Luận văn Kế toán tiền lương vá các khoản trích theo lương tại công ty may Đức Giang

Do đặc điểm của hình thức Nhật ký chứng từ là đa dạng và phức tạp về sổ sách nhưng ưu điểm là có sự đối chiếu giữa các sổ để đảm bảo cho sự chính xác của công tác kế toán và phù hợp với kế toán thủ công. Do vậy với việc trang bị máy vi tính, Công ty nên thay đổi hình thức sổ Nhật ký_chứng từ bằng hình thức sổ Nhật ký chung vừa đơn giản vừa tận dụng tối đa sự tự động hoá. Việc nâng cao vai trò của kế toán quản trị: Hiện nay Công ty chỉ lập hệ thống báo cáo này mang nhiều ý nghĩa là thể hiện kết quả hoạt động chứ không tập trung vào mục tiêu là cung cấp thông tin cho người quản lý. Hơn nữa không thể lập một cách nhanh chóng khi người quản lí cần thông tin một cách nhanh nhất để đưa ra quyết định.

pdf72 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2393 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán tiền lương vá các khoản trích theo lương tại công ty may Đức Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phụ. Cụ thể ta đi sâu vào tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Nguyên vật liệu chính là vải được nhập về từ kho nguyên liệu theo từng chủng loại vải mà phòng kỹ thuật đã yêu cầu cho từng mã hàng. Vải được đưa vào nhà cắt, tại nhà cắt vải được trải đặt mẫu, đánh số và cắt thành các bán thành phẩm sau đó bán thành phẩm được nhập kho nhà cắt và chuyển cho các tổ may ở bộ phân may trong xí nghiệp, các tổ may được chia thành từng công đoạn như: công đoạn may cổ, công đoạn may tay tổ chức thành dây chuyền, bước cuối cùng của dây chuyền may là hoàn thành sản phẩm. Trong quá trình may phải sử dụng các nguyên liệu phụ: Chỉ, cúc... sản phẩm may xong được chuyển qua bộ phận là, sau đó chuyển sang bộ phận KCS của xí nghiệp. Hàng được qua kiểm nghiệm ở bộ phận KCS này rồi được chuyển qua phân xưởng hoàn thành của công ty để đóng gói và đóng kiện. 2.1.2.4. Đặc điểm tổ chức quản lý Công ty May Đức Giang tổ chức quản lý theo kiểu “tham mưu trực tuyến” - Có nghĩa là các phòng ban tham mưu cho ban giám đốc theo từng chức năng, nhiệm vụ của mình giúp cho Giám đốc theo từng chức năng, nhiệm vụ của mình giúp cho Giám đốc quyết định có lợi cho công ty. Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm: Ban Giám đốc gồm 4 người: - Tổng Giám đốc: lãnh đạo và quản lí tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và các quan hệ đối ngoại, chỉ đạo và thông qua chương trình kế hoạch hàng tháng, quý và trực tiếp phụ trách các phòng: Tài chính-Kế toán, phòng ISO và phòng tổng hợp. - Phó Tổng Giám đốc kinh doanh: Phụ giúp cho Tổng Giám đốc trong công tác tìm kiếm và thiết lập quan hệ với các bạn hàng, chịu trách nhiệm về việc chỉ đạo, điều hành mặt hàng sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phó Tổng Giám đốc xuất nhập khẩu: chịu trách nhiệm trước Tông Giám đốc về các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu vật tư, hàng hoá trong toàn Công ty, tổ chức triển khai các nghiệp vụ xuất nhập khẩu như tham gia kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu. - Phó Tổng Giám đốc sản xuất: Phụ giúp Tổng Giám đốc trong việc điều hành sản xuất, giám sát kỹ thuật, nghiên cứu mặt hàng... Các phòng chức năng: - Phòng xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc kế hoạch, chiến lược