Luận văn ‟Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạo"
Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì các nhà quản trị phải quan tâm đến việc hoạch định và kiểm soát chi phí vì chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Kế toán chi phí là một bộ phận của hệ thống kế toán doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về chi phí, giúp cho các nhà quản trị hoạch định, kiểm soát được chi phí và đưa ra quyết định kinh doanh.
41 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2384 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 27/06/2007 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc sắp xếp và cổ phần hoá các công ty Nhà nước do tỉnh quản lý, UBND tỉnh Kiên Giang đã ra Quyết định số 2615/QĐ - UBND chuyển đổi xí nghiệp chế biến gạo xuất khẩu Tân Hiệp thành công ty Cổ Phần Kinh Doanh Nông Sản Kiên Giang. Với giấy phép đăng ký kinh doanh được cấp lại số 1700566610 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Kiên Giang cấp ngày 18/01/2008.
Công ty chuyên kinh doanh mua bán và hợp đồng xuất khẩu gạo. Xuất khẩu trực tiếp và uỷ thác xuất khẩu gạo nếp, gạo thơm, hạt tiêu và các loại nông sản. Nhận uỷ thác xuất khẩu gạo và các mặt hàng khác từ đối tác. Kinh doanh khí đốt, vật liệu xây dựng, thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm…
Tên giao dịch: KIEN GIANG AGICULTURE PRODUCT TRADING JOINT STOCK COMPANY ( KIGITRACO ).
Địa chỉ: 12 Lý Tự Trọng, Vĩnh Thanh Vân, Rạch Giá, Kiên Giang.
Văn phòng đại diện: 51 Nguyễn Trường Tộ, Quận 4, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (0773) 962288 - 962280
Fax: (0773) 962292
Email: kigitraco@yahoo.com.vn
Tổng vốn kinh doanh: 5.000.000.000đ
1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH NÔNG SẢN KIÊN GIANG - PHÂN XƯỞNG 5
1.2.1 Đặc điểm của chi nhánh
Phân xưởng 5 thành lập năm 2003 hoạt động theo uỷ quyền của công ty Cổ Phần Kinh Doanh Nông Sản Kiên Giang.
Địa chỉ liên hệ: Ấp Phụng Phụng, Xã Thạnh Tiến, Huyện Vĩnh Thạnh , Thành Phố Cần Thơ.
Điện thoại: (0710) 651445.
Fax: (0710) 651445.
Mã số thuế: 1700566610 - 004.
Khi mới thành lập phân xưởng sản xuất gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vì công cụ, máy móc sản xuất còn thô sơ, hoạt động sản xuất nhỏ lẽ nên năng suất sản xuất chỉ đạt 3.000 tấn/ năm. Tuy nhiên sau gần 7 năm phấn đấu phát triển, cãi thiện công nghệ máy móc thiết bị sản xuất và mở rộng qui mô hoạt động năng suất sản xuất đã tăng lên gần 11.000 tấn/năm.
1.2.2 Chức năng chính của chi nhánh
Được sự uỷ nhiệm của công ty, chi nhánh đảm nhiệm chức năng sản xuất sản phẩm gạo xuất khẩu bao gồm gạo 5%, 10%, 15%, 20% tấm và tổ chức phân phối sản phẩm theo yêu cầu của công ty hoặc theo đơn đặt hàng của khách hàng.
Chi nhánh giữ vai trò quan trọng trong việc sản xuất và cung ứng nguồn thành phẩm chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu ISO 9001-2008 mà công ty đã cam kết thực hiện.
Phân xưởng 5 là một trong bốn phân xưởng sản xuất chính của công ty đáp ứng nhu cầu xuất khẩu hàng năm của công ty và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, vị thế công ty trên thị trường thế giới. Đồng thời đáp ứng được nhu cầu thị trường góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương cũng như của quấc gia.
1.3 QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠO
Theo như chúng ta đã biết chức năng chính của phân xưởng 5 là sản xuất gạo vì thế quá trình sản xuất là một phần rất quan trọng quyết định sự thành bại của xưởng. Xuất phát từ điều đó phân xưởng đã tổ chức và thiết kế qui trình sản xuất sao cho đạt được năng suất và chất lượng tối đa. Đồng thời đảm bảo sự tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Quá trình sản xuất sản phẩm gạo chủ yếu là đưa gạo nguyên liệu vào gia công sản xuất ra thành phẩm theo tiêu chuẩn. Gia công gạo ở đây chủ yếu là lau bóng, làm trắng, tách hạt…Ngoài ra tuỳ theo nhu cầu xuất khẩu gạo thành phẩm sẽ được chế biến tiếp qua quá trình tái chế hoặc đấu trộn.
Để có được nguồn nguyên liệu chất lượng đáp ứng nhu cầu sản xuất, hàng ngày bộ phận kinh doanh không ngừng tìm kiếm, thu mua gạo nguyên liệu trực tiếp từ những xí nghiệp xay xát, thương buôn, bạn hàng…trong và ngoài huyện đem về nhập kho. Sau đó khi có lệnh sản xuất của cấp trên phân xưởng bắt đầu gia công gạo theo qui trình sau.
SƠ ĐỒ 1 : QUI TRÌNH GIA CÔNG GẠO
gạo nguyên liệu
tấm 2/3
tấm 3/4
cám ướt, cám khô
máy
lau
bóng
cối
xát
trắng
máy
lau
bóng
cối
xát
trắng
máy
lau
bóng
cối
xát
trắng
thùng chứa gạo nguyên liệu
sáng đảo
thùng chứa gạo
trống bắt tấm
tấm 1/2
gạo thành phẩm
Nhập kho thành phẩm và sản phẩm phụ
Ghi chú:
gạo tải, băng tryền.
công nhân.
Khi có lệnh sản xuất, nhà máy sẽ thực hiện những bước chuẩn bị như sau:
- Đội trưởng điều động cho công nhân đổ nguyên liệu vào hộc lô hàng cần gia công để tổ máy chuẩn bị vận hành máy.
- Chuẩn bị vận hành máy để quá trình gia công đạt hiệu quả cao và an toàn, tổ vận hành máy cần có sự chuẩn bị về máy móc thiết bị.
- Vận hành máy: quá trình vận hành gắn liền với quá trình luân chuyển hàng hoá đưa vào, được thực hiện liên tục và qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn có sự chuyển hoá về số lượng lẫn chất lượng của nguyên liệu. Qui trình vận hành máy được thực hiện qua 3 công đoạn như sau:
♦ Công đoạn 1
Cho thiết bị khởi động chạy không tải theo trình tự nhất định, đồng thời kiểm tra hoạt động của máy, cần lưu ý là không được khởi động cùng lúc hai hay nhiều động cơ vì vậy làm cho dòng điện tăng lên nhiều lần.
♦ Công đoạn 2
Mở van nạp liệu ( hộc gạo ) cho gạo nguyên liệu vào thùng chứa nguyên liệu. Đường đi của nguyên liệu gắn liền với cách bố trí thiết bị được mô tả như sau:
+ Nguyên liệu được đưa vào hệ thống cối xát trắng (qua cối xát trắng 1 hoặc cối xát trắng 2 hoặc cối xát trắng 3 hoặc cả ba cối) tuỳ theo nguyên liệu đưa vào hoặc yêu cầu thành phẩm thu được.
Trong khâu này tuỳ theo chất lượng nguyên liệu đưa vào (độ ẩm hạt, tỷ lệ hạt vàng, tỷ lệ hạt đỏ…) tổ vận hành sẽ vận hành mức độ thích hợp để đạt được độ trắng hạt theo yêu cầu mẩu gạo và hạn chế được tỷ lệ gạo gãy nhằm tăng cường tỷ lệ thu hồi thành phẩm. Ngoài ra trong khâu này phụ phẩm gồm cám ướt và cám khô cũng được loại ra khỏi qui trình.
+ Nguyên liệu tiếp tục qua các máy lau bóng 1 hoặc máy lau bóng 2 hoặc máy lau bóng 3 hoặc cả ba máy để làm bóng hạt gạo. Tuỳ theo yêu cầu chất lượng thành phẩm mà tổ vận hành điều chỉnh hệ thống phun sương để đạt độ bóng thích hợp. Tại đây những hạt tấm 2/3 và tấm 3/4 sẽ được đẩy ra ngoài nhờ hệ thống sàn lộc.
