Luận văn Hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Quản lý NSNN luôn là vấn đề cần được coi trọng và ngày càng được hoàn thiện để khai thác và sử dụng nguồn vốn ngân sách có hiệu quả, tiết kiệm. Quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Song vẫn còn những hạn chế cần phải hoàn thiện trong công tác quản lý NSNN hướng vào phát huy tính năng động chỉ đạo của chính quyền và các bên liên quan trong quản lý NSNN địa phương trong sự thống nhất theo Luật NSNN

pdf114 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3068 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiến lược con người, giải quyết những vấn đề chính sách xã hội, đáp ứng nhu cầu quốc phòng an ninh và quản lý nhà nước để đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước [4]. 3.1.2.2. Quản lý NSNN phải thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững Muốn có một nền kinh tế tăng trưởng cần phải có ba yếu tố: Lao động, vốn và công nghệ. Nước ta nói chung và Quảng Ngãi nói riêng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nguồn lao động dồi dào nhưng vốn và công nghệ thì khan hiếm. Điều chúng ta thiếu là cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và công nghệ tiên tiến, nơi kết hợp các yếu tố để sản xuất và được thị trường chấp nhận. - Công cụ NSNN đối với giải pháp này là: Cơ cấu lại NSNN, gồm cơ cấu thu, chi; trong đó điều chỉnh cơ cấu chi NSNN theo hướng giảm các khoản chi cho tiêu dùng xét ra chưa cần thiết, tăng tỷ lệ cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Thu NSNN bằng nhiều nguồn, nhiều phương pháp khác nhau vừa động viên, định hướng sản xuất - kinh doanh, vừa đảm bảo vốn thực hiện các nhiệm vụ, ưu tiên chi đầu tư. - Chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là khoản chi quan trọng đối với nước ta khi nền kinh tế có xuất phát điểm thấp; sẽ góp phần đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh, sắp xếp lại các DNNN, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn… tạo thêm nguồn sản phẩm cho xây dựng, kích thích cung hàng hóa và dịch vụ tăng lên, bồi dưỡng và tạo nguồn thu lâu dài. Thực hiện hỗ trợ cho sản xuất, kinh doanh tập trung cho hoạt động sản xuất sản phẩm, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp để xuất khẩu; hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến thương mại, sắp xếp lại DNNN, hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước [40]. Mỗi một diễn biến về quy mô, về kết cấu hoặc mỗi sự thay đổi trong thực tế chu, chi NSNN sẽ tạo ra các động thái kinh tế tác động đến quan hệ cung - cầu, tác động đến mọi mặt hoạt động kinh tế và tăng trưởng. Trong quá trình chuyển đổi, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì sự tác động của chính sách NSNN càng nhạy bén hơn. Chính vì thế mà cần thiết phải chú trọng đề cao quan điểm và phương pháp sử dụng công cụ NSNN trong quá trình phát triển. Một chính sách NSNN tích cực sẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững. 3.1.2.3. Quản lý NSNN phải gắn với hội nhập kinh tế, tài chính quốc tế Về mặt đối ngoại, chính sách ngân sách phải xác định được xu hướng vận động tất yếu của nền tài chính nước ta đặt trong bối cảnh khách quan của toàn cầu hóa và hội nhập tài chính kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ để có giải pháp ứng phó thích hợp. - Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho mục tiêu tăng trưởng nhanh xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ có chất lượng và hàm lượng chế biến cao; đảm bảo nguồn tài chính đối ứng kịp thời nhằm thu hút và giải ngân nhanh nguồn vốn, công nghệ từ bên ngoài; hội nhập tài chính an toàn và có hiệu quả trong thương hàng hóa và thuế nhập khẩu, dịch vụ tài chính và dịch vụ chuyên môn đối với bảo hiểm, kế toán ngân sách, kiểm toán ngân sách… theo lộ trình đã cam kết; chủ động mở rộng quan hệ hợp tác tài chính đa phương song phương với các nước và các tổ chức tài chính quốc tế [21], [27]. - NSNN phải đảm bảo cho nền kinh tế - tài chính chủ động hội nhập quốc tế một cách hiệu quả theo tốc độ và mức độ hợp lý. Một mặt, chính sách tài khóa không thể không tính trước sức ép dỡ bỏ hàng rào thuế quan và chi thuế quan; không thể không lường trước xu thế mở cửa thị trường các yếu tố sản xuất. Nhưng mặt khác, chính sách tài khóa cũng không tiếp tục lâu sự ôm đồm, bao cấp, bao biện, bảo hộ đối với nền kinh tế [15]. - Chính sách NSNN phải tiến hành các biện pháp, tăng cường sức cạnh tranh của từng nhân tố cấu thành và của toàn bộ nền kinh tế, giảm bớt bảo hộ, cắt giảm ưu đãi, loại bỏ bao biện. Nhưng mặt khác, quá trình cắt giảm đó phải diễn ra có trình tự, dần dần nhưng kiên quyết, đảm bảo thu, chi NSNN không bị tác động đột biến ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế. 3.1.2.4. Quản lý NSNN phải tuân thủ quy trình và hoàn thiện nội dung từng khâu trong quy trình ngân sách Đặt các khâu trong quy trình ngân sách đúng vị trí quan trọng của nó chấm dứt tình trạng tùy tiện khi thực hiện các nội dung trong chương trình. - Hoàn chỉnh ngay hệ thống chính sách, chế độ định mức, tiêu chuẩn về thu, chi và phương pháp lập dự toán ngân sách rõ ràng. Gắn ngân sách với các cơ quan quyền lực các cấp chính quyền trong hoạt động, tăng cường trách nhiệm trong thảo luận ngân sách, chấm dứt tình trạng dùng sức ép cấp trên đối với cấp dưới. - Chuẩn hóa các nguyên tắc cần thiết về chính sách ngân sách, tránh tình trạng thỏa thuận tự do trong điều hành và chấp hành NSNN. Xác định trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng, giao nhiệm vụ quản lý ngân sách quá ít hoặc quá nhiều dẫn đến tình trạng cửa quyền hoặc không có trách nhiệm. - Công tác quyết toán NSNN theo hướng tăng cường trách nhiệm các đơn vị, cơ quan, chính quyền địa phương. Xây dựng nguyên tắc quyết toán từ dưới lên về trình tự, thủ tục và mối quan hệ các cấp, các ngành tham gia quyết toán ngân sách [30]. 