Luận văn Hoàn thiện quá trình lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện

Trong điều kiện Việt Nam đã ra nhập WTO, hoạt động kiểm toán ngày càng khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động kiểm toán không chỉ đem lại cho những người sử dụng thông tin tài chính sự tin cậy mà còn giúp cho doanh nghiệp khắc phục những thiếu sót trong công tác quản lý tài chính cũng như trong việc chấp hành luật lệ kinh tế tài chính, góp phần lành mạnh hoá môi trường tài chính. Việc lập kế hoạch kiểm toán một cách khoa học và hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng của cuộc kiểm toán, giảm bớt rủi ro kiểm toán. Với việc không ngừng tự hoàn thiện trong công tác lập kế hoạch kiểm toán nói riêng và các dịch vụ cung cấp nói chung, CPA VIETNAM luôn khẳng định uy tín nghề nghiệp của mình, tạo sự tin cậy đối với khách hàng.

pdf88 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3975 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quá trình lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h Quốc 6. Niên độ tài chính, kỳ kế toán theo yêu cầu của Ban Giám đốc. Kết thúc ngày 31 tháng 12 Quốc 7. Đơn vị tiền tệ sử dụng là gì. Việt Nam đồng Quốc 8. Hạch toán ngoại tệ như thế nào. Quốc 9. Bộ máy kế toán và trình độ của nhân viên kế toán Trình độ không đồng đều Quốc 10. Chính sách kế toán chủ yếu đối với: Hàng tồn kho TSCĐ Doanh thu Tính giá thành … Quốc 11. Các chính sách này có phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế và luật định của Việt Nam hay không? Phù hợp Quốc 2.4.3. Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát. Sau khi đã tổng hợp được những thông tin về hệ thống kế toán của khách hàng, kiểm toán viên tiến hành tìm hiểu các thủ tục kiểm soát có liên quan, để xác định những thủ tục kiểm soát đã được đơn vị xác lập và những thủ tục còn thiếu phải bổ sung. Kiểm toán viên cần phải xem xét các thủ tục kiểm toán của Công ty khách hàng có được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản hay không, đó là: Nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng; nguyên tắc bất kiêm nhiệm; nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn. Việc tìm hiểu thủ tục kiểm soát phải được tiến hành khái quát cho từng phần hành kế toán, loại nghiệp vụ cụ thể. Kiểm toán viên tiến hành thu thập tài liệu, phỏng vấn và tiến hành thủ tục thực hiện lại (Walk-through test) đối với một số mẫu chọn kiểm toán. Trên cơ sở đó, kiểm toán viên có thể rút ra kết luận về tính hiệu quả của thiết kế cũng như thực hiện các kiểm soát trong khách thể kiểm toán. Em xin trích dẫn một phần giấy tờ làm việc của kiểm toán viên CPA VIETNAM để minh họa cho công việc tìm hiểu thủ tục kiểm soát trong hệ thống kiểm soát nội bộ đối với phần hành tiền qua kiểm tra việc đối chiếu tài khoản tiền gửi ngân hàng hàng tháng. Biểu 10. Thử nghiệm kiểm soát đối với hoạt động đối chiếu tài khoản TGNH hàng tháng. CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM – CPA VIETNAM Số tham chiếu: Người lập: Luyến Ngày: Người soát xét: An Ngày: BẢNG TÌM HIỂU THỦ TỤC KIỂM SOÁT Hoạt động kiểm soát: Đối chiếu tài khoản TGNH hàng tháng. Công ty A Năm tài chính: 2006 Mục tiêu: Đảm bảo các kiểm soát đối với việc đối chiếu tài khoản TGNH được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả. Mô tả kiểm soát: Hàng tháng, kế toán phần hành tiền tiến hành so sánh số dư tài khoản TGNH trên bảng sao kê của ngân hàng với số dư TGNH trên sổ cái, các tài liệu này sẽ được chuyển đến cho kế toán trưởng xem xét lại và phê chuẩn. Công việc thực hiện: - Xem xét tất cả các Bảng sao kê ngân hàng từ tháng 1 đến ngày thực hiện thử nghiệm kiểm soát để chắc chắn rằng việc đối chiếu đã được tiến hành hàng tháng. - Phỏng vấn kế toán phần hành tiền để đánh giá sự hiểu biết của kế toán về các thủ tục thực hiện. - Thực hiện lại việc đối chiếu tài khoản TGNH trong tháng 5 và tháng 9 và chất vấn kế toán nếu có bất kỳ sai lệch nào. Kết quả: - Kiểm toán viên đã thu thập bảng sao kê ngân hàng của hai tháng 5 và tháng 9, công ty A chỉ có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đối chiếu với các số liệu tương ứng trong sổ cái như sau: Tháng Bảng sao kê Sổ cái Chênh lệch 5 10 536 059 12 364 097 1 828 038 9 13 359 978 14 359 978 1 000 000 - Qua thảo luận với kế toán phần hành tiền mặt, kiểm toán viên nhận thấy, kế toán chưa có hiểu biết tốt về công việc thực hiện. Kết luận: Các kiểm soát được thiết kế và thực hiện chưa có hiệu quả trong giai đoạn kiểm tra. Dựa trên kết quả thực hiện các đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty A, kiểm toán viên có được các đánh giá tổng hợp như sau: Biểu 11. Tìm hiểu thủ tục kiểm soát tại Công ty A CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM – CPA VIETNAM Số tham chiếu: Người lập: Ngày: Người soát xét: Ngày: BẢNG TÌM HIỂU THỦ TỤC KIỂM SOÁT TỔNG HỢP Công ty A Năm tài chính: 2006 STT Các vấn đề cần tìm hiểu N/A Có Không A TỔNG QUÁT 1 Toàn bộ các ghi chép kế toán có được cập nhật hàng ngày hay không?  2 Các ghi chép có được thực hiện đầy đủ và ghi chép cẩn thận hay không?  3 Tất cả các chứng từ kế toán có được lãnh đạo thông qua hay không?  4 Ban lãnh đạo có rà soát tất cả các hợp đồng hay không?  5 Công ty có quy định cán bộ chủ chốt phải nghỉ hết phép hàng năm hay không?  6 Công việc của những người nghỉ phép có được người khác đảm nhiệm hay không?  B ĐỐI CHIẾU VỚI NGÂN HÀNG 1 Các tài khoản tiền gửi ngân hàng có được đối chiếu hàng tháng hay không?  2 Bản xác nhận số dư ngân hàng có được lãnh đạo kiểm tra hay không?  3 Có sự đối chiếu giữa số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng trên sổ kế toán với Bản xác nhận số dư hay không?  4 … Như đã được biết, công ty A là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực công ích, hoàn thành kế hoạch tưới tiêu cho nông dân theo chỉ đạo của cấp trên, cung cấp một số dịch vụ tưới tiêu theo yêu cầu của bà con. Doanh thu của Công ty không lớn chủ yếu là quy ra thóc. Năng lực của các kế toán viên không đồng đều … Kiểm toán viên nhận định: Các nghiệp vụ chi chiếm đa số và có giá trị lớn, thường ở mức đơn giản. Dựa vào đó: Kiểm toán viên cho rằng hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng làm việc với hiệu quả thấp. Mức rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức trung bình và có thể có những sai sót trọng yếu. 2.5. