về model, hãng sản
xuất. Có được như vậy, thực hiện công tác bảo trì sẽ rất thuận lợi, công tác sửa chữa
sẽ dễ dàng nhanh chóng.
3.3.4 Nhóm giải pháp khác
3.3.4.1 Tạo môi trường để trang thiết bị y tế hoạt động đúng chức năng và
được khai thác hết tính năng kỹ thuật
Song song với việc đầu tư TTBYT mới thì bệnh viện cần chú ý đến công tác
xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ khai thác TTBYT như:
- Xây dựng các phòng sử dụng TTBYT đảm bảo đúng quy định về diện tích, kết
cấu, màu sắc.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
88
- Nguồn điện cung cấp cho các TTBYT phải đảm bảo an toàn và đúng yêu cầu
kỹ thuật. Bố trí ánh sáng phải phù hợp cho từng TTBYT. Chú ý khai thác tối đa
nguồn ánh sáng tự nhiên, môi trường thân thiện.
- TTBYT phải được bố trí gọn gàng, khoa học, đảm bảo thao tác dễ dàng, thoải
mái nhưng dễ quản lý.
- Nên lắp đặt máy điều hòa đối với những TTBYT dễ bị tác động bởi nhiệt độ
môi trường nhằm đảm bảo chất lượng tuổi thọ của thiết bị.
3.3.4.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trang thiết bị y tế
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý TTBYT là biện pháp
cần thiết vì nó không những giúp nhà quản lý kịp thời nắm bắt thông tin, đề xuất,
kiến nghị của các khoa, phòng để đưa ra những quyết định quản lý chính xác, kịp
thời mà còn giúp người quản lý truy xuất thông tin một cách nhanh chóng bao gồm
công tác thông kê số liệu, tình trạng thiết bị, tình hình sử dụng, công tác bảo quản
và thanh lý. Muốn đạt được mục tiêu trên, bệnh viện cần phải:
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch tổng thể và triển khai từng bước ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý trang thiết bị y tế. Lập kế hoạch dự trù kinh phí đầu tư
xây dựng hệ thống công nghệ thông tin bằng cách trang bị phần mềm quản lý tài sản
như: quản lý công tác đầu tư mua sắm, quản lý danh mục tài sản, quản lý công tác
sử dụng, tính toán khấu hao và tuổi thọ thiết bị, quản lý công tác bảo trì, bảo dưỡng,
quản lý công tác thanh lý tài sản.
Thứ hai, xây dựng các biểu mẫu lấy ý kiến của cán bộ công nhân viên về những
vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý TTBYT tại bệnh viện, ứng dụng phần mềm công
nghệ thông tin để xử lý thống kê nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý.
Thứ ba, định hướng thế hệ kỹ thuật - công nghệ của thiết bị y tế cần trang bị
cho từng tuyến, từng khu vực để đảm bảo việc nối mạng, truyền số liệu hình ảnh
trong từng cơ sở, từng khu vực và trong toàn ngành, đáp ứng nhu cầu tư vấn chẩn
đoán, điều trị và đào tạo từ xa.
Thứ tư, thành lập các diễn đàn qua mạng internet để trao đổi, học hỏi kinh
nghiệm trong quản lý, sử dụng, bảo quản và thanh lý TTBYT.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
89
Thứ năm, cung cấp các tài liệu, hướng dẫn sử dụng TTBYT, các quy định, quy
trình liên quan đến công tác quản lý TTBYT trên trang web của bệnh viện để tất cả
cán bộ có thể tham khảo ở mọi thời điểm, mọi nơi khi có nhu cầu.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập, nguyên nhân trong
công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã được đề
cập trong chương 2, ở chương này tác giã đã đưa ra những phương hướng, mục đích
cần thực hiện trong thời gian tới. Tác giả đề xuất 4 nhóm gợi ý nhằm hoàn thiện
công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị như sau:
Thứ nhất, nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trong đầu tư mua sắm
trang thiết bị y tế.
Thứ hai, nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trong quá trình sử dụng
trang thiết bị y tế.
Thứ ba, nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trong quá trình sửa chữa,
bảo dưỡng trang thiết bị y tế
Thứ tư, nhóm giải pháp khác như tạo môi trường để trang thiết bị y tế hoạt
động đúng chức năng và được khai thác hết tính năng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý trang thiết bị y tế.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học ki
tế Huế
90
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Quản lý trang thiết bị y tế tại các bệnh viện công lập là một vấn đề hết sức
phức tạp và mới mẻ, không chỉ tác động đến các cơ sở cung ứng dịch vụ và người
sử dụng dịch vụ, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến cả hệ thống y tế, đặc biệt có ý nghĩa
vô cùng to lớn đối với các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói chung
và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị nói riêng.