+ Sau khi lau bóng bán thành phẩm sẽ được đưa vào thùng chứa gạo xử lý (sấy) để đạt độ ẩm thích hợp.
+ Sau đó được đưa lên sáng đảo rồi xuống trống bắt tấm để tách hạt, tách tấm hạt 1/2 còn lại thành phẩm theo yêu cầu nhập kho.
♦ Công đoạn 3
Sau một chu trình sản xuất hoặc tan ca vận hành, tổ vận hành tiến hành tắt máy theo trình tự và vệ sinh thiết bị.
Hàng hoá sau khi sản xuất do đội trưởng xếp dở và thủ kho tiến hành giao nhận tất cả các thành phẩm và phụ phẩm sản xuất được thông qua việc cân, đo, điếm chính xác số lượng hàng thực nhập. Sau đó lập báo cáo gia công và báo cáo liên quan về kế toán và giám đốc.
Gia công là quá trình sản xuất chính tạo ra thành phẩm còn đối với giai đoạn tái chế và đấu trộn chỉ là một phần nhỏ sau khi sản xuất xong. Tuỳ theo nhu cầu xuất khẩu mà phát sinh hai giai đoạn này.
- Tái chế là đem gạo thành phẩm lau bóng lại để đạt yêu cầu trước khi xuất giao cho khách hàng.
- Đấu trộn là đem gạo thành phẩm và tấm phụ phẩm trộn lại với nhau để tạo thành phẩm thích hợp. Ví dụ muốn có gạo 10% tấm thì trộn gạo 5% tấm với tấm 3/4.
1.4 TỔ CHỨC QUẢN LÝ Ở CHI NHÁNH
Từ khi thành lập phân xưởng không ngừng phấn đấu phát triển đổi mới bộ máy quản lý sau cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ của công ty KIGIRACO, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức về quyền lợi của người lao động gắn liền với quyền lợi của công ty và của phân xưởng.
Bộ máy tổ chức quản lý ở chi nhánh thiết kế theo kiểu trực tuyến đứng đầu là giám đốc theo sơ đồ sau.
SƠ ĐỒ 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
Kỷ Thuật
Kế Toán
Thủ Quỷ
Thủ Kho
Kinh Doanh
Giám Đốc
Nhiệm vụ quyền hạn của từng bộ phận:
► Giám đốc
♦ Là người lãnh đạo cao nhất do công ty KIGITRACO bổ nhiệm. Giám đốc tổ chức và điều hành mọi hoạt động của phân xưởng, là người chịu trách nhiệm trực tiếp đến toàn bộ hoạt động của chi nhánh trước công ty và pháp luật.
♦ Điều hành mọi hoạt động của công ty, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện các mục tiêu kinh tế của công ty.
♦ Có quyền phân công, bổ nhiệm cán bộ cấp dưới, quyết định khen thưởng, kỷ luật đúng đắn. Trực tiếp quản lý các nhân viên dưới cấp.
► Kế toán
♦ Hoạch toán đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh số liệu chính xác, báo cáo đúng thời hạn.
♦ Tham mưu với giám đốc về tình hình sản xuất và tài chính của chi nhánh.
♦ Nắm vững công nợ chi tiết từng khách hàng để có biện pháp đôn đốc, nhắc nhở thu hồi công nợ, tránh bị chiếm vụng vốn.
♦ Giải quyết nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế ở địa bàn tỉnh nơi chi nhánh đang hoạt động.
► Thủ quỹ
♦ Chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt đảm bảo thu chi đúng thủ tục, đúng nguyên tắc.
♦ Hàng ngày kiểm tra số tồn quỹ, cuối tháng đối chiếu sổ quỹ với sổ kế toán. Theo dõi sát tình hình chênh lệch giá ngoại tệ nhằm đảm bảo ký hợp đồng được chính xác.
► Nhân viên kinh doanh
♦ Trực tiếp kinh doanh, tham mưu ký kết hợp đồng mua bán sản xuất kinh doanh với nhà cung cấp và khách hàng.
♦ Tham gia tổ chức gia công chế biến gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và kết hợp với phòng kế toán để thực hiện kế hoạch.
♦ Nghiên cứu thị trường nhằm xác định hướng kinh doanh và xây dựng các phương án kinh doanh xuất khẩu.
► Thủ kho
Quản lý bảo quản hàng hoá trong kho đảm bảo độ ẩm thích hợp cho hạt gạo. Phản ánh kịp thời chính xác quá trình nhập - xuất và tồn kho nhằm đảm bảo sản xuất liên tục.
► Bộ phận kỹ thuật
♦ Là bộ phận chuyên môn kỹ thuật, báo cáo cho Giám đốc về vấn đề có liên quan đến công tác chuẩn bị sản xuất.
♦ Xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, công đoạn sản xuất sản phẩm, năng suất lao động.
♦ Vận hành máy móc thiết bị kiễm tra chất lượng thành phẩm sản xuất trong kỳ.
1.5 TỔ CHỨC SẢN XUẤT Ở PHÂN XƯỞNG
Tháng 11/2006, Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đã tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để xuất khẩu hàng hoá sang thị trường các nước dễ dàng hơn. Một trong những yêu cầu gắt gao của thị trường tiêu dùng các nước này đối với hàng hoá là các tổ chức sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn Quấc tế về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố cạnh tranh của doanh nghiệp.
Vì vậy, để thương hiệu KIGITRACO đứng vững trên thị trường buộc công ty phải quan tâm hơn nữa về chất lượng, cãi tiến chất lượng toàn diện, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, giảm thiểu đáng kể mức tồn kho cần thiết. Từ đó tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt, mức giá hợp lý nâng cao sức cạnh tranh của gạo nông sản.
Để đạt được mục tiêu trên công ty đã uỷ nhiệm công việc sản xuất gạo chất lượng cho từng phân xưởng tổ chức thực hiện cụ thể. Được sự uỷ nhiệm của công ty phân xưởng tổ chức sản xuất như sau:
♦ Cơ sở vật chất thiết bị sản xuất: gồm ba cối xát trắng, ba máy lau bóng, khoảng 20 gạo tải và băng truyền để truyền tải nguyên liệu qua các thiết bị trong quá trình sản xuất. Ngoài ra còn có các máy móc thiết bị khác phục vụ quá trình chế biến gạo, một nhà kho khoảng 1ha để phục vụ sản xuất, lưu kho và quản lý.
♦ Nhân sự gồm có 10 nhân viên văn phòng và 20 công nhân sản xuất. Ngoài ra còn có nhân viên vệ sinh và nhân viên giữ kho.
♦ Công tác quản lý và quá trình sản xuất cụ thể như đã nêu trong phần 1.3 và 1.4 trong chương này.
1.6 CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
► Nhân sự phòng kế toán
Chỉ gồm một nhân viên kế toán phụ trách công việc trong công tác kế toán và một thủ qũy giử nhiệm vụ chi, thu và giữ tiền. Tuy vậy bộ máy kế toán ở phân xưởng hoạt động rất hiệu quả đáp ứng được nhu cầu quản lý ở chi nhánh.
► Tổ chức kế toán
Do đặc điểm của phân xưởng 5 chủ yếu là gia công sản xuất nên xưởng tổ chức hình thức kế toán tập chung. Theo hình thức này thì phản ánh được toàn bộ hoạt động của xưởng giúp cho việc kiểm tra chỉ đạo quản lý hiệu quả sản xuất kinh doanh kịp thời chặt chẽ.
► Hình thức kế toán
Kế toán theo hình thức kế toán máy với phần mềm kế toán Star Advanced để ghi chép theo trình tự như sau:
SỔ KẾ TOÁN
-Sổ tổng hợp
-Sổ chi tiết
Chứng từ gốc
PHẦN MỀM KẾ TOÁN
SƠ ĐỒ 3: TRÌNH TỰ GHI CHÉP
MÁY VI TÍNH
Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày.
In sổ sách, báo cáo tài chính vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
Đối chiếu, kiểm tra.