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ. Khi đã được cung cấp đầy đủ các Báo cáo tài chính, kiểm toán viên tiến hành các thủ tục phân tích sơ bộ trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của khách hàng bằng các phép phân tích dọc và phân tích ngang để tìm ra số chênh lệch trọng yếu. Từ đó, kiểm toán viên biết được cụ thể tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, tiến hành tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch, đánh giá xu hướng biến động và cuối cùng là để đánh giá mức độ trọng yếu cũng như xem xét khả năng tiếp tục hoạt động của đơn vị khách hàng. Cụ thể, với Công ty A, kiểm toán viên thực hiện các bước phân tích cơ bản như sau: So sánh số liệu năm nay với số liệu năm trước trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó thấy được xu hướng biến động của Công ty khách hàng, trên cơ sở đó kiểm toán viên nhận định, đánh giá khoản mục nào là trọng yếu để thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các khoản mục đó. Biểu 12.Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán của Công ty A TÀI SẢN 31/12/2005 31/12/2006 CHÊNH LỆCH + - % A.TSLĐ VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 4 469 331 205 4 965 719 591 496 388 386 1.11 I.Tiền 2 696 796 724 2 765 110 953 68 314 229 1.03 1.Tiền mặt 2 398 267 3 319 463 921 196 1.38 2.TGNH 2 694 398 457 2 761 791 490 67 393 033 1.03 II.Khoản phải thu 1 557 889 301 1 971 414 831 413 525 530 1.27 1.Phải thu KH 1 729 389 301 2 121 414 831 392 025 530 1.23 2.Dự phòng phải thu (171 500 000) (150 000 000) ( 21 500 000) 0.87 III.Hàng tồn kho 213 837 190 228 385 817 14 548 627 1.07 1.Hàng mua đi đường - - - - 2.NVL 212 322 290 225 512 017 13 189 727 1.06 3.CCDC 1 514 900 2 873 800 1 358 900 1.89 IV.TSLĐ khác 807 990 807 990 1.Tạm ứng 807 990 807 990 B.TSCĐ VÀ ĐT DÀI HẠN 15 290 911 216 15 362 089 031 71 177 820 1.005 I.TSCĐ 15 290 911 216 15 362 089 031 71 177 820 1.005 II.Các khoản ĐT dài hạn 43 000 000 40 000 000 (3 000 000) 0.93 1. Đầu tư chứng khoán 43 000 000 40 000 000 (3 000 000) 0.93 III.Chi phí XDCB dở dang (294 448 000) 740 000 295 188 000 1.003 TỔNG TÀI SẢN 19 760 242 421 30 327 808 622 567 566 200 1.03 NGUỒN VỐN A.NỢ PHẢI TRẢ 3 274 770 352 2 422 579 912 ( 852 190 440) 0.74 I.Nợ ngắn hạn 3 274 770 352 2 422 579 912 ( 852 190 440) 0.74 1.Phải trả người bán 2 604 553 850 1 720 295 169 (884 258 681) 0.66 2.Phải trả CNV 603 962 557 617 140 569 13 178 012 1.02 3.Quỹ DP trợ cấp mất việc 5 000 000 5 000 000 0 0 4.Phải trả, phải nộp khác 66 253 945 85 144 174 18 890 229 1.29 B.NGUỒN VỐN CSH 16 485 472 069 17 905 228 710 1 419 756 650 1.09 I.Nguồn vốn, quỹ 15 755 215 17 072 000 349 1 316 785 1.08 175 170 1.Nguồn vốn kinh doanh 17 844 320 419 17 445 153 798 (399 166 620) 0.98 2.Quỹ đầu tư PT 62 548 793 62 548 793 0 0 3.Lợi nhuận chưa PP (1 857 206 037) (435 702 242) 1 421 503 795 4.Nguồn vốn đầu tư XDCB (294 448 000) - - - II.Nguồn kinh phí khác 730 256 894 833 228 361 102 971 467 1.14 TỔNG NGUỒN VỐN 19 760 242 421 30 327 808 622 567 566 200 1.03 Biểu 13. Phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty A CHỈ TIÊU 2005 2006 CHÊNH LỆCH + - % Tổng doanh thu 9 535 111 136 9 830 011 480 294 900 344 1.03 Giảm trừ doanh thu - - - - 1.Doanh thu thuần 9 535 111 136 9 830 011 480 294 900 344 1.03 2.GVHB 9 569 711 120 9 865 681 463 295 970 343 1.03 3.Lợi nhuận gộp (34 599 984) (35 669 983) (1 069 999) 0.03 4.Doanh thu tài chính 60 524 459 60 524 459 0 0 5.Chi phí tài chính - - - - 6.Chi phí bán hàng - - - - 7.Chi phí quản lý doanh nghiệp 750 150 133 752 245 773 2 095 640 1.003 8.Lợi nhuận từ HĐKD (724 225 658) (727 391 297) (3 165 639) 0.004 9.Thu nhập khác 150 133 232 197 379 801 47 246 569 1.31 10.Chi phí khác 3 014 527 4 945 372 1 930 845 1.64 11.Tổng lợi nhuận trước thuế (577 136 953) (534 964 868) 42 172 085 0.07 12.Thuế TNDN - - - - 13.Lợi nhuận sau thuế (577 136 953) (534 964 868) 42 172 085 0.07 Sau đó, kiểm toán viên tính toán một số tỷ suất và so sánh giữa số đầu năm và số cuối năm, kết quả như sau: Biểu 14. Phân tích tỷ suất ở công ty A NỘI DUNG NĂM TRƯỚC (%) NĂM NAY (%) GHI CHÚ 1/ Bố trí cơ cấu vốn TSCĐ/Tổng tài sản 0.78 0.75 Xem xét TSLĐ/Tổng tài sản 0.22 0.24 Xem xét 2/ Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận/ Doanh thu Lỗ Lỗ Lợi nhuận/ Vốn Lỗ Lỗ 3/ Tình hình tài chính Nợ phải trả/ Tổng TS 0.16 0.12 Tốt TSLĐ/ Nợ ngắn hạn 1.36 2.04 Tốt Tiền hiện có/ Nợ ngắn hạn 0.22 1.14 Tốt Nhận xét: Như vậy, bằng các thủ tục phân tích khác nhau, kiểm toán viên đã nhận định ra những sai phạm có thể xảy ra trong hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty A. Trên bảng CĐKT của Công ty, kiểm toán viên nhận định các khoản mục có sự mâu thuẫn, khả năng xảy ra sai phạm và gian lận cao: các khoản phải trả người bán, phải thu khách hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cần được xem xet kỹ. 2.6. Xác định mức trọng yếu. Mức trọng yếu là chỉ tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trên Báo cáo tài chính. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ làm ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng Báo cáo tài chính. Mức trọng yếu tuỳ thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay của sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu cần phải xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính. Mức trọng yếu có thể thay đổi trong quá trình thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp khách hàng và phụ thuộc vào sự xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Trong khi lập kế hoạch kiểm toán thường ấn định mức trọng yếu có thể chấp nhận được thấp hơn so với mức sử dụng để đánh giá kết quả kiểm toán nhằm tăng khả năng phát hiện sai sót. Phương pháp xác định mức trọng yếu được CPA VIETNAM thiết kế cụ thể theo từng loại hình khách hàng. Nếu khách thể kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực thương mại, CPA VIETNAM sẽ sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận gộp để đánh giá mức trọng yếu. Với các công ty không tham gia vào thị trường chứng khoán, việc xác định mức trọng yếu của thông tin trên Báo cáo tài chính được thực hiện theo nguyên tắc:  2 % Tổng tài sản lưu động hoặc vốn chủ sở hữu.  10 % Lợi nhuận trước thuế.  