Luận văn Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình

Hệ số xác định R2 = 0,641 và R2 hiệu chỉnh = 0,626 chứng tỏ mô hình hồi quy đã xây dựng phù hợp với bộ dữ liệu đến mức 64,1%. Hay nói cách khác 64,1% biến phụ thuộc “Chất lượng thẩm định tín dụng” được giải thích bởi sự tác động của 05 biến độc lập, còn lại 35,9% là do ảnh hưởng của các nhân tố khác mà mô hình chưa ước lượng được (yếu tố nằm ngoài mô hình, ví dụ: các yếu tố khách quan, tình hình kinh tế, chính sách chỉ phủ.). Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, các biến độc lập (Cán bộ thẩm định, Quy trình thẩm định, Phương pháp và phương tiện thẩm định, Nguồn thông tin phục vụ thẩm định và Chỉ tiêu thẩm định) đều có tác động cùng chiều (tích cực) đến biến phụ thuốc “Chất lượng thẩm định tín dụng” vì hệ số hồi quy của các biến độc lập đều dương (lớn hơn 0) và đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% (các giá trị Sig. đều < 0,05).

pdf122 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hành kiểm định T-test ở độ tin cậy 95% cho các biến trong nhóm yếu tố nguồn thông tin phục vụ thẩm định tài sản đảm bảo gồm 04 biến là NTT1 (Ngân hàng được cung cấp thông tin ổn định, liên tục), NTT2 (Ngân hàng được cung cấp các thông tin có độ chính xác cao, đáng tin cậy), NTT3 (Ngân hàng có tích cực chủ động tìm kiếm và khai thác nguồn thông tin thẩm định) và NTT4 (Ngân hàng được cung cấp thông tin một cách đầy đủ) đều nhận được giá trị Sig > 0,05, do đó đề tài đi đến kết luận là các biến NTT1, NTT2, NTT3 và NTT4 đều được khách hàng đánh giá ở mức bình thường. 5. Chỉ tiêu thẩm định tài sản đảm bảo Trường Đại học Kinh tế Huế 72 Bảng 2.20: Đánh giá của khách hàng về chỉ tiêu thẩm định tài sản đảm bảo Các biến điều tra Ý kiến đánh giá (%) Mean Giá trị kiểm định Sig Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung bình Đồng Ý Hoàn toàn đồng ý CTTĐ1: Các chỉ tiêu thẩm định là đầy đủ (định tính, định lượng, rủi ro) 0,0 33,3 36,7 13,3 16,7 3,13 3,00 0,171 CTTĐ2: Các chỉ tiêu thẩm định được sử dụng một cách hợp lý (linh hoạt với đặc điểm của khoản vay) 0,0 20,0 23,3 16,7 40,0 3,77 4,00 0,032 CTTĐ3: Các chỉ tiêu thẩm định được tính toán chính xác 3,3 30,0 30,0 30,0 6,7 3,07 3,00 0,067 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra Biến Các chỉ tiêu thẩm định là đầy đủ (định tính, định lượng, rủi ro) (CTTĐ1) được 30% trong tổng số 120 khách hàng tham gia phỏng vấn đánh giá ở mức đồng ý và hoàn toàn đồng ý, 36,7% đánh giá bình thường và tỷ lệ khách hàng đánh giá ở mức không đồng ý là 33,3%. Giá trị trung bình mean = 3,13 cao hơn giá trị kiểm định 3,00. Tiến hành kiểm định với độ tin cậy 95% thu được giá trị Sig = 0,232 (>0,05), nên biến Biến Các chỉ tiêu thẩm định là đầy đủ chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình. Biến Các chỉ tiêu thẩm định được sử dụng một cách hợp lý (linh hoạt với đặc điểm của khoản vay) (CTTĐ2) được 40,0% khách hàng tham gia phỏng vấn đánh giá ở mức hoàn toàn đồng ý, 16,7% đánh giá ở mức đồng ý, 23,3% đánh giá ở mức không đồng ý, còn số lượng khách hàng còn lại đánh giá ở mức không đồng ý. Giá trị trung bình mẫu mean = 3,77 thấp hơn giá trị kiểm định 4,00. Cho thấy các Chỉ tiêu thẩm định chưa được sử dụng một cách hợp lý, linh hoạt cho từng khoản vay. Trường Đại học Kinh ế Huế 73 Biến Các chỉ tiêu thẩm định được tính toán chính xác (CTTĐ3) có 6,7% khách hàng tham gia khảo sát đánh giá ở mức hoàn toàn đồng ý, tỷ lệ khách hàng đánh giá ở mức đồng ý, bình thường và không đồng ý bằng nhau 30,0%, chỉ có 3,3% khách hàng đánh giá hoàn toàn không đồng ý. Giá trị trung bình mẫu mean = 3,07 lớn hơn giá trị kiểm định 3,00. Tuy nhiên, sau khi tiến hành kiểm định ở độ tin cậy 95% thu được Sig = 0,067 (>0,05) nên đề tài đi đến kết luận khách hàng đánh giá biến CTTĐ3 ở mức bình thường. 2.4. Đánh giá tổng quát về công tác thẩm định TSĐB cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng NHNo&PTNT Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình. 2.4.1. Những kết quả đạt được Việc tổ chức quản lý công tác thẩm định TSĐB trong cho vay DN tại chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình thực hiện đúng theo quy trình của NHNo&PTNT . Có sự phân công chức năng nhiệm vụ đến cán bộ và phòng ban rõ ràng đã phát huy tốt năng lực của từng cán bộ cũng như trách nhiệm của của các cá nhân liên quan. Chi nhánh gắn quyền hạn và trách nhiệm cho CBTD trong công việc nhằm nâng cao chất lượng làm việc của CBTD, công tác thẩm định TSĐB được an toàn và hiệu quả hơn. Chi nhánh quản lý tách biệt giữa bộ phận soạn thảo, thẩm định hồ sơ vay vốn: Phòng tín dụng và bộ phận giải ngân tiền vay, quản lý TSĐB : Phòng kế toán – ngân quỹ nhằm hạn chế những tiêu cực, rủi ro xảy ra. Các hồ sơ thẩm định TSĐB đều có sự tham gia, kiểm soát khá chặt chẽ của lãnh đạo phòng, lãnh đạo chi nhánh, nhờ đó hạn chế được phần nào sai sót và những rủi ro trong việc xác định giá trị TSĐB. Chi nhánh luôn chủ động áp dụng các biện pháp, chủ trương để đa dạng hóa các loại tài sản thế chấp, cầm cố trong danh mục TSĐB của mình phù hợp với danh mục chung của NHNo&PTNT quy định. Quy trình nhận và kiểm tra hồ sơ TSĐB của CBTD tại chi nhánh luôn được tuân thủ một cách cẩn trọng. Cán bộ tín dụng luôn đối chiếu với danh mục TSĐB chi nhánh không được nhận làm bảo đảm tiền vay giúp tiết kiệm được thời gian của chi nhánh cũng như khách hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế 74 Thời gian xử lý TSĐB thu hồi nợ và số lượng khoản vay có thời gian xử lý TSĐB kéo dài tại chi nhánh qua các năm giảm dần cho thấy chất lượng công tác thẩm định TSĐB được nâng cao. Trong những năm gần đây công tác tái thẩm định TSĐB được chi nhánh quan tâm hơn, với số lần tái thẩm định trong một năm tăng dần sẽ hạn chế những rủi ro phát sinh trong quá trình xử lý TSĐB. Các món vay vượt thẩm quyền cấp tín dụng của chi nhánh đều được gửi lên hội sở NHNo&PTNT để tái thẩm định và phê duyệt đã góp phần hạn chế rủi ro cho vay cũng như nâng cao kết quả công tác thẩm định TSĐB trong cho vay DN. Chi nhánh có lợi thế về đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, năng nổ, chịu được áp lực công việc cao giúp hoạt động tín dụng nói chung cũng như hoạt động thẩm định nói riêng được thuận