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính thiết kế theo hình thức chứng từ ghi sổ.
♦ Hàng ngày
Căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
♦ Cuối tháng
Phải tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ cái. Căn cứ vào Sổ cái lập Bảng cân đối số phát sinh và Báo cáo tài chính.
♦ Đối chiếu kiểm tra
Phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản tương ứng trong các sổ phải bằng với con số thể hiện trên Báo cáo tài chính.
Các loại sổ liên quan
♦ Chứng từ ghi sổ
Là những chứng từ được lập từ chứng từ gốc có thẻ ghi thẳng từ chứng từ gốc hoặc tập hợp nhiều chứng từ gốc để lập Chứng từ ghi sổ.
♦ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Dùng để quản lý các Chứng từ ghi sổ đã lập.
♦ Sổ cái
Là sổ tập hợp các tài khoản đã sử dụng trong phân xưởng dùng để phản ánh mọi nghiệp vụ phát sinh.
♦ Sổ quỹ
Do thủ quỹ lập và giữ, dùng để theo dõi tình hình thu chi, tồn quỹ tiền mặt trong chi nhánh.
♦ Sổ chi tiết
Dùng để theo dõi các đối tượng kế toán cần quản lý cụ thể chi tiết.
► Hệ thống báo cáo kế toán
♦ Bảng cân đối kế toán: Mẩu số 01-DN
Là phương pháp kế toán đồng thời cũng là một báo cáo kế toán, phản ánh một cách tổng quát tình hình tài sản của phân xưởng tại một thời điểm nhất định theo loại hình tài sản và nguồn vốn dưới hình thức tiền tệ.
♦ Bảng kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số 02-DN
Là một báo cáo tài chính tổng hợp, phân tích tổng quát tình hình trong một kỳ kế toán.
♦ Bảng lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số 03-DN
Là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong xưởng.
► Chế độ kế toán
♦ Hệ thống tài khoản công ty đang sử dụng là hệ thống tài khoản do Bộ Tài Chính quy định và chi tiết thêm nhằm phục vụ cho công tác quản lý.
♦ Đơn vị tiền tệ dùng ghi sổ kế toán là Đồng Việt Nam. Niên độ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm.
♦ Hoạch toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế.
♦ Để phản ánh chính xác tình hình sản xuất kế toán sử dụng phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân liên hoàn sau mỗi lần nhập. Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng.
1.7 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH GẦN ĐÂY
BẢNG 1: BẢNG XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
NĂM 2008 - 2009
Đvt: Đồng
MỤC TIÊU
2008
2009
CHÊNH LỆCH
Tăng/giảm
%
1.Tổng DT
50.805.401.063
60.072.655.992
9.267.254.929
8,36
DT bán hàng
8.969.693.113
6.414.173.450
(2.555.519.663)
-16,61
DT bán hàng nội bộ
41.835.707.950
53.658.482.542
11.822.774.592
12,38
2.Các khoản giảm trừ doanh thu
3.DT thuần
50.805.401.063
60.072.655.992
9.267.254.929
8,36
4.Giá vốn hàng bán
52.191.548.369
60.037.254.654
7.845.706.285
6,99
5.LN gộp
(1.386.147.306)
35.401.338
1.421.548.644
105,24
6.DT hoạt động tài chính
52.448
52.448
100,00
7.Chi phí tài chính
Trong đó: Lãi vay phải trả
8.Chi phí bán hàng
499.410.972
609.106.015
109.695.043
9,90
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp
282.346.483
337.449.561
55.103.078
8,89
10.LN thuần
(2.167.904.761)
(911.101.790)
1.256.802.971
40,82
11.Thu nhập khác
955.471
404.173.650
403.218.179
99,53
12.Chi phí khác
13.LN khác
955.471
404.173.650
403.218.179
99,53
14.Tổng LN kế toán trước thuế
(2.166.949.290)
(506.928.140)
1.660.021.150
62,08
Thuế sử dụng
15.Chi phí thuế TNDN hiện hành
16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17.LN sau thuế
(2.166.949.290)
(506.928.140)
1.660.021.150
62,08
18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu
( Nguồn: phòng kế toán phân xưởng 5 )
Qua 2 năm ta thấy lợi nhuận sau thuế của phân xưởng tăng lên 62,08 % tuy nhiên lợi nhuận sau thuế qua các năm lại âm điều này không được xem là kinh doanh không hiệu quả vì chức năng chính của phân xưởng chỉ là sản xuất nên doanh thu bán hàng chủ yếu là doanh thu bán hàng nội bộ nên lợi nhuận gộp không cao. Vì thế để phân tích chính xác hoạt động của phân xưởng ta chỉ phân tích các chỉ tiêu kinh tế như doanh thu , giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp.
Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh ta nhận thấy: doanh thu thuần của năm 2009 tăng 8.36% so với năm 2008 nhưng giá vốn hàng bán lại tăng thấp hơn chỉ 6.99% vì thế mà lợi nhuận gộp lại tăng lên rất nhiều 105,24% điều này cho thấy rằng phân xưởng đã kiểm soát chi phí sản xuất rất tốt và nâng cao được năng suất sản xuất.
Lợi nhuận sau thuế
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu năm 2008 =
Tổng doanh thu
= (-2.166.949.290)/50.805.401.063 = - 0.43
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu năm 2009 = -0.0084
Ta thấy tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu năm 2009 đã tăng lên đáng kể so với năm 2008.
Nhìn chung trong năm 2009 phân xưởng hoạt động rất hiệu quả đó là tiền đề phát triển cho hoạt động sản xuất trong năm 2010.
Ngoài ra phân xưởng đang trong thời gian được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp ở tỉnh Cần Thơ nơi phân xưởng hoạt động.
1.8 THUẬN LỢI KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
► Thuận lợi
Địa điểm phân xưởng nằm trên con sông lớn dọc bờ quấc lộ 80 là điều kiện thuận lợi cho các phương tiện chuyên dùng đường thủy lưu thông dễ dàng. Việc này giúp cho công việc thu mua nguyên liệu và cung ứng thành phẩm cho khách hàng thuận lợi hơn.
Trong các nhân viên ở phân xưởng ngoại trừ công nhân thì có tới 6 nhân viên có trình độ đại học còn các nhân viên khác điều có băng cấp chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn. Điều này giúp cho công việc quản lý, sản xuất ở xưởng hiệu quả hơn.
► Khó khăn
Việc sản xuất theo mùa vụ nên công việc thường nhiều hơn so với bình thường khi bước vào mùa. Bên cạnh đó chi nhánh lại nằm ở ngoài tỉnh nên công việc quản lý của công ty có phần khó khăn. Ngoài ra một số máy móc thiết bị trong xưởng cũng lỗi thời và củ kỷ nhưng chưa được thay mới.
► Phương hướng phát triển
Để ổn định và tăng trưởng bền vững thương hiệu KIGITRACO trên thị trường thế giới và là một trong những chi nhánh sản xuất gạo chủ yếu của công ty nên chi nhánh luôn đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu. Vì thế, chi nhánh 5 đề ra phương hướng sản xuất gạo chất lượng ISO 9001-2008 theo những tiêu chí sau.
♦ Thực hiện xây dựng và áp dụng hệ thống văn bản theo hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001-2008.
♦ Thực hiện thu mua gạo nguyên liệu đạt theo kế hoạch năm 2010 là 11.000 tấn gạo.
♦ Đảm bảo không có quá 30% gạo phải xử lý lại so với tổng sản lượng gạo sản xuất trong một vụ.
CHƯƠNG 2
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH NÔNG SẢN KIÊN GIANG - PHÂN XƯỞNG 5 THÁNG 03 NĂM 2010
2.1 ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Do việc nhập - xuất hàng và sản xuất gạo diễn ra thường xuyên liên tục hàng ngày với số lượng lớn nên phân xưởng hoạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá thành theo kỳ tháng để theo dõi kịp thời và chặt chẽ lượng hàng hoá lưu chuyển tại phân xưởng.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo thực tế phát sinh và dựa vào số liệu xảy ra để báo chi phí sản xuất và tính giá thành gạo. Gạo nguyên liệu có ít danh điểm nhưng lại được mua vào và xuất ra liên tục không thường xuyên nên kế toán nguyên liệu xuất kho theo phương pháp giá thực tế bình quân liên hoàn sau mỗi lần nhập như vậy mới phản ánh được giá nguyên vật liệu theo thị trường và cân bằng được chi phí sản xuất.
Giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Sản lượng thực tế phát sinh gồm có sản phẩm chính là gạo thành phẩm và phụ phẩm là cám, tấm để tính giá thành phân xưởng tính giá thành theo phương pháp loại trừ sản phẩm phụ tức là lấy tổng chi phí sản xuất đã được tập hợp trong kỳ loại trừ chi phí của phụ phẩm.
Do đặc điểm riêng của quá trình chế biến gạo là gạo nguyên liệu được đưa vô hộc để chế biến liên tục cho ra thành phẩm nên trong kỳ không có sản phẩm dở dang cuối kỳ.
2.2 TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GẠO CỦA PHÂN XƯỞNG TRONG THÁNG 03 NĂM 2010
2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất phát sinh trong quá trình gia công sản xuất gạo cụ thể trong kỳ này phân xưởng gia công gạo 5% tấm nên đối tượng tập hợp chi phí gắn liền với sản phẩm này. Phân xưởng phân loại chi phí sản xuất theo chức năng hoạt động bao gồm ba loại chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (6211), chi phí nhân công trực tiếp (6221), chi phí sản xuất chung (627).
Đặc điểm của phân xưởng là sản xuất gạo xuất khẩu, trong kỳ phân xưởng sẽ thu mua gạo từ nông dân, nhà máy xay xác ở các huyện, thị sau đó đem gia công (làm bóng, tách hạt, làm trắng…) để đạt yêu cầu xuất khẩu. Do đó đối tượng tính giá thành là sản phẩm gạo xuất khẩu cụ thể trong kỳ này là gạo 5% tấm. Sau khi tập hợp tất cả chi phí phát sinh kế toán tiến hành kết chuyển sang tài khoản 1541 (chi phí sản xuất kinh doanh dở dang) để tính giá thành sản phẩm sau đó kết chuyển sang tài khoản 1551 (thành phẩm) và nhập kho. Đơn vị tính giá thành là 1kg.
2.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí
Để phản ánh kịp thời và chính xác chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất trong kỳ kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo thực tế phát sinh tại xưởng.
Trong kỳ này phân xưởng sản xuất chỉ có quá trình gia công gạo nên công tác tính giá thành chỉ tập chung ở quá trình gia công.
2.2.3 Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất nó cấu thành thực thể vật chất của sản phẩm. Nếu thiếu nguyên liệu thì quá trình sản xuất không thể tiến hành và bị gián đoạn đều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm, đến hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh. Vì vậy việc đảm bảo nguyên liệu ổn định cả về số lượng và chất lượng cho quá trình sản xuất là vấn đề hết sức quan trọng trong tổ chức sản xuất kinh doanh của chi nhánh.
Đối với phân xưởng chi phí nguyên vật liệu là những chi phí như: gạo nguyên liệu, tấm các loại, gạo thành phẩm được xuất trực tiếp để gia công, tái chế, đấu trộn để tạo gạo thành phẩm đúng theo yều cầu và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu như công ty đã thoã thuận với khách hàng.
Do đặc điểm riêng của ngành chế biến, lau bóng gạo nên chi phí nguyên vật liệu là chi phí chiếm tỷ trọng cao (khoảng 95%) so với tổng chi phí sản xuất trong kỳ. Vì vậy mà việc hoạch toán chi phí này có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm.
Hàng ngày kế toán sẽ tập hợp chứng từ phát sinh liên quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cập nhật dữ liệu vào phần mềm kế toán liên quan, cuối tháng tổng hợp lại số phát sinh chuẩn bị tính giá thành sản phẩm.
Chứng từ dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm:
♦ Phiếu xuất kho
♦ Biên bảng gia công
♦ Biên bảng đấu trộn
♦ Biên bảng tái chế.
Quá trình xuất kho gạo nguyên liệu gia công trong kỳ được thể hiện như sau:
(2)
(1)
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Thủ kho phân xưởng 5
SƠ ĐỒ 4: SƠ ĐỒ XUẤT NGUYÊN LIỆU GIA CÔNG
(3)
Kế toán phân xưởng 5
(4)
Phần mềm kế toán
Phiếu xuất kho do kế toán lập theo báo cáo của thủ kho.
Khi nhận được phiếu xuất kho thủ kho sẽ kiểm tra số lượng chủng loại và ghi vào thẻ kho.
Sau khi kiểm nhận bộ phận kho sẽ chuyển chứng từ (biên bảng gia công, biên bảng đấu trộn, biên bảng tái chế ) cho bộ phận kế toán.
Bộ phận kế toán sẽ tổng hợp chứng từ định khoản và nhập số liệu vào phần mềm.
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 6211- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Giá nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ được tính theo phương pháp giá thực tế bình quân liên hoàn sau mỗi lần nhập.
Giá NVL xuất kho = giá bình quân x lượng NVL xuất kho
Giá trị tồn + giá trị nhập
Giá bình quân =
Tổng số lượng
Sau đây là một vài nghiệp vụ minh hoạ cho công tác kế toán trong tháng 03/2010.
Nghiệp vụ 1: Ngày 03/03/2010 xuất 87.945 kg gạo nguyên liệu 5 % tấm gia công gạo. Chứng từ xuất kho:
MẨU SỐ 1: PHIẾU XUẤT KHO NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Mẩu số: 02-VT
CN.CTY CP KD NÔNG SẢN KIÊN GIANG - PX5
Phụng Phụng, Thạnh Tiến, Vĩnh Thạnh, Cần Thơ
Số: SX5001
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 03 tháng 03 năm 2010
Người nhận hàng: TRẦN VIỆT BẰNG
Địa chỉ: CN-PX 5
Chứng từ số: ngày: 03/03/2010
Lý do xuất: xuất nguyên liệu gia công gạo
Xuất tại kho: KHO NL PHÂN XƯỞNG 5
Số
TT
TÊN, NHÃN HIỆU, QUY CÁCH
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yều cầu
Thực xuất
1
Gạo nguyên liệu 5% tấm
NL01
kg
87.945
5.649,49
496.844.398
Cộng 496.844.398
Xuất ngày 03 tháng 03 năm 2010
Người lập phiếu Thủ kho Người nhận Giám đốc
(Ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
( Nguồn: phòng kế toán phân xưởng 5 )
Căn cứ vào phiếu xuất kho này kế toán sẽ tập hợp chi phí nguyên vật liệu phát sinh bằng cách định khoản và nhập số liệu vào phần mềm kế toán.
Nợ TK 6211 496.844.398
Có TK 1521NL01 496.844.398
Giá NVL xuất kho trong nghiệp vụ ngày 03/03/2010 được tính như sau:
- Gạo nguyên liệu không có tồn kho đầu tháng.
- Ngày 01/03/2010 nhập kho gạo NL 5% tấm 65.358 kg đơn giá 5.650 đ/kg chi phí mua 653.480 đ.
Giá bình quân = [( 65.358 x 5.650 ) + 653.480] / 65.358 =5.659,723 đ/kg
- Ngày 02/03/2010 nhập kho gạo NL 5% tấm
61.199 kg đơn giá 5.650 đ/kg
11.885 kg đơn giá 5.620 đ/kg
7.716 kg đơn giá 5.630 đ/kg
25.958 kg đơn giá 5.600 đ/kg
Chi phí 1.067.580 đ
Giá bình quân = [(5.659,723 x 65.358) + ( 5.650 x 61.199 )
+ (5.620 x 11.885 ) + ( 5.600 x 25.958 )
+ ( 5.630 x 7.716 ) + 1.006.580] / 172.116
= 5.649,49 đ/kg.
Giá xuất kho ngày 03 = 5.649,49 x 87.945 = 496.844.398 đ.
Nghiệp vụ 2 : Ngày 07/03 xuất 219.743 kg gạo NL 5% tấm gia công giá xuất kho 5.596,4 đ/kg và 27.465 kg gạo NL 10% tấm giá xuất kho 5.442,36 đ/kg (giá xuất kho được tính tương tự như trên).