Từ 0.5 % đến 3 % Tổng doanh thu theo bảng tỷ lệ quy định. Biểu 15. Bảng tỷ lệ xác định mức độ trọng yếu theo tổng doanh thu Doanh thu (USD) % Doanh thu (USD) % 500 000 3.0 10 000 000 1.2 600 000 2.5 15 000 000 1.0 700 000 2.3 30 000 000 0.9 800 000 2.0 50 000 000 0.8 900 000 1.8 100 000 000 0.7 1 000 000 1.7 300 000 000 0.6 2 000 000 1.6 > 1 000 000 000 0.5 6 000 000 1.5 Sau khi đã định mức độ trọng yếu cho cả cuộc kiểm toán, giá trị được quy ước là PM (planning material). Trong quá trình kiểm toán, để đảm bảo mức thận trọng cần thiết, các kiểm toán viên sẽ xác định mức rủi ro mong muốn thấp nhằm giảm thiểu được mức rủi ro kiểm toán. Vì vậy, kiểm toán viên sẽ giảm mức rủi ro xuống còn 80% - 90% mức trọng yếu PM và giá trị này được quy ước là MP (monetary precision). Đây là giá trị trọng yếu chi tiết được sử dụng để xác định sai số có thể chấp nhận được đối với các giá trị chênh lệch ước tính khi kiểm tra, phân tích số dư mỗi tài khoản chi tiết. Giá trị này cũng là căn cứ để kiểm toán viên xác định số mẫu cần chọn. Khi PM giảm xuống MP tức là kiểm toán viên muốn mở rộng quy mô mẫu để tăng độ tin cậy cho các thông tin tài chính, tăng mức độ đảm bảo của kiểm toán viên qua các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được. Tuy vậy, MP có thể thay đổi đối với mỗi khoản mục khác nhau trên Báo cáo tài chính. Dựa vào sự đánh giá chủ quan trên cơ sở các thông tin thu nhận được, nếu kiểm toán viên thu nhận được các thông tin dẫn đến nhận định khoản mục này có khả năng rủi ro cao thì họ sẽ lập tức điều chỉnh MP giảm xuống để tăng quy mô mẫu chọn nhằm tăng khả năng phát hiện sai sót. Sau khi xác định được mức trọng yếu PM, kiểm toán viên cần phải xác định ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp đến giá trị trọng yếu này. Thường thường, tỷ lệ ảnh hưởng của thuế thu nhập đúng bằng tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Mức độ trọng yếu sau thuế sẽ được xác định bằng (1 – tỷ lệ thuế thu nhập) *PM. Khi quy mô mẫu tăng, giúp cho kiểm toán viên có cơ sở hơn trong việc đưa ra ý kiến vì mức trọng yếu là giá trị sai sót ước tính có thể chấp nhận được cho cuộc kiểm toán. Nếu giá trị sai sót vượt quá PM thì kiểm toán viên có thể kết luận rằng Báo cáo tài chính tồn tại những sai phạm trọng yếu. Tuy nhiên, có trường hợp giá trị sai sót gần bằng PM, nếu theo lý thuyết thì không có sai phạm trọng yếu xảy ra nhưng thực tế vẫn tồn tại các sai phạm trọng yếu. Trong trường hợp này, kiểm toán viên giảm PM xuống MP để hạn chế những sai phạm trọng yếu. Sau khi đã xác định được các mức rủi ro có thể chấp nhận được, kiểm toán viên sẽ đưa ra phương hướng xử lý rủi ro: Thận trọng hơn trong việc xem xét đánh giá rủi ro, xác định sự liên hệ giữa rủi ro với sai sót tiềm tàng trong các số dư tài khoản, bố trí nhân viên có nhiều kinh nghiệm, cân nhắc việc sử dụng các chuyên gia bên ngoài, thận trọng hơn khi đặt sự tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Tại công ty A, kiểm toán viên thực hiện xác định mức trọng yếu như sau: Doanh thu trong năm 2004 của khách hàng là hơn 9.380 triệu đồng (hơn 600.000 USD), nên mức độ trọng yếu được xác định là 2.5% doanh thu. Theo chế độ thuế áp dụng cho công ty, thì công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 4 năm kể từ khi có lãi nên kiểm toán viên không cần xác định mức độ trọng yếu sau thuế, kiểm toán viên tiến hành xác định mức độ trọng yếu chi tiết. Để đảm bảo tính hiệu quả và kinh tế cho cuộc kiểm toán, giảm bớt rủi ro kiểm toán, kiểm toán viên sẽ xác định mức độ rủi ro mong muốn là 20% nhằm giảm mức độ trọng yếu xuống để tăng số mẫu cần lựa chọn. Ta có MP = 80% * PM. Biểu 16. Bảng tính giá trị trọng yếu của Công ty A Chỉ tiêu 2005 2006 1. Cơ sở tính PM theo DT 9 535 111 136 9 830 011 480 2. PM (có thuế) 238 377 778 245 750 287 3. Ảnh hưởng của thuế - - 4. Mức trọng yếu trước thuế 238 377 778 145 750 287 5. Tỷ lệ sai sót mong muốn 20% 20% 6. Giá trị trọng yếu chi tiết 190 702 222 196 600 229 2.7. Đánh giá rủi ro kiểm toán đối với số dư đầu năm của các khoản mục trên Báo cáo tài chính. Việc đánh giá rủi ro của khách hàng được CPA VIETNAM thực hiện khi xem xét tính hoạt động liên tục của khách hàng. Sau khi đã tìm hiểu về hoạt động kinh doanh và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, kiểm toán viên đánh giá xem hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và đáng tin cậy hay không, nhận định những rủi ro mà khách hàng gặp phải. Từ đó, kiểm toán viên xem xét mức độ ảnh hưởng của những rủi ro đó đến việc lập Báo cáo tài chính và đến từng khoản mục trên Báo cáo. Tại CPA VIETNAM, kiểm toán viên đánh giá đồng thời rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để xác định rủi ro phát hiện có thể chấp nhận ở mức nào. Việc đánh giá rủi ro chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán viên. Đánh giá rủi ro được CPA VIETNAM thực hiện qua các bước sau:  Dựa trên các mục tiêu chi tiết của kiểm toán (mục tiêu hiệu lực, trọn vẹn, quyền và nghĩa vụ … ) để đưa ra những nhận định khái quát về các khoản mục trên Báo cáo tài chính.  Thực hiện đánh giá rủi ro với khách hàng và với các khoản mục trên Báo cáo tài chính. Dựa vào kinh nghiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên để đưa ra nhận xét ban đầu về các khoản mục trên Báo cáo. Những khoản mục thường được xem xét là: Tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, đầu tư ngắn hạn, TSCĐ, … Biểu 17. Mô hình đánh giá rủi ro phát hiện Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro kiểm soát Cao Trung bình Thấp Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro tiềm tàng Cao Thấp nhất Thấp Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Cao Thấp Thấp Cao Cao nhất 2.7.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư của các khoản mục. Kiểm toán viên CPA VIETNAM tiến hành thu thập số dư của từng khoản mục trên Bảng cân đốI kế toán mà kiểm toán viên đã đánh giá mức độ trọng yếu và họ hoài nghi rằng trên các khoản mục đó có khả năng chứa đựng những sai phạm trọng yếu. Kiểm toán viên xem xét một số yếu tố sau đây:  Bản chất, quy mô của các khoản mục.  Mức độ trọng yếu của số dư mỗi khoản mục.  Các yếu tố rủi ro trong quá trình kiểm toán viên tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng.  Các rủi ro được kiểm toán viên xác định trong quá trình thực hiện các thủ tục phân tích trong bước lập kế hoạch kiểm toán.  