lợi. Có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, gắn quyền hạn và trách nhiệm của mình vào công việc. Từ đó nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng đồng nghĩa là việc thực hiện bảo đảm tiền vay sẽ an toàn, hiệu quả hơn. Trong công tác thẩm định TSĐB, chi nhánh đã áp dụng hợp lý phương pháp thẩm định TSĐB, áp dụng phương pháp so sánh và phương pháp chi phí. Các phương án này là phù hợp với việc thẩm định các tài sản là bất động sản đất đai, nhà ở, công trình xây dựng, mà đây là loại TSĐB phổ biến tại chi nhánh. Từ năm 2014 – 2016 công tác thẩm định TSĐB của chi nhánh cũng có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Về số lượng, khối lượng hồ sơ thẩm định TSĐB gia tăng liên tục. Về chất lượng, thời gian để thực hiện thẩm định một bộ hồ sơ TSĐB ngày càng thu hẹp lại chứng tỏ trình độ và khả năng xử lý hồ sơ của cán bộ thẩm định ngày càng cao hơn. Chi nhánh đánh giá đúng vai trò khâu thẩm định TSĐB trong quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp, xem kết quả thẩm định tài sản là một trong những căn cứ để ra quyết định cho vay khách hàng, dó đó góp phần giảm bới những tổn thất trong kinh doanh, hiệu quả không ngừng tăng lên, mức độ an toàn được nâng cao. Trường Đại học Kinh tế Huế 75 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1. Hạn chế Bên cạnh những kết quả mà chi nhánh đạt được, trong quá trình thưc hiện công tác thẩm định TSĐB trong cho vay khách hàng DN vẫn còn tồn tại những hạn chế sau: Một là toàn bộ cán bộ tín dụng đều tốt nghiệp từ các ngành kinh tế như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh. Chưa có cán bộ thẩm định nào được đào tạo đúng chuyên ngành thẩm định giá. Điều đó ảnh hưởng khá lớn về chuyên môn của cán bộ. Hơn nữa công việc từ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ vay và đăng ký thông tin vay vốn đều tập trung giao cho 01 CBTD, làm công tác thẩm định thiếu khách quan, tạo cơ hội cho một số cán bộ cấu kết với khách hàng định giá TSĐB cao hơn so với giá trị thực tế làm phát sinh rủi ro đạo đức. Hai là nguồn thông tin khách hàng mà cán bộ tín dụng có được chủ yếu là do khách hàng cung cấp nên thông tin chưa có độ chính xác cao, đáng tin cậy. Vẫn có những trường hợp khách hàng vay có ý đồ từ trước gây khó khăn không nhỏ cho cán bộ tín dụng. Ba là phương pháp định giá được chi nhánh áp dụng chủ yếu là phương pháp so sánh có kết hợp phương pháp chi phí trong việc ước tính giá trị phần nhà trên thửa đất cần thẩm định. Tuy nhiên, cán bộ thẩm định chưa nêu rõ trong hồ sơ việc áp dụng cơ sở giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường, việc ước tính, điều chỉnh thông tin các tài sản so sánh với tài sản được thẩm định không có sơ sở rõ ràng, chưa lý giải được cơ sở điều chỉnh của mình. Trong một số trường hợp tài sản thẩm định giá là tài sản không phổ biến, thiếu thông tin giao dịch trên thị trường, tài sản sử dụng cho những mục đích riêng biệt, tài sản chuyên dụng, thì việc sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp chi phí không thực sự cho ra kết quả chính xác. Việc ít sử dụng, thậm chí không áp dụng các phương pháp khác để kiểm tra lại kết quả thẩm định làm công tác này thiếu chuẩn xác. Bốn là thẩm định tính pháp lý của TSĐB, chính sách thẩm định TSĐB của chi nhánh chưa hướng dẫn đối với từng trường hợp cụ thể, vì vậy chi nhánh vẫn gặp Trường Đại học Kin tế Huế 76 nhiều vướng mắc khi thực hiện. Việc thẩm định khả năng chuyển nhượng còn gặp nhiều khó khăn do thị trường giao dịch tài sản trong nước nhiều biến động, làm ảnh hưởng đến giá cả các loại TSĐB và khả năng chuyển nhượng trên thị trường. Năm là công tác tái thẩm định TSĐB sau khi cho vay mặc dù đã được quan tâm tuy nhiên một số trường hợp còn mang tính hình thức, chỉ thể hiện trên bề mặt hồ sơ để đảm bảo chứng từ đối với hồ sơ tín dụng chứ không thực sự thẩm định thực tế lại TSĐB. Sáu là thủ tục phát mại tài sản rườm rà khi khách hàng không trả được nợ, chi nhánh buộc phải xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên đây không phải là công việc đơn giản, để xử lý được, chi nhánh phải làm đơn khởi kiện đến tòa án kinh tế để giải quyết và chỉ khi có quyết định chi nhánh mới được tổ chức bán đấu giá tài sản. Đây là hạn chế rất lớn đối với công tác bảo đảm tiền vay của NHNo&PTNT Chi nhánh Quảng Bình nói riêng và các NHTM nói chung. Vì việc qua Tòa án phải mất rất nhiều thời gian, tốn kém chi phí, hơn nữa đến khi được quyền xử lý tài sản thì tài sản đó có thể đã bị mất giá trị, dẫn tới số vốn thu lại được không nhiều so với những gì ta bỏ ra để có được nó. Chính vì vậy, đến với tòa án là biện pháp cuối cùng sau một loạt các biện pháp khác như thương lượng, thuyết phụckhách hàng không thành công. 2.3.3 Nguyên nhân Trước hết phải kể đến đó là trình độ chuyên môn của những cán bộ tín dụng. Những năm qua Chi nhánh tuyển dụng cán bộ có bằng cấp Đại học về lĩnh vực Tài chính Ngân hàng, Kế toán mà chưa thực sự chú trọng tuyển dụng cán bộ về thẩm định giá. Mặt khác đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh còn khá trẻ, nhìn chung kinh nghiệm thực tế chưa nhiều. Trong khi đó, đối tượng khách hàng đến với ngân hàng rất đa dạng và phong phú, từ nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, có những ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ rất cao. Việc thẩm định đánh giá lại chủ yếu dựa trên các chỉ tiêu tài chính và hiệu quả kinh tế nên việc kết luận của cán bộ tín dụng thiếu toàn diện là điều tất yếu. Chi nhánh chưa xây dựng được hệ thống thông tin mang tính chuyên nghiệp và hiện đại. Công nghệ thông tin ứng dụng trong chi nhánh còn nhiều hạn chế. Các Trường Đại ọc Ki tế Huế 77 phần mềm xử lý hay bị lỗi hoặc nghẽn không sử dụng được khi có nhiều máy cùng một lúc hoạt động dẫn tới việc quản lý tài sản bảo đảm chưa thực sự hiệu quả, chưa được tổ chức một cách khoa học và hợp lý. Do phương pháp so sánh dễ sử dụng nên CBTD thường áp dụng chung cho tất cả các loại tài sản mà không để ý đến tính chất đặc thù của từng loai loại tài sản. Đối với những phương pháp thẩm định giá có kỹ thuật phức tạp như phương pháp thu nhập, phương pháp thặng dư, phương pháp lợi nhuận việc áp dụng nhuần nhuyễn đòi hỏi cán bộ phải có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo đúng chuyên ngành và có nhiều kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực. Trong khi đó hầu hết cán bộ của chi nhánh còn trẻ, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, phần lớn tốt nghiệp các trường khối kinh tế nên hiểu biết về: kiến trúc, xây dựng, bất động sản, máy móc thiết bị còn hạn chế. Nền kinh tế ngày càng phát triển buộc các ngân hàng cạnh tranh gay gắt để thu hút khách hàng vì vậy áp lực chi tiêu dư nợ vay lên CBTD rất lớn. Các chi nhánh đều được giao chỉ tiêu nên CBTD bị áp lực chỉ tiêu dư nợ cho vay, do vậy đôi khi để đạt được chỉ tiêu đó, CBTD kiểm tra TSĐB sơ sài, làm ảnh hưởng đến kết quả công tác thẩm định TSĐB. Với mỗi TSĐB có những đặc điểm riêng về mặt kỹ thuật, vị trí địa lý, tính thanh khoản trong khi đó, văn bản không hướng dẫn cụ thể cho từng loại tài sản nên gây khó khăn cho cán bộ trong việc thẩm định giá. Việc thẩm định tài sản bảo đảm chủ yếu do cán bộ tín dụng thẩm định tiến hành, rất ít có sự tham gia của các cơ quan chuyên môn nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định. Ba là, tại chi nhánh chưa có bộ phận chuyên quản lý các thông tin về khách hàng vay, tài sản bảo đảm, xếp loại tín dụng khách hàng mà công việc này vẫn chủ yếu do bộ phận tín dụng đảm nhiệm. Do đó, việc thu thập và xử lý thông tin còn thiếu hệ thống và toàn diện, chất lượng thông tin chưa cao, chưa cập nhật, tốn kém thời gian và chi phí. CBTD chi nhánh chưa thường xuyên thực hiện chụp, in các thông tin tham khảo trên báo chí, internet để lưu hồ sơ do đó gây khó khăn cho công tác kiểm tra kiểm soát hồ sơ. Trường Đại học Kinh tế Huế 78 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIÊN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI SẢN ĐẢM BẢO CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NHNO&PNTN CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 3.1. Phương hướng phát triển chung của NHNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình Trên đà tăng trưởng mạnh mẽ với phương châm “NHNo&PTNT luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng”, NHNo&PTNT Chi nhánh Quảng Bình đã, đang và sẽ duy trì hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả với mục tiêu phát triển bền vững để trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu trong tương lai. Để thực hiện được mục tiêu dài hạn đó, mục tiêu trước mắt của NHNo&PTNT là mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận gắn với công tác bảo toàn vốn và nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đã xây dựng cho mình phương hướng chung về hoạt động cho vay như sau: - Thực hiện hoạt động cho vay theo nguyên tắc linh hoạt với chính sách lãi suất và chính sách khách hàng phù hợp nhưng an toàn. - Thực hiện phục vụ khách hàng trọn gói, tăng cường bán chéo sản phẩm. Thực hiện tốt phương châm “ Một dịch vụ dành cho nhiều khách hàng, một khách hàng được hưởng nhiều dịch vụ”. - Tăng cường đầu tư, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại để quản lý hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung phù hợp với tiến trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, thông lệ quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Coi đổi mới công nghệ là một trong những khâu then chốt tạo nên bước đột phá trong cạnh tranh của ngân hàng. - Chủ động tìm kiếm và phân loại khách hàng, thực hiện đúng quy trình và biện pháp bảo đảm tiền vay để mở rộng hoạt động cho vay có hiệu quả và an toàn. Trường Đại ọc Kin tế Huế 79 - Tăng cường công tác tiếp thị mở rộng thị phần trong đó coi trọng khách hàng truyền thống và có uy tín, đồng thời thu hút các khách hàng mới thuộc mọi lĩnh vực. - Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động huy động vốn và chủ động giữ vững tỷ lệ huy động vốn, tăng cường huy động vốn với giá rẻ và ổn định. 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình. 3.2.1. Giải pháp về chất lượng cán bộ thẩm định Công tác bảo đảm tiền vay có được thực hiện tốt và an toàn hay không phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ tín dụng. Vì đây là những người trực tiếp tham gia vào quá trình bảo đảm tiền vay, từ khâu tiếp xúc, thẩm định, quyết định mức cho vay đến hình thức bảo đảm Do đó nếu những phân tích, nhận định của cán bộ tín dụng thiếu chính xác sẽ dẫn đến rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Chính vì vậy một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có am hiểu thị trường cùng đạo đức nghề nghiệp – luôn là đòi hỏi quan trọng và trước hết đối với một ngân hàng trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động bảo đảm tiền vay nói riêng. Do vậy, để thành công trong con đường hội nhập, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn là yếu tố đặt lên hàng đầu. Trước hết, Chi nhánh cần tuyển dụng cán bộ học đúng chuyên ngành thẩm định giá được đào tạo từ các trường Đại học có danh tiếng. Việc lựa chọn cán bộ có năng lực thẩm định ảnh hưởng rất nhiều đến chuyên môn nghiệp vụ trong quá trính cán bộ công tác tại Chi nhánh. Bên cạnh đó, phải không ngừng khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ nhân viên đi học bằng cách giảm bớt khối lượng công việc cũng như hỗ trợ một phần học phíTuy nhiên việc đào tạo này phải đem lại hiệu quả thực sự cho ngân hàng, chính vì vậy việc đào tạo cán bộ phải trọng điểm, đào tạo có chọn lọc, tránh tràn lan, lãng phí. Trườ g Đại học Kinh tế Huế 80 Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, khuyến khích các bài tham luận về những khó khăn, vướng mắc cũng như những kinh nghiệm quý báu, thiết thực trong công tác bảo đảm tiền vay. Trên cơ sở giúp cho những người quản lý có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân viên, cũng như những bất cập cần sửa đổi, từ đó đưa ra các biện pháp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động bảo đảm tiền vay nói riêng. Bên cạnh đó, việc phân công việc phải hợp lý để cho cán bộ đó có thể phát huy hết được năng lực, sở trường của mình. Thường xuyên kiểm tra, hoặc đôi khi cũng có thể tiến hành đột xuất để phát hiện được những gian lận, sai sót do các bộ phận trong chính chi nhánh tạo ra. Định kỳ, đánh giá lại chất lượng cán bộ để có hướng sắp xếp cán bộ cho phù hợp với trình độ chuyên môn, cũng