Kế toán định khoản:
Nợ TK 6211 1.449.245.069
Có TK 1521NL01 1.229.770.652
Có TK 1521NL02 149.474.417
Nghiệp vụ 3: Ngày 10/03/2010 xuất kho 296.875 kg gạo NL 5% tấm giá xuất 5.555,44 đ/kg và 55.256 kg gạo NL 10% tấm giá xuất kho 5446,66 đ/kg.
Kế toán định khoản nghiệp vụ này như sau:
Nợ TK 6211 1.950.232.725
Có TK 1521NL01 1.649.272.080
Có TK 1521NL02 300.960.645
Kế toán tập hợp toàn bộ nghiệp vụ về chi phí nguyên vật liệu xuất dùng phát sinh trong tháng rồi thể hiện trong sổ chi tiết như sau:
MẨU SỐ 2: SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
CN.CTY CP KD NÔNG SẢN KIÊN GIANG-PX5
Phụng Phụng, Thạnh Tiến, Vĩnh Thạnh, Cần Thơ
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
(Từ ngày 01/03/2010 đến ngày 31/03/2010)
TÀI KHOẢN – 6211 :NGUYÊN VẬT LIỆU (GIA CÔNG) Loại tiền: VND
Đơn vị tính: Đồng
SỐ PHIẾU
DIỄN GIẢI
C.TỪ GỐC
ĐỐI ỨNG
SỐ PHÁT SINH
Số
Ngày
Số
Ngày
TK
ĐT
NỢ
CÓ
Dư đầu
SX-001
03/03
xuất NLGC
03/03/2010
1521
KNL
PX5
496.844.398
SX-002
07/03
xuất NLGC
07/03/2010
1521
KNL
PX5
1.229.770.652
SX-003
07/03
xuất NLGC
07/03/2010
1521
KNL
PX5
149.474.417
SX-004
10/03
xuất NLGC
10/03/2010
1521
KNL
PX5
1.649.272.080
SX-005
10/03
xuất NLGC
10/03/2010
1521
KNL
PX5
300.960.645
SX-006
12/03
xuất NLGC
12/03/2010
1521
KNL
PX5
1.143.532.460
SX-007
12/03
xuất NLGC
12/03/2010
1521
KNL
PX5
665.195.875
SX-008
14/03
xuất NLGC
14/03/2010
1521
KNL
PX5
1.068.756.641
SX-009
14/03
xuất NLGC
14/03/2010
1521
KNL
PX5
508.866.630
SX-010
16/03
xuất NLGC
16/03/2010
1521
KNL
PX5
1.461.631.299
SX-011
16/03
xuất NLGC
16/03/2010
1521
KNL
PX5
198.404.270
SX-012
17/03
xuất NLGC
17/03/2010
1521
KNL
PX5
896.772.976
SX-013
19/03
xuất NLGC
19/03/2010
1521
KNL
PX5
1.755.050.614
SX-014
21/03
xuất NLGC
21/03/2010
1521
KNL
PX5
1.300.294.115
SX-015
21/03
xuất NLGC
21/03/2010
1521
KNL
PX5
236.702.827
SX-016
23/03
xuất NLGC
23/03/2010
1521
KNL
PX5
1.684.210.258
SX-017
27/03
xuất NLGC
27/03/2010
1521
KNL
PX5
2.328.407.097
SX-018
30/03
xuất NLGC
30/03/2010
1521
KNL
PX5
1.580.988.037
SPD-D2010
31/03
K/C CPSXDD
03/03/2028
1541
PX5
18.655.135.264
Tổng cộng
18.655.135.264
18.655.135.264
Luỹ kế
23.029.246
23.029.246
Dư cuối
( Nguồn: phòng kế toán phân xưởng 5 )
2.2.4 Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm trong kỳ gồm tiền lương, tiền ăn giữa ca của công nhân và các khoản trích theo lương như: Kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Tiền lương là một phần cấu thành nên giá thành sản phẩm và là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình sản xuất, nó được thể hiện bằng tiền của sản phẩm mà phân xưởng dùng để bù đắp lại hao phí lao động cho công nhân đã bỏ ra trong quá trình sản xuất nhằm mục đích tái sản xuất lao động.
Do toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất điều bằng máy móc nên chi phí nhân công thường ít chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí sản xuất trong kỳ. Vì thế chi phí nhân công trực tiếp chỉ tập hợp cho giai đoạn gia công gạo chứ không phân bổ chi phí này cho giai đoạn tái chế và đấu trộn ( nếu có trong kỳ ). Bên cạnh đó chi phí sản xuất chung cũng không tính vào hai giai đoạn sau chi phí này chỉ được tập hợp một lần cho chi phí phát sinh ở giai đoạn gia công.
Chứng từ tập hợp chi phí NCTT bao gồm:
♦ Bảng thanh toán lương
♦ Bảng chấm công
Tài khoản kế toán sử dụng để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp là TK 6221- chi phí nhân công trực tiếp sản xuất.
Hàng ngày nhân viên phân xưởng theo dõi giờ công, giờ làm việc của công nhân sản xuất. Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công kế toán tổng hợp toàn bộ số tiền lương phát sinh trong kỳ để tính lương và thanh toán lương cho công nhân đồng thời căn cứ vào bảng lương tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ.
Thực tế căn cứ vào bảng lương tháng 03 năm 2010 kế toán định khoản
Tiền lương thực tế phát sinh trong tháng 03/2010
Nợ TK 6221 38.395.626
Có TK 3341 38.395.626
Tiền ăn giữa ca trong tháng 03/2010
Nợ TK 6221 4.950.000
Có TK 3342 4.950.000
Các khoản trích theo lương trích theo quy định mới nhất của Bộ Tài Chính là 22% trên lương chính.
Nợ TK 6221 3.955.513
Có TK 3382 767.913
Có TK 3383 2.599.440
Có TK 3384 497.895
Có TK 3389 148.625
Cuối tháng căn cứ vào bảng lương kế toán tập hợp vào sổ chi tiết tài khoản 6221 trong tháng 03 năm 2010 như sau:
MẨU SỐ 3: SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
CN.CTY CP KD NÔNG SẢN KIÊN GIANG – PX5
Phụng Phụng, Thạnh Tiến, Vĩnh Thạnh, Cần Thơ
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
( Từ ngày 01/03/2010 đến ngày 31/03/2010)
TÀI KHOẢN – 6221: NHÂN CÔNG (GIA CÔNG)
Loại tiền: VND
Đơn vị tính: Đồng
SỐ PHIẾU
DIỄN GIẢI
C.TỪ GỐC
ĐỐI ỨNG
SỐ PHÁT SINH
Số
Ngày
Số
Ngày
TK
ĐT
Nợ
Có
Dư đầu
CK0-007/03
31/03
Tính lương tháng
31/03/2010
3341
PX 5
38.395.626
CK0-007/03
31/03
Tiền ăn giữa ca
31/03/2010
3342
PX 5
4.950.000
CK0-007/03
31/03
Trích KPCĐ
31/03/2010
3382
PX 5
767.913
CK0-007/03
31/03
Trích BHXH
31/03/2010
3383
PX 5
2.559.440
CK0-007/03
31/03
Trích BHYT
31/03/2010
3384
PX 5
479.895
CK0-007/03
31/03
Trích BHTN
31/03/2010
3389
PX 5
148.265
SPD-D2010
31/03
K/C CPSXDD
1541
PX 5
47.301.139
Tổng cộng
47.301.139
47.301.139
Luỹ kế
61.026.454
61.026.454
Dư cuối
Lập ngày 31 tháng 03 năm 2010
( Nguồn: phòng kế toán phân xưởng 5 )
2.2.5 Tập hợp chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc tổ chức, quản lý và phục vụ sản xuất của phân xưởng. Đây cũng là một khoản mục chi phí ngoài hai khoản mục chi phí: chi phí NVLTT, chi phí NCTT phát sinh được tập hợp để tính giá thành sản phẩm trong kỳ.