Rủi ro kiểm toán, chẳng hạn các vấn đề kỳ kiểm toán trước gặp phải, hoặc khách hàng có một môi trường kiểm soát yếu kém. Đối với Công ty A là khách hàng mới của CPA VIETNAM, khi tìm hiểu về hệ thống kế toán của công ty kiểm toán viên nhận thấy trình độ của các kế toán viên không đồng đều và yếu, kiểm toán viên nghi ngờ các sai phạm về chế độ lập và khai chứng từ hoá đơn không được tuân thủ. Do đó, kiểm toán viên đánh giá mức rủi ro tiềm tàng là cao đối với tất cả các khoản mục trên Báo cáo tài chính. 2.7.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với các khoản mục trên Báo cáo tài chính. Kiểm toán viên dựa vào sự hiểu biết của mình về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng, tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục trên Báo cáo tài chính. Qua quá trình thực hiện xem xét các khoản mục trên Báo cáo tài chính và xác định mức độ trọng yếu của các khoản mục, kiểm toán viên đưa ra nhận xét về một số khoản mục mà theo kiểm toán viên có chứa đựng rủi ro tiềm tàng. Với công ty A, kiểm toán viên dựa trên kết quả tìm hiểu và đánh giá hệ thống kểim soát nội bộ của khách hàng để tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát đối với các khoản mục trên Báo cáo tài chính. Kết quả như sau: Biểu 18. Bảng tóm tắt đánh giá kết quả rủi ro kiểm soát. Mục tiêu kiểm soát Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát Rủi ro thấp nhất Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao 1.Tính đầy đủ X 2. Chính xác cơ học X 3. Tính có thật X 4. Tính giá X 5. Phân loại X 6.Quyền, nghĩa vụ X 3. Lập chương trình kiểm toán. 3.1. Khái quát về lập chương trình kiểm toán tại CPA VIETNAM. Dựa vào tất cả các thông tin đã thu thập được thông qua việc thực hiện tất cả các công việc trước kiểm toán và lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, bước tiếp theo nhóm kiểm toán của CPA VIETNAM tiến hành lập chương trình kiểm toán cho cuộc kiểm toán theo thứ tự sau:  Tổng hợp các rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng.  Xác định phương pháp kiểm toán.  Xác định các thủ tục kiểm tra chi tiết.  Tổng hợp kế hoạch và phổ biến kế hoạch kiểm toán. 3.2. Tổng hợp các rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng. Công việc này giúp cho kiểm toán viên xác định được phương pháp kiểm toán và thiết kế các thủ tục kiểm toán cụ thể và thích hợp nhất nhằm đi đến kết luận chính xác nhất về các rủi ro đã ước tính. Các sai sót tiềm tàng có khả năng gây ra việc khai khống đối với các tài khoản tài sản, chi phí và việc khai báo dưới số thực tế của các tài khoản công nợ và doanh thu là:  Sai sót về tính có thật của các tài khoản phát sinh Nợ (E).  Sai sót về tính chính xác cơ học (A).  Sai sót về tính đầy đủ của số phát sinh Có (C).  Sai sót về tính giá (V).  Sai sót về quyền và nghĩa vụ (O).  Sai sót về phân loại và trình bày (P). 3.3. Xác định phương pháp kiểm toán. Việc xác định phương pháp kiểm toán cho từng sai sót tiềm tàng của từng số dư tài khoản nhằm đạt được độ tin cậy hợp lý. Mục đích để dảm bảo số liệu trên Báo cáo tài chính đang được kiểm toán sẽ không bị sai phạm trọng yếu và ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thông tin trên Báo cáo tài chính. Để xác định được phương pháp kiểm toán, nhóm kiểm toán viên phải cân nhắc xem có tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để kiểm toán hay không, sau đó sẽ lựa chọn cách thức kiểm tra và đưa ra mức độ kiểm tra chi tiết thích hợp sẽ phải tiến hành đối với mỗi sai sót tiềm tàng đang được xem xét. CPA VIETNAM thường sử dụng hai phương pháp kiểm toán chủ yếu: Thứ nhất: Thực hiện kiểm tra các bước kiểm soát nhằm giảm bớt rủi ro chi tiết, thực hiện kiểm tra chi tiết ở mức độ cơ bản thông qua các thủ tục là kiểm tra, quan sát, phỏng vấn và làm lại. Thứ hai, thực hiện kiểm tra chi tiết toàn bộ. Biểu 19. Tóm tắt kết quả đánh giá rủi ro số dư tài khoản, sai sót tiềm tàng, phương pháp kiểm toán đối với công ty A STT Khoản mục Rủi ro chi tiết Sai sót tiềm tàng Phương pháp kiểm toán 1 TGNH TGNH bị ghi tăng V, E Lấy xác nhận của ngân hàng, kiểm tra 100% chứng từ 2 Vốn bằng tiền Khả năng phản ánh sai E, A Kiểm tra tính đúng kỳ, gửi thư xác nhận 3 Các khoản phải thu Các khoản phải thu bị ghi tăng V, E, A Chọn mẫu, lấy xác nhận 4 Doanh thu Khả năng ghi tăng so với thực tế A, E Kiểm tra hệ thống doanh thu, kiểm tra hoá đơn 6 TSCĐ TSCĐ bị ghi tăng so E, V, P Kiểm tra 100% với thực tế chứng từ 3.4. Xác định các thủ tục kiểm tra chi tiết. Công việc tiếp theo trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cụ thể là nhóm kiểm toán viên tiến hành lập kế hoạch kiểm tra chi tiết cho từng số dư tài khoản cụ thể và sai sót tiềm tàng liên quan đến tài khoản đó. Kiểm toán viên sẽ thiết lập các thủ tục phân tích cơ bản hoặc các bước kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai để đưa ra sự đảm bảo hợp lý cho từng số dư tài khoản và từng sai sót tiềm tàng đối với mỗi số dư tài khoản có liên quan. Tuỳ thuộc vào các rủi ro chi tiết được phát hiện và mức độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá, kiểm toán viên có thể lập kế hoạch kiểm tra chi tiết theo một trong bốn mức độ:  Kiểm tra chi tiết ở mức độ tập trung: Công việc này được tiến hành khi kiểm toán viên xác định được rủi ro chi tiết liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng mà không dựa vào các bước kiểm soát nhằm giảm bớt rủi ro của khách hàng.  Kiểm tra chi tiết ở mức độ trung bình: Được tiến hành khi kiểm toán viên không xác định được các rủi ro chi tiết liên quan đến số dư tài khoản cũng như không xác định được các sai sót tiềm tàng và kiểm toán viên không tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.  Kiểm tra ở mức độ cơ bản: Mức độ này sẽ được tiến hành khi kiểm toán viên dựa vào các quy định kiểm soát nhằm giảm bớt rủi ro chi tiết phát hiện được.  