NSNN là công cụ huy động nguồn lực tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của
Nhà nước đồng thời là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc quản
lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, định hướng sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả,
điều chỉnh đời sống xã hội. Để thực hiện được vai trò đó, NSNN phải được quản lý chặc
chẽ, khoa học phù hợp với thực tiễn và xu hướng phát triển của đất nước. Kiểm soát chi
NSNN nói chung và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN nói riêng giữ vai trò
quan trọng trong công tác quản lý NSNN. Vì vậy, hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên
NSNN qua KBNN tỉnh Bến Tre là nội dung hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực đối
với KBNN Bến Tre và công tác quản lý, điều hành NSNN trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
78 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7902 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đó, một số nội dung thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách như:
Xây dựng đồng bộ thể chế tài chính phù hợp với kinh tế thị trường. Đổi mới chính
sách quản lý tài chính để giải phóng và phân bổ hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực [15,
tr.244], góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Đổi mới chính sách phân phối tài
chính và cơ chế kết hợp nguồn lực nhà nước với các nguồn lực khác nhằm thúc đẩy tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế [15, tr.245]. Đổi mới cơ chế quản lý ngân sách theo
kết quả thực hiện các công việc được ngân sách cấp kinh phí. Xây dựng kế hoạch tài
chính trung hạn để tạo cơ sở nâng cao chất lượng dự toán ngân sách. Tăng cường phân
cấp quản lý ngân sách, bảo đảm tính thống nhất về thể chế của NSNN và vai trò chủ
đạo của NSTW. Phát huy vai trò của Quốc hội và HĐND các cấp trong việc quyết định
và giám sát ngân sách. Nâng cao tính minh bạch, dân chủ và công khai trong quản lý
NSNN. Xây dựng thể chế giám sát tài chính đồng bộ; hiện đại hoá công nghệ giám sát.
Chuẩn mực hoá hệ thống kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế. Thực hiện
kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các cấp ngân sách, các đơn vị sử dụng vốn, tài sản và
NSNN [15, tr.246].
Thực hiện đồng bộ, kiên quyết các giải pháp để phòng, chống tham nhũng trong bộ
máy nhà nước [15, tr.255]. Tiếp tục hoàn thiện thể chế để thực hiện đầy đủ nguyên tắc Nhà
nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật. Khẩn trương rà soát để giảm đến mức thấp nhất
quan hệ "xin - cho". Thực hiện công khai, minh bạch trong mua sắm công và đầu tư xây
dựng cơ bản, trong quản lý tài chính và NSNN. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, phân
cấp và làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị và người
đứng đầu cơ quan; công khai các quy định về thủ tục hành chính, quy định về kiểm soát,
giám sát thu nhập của cán bộ, công chức [15, tr.256]. Xử lý nghiêm minh, kịp thời,
công khai các vụ việc tham nhũng; xử lý thích đáng đúng pháp luật người đứng đầu cơ
quan, đơn vị nơi xảy ra tham nhũng. Ban hành các quy định cụ thể về thu, chi ngân
sách. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt
động kinh tế, tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị cung ứng dịch vụ công và
DNNN [15, tr.257].
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Chính phủ đã đề ra chương trình cải cách
hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010 nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong
sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc
của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất
và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước. Chương trình đã đề ra những
mục tiêu đòi sự cải cách hành chính của ngành tài chính và KBNN như sau:
Một là, hoàn thiện hệ thống thể chế hành chính, cơ chế, chính sách phù hợp với thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trước hết là các thể chế về kinh tế, về tổ chức
và hoạt động của hệ thống hành chính.
Hai là, xoá bỏ về cơ bản các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà gây
phiền hà; hoàn thiện các thủ tục hành chính mới theo hướng công khai, đơn giản và thuận
tiện.
Ba là, đội ngũ cán bộ công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, chuyên nghiệp, hiện
đại. Tuyệt đại bộ phận cán bộ, công chức có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công
vụ, tận tuỵ phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân.
Bốn là, nền hành chính nhà nước được hiện đại hoá một bước rõ rệt. Các cơ quan
hành chính có trang bị tương đối hiện đại phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước kịp thời và
thông suốt.
Với tư cách là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và là
thành viên của nhiều tổ chức quốc tế khác như WB, IMF, APEC, ASEM, ASEAN, nước ta
đã từng bước hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Quá trình hội nhập đã mở ra cho nước
ta nhiều cơ hội để phát triển, đồng thời cũng tạo ra nhiều áp lực buộc chúng ta phải đổi
mới, phải minh bạch trong quản lý; phải có cơ chế và quy trình quản lý NSNN, cơ chế
quản lý nợ của chính phủ, chế độ kế toán, báo cáo, thống kê phù hợp với chuẩn mực và
thông lệ quốc tế.
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà
nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Bến Tre
Cùng với chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và những đòi hỏi đổi
mới không ngừng trong quản lý hành chính của đất nước, hoạt động quản lý quỹ NSNN
của KBNN nói chung và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN cũng phải không
ngừng đổi mới và hoàn thiện. Việc đổi mới công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
nhằm đạt các mục tiêu cơ bản như sau:
- Phải đảm bảo tất cả các khoản chi tiêu từ NSNN đều được kiểm soát chặt chẽ qua
hệ thống KBNN.
- Bảo đảm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả kinh phí NSNN. Cơ chế cấp phát và
kiểm soát chi phải đạt mục tiêu chi đúng, chi đủ, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng NSNN
để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham ô, lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí
nhà nước.
- Qui trình, thủ tục kiểm soát chi thường xuyên NSNN phải đảm bảo tính khoa học,
đơn giản, rõ ràng, công khai, minh bạch. Vừa đảm bảo thuận lợi cho đơn vị sử dụng NSNN
vừa đảm bảo các yêu cầu về quản lý ngân sách.
- Làm cho các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN thấy được quyền và nghĩa vụ trong
việc sử dụng kinh phí NSNN. Từ đó nâng cao ý thức chấp hành các chế độ chi tiêu NSNN,
sử dụng kinh phí đúng đối tượng, đúng định mức, tiết kiệm và hiệu quả.
Để thực hiện được các mục tiêu trên, việc hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên
NSNN qua KBNN Bến Tre được tiến hành theo những phương hướng chủ yếu sau:
Thứ nhất, triệt để thực hiện phương thức cấp phát chi thường xuyên NSNN theo dự
toán, tiến tới các khoản chi của NSNN đều được cấp theo dự toán được duyệt. Dự toán sau
khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải được chấp hành nghiêm ngặt, mọi khoản
chi phải đảm bảo không vượt dự toán cả về tổng mức và cơ cấu từng khoản chi. Hạn chế
dần sử dụng phương thức ghi thu - ghi chi. Chỉ sử dụng phương thức ghi thu - ghi chi đối
với các khoản thu chi bằng hiện vật hay ngày công lao động. Cơ quan tài chính không
được sử dụng phương thức lệnh chi tiền để cấp phát các khoản chi thường xuyên, hạn chế
tối đa các khoản chi bằng lệnh chi tiền, chỉ trừ các khoản chi mang tính cấp thiết hay liên
quan tới bí mật an ninh quốc gia.