3.1.2.5 Quản lý NSNN theo những nguyên tắc phân cấp quản lý trong khuôn khổ pháp lý thống nhất, phát huy hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành - Tăng cường một bước tính tự chủ, xác định rõ ràng và ổn định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của các cấp chính quyền trong liên quan đến thu, chi ngân sách trên cơ sở quản lý thống nhất, có hiệu quả NSNN. NSNN được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, có phân công trách nhiệm, phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp [2]. - Củng cố và tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia trên cơ sở củng cố tiềm lực tài chính Nhà nước trung ương và tiềm lực tài chính của mỗi cấp chính quyền địa phương. - Tăng cường tính công khai, minh bạch và khả năng giám sát của các cấp, các ngành, các đối tượng có liên quan trong huy động và sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà nước. 3.2. Giải pháp chủ yếu hoàn thiện nội dung quy trình và phân cấp quản lý ngân sách ở tỉnh Quảng Ngãi 3.2.1. Về quy trình ngân sách 3.2.1.1. Đổi mới lập dự toán NSĐP Việc lập dự toán NSNN dù ở mức độ tổng hợp hay chi tiết cũng đều nhằm tạo ra một khuôn khổ tài chính phục vụ cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Những yếu tố tác động trong môi trường kinh tế vĩ mô, thể chế hoặc pháp lý, những dự báo về chế độ tăng trưởng kinh tế (GDP), thất nghiệp…nay phải được phân tích và đánh giá một cách thấu đáo trong quá trình lập kế hoạch NSNN [29]. - Quy định lại thẩm quyền quyết định dự toán, phê chuẩn, quyết toán ngân sách NSNN theo hướng Quốc hội chỉ quyết định dự toán, phê chuẩn quyết toán NSTW và phần trợ cấp cho ngân sách cấp dưới, HĐND các cấp địa phương quyết định dự toán và phê chuẩn quyết toán của ngân sách cấp mình. Song song với vấn đề đó, cần đổi mới tổ chức, sắp xếp lại về chức năng, nhiệm vụ của từng cấp chính quyền cho phù hợp với tình hình mới của kinh tế - xã hội. Từ đó, tăng cường điều kiện chủ động và quyền lực của chính quyền địa phương về lĩnh vực tài chính, không còn chờ sự phê duyệt của Quốc hội, sự xem xét của Chính phủ và Bộ Tài chính. Như vậy, đòi hỏi các đại biểu HĐND phải có trình độ am hiểu nhất định về quản lý ngân sách để thảo luận, thông qua ngân sách và điều hành ngân sách. - Quy định rõ hơn và đơn giản quy trình lập dự toán NSNN, về việc thảo luận dự toán NSĐP; giữa cấp trên, cấp dưới. Cải tiến quy trình lập dự NSNN chỉ gồm hai cấp là NSTW và NSĐP; việc lập dự toán các cấp NSĐP do UBND tỉnh tổ chức thực hiện. Cụ thể: + Hàng năm, sau khi Thủ tướng Chính phủ có quy định về lập kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm sau và Bộ Tài chính thông báo cho địa phương số kiểm tra về dự toán thu, chi của địa phương thì Chủ tịch UBND tỉnh lập dự toán NSĐP trình Thường trực HĐND cấp tỉnh xem xét, gửi Bộ Tài Chính có liên quan. UBND tỉnh quy định cụ thể việc lập dự toán ngân sách các cấp ở địa phương. + Tăng thêm quỹ thời gian lập dự toán cần thiết cho các cơ quan ở địa phương, nhất là cấp xã, huyện để có thể hoàn thành dự toán của mình một cách có chất lượng. Thời gian phân bổ NSTW và mức bổ sung từ NSTW cho các địa phương phải thực hiện sớm hơn, khoảng trước ngày 15 tháng 11 năm trước (trước đây là ngày 30 tháng 11) để địa phương có nhiều thời gian hơn triển khai nhiệm vụ phân bổ và giao ngân sách cho từng cấp ngân sách ở địa phương và từng đơn vị. Xóa bỏ tính lồng ghép trong hệ thống NSNN nhằm giảm bớt các khâu, các thủ tục rườm rà, qua đó cũng khắc phục được sự thương lượng "co kéo" giữa các cơ quan trong quá trình lập dự toán. Mở rộng hơn các quyền tự chủ tài chính của các địa phương trên cơ sở hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo trung thực, kịp thời và tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt. + Cải tiến hệ thống chỉ tiêu lập dự toán thu hẹp lại để phù hợp với khả năng và tạo cơ sở cho sự hoán đổi trong điều hành (ví dụ: chỉ lập dự toán theo nhóm, mục), giảm sự cồng kềnh, rõ ràng về mục đích sử dụng; các chỉ tiêu phải tính đến sự biến đổi trong quá trình vận động hoặc sự hữu hiệu cần thiết trong thực tế. Nhưng không nên xây dựng hệ thống chỉ tiêu quá ít định mức mà lại áp dụng cho quá nhiều đối tượng, bao quát quá nhiều nội dung, ít có giá trị phân tích. - Kế hoạch ngân sách thường bị động theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong khi kế hoạch này thường đặt quá cao so với khả năng và yêu cầu đáp ứng của NSĐP; vì vậy, kế hoạch NSNN phải xuất phát từ nhu cầu khách quan của nền kinh tế - xã hội của thị trường, của khu vực sản xuất, kinh doanh. Việc bố trí dự toán chi NSNN phải ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai của các chương trình, dự án và nhiệm vụ thực hiện trong nhiều năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Khắc phục tình trạng bao cấp trong lập, chấp hành ngân sách như cấp trên ép cấp dưới, chi ngân sách chịu nhiều sức ép phi tài chính trong khi điều hành. - Tài liệu thuyết minh dự toán trình HĐND và các cơ quan liên quan nên quy định rõ hệ thống mẫu biểu lập và gửi trước để các đại biểu có đủ thời gian xem xét tìm hiểu ngân sách (trường hợp cần thiết có thể khảo sát nghiên cứu) và có ý kiến thảo luận, bỏ phiếu thông qua ngân sách tại kỳ họp. Bảo đảm điều kiện nghiên cứu, thảo luận, và quyết định ngân sách là việc chống sự hình thức của công tác thẩm định, phê duyệt và phát huy quyền dân chủ cao hơn. - Quy trình lập dự toán từ khâu tổng hợp, lập dự toán các cấp, thảo luận, phân bổ dự toán phải có quy định cụ thể về nội dung công việc, trình tự các bước công việc và thời gian làm việc, khâu sau kế thừa khâu trước, tránh sự vận dụng không thống nhất trong quá trình lập dự toán. 3.2.1.2. Hoàn thiện khâu chấp hành NSĐP - Chủ tịch UBND các cấp và thủ trưởng các ngành hàng năm phải xây dựng kế hoạch kiểm tra NSĐP và của ngành, bên cạnh đó tăng cường giám sát của HĐND các cấp. - Trong việc chấp hành NSNN (tổ chức thu và tổ chức chi), phải tập trung được các khoản thu và chi vào một đầu mối; cấp phát và quản lý các khoản chi lớn như chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi chương trình mục tiêu quốc gia. Chính quyền địa phương nên chỉ đạo ngành tài chính xây dựng quy định quản lý tài chính cụ thể cho các đơn vị; xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm trong việc quyết định chi ngân sách, tránh tình trạng tùy tiện hoặc phân tán nhiều người ra quyết định. - Tổ chức quy trình kế toán quỹ NSNN (KBNN), kế toán các đơn vị hành chính sự nghiệp đổi mới thích ứng với điều kiện kinh tế mở hiện nay theo một số chuẩn mực kế toán quốc tế. Làm sao cho cách tổ chức hạch toán quỹ ngân sách không làm căng thẳng trong điều hành NSĐP. - Cải tiến hình thức, trình tự cấp phát và giải ngân hạn mức kinh phí hiện nay còn lạc hậu, cồng kềnh, mang nặng tính phiền nhiễu, thiếu hiệu quả. