Luận văn Hoạt động xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần đầu tư Châu Á

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, hoạt động xuất khẩu đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hoạt động này mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu và nền kinh tế nói chung. Nó góp phần mạng lại nguồn thu ngoại tệ và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Vì thế nâng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu đang được Nhà nước quan tâm và ủng hộ. Vì vậy công ty CP đầu tư Châu Á đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của mình.

pdf40 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2912 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần đầu tư Châu Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lĩnh vực quan trọng đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc dân. Có thể nói một trong những mặt hàng không thể thiếu được trong nền kinh tế quốc dân nói chung và đời sống xã hội nói riêng , đó là Giấy – một trong những mặt hàng chiến lược của nền kinh tế. Ngành giấy là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển cùng với các ưu đãi của Nhà nước để phát triển. Đặc biệt, sau một loạt các nhà máy gia công giấy vở của Trung Quốc khi cung cấp vào thị trường Mỹ bị áp thuế chống bán phá giá, những công ty bán lẻ tại Trung Quốc đã đến thị trường Việt Nam để tìm đối tác cho ngành hàng này. Đây là một cơ hội tốt cho toàn ngành công nghiệp giấy vở Việt Nam được thể hiện, có cơ hội thâm nhập và khẳng định chất lượng sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, ngành giấy nước ta vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như thiếu vốn, trang thiết bị chưa đồng bộ, trình độ công nghệ hiện đang ở mức dưới trung bình của thế giới, trình độ quản lý còn yếu kém… Công ty cổ phần đầu tư Châu Á là một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu, kinh doanh các nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành giấy cũng như mở rộng sản xuất và gia công các sản phẩm giấy vở xuất khẩu. 3 Hoạt động xuất khẩu của công ty tuy còn mới mẻ nhưng đã đạt được những thành tựu nhất định. trong quá trình thực tập ở công ty tôi đã quyết định chọn đề tài :“Hoạt động xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần đầu tư Châu Á” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp. Mục đích của đề tài là đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu giấy của công ty cổ phần đầu tư Châu Á, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy sản phẩm giấy của công ty trong thời gian tới. 4 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CHÂU Á (AI JSC): 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 1.1 Lịch sử hình thành Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CHÂU Á Tên viết tắt : A.I JSC Tên giao dịch : Asia Investment Joint Stock Company Trụ sở chính : C1 Ngõ 210 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội Điện thoại : 04.22128806 Fax : 04.37515156 Ngay từ khi mới thành lập Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn, từ cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng đến nguồn nhân lực. Sau một thời gian hoạt động các thành viên trong Công ty đã nỗ lực phát huy hết khả năng của mình để xây dựng được một phần thành quả như hiện nay.  Tách ra từ Công ty TNHH TM và Công nghệ Điện tử Thăng Long.  Thành lập 18 tháng 05 năm 2000.  Lập chi nhánh tại Hà Nội: 5/2000.  Lập VPĐD tại Trung Quốc: 8/2006.  Trở thành Thành Viên Vàng của Cổng TM ĐT Quốc gia: 8/2007. 1.2 Quá trình phát triển Những năm đầu, Công ty chỉ tập trung vào sản xuất nhưng hiện nay đã tiến tới xuất khẩu các sản phẩm giấy. Từ các hoạt động trong nước nay đã mở rộng ra thị trường nước ngoài, từ lúc máy móc trang thiết bị còn thô sơ nay đã hoàn thiện hơn. Sau thời gian hoạt động, C«ng ty tập trung vào thị trường nguyên liệu và dây chuyền máy móc ngành giấy. Hiện nay, với khối lượng tiêu thụ hàng tháng lớn và phong cách làm việc chuyên nghiệp, AI JSC được lựa chọn là đại diện chính thức của nhiều Công ty sản xuất bột, giấy, dây chuyền sản xuất và các nhà phân phối nguyên liệu ngành giấy có uy tín nhiều năm. Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, am Comment [q1]: Thời gian, điều kiện, nguồn lực đầu tư ban đầu Comment [q2]: Sự phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh 5 hiểu về sản phẩm, nắm bắt nhanh nhạy nhu cầu thị trường, AI JSC có thể tư vấn cho khách hàng những nguyên liệu và dây chuyền sản xuất tốt nhất cho sản phẩm của mình, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng trên thị trường. Bên cạnh mảng kinh doanh, công ty còn mở rộng sản xuất, xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thêm máy móc thiết bị để sản xuất và gia công các mặt hàng giấy vở xuất khẩu.  Là đại diện duy nhất và độc quyền tại Việt Nam về hạt SAP của hãng Gulec Chemicals – nhà sản xuất hạt SAP nổi tiếng trên thế giới.  Trở thành Hội Viên Chính thức của Phòng TM và CN Việt Nam: 12/2002.  Được cấp bằng SHTT tháng 11 năm 2002. AI JSC đã đặt mục tiêu ngay từ khi bắt đầu thành lập là sẽ trở thành nhà cung cấp nguyên liệu số 1 của các làng nghề, cơ sở sản xuất giấy trong nước trong vòng 02 năm. Và tiến tới, sẽ mở rộng thị trường ra các nước lân cận trong vòng 03 năm tới. Đến nay, AI JSC đang từng bước thực hiện mục tiêu của mình ở thị trường Miền Bắc Việt Nam và đang ngày càng được biết đến nhiều hơn ở thị trường Miền Nam. 2. Cơ cấu tổ chức của công ty: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Chủ tịch hội đồng quản trị là người lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị; theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. Giám đốc công ty là Bà Phan Dân Huyền, là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Dưới giám đốc là 3 phó giám đốc chức năng: Phó giám đốc kinh doanh, phó giám đốc sản xuất, phó giám đốc tài chính. 