Luận văn Hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong xu thế hội nhập thị trường tài chính quổc tế

Để thực hiện các công việc này, đòi hỏi doanh nghiệp phải am hiểu các kiến thức về pháp lý, về thị trường, phải thu thập và xử lý các thông tin để đánh giá kỹ lưỡng khả năng phát hành, mà điều này không phải bao giờ cũng là dễ dàng đối với doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thực hiện tất cả các công việc đó, với tư cách không phải là tổ chức chuyên nghiệp, chi phí và thời gian cho việc phát hành sẽ là yếu tố quan trọng cần cân nhắc đối với doanh nghiệp. Các trung gian tài chính với lợi thế chuyên môn hoá cao có thể dễ dàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện các công việc đó với chi phí thấp hơn, đồng thời, tư vấn cho doanh nghiệp về các yếu tố pháp lý và kỹ thuật. (Chẳng hạn: Giúp doanh nghiệp lựa chọn loại chứng khoán phù hợp, xác định lãi suất danh nghĩa, chuẩn bị các hồ sơ giấy tờ có liên quan ) Thứ hai, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với rủi ro không huy động đủ vốn, và trong trường hợp đó, chi phí phát hành trên một đồng vốn huy động sẽ gia tăng đáng kể, thậm chí doanh nghiệp có thể bị lỡ cơ hội kinh doanh khi thời hạn huy động vốn kéo dài, hoặc không huy động đủ vốn. Trong khi đó, các trung gian tài chính, các tổ chức có uy tín và có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức huy động vốn trên thị trường, có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát hành chứng khoán.

pdf133 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2513 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong xu thế hội nhập thị trường tài chính quổc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cầu cho thị trƣờng Về phát triển cung chứng khoán, tiếp tục thực hiện cổ phần hóa theo tín hiệu và điều kiện thị trường để tạo nguồn cung hàng hóa có chất lượng cho thị trường. Áp dụng linh hoạt các phương thức chào bán (qua đấu giá, thỏa thuận, chào bán cho các đối tác chiến lược) để niêm yết trên TTCK. Các công ty niêm yết, công ty đại chúng thực hiện tốt công bố thông tin theo quy định, tuân thủ quy định về quản trị công ty, các quy định khác liên quan. Về phát triển cầu chứng khoán, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân góp vốn hình thành các quỹ đầu tư, đưa vào áp dụng công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ, cho phép các doanh nghiệp nhà nước được sử dụng các nguồn vốn không phải do ngân sách nhà nước cấp để đầu tư vào thị trường chứng khoán. Thu hút luồng vốn đầu tư nước ngoài theo hướng tăng cường tính công khai minh bạch và chế độ báo cáo đăng ký đầu tư nước ngoài. 89 Công bố danh mục ngành nghề kinh doanh có kiểm soát tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài để thu hút tốt hơn luồng vốn đầu tư nước ngoài và quản lý tốt hơn luồng vốn này. Phối hợp tốt hơn các chính sách tài chính tiền tệ để tạo ra sự kích cầu linh hoạt và có hiệu quả, chuyển sang các phương thức mới kiểm soát vốn tín dụng vào chứng khoán hiệu quả hơn. c) Phát triển các thị trƣờng giao dịch chứng khoán Tái cấu trúc và phát triển thị trường có tổ chức, thực hiện chuyển đổi TTGDCK Hà Nội, Trung tâm lưu ký chứng khoán sang mô hình doanh nghiệp theo Luật chứng khoán. Xây dựng thị trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt tại TTGDCK Hà Nội. Thu hẹp thị trường tự do, thực hiện quản lý công ty đại chúng theo Luật Chứng khoán, thực hiện chế độ báo cáo, thông tin, quản trị doanh nghiệp. Thực hiện kưu ký, giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết thông qua TTGDCK Hà Nội. d) Nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức trung gian Xây dựng quy định về quản trị công ty và các quy trình kiểm soát nội bộ của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ cần tăng cường quản trị công ty, quản lý rủi ro và thực hiện tốt kiểm soát nội bộ. Triển khai thực hiện quản lý tiền gửi đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư tại các ngân hàng thương mại phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất công nghệ. Hiện đại hóa về cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng khoa học công nghệ thông tin trong giao dịch chứng khoán kết hợp với mở rộng mạng lưới dịch vụ, liên kết các sản phẩm giữa chứng khoán, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, từng bước hình thành và phát triển mô hình các ngân hàng đầu tư. e) Tăng cƣờng tính công khai minh bạch và chất lƣợng quản trị công ty Thực hiện nghiêm Quy chế quản trị công ty áp dụng với các công ty niêm yết, công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư. Áp dụng các chuẩn mực quốc tế và khuyến cáo của Tổ chức Quốc tế của các Uỷ ban Chứng khoán (IOSCO) trên cơ sở một hệ thống kế toán, kiểm toán tốt. 90 Cải cách thủ tục hành chính trong xét duyệt hồ sơ phát hành, cấp phép niêm yết, cấp phép thành lập và hoạt động của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán, minh bạch hoạt động quản lý, giám sát thị trường của cơ quan quản lý. f) Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin Hoàn thiện nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin tại Sở giao dịch chứng khoán, TTGDCK để thực hiện giao dịch từ xa, đưa màn hình nhập lệnh về các công ty chứng khoán. Tích cực triển khai thực hiện dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin ngành chứng khoán, tiến tới tự động hóa toàn bộ các hoạt động giao dịch, thanh toán, công bố thông tin, giám sát thị trường theo các chuẩn mực quốc tế. Các hoạt động nâng cấp công nghệ thông tin tại các Sở giao dịch chứng khoán, TTGDCK, TTLKCK phải gắn kết với nâng cấp công nghệ thông tin tại các công ty chứng khoán, thành viên lưu ký. Nâng cấp hệ thống đào tạo hành nghề, đào tạo công chúng. Hoàn thiện hệ thống đào tạo cấp phép hành nghề chứng khoán để đáp ứng với yêu cầu mới của thị trường, cải tiến hình thức thi tuyển, sát hạch và cấp phép hành nghề theo từng vị trí chuyên môn làm việc. Tăng cường đào tạo, phổ cập kiến thức về TTCK ra công chúng, mở các lớp miễn phí, các lớp đào tạo qua truyền hình, tập huấn cho các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. 