Bất kỳ hình thức sản xuất nào cũng phải có yếu tố lao động và bất kỳ một sản
phẩm nào hoàn thành cũng cấu thành trong nó giá trị của sức lao động. Tiền lương và
các khoản trích theo lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động.
Quản lý chặt chẽ tiền lương và các khoản trích theo lương cũng là một đòi hỏi
đặt ra, nhằm đem lại hiệu quả sản suất cao.
Trong quá trình thực tập tại Công ty với thời gian thực tập tương đối ngắn, kinh
nghiệm thực tế cũng như trình độ bản thân còn có hạn nên em chưa có cách nhìn tổng
quát, chưa thể nắm bắt được hết các vấn đề trong công tác kế toán tiền lương của
Công ty. Qua đề tài em muốn đề cập tới một số phương hướng hoàn thiện “ Công tác
tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ” với mục đích góp phần
phản ánh chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty, đồng thời
phát huy hơn nữa tác dụng tích cực của chế độ hạch toán kinh tế trong điều kiện kinh
doanh theo cơ chế mới, giúp Công ty đứng vững và không ngừng phát triển.
60 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2482 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH TRANDA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất là trong điều kiện làm kế toán thủ công.
Hình thức Chứng từ ghi sổ gồm có các sổ sách kế toán chủ yếu sau:
+Sổ chi tiết:
. Sổ chi tiết các tài khoản liên quan như: 111, 334, 622, 627, 641, 642,…
. Sổ chi tiết thanh toán tiền lương cho CBNV.
. Bảng chấm công hàng tháng.
+ Sổ tổng hợp:
. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
. Sổ cái các tài khoản liên quan.
24
phần II
Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty
TNHH TRANDA .
I. Đặc điểm chung của Công ty TNHH TRANDA .
1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH TRANDA
Hiện nay, văn phòng giao dịch của Công ty TNHH TRANDA đặt tại số 113
Đại La - P. Đồng Tâm - Q. Hai Bà Trưng - Hà Nội. Đây là trụ sở chính của Công ty,
là nơi gặp gỡ và trao đổi các sản phẩm chăn, ga, gối đệm của Công ty với khách
hàng. Công ty có xưởng sản xuất tại 389 Trương Định – Hà Nội với diện tích đất
khoảng 200 m2, phòng làm việc và môi trường rất tốt tạo điều kiện tốt nhất cho việc
giao lưu buôn bán với khách hàng. Công ty có tên giao dịch là: TRANDA company
limited. Tên viết tắt TRANDA co..,ltd.
Công ty TNHH TRANDA ra đời tính đến nay gần 10 năm tuổi song đã góp
phần không nhỏ làm phong phú các loại chăn, ga, gối, đệm cần thiết trong đời sống
với chất lượng cao nhằm cung cấp cho thị trường, đặc biệt là giải quyết được việc
làm cho người lao động, thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao.
* Cơ sở pháp lý thành lập Doanh nghiệp.
Công ty TNHH TRANDA là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được thành
lập ngày 26 tháng 11 năm 1995 theo quyết định số 0103007086 giấy phép đăng ký
kinh doanh ngày 23 tháng 11 năm 1995 do Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp.
Công ty TNHH TRANDA là công ty THNN do một thành viên góp vốn và
sáng lập. Công ty là đơn vị chuyên sản xuất các sản phẩm chăn, ga, gối, đệm nhằm
phục vụ nhu cầu lợi ích và hoạt động tiêu dùng của nhân dân, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của xã hội, Công ty có tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển
nông thôn - Chi nhánh Trần Duy Hưng, có con dấu riêng để giao dịch theo quy định
của pháp luật.
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.
25
Công ty TNHH TRANDA thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ được tổ
chức dưới dạng Công ty TNHH. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh là sản xuất
ra các loại chăn, ga, gối, đệm hoàn chỉnh.
Sản phẩm chăn, ga, gối, đệm của Công ty có nhiều chủng loại, mẫu mã khác
nhau. Sản phẩm sau khi sản xuất xong sẽ được đưa sang phân xưởng hoàn thành và
kiểm tra chất lượng thành phẩm. Thành phẩm đạt yêu cầu sẽ được nhập kho để chờ
xuất bán.
Quy trình sản xuất có thể được tóm tắt như sau:
Xuất phát từ nguồn vốn tự có cùng lãnh đạo của Ban Giám đốc, Công ty đã
vượt qua khó khăn bằng cách tự tạo cho mình nguồn vốn ban đầu, cải tạo điều kiện
lao động đầu tư trang thiết bị mới để luôn đảm bảo đứng vững trên thị trường mở
rộng liên doanh liên kết với các đơn vị khác. Trong quá trình sản xuất kinh doanh
của Công ty trong cơ chế mới, Công ty không ngừng lớn mạnh. Điều này đã được
thể hiện ở số chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong
những năm gần đây:
May
Nguyên
vật
Cắt
Vắt sổ
Thiết
kế Kiểm tra
hoàn
thiện
Trang
trí hoạ
Kiểm tra
sơ bộ
Nhập kho
Phế phẩm
loại bỏ
Phân loại
và đóng
gói SP
26
Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Vốn cố định 1.080.000.000 1.137.000.000 1.188.000.000
Vốn lưu động 4.310.000.000 4.370.000.000 4.440.000.000
Doanh thu 18.282.000.000 20.110.200.000 21.903.600.000
Lợi nhuận 145.500.000 152.360.000 160.750.000
Tổng qũy tiền lương 889.200.000 1.134.000.000 1.152.000.000
Tiền lương bình quân
(người/năm)
9.360.000 10.800.000 12.260.000
Qua một số chỉ tiêu của các năm ta rút ra một số nhận xét như sau:
Trong 3 năm (2002,2003,2004) gần đây ta thấy tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty ngày càng tăng lên. Cụ thể vốn cố định chiếm 20% tổng số
vốn kinh doanh của Công ty và hàng năm tăng lên 1%. Tương ứng với số tiền tăng
là: năm 2003 tăng so với năm 2002 là 57.000.000 đồng, năm 2004 so với năm 2003
là 51.000.000 đồng. Số vốn lưu động chiếm 80% tổng số vốn của doanh nghiệp, số
vốn này được tăng lên hàng năm như sau: năm 2003 so với năm 2002 tăng lên là
1.39% tương ứng với số tiền tăng lên là 60.000.000 đồng. Năm 2004 so với năm
2003 tăng lên là 1,59% tương ứng với số tiền tăng lên là 70.000.000 đồng. điều này
cho thấy số vốn của doanh nghiệp hàng năm đều được bổ sung chứng tỏ tình hình
hoạt động của doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả.
Từ đây ta có thể thấy tổng qũy tiền lương của doanh nghiệp năm 2003 so với
năm 2002 tăng lên là 27,5% tương ứng với số tiền tăng lên là 224.800.000 đồng.
27
năm 2004 tăng so với năm 2003 là 33,3% tương ứng với số tiền tăng là 378.000.000
đồng. Vì tổng qũy tiền lương tăng nên lương bình quân hàng năm cũng tăng lên. Cụ
thể năm 2003 so với năm 2002 tăng lên là 15.38% tương ứng với số tiền tăng lên là
1.440.000 đồng (người/ năm) năm 2004 so với năm 2003 tăng lên là 16,67% tương
ứng với số tiền là 1.800.000 đồng (người/ năm). Điều này cho thấy thu nhập của
người lao động cũng tăng lên.