6 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty. SƠ ĐỒ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty CP đầu tư Châu Á (Nguồn: P. Hành Chính- Công ty CP đầu tư Châu Á) Héi ®ång qu¶n trÞ Ban kiÓm so¸t gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc phô tr¸ch tµi chÝnh C¸c phßng, ban nghiÖp vô C¸c ®¬n vÞ thµnh viªn trùc thuéc vµ bé m¸y qu¶n lý Phã gi¸m ®èc S¶N XUÊT Phã gi¸m ®èc KINH DOANH 7 2.2 Chức năng của các bộ phận. o Phòng kinh doanh: Gồm 5 người,chuyên trách mảng kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu và các mặt hàng được sản xuất trong nước tại thị trường nội địa. o Phòng xuất nhập khẩu: Gồm 4 người, chuyên trách việc nhập khẩu những mặt hàng như bột giấy, giấy phế liệu, giấy thành phẩm để cung cấp cho thị trường trong nước và các nguyên phụ liệu vật tư phục vụ các đơn hàng xuất khẩu, đồng thời thực hiện các thủ tục xuất khẩu. o Phòng tài chính – kế toán: Gồm 3 người, chuyên trách các kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán và quản lý tài sản của công ty theo đúng quy định hiện hành của pháp luật, tổng hợp sổ sách chứng từ và lập báo cáo tài chính. o Phòng kế hoạch - vật tư: Gồm 3 người, chuyên trách việc lên kế hoạch sản xuất, dự trù và tiến hành thu mua vật tư phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. o Phòng hành chính – nhân sự: Gồm 3 người, chuyên trách giải quyết các vấn đề về tuyển dụng và quản lý lao động cũng như các công việc liên quan đến đời sống cán bộ công nhân viên toàn công ty. o Phân xưởng sản xuất: Gồm 20 người, trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm. 3. Nhiệm vụ của công ty. - Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn góp của các cổ đông. - Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhu cầu, tình hình thị trường, khả năng phát triển của công ty và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch đã đề ra. - Sử dụng hợp lý lao động, tài sản, tiền vốn, đảm bảo hiệu quả kinh tế, chấp hành các quy định của Luật kế toán và Luật thống kê, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. 8 - Công bố công khai và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo tài chính hàng năm và các thông tin về hoạt động của Công ty cho các cổ đông theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty theo quy định của Bộ Luật lao động. - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Công ty CP đầu tư Châu Á. 4. Các lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty - Kinh doanh bột giấy, giấy phế liệu, giấy thành phẩm và các nguyên phụ liệu khác phục vụ ngành giấy. - Sản xuất và gia công các mặt hàng giấy vở. - Kinh doanh thương mại quốc tế các mặt hàng giấy vở, bao bì. - Xuất khẩu các mặt hàng giấy, vở viết. - Chuyển giao công nghệ dây chuyền máy móc ngành giấy. - Công ty không ngừng nghiên cứu, cải tiến sản phẩm cả về chất lượng và mẫu mã để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của các thị trường nước ngoài khó tính. Bên cạnh mảng nhập khẩu và kinh doanh, công ty còn mở rộng sản xuất, xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thêm máy móc thiết bị để sản xuất và gia công các mặt hàng giấy vở xuất khẩu. Ngoài ra công ty còn thực hiện các dịch vụ nhập khẩu ủy thác cho các đối tác trong nước. Công ty còn được phép kêu gọi hợp tác đầu tư và liên doanh với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước được chính phủ Việt Nam cho phép hợp tác đầu tư theo quy định của pháp luật. 9 5. Tài sản và nguồn vốn của Công ty. BẢNG 1 TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY 2005- 2008 Đơn vị: VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 A Tài sản 14.755.634.565 25.822.360.490 49.062.484.931 95.488.377.525 1 TS lưu động 13.735.306.875 24.311.579.570 47.328.359.951 92.474.030.714 2 TS cố định 1.020.327.690 1.510.780.920 1.734.124.980 3.014.346.811 B Nguồn vốn 14.755.634.565 25.822.360.490 49.062.484.931 95.488.377.525 1 Nợ phải trả 11.528.094.565 21.091.674.965 42.870.182.869 88.492.852.588 2 Vốn chủ sở hữu 3.227.540.000 4.730.685.525 6.192.302.062 6.995.524.937 (Nguồn P.Kinh Doanh- Công ty cổ phần đầu tư Châu Á) Tài sản và nguồn vốn của công ty tăng đều qua các năm cho thấy sự tăng trưởng và phát triển không ngừng của công ty: - Từ năm 2005 đến năm 2006 nguồn vốn của công ty tăng 11.066.725.925 VNĐ, tăng 75%. - Từ năm 2006 đến năm 2007 nguồn vốn của công ty tăng 23.240.124.441 VNĐ, tăng 90%. - Từ năm 2007 đến năm 2008 nguồn vốn của công ty tăng 46.425.892.594 VNĐ, tức là tăng 94,62%. Vì công ty CP đầu tư Châu Á thiên về hoạt động thương mại nên trong cơ cấu tài sản của công ty, tài sản lưu động luôn chiếm tỷ trọng cao: Năm 2005 tài sản lưu 10 động chiếm 93,08% tổng tài sản; năm 2006 là 94,15%; năm 2007 là 96,46% và năm 2008 là 96,84%. Cùng với việc phát triển hoạt động kinh doanh thì tỷ trọng tài sản lưu động của công ty ngày càng tăng lên, tài sản cố định chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Tuy nhiên trong những năm tới công ty cũng có kế hoạch đầu tư trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng nhằm mở rộng sản xuất, gia công các mặt hàng giấy vở xuất khẩu, khi đó tài sản cố định của công ty sẽ tăng lên đáng kể. Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ, nguồn vốn đi vay luôn chiếm tỷ trọng lớn vì công ty nhỏ, tiềm lực kinh tế còn hạn chế, đây là điều không thể tránh khỏi. 11 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GIẤY CỦA CÔNG TY CP ĐẦU TƯ CHÂU Á : 1. Quy trình xuất khẩu sản phẩm giấy của Công ty Kinh doanh xuất khẩu giấy là hoạt động kinh doanh đem lại doanh thu cao cho công ty. Hoạt động này phải được tổ chức thực hiện qua rất nhiều nghiệp vụ khác nhau từ khâu điều tra nghiên cứu thị trường trong nước để xác định nhu cầu mà lựa chọn đối tượng xuất khẩu. Tiếp đến phải lựa chọn thị trường cung ứng nước ngoài, tìm đối tác giao dịch, các bước tiến hành giao dịch, đàm phán ký kết, thực hiện hợp đồng cho đến khi hàng hóa được chuyển giao quyền sở hữu cho doanh nghiệp mình tại cảng quy định, hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán, hơn nữa còn phải tiếp nhận hàng hoá về kho sau khi tiến hành các thủ tục hải quan, tổ chức các nghiệp vụ bán hàng và thanh quyết toán trong lưu thông nội địa… Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ phải được nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng và thận trọng. Chúng phải được đặt trong mối quan hệ hữu cơ, gắn bó chặt chẽ với nhau. Vì chỉ cần một trong các khâu này gặp sai sót thì toàn bộ dây chuyền hoạt động kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng theo. Điều này đã được chứng minh qua thực tế, đó là sự thua lỗ lớn thậm chí là phá sản một doanh nghiệp có khi chỉ ở khâu hàng không bán được do chưa nghiên cứu thị trường hoặc một cơn sốt bất thường của giá cả hàng hoá đã gây nên sự lầm tưởng về nhu cầu. Để thực hiện tốt các khâu nghiệp vụ, các thành viên tham gia hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty phải nắm được đầy đủ chính xác các thông tin về nhu cầu hàng hoá, thị hiếu tập quán tiêu dùng, giá cả, xu hướng biến động, chu kì sống của sản phẩm hàng hoá. Mặt khác các cán bộ công ty luôn học tập, nghiên cứu nâng cao kĩ thuật, các văn bản cũng như các chính sách của nhà nước và các Bộ, ngành có liên quan về hàng hoá xuất khẩu. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở công ty gồm các nghiệp vụ sau: 12 1.1 Nghiên cứu thị trường  Nghiên cứu thị trường nhập khẩu Công ty CP đầu tư Châu Á kinh doanh xuất khẩu giấy thì việc nghiên cứu thị trường nước ngoài có một ý nghĩa cực kì quan trọng. Trong việc nghiên cứu đó, những nội dung cần nắm vững về một thị trường nước ngoài là: Những điều kiện chính trị,thương mại chung, luật pháp và chính sách buôn bán, điều kiện về tiền tệ và tín dụng, điều kiện vận tải và tình hình giá cước. Bên cạnh những điểm trên đây, Công ty CP Châu Á cần nắm vững những điều có liên quan đến mặt hàng kinh doanh của mình trên thị trường ngoài nước ngoài đó như: Thị trường Trung Quốc,Ấn Độ, tập quán và thị hiếu tiêu dùng, những kênh tiêu thụ (các phương thức tiêu thụ), sự biến động giá cả. Trong công tác nghiên cứu thị trường nước ngoài công ty thông qua nhiều nguồn thông tin tìm hiểu đối tác là các nhà cung cấp máy móc thiết bị ở các nước đó. Sau đó liên lạc với họ xin báo giá về các loại máy móc thiết bị yêu cầu. Bước tiếp theo công ty tiến hành xem xét, so sánh giữa các báo giá, phân tích lựa chọn đối tác có các nhu cầu phù hợp nhất với giá cả cạnh tranh nhất. Để nghiên cứu thị trường nước ngoài, Công ty áp dụng hai phương pháp chủ yếu là: Điều tra qua tài liệu sách báo như tạp chí Thị Trường, tạp chí Kinh Tế, phương pháp này còn gọi là nghiên cứu tại văn phòng làm việc. Đây là phương pháp phổ biến nhất ít tốn kém.Tài liệu thường dùng để nghiên cứu là các bản tin giá cả của các trung tâm thông tin kinh tế đối ngoại, các báo cáo của cơ quan thương vụ Việt nam ở nước ngoài, các báo và tạp chí nước ngoài. Điều tra tại chỗ: Theo phương pháp này công ty Châu Á cử nhân viên kinh doanh đến tận thị trường để tìm hiểu tình hình, tiếp xúc với các thương nhân. Phương pháp này tuy tốn kém nhưng giúp cho công ty mau chóng nắm bắt được thông tin chắc chắn và an toàn. Một mặt công ty xem xét doanh số bán hàng theo tháng hoặc quý của các salon, đánh giá sự tăng giảm giá của các loại giấy chuyêm dùng của mình. Mặt 13 khác công ty thông qua Bộ thương mại, các nguồn như báo chí để lấy thông tin về sự biến động của các mặt hàng giấy. Sau cùng dựa trên các kết quả có được Công ty thay đổi và bổ sung các sản phẩm kinh doanh của mình cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Nghiên cứu thị trường là công tác rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp, tuy nhiên Công ty chưa chú trọng lắm, chưa thực sự quan tâm và đầu tư đúng mức nhất là đối với thị trường xuất khẩu. Các hoạt động marketing, tìm hiểu thị trường, tìm bạn hàng … đều do nhân viên của phòng kinh doanh trực tiếp đảm nhận và tiến hành các nghiệp vụ xuất khẩu, do công ty không có phòng Marketing riêng. Đây là điểm bất cập mà công ty cần khắc phục. 1.2 Xác định mức giá xuất khẩu Xác định mức giá xuất khẩu là điều kiện tối quan trọng trong quyết định tới hiệu quả kinh doanh. Công ty thường sử dụng đồng USD hay EUR làm đồng tiền tính giá giấy xuất khẩu vì đây là đồng tiền chung Châu Âu và Thế Giới. Tuỳ theo điều kiện giao hàng trong hợp đồng mua bán mà giá cả có thể được tính theo các mức khác nhau cho từng trường hợp. Tuy nhiên Công ty thường sử dụng giá CIF tại cảng Hải Phòng để xuất khẩu giấy. BẢNG 2 GIÁ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GIẤY CỦA CÔNG TY Đơn vị: USD STT Mặt hàng Đơn vị tính Giá 1 Giấy in Kg 0,99 2 Giấy Tissue Kg 0,69 3 Vở viết gáy lò xo dòng kẻ rộng Quyển 0,8 4 Vở viết gáy lò xo dòng kẻ hẹp Quyển 0,7 14 5 Vở viết gáy may Quyển 0,61 6 Vở viết gáy dán Quyển 0,61 (Nguồn P.Tài Chính - Công ty cổ phần đầu tư Châu Á) Với lợi thế về nhân công và nguyên liệu rẻ, giá bán của công ty là khá cạnh tranh so với các công ty nước ngoài. Theo nghiên cứu của công ty, so với các nước Thái Lan, Malaysia, sản phẩm cùng loại của Việt Nam có giá bán thấp hơn từ 5% đến 10%. Đây là điều kiện tốt để công ty có thể cạnh tranh hiệu quả hơn. 1.3 Lập phương án kinh doanh Theo quy định của công ty thì mọi hoạt động xuất khẩu dưới mọi hình thức đều phải lập phương án kinh doanh để các bộ phận có chức năng xem xét tính toán có nên thực hiện hay không. Phương án kinh doanh phải được sự phê duyệt của giám đốc căn cứ vào những đánh giá nhận xét của các phòng tài chính, phòng sản xuất.  Đối tác kinh doanh: Tên điạ chỉ, tư cách pháp nhân  Thời gian dự kiến thực hiện: Thời gian bắt đầu kết thúc  Phương thức, điạ điểm, giao nhận.  Xuất xứ hàng hoá, tên, số lượng, chất lượng quy cách  Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh doanh: Giá bán, giá vốn ( gồm giá mua+ thuế nhập khẩu+ thuế VAT hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có), chi phí trực tiếp( phí làm thủ tục lưu kho lưu bãi, lãi ngân hàng…)  Hiệu quả: các khoản công ty thu được và các khoản công ty phải chi( chi phí thanh toán, vận chuyển, giám định, giao nhận… )  Diễn giải: Điều kiện thanh toán( khách hàng nào tự thanh toán hay chuyển qua công ty thanh toán ), hình thức thanh toán ( L/C, TTR…), thuế xuất khẩu, chi phí giao nhận vận chuyển giám định… do công ty nộp hay bên uỷ thác nộp 15 1.4 Đàm phán và kí kết hợp đồng Trong công ty thường thì trưởng phòng Kinh doanh được Giám đốc uỷ quyền có tư cách pháp nhân để đàm phán và kí kết hợp đồng. Các hình thức đàm phán được sử dụng linh hoạt trong mỗi trường hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Công ty thực hiện kí kết hợp đồng dưới hình thức văn bản và có thể được kí theo hai cách: - Các bên chủ động gặp nhau cùng bàn bạc và đi đến kí kết - Hoặc một trong hai bên soạn thảo hợp đồng rồi gửi cho bên kia kí sau. Đôi khi có những hợp đồng phức tạp thì một trong các bên dự thảo hợp đồng rồi gửi cho bên kia xem xét thống nhất ngày gặp gỡ bàn bạc trực tiếp để đi đến kí kết.  