Ngày nay, mối quan hệ của người bệnh với bệnh viện là mối quan hệ giữa
người cung cấp dịch vụ và người trả giá cho những dịch vụ đó. Đồng thời, bệnh
viện công nói chung không còn “độc quyền” như trước mà hệ thống dịch vụ y tế tư
nhân được phép tự do hoạt động theo luật hành nghề y dược. Do đó, bên cạnh việc
quản lý, thực hiện tốt công tác chuyên môn khám chữa bệnh để đảm bảo chất lượng
chăm sóc sức khỏe nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội thì quản lý trang thiết bị y tế
cũng là một yếu tố quyết định sự tụt hậu hay phát triển của bệnh viện. Thực tế trên
đòi hỏi bệnh viện cần có cơ chế quản lý trang thiết bị y tế phù hợp và yếu tố quan
trọng góp phần quản lý có hiệu quả các chủng loại TTBYT trong bệnh viện đó là bộ
phận nhân viên đủ trình độ, năng lực đáp ứng nhiệm vụ quản lý TTBYT và thực
hiện tốt công tác tham mưu cho Ban giám đốc về hoạt động của bệnh viện.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, tôi nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Hoàn
thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị” với
mong muốn tìm hiểu thực trạng công tác quản lý trang thiết bị y tế để chỉ ra những
thành tựu, vấn đề còn tồn tại, những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân dẫn đến
tồn tại trong công tác quản lý, sử dụng các trang thiết bị y tế. Từ đó, định hướng đề
xuất một số gợi ý chính sách phát triển hệ thống trang thiết bị y tế theo hướng bền
vững cho bệnh viện trong thời gian tới.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, hệ thống trang
thiết bị y tế của các bệnh viện đã được nâng cấp. Nhiều thiết bị cơ bản và công nghệ
cao được mua sắm. Bên cạnh sự đầu tư từ ngân sách Nhà nước và viện trợ, bệnh
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
91
viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã từng bước mở rộng xã hội hóa, bước đầu đã huy
động tài chính dưới các hình thức liên doanh, liên kết đặt máy hoặc đặt máy độc
quyền cung cấp hóa chất. Đa phần các thiết bị nhập về được sử dụng đúng mục đích
và có hiệu quả. Nhìn chung, công tác quản lý đầu tư mua sắm TTBYT khá chặt chẽ
từ khâu lập kế hoạch đến quản lý nguồn nhập máy móc thiết bị.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, công tác quản lý TTBYT
vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: tình trạng TTBYT ở bệnh viện Đa khoa tỉnh
Quảng Trị hiện nay vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ; hầu hết TTBYT đang sử dụng tại
bệnh viện chưa được định kỳ kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa; trình độ của đội
ngũ cán bộ chuyên môn y tế chưa đủ để khai thác hết công suất TTBYT hiện có;
chất lượng đào tạo, bố trí sử dụng nhân lực chuyên sâu về kỹ thuật y tế còn thấp so
với nhu cầu; công tác bảo dưỡng tại bệnh viện gặp nhiều khó khăn vì không có cán
bộ kỹ thuật chuyên trách công tác bảo dưỡng, vận hành, kiểm tra chất lượng trang
thiết bị
Từ những phân tích, đánh giá thực trạng về công tác quản lý TTBYT tại Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác này gồm:
- Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trong đầu tư mua sắm TTBYT.
- Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trong quá trình sử dụng TTBYT
- Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trong quá trình sửa chữa, bảo
dưỡng TTBYT
- Nhóm giải pháp khác như tạo môi trường để TTBYT hoạt động đúng chức
năng và được khai thác hết tính năng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý trang thiết bị y tế.
Những gợi ý nêu trên sát thực với tình hình thực tế tại tỉnh Quảng trị và có giá
trị thực tiễn trong quá trình triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để các gợi ý trên có tính
khả thi đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ, tổ chức một cách khoa học, phù hợp với
điều kiện thực tiễn tại địa phương.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
92
2. KIẾN NGHỊ
2.1 Đối với Bộ y tế
- Ban hành quy chế cụ thể về công tác quản lý trang thiết bị y tế tại các cơ sở y
tế công.
- Hàng năm nên tổ chức hội chợ giới thiệu thiết bị mẫu và sớm thông báo đơn
giá thiết bị để các bệnh viện chủ động trong việc phân bổ dự toán của năm.