Xuất Nhập khẩu tổ chức triển khai các kế hoạch và nghiệp vụ Xuất Nhập khẩu. - Phòng Tài chính - Kế toán: Có nhiệm vụ thanh toán, quyết toán hợp đồng, trả lương cho cán bộ công nhân viên, tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các kì báo cáo quản lý và theo dõi tài sản của Công ty cũng như quản lý mọi mặt hoạt động của Công ty trong lĩnh vực Tài chính-Kế toán. - Phòng ISO: có nhiệm vụ quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn của hệ thống quản lí chất lượng ISO 9000 (ISO 9002) - Phòng Thời trang và kinh và kinh doanh nội địa: có nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu về thị trường thời trang, nghiên cứu mẫu thiết kế chào hàng FOB, xây dựng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu cho từng mẫu chào hàng, quản lí các cửa hàng đại lý và cửa hàng giới thiệu sản phẩm Công ty - Văn phòng Tổng hợp: tham mưu cho Tổng Giám đốc soạn thảo các văn bản, hợp đồng về quản lí hành chính, quản lí nhân sự, tiền lương, bảo hiểm. Tổ chức hội thảo, hội nghị tiếp khách, làm công tác vệ sinh và lao động, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trong Công ty. - Phòng kĩ thuật: có nhiệm vụ tiếp nhận tài liệu kỹ thuật, may mẫu, xây dựng tiêu chuẩn kĩ thuật, định mức nguyên phụ liệu, định mức thời gian, đơn giá sản phẩm và kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Phòng kế hoạch đầu tư: Có nhiệm vụ tiếp nhận đơn đặt hàng, lập kế hoạch sản xuất và chiến lược kinh doanh, theo dõi các yếu tố về nguyên phụ liệu, năng suất lao động để xây dựng kế hoạch sản xuất và điều độ sản xuất. -Ngoài ra, tại mỗi xí nghiệp của Công ty còn có: - Giám đốc các xí nghiệp: có nhiệm vụ giám sát, đôn đốc việc thực hiện sản xuất ở chính xí nghiệp mình. - Trưởng ban điện: phụ trách quản lý về điện tiêu dùng và sản xuất trong Công ty. - Trưởng ban cơ: phụ trách, quản lý máy móc sản xuất trong toàn Công ty. - Đội xe: có nhiệm vụ vận chuyển hàng cho Công ty. Ta có thể khát quát mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty May Đức Giang bằng sơ đồ sau : XN XN Tổng giám đốc Phó TGĐ KTSX Phó TGĐ KD Phó TGĐ XNK Phòn g kế toán Phòn g kế hoạc h Phòn g kỹ thuật Phòn g ISO Phòn g Mar ketin g Phòn g tổng hợp Phòn g xuất nhập khẩu Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty May 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty May Đức Giang Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu quản lí trình độ của cán bộ kế toán, bộ máy kế toán của Công ty May Đức Giang được tổ chức theo hình thức kế toán tập chung và tiến hành công tác kế toán theo “Hình thức Nhật ký - Chứng từ”. Phương pháp kế toán mà doanh nghiệp áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên. Theo hình thức này phòng kế toán của Công ty thực hiện toàn bộ công tác kế toán của Công ty. ở các xí nghiệp thành viên và các bộ phận trực thuộc không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán ban đầu, thu thập chứng từ và ghi chép hạch toán một cách đơn giản để chuyển về phòng kế toán tập chung. Ngoài ra, nhân viên hạch toán (Nhân viên kinh tế ) dưới các xí nghiệp trong một số trường hợp phải tổng hợp một số chỉ tiêu phục vụ yêu cầu chỉ đạo, điều hành của phòng kế toán. Cuối tháng phòng kế toán sẽ nhận được chứng từ và báo cáo chi tiết để tiến hành công việc kế toán. Số lượng nhân viên kinh tế bố trí ở mỗi xí nghiệp phụ thuộc và quy mô sản xuất và khối lượng công việc giao cho nhân viên kinh tế đảm nhiệm. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Đứng đầu phòng kế toán là Kế toán trưởng, tiếp đó là trưởng phòng Tài chính-Kế toán và các nhân viên kế toán, thủ quỹ. Phòng Tài chính-Kế toán của công ty có đội ngũ cán bộ với trình độ KT Đại học và trên Đại học, được trang bị phương tiện, dụng cụ tính toán hiện đại, công tác tính toán chính xác đáp ứng yêu cầu thông tin kinh tế cho lãnh đạo công ty và các đối tượng cần cung cấp thông tin. Phòng đặt dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ: - Tổ chức mọi công việc kế toán để thực hiện đầy đủ, có chất lượng những nội dung công việc kế toán của đơn vị - Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và thu thập đầy đủ kịp thời các chứng từ kế toán của đơn vị. - Giúp Tổng Giám đốc hướng dẫn các bộ phận trong Công ty, thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, phục vụ cho việc điều hành hàng ngày mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. - Ngoài ra bộ máy kế toán còn phải tham gia công tác kiểm kê tài sản, tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán theo quy định. Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo sự chuyên môn lao động của cán bộ kế toán, đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, yêu cầu và trình độ quản lý, bộ máy kế toán của Công ty May Đức Giang được tổ chức như : * Nhân viên kinh tế XN có nhiệm vụ theo dõi từ khâu đưa nguyên phụ liệu vào sản xuất đến lúc giao hàng. Nội dung cụ thể như sau: - Theo dõi từng chủng loại nguyên phụ liệu đưa vào sản xuất theo từng mặt hàng của XN - Theo dõi từng sản lượng bán thành phẩm cắt ra, tình hình nhập kho thành phẩm và các phần việc sản xuất hoàn thành để tính lương cho công nhân viên - Theo dõi sản lượng bán thành phẩm cấp cho từng tổ vào từng đợt và sản lượng bán thành phẩm nhập vào cuối đợt - Tính lương cho công nhân viên theo từng tháng căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành và quỹ lương sản phẩm được giao. Cuối quý lập các báo cáo gửi lên phòng kế toán của công ty để đối chiếu số liệu. Khi kết thúc hợp đồng sản xuất hoặc gia công với khách hàng, nhân viên kinh tế của XN có nhiệm vụ lập báo cáo thanh quyết toán hợp đồng như: Báo cáo tiết kiệm nguyên phụ liệu để kế toán tính thưởng trên % giá trị tiết kiệm cho XN theo quy định của công ty đồng thời hạch toán phế liệu thu hồi nhập kho công ty. 2.2. Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty may Đức Giang 2.2.1. Đặc điểm tổ chức và quản lý lao động tại công ty Do công ty không có hoạt động sản xuất phụ nên toàn bộ số lao động gồm 300 người được phân thành các loại sau: - Công nhân sản xuất: Đây là bộ phận lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm. Tiền lương của họ là một bộ phận trong giá thành. Bộ phận công nhân sản xuất lại bao gồm các bộ phận SX nhỏ như sau: + Công nhân phục vụ sản xuất: Là những công nhân đảm bảo cho hoạt động SX liên tục, thông xuốt. Số này boa gồm nhiều người như thợ trùng tu máy, thợ sửa chữa máy, công nhân tại phân xưởng cơ điện... + Nhân viên kỹ thuật: bao gồm những nhân viên phòng KCS, họ có nhiệm vụ quản lý SX về mặt kỹ thuật. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp kiêm kế toán TSCĐ Kế toán tiền lương và BHXH Kế toán vốn bằng tiền Kế toán doanh thu và nợ phải Kế toán cpsx và tính giá Kế toán hàng tồn kho Kế toán nợ phải trả nhà Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty May Các nhân viên quản lý hành chính tại phân xưởng: Quản đốc, phó quản đốc, thống kê. - Nhân viên bán hàng: Là bộ phận cán bộ công nhân viên làm việc trong lĩnh vực tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm của công ty. - Nhân viên quản lý công ty: là toàn bộ cán bộ CNV làm việc trong các phòng ban quản lý và bộ phận phúc lợi như: nhà ăn, nhà nghỉlao động… 2.2.2. Hình thức trả lương của công ty Tại Công ty May Đức Giang đang áp dụng các hình thức trả lương sau: 2.2.2.1 Trả lương theo thời gian Hình thức trả lương này áp dụng đối với cán bộ, CNV ở các bộ phận như nhân viên quản lý PX, nhân viên trong các phòng ban nghiệp vụ, bộ phận KCS... Ngoài ra, ở các PXSX áo Jacket xuất khẩu CNV cũng được trả lương theo thời gian. Bởi vì, những SP này chỉ được SX theo vụ nên để đảm bảo đời sống của CNV, công ty đã áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Cách tính: * Đối với các phòng ban: BLCV x 210.000 Tiền lương = x Cn x Hs 26 Trong đó: + BLCV: Bậc lương chức vụ + Cn: Số ngày làm việc thực tế + Hs: Hệ số nhà máy Ví dụ: Trong tháng 9 năm 2001, ta có số liệu sau( trích) Anh Nam làm được 25 ngày, bậc lương là 2,7. Hệ số nhà máy là 1,2. Kế toán tính ra số lương phải trả là: 2,7 x 210.000 Tiền lương = x 25 x 1,2 26 = 654.231 đồng * Đối với bộ phận quản lý PX, CNV ở phân xưởng SX áo Jacket: Để đảm bảo TL gắn với kết quả lao động thì TL của mỗi người được tính như sau: BLCV x 210.000 Tiền lương = x Cn x Hspx x Hs 26 Trong đó: + Hspx: Hệ số hoàn thành kế hoạch SP chung của PX Số SP sản xuất Hspx = Số SP kế hoạch Ta có số liệu sau: Bà Hà ở PXSX số 3 có hệ số lương là 3, số ngày làm việc thực tế là 21 ngày, hệ số máy là 1. Số SP thực tế là 200, số SP kế hoạch là 198. Như vậy, kế toán sẽ tính được số TL phải trả là: 3 x 210.000 200 Tiền lương = x 21 x x 1 26 198 = 513.986 đồng 2.2.2.2. Trả lương khoán (sản phẩm) Hình thức này áp dụng đối với công nhân trực tiếp SX tại các PX: PX cắt, PX may. Do công ty có quá nhiều loại PX khác nhau, SP trải qua nhiều khâu nên TL được tính theo từng máy. Ta có công thức: TLSP1 máy = SL x DGL 1 SP x Hs Tổng Mt/cb DGL 1 SP = Mw Chia lương: TL(i) = DL(i) x DG NSL(i) x 210.000 DL(i) = x Ctt(i) 26 TLSP 1 máy DG = TDL 1 máy Trong đó: + TLSP 1 máy: Tiền lương sản phẩm 1 máy + SL: số sản phẩm thực tế sản xuất đã kiểm tra chất lượng của 1 máy trong tháng. Hs: Hệ số nhà máy(Hs = 3) Tổng quỹ lương = Số lượng SP x DGL 1 máy theo SP tiêu thụ tiêu thụ tương đương Tổng quỹ lương cơ bản = Tổng hệ số lương cấp bậc(i) x 210.000 + DGL 1sp: đơn giá 1 sản phẩm + Tổng Mt/cb: Tổng tiền lương cấp bậc của người lao động trong 1 ngày + Mw: Số sản phẩm định mức trong 1 ngày + TL(i): Tiền lương 1 tháng của công nhân i + DL(i): Điểm lương tháng của công nhân i + DG: Đơn giá 1 điểm lương + HSL(i): Hệ số lương do Nhà nước quy định + 26: Số ngày công chế độ + TDL 1 máy: Tổng điểm lương 1 máy Ctt: Số ngày công làm việc thực tế của công nhân i. Ví dụ: Máy may công nghiệp của Mỹ. - Sản lượng thực tế 1 máy: 1873 SP / 1 tháng. - Sản lượng định mức 1 máy; 72 SP / 1 ngày - Định mức lao động: + Một lao động bậc 3/6 