Sau sáu năm thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu xăng dầu của Bộ Quốc phòng và Tổng cục Hậu Cần, Công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ nhập khẩu vượt mức quota do Bộ thương mại cấp và cung ứng toàn bộ nhu cầu xăng dầu cho toàn quân và mở rộng thị trường phục vụ nhu cầu cả nước. Tuy nhiên do tiềm lực của Công ty vẫn còn hạn chế ở nhiều mặt nên thị phần nhập khẩu xăng dầu của Công ty chỉ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn. Nhất là trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới, với cam kết mở cửa thị trường xăng dầu vào năm 2009, Công ty sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức trước xâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài.
92 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 3805 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quản trị nhập khẩu xăng dầu của Tổng Tổng công ty xăng dầu Quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình lên ban giám đốc tổng công ty và các phòng ban liên quan.
b. Thanh toán tiền hàng
Công ty áp dụng phương thức giá cả: giá MOPS (hay còn gọi là giá Platt Singapore) + premium (cước phí vận tải) xxx USD/thùng. Phương thức thanh toán trong các hợp đồng nhập khẩu của Công ty là thanh toán bằng thư tín dụng không huỷ ngang 30 ngày kể từ ngày nhận được vận đơn.
Kể từ khi thanh toán đơn hàng, các phòng ban liên quan đặc biệt là phòng xuất nhập khẩu phải chịu trách nhiêm theo dõi tình hình đơn hàng đã thanh toán để tiến hành các thủ tục nhập hàng và giao hàng tại các kho của Tổng công ty:
+ Phương thức giao nhận của đơn hàng: FOB; CIF; EX...
+ Thời gian giao hàng bên cảng của nhà cung cấp
+ Khối lượng nhà cung cấp giao thực tế so với hợp đồng
+ Lịch trình tàu hàng về từ nhà cung cấp đến Việt Nam
+ Thời gian dự kiến tàu về Việt Nam
c. Giao nhận hàng
Để đảm bảo phối hợp giữa các phòng của Công ty và bên đối tác dưới sự chỉ đạo thống nhất của Ban Giám đốc Công ty trong việc giao nhận hàng, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu phải tuân theo những quy định sau:
Chậm nhất 5 ngày trước khi tàu đến cảng, phòng nhập khẩu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ chứng từ giao nhận hàng cho bên đối tác để làm thủ tục nhận hàng.
Khi nhận được chứng từ giao hàng, phòng KDXNK phải kiểm tra lại ngay để phát hiện những thiếu sót cần phải sửa đổi, bổ sung để kịp thời hoàn tất.
Phòng KDXNK có nhiệm vụ thông báo cho hệ thống đại lý và Chi nhánh ngày chính thức giao hàng.
Chậm nhất 3 ngày Chi nhánh phải gửi về Công ty biên bản, hồ sơ giao nhận hàng để các phòng của Công ty thực hiện các khâu tiếp theo.
d. Đối việc giao nhận tại kho và các đại lý của hàng
Cửa hàng bán lẻ xăng, dầu, đại lý bán lẻ xăng, dầu phải niêm yết giá bán các loại xăng, dầu theo đúng hợp đồng đại lý và bán đúng giá niêm yết. Tổng công ty có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các quy định nêu trên và các cam kết được thoả thuận trong hợp đồng đại lý với các đại lý của mình.
Giao hàng theo đúng số lượng và chất lượng cho các đại lý, điểm bán lẻ xăng theo đúng cam kế đã ký trong hợp đồng. Giám sát quá trình giao hàng, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong giao nhận hàng hóa, đảm bảo thời gian giao nhận từ kho của Tổng công ty đến các đại lý không quá 3 ngày.
Luôn đảm bảo chế độ ghi chép giao nhận hóa đơn chứng từ đầy đủ chữ ký xác nhận và dấu công ty. Các cửa hàng đại lý bán lẻ trực thuộc Tổng công ty phải thực hiện chế độ ghi chép sổ sách chứng từ trong tất cả các khâu của quá trình lưu thông xăng, dầu theo Quy định của Bộ Tài chính và trình báo cáo theo tuần lên các phòng ban trực thuộc có nhiệm vụ quản lý của Tổng công ty.
2.3 Đánh giá thực trạng nhập khẩu xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Quân đội
2.3.1 Những thành tựu
Sau những nỗ lực đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh nhập khẩu, đặc biệt từ năm 2010 đến 2015, Tổng công ty xăng dầu Quân đội đã có bước tiến dài, vững chắc toàn diện các mặt: nhập khẩu xăng dầu và cung ứng cho toàn quân, xây dựng kho trạm xăng dầu có dung tích lớn, đồng thời mở rộng sản xuất kinh doanh theo hướng “tròn khâu” từ sản xuất - nhập khẩu – cung ứng cho tới tận nơi tiêu dùng, tạo thêm việc làm, phát triển lực lượng và ngành nghề mới như vận tải xăng dầu. Cùng với sự hỗ trợ của trên và phát huy nội lực, trong những năm qua công ty đã đầu tư nhiều tỷ đồng cho hệ thống nhà xưởng; hệ thống trạm xăng bán lẻ; mua sắm trang thiết bị mới công ngệ tiên tiến như: đội xe vận chuyển xăng dầu, đóng xe xi- técĐây là những điều kiện quan trọng để công ty hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nhập khẩu xăng dầu bảo đảm cho quốc phòng và kinh tế trong thời gian tới.
a. Chỉ số định lượng
Doanh thu nhập khẩu xăng dầu: Nhập khẩu xăng dầu trong những năm gần đây Công ty gặp rất nhiều khó khăn, giá xăng dầu thế giới biến động tăng từng ngày, kho đầu nguồn Công ty vẫn phải đi thuê song lãnh đạo Chỉ huy Công ty quyết tâm cao, chỉ đạo cơ quan thường xuyên nắm bắt, phân tích thông tin về giá cả xăng dầu thế giới và khu vực để ra quyết định nhập khẩu vào thời điểm có hiệu quả nhất. Công ty đã tích cực chủ động tìm kiếm các đối tác phân phối để lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín và đã mở rộng thị trường nhập khẩu. Giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng và tổ chức thực hiện hợp đồng ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn. Qua các năm Công ty luôn hoàn thành vượt chỉ tiêu hạn ngạch Bộ Thương mại giao về sản lượng và doanh thu thể hiện qua số liệu bảng 2.6 dưới đây:
Bảng 2.6: DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM
Doanh thu
Đơn vị
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Giá trị doanh thu Thương mại
tỷ đồng
8.092
12.406
13.475
- Phục vụ Quốc phòng
- Phục vụ Kinh tế
tỷ đồng
2.062
6.040
2.806
10.400
3.075
10.000
(Nguồn: phòng kế toán)
Giá trị doanh thu bán lẻ: Không ngừng tăng cao qua 3 năm 2013 -2015 luông bảo đảm cung ứng xăng dầu cho Quốc phòng, Công ty thực hiện tốt theo kế hoạch thường xuyên cũng như đột xuất của Cục chuyên ngành, hàng phân cấp của các đơn vị Quân đội, đúng chất lượng và chủng loại, giao nhận đúng thời gian quy định. Công ty được Cục chuyên ngành và các đơn vị nhận hàng đánh giá cao.
Cùng với thực hiện nhiệm vụ bảo đảm cho Quốc phòng, Công ty chú trọng tích cực duy trì củng cố mạng lưới khách hàng truyền thống, chú trọng công tác mở rộng mạng lưới kinh doanh xăng dầu có chọn lọc về hệ thống đại lý xăng dầu ở Miền Bắc – Trung – Nam; nâng cao sức cạnh tranh của mình để giành nhiều thuận lợi hơn trên thị trường trong nước; đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ và khống chế được mức dư nợ tiền hàng.