Tổng số doanh thu mà doanh nghiệp đạt được trong 3 năm gần đây tăng như
sau: Năm 2003 so với năm 2002 tăng là 10% tương ứng với số tiền là
1.828.200.000 đồng. Năm 2004 so với năm 2003 tăng là 8.9% tơng ứng với số tiền
tăng là 1.793.400.000 đồng. Doanh thu hàng năm của công ty hàng năm tăng kéo
theo lợi nhuận của công ty hàng năm cũng tăng lên như sau: năm 2003 so với năm
2002 tăng 4,7% tơng ứng với số tiền là 6.860.000 đồng, năm 2004 tăng so với năm
2003 là 5,5% tương ứng với số tiền 8.390.000 đồng.
Như vậy trong 3 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty TNHH
TRANDA ngày càng phát triển mạnh về vốn, số lượng lao động, thu nhập của
người lao động được ổn định. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để tồn tại và
phát triển, Công ty cần phải sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành
hạ để có thể cạnh tranh với những sản phẩm trên thị trường. Bên cạnh đó, Công ty
cũng luôn luôn tìm tòi sáng tạo sản xuất những sản phẩm với nhu cầu thị trường
không ngừng tăng như hiện nay. Đây cũng là phương hướng đúng đắn cho bước đi
mới của Công ty.
3. Đặc điểm tổ chức quản lý .
3.1. Chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các phòng ban
Tổ chức bộ máy của Công ty thực hiện theo mô hình trực tuyến chức năng.
Tổng số công nhân viên trong biên chế là 94 người
-Trực tiếp sản xuất : 75%
- Quản lý : 10%
- Phục vụ : 15%
Do tính chất sản xuất kinh doanh của Công ty bộ máy quản lý cũng được tổ chức
sao cho phù hợp nhất. Theo cơ chế này nhiệm vụ quản lý được chia cho các phòng
28
ban, phân xưởng riêng biệt để tận dụng được tài năng quản lý của mỗi bộ phận và
giảm bớt công việc cho người lãnh đạo.
Giám đốc là người đứng đầu, người có thẩm quyền cao nhất, chịu trách
nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh toàn công ty. Là người đại diện
cho quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trước pháp luật, trước Nhà nước. Giúp việc
cho Giám đốc là Phó Giám đốc và các phòng ban phụ trách các mảng khác nhau
phục vụ cho công tác sản xuất - kinh doanh.
Phó Giám đốc phụ trách sản xuất: Tổ chức chỉ đạo thực hiện việc điều hành
sản xuất trong toàn công ty, giám sát, kiểm soát quá trình sản xuất, kiểm tra công
tác quản lý kỹ thuật, tổ chức thực hiện các hội nghị nâng cao chất lượng sản phẩm,
kiểm tra và giám sát việc mua nguyên vật liệu theo đúng yêu cầu.
Phó Giám đốc Tài chính:
+ Nghiên cứu tài chính để áp dụng vào Doanh nghiệp.
+ Xây dựng phương án tạo vốn để sử dụng và phát huy nguồn lực trong
doanh nghiệp.
+ Trực tiếp phụ trách hệ thống thông tin nội bộ và lập báo cáo định kỳ
hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
Phòng Tài chính Kế toán: Là nơi xử lý thực hiện toàn bộ công tác kinh tế tài
chính của công ty. Phòng có nhiệm vụ điều hoà phân phối, tổ chức sử dụng vốn và
nguồn vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Đánh giá kết quả quá trình hoạt động
kinh doanh của công ty hạch toán lỗ lãi, phân phối lợi nhuận, thực hiện các chế độ
thu nộp Ngân sách đối với Nhà nước, với công ty có chức năng tham mưu cho phó
Giám đốc tài chính tổ chức triển khai thực hiện toàn bộ công tác Tài chính Kế toán,
thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở toàn công ty theo điều lệ của công ty. Đồng
thời kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của công ty trước pháp luật.
Tổ chức chỉ đạo công tác tổ chức hạch toán kinh doanh trong toàn công ty, phục vụ
cho sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao.
Phòng tổ chức hành chính: Theo dõi, quản lý yếu tố con người của Công ty.
Lên kế hoạch, bố trí, điều động lao động sao cho phù hợp với trình độ chuyên môn
29
cũng như tay nghề, bậc thợ của từng người. Theo dõi lập định mức cho từng công
việc, từng loại thợ, tổ chức các buổi giao lưu, hội họp cũng như các chế độ lao động
của cán bộ, công nhân viên trong công ty, tiền lương, quản lý hồ sơ đào tạo quản trị
hành chính, văn phòng công ty tiếp nhận giao dịch lưu trữ văn bản, tài liệu.
Phòng kỹ thuật sản xuất: kết hợp với phòng kinh doanh lập nhu cầu vật tư,
lập dự toán cho các công trình xây dựng. Nhiệm vụ chính của phòng là:
+ Tổ chức chế thử sản phẩm, hướng dẫn triển khai sản phẩm khi đưa vào sản
xuất.
+ Xây dựng và duy trì mã hoá các sản phẩm, đăng ký chất lượng hàng hoá.
+ Xây dựng quy trình công nghệ, văn bản hướng dẫn cho công nhân sản xuất.
Phòng chất lượng: Xây dựng các chỉ tiêu, xây dựng kế hoạch kiểm tra và thử
nghiệm, xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm trên các công đoạn và tiêu chuẩn cơ sở. Quản
lý thiết bị kiểm tra đo lường và thử nghiệm. Kiểm tra chất lượng quá trình sản xuất,
kiểm tra chất lượng đầu vào và đầu ra. Kiểm soát tài liệu và dữ liệu, quản lý hồ sơ
chất lượng, thời gian đào tạo và hướng dẫn cho công nhân làm công việc kiểm tra.
Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm với bạn hàng và xí nghiệp thành viên
khác. Phòng còn có chức năng tìm hiểu giá cả thị trường, thị hiếu khách hàng hoạt
động cung cầu trên thị trường nhằm cố vấn cho Giám đốc vạch ra các phương
hướng kinh doanh cần thiết.
+ Xuất nhập khẩu: Theo dõi tiến độ nhập khẩu hàng đã ký (nguyên liệu nhập
vào và sản phẩm bán ra) hoàn tất thủ tục để nhập khẩu nguyên liệu. Xuất hàng theo
đơn đặt hàng, hợp đồng đã ký.
+ Kinh doanh nội địa: Ký hợp đồng với các đại lý hợp đồng bán hàng, theo
dõi hợp đồng đó. Khi khách hàng có đơn đặt hàng thì thực hiện, chuẩn bị và giao
cho khách. Ngoài ra, bán lẻ cho cửa hàng và khách trong Công ty.
+ Quản lý hệ thống kho và vận chuyển.
+ Cung ứng vật tư.
Ngoài ra các phòng ban còn có 4 tổ trực tiếp sản xuất theo lệnh sản xuất của
phòng kế hoạch trên cơ sở các hợp đồng kinh tế đã ký.
30
Các tổ chỉ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phòng quản lý tổng hợp, ở các phòng
ban thì có trưởng phòng, phó phòng và các nhân viên còn ở các tổ thì có quản đốc,
nhân viên kinh tế và các công nhân.
Công ty TNHH TRANDA có cơ cấu tổ chức trực tuyến nên toàn bộ các vấn
đề được giải quyết theo một kênh liên hệ đường thẳng. Quan hệ giữa các bộ phận
trong Công ty rất chặt chẽ được thể hiện như sau:
- Quan hệ giữa Giám đốc và các phòng ban: Giám đốc là người toàn quyền
quyết định và cấp dưới thừa hành nhiệm vụ. Giám đốc đề ra nhiệm vụ cho từng
phòng ban, các phòng ban thi hành nhiệm vụ và báo cáo kết quả thực hiện cho
Giám đốc kể cả việc đề nghị một công việc nào đó.