Thực hiện hợp đồng Giống như các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu khác, Công ty phải thực hiện đầy đủ các thủ tục thì mới nhận được hàng: Trong hợp đồng yêu cầu mở L/C, Công ty phải mở L/C tại ngân hàng của mình theo yêu cầu của hợp đồng. Nội dung của L/C phải phù hợp với nội dung của hợp đồng giữa 2 bên. Nhận tiền bằng TTR, công ty phải nhận tiền của ngân hàng do bên nhập chuyển. Sau khi nhận được thông báo giao hàng, công ty ra ngân hàng để nhận bộ chứng từ giao hàng. Làm thủ tục thanh toán cho bên nhập khẩu nếu không có vướng mắc gì về lô hàng đó. Khác với các doanh nghiệp khác, trong phần thực hiện hợp đồng, việc giao nhận hàng hoá xuất khẩu của công ty được chia làm 2 loại: Giao nhận hàng hoá xuất khẩu kinh doanh và giao nhận hàng hoá xuất khẩu uỷ thác. o Đối với giao nhận hàng hoá xuất khẩu kinh doanh: Khi nhận được thông báo tàu đã nhập cảng, công ty nhanh chóng thực hiện mọi thủ tục liên quan đến giao nhận hàng hoá nhằm giảm chi phí lưu kho, lưu bãi. Việc giao nhận hàng hoá xuất khẩu với ga cảng được công ty thực hiện trực tiếp hoặc uỷ thác cho các chi nhánh của công ty tại Hải Phòng thực hiện. 16 o Đối với giao nhận hàng hoá uỷ thác: Khi hàng hoá sang đến cảng thì công ty lập lệnh giao hàng đồng thời chuyển bộ chứng từ hàng hoá cho khách hàng uỷ thác để họ thực hiện việc giao nhận hang hoá với ga cảng. Khi giao nhận nếu có sự tổn thất, tranh chấp về hàng hoá thì công ty có trách nhiệm đứng ra thay mặt khách hàng uỷ thác yêu cầu giám định, khiếu nại các bên có liên quan nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên uỷ thác. Sau khi giao nhận xong thì hàng hoá thuộc toàn quyền quyết định của bên uỷ thác. Có trường hợp bên uỷ thác xuất khẩu yêu cầu công ty thực hiện giao nhận hàng hoá với cảng rồi mới giao hàng cho mình ngay tại cảng hoặc vận chuyển tới một địa điểm nào đó để bàn giao. Khi đó công ty đứng ra thực hiện giao nhận rồi mới giao cho khách hàng hoặc vận chuyển tới địa điểm đã thoả thuận.  Tổ chức bán hàng hoá xuất khẩu Đây là khâu quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hoá. Với mục tiêu là thu được lợi nhuận, công ty cần phải tiêu thụ được hàng hoá và càng bán được nhiều thì mới có khả năng thu lợi nhuận cao, đứng vững và phát triển trên thị trường. Hàng hoá không bán được sẽ dẫn đến thua lỗ phá sản. Sau khi xuất hàng đi, đối với những hợp đồng uỷ thác và các đơn đặt hàng thì công ty chuyển thẳng hàng cho nhà uỷ thác và khách hàng, còn đối với hàng hoá tự doanh thì công ty tập trung phân phối thông qua bộ phận bán hàng của công ty trên thị trường. Nhận thức được tính chất đặc biệt của hàng hoá xuất khẩu, công ty đã đẩy mạnh dịch vụ sau bán hàng để hỗ trợ cho hoạt động bán hàng. Đáp ứng nhu cầu khách hàng. 2. Phương thức xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty 2.1 Xuất khẩu trực tiếp: Công ty CP đầu tư Châu Á thực hiện giao dịch thương mại, trong đó người bán (người xuất khẩu) và người mua (người nhập khẩu) quan hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín) để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác. o Ưu điểm của xuất khẩu trực tiếp là: 17 - Cho phép người xuất khẩu nắm bắt được nhu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng, giá cả để người bán thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường. - Giúp cho người bán không bị chia sẻ lợi nhuận. - Giúp xây dựng chiến lược tiếp thị quốc tế phù hợp. o Nhược điểm của xuất khẩu trực tiếp: - Chi phí tiếp thị thị trường nước ngoài cao cho nên những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn ít thì nên xuất nhập khẩu ủy thác có lợi hơn. - Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp đòi hỏi có những cán bộ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi: Giỏi về giao dịch đàm phán, am hiểu và có kinh nghiệm buôn bán quốc tế đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán quốc tế thông thạo, có như vậy mới bảo đảm kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp có hiệu quả. Đây vừa là yêu cầu để đảm bảo hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, vừa thể hiện điểm yếu của đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam khi tiếp cận với thị trường thế giới. o Cách thức tiến hành xuất khẩu trực tiếp: Để tiến hành, Công ty cần phải thực hiện các công việc sau: - Nghiên cứu thị trường và thương nhân. - Đánh giá hiệu quả thương vụ kinh doanh thông qua việc xác định tỷ giá xuất khẩu. Chỉ thực hiện kinh doanh khi tỷ giá xuất khẩu nhỏ hơn tỷ giá hối đoái. - Tổ chức giao địch đàm phán hoặc thông qua gởi các thư giao dịch thương mại hỏi hàng, báo giá, hoàn giá, đặt hàng… hoặc hai bên mua bán trực tiếp gặp mặt nhau đàm phán giao dịch. - Ký kết hợp đồng kinh doanh xuất khẩu. - Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu đã ký kết. 2.2 Xuất khẩu qua trung gian: Công ty CP đầu tư Châu Á cũng thực hiện phương thức xuất khẩu qua trung gian là xuất khẩu được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của trung gian thứ ba. Người thứ ba này được hưởng một khoản tiền nhất định. Người trung gian phổ biến trong giao dịch quốc tế là các đại lý và người môi giới: 18 - Đại lý: là thương nhân, họ tiến hành hoạt động xuất khẩu theo sự ủy thác của người ủy thác, thù lao được hưởng là khoản tiền hoa hồng được tính trên doanh số hoặc khối lượng công việc thực hiện được. Quan hệ giữa người ủy thác với người đại lý thể hiện hợp đồng đại lý. - Người môi giới: Là thương nhân trung gian giữa bên mua và bên bán, được bên mua hoặc bên bán ủy thác tiến hành bán hoặc mua hàng hóa hay dịch vụ. Khi tiến hành nghiệp vụ môi giới, người môi giới không đứng tên của chính mình, mà đứng tên của người ủy thác, không chiếm hữu hàng hóa và không chịu trách nhiệm cá nhân trước người ủy thác về việc khách hàng không thực hiện hợp đồng. Quan hệ giữa người ủy thác với người môi giới dựa trên ủy thác từng lần, chứ không dựa vào hợp đồng. o Ưu điểm của xuất khẩu qua trung gian: - Người trung gian thường là những người am hiểu thị trường xâm nhập, pháp luật và tập quán buôn bán của địa phương, họ có khả năng đẩy mạnh buôn bán và tránh bớt rủi ro cho người ủy thác. - Những người trung gian, nhất là các đại lý thường có cơ sở vật chất nhất định, do đó khi sử dụng họ, người ủy thác đỡ phải đầu tư trực tiếp ra nước tiêu thụ hàng. - Nhờ dịch vụ của trung gian trong việc lựa chọn phân loại, đóng gói, người ủy thác có thể giảm bớt chi phí vận tải. o Nhược điểm của xuất khẩu qua trung gian: - Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu mất sự liên hệ trực tiếp với thị trường. - Vốn hay bị bên nhận đại lý chiếm dụng. - Công ty phải đáp ứng những yêu sách của đại lý và môi giới. - Lợi nhuận bị chia sẻ. - Do những lợi hại nêu trên, trung gian chỉ được sử dụng trong những trường hợp thật cần thiết như: - Khi thâm nhập vào thị trường mới. - Khi mới đưa vào thị trường một mặt hàng mới. 19 - Khi tập quán đòi hỏi phải bán hàng qua trung gian. - Khi mặt hàng đỏi hỏi sự chăm sóc đặc biệt. Ví dụ: Hàng tươi sống… 2.3 Xuất nhập khẩu đối lưu: Công ty xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu là hình thức xuất khẩu liên kết ,người bán hàng đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi với nhau, có giá trị tương đương. Ở đây mục đích của xuất khẩu không phải nhằm thu ngoại tệ, mà thu về một hàng hóa khác có giá trị tương đương. 