Trong công tác bán lẻ xăng dầu, các trạm xăng dầu trực thuộc Công ty thực hiện theo mô hình tổ chức biên chế được cấp trên phê duyệt, hoạt động theo quy chế khoán chi phí, doanh số bán hàng tăng, có lãi, bảo đảm thu nhập ổn cho người lao động. Chất lượng hàng hoá bán ra bảo đảm chất lượng, số lượng; thực hiện tốt Quy chế kinh doanh xăng dầu của Bộ Thương mại. Giá trị doanh thu bán lẻ xăng dầu tăng qua các năm.
- Năm 2013: 1340 tỷ đồng đạt 102% KH
- Năm 2014: 2322 tỷ đồng đạt 110% KH
- Năm 2015: 1810 tỷ đồng đạt 107% KH
c. Nguồn vốn
Về vốn để nhập khẩu xăng dầu: hết năm 2013, nguồn vốncủa Công ty 18 tỷ, so với yêu cầu vốn nhập khẩu một chuyến hàng ít nhất cũng phải hơn 40 tỷ đồng. Với quy chế của Chính phủ quy định thì số vốn trên là quá nhỏ bé, để thuyết phục các Ngân hàng lớn (Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội, Ngân hàng công thương Việt Nam) bằng hình thức “tín chấp” để mở L/C, năm 2013 một hợp đồng phải cần tới 25 triệu USD xấp xỉ bằng 400 tỷ cho một hợp đồng. Trước tình hình đó Công ty không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, cơ sở vật chất và khả năng tài chính của Công ty ngày càng vững mạnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh và nhập khẩu xăng dầu.
Năm 2014, tổng nguồn vốn của Công ty lên tới: 7.804 tỷ; năm 2015 là gần 6.471 tỷ.
Về kho tàng bến bãi: đã lựa chọn những đơn vị có kho đầu nguồn để hợp tác như: kho VK 102 Quân khu 7 phía Nam; ở phía Bắc kho K99 Cục Xăng dầu, khu vực Hải Phòng có kho khu vực 3 Petro VN, kho PDC Tổng Công ty dầu khí Việt Nam; khu vực miền Trung kho 182 Cục Xăng dầu. Tuy Công ty chưa có kho nào thuộc sở hữu, nhưng đã có hệ thống kho ở cả ba miền, là do các đối tác tin tưởng nên kho đầu nguồn ổn định góp phần quan trọng vào thực hiện tốt nhiệm vụ nhập khẩu xăng dầu bảo đảm cho nhiệm vụ Quốc phòng và kinh tế. Hiện nay Công ty tiếp tục thực hiện thi công xây công xây lắp các công trình kho, bể cố định để kho cảng không còn là trở ngại lớn cho công tác nhập khẩu.
Chỉ số định tính
Trong nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, từ buổi ban đầu cho đến nay, Tổng công ty xăng dầu Quân đội đã có những bước đi vững chắc, thích hợp, phát triển không bị tụt hậu. Hàng trăm máy móc thiết bị như máy tiện, máy phay, máy bào, máy xạc, máy đánh bóng, máy ép trục vít, máy dập, máy hàn Ngoài sự đầu tư trên, hàng năm Công ty đã biết chọn hướng ưu tiên để đầu tư cho sản xuất, dành kinh phí để mua sắm thiết bị chuyên dùng kỹ thuật cao, nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ sản xuất về kinh doanh.
Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, Công ty đã phát triển theo hướng đa ngành nghề, lấy mục tiêu bảo đảm xăng dầu, công trình xăng dầu và khí tài cho quân đội làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện là nhiệm vụ chính trị quan trọng bậc nhất; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế xã hội.
Về sản xuất cơ khí với hàng ngàn sản sản phẩm khác nhau như: Hệ thống khí tài, chứa đựng xăng dầu: từ phuy 200 lít, bể 1,3 m3 đến bể 25 m3 và phụ kiện cho các kho bể chứa cố định từ 300 m3 đến 1.000 m3. Hệ thống sản phẩm đong đo gồm: khay, xô, phễu, hệ thống bơm Hệ thống khí tài vận chuyển gồm có: dàn giá chở ống, chở phuy, đóng mới xe xi téc Phụ kiện đường ống gồm có: bộ xả đầu bích, đầu ngầm, ống răng lược, thùng lắng cặn Ngoài ra, còn tận dụng đề xê để sản xuất hàng ngàn bộ mở nắp miệng phuy, không phải nhập ngoại, tiết kiệm được chi tiêu ngoại tệ của Nhà nước. Đồng thời Công ty còn sản xuất thêm nhiều mặt hàng khác, phục vụ cho nhu cầu của Tổng cục Hậu cần và quân đội.
Công ty đã phấn đấu liên tục vừa học, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, vừa xây dựng đơn vị; Tổng công ty xăng dầu Quân đội đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng mọi yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của quân đội. Đặc biệt đã mạnh dạn áp dụng sáng tạo những phương tiện khí tài hiện đại vào thực tiễn, tiến quân vào khoa học kỹ thuật, nâng cao từng bước trình độ quản lý, chỉ huy, tiêu chuẩn hoá các chỉ tiêu, định mức kinh tế kỹ thuật. Công ty đã thường xuyên chăm lo phát triển tài năng cho đội ngũ cán bộ và nhân viên khoa học kỹ thuật; mở rộng ngành nghề và thị trường Nhờ vậy, nhiều sản phẩm có giá trị với nhiệm vụ quốc phòng và kinh tế, đã khẳng định trong tham gia hội chợ triển lãm kinh tế kỹ thuật toàn quốc được tặng thưởng huy chương vàng, các sản phẩm của Công ty đã có mặt trên hầu hết địa bàn cả nước và được khách hàng tín nhiệm.
2.4.2 Những hạn chế
a. Hạn chế về lợi nhuận
Trong kinh doanh và nhập khẩu xăng dầu, mặc dù Công ty đã tự tính giá xăng và chịu trách nhiệm kinh doanh mặt hàng dầu để thu lợi nhuận nhưng mặt hàng xăng thì Công ty chịu sự điều tiết và quản lý giá của Nhà nước, không thể kinh doanh theo giá thị trường thế giới nên Công ty phải chấp nhận bán xăng thấp hơn so với giá nhập khẩu, vì vậy luôn bị lỗ mặt hàng này.
Năm 2013 + Lãi xăng nhập khẩu: 8.162.022.959 đồng
+ Lỗ dầu nhập khẩu : - 240.957.145.172 đồng
Năm 2014 + Lãi xăng nhập khẩu : 25.558.960.639 đồng
+ Lỗ dầu nhập khẩu : - 430.943.776.233 đồng
Năm 2015 + Lãi xăng nhập khẩu: 6.542.703.307 đồng
+ Lỗ dầu nhập khẩu : - 615.357.707.123 đồng
Hiệu quả kinh doanh không cao, khi thời điểm giá xăng dầu thế giới biến động tăng mạnh thì vấn đề bù lỗ cho Công ty luôn là gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
Hạn chế về thị trường nhập khẩu
Thông tin về thị trường Thế giới còn chưa đáp ứng được yêu cầu để phục vụ cho công tác nhập khẩu. Công ty chưa chủ động khai thác, tìm kiếm thị trường tiềm năng có thể thay thế nếu cần nên vẫn chưa tiếp cận được với các nhà sản xuất và các hãng lớn trong khu vực mà chủ yếu vẫn qua Tập đoàn, Công ty thương mại của Việt Nam do vậy vẫn chưa phát huy được hết yếu tố hạ giá thành đầu vào.
Do công ty còn quá phụ thuộc vào thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) có thể bị những rủi ro và bất lợi vì tiêu dùng xăng dầu nội địa của Trung Quốc rất lớn, chỉ một biến động nhỏ ở thị trường này có thể gây khó khăn và tổn thất cho Công ty trong quá trình nhập khẩu. Vấn đề đặt ra là Công ty cần thiết lập quan hệ bạn hàng tiềm năng có thể thay thế bên cạnh thị trường truyền thống để tránh những rủi ro về yếu tố thị trường.