- Có cơ chế để mở rộng mối liên kết giữa bệnh viện, các viện nghiên cứu, các
cơ sở sản xuất để tạo điều kiện thuận lợi trong việc sản xuất các TTBYT phù hợp
với thực tiễn
- Cần có các chính sách tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhập khẩu TTBYT,
giảm thiểu tối đa các thủ tục nhập khẩu nhằm rút ngắn thời gian trong việc sửa
chữa, thay thế và mua mới TTBYT trong các bệnh viện
- Tăng cường hơn nữa công tác đào tạo cán bộ quản lý TTBYT, dần gỡ bỏ cơ
chế kiêm nhiệm trong quản lý TTBYT tại các bệnh viện.
- Có chính sách đãi ngộ cho các kỹ sư điện tử y sinh khi muốn làm việc tại các
bệnh viện tuyến Tỉnh.
2.2 Đối với Sở y tế tỉnh Quảng Trị
- Cần xây dựng đề án về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trung tâm bảo trì
TTBYT của các bệnh viện các cấp, trình Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh phê duyệt
để các bệnh viện có cơ sở triển khai thực hiện và huy động các nguồn lực đầu tư.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về công tác mua sắm đấu thầu
TTBYT và đặc biệt là công tác quản lý và sử dụng.
- Trong chương trình bồi dưỡng, đào tạo cán bộ y tế hàng năm nên dành một
lượng thời gian nhất định để bồi dưỡng kỹ năng sử dụng TTBYT cho cán bộ tại các
trung tâm y tế nói chung và ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị nói riêng.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về công tác
quản lý TTBYT.
- Cung cấp tài liệu kỹ thuật mới về TTBYT.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (1997), Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT, ngày 19/9/1997, Về việc
ban hành quy chế bệnh viện, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2001), Quản lý bệnh viện, Nhà xuất bản y học, Hà Nội
3. Bộ Y tế (2002), Quyết định số 437/QĐ-BYT, ngày 20/02/2002, Về việc ban
hành danh mục trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 162/2014/TT-BTC, ngày 06/11/2014, Về việc
Quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan Nhà nước,
đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước, Hà Nội.
5. Bộ Y tế (2016), Quyết định số 4125/QĐ-BYT, ngày 29/7/2016, Phê duyệt kế
hoạch triển khai các nội dung của Nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của
Chính phủ, Hà Nội.
6. Bộ Y tế (2016), Thông tư 39/2016/TT-BYT, ngày 28/10/2016, Về việc quy định
chi tiết việc phân loại trang thiết bị y tế, Hà Nội.
7. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị (2014 - 2016), Báo cáo của các phòng VT-
TBYT, phòng Tổ chức cán bộ, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng TCKT, Quảng Trị.
8. Chính phủ (2016), Nghị định số 36/2016/NĐ-CP, ngày 15/5/2016, Về quản lý
trang thiết bị y tế, Hà Nội.
9. Hội thiết bị Y tế Việt Nam (2013), Báo cáo Hội thảo khoa học “ Nâng cao
hiệu quả quản lý, cập nhật thông tin kỹ thuật và công nghệ trang thiết bị y tế”, Đà
Nẵng.
10. Hội thiết bị Y tế Việt Nam (2017), Báo cáo Hội thảo thường niên “ Nâng
cao năng lực quản lý trang thiết bị y tế, cập nhật thông tin khoa học- công nghệ, kỹ
thuật thiết bị y tế”, Đà Nẵng.
11. Hoàng Đình Sơn (2015), Nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế tại
Bệnh viện Bãi Cháy tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Trường Đại
học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
12. PGS. TS. Trần Văn Giao (2011), Quản lý tài chính công và công sản, Nhà
xuất bản Học viện hành chính Quốc gia, Hà Nội.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
94
13. Quốc hội (2017), Luật quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14, ngày
21/06/2017, Hà Nội.
14. Trần Xuân Thắng (2016), Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại
học Quốc tế Hồng Bàng, Thành phố Hồ Chí Minh.
15. Website của Bộ Y tế www.moh.gov.vn
16. Website của Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị www.quangtrihospital.vn
17. Website của Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam www.bvdkquangnam.vn
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
95
PHỤ LỤC 1
1. BM.12.HT.01: Dự trù Vật tư (Kế hoạch năm) của các đơn vị
2. BM.12.HT.02: Dự trù TTBYT của các đơn vị
3. BM.12.HT.03: Sổ nhận hàng
4. BM.12.HT.04: Phiếu nhập kho
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
96
BỆNH VIỆN ĐK TỈNH QT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đơn vị: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng Trị, ngày tháng năm
PHIẾU DỰ TRÙ TRANG THIẾT BỊ
Kính gửi:
- Ban Giám đốc Bệnh viện
- Phòng Tài chính kế toán
- Phòng Vật tư thiết bị y tế
(Trình bày nội dung. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
Xin trân trọng cảm ơn!