Chi phí sản xuất chung ở phân xưởng gồm những chi phí phát sinh thường xuyên tại phân xưởng như: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dụng cụ, chi phí nhiên liệu, chi phí điện, nước…
Do phân xưởng có bộ máy tổ chức quản lý đơn giản nên toàn bộ lương của nhân viên quản lý phân xưởng điều đưa vô chi phí quản lý doanh nghiệp mà không hoạch toán vào chi phí SXC.
Chứng từ kế toán dùng tập hợp chi phí SXC bao gồm: Bảng phân bổ công cụ dụng cụ, bảng trích khấu hao tài sản cố định, hoá đơn điện nước…
Tài khoản kế toán sử dụng để tập hợp chi phí SXC là TK 627 - chi phí SXC và cụ thể cho từng chi phí như sau:
► Chi phí dụng cụ sản xuất - 6273
Chi phí này phản ánh hao phí công cụ dụng cụ sử dụng trong sản xuất sản phẩm.
Căn cứ vào bảng phân bổ công cụ dụng cụ trong tháng kế toán tập hợp chi phí dụng cụ phát sinh.
Nợ TK 6273 28.653.888
Có TK 1421 20.245.091
Có TK 242 8.408.797
Kế toán tổng hợp vào sổ chi tiết tào khoản 6273 - chi phí dụng cụ sản xuất như sau:
MẨU SỐ 4: SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ DỤNG CỤ SẢN XUẤT
CN.CTY CP KD NÔNG SẢN KIÊN GIANG
Phụng Phụng, Thạnh Tiến, Vĩnh Thạnh, Cần Thơ
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
( Từ ngày 01/03/2010 đến ngày 31/03/2010 )
TÀI KHOẢN - 6273: CHI PHÍ DỤNG CỤ SẢN XUẤT
Loại tiền: VND
Đơn vị tính: Đồng
SỐ PHIẾU
DIỄN GIÃI
C.TỪ GỐC
ĐỐI ỨNG
SỐ PHÁT SINH
Số
Ngày
Số
Ngày
TK
ĐT
NỢ
CÓ
Dư đầu
CK0-008/03
31/03
PB CCDC
31/03/2010
1421
PX 5
20.245.091
CK0-008/03
31/03
PB CCDC
31/03/2010
242
PX 5
8.408.797
SPD-D2010
31/03
K/C CPSXDD
1541
28.653.888
Tổng cộng
28.653.888
28.653.888
Luỹ kế
38.094.252
38.094.252
Dư cuối
Lập ngày 31 tháng 03 năm 2010
Người lập phiếu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
( Nguồn: phòng kế toán phân xưởng 5 )
► Chi phí khấu hao tài sản cố định - 6274
♦ Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định hữu hình
+ Thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
+ Nguyên giá tài sản được xác định một cách đáng tin cậy
+ Thời gian sử dụng ước tính trên một năm
♦ Phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình: khấu hao theo phương pháp đường thẳng theo Quyết định số 206/2003 QĐ-BTC.
Nguyên giá tài sản cố định
Mức khấu hao trung bình năm =
Thời gian sử dụng
Mức khấu hao trung bình năm
Mức khấu hao tháng =
12
Dựa vào bảng trích khấu hao trong tháng 03/2010 kế toán ghi nhận và tổng hợp lại như sau:
Nợ TK 6274 34.091.814
Có TK 21411 8.499.367
Có TK 21412 23.600.460
Có TK 21413 1.991.987
Căn cứ vào số phát sinh trong tháng kế toán tổng hợp vào sổ chi tiết như sau:
MẨU SỐ 5: SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ KHẤU HAO TSCĐ
CN.CTY CP KD NÔNG SẢN KIÊN GIANG- PX5
Phụng Phụng, Thạnh Tiến, Vĩnh Thạnh, Cần Thơ
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
( Từ ngày 01/03/2010 đến ngày 31/03/2010 )
TÀI KHOẢN - 6274 :CHI PHÍ KHẤU HAO TSCĐ
Loại tiền: VND
Đơn vị tính: Đồng
SỐ PHIẾU
DIỄN GIẢI
C.TỪ GỐC
ĐỐI ỨNG
SỐ PHÁT SINH
Số
Ngày
Số
Ngày
TK
ĐT
NỢ
CÓ
Dư đầu
CK0-005/03
31/03
Trích KH TSCĐ
31/03/2010
21411
PX5
8.499.367
CK0-005/03
31/03
Trích KH TSCĐ
31/03/2010
21412
PX5
23.600.460
CK0-005/03
31/03
Trích KH TSCĐ
31/03/2010
21413
PX5
1.911.987
CK0-005/03
31/03
1541
PX5
34.091.814
Tổng Cộng
34.091.814
34.091.814
Luỹ Kế
66.745.235
66.745.235
Dư Cuối
Lập ngày 31 tháng 03 năm 2010
Người lập phiếu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
( Nguồn: phòng kế toán phân xưởng 5 )
► Chi phí mua ngoài – TK 6277
Khi nhận được hoá đơn điện của công ty điện kế toán tập hợp chứng từ và ghi nhận như sau:
Nợ TK 6277 67.573.800
Có TK 336 67.573.800
Sau đó kế toán tổng hợp lại số phát sinh trong sổ chi tiết:
MẨU SỐ 6: SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ MUA NGOÀI
CN.CTY CP KD NÔNG SẢN KIÊN GIANG – PX5
Phụng Phụng, Thạnh Tiến, Vĩnh Thạnh, Cần Thơ
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
( Từ ngày 01/03/2010 đến ngày 31/03/2010 )
TÀI KHOẢN – 6277:CHI PHÍ MUA NGOÀI
Loại tiền: VND
Đơn vị tính: Đồng
SỐ PHIẾU
DIỄN GIẢI
C.TỪ GỐC
ĐỐI ỨNG
SỐ PHÁT SINH
Số
Ngày
Số
Ngày
TK
ĐT
NỢ
CÓ
Dư đầu
CK0-006/03
31/03
C.TY CTTĐN
2914710
25/03
336
CTY CP KDNSKG
29.573.800
CK0-006/03
31/03
C.TY CTTĐN
2924610
25/03
336
CTY CP KDNSKG
38.368.600
SPD-D2010
31/03
K/C CPSXDD
1541
67.942.400
Tổng cộng
67.942.400
67.942.400
Luỹ kế
86.681.400
86.681.400
Dư cuối
Lập ngày 31 tháng 03 năm 2010
Người lập phiếu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
( Nguồn: phòng kế toán phân xưởng 5 )
► Chí phí khác bằng tiền - 6278
Chi phí này phản ánh các chi phí phát sinh liên quan tới việc sản xuất của phân xưởng như chi phí: bốc xếp gia công, chi phí sữa chữa nhỏ TSCĐ…
Một vài nghiệp vụ minh hoạ chi phí khác bằng tiền phát sinh trong tháng.
Nghiệp vụ 1: Ngày 04/03/2010 chi tiền mặt 797.280 đ cho công nhân bốc xếp gạo nhiên liệu. Kế toán ghi nhận nghiệp vụ.
Nợ TK 6278 797.280
Có TK 1111 797.280
Nghiệp vụ 2: Ngày 31/03/2010 chi tiền mặt 2.690.600 đ mua bạc đạn sữa chữa cối xát trắng. Kế toán ghi nhận.