Mặt khác điều kiện giao hàng vẫn chủ yếu là CFR và CIF chứ chưa thực hiện được giá FOB để khai thác triệt để lợi thế. Thông tin về lĩnh vực này còn bị phụ thuộc vào nhà cung cấp.
c. Hạn chế về chủng loại xăng dầu nhập khẩu
Công ty nhập khẩu chủ yếu xăng A95, A92 và dầu DO, đây là những mặt hàng rất cần cho sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên, Công ty vẫn chưa đa dạng hoá sản phẩm nhập khẩu như chưa nhập khẩu xăng A97 vì mặt hàng xăng này có chất lượng tốt dùng cho các loại phương tiện ô tô, xe máy có giá trị cao, giá thành cao hơn hẳn so với xăng A95 và A92 nên chưa phù hợp với đại đa số người tiêu dùng Việt Nam có mức thu nhập còn rất khiêm tốn. Mặt khác sức chứa kho của Công ty không đủ nên hạn chế khả năng nhập khẩu loại xăng chất lượng cao phục vụ số ít người tiêu dùng trong nước.
Hạn chế về chất lượng hàng nhập khẩu
Ngày 07/08/2015, Tổng công ty xăng dầu Quân đội nhập khẩu 4.034,748 tấn xăng A92, tương đương 5.596 m3 chứa hàm lượng aceton cao, làm hư hỏng các phương tiện vận tải, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Đây là một sự cố lớn, Công ty phải bồi thường cho người tiêu dùng bị thiệt hại 300 triệu đồng và nguyên nhân hoàn toàn xuất phát từ các nhà cung cấp nước ngoài và do tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam không quy định hàm lượng các chất có chứa oxy. Về bản chất, aceton cũng là một hợp chất có chứa oxy nên không phát hiện được aceton khi kiểm tra, nên Công ty đã xuất trả lại nhà cung cấp toàn bộ lượng xăng có chứa aceton. Mặc dù là nguyên nhân khách quan nhưng phần nào cũng ảnh hưởng tới uy tín và hoạt động của Công ty và gây hoang mang tới tâm lý người tiêu dùng.
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế
a. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, do sự hiểu biết về yếu tố văn hoá ở các nước đối tác í, hạn chế khả năng vận dụng những kỹ năng đàm phán. Do Công ty phải giao dịch đàm phán với các đối tác nước ngoài nên phải tiếp xúc và cọ xát với nhiều nền văn hoá khác nhau. Sự khác biệt về văn hoá cũng chính là nguyên nhân hạn chế khả năng nắm bắt thông tin và thích ứng với tập quán kinh doanh khác ảnh hưởng tực tiếp tới quá trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu.
Thứ hai, về chính sách: Trong đó chính sách nhập khẩu xăng dầu của Chính phủ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu xăng dầu của Công ty như: chính sách giá, chính sách bù lỗ, quy định thuế nhập khẩu, quy định về hạn ngạch. Công ty chịu sự chi điều chỉnh của liên bộ như Bộ Quốc phòng, Tổng Cục hậu cần, Bộ tài chính, Bộ Thương mại. Đặc biệt chính sách giá và thuế nhập khẩu chịu sự điều tiết của Bộ Thương mại, Bộ Tài chính vì thế khi có sự biến động của thị trường xăng dầu thế giới thì Công ty luôn phải chờ quyết định của liên Bộ làm ảnh hưởng tới khả năng thích ứng và hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Thứ ba, sự biến động của thị trường quốc tế: Trong những năm gần đây giá dầu mỏ tăng mạnh vì nhu cầu tiêu dùng của các quốc gia trong quá trình phát triển ngày một lớn, mà nguồn cung ứng không ổn định do những bất ổn chính trị (đình công, bãi công, chiến tranh, hoạt động khủng bố) ở các nước Nhập khẩu dầu thô như: Nê-giê-ria, Nauy, I-ran, I-rắclàm ngưng trệ các giàn khoan và các nhà máy lọc dầu. Giá cả leo thang và nguồn cung ứng không ổn định gây rất nhiều khó khăn cho Công ty trong quá trình nhập khẩu. Theo nhiều đánh giá, giá dầu còn tiếp tục có những biến động đáng kể và đứng ở mức cao do tác động ở cả phía cung và cầu
Hình 2.1: GIÁ DẦU DANH NGHĨA VÀ THỰC
Nguồn: IFS
Giá dầu thực được tính bằng giá dầu danh nghĩa (trung bình) chia cho giá Nhập khẩu thế giới, sau đó điều chỉnh lại theo mốc năm 2000 (=100)
2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh những nguyên khách quan trên, nguyên nhân trước hết chủ yếu thuộc về bản thân Công ty.
Trình độ quản lý, khả năng nhanh nhạy nắm bắt thị trường phát triển kinh doanh còn chưa theo kịp với sự phát triển của Công ty. Công ty chưa có những chiến lược nghiên cứu cụ thể biên độ giao động về sự thay đổi giá dầu, nghiên cứu và mở rộng quan hệ mua bán với nhiều đối tác thông qua đó Công ty có thể dự báo và giảm rủi ro về thị trường nhập khẩu.
Công tác quản lý, giám sát kỹ thuật chất lượng sản phẩm chưa sâu sát để xảy ra một số vụ việc trên thị trường ảnh hưởng tới uy tín của Công ty.
Kinh nghiệm, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên còn chưa theo kịp và đáp ứng được yêu cầu về quản lý và phát triển kinh doanh so với tốc độ phát triển của Công ty
Trong kinh doanh nội địa việc phát triển thị trường còn nhiều hạn chế đặc biệt trong khu vực công nghiệp (các nhà máy điện) đã giảm từ: 24.588 m3 dầu DO năm 2013 xuống còn: 15.981 m3 2003 giảm 8.607.
Còn lại các khách hàng chủ yếu là bạn hàng cũ, khâu tìm hiểu, đánh giá năng lực của đối tác còn chưa sâu sát do đó đã ký hợp đồng với đối tác khả năng thanh toán kém như Công ty gạch Granit Tiên Sơn, Công ty Vật liệu chịu lửa Kiềm Tínhthiếu đôn đốc thực hiện điều khoản thanh toán, các hợp đồng Tổng đại lý, đại lý còn để số dư nợ thực tế lớn hơn so với số dư nợ quy định trong hợp đồng, thanh toán thu hồi công nợ chậm.
Kinh nghiệm giao nhận hàng hoá còn yếu do vậy hao hụt trong vận chuyển quá cao cụ thể:
- Xăng M92: 5.329 lít TT/6.633 ĐM = + 6.911.200 đ
- Xăng A76: 11.130 lít TT/13.735 ĐM = + 13.285.500 đ
- Xăng A80: 15.308 lít TT/9.405 ĐM = - 30.105.300 đ
- Dầu TC 1: 13.109 lít TT/3.858 ĐM = - 37.929.100 đ
- Dầu DO: 10.788 lít TT/7.955 ĐM = - 11.615.300 đ
Cộng 55.664 lít TT/41.586 ĐM quá 14.078
= - 59.453.000 đ
Về nghiệp vụ kỹ thuật xăng dầu của nhân viên còn hạn chế nên chưa kiểm soát được chất lượng sản phẩm nhập khẩu để xảy ra một số vụ việc trên thị trường (có một lô hàng xăng A92 nhập khẩu chứa axeton, màu xăng chưa đúng nhu cầu thị trường) gây ảnh hưởng đến khách hàng và thương hiệu của Công ty.
Về cơ sở vật chất: Kho bảo quản hàng không đủ để duy trì lượng hàng đảm bảo cho các đơn vị kinh tế và Quốc phòng. Hiện nay Công ty đang phải thuê thêm kho ngoài 02 kho thuê bao, đặc biệt riêng mặt hàng dầu DO tại khui vực phía Bắc số lượng hàng tháng tiêu thụ ngày càng tăng, kho chứa dầu DO không có vì vậy mặt hàng dầu DO tại thị trường phía Bắc không ổn định. Do vậy khách hàng không có độ tin cậy cao về đảm bảo nguồn hàng dầu DO của Công ty
- Khi vào chiến dịch vận chuyển hàng cho Quốc phòng và vận chuyển xăng cho các kho Cục xăng dầu thì không đủ phương tiện vận chuyển hàng cho các hệ thống đại lý và khách hàng hộ công nghiệp vì vậy ảnh hưởng tới quá trình triển khai giải phóng hàng hoá tăng tỷ lệ hao hut.