có hệ số lương là 1,7 + 4/6 1,9 + 5/6 2,3 + 0,25 lao động bậc 5/7 có hệ số lương là 2,33 Tính TL sản phẩm của 1 máy: Số lao động HSL Lương ngày Công thực tế Điểm lương 1 2 3=( (1)x (2) x 210.000 ) / 26 4 5 = (3) x ( 4) 1 1,7 13.730,77 24 329.538,48 1 1,9 15.346,16 20 306.923 1 2,3 19.465,38 19 369.842,22 0,25 2,33 4.704,8 24 112.915,2 Tổng 53.247 1.119.218,9 TLSP = SL x DGL 1sp x Hs = 1.873 x 739,54 x 3 = 4.155.475 đồng Chia lương cho công nhân phụ trách máy: TLSP 4.155.475 DG = = = 3,6771 TDL 1.119.218 LĐ HSL Điểm lương Lương 1 2 3 4 = DG x DL 1 1,7 329.538,48 1.211.746 1 1,9 306.923 1.128.587 1 2,3 369.842,22 1.359.947 0,25 2,33 112.915,2 415.200 Tổng 1.119.218,9 4.155.475 2.2.3. Quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty 2.2.3.1. Quỹ tiền lương Để nhận biết rõ được quỹ TL của công ty, ta xem bảng tổng hợp quỹ TL dưới đây: Quỹ TL = Số lương lao động bq x TL bq 1 lao động Ta thấy: So với năm 2000, tổng quỹ lương tăng + 2,71962 tỷ, hay đạt 110 %. Liên hệ với tình hình biến động của giá trị tổng sản lượng, ta thấy trong khi TL chỉ tăng 10 % thì giá trị tổng sản lượng tăng 25%. Điều đó cho thấy bước đầu của việc sử dụng quỹ TL và quản lý quỹ. Mức biến động tương đối của 29,91582 quỹ TL trong mối quan hệ = x 100 với giá trị tổng sản lượng 27,1962 x 708,75 : 567 = 88 % Mức tiết kiệm hay lãng phí quỹ TL = 29,91582 - 27,1962 x 1,25 do kết quả SX thay đổi(GTTSL) = 4,07943 (tỷ đồng ) Như vậy, mặc dù quỹ TL tăng so với năm 2000 là 2,7196 tỷ đồng nhưng xét trong mối quan hệ với giá trị tổng sản lượng thì quỹ lương năm 2001 chỉ bằng 88% so với năm 2000, hay tíêt kiệm được chi phí TL là 4,67943 tỷ. Điều đó chứng tỏ mức tăng của quỹ lương có tác dụng kích thích tăng năng suất lao động. Điều này cũng được thể hiện rõ trên bảng tổng hợp, ta thấy quỹ TL tăng 10% thì NSLĐ tăng 21,92%. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động quỹ TL của công ty Sự biến động của quỹ TL phụ thuộc vào 3 nhân tố sau: + Số lượng lao động bình quân + TL bình quân + Cơ cấu lao động - Số lượng lao động bq: là nhân tố có quan hệ tỷ lệ thuận với tổng quỹ TL. Số lao động năm 2001 tăng 37 người làm cho quỹ TL tăng: S 1 1600 S = - 1 x L o = - 1 x 17,4 = + 0,4119 S o 1563 - Cơ cấu lao động: Do các nhóm lao động khác nhau có tổng mức TL khác nhau nên khi cơ cấu lao động thay đổi làm cho tổng quỹ lương thay đổi. k = ( S 1- So ) x Lo - S = ( 1600 –1563 ) x 17,4 – 0,4119 = + 643,39( triệu đồng) - TL bq của 1 lao động: L = S 1 x ( L 1 - Lo ) = 1600 x( 18,6976 - 17,4 ) = +2076,64( trđ) Như vậy, tổng quỹ lương năm 2001 tăng so với năm 2000 là 2,71962 triệu là do số lượng lao động tăng dẫn đến quỹ lương tăng 0,4119 triệu, cơ cấu lao động thay đổi làm quỹ lương tăng 643,39 triệu, do TLbq 1 lao động tăng làm quỹ TL tăng +2076,64 triệu. Tóm lại, năm 2001 công ty đã sử dụng quỹ TL một cách có hiệu quả và hợp lý hơn năm 2000, sử dụng quỹ lương làm đòn bẩy kích thích lao động, tăng NSLĐ, vừa bảo đảm tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo tăng thu nhập cho người lao động. Kết quả khả quan thu được là tỷ lệ chi phí TL trong giá thành giảm 0,13 % so với năm 2000. 