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách (bản thân việc quản lý thu, chi theo dự toán, chế độ, định mức…) và hiệu quả sử dụng ngân sách (tác động vĩ mô của các khoản thu, chi ngân sách). Đổi mới phương thức thông báo chi (thường gọi là cấp phát hạn mức kinh phí) theo cách mỗi quý phải lập dự toán chi quý bằng cách: Căn cứ vào dự toán NSNN được giao, đơn vị sử dụng ngân sách phân bổ dự toán chi cho từng quý, đăng ký với KBNN và cơ quan tài chính để bố trí kinh phí. Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách căn cứ vào điều kiện chi ngân sách của đơn vị ra lệnh chuẩn chi ngân sách gởi KBNN. Cách làm này phù hợp với tiến trình cải cách hành chính nhà nước, tăng chủ động cho đơn vị sử dụng ngân sách, giảm bớt nhiều thủ tục phức tạp, rườm rà, qua nhiều công đoạn trùng lặp, đòi hỏi nhiều nhân lực, giấy tờ. 3.2.1.3. Đổi mới quyết toán NSĐP - Cần kéo dài thời gian lập, gửi và phê chuẩn báo cáo quyết toán, để khắc phục tình trạng do quy định thời gian quá chặt chẽ, hạn hẹp nhiều đơn vị quyết toán theo số thực cấp mà không quyết toán theo số thực chi, dẫn đến số liệu tổng hợp quyết toán chung của tỉnh không đảm bảo chính xác. Thủ trưởng các ngành, cơ quan địa phương chịu trách nhiệm về báo cáo quyết toán của đơn vị, cơ quan tài chính chỉ thực hiện chức năng thẩm định và tổng hợp quyết toán đơn vị dự toán cấp I để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền. - Thực hiện chế độ kiểm soát trước, trong và sau khi chi ngân sách thông qua cơ chế phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, KBNN và cơ quan hưởng thụ ngân sách. Cần điều chỉnh lại việc thực hiện cơ chế kiểm soát chi theo hướng tạo điều kiện cho đối tượng thụ động hưởng ngân sách được thuận lợi, chủ động trong điều hành ngân sách của mình, xóa đi những tầng kiểm soát thừa và trùng lắp. Kỹ thuật tổ chức hệ thống kiểm soát thu, kiểm soát chi NSNN và thanh tra tài chính phải được tổ chức thống nhất đồng bộ, tránh tình trạng chống chéo trong kiểm tra, kiểm soát. Chất lượng kiểm tra nâng cao hơn; hiện nay một số nơi chỉ mới dừng lại ở hình thức hợp pháp hóa thủ tục, chứng từ chi, hoặc kiểm soát số lượng, chưa đặt vấn đề kiểm soát hậu quả; chưa thực sự kiểm soát được các nghiệp vụ thu, chi diễn ra có đúng chế độ hay không. Hệ thống thanh tra tài chính, thuế, KBNN cần củng cố về tổ chức, phương pháp nâng cao năng lực nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ thanh tra. Mọi kết luận của thanh tra về sai phạm trong quá trình chấp hành ngân sách phải được xử lý nghiêm túc. - Đổi mới hệ thống ngân sách và quan hệ NSTW với NSĐP, gắn với đổi mới các đơn vị hành chính và chức năng, nhiệm vụ của từng cấp chính quyền, đây là một vấn đề lớn của quốc gia đòi hỏi phải nghiên cứu một cách khoa học toàn diện. - Thực hiện chế độ kiểm toán đối với báo cáo quyết toán ngân sách trước khi trình HĐND phê duyệt. - Quy định thời hạn lập và nộp báo cáo quyết toán các đơn vị dự toán cách ngành, các cấp để cơ quan tài chính có đủ thời gian tổng hợp quyết toán có chất lượng. 3.2.2. Về phân cấp quản lý ngân sách 3.2.2.1. Hoàn thiện nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN Các nguyên tắc cần tôn trọng khi tiến hành phân cấp NSNN, phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa Trung ương và địa phương là: + Thực hiện nguyên tắc quản lý NSNN tập trung, thống nhất đồng thời với việc nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp, các ngành. + Tính hiệu quả, đồng bộ, phát huy tối đa trách nhiệm, năng lực và quyền hành của các ngành, các địa phương. + Đảm bảo bộ máy quản lý hành chính các cấp, các địa phương hoạt động bình thường, có trợ cấp và điều hòa nguồn thu đến các địa phương nghèo. + Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp chính quyền trong quá trình quản lý NSNN. Trung ương chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng ngân sách mà những nghiệp vụ đó có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế, đến cả nước hoặc giữa các khu vực. Địa phương chịu trách nhiệm trên phạm vi địa bàn [15, tr. 149-249]. 3.2.2.2. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các cấp quản lý ngân sách - Tăng cường quyền hạn, trách nhiệm của HĐND địa phương: Về phía Trung ương cần quy định rõ các chỉ tiêu Quốc hội quyết định về dự toán NSNN, song không quá chi tiết phần NSĐP để tăng cường quyền hạn và tính chủ động cho HĐND trong quyết định và phân bổ dự toán NSĐP; điều đó quá phù hợp với đặc điểm và điều kiện với một tỉnh có nguồn thu không cao như tỉnh Quảng Ngãi. HĐND quyết định dự toán thu ngân sách theo Luật Ngân sách và phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong mỗi cấp quản lý ngân sách. Ngoài ra còn quyết định tổng số chi ngân sách trên địa bàn và phê chuẩn quyết toán NSĐP, ban hành một số chế độ thu, chi ngân sách và các khoản đóng góp của nội dung theo quy định của pháp luật. - Phân định nguồn thu: Thu NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi bao gồm: thu nội địa, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu viện trợ không hoàn lại; thu cân đối NSĐP, trong đó: thu NSĐP (bao gồm nguồn thu 100% và nguồn thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm), thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, thu vay để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân cách cấp tỉnh. Sửa đổi việc quy định chi tiết nguồn thu, nhiệm vụ chi trong Luật Ngân sách cho các cấp NSĐP vì nó không phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng địa phương cụ thể, chưa phát huy mạnh vai trò của cơ quan cấp tỉnh trong quản lý ngân sách các cấp. Đồng thời, cũng khắc phục tình trạng quy định chung chung về phân chia nguồn thu gắn NSTW và NSĐP; qua đó, tạo sự minh bạch, rõ ràng về tỷ lệ phân chia, khắc phục được sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm trong kiểm tra, kiểm soát thu và chi. Vì vậy, phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi theo hướng: + Luật nên quy định nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa hai cấp NSTW và NSĐP, giao cho HĐND tỉnh căn cứ phân cấp nhiệm vụ kinh tế - xã hội. + Các nguồn thu gắn với NSTW thì NSTW hưởng 100% như: thu từ dầu thô (vấn đề này ở Quảng Ngãi chỉ mới định