- Công ty chưa có tàu biển vận chuyển nên chưa có chiến lược kinh doanh nhập khẩu cụ thể và không thể chủ động mua hàng dự trữ tại thời điểm giá thấp.
- Tiềm lực vốn, tài chính của Công ty còn rất hạn chế. Vốn đầu tư chủ sở hữu: 41.466.655.000 đồng, để đảm bảo cung cấp xăng dầu phục vụ cho quân đội Công ty được hỗ trợ từ nguồn ngân sách Quốc phòng. Tuy nhiên vốn nhập khẩu chủ yếu là vốn vay tín dụng ngân hàng, thiếu nguồn vốnnên thiếu chủ động trong công tác nhập khẩu và ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh xăng dầu của Công ty.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU QUÂN ĐỘI
3.1 Dự báo về thị trường dầu mỏ thế giới trong những năm tới.
Theo cơ quan thông tin năng lượng Hoa kỳ (EIA), sản lượng dầu thô thế giới sẽ tăng từ 84,8 triệu thùng/ngày năm 2015 lên 86,4 triệu thùng/ngày năm 2016. Tương tự sản lượng dầu thô của các nước công nghiệp phát triển (OECD) dự báo sẽ tăng từ 21,8 lên 22,1 triệu thùng/ngày; Hoa kỳ tăng từ 8,4 lên 8,7 triệu thùng/ngày; Biển Bắc giảm từ 4,8 xuống 4,7 triệu thùng/ngày; OPEC sẽ tăng nhẹ từ 29,5 lên 29,6 triệu thùng/ngày; các nước Đông Âu dự báo cũng tăng từ 12,1 lên 12,5 triệu thùng/ngày. Từ đó có thể thấy năng lực khai thác dầu thô phụ thuộc vào các phát triển trong các nước OPEC với các rủi ro chính trị tiếp tục tồn tại ở Nigieria, Iran, Irac và Venezuela.
Tổng tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu dự báo sẽ đạt 86,5 triệu thùng/ngày trong năm 2016 tăng 1,7 % so với 85 triệu thùng/ngày của năm 2015. Nhu cầu dầu mỏ của Hoa Kỳ dự báo sẽ tăng từ 21,2 triệu thùng/ngày năm 2015 lên 21,4 triệu thùng/ngày năm 2016, trong khi tiêu thụ dầu mỏ của Canada, EU và Nhật Bản năm 2016 sẽ duy trì tương đương với năm 2015 ở mức tương ứng 2,2 triệu thùng/ngày; 15,5 triệu thùng/ngày và 5,3 triệu thùng/ngày. Tiêu thụ dầu mỏ của Trung Quốc dự báo cũng tăng từ 7,4 triệu thùng/ngày 2015 lên 7,9 triệu thùng ngày năm 2016. Nhu cầu của các thị trường mới nổi khác ở Châu Á có thể tăng thêm 200.000 thùng/ngày.
Các nhà kinh tế và các nhà phân tích thị trường dự báo, giá dầu mỏ sẽ vẫn giữ ở mức cao trong năm 2016, do sản lượng và năng lực sản xuất khó có thể tăng lên đáng kể trong tương lai gần. Các chuyên gia cho rằng, năng lực sản xuất hạn chế là một trong những động lực chính đẩy giá dầu mỏ tăng cao. Nếu loại trừ yếu tố lạm phát, vốn đầu tư vào ngành dầu mỏ và khí đốt thế giới chỉ tăng 5% trong cả giai đoạn 2000 – 2014. Một số nước sản xuất dầu mỏ chủ chốt trên thế giới đã phát huy gần hết công suất hoặc giảm số lượng dự trữ do các nhân tố kinh tế khác. Trong tháng 12/2015, Tổ chức các nước Nhập khẩu dầu mỏ (OPEC) - chiếm 1/3 số lượng dầu mỏ trên toàn cầu – đã cắt giảm sản lượng khai thác 1,2 triệu thùng/ngày (giảm 4%).
Biểu đồ 3.1: NHU CẦU DẦU MỎ CỦA CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN VÀ THẾ GIỚI TRONG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Đơn vị: Triệu thùng/ngày
Nguồn: Energy Information Administration (2016)
Các nhà phân tích dự báo rằng, những bất ổn về địa chính trị hiện nay tại Trung Đông sẽ gây ra mối lo ngại đối với thị trường dầu mỏ thế giới và đẩy giá dầu thô tăng lên. Trung Đông chiếm tới hơn 1/3 sản lượng dầu mỏ toàn cầu, hơn 2/3 lượng dầu thô Nhập khẩu trên thế giới và gần 2/3 trữ lượng dầu mỏ trên thế giới chưa được khai thác. Do vậy, bất cứ diễn biến căng thẳng nào về chính trị trong khu vực, như khủng hoảng chính trị giữa Libăng và Israel, đều có thể gây nên mối lo ngại đối với nguồn cung dầu mỏ trên toàn cầu.
Các nhà kinh doanh cũng lo ngại về khả năng Nhập khẩu dầu mỏ của Iran bị gián đoạn, nếu Liên hợp quốc áp đặt lệnh cấm vận đối với nước này liên quan đến vấn đề phát triển hạt nhân. Iran là nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai trong OPEC, sau Saudi Arabia với năng lực sản xuất 4 triệu thùng dầu thô/ngày và Nhập khẩu 2,4 triệu thùng dầu/ngày. Một báo cáo mới đây của Hãng Fimat Group cho rằng, nếu thị trường thế giới mất nguồn dầu mỏ của Iran thì giá dầu thô giao dịch kỳ hạn có thể lên trong mức 80-85 USD/thùng. Trong khi đó, tại Nigeria – nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu châu Phi, với khả năng Nhập khẩu 2,5 triệu thùng/ngày - sản lượng khai thác mới đây đã giảm 20% sau một loạt vụ tấn công quân sự.
Ngoài ra, còn tiềm ẩn những nguy cơ về thiên tai đối với sản xuất dầu mỏ trên thế giới. Như cơn bão Katrina và Rita trong năm 2014 đã phá huỷ nặng nề các cơ sở sản xuất dầu mỏ và khí đốt tại Vịnh Mexico và đẩy giá dầu thô giao kỳ hạn khi đó lên mức cao chưa từng thấy.
Ông Edward Morse, chuyên gia về năng lượng thuộc Hãng Lahman Brothers dự báo rằng, giá dầu mỏ trong năm 2016 sẽ tăng trung bình 8 USD/thùng so với mức giá năm 2015. Theo dự báo mới nhất của Bộ Năng lượng Mỹ, trong nửa đầu năm 2016, mỗi tháng giá dầu thô có thể tăng khoảng 2 USD/thùng. Trong khi đó, nhiều nhà phân tích năng lượng cũng khẳng định, giá dầu mỏ giao kỳ hạn có thể duy trì ở mức cao trong năm 2016 trước mối lo ngại về việc OPEC tiếp tục cắt giảm sản lượng khai thác.
3.2 Phương hướng hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu của Công ty giai đoạn 2016 – 2020
Năm 2016 sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới các sản phẩm, dịch vụ tham gia thị trường kinh tế mức độ cạnh tranh diễn ra sẽ gay gắt hơn về mẫu mã, chất lượng, giá cả, thái độ phục vụ và cơ chế bán hàng với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước. Là một đầu mối nhập khẩu xăng dầu phục vụ Quốc phòng và kinh tế, Công ty luôn xác định rõ nhiệm vụ, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo khắc phục mọi khó khăn tìm mọi biện pháp để hoàn thành nhiệm vụ nhập khẩu xăng dầu, ổn định và mở rộng thị trường ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam.