- Quan hệ giữa các phòng tổ chức và các phòng khác: Chịu sự quản lý của
Giám đốc, phòng tổ chức sắp xếp các công việc cho từng cán bộ, công nhân viên
trong công ty sao cho phù hợp với tay nghề của họ rồi báo cáo cho Giám đốc.
- Quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng khác: Thực hiện mọi chức
năng chi trả trong Công ty, nhận vốn từ trên giao và phân chia chi trả cho quá trình
sản xuất kinh doanh. Như vậy phòng tài chính kế toán có quan hệ với tất cả các
phòng ban trong công ty.
- Quan hệ giữa phòng kỹ thuật với các phòng khác: Thực hiện bảo dưỡng
thiết bị máy móc, các khoản chi phí trong quá trình bảo dưỡng sửa chữa thay thế
được đưa về phòng tài chính kế toán để quyết toán.
3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy
Phó Tổng Giám
đốc phụ trách
sản xuất
Phòng
Phòng
Tổng giám đốc
Phó Tổng Giám
đốc
Tài chính
31
4. Đặc điểm tổ chức kế toán ở Công ty TNHH TRANDA .
4.1. Đặc đi ểm bộ máy kế toán.
a, Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Bộ phận kế toán tiền
lương và thanh toán
BHXH
Bộ phận kế toán vốn
bằng tiền, hàng hoá và
tiêu thụ
Các nhân viên hạch toán
ở các đơn vị trực thuộc
Bộ phận kế toán
tổng hợp và kiểm
tra kế toán
Thủ quỹ
32
b, Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận trong phòng kế toán.
Bất kỳ Doanh nghiệp nào cũng đều có bộ phận kế toán. Đó là bộ phận theo
dõi, ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các sổ liên quan. Đồng
thời tổng hợp phân tích tình hình tài chính của Doanh nghiệp, lập nên các báo cáo tài
chính là nguồn thông tin quan trọng giúp cấp trên đưa ra các quyết định đúng đắn.
Bộ máy kế toán là tập hợp toàn bộ các lao động kế toán để đảm bảo thực hiện
khối lượng công tác kế toán phần hành với đầy đủ chức năng thông tin và kiểm tra tất
cả các mặt hoạt động kinh tế của đơn vị. Mỗi nhân viên kế toán trong bộ máy có mối
liên hệ hai chiều phối hợp từ sự phân công lao động phần hành kế toán trong bộ máy
kế toán. mỗi cán bộ kế toán đều được quy định rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ để
từ đó tạo thành mối quan hệ có tính vị trí, phụ thuộc kiểm tra.
Cũng giống tất cả các Doanh nghiệp khác Công ty cũng tổ chức bộ máy kế
toán nhưng xuất phát từ đặc điểm tổ chức, điều kiện và trình độ quản lý của Công
ty, bộ máy kế toán của Công ty TNHH TRANDA được tổ chức theo kiểu trực tuyến
tham mưu nghĩa là kế toán trưởng trực tiếp điều hành các kế toán viên phần hành.
Thêm vào đó do đặc điểm về quy mô và ngành nghề kinh doanh nên bộ máy kế toán
của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Theo đó toàn Công ty chỉ tổ chức
một phòng kế toán trung tâm đặt tại trụ sở chính của Công ty. Tại phòng kế toán
Công ty, các nhân viên kế toán thực hiện toàn bộ công tác hạch toán ở Công ty từ
việc ghi nhận ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp
cho đến việc kiểm tra đôn đốc công tác kế toán viên.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty được thể hiện ở sơ đồ trên. Trong
đó phòng tài chính kế toán của Công ty bao gồm 7 người và nhiệm vụ chức năng
của từng bộ phận trong phòng kế toán như sau:
Trưởng phòng tài chính kế toán (kế toán trưởng): Là người giúp giám đốc
Doanh nghiệp tổ chức việc kiểm tra kiểm soát toàn bộ hoạt động tài chính ở Công ty.
Kế toán trưởng phân công lao động, thiết lập mối quan hệ giữa các nhân viên trong
phòng cũng như quan hệ giữa phòng kế toán tài chính với các phòng chức năng khác
và các phân xưởng. Kế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và sự chỉ đạo,
33
kiểm tra của cơ quan tài chính cấp trên đồng thời tham mưu cho giám đốc để có thể
đưa ra các quyết định hợp lý và chịu trách nhiệm về việc cung cấp các thông tin tài
chính trước giám đốc Công ty, cấp trên và cơ quan nhà nước khác.
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận cấu thành bộ máy kế toán: Các bộ
phận đều chỉ sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng và do kế toán trưởng phân
công, phân nhiệm. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán theo sơ đồ tổ
chức bộ máy kế toán của công ty như sau:
Bộ phận kế toán tiền lương, thanh toán BHXH có nhiệm vụ chủ yếu sau:
Tính tiền lương và BHXH phải trả cho người lao động trong Doanh nghiệp, ghi
chép tổng hợp, tiền lương quỹ BHXH, BHYT và KPCĐ.
Bộ phận kế toán vốn bằng tiền, tiền vay, hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá
có nhiệm vụ chủ yếu sau:
Giúp kế toán trưởng xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của công ty, ghi
chép phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản vốn bằng tiền ( tiền
mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng), ghi chép kế toán tổng hợp và chi tiết hàng hoá tồn
kho. Ghi chép phản ánh doanh thu bán hàng và các khoản điều chỉnh doanh thu. Ghi
chép phản ánh và theo dõi thanh toán các khoản thuế ở khâu tiêu thụ như thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và thuế gía trị gia tăng, ghi chép kế toán tổng hợp và kế
toán chi tiết bán hàng, chi phí quản lý Doanh nghiệp. Lập các báo cáo nội bộ về tình
hình thực hiện kế hoạch chi phí bán hàng, chi phí quản lý, về kết quả kinh doanh của
từng nhóm hàng, mặt hàng tiêu thụ chủ yếu, báo cáo về hàng hoá tồn kho.
Bộ phận kế toán tổng hợp và kiểm tra kế toán có nhiệm vụ:
Thực hiện các phần hành kế toán còn lại mà chưa phân công, phân nhiệm cho
các bộ phận trên như hoạt động tài chính, hoạt động bất thường. Thực hiện các
nghiệp vụ nội sinh, lập các bút toán khoá sổ kế toán cuối kỳ. Kiểm tra số liệu kế
toán, lập báo cáo kế toán. lập bảng cân đối tài khoản, lập bảng cân đối kế toán và
báo cáo kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Lập các báo cáo kế toán nội bộ khác
ngoài những báo cáo kế toán nội bộ mà các bộ phận kế toán khác đã lập.
34
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý, đảm bảo tiền mặt tại quỹ của Công ty. Hàng
ngày thủ quỹ căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để xuất quỹ hoặc nhập quỹ.
Cuối ngáy khoá sổ báo cáo quỹ, đối chiếu với kế toán vốn bằng tiền, kế toán thanh
toán và sửa chữa sai sót nếu có.
4.2. Tình hình tổ chức kế toán của công ty.
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức Nhật ký chung với hệ thống sổ
sách tương đối phù hợp. Đặc điểm chủ yếu của hình thức kế toán này là các nghiệp
vụ kinh tế tài chính phát sinh theo chứng từ gốc đều được ghi vào sổ Nhật ký chung
theo thứ tự thời gian và quan hệ đối ứng tài khoản, sau đó là các sổ cái tài khoản có
liên quan.
Trình tự hạch toán được ghi chép theo sơ đồ sau:
Công ty hiện đang ứng dụng vi tính trong việc tổ chức công tác kế toán giúp
cho việc cung cấp thông tin nhanh chóng kịp thời, chính xác giảm bớt công việc kế
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Nhật ký đặc biệt
Sổ hoặc thẻ kế
toán chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài
chính
35
toán thủ công. Phần mềm kế toán áp dụng tại công ty là phần mềm được lập riêng
cho công ty.