hướng tương lai vì hiện nay thực tế chưa có khoản thu này), từ hoạt động xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp...; các nguồn thu gắn với NSĐP thì NSĐP hưởng 100%; các nguồn thu gắn với NSTW và NSĐP thì phân chia Trung ương và địa phương, như: Chuyển thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước thành nguồn thu phân chia giữa Trung ương và địa phương. Đồng thời, đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW và tăng cường nguồn thu cho NSĐP để chủ động xử lý các nhiệm vụ chi gắn với địa phương. + Riêng thu ngân sách xã ngoài các nguồn thu được hưởng theo quy định của HĐND cấp tỉnh, còn được hưởng 100% các khoản thu như: Thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế trước bạ nhà, đất, thuế nhà đất, thuế môn bài thu từ các cá nhân và các hộ kinh doanh. Hoàn thiện chính sách thu ngân sách, trước hết là các sắc thuế chính như: GTGT, thu nhập doanh nghiệp, xuất nhập khẩu. Thực hiện tập trung toàn bộ nguồn thu lớn vào NSTW, các nguồn thu còn lại dành cả (100%) cho NSĐP. Trong đó một số sắc thuế, phí, lệ phí trung ương nên ban hành mức thu theo khung quy định và giao cho HĐND, UBND tỉnh được quy định mức thu cụ thể trong khung quy định. Với quy định này, nguồn thu của ngân sách xã được tăng cường (tăng khoảng 20% so với quy định hiện hành), số xã đảm bảo được chi thường xuyên và có tích lũy đầu tư hạ tầng dự kiến đạt 20% tổng số xã, số xã đảm phần lớn chi thường xuyên được dự kiến đạt 40%, đồng thời sẽ khuyến khích chính quyền xã quan tâm quản lý phát triển nguồn thu trên địa bàn. Bên cạnh đó, chính quyền xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu của ngân sách xã, nhằm tăng cường trách nhiệm, vai trò chủ động của xã, chống thất thu ngân sách và tạo điều kiện tổ chức lại bộ máy ngành thuế. + Loại bỏ dần hình thức phân chia theo tỷ lệ giữa NSTW và NSĐP nhằm tránh những bất đồng, mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa trung ương và địa phương. + Đưa vào trong luật những chủ trương, quan điểm phân cấp nguồn thu đã thống nhất, tạo thế chủ động, ổn định, giảm thủ tục phiền hà không cần thiết chi trung ương và địa phương. - Phân cấp quản lý chi NSĐP: + Về cơ chế ban hành chế độ: Theo Luật NSNN, Trung ương ban hành chính sách chế độ thống nhất trong toàn quốc. Nhưng trên thực tế, nhiều địa phương đã tự ban hành thêm một số chính sách, chế độ phục vụ trực tiếp cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương như phụ cấp cho bí thư chi bộ, hỗ trợ giáo viên mầm non dân lập, thu hút nhân tài... Vì vậy, nên phân cấp cho địa phương được ban hành chế độ, chính sách theo hướng:  Chế độ, chính sách của địa phương mang tính đặc thù của địa phương nhưng phải báo cáo trung ương và được trung ương chấp nhận.  Nguồn ngân sách thực hiện chế độ, chính sách do địa phương ban hành do NSĐP đảm nhận. + Chính phủ quy định lại việc ban hành các chế độ, tiêu chuẩn chi ngân sách thành ba nhóm:  Nhóm chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do Trung ương ban hành để thực hiện thống nhất cả nước (như chính sách tiền lương, phụ cấp đối với gia đình chính sách...).  Nhóm chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do Trung ương quy định khung, HĐND cấp tỉnh quyết định cụ thể cho phù hợp với đặc thù của địa phương.  Nhóm chế độ, tiêu chuẩn, định mức đặc thù của địa phương do HĐND tỉnh quy định phù hợp với thực tế và khả năng ngân sách của địa phương sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính. + HĐND quyết định phân bổ ngân sách cấp mình với các chỉ tiêu:  Tổng số chi và theo từng lĩnh vực chi.  Dự toán chi ngân sách từng cơ quan, đơn vị trực thuộc theo từng lĩnh vực chi.  Mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới gồm: bổ sung cân đối ngân sách (trong đó bổ sung cân đối chi thường xuyên, bổ sung cân đối chi đầu tư phát triển). + Đối với chi thường xuyên chi bố trí trong dự toán ngân sách được giao, hạn chế việc tạm ứng hay cho vay ngân sách. Cùng với cuộc cải cách hành chính nhà nước toàn diện, tỉnh đang có chủ trương thực hiện mô hình khoán chi hành chính, qua đó từng bước nâng cao trách nhiệm của các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Phân định rõ phạm vi, nhiệm vụ, trách nhiệm giữa KBNN và cơ quan tài chính trong kiểm soát chi ngân sách, đó là không những kiểm soát trước, trong và kể cả sau khi cấp phát để đánh giá hiệu quả việc sử dụng kinh phí, khắc phục tình trạng ùn đẩy trách nhiệm trong kiểm tra, kiểm soát; đồng thời chấm dứt tình trạng một đơn vị không thể có nhiều kênh cấp phát ngân sách khác nhau. - Chi hành chính sự nghiệp: Những khoản chi thường xuyên ở các đơn vị hành chính sự nghiệp cần từng bước chuyển đổi cơ cấu quản lý theo hướng sau: + Thực hiện cơ chế khoán chi gắn với nhiệm vụ thu đối với đơn vị sự nghiệp có thu, nghiên cứu ban hành cơ chế trả lương từ nguồn thu gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp. Tiếp tục thực hiện chủ trương khoán chi hành chính với khoán biên chế đối với cơ quan quản lý nhà nước. + Quy định thống nhất chi trả hệ thống giáo dục nhà trẻ, mẫu giáo một đầu mối, không thể để tình trạng có nơi do ngân sách tỉnh đảm nhiệm, có nơi do ngân sách xã hỗ trợ. + Đối với dịch vụ cây trồng, vật nuôi, thú y, sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao cần có quy định cho các cấp chính quyền, cấp nào được giao nhiệm vụ gì thì phải có kinh phí thực hiện cấp mình. - Cơ chế phân cấp cấp phát kinh phí ủy quyền: Thực chất của cơ chế này là một việc do hai cấp ngân sách cùng thực hiện. Để cải cách hành chính nên bỏ cơ chế này, tạo điều kiện ngân sách cấp dưới kiểm soát được các khâu trước, trong và sau khi cấp phát, hơn nữa một khoản chi lại do hai cấp ngân sách đảm nhiệm sẽ tạo nhiều đầu mối gây khó khăn cho đơn vị, ngân sách cấp dưới chỉ làm hộ, còn ngân sách cấp trên thì đã quỷ quyền trách nhiệm với khoản kinh phí này giảm đi rất nhiều, mặt khác, đối tượng được cấp phát lại do cấp dưới trực tiếp quản lý, theo dõi. Vì thế, khoản nào trung ương không quản lý được nên phân cấp cân đối cho địa phương quản lý cấp phát. - Chi đầu tư XDCB: Nâng cao vai trò chủ động của cơ quan tài chính trong việc thẩm định các dự án, thực hiện phân bổ vốn ngân sách hợp lý nhằm khắc phục tình trạng "vốn chờ công trình". Đối với những công trình dân