TRƯỞNG PHÒNG VẬT TƯ TBYT LÃNH ĐẠO KHOA, PHÒNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
BM.12.HT.01
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
97
BAN GIÁM ĐỐC DUYỆT
BỆNH VIỆN ĐK TỈNH QT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đơn vị: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng Trị, ngày tháng năm
PHIẾU DỰ TRÙ THÁNG. . . NĂM . . .
Kính gửi: Phòng Vật tư thiết bị y tế
STT Tên Vật tư, Hàng hóa Đơn vị
Số
lượng Ghi chú
PHÒNG VẬT TƯ TBYT LÃNH ĐẠO KHOA, PHÒNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
B M.12.HT.02
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
98
Phòng Vật tư - Trang thiết bị Y tế
SỔ NHẬN HÀNG
Ngày/tháng Tên đơn vị giao hàng Tên thiết bị Đơn vị
Số
lượng
Hóa đơn
Người giao
hàng
Ghi chú
BM.12.HT.03
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
Đơn vị: Bệnh viện ĐK tỉnh QT
Bộ phận: ............................
Mã đơn vị SDNS: .............. Mẫu số C21-HĐ
(Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ-BTC
Ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Phiếu Nhập kho
Ngày.... tháng....năm....
Số: .... Nợ TK.....
Có TK.....
Họ tên người nhận hàng: ....................... Địa chỉ (bộ
phận)............................
Lý do nhập kho: Tháng.... năm.......................................
Nhập tại kho (ngăn lô): Kho Máy Địa điểm...........................
STT
Tên, nhãn hiệu, quy
cách, phẩm chất vật
tư, dụng cụ sản
phẩm, hàng hóa
Mã
số
Đơn
vị
tính
Số lượng
Đơn giá Thành
tiền
Yêu
cầu
Thực
xuất
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17. Tổng x x x x x x
Tổng số tiền: (viết bằng chữ): .................................................................
Số chứng từ kèm theo: ............................................................................
Ngày.... tháng ....năm....
Người lập Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởn Thủ trưởng đơn vị
(ký ,họtên)(ký ,họ tên) (ký, họ tên) (hoặc phụ trách bộ phận) (ký ,họ tên, đóng dấu)
BM.12.HT.04
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
100
PHỤ LỤC 2
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
Xin chào Anh/Chị,
Tôi tên Trương Thị Hồng Linh, học viên cao học ngành quản lý kinh tế của trường
Đại Học Kinh tế Huế. Hiện tại, tôi đang tiến hành thực hiện đề tài “Hoàn thiện công
tác quản lý Trang thiết bị Y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị” nhằm mục
tiêu nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại Bệnh viện. Rất mong Quý đồng nghiệp
dành chút thời gian trả lời đầy đủ, khách quan, chính xác. Tất cả ý kiến trong bảng
câu hỏi bày là thông tin hữu ích cho nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn!
THÔNG TIN NGƯỜI ĐIỀN PHIẾU
A1. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ A2. Tuổi: .............................
A3. Chuyên môn đào tạo chính: 1. Bác sỹ
2. Dược sỹ
3. Điều dưỡng, hộ sinh
4. Kỹ thuật viên
5. Khác (ghi rõ)...
A4. Bằng cấp cao nhất của Ông/Bà: 1. Trung cấp
2. Cao đẳng
3. Đại học
4. Cao học, CKI
5. Tiến sỹ, CKII
6. Khác (ghi rõ).....
A5. Số năm công tác trong ngành Y: ................................
A6. Số năm công tác tại bệnh viện hiện nay: ...................
A7. Vị trí công tác
hiện tại:
1. Lãnh đạo bệnh viện
2. Trưởng khoa/phòng/ trung tâm
3. Phó khoa/phòng
4. NV biên chế/hợp đồng
dài hạn
5. Hợp đồng ngắn hạn
6. Khác (ghi rõ).....
A8. Phạm vi hoạt
động chuyên môn:
1. Khối hành chính
2. Cận lâm sàng
3. Nội
4. Ngoại
5. Sản
6. Nhi
7. Truyền nhiễm
8. Chuyên khoa lẻ (mắt, TMH,
RHM)
9. Các khoa không trực tiếp KCB
10. Dược
11. Dự phòng
12. Khác (ghi rõ) ...
A9. Anh/Chị có được phân công kiêm nhiệm nhiều
công việc không?