Quá trình hạch toán khi áp dụng máy vi tính: Kế toán viên từ các chứng từ kế
toán và dựa vào nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ tiến hành cập nhập ban đầu vào máy,
máy sẽ tự xử lý và cho thông tin đầu ra( khi cần) gồm các sổ kế toán, báo cáo kế toán.
II. Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty
TNHH TRANDA
1. Nguồn hình thành quỹ tiền lương.
- Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp
xác định nguồn quỹ tiền lương ứng để trả cho người lao động, bao gồm:
+ Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao.
+ Quỹ tiền lương bổ xung theo chế độ quy định.
+ Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác ngoài
đơn giá tiền lương được giao.
- Sử dụng quỹ tiền lương
Để bảo đảm quỹ lương không vượt chi so với quỹ tiền lương được hưởng,
dồn chi quỹ tiền lương vào các tháng cuối năm hoặc để dự phòng quỹ tiền lương
lớn cho năm sau, có thể quy định phân chia tổng quỹ tiền lương cho các quỹ sau:
+ Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động theo lương khoán, lương
sản phẩm, lương thời gian. (ít nhất cũng bằng 76% tổng quỹ lương ).
+ Quỹ khen thưởng từ quỹ lương đối với người lao động có năng suất, chất
lượng cao, có thành tích công tác (tối đa không quá 10% tổng quỹ tiền lương)
+ Quỹ khuyến khích người lao động có trình độ, chuyên môn, kỹ thuật cao,
tay nghề giỏi.
2. Phương pháp tính lương và trả lương ở Công ty TNHH TRANDA.
2.1. Phương pháp tính lương.
- Dựa vào tình hình sản xuất và số cán bộ công nhân viên. Công ty TNHH
TRANDA đã xây dựng nên:
+ Định mức lao động.
36
+ Đơn giá tiền lương theo mức lao động.
- Đơn giá tiền lương sản phẩm được tính riêng cho từng loại sản phẩm ở từng
công đoạn sản xuất theo từng loại dây truyền sản xuất ( có 2 dây truyền sản xuất là
cắt và may ). Công ty tính đơn giá tiền lương sản phẩm dựa theo tỷ lệ hoàn thành
theo sản phẩm cuối cùng. Chính việc xây dựng nên đơn giá tiền lương này là
nguyên lý trả lương cho cán bộ công nhân viên.
2.2. Các hình thức trả lương tại công ty.
Công ty TNHH TRANDA trả lương theo quy định mức khoán sản phẩm, tiền
lương trả cho người lao động không hạn chế, người làm nhiều sản phẩm thì hưởng
lương nhiều. Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Đây là hình thức
tiền lương căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá tiền lương tính
cho một sản phẩm (do phòng tổ chức hành chính quy định).
Bên cạnh đó, công ty còn áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Hình
thức tiền lương này phụ thuộc vào thời gian lao động thực tế trong tháng. Hệ số
lương (do công ty quy định) và tiền lương bình quân 1 ngày (phụ thuộc vào mức
lương bình quân của công nhân sản xuất và số ngày công chế độ). Công ty căn cứ
vào tổng lương phải trả cho công nhân sản xuất ở các phân xưởng để tính tiền lương
bình quân cho một công nhân.
2.3. Tiền lương phải trả đối với lao động trực tiếp (Trả lương theo sản phẩm )
- Công ty trả lương đến từng người lao động theo số lượng, chất lượng của sản
phẩm đã hoàn thành.
- Công thức tính: T = Vđg x Q
T: tiền lương phải trả cho người lao động
Vđg: Đơn giá sản phẩm.
Q: Số lượng sản phẩm hoàn thành đúng qui cách.
Bên cạnh đó, Công ty còn trả thêm cho công nhân những khoản phụ cấp như:
phụ cấp phép + trách nhiệm + ca 3 + thợ giỏi + lễ. Cũng như tiền thưởng trong sản
xuất. Và công nhân cũng có thể bị trừ vào lương những khoản tiền phạt nếu có.
37
Trong tháng nếu công nhân sản xuất sản phẩm đạt chất lượng loại A thì sẽ
được cộng thêm một khoản tiền = số tiền lương sản phẩm x 0,25
Loại B = Loại A x 0,6
Loại C = Loại A x 0,3
* Ví dụ: Công nhân Dương Quang Nam làm ở bộ phận Cắt số 1 tháng 10 năm
2005 anh làm được 24 công và sản xuất được 187 sản phẩm đạt chất lượng xếp loại
A. Đơn giá ở bộ phận này là 4283đ/sp
- Vậy lương tháng công nhân này là:
187 x 4283đ/sp = 800.921(đ)
Sản phẩm đạt loại A = 803.048 x 0,25 = 200.762(đ)
-Phụ cấp thợ giỏi: 39.918
-Phụ cấp trách nhiệm (tổ trưởng): 30.000.
Vậy tổng số tiền anh Nam được lĩnh trong tháng là:
1.071.601 = 800.921+ 200.762 + 39.918 + 30.000
-Trích 5% BHXH và 1% BHYT trong tháng, anh Nam bị trừ vào lương của
mình.
+ 5% lương cơ bản tức là: 5% x 320.000 x 3,05 = 48.800 (đ)
+ 1% lương cơ bản tức là: 1% x 320.000 x 3,05 = 9.760 (đ)
- Số tiền lĩnh: 1.071.601 – 48.800 – 9.760 = 1.032.561 (đ)
Công ty TNHH TRANDA Bảng thanh toán lương
Tháng 10 năm 2005
Bộ phận: Cắt số 1
I - Thanh toán lương sản phẩm:
TT Họ và tên Số sp
Tên sản
phẩm Sl/cái
đơn
giá
Thành
tiền
Ghi
chú
38
1
2
3
4
......
......
Dương Quang Nam
Nguyễn Văn Dũng
Lê Huy Khôi
Nguyễn Thạc Sơn
...............................
...............................
...............................
...............................
102
135
94
06
.......
.......
.......
.......
TS
TS
TS
TS
..............
..............
..............
..............
187
150
123
88
...........
...........
...........
.......
4283
4283
4283
4283
............
............
............
............
1.032.561
842.450
726.809
576.904
.................
.................
.................
.............
Cộng - - - - 10.178.724
1. Thu nhập lương
Lương trách nhiệm tổ trưởng tháng = 30.000(đ)
2. Tổng hợp
Lương SP : 10.178.7245 (đ)
Thu nhập khác :
Tổng số công nhật : 201 công
Bình quân thu nhập công/tháng :
Quản đốc KCS Thống kê Phụ trách bộ phận Tổ trưởng
39
Công ty TNHH TRANDA bảng tính lương
Tháng 10 năm 2005
Bộ phận: Cắt số 1
T
T Họ và tên
Bậc
lươn
g
Lương sản phẩm Lương khác
Số công Số tiền Xếp loại Số tiền
1
2
3
4
...
...
...
...
Dương Quang Nam
Nguyễn Văn Dũng
Lê Huy Khôi
Nguyễn Thạc Sơn
...............................
...............................
...............................
...............................
....
3,05
1,72
1,72
1,72
.........
.........
.........
.........
....
24
25
25
10
800.921
642.000
620.100
400.903
A
A
A
A
231.640
200.450
106.709
176.001
Cộng 201 8.070.020 2.108.536
Trưởng phòng HCNS Lao động tiền lương
Trong các tổ mà sản phẩm làm ra mang tính tập thể thì căn cứ vào tổng sản
phẩm làm ra, tổng số công đi làm, từ đó tính ra lượng phải trả cho từng cá nhân theo
các cấp bậc khác nhau.