3.4.2. Các giải pháp vi mô Các giải pháp vi mô hướng vào việc tăng năng lực hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường tài chính nói chung và trên thị trường chứng khoán nói riêng. Để có thể tăng năng lực hoạt động của các trung gian tài chính, cần thực hiện các giải pháp sau: 3.4.2.1. Tăng cƣờng tiềm lực tài chính của các trung gian tài chính Một trong những tồn tại cơ bản của các trung gian tài chính Việt Nam là quy mô vốn chủ sở hữu quá thấp. Điều này hạn chế rất nhiều các trung gian tài chính tham gia các hoạt động đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh. Vấn đề cấp bách hiện nay là phải tăng vốn chủ sở hữu cho các trung gian tài chính Việt Nam. 91 Cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá các NHTM Nhà nước. Trong những năm qua, việc đổi mới hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước còn chậm so với đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập, nâng cao sức cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Nhà nước, ngay từ đầu năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì xây dựng đề án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó đến nay, mới chỉ có VCB hoàn thành IPO tuy nhiên vẫn chưa tìm được đối tác chiến lược và chưa được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đối với các NHTM cổ phần, tiếp tục thực hiện chủ trương chấn chỉnh các ngân hàng cổ phần, thực hiện quy định của Ngân hàng Nhà nước về vốn pháp định đối với ngân hàng cổ phần đô thị và nông thôn. Đối với các ngân hàng hoạt động không có hiệu quả, hoặc không có kế hoạch khả thi trong việc nâng vốn điều lệ, cần kiên quyết cho giải thể, phá sản hoặc bán lại cho các ngân hàng khác. Có chính sách yêu cầu các NHTM cổ phần phát hành cổ phiếu ra công chúng để tăng cường huy động vốn. Thực hiện sáp nhập các NHTM cổ phần để có thể giảm về số lượng các ngân hàng và tăng trưởng về quy mô, khuyến khích các NHTM Nhà nước, các tổng công ty Nhà nước tham gia góp vốn vào các ngân hàng cổ phần. Đối với các công ty bảo hiểm Nhà nước, do bảo hiểm là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn và đang được công chúng đầu tư quan tâm, cần nghiên cứu tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá các công ty bảo hiểm Nhà nước để huy động vốn rộng rãi trong công chúng. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản của các trung gian tài chính thường không lớn, song lại có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo mức độ an toàn, khẳng định mức độ tin cậy của các tổ chức này đối với công chúng đầu tư. Có thể nói, vốn chủ sở hữu quyết định tiềm lực tài chính của các trung gian tài chính. Chính vì vậy đối với các trung gian tài chính Việt Nam, một mặt cần quan tâm tăng cường thu hút vốn để tăng vốn chủ sở hữu, mặt khác, cần quan tâm tới vấn đề quản trị điều hành điều hành để tăng hiệu quả sử dụng vốn nói chung và tăng vốn 92 khả dụng để đầu tư nói riêng. Cần có biện pháp xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, nợ xấu của các NHTM, đẩy mạnh hoạt động của Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp (DATC) và chứng khoán hoá các khoản nợ của hệ thống ngân hàng. Trong hoạt động tăng vốn chủ sở hữu, cần triệt để xoá bỏ tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước mà phải đặc biệt lưu tâm đến việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Để xử lý tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn của các Ngân hàng thương mại, cần phân loại nợ xấu, nợ quá hạn, từ đó có các biện pháp xử lý thích hợp đối với từng loại. Thực hiện xóa nợ, dãn nợ, khoanh nợ, cơ cấu lại nợ hoặc thay đổi hợp đồng tín dụng đối với các khoản nợ quá hạn do các nguyên nhân khách quan ngoài khả năng kiểm soát. Cần có giải pháp đẩy nhanh việc phát mại tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi nợ cho ngân hàng. 3.4.2.2. Phát triển các nghiệp vụ mới trên thị trƣờng chứng khoán Thị trường chứng khoán hình thành và phát triển tạo một lĩnh vực kinh doanh mới cho các trung gian tài chính. Đây là cơ hội để các trung gian cung cấp các dịch vụ mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho các nhu cầu của khách hàng. Một trong những nguyên tắc cơ bản trong việc phát triển các dịch vụ mới là, những nhu cầu của khách hàng phát sinh mà pháp luật không cấm, tổ chức trung gian có thể thực hiện được thì phải thực hiện ngay cho khách hàng của mình. Các trung gian tài chính Việt Nam cần năng động hơn trong việc nghiên cứu và triển khai thực hiện các nghiệp vụ mới. Trong thời gian trước mắt, các trung gian tài chính cần triển khai và phát triển các nghiệp vụ mới như giao dịch tài khoản ký quỹ (margin trading), hợp đồng tương lai và quyền chọn (future & options), nghiệp vụ mua - bán khống. Đây là những công cụ chứng khoán phái sinh phòng ngừa rủi ro, giúp thị trường phát triển. Với margin trading, nhà đầu tư có thể “nhanh” kiếm lời khi thị trường đi lên, nhưng khả năng phòng ngừa rủi ro không cao. Ngoài ra, nghiệp vụ mua - bán khống cũng được coi là cách để nhà đầu tư có thể kiếm lời trong ngắn hạn, ngay cả khi thị trường đi xuống. Với việc bỏ ra một khoản phí nhất định, hợp đồng tương lai giống như việc mua bảo hiểm doanh thu cho một nghiệp vụ kinh doanh, giúp nhà đầu tư có thể hiện thực hóa khoản doanh thu của mình (với 93 việc mua quyền chọn mua hoặc ký hợp đồng bán trong tương lai) hoặc cũng có thể là giới hạn mức chi phí (với việc đặt mua quyền chọn mua hay hợp đồng mua trong tương lai). Đối với một thị trường mới phát triển như Việt Nam, việc có các công cụ để đa dạng hóa đầu tư, hạn chế rủi ro và tăng tính thanh khoản, ngay cả khi thị trường đi xuống là hết sức cần thiết. Với các ngân hàng thương mại, cần phát triển các hoạt động vốn là thế mạnh của các ngân hàng như thanh toán và lưu ký chứng khoán, hoạt động của ngân hàng giám sát, của người đại diện người sở hữu trái phiếu, cho vay, bảo quản chứng khoán, tư vấn...Các ngân hàng thương mại cần triển khai sớm việc niêm yết và phát hành chứng khoán ra công chúng để huy động vốn, đồng thời nghiên cứu phát triển hoạt động đại lý, bảo lãnh phát hành chứng khoán. Mặt khác, với các ngân hàng thương mại đã thành lập công ty chứng khoán, cần nghiên cứu hoàn thiện cơ cấu tổ chức, từ đó phát triển hoạt động tư vấn, môi giới chứng khoán cho các khách hàng thông qua toàn hệ thống. 3.4.2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đang trong qua trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, việc nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực hoạt động của các trung gian tài chính có một ý nghĩa quan trọng. Để có thể thực hiện được điều này, các trung gian tài chính Việt Nam cần thực hiện một số biện pháp sau: Thứ nhất, cần thay đổi phong cách phục vụ của các trung gian tài chính. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, chi phí của việc thay đổi phong cách phục vụ thường không cao, song thường phải rất kiên trì và tốn khá nhiều thời gian. Đặc biệt là đối với hệ thống tài chính Việt Nam, do ảnh hưởng nặng nề của thói quen trong cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp nên việc thay đổi phong cách phục vụ càng không dễ. Điều này trước hết phải xuất phát từ nhận thức chưa đúng của các nhà quản lý về vai trò, mục đích của việc thay đổi phong cách phục vụ, từ đó chưa có các chính sách và biện pháp thích hợp trong hành động. Rất cần thiết phải có những thay đổi về tác phong giao tiếp, tác phong làm việc của từng cán bộ, nhân viên, bố trí chỗ làm việc khoa học, từ đó tạo niềm tin từ phía khách hàng. Sự 94 tận tâm, chu đáo của các cán bộ, nhân viên chỉ có được khi các trung gian tài chính có chính sách đào tạo và đào tạo lại cán bộ phù hợp từ đó nâng cao chất lượng cán bộ, mặt khác, có chính sách sử dụng lao động hợp lý cùng với các cơ chế khuyến khích thoả đáng. Thứ hai, những cải cách về tổ chức sẽ góp phần nâng cao năng lực hoạt động của các trung gian tài chính. Hiện nay, ở nhiều tổ chức trung gian tài chính chưa có bộ phận chuyên về hoạt động đầu tư. Hoạt động này thường được giao cho phòng nguồn vốn phụ trách. Điều này là không hợp lý, từ đó dẫn đến danh mục đầu tư của các trung gian tài chính thường được lựa chọn tuỳ tiện, thiếu khoa học, rủi ro lớn. Tương tự như vậy, nhiệm vụ tư vấn đầu tư, quản lý chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán... chưa xác định rõ trách nhiệm quản lý thuộc về phòng ban nào, do đó thiếu một sự đầu tư phát triển có hệ thống các hoạt động này. Các trung gian tài chính cần nhanh chóng thành lập phòng kinh doanh chứng khoán với chức năng nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Điều này sẽ làm tăng tính chuyên nghiệp của các hoạt động kinh doanh chứng khoán tại các trung gian tài chính. Thứ ba, cần nâng cao năng lực quản lý điều hành của các trung gian tài chính. Hệ thống quản lý điều hành phải đảm bảo tăng tính chủ động, sáng tạo của mỗi cán bộ, nhân viên, mỗi bộ phận chức năng, mặt khác, cần tạo cơ chế giám sát chặt chẽ cũng như cơ chế phối kết hợp giữa các đơn vị chức năng của các trung gian tài chính, từ đó nâng cao hiệu quả các hoạt động. Thứ tư, hiện đại hoá và quốc tế hoá công nghệ của các trung gian tài chính như công nghệ thanh toán, công nghệ thông tin và xử lý thông tin. 3.4.2.4. Đa dạng hoá các tổ chức tài chính nhằm tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trƣờng tài chính quốc gia Mục tiêu của giải pháp là phát triển hệ thống các NHTM theo hướng các ngân hàng đa năng đồng thời phát triển đa dạng các loại hình trung gian tài chính như: các công ty tài chính đa ngành và chuyên ngành; công ty thuê mua chuyên ngành và đa ngành; quỹ đầu tư; công ty quản lý quỹ; công ty Bảo hiểm chuyên ngành và đa ngành; công ty chứng khoán; công ty đầu tư chứng khoán v.v... 95 Để thực hiện giải pháp này, Chính phủ cần nghiên cứu, thiết lập các dự án đầu tư thành lập các doanh nghiệp trung gian tài chính, thiết kế và triển khai chương trình tiếp thị đầu tư, từ đó có chính sách vận động các doanh nghiệp và công chúng đầu tư tham gia góp vốn dưới hình thức cổ phần. Cần nghiên cứu cổ phần hoá các trung gian tài chính Nhà nước để thu hút các thành viên trong xã hội góp vốn cùng với Nhà nước để phát triển loại hình doanh nghiệp này. Cần đặc biệt quan tâm phát triển loại hình công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, các công ty đầu tư chứng khoán bởi đây là loại hình trung gian đầu tư chủ yếu trên thị trường chứng khoán. 3.4.2.5. Hình thành và phát triển các công ty đầu tƣ chứng khoán Việc hình thành và phát triển các công ty đầu tư chứng khoán là một nhu cầu tất yếu đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ở Việt Nam, cần phát triển cả mô hình công ty đầu tư chứng khoán với các lý do sau: Thứ nhất, công ty đầu tư chứng khoán được hình thành và quản lý như một công ty cổ phần, do đó, các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của quỹ có đầy đủ các quyền và lợi ích như các cổ đông trong các công ty cổ phần. Với kiến thức còn thấp của các nhà đầu tư Việt Nam, lòng tin đối với các trung gian tài chính chưa cao thì mô hình công ty sẽ có lợi thế cao hơn so với mô hình quỹ đầu tư, do các nhà đầu tư được hưởng những quyền can thiệp nhất định vào hoạt động của quỹ. Thứ hai, hiện nay đã có một số “quỹ đầu tư tư nhân” được thành lập bởi một nhóm các nhà đầu tư và được giao cho một số cá nhân phụ trách. Hoạt động này có tính chất tự phát nên chất lượng đầu tư không cao và tạo nên những rủi ro cho các nhà đầu tư. Quy mô của các “quỹ đầu tư tư nhân” không lớn, cộng với lượng hàng hoá trên thị trường chính thức còn thấp nên khả năng đa dạng hoá đầu tư không cao. Các quỹ này chủ yếu đầu tư vào các cổ phiếu của các công ty niêm yết và các công ty có tin đồn chuẩn bị niêm yết. Đây chính là dấu hiệu cho thấy, công chúng đầu tư Việt Nam có ý thức đầu tư cao và đã biết chung sức để hoạt động đầu tư có hiệu quả hơn. Các nhà quản lý thị trường cần biết khai thác yếu tố này để phát triển thị trường. 96 Tóm lại, thị trường tài chính được xem là khâu đột phá để xây dựng các thể chế của kinh tế thị trường có điều tiết của Nhà nước. Thị trường tài chính phát triển là cơ sở để thực hiện tích tụ, tập trung, phân phối vốn một cách có hiệu quả, phục vụ cho việc phát triển kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước và thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội do Đảng đã đề ra. Phát triển và hoàn thiện thị trường chứng khoán là một biện pháp để hoàn thiện cấu trúc và phát triển thị trường tài chính. Trong tiến trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, sự tham gia của các trung gian tài chính có một vai trò quan trọng trong việc tăng mức độ sôi động và đảm bảo cho tính hiệu quả của thị trường. Thúc đẩy hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán còn là giải pháp để thực hiện chính sách cải cách nhằm hoàn thiện và phát triển các trung gian tài chính Việt Nam theo hướng hội nhập quốc tế. Để tăng cường hoạt động của các trung gian tài chính trong tiến trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam, các giải pháp của luận văn đề cập theo hai hướng: Các giải pháp vĩ mô nhằm cải tạo môi trường hoạt động cho các trung gian tài chính và các giải pháp vi mô nhằm hoàn thiện và phát triển các trung gian tài chính. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp là điều kiện quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của đề tài nghiên cứu. 97 KẾT LUẬN Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện cải cách hệ thống tài chính. Nội dung của cải cách là xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán nhằm hoàn thiện cấu trúc của thị trường tài chính, đồng thời, thực hiện cải cách về tổ chức và hoạt động của các trung gian tài chính. Thúc đẩy hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán trong xu thế hội nhập là một tất yếu khách quan và là nhu cầu cấp thiết. Bằng việc vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, học viên đã thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đặt ra: Thứ nhất, hệ thống hoá các vấn đề lý luận về thị trường chứng khoán và hoạt động của các trung gian tài chính trong tiến trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán. Thứ hai, phân tích thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam và hoạt động của các trung gian tài chính trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế về thị trường tài chính, từ đó, đánh giá các điều kiện, các nhân tố hạn chế của các tổ chức này trên thị trường. Thứ ba, đề xuất hệ thống các giải pháp để thúc đẩy hoạt động của các trung gian tài chính trong tiến trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam trong xu thế hội nhập tài chính quốc tế. Hoạt động của các trung gian tài chính nói chung và hoạt động trên thị trường chứng khoán nói riêng rất đa dạng và phức tạp, hơn nữa, đây là vấn đề khá mới đối với Việt Nam trên phương diện lý luận và thực tiễn. Học viên hy vọng những đóng góp của luận văn sẽ có ích cho sự phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam, đồng thời học viên rất mong nhận được sự quan tâm, ý kiến của các thầy, các cô để có thể lĩnh hội và có hiểu biết sâu sắc hơn lĩnh vực mà học viên nghiên cứu. Phụ lục 1: Các Ngân hàng Thương mại Nhà nước (đến 31/12/2007) STT Tên ngân hàng Vốn điều lệ (tỷ đồng) 1 Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 5.988 2 Ngân hàng Công thương Việt Nam 7.554 3 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 10.400 4 Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long 744 5 Ngân hàng phát triển Việt Nam 5.000 6 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 7.490 Phụ lục 2: Các Ngân hàng Thương mại cổ phần (Đến 31/12/2007) STT Tên ngân hàng Vốn điều lệ (tỷ đồng) 1 Đệ Nhất (First Joint Stock Commercial Bank) 300 2 Gia Định (Gia Dinh Commercial Joint Stock Bank) 500 3 Việt Nam Thương tín (Viet Nam thuong tin Commercial Joint Stock Bank) 500 4 Xăng dầu Petrolimex (Petrolimex Group Commercial Joint Stock Bank) 500 5 Đại Á (Great Asia Commercial Joint Stock Bank) 500 6 Đại Tín(Great Asi Commercial Joint Stock Bank) 504 7 Thái Bình Dương (Pacific Commercial Joint Stock Bank) 566 8 Kiên Long (Kien Long Commercial Joint Stock Bank) 580 9 Bắc Á (Bac A Commercial Joint Stock Bank) 940 10 Dầu khí Toàn Cầu (Global Petro Commercial Joint Stock Bank) 1.000 11 Miền Tây (Western Rural Commercial Joint Stock Bank) 1.000 12 Nam Việt (Nam Viet Commercial Joint Stock Bank) 1.000 13 Phát triển Nhà TPHCM ( Housing development Commercial Joint Stock Bank) 1.000 14 Việt Á (Viet A Commercial Joint Stock Bank) 1.000 15 Đại Dương (Ocean Commercial Joint Stock Bank) 1.000 16 Sài gòn công thương (Saigon bank for Industrial and trade) 1.020 17 Phương Đông (Orient Commercial Joint Stock Bank) 1.111 18 Nam Á (Nam A Commercial Joint Stock Bank- NAMA Bank) 1.156 19 Phương Nam 1.434 20 Hàng hải (Maritime Commercial Joint Stock Bank) 1.500 21 Đông Á (Dong A Commercial Joint Stock Bank-EAB) 1.600 22 Sài Gòn (Saigon Commercial Joint Stock Bank-SCB) 1.970 23 Ngoài quốc doanh (Vietnam Commercial Joint Stock Bank for private Enterprise) 2.000 24 Nhà Hà Nội (Habubank) 2.000 25 Quân Đội (Military Commercial Joint Stock Bank) 2.000 26 Quốc tế (Vietnam International Commercial Joint Stock Bank- VIB) 2.000 27 Sài Gòn-Hà Nội (Saigon-Hanoi Commercial Joint Stock Bank) 2.000 28 An Bình (An Binh Commercial Joint Stock Bank- ABB) 2.300 29 Kỹ Thương (Vietnam Technological and Commercial Joint Stock Bank) 2.521 30 Á Châu (Asia Commercial Joint Stock Bank- ACB) 2.630 31 Xuất nhập khẩu (Vietnam Commercial Joint Stock Export- Import Bank- Eximbank) 2.800 32 Đông Nam Á (South East Commercial Joint Stock Bank) 3.000 33 Sài gòn thương tín (Sacombank) 4.449 Phụ lục 3: Các Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam (đến 31/12/2007) STT Tên ngân hàng Vốn điều lệ (triệu USD) 1 INDOVINA BANK 50 2 SHINHANVINA BANK 30 3 VID PUBLIC BANK 20 4 VINASIAM (Việt Thái) 20 5 VIỆT-NGA 30 Phụ lục 4: Các Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (đến 31/12/2007) STT Tên ngân hàng Vốn điều lệ (triệu USD) 1 ABN Amro Bank (Hà lan) 15 2 ANZ (Australia & New Zealand Banking Group) (Úc) 20 3 BANK OF CHINA (Trung Quốc) 15 4 BANK OF TOKYO MISUBISHI UFJ (Nhật) 45 5 BANKOK BANK(Thái lan) 15 6 BNP (Banque Nationale de Paris) (Pháp) 15 7 CALYON (Pháp) 20 8 CHINFON COM. BANK (Đài Loan) 30 9 CITY BANK (Mỹ) 20 10 Cathay United Bank (Đài Loan) 15 11 Chinatrust Com.Bank (Đài Loan) 15 12 DEUSTCHE BANK (Đức) 15 13 Far East National Bank (Mỹ) 15 14 First Commercial Bank (Đài Loan) 15 15 HONGKONG SHANGHAI BANKING CORPERATION (Anh) 15 16 JP Morgan CHASE bank(Mỹ) 15 17 KOREA EXCHANGE BANK (KEB) (Hàn Quốc) 15 18 LAO-VIET BANK (Lào) 2,5 19 MAY BANK (Malaysia) 15 20 Mega International Commercial Co., (Đài loan) 15 21 Mizuho Corporate BANK(Nhật) 15 22 NATEXIS (Pháp) 15 23 OCBC (Singapore)(Keppel) 15 24 SHINHAN BANK (Hàn Quốc) 15 25 STANDARD CHARTERED BANK (Anh) 15 26 Standard Chartered Bank (Anh)- Chi nhánh TP Hồ Chí Minh 15 27 Sumitomo-Mitsui Banking Corporation (Nhật Bản)(SMBC) 15 28 UNITED OVERSEAS BANK (UOB)(Singapore) 15 29 WOORI BANK (Hàn Quốc)- Chi nhánh TP Hồ Chí Minh 15 Phụ lục 5: Các Tổ chức Bảo hiểm tại Việt Nam (đến 31/12/2007) STT Tên công ty 1 Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam 2 Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Deposit Insurance of Vietnam)-DIV 3 Công ty Bảo hiểm Dầu khí (PVI) 4 Công ty bảo hiểm Liên hiệp 5 Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) 6 Công ty Bảo hiểm nhân thọ Dai-Ichi 7 Công ty Bảo hiểm QBE Việt Nam 8 Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA 9 Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Tín 10 Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện 11 Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam 12 Công ty Cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng 13 Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex 14 Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu 15 Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (Vass) 16 Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia 17 Công ty Liên doanh