như có kế hoạch điều chuyển hoặc tuyển nhân viên mới. Đồng thời trên kết quả đánh giá đó, chi nhánh phải có chế độ thưởng phạt công minh đối với thành tích và khuyết điểm của từng cá nhân, bộ phận để kích thích hiệu quả và chất lượng công việc. 3.2.2. Giải pháp về quy trình thẩm định tài sản bảo đảm Bên cạnh việc đa dạng hóa thẩm định tài sản đảm bảo để mở rộng thị phần, thu hút khách hàng thì thẩm định tài sản là công việc hết sức quan trọng trong bảo đảm tiền vay. Định giá chính xác giá trị tài sản, một mặt ngân hàng có được quyết định đúng đắn đưa ra mức cho vay phù hợp, mặt khác sẽ đánh giá được toàn diện những rủi ro có thể xảy ra. Như vậy, khi có những biến động bất thường, ngân hàng sẽ có thế chủ động để đối phó, tối thiểu hóa được rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh sự đa dạng phong phú của tài sản đồng nghĩa với nó là sự phức tạp, khó khăn hơn trong khâu định giá. Do đó, để hoàn thiện công tác thẩm định tài sản bảo đảm cần có các văn bản hướng dẫn chỉ đạo cụ thể hơn nữa về những tiêu thức định giá cho từng loại tài sản bảo đảm. Đồng thời với những loại tài sản bảo đảm có tính kỹ thuật, chuyên môn cao thì cần kết hợp sự đánh giá của cán bộ thẩm định cùng với những cơ quan chuyên trách để có thể đưa ra kết luận chính xác nhất. 3.2.3. Giải pháp về phương pháp và phương tiện thẩm định a. Về phương pháp thẩm định: Ngân hàng NN&PTNT nên có những quy định cụ thể mang tính thống nhất Trườ g Đại ọc Kinh tế Huế 81 về phương pháp thẩm định tài sản đảm bảo cũng như các chỉ tiêu phân tích trong hồ sơ tín dụng. Phương pháp thẩm định phải được đảm bảo các nguyên tắc sau: - Đảm bảo tính khoa học, phù hợp với đặc thù và tính chất của loại tài sản và khoản vay hoặc dự án, đặt trong mối quan hệ với tính pháp lý của tài sản, phương diện kỹ thuật và thị trường của TSĐB. b. Về phương tiện thẩm định: Vai trò của thông tin rõ ràng là rất quan trọng, song để có thể thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin một cách hiệu quả phải kể đến sự hỗ trợ của các thiết bị, kỹ thuật. Công nghệ thông tin được ứng dụng vào ngành Ngân hàng đã làm tăng khả năng thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin đầy đủ, nhanh chóng. Mặt khác, trang thiết bị kỹ thuật còn hỗ trợ cho thẩm định được chính xác, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian thẩm định, tăng khả năng trong việc tính toán phức tạp bằng việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng, do đó góp phần nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Một số giải pháp cụ thể: 3.2.4. Giải pháp về nguồn thông tin thẩm định tài sản bảo đảm Thông tin không cân xứng là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều biến động như hiện nay thì nguồn thông tin có một ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng các khoản vay. Nếu thông tin không đầy đủ và thiếu chính xác, có thể làm cho ngân hàng đánh giá sai về khách hàng, bị khách hàng qua mặt, nhưng ngược lại cũng có thể mất đi những khách hàng tiềm năng. Chính vì vậy, hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác là một thành công rất lớn của ngân hàng, góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục cho vay và xử lý các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng và hợp lý nhất. Do đó, chi nhánh nên chủ động xây dựng một mạng lưới liên quan đến khách hàng vay, giá trị thị trường của tài sản bảo đảm để khi cần thiết có thể sử dụng nhanh chóng, an toàn. Để có thể có làm được điều này, phải đáp ứng được các yêu cầu: Thứ nhất, chi nhánh nên thành lập phòng nghiệp vụ chuyên môn chuyên có chức năng thu thập, tổng hợp, phân loại và xử lý thông tin, đồng thời tạo lập mối Trường Đại học Kin tế Huế 82 quan hệ chính thức với các tổ chức, cơ quan hữu quan như: TCTD khác, thuế vụ, hải quan, các tổ chức kiểm toán,.. để bảo đảm có được những thông tin cập nhật, chính xác. Làm tốt được điều này chẳng những giảm thiểu được rủi ro cho chi nhánh, mà còn thu hút được khách hàng, vì khâu thẩm định của chúng ta nhanh hơn, thậm chí có thể bỏ một vài bước. Như vậy ta đã đơn giản hóa thủ tục, giúp khách hàng nhanh chóng có được nguồn vốn mình cần. Thứ hai, bên cạnh việc xây dựng mạng lưới thông tin dày đặc bao quanh cần trang bị cho cán bộ thẩm định các phương pháp tiếp cận, khai thác nguồn thông tin từ nhiều nguồn: tích cực tiếp cận, cập nhật từ những thay đổi trong đường lối chính sách của các cấp có thẩm quyền, về mọi lĩnh vực kinh tế trong nước và quốc tế, mua thông tin từ các tổ chức chuyên nghiệp, thuê chuyên gia tư vấn thẩm định các thông số kỹ thuật Thứ ba, trang bị công nghệ thông tin hiện đại, lắp đặt những phần mềm tiện ích có khả năng tích hợp thông tin từ các phòng ban, từ nhiều nguồn khácBên cạnh đó, chi nhánh cũng cần đặc biệt chú ý đến việc bảo mật thông tin. Nếu hệ thống bị đột nhập, phá hoại làm mất thông tin sẽ là một tổn hại nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 3.2.5 Giải pháp về các chỉ tiêu thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay linh hoạt nhưng an toàn Hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng các doanh nghiệp Việt Nam (tới 90%). Đây cũng là đối tượng thường xuyên của ngân hàng. Song, đối với loại hình doanh nghiệp này thì tài sản bảo đảm là rất ít thậm chí có thể là không có, vì thế mà để tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng là một điều rất khó. Nhưng với xu thế hội nhập, cạnh tranh, việc áp dụng cứng nhắc các hình thức bảo đảm tiền vay sẽ hạn chế khách hàng đến ngân hàng, như vậy vừa làm giảm lợi nhuận, mất khách hàng, vừa ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Do đó, ngân hàng cần kết hợp linh hoạt các biện pháp bảo đảm tiền vay. Để có thể thực hiện hiệu quả hơn nữa trong công tác thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay, góp phần không Trườ g Đại học K nh tế Huế 83 ngừng mở rộng thị phần, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng thì việc kết hợp linh hoạt các biện pháp bảo đảm tiền vay là điều hết sức cần thiết. Song cũng phải khẳng định rằng cho vay không có tài sản bảo đảm tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nếu không quản lý tốt sẽ gây nên tổn thất lớn cho ngân hàng. Vì hình thức cho vay này chỉ dựa vào uy tín, đảm bảo