- Căn cứ kết quả thực hiện kế hoạch nhập khẩu năm 2015; nhiệm vụ Quốc phòng, kinh tế trong 3 năm tới 2016 – 2020.
- Căn cứ kế hoạch của các các Cục chuyên ngành: về công tác bảo đảm xăng dầu, vận chuyển xăng dầu 3 năm tới 2016 – 2020.
- Căn cứ nhu cầu đặt hàng xăng dầu của các đơn vị, đại lý và Tổng đại lý của Công ty
- Căn cứ chỉ tiêu nhập khẩu xăng dầu Bộ Thương mại giao cho Công ty năm 2016: 580 ngàn tấn xăng dầu các loại.
Công ty đã đề ra phương hướng hoạt động nhập khẩu xăng dầu giai đoạn 2016 – 2020:
+ Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Chi nhánh Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh, Chi nhánh Công ty tại Thành phố Đà Nẵng nâng cao kiến thức nhập khẩu và Điều ước Quốc tế về Thương mại. Thường xuyên cập nhật thông tin; đặc biệt là thông tin liên quan đến tiêu thụ, chế độ chính sách về xuất nhập khẩu của Nhà nước; nhất là sự biến động của thị trường xăng dầu Thế giới để tham mưu kịp thời cho Chỉ huy Công ty về thời điểm, địa điểm và giá cả xăng dầu để ký hợp đồng ngoại nhập khẩu xăng dầu.
+ Tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu, các đối tác nhập khẩu bảo đảm đạt chỉ tiêu Quota mà Bộ Thương mại đề ra. Chú trọng trong khâu đàm phán về các điều khoản, điều kiện trong hợp đồng nhập khẩu bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn hàng hoá. Quy định của Nhà nước.
+ Rút kinh nghiệm quản lý các đại lý, mở rộng có trọng tâm, chọn lọc chất lượng hệ thống đại lý xăng dầu ở Miền Nam, Miền Bắc; đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ và khống chế được mức dư nợ tiền hàng. Chú trọng công tác mở rộng thị trường để ký thêm các hợp đồng đại lý xăng dầu ở khu vực miền Trung.
Đồng thời đảm bảo đầy đủ các khoản nộp ngân sách, ổn định đời sống cán bộ công nhân viên, phát triển vốn, đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh.
Bảng 3.1: KẾ HOẠCH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY NĂM 2016-2009
Hàng hoá
Năm 2016
Năm 2008
Năm 2009
Hàng KT
Hàng QP
Hàng KT
Hàng QP
Hàng KT
Hàng QP
Xăng 92
1.400,000
52,000
1.800,000
62,000
2.500,000
70,000
Dầu DO
3.595,482
215,000
5.50,482
275,000
8.50,482
345,000
Tổng cộng
4.995,482
267,000
6,850,482
337,000
10.550,482
415,000
Đơn vị : Tỷ đồng
Công ty xác định mục tiêu cho nhiệm kỳ 2016 – 2020 như sau:
+ Tạo sự chuyển biến vững chắc về chất lượng chính trị, trình độ và năng lực công tác quản lý trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Xây dựng Công ty đoàn kết thống nhất về ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn sàng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, kỷ luật quân đội, pháp luật Nhà nước. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, bảo đảm đơn vị thường xuyên vững mạnh toàn diện, đảng bộ, đảng uỷ và cấp uỷ trong sạch vững mạnh, 100% đảng viên đạt mức 1. Các tổ chức quần chúng đạt vững mạnh xuất sắc.
+ Hoàn thành tốt mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và nhiệm vụ cấp trên giao, theo đúng quy định của luật pháp Nhà nước, các quy định của Bộ Quốc phòng, Tổng cục Hậu cần và nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế. Thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách với Nhà nước, quân đội, tích cực tham gia đóng góp xây dựng quỹ vì người nghèo và quỹ đền ơn đáp nghĩa.
+ Phát huy dân chủ, đề cao kỷ luật, thực hiện nền nếp chính quy. Phấn đấu giảm tỷ lệ tai nạn giao thông, an toàn lao động xuống mức thấp nhất, không có vụ việc vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Đời sống vật chất tinh thần cán bộ, công nhân viên giữ được ổn định và cải thiện, năm sau cao hơn năm trước.
+ Đẩy mạnh hoạt động công tác thi đua khen thưởng, phong trào thi đua quyết thắng và phong trào thi đua sáng kiến cải tiến kỹ thuật, công nghệ trong toàn Công ty có nền nếp thường xuyên liên tục và lồng ghép; đồng thời thực hiện đầy đủ có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua của các tổ chức quần chúng.
Để thực hiện các chỉ tiêu trên, Công ty đưa ra nội dung biện pháp chủ yếu:
+ Trong thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh phải lãnh đạo chặt chẽ khâu quản lý kế hoạch, giao kế hoạch, khâu ký kết các hợp đồng theo đúng pháp luật và có hiệu quả. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu mỗi tổ chức.
+ Tăng cường mối quan hệ với các cục chuyên ngành, các đơn vị trong quân đội, các khách hàng kinh tế Tích cực nghiên cứu cải tiến chế thử những sản phẩm mới phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhiệm vụ quốc phòng và kinh tế.
+ Nâng cao các biện pháp quản lý như: Chất lượng, giá cả, sử dụng vốn phát huy vai trò của ban thanh tra nhân dân.
+ Chú trọng bồi dưỡng năng lực toàn diện cho cán bộ nhân viên nhất là năng lực quản lý và năng lực thực tiễn coi trọng đào tạo bồi dưỡng thợ lành nghề và công nhân kỹ thuật bậc cao.
+ Quản lý chặt chẽ công tác đầu tư xây dựng cơ bản khi được cấp trên phê duyệt, khai thác sử dụng có hiệu quả những công trình, trang thiết bị.
3.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nhập khẩu xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Quân đội
3.3.1 Giải pháp từ phía Công ty
3.3.1.1 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và mở rộng thị trường
Trong cơ chế thị trường hoạt động nghiên cứu và mở rộng thị trường có vai trò quan trọng, nó là đòi hỏi tất yếu đối với công ty kinh doanh nhập khẩu. Hoạt động này quyết định quy mô thị trường, bạn hàng đối tác, khả năng tiêu thụ sản phẩm, quy mô khách hàng do đó quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty.
Quá trình nghiên cứu thị trường trong hoạt động nhập khẩu cho phép công ty xác định được nhu cầu thị trường trong nước về số lượng, chất lượngNghiên cứu thị trường nước ngoài sẽ cho phép lựa chọn được bạn hàng, xem bạn hàng nào là phù hợp và có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong nước đồng thời có thể dự báo được thị trường nước ngoài, để có được đầy đủ thông tin về thị trường nhập khẩu của doanh nghiệp. Trong điều kiện nguồn cung dầu và giá cả xăng dầu có những biến động lớn không ổn định như hiện nay thì nghiên cứu và dự báo thị trường có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách kinh doanh nhập khẩu trong tương lai của công ty. Mặc dù hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm và mở rộng thị trường có vai trò quan trọng như vậy nhưng Tổng công ty xăng dầu Quân đội vãn chưa thành lập bộ phận nào đảm trách nhiệm vụ này. Vì vậy Công ty phải thành lập một bộ phận Marketing để thực hiện chức năng: nghiên cứu thị trường nhập khẩu để lựa chọn nhà cung cấp, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng nâng cao uy tín và mở rộng thị phần trong nước.