Kiểm tra chi tiết ở mức độ đại diện: Mức độ này được áp dụng khi kiểm toán viên không xác định được các rủi ro chi tiết liên quan đến số dư tài khoản và các sai sót tiềm tàng trong năm hiện hành, kiểm toán viên cho rằng quy trình kiểm soát của khách hàng có hiệu quả. Để hỗ trợ cho các kiểm toán viên trong việc lập kế hoạch kiểm toán chi tiết, đối với mỗi tài khoản trên Báo cáo tài chính CPA VIETNAM đều có một chương trình kiểm toán mẫu trong đó bao gồm các thủ tục kiểm tra chi tiết cơ bản nhất thường được sử dụng để kiểm tra các sai sót tiềm tàng của tài khoản đó. Kiểm toán viên sẽ lựa chọn các thủ tục có sẵn trong chương trình kiểm toán mẫu đồng thời sửa đổi các thủ tục đã có hoặc tự thiết kế bổ sung thêm các thủ tục kiểm toán mà theo đánh giá của kiểm toán viên các thủ tục kiểm toán mẫu chưa bao quát hết các sai sót tiềm tàng có liên quan hoặc chưa đủ các hướng dẫn cần thiết để phục vụ cho việc kiểm tra tính trọng yếu của tài khoản này. Việc này không chỉ đòi hỏi kiểm toán viên phải có kiến thức, kinh nghiệm mà cả sự năng động sang tại trong từng cuộc kiểm toán. Biểu 20. Trích chương trình kiểm toán khoản mục tiền áp dụng cho Công ty A Chương trình kiểm toán tài khoản tiền Người lập: NKA Người soát xét: NPH 5130/1 Tài khoản Tiền CÁC SỰ KIỆN VÀ NGHIỆP VỤ BẤT THƯỜNG Các KTV trong quá trình lập kế hoạch nếu phát hiện có các sự kiện và nghiệp vụ bất thường trong công tác hạch toán kế toán của đơn vị thì cần liệt kê chúng trong bảng dưới đây: Các sự kiện và nghiệp vụ bất thường Ảnh hưởng SAI SÓT TIỀM TÀNG PHÁT HIỆN QUA CÁC NĂM Các sai sót tiềm tàng Thủ tục kiểm toán THỦ TỤC KIỂM TOÁN CHI TIẾT (Trong trường hợp không có rủi ro chi tiết được xác định). Các thủ tục dưới đây được thực hiện trong trường hợp không có rủi ro chi tiết được xác định, chúng cần được sửa đổi, bổ sung thêm nếu như theo đánh giá của kiểm toán viên rằng các thủ tục đưa ra trong chương trình chưa bao gồm hết những sai sót tiềm tàng hoặc không đủ hướng dẫn cho việc kiểm tra chi tiết tài khoản này trong trường hợp cụ thể của cuộc kiểm toán. Trong trường hợp các sai sót tiềm tàng thuộc các sai sót nêu trên, có thể tham khảo hoặc sửa đổi các thủ tục kiểm tra chi tiết gợi ý. CÁC THỦ TỤC KIỂM TOÁN TỔNG HỢP 1. KIỂM TRA, ĐỐI CHIẾU SỐ DƯ CÁC TÀI KHOẢN TGNH 2. KIỂM TRA VIỆC GHI CHÉP VÀ PHẢN ÁNH CÁC NGHIỆP VỤ TIỀN 3. KIỂM TRA HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ TIỀN TRƯỚC KỲ BÁO CÁO 4. THỰC HIỆN KIỂM KÊ TIỀN MẶT 5. KIỂM TRA CÁC TÀI KHOẢN TIỀN CÓ SỐ DƯ NGOẠI TỆ TRỌNG YẾU 6. KIỂM TRA CÁC TÀI KHOẢN TIỀN CÓ NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN TỚI BÊN THỨ BA Thủ tục kiểm toán chi tiết Người thực hiện Tham chiếu 1 KIỂM TRA, ĐỐI CHIẾU SỐ DƯ TGNH A. Chọn một số tài khoản TGNH phản ánh các khoản tiền đặt cọc với ngân hang, tổ chức tài chính, bao gồm cả các tài khoản giao dịch. Lập bảng đối chiếu phát sinh với sổ cái. Hoa B. KTV hoặc khách hang lập thư xác nhận số dư TGNH đối với các tài khoản được chọn ở trên, sau đó thực hiện các bước sau: 1. Gửi thư xác nhận dưới sự kiểm soát của KTV Luyến 2. Gửi lại lần hai nếu không nhận được hồi đáp. Có thể đề nghị khách hàng theo dõi và nhận hộ. 3. So sánh số dư được ngân hang xác nhận với số dư trên sổ sách thông qua Bảng đối chiếu số dư TGNH Luyến C. Đối với các khoản TGNH được đối chiếu ở mục A, thực hiện những công việc sau: 1. Lựa chọn một số nghiệp vụ trong bảng đối chiếu và kiểm tra các chứng từ, thủ tục có liên quan như: các chứng từ thu chi, báo cáo số dư tiền gửi hoặc các bằng chứng có liên quan khác để chắc chắn rằng các nghiệp vụ được ghi chép đầy đủ, đúng kỳ. Hoa 2. Chọn một số nghiệp vụ từ báo cáo số dư tiền gửi phản ánh các nghiệp vụ thu chi TGNH và kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán cũng như các chứng từ có liên quan. Hoa D. Đối với các nghiệp vụ không được kiểm tra theo các bước từ A đến C, lựa chọn một số nghiệp vụ thu chi và đối chiếu với sổ cái, kiểm tra các chứng từ có liên quan. E. Đánh giá kết quả kiểm tra. 2 KIỂM TRA VIỆC GHI CHÉP VÀ PHẢN ÁNH CÁC NGHIỆP VỤ TIỀN Hoa Xác định xem các nghiệp vụ tiền có được ghi chép, phân loại và phản ánh hợp lý như: các khoản rút qua số dư, gửi tiền, đặt cọc, lãi tiền gửi… 3 KIỂM TRA HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ TIỀN TRƯỚC KỲ BÁO CÁO Luyến Thực hiện các bước phân tích để kiểm tra số dư các tài khoản tiền như sau: 1. Xem xét và sử dụng số liệu sau để xác định số ước tính đối với các tài khoản tiền tại ngày báo cáo: những thay đổi trên BCĐKT do ảnh hưởng của tài khoản tiền. 2. Sử dụng số ước tính chênh lệch có thể chấp nhận được để xác định số chênh lệch lớn giữa số ước tính và số ghi chép tại thời điểm lập báo cáo. 3. So sánh số ước tính và số dư phản ánh tại thời điểm lập báo cáo nếu số chênh lệch lớn hơn nhiều so với số chênh lệch có thể chấp nhận được thì cần phải thu thập thêm các bằng chứng hợp lý đối với những chênh lệch đó. (VD: kiểm tra chứng từ có liên quan) 4. Đánh gia kết quả kiểm tra. 4 THỰC HIỆN KIỂM KÊ TIÊN MĂT Quốc A. Xác định các tài khoản tiền mặt và tham gia kiểm kế thực tế cùng với thủ quỹ và kế toán của khách hàng. Thực hiện kiểm kê theo từng loại tiền tệ riêng. B. Nếu quỹ tiền mặt bao gồm cả những chứng từ có giá như ngân phiếu, trái phiếu… thì phải kiểm kế chi tiết để xác định giá trị hợp lý. Xem xét các chứng từ có liên quan. C. KTV xác định số phiếu thu và phiếu chi cuối cùng tại thời điểm kiểm kê. D. Đánh giá kết quả của việc kiểm tra 5 KIỂM TRA CÁC TÀI KHOẢN TIỀN CÓ SỐ DƯ NGOẠI TỆ TRỌNG YẾU A. Xem xét việc áp dụng tỷ giá chuyển đổi sang đồng tiền hạch toán tại thời điểm báo cáo đối với các tài khoản tiền ngoại tệ. Đối chiếu với sổ cái, kiểm tra việc tính toán và hạch toán chênh lệch tỷ giá. B. Xem xét việc kiểm soát áp dụng tỷ giá chuyển đổi với các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ. Kiểm tra việc ghi chép và hạch toán các nghiệp vụ đó trong kỳ. 6 KIỂM TRA CÁC TÀI KHOẢN TIỀN CÓ NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN TỚI BÊN THỨ 3 Quốc A. Nếu có thể, xem xét và yêu cầu khách hàng đưa ra các bằng chứng đối với các nghiệp vụ phát sinh với bên thứ 3. Lập bảng kê các nghiệp vụ phát sinh có liên quan và đối chiếu với sổ cái Bảng CĐSPS. B. Kiểm tra các chứng từ có liên quan để chứng minh việc ghi chép các nghiệp vụ đó C. Xem xét việc gửi thư xác nhận đối với các số dư trọng yếu với bên thứ 3 7 Thực hiện thủ tục kết thúc A. Chọn 5 phiếu thu – chi tại thời điểm trước và sau 31/12/2006 xem xét vấn đề hạch toán vào chi phí của năm 2005 và 2006. 3.5. Tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán. Sau khi thực hiện tất cả công việc trên, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành công việc cuối cùng của giai đoạn lập kế hoạch đó là tổng hợp kế hoạch kiểm toán. Bảng tổng hợp kế hoạch kiểm toán thường bao gồm các nội dung chủ yếu sau:  Những thông tin về hoạt động của khách hàng: Tên, trụ sở chính… chế độ tài chính kế toán, tình hình hoạt động kinh doanh, những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng ảnh hưởng đến quá trình kiểm toán…  Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ trên hai mặt thiết kế và hoạt động.  Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu.  Phương pháp kiểm toán đối với các khoản mục: Kiểm tra chọn mẫu, kiểm tra các khoản mục chủ yếu, kiểm tra toàn bộ.  Nội dung, lịch trình, phạm vi các thủ tục kiểm toán.  Sự phối hợp, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra việc thực hiện triển khai kế hoạch kiểm toán. Bảng tổng hợp này sẽ được lưu vào hồ sơ kiểm toán, được phổ biến tới các thành viên trong nhóm kiểm toán để mỗi thành viên đều nắm vững kế hoạch kiểm toán góp phần thực hiện kiểm toán có chất lượng và hiệu quả. Biểu 21. Bảng tổng kết kế hoạch kiểm toán tổng hợp và phân công công việc Khách hàng: Công ty A Người lập: Ngày: Năm tài chính: 2006 Người soát xét: Ngày: I. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ KỸ THUẬT 1. Những thông tin chung về khách hàng: Tên công ty: Công ty A Trụ sở chính: Tỉnh H Điện thoại: Quyết định thành lập: Ngành nghề hoạt động: Số vốn đầu tư: Thời gian hoạt động: Ban Giám đốc: Tóm tắt các quy chế kiểm soát nội bộ: 2. Đánh giá trọng yếu và rủi ro: Căn cứ kết quả phân tích soát xét sơ bộ Báo cáo tài chính và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của các khách hàng để xem xét mức độ ảnh hưởng tới việc lập Báo cáo tài chính trên các góc độ: - Hệ thống kế toán đang áp dụng: chế độ kế toán cũ - Đội ngũ nhân viên kế toán yếu. - Yêu cầu về báo cáo: Bình thường - Thay đổi nhà cung cấp: Không Rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng tới các khoản mục sau: TSCĐ, Công nợ phải trả, phải thu. Phương pháp kiểm toán đối với các khoản mục: Kiểm tra chọn mẫu, kiểm tra các khoản mục chủ yếu, kiểm tra chứng từ. II. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HẬU CẦN 1. Thời gian thực hiện kiểm toán. - Kiểm toán tại khách hàng. - Tổng hợp, lập Báo cáo kiểm toán. - Gửi dự thảo Báo cáo kiểm toán đã đượ kiểm toán. - Thảo luận. - Phát hành Báo cáo chính thức. 2. Nhóm kiểm toán. 3. Phân công nhiệm vụ của nhóm kiểm toán. 4. Chi phí kiểm toán và phương tiện làm việc KẾ HOẠCH VÀ NỘI DUNG KIỂM TOÁN BCTC NĂM 2006 CỦA CÔNG TYA I. Những thông tin chung về khách hàng. II. Kế hoạch kiểm toán và nội dung kiểm toán. III. Nhóm kiểm toán và phân công công việc. 1. Nhóm kiểm toán 1. Vũ Ngọc Án Giám đốc 2. Bà Đoàn Thị An Chủ nhiệm kiểm toán 3. Bà Lê Thị Luyến Phó chủ nhiệm kiểm toán 4. Ông Nguyễn Vương Quốc Kiểm toán viên 5. Ông Lê Văn Dũng Kiểm toán viên 6. Bà Nguyễn Mai Hoa Trợ lý kiểm toán 2. Phân công công việc. Phê duyệt Người lập Giám đốc Kiểm toán viên Vũ Ngọc Án Đoàn Thị An Công việc Thực hiện 2.1. Kiểm soát chung - Soát xét file kiểm toán - Soát xét Báo cáo kiểm toán. - … - Lập Báo cáo kiểm toán An Án Luyến 2.2. Phụ trách thực hiện kiểm toán - Lập kế hoạch kiểm toán - Tìm hiểu và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh. - Tổng hợp file kiểm toán và kết quả kiểm toán. - Lập Báo cáo kiểm toán. - … - Thảo luận và thống nhất với khách hàng về các vấn đề trên. Luyến Quốc An An 2.3. Kế hoạch kiểm toán các phần hành chi tiết. - Kiểm tra tài khoản tiền - Kiểm tra tài khoản doanh thu, thuế GTGT - Kiểm tra tài khoản công nợ - … Hoa Quốc Luyến Phần III MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬPKẾ HOẠCH KIỂM TOÁN DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM THỰC HIỆN 1. Nhận xét chung về công tác lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính do CPA VIETNAM thực hiện. 1.1. Công tác lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo Tài chính tuân thủ đúng chuẩn mực kiểm toán. Nói chung thực tế công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại CPA VIETNAM đã tuân thủ các quy định chung của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quốc tế. CPA VIETNAM đã áp dụng Chuẩn mực kiểm toán một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của khách hàng, quy mô của cuộc kiểm toán nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán đến mức có thể chấp nhận được. Mục đích chính của công tác lập kế hoạch kiểm toán là giới hạn được rủi ro để thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp và hiệu quả nhất. Công ty đặc biệt coi trọng công tác này và tách ra thành một quy trình riêng trong hệ thống quy trình thực hiện một cuộc kiểm toán. Quy trình lập kế hoạch kiểm toán được thực hiện bài bản, theo đúng Chuẩn mực kiểm toán ngay từ khâu đầu tiên của quy trình. Chương trình kiểm toán của Công ty cũng được xây dựng thành một chương trình kiểm toán mẫu, có thể áp dụng cho mọi chủ thể kiểm toán. Chương trình kiểm toán tuân thủ theo đúng Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300: Trong chương trình kiểm toán luôn đảm bảo nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết. Công tác xây dựng chương trình kiểm toán tại Công ty được dựa trên kết quả của việc đánh giá về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát cũng như mức độ đảm bảo phải đạt được thông qua các thử nghiệm cơ bản. Dựa trên cơ sở đó, kiểm toán viên tại CPA VIETNAM luôn xem xét đến các khía cạnh trọng yếu khi tiến hành thiết kế một chương trình kiểm toán phù hợp cho khách hàng. 1.2. Những khó khăn và thuận lợi trong thực tiễn lập kế hoạch kiểm toán tại CPA VIETNAM 1.2.1. Thuận lợi Công ty có nguồn nội lực dồi dào, một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản từ lý thuyết đến thực tế luôn sẵn sàng đáp ứng đủ nhu cầu về chất lượng cho mọi cuộc kiểm toán. Thực tế, CPA VIETNAM được nhiều khách hàng biết đến và tin tưởng. Môi trường hoạt động của công ty cũng là nét đặc trưng và cũng là thế mạnh của công ty. Với một môi trường làm việc chuyên nghiệp, có thể phát huy tối đa tính năng động của kiểm toán viên. Điều này hết sức quan trọng đối với một kiểm toán viên. Ngay từ giai đoạn chuẩn bị lập kế hoạch, kiểm toán viên đã phải chủ động tìm hiểu thông tin về khách hàng qua các phương tiện thông tin khác nhau. Thuận lợi tiếp nữa là từ phía khách hàng, phần lớn đều là khách hàng thường niên. Điều này chứng tỏ khách hàng luôn tin tưởng vào chất lượng của dịch vụ kiểm toán mà công ty cung cấp. 1.2.2. Khó khăn. Công ty có một đội ngũ kiểm toán viên năng động, có trình độ nhưng mặt bằng trình độ đó không đồng đều. Hàng năm công ty có tuyển thêm một số lượng nhân viên khá lớn, các