Thứ hai, cải tiến quy trình cấp phát, thanh toán chi thường xuyên NSNN, đảm bảo
nguyên tắc mọi khoản chi của ngân sách đều được cấp phát trực tiếp từ KBNN đến đối
tượng cung cấp lao động, hàng hoá, dịch vụ. Theo đó, KBNN sẽ tăng sử dụng các phương
thức thanh toán không dùng tiền mặt để cấp phát, chi trả các khoản chi thường xuyên, hạn
chế tối đa việc xuất quỹ ngân sách để cấp tạm ứng bằng tiền mặt cho đơn vị sử dụng
NSNN. Quy trình thủ tục kiểm soát chi thường xuyên NSNN phải đảm bảo tính khoa học,
đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát, người được kiểm
soát và phải đảm bảo các yêu cầu quản lý, đáp ứng yêu cầu sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các
nguồn kinh phí của Nhà nước. Cơ chế cấp phát và kiểm soát chi ngân sách phải đạt được mục
tiêu cấp đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, định mức, hạn chế tiêu cực, lãng phí trong sử dụng
NSNN.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại
Kho bạc theo hướng tinh gọn tránh tình trạng có nhiều bộ phận cùng đảm nhận công việc
kiểm soát chi thường xuyên. Từng bước đơn giản hóa thủ tục hành chính, xoá bỏ kịp thời
những qui định không cần thiết, tổ chức niêm yết công khai, đầy đủ mọi thủ tục, qui trình
trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi "một cửa"
theo hướng vừa nhanh chóng, thuận lợi cho đơn vị sử dụng NSNN vừa tăng cường tính
chặt chẽ trong kiểm soát chi.
Thứ tư, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức KBNN làm công tác kiểm
soát chi thường xuyên đáp ứng cho nhu cầu đổi mới và hiện đại hoá ngành Kho bạc.
Thứ năm, tăng cường ý thức trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách trong chi tiêu
NSNN, nâng cao sự hiểu biết và ý thức tự giác của kế toán và thủ trưởng đơn vị trong việc
chấp hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIÊM SOÁT CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH BẾN TRE
3.2.1. Triển khai thực hiện mô hình kiểm soát chi "một cửa"
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010 là một
trong những giải pháp quan trọng để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở
nước ta hiện nay. Trong đó, việc thực hiện cơ chế một cửa đối với các cơ quan hành
chính nhà nước được xem là một bước đột phá trong cải cách hành chính. Cơ chế một
cửa đòi hỏi thủ tục hành chính phải đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật và được công
khai cụ thể; công việc phải được giải quyết nhanh chóng đúng thời gian quy định; nhận
yêu cầu và trả kết quả tại một bộ phận duy nhất nhằm giảm phiền hà cho tổ chức, công
dân do không phải qua nhiều khâu, nhiều bộ phận của bộ máy hành chính; hạn chế tệ
quan liêu, tham nhũng, cửa quyền của một bộ phận cán bộ, công chức.
Hiện nay, tại KBNN Bến Tre, kiểm soát chi được thực hiện bởi ba bộ phận: bộ phận
KHTH (có trách nhiệm kiểm soát các khoản chi sự nghiệp kinh tế, các dự án, chương trình
mục tiêu quốc gia), bộ phận kế toán (có trách nhiệm kiểm soát các khoản chi thường xuyên
còn lại), bộ phận thanh toán vốn đầu tư (kiểm soát các khoản chi đầu tư phát triển). Tại
mỗi bộ phận đều có “một cửa” để tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, chứng từ của các đơn vị có yêu
cầu giao dịch chi NSNN. Như vậy riêng giao dịch chi thường xuyên cũng đã có hai “cửa”,
một tại bộ phận kế hoạch tổng hợp và một tại bộ phận kế toán. Để tạo điều kiện thuận lợi
cho đơn vị giao dịch tại Kho bạc và đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch trong
giao dịch chi NSNN theo xu hướng cải cách hành chính công hiện nay, KBNN Bến Tre
cần xây dựng mô hình “một cửa” trong giao dịch và kiểm soát chi NSNN. Mô hình gồm có
ba bộ phận chủ yếu:
- Bộ phận giao dịch là bộ phận mấu chốt để hình thành cơ chế “một cửa” trong qui
trình chi NSNN. Bộ phận giao dịch là đầu mối tiếp nhận tất cả hồ sơ liên quan đến chi
NSNN (cả chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển) và cũng là nơi trả kết quả (giấy báo
nợ đã thanh toán, lượng tiền mặt chi cho đối tượng thụ hưởng hoặc thông báo từ chối thanh
toán)
- Bộ phận kiểm soát chi, là bộ phận chủ yếu giải quyết việc chấp thuận hoặc từ chối
các yêu cầu chi của đơn vị sử dụng ngân sách. Bộ phận kiểm soát chi được hình thành trên
cơ sở tập trung ba bộ phận kiểm soát chi đặt tại ba phòng KHTH, Kế toán và Thanh toán
vốn đầu tư hiện nay.
- Bộ phận kế toán, chịu trách nhiệm hạch toán kế toán và thanh toán cho đối tượng
thụ hưởng (hình thức chuyển khoản)
Qui trình giao dịch được thực hiện theo trình tự: đầu vào - kiểm soát – thanh toán –
đầu ra. Trong đó đầu vào cũng chính là đầu ra và do bộ phận giao dịch duy nhất đảm nhận.
Qui trình được thể hiện qua sơ đồ 3.1:
Sơ đồ 3.1: Mô hình kiểm soát chi “một cửa”
Nguồn: Tác giả tự xây dựng.
(1) - Khi có nhu cầu chi NSNN, đơn vị sử dụng NSNN lập hồ sơ, tài liệu, chứng từ
gửi đến bộ phận giao dịch của KBNN
(2) - Sau khi kiểm tra đầy đủ các hồ sơ, tài liệu, chứng từ theo quy định, bộ phận
giao dịch chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu, chứng từ cho bộ phận kiểm soát chi.
(3) – Bộ phận kiểm soát chi kiểm soát các khoản chi theo quy định. Có hai trường
hợp xảy ra:
+ Nếu khoản chi đủ điều kiện thanh toán, Bộ phận kiểm soát chi ký kiểm soát trên
chứng từ và trình lãnh đạo duyệt chấp nhận cấp phát.
+ Nếu khoản chi không đủ điều kiện thanh toán, Bộ phận kiểm soát chi ra thông báo
từ chối và trình lãnh đạo để lãnh đạo ra quyết định từ chối cấp phát.
(4a) Hồ sơ, chứng từ sau khi lãnh dạo duyệt chấp nhận cấp phát được chuyển cho
bộ phận kế toán.
Đơn vị sử dụng
NSNN
Bộ phận kiểm
soát chi
Bộ phận giao
dịch
Bộ phận
kế toán
(1) (6)
(2)
(3)
(4a)
Giám đốc
(4b)
(5)
K H O B Ạ C
(4b) Hồ sơ, chứng từ và thông báo từ chối cấp phát sau khi lãnh đạo ký quyết định
từ chối cấp phát được chuyển cho bộ phận giao dịch để trả lại cho đơn vị sử dụng NSNN.