2.2.3.2. Quỹ BHXH, BHYT , KPCĐ của công ty * Quỹ BHXH Quỹ BHXH của công ty được hình thành từ 2 nguồn: - Nhà máy trích vào chi phí 15 % TL cơ bản của người lao động. - Người lao động đóng góp 5 % TL cơ bản của mình( thực tế 20 % đều lấy từ quỹ lương. Mức BHXH được trích như sau: BLCN x 210.000 x NN M = x 75 % 26 Trong đó: + M: Mức hưởng BHXH . + BLCN: bậc lương công nhân. + NN: số ngày nghỉ( ngày lễ tết không tính BHXH) Tại công ty, những công nhân mắc bệnh hiểm nghèo( 1 trong 13 bệnh do Bộ Y tế quy định) đựpc nghỉ 18 ngày/năm, mức trợ cấp 75 %. Ngoài 180 ngày công nhân được hưởng 65 %. Sử dụng quỹ: Công ty nộp 20 % cho cơ quan BHXH và được cơ quan BHXH uỷ nhiệm cho công ry chi trả hộ trong chác trường hợp: ốm đau, thai sản, mất sức lao động. Lúc đó, cơ quan BHXH ứng tiền cho công ty, sau đó quyết toán sau. * Quỹ BHYT Quỹ BHYT trong công ty được hình thành từ: - Công ty trích 2 % TL cơ bản của người lao động. - Người lao động đóng góp 1 % TL cơ bản của mình( thực tế hiện nay nhà máy nộp cho người lao động 1 % BHYT lấy từ quỹ lương. Sử dụng: - % nộp cho cơ quan Công đoàn cấp trên - 1 % chi tiêu tại nhà máy. * KPCĐ Kinh phí công đoàn được trích theo 2 % TL thực chi cho người lao động. Với số kinh phí công đòan đã trích công ty nộp: - 0,8 % cho công đoàn ngành - 0,5 % cho tổng công ty - 0,7 % còn lại để chi tiêu công đoàn cho công ty. 2.2.4. Phụ cấp và hình thức trả lương của công ty Tai công ty, ngoài TL tính theo SP và theo thời gian, công nhân viên của công ty còn được hưởng một số khoản khác như: 2.2.4.1. Phụ cấp * Phụ cấp trách nhiệm: được áp dụng cho các cán bộ quản lý các phòng ban, PX, hoặc một số cá nhân làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao. Phụ cấp trách nhiệm được tính như sau: Phụ cấp trách nhiệm = Hệ số trách nhiệm x 210.000 x Hệ số nhà máy. Trong đó: Hệ số nhà máy được quy định cụ thể cho từng công việc: + Hệ số 0,4 đối với các trưởng phòng và quản đốc PX + Hệ số 0,3 đối với các phó phòng, phó quản đốc PX + Hệ số 0,2 đối với các trưởng ca, phụ trách bộ phận nhà ăn, y tế + Hệ số 0,1 đối với các tổ trưởng. p Phụ cấp ca đêm(tính theo cấp bậc công nhân) BLCN x 210.000 x Ca PC = x 40% 26 Trong đó: + PC: Phụ cấp ca đêm + BLCN: bậc lương tính theo cấp bậc công nhân + Ca: số ca làm đêm 2.2.4.2. Hình thức trả lương Hiện nay, tại công ty có 2 hình thức thưởng đó là thưởng thường xuyên và thưởng không thường xuyên. Thưởng thường xuyên là do PX thưởng, thưởng không thường xuyên là do công ty thưởng bao gồm thưởng nhân dịp lễ tết, thưởng thi đua. Tại PX, thưởng lấy từ số chênh lệch có được do PX đưa ra định mức,năng suất lao động cao hơn định mức của công ty coi đó là phần đóng góp của mỗi máy. Sau khi bù đắp sự cố, ỏnh hóc do những nguyên nhân khách quan thì phần còn lại dùng làm thưởng. Để tính hạng thưởng, công ty thường xếp hạng thưởng. Hiện nay, công ty có 2 cách xếp hạng thưởng; - Xếp hạng thưởng theo ngày công: ngày công được tính thưởng là ngày công thực tế SX. Nếu công nhân nghỉ quá ngày được phép thì sẽ không được tính thưởng và sẽ trừ vào lương. - Xếp hạng theo chất lượng SX: căn cứ vào việc hòan thành nhiệm vụ SX, công ty xếp thứ hạng thưởng cho công nhân theo thứ tự là A, B, C. Tuỳ mỗi PX có cách tính thưởng khác nhau( do quản đốc của mỗi PX quy định) Ví dụ: PX may có cách xếp hạng và tính thưởng như sau: Xếp hạng A B C Ngày công nghỉ( ốm, con ốm, tự xin, nghỉ có lý do) 0 – 1 công 2 – 3 công 4 – 5 công Mức thưởng 100 % 50 % 25 % - Xếp hạng theo chất lượng SP Xếp hạng chất lượng A B C Mức độ hoàn thành công việc Tốt Khá TB Mức thương 100 % 50 % 25 % Cách tính thưởng: Tiền thưởng = Đơn giá điểm thưởng x Điểm thưởng Điểm thưởng = Hệ số hạng thưởng x Ngày công tính thưởng x Lương tính thưởng. Trong đó:  TT DGdt =  DT T cl + Tnc HS = 2 HS: hệ số hạng thưởng Tcl: xếp hạng chất lượng T cn: xếp hạng ngày công DGdt: đơn giá 1 điểm lương  TT: Tổng tiền thưởng  DT: Tổng điểm thưởng. 