nhân viên mới chưa có nhiều kinh nghiệm về thực tế. Vì vậy, CPA VIETNAM phải mất khá nhiều thời gian, kinh phí để đào tạo đội ngũ nhận viên mới. Từ phía khách hàng, đối với những khách thể kiểm toán mới, CPA VIETNAM chưa có hiểu biết nhiều về họ, thậm chí có một số khách hàng còn gây khó dễ trong quá trình kiểm toán viên tiến hành kiểm toán tại đơn vị. Do đối tượng khách hàng của công ty rất đa dạng nên việc làm quen với khách hàng của mỗi nhóm kiểm toán khi thực tế ở khách hàng cũng gặp nhiều khó khăn. Từ phía chế độ , chính sách của nhà nước: Kiểm toán còn là một ngành khá mới mẻ tại Việt Nam nên vẫn đang trong quá trình hoàn thiện khung pháp lý. Do đó sẽ gây khó khăn cho tất cả các công ty kiểm toán đang hoạt động trên thị trường Việt Nam. Đây là xu thế chung cho sự phát triển một ngành nghề mới nên các công ty kiểm toán phải chủ động khắc phục, tuân thủ và ủng hộ các chính sách mới, hợp lý để hình thành một thị trường kiểm toán độc lập, chuyên nghiệp tại Việt Nam. 2. Ưu điểm và tồn tại trong công tác lập kế hoạch kiểm toán tại CPA VIETNAM 2.1. Ưu điểm Về cách thức tổ chức công việc: Công tác tổ chức công việc trong quy trình lập kế hoạch kiểm toán được thực hiện rất khoa học, tạo điều kiện thuận lợi để chủ nhiệm kiểm toán theo dõi và đánh giá chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán. Về nội dung: Các phần công việc được lập tương đối chi tiết và đầy đủ. Người không trực tiếp tham gia kiểm toán tại khách hàng khi nghiên cứu hồ sơ cũng có thể nắm bắt được những thông tin tương đối khái quát về khách thể kiểm toán và quy mô của cuộc kiểm toán. Về cách thức thực hiện: Do được tổ chức khoa học nên thực hiện rất nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán mà vẫn đảm bảo hiệu quả của công tác lập kế hoạch kiểm toán. 2.2. Tồn tại Về nội dung: Hầu hết các nội dung công việc được lập thành một mẫu sẵn để kiểm toán viên tìm hiểu, điều này gây khó khăn cho kiểm toán viên nếu gặp một khách hàng mà mẫu cho sẵn không có đầy đủ các mục thông tin về khách hàng đó. Điều này có thể xảy ra vì loại hình khách hàng được công ty cung cấp dịch vụ rất đa dạng. Về cách thức thực hiên: Việc tìm hiểu những thông tin về khách hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng khác nhau sẽ gây khó khăn cho kiểm toán viên nếu thông tin không được công bố rộng rãi. Kiểm toán viên dễ mất thế chủ động khi tiến hành tìm hiểu về khách hàng. Trong các bảng tham chiếu có khá nhiều mục không được kiểm toán viên tiến hành đầy đủ hoặc có mà không để lại dấu phê duyệt. Điều này gây khó khăn cho việc theo dõi quá trình cuộc kiểm toán. 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại CPA VIETNAM. 3.1. Hoàn thiện hồ sơ kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 “Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải lập hồ sơ kiểm toán đầy đủ và chi tiết sao cho kiểm toán viên khác hoặc người có trách nhiệm kiểm tra đọc sẽ hiểu được toàn bộ về cuộc kiểm toán. Trên thực tế, trong hồ sơ kiểm toán năm của khách hàng, kiểm toán viên thực hiện còn tồn tại nhiều thiếu sót: Kiểm toán viên không thực hiện đầy đủ các nội dung trên giấy tờ làm việc của mình hoặc có nhưng không để lại dấu phê duyệt đã thực hiện. Ban Giám đốc cần nhắc nhở kiểm toán viên, kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ sau mỗi cuộc kiểm toán, quy định rõ trách nhiệm của thành viên nhóm kiểm toán về việc hoàn thiện hồ sơ kiểm toán của nhóm mình trong cuộc kiểm toán. 3.2. Tăng cường sử dụng các thông tin phi tài chính. Sử dụng các thủ tục phân tích là bước thứ tư trong trình tự lập kế hoạch kiểm toán. Các thủ tục phân tích có vai trò rất quan trọng đối với toàn bộ cuộc kiểm toán. Do vậy, hầu như tất cả các cuộc kiểm toán đều áp dụng thủ tục phân tích. Đối với một số mục tiêu kiểm toán cụ thể hoặc các tài khoản có số dư nhỏ, ít biến động chỉ cần sử dụng các thủ tục phân tích thôi cũng có thể thu thập đủ bằng chứng kiểm toán. Tuy nhiên, đối với đa số các khoản mục còn lại cần áp dụng thủ tục phân tích tổng hợp với các trắc nghiệm trực tiếp số dư và trắc nghiệm công việc để đạt hiệu quả tối đa. Vai trò của việc áp dụng các thủ tục phân tích là giúp kiểm toán viên hiểu được công việc kinh doanh của khách hàng; bước đầu nhận diện được sự hiện diện của các sai số trên Báo cáo tài chính; giảm bớt các cuộc trắc nghiệm trực tiếp số dư. Có hai loại thủ tục phân tích đó là phân tích ngang và phân tích dọc. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính, các kiểm toán viên cần sử dụng các thủ tục phân tích ngang kết hợp với phân tích chéo. Tại CPA VIETNAM các kiểm toán viên chủ yếu sử dụng thủ tục phân tích dọc để phân tích các thông tin tài chính. Tuy nhiên, để nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của một khách hàng không phải chỉ sử dụng các thông tin tài chính trong các bảng khai tài chính là đủ. Đôi khi, những thông tin tài chính không thể biểu hiện được đầy đủ và chính xác tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Thậm chí, nếu chỉ dựa hoàn toàn vào các thông tin tài chính có thể dẫn đến những sai lầm. Bởi vậy, xu hướng của kiểm toán ngày nay là tăng cường sử dụng các thông tin phi tài chính trong kiểm toán Báo cáo tài chính nhằm đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán. Những phân tích của CPA VIETNAM đối với các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính chủ yếu mới dừng lại ở việc phân tích các tỷ suất tài chính. Chúng ta nên mở rộng ra các thông tin tài chính và phi tài chính trong ngành liên quan. Ví dụ: trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán cho Công ty X, các kiểm toán viên của CPA chỉ thực hiện phân tích dựa trên các tỷ suất với các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh mà không thực hiện phân tích ngang. Khi tiến hành phân tích ngang để so sánh với ngành, các kiểm toán viên thu sẽ được những chỉ tiêu về hang tồn kho như sau: Chỉ tiêu Công ty X Ngành Hệ số quay vòng hàng tồn kho 2005 2006 2005 2006 6.03 7.43 5.79 7.83 Nếu nhìn vào hai tỷ lệ qua hai năm của Công ty X thì tình hình có vẻ ổn định. Khi tiến hành so sánh với ngành tình hình của công ty lại xấu đi. Vào năm 2005 công ty thực hiện khá tốt, hơn cả ngành. Đến năm 2006 công ty không còn đạt được mức chung của ngành nữa. Qua đó, các kiểm toán viên có thể phán đoán nguyên nhân của sự đi xuống này có thể do công ty bị mất một