(5) Bộ phận kế toán thực hiện hạch toán kế toán và thanh toán (chuyển khoản) cho
đơn vị rồi chuyển giấy báo nợ cho bộ phận giao dịch hoặc chuyển chứng từ sang bộ phận
giao dịch chi trả (tiền mặt)
(6) – Bộ phận giao dịch trả kết quả cho đơn vị (hồ sơ, giấy báo nợ, tiền mặt hoặc
thông báo từ chối cấp phát)
3.2.2. Nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của đội ngũ cán bộ kiểm soát chi
thường xuyên
Con người luôn được đánh giá là yếu tố quyết định cho sự thành công của một tổ
chức. Trong bất cứ hoạt động nào, người ta cũng luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu
tố con người, trong công tác kiểm soát chi thường xuyên cũng không ngoại lệ, năng lực,
trình độ và phẩm chất của lực lượng cán bộ làm công tác kiểm soát chi là yếu tố có vai trò
quan trọng đối với hiệu quả của công tác kiểm soát chi. Để làm tốt công tác kiểm soát chi
thường xuyên qua KBNN đòi hỏi đội ngũ cán bộ kiểm soát chi thường xuyên phải đạt
được các yêu cầu sau: có trình độ chuyên môn cao, am hiểu sâu sắc về lĩnh vực chi ngân
sách nói chung và kiểm soát chi thường xuyên nói riêng, có khả năng làm chủ được công
nghệ cao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong
lĩnh vực kiểm soát chi, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh nghề nghiệp và văn hoá nghề
Kho bạc. Để có được đội ngũ cán bộ theo yêu cầu trên, cần phải thực hiện tốt những việc
sau:
- Trong khâu tuyển dụng cán bộ, cần phải chú trọng khả năng thật sự của người cần
tuyển, không quá chú trọng vào bằng cấp. Công tác tuyển dụng phải được tổ chức khoa học,
công khai, minh bạch để có thể tuyển chọn được những người thật sự đáp ứng tốt cho vị trí
cần tuyển dụng. Tránh tuyển dụng cán bộ trên cơ sở thân quen hay do áp lực của những người
có quyền lực.
- Chú trọng đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ với nhiều loại hình đào tạo đa
dạng, nội dung đào tạo phong phú. Về hình thức đào tạo, bên cạnh việc cử cán bộ tham gia
các lớp đào tạo dài hạn (đại học, sau đại học), cần chú trọng mở các lớp tập huấn ngắn hạn
để bồi dưỡng chuyên sâu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới, phổ
biến những kinh nghiệm đã mang lại hiệu quả tốt trong công tác kiểm soát chi ở những địa
phương khác... Về nội dung đào tạo, song song với việc trang bị kiến thức chuyên môn,
cần phải trang bị cho cán bộ các kiến thức bổ trợ cho hoạt động kiểm soát chi như: kiến
thức về pháp luật (Luật Đấu thầu, hợp đồng kinh tế...), kiến thức tin học, ngoại ngữ, kiến
thức về kinh tế, xã hội, các đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước liên quan đến
quản lý tài chính, NSNN. Đặc biệt, phải bồi dưỡng cho cán bộ kiểm soát chi kiến thức về
văn hoá, văn minh công sở, nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách hàng, làm cho
cán bộ kiểm soát chi ý thức được trách nhiệm phục vụ khách hàng của một công chức nhà
nước từ đó sẽ có thái độ lịch sự, hoà nhã, tôn trọng khách hàng giao dịch tại Kho bạc.
- Bên cạnh việc nâng cao năng lực cán bộ kiểm soát chi bằng các hình thức đào tạo,
bồi dưỡng thì việc tổ chức các cuộc hội thi về chuyên môn nghiệp vụ kiểm soát chi cũng là
vấn đề cần được quan tâm và tổ chức thường xuyên. Thông qua các cuộc hội thi, giúp cán
bộ kiểm soát chi hệ thống lại các văn bản qui định chế độ kiểm soát chi, đào sâu nghiên
cứu, trao dồi nghiệp vụ kiểm soát chi... từ đó làm cho làm cho kiến thức của cán bộ kiểm
soát chi được cũng cố, năng lực được nâng lên. Về phía Lãnh đạo đơn vị, kết quả hội thi là
một trong những cơ sở để đánh giá năng lực từng cán bộ để qua đó có kế hoạch đào tạo, bố
trí, qui hoạch phù hợp.
- Phải có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh. Thực hiện khen thưởng kịp thời, hợp lý
sẽ có tác dụng động viên cán bộ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, kích thích
phong trào thi đua trong đơn vị. Bên cạnh khen thưởng, cần thực hiện các biện pháp xử
phạt nghiêm minh, đúng người, đúng tội đối với những cán bộ cố ý làm sai các quy trình
nghiệp vụ, vi phạm các quy định về kiểm soát chi gây thất thoát tiền và tài sản nhà nước,
những cán bộ lợi dụng chức trách để vụ lợi, nhũng nhiễu khách hàng. Kiên quyết loại ra
khỏi bộ máy kiểm soát chi những cán bộ thoái hóa, biến chất, không đủ khả năng hoàn
thành nhiệm vụ.
3.2.3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách nhà nước
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin là điều kiện quan trọng để nâng cao chất
lượng hoạt động nghiệp vụ KBNN nói chung và nghiệp vụ kiểm soát chi thường xuyên nói
riêng. Trong thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã mang lại một số kết quả
đáng kể trong công tác chi NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN chẵng hạn như:
Chương trình kế toán kho bạc hỗ trợ công tác hạch toán kế toán ngân sách trên máy vi tính
và cũng trên cơ sở đó đã cung cấp các báo cáo kế toán vừa nhanh chóng vừa chính xác.
Chương trình còn cung cấp các tiện ích hỗ trợ công tác kiểm soát chi thường xuyên như:
quản lý dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách chi tiết đến từng nhóm mục chi và khống
chế không cho đơn vị chi vượt tổng mức dự toán được giao; quản lý tồn quỹ ngân sách của
từng huyện, từng xã và đưa ra cảnh báo khi thực hiện các khoản chi vượt mức tồn quỹ
ngân sách; Chương trình thanh toán điện tử mở rộng phạm vi thanh toán trực tiếp giữa các
KBNN huyện, KBNN tỉnh trên toàn quốc, giúp công tác thanh toán vừa an toàn vừa đẩy
nhanh tốc độ.
Trong thời gian tới, để công tác tin học hỗ trợ đắc lực hơn cho công tác chi ngân
sách và kiểm soát chi thường xuyên NSNN, cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
theo hướng sau:
- Hoàn thiện các chương trình ứng dụng phục vụ quản lý điều hành NSNN và hoạt
động nghiệp vụ KBNN. Riêng lĩnh vực kiểm soát chi thường xuyên, cần phát triển các
chương trình ứng dụng sau:
+ Chương trình hỗ trợ quản lý dự toán chi. Chương trình được thiết kế theo hướng
cho phép nhập tổng mức dự toán do cơ quan có thẩm quyền (Quốc hội, hội đồng nhân
dân các cấp) quyết định. Trên cơ sở tổng mức dự toán được quyết định, tiến hành phân
khai và phân bổ dực toán dần từ đơn vị dự toán cấp I đến đơn vị dự toán cấp II... cho
đến đơn vị sử dụng ngân sách cuối cùng. Qua chương trình sẽ quản lý chặt chẽ quá
trình phân bổ dự toán từ cơ quan trung ương đến đơn vị cơ sở tại các huyện, đảm bảo
tổng dự toán phân bổ cho các đơn vị dự toán cấp dưới không vượt tổng mức dự toán đã
nhận.