dụng, cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện có quy mô vốn không lớn (dưới 1 tỷ đồng) và yêu cầu kỹ thuật không quá phức tạp, các huyện có thể trình UBND tỉnh ra quyết định phân cấp quản lý chi đầu tư phát triển cho ngân sách từng huyện đồng bộ từ khâu duyệt dự án thiết kế đến quá trình quản lý cấp phát và quyết toán. Cần bố trí vốn đầu tư một cách tập trung theo thứ tự ưu tiên, không dàn mỏng mang tính đồng đều, chấm dứt tình trạng tạm ứng vốn đầu tư quá nhiều cho nhà thầu khi chưa có khối lượng công trình thanh toán. UBND tỉnh cần ban hành quy định phân cấp quản lý giữa các ngành, huyện, xã nhiệm vụ quản lý duy trì, sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường liên huyện, xã, thôn, hệ thống thủy lợi, trường học, cơ sở y tế để phân định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm trong quản lý cấp phát vốn đầu tư. 3.2.2.3. Đổi mới cơ chế cấp phát và cân đối ngân sách phù hợp - Theo Luật NSNN, việc cấp phát cho đơn vị hành chính sự nghiệp chủ yếu cấp bằng hạn mức kinh phí hàng quý và phân cấp cho hai cơ quan đảm nhận là tài chính và KBNN. Trong xu thế cải cách hành chính hiện nay nên sửa đổi theo hướng sau: + Bỏ hình thức cấp hạn mức kinh phí, thay vào đó là cấp theo dự toán năm được duyệt do cơ quan tài chính chuyển sang KBNN để kho bạc cho đơn vị rút tiền các đợt trong năm theo bản dự toán đó. + Việc chi tiêu cụ thể cho đơn vị chủ yếu do cơ quan KBNN đảm nhận, cơ quan tài chính chỉ thực hiện khâu dự toán. Làm như vậy sẽ giảm đầu mỗi cấp phát và giảm số lần cấp phát ở cơ quan tài chính. Đặc biệt các đơn vị khoán chi hành chính càng thực hiện cơ chế cấp phát này một cách thuận lợi. - Đổi mới cơ chế cân đối ngân sách: Theo luật NSNN, được cân đối theo cơ chế tổng số chi không vượt quá tổng số thu nhằm đảm bảo ổn định. Nhưng trong xu thế mở cửa hội nhập, liên doanh, liên kết thì cơ chế này đã trói buộc nguồn thu để tăng chi cho NSĐP, hạn chế khai thác các nguồn lực của NSĐP, nhất là tỉnh Quảng Ngãi luôn có nhu cầu chi lớn hơn thu. Vì vậy, xuất phát từ thực tế, cơ chế cân đối không nên bó hẹp chi bằng thu, mà chi có thể lớn hơn thu, NSĐP có thể đi vay trong nước và nước ngoài với điều kiện có sự quản lý của Chính phủ để tăng thu đảm bảo chi. Ngoài ra, phải sử dụng thống nhất, ổn định, mang tính hiện đại chính sách và cơ sở pháp lý tài chính nói chung và ngân sách nói riêng mới đảm bảo cơ cấu chi không dàn trải, bao biện, hiệu quả thấp, khắc phục các tệ nạn tiêu cực trong quản lý ngân sách [17, tr. 33-34]. Chỉ tiêu NSNN được cơ cấu lại theo hướng tiếp tục xóa bao cấp trong chi ngân sách, tăng chi đầu tư phát triển, xóa đói, giảm nghèo, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế... 3.2.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp 3.2.3.1. Hoàn thiện Luật NSNN và các văn bản pháp quy - Hoàn thiện hệ thống luật nhà nước nói chung, Luật NSNN nhằm đảm bảo phát triển NSNN vững chắc, trên cơ sở tăng quyền chủ động, trách nhiệm của địa phương và các ngành trong quản lý tài chính - ngân sách đã được phân cấp. Hoàn chỉnh một hệ thống các văn bản pháp quy về lĩnh vực tài chính - ngân sách mang tính chất đồng bộ, tăng cường trách nhiệm của các chủ thể kinh tế - xã hội trong hoạt động ngân sách, có cơ chế thưởng phạt rõ ràng, nghiêm minh để có thể lành mạnh hóa các quan hệ tài chính trong mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội. - Đẩy nhanh cải cách hành chính trong quản lý ngân sách phù hợp với tiến trình cải cách hành chính của Nhà nước, xây dựng nền tài chính lành mạnh công khai, minh bạch, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, thực hiện chế độ trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, chủ động đáp ứng các yêu cầu mới đặt ra trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn phát triển tới. - Quản lý tập trung thống nhất NSNN, đảm bảo vai trò của NSTW để thực hiện những nhiệm vụ chiến lược của đất nước, đi đôi với việc tăng cường phân cấp quản lý, tạo thế chủ động, trách nhiệm cho NSĐP để giải quyết kịp thời, hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. - Phân định rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NSTW với NSĐP theo hướng gắn với hoạt động kinh tế - xã hội của từng cấp, nhằm làm tăng quyền chủ động trong quá trình quản lý điều hành ngân sách phục vụ nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương, đơn vi trong quản lý ngân sách. Luật NSNN và các văn bản pháp quy liên quan đến ngân sách phù hợp sẽ tạo thành hành lang định hướng lớn, chắc chắn cho hoạt động NSĐP phát triển vững chắc. 3.2.3.2. Kiện toán bộ máy và nâng cao trình độ cán bộ quản lý ngân sách các cấp - Kiện toàn bộ máy quản lý NSNN nhằm tăng cường quản lý có hiệu quả NSNN trên địa bàn theo hướng: + Xây dựng bộ máy quản lý NSNN có trách nhiệm, quyền hạn trong nội bộ hệ thống dọc của cơ cấu bộ máy và các quy định quan hệ ngang với các tổ chức, đơn vị ở địa phương để phối hợp đồng bộ quản lý NSNN. + Bộ máy quản lý NSNN gọn nhẹ theo tinh thần cải cách hành chính nhưng làm việc có hiệu quả, tổ chức cơ cấu các bộ phận quản lý hợp lý với số cán bộ có năng lực và số lượng vừa đủ. + Trên cơ sở phân cấp nguồn thu giữa NSTW và NSĐP, nên tổ chức hệ thống thu thành hai bộ phận độc lập là bộ máy thu thuế trung ương và bộ máy thu thuế địa phương. Cách phân chia như vậy sẽ phát huy được trách nhiệm của địa phương, phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn. + Trang bị các điều kiện, phương tiện kỹ thuật hiện đại cần thiết cho bộ máy quản lý NSNN hoạt động. - Nâng cao trình độ quản lý ngân sách các cấp: + Cán bộ quản lý ngân sách phải được đào tạo, nghiên cứu về lĩnh vực tài chính có hệ thống và được biên chế đầy đủ các cấp ngân sách. Trong quá trình làm việc phải có chủ trương khuyến khích tự đào tạo và đào tạo lại bằng nhiều hình thức, nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ có khả năng ứng phó nhanh nhạy, xử lý công việc và tham mưu cho các cấp lãnh đạo điều hành NSNN địa phương kịp thời đúng hướng. Cũng lưu ý là các đại biểu các cấp chính quyền cũng phải có trình độ am hiểu về NSNN, kết hợp điều hành chỉ đạo thống nhất cả hệ thống NSĐP mới có hiệu quả. Tiêu chuẩn hóa từng chức danh viên chức ngành tài chính và yêu cầu sử dụng cán bộ. + Cán bộ quản lý NSNN phải phẩm chất đạo đức tốt, lập trường, tư tưởng vững vàng, trung thực, có tinh thần trách nhiệm cao, biết làm chủ kỹ thuật, nghiên cứu khoa học phục vụ quản lý ngân sách. + Tỉnh phải có chính sách thu hút chuyên gia giỏi, đầu tư cho việc đào tạo các nghành nghề, trong đó có ngành tài chính. 