40
Công ty TNHH TRANDA
bảng tính lương
Tháng 10 năm 2005
Bộ phận: May
TT
Họ và tên
Bậc
lươn
g
Lương sản phẩm Lương khác
Số
công Số tiền
Xếp
loại Số tiền
1
2
3
4
.....
.....
.....
.....
Nguyễn Văn Thái
NguyễnDuy Dũng
Trần Quang Khải
VươngThanh Tùng
................................
................................
................................
................................
1,92
2,49
1,72
1,72
.........
.........
.........
.........
25
25
25
26
……...
...........
...........
...........
.........
595.893
595.893
595.893
619.689
..................
..................
..................
..................
A
A
A
A
.............
.............
.............
.............
149.723
149.723
149.723
155.672
....................
....................
....................
...................
Cộng 556 13.231.424 3.308.606
Trưởng phòng HCNS Lao động tiền lương
41
Công ty TNHH TRANDA thanh toán lương
Tháng 10 năm 2005
Bộ phận: May
I- Thanh toán lương sản phẩm:
tt Tên sản phẩm đơn vị Số
lượng
đơn
giá
Thành
tiền
Ghi
chú
1
2
3
4
...
...
...
...
Hàng công nghiệp
Hàng xuất khẩu
Hàng cao cấp
Hàng gia công
...............................
...............................
...............................
...............................
Cái
Cái
Cái
Cái
...........
...........
...........
...........
1049
895
224
339
..............
..............
..............
..............
571
571
742
360
...........
...........
...........
...........
598.979
511.045
166.208
122.040
..................
..................
..................
..........
- Cộng - 4480 - 13.231.424
II- Thu nhập khác
III - Tổng hợp
Lương sản phẩm: 13.230.424 (đ)
Thu nhập khác:
Tổng số công khoán: 556 công
Tổng số công nhật:
Bình quân thu nhập công/tháng: 24.800đ/công.
2.4. Tiền lương phải trả đối với lao động gián tiếp (trả lương theo thời gian).
Do đặc thù riêng của các bộ phận này không thể giao khoán theo từng sản
phẩm nên Công ty quy định hình thức trả lương như sau:
Căn cứ vào bình quân lương 1 ngày công sản xuất (làm cơ sở tính toán) x hệ
số 3 x ngày công
42
- Công khoán + công nhật = ể số công.
Tiền lương khoán + tiền lương công nhật = ể số tiền
Bình quân lương
sản xuất =
ể số tiền phải trả công nhân sản xuất trong tháng
ể số công của công nhân sản xuất trong tháng
Ví dụ: Tính lương tháng 10 của bà Nguyễn Thị Lương làm ở bộ phận kế
hoạch sản suất
Trong tháng bà Lương làm được 28 công
Hệ số lương của bà là 0.75
Trong tháng phải trả lương công nhân của các bộ phận trực tiếp sản xuất là:
25.727.000 đ. Và tổng số công trong tháng của các bộ phận này là: 989.5 công
Vậy bình quân lương 1 ngày công sản xuất tháng này là:
25.727.000 : 989.5 = 26.000đ/công
Vậy số tiền lương thời gian của bà Lương được tính trong tháng 10 này là:
26.000 x 3 x 0.75 x 28 = 1.638.000đ
Bên cạnh đó, Công ty còn xét duyệt lương thời gian trên cơ sở mức độ nặng
nhọc, độc hại của công việc nhưng phải đảm bảo tiền công thời gian không vượt
quá 2 lần so với lương bình quân ngày công toàn Công ty trong kỳ lương đó
Đối với quỹ tiền thưởng năng suất, chất lượng cao và quỹ khuyến khích lao
động có trình độ chuyên môn, tay nghề giỏi, kỹ thuật cao. Công ty sẽ xét thưởng
vào từng thời điểm trên cơ sở thống nhất ý kiến với ban chấp hành công đoàn nhưng
đảm bảo đúng quy chế.
43
Công ty TNHH TRANDA Bảng tính lương
Tháng 10 năm 2005
Bộ phận kế hoạch sản xuất
T
T Họ và tên
HSL
GĐ
Bậc
lương
Lương thời gian Lương khác
Số
công Số tiền Loại Số tiền
PCT
N
1 Nguyễn Thị Lương 0,75 2,98 28 1.638.000 A 409.500 57.600
2 Đỗ văn Thịnh 0,60 2,98 28 1.310.400 A 327.600
3 Phạm Đức Thắng 0,45 2,68 30 1.053.000 A 263..250
4 Nguyễn Minh Sơn 0,40 1,72 29 904.800 A 226.200
.. .................. ....... ....... ...... ........... ....... ............ ......
.... ................ ...... ......... ...... ........... ..... .......... .....
Cộng 245 9.006.100 2.252.275 58.600
Trưởng phòng HCNS Lao động tiền lương
3. Tổ chức hạch toán lao động, tính lương phải trả trong doanh nghiệp.
Để quản lý lao động về mặt số lượng, Công ty đã sử dụng sổ danh sách lao
động. Sổ này do kế toán lao động tiền lương lập (l ập chung cho toàn Công ty và lập
riêng cho từng bộ phận ) nhằm nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện
có trong Công ty .
Bên cạnh đó, Công ty còn căn cứ vào sổ lao động (mở riêng cho từng người
lao động) để quản lý nhân sự cả về số lượng và chất lượng lao động, về biến động
và chấp hành chế độ đối với lao động.
Để quản lỹ và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, chứng từ sử dụng hạch
thời gian lao động là bảng chấm công. Bảng chấm công được lập riêng cho từng bộ
phận, tổ, đội lao động sản xuất, trong đó ghi rõ ngày làm việc, nghỉ việc của mỗi
người lao động. Bảng chấm công do tổ trưởng (hoặc trưởng các phòng, ban) trực
tiếp ghi và để nơi công khai để công nhân viên chức giám sát thời gian lao động của
44
từng người. Cuối tháng, bảng chấm công được dùng để tổng hợp thời gian lao động
và tính lương cho từng bộ phận, tổ, đội, sản xuất.
Để hạch toán kết quả lao động, kế toán sử dụng các loại chứng từ ban đầu khác
nhau, tuỳ theo loại hình và đặc điểm sản xuất. Đó chính là các báo cáo về kết quả
như: “Phiếu giao nhận sản phẩm “, “Phiếu khoán”, “Hợp đồng giao khoán”, “Phiếu
báo làm thêm giờ”, “phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành”, “ Bảng kê
sản lượng từng người”… Chứng từ hạch toán lao động do tổ trưởng ký, cán bộ kiểm
tra kỹ thuật xác nhận được lãnh đạo duyệt ( quản đốc phân xưởng, trưởng bộ phận ).
Sau đó, các chứng từ này được tổng hợp kết quả lao động toàn đơn vị, rồi chuyển về
kế toán lao động tiền lương tính toán và xác nhận tiếp theo chuyển cho trưởng phòng
hành chính nhân sự xem xét ký duyệt. Cuối cùng chuyển về phòng kế toán để tính
lương, tính thưởng.
Công ty TNHH TRANDA thực hiện thanh toán lương cho cán bộ công nhân
viên làm 2 kỳ trong 1 tháng.
- Kỳ I (Kỳ tạm ứng) thường vào 15 hàng tháng. Căn cứ quyết định của ban
Giám đốc, kế toán tiền lương tiến hành trả tiền tạm ứng cho mỗi cán bộ công nhân
viên là 200.000đ mỗi tháng. Tiền tạm ứng được chia theo từng tổ, phòng ban, kế
toán tiền lương tiến hành lập bảng tổng hợp thanh toán tạm ứng cho Công ty. Căn
cứ vào bảng tổng hợp thanh toán tạm ứng lương trong tháng, kế toán thanh toán tiến
hành lập phiếu chi, các bảng thanh toán tạm ứng của tổ, phòng ban, thủ quỹ tiến
hành chi.