+ Chương trình hỗ trợ quản lý tồn quỹ ngân sách tỉnh. Trong điều kiện là một tỉnh
nghèo, tồn quỹ ngân sách tỉnh của Bến Tre thường ở mức thấp. Vì vậy khi chi ngân sách
tỉnh rất có khả năng xảy ra tình trạng vượt mức tồn quỹ ngân sách. Hiện nay, số liệu thu,
chi ngân sách tỉnh được quản lý ở nhiều nơi (văn phòng Kho bạc tỉnh và 7 Kho bạc huyện)
nên ngay khi phát sinh một khoản chi ngân sách tỉnh tại một Kho bạc huyện hoặc phòng
Kế toán Kho bạc tỉnh, cán bộ kiểm soát chi không thể xác định được mức tồn quỹ ngân
sách tỉnh tại thời điểm đó. Để quản lý được tồn quỹ ngân sách tỉnh tại mọi thời điểm,
chúng ta cần phải xây dựng một cơ sở dữ liệu tập trung để quản lý số liệu thu, chi ngân
sách toàn tỉnh, đồng thời xây dựng một chương trình khai thác dữ liệu để cung cấp
thông tin tức thời về tồn quỹ ngân sách phục vụ cho công tác quản lý, điều hành ngân
sách và cung cấp số liệu phục vụ công tác kiểm soát chi, khống chế không để xảy ra
tình trạng chi vượt tồn quỹ ngân sách.
+ Xây dựng một kênh truyền thông trên mạng máy tính thông suốt từ trung ương
đến địa phương để qua đó triển khai nhanh chóng các văn bản về kiểm soát chi, đồng thời
cũng là môi trường để cán bộ kiểm soát chi trao đổi kinh nghiệm với nhau, nêu lên những
vướng mắc, đưa ra những kiến nghị với Kho bạc cấp trên.
+ Xây dựng một kênh thông tin trên mạng máy tính (có thể sử dụng mạng internet)
để công khai quy trình, thủ tục chi và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Bến
Tre. Làm như thế vừa công khai, minh bạch quy trình kiểm soát chi vừa có thể giúp các
đơn vị sử dụng NSNN có thể cập nhật ngay các thông tin mới khi có những thay đổi về
quy trình, thủ tục chi và kiểm soát chi.
- Tạo lập hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng cho các ứng dụng trong
điều kiện mới. Trang bị hệ thống máy tính, máy chủ đủ mạnh và có hệ thống dự phòng
để đảm bảo hoạt động của Kho bạc không bị gián đoạn. Thực hiện nối mạng với các cơ
quan khác trên địa bàn như: tài chính, thuế, ngân hàng… để đảm bảo đối chiếu số liệu
thu, chi ngân sách nhanh chóng, chính xác; tăng cường kênh thanh toán không dùng
tiền mặt với các ngân hàng.
- Tăng cường đào tạo để nâng cao trình độ tin học cho cán bộ Kho bạc. Với cán bộ
kiểm soát chi, phải được đào tạo cơ bản về tin học để có thể khai thác, sử dụng tốt các
chươg trình ứng dụng phục vụ công tác chi và kiểm soát chi thường xuyên; cán bộ tin học
phải được đào tạo nâng cao về tin học để có khả năng tiếp thu những kiến thức mới về
công nghệ thông tin, phát triển những chương trình ứng dụng phục vụ công tác chuyên
môn của đơn vị, đặc biệt là công tác kiểm soát chi thường xuyên.
3.2.4. Một số giải pháp điều kiện để hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên
ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre
● Hoàn thiện khâu lập và phân bổ dự toán chi
Chất lượng dự toán chi NSNN là tiền đề để nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường
xuyên nên cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
+ Tất cả các cơ quan, đơn vị đều phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc thời
gian, trình tự lập, xét duyệt và phân bổ dự toán ngân sách. Dự toán chi NSNN là căn cứ
pháp lý để các đơn vị thực hiện chi tiêu đồng thời cũng là căn cứ để KBNN kiểm soát chi
NSNN. Để quá trình kiểm soát chi được thuận lợi, thì việc lập, duyệt và phân bổ dự toán
phải được thực hiện một cách đầy đủ, kịp thời, công khai, đảm bảo cho các đơn vị sử dụng
NSNN có dự toán chi ngay từ đầu năm. Cùng với việc chấp hành về trình tự và thời gian
thì vấn đề đảm bảo chất lượng, nội dung, tính chính xác của dự toán phải được đặt lên
hàng đầu.
- Dự toán phải được xây dựng từ cơ sở, gắn với nhiệm vụ mà Nhà nước đã giao cho
đơn vị sử dụng ngân sách và nó phải được xem như “cái giá” mà Nhà nước đã chấp nhận
“mua” các dịch vụ do đơn vị ấy cung cấp cho xã hội. Và cũng chính vì vậy mà “cái giá” ấy
không được thay đổi tuỳ tiện, có nghĩa là sau khi dự toán đã giao, tránh tình trạng điều chỉnh,
bổ sung dự toán khi không có sự thay đổi hay tăng thêm nhiệm vụ cho đơn vị.
- Đơn vị sự nghiệp công lập và đơn hành chính thực hiện cơ chế tự chủ khi lập dự
toán phải tách biệt những nội dung chi từ phần kinh phí được giao khoán và những nội
dung chi từ nguồn kinh phí không thực hiện cơ chế khoán. Đồng thời khi phân bổ và giao
dự toán cho đơn vị cũng phải tách biệt phần kinh phí giao tự chủ và phần kinh phí không
thực hiện chế độ tự chủ để kho bạc có cơ sở kiểm soát chi.
- Các cơ quan chức năng khi duyệt và giao dự toán cho đơn vị sử dụng NSNN
không chỉ giao có tổng mức dự toán mà phải chi tiết đến từng nội dung chi để kho bạc có
cơ sở đối chiếu xem các nội dung chi của đơn vị có trong dự toán được giao hay không.
● Hoàn thiện thể chế liên quan đến kiểm soát chi ngân sách
- Đối với các khoản chi thuộc nhóm mục chi khác: cần quy định đơn vị phải cung cấp
đầy đủ hồ sơ, chứng từ để Kho bạc kiểm soát chi, không thực hiện kiểm soát theo bảng kê
chứng từ chi như hiện nay nhằm tránh tình trạng đơn vị lợi dụng để thanh toán các khoản chi
không đúng chế độ, định mức hay những khoản chi không đúng với thực tế phát sinh.
- Đối với các khoản chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, xây dựng nhỏ
và sửa chữa lớn tài sản: Cần phải có quy định cụ thể tính chất sửa chữa như thế nào, giá trị
bao nhiêu thì được xem là sửa chữa nhỏ hay giá trị bao nhiêu thì được xem là sửa chữa lớn
vì thủ tục kiểm soát chi đối với hai nội dung chi này là hoàn toàn khác nhau. Đồng thời
quy định rõ hồ sơ, thủ tục thanh toán đối với các khoản chi về xây dựng nhỏ và sửa chữa
lớn các công trình có tính chất xây dựng.
- Đối với các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ, cần thay đổi quy định kiểm soát theo
hướng: KBNN không kiểm soát hồ sơ, chứng từ, hoá đơn mà chỉ cần kiểm tra số dư dự
toán và tính hợp lệ, hợp pháp của lệnh chuẩn chi do thủ trưởng đơn vị đã ký. Thủ trưởng
đơn vị phải tự chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của khoản chi.
- Tăng cường thanh toán trực tiếp từ KBNN cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ
và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt.
Thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ, cá nhân thụ hưởng
NSNN bằng hình thức chuyển khoản vừa an toàn vừa giảm được các chi phí liên quan đến
quản lý liền mặt như in tiền, kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản... đồng thời, góp phần kiểm
soát thu nhập cá nhân, hạn chế tiêu cực, lãng phí trong chi tiêu NSNN. Để làm tốt điều này
cần phải thực hiện một số vấn đề sau:
+ Ban hành quy định cụ thể buộc tất cả các cá nhân, đơn vị có đăng ký sản xuất
kinh doanh hàng hoá dịch vụ phải mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Đồng thời, cần
quy định các đơn vị sử dụng NSNN khi mua hàng hoá dịch vụ với số tiền ở một mức nào
đó thì bắt buộc phải mua của người bán có tài khoản tại Ngân hàng.
+ Mở rộng thanh toán qua tài khoản thẻ ATM tất cả các khoản chi cho cá nhân như
lương, phụ cấp lương, tiền công lao động, học bổng, sinh hoạt phí… Để làm tốt được điều
này, cần có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương trong việc quy định bắt buộc các
đơn vị có điều kiện phải thực hiện thanh toán qua thẻ ATM, trước mắt là đối với các đơn
vị trên địa bàn thị xã, thị trấn. Đồng thời, có biện pháp tác động đến hệ thống ngân hàng để
mở rộng mạng lưới máy ATM tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng.
- Quy định chế độ kiểm soát hoá đơn bán hàng. Hiện nay, việc kiểm soát hoá đơn
đối với các khoản chi mua sắm hàng hoá dịch vụ chưa được quy định rõ ràng, cụ thể, đặc
biệt là đối với các khoản chi thuộc nhóm chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy, đơn vị sử dụng
NSNN có thể lợi dụng để tự lập khống hoá đơn (hoá đơn bán lẻ thông thường) để hợp thức
hoá các khoản chi sai chế độ. Để tránh tình trạng này, cần phải ban hành chế độ quy định
cụ thể những khoản mua sắm có tính chất như thế nào, giá trị là bao nhiêu thì phải sử dụng
hoá đơn tài chính và những khoản mua sắm như thế nào thì được sử dụng hoá đơn bán lẻ
thông thường. Về giá cả ghi trên hoá đơn, cần phải có quy định kiểm soát chặt chẽ, có cơ
sở để Kho bạc đối chiếu kiểm soát chi. Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định Kho bạc
phải thẩm định giá thực tế của hàng hoá do các đơn vị sử dụng NSNN mua. Kho bạc chỉ
kiểm soát giá trên cơ sở phiếu báo giá và giá ghi trên hoá đơn bán hàng do người bán cung
cấp. Mà giá trên phiếu báo giá và hoá đơn thì không ai quản lý, nó có thể lớn hơn giá bán
thực tế rất nhiều. Về phía cơ quan thuế, cần có biện pháp quản lý đơn vị bán hàng để các
đơn vị này không xuất hoá đơn khống hoặc ghi giá trên hoá đơn cao hơn giá bán thực tế
nhằm giúp đơn vị sử dụng NSNN tham ô tiền của Nhà nước.
● Hoàn thiện hình thức cấp phát ngân sách nhà nước
Hình thức cấp phát là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kiểm
soát chi thường xuyên. Tương ứng với mỗi hình thức cấp phát khác nhau, cần có cơ chế
kiểm soát chi khác nhau. Việc hoàn thiện và áp dụng các hình thức cấp phát phù hợp sẽ
nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi, hạn chế tiêu cực trong chi ngân sách, tiết kiệm
và hiệu quả trong sử dụng kinh phí NSNN. Để đạt được kết quả này, các hình thức cấp
phát cần phải được hoàn thiện theo hướng sau:
Thứ nhất, tăng cường hình thức cấp phát theo dự toán
Luật NSNN sửa đổi đã chuyển hình thức cấp phát theo hạn mức kinh phí sang hình
thức cấp phát theo dự toán là một bước chuyển quan trọng có tính đột phá trong chi
NSNN. Hình thức cấp phát theo dự toán thể hiện được những ưu điểm nổi bậc như:
- Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong quản lý và sử dụng NSNN
được quy định rõ ràng hơn. Cụ thể là, cơ quan tài chính tăng cường tính chủ động trong
điều hành NSNN; KBNN giảm bớt khâu quản lý và kiểm tra hạn mức khi cấp phát cho
đơn vị nhưng đồng thời phải tăng cường trách nhiệm trong kiểm soát chi nhằm đảm bảo
các khoản chi phải có trong dự toán và đúng chế độ quy định; đơn vị sử dụng ngân sách
được chủ động trong việc sử dụng kinh phí NSNN theo dự toán được giao. Qua đó, tăng
cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong sử dụng kinh phí
NSNN.
- Thông qua kiểm soát chi NSNN theo dự toán, một mặt tạo tính chủ động cho đơn
vị sử dụng NSNN, một mặt buộc các đơn vị phải chấp hành nghiêm dự toán được duyệt,
đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu NSNN theo qui định.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, hình thức cấp phát theo dự toán chưa được áp dụng
triệt để, hơn nữa dự toán được giao cho đơn vị sử dụng ngân sách có chất lượng chưa cao,
cơ quan tài chính còn bổ sung dự toán nhiều lần trong năm... Để phát huy hiệu quả của
hình thức cấp phát theo dự toán, nâng cao chất lượng kiểm soát chi theo dự toán chúng ta
cần phải: triệt để áp dụng hình thức cấp phát theo dự toán đối với các khoản chi thường
xuyên, nâng cao chất lượng dự toán năm, tăng cường ý thức chấp hành dự toán của các
đơn vị sử dụng ngân sách. Đặc biệt đối với các cơ quan đảng, cơ quan an ninh, quốc phòng
cũng phải chuyển sang hình thức cấp phát theo dự toán và chịu sự kiểm soát chi theo chế
độ qui định.
Thứ hai, hạn chế sử dụng hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền.
Với hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền, Kho bạc chỉ kiểm tra tính hợp pháp, hợp
lệ của lệnh chi tiền do cơ quan tài chính lập mà không kiểm tra dự toán và điều kiện của các
khoản chi như hình thức cấp phát theo dự toán. Vì vậy, hình thức này chỉ nên áp dụng đối với
các khoản chi đột xuất hoặc chi cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội không có
quan hệ thường xuyên với NSNN; chi trả nợ, viện trợ; chi bổ sung từ ngân sách cấp trên cho
ngân sách cấp dưới. Hạn chế tối đa việc sử dụng hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền để cấp
phát các khoản chi thường xuyên cho các đơn vị dự toán. Cần phải có qui đinh cụ thể những
khoản chi không được cấp phát theo hình thức lệnh chi tiền đồng thời cho phép Kho bạc từ
chối cấp phát khi cơ quan tài chính dùng lệnh chi để cấp phát những khoản chi không thuộc
đối tượng áp dụng cho hình thức cấp phát này.
Thứ ba, hạn chế đến mức thấp nhất hình thức ghi thu – ghi chi.
Với hình thức ghi thu – ghi chi, đơn vị được giữ lại các khoản thu để đáp ứng cho
nhu cầu chi trả, thanh toán phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị. Sau đó (thường
vào cuối năm ngân sách) cơ quan tài chính làm thủ tục ghi thu – ghi chi để phản ánh các
khoản thu, chi này vào NSNN. Như vậy, những khoản thu, chi không được hạch toán kịp
thời vào NSNN, hơn nữa việc chi tiêu của đơn vị không được KBNN kiểm soát theo chế
độ qui định dẫn đến tình trạng đơn vị chi không đúng đối tượng, không đầy đủ thủ tục,
vượt tiêu chuẩn và định mức của Nhà nước. Vì vậy, để tăng cường công tác kiểm soát chi
thường xuyên, hình thức ghi thu – ghi chi cần phải được hạn chế đến mức thấp nhất, chỉ
nên áp dụng hình thức này khi thật sự cần thiết như: thu, chi bằng ngày công lao động hay
bằng hiện vật.