bảo hiểm Quốc tế Việt nam 18 Công ty Liên doanh TNHH Bảo hiểm Châu Á- Ngân hàng Công thương 19 Công ty Liên doanh TNHH Bảo hiểm Samsung-Vina 20 Công ty môi giới bảo hiểm Gras Savoye Willis Việt Nam 21 Công ty TNHH AON Việt Nam 22 Công ty TNHH Bảo Hiểm ACE (Phi Nhân Thọ) 23 Công ty TNHH Bảo hiểm Liberty 24 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ ACE 25 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prevoir 26 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential 27 Công ty TNHH Bảo hiểm Quốc tế Mỹ (Việt Nam) 28 Công ty TNHH Crawford 29 Công ty TNHH Cunningham Lindsey 30 Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) 31 Công ty TNHH Mathews Daniel International 32 Công ty TNHH Tổng hợp Groupama 33 Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh 34 VPĐD Cathay Life Insurance 35 VPĐD Cigna Worldwide 36 VPĐD Công ty Bảo hiểm ACE holding 37 VPĐD Công ty bảo hiểm Fubon 38 VPĐD Công ty Cổ phần Bảo hiểm nhân thọ Đài Loan 39 VPĐD Công ty Hyundai marine and Fire Insurance 40 VPĐD Công ty Nissay Dowa Insurance 41 VPĐD Công ty TNHH bảo hiểm Chevalier 42 VPĐD Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Dai-Ichi 43 VPĐD Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Hàn Quốc 44 VPĐD Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Nanshan 45 VPĐD Công ty TNHH Bảohiểm nhân thọ Bình An Trung Quốc 46 VPĐD Great Eastern 47 VPĐD International SOS 48 VPĐD Ntuc Income 49 VPĐD Shin Kong Life Insurance 50 VPĐD Tập đoàn Quốc tế Mỹ AIG Phụ lục 6: Các Công ty quản lý quỹ (đến 31/12/2007) STT Tên công ty Vốn điều lệ (tỷ đồng) 1 Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam 100 2 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư Thành Việt 88 3 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Quản lý quỹ Đầu tư Prudential Việt Nam 23 4 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Quản lý quỹ Manulife Việt Nam 26 5 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Bảo Việt 25 6 Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank 8 7 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Hà Nội 25 8 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt 94 9 Công ty Liên doanh quản lý Quỹ đầu tư BIDV - VIETNAM PARTNERS 32 10 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Liên doanh Quản lý quỹ Đầu tư chứng khoán AGRIBANK – VGFM 16 11 Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Long 40 12 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Bông Sen 5 13 Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán An Bình 30 14 Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Anpha 10 15 Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Phương Đông 6.8 16 Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán An Phúc 8 17 Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Hải Phòng 11 18 Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán An Phú 8 19 Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quản lý Quỹ SSI 30 20 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư FPT 110 21 Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Đông Á 30 22 Công ty Cổ phần quản lý quỹ Lộc Việt 25 23 Công ty cổ phần Quản lý quỹ Sabeco 25 24 CTCP Quản lý quỹ đầu tư Tài chính Dầu khí 100 25 CTCP Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Chiến Thắng 28 26 CTCP Quản lý quỹ Công nghiệp và Năng lượng Việt Nam 100 27 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Bảo Tín 50 28 Công ty cổ phần Quản lý quỹ Việt Cát 25 29 Công ty cổ phần Quản lý quỹ Dầu khí Toàn Cầu 25 30 Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý quỹ Đầu tư chứng khoán I.P.A. 50 Phụ lục 7: Các Quỹ đầu tư (đến 31/12/2007) STT Tên Qũy đầu tư 1 Anpha Capital’s Vietnam Equity Holding (VEH) 2 Bao Tin Capital’s Bao Tin Equity Fund 3 Bao Viet Fund Management Co.’s Bao Viet Investment Fund 4 Blackhorse Asset Management's Blackhorse Enhanced Vietnam Inc 5 BIDV-Vietnam Partners' Vietnam Investment Fund 6 Deutsche Bank's DWS Vietnam Fund 7 Deutsche Bank's DWS Vietnam Fund 8 Dragon Capital Management's Vietnam Enterprise Investments Ltd. (VEIL) 9 Dragon Capital Management's Vietnam Growth Fund Limited 10 Dragon Capital Management's Vietnam Dragon Fund 11 Finansa's Vietnam Equity Fund 12 Golden Bridge Financial Group's Vina Blue Ocean Fund 13 Hanoi Fund Management’s Hanoi Fund 14 Indochina Capital's Indochina Capital Vietnam Holdings 15 Jardine Fleming's JF Vietnam Opportunities Fund 16 Jardine Flemings' JF Vietnam Opportunities Fund 17 Kamm Investment Company's Kamm Investment Holdings 18 Korea Investment Trust Management's Vietnam Growth Fund 19 Korea Investment Trust Management's Worldwide Vietnam Fund 20 Korea Investment Trust Management Co’s China and Vietnam Fund 21 Korea Investment Trust Management Co’s KITMC RSP Balanced Fund 22 Korea Investment Trust Management Co’s KITMC Vietnam Growth Fund I and II 23 Korea Investment Trust Management Co’s KITMC Worldwide Vietnam Fund I and II 24 Korea Investment Trust Management Co’s Vietnam Oilfield Fund 25 Lion Capital’s Lion Capital Vietnam Fund 26 Manulife Vietnam Fund Management Co. Ltd’s Manulife Progressive Fund (MAPF1) 27 Mekong Capital's Vietnam Azalea Fund 28 Mirae Asset’s Mirae Asset Securities JSC 29 Maxford Investment management Ltd’s Vietnam Focus Fund SP 30 Orient Management Company’s Orient Fund 1 (OF1) 31 Prudential Vietnam Fund Management Co.’s Prudential Balanced Fund 32 Prudential Vietnam Securities Investment Fund Management Company's Vietnam Segregated Portfolio Fund 33 PXP Vietnam Asset Management's Vietnam Lotus Fund 34 PXP Vietnam Asset Management's PXP Vietnam Fund Ltd 35 PXP Vietnam Asset Management's Vietnam Emerging Equity Fund 36 Thanh Viet Corporation’s Saigon Securities Investment Fund A1 (SFA1) 37 Thanh Viet Corporation’s Saigon Securities Investment Fund A2 (SFA2) 38 Viet Capital Fund Management’s Viet Capital Fund (VCF) 39 VietFund Management’s Viet Fund 1 (VF1) 40 VietFund Management’s Viet Fund 2 (VF2) 41 VietFund Management’s Viet Fund 3 (VF3) 42 Vietcombank Fund Management (VCBF)'s Vietcombank Partners Fund 1 (VPF1) 43 Vietnam Asset Management (VAM)'s Vietnam Emerging Market Fund (VEMF) Phụ lục 8: Các Công ty tài chính (đến 31/12/2007) STT Tên Công ty Vốn điều lệ 1 Cty TNHH một thành viên tài chính Prudential Việt Nam (Prudential Vietnam Finance Company Limited) 7,5 triệu USD 2 Cty TNHH một thành viên tài chính Than-Khoáng sản (Mineral and Coal Finance Company) 300 tỷ đồng 3 Cty TNHH một thành viên tài chính Việt-Societe Generale (Socié