3.3.1.2 Đa dạng hoá đối tác đồng thời củng cố mối quan hệ với bạn hàng truyền thống
Đa dạng hoá bạn hàng cho phép Công ty ty đảm bảo vững nguồn hàng và tránh được những rủi ro từ yếu tố thị trường. Đây là việc làm rất thiết yếu đối với mặt hàng xăng dầu khi mà tình hình xăng dầu trên thị trường thế giới luôn biến động mạnh và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty, đồng thời cũng là cơ sở để Công ty lựa chọn được bạn hàng phù hợp, đáng tin cậy vừa đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước vừa tránh được những tổn thất khi gặp rủi ro khi quá phụ thuộc vào một thị trường nhấi định. Công ty cần phải xác lập quan hệ kinh doanh với các đối tác lớn, các tập đoàn xăng dầu quốc tế, bảo đảm nguồn cung ổn định, mua bán theo hợp đồng dài hạn, không chạy theo nguồn xăng dầu trôi nổi qua các doanh nghiệp trung gian. Tiến tới thiết lập các quan hệ bạn hàng gắn bó lâu dài. Như vậy việc đáp ứng nhu cầu xăng dầu không phụ thuộc biến động giá hàng ngày của thị trường thế giới, mà trước kỳ kế hoạnh đã có dự báo, đã ký hợp đồng nhập khẩu xăng dầu cho cả thời kỳ kế hoạch với giá cả phù hợp, từ đó có thể xác định mức thuế, giá cả xăng dầu nội địa cho cả thời kỳ kế hoạch, không bị động đối phó biến động hàng ngày của thị trường xăng dầu thế giới. Khị lựa chọn bạn hàng đối tác Công ty nên:
- Tìm hiểu đối tác bằng nhiều phương pháp và nhiều nguồn thông tin, có thể qua trang web, qua các phương tiện thông tin đại chúng hay là qua các công ty chuyên cung cấp dịch vụ điều tra công ty là những thông tin rất quan trọng và không thể thiếu để đánh giá đầy đủ năng lực và độ tin cậy của đối tác. Trước khi đặt quan hệ với đối tác cần chú ý:
+ Thông tin tối thiểu ban đầu: tên giao dịch đầy đủ của công ty, loại hình công ty, số đăng ký kinh doanh và địa chỉ cụ thể, điện thoại, fax, địa chỉ email, kiểm tra tư cách pháp nhân của công ty.
+ Thu thập thông tin về tài chính, khả năng cung cấp của doanh nghiệp đó.
+ Xem chất lượng, mẫu mã giá cả của hàng hoá đó, nhất là mặt hàng xăng dầu thì việc làm này rất quan trọng vì phải nhập xăng dầu từ thị trường có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam.
+ Tìm hiểu chính sách, pháp luật, tập quán thương mại của đối tác.
+ Xem xét uy tín của đối tác trên thị trường thế giới.
- Bên cạnh việc tìm kiếm và mở rộng quan hệ với bạn hàng mới Công ty cần củng cố và duy trì các mối quan hệ với bạn hàng truyền thống và hướng vào thị trường trọng điểm. Các bạn hàng truyền thống của Công ty hiện nay là: Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Nhât BảnTuy nhiên việc đa dạng hoá bạn hàng là rất cần thiết nên muốn có nguồn cung ứng ổn định và đảm bảo, Công ty phải có đầy đủ thông tin về thị trường đối tác, thường xuyên liên lạc qua các phương tiện truyền thông và cử các đại diện thương mại sang nghiên cứu và tìm hiểu để có được thông tin chính xác, đáng tin cậy và hiệu quả.
3.3.1.3 Công ty cần phải tăng cường hoạt động huy động vốn phục vụ hoạt động nhập khẩu.
Nguồn vốn kinh doanh luôn là một yếu điểm của Công ty, trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp mà việc nhập khẩu một chuyến hàng tối thiểu cũng phải 40 tỷ đồng thì việc nhập khẩu một khối lượng lớn từ nhiều đối tác khác nhau vượt ngoài khả năng của Công ty. Nguồn hỗ trợ từ ngân sách Quốc phòng chưa thể đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu của Công ty. Vì thế Công ty phải tăng cường huy động vốn từ nhiều kênh khác nhau:
- Công ty huy động vốn bằng ngân sách Nhà nước: Công ty chỉ có thể huy động vốn từ ngân sách Nhà nước khi thực hiện các hợp đồng nhập khẩu xăng dầu lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dung phục vụ Quốc phòng và kinh tế có tính chiến lược cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, nguồn vốn này không phải lúc nào cũng sẵn có một cách dễ dàng và thường được cấp rất hạn chế.
- Huy động vốn từ phía các Ngân hàng: Mặc dù Công ty được sự bảo lãnh của Bộ quốc phòng nên khi vay vốn của Ngân hàng ít khi phải thực hiện ký quỹ. Tuy nhiên không phải lúc nào việc vay vốn Ngân hàng cũng thuận lợi, vì nhiều khi giá nhập khẩu xuống thấp muốn nhập khẩu một khối lượng lớn, Công ty không thể vay quá nhiều mà không thực hiện ký quỹ tối thiểu 10%. Vì thế để có được nguồn vốn vay Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu, Công ty cần phải khẳng định mình là một Công ty hoạt động kinh doanh rất hiệu quả, các dự án vay vốn của Công ty là những dự án khả thi và mạng lại lợi ích kinh tế cao cho cả Công ty và Ngân hàng cho vay. Cho nên trước khi vay vốn Công ty cần phải giải trình chi tiết và cụ thể các bản kế hoạch kinh doanh tới Ngân hàng, để Ngân hàng thấy rằng nguồn vốn cho vay của họ gặp ít rủi ro nên việc vay vốn sẽ dễ dàng hơn.
3.3.1.4 Hoàn thiện trình độ và nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu cho cán bộ làm công tác nhập khẩu
Nghiệp vụ nhập khẩu bao gồm rất nhiều khâu, đòi hỏi người làm công tác nhập khẩu phải có kiến thức sâu rộng, am hiểu về tập quán thương mại của các thị trường mà Công ty có quan hệ làm ăn và không ngừng hoàn thiện mình hơn trong công tác nhập khẩu.
Trong nghiệp vụ nhập khẩu phải thận trọng và khôn khéo trong từng khâu:
- Trong khâu đàm phán, ký kết hợp đồng: Nhập khẩu là hoạt động mua hàng hoá từ các đối tác nước ngoài nên việc giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng cần được chú trọng. Để hoạt động đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu đạt hiệu quả cao, cán bộ làm công tác nhập khẩu phải nắm rõ thành thạo các phương thức và kỹ năng đàm phán phải trình độ ngoại ngữ, am hiểu tập quán kinh doanh và nền văn hoá của nước đối tác để có cách ứng xử thích hợp. Những điều khoản về giá cả, chất lượng hàng hoá thường rất quan trọng vì thế giá cả hợp lý và có lợi cho bên nhập khẩu được quyết định bởi tài thương lượng và chiến thuật đàm phán. Người đàm phán phải vận dụng sáng tạo những kỹ thuật trong đàm phán như: kỹ thuật truyền đạt thông tin, kỹ thuật trả lời câu hỏi, kỹ thuật lập luận bác bỏ, kỹ thuật vô hiệu hoáQuá trình đàm phán vừa là khoa học vừa là nghệ thuật giữa hai yếu tố đó có mối quan hệ qua lại và làm tiền đề cho nhau, ngoài những kỹ thuật cần thiết người đàm phán phải biết áp dụng linh hoạt các nghệ thuật đàm phán như: Tuỳ cơ ứng biến (tìm kiếm, tức thời, nhạy bén nắm bắt cơ hội), từng bước tiên tới (chia nhỏ mục tiêu, nắm bắt tâm lý đối phương để từng bước thực hiện mục tiêu đã được chia nhỏ cho tới khi đạt được mục tiêu cuối cùng), chiến thuật đánh lạc hướng, chiến thuật thả con săn sắt bắt con cá rô, chiến thuật dò đá qua sông
- Soạn thảo hợp đồng nhập khẩu : Hợp đồng ngoại thương là một văn bản thoả thuận giữa các bên có quốc tịch khác nhau và được xây dựng dưới dạng các điều khoản và điều kiện. Các điều khoản được trình bày phải có sự thống nhất triệt để, đầy đủ , chi tiết và rõ ràng để tránh có những tranh chấp khiếu kiện xảy ra, gây hao tốn công sức, tiền bạc và lãng phí thời gian. Hợp đồng ngoại thương chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia và thông lệ quốc tế đòi hỏi người đàm phán phải hiểu biết về pháp lý, thủ tục ngoại thương để lựa chọn nguồn luật bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho mình.