- Kỳ 2: Căn cứ vào bảng lương tháng của từng tổ , bộ phận, phòng ban, kế
toán tiền lương tiến hành lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương. Bảng tổng hợp
thanh toán lương sau khi được sự đồng ý của kế toán trưởng, Giám đốc. Kế toán
tiền lương chuyển bảng tổng hợp thanh toán lương cho kế toán thanh toán tiến hành
lập phiếu chi. Số tiền thanh toán lương kỳ 2 được xác định như sau:
Số tiền
lương
CBCNV
Lĩnh kỳ 2
=
Tổng số
tiền lương
phải
-
Số tiền
CBCNV
được tạm ứng
kỳ I
-
Tiền BHXH
khấu trừ vào
lương CBCNV
-
Đoàn
phí
Sau khi lập phiếu chi, kế toán thanh toán chuyển phiếu chi, bảng lương tháng
của từng tổ.
4. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương.
45
Kế toán căn cứ vào những chứng từ gốc như: phiếu chi ( trả lương cho cán bộ
công nhân viên), phiếu thu ( thu BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn)... Để vào sổ
sách kế toán liên quan:
Chứng từ gốc nhật ký chung sổ cái ....
Nhật ký chung
Đơn vị: đồng
Chứng từ Diễn giải Đã
ghi
sổ
cái
Số
hiệu
tài
khoản
Số phát sinh
Số Ngày tháng Nợ Có
1 2 3 4 5 6 7 8
71 01/10
Thanh toán lương
tháng 9/05 (kho CN
DN)
X
334 25.122.949
1111 25.122.949
79 08/10 Chi lương tạm ứng kỳ I tháng 9/05 X
334 74.100.000
1111 74.100.000
84 26/10 Chi lương kỳ II tháng 9/05 X
334 368.582.342
1111 368.582.342
495 31/10 Chi lương tạm ứng kỳ I tháng 10/05 X
334
241.000.142
1111 241.000.142
495 31/10 Chi lương tạm ứng kỳ II tháng 10/05 X
334 20.427.562
1111 20.427.562
... ... ..... ............. ... ...... ............. .............
Cộng chuyển sang trang sau: 720.862.054
46
sổ cái tài khoản
Từ ngày 01/10/2004 đến ngày 31/12/2005
Tài khoản 334: Phải trả công nhân viên
Dư có đầu kỳ: 490.955.825
Ngày Số c.từ Diễn giải
TK.
đối ứng PS. Nợ PS. có
01/10 71 TT lương tháng 9/05 ( Cho CBCNV ) 1111 25.122.949
08/10 79
Chi lương T.Ư kỳ 1 tháng
9/05
(Vương Kim Oanh - Thủ
quỹ)
1111
74.100.000
26/10 84 Chi lương kỳ II tháng 10/04
(Vương Kim Oanh- thủ quỹ) 1111 368.582.342
31/10 495 Tạm tính lương tháng 10/2004 6221 241.000.142
31/10 495 Tạm tính lương tháng 10/2004 6222 20.427.562
31/10 495 Tạm tính lương tháng 10/2004 62711 81.239.433
31/10 495 Tạm tính lương tháng 10/2004 6411 33.145.860
31/10 495 Tạm tính lương tháng 10/2004 6421 40.149.918
31/10 495 ...................
31/10 108 Chi thưởng tổng kết tháng 9/2004 1111 4.200.000
........ .... ................................. ............ ............. ............
.... ...... ...................... .. ............ .............
Phát sinh Nợ: 1.000.875.583
Phát sinh Có: 780.837.252
Dư có cuối kỳ: 270.917.494
Kế toán trưởng
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Người lập biểu
47
Sổ tổng hợp tài khoản
Từ ngày 01/10/2005 đến ngày 31/12/2005
Tài khoản: 334 phải trả công nhân viên
TK Đ.Ư Tên tài khoản Ps nợ Ps có
Dư đầu 490.955.825
Tổng PS 1.000.875.583 780.837.252
Dư cuối 270.917.494
--------- ----------------------- ------------------ ----------------
141 Tạm ứng 39.311.000
331 Phải trả cho người bán 18.970.000
6221 CF nhân công trực tiếp cho sản phẩm
227.124.637
6222 CF nhân công cho khuôn 44.946.763
62711 CF cho PX SP 167.038.480
6411 CF bán hàng: nhân viên 173.959.760
6421 CF quản lý : nhân viên 98.451.412
Kế toán trưởng
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Người lập biểu
48
Sổ cái tài khoản
Từ ngày 01/10/2004 đến ngày 31/12/2005
Tài khoản338: Phải trả phải nộp khác
Dư có đầu kỳ: 356.932.149
Ngày Số c. từ Diễn giải Tk đối ứng Ps nợ Ps có
01/10 67 Nộp BHXH 1121 75.288.735
24/10 332 Hoàn lại chi thừa(Phiếu chi số 27 ngày 08/09/04)
1111
5.859.067
26/10 374 Thu tiền BHXH tháng 10/2004 (BHXH)
1111
5.229.046
26/10 374 Thu tiền BHYT tháng 10/2004 (BHYT)
1111
1.045.800
26/10 374 Thu tiền ĐPCĐ, BHXH,BHYT tháng 8/04
1111
40.419.103
29/10 411 Thu tiền ĐPCĐ, BHXH,BHYT tháng 9/04 1111 996.638
31/10 496 Tạm tính CP công đoàn tháng 10/04 6221 4.820.003
31/10 496 Tạm tính CP công đoàn tháng 10/04 6222
408.551
31/10 496 Tạm tính CP công đoàn tháng 10/04 62711 1.624.789
31/10 496 Tạm tính CP công đoàn tháng 10/04 6411 622.917
31/10 496 Tạm tính CP công đoàn tháng 10/04 6421 809.998
31/10 497 Tạm tính chi phí BHXH tháng 10/04 6221 1.094.760
......... ....... .......................... ....... ............. .............