3.2.3.3. Phối hợp thống nhất giữa các cấp chính quyền và các cơ quan ban, ngành trong tỉnh về quản lý NSNN - Trước tiên phải quán triệt rộng rãi trong các cơ quan nhà nước và nhân dân về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi đối với NSNN, tăng cường trách nhiệm của các chủ thể kinh tế đối với NSNN. - Ngoài những quy định của Luật NSNN và những vấn đề hướng dẫn của các văn bản pháp quy trong quản lý NSNN của Nhà nước Trung ương ban hành, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong quản lý ngân sách cũng phái có những quy định riêng chi việc quản lý ngân sách phù hợp với cấp ngân sách của mình, nhưng không trái với luật và các văn bản khác của Nhà nước Trung ương. Đồng thời, các cấp quản lý NSĐP phải xây dựng một cơ chế quản lý điều hành ngân sách đồng bộ từ khâu lập, chấp hành và quyết toán ngân sách đến việc tổ chức thu, chi. Phối hợp chặt chẽ trong khâu kiểm tra, kiểm soát ngân sách, đối chiếu, đôn đốc, tuyên truyền động viên, khen thưởng, kỷ luật trong chấp hành ngân sách. - Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương trong lĩnh vực ngân sách, về phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách. Mỗi cấp, mỗi ngành có nhiệm vụ xuyên suốt nhưng có quan hệ gắn kết với nhau và không cản trở nhau trong hoạt động NSĐP. Kết luận Quản lý NSNN luôn là vấn đề cần được coi trọng và ngày càng được hoàn thiện để khai thác và sử dụng nguồn vốn ngân sách có hiệu quả, tiết kiệm. Quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Song vẫn còn những hạn chế cần phải hoàn thiện trong công tác quản lý NSNN hướng vào phát huy tính năng động chỉ đạo của chính quyền và các bên liên quan trong quản lý NSNN địa phương trong sự thống nhất theo Luật NSNN. Từ những nội dung nghiên cứu, luận văn đã đạt được mục tiêu và những nhiệm vụ cơ bản sau đây: Một là, hệ thống hoá cơ sở lý luận về NSNN và nội dung quy trình, phân cấp quản lý NSNN nói chung; NSNN ở địa phương nói riêng. Luận văn đã phân tích và làm rõ những yêu cầu cơ bản phải hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý NSNN đáp ứng yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay. Hai là, Thông qua việc tập hợp số liệu, tư liệu và khảo sát thực tiễn trên địa bàn nghiên cứu, luận văn đã phân tích các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội; đặc điểm thu, chi NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong phạm vi thời gian từ 1998 đến 2001. Trên cơ sở đó, đi sâu phân tích thực trạng tổ chức quy trình và phân cấp quản lý NSNN của tỉnh, rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế - tồn tại và nguyên nhân. Ba là, trên cơ sở phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2002 - 2005, luận văn đã đề xuất phương hướng quản lý NSNN và các giải pháp hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý NSNN của tỉnh Quảng Ngãi. Các giải pháp đã dựa vào định hướng phát triển, định hướng quản lý và khắc phục các mặt tồn tại trong việc tổ chức quy trình và phân cấp quản lý NSNN hiện nay. Tuy nhiên trong quá trình đổi mới kinh tế - xã hội, không có chính sách và giải pháp nào đúng đắn vĩnh viễn qua các thời kỳ, mà chỉ có sự nhận thức của con người phải luôn đổi mới cho phù hợp bối cảnh thay đổi của kinh tế - xã hội, vì vậy cần phải luôn có nhận thức đầy đủ hơn về NSNN mới có thể quản lý NSNN theo kịp yêu cầu của quá trình đổi mới và có hiệu quả. Quản lý NSNN ở Quảng Ngãi một mặt phải rút ra những bài học kinh nghiệm, khắc phục khiếm khuyết tồn đọng, mặt khác phải tiếp tục hoàn thiện giải pháp quản lý ngân sách trên địa bàn để hoàn thành nhiệm vụ chiến lược kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm đến. Trong khuôn khổ luận văn này, mặc dù đã có nhiều cố gắng tập trung đi sâu hai nội dung quan trọng của quản lý NSNN, nhưng do thời gian còn hạn hẹp, trình độ nghiên cứu có hạn chế chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong được các nhà khoa học, các nhà quản lý và các bạn đồng nghiệp góp ý để luận văn được hoàn chỉnh, góp phần thiết thực cho quản lý trong thực tiễn ở Quảng Ngãi hiện nay. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Bộ Tài chính (1996), Hướng dẫn Luật NSNN, Nxb Tài chính, Hà Nội. 2. Bộ Tài chính (1996), Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội. 3. Bộ Tài chính (1997), Văn bản hướng dẫn thực hiện Luật NSNN, Nxb Tài chính, Hà Nội. 4. Bộ Tài chính (1997), Hướng dẫn quản lý thu, chi ngân sách xã, thị trấn, phường, Nxb Tài chính, Hà Nội. 5. Bộ Tài chính (1998), Hướng dẫn thực hiện Luật NSNN, Hà Nội. 6. Bộ Lao động (2001), Những quy định pháp luật về tài chính, ngân sách xã, phường, thị trấn, Nxb Lao động, Hà Nội. 7. Chính Phủ (1996), Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ về phân cấp quản lý lập, chấp hành và quyết toán NSNN, Hà Nội. 8. Cục Thống kê Quảng Ngãi (2001), Niên giám thống kê 1996 - 2000, Nxb Thống kê, Hà Nội. 9. Đặng Đức Đạm (1997), Đổi mới kinh tế Việt Nam - thực trạng và triển vọng, tr. 185. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVI, Quảng Ngãi. 12. Võ Đình Hảo (1992), Quản lý NSNN ở Việt Nam và các nước, Nxb Tài chính, Hà Nội. 13. Trương Mộc Lâm (1993), Tài chính học, tr. 29. 14. Nguyễn Công Nghiệp (1991), Thực trạng và xu hướng cải cách NSNN và NSĐP ở các nước tư bản phát triển, Nxb Tài chính, Hà Nội. 15. Bùi Đường Nghiêu (2000), Đổi mới chính sách tài khóa đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, tr. 149, 249. 16. Tào Hữu Phùng - Nguyễn Công Nghiệp (1992), Đổi mới NSNN, tr. 8-13- 20-190. 17. Tào Hữu Phùng (2001), "Phân cấp NSNN trong Luật NSNN: Một số cơ chế cần sửa đổi bổ sung", Tài chính, (9), tr. 33-34. 18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX (1996), Luật NSNN, tr. 31. 19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X (1998), Luật NSNN, tr. 19-20. 20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X (1998), Luật sửa đổi một số điều của Luật NSNN, tr. 32. 