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý trong khâu nhận hàng và kiểm tra hàng. Trong khâu này, chú ý khi nhận được chứng từ nhận hàng việc kiểm tra chi tiết cần đối chiếu với yêu cầu của chứng từ mua hàng khi nhận hàng, các cán bộ tiếp nhận cần kiểm tra hàng cẩn thận.
- Nhân sự là yếu tố then chôt quyết định thành công của bất cứ Công ty nào. Việc nâng cao và bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ kinh doanh nhập khẩu là việc làm hết sức quan trọng đối với Công ty. Đó là:
+ Tổ chức lớp bồi dưỡng, đào tạo lại cán bộ làm công tác nhập khẩu cho phù hợp với tình hình mới. Công ty tiến hành cử các cán bộ trẻ tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn về nghiệp vụ, đồng thời xét tiến cử các cán bộ trẻ có năng lực thực sự đi học tập bồi dưỡng ở nước ngoài để nâng cao trình độ và kinh nghiệm.
+ Chăm lo bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của đội ngũ cán bộ công nhân viên, từng bước nâng cao thu nhập cho người lao động, chăm lo cả về đời sống vật chất tinh thần như thường xuyên tổ chức các hoạt động tham quan, du lịch để khuyến khích về mặt tinh thần để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ.
+ Xây dựng một cơ cấu nhận sự hợp lý khoa học và hiệu quả, tập trung phân công lao động theo chuyên môn không kiêm nghiệm để phát huy được tính sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu.
3.3.1.5 Nâng cao hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nhập khẩu
Hiện tại kho bảo quản xăng dầu của Công ty chưa đủ, sức chứa kho hạn chế gây bất lợi cho Công ty khi nhập khẩu được giá rẻ nhưng không dự trữ được. Đồng thời điểm gửi hang bị phân tán, tăng chi phí do chuyển tải vì vậy Công ty phải chú trọng đầu tư xây dựng kho mới có trữ lượng lớn, tăng trữ lượng kho và quy hoạch kho về một điểm để thuận tiện cho việc nhập khẩu. Mặt khác hệ thống kho đầu nguồn sẽ đem lại khả năng dự trữ xăng dầu thông dụng cả thường xuyên lẫn sẵn sàng chiến đấu vừa đáp ứng yêu cầu dự trữ của Bộ Quốc phòng, giảm hao hụt tiết kiệm ngân sách. Đồng thời Công ty phải nâng cấp kho đạt công nghệ quản lý, cấp phát tiên tiến đảm bảo nguồn dự trữ để đối phó khi giá cả xăng dầu biến động gây bất lợi cho quá trình nhập khẩu.
- Do các nước có tiêu chuẩn xăng dầu khác nhau phù hợp với máy móc trang trang thiết bị của từng nước nên khi nhập khẩu từ nước ngoài Công ty cần phải kiểm tra rất chặt chẽ chất lượng xăng dầu nhập khẩu phù hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam. Vì thế Công ty phải có phòng hoá nghiệm riêng để kiểm tra hàng tránh trường hợp tiêu thụ và phân phối xăng không đúng chất lượng gây thiệt hại cho khách hàng ảnh hưởng tới uy tín của Công ty.
- Tiếp tục bổ sung phương tiện vận chuyển: đóng xe xi téc chở xăng dầu, tăng cường ký hợp đồng liên kết về vận chuyển xăng dầu, mua mới trang bị phương tiện để kịp thời chuyển hàng cho hệ thống đại lý và khách hàng hộ công nghiệp
3.3.2 Giải pháp từ phía Nhà nước
Trong quá trình đổi mới kinh tế thì việc chuyển xăng dầu sang kinh doanh theo cơ chế thị trường là nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn, trắc trở, Nhà nước vẫn định giá, khả năng đối phó với nhiều biến động giá cả của thị trường xăng dầu thế giới còn lúng túng, vẫn tạo ra những khoản lỗ lớn trong kinh doanh. Tình trạng buôn bán lậu, tạm nhập tái xuất lộn xộn không quản lý được. Nhìn tổng thể, chính sách “ứng xử” với thị trường xăng dầu của Việt Nam còn nặng tính hành chính. Trong hơn một năm trở lại đây đã được thay đổi theo hướng linh hoạt, có tính thị trường hơn và dựa trên phương châm chia sẻ tốn phí, trách nhiệm giữa Nhà nước, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và người dân. Mục tiêu ổn định vĩ mô và hạn chế tác động bất lợi có thể có của biến động xăng dầu tới tăng trưởng kinh tế vẫn rất quan trọng. Tuy nhiên, chính sách đối với thị trường xăng dầu cần có những thay đổi và bước đi phù hợp với các nguyên tắc thị trường và các cam kết hội nhập để hỗ trợ các doanh nghiệp, đầu mối nhập khẩu hoạt động có hiệu quả hơn, hạn chế những rủi ro và nâng cao khả năng cạnh tranh.
3.3.2.1 Hoàn thiện chính sách quản lý xăng dầu
Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế nên cơ chế chính sách quản lý kinh doanh xăng dầu trong nước phải phù hợp với thông lệ thị trường xăng dầu quốc tế. Vì vậy cần chuyển đổi cơ chế quản lý kinh doanh xăng dầu nước ta cho phù hợp với thị trường xăng dầu quốc tế.
- Từ bỏ hẳn cơ chế bao cấp, định giá, quản lý theo kiểu hành chính đối với kinh doanh xăng dầu. Cần chuyển kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường có điều tiết. Dù giá xăng dầu thế giới biến động hàng ngày, hàng giờ nhưng thị trường xăng dầu trong nước cần được ổn định. Vừa không định giá xăng dầu trong nước cố định một cách cứng nhắc tách rời giá xăng dầu quốc tế, vừa không để giá xăng dầu trong nước nhảy múa theo biến động hàng ngày của giá xăng dầu quốc tế. Định giá theo kiểu hành chính không thể thích ứng với những thời kỳ giá thế giới có biến động lớn vì phải tăng giảm thuế nhập khẩu, điều chỉnh giá để đối phó với tình trạng biến động giá và phải bù lỗ kinh doanhKinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường nên xăng dầu là hàng hoá cũng phải được kinh doanh theo cơ chế thị trường nhưng vì xăng dầu là hàng hoá có vai trò đặc biệt trong sản xuất và đời sống nên thị trường xăng dầu cần có cơ chế điều tiết bảo đảm ổn định thị trường, cân đối cung - cầu cho nền kinh tế. Việc điều tiết cần được hình thành bằng một hệ thống chính sách và công cụ kinh tế để phát huy vai trò tự chủ kinh doanh, nhập khẩu của các doanh nghiệp, trước hết là những doanh nghiệp lớn trong sản xuất, xuất - nhập khẩu và phân phối xăng dầu.
- Có chính sách ổn định, minh bạch nhằm hỗ trợ hoặc ưu đãi cho doanh nghiệp khi mở rộng kinh doanh vào các vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa. Có chính sách tài chính phù hợp hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ điều tiết giá cả thị trường khi có biến động giá cả quốc tế lớn.
- Nhà nước cần cân đối cung - cầu xăng dầu: Nhà nước cần phải có dự báo kế hoạch cung - cầu, giá cả xăng dầu trên thị trường thế giới một cách thường xuyên và sát thực, trên cơ sở đó để có phản ứng chính sách thích hợp; điều hành việc nhập khẩu cho các doanh nghiệp vào thời điểm có lợi nhất cả về số lượng và giá cả; không để xảy ra tình trạng đứt đoạn nguồn cung; có phương án ứng xử bằng công cụ kinh tế nhằm tạo ra “bộ giảm xóc” cho thị trường trong nước. Không chống lại được sự biến động của thị trường thế giới nhưng chuyển sự biến động đó vào thị trường trong nước một cách nhẹ nhàng, không gây sốc cho thị trường trong nước, có sự chủ động điều tiết của Nhà nước và các doanh nghiệp đầu đàn trong kinh doanh nhập khẩu.