Thứ tư, đối với cấp phát kinh phí uỷ quyền.
Hiện nay, việc cấp phát kinh phí uỷ quyền được thực hiện dưới cả hai hình thức
là lệnh chi tiền và chi theo dự toán. Nhưng do những hạn chế của hình thức cấp phát
bằng lệnh chi tiền nên thời gian tới chỉ sử dụng hình thức cấp phát theo dự toán để
KBNN có cơ sở kiểm tra, kiểm soát được chặt chẽ hơn.
● Nâng cao ý thức chấp hành chế độ chi ngân sách của đơn vị sử dụng kinh phí
NSNN
Nếu các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN tự giác chấp hành nghiêm các chế độ chi
tiêu NSNN thì việc kiểm soát chi qua KBNN sẽ trở nên đơn giản và đương nhiên có hiệu
quả cao. Để làm được điều đó, trước hết phải nâng cao sự hiểu biết của kế toán trưởng và
thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN về chế độ quản lý, chi tiêu NSNN. Vì vậy, KBNN phải
phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức triển khai đầy đủ, giải thích rõ ràng các quy định
trong quản lý và kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN cho tất cả các đơn vị sử
dụng NSNN.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng cần quy định trách nhiệm cụ thể đối với từng
cá nhân trong việc chi tiêu NSNN trên cơ sở đó đề ra những biện pháp chế tài xử phạt đối
với các cá nhân, đơn vị vi phạm các chế độ quy định trong quản lý và chi tiêu kinh phí
NSNN.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
NSNN là công cụ huy động nguồn lực tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của
Nhà nước đồng thời là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc quản
lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, định hướng sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả,
điều chỉnh đời sống xã hội. Để thực hiện được vai trò đó, NSNN phải được quản lý chặc
chẽ, khoa học phù hợp với thực tiễn và xu hướng phát triển của đất nước. Kiểm soát chi
NSNN nói chung và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN nói riêng giữ vai trò
quan trọng trong công tác quản lý NSNN. Vì vậy, hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên
NSNN qua KBNN tỉnh Bến Tre là nội dung hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực đối
với KBNN Bến Tre và công tác quản lý, điều hành NSNN trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã hệ thống hoá và phân tích chi tiết, có căn cứ
khoa học những lý luận chung về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Luận
văn cũng đã nêu và phân tích các yếu tố tác động đến chất lượng, hiệu quả của kiểm soát
chi thường xuyên NSNN qua KBNN và chỉ ra yêu cầu cấp thiết phải hoàn thiện công tác
kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN.
Quan phân tích thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
Bến Tre, Luân văn đã cho thấy những kết quả đạt được và chỉ ra những hạn chế, trở ngại
trong kiểm soát chi thường xuyên và những nguyên nhân của nó.
Trên cơ sở những hạn chế, trở ngại đã được chỉ ra, nguyên nhân dẫn đến những hạn
chế, trở ngại đó, Luận văn đã đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện công tác
kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Bến Tre.
Để hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN tỉnh Bến Tre có hiệu
quả và hiệu lực cao hơn, chúng tôi kiến nghị với các cơ quan hữu quan một số vấn đề như
sau:
- Với các cơ quan trung ương
Nhà nước cần phải xây dựng và ban hành đồng bộ Luật và các văn bản dưới luật
trong lĩnh vực NSNN phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay và xu hướng phát
triển trong thời gian tới để tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý chi NSNN hoạt
động một cách hiệu quả. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham gia kiểm soát chi
NSNN phải được quy định cụ thể trong Luật, đặc biệt là đối với KBNN. Các cơ quan chức
năng thuộc trung ương cần sửa đổi bổ sung các nội dung còn thiếu hoặc chưa rõ ràng, cụ
thể về đối tượng, tiêu chuẩn định mức trong chi thường xuyên NSNN.
Bộ Tài chính cần có văn bản quy định cụ thể về chế độ hoá đơn, chứng từ trong chi
tiêu NSNN. Cần phải quy định từng loại hoá đơn tương ứng với từng nội dung chi và mức
chi. Đồng thời, cũng phải có biện pháp buộc các đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho
các đơn vị sử dụng NSNN phải tuân thủ nghiêm các quy định về xuất hoá đơn bán hàng.
Để có thể thực hiện kiểm soát chi theo cơ chế “một cửa” một cách có hiệu quả, đề
nghị sửa đổi Quyết định 235/2003/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính theo
hướng hợp nhất ba bộ phận kiểm soát chi hiện nay (kế toán, kế hoạch tổng hợp, thanh toán
vốn đầu tư) thành một bộ phận kiểm soát chi duy nhất.
Nhà nước cần quy định chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm các quy định
trong chi tiêu NSNN trong tất cả các khâu từ lập và phân bổ dự toán, sử dụng ngân sách,
kiểm soát chi, kiểm toán và quyết toán NSNN.
- Với KBNN trung ương
Cần nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản thay đổi tổ chức bộ máy
của hệ thống kho bạc phù hợp với cơ chế kiểm soát chi “một cửa”. Đồng thời, xây dựng
một mô hình kiểm soát chi “một cửa” phù hợp với cơ cấu tổ chức bộ máy đã thay đổi.
Hệ thống hoá một cách khoa học các văn bản liên quan đến từng lĩnh vực chi tiêu
NSNN từ đó hình thành thư viên điện tử trên mạng máy tính giúp Kho bạc ở địa phương
có cơ sở để tra cứu, tham khảo một cách thuận tiện, nhanh chóng và đầy đủ nhất.
- Với chính quyền và các cơ quan chức năng tỉnh Bến Tre
Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, định mức chi NSNN được phân cấp một
cách nhanh chóng và không trái với những quy định của các cơ quan chức năng cấp trên.
Tổ chức triển khai đầy đủ và kịp thời các văn bản quy định chế độ chi tiêu NSNN đến tất
cả các đơn vị sử dụng NSNN.
Chỉ đạo các đơn vị sử dụng ngân sách trong tỉnh thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ
quy định về chi tiêu NSNN, chế độ thanh toán không dùng tiền mặt nhất là việc chi trả
lương qua tài khoản thẻ ATM. Có biện pháp tác động đến các ngân hàng thương mại trên
địa bàn để các ngân hàng này mở rộng các điểm chi trả qua máy ATM nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho người sử dụng và dần dần hình thành thoái quen không giữ tiền mặt.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
BieuNV 1. Nguyễn Văn Biểu (2005), "Một số ý kiến về công tác kiểm soát chi ngân sách
qua KBNN", Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia, (số 42), tr.35-36.
BoTC_CD20
2. Bộ Tài chính (2005), Chế độ Kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp
vụ Kho bạc Nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội.
BoTC203_T
T59
3. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 60/2003/NĐ-CP của Chính Phủ, ngày 23/06/2003.
BoTC203_T
T79
4. Bộ Tài chính (2003), Thông tư 79/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng
dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua
KBNN, ngày 13/08/2003.
BoTC206_C
D206
5. Bộ Tài chính (2006), Chế độ Kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp
vụ Kho bạc Nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội.