21. Đào Xuân Sâm (2000), Viết theo dòng đổi mới tư duy kinh tế, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 22. Sở Tài chính - vật giá Quảng Ngãi (1997), Báo cáo kết quả thực hiện thu, chi NSNN năm 1997, Quảng Ngãi. 23. Sở Tài chính - vật giá Quảng Ngãi (1998), Báo cáo kết quả thực hiện thu, chi NSNN năm 1998, Quảng Ngãi. 24. Sở Tài chính - vật giá Quảng Ngãi (1999), Báo cáo kết quả thực hiện thu, chi NSNN năm 1999, Quảng Ngãi. 25. Sở Tài chính - vật giá Quảng Ngãi (2000), Báo cáo kết quả thực hiện thu, chi NSNN năm 2000, Quảng Ngãi. 26. Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội (1992), Ngân sách nhà nước, tr. 347-351- 352-356. 27. Trường Đại học nhân dân Trung Hoa (1999), Cải cách kinh tế, tài chính Việt Nam và Trung Quốc - Thành tựu và triển vọng, Nxb Tài chính, Hà Nội. 28. Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội (1999), Quản lý tài chính nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội. 29. Nguyễn Minh Tân (2000), Tài chính Việt Nam thực trạng và giải pháp (giai đoạn 1991 - 2000), Nxb Tài chính, Hà Nội. 30. Nguyễn Minh Tân (2001), Đổi mới quy trình lập, chấp hành, quyết toán NSNN, Nxb Tài chính, Hà Nội. 31. Nguyễn Minh Tú (2001), Một số vấn đề cơ bản về đổi mới quản lý kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Nguyễn Lương Thăng (2000), Đổi mới phân cấp NSNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 33. Phạm Thị Hồng Thủy (2000), Một số vấn đề đổi mới quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 34. UBND tỉnh Quảng Ngãi (1997), Quyết định của UBND tỉnh Quảng Ngãi về cơ chế và biện pháp điều hành thu, chi NSNN 1997, Quảng Ngãi. 35. UBND tỉnh Quảng Ngãi (1998), Quyết định của UBND tỉnh Quảng Ngãi về cơ chế và biện pháp điều hành thu, chi NSNN 1998, Quảng Ngãi. 36. UBND tỉnh Quảng Ngãi (1999), Quyết định của UBND tỉnh Quảng Ngãi về cơ chế và biện pháp điều hành thu, chi NSNN 1999, Quảng Ngãi. 37. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2000), Quyết định của UBND tỉnh Quảng Ngãi về cơ chế và biện pháp điều hành thu, chi NSNN 2000, Quảng Ngãi. 38. UBND tỉnh Quảng Ngãi (1999), Chiến lược tài chính giai đoạn 2001 - 2010, Quảng Ngãi. 39. Viện Nghiên cứu Tài chính (1992), Những luận cứ khoa học của việc đổi mới chính sách và cơ chế quản lý NSNN ở nước ta, Nxb Thống kê, Hà Nội. 40. Viện Nghiên cứu Tài chính (1998), Tiếp tục đổi mới chính sách tài chính phục vụ mục tiêu tăng trưởng, Nxb Tài chính, Hà Nội. 41. Viện Nghiên cứu Tài chính (2000), Kế hoạch tài chính 5 năm 2001 - 2005, Nxb Tài chính, Hà Nội. phụ lục Phụ lục 1: Thu ngân sách Nhà nước ĐVT: Triệu đồng 1998 1999 2000 2001 Tổng thu 401.095 464.847 663.807 897.106 A- Thu trên địa bàn 186.554 196.213 210.485 226.138 Trong đó: - Thu DNNN Trung ưong 78.891 81.543 67.266 52.324 - Thu DNNN địa phương - Thu thuế, công, thương ngoài quốc doanh 12.599 9.849 9.245 11.829 - Thu thuế sử dụng đất nông nghiệp 28.901 30.095 32.538 38.594 - Thu tiền sử dụng đất 12.554 13.518 13.429 807 - Thu thuế nhà đất - Các khoản phí và lệ phí 3.297 2.162 2.734 3.027 B- Thu bổ sung từ ngân sách 1.695 1.593 1.838 1.570 Trung ương 5.379 5.790 6.278 6.620 214.541 268.634 453.322 670.968 Phụ lục 2: Chi ngân sách nhà nước ĐVT: Triệu đồng 1998 1999 2000 2001 Chi ngân sách địa phương 359.977 403.552 658.230 793.850 Trong đó: I. Chi đầu tư XDCB 81.371 105.687 124.383 249.777 II. Chi thường xuyên 276.526 295.765 532.540 542.774 Trong đó: 1. Chi trợ giá các mặt hàng 1.820 1.403 9.018 3.414 2. Chi sự nghiệp kinh tế 36.870 31.729 41.875 47.345 3. Nghiên cứu khoa hoạc công nghệ và môi trường 2.280 3.045 4.014 6.762 4. y Tế 25.909 37.163 43.030 42.449 5. Giáo dục 108.714 112.870 140.268 143.256 6. Văn hoá, TDTT 11.140 9.440 22.735 14.746 7. Đảm bảo xã hội 9.260 10.420 17.578 24.685 8. Chi quản lý hành chính 42.721 55.398 85.076 71.032 9. An ninh quốc phòng 4.900 8.283 11.646 11.209 Phụ lục 3: Tổng giá trị sản xuất (Theo giá thực tế) ĐVT: Triệu đồng 1998 1999 2000 2001 Tổng số 3.799.83 6 5.050.56 4 5.438.18 7 6.205.64 1 1. Phân theo cấp quản lý - Trung ương 606.923 1.089.23 5 1.227.57 2 1.295.19 1 - Địa phương 3.192.91 3 3.961.32 9 4.210.61 5 4.910.45 0 2. Phân theo thành phần kinh tế - Kinh tế Nhà nước 962.871 1.493.68 4 1.650.06 2 1.811.77 7 Trong đó: - Kinh tế Nhà nước ĐP 355.948 404.449 422.490 516.586 - Kinh tế ngoài Nhà nước 2.836.96 5 3.556.88 0 3.788.12 5 4.393.86 4 3. Phân theo khu vực kinh tế * Khu vực I: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản 1.636.44 1 1.967.31 0 2.052.48 7 2.114.16 3 - Nông nghiệp 1.264.97 5 1.493.51 7 1.499.61 8 1.480.78 4 - Lâm nghiệp 79.498 87.568 95.965 89.040 - Thuỷ sản 291.968 386.225 456.904 544.339 * Khu vực II: Công nghiệp, XDCB 1.040.77 9 1.636.81 5 1.813.30 7 2.350.11 3 - Công nghiệp 774.878 1.033.30 9 972.145 1.316.01 9 Trong đó: Công nghiệp chế biến 1.024.86 5 963.484 904.411 1.237.46 0 - XDCB 348.561 603.506 841.162 1.034.09 4 * Khu vực III: Dịch vụ 1.331.79 0 1.446.43 9 1.572.39 3 1.741.36 5 Trong đó: - Thương nghiệp, sửa chữa 267.810 276.725 276.780 285.563 - Khách sạn, nhà hàng 255.596 263.859 305.344 382.202 - Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 141.858 150.693 172.809 189.930 - Tài chính, tín dụng 38.528 46.565 50.120 52.126 - HĐ liên quan đến KD tài sản và DV tư vấn 314.015 364.086 399.662 426.247 - QLNN, ANQP, giáo dục, y tế, văn hoá, TDTT 254.367 282.596 297.157 325.787 - Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 28.426 29.369 33.774 39.935 Phụ lục 4: cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh (Theo giá thực tế) ĐVT: Triệu đồng 1998 1999 2000 2001 Tổng số 100 100 100 100 1. Phân theo cấp quản lý - Trung ương 14,24 14,78 15,16 15,14 - Địa phương 87,21 85,22 84,84 84,86 2. Phân theo thành phần kinh tế - Kinh tế Nhà nước 23,53 23,06 23,55 24,28 Trong đó: - Kinh tế Nhà nước ĐP 9,29 8,28 8,39 9,15 - Kinh tế ngoài Nhà nước 76,47 76,94 76,45 75,72 3. Phân theo khu vực kinh tế * Khu vực I: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản 44,52 44,40 43,25 40,19 - Nông nghiệp 32,97 33,12 31,30 27,95 - Lâm nghiệp 2,41 2,15 2,13 1,67 - Thuỷ sản 9,13 9,13 9,82 10,57 * Khu vực II: Công nghiệp, XDCB 17,85 19,31 20,17 22,96 - Công nghiệp 13,94 13,22 12,29 14,39 Trong đó: Công nghiệp chế biến 12,72 11,87 11,09 13,16 - XDCB 3,91 6,29 7,88 8,57 * Khu vực III: Dịch vụ 37,39 36,28 36,58 36,85 Trong đó: - Thương nghiệp, sửa chữa 9,39 8,68 8,15 7,44 - Khách sạn, nhà hàng 4,92 4,62 5,05 5,69 - Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 2,70 2,57 2,83 3,19 - Tài chính, tín dụng 1,40 1,29 1,24 1,12 - HĐ liên quan đến KD tài sản và DV tư vấn 10,15 11,49 11,48 11,02 - QLNN, ANQP, giáo dục, y tế, văn hoá, TDTT 6,60 6,48 6,43 6,90 - Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 0,66 0,75 0,77 0,87 Phụ lục 5: Tổng sản phẩm trong tỉnh (Theo giá thực tế) ĐVT: Triệu đồng 1998 1999 2000 2001 Tổng số 2.430.03 8 2.748.42 1 2.920.17 9 3.229.74 5 1. Phân theo cấp quản lý - Trung ương 345.978 406.273 442.759 488.937 - Địa phương 2.084.06 0 2.342.14 8 2.477.42 0 2.740.80 8 2. Phân theo thành phần kinh tế - Kinh tế Nhà nước 571.781 633.851 687.669 784.324 Trong đó: - Kinh tế Nhà nước ĐP 225.803 227.578 244.910 295.387 - Kinh tế ngoài Nhà nước 1.858.25 7 2.114.57 0 2.232.51 0 2.445.42 1 3. Phân theo khu vực kinh tế * Khu vực I: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản 1.081.74 9 1.220.40 3 1.262.86 2 1.297.95 8 - Nông nghiệp 801.222 910.298 914.017 902.566 - Lâm nghiệp 58.595 59.217 62.130 54.084 - Thuỷ sản 221.932 250.888 286.715 341.308 * Khu vực II: Công nghiệp, XDCB 433.786 530.767 589.039 741.687 - Công nghiệp 338.719 363.323 358.925 464.880 Trong đó: Công nghiệp chế biến 309.010 326.271 323.974 425.170 - XDCB 95.067 167.444 230.114 276.807 * Khu vực III: Dịch vụ 908.561 997.251 1.068.27 8 1.090.10 0 Trong đó: - Thương nghiệp, sửa chữa 228.283 238.667 237.954 240.451 - Khách sạn, nhà hàng 119.615 126.899 147.394 183.708 - Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 65.603 70.599 82.751 103.115 - Tài chính, tín dụng 33.939 35.469 36.170 36.085 - HĐ liên quan đến KD tài sản và DV tư vấn 274.725 311.005 335.378 356.047 - QLNN, ANQP, giáo dục, y tế, văn hoá, TDTT 160.421 178.230 187.778 222.738 - Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 15.998 20.635 22.567 27.956 Phụ lục 6: Chỉ số phát triển tổng sản phẩm trong tỉnh (Theo giá so sánh 1994) ĐVT: % 1998 1999 2000 2001 Tổng số 109,03 108,06 106,80 108,49 1. Phân theo cấp quản lý - Trung ương 115,76 124,62 112,95 103,93 - Địa phương 108,03 105,40 105,64 109,42 2. Phân theo thành phần kinh tế - Kinh tế Nhà nước 111,82 113,63 110,63 107,80 Trong đó: - Kinh tế Nhà nước ĐP 106,23 96,66 106,02 116,02 - Kinh tế ngoài Nhà nước 108,24 106,42 105,60 108,72 3. Phân theo khu vực kinh tế * Khu vực I: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản 103,93 105,42 107,38 103,80 - Nông nghiệp 101,56 104,10 106,00 102,10 - Lâm nghiệp 102,36 97,46 103,54 94,64 - Thuỷ sản 113,69 112,50 112,87 114,24 * Khu vực II: Công nghiệp, XDCB 117,25 118,56 108,50 118,64 - Công nghiệp 114,32 106,33 102,10 119,01 Trong đó: Công nghiệp chế biến 113,30 105,38 102,82 118,42 - XDCB 106,03 164,55 124,03 117,92 * Khu vực III: Dịch vụ 111,57 107,02 105,13 108,90 Trong đó: - Thương nghiệp, sửa chữa 111,88 101,30 98,53 95,88 - Khách sạn, nhà hàng 126,29 102,80 114,00 122,40 - Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 118,60 104,28 113,16 134,76 - Tài chính, tín dụng 103,68 101,27 102,26 102,93 - HĐ liên quan đến KD tài sản và DV tư vấn 107,18 111,10 105,03 103,75 - QLNN, ANQP, giáo dục, y tế, văn hoá, TDTT 108,94 108,02 103,78 117,20 - Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 116,02 124,98 105,72 127,63 Phụ lục 7: Vốn đầu tư XDCB của nhà nước do địa phương quản lý ĐVT: % 1998 1999 2000 2001 Tổng số 118.27 4 149.86 9 146.97 4 252.40 8 B. Phân theo cấu thành - Xây lắp 88.061 110.65 6 122.81 2 217.57 7 - Thiết bị 13.658 7.685 8.400 11.188 - XDCB khác 16.555 31.528 15.762 23.643 C. Phân theo ngành KTQD 1. Nông nghiệp và lâm nghiệp 19.927 34.053 30.218 69.240 2. Thuỷ sản 2.605 12.566 10.914 3. Công nghiệp khai thác mỏ 22 49 2.060 232 4. Công nghiệp chế biến 7.422 29.067 6.160 25.876 5. Sản xuất, P.P điện, nước và khí đốt 8.391 7.446 6.969 4.594 6. Xây dựng 7.214 597 2.890 3.305 7. Thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình 712 1.494 8. Khách sạn, nhà hàng 101 26.558 348 9. Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 18.557 35.409 74.723 10. Tài chính, tín dụng 46 11. Hoạt động khoa học và công nghệ 1.000 500 12. Các HĐ liên quan đến KDTS và DV tư vấn 15 79 13. QLNN và ANQP, đảm bảo xã hội bắt buộc 6.410 6.695 7.330 10.855 14. Giáo dục và đào tạo 2.935 9.169 6.460 16.785 15. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 5.757 4.314 8.410 90.24 16. Hoạt động văn hoá và thể thao 8.382 11.208 10.210 5.890 17. Hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 3.131 2.570 1.500 5.040 18. Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 26.693 18.143 12.792 13.463 19. HĐ là thuê công việc gia đình trong cá hộ tư nhân 20. Hoạt động các tổ chức và đoàn thể QT Phụ lục 8: Cơ cấu công nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2010 (Theo giá 1994) TT Danh mục Giai đoạn đến năm 2000 Giai đoạn đến năm 2010 Tổng SL (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng SL (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng số 1.668,12 100 26.507 100 1 Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng 459,72 27,56 1.733,38 6,54 - Vật liệu xây dựng 228,86 803,69 - Khai thác mỏ 230,86 929,69 2 Chế biến nông - lâm - thuỷ sản 796 47,74 1.584 5,98 3 Công nghiệp tiêu dùng 118,28 7,09 231,84 0,87 - Dệt may 30,68 84,24 - Sa giày 27,6 57,6 - Rượu, bia 60 90 4 Cơ khí 94,560 5,67 2.096,9 1,91 5 Hoá chất, phân bón và hoá dầu 67,7 4,05 14.960,35 77,48 6 Điện và nước 131,23 7,89 323,96 1,22 - Điện 117,77 267,89 - Nước 14,54 56,064 Phụ lục 9: Dự kiến cơ cấu giá trị tổng sản lượng giai đoạn 2000 - 2010 (Theo giá cố định 1989) ĐVT: * Giá trị: Triệu đồng * Cơ cấu: % Loại sản phẩm 2000 2010 Tốc độ PT BQ năm (%) Giá trị Cơ cấu SP Cơ cấu chung Giá trị Cơ cấu SP Cơ cấu chung Tổng số 263.783 100 572.975 100 4,1 I. Trồng trọt 137.352 100 64,7 350.891 100 61,2 3,3 1. Lương thực 15.600 52,1 169.660 48,4 2,3 2. Rau, đậu 90.816 5,9 22.500 6,4 4,5 3. Cây công nghiệp 90.816 34,4 131.156 37,4 4,4 4. Cây ăn quả 8.835 3,3 12.675 3,6 4,3 5. SP phụ trồng trọt 11.000 4,2 14.800 4,2 3,5 II. Chăn nuôi 143.666 100 35,3 222.084 100 38,8 5,5 1. Gia súc 110.166 76,7 174.584 78,6 5,8 2. Gia cầm 10.500 7,3 17.500 7,9 6,7 3. Chăn nuôi khác 23.000 16,0 30.000 13,5 3,0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (2).pdf
Luận văn liên quan