Luận văn Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hà Nam

Luận văn của em gồm có 3 phần: Phần I: Lý luận chung về hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất Phần II: Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CP Hà Nam Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CP Hà Nam Do thời gian nghiên cứu không nhiều và trình độ còn hạn chế nên luận văn tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo và các cô phòng kế toán để luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Quốc Trung và các cô, các chị phòng kế toán tại công ty cổ phần Hà Nam đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này

doc90 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2432 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ta thấy trong số hàng bán bị trả lại có cả vỏ chai bia và két nhựa. Thực tế đây không phải là sản phẩm, hàng hoá; không đem lại doanh thu cho công ty vậy mà lại được hạch toán vào hàng bán bị trả lại. Vấn đề này sẽ được nói rõ hơn ở phần III của luận văn. Số liệu từ sổ cái tài khoản 531 sẽ được máy tính tự động kết chuyển sang tài khoản 5111 ghi giảm doanh thu bán hàng: Biểu 23: Chứng từ kết chuyển hàng bán bị trả lại 2.2.4.3.Kế toán giảm giá hàng bán tại công ty CP LHTP Hà Tây Tại công ty CP LHTP Hà Tây không có giảm giá hàng bán và kế toán không sử dụng tài khoản 532 phản ánh phần giảm giá hàng bán. Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được doanh nghiệp (bên bán) chấp nhận một cách đặc biệt trên giá đã thoả thuận trong hóa đơn vì một lý do nào đó như hàng kém chất lượng mà khách hàng không trả lại, hay chỉ đơn giản là để giữ khách hàng đối với khách hàng mới. Nhưng ở công ty không có trường hợp nào như vậy. Đối với sản phẩm bia của công ty, việc sản phẩm kém chất lượng là rất hạn hữu xảy ra. Và nếu xảy ra thì khách hàng sẽ trả lại như trong ví dụ trên, và công ty nhập lại số hàng đó. Công ty cũng không giữ khách hàng bằng việc giảm giá hàng bán. Thay vào đó, công ty cho khách hàng hưởng chiết khấu đối với những khách hàng lớn, và có chế độ hỗ trợ giá vận chuyển đối với những khách hàng nhỏ. Phần chiết khấu đã được trình bày ở trên. Về phần hỗ trợ giá vận chuyển, công ty giảm trực tiếp khoản phải thanh toán cho khách hàng trên hoá đơn, và phần hỗ trợ vận chuyển đó được cho vào chi phí bằng tiền khác phục vụ bán hàng. 2.2.4.4.Kế toán thuế TTĐB tại công ty CP LHTP Hà Tây 2.2.4.4.1.Phương pháp xác định thuế TTĐB tại công ty CP LHTP Hà Tây Công ty CP LHTP Hà Tây sản xuất mặt hàng chính là rượu, bia là những mặt hàng chịu thuế TTĐB nên phải nộp thuế TTĐB bên cạnh việc phải nộp các loại thuế khác. Do công suất sản xuất bia hàng năm chưa đến chục triệu lít nên công ty phải kê khai thuế hàng tháng. Hiện nay, công ty áp dụng đúng thuế suất đối với mặt hàng bia theo thông tư số 119/2003/TT- BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 (bây giờ là thông tư số 115/2005/TT-BTC ban hành ngày 16 tháng 12 năm 2005). Theo đó, mặt hàng bia chai của công ty chịu thuế suất thuế TTĐB là 75% và bia hơi chịu thuế suất 30%; còn rượu vang chịu thuế suất 20% vì đây là loại rượu nhẹ. Thuế TTĐB được công ty tính theo công thức sau: Thuế TTĐB phải nộp Thuế suất TTĐB (của mặt hàng tương ứng) Giá tính thuế TTĐB (giá chưa có thuế GTGT) x = Trong đó, giá tính thuế TTĐB được kế toán căn cứ vào báo cáo bán hàng đã trình bày ở trên. 2.2.4.4.2.Tài khoản và chứng từ và sổ sách sử dụng trong hạch toán thuế TTĐB tại công ty CP LHTP Hà Tây. Tài khoản sử dụng Để hạch toán thuế TTĐB công ty sử dụng tài khoản 3332 theo đúng quy định của Bộ Tài Chính. Tài khoản này được mở chung cho cả 3 loại sản phẩm chịu thuế TTĐB của công ty. Chứng từ sử dụng Trong hạch toán thuế TTĐB, các chứng từ sử dụng bao gồm: + Hoá đơn GTGT + Báo cáo bán hàng + Tờ khai thuế TTĐB kèm theo Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra. Theo đúng trình tự trên, kế toán công ty đã tính ra tổng số thuế TTĐB phải nộp trong tháng cho từng sản phẩm bia hơi, bia chai, rượu vang và lập Chứng từ ghi sổ bằng tay như sau: Cty CP LHTP Hà Tây CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 05 Ngày 31 tháng 10 năm 2007 TT Diễn giải Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Thuế TTĐB phải nộp T10/07: Bia = 868 460 844 Rượu = 0 5111 3332 868 460 844 868 460 844 Cộng 868 460 844 868 460 844 Kế toán trưởng Lập chứng từ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 24: Chứng từ ghi sổ cho NV hạch toán thuế TTĐB (bằng tay) Từ chứng từ ghi sổ trên, kế toán nhập liệu cho máy tính để có chứng từ ghi sổ điện tử sau: Biểu 25: Chứng từ ghi sổ cho NV hạch toán thuế TTĐB (điện tử) Từ chứng từ điện tử này, máy tính sẽ tự động lên sổ Cái tài khoản 333” Thuế và các khoản phải nộp” tháng 10 và trong sổ Cái này sẽ lại được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 phát sinh trong tháng: Cty CP LHTP Hà Tây SỔ CÁI Tài khoản 333: Thuế và các khoản phải nộp Tháng 10 năm 2007 Số ctừ Ngày tháng ghi sổ Diễn giải tk đ/ư Số tiền Nợ Có 33311 Thuế gtgt đầu ra Số dư đầu kỳ 169.970.797 05 18/10/2007 Nộp thuế GTGT 11211 300.000.000 15 31/10/2007 K/C thuế GTGT đầu vào được khấu trừ giảm thuế phải nộp T10/07 1331 174.784.411 01 01/10/2007 Bia Hado 0.45 1311 254.500 ….. …………. ……………… ….. ……… ………… 48 31/10/2007 Cước vận chuyển 1311 8.600 Tổng phát sinh 474.784.411 303.199.029 Số dư cuối kỳ 1.614.585 3332 Thuế TTĐB Số dư đầu kỳ 4.422.707.792 05 18/10/2007 Nộp thuế TTĐB 11211 700.000.000 17 31/10/2007 Nộp thuế TTĐB 11211 293.663.656 16 32/10/2007 Thuế TTĐB phải nộp T10/07 5111 868 460 844 Tổng phát sinh 993.663.656 868 460 844 Số dư cuối kỳ 4.297.504.980 3337 Thuế nhà đất, tiền thuê đất Số dư đầu kỳ 390.351.000 23 31/10/2007 Trích tiền thuê đất vào chi phí quản lý 6428 28.000.000 Tổng phát sinh 28.000.000 Số dư cuối kỳ 418.351.000 Tổng cộng Số dư đầu kỳ 4.983.029.859 Tổng phát sinh 1.468.448.067 1.199.659.878 Số dư cuối kỳ 1.614.585 4.715.855.980 Ngày 31 tháng 10 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 26: Sổ Cái tài khoản thuế và các khoản phải nộp Sang đầu tháng 11, kế toán lập tờ khai thuế TTĐB để gửi tới Cục thuế tỉnh Hà Tây theo đúng mẫu do Bộ Tài Chính quy định. 2.2.5. Kế toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần LHTP Hà Tây 2.2.5.1. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính tại công ty CP LHTP Hà Tây Hoạt động tài chính tại công ty CP LHTP Hà Tây không phải là hoạt động mang tính chất thường xuyên. Một số hoạt động tài chính tại công ty có thể kể đến như: Lãi tiền gửi ngân hàng, lãi từ đầu tư mua công trái, trái phiếu, chiết khấu được hưởng khi đi mua hàng... Để hạch toán doanh thu hoạt động tài chính, công ty sử dụng tài khoản 515 theo đúng quy định của Bộ Tài Chính. Khi phát sinh các nghiệp vụ về doanh thu hoạt động tài chính, kế toán tập hợp các chứng từ, nhập liệu cho máy tính. Và máy tính sẽ tự động lên sổ cái tài khoản 515 tháng 10 năm 2007 như sau: Cty CP LHTP Hà Tây SỔ CÁI Tài khoản 515: Doanh thu hoạt động tài chính Tháng 10 năm 2007 Số ctừ Ngày tháng ghi sổ Diễn giải tk đ/ư Số tiền Nợ Có Số dư đầu kỳ 08 31/10/2007 Kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính (515->911) 911 1.492.046 19 31/10/2007 Lãi tiền gửi NHCT hà tây 11211 1.481.589 21 31/10/2007 Lãi tiền gửi NH Đầu tư 11212 10.457 Tổng phát sinh 1.492.046 1.492.046 Số dư cuối kỳ Ngày 31 tháng 10 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 27: Sổ cái tài khoản 515 của công ty CP LHTP Hà Tây Số liệu từ sổ cái tài khoản 515 sẽ được máy tính tự động kết chuyển vào sổ cái tài khoản 911 “Xác định doanh thu” theo chứng từ điện tử tương tự như chứng từ kết chuyển tài khoản 511 sang tài khoản 911 ở trên. 2.2.5.2. Kế toán chi phí hoạt động tài chính tại công ty CP LHTP Hà Tây Chi phí hoạt động tài chính tại công ty CP LHTP Hà Tây ít khi phát sinh và thông thường nội dung chi phí hoạt động tài chính của công ty là lãi tiền vay phải trả do đi vay. Để hạch toán chi phí hoạt động tài chính, công ty sử dụng tài khoản 635 theo đúng quy định của Bộ Tài Chính. Cuối tháng, từ những thông tin mà kế toán đã nhập liệu, máy tính sẽ tự lên sổ cái tài khoản 635 như sau: Cty CP LHTP Hà Tây SỔ CÁI Tài khoản 635: Chi phí hoạt động tài chính Tháng 10 năm 2007 Số ctừ Ngày tháng ghi sổ Diễn giải tk đ/ư Số tiền Nợ Có Số dư đầu kỳ 02 31/10/2007 Lãi tiền vay phải trả T10/07 3383 43.331.600 13 31/10/2007 Kết chuyển chi phí tài chính (635>911) 911 43.331.600 Tổng phát sinh 43.331.600 43.331.600 Số dư cuối kỳ Ngày 31 tháng 10 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 28: Sổ Cái tài khoản 635 của công ty CP LHTP Hà Tây Số liệu từ sổ cái tài khoản 635 cũng được máy tính tự động kết chuyển sang sổ cái tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh trong tháng. 2.2.5.3. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty CP LHTP Hà Tây Chi phí bán hàng tại công ty CP LHTP Hà Tây bao gồm: tiền lương cho nhân viên bán hàng, nhân viên vận chuyển, chi phí bao bì phục vụ bán hàng, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao phương tiện vận tải và nhiều chi phí khác. Nhưng phần lớn chi phí bán hàng trong kỳ của công ty là phát sinh ở bộ phận vận chuyển, tiếp đó là ở các kiốt kinh doanh phục vụ giải khát. Chi phí bán hàng được tập hợp chung cho toàn công ty, đến cuối tháng mới được phân bổ cho từng loại thành phẩm để lên bảng kê phục vụ công tác quản trị nội bộ. Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh tại công ty CP LHTP Hà Tây bao gồm: Chi phí tiền lương cho nhân viên quản lý, các khoản trích nộp theo lương của nhân viên quản lý, chi phí công cụ dụng cụ và nhiều chi phí khác phục vụ cho công tác quản lý công ty. Cũng giống như chi phí bán hàng, chi phí quản lý được tập hợp chung cho toàn công ty, đến cuối tháng mới tiến hành phân bổ cho từng loại mặt hàng kinh doanh để lập báo cáo quản trị. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí bán hàng, công ty sử dụng tài khoản 641. Để hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp, công ty sử dụng tài khoản 642. Hai tài khoản này được chi tiết theo đúng quy định của Bộ Tài Chính. Trong tháng, khi phát sinh chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thì từ chứng từ kế toán liên quan (bảng phân bổ tiền lương, bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ, bảng kê nguyên vật liệu xuất dùng), kế toán tiến hành định khoản và lập các chứng từ ghi sổ theo bút toán sau: Nợ TK 641 (chi tiết tài khoản cấp 2) Nợ TK 642 (chi tiết tài khoản cấp 2) Có TK liên quan Dưới đây là chứng từ ghi sổ được lập từ bảng phân bổ tiền lương tháng 10 của công ty: Cty CP LHTP Hà Tây CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 04 Ngày 31 tháng 10 năm 2007 TT Diễn giải Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Tiền lương phải trả CBCNV T10/2007 334 90.668.200 1 Cho chi phí bán hàng khu vực sx 6411 69.369.000 2 Cho quản lý doanh nghiệp 6421 21.299.200 Cộng 90.668.200 90.668.200 Biểu 29: CTGS tính lương T10/2007 Từ bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán lập các CTGS sau: Cty CP LHTP Hà Tây CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 07 Ngày 31 tháng 10 năm 2007 stt Diễn giải Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Trích 15%BHXH vào giá thành T10/2007 3383 2.197.400 Trích 2%BHYT vào giá thành T10/2007 3384 16.479.700 1 Cho tiêu thụ sản phẩm 6411 14.289.600 2 Cho chi phí quản lý 6421 4.387.500 Cộng 18.677.100 18.677.100 Biểu 30: CTGS trích BHXH, BHYT T10/2007 Cty CP LHTP Hà Tây CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 08 Ngày 31 tháng 10 năm 2007 TT Diễn giải Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Trích 2% KPCĐ T10/2007 3382 1.746.000 1 Cho chi phí bán hàng 6411 1.348.000 2 Cho chi phí quản lý 6421 398.000 Cộng 1.746.000 1.746.000 Biểu 31: Chứng từ ghi sổ trích KPCĐ T10/2007 Đây là chứng từ ghi sổ cho nghiệp vụ xuất dùng NVL phục vụ bán hàng và quản lý doanh nghiệp: Cty CP LHTP Hà Tây CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 10 Ngày 31 tháng 10 năm 2007 STT Diễn giải Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có NVL xuất dùng T10/2007 152 18.118.800 1 Cho chi phí bán hàng 6412 15.353.500 2 Cho quản lý doanh nghiệp 6422 2.765.300 cộng 18.118.800 18.118.800 Biểu 32: CTGS cho nghiệp vụ xuất NVL cho bán hàng và quản lý doanh nghiệp Cuối tháng, các chứng từ ghi sổ trên sau khi đã được kế toán trưởng phê duyệt thì kế toán sẽ nhập các số liệu từ các CTGS liên quan vào máy. Kế toán cũng chọn loại “ chứng từ khác” trên máy để nhập số liệu. Sau đó máy sẽ tự động chuyển số liệu vào sổ cái TK 641, TK 642 và vào các sổ, báo cáo khác. Đối với các khoản mục khác của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, thì từ chứng từ do kế toán nhập liệu vào máy như: hoá đơn dịch vụ mua ngoài, phiếu thu, phiếu chi… máy tính sẽ tự động kết chuyển vào sổ cái tài khoản 641 và sổ cái tài khoản 642. Dưới đây là sổ cái tài khoản 641 và sổ cái tài khoản 642 tháng 10/07 của công ty: Cty CP LHTP Hà Tây SỔ CÁI Tài khoản 641: Chi phí bán hàng Tháng10 năm 2007 6411 CP nhân viên bán hàng Số dư đầu kỳ Nợ Có 07 31/10/2007 Trích 17% BHXH,YT vào giá thành tháng 10/07 Khối Tiêu thụ sản phẩm 3383 14.289.600 ... ........ .................................................................. .... .............. .......... 11 31/10/2007 Kết chuyển ghi phí bán hàng (641->911) 911 84.900.400 Tổng phát sinh 85.006.600 85.006.600 Số dư cuối kỳ 6412 CP vật liệu quản lý Số dư đầu kỳ 10 31/10/2007 Ng Vật liệu xuất dùng tháng 10/07 Cho khối tiêu thụ sản phẩm 1521 15.353.500 .......... ............. ............................. ... .............. ................ 11 31/10/2007 Kết chuyển ghi phí bán hàng (641->911) 911 9.464.500 Tổng phát sinh 15.353.500 15.353.500 Số dư cuối kỳ 6413 CP công cụ bán hàng Số dư đầu kỳ 21 31/10/2007 Phân bổ tiền bom inoox vào chio phí bán hàng tháng 10/07 2421 54.000.000 ...... .......... ................................................... ... ..... ......... 11 31/10/2007 Kết chuyển ghi phí bán hàng (641->911) 911 87.000.000 Tổng phát sinh 87.000.000 87.000.000 Số dư cuối kỳ 6417 CP vận chuyển thuê ngoài Số dư đầu kỳ 744 11/10/2007 Chi trả các khoán theo quy định tạm thời ngày 15/3/07. 1111 1.734.000 11 31/10/2007 Kết chuyển ghi phí bán hàng (641->911) 911 1.734.000 Tổng phát sinh 1.734.000 1.734.000 Số dư cuối kỳ 6418 CP bằng tiền khác phục vụ bán hàng Số dư đầu kỳ 734 09/10/2007 Chi trả tiền cắt dán băng rôn phục vụ tết trung thu 1111 100.000 ....... ................ .............................................. .... ................. .................. 11 31/10/2007 Kết chuyển ghi phí bán hàng (641->911) 911 30.763.900 Tổng phát sinh 29.014.600 29.014.600 Số dư cuối kỳ Tổng cộng Số dư đầu kỳ 641 Cộng phát sinh trong kỳ 641 218.108.700 218.108.700 Số dư cuối kỳ 641 Biểu 33: Sổ Cái tài khoản 641 của công ty CP LHTP Hà Tây Cty CP LHTP Hà Tây SỔ CÁI Tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Tháng 10 năm 2007 6421 CP nhân viên quản lý Số dư đầu kỳ 07 31/10/2007 Trích 17% BHXH,YT vào giá thành tháng 10/07 Khối Quản lý doanh nghiệp 3383 4.387.500 08 31/10/2007 Trích 2% KPCĐ theo lương tháng 10/07 Khối Quản lý doanh nghiệp 3382 398.000 …. ……. …………………………………. …. ………….. ……….. 12 31/10/2007 Kết chuyển ghi phí quản lý (642->911) 911 26.084.700 Tổng phát sinh 26.084.700 26.084.700 Số dư cuối kỳ 6422 CP vật liệu quản lý Số dư đầu kỳ 10 31/10/2007 Ng Vật liệu xuất dùng tháng 10/07 Cho khối quản lý doanh nghiệp 1521 2.765.300 12 31/10/2007 Kết chuyển ghi phí quản lý (642->911) 911 2.765.300 Tổng phát sinh 2.765.300 2.765.300 Số dư cuối kỳ 6428 Cp bằng tiền khác phục vụ quản lý Số dư đầu kỳ 724 04/10/2007 Chi trả tiền sửa chữa, đổ mực máy in các phòng ban trong Cty 1111 710.100 724 ........ ............. .................................... ....... ............... .............. 23 31/10/2007 Trích tiền thuế đất vào chi phí quản lý tháng 10/07 3337 28.000.000 …. ………… …………………………………….. …… ……….. ……….. 12 31/10/2007 Kết chuyển ghi phí quản lý (642->911) 911 59.099.630 Tổng phát sinh 60.169.630 60.169.630 Số dư cuối kỳ Tổng cộng Số dư đầu kỳ 642 Cộng phát sinh kỳ 642 89.019.630 89.019.630 Số dư cuối kỳ 642 Ngày 31 tháng 10 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 34: Sổ cái tài khoản 642 của công ty CP LHTP Hà Tây Từ số liệu trên sổ cái tài khoản 641, 642 máy tính sẽ tự động kết chuyển sang sổ cái tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh qua bút toán: Nợ TK 911 và Nợ TK 911 Có TK 641 Có TK 642 và được thể hiện qua chứng từ kết chuyển điện tử sau: Biểu 35: Chứng từ điện tử kết chuyển chi phí bán hàng Biểu 36: Chứng từ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp 2.2.5.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty CP LHTP Hà Tây 2.2.5.4.1.Đặc điểm kết quả kinh doanh tại công ty CP LHTP Hà Tây Giống như nhiều doanh nghiệp sản xuất khác, kết quả kinh doanh của công ty là tổng hợp kết quả từ 3 hoạt động: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Trong đó hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động chủ đạo và là chức năng của công ty. Hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty CP LHTP Hà Tây đem lại doanh thu hàng năm cho công ty một con số khá lớn hơn 30 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên do công ty sản xuất bia rượu là hai mặt hàng chịu thuế TTĐB với thuế suất khá cao, nộp ngân sách nhà nước mỗi năm lên tới hơn 9 tỷ đồng nên thực tế thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không cao. Mặc dù vậy, công ty vẫn duy trì sản xuất, doanh thu và sản lượng ngày càng tăng. 2.2.5.4.2.Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty CP LHTP Hà Tây Tài khoản sử dụng: Để xác định kết quả kinh doanh, công ty sử dụng tài khoản 911. Tài khoản này được mở chung cho toàn bộ hoạt động trong công ty và không có tài khoản cấp 2. Chứng từ sử dụng: Đối với phần hành kế toán xác định kết quả kinh doanh, hiện nay công ty kết hợp cả kế toán thủ công và kế toán máy trong việc lập chứng từ, ghi sổ kế toán. Theo đó, vào cuối tháng, ngoài việc máy tính tự kết chuyển số liệu từ các tài khoản 511, 632, 641, 642 sang tài khoản 911 qua các chứng từ kế toán khác như đã trình bày ở trên thì kế toán cũng lập những chứng từ ghi sổ bằng tay cho các nghiệp vụ này. Phương pháp hạch toán xác định kết quả kinh doanh K/c Doanh thu tài chính TK 632 TK 635 TK 641, 642 TK 811 TK 911 TK 5111 TK 515 TK 711 TK 4212 K/c Giá vốn hàng bán K/c CP tài chính K/c CP bán hàng, CP QLDN K/c CP khác K/c Thu nhập khác K/c Lỗ K/c Doanh thu bán K/c Lãi hàng hoá Sơ đồ 2.5 : Hạch toán xác định kết quả kinh doanh Trình tự lập chứng từ và ghi sổ như sau: Như đã nói ở trên, vào cuối tháng, máy tính tự động kết chuyển số liệu trên sổ cái các tài khoản doanh thu, chi phí sang tài khoản 911 qua những chứng từ điện tử (chứng từ khác) nhưng đồng thời với việc lên những chứng từ điện tử, kế toán cũng lập những chứng từ ghi sổ bằng tay. Từ các chứng từ này, kế toán xác định được kết quả kinh doanh trong tháng 10 của công ty và lập chứng từ ghi sổ cho