cho khoản vay cũng chỉ bằng uy tín. Tuy nhiên uy tín lại là yếu tố định tính, rất khó để đưa ra kết luận chính xác về giá trị. Và theo các chuyên gia, uy tín được cấu thành bởi các yếu tố như: mối quan hệ lâu dài, thường xuyên, trả nợ sòng phẳng, tình hình tài chính lành mạnh, dự án có tính khả thi, hiệu quả.Sự đánh giá về giá trị của mỗi yếu tố chỉ mang tính tương đối. Do đó, chi nhánh cần hết sức trú trọng trong công tác quản lý để có thể thu hồi được nợ đúng hạn, tránh rủi ro cho ngân hàng. Trên đây là một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHNo&PTNT Chi nhánh Quảng Binh. Song việc đảm bảo tiền vay không chỉ đòi hỏi sự cố gắng của riêng chi nhánh mà còn cần sự hướng dẫn, chỉ đạo của các bộ ngành hữu quan. Do đó để có thể hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại nói chung, em xin có một số kiến nghị dưới đây. Trườ g Đại học Kinh tế Huế 84 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I.KẾT LUẬN Trong bất cứ nền kinh tế nào, hệ thống ngân hàng luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là một nhân tố không thể thiếu trong sự phát triển của nền kinh tế. Hiện nay, ở Việt Nam, chất lượng thẩm định TSĐB đang là vấn đề nhức nhối đối với các ngân hàng thương mại và NHN0&PTNT cũng không nằm ngoài bối cảnh đó. Do đó, nâng cao chất lượng thẩm định TSĐB là mục tiêu hàng đầu trong công tác quản trị tín dụng. Thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng doanh nghiệp là một vấn đề trọng tâm, có tính chất quyết định tới chất lượng tín dụng nói riêng cũng như hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng nói chung, khi mà hoạt động cho vay hiện nay vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Với vai trò giúp ngân hàng giảm thiểu đến mức thấp nhất những khoản nợ xấu và đưa ra quyết định phù hợp, thẩm định TSĐB được đánh giá là một trong những khâu rất quan trọng trong việc ra quyết định cho vay của ngân hàng. Để công tác thẩm định tín dụng có hiệu quả thì chất lượng thẩm định TSĐB phải được đảm bảo. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác thẩm định TSĐB đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình, từ đó có cái nhìn tổng quát hơn về hoạt động thẩm định TSĐB đối với khách hàng doanh nghiệp rút ra được những tồn tại để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định TSĐB. Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn đi đến một số kết luận như sau: Quy trình thẩm định TSĐB tại ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Quảng Bình được thể hiện bởi quy trình đề xuất TSĐB và quy trình thẩm định TSĐB. Trường Đại học Kin tế Huế 85 Chất lượng thẩm định TSĐB được thể hiện qua nhóm tiêu chí liên quan đến việc xây dựng quy trình, phương pháp và việc thực hiện nội dung quy trình; nhóm tiêu chí liên quan đến cán bộ phụ trách thẩm định; nhóm tiêu chí về nguồn thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định; và nhóm tiêu chí phản ánh kết quả thẩm định thông qua số hồ sơ được thẩm định đủ điều kiện và khả năng thu hồi vốn cho vay dựa trên tài sản đảm bảo. Từ đó bộc lộ những hạn chế của chất lượng thẩm định TSĐB và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó. Căn cứ vào hạn chế và nguyên nhân của chất lượng thẩm định TSĐB, tác giả đưa ra 05 giải pháp chính được đề xuất gồm: Giải pháp đối với cán bộ thẩm định, Giải pháp về nguồn thông tin thẩm định, Giải pháp về phương pháp và phương tiện thẩm định, Giải pháp về quy trình thẩm định, Giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng thẩm định TSĐB. II. KIẾN NGHỊ II.1. Kiến nghị với Chính phủ Để góp phần nâng cao chất lượng thẩm định TSĐB Chính phủ cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động một cách lành mạnh, có hiệu quả. Chính phủ cần có thái độ dứt khoát sắp xếp lại các doanh nghiệp chỉ cho tồn tại những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Đối với những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả thì Chính phủ nên quyết định giải thể hoặc sáp nhập vào các doanh nghiệp khác làm ăn có hiệu quả hơn. Đặc biệt Chính phủ cần có quy định nghiêm khắc hơn nữa đối với các doanh nghiệp cố ý lừa đảo để chiếm dụng vốn của ngân hàng. Chính phủ cần chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán theo đúng quy định của Nhà nước, ban hành quy chế bắt buộc kiểm toán và công khai quyết toán của doanh nghiệp để hạn chế, phòng ngừa rủi ro. Tạo điều kiện cho các ngân hàng đánh giá đúng sức mạnh tài chính của doanh nghiệp có dự án cần vay vốn. Điều này có tác dụng giúp ngân hàng có được những số liệu chính xác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm cơ sở thẩm định doanh nghiệp nói riêng và thẩm định toàn bộ phương án đầu tư nói chung. Trường Đại học Kinh tế Huế 86 Hỗ trợ các Ngân hàng trong xử lý nợ liên quan đến tòa án: Việc khởi kiện ra tòa án để thu hồi nợ là một trong những biện pháp được nhiều TCTD sử dụng khi bảo vệ quyền và lợi ích liên quan của mình. Tuy nhiên, thực tế hiện nay các Ngân hàng chỉ khởi kiện ra tòa án khi tất cả các biện pháp khác đều không mang lại hiệu quả, có thể nói đây là biện pháp xử lý nợ cuối cùng của các TCTD. Nguyên nhân chủ yếu là do thời gian khởi kiện hiện nay tốn rất nhiều thời gian (từ 2 đến 3 năm) cùng với đó là một số lượng lớn chi phí liên quan. Hơn nữa, thủ tục xử lý các tài sản như: tài sản bảo đảm của bên bảo đảm là cá nhân đang chấp hành hình phạt tù giam hoặc bỏ trốn khỏi địa phương; tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Chính vì vậy, trong thời gian tới chính phủ cần có các biện pháp nhằm hỗ trợ các TCTD trong quá trình xử lý nợ thông qua tòa án bằng cách ban hành các văn bản pháp luật, thông tư hướng dẫn phương thức xử lý một số loại tài sản đảm bảo đặc thù nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD khi tiến hành xử lý tài sản đảm bảo, rút ngắn thời gian xử lý nợ khi tiến hành khởi kiện ra tòa án. II.