2.4 Kinh doanh tái xuất: Công ty thực hiện xuất khẩu trở lại sang các nước khác, những hàng hóa đã mua ở nước ngoài nhưng chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Mục đích của thực hiện giao dịch tái xuất khẩu là mua rẻ hàng hóa ở nước này bán đắt hàng hóa ở nước khác và thu số ngoại tệ lớn hơn số vốn bỏ ban đầu. Giao dịch này luôn luôn thu hút ba nước tham gia: nước xuất khẩu, nước tái xuất khẩu và nước nhập khẩu. 3.Kim ngạch xuất khẩu. Tuy công ty cổ phần đầu tư Châu Á được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2000 nhưng khi đó lĩnh vực hoạt động chính của công ty là nhập khẩu và kinh doanh bột giấy, giấy phế liệu, giấy thành phẩm và các nguyên phụ liệu khác phục vụ ngành giấy. Trong mấy năm trở lại đây công ty mới bắt đầu bước sang lĩnh vực xuất khẩu. Công ty đã và đang tiếp tục đầu tư xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thêm máy móc thiết bị để phát triển hoạt động sản xuất và gia công các mặt hàng giấy vở xuất khẩu. 20 BẢNG 3 TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GIẤY CỦA CÔNG TY 2005 - 2007 Tổng kim ngạch xuất khẩu (1000 USD) 0 500 1000 1500 2000 2500 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng kim ngạch xuất khẩu (1000 USD) (Nguồn P.Kinh Doanh- Công ty cổ phần đầu tư Châu Á) 4. Cơ cấu xuất khẩu 4.1 Sản phẩm xuất khẩu Nguyên liệu loại 1: giấy và bột giấy Phế liệu, tồn kho: giấy và bột giấy. Dây chuyền máy móc ngành giấy. 21 BẢNG 4 CƠ CẤU XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GIẤY CỦA CÔNG TY THEO LOẠI SẢN PHẨM Đơn vị: 1000 USD STT Mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Giấy in 220 359 400 2 Giấy Tissue 362 587 616 3 Vở viết gáy lò xo dòng kẻ rộng _ 278 467 4 Vở viết gáy lò xo dòng kẻ hẹp _ 221 420 5 Vở viết gáy may 90 120 140 6 Vở viết gáy dán 90 120 147 Tổng cơ cấu xuất khẩu 762 1.685 2.190 (Nguồn P.Kinh Doanh- Công ty cổ phần đầu tư Châu Á) Từ bảng số liệu cơ cấu xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty theo loại sản phẩm ta thấy: Trong năm 2005, mặt hàng giấy Tissue chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của công ty, chiếm tới trên 47,5% tổng cơ cấu xuất khẩu, nhưng lại chỉ chiếm 34,8% vào năm 2006 và 28,12% vào năm 2007. Thay vào đó là sản phẩm vở viết gáy lò xo dòng kẻ rộng và dòng kẻ hẹp, năm 2005 công ty chưa đưa sản phẩm này vào xuất khẩu, nhưng đến năm 2006 cơ cấu xuất khẩu của sản phẩm này đã chiếm 29,61% tổng cơ cấu và đến năm 2007 là 40,5%, chiếm tỷ trọng lớn nhất. Bên cạnh đó, các sản phẩm giấy in, vở viết gáy may, vở 22 viết gáy dán cũng đóng góp vào cơ cấu xuất khẩu của công ty. Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng giấy in giảm qua các năm, năm 2005 đạt 28,87%, năm 2006 là 21,3%, nhưng đến năm 2007 chỉ còn 18,26%. 4.2 Thị trường xuất khẩu. BẢNG 5 CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY Đơn vị: 1000 USD STT Thị Trường Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Trung Quốc 462 977 1.259 Ấn Độ _ 324 Ā ̀Ú㰀E Malayxia 300 384 503  Tổng cộng Ā ̀Ú㰀E Malayxia 300 384 503  Tổng cộng 㰀E Malayxia 300 384 503  Tổng cộng E Malayxia 300 384 503  Tổng cộng Malayxia 300 384 Tổng cộng 762 1.685 2.190 23 (Nguồn P.Kinh Doanh- Công ty cổ phần đầu tư Châu Á) Thị trường Trung Quốc là thị trường truyền thống và có nhiều tiềm năng cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. Các sản phẩm giấy đang tiêu thụ tốt ở đây, trung bình trị giá xuất khẩu của công ty cổ phần đầu tư Châu Á sang thị trường này chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu. Do thị trường này giá cả cạnh tranh hợp lí, chất lượng tốt, là đại lí cấp một có hệ thống phân phối hiệu quả. Thị trường Malayxia và Ấn Độ là hai thị trường lý tưởng mà công ty cần chú ý trong thời gian tới. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, thị hiếu người tiêu dung phù hợp nên công ty đã chọn 2 thị trường này. So với các công ty sản xuất giấy của 2 nước này thì chất lượng sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư Châu Á là tương đương. Nhưng công ty có lợi thế về chi phí nhân công rẻ nên giá bán sẽ cạnh tranh hơn. Hai thị trường này hiện đang chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu của công ty, trong đó thị trường Malayxia chiếm tỷ trọng lớn hơn, trung bình là 23% kim ngạch xuất khẩu (trừ năm 2005 công ty chưa thực hiện xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, khi đó kim ngạch xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty sang Malayxia là 40%). Đó là vì so với Ấn Độ, Malayxia là nước nằm trong khối ASEAN nên thuế suất xuất khẩu vào nước này thấp hơn. Để đẩy mạnh hơn nữa việc tiêu thụ sản phẩm giấy tại thị trường này, công ty đã và đang tiến hành khảo sát, tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng và các đặc tính về khí hậu, thời tiết để tiến hành sản xuất cho phù hợp. 5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm giấy của Công ty. 5.1 Nguồn tài chính Đặc điểm nguồn vốn của công ty: Công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại như NH Á Châu, NH Tecombank….các ngân hàng này đều có lãi vay và ưu đãi hơn nên công ty đã chọn, nhưng nguồn vốn vay thường chiếm tỷ trọng lớn hơn 24 (trung bình khoảng 60% - 65% tổng nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty) do nguồn vốn chủ sở hữu của công ty còn hạn chế. 5.2 Nguồn nhân lực Đội ngũ lao động của công ty bao gồm các nhà quản lý, nhân viên kinh doanh, nhân viên kế toán, nhân viên xuất nhập khẩu, quản đốc, những lao động trực tiếp sản xuất ở phân xưởng... Hầu hết nhân viên của công ty là những người trẻ tuổi, nhiệt tình, năng động, có khả năng giao tiếp tốt, tuy nhiên lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. BẢNG 6 CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN NĂM 2007 Đơn vị: Người STT Trình độ Số lượng lao động Tỷ lệ % 1 Trên đại học và đại học 39 24,53 2 Cao đẳng và trung cấp 23 14,46 3 Công nhân kỹ thuật 66 41,5 4 Lao động phổ thông 31 19,51 Tổng số 159 100,0 25 (Nguồn: P.Hành Chính- Công ty cổ phần đầu tư Châu Á) Trong cơ cấu lao động của