Phát sinh Nợ: 40.105.000
Phát sinh Có: 105.084.49
Dư có cuối kỳ: 421.916.648
Kế toán trưởng
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Người lập biểu
49
Sổ tổng hợp tài khoản
Từ ngày 1/10/2004 đến ngày 31/12/2005
Tài khoản: 3382 kinh phí công đoàn
TK đối
ứng Tên tài khoản Phát sinh Nợ Phát sinh Có
Dư đầu 30.572.994
Tổng PS 20.000.000 23.591.977
Dư cuối 34.164.921
------ ------------------------ ---------------- ------------
1111 Tiền mặt Việt Nam 20.000.000
6221 Chi phí nhân công trực
tiếp cho sản phẩm
4.542.493
6222 Chi phí nhân công 898.935
62711 Chi phí cho PXSP 3.340.770
6411 Chi phí bán hàng: nhân
viên
3.479.195
6421 Chi phí quản lý: nhân
viên
1.969.028
Kế toán trưởng
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Người lập biểu
50
Sổ tổng hợp tài khoản
Từ ngày 1/10/04 đến ngày 31/12/05
Tài khoản: 3383 BHXH
TK đối
ứng
Tên tài khoản Phát sinh Nợ Phát sinh Có
Dư đầu 279.608.865
Tổng PS 1.160.000 68.852.045
Dư cuối 347.300.910
------ ------------------------ ------------ ----------
1111 Tiền mặt Việt Nam 1.160.000
6221 Chi phí nhân công trực
tiếp cho sản phẩm
29.654.336
6222 Chi phí nhân công 3.072.016
62711 Chi phí cho PXSP 12.313.549
6411 Chi phí bán hàng: nhân
viên
2.620.800
6421 Chi phí quản lý: nhân
viên
5.590.358
11214 Tiền gửi VNĐ sở giao
dịch NHNN
7.067.800
Kế toán trưởng
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Người lập biểu
51
Sổ tổng hợp tài khoản
Từ ngày 1/10/04 đến ngày 31/12/05
Tài khoản: 3384 BHYT
TK đối
ứng Tên tài khoản Phát sinh Nợ Phát sinh Có
Dư đầu 46.750.340
Tổng PS 18.945.000 12.640.477
Dư cuối 40.445.817
------ ------------------------ ------------- -------------
1111 Tiền mặt Việt Nam 2.029.477
6221 Chi phí nhân công trực tiếp cho sản phẩm
7.074.000
6222 Chi phí nhân công
513.000
62711 Chi phí cho PXSP 1.782.000
6411 Chi phí bán hàng: nhân viên
567.000
6421 Chi phí quản lý: nhân viên
675.000
11214 Tiền gửi VNĐ sở giao dịch NHNN
18.945.000
5. Hạch toán các khoản trích theo lương.
5.1. Căn cứ thu BHXH ở Công ty.
Căn cứ vào nghị định só 12 CP ngày 26/10/1995 của Chính Phủ ban hành về
việc ban hành điều lệ BHXH, đối với công chức, viên chức nhà nước và mọi người
lao động theo loại hình BHXH bắt buộc phải thực hiện thống nhất trong cả nước,
quy định quyền và nghĩa vụ đóng góp BHXH về quyền được hưởng khi ốm đau,
thai sản, khi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, mất sức hoặc chết.
Kế toán trưởng
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Người lập biểu
52
Quỹ BHXH được hình thành từ nguồn thu của chủ sử dụng kinh doanh 15%
và người lao động 5% và sự tương hỗ của nhà nươc, quỹ BHXH được quản lý thống
nhất và sử dụng để chi các chế độ quy định theo điều lệ.
Hình thức thu nộp hàng tháng chậm nhất vào ngày 30 của mỗi tháng để
chuyển cho cơ quan BHXH. Cuối quý Công ty cùng cơ quan BHXH đối chiếu số
người tham gia BHXH, nếu có số chênh lệch điều chỉnh tiếp vào quý sau.
5.2. Căn cứ thu chi BHYT tại Công ty.
Quỹ BHYT được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số
tiền lương cấp bậc của cán bộ công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ
trích BHYT là 3% trong đó 2% tính vào chi phí, 1% người lao động chịu.
Quỹ này Công ty sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám, chữa bệnh, viện
phí, thuốc thang....
5.3. Căn cứ thu chi kinh phí công đoàn tại Công ty.
Để có nguồn chi phí hoạt động công đoàn hàng tháng Công ty trích theo một tỷ
lệ quy định với tổng số quỹ tiền lương, tiền công và phụ cấp thực tế phải trả người
lao động tính vào chi phí kinh doanh để hình thành kinh phí công đoàn tỷ lệ kinh
phí công đoàn theo chế độ hiện hành là 2%.
5.4. Trích BHXH phải trả công nhân viên.
Căn cứ vào danh sách lao động và quỹ tiền lương, trích nộp BHXH lập ngay
đầu năm, bổ sung hàng tháng, quý về việc biến động lao động và quỹ tiền lương của
Công ty và bảng đối chiếu nộp BHXH quý, năm giữa đơn vị sử dụng lao động và
đơn vị BHXH thành phố Hà Nội.
Trong tháng khi cán bộ công nhân viên nộp giấy tờ, hoá đơn chứng từ xác
nhận việc nghỉ thuộc diện được hưởng BHXH. Căn cứ mức lương, số ngày nghỉ,
mức ưu tiên... kế toán BHXH tính toán để lập phiếu thanh toán BHXH cuối tháng
lập “ bảng thanh toán BHXH ”
Trước tiên Công ty sẽ nhận các chứng từ hợp lệ của cán bộ công nhân viên “
Phiếu nghỉ hưởng BHXH ” phản ánh nội dung nghỉ hưởng BHXH tên tổ chức chịu
trách nhiệm theo phiếu, lý do cùng số ngày nghỉ. Sau đó đối chiếu theo chế độ nhà
53
nước quy định cùng quy định khác của Công ty (nếu có) để xác định số ngày nghỉ
theo chế độ của cán bộ công nhân viên được hưởng BHXH.
Ví dụ: trường hợp anh Nguyễn Văn Mạnh được hưởng trợ cấp BHXH
Tên cơ sở y tế
......................
Ban hành theo mẫu tại CV
Số 93 TC/CĐ KT ngày 20/07/1999 của BTC
Giấy chứng nhận
Nghỉ ốm hưởng bhxh
Họ và tên: Nguyễn Văn Mạnh. Tuổi 24
Đơn vị công tác: Công ty TNHH TRANDA
Lý do nghỉ việc: Chấn thương vùng hàm mặt
Số ngày cho nghỉ: 10 ngày
Từ ngày 09/12/04 đến hết ngày 20/12/04
Xác nhận của phụ trách đơn vị
Số ngày thực nghỉ 10 ngày
(ký ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Ngày 24 tháng 12 năm 2005
Y bác sỹ KCB
Lê Kim Hà
54
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập –Tự do – Hạnh phúc
----------------------
phiếu thanh toán trợ cấp BHXH
(Nghỉ ốm, trông con ốm, thực hiện kế hoạch hoá)
Họ và tên: Nguyễn Văn Mạnh - tuổi 24
Nghề nghiệp (chức vụ): lái xe
Đơn vị công tác: Công ty TNHH TRANDA
Thời gian đóng BHXH 3 năm
Tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ: 244.800
Số ngày được nghỉ: từ 09/12/04 đến 20/12/04
Trợ cấp: mức 75%: 7061 x 10 ngày = 70.610 đ
Cộng: 70.610 đ
Bằng chữ: Bảy mươi nghìn sáu trăm mười đồng.
Ghi chú:.......................................
Ngày 31 tháng 10 năm 2004
Người lĩnh Kế toán BCHCĐ cơ sở Thủ trưởng đơn vị
55
PHầN III
Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ ở
Công ty TNHH TRANDA
I. Những nhận xét về công tác kế toán tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ ở Công ty
TNHH TRANDA
1. Một số nhận xét:
Công ty TNHH TRANDA là một doanh nghiệp tư nhân. Trong những năm gần
đây, Công ty đã không ngừng cải tiến bộ máy, mở rộng sản xuất, quy mô và cơ cấu
của Công ty đã cơ bản hoàn thiện, tạo được việc làm cho công nhân trong Công ty.
Sản phẩm của Công ty đã chiếm lĩnh được thị trường tạo được lòng tin đối với
người tiêu dùng trong nước. Công ty đã và đang tiếp tục vươn lên ngày càng mở
rộng thị trường và trong tương lai sẽ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận cho Công
ty, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước ngày một nhiều, đời sống người lao động không
ngừng được cải thiện, thu nhập người lao động được đảm bảo.
Có được những kết quả đó, Ban lãnh đạo cùng với tập thể cán bộ công nhân
viên trong Công ty đã nhận thức được đúng đắn quy luật vận động của nền kinh tế
thị trường từ đó rút ra “ Tiền lương là thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh
“Chính ví vậy việc bố trí, sắp xếp lao động hợp lý, tính toán và trả công người lao
động một cách thoả đáng góp phần nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm hao phí
lao động từ đó mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho doanh nghiệp. Do vậy việc tính
toán và chi trả tiền lương cho người lao động được Ban Giám đốc luôn coi trọng.
Để cơ giới hoá công tác kế toán, Công ty đã đưa hệ thống máy vi tính vào ứng
dụng cho công tác tính lương, do vậy mà công việc tính toán được thực hiện nhanh
chóng thuận tiện và chính sác hơn.