BoTC206_T
T03
6. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 03/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ kiểm soát
chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính, ngày
13/03/2006.
BoTC206_T
T81
7. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 81/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ kiểm soát
chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài
chính, ngày 06/09/2006.
BoTC207_T
LHD
8. Bộ Tài chính (2007), Tài liệu bồi dưỡng kế toán trưởng đơn vị kế toán nhà
nước, Nxb Tài chính, Hà Nội.
BoTC207_T
T57
9. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 57/2007/TT-BTC Quy định chế độ chi tiêu đón
tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các
hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong
nước, ngày 11/06/2007.
BoTC207_T
T81
10. Bộ Tài chính (2007), Một số vấn đề về kinh tế - tài chính Việt Nam, Nxb Tài
chính, Hà Nội.
BoTrBTC_Q
D210
11. Bộ trưởng Bộ Tài Chính (2003), Quyết định số 210/2003/QĐ- BTC quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN tỉnh trực
thuộc KBNN, ngày 16/12/2003.
ChatNT 12. Nguyễn Thị Chắt (2005), "Kiểm soát chi ngân sách - giải pháp góp phần nâng
cao hiệu quả sử dụng NSNN", Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia, (38),
tr.11-12.
ChinhP_ND6
13. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành luật NSNN, ngày 6/6/2003.
CucTKBT 14. Cục Thống kê Bến Tre (2007), Niên giám thống kê 2006, Bến Tre.
Dzang_DHX 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
DzieuNgC 16. Nguyễn Công Điều (2005), "Kiểm soát chi có chuyển về chất nhưng chưa
mạnh", Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia, (41), tr.24-26.
HocVTC_GT
205
17. Học viện Tài chính (2005), Giáo trình lý thuyết tài chính, Nxb Tài chính, Hà
Nội.
HungNN 18. Nguyễn Ngọc Hùng (2006), Quản lý ngân sách nhà nước, Nxb Thống kê, Hà
Nội.
KhoBBtre20
19. Kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre (2005), Báo cáo quyết toán chi và kiểm soát chi
năm 2004.
KhoBBtre20
20. Kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre (2006), Báo cáo quyết toán chi và kiểm soát chi
năm 2005.
KhoBBtre20
21. Kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre (2007), Báo cáo quyết toán chi và kiểm soát chi
năm 2006.
KhoBBtre20
22. Kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre (2008), Báo cáo quyết toán chi và kiểm soát chi
năm 2007.
KhoBNN_B
23. Kho bạc nhà nước Bến Tre (2007), Báo cáo tổng kết hoạt động (các năm 2004-
2007), Bến Tre.
KhoBNN205 24. Kho bạc Nhà nước (2005), Kho bạc nhà nước Việt Nam - Quá trình xây dựng
và phát triển, Nxb Tài chính, Hà Nội.
KhoBNN205 25. Kho bạc Nhà nước (2005), Hệ thống các văn bản về hoạt động của hệ thống
KBNN, tập 1 - tập 14, Nxb Tài chính, Hà Nội.
KhoBNN206 26. Kho bạc Nhà nước (2006), Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc -
TABMIS, Nxb Tài chính, Hà Nội.
KhoBNN206 27. Kho bạc Nhà nước (2003), Công văn số 1187/KB-KHTH về hướng dẫn kiểm
soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN, ngày 10/09/2003.
KhoBNN208 28. Kho bạc Nhà nước (2008), Tài liệu hội nghị tổng kết hệ thống Kho bạc Nhà
nước, 2004-2007.
QuocH_LNS
202
29. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Ngân sách
nhà nước.
SangV 30. Vĩnh Sang (2007),"Kiểm soát một cửa hay giao dịch một cửa", Tạp chí Quản lý
ngân quỹ quốc gia, (62), tr.8-11
SoTC 31. Sở Tài chính Bến Tre, Báo cáo quyết toán NSNN (các năm 2004-2007).
ThaoTT 32. Trần Thị Thảo (2005), "Hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên qua một
năm thực hiện Luật NSNN sửa đổi", Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc
gia, (37), tr.31-32
ThuTCP_QD
235
33. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định 235/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN trực
thuộc Bộ Tài chính.
TogGDKB_
QD747
34. Tổng giám đốc Kho bạc nhà nước (2003), Quyết định số 747/KB/QĐ/TCCB quy
định nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các phòng thuộc KBNN
tỉnh.
TogGDKB_
QD748
35. Tổng giám đốc Kho bạc nhà nước (2003), Quyết định số 748/KB/QĐ/TCCB quy
định nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN huyện trực thuộc
KBNN tỉnh.
VuNgQ 36. Nguyễn Quang Vũ (2007), "17 năm xây dựng và phát triển của KBNN Long
An", Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia, (58), tr.1-3.
wbaoBR 37. www.baobariavungtau.com.vn/vn/dulich/40959/index.brvt.
ww 38. www.bachkhoatoanthu.gov.vn.
XuanDTh 39. Đỗ Thị Xuân (2007), "Một số giải pháp đẩy mạnh trả lương qua tài khoản cá nhân
và sử dụng thẻ ngân hàng", Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia, (62), tr.12-
14.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Tổng hợp thu NSNN trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2004 - 2007
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung
2004 2005 2006 2007
Dự
toán
Thực
tế
%so
DT
Dự
toán
Thực
tế
%so
DT
Dự
toán
Thực
tế
%so
DT
Dự
toán
Thực
tế
%so
DT
Tổng thu NSNN trên địa bàn (I-
>VIII)
(Không kể thu chuyển giao các
cấp NS)
520,0
90
846,7
82
162.8
1
653,5
98
912,6
56
139.6
4
702,0
00
1,031,9
69
147.0
0
857,3
45
1,515,6
93
176.7
9
I- Thu cân đối NSNN trên địa
bàn
520,0
90
624,9
92
120.1
7
653,5
98
779,2
07
119.2
2
702,0
00
875,8
37
124.7
6
597,3
45
889,7
75
148.9
5
1- Thu từ DNNN TW
19,00
0
19,36
3
101.9
1
25,00
0
16,51
5 66.06
81,00
0
86,92
1
107.3
1
117,6
00
90,88
0 77.28
2- Thu từ DNNN ĐP
111,0
00
102,4
36 92.28
129,2
14
110,5
00 85.52
55,00
0
30,56
0 55.56
37,50
2
50,23
2
133.9
4
3- Thu từ DN có vốn ĐT nước
ngoài 30 458
1526.