nghiệp vụ kết chuyển lãi lỗ trong đó ghi rõ kết quả của từng hoạt động, dưới đây là chứng từ ghi sổ cho nghiệp vụ kết chuyển lãi (lỗ) hoạt động sản xuất kinh doanh tháng 10: Cty CP LHTP Hà Tây CHỨNG TỪ GHI SỐ Số 26 Ngày 31 tháng 10 năm 2007 TT Diễn giải Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Lỗ hoạt động sxkd tháng 10/07 42121 911 56 880 974 56 880 974 Cộng 56 880 974 56 880 974 Kế toán trưởng Lập chứng từ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 37: Chứng từ ghi sổ (bằng tay) kết chuyển lãi (lỗ) hđ sxkd Từ chứng từ ghi sổ bằng tay trên, kế toán nhập liệu vào máy vi tính, cho ta chứng từ điện tử sau: Biểu 38: Chứng từ ghi sổ (điện tử) kết chuyển lãi (lỗ) hđ sxkd Hoàn toàn tương tự, kế toán cũng lập chứng từ ghi sổ bằng tay, sau đó nhập liệu vào máy tính để cho ta chứng từ điện tử kết chuyển lãi (lỗ) của hoạt động tài chính và hoạt động khác. Cuối cùng từ các chứng từ điện tử đó, máy tính sẽ tự lên sổ cái tài khoản 911 và 421. Cty CP LHTP Hà Tây SỔ CÁI Tài khoản 911: Xác định kết quả kinh doanh Tháng 10 năm 2007 Số ctừ Ngày tháng ghi sổ Diễn giải tk đ/ư Số tiền Nợ Có Số dư đầu kỳ 10 31/10/2007 Kết chuyển giá vốn hàng bán (632->911) 6321 1.934.228.600 11 31/10/2007 Kết chuyển ghi phí bán hàng (641->911) 6411 84.900.400 11 31/10/2007 Kết chuyển ghi phí bán hàng (641->911) 6412 9.464.500 11 31/10/2007 Kết chuyển ghi phí bán hàng (641->911) 6413 87.000.000 11 31/10/2007 Kết chuyển ghi phí bán hàng (641->911) 6417 1.734.000 11 31/10/2007 Kết chuyển ghi phí bán hàng (641->911) 6418 30.763.900 12 31/10/2007 Kết chuyển ghi phí quản lý (642->911) 6421 26.084.700 12 31/10/2007 Kết chuyển ghi phí quản lý (642->911) 6422 2.765.300 12 31/10/2007 Kết chuyển ghi phí quản lý (642->911) 6428 59.099.630 13 31/10/2007 Kết chuyển ghi phí tài chính (635->911) 6351 43.331.600 28 31/10/2007 Lãi hoạt động khác tháng 10/07 42123 14.207.100 06 31/10/2007 Kết chuyển doanh thu (511->911) 5111 2.179.160.056 08 31/10/2007 Kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính (515->911) 5151 1.492.046 09 31/10/2007 Kết chuyển thu nhập hoạt động khác (711->911) 711 14.207.100 26 31/10/2007 Lỗ hoạt động SXKD tháng 10/07 42121 56.880.974 27 31/10/2007 Lỗ hoạt động tài chính tháng 10/07 42124 41.839.554 Tổng phát sinh 2.293.579.730 2.293.579.730 Số dư cuối kỳ Ngày 31 tháng 10 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 39: Sổ cái tài khoản 911 của công ty CP LHTP Hà Tây Cty CP LHTP Hà Tây SỔ CÁI Tài khoản: 421-Lãi chưa phân phối Tài khoản đối ứng: Tất cả Tháng 10 Năm 2007 Số dư đầu kỳ Nợ 129.377.192 Có Chứng từ Diễn giải Tk đ/ứ Số tiền Ngày tháng ghi sổ Số hiệu Nợ Có 911 Xác định kết quả kinh doanh 98.720.528 14.207.100 31/10/2007 26 Lỗ hoạt động SXKD tháng 10/07 911 56.880.974 31/10/2007 27 Lỗ hoạt động tài chính tháng 10/07 911 41.839.554 31/10/2007 28 Lãi hoạt động khác tháng 10/07 911 14.207.100 Tổng cộng 98.720.528 14.207.100 Có 2.415.501.466 Số dư cuối kỳ Nợ 213.890.620 Có Ngày 31 tháng 10 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 40: Số cái tài khoản 421 của công ty CP LHTP Hà Tây Ngoài ra, cũng vào cuối tháng, sau khi lập xong các sổ sách kế toán, các báo cáo bắt buộc thì kế toán công ty còn lập Bảng kê tiêu thụ, trong đó nêu rõ từng chỉ tiêu doanh thu, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ và lãi (lỗ) của từng loại thành phẩm phục vụ công tác quản trị nội bộ. Đây là bảng do công ty tự thiết kế và có mẫu như sau: Cty CP LHTP Hà Tây Bảng kê tiêu thụ Tháng 10 năm 2007 Tên sản phẩm Đvt Xuất bán trong T10/2007 Các khoản giảm trừ Thuế TTĐB Doanh thu thuần Giá vốn Lợi nhuận gộp Chi phí bán hàng Chi phí QLDN Lãi (lỗ) Số lượng Doanh số Chiết khấu TM Hàng bán bị trả lại % Thuế phải nộp Lượng Tiền Xuất trong tháng Hàng nhập lại Giá vốn hàng tiêu thụ Lưọng Tiền SẢN PHẨM (5111) Bia chai 0.65 lít 35.068 163.519.400 75% 70.079.742 Bia chai 0.50 lít 55.202 249.650.200 75% 106.992.942 Bia chai 0.45 lít 105.809 495.794.800 75% 212.483.485 Bia chai 0.33 lít - - 75% - Bia hơi lít 475.236 1.692.967.300 30% 390.684.761 Bia hơi 0.5 lít 4.572 14.623.300 30% 3.374.607 Bia hơi 1 lít 20.418 63.798.200 30% 14.722.646 Bia hơi 2 lít 90.086 303.864.800 30% 70.122.646 Bia (các loại) lít 786.389 3.035.561.700 51.343.700 482 4.797.200 868.460.844 786.389 2.110.959.956 1.906.994.200 1.906.994.200 203.965.756 173.003.100 87.843.630 (56.880.974) Nước giải khát lít 17.022 27.340.400 17.022 27.234.400 27.234.400 27.234.400 106.000 106.000 Cước vận chuyển 40.859.700 40.859.700 40.859.700 40.859.700 Cộng SP 803.411 3.103.761.800 51.343.700 482 4.797.200 0 868.460.844 803.411 2.719.160.056 1.934.228.600 1.934.228.600 244.931.456 213.862.800 87.949.630 (56.880.974) H.Đ.T.CHÍNH (515) Lãi tiền gửi/lãi tiền vay (1.492.046) 1.492.046 Chi phí trả lãi tiền vay 43.331.600 (43.331.600) Cộng HĐ TChính 41.839.554 (41.839.554) Tổng cộng 3.103.761.800 51.343.700 482 4.797.200 868.460.844 803.411 2.719.160.056 1.934.228.600 1.934.228.600 244.931.456 213.862.800 129.789.184 (98.720.528) THU NHẬP KHÁC Thu nhập khác (711) 14.207.100 Chi phí khác (811) - Lợi nhuận khác 14.207.100 Tổng lợi nhuận (84.513.428) Biểu 41: Bảng kê tiêu thụ của công ty CP LHTP Hà Tây Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CP LHTP Hà Tây 3.1. Đánh giá khái quát tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây Từ một doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sang công ty cổ phần, Công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây đã gặp không ít khó khăn thử thách, song với sự nỗ lực và cố gắng của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn công ty, sự quan tâm của UBND tỉnh Hà Tây, sở Công nghiệp tỉnh Hà Tây, công ty đã chứng tỏ được sự lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng sản phẩm, khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường. Đạt được thành quả như hiện nay là nhờ Công ty đã có những định hướng đúng đắn cho chiến lược sản xuất kinh doanh, gắn công nghệ kỹ thuật hiện đại với sản xuất, nắm bắt nhanh chóng thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng, từng bước chuyển dịch dây truyền công nghệ. Đồng thời công tác hạch toán kế toán của Công ty trong thời gian vừa qua với khả năng của mình đã hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ được giao, giúp việc đắc lực cho lãnh đạo Công ty trong công tác