công ty, công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn nhất (41,5%), tiếp đó là những nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm 24,53%. Phần lớn trong số đó là những nhân viên trẻ, những sinh viên mới ra trường, họ có kiến thức và lòng nhiệt tình với công việc nhưng cần được học hỏi thêm kinh nghiệm. Thực tế này đòi hỏi công ty CP Châu Á phải chú tâm nhiều hơn đến công tác đào tạo nguồn nhân lực. BẢNG 7 TÌNH HÌNH THU NHẬP BÌNH QUÂN THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA CÔNG TY (Đơn vị: VNĐ) STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Thu nhập bình quân 2.000.000 2.500.000 3.200.000 3.550.000 2 Mức lương tối thiểu 1.200.000 1.500.000 2.000.000 2.000.000 3 Mức lương tối đa 3.000.000 3.500.000 4.500.000 5.200.000 (Nguồn: P.Hành Chính- Công ty cổ phần đầu tư Châu Á) Thu nhập bình quân của người lao động của công ty đều tăng qua các năm, từ năm 2004 đến năm 2007 mức thu nhập bình quân theo đầu người tăng từ 2.000.000 VNĐ lên 3.550.000 VNĐ. Qua bảng số liệu trên cho chúng ta thấy mức 26 lương của công ty tăng tương đối qua các năm nhưng so với ngành giấy chỉ đạt mức trung bình. 5.3 Cơ sở vật chất Công ty đầu tư Châu Á có nhà máy chuyên chế biến nguyên liệu giấy và giấy in xuất khẩu diện tích 14.000 m2. Hiện tại công ty đang tiến hành mở rộng diện tích nhà xưởng để mở rộng quy mô sản xuất lên 10ha.  Dây chuyền sản xuất bột giấy.  Dây chuyền sản xuất thùng carton 3 lớp, 5 lớp;  Dây chuyền sản xuất khăn ướt, khăn khô, khăn túi, khăn ví, giấy vệ sinh cuộn,…  Máy đóng gói,  Máy cắt, máy sang cuộn,…..  Máy in flexo: từ 2 màu – 6 màu 6. Đánh giá kết quả. 6.1 Hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu.  Hiệu quả sử dụng vốn trong xuất khẩu: Vốn là nguồn lực rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam, do tiềm lực tài chính yếu nên việc sử dụng vốn đúng mục đích và đạt hiệu quả cao nhất là rất cần thiết. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong xuất khẩu được thể hiện trong bảng 8. Do việc phân chia vốn nào dành cho xuất khẩu, vốn nào dành cho sản xuất trong nước là rất khó khăn. Vì vậy nguồn vốn được xét ở đây là vốn kinh doanh nói chung. BẢNG 8 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ CHÂU Á GIAI ĐOẠN 2005 – 2007 27 STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Lợi nhuận xuất khẩu (tỷ đồng) 2,144 4,912 7,04 2 Vốn kinh doanh bình quân (tỷ đồng) 25,822 49,062 95,488 3 Lợi nhuận xuất khẩu/Vốn kinh doanh 0,083 0,1 0,07 (Nguồn P.Tài Chính - Công ty cổ phần đầu tư Châu Á) Năm 2005, 1 đồng vốn kinh doanh đem lại 0.083 đồng lợi nhuận. Năm 2006, sức sinh lời của vốn kinh doanh tăng lên so với năm 2005 là 0.017 đồng, tương ứng với 20,48%. Năm 2007, sức sinh lời của vốn giảm đi so với năm 2006 là 0,03 đồng, tương ứng với 30%. Từ bẳng số liệu trên ta thấy sức sinh lời của vốn trong năm 2005 và 2007 không cao, tuy nhiên chưa thể khẳng định được hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động xuất khẩu công ty CP đầu tư Châu Á là thấp vì nguồn vốn kinh doanh ở đây là vốn kinh doanh nói chung, không dành riêng cho xuất khẩu.  Hiệu quả hoạt động xuất khẩu theo chi phí: (Xem bảng 9) BẢNG 9 HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU THEO CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ CHÂU Á GIAI ĐOẠN 2005 – 2007 STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Lợi nhuận xuất khẩu (tỷ đồng) 2,144 4,912 7,04 2 Chi phí xuất khẩu (tỷ đồng) 10,04 22,04 28,0 3 Lợi nhuận xuất khẩu/Chi phí xuất khẩu 0,213 0,222 0,251 (Nguồn P.Tài Chính - Công ty cổ phần đầu tư Châu Á) 28 Từ số liệu bảng 9 ta thấy: năm 2005, 1 đồng chi phí cho hoạt động xuất khẩu đem lại 0,213 đồng lợi nhuận. Sang năm 2006 con số này là 0,222 và năm 2007 đạt 0,251. Như vậy là tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu trên chi phí xuất khẩu đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng không đều, năm 2006 so với năm 2005 tăng không đáng kể. Trước tình hình đó, để tiếp tục cạnh tranh trên thị trường quốc tế, công ty phải sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên liệu, chú trọng nâng cao năng suất lao động để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. 6.2 Kết quả Qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh xuất khẩu có thể thấy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty cổ phần đầu tư Châu Á đã đạt được một số thành công nhất định: - Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm giấy của công ty đều tăng qua các năm, có sự phát triển cả về quy mô và chất lượng. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu hằng năm đều có lãi và mức lãi này tăng dần về mặt tuyệt đối qua các năm. - Tuy hoạt động xuất khẩu của công ty vẫn còn mới mẻ nhưng đã ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Cho đến nay công ty đã tạo được một nền tảng khá vững chắc, đã tìm kiếm và thiết lập được quan hệ kinh doanh với một số đối tác Malayxia, Ấn Độ, Trung Quốc và đã thực hiện thành công nhiều đơn hàng lớn. - Công ty không ngừng nghiên cứu, cải tiến sản phẩm cả về chất lượng và mẫu mã để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của các thị trường nước ngoài khó tính, đồng thời tạo dựng uy tín ngày một vững chắc hơn, chiếm được lòng tin của các đối tác nước ngoài để họ trở thành đối tác trung thành của công ty. 6.3 Hạn chế 29 Tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định, công ty vẫn còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục: - Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh nhưng công ty vẫn chưa khai thác hết những tiềm năng vốn có, công ty chưa chủ động được về nguồn nguyên liệu mà vẫn còn phải nhập khẩu. Trong khi đó tình hình bột giấy lại rất căng thẳng, giá nguyên liệu bột giấy tăng liên tục, nhưng giá bán hầu như không tăng. Chính vì phải nhập khẩu nguyên liệu nên chi phí xuất khẩu còn cao dẫn đến lợi nhuận không tăng nhanh như kim ngạch xuất khẩu. - Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu còn chưa đa dạng, thị trường xuất khẩu còn bó hẹp, chưa mở rộng qui mô xuất khẩu. Quy mô của công ty còn nhỏ, công nghệ cũ nên năng suất và sản lượng chưa cao, vì thế hiệu quả của hoạt động sản xuất chưa cao. - Đội ngũ nhân viên của công ty hầu hết là những người trẻ tuổi, nhiệt tình và năng động, tuy nhiên họ lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chưa am hiểu về thị trường thế giới, trình độ ngoại ngữ không đồng đều... - Còn một hạn chế nữa là công ty chưa thực sự chú tâm đến việc xây dựng và củng cố thương hiệu cho các sản phẩm giấy của mình. Tạo dựng được một thương hiệu có uy tín sẽ là một nền tảng vô cùng vững chắc cho việc phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 30 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GIẤY CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ CHÂU Á : 1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư Châu Á giai đoạn 2010:  Lập chi nhánh tại tất cả các nước trong khu vực Châu Á để phát triển thị trường nguyên liệu và máy móc.  