Nợ TK 6278 2.690.600
Có TK 1111 2.690.600
Kế toán sẽ tổng hợp chứng từ và ghi nhận toàn bộ nghiệp vụ phát sinh trong tháng thể hiện trong sổ chi tiết như sau:
MẨU SỐ 7: SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ KHÁC
CN.CTY CP KD NÔNG SẢN KIÊN GIANG - PX5
Phụng Phụng, Thạnh Tiến, Vĩnh Thạnh, Cần Thơ
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
( Từ ngày 01/03/2010 đến ngày 31/03/2010 )
TÀI KHOẢN - 6278: CHI PHÍ BẰNG TIỀN KHÁC Loại tiền: VND
Đơn vị tính: Đồng
SỐ PHIẾU
DIỄN GIẢI
C.TỪ GỐC
ĐỐI ỨNG
SỐ PHÁT SINH
Số
Ngày
Số
Ngày
TK
ĐT
NỢ
CÓ
Dư đầu
PC0-015/03
04/03
Chi BXGCG
04/03/2010
1111
797.280
PC0-039/03
08/03
Chi BXGCG
08/03/2010
1111
2.278.100
PC0-070/03
11/03
Chi BXGCG
11/03/2010
1111
3.305.500
PC0-090/03
13/03
Chi BXGCG
13/03/2010
1111
3.049.200
PC0-117/03
15/03
Chi BXGCG
15/03/2010
1111
2.669.150
PC0-130/03
17/03
Chi BXGCG
173575
17/03/2010
1111
418.207
PC0-138/03
17/03
Chi BXGCG
17/03/2010
1111
2.792.350
PC0-152/03
18/03
Chi BXGCG
18/03/2010
1111
1.502.600
PC0-177/03
20/03
Chi BXGCG
20/03/2010
1111
2.954.050
PC0-205/03
23/03
Chi BXGCG
31479
23/03/2010
1111
546.000
PC0-206/03
23/03
Chi BXGCG
23/03/2010
1111
2.605.350
PC0-223/03
24/03
Chi BXGCG
24/03/2010
1111
2.840.750
PC0-250/03
28/03
Chi BXGCG
28/03/2010
1111
3.943.500
PC0-278/03
31/03
Chi BXGCG
31/03/2010
1111
2.690.600
PC0-279/03
31/03
chi MBĐSCXT
31/03/2010
1111
1.394.546
PC0-279/03
31/03
chi MBĐSCXT
31/03/2010
1111
3.899.091
PC0-281/03
31/03
Chi MBĐ
31/03/2010
1111
86.000
PC0-281/03
31/03
Chi MBĐ
31/03/2010
1111
56.000
PC0-281/03
31/03
Chi MBĐ
31/03/2010
1111
90.000
SPD-D2010
31/03
K/C CPSXDD
31/03/2010
1111
PX5
37.918.274
Tổng cộng
37.918.274
37.918.274
Luỹ kế
44.433.154
44.433.154
Dư cuối
( Nguồn: Phòng kế toán phân xưởng 5 )
2.2.6 Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
► Tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ
Chi nhánh CTY CP KD NÔNG SẢN KIÊN GIANG tổ chức sản xuất tính giá thành sản phẩm theo yêu cầu hoặc theo đơn đặc hàng nên mặt hàng gạo có nhiều loại thành phẩm như gạo 5%, 10%, 15%, 20% tấm. Nhưng trong kỳ này chi nhánh sản xuất gạo 5% tấm. Sau khi tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ kế toán sẻ tiến hành kết chuyển sang tài khoản 1541 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, để tính giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm sẽ được tính khi gạo đã sản xuất xong hoàn thành nhập kho.
Sau khi nhận được báo cáo gia công của thủ kho và đội trưởng xếp dở vào cuối tháng kế toán khoá sổ theo dõi chi phí phát sinh trong tháng tiến hành kết chuyển vào tài khoản 1541 để tính giá thành sản phẩm. Căn cứ vào số liệu tập hợp được trong tháng 03/2010 kế toán kết chuyển để tính giá thành sản phẩm.
Nợ TK 1541 18.871.042.779
Có TK 6211 18.665.135.264
Có TK 6221 47.301.139
Có TK 6273 28.653.888
Có TK 6274 34.091.814
Có TK 6277 67.573.800
Có TK 6278 797.280
► Tính giá thành sản phẩm
Khi nhận được báo cáo gia công trong kỳ kế toán tổng hợp lượng thành phẩm nhập kho như sau:
BẢNG 2: BẢNG THÀNH PHẨM NHẬP KHO
Đvt: Đồng
STT
MÃ HÀNG
TÊN VẬT TƯ HÀNG HOÁ
ĐƠN VỊ
SỐ LƯỢNG
1
TP01
Gạo TP 5% tấm
Kg
2.112.700
2
TP10
Tấm TP 1/2
Kg
643.030
3
TP11
Tấm TP 3/4
Kg
38.600
4
TP20
Cám TP khô
Kg
396.700
5
TP21
Cám TP ướt
Kg
114.550
Kế toán tính giá thành sản phẩm theo phương pháp loại trừ sản phẩm phụ theo công thức sau:
Tổng giá thành gạo TP = CPSX tập hợp trong kỳ - CP sản phẩm phụ
Giá đơn vị 1kg gạo TP = tổng giá thành gạo TP / số lượng TP nhập kho
Định mức giá đơn vị 1kg phụ phẩm đã được công ty ấn định: ( chi phí phụ phẩm).
Căn cứ vào bảng thành phẩm nhập kho và giá định mức của phụ phẩm kế toán tổng hợp bảng tính giá phụ phẩm trong kỳ.
BẢNG 3: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH PHỤ PHẨM
THÁNG 03/2010
Đvt: Đồng
LOẠI HÀNG
SỐ LƯỢNG (kg)
ĐƠN GIÁ (đ/kg)
THÀNH TIỀN
Tấm ½
643.030
5.550
3.568.816.500
Tấm ¾
38.600
4.700
181.420.000
Cám khô
396.700
3.800
1.507.460.000
Cám ướt
114.550
3.800
435.290.000
CỘNG
1.192.880
5.692.986.500
( Nguồn: phòng kế toán phân xưởng 5 )
Sau khi tổng hợp toàn bộ sản lượng nhập kho và có được chi phí sản phẩm phụ kế toán lập bảng tính giá thành.
BẢNG 4: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Đvt: Đồng
CHỈ TIÊU
SỐ LƯỢNG (kg)
ĐƠN GIÁ (đ/kg)
THÀNH TIỀN
GHI CHÚ
1/ Gạo nguyên liệu
3.355.903
18.655.135.264
Gạo NL 5% tấm
2.978.047
5.572,62
16.595.530.627
Gạo NL 10% tấm
377.856
5.450,77
2.059.604.637
2/ CP tham gia sản xuất
215.907.515
CP NCTT (6221)
47.301.139
CP CCDC sản xuất (6273)
28.653.888
CP KHTSCĐ (6274)
34.091.400
CP mua ngoài (6277)
37.918.274
CP khác mua ngoài (6278)
3/ Phụ phẩm thu hồi
5.692.986.500
Tấm ½
643.030
5.550
3.568.816.500
Tấm ¾
38.600
4.700
181.420.000
Cám khô
396.700
3.800
1.507.460.000
Cám ướt
114.550
3.800
435.290.000
4/ Thu hồi thành phẩm
2.112.700
6.237,54
13.178.056.279
Gạo TP 5%
2.112.700
6.237,54
13.178.056.279
( Nguồn: Phòng kế toán phân xưởng 5 )
Tổng giá thành sản phẩm gạo 5% tấm sản xuất trong tháng 03/2010
= 18.871.042.779 - 5.692.986.500
= 13.178.056.279 đ
Giá đơn vị 1kg gạo thành phẩm 5% tấm = 13.178.056.279 / 2.112.700
= 6.237,54 đ/kg
Sau khi lập bảng giá thành kế toán tiến hành kết chuyển CP SXDD và nhập kho thành phẩm.
♦ Nhập kho gạo thành phẩm 5% tấm:
Nợ TK 1551TP01 13.178.056.279
Có TK 1541 13.178.056.279
♦ Nhập kho phụ phẩm tấm 1/2:
Nợ TK 1551TP10 3.568.816.500
Có TK 1541 3.568.816.500
♦ Nhập kho phụ phẩm tấm 3/4:
Nợ TK 1551TP11 181.420.000
Có TK 1541 181.420.000
♦ Nhập kho phụ phẩm cám khô:
Nợ TK 1551TP20 1.507.460.000
Có TK 1541 1.507.460.000
♦ Nhập kho phụ phẩm cám ướt:
Nợ TK 1551TP21 435.290.000
Có TK 1541 435.290.000
CHƯƠNG 3
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
3.1 NHẬN XÉT
Qua thời gian thực tập tìm hiểu phân xưởng sản xuất và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm em có một số nhận xét như sau:
3.1.1 Nhận xét chung về chi nhánh công ty Cổ Phần Kinh Doanh Nông Sản Kiên Giang
Nhờ có sự tổ chức sản xuất hiệu quả, khoa học, nhanh chóng cùng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, sự thành thạo, hòa đồng năng nổ của nhân viên mà năng suất sản xuất và hiệu quả hoạt động kinh doanh của phân xưởng tăng lên đáng kể từ 8.500 tấn gạo sản xuất trong năm 2008 lên 10.000 tấn/năm trong năm 2009.