1. Không kiêm nhiệm
2. Kiêm nhiệm 2 công việc
3. Kiêm nhiệm từ 3 công việc trở
lên
A10. Trung bình Anh/Chị trực mấy lần trong một tháng? .................. lần
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
101
Quý đồng nghiệp đánh dấu gạch chéo vào câu trả lời của mình cho từng câu hỏi
dưới đây:
Câu 1: Anh/chị có tham gia vào công tác lập kế hoạch mua sắm?
A. Không tham gia
B. Tham gia gián tiếp
C. Tham gia trực tiếp
Câu 2: Đánh giá của Anh/chị về tỷ lệ đáp ứng theo kế hoạch mua TTBYT tại
khoa, phòng nơi mình công tác?
A. 40-50%
B. 50-60%
C. 60-70%
D. 70-80%
E. Trên 80%
Câu 3: Các nội dung quy định sử dụng TTBYT được thực hiện nơi khoa/phòng
anh chị công tác gồm những nội dung nào (Chọn nhiều hơn 1 đáp án)?
A. Phân công nhân viên phụ trách
B. Có sổ quản lý, địa điểm lắp đặt
C. Có đầy đủ tài liệu kỹ thuật và tài liệu hướng dẫn sử dụng
D. Quy định sử dụng TTBYT tại khoa
E. Lập hồ sơ lý lịch máy cho tất cả các thiết bị trong phạm vi quản lý
F. Xây dựng quy trình vận hành, bảo trì và an toàn sử dụng
G. Nhân viên y tế được tập huấn về sử dụng TTBYT
H. Làm thủ tục thanh lý TTBYT hằng năm
I. Theo dõi hoạt động của TTBYT
J. Kiểm kê, giám sát hàng năm
Câu 4: Các nội dung quy định bảo dưỡng TTBYT được thực hiện nơi
khoa/phòng anh chị công tác gồm những nội dung nào (Chọn nhiều hơn 1 đáp án)?
A. Phân công nhân viên phụ trách bảo dưỡng
B. Có trang thiết bị thay thế
C. Có đầy đủ tài liệu kỹ thuật
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
102
D. Thực hiện giám sát sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa
E. Kiểm tra TTBYT hàng năm
F. Có kế hoạch bảo dưỡng định kỳ
G. Xây dựng quy trình, tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng, sửa chữa
H. Nhân viên y tế được tập huấn về bảo dưỡng TTBYT
Câu 5: Trong năm 2016, các TTBYT sử dụng tại khoa, phòng nơi Anh/chị công
tác có bị hư hỏng không. Nếu có thì thời gian sửa chữa trong khoảng thời gian
bao lâu kể từ khi có đề nghị ?
A. 1 – 3 ngày
B. 1 tuần
C. 1 tháng
D. Trên 1 tháng
E. Không sửa được
Quý đồng nghiệp đánh dấu gạch chéo vào một số từ 1 đến 5, tương ứng với nhận
xét từ rất kém đến rất tốt cho từng câu hỏi dưới đây:
là: là: là: là: là:
Rất không hài
lòng
hoặc: Rất kém
(Không thường
xuyên)
Không hài lòng
hoặc: Kém
(Không thường
xuyên)
Bình thường
hoặc: Trung
bình
(Thường xuyên)
Hài lòng
hoặc: Tốt
(Thường
xuyên)
Rất hài lòng
hoặc: Rất tốt
(Rất thường
xuyên)
Câu 6: Sự hài lòng về công tác quản lý đầu tư, mua sắm TTBYT
6.1 Công tác quản lý TTBYT trong khâu lập kế hoạch mua sắm
6.2 Công tác quản lý nguồn nhập TTBYT
Câu 7: Sự hài lòng về công tác quản lý trong quá trình sử dụng TTBYT
7.1 Chất lượng của TTBYT trong quá trình sử dụng
Câu 8: Sự hài lòng về công tác quản lý trong quy trình sửa chữa TTBYT
8.1 Lập yêu cầu sửa chữa
8.2 Tiếp nhận và kiểm tra
8.3 Tổ chức sửa chữa
8.4 Nghiệm thu, ghi sổ
8.5 Thanh toán
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
2 3 4 51
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kin tế Huế
103
Câu 9: Anh/Chị có ý kiến hoặc đề xuất nào khác với lãnh đạo bệnh viện về quản
lý TTBYT tại đơn vị?
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình cung cấp thông tin của Quý đồng nghiệp
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_cong_tac_quan_ly_trang_thiet_bi_y_te_tai_benh_vien_da_khoa_tinh_quang_tri_3834_2076225.pdf