Trong những năm gần đây, thu nhập bình quân của người lao động luôn tăng
hơn so với kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước.
Cụ thể: mức kế hoạch: 700.000đ/người
Thực hiện năm 2004: 750.000đ/người
56
Năm 2005: 800.000đ/người
Có thể thấy rằng, mức lương bình quân của người lao động có được như vậy
chính là nhờ vào sự năng động của ban lãnh đạo, sự cố gắng của mỗi cá nhân trong
điều kiện xã hội có nhiều biến động.
Với điều kiện như hiện nay, hình thức ghi sổ Nhật ký chung là phù hợp với
tình hình thực tế tại Công ty. Việc tổ chức hệ thống sổ phục vụ cho công tác kế toán
tiền lương và các khoản trích theo lương theo em là đầy đủ, hoàn thiện, việc ghi
chép số liệu là trung thực, khách quan theo đúng quy định của.
Tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty luôn được tính đúng và
trả đủ. Do đó mà người lao động có điều kiện yên tâm công tác, đảm bảo được cuộc
sống. Việc xác định thang lương, bậc lương và mức lương ở Công ty nói chung là
hợp lý và hoàn thiện. Công ty rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng lao động
của người lao động trong Công ty. Tiền thưởng nhằm kích thích cho người lao động
việc tăng năng suất lao động, tạo được ý thức nâng cao chất lượng sản phẩm, trình độ
tay nghề, sáng kiến cải tiến kỹ thuật của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Công ty thực hiện thưởng cho cán bộ công nhân viên thông qua việc nhận tiền lương
chính với một hệ số nhất định. Công ty cũng có quy định mức phạt khi có sản phẩm
loại 2, sản phẩm hỏng. Thế và có biện pháp xử lý đối với mỗi cá nhân, mỗi tập thể
khi hoàn thành tốt khối lượng công việc với chất lượng cao, thời gian ngắn hoặc cá
nhân có sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh cho
Công ty.
* Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, Công ty vẫn còn một số tồn
tại cụ thể:
a - Việc bố trí hai kế toán tiền lương bảo hiểm xã hội còn chưa tận dụng hết
khả năng lao động của họ. Cụ thể: Sau khi lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương.
Kế toán tiền lương tiến hành phân bổ tiền lương tính vào chi phí nhân công trong
tháng. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội sau khi tiền lương được kế toán
lương phân bổ lại được chuyển cho kế toán bảo hiểm xã hội tiến hành trích BHXH,
BHYT, KPCĐ. Kế toán BHXH căn cứ vào tiền lương phân bổ trong tháng tiến hành
tính trích 1% KPCĐ theo tổng số tiền lương thực tế phát sinh trong tháng căn cứ
vào bảng tổng hợp thanh toán lương, kế toán BHXH tiến hành trích BHXH 15%
theo tổng lương cấp bậc, BHYT 3% theo tiền lương nhân công trong tháng. Thực
57
ra, việc tính trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ không khó khăn, tốn ít thời gian
công sức. Kế toán bảo hiểm và kế toán tiền lương bố trí 2 người là chưa hợp lý.
b- Trích BHXH, BHYT và chi phí sản xuất kinh doanh là chưa đúng với chế
độ hiện hành. Công ty trích 20% BHXH, 3% BHYT theo lương cấp bậc tính vào chi
phí sản xuất kinh doanh. Chế độ quy định BHXH nộp cho cơ quan cấp trên là 20%
theo lương cấp bậc tính trong đó Công ty chịu 15% tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh trong kỳ, người lao động chịu 5%. BHYT Công ty nộp cho cơ quan cấp trên
là 3% trong đó Công ty chịu 2% tính vào chi phí sản xuất, người lao động chịu 1%,
như vậy là Công ty đã chưa thực hiện trích đúng theo chế độ.
d - Hiện nay, Công ty mới có phụ cấp chức vụ , trách nhiệm thợ giỏi, chưa có
các khoản phụ cấp thâm niên là chưa thoả đáng với sức lao động mà công nhân bỏ
ra.
2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương ở Công ty TNHH TRANDA.
Nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển của nó kéo theo rất nhiều hình
thái lao động. Càng có nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp thì
càng có nhiều hình thái lao động. Điều này phải đòi hỏi không ngừng hoàn thiện
công tác kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ để đáp ứng kịp thời đòi hỏi của
nền kinh tế thị trường trong giai đoạn mới, cũng như tạo cho người lao động có
quyền hưởng thụ đúng số lượng và chất lượng mà họ đã bỏ ra. Để làm được việc đó,
một trong những khâu quan trọng là tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương ngày càng hoàn thiện theo em cần phải quan tâm đến một số vấn đề sau:
2.1. Tổ chức bố trí lại công việc kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Để tận dụng, phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ kế toán, theo em Công ty
chỉ cấn bố trí một kế toán tiền lương kiêm luôn kế toán trích BHXH, BHYT,
KPCĐ. Việc nộp BHXH, BHYT, KPCĐ có thể giao cho kế toán thanh toán đảm
nhận. Kế toán BHXH sẽ được bố trí, sắp xếp công việc khác hợp lý hơn.
58
2.3. Cần quan tâm hơn nữa đến năng lực của người lao động.
Công ty nên đề ra chính sách khen thưởng cho cá nhân, tập thể đã hoàn thành
công việc một cách suất xắc. Khi cá nhân, tập thể tăng năng suất, giảm tỷ lệ sản
phẩm hỏng, sản phẩm loại 2 cần biểu dương khen thưởng một cách thoả đáng. Công
ty luôn luôn theo dõi, quan tâm đến cá nhân, tập thể có thành tích cải tiến kỹ thuật,
nâng cao năng lực sản xuất làm lợi cho Công ty. Hàng năm, Công ty nên tiến hành
tổ chức các cuộc thi tay nghề cho người lao động.
2.4. Công ty nên tính thêm những khoản phụ cấp:
Như phụ cấp thâm niên, cho công nhân để họ thấy rằng sức lao động của
mình bỏ ra đã được bù đắp một cách thích đáng.
59
Kết luận
Bất kỳ hình thức sản xuất nào cũng phải có yếu tố lao động và bất kỳ một sản
phẩm nào hoàn thành cũng cấu thành trong nó giá trị của sức lao động. Tiền lương và
các khoản trích theo lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động.
Quản lý chặt chẽ tiền lương và các khoản trích theo lương cũng là một đòi hỏi
đặt ra, nhằm đem lại hiệu quả sản suất cao.
Trong quá trình thực tập tại Công ty với thời gian thực tập tương đối ngắn, kinh
nghiệm thực tế cũng như trình độ bản thân còn có hạn nên em chưa có cách nhìn tổng
quát, chưa thể nắm bắt được hết các vấn đề trong công tác kế toán tiền lương của
Công ty. Qua đề tài em muốn đề cập tới một số phương hướng hoàn thiện “ Công tác
tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ” với mục đích góp phần
phản ánh chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty, đồng thời
phát huy hơn nữa tác dụng tích cực của chế độ hạch toán kinh tế trong điều kiện kinh
doanh theo cơ chế mới, giúp Công ty đứng vững và không ngừng phát triển.
60
Tài liệu tham khảo
1. Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp (Nhà xuất bản Giáo dục và Đào tạo).
2. Các văn bản quy định chế độ BHXH (Bộ Lao động thương binh xã hội).
3. Quản trị nhân lực (Nhà xuất bản Thống kê).
4. Kế toán doanh nghiệp sản xuất (Nhà xuất bản Tài chính).
PGS.PTS Vương Đình Huệ.
PTS. Nguyễn Đình Đỗ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1525_5901.pdf