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. Xây dựng hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo môi trường thông thoáng và an toàn cho hoạt động tín dụng. - NHNN cần phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng các văn bản, quy phạm dưới luật (như Nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn) trong đó hướng dẫn cụ thể hơn nữa về luật ngân hàng, đặc biệt là những điều thấy còn khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ ngân hàng trong công tác thẩm định, NHNN cần có quy định cụ thể về công tác thẩm định, về quyền hạn và trách nhiệm của các cán bộ khi thực hiện thẩm định. Nên xây dựng một hành lang pháp lý vững chắc trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tránh trường hợp ban hành một chính sách mới để sửa đổi chính sách cũ điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thích ứng. Nhanh chóng hoàn chỉnh và ổn định chính sách vĩ mô góp phần làm thông thoáng nền kinh tế, tạo cơ sở cho sự ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế 87 Đổi mới nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát theo hướng chủ động, xử lý vụ việc trước khi phát sinh, nâng cao khả năng ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro. Phương pháp thanh tra cần có tính khoa học, vừa đảm bảo được việc kiểm soát hoạt động của ngân hàng thương mại, vừa không gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Nâng cao chất lượng Trung tâm thông tin tín dụng (CIC): nâng cấp và hiện đại hoá các trang thiết bị, hệ thống nhằm phục vụ cho việc thu thập cũng như cung cấp thông tin luôn được thuận tiện và kịp thời nhất. II.3. Kiến nghị với NHNNo&PTNT Việt Nam Thẩm định tài sản bảo đảm là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến tính hiệu quả, an toàn trong hoạt động cho vay. Do đó, NHNo&PTNT Việt Nam cần tổng hợp, nghiên cứu, hoàn thiện quy trình cũng như phương pháp thẩm định một cách cụ thể, rõ ràng trên cơ sở có tính khoa học, phù hợp với ngân hàng nhằm hoàn thiện hoạt động định giá. Về công tác tổ chức định giá tài sản đảm bảo. Hiện nay, công việc định giá vẫn là do cán bộ tín dụng trực tiếp làm. Mà cán bộ tín dụng không thể nào nắm bắt được các thông tin về thị trường cũng như những thông số kỹ thuật hay tính đặc trưng của từng loại bất động sản nên không thể tránh khỏi những sai sót. Do đó, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định cho vay của Ngân hàng, không những thế còn ảnh hưởng đến hoạt động thu hút các DAĐT của Ngân hàng. Bởi vậy, Ngân hàng cần quan tâm, chú trọng đến trình độ, cũng như chuyên môn nghiệp vụ về định giá của đội ngũ cán bộ tín dụng. II.4. Kiến nghị đối với NHNNo&PTNT Quảng Bình. NHNNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình cần thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng. Phòng tín dụng cần nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn nữa từ các phòng ban trong Chi nhánh trong việc tìm kiếm khách hàng, cung cấp thông tin cho khách hàng, giám sát các khoản vay. Trường Đại học Kinh tế Huế 88 Chi nhánh cần tăng cường đầu tư vào công nghệ thông tin giúp lãnh đạo ngân hàng có thể quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chi nhánh cần chia sẻ thông tin thường xuyên và kịp thời về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng có cùng quan hệ tín dụng, để giám sát khách hàng hiệu quả hơn. Trường Đại học Kinh tế Huế 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị định 178/1999/NĐ-CP ban hành ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của Tổ chức tín dụng; 2. Nghị định 85/2002/NĐ-CP ban hành ngày 25/10/2002 về sửa đổi, bổ sung Nghị định 178/1999/NĐ-CP ban hành ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của Tổ chức tín dụng; 3. Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay đối với các tổ chức tín dụng. 4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật doanh nghiệp, có hiệu lực 01/01/2011; 5. Agribank (2007), Quyết định số 1377/QĐ-HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007 “v/v ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của chi nhánh Agribank”; 6. Agribank (2014), Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014 “v/v ban hành quy định về giao dịch bản đảm cấp tín dụng trong hệ thống Agribank”; 7. Agribank (2014), Quyết định số 407/QĐ-HĐTV-HSX ngày 13/05/2014 “v/v sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 35/QĐ-QĐ-HĐTV- HSX ngày 15/01/2014 của HĐTV về Ban hành quy định giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Agribank”; 8. Agribank Chi nhánh Quảng Bình, Báo cáo thường niên của Agribank (2014-2016) và định hướng hoạt động kinh doanh năm 2017; 9. Agribank, Sổ tay tín dụng, Tài liệu nội bộ; 10. Lê Văn Tư (2007) Nghiệp vụ ngân hàng Thương mại 11. Phan Thị Cúc (2009) Nghiệp vụ ngân hàng Thương mại 12. Nguyễn Hữu Đại (Sưu tầm và hệ thống) Nghiệp vụ Thẩm định tín dụng ngân hàng Cơ chế chính sách vay và cho vay thu hồi nợ. Trường Đại học Kinh tế Huế 90 13. Đinh Xuân Hạng và Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình quản trị tín dụng Ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính. 14.Hay Sinh, và Trần Bích Vân (2012), Giáo trình nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê. 15.Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS - tập 1 và tập 2, NXB Hồng Đức, Thanh Hóa. 16.Nguyễn Minh Kiều (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính. 17. Hoàng Thị Minh Thu (2015), Hoàn thiện công tác thẩm định TSĐB trong cho vay khách hàng doanh nghiệp, Luận văn thạc sỹ. 18.Nguyễn Minh Kiều (2009), Hướng dẫn thực hành tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng thương mại, NXB Thống kê. 19.Trần Thị Xuân Hương và Vũ Thị Lệ Giang (2013), Giáo trình Thẩm định tín dụng, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 20.Nguyễn Thị Mùi và Trần Cảnh Toàn (2011), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính 21.Nguyễn Thị Mộng Diệp (2013), Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng; 22.Võ Xuân Hữu (2015), Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lê Hồng Phong, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh; Trườn Đại học Kinh tế Huế 91 PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA KHÁCH HÀNG TẠI NHNNo&PTNT QUẢNG BÌNH Kính thưa Quý khách hàng! Tôi là Nguyễn Thị Thúy Kiều, học viên Cao học QLKT - Khóa 17, Trường Đại học Kinh tế Huế. Hiện tôi đang nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình”. Bảng câu hỏi sau đây sẽ giúp tôi đo lường, đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình. Rất mong Quý khách dành thời gian để đọc và ghi những ý kiến đánh giá của cá nhân mình. Tôi cam kết tuyệt đối giữ bí mật các thông tin thu thập được, và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu mà không vì mục đích nào khác. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của Quý khách! Xin Quý khách vui lòng lựa chọn và đánh dấu chéo vào ô thích hợp. Phần I. Thông tin chung 1. Xin vui lòng cho biết giới tính của Quý khách: Nam Nữ 2. Xin vui lòng cho biết độ tuổi của Quý khách: Dưới 22 tuổi Từ 23 – 40 Từ 40 – 55 Trên 55 tuổi 3. Xin vui lòng cho biết trình độ học vấn của Quý khách: Dưới trung học Trung học Cao đẳng, Đại học Trên đại học Phần II. Đánh giá chất lượng thẩm định tài sản đảm bảo cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Trường Đại học Kinh tế Huế 92 Chi nhánh Quảng Bình Xin vui lòng lựa chọn và khoanh tròn vào con số mà Quý khách cho là phù hợp nhất với mức độ đồng ý hay không đồng ý của Quý khách: Hoàn toàn không đồng ý Tương đối không đồng ý Tương đối đồng ý Đồng ý Rất đồng ý 1 2 3 4 5 STT Phát biểu Mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 I Quy trình thẩm định 1 Quy trình thẩm định được quy định thống nhất trong toàn chi nhánh Ngân hàng. 2 Quy trình thẩm định được xây dựng một cách khoa học, hợp lý 3 Quy trình thẩm định chặt chẽ 4 Quy trình thẩm định tạo ra khả năng giám sát cao II Nguồn thông tin phục vụ thẩm định 5 Ngân hàng được cung cấp thông tin ổn định, liên tục 6 Ngân hàng được cung cấp các thông tin có độ chính xác cao, đáng tin cậy. 7 Ngân hàng có tích cực chủ động tìm kiếm và khai thác nguồn thông tin thẩm định 8 Ngân hàng được cung cấp thông tin một cách đầy đủ III Phương pháp thẩm định 9 Phương pháp thẩm định là tiên tiến, hiện Trường Đại học Kinh tế Huế 93 đại, và phù hợp với xu thế phát triển 10 Phương pháp thẩm định được áp dụng mang lại hiệu quả cao (độ chính xác, tính chặt chẽ) IV Phương tiện thẩm định 11 Phương tiện hỗ trợ công tác thẩm định là đẩy đủ (máy tính, phần mềm,...) 12 Phương tiện hỗ trợ công tác thẩm định là hiện đại V Chỉ tiêu thẩm định 13 Các chỉ tiêu thẩm định là đầy đủ (định tính, định lượng, rủi ro) 14 Các chỉ tiêu thẩm định được sử dụng một cách hợp lý (linh hoạt với đặc điểm của khoản vay) 15 Các chỉ tiêu thẩm định được tính toán chính xác VI Cán bộ thẩm định 16 Cán bộ thẩm định TSĐB có chuyên môn phù hợp 17 Cán bộ thẩm định TSĐB có kinh nghiệm lâu năm 18 Cán bộ tín dụng có thái độ nghiêm túc trong công tác thẩm định TSĐB 19 Cán bộ thẩm định TSĐB có trách nhiệm đối với kết quả thẩm định của mình VII Chất lượng công tác thẩm định TSĐB 20 Công tác thẩm định của ngân hàng đạt Trường Đại học Kinh tế Huế 94 hiệu quả cao 21 Hợp đồng cho vay được ngân hàng quyết định nhanh chóng và chính xác 22 Giá trị TSĐB được định giá đúng và dễ xử lý sau cho vay -------------------------------------------------------------------- Xin chân thành cám ơn sự đóng góp ý kiến của Quý Ông/Bà! Kính chúc Quý Ông/Bà sức khỏe và thịnh vượng Trường Đại học Kinh tế Huế 95 PHỤ LỤC KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU 1. Phụ lục 1: Thống kê mô tả Statistics Giới tính Độ tuổi Trình độ học vấn N Valid 120 120 120 Missing 0 0 0 Mean 1.40 1.80 2.17 Giới tính Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nam 72 60.0 60.0 60.0 Nữ 48 40.0 40.0 100.0 Total 120 100.0 100.0 Độ tuổi Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 22 - 35 tuổi 40 33.3 33.3 33.3 36 - 50 tuổi 64 53.3 53.3 86.7 Trên 50 tuổi 16 13.3 13.3 100.0 Total 120 100.0 100.0 Trường Đại họ Kinh tế Huế 96 Trình độ học vấn Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Cao đẳng 8 6.7 6.7 6.7 Đại học 84 70.0 70.0 76.7 Sau đại học 28 23.3 23.3 100.0 Total 120 100.0 100.0 2. Phụ lục 2: Nguồn thông tin phục vụ công tác thẩm định tài sản đảm bảo Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .962 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Ngân hàng có sự chủ động trong việc tìm kiếm và khai thác nguồn thông tin thẩm định 9.03 7.293 .887 .955 Ngân hàng được cung cấp thông tin một cách đầy đủ 9.17 7.669 .884 .957 Trường Đại học Kinh tế Huế 97 Ngân hàng được cung cấp các thông tin có độ chính xác cao, đáng tin cậy 9.13 6.570 .953 .936 Nguồn thông tin được cung cấp ổn định và liên tục 9.07 6.920 .909 .949 - Chất lượng cán bộ thẩm định Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .976 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Cán bộ thẩm định TSĐB có chuyên môn phù hợp 12.03 7.696 .927 .972 Cán bộ thẩm định có kinh nghiệm 12.03 7.764 .954 .963 Cán bộ thẩm định có thái độ nghiêm túc trong công tác thẩm định TSĐB 11.90 8.696 .933 .973 Có trách nhiệm đối với kết quả thẩm định của mình 12.03 7.562 .959 .962 Trườ g Đại học Kinh tế Huế 98 - Quy trình thẩm định Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .968 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Quy trình thẩm định được quy định thống nhất trong toàn hệ thống Ngân hàng 9.30 8.279 .907 .965 Quy trình thẩm định được xây dựng một cách khoa học, hợp lý 9.60 7.032 .938 .953 Quy trình thẩm định chặt chẽ và tạo ra khả năng giám sát cao 9.53 7.646 .935 .954 Quy trình thẩm định tạo ra khả năng giám sát cao 9.67 6.880 .929 .957 - Chỉ tiêu thẩm định Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .953 3 Trường Đại học Kinh tế Huế 99 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Các chỉ tiêu thẩm định là đầy đủ (định tính, định lượng, rủi ro) 6.83 4.510 .890 .938 Các chỉ tiêu thẩm định được sử dụng một cách hợp lý (linh hoạt với đặc điểm của khoản vay) 6.20 4.061 .883 .951 Các chỉ tiêu thẩm định được tính toán chính xác 6.90 4.595 .942 .905 - Phương pháp thẩm định Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .956 2 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Phương pháp thẩm định là tiên tiến, hiện đại, và phù hợp với xu thế phát triển 3.20 .901 .917 . Trường Đại học Kinh tế Huế 100 Phương pháp thẩm định được áp dụng mang lại hiệu quả cao (độ chính xác, tính chặt chẽ) 3.00 1.008 .917 . - Phương tiện thẩm định Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .927 2 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Phương tiện hỗ trợ công tác thẩm định là đẩy đủ (máy tính, phần mềm,...) 