phần thị trường, phát sinh các chi phí bất thường … Lợi ích quan trọng nhất khi tiến hành so sánh với ngành là giúp kiểm toán viên hiểu được rõ hơn tình hình kinh doanh của khách hàng, nhận biết những dấu hiệu của khả năng thất bại về tài chính, đánh giá cấu trúc tài chính và khả năng thanh toán của khách hàng. Vì vậy, trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên cần tích cực mở rộng các thủ tục phân tích đối với các thông tin tài chính và phi tài chính đặc trưng liên quan đến lĩnh vực mà khách hàng hoạt động. CPA VIETNAM cần thu thập và xây dựng một hệ thống thông tin tài chính quan trọng cho từng ngành cụ thể. Để thực hiện được điều này, CPA VIETNAM cần tăng cường đào tạo đội ngũ nhân viên. Công ty nên xây chiến lược đào tạo nhân viên, nhất là những người có khả năng lập kế hoạch kiểm toán (chủ nhiệm kiểm toán, kiểm toán viên cao cấp…) 3.3. Bổ sung trình tự kiểm toán đối với các hoạt động đặc thù. Trong tương lai, số lượng và loại hình khách hàng có nhu cầu kiểm toán sẽ rất lớn và đa dạng. Do đó để thu hút khách hàng, các Công ty kiểm toán nên xây dựng trình tự lập kế hoạch kiểm toán chuyên sâu hơn cho từng ngành cụ thể. Bên cạnh đó, đội ngũ các công ty kiểm toán cũng gia tăng, sự cạnh tranh trong thị trường kiểm toán độc lập ngày càng gay gắt. Vì thế, chương trình kiểm toán ưu việt hơn hẳn sẽ là một lợi thế cạnh tranh. Để trợ giúp cho các kiểm toán viên trong việc lựa chọn các thủ tục kiểm toán, trong lập kế hoạch kiểm toán chi tiết đối với từng khoản mục trên Báo cáo tài chính, CPA VIETNAM đã thiết kế chương trình kiểm toán mẫu trong đó bao gồm các thủ tục kiểm tra chi tiết cơ bản nhất thường được sử dụng để kiểm tra các sai sót tiềm tàng đối với từng khoản mục trên Báo cáo tài chính. Tuy vậy, có sự khác nhau cơ bản giữa các loại hình doanh nghiệp. Để giúp cho cuộc kiểm toán được tiến hành một cách thống nhất đối với mỗi loại hình doanh nghiệp, Công ty cần thiết lập một số chương trình kiểm toán cụ thể áp dụng cho những khách hàng đặc thù. Điều đó sẽ giúp giảm bớt chi phí do tiết kiệm được thời gian thực hiện những thử nghiệm không cần thiết, tăng tính cạnh tranh với các công ty khác. Giải pháp hoàn thiện này đòi hỏi phải có thời gian để chuẩn bị và thực hiện. Có thể phân chia thành các công việc chính sau: Thứ nhất: Trong quá trình làm việc, các chủ nhiệm kiểm toán và kiểm toán viên cao cấp từng bước tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm về từng lĩnh vực kiểm toán cụ thể từ đó đưa ra những đề xuất xây dựng chương trình kiểm toán phù hợp. Thứ hai: Song song với quá trình xây chương trình kiểm toán cho từng lĩnh vực cụ thể là việc đào tạo nhân viên để thử nghiệm các chương trình kiểm toán này cho từng đối tượng khách hàng được chọn lựa. Thứ ba: Hoàn thiện chương trình kiểm toán và áp dụng nhuần nhuyễn trong từng Công ty. 3.4. Phương pháp đánh giá rủi ro kiểm soát Đối với những khách hàng thường niên, nếu trong năm tài chính mà không có sự thay đổi đáng kể trong Ban lãnh đạo thì thông thường hệ thống kiểm soát nội bộ được các kiểm toán viên của CPA VIETNAM đánh giá cao. Đối với khách hàng tiềm năng, do chưa có kinh nghiệm và năm rõ về hẹ thống kiểm soát nội bộ của họ nên các kiểm toán viên thường đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ có độ tin cậy thấp. Việc đánh giá như thế là chưa thoả đáng. Khách hàng thường niên đã được kiểm toán viên đưa ra và tư vấn những mặt hạn chế trong hệ thống kiểm soát nội bộ. Họ cần có thời gian, cân nhắc về hiệu quả thu được và chi phí bỏ ra để điều chỉnh theo tư vấn của kiểm toán viên. Do đó, những ý kiến mà kiểm toán viên đưa ra dựa vào một hệ thống kiểm soát nội bộ đang được điều chỉnh sẽ ít giá trị. Với những khách hàng mới, nếu các kiểm toán viên cho rằng hệ thống kiểm soát nội bộ có độ tin cậy thấp, họ sẽ tăng cường các thủ tục kiểm tra chi tiết, dẫn đến việc tốn nhiều thời gian và chi phí. Như vậy, trong phương pháp xác định rủi ro kiểm soát của Công ty khách hàng yêu cầu kiểm toán viên phải tập trung vào những hạn chế, yếu kém của hệ thống mà kiểm toán viên đã xác định được (với khách hàng cũ). Đối với khách hàng tiềm năng, phải đánh giá mức độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên các thông tin thu thập được, tuân thủ nguyên tắc thận trọng trong qua trình soát xét. KẾT LUẬN Trong điều kiện Việt Nam đã ra nhập WTO, hoạt động kiểm toán ngày càng khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động kiểm toán không chỉ đem lại cho những người sử dụng thông tin tài chính sự tin cậy mà còn giúp cho doanh nghiệp khắc phục những thiếu sót trong công tác quản lý tài chính cũng như trong việc chấp hành luật lệ kinh tế tài chính, góp phần lành mạnh hoá môi trường tài chính. Việc lập kế hoạch kiểm toán một cách khoa học và hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng của cuộc kiểm toán, giảm bớt rủi ro kiểm toán. Với việc không ngừng tự hoàn thiện trong công tác lập kế hoạch kiểm toán nói riêng và các dịch vụ cung cấp nói chung, CPA VIETNAM luôn khẳng định uy tín nghề nghiệp của mình, tạo sự tin cậy đối với khách hàng. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam đã giúp em hiểu sâu hơn thực tế, bổ sung vốn lý luận em đã được học trong nhà trường. Do hạn chế về thời gian, kiến thức, trình độ chuyên môn nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn Thạc sỹ Phan Trung Kiên, Ban lãnh đạo Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam cùng các anh chị kiểm toán viên đã giúp đỡ em hoàn thiện Báo cáo này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kiểm toán Tài chính, NXB Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. 2. Tạp chí kiểm toán số 2 năm 2006. 3. Tạp chí kiểm toán số 3 năm 2006. 4. Giáo trình Kiểm toán, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Luận văn Tốt nghiệp K43. 6. Luận văn Tốt nghiệp K44. 7. Chuẩn mực Kiểm toán Số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán, Quyết định Số 143/2001/QĐ – BTC, ngày 24/12/2001. 8. Chuẩn mực Kiểm toán Số 400 – Đánh giá rủi ro kiểm soát, Quyết định Số 143/2001/QĐ – BTC, ngày 24/12/2001. 9. Chuẩn mực Kiểm toán Số 210 - Hợp đồng kiểm toán, Quyết định số 143/2001/QĐ –BTC, ngày 24/12/2001. 10. Các FILE kiểm toán của CPA VIETNAM. 11. Trang web Kiểm toán Nhà nước: www.kiemtoannn.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf127_3087.pdf
Luận văn liên quan