General Viet Finance Company) 320 tỷ đồng 4 Cty tài chính Bưu điện (Post and Telecommunication Finance Company) 500 tỷ đồng 5 Cty tài chính Cao su (Rubber Finance Company) 800 tỷ đồng 6 Cty tài chính Dầu khí (Petro Vietnam Finance Joint Stock Corporation) 3.000 tỷ đồng 7 Cty tài chính Dệt may (Textile Finance Company) 184 tỷ đồng 8 Cty tài chính Handico (Handico Finance Company) 50 tỷ đồng 9 Cty tài chính Tàu thủy (Vietnam Shipbuilding Finance Company) 1023 tỷ đồng Phụ lục 9: Các Công ty cho thuê tài chính (đến 31/12/2007) STT Tên công ty Vốn điều lệ 1 Cty CTTC ANZ-VTRAC (100% vốn nước ngoài) ( ANZ/V- TRAC Leasing Company) 5 triệu USD 2 Cty CTTC I - NH Nông nghiệp & PTNT ( Agribank No1. Leasing Company) 200 tỷ VNĐ 3 Cty CTTC II - NH Nông nghiệp & PTNT ( Agribank No2. Leasing Company) 350 tỷ VNĐ 4 Cty CTTC II NH Đầu tư và Phát triển VN (BIDV Leasing Company II) 150tỷ VNĐ 5 Cty CTTC Kexim (KVLC) (100% vốn nước ngoài) ( Kexim Vietnam Leasing Company) 13 triệu USD 6 Cty CTTC NH Công thương VN (Leasing Company - Industrial and Commercial Bank of Vietnam) 300 tỷ VNĐ 7 Cty CTTC NH Ngoại thương VN ( VCB Financial Leasing Company) 100 tỷ VNĐ 8 Cty CTTC NH Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank Leasing Company) 200 tỷ VNĐ 9 Cty CTTC NH Đầu tư và Phát triển VN (BIDV Leasing Company I) 200 tỷ VNĐ 10 Cty CTTC Quốc tế VN (VILC) (liên doanh) (Vietnam International Leasing Company) 5 triệu USD 11 Cty TNHH CTTC Quốc tế Chailease ( Chailease International Leasing Company Limited) 10 triệu USD 12 Cty TNHH một thành viên CTTC Công nghiệp tàu thủy ( VINASHIN Financial Leasing Company Limited) 100 tỷ VNĐ 13 Cty TNHH một thành viên CTTC Ngân hàng Á Châu ( ACB Leasing Company) 100 tỷ VNĐ Phụ lục 10: Các Công ty Chứng khoán (đến 31/12/2007) STT Tên công ty Vốn điều lệ (tỷ đồng) 1 Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt 150 2 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 200 3 Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn 800 4 Công ty Cổ phần Chứng khoán Đệ Nhất 100 5 Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long 250 6 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Á Châu 500 7 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam 105 8 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 150 9 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 200 10 Công ty Cổ phần Chứng khoán Mê Kông 22 11 Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh 400 12 Công ty TNHH Một thành viên Chứng khoán Ngân hàng Đông Á 500 13 Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng 50 14 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội 150 15 Công ty Cổ phần Chứng khoán Đại Việt 44 16 Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình 330 17 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Sài gòn Thương Tín 1.100 18 Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long 315 19 Công ty Cổ phần Chứng khoán Việt 9,75 20 Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam 200 21 Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT 50 22 Công ty Cổ phần Chứng khoán Âu Lạc 50 23 Công ty Cổ phần Chứng khoán Việt Nam 9 24 Công ty Cổ phần Chứng khoán Việt Tín 50 25 Công ty Cổ phần Chứng khoán Hà Thành 150 26 Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu Khí 150 27 Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc Gia 50 28 Công ty Cổ phần Chứng khoán Hà Nội 50 29 Công ty Cổ phần Chứng khoán Đà Nẵng 22 30 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP các doanh 300 nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam 31 Công ty Cổ phần Chứng khoán Thủ Đô 60 32 Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt 100 33 Công ty Cổ phần Chứng khoán Sao Việt 36 34 Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á 50 35 Công ty Cổ phần Chứng khoán Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 51 36 Công ty Cổ phần Chứng khoán Thiên Việt 43 37 Công ty Cổ phần Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương 60 38 Công ty Cổ phần Chứng khoán Gia Anh 22 39 Công ty Cổ phần Chứng khoán Chợ Lớn 90 40 Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt 55 41 Công ty Cổ phần Chứng khoán Tràng An 60 42 Công ty Cổ phần Chứng khoán Tầm Nhìn 12 43 Công ty Cổ phần Chứng khoán Biển Việt 25 44 Công ty Cổ phần Chứng khoán Alpha 20 45 Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long 60 46 Công ty Cổ phần Chứng khoán Thái Bình Dương 28 47 Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Gia 43 48 Công ty Cổ phần Chứng khoán Đại Dương 50 49 Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông 120 50 Công ty Cổ phần Chứng khoán VINA 45 51 Công ty Cổ phần Chứng khoán Hoàng Gia 20 52 Công ty Cổ phần Chứng khoán Morgan Stanley Hướng Việt 300 53 Công ty Cổ phần Chứng khoán Cao Su 40 54 Công ty Cổ phần Chứng khoán Nam Việt 16 55 Công ty Cổ phần Chứng khoán Việt Quốc 45 56 Công ty Cổ phần Chứng khoán Gia Quyền 135 57 Công ty Cổ phần Chứng khoán Âu Việt 300 58 Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Hoàng Gia 135 59 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT 200 60 Công ty Cổ phần Chứng khoán VNS 161 61 Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhấp&Gọi 30 62 Công ty Cổ phần Chứng khoán Đông Dương 125 63 Công ty Cổ phần Chứng khoán Đại Nam 38 64 Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt 360 65 Công ty Cổ phần Chứng khoán An Phát 135 66 Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội 350 67 Công ty Cổ phần Chứng khoán An Thành 41 68 Công ty Cổ phần Chứng khoán Gia Phát 135 69 Công ty Cổ phần Chứng khoán Vàng Việt Nam 40 70 Công ty cổ phần Chứng khoán BETA 135 71 Công ty Cổ phần Chứng khoán Đại Tây Dương 135 72 Công ty cổ phần Chứng khoán VINCOM 300 73 Công ty cổ phần Chứng khoán Kim Eng Việt Nam 200 74 Công ty Cổ phần Chứng khoán Mirae Asset 300 75 Công ty Cổ phần Chứng khoán Nam An 140 76 Công ty Cổ phần Chứng khoán Phố Wall 168 77 Công ty Cổ phần Chứng khoán Sen vàng 135 78 Công ty Cổ phần Chứng khoán Á Âu 35 79 CTCP Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 150 80 Công ty Cổ phần Chứng khoán Toàn Cầu 35 81 Công ty Cổ phần Chứng khoán Thiên Phú 125 82 Công ty cổ phần Chứng khoán Eurocapital 150 83 Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành Công 360 84 Công ty Cổ phần Chứng khoán Viễn Đông 135 Phụ lục 11: 50 mã chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất niêm yết trên SGDCK Tp.HCM (đến 31/12/2007) STT Mã CK Tên đầy đủ Vốn điều lệ (đ) 1 HRC Công ty Cổ phần Cao su Hoà Bình 172,609,760,000 