Theo như em nhận thấy thì phần lớn công nhân ở xưởng chỉ làm việc theo thời gian lao động là 8 tiếng trong ngày vì thế khi bước vào mùa vụ cũng như khi nhận được quyết định sản xuất của cấp trên thì nhu cầu sản xuất rất cao nhưng thời gian làm việc lại không đủ để đáp ứng sản xuất. Ngoài ra trong khi xuất gạo thành phẩm giao cho bạn hàng nhưng đã hết giờ làm việc thì công nhân cũng bỏ về không làm tiếp. Điều này làm cho công việc kinh doanh sản xuất của xưởng không đạt hiểu quả cao nhất.
Trong thời gian gần đây nguồn điện thường xuyên không ổn định nhưng máy phát điện của xưởng trong quá trình hoạt động lại bị cháy. Tuy nhiên thời gian xử lý, báo cáo và chờ đợi công ty duyệt để thay mới lại chậm nên làm cho hoạt động sản xuất của xưởng thường xuyên bị gián đoạn do sự cố mất điện.
3.1.2 Nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ, tập chung, qui trình làm việc khoa học. Cán bộ kế toán có trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc sâu rộng góp phần phản ánh chính xác, kịp thời biến động của giá cả thành phẩm sản xuất.
Về hoạch toán sản phẩm phụ phân xưởng sử dụng tài khoản 1551 để hoạch toán điều này rất phù hợp với tình hình hiện nay vì đây là sản phẩm luôn luôn có trong quá trình sản xuất, mặt khác những sản phẩm này cũng được bán ra thị trường mang lại doanh thu như những sản phẩm mà công ty và chi nhánh kinh doanh.
Chi nhánh đã áp dụng thành công công tác kế toán trên phần mềm kế toán với hệ thống sổ sách theo qui định của BTC đáp ứng được nhu cầu quản lý của xí nghiệp như:
♦ Lập được chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính theo hình thức chứng từ ghi sổ.
♦ Có thể đưa ra báo cáo kế toán và các tài liệu liên quan của phân xưởng ở bất cứ thời điểm nào.
Với những ưu điểm này việc hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạo đã có tác dụng tích cực đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh những ưu điểm cũng tồn tại những hạn chế như khi xuất kho gia công thì hàng ngày thủ kho sẽ xuất kho sản phẩm sau đó đến cuối ngày báo cáo bằng miệng số lượng chủng loại cho kế toán, kế toán không lập phiếu xuất kho gạo nguyên liệu mà đợi sau 2 ngày tổng hợp lại mới làm phiếu xuất kho gia công giao cho thủ kho để ghi vào thẻ kho điều này làm cho công tác quản lý nguyên vật liệu không được chặt chẽ.
3.2 KIẾN NGHỊ
Qua một thời gian quan sát và tìm hiểu em có một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của phân xưởng như sau:
3.2.1 Về hoạt động của chi nhánh
♦ Phân xưởng sản xuất chủ yếu là gạo xuất khẩu nhưng hạt gạo lại mang tính chất thời vụ rất cao. Khi bước vào vụ làm lúa của nông dân Đồng Bằng Sông Cửu Long thì việc thu mua và sản xuất gạo diễn ra đồng loạt trong nông dân nên nguồn nguyên liệu cho sản xuất rất dồi dào, đa dạng vì thế để tận dụng được yếu tố thời vụ thì phân xưởng cần phải tổ chức sản xuất nhiều hơn trong mùa vụ cụ thể là phải có chính sách lương thưởng hấp dẫn khuyến khích cho công nhân và nhân viên làm tăng ca ,tăng cường thêm máy móc thiết bị như vậy năng suất và hoạt động của xưởng mới đạt hiệu quả cao.
♦ Hoạt động chủ yếu của chi nhánh là sản xuất gia công gạo xuất khẩu vì thế công tác tổ chức sản xuất rất quan trọng đối với chi nhánh. Trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay vấn đề hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm được xem là hàng đầu của chi nhánh. Vì thế công ty cần có chính sách nâng cao tay nghề cho nhân viên nhất là nhân viên kỹ thuật, nhân viên kế toán và lãnh đạo của công ty cụ thể như hàng năm công ty sẽ tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi học nâng cao chuyên môn, đi tiếp cận thực tế khoa học kỹ thuật mới ở các nước phát triển.
♦ Trong giá thành sản phẩm gạo nguyên liệu chiếm tỷ trọng rất lớn khoảng 95% tổng giá thành sản phẩm vì thế để sản xuất lâu dài, liên tục và hạ giá thành sản phẩm chi nhánh cần có công tác tổ chức thích hợp.
+ Để có được đầu vào ổn định cho nguồn nguyên liệu bộ phận kinh doanh phải tìm kiếm nhà cung cấp tin cậy tạo mối quan hệ kinh doanh lâu dài với họ để có nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ sản xuất.
+ Trong khâu bảo quản và dự trữ nguyên liệu cần phải bảo quản cẩn thận bảo đảm an toàn về độ ẩm, thường xuyên cập nhật công nghệ bảo quản hiện đại, tránh tình trạng hao hục khi lưu kho. Định mức tồn kho hợp lý khi thị trường có nhiều biến động.
♦ Trong kỳ sản xuất không nên chỉ tập chung sản xuất một loại gạo thành phẩm cần phải mở rộng quá trình sản xuất trong kỳ với nhiều loại thành phẩm để tận dụng hiệu quả hoạt động của máy móc thiết bị.
♦ Nhân viên kỹ thuật thường xuyên kiểm tra hoạt động của máy móc thiết bị để báo cáo kịp thời tình hình máy móc thiết bị trong xưởng cho thủ trưởng đơn vị để có phương pháp giải quyết kịp thời.
3.2.2 Về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạo
♦ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm vì thế để quản lý tốt chi phí này kế toán cần hoạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi tiết hơn cụ thể là sử dụng TK 6211 chi tiết cho từng nguyên liệu xuất kho thay vì chỉ dùng TK 6211 để hoạch toán ví dụ như:
Nợ TK 6211A - Chi phí gạo nguyên liệu 5% tấm
Có TK 1521NL01 - Gạo nguyên liệu 5% tấm xuất kho
Và
Nợ TK 6211B - Chi phí gạo nguyên liệu 10% tấm
Có TK 1521NL02 - Gạo nguyên liệu 10% tấm xuất kho
♦ Khi thực tế xuất kho chế biến cần phải được tập hợp hàng ngày và theo trình tự nhất định theo lưu đồ chứng từ xuất kho như sau:
LƯU ĐỒ 1: LƯU DỒ CHỨNG TỪ XUẤT KHO
Thủ kho
Kế toán
Giám đốc PX
PXKĐK 2
C
Lệnh sản xuất
Lệnh sản xuất
A
Lập PXK
Xác nhận ghi thẻ
2
PXK 1
A
2
Ký duyệt
Xuất kho và ghi thẻ
PXK 1
B
PXKĐK 1
2
B
PXKĐK 2
PXKĐK 1
Ghi sổ
Thẻ kho
C
D
PXKĐK 1
Sổ NVL
D
- PXK: phiếu xuất kho - NVL: nguyên vật liệu
- PXKĐK: phiếu xuất kho đã ký.
KẾT LUẬN
&
Qua quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường cùng với thời gian thực tập tại chi nhánh công ty Cổ Phần Kinh Doanh Nông Sản Kiên Giang - Phân xưởng 5 em nhận thấy rằng: kế toán là một trong những bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế tài chính, đặc biệt là “ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chiếm vị trí chủ chốt trong công tác kế toán của doanh nghiệp sản xuất nói chung của các xí nghiệp, nhà máy nói riêng ” .
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạo là công cụ quản lý hiệu quả chi phí sản xuất của phân xưởng và là yếu tố quyết định về mặt giá cả giúp hạt gạo nông sản KIGITRACO đứng vững và vươn xa hơn trên thị trường thế giới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn ‟Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạo.doc