3.03 .906 .865 . Phương tiện hỗ trợ công tác thẩm định là hiện đại 3.17 .947 .865 . - Chất lượng công tác thẩm định Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .984 3 Trườ g Đại học Kinh tế Huế 101 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Công tác thẩm định của ngân hàng đạt hiệu quả cao 6.74 2.344 .959 .982 Hợp đồng cho vay được ngân hàng quyết định nhanh chóng và chính xác 6.74 2.412 .977 .969 Chất lượng các khoản vay của ngân hàng được đảm bảo 6.73 2.466 .962 .980 3. Phụ lục 3: EFA KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .701 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 3849.440 df 171 Sig. .000 Total Variance Explained Com pone nt Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Varianc e Cumulati ve % Total % of Variance Cumulat ive % Total % of Varianc e Cumulati ve % Trường Đại học Kinh tế Huế 102 1 6.912 36.378 36.378 6.912 36.378 36.378 3.836 20.191 20.191 2 5.282 27.798 64.175 5.282 27.798 64.175 3.773 19.856 40.047 3 3.013 15.856 80.031 3.013 15.856 80.031 3.738 19.675 59.722 4 1.390 7.316 87.347 1.390 7.316 87.347 3.599 18.943 78.665 5 1.149 6.046 93.394 1.149 6.046 93.394 2.798 14.728 93.394 6 .230 1.212 94.606 7 .189 .992 95.598 8 .175 .919 96.517 9 .163 .860 97.376 10 .117 .614 97.990 11 .089 .469 98.459 12 .067 .353 98.812 13 .064 .337 99.149 14 .047 .250 99.399 15 .041 .218 99.617 16 .036 .189 99.806 17 .017 .089 99.895 18 .012 .062 99.956 19 .008 .044 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis. 4. Phụ lục 4: Hồi quy đa biến Model Summary Mode l R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .546a .298 .292 .700 2 .722b .521 .513 .581 3 .765c .585 .574 .543 4 .789d .622 .609 .520 5 .801e .641 .626 .509 a. Predictors: (Constant), QTTĐ b. Predictors: (Constant), QTTĐ, CLCB Trường Đại học Kinh tế Huế 103 c. Predictors: (Constant), QTTĐ, CLCB, CTTĐ d. Predictors: (Constant), QTTĐ, CLCB, CTTĐ, NTT e. Predictors: (Constant), QTTĐ, CLCB, CTTĐ, NTT, PP_PT ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 24.557 1 24.557 50.124 .000b Residual 57.810 118 .490 Total 82.367 119 2 Regression 42.913 2 21.457 63.630 .000c Residual 39.454 117 .337 Total 82.367 119 3 Regression 48.197 3 16.066 54.541 .000d Residual 34.169 116 .295 Total 82.367 119 4 Regression 51.251 4 12.813 47.356 .000e Residual 31.115 115 .271 Total 82.367 119 5 Regression 52.830 5 10.566 40.780 .000f Residual 29.537 114 .259 Total 82.367 119 a. Dependent Variable: Chất lượng thẩm định tài sản đảm bảo b. Predictors: (Constant), QTTĐ c. Predictors: (Constant), QTTĐ, CLCB d. Predictors: (Constant), QTTĐ, CLCB, CTTĐ e. Predictors: (Constant), QTTĐ, CLCB, CTTĐ, NTT f. Predictors: (Constant), QTTĐ, CLCB, CTTĐ, NTT, PP_PT Trường Đại học Kinh tế Huế 104 Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients T Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 1.791 .234 7.656 .000 QTTĐ .502 .071 .546 7.080 .000 2 (Constant) .036 .307 .117 .907 QTTĐ .524 .059 .571 8.907 .000 CLCB .421 .057 .473 7.378 .000 3 (Constant) -.144 .290 -.496 .621 QTTĐ .462 .057 .502 8.104 .000 CLCB .328 .058 .368 5.688 .000 CTTĐ .226 .053 .281 4.235 .000 4 (Constant) -.395 .288 -1.372 .173 QTTĐ .315 .070 .342 4.494 .000 CLCB .339 .055 .381 6.121 .000 CTTĐ .210 .051 .262 4.098 .000 NTT .239 .071 .254 3.360 .001 5 (Constant) -.460 .283 -1.628 .106 QTTĐ .271 .071 .295 3.837 .000 CLCB .255 .064 .286 3.982 .000 CTTĐ .241 .052 .300 4.664 .000 NTT .227 .070 .241 3.252 .002 PP_PT .152 .062 .169 2.468 .015 a. Dependent Variable: Chất lượng thẩm định tài sản đảm bảo 5. Phụ lục 5: T-TEST Trường Đại học Kinh tế Huế 105 One-Sample Test Test Value = 4 t df Sig. (2- tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Cán bộ thẩm định TSĐB có chuyên môn phù hợp -.358 119 .721 -.033 -.22 .15 Cán bộ thẩm định có kinh nghiệm -.370 119 .712 -.033 -.21 .15 Cán bộ thẩm định có thái độ nghiêm túc trong công tác thẩm định TSĐB 1.313 119 .192 .100 -.05 .25 Có trách nhiệm đối với kết quả thẩm định của mình -.358 119 .721 -.033 -.22 .15 One-Sample Test Test Value = 3 t df Sig. (2- tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Trườ g Đại học Kinh tế Huế 106 One-Sample Test Test Value = 3 t df Sig. (2- tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Quy trình thẩm định được quy định thống nhất trong toàn hệ thống Ngân hàng 5.454 119 .000 .400 .25 .55 Phương pháp thẩm định là tiên tiến, hiện đại, và phù hợp với xu thế phát triển .000 119 1.000 .000 -.18 .18 Phương pháp thẩm định được áp dụng mang lại hiệu quả cao (độ chính xác, tính chặt chẽ) 2.308 119 .023 .200 .03 .37 Phương tiện hỗ trợ công tác thẩm định là đẩy đủ (máy tính, phần mềm,...) 1.876 119 .063 .167 -.01 .34 Phương tiện hỗ trợ công tác thẩm định là hiện đại .384 119 .702 .033 -.14 .21 Trường Đại học Kinh tế Huế 107 Quy trình thẩm định được xây dựng một cách khoa học, hợp lý 1.078 119 .283 .100 -.08 .28 Quy trình thẩm định chặt chẽ và tạo ra khả năng giám sát cao 2.026 119 .045 .167 .00 .33 Quy trình thẩm định tạo ra khả năng giám sát cao .347 119 .729 .033 -.16 .22 One-Sample Test Test Value = 3 t df Sig. (2- tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Ngân hàng có sự chủ động trong việc tìm kiếm và khai thác nguồn thông tin thẩm định 1.202 119 .232 .100 -.06 .26 Ngân hàng được cung cấp thông tin một cách đầy đủ -.435 119 .664 -.033 -.19 .12 Trường Đại học Kinh tế Huế 108 Ngân hàng được cung cấp các thông tin có độ chính xác cao, đáng tin cậy .000 119 1.000 .000 -.18 .18 Nguồn thông tin được cung cấp ổn định và liên tục .755 119 .452 .067 -.11 .24 One-Sample Test Test Value = 3 t df Sig. (2- tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Các chỉ tiêu thẩm định là đầy đủ (định tính, định lượng, rủi ro) 1.377 119 .171 .133 -.06 .33 Các chỉ tiêu thẩm định được tính toán chính xác .729 119 .468 .067 -.11 .25 Trườ g Đại học Kinh tế Huế 109 One-Sample Test Test Value = 4 t df Sig. (2- tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Các chỉ tiêu thẩm định được sử dụng một cách hợp lý (linh hoạt với đặc điểm của khoản vay) -2.168 119 .032 -.233 -.45 -.02 Trường Đại học Kinh tế Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_cong_tac_tham_dinh_tai_san_dam_bao_trong_cho_vay_khach_hang_doanh_nghiep_tai_ngan_hang_no.pdf
Luận văn liên quan