quản lý tài chính, cung cấp thông tin về tài chính, kế toán một cách kịp thời và chính xác, để từ đó lãnh đạo Công ty có những quyết định và chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh một cách kịp thời. Về tổ chức bộ máy kế toán: Công ty cổ phần LHTP Hà Tây là một doanh nghiệp vừa nên đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung hay còn gọi là tổ chức kế toán một cấp. Có thể hiểu là tại đơn vị kế toán độc lập chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán.. Đội ngũ kế toán viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương xứng, làm việc có tinh thần trách nhiệm và luôn phối hợp ăn ý với nhau để công việc đạt hiệu quả cao nhất. Do đó, công tác hạch toán kế toán nói chung tại công ty được tiến hành nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và luôn có những cải biến đáp ứng được các yêu cầu mới của công việc. Từng phần hành kế toán được phân công phân nhiệm rõ ràng, cụ thể cho phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của từng người, tạo điều kiện cho nhân viên kế toán của phòng phát huy năng lực và trình độ chuyên môn của mình. Tuy có các nhân viên trong phòng đảm nhiệm từ hai phần hành trở lên song nguyên tắc bất kiêm nhiệm vẫn được đảm bảo bằng việc tách riêng người phê chuẩn, thực hiện và ghi chép. Điều này vừa tiết kiệm được chi phí về nhân sự song vẫn đảm bảo tạo sự kiểm soát lẫn nhau khá chặt chẽ trong quá trình thực hiện công việc kế toán, giảm thiểu những sai sót, gian lận có thể xảy ra. Phòng kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận, phòng ban khác trong công ty đảm bảo các dữ liệu ban đầu được cập nhật kịp thời, chính xác và đảm bảo sự luân chuyển chứng từ theo đúng chế độ. Từ khi thành lập tới nay, Công ty không ngừng hoàn thiện, nâng cao phương pháp và tổ chức công tác hạch toán kế toán nhằm đạt hiệu quả cao nhất đồng thời tuân thủ các chế độ kế toán hiện hành. Nhìn một cách tổng thể, công tác kế toán tại công ty đã chấp hành nghiêm chỉnh Luật kế toán Việt Nam, điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước ban hành, chế độ và các chuẩn mực kế toán hiện hành, tuân thủ các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi cũng như lý luận cơ bản của lý thuyết hạch toán kế toán. Đồng thời, công tác hạch toán kế toán của công ty không ngừng hoàn thiện, nâng cao về phương pháp hạch toán kế toán và tổ chức hạch toán kế toán. Về tổ chức công tác kế toán: Nhìn chung công ty đã áp dụng đúng chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định 15/QĐ-BTC ra ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính, theo các nghị định, các thông tư hướng dẫn. Các chứng từ được lập một cách đầy đủ, luân chuyển theo đúng trình tự. Hệ thống tài khoản được lập theo đúng quy định của Bộ Tài Chính và được chi tiết theo yêu cầu quản lý của đơn vị. Các báo cáo tài chính được lập theo đúng quy định, đầy đủ, kịp thời. Về phương pháp hạch toán: Nhìn chung, công ty đã hạch toán theo quyết định 15/QĐ-BTC và các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Hiện tại, công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Esoft financials small business kết hợp với kế toán thủ công. Việc áp dụng phần mềm kế toán Esoft đã giúp cho quá trình nhập liệu được nhanh chóng, công tác kế toán luôn đảm bảo kịp thời, khối lượng công việc kế toán được giảm nhẹ. 3.2. Đánh giá khái quát công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CP LHTP Hà Tây 3.2.1.Về tổ chức nhân viên kế toán và hình thức kế toán sử dụng: Hiện nay trong tổ chức nhân viên kế toán của công ty, có một nhân viên kế toán theo dõi bán hàng và thanh toán. Nhiệm vụ của nhân viên này là theo dõi tình hình tiêu thụ của tất cả các thành phẩm của công ty và theo dõi tổng hợp công nợ phải thu phải trả. Mặt khác, như đã nói ở trên, do đặc điểm thành phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú nên công ty có tổ chức thành 4 tổ tiêu thụ. Do vậy, việc theo dõi công nợ phải thu khách hàng cũng được chi tiết theo từng thị trường tiêu thụ. Về hình thức kế toán sử dụng thì hiện nay, công ty đang sử dụng kết hợp kế toán thủ công và kế toán máy để theo dõi quá trình tiêu thụ. Cụ thể, công ty sử dụng phần mềm kế toán Esoft để theo dõi phần hành tiêu thụ thành phẩm, còn phần hành xác định kết quả kinh doanh thì kết hợp cả kế toán thủ công và kế toán máy. 3.2.2. Về công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần LHTP Hà Tây 3.2.2.1. Những ưu điểm Về phương pháp hạch toán Nhìn chung công ty cổ phần LHTP Hà Tây áp dụng nghiêm chỉnh các chế độ và chuẩn mực kế toán hiện hành về kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh từ việc xây dựng hệ thống tài khoản, chứng từ kế toán, sổ sách kế toán và lập các báo cáo. Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán phản ánh trên sổ sách kế toán với bút toán định khoản khá chính xác. Cụ thể : - Về hạch toán doanh thu bán hàng hoá: Do công ty áp dụng kế toán máy trong hạch toán tiêu thụ thành phẩm nên khi có nghiệp vụ bán hàng phát sinh, từ các chứng từ liên quan, kế toán bán hàng sẽ nhập luôn số liệu lên máy tính tại các phân hệ kế toán thích hợp. Từ đó, có thể khẳng định rằng, công tác hạch toán doanh thu bán hàng hoá tại công ty được thực hiện nhanh chóng, kịp thời. Bên cạnh đó, doanh thu bán hàng hoá còn được hạch toán chi tiết theo từng hoá đơn bán hàng, từng mặt hàng và theo cả từng khách hàng. Sở dĩ được như vậy là do các hoá đơn bán hàng, các sản phẩm và các khách hàng của công ty đều được quản lý trên máy tính theo mã số riêng nên rất dễ theo dõi chi tiết. - Về hạch toán giá vốn hàng bán: Do đặc điểm thành phẩm của công ty có thời gian sản xuất ngắn nên công tác tiêu thụ thành phẩm tiến hành khẩn trương, số lần nhập xuất thành phẩm diễn ra liên tục trong tháng. Vì thế công ty sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ để tính giá vốn hàng xuất kho đã giảm bớt được khối lượng công tác kế toán và cũng khá phù hợp với công ty. Hơn nữa, việc sử dụng phần mềm kế toán đã giúp công ty quản lý hệ thống thành phẩm sản xuất theo hệ thống mã hoá, rất dễ theo dõi chi tiết cho từng loại. - Về hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu: Công ty không áp dụng hình thức giảm giá hàng bán. Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được doanh nghiệp (bên bán) chấp nhận một cách đặc biệt trên giá đã thoả thuận trong hóa đơn vì một lý do nào đó như hàng kém chất lượng mà khách hàng không trả lại, hay chỉ đơn giản là để giữ khách hàng đối với khách hàng mới. Nhưng ở công ty không có trường hợp nào như vậy. Đối với sản phẩm bia của công ty, việc sản phẩm kém chất lượng là rất hạn hữu xảy ra. Và nếu xảy ra thì khách hàng sẽ trả lại như trong ví dụ trên, và công ty nhập lại số hàng đó. Công ty cũng không giữ khách hàng bằng việc giảm giá hàng bán. Thay vào đó, công ty cho khách hàng hưởng chiết khấu đối với những khách hàng lớn, tặng hàng khuyến mại không tính vào giá bán và hỗ trợ giá vận chuyển đối với những khách hàng nhỏ. Do vậy, công ty không sử dụng tài khoản 532 là hoàn toàn hợp lý. -Về hạch toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính: Các khoản doanh thu và chi phí tài chính ở công ty không thường xuyên xảy ra nhưng công ty hạch toán rất đúng vào tài khoản với bút toán định khoản chính xác. -Về hạch toán xác định kết quả kinh doanh: Công tác hạch toán xác định kết quả kinh doanh được thực hiện kết hợp cả kế toán máy và kế toán thủ công nên việc hạch toán rất chính xác và đầy đủ và được chi tiết cho từng hoạt động của công ty. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với công tác điều hành của ban giám đốc. Về tài khoản, chứng từ, sổ sách kế toán: - Việc áp dụng kế toán máy trong hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh đã tạo điều kiện rất nhiều cho công ty so với trước kia khi còn làm thủ công hoàn toàn. Mặc dù công ty sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ nhưng vì sử dụng phần mềm nên kế toán công ty không cần lập chứng từ ghi sổ cho nghiệp vụ bán hàng mà từ các chứng từ cần thiết, kế toán nhập liệu vào máy tính và máy sẽ tự động lên sổ chi tiết và sổ cái các tài khoản. Nhờ đó, các sổ sách của công ty thể hiện khá đầy đủ thông tin về các nghiệp vụ bán hàng trong tháng và còn giảm bớt được một số sổ sách không cần lập, từ đó khối lượng công việc kế toán được giảm nhẹ. - Riêng đối với hạch toán xác định kết quả kinh doanh thì công ty kết hợp cả kế toán máy và kế toán thủ công. Bên cạnh việc lập các chứng từ ghi sổ bằng tay tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, các chứng từ kết chuyển, còn có các chứng từ kế toán khác mà về thực chất đó chính là các chứng từ ghi sổ điện tử nên có thể khẳng định rằng sổ sách kế toán ở đây rất đầy đủ. - Đối với các tài khoản chi tiết đến cấp 2 ( như tài khoản 641, 642..) hay chi tiết đến cấp 3 ( như tài khoản 333, 421) chúng ta có thể thấy kế toán công ty đã thể hiện rất rõ ràng từng tài khoản chi tiết trên sổ cái của tài khoản tổng hợp, giúp cho kế toán có thể theo dõi được chính xác nội dung các nghiệp vụ kinh tế của công ty có được hạch toán đúng không. Trên đây là những ưu điểm mà em rút ra được qua quá trình tìm hiểu kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty CP LHTP Hà Tây. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế trong công tác kế toán của công ty mà theo em công ty nên xem xét lại cho phù hợp với tình hình thực tế và để công ty hạch toán theo đúng chuẩn mực ké toán hiện nay của Việt Nam. 3.2.2.2. Những tồn tại Về hạch toán doanh thu bán thành phẩm: - Công ty CP LHTP Hà Tây là một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm bia rượu, bánh mứt kẹo. Như vậy doanh thu tiêu thụ ở đây là doanh thu bán thành phẩm chứ không phải doanh thu bán hàng hoá. Nhưng công ty lại đang sử dụng tài khoản 5111 “Doanh thu bán hàng hoá” để hạch toán doanh thu. Điều này là chưa hợp lý. - Bên cạnh đó, ngoài hình thức bán hàng thường ngày thì ở công ty cũng sử dụng thành phẩm để tiêu thụ nội bộ như: tổ chức hội nghị, họp hành, quảng cáo, chào hàng sản phẩm... nhưng kế toán công ty vẫn hạch toán vào tài khoản 5111. Sở dĩ như vậy là do hoạt động này ít xảy ra, kế toán không muốn mở thêm tài khoản để đơn giản hệ thống tài khoản và để đơn giản hơn trong việc mở sổ kế toán. Tuy nhiên, hạch toán như vậy là làm sai chế độ kế toán dù kết quả kinh doanh không ảnh hưởng gì. - Một điểm nữa, đối với 5 kiốt cho thuê bên ngoài thì thường công ty ký hợp đồng trong vòng 1năm và nhận tiền ngay khi ký kết hợp đồng, nhưng toàn bộ doanh thu này được hạch toán ngay vào TK 511 tại thời điểm ký kết. Theo em công ty nên sử dụng TK 3337 “Doanh thu chưa thực hiện” để phân bổ dần vào từng kỳ hạch toán. Cụ thể như sau: Tại thời điểm ký kết, kế toán phản ánh: Nợ TK 111, 112: tổng tiền nhận trước Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra Hàng kỳ, kế toán phân bổ như sau: Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (của kỳ kế toán) Về hạch toán bán hàng qua đại lý bán buôn: - Như trên đã phân tích, thực tế đây cũng là phương thức tiêu thụ trực tiếp, khi sản phẩm được giao đến cho đại lý thì được coi là tiêu thụ. Các đại lý này cũng thanh toán theo 2 cách là trả ngay hoặc trả sau. Đây không phải là các đại lý nhận hàng ký gửi của công ty, không nhận được hoa hồng đại lý từ công ty, vậy mà công ty lại sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi bán. Việc sử dụng chứng từ như vậy là không đúng với quy định. Vì Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý (kèm theo lệnh điều động nội bộ) chỉ được dùng để xuất hàng cho các Cơ sở nhận làm đại lý bán hàng đúng giá hưởng hoa hồng (đơn vị đại lý hoa hồng). - Tiếp đó, hoá đơn GTGT lại không được lập với các đại lý là các khách hàng trực tiếp mua hàng của công ty mà lại được lập với các tổ tiêu thụ định kỳ 1 tháng 2 lần. Điều này tuy làm giảm công việc kế toán nhưng xét về bản chất của phương thức tiêu thụ, việc lập hoá đơn như vậy chưa đúng. Vì khi hàng được giao đến các đại lý này thì đã được xác định là tiêu thụ. Theo qui định tại điểm 1 Mục VI Phần B Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của Bộ Tài Chính thì “Cơ sở kinh doanh khi bán hàng hóa, dịch vụ đều phải lập hóa đơn theo quy định và giao cho khách hàng. Hóa đơn phải lập ngay khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu tiền phát sinh theo quy định. “ Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý cũng được coi là một loại hoá đơn, nhưng trường hợp này không phải là bán hàng đại lý đúng giá hưởng hoa hồng, do vậy, không thể sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý làm căn cứ thanh toán với các đại lý này. Về hạch toán phải thu khách hàng: Đặc điểm thị trường tiêu thụ của công ty khá rộng