Phát triển thị trường xuất khẩu giấy thành phẩm trong nước.  Thành lập Công ty chuyên phân phối các sản phẩm mà Công ty Cổ phần Đầu tư Châu Á nhập khẩu, cũng như phân phối các sản phẩm được sản xuất tại các nhà máy đã mua máy móc và nguyên liệu của Công ty Cổ phần Đầu tư Châu Á.  Trở thành nhà phân phối nguyên liệu hàng đầu của Việt Nam với nguồn hàng và chất lượng ổn định, phương thức thanh toán chuyên nghiệp đảm bảo quyền lợi cho khách hàng đến mức tối đa.. 2. Giải pháp tăng cường hoạt động xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần đầu tư Châu Á: 2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: 31 Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn lưu động luôn giữ vai trò hết sức quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Nếu vốn lưu động của doanh nghiệp lớn, khả năng quay vòng nhanh sẽ giúp doanh nghiệp có thể chủ động được vốn kinh doanh từ đó giúp doanh nghiệp có thể đề ra các quyết định kinh doanh một cách nhanh chóng mà không phải lo ngại về nguồn vốn. Điều này giúp công ty có thể khai thác nhiều hợp đồng có giá trị lớn, lợi nhuận cao. Đồng thời công ty cũng nên hạn chế sử dụng các nguồn vốn vay để kinh doanh sẽ giảm thiểu được chi phí về vốn. Ngược lại nếu vốn lưu động của công ty hạn chế, khả năng quay vòng vốn chậm, vốn bị chiếm dụng nhiều thì công ty sẽ không thể chủ động được vốn kinh doanh, phải sử dụng đến nguồn vốn vay nên thời gian chuẩn bị vốn kéo dài, chi phí vốn lớn làm cho công ty bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh, điều này dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao. Công ty CP Châu Á cần phải áp dụng các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động và rút ngắn chu kì quay của vốn lưu động, đồng thời phải đảm bảo luôn chủ động sẵn sàng về vốn kinh doanh phục vụ cho các thương vụ, hạn chế đến mức có thể việc vay vốn để giảm chi phí vốn qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. - Phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá, dự báo tình hình thu chi của doanh nghiệp, để xem xét các khoản thu chi của doanh nghiệp. Đây là một công việc rất quan trọng giúp công ty xem xét các khoản thu chi của mình đã hợp lý chưa, có đúng thời điểm và đúng mục đích hay không, nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp huy động kịp thời. - Giảm thiểu đến mức tối đa các khoản phải thu thông qua việc hạn chế việc bán hàng chịu, bán hàng theo phương thức trả chậm. 2.2. Tăng cường nghiên cứu thị trường xuất khẩu: Vấn đề nghiên cứu thị trường là một việc làm cần thiết đầu tiên đối với bất cứ công ty nào muốn tham gia vào thị trường thế giới. Nghiên cứu thị trường là quá 32 trình điều tra để tìm triển vọng bán hàng cho sản phẩm của công ty. Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trường, so sánh, phân tích những số liệu đó và rút ra kết luận. Những kết luận này sẽ giúp cho nhà quản lý đưa ra kết luận đúng đắn để lập kế hoạch marketing. Công tác nghiên cứu thị trường phải góp phần chủ yếu trong việc thực hiện phương châm hành động “chỉ bán cái thị trường cần chứ không bán cái có sẵn”. Công ty Châu Á chọn thị trường các nước trong khu vực Asean vì đây là nơi có giá cả và chất lượng phù hợp với thị hiếu người Việt Nam. 2.3. Mở rộng thị trường xuất khẩu: Việc mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ giúp công ty tăng doanh số bán hàng qua đó khai thác được tính kinh tế theo quy mô và gia tăng hiệu quả. Bởi vì, bất kỳ một thị trường nào dù có quy mô lớn và nhiều tiềm năng đến đâu thì đến một lúc nào đó cũng trở nên bão hào. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, thì quá trình này diễn ra càng nhanh và sẽ tác động làm giảm doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp. Do đó để đảm bảo duy trì và tăng doanh thu xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất khẩu thì doanh nghiệp cần phải tích cực trong việc xâm nhập vào các thị trường mới có nhiều tiềm năng. Việc mở rộng và thâm nhập thị trường mới không chỉ đơn thuần là mở rộng thêm một số thị trường mới cho các sản phẩm hiện tại mà còn bao gồm cả việc đưa vào thị trường hiện tại những sản phẩm mới, và đưa sản phẩm mới thâm nhập vào thị trường mới. Để thực hiện điều này doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường để nắm bắt những thay đổi trong nhu cầu của thị trường, nắm bắt những nhu cầu về sản phẩm mới, đồng thời phải nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm hiện có để kích thích nhu cầu của thị trường. 2.4. Nâng cao trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu cho đội ngũ cán bộ quản lý và các nhân viên trong toàn công ty: Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì vấn đề con người luôn là yếu tố quyết định lớn nhất tới hiệu quả kinh doanh, đặc biệt trong kinh doanh xuất khẩu 33 thì yếu tố con người càng trở nên quan trọng. Bởi vì xuất khẩu chính là hoạt động mua bán quốc tế hàng hoá là sự thoả thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau. Mỗi quốc gia khác nhau có những quy định mang tính pháp lý hết sức khác nhau nhiều khi là trái ngược. Khi kinh doanh xuất khẩu thì trình độ và nghiệp vụ của các bên tham gia là vấn đề đầu tiên quyết định sự thành bại của hoạt động xuất khẩu. Chính vì vậy việc nâng cao trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của công ty tham gia vào hoạt động xuất khẩu là việc hết sức quan trọng và cấp thiết. Trong cơ cấu lao động của công ty số lao động có trình độ cao không phải là ít, tuy nhiên trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì các đối tác của công ty đa phần là các doanh nghiệp nước ngoài, họ có trình độ quản lý và kinh doanh rất tốt, có nhiều phương thức kinh doanh còn khá xa lạ với công ty. Do đó trình độ quản lý cũng như nghiệp vụ của các cán bộ của công ty hiện nay vẫn chưa thể đáp ứng được những yêu cầu của các phương thức kinh doanh hiện đại. Vì vậy công ty cần có những chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của mình một cách thường xuyên để đáp ứng cho nhu cầu của hoạt động kinh doanh ở hiện tại và tương lai đồng thời để hạn chế những thua thiệt do trình độ yếu kém mang lại. 34 KẾT LUẬN Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, hoạt động xuất khẩu đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hoạt động này mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu và nền kinh tế nói chung. Nó góp phần mạng lại nguồn thu ngoại tệ và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Vì thế nâng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu đang được Nhà nước quan tâm và ủng hộ. Vì vậy công ty CP đầu tư Châu Á đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của mình. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, do kinh nghiệm trên thị trường quốc tế còn hạn chế, nguồn lực còn yếu kém so với các công ty nước ngoài cho nên hoạt động xuất khẩu của công ty còn nhiều tồn tại cần được khắc phục.Công ty cần thực hiện đồng bộ các biện pháp phù hợp để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm giấy của công ty. Thực tế cho thấy việc thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường quốc tế đã khó, duy trì và mở rộng thị trường đó lại càng khó khăn hơn. Bởi vậy trong thời gian tới, nhiệm vụ của công ty CP đầu tư Châu Á là hết sức nặng nề đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Với chuyên đề tốt nghiệp này, em hy vọng những giải pháp đưa ra sẽ giúp công ty khắc phục những tồn tại, nhằm hoàn thiện và thúc đẩy hoạt động xuất 35 khẩu các sản phẩm giấy của công ty CP đầu tư Châu Á nói riêng, cũng như toàn ngành giấy Việt Nam nói chung trên chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế. Qua một thời gian ngắn thực tập tại công ty CP đầu tư Châu Á và sự giúp đỡ, hướng dẫn của Th.S Trần Thị Ngọc Quyên và các cán bộ, nhân viên công ty em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn Th.S Trần Thị Ngọc Quyên và công ty cổ đầu tư Châu Á đã tận tình hướng dẫn và cung cấp những tài liệu quý báu giúp em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! PHỤ LỤC BẢNG 10 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2005 Từ ngày: 01/01/2005đến ngày: 31/12/2005 Đơn vị: VNĐ STT Chỉ tiêu Thực hiện 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 54.623.012.659 2 Các khoản giảm trừ 52.811.043 3 Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV 54.570.201.616 4 Giá vốn hàng bán 51.029.733.056 5 Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV 3.540.468.560 6 Doanh thu hoạt động tài chính 9.740.879 7 Chi phí tài chính 857.975.555 8 Chi phí bán hàng 1.450.066.071 36 (Nguồn: P.Kinh Doanh- Công ty cổ phần đầu tư Châu Á) BẢNG 11 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2006 Từ ngày: 01/01/2006 đến ngày: 31/12/2006 Đơn vị: VNĐ STT Chỉ tiêu Thực hiện 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 89.253.288.658 2 Các khoản giảm trừ 44.755.121 3 Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV 89.208.533.537 4 Giá vốn hàng bán 82.173.483.182 5 Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV 7.035.050.355 6 Doanh thu hoạt động tài chính 13.873.920 7 Chi phí tài chính 1.157.549.318 8 Chi phí bán hàng 3.006.564.527 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.172.973.941 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.022.601.536 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 219.566.277 11 Thu nhập khác 0 12 Chi phí khác 0 13 Lợi nhuận khác 0 14 Tổng lợi nhuận trước thuế 219.566.277 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 61.478.557 16 16. Lợi nhuận sau thuế 158.087.719 37 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 711.836.489 11 Thu nhập khác 0 12 Chi phí khác 0 13 Lợi nhuận khác 0 15 Tổng lợi nhuận trước thuế 711.836.489 16 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 199.314.217 17 Lợi nhuận sau thuế 512.522.272 (Nguồn: P.Kinh Doanh- Công ty cổ phần đầu tư Châu Á) BẢNG 12 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2007 Từ ngày: 01/01/2007 đến ngày: 31/12/2007 Đơn vị: VNĐ STT Chỉ tiêu Thực hiện 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 165.283.867.885 2 Các khoản giảm trừ 13.322.488 3 Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV 165.270.545.397 4 Giá vốn hàng bán 149.705.744.548 5 Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV 15.564.800.849 6 Doanh thu hoạt động tài chính 40.805.647 7 Chi phí tài chính 2.823.291.020 8 Chi phí bán hàng 6.637.007.785 38 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.030.032.270 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.115.275.421 11 Thu nhập khác 288.128.664 12 Chi phí khác 217.992.313 13 Lợi nhuận khác 70.136.351 14 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.185.411.772 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 31.915.296 16 Lợi nhuận sau thuế 853.496.476 (Nguồn: P.Kinh Doanh- Công ty cổ phần đầu tư Châu Á) BẢNG 13 DỰ KIẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2008 Đơn vị: VNĐ STT Chỉ tiêu Thực hiện 1 Tổng doanh thu 214.990.436.494 2 Doanh thu thuần 212.548.054.494 3 Giá vốn hàng bán 199.094.795.623 4 Lợi tức gộp 13.453.258.871 5 Tổng chi phí (chi phí bán hàng và quản lý) 8.611.962.123 6 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 4.841.296.748 7 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính - 3.561.135.693 39 8 Lợi nhuận bất thường 270.670.467 9 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.550.831.522 10 Thuế thu nhập phải nộp 434.232.826 11 Lợi nhuận sau thuế 1.116.598.696 (Nguồn P.Kinh Doanh- Công ty cổ phần đầu tư Châu Á) Danh mục tài liệu tham khảo 1. Dương Hữu Mạnh (NXB Thống Kê năm 2005) - Hướng dẫn thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu 2. Chiến lược xuất khẩu và kế hoạch Marketing xuất khẩu - (NXB Thống Kê năm 2005) 3. Các báo cáo tài chính của công ty cổ phần đầu tư Châu Á từ năm 2000- 2008. 4. Website của Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn 5. Website của Hiệp Hội Giấy và Bột Giấy Việt Nam: www.vppa.com.vn 6. Website của công ty cổ phần Giấy Tân Mai www.tanmaipaper.com 7. Website của công ty cổ phần dịch vụ thương mại Giấy Việt www.vietpaper.com.vn 8. Website của công ty cổ phần đầu tư Châu Á: www. aijsc.com 40

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn tốt nghiệp- Hoạt động xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần đầu tư Châu Á.pdf
Luận văn liên quan