67 500 1,632
326.4
0 1,175 732 62.30 900 1,106
122.8
9
4- Thu từ khu vực ngoài quốc
doanh
115,0
00
117,3
44
102.0
4
151,3
00
141,6
68 93.63
167,0
00
157,4
84 94.30
205,0
00
208,2
48
101.5
8
5- Thu xổ số kiến thiết
156,5
00
179,8
77
114.9
4
190,0
00
200,0
00
105.2
6
210,0
00
260,0
00
123.8
1
260,0
00
400,6
51
154.1
0
6- Thu từ khu vực khác
118,2
90
205,5
14
173.7
4
157,5
84
205,0
12
130.1
0
150,0
25
205,1
12
136.7
2
236,3
43
264,9
43
112.1
0
Trong đó:
- Thuế thu nhập cá nhân
19,00
0
20,53
1
24,50
0
20,40
9 83.30
22,50
0
28,16
9
125.2
0
30,00
0
28,17
9 93.93
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp 500 1,868
373.6
0 1,002 1,422
141.9
2 800 1,569
196.1
3 1,080 1,667
154.3
5
- Thuế nhà đất 2,450 2,723
111.1
4 2,882 2,911
101.0
1 2,710 2,944
108.6
3 3,545 4,099
115.6
3
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất 5,230 5,414
103.5
2 6,400
10,24
1
160.0
2 9,500
11,64
8
122.6
1
13,90
0
14,93
6
107.4
5
- Phí xăng dầu
30,00
0
34,23
8
114.1
3
40,60
0
38,01
0 93.62
42,00
0
30,21
2 71.93
49,00
0
34,24
6 69.89
- Thu phí, lệ phí
31,15
5
37,32
5
119.8
0
38,50
0
43,16
2
112.1
1
43,40
0
52,50
6
120.9
8
59,45
0
57,30
3 96.39
- Thu tiền sử dụng đất 8,155
15,81
2
193.8
9
13,30
0
24,89
2
187.1
6
14,50
0
40,54
3
279.6
1
30,00
0
100,0
78
333.5
9
- Thu tiền thuê đất 1,400 1,383 98.79 1,400 1,606
114.7
1 1,415 3,174
224.3
1 1,650
10,65
5
645.7
6
- Thu tiền bán nhà ở thuộc SHNN 3,000 7,402
246.7
3 5,000
16,90
0
338.0
0
21,00
0 1,263 6.01 8,000 1,560 19.50
- Thu phạt 5,900
15,42
7
261.4
7
17,78
1 5,038
14,60
8
II- Thuế do Hải quan thu
III- Thu từ quỹ dự trữ tài chính
IV- Thu kết dư NSNN năm
trước
37,07
6
45,35
5
28,32
1
58,95
1
V- Thu chuyển nguồn
86,18
6
54,10
4
84,71
1
166,2
26
VI- Thu viện trợ không hoàn
lại 3,317 2,007 3,573
VII- Thu vay đầu tư phát triển
15,00
0
20,00
0
20,00
0
VIII- Các khoản thu để lại đơn 83,52 133,4 156,1 210,6
vị chi quản lý qua NSNN 8 49 32 59
IX- Thu bổ sung từ NS cấp trên
320,2
30
482,3
07
150.6
1
353,3
75
647,8
22
183.3
2
489,8
24
1,157,5
30
236.3
2
724,5
19
1,446,2
50
199.6
2
Trong đó thu BS từ NSTW
320,2
30
341,7
64
106.7
2
353,3
75
471,5
60
133.4
4
489,8
24
744,4
95
151.9
9
724,5
19
978,2
07
135.0
1
X- Thu tín phiếu, trái phiếu,
công trái NSTW 5,099
11,47
8 9,568
TỔNG CỘNG (I- >X)
840,3
20
1,334,1
88
1,006,9
73
1,571,9
56
1,191,8
24
2,199,0
67
1,581,8
64
2,961,9
43
Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách tỉnh Bến Tre (các năm 2004 – 2007) .
Phụ lục 2: Tổng hợp chi NSNN trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2004-2007
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung
2004 2005 2006 2007
Dự
toán
Thực
hiện
% so
DT
Dự
toán
Thực
hiện
% so
DT
Dự
toán
Thực
hiện
% so
DT
Dự
toán
Thực
hiện
% so
DT
A- CHI NSTW 49.635
238.57
3
233.78
8
329.11
9
1- Chi thường xuyên 31.943 87.224
123.80
4
158.99
3
2- Chi đầu tư XDCB 17.692
151.34
9
109.98
4
170.12
6
B- CHI NSĐP
851.23
1
1.280.2
94
1.004.3
73
1.529.1
65
1.188.2
24
2.123.8
69
1.576.8
64
2.886.1
41
I- Chi cân đối NSNN
851.23
1
1.056.2
23
124,08
1.004.3
73
1.219.4
54
121,41
1.188.2
24
1.554.7
02
130,84
1.316.8
64
1.792.1
81
136,09
1- Chi đầu tư phát triển
243.58
2
333.949 137,10 285.301 304.423 106,70 338.710 323.034 95,37 271.161 301.558 111,21
- Chi đầu tư XDCB
240.48
2
317.949 132,21 282.201 296.689 105,13 335.610 317.884 94,72 268.261 299.859 111,78
- Đầu tư, hỗ trợ vốn cho
DN
3.100 16.000 516,13 3.100 7.734 249,48 3.100 5.150 166,13 2.900 1.699 58,59
2- Chi trả nợ tiền vay 7.500 25.772 343,63 5.250 21.910 417,33 23.831 20.042
3- Chi thường xuyên
574.41
2
641.299 111,64 640.673 804.913 125,64 791.164
1.041.6
60
131,66 985.227
1.329.8
77
134,98
- Chi an ninh, quốc phòng 20.775 28.324 136,34 24.024 33.105 137,80 29.983 40.600 135,41 33.087 47.945 144,91
- Chi SN GD-ĐT và dạy
nghề
272.76
3
276.532 101,38 296.689 356.602 120,19 380.427 450.340 118,38 487.829 566.685 116,16
- Chi sự nghiệp y tế 59.752 63.284 105,91 66.799 74.020 110,81 89.742 94.152 104,91 117.649 150.401 127,84
- Chi SN khoa học, công
nghệ
5.626 5.204 92,50 6.684 6.474 96,86 7.280 6.996 96,10 7.850 7.413 94,43
- Chi SN văn hóa thông
tin
9.778 11.331 115,88 11.566 14.873 128,59 11.416 14.117 123,66 14.402 18.671 129,64
- Chi SN phát thanh, TH 5.909 5.327 90,15 6.410 6.164 96,16 5.797 6.518 112,44 6.057 6.251 103,20
- Chi SN thể dục, thể thao 5.493 4.824 87,82 5.645 6.437 114,03 7.868 8.413 106,93 8.180 7.791 95,24
- Chi SN đảm bảo xã hội 27.635 24.026 86,94 33.108 26.392 79,71 22.080 121.194 548,89 24.469 158.519 647,84
- Chi sự nghiệp kinh tế 52.363 56.136 107,21 58.096 73.619 126,72 61.975 64.519 104,10 86.157 87.296 101,32
- Chi quản lý HC, Đảng,
đoàn thể
112.01
0
139.656 124,68 119.264 183.449 153,82 158.152 215.970 136,56 190.417 266.220 139,81
- Trợ giá hàng chính sách 910 40 4,40 910 189 20,77 210 63 30,00 250 0,00
- Chi khác ngân sách 1.398 26.597 1902,50 11.478 23.589 205,51 14.234 18.778 131,92 8.880 12.685 142,85
4- Chi bổ sung quỹ dự trữ
TC
1.100 1.100 100,00 1.100 1.100 100,00 1.100 1.100 100,00 1.000 1.000 100,00
5- Chi chuyển nguồn 54.103 87.108 165.077 139.704
6- Dự phòng 24.637 57.250 59.476
II- Chi từ nguồn thu để
lại đơn vị chi QL qua
NSNN
83.528 133.449 156.132 260.000 625.918 240,74
III- Chi bổ sung NS cấp
dưới
140.543 176.262 413.035 468.042
TỔNG CỘNG
851.23
1
1.329.9
29
1.004.3
73
1.767.7
38
1.188.2
24
2.357.6
57
1.576.8
64
3.215.2
60
Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách tỉnh Bến Tre giai đoạn 2004 – 2007.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre.pdf