3.3.2.2 Tăng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng dầu
Nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước là xây dựng được hệ thống doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn mạnh, tự chủ kinh doanh nhập khẩu, kinh doanh có kế hoạch, chủ động đối phó với tình trạng biến động quốc tế. Nhà nước chỉ hỗ trợ, hướng dẫn cho doanh nghiệp hoạt động, có một loạt chính sách, công cụ kinh tế thích hợp để điều tiết hoạt động của doanh nghiệp theo định hướng chính sách kinh tế của Nhà nước.
- Cần trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh phân phối xăng dầu, là những doanh nghiệp có vai trò chủ chốt trong hệ thống sản xuất, kinh doanh xăng dầu. Nhà nước không thể tiếp tục trực tiếp can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.
- Nhiệm vụ chức năng kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp được lựa chọn này cần làm rõ, một mặt là kinh doanh theo cơ chế thị trường, tự chủ kinh doanh, mặt khác phải thực hiện một số nhiệm vụ điều tiết thị trường xăng dầu toàn quốc, nhu cầu xăng dầu trên cả nước, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo. Để thực hiện nhiệm vụ điều tiết, Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện doanh nghiệp tự bù đắp trong kinh doanh, trong hạch toán, không để doanh nghiệp thua lỗ mà Nhà nước cứ phải định giá, bù giá, bù lỗ cho doanh nghiệp.
- Nhà nước không định giá mà có thể định hướng, tham gia điều tiết giá cùng với doanh nghiệp, thoả thuận với doanh nghiệp. Về nguyên tắc là giá cả xăng dầu trong nước phù hợp giá quốc tế, phù hợp với mặt bằng giá cả trong nước, bảo đảm lợi nhuận cho nhà kinh doanh, đảm bảo lợi ích chung của nền kinh tế. Giá xăng dầu do doanh nghiệp quyết định, Nhà nước chỉ có vai trò định hướng và tham gia điều tiết khi có biến động giá quốc tế. Điều tiết không phải chống lại biến động quốc tế mà đảm bảo chuyển đổi thích ứng giá trong nước với giá quốc tế, không gây sốc cho thị trường xăng dầu trong nước. Không thể chấp nhận tình trạng điều chỉnh giá trong nước từng ngày theo biến động giá quốc tế, hoặc để tình trạng giá trong nước chênh lệch lớn kéo dài so với giá quốc tế.
3.3.2.3 Xây dựng chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý
Dưới góc độ kinh tế vĩ mô, Việt Nam cũng cần có cách tiếp cận chính sách thích hợp. Xu hướng giá nhiên liệu còn đứng ở mức cao, lạm phát và lãi suất tăng đòi hỏi Nhà nước cần điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái nhằm ổn định vĩ mô và duy trì khả năng cạnh tranh đang là thách thức lớn. Việc xác định tỷ giá hối đoái đúng đắn hợp lý là một công cụ để quản lý và điều tiết những mất cân đối trong quan hệ thương mại quốc tế. Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động nhập khẩu. Khi tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ có giá trị giảm xuống so với đồng ngoại tệ có tác động khuyến khích Nhập khẩu nhưng lại gây bất lợi cho nhập khẩu. Nhà nước có thể áp dụng nhiều biện pháp để điều chỉnh tỷ giá hối đoái ở mức phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đất nước. Các biện pháp thường được sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái là: chính sách chiết khấu, chính sách hối đoái, quỹ dự trữ bình ổn hối đoái, phá giá tiền tệ, nâng giá tiền tệ.
Đối với chính sách chiết khấu: Là chính sách của ngân hàng trung ương dùng cách thay đổi lãi suất chiết khấu để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường. Khi tỷ giá hối đoái trên thị trường nâng cao đến mức báo động cần phải can thiệp thì ngân hàng Trung ương nâng cao lãi suất chiết khấu, đồng thời lãi suất cho vay trên thị trường cũng tăng lên, kích thích nguồn vốn nước ngoài chạy vào nước mình để thu lãi cao do đó tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống. Ngược lại khi ngân hàng Trung ương áp dụng lãi suất chiết khấu thấp, tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên.
Chính sách hối đoái: Là biện pháp can thiệp trực tiếp để tác động đến tỷ giá hối đoái. Khi tỷ giá hối đoái lên cao tới mức làm ảnh hưởng xấu tới các hoạt động kinh tế trong nước cũng như hoạt động xuất nhập khẩu, ngân hàng Trung ương tung ngoại tệ ra bán để kéo tỷ giá hối đoái hạ xuống. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm xuống, ngân hàng Trung ương phải mua ngoại tệ vào, tức là kích cầu ngoại hối khi cung chưa kịp biến động để nâng tỷ giá hối đoái lên tới mức hợp lý. Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, một trong những điều kiện không thể thiếu được là đòi hỏi ngân hàng phải có dự trữ ngoại tệ đủ lớn để can thiệp vào thị trường khi thật cần thiết.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sau sáu năm thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu xăng dầu của Bộ Quốc phòng và Tổng cục Hậu Cần, Công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ nhập khẩu vượt mức quota do Bộ thương mại cấp và cung ứng toàn bộ nhu cầu xăng dầu cho toàn quân và mở rộng thị trường phục vụ nhu cầu cả nước. Tuy nhiên do tiềm lực của Công ty vẫn còn hạn chế ở nhiều mặt nên thị phần nhập khẩu xăng dầu của Công ty chỉ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn. Nhất là trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới, với cam kết mở cửa thị trường xăng dầu vào năm 2009, Công ty sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức trước xâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài.
Để công ty luôn đủ sức hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh trong tình hình mới điều quan trọng trước tiên đòi hỏi phải thường xuyên tập trung xây dựng Đảng bộ, xây dựng đơn vị thành một khối đoàn kết thống nhất vững mạnh hoàn toàn. Trong xu hướng mở rộng sản xuất kinh doanh, Công ty phải thực sự nhạy bén với thị trường, không ngừng đổi mới phương pháp tổ chức và quản lý sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn, phù hợp với xu hướng phát triển kinh doanh từng thời kỳ. Mỗi cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên công ty cần tích cực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, ra sức xây dựng Công ty vững mạnh, toàn diện, góp phần cùng toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong thời kỳ cả nước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo kinh tế Việt Nam 2014 – Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương 2015 – NXB Lý luận chính trị.
Báo cáo tổng hợp năm 2014, 2015, 2016 của Tổng công ty xăng dầu Quân đội.
Đỗ Đức Bình – Nguyễn Thường Lạng (2013), Giáo trình Kinh tế Quốc tế - Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế.
Giáo trình Kinh doanh quốc tế - Khoa kinh tế và kinh doanh Quốc tế.
Võ Thanh Thu, Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Thống kê 2014
Vũ Hữu Tửu, Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, NXB Giáo dục 2015
Tạp chí Công nghiệp thương mại tháng 5/2015, 7/2015, 2/2016
Tạp chí Dầu khí tháng 10/2014, 7/2015, 1/2016, 3/2016
Tạp chí Thời báo kinh tế Việt Nam tháng 3/2016, 4/2016
Tạp chí Thương mại tháng 5/2015, 7/2015, 2/2016
Tạp chí Tổng công ty dầu khí Việt Nam (2014). “Cơ chế tham gia phân phối và giá bán của Công ty liên doanh lọc hoá dầu Nghi Sơn”
CÁC TRANG WEB
http:// www.mof.gov.vn
http:// www.vnn.vn
http:// www.thanhnien.com.vn
http:// www.vneconomy.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_hoan_thien_quan_tri_nhap_khau_xang_dau_quan_doi_2016_2020_8253.docx