2 KHP Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hoà 174,090,860,000 3 DCT Công ty Cổ phần Tấm lợp Vật liệu xây dựng Đồng Nai 181,460,190,000 4 TAC Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An 189,802,000,000 5 TCM Công ty Cổ phần Dệt may Thành Công 189,824,970,000 6 TNC Công ty Cổ phần Cao su Thống Nhất 192,500,000,000 7 VID Công ty Cổ phần Giấy Viễn Đông 194,993,420,000 8 DHG Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang 200,000,000,000 9 MAFPF1 Quỹ Manulife Viet Nam 214,095,300,000 10 TDH Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức 230,000,000,000 11 PGC Công ty Cổ phần Gas Petrolimex 250,000,000,000 12 SJD Công ty Cổ phần Thủy điện Cần Đơn 260,000,000,000 13 TYA Công ty Cổ phần Dây và Cáp điện Taya Việt Nam 265,668,440,000 14 IFS Công ty Cổ phần Thực phẩm Quốc tế 291,409,920,000 15 ALP Công ty Cổ phần Alphanam 300,000,000,000 16 TRC Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh 300,000,000,000 17 VHC Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn 300,000,000,000 18 VNE Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng Điện Việt Nam 320,000,000,000 19 FPC Công ty Cổ phần Full Power 329,999,910,000 20 TCR Công ty Cổ phần Công nghiệp Gốm sứ Taicera 335,703,440,000 21 CII Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 400,000,000,000 22 DPR Công ty Cổ phần Cao Su Đồng Phú 400,000,000,000 23 SJS Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà 400,000,000,000 24 RIC Công ty Cổ phần Quốc tế Hoàng Gia 410,319,760,000 25 GMD Công ty Cổ phần Đại lý Liên hiệp Vận chuyển 455,000,000,000 26 KDC Công ty Cổ phần Kinh Đô 469,996,650,000 27 PET Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí 482,535,000,000 28 PRUBF1 Quỹ đầu tư Chứng khoán Prudential Việt Nam 500,000,000,000 29 REE Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh 572,603,880,000 30 VIP Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu Vipco 598,077,850,000 31 VTO Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu Vitaco 600,000,000,000 32 SAM Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông 653,992,160,000 33 ANV Công ty Cổ phần Nam Việt 660,000,000,000 34 MPC Công ty Cổ phần Thủy hải sản Minh Phú 700,000,000,000 35 PVT Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí 720,000,000,000 36 BMI Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh 755,000,000,000 37 VIC Công ty Cổ phần Vincom 800,000,000,000 38 HT1 Công ty Cổ phần Xi Măng Hà Tiên 1 870,000,000,000 39 FPT Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT 918,994,590,000 40 VFMVF1 Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam 1,000,000,000,000 41 VPL Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Vinpearl 1,000,000,000,000 42 PVD Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí 1,101,397,300,000 43 ITA Công ty cổ phần Đầu tư – Công nghiệp Tân Tạo 1,149,997,300,000 44 HPG Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát 1,320,000,000,000 45 SSI Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn 1,366,666,710,000 46 VSH Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh 1,374,942,580,000 47 VNM Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam 1,752,756,700,000 48 PPC Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại 3,262,350,000,000 49 DPM Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí 3,800,000,000,000 50 STB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín 4,448,814,170,000 Phụ lục 12: 50 mã chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất niêm yết trên TTGDCK Hà Nội (đến 31/12/2007) STT Mã CK Tên đầy đủ Vốn điều lệ (đ) 1 NLC Công ty Cổ phần Thủy điện Nà Lơi 50,000,000,000 2 S12 Công ty Cổ phần Sông Đà 12 50,000,000,000 3 SIC Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Sông Đà 50,000,000,000 4 SJE Công ty Cổ phần Sông Đà 11 50,000,000,000 5 VC2 Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 50,000,000,000 6 VC5 Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 (Vinaconex) 50,000,000,000 7 VC7 Công ty Cổ phần Xây dựng số 7 50,000,000,000 8 VNC Công ty Cổ phần Giám định Vinacontrol 52,500,000,000 9 TNG Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG 54,300,000,000 10 HHC Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà 54,750,000,000 11 HJS Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu 60,000,000,000 12 NBC Công ty Cổ phần Than Núi Béo 60,000,000,000 13 SD6 Công ty Cổ phần Sông Đà 6 60,000,000,000 14 SD5 Công ty Cổ phần Sông Đà 5 60,940,000,000 15 VMC Công ty Cổ phần Cơ giới Lắp máy và Xây dựng 65,000,000,000 16 VTV Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng 65,000,000,000 17 TLT Công ty Cổ phần Gạch men Viglacera Thăng Long 69,898,000,000 18 DBC Công ty Cổ phần Nông Sản Bắc Ninh 70,000,000,000 19 PAN Công ty Cổ phần Xuyên Thái Bình 70,000,000,000 20 SDA Công ty Cổ phần SIMCO Sông Đà 70,000,000,000 21 TXM Công ty Cổ phần Thạch cao Xi măng 70,000,000,000 22 VC3 Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 80,000,000,000 23 SD7 Công ty Cổ phần Sông Đà 7 90,000,000,000 24 TLC Công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long 99,800,000,000 25 HNM Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội 100,000,000,000 26 PTC Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện 100,000,000,000 27 VCS Công ty Cổ phần Đá ốp lát cao cấp Vinaconex 100,000,000,000 28 XMC Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai 100,000,000,000 29 KMF Công ty Cổ phần Mirae Fiber 103,830,530,000 30 HAI Công ty Cổ phần Nông dược HAI 114,000,000,000 31 SDT Công ty Cổ phần Sông Đà 10 117,000,000,000 32 PVC Công ty Cổ phần Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí 120,000,000,000 33 VSP Công ty Cổ phần Đầu tư và Vận tải Dầu khí Vinashin 138,000,000,000 34 SVC Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn 148,734,100,000 35 PGS Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Nam 150,000,000,000 36 SD9 Công ty Cổ phần Sông Đà 9 150,000,000,000 37 VFR Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu 150,000,000,000 38 PLC Công ty Cổ phần Hoá dầu Petrolimex 160,561,000,000 39 POT Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện 179,916,310,000 40 HPC Công ty Cổ phần Chứng khoán Hải Phòng 192,463,490,000 41 NTP Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong 216,689,980,000 42 BVS Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt 450,000,000,000 43 TBC Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thác Bà 635,000,000,000 44 VNR Tổng Công ty cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam 672,184,400,000 45 PVI Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam 847,986,290,000 46 KBC Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Kinh Bắc 880,000,000,000 47 BCC Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn 900,000,000,000 48 BTS Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn 900,000,000,000 49 PVS Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí PTSC 1,000,000,000,000 50 ACB Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu 2,630,059,970,000 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Việt Nam trong quá trình hội nhập tài chính quốc tế, 2. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 46/2006/QĐ-BTC ngày 6/9/2006 về Ban hành Quy chế Phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn , 3. Bộ Tài chính (2007), Quyết định 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán, 4. Bộ Tài chính (2007), Quyết định 35/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 ban hành kèm theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý quỹ, 5. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 ban hành Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, 6. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 45/2007/QĐ-BTC ngày 5/6/2007 ban hành kèm theo Quy chế thành lập và quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán, 7. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 17/2007/TT-BTC ngày 13/3/2007 Hướng dẫn Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, 8. Bộ Tài chính (2007), Mục tiêu cổ phần hóa giai đoạn 2007-2010, ttkt-xh.aspx?Lang=4&mabai=1549 9. Bộ Tài chính (2008), Tổng kết hoạt động cổ phần hóa năm 2007, Default.aspx?mod=News&cat=15&nid=6401-162k 10. Bộ Tài chính (2008), Báo cáo tổng kết hoạt động sắp xếp đổi mới Doanh nghiệp nhà nước, 11. Bộ Tài chính (2008), Báo cáo tổng kết hoạt động thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2007, details.asp?Object=4&news_ID=4435118 12. Bộ Tài chính (2008), Trái phiếu doanh nghiệp, thực trạng và tiềm năng phát triển, 13. Chính phủ (1998), Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán, 14. Chính phủ (2003), Nghị định 38/2003/NĐ-CP ngày 15/4/2003 về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần, 15. Chính phủ (2003), Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán, 16. Chính phủ (2004), Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, 17. Chính phủ (2006), Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, 18. Chính phủ (2007), Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, 19. Chính phủ (2007), Nghị định 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam, 20. Chính phủ (2007), Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, 21. Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của Doanh nghiệp (2008), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2007, m=TIN 22. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (2008), Tổng kết hoạt động của các Công ty tài chính và Công ty cho thuê tài chính trong thời gian qua, &id=14&Itemid=33 23. Frederic S. Mishkin (2001), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 24. Ngân hàng Nhà nước (2007), Thị trường chứng khoán và tác động của nó đến thị trường tài chính Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO, vn/home/tinnghiencuu.jsp?tin=496 25. Ngân hàng Nhà nước (2007), Tự do hóa tài chính – xu hướng và giải pháp chính sách, vn/home/tinnghiencuu.jsp?tin=501 26. Ngân hàng Nhà nước (2008), Báo cáo thường niên 2007, index.php?option=com_content&task 27. Ngân hàng Nhà nước (2008), Tình hình nợ xấu của các Ngân hàng thương mại, thực trạng và giải pháp, vn/home/tinnghiencuu.jsp?tin=497 28. Ngân hàng Nhà nước (2008), Một số vấn đề về hoạt động phát hành chứng khoán tăng vốn điều lệ của các Ngân hàng thương mại cổ phần, vn/home/tinnghiencuu.jsp?tin=488 29. Trần Cao Nguyên (2000), Chiến lược phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Vụ phát triển thị trường, UBCKNN 30. Peter S. Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính 31. Quốc hội (2000), Luật Kinh doanh Bảo hiểm, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia 32. Quốc hội (2000), Luật sửa đổi luật đầu tư nước ngoài, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia 33. Quốc hội (2004), Luật sửa đổi luật các tổ chức tín dụng, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia 34. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia 35. Quốc hội (2006), Luật Chứng khoán, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia 36. Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại trong xu thế hội nhập, Nhà xuất bản lý luận Chính trị 37. Nguyễn Văn Tân (2005), Đánh giá hệ thống tài chính Việt Nam, Vietnam – Japan Joint Research 38. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 175/2003/QĐ-TTg ngày 29/8/2003 về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010”, 39. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, 40. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (2008), Tổng kết hoạt động Tổng công ty năm 2007, /index.php?option=com_frontpage&Itemid=17 41. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (2008), Tổng kết hoạt động 3 năm của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, default.asp?actType=1&menuup=602000&TypeGrp=1&menuid=103120. 42. Ủy ban chứng khoán Nhà nước (2008), Báo cáo hoạt động công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư năm 2007, ssc/Default.aspx?tabid=87 43. Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (2008), Báo cáo tổng kết thị trường chứng khoán Việt Nam 2007, ssc/Detail.aspx?tabid=574&ItemID=24767 44. Ủy ban chứng khoán Nhà nước (2008), Hoạt động phát hành chứng khoán tăng vốn điều lệ của các trung gian tài chính trong thời gian qua, ssc/Detail.aspx?tabid=930 45. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2005), Pháp lệnh Ngoại hối, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Tiếng Anh 46. David Gladstone (2005), Ventures Capital Hanhdbook, Prentice – Hall Company 47. Japan Securities Research Institute (2005), Securities Market in Japan 48. Korea Stock Exchange (2005), Korea Stock Exchange 49. Neil F. Stapley (2005), The Stock Market – A Guide for the Private Investors, The Stock Exchange of London 50. Peter S. Rose & James W. Kolary (2003), Financial institutions: Understanding and Managing Financial Services, Irwin Publishers 51. The World Bank, (2004), The Emerging ASIAN Bond Markets, East Asia & Pacific Region

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3215_5944.pdf
Luận văn liên quan