lớn và phân tán ở các tỉnh xa nhưng công ty lại không lập dự phòng phải thu khách hàng mà chỉ theo dõi đơn thuần nợ phải thu từng khách hàng. Không những thế, khách hàng của công ty rất ít các doanh nghiệp lớn mà thưòng là các đại lý nhỏ lẻ ở các huyện nên rất dễ không thu được nợ hoặc phải rất lâu mới thu được tiền hàng. Về hạch toán hàng bán bị trả lại: - Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định là tiêu thụ, nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế. Hàng hoá, sản phẩm của công ty CP LHTP gồm có: bia, rượu, nước giải khát. Vỏ chai, vỏ két không phải là hàng hoá của công ty, mà thuộc công cụ dụng cụ, không đem lại doanh thu. Nhưng trong tháng 10 năm 2007, ở công ty phát sinh nghiệp vụ trả lại vỏ chai, vỏ két kế toán cũng hạch toán vào tài khoản 531, làm giảm doanh thu. Điều này đã vi phạm nguyên tắc trọng yếu của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01. - Không những thế, khi hạch toán hàng bán bị trả lại, kế toán chỉ ghi giảm khoản phải thu khách hàng mà không giảm thuế GTGT phải nộp. Sở dĩ kế toán không giảm thuế GTGT vì khoản thuế GTGT đó nhỏ nhưng hạch toán như vậy là sai chế độ kế toán, sai quy định về hạch toán hàng bán bị trả lại. - Về hạch toán giá vốn hàng bán bị trả lại: Khi hàng bán bị trả lại được chấp nhận thì kế toán cũng tiến hành nhập kho số thành phẩm đó. Tuy nhiên do công ty sử dụng phương pháp giá bình quân cả kỳ nên khi ghi nhận giá vốn hàng bán bị trả lại sẽ nảy sinh vấn đề sau: nếu như hàng bán trong tháng bị trả lại ngay trong tháng đó thì giá vốn của lô hàng đó không bị ảnh hưởng gì, nhưng nếu lô hàng bị trả lại là của tháng trước thì khi nhập kho số sản phẩm này, giá vốn của chúng sẽ được căn cứ vào giá tồn kho đầu kỳ của hàng hoá đó nên sẽ không phản ánh chính xác và do vậy giá vốn của hàng xuất bán trong kỳ này cũng không được phản ánh chính xác nữa. Sở dĩ giá vốn hàng bán trả lại được tính toán như vậy vì công việc tính giá thành thành phẩm nhập kho trong kỳ và tính giá vốn hàng xuất bán trong kỳ công ty đều áp dụng phương pháp giá bình quân cả kỳ nên công việc đều được thực hiện vào cuối tháng. Về hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng: - Về việc trích khấu hao TSCĐ cho hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp: Như trên sổ cái TK 641 (trang 67) và TK 642 (trang 68) ta thấy không hề có tài khoản 6414 và 6424, tức là công ty không hề phân bổ khấu hao TSCĐ vào chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, mà tập hợp hết vào chi phí sản xuất chung 627, điều này là chưa hợp lý. Bởỉ vì ngoài những TSCĐ dùng cho sản xuất thì còn có những TSCĐ khác dùng cho hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp như: như toà nhà 2 tầng làm nơi làm việc cho các phòng ban quản lý của công ty, xe ô tô 4 chỗ phục vụ công tác quản lý, nhà hàng 267 Quang Trung phục vụ cho công tác bán hàng… - Các chi phí phát sinh cần được đưa vào tài khoản tương ứng. Nhưng trong tháng 10 năm 2007, có nghiệp vụ trích tiền thuế đất vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Trích tiền thuế đất vào chi phí quản lý doanh nghiệp là hoàn toàn hợp lý, nhưng hạch toán vào tài khoản 6428 “Chi phí bằng tiền khác phục vụ quản lý” là chưa chính xác. 3.3. Phương hướng hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CP LHTP Hà Tây 3.3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CP LHTP Hà Tây Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế của cạnh tranh, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải luôn cố gắng trong tất cả các giai đoạn kinh doanh từ khi bỏ vốn đến khi thu hồi vốn về. Trong đó khâu tiêu thụ được chú ý đặc biệt. Các doanh nghiệp luôn muốn tìm mọi cách để đẩy nhanh quá trình tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay của vốn, bù đắp lại các chi phí tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề thuận lợi cho quá trình sản xuất tiếp theo, tránh tình trạng sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ chậm sẽ gây ứ đọng vốn, không thể tiến hành tái sản xuất có thể dẫn đến mất vốn. Đây là một tổn thất lớn không những đối với các nhà sản xuất mà còn đối với cả xã hội. Để làm tốt khâu tiêu thụ, doanh nghiệp có nhiều cách khác nhau như: chú trọng vào marketing đưa sản phẩm ra thị trường, tạo dựng hình ảnh tốt trong tâm trí khách hàng… trong đó kế toán tiêu thụ thành phẩm là một công cụ hữu hiệu để quản lý thành phẩm trên cả hai mặt giá trị và hiện vật. Từ thông tin do kế toán tiêu thụ cung cấp, các nhà quản lý sẽ nắm được các chỉ tiêu lãi lỗ của doanh nghiệp cũng như của từng mặt hàng để đưa ra các quyết định phù hợp cho kỳ kinh doanh tiếp theo. Đặc biệt, đối với một công ty sản xuất bia rượu, bánh mứt kẹo như công ty cổ phần LHTP Hà Tây thì kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả thành phẩm là rất quan trọng. Xuất phát từ chính đặc điểm của sản phẩm sản xuất là bia, bánh mứt kẹo, những sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngắn lại không được tồn kho quá lâu nên thông tin kế toán về tình hình tiêu thụ thành phẩm là rất cần thiết, nó phản ánh tình hình tiêu thụ thực tế ở công ty và cũng là cơ sở để ban lãnh đạo ra các quyết định quản trị nhằm thúc đẩy tiêu thụ, đem lại doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Hiện nay, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được coi là khá đầy đủ, hướng dẫn chi tiết, chính xác trong công tác kế toán nói chung và hạch toán tiêu thụ thành phẩm nói riêng (chuẩn mực kế toán số 14) nhưng để thực sự phù hợp và thuận lợi nhất với tình hình thực tế của công ty thì công ty có thể lựa chọn hoặc xây dựng một phương pháp kế toán cho mình trên cơ sở những hướng dẫn của Bộ Tài Chính. Và tất nhiên trong quá trình hạch toán như vậy, ở công ty CP LHTP Hà Tây bên cạnh những ưu điểm vẫn còn những điểm chưa phù hợp, chưa theo dõi sát thực tế và chưa đúng với chế độ kế toán đã được trình bày ở trên. Chính bởi vậy, theo em công ty CP LHTP Hà Tây nên xem xét lại và hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh để phản ánh đúng và chính xác hơn nữa tình hình tiêu thụ của công ty nói riêng và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty nói chung.. Trên cơ sở đó, lãnh đạo công ty sẽ có những quyết định đúng đắn trong quản lý và điều hành, đưa công ty phát triển ngày càng mạnh hơn. 3.3.2. Phương hướng hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CP LHTP Hà Tây Sau quá trình tìm hiểu, đánh giá về công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại đơn vị thực tập, em nhận thấy việc hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh ở công ty còn có những tồn tại, hạn chế nhất định như đã nêu và phân tích ở trên. Dưới đây là một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phẩn liên hợp thực phẩm Hà Tây: Về hạch toán doanh thu bán hàng hoá: - Công ty nên sử dụng tài khoản 5112 để theo dõi doanh thu bán thành phẩm của mình. - Về việc tiêu thụ nội bộ: Theo chế độ kế toán hiện hành, doanh thu nội bộ được hạch toán vào tài khoản 512. Vì vậy công ty nên hạch toán riêng phần doanh thu tiêu thụ nội bộ và doanh thu tiêu thụ ra bên ngoài để tiện theo dõi và phản ánh đúng bản chất của từng phương thức tiêu thụ. Khi đó, nếu phát sinh nghiệp vụ xuất kho thành phẩm tiêu thụ nội bộ, kế toán định khoản như sau: Nợ TK 627, 641, 642: Tùy tính chất của hoạt động nội bộ Có TK 512: Doanh thu tiêu thụ nội bộ (Bút toán này không có thuế mà chỉ phản ánh giá vốn của lô hàng xuất kho này). Đồng thời phản ánh giá vốn của lô hàng: Nợ TK 632 Có TK 155 - Một điểm nữa, đối với 5 kiốt cho thuê bên ngoài thì thường công ty ký hợp đồng trong vòng 1năm và nhận tiền ngay khi ký kết hợp đồng, nhưng toàn bộ doanh thu này được hạch toán ngay vào TK 511 tại thời điểm ký kết. Theo em công ty nên sử dụng TK 3337 “Doanh thu chưa thực hiện” để phân bổ dần vào từng kỳ hạch toán. Cụ thể như sau: Tại thời điểm ký kết, kế toán phản ánh: Nợ TK 111, 112: tổng tiền nhận trước Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra Hàng kỳ, kế toán phân bổ như sau: Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (của kỳ kế toán) Về hạch toán bán hàng qua đại lý bán buôn: - Như trên đã phân tích, thực tế đây cũng là phương thức tiêu thụ trực tiếp, khi sản phẩm được giao đến cho đại lý thì được coi là tiêu thụ. Các đại lý này cũng thanh toán theo 2 cách là trả ngay hoặc trả sau. Như vậy, trong trường hợp này, công ty phải sử dụng Phiếu xuất kho để làm căn cứ xuất sản phẩm bán cho các đại lý. - Tiếp đó, dựa trên các Phiếu xuất kho này, kế toán phải lập ngay hoá đơn GTGT phản ánh doanh thu thu được, thuế GTGT đầu ra tương ứng và khoản phải thu khách hàng (trường hợp khách hàng trả sau), nếu khách hàng thanh toán ngay thì lập cả phiếu thu tiền. Về lập dự phòng phải thu khó đòi: Tình hình thực tế của công ty trên sổ cái TK 131 tháng 10/2007 (trang 48) : Tổng nợ phải thu đầu tháng 10 là 1.228.771.855 đồng, cuối tháng là 1.229.035.684 đồng. Trong khi tổng doanh thu tiêu thụ trong tháng 10 là 3.103.761.800 đồng, như vậy nợ phải thu chiếm hơn 39%. Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi, công ty nên chủ động lập dự phòng vào cuối mỗi niên độ kế toán. Kế toán sẽ lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và hạch toán theo sơ đồ sau: (2) (1) Xử lý xoá nợ phải thu khó đòi (3) TK 131, 138 TK 139 TK 642 Số thiếu Lập dự phòng Bù đắp bằng quỹ tài chính Hoàn nhập Ghi chú: Bút toán (2) kèm theo Nợ TK 004: Nợ khó đòi đã xử lý Trường hợp Nợ khó đòi đã xử lý lại thu được, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 và Có TK 004 Có TK 711 Tuy nhiên đối với công ty, do có nhiều khách hàng không được lớn thì công ty có thể nhóm những khách hàng có khả năng thanh toán như nhau vào một nhóm và lập dự phòng cho số phải thu đó. Về hạch toán hàng bán bị trả lại: - Đối với vỏ chai, vỏ két bị trả lại: Do công ty sản xuất sản phẩm là bia nên khi tiêu thụ, thường có phương thức cược vỏ chai, vỏ két. Khi xuất vỏ, chai két cho khách hàng, kế toán định khoản: Nợ TK 1311 Có TK 13881 Khi khách hàng trả lại vỏ, ghi: Nợ TK 1531 và Nợ TK 13881 (cuối tháng) Có TK 1311 Có TK 1423 - Ở phiếu nhập hàng bán trả lại, kế toán cần giảm cả khoản phải thu khách hàng, cả thuế GTGT đầu ra theo bút toán sau: Nợ TK 531 Nợ TK 33311 Có TK 131 Về hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng: - Về trích khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp: Như trên đã phân tích, có những TSCĐ không dùng cho hoạt động sản xuất mà dùng cho hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp, nhưng kế toán lại tập hợp tất cả vào tài khoản 6274 “Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất”. Như vậy đã làm cho giá thành sản xuất tăng lên, và giảm chi phí bán hàng, giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Công ty cần trích khấu hao cho từng loại TSCĐ khác nhau và phân bổ đúng cho các khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Công ty nên cho tiền thuế đất vào TK 6425 “Phí, lệ phí” cho đúng với nội dung tài khoản. KẾT LUẬN Học để hiểu được lý thuyết đã khó và để áp dụng được lý thuyết vào thực tế lại càng khó hơn. Những kiến thức mà ta đã được học qua sách vở là những cái mà ta chỉ biết chấp nhận còn khi những kiến thức ấy được thực hành qua thực tế, được thực tế chứng minh chính là những điều khiến ta công nhận, nó là cả một quá trình từ học tập, tìm tòi, tích luỹ và ứng dụng thực tiễn. Qua quá trình học tập và thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty cổ phần LHTP Hà Tây em nhận thấy công tác hạch toán kế toán nói chung và hạch toán tiêu thụ thành phẩm nói riêng là một vấn đề vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn cao. Lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần LHTP Hà Tây”, em đã rút ra được nhiều điều bổ ích, so sánh được giữa thực tế và lý thuyết được học ở trường. Công tác kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ thành phẩm, xác định kết quả kinh doanh ở công ty đã tương đối hợp lý nhưng vẫn còn một số thiếu sót nhất định và cần được hoàn thiện hơn. Vì vậy, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất với công ty nhằm hoàn thiện quá trình hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh cho đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam. Tuy nhiên, vì thời gian tìm hiểu còn hạn chế, trình độ kiến thức chuyên môn chưa sâu sắc mà phạm vi của luận văn rộng, phức tạp cho nên luận văn tốt nghiệp của em không tránh khỏi thiếu sót hoặc ý kiến chưa thực sự xác đáng. Chính vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn thực tập và của các cô chú trong phòng kế toán của công ty cổ phần LHTP Hà Tây để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hà Nam.doc
Luận văn liên quan