2.2.5. Nội dung kế toán TL và các khoản trích theo lương tại công ty 2.2.5.1. Hạch toán TL 2.2.5.1.1. Hạch toán chi tiết Tai các phòng ban, PX, các tổ trưởng, đội SX có trách nhiệm theo dõi, ghi chép số lượng lao động có măt, vắng mặt, nghỉ phép và nghỉ ốm vào bảng chấm công, bảng chấm công được lập theo mẫu do Bộ Tài chính quy định. Cuối tháng, tại các PX thống kê tiến hành tổng hợp tính ra số công đi làm, công nghỉ phép, công làm ca ba của từng người trong PX. Tại phòng kế toán, kế toán tiến hành tổng hợp tính ra số công đi làm, công nghỉ phép của từng người trong các phòng ban. Dựa vào số công tổng hợp từ bảng chám công, kế toán và thống kê PX tính lương cho từng người và lập bảng thanh toán lương. Cụ thể: a. Đối với hình thức trả lương khoán( sản phẩm) Đối với hình thức này, việc tính lương không chỉ dựa vào bảng chấm công mà còn căn cứ vào số lượng SP. Số lượng SP phản ánh số SP làm được của mỗi người, tổ, được ký nhận của phòng KCS. Cuối tháng, thống kê PX dựa vào bảng chấm công, số sản lượng hay bảng kê khối lượng SP hoàn thành, đơn giá SP do Nhà máy quy định(biểu 01) và số nhà máy để lập bảng tính lương cho toàn PX( biểu số 02 ).Sau đó, thống kê PX tiến hành chia lương cho từng người trong tổ. Từ bảng chấm công, thống kê tính lương cho từng tổ. BLCV x 210.000 TDL(i) =  x Ctt 26 TLSP(i) DG = TDL(i) TL(t) = DL(t) x DG Trong đó: + TLD: tổng điểm lương của tổ thứ i + BLCV: bậc lương tính theo cấp bậc công việc + Ctt: số công nhân làm việc thực tế + DG: đơn giá 1 điểm lương + TLSP(i): tổng tiền lương sản phẩm của tổ thứ i + TDL(i): Tổng điểm lương của tổ i + TL(t): tiền lương của công nhân t + DL(t): điểm lương của công nhân t Trong thực tế, mỗi công nhân không chỉ làm việc tại 1 tổ mà do yêu cầu khác nên công nhân đến tổ khác để làm. Vì vậy, thống kê tổng hợp số công nhân làm việc tại tổ và công khác của từng công nhân và chia lương cho từng tổ( biểu số 03) Do việc thanh toán lương chia làm 2 kỳ và ngày 10 và 25 trong tháng nên vào gần giữa tháng, công ty tiến hành tạm ứng lương kỳ 1 cho công nhân. Sau khi lập bảng lương kỳ 1 và bảng chia lương theo SP, thống kê PX tính ra số lương kỳ 2 rồi lập bảng thanh toán lương cho từng tổ( biếu số 4 ), sau đó gửi lên phòng kế toán. Sau khi kế toán trưởng và giám đốc duyệt, bảng thanh toán lương là căn cứ để thanh toán lương cho người lao động và ghi sổ kế toán. Ngoài ra, kế toán còn phải tính tổng số TL, phụ cấp công nhân viên thống kê, quản đốc PX, số còn lại là tìên lương của công nhân. Căn cứ vào số liệu đó, thống kê lập bảng thanh toán lương cho PX gửi lên phòng kế toán( biểu số 05) Đối với hình thức trả lương theo thời gian Từ số công ghi nhận trong bảng chấm công, kế toán tính ra số lương mà người lao động được nhận trong tháng. Sau đó, căn cứ vào bảng lương kỳ 1, lập bảng thanh toán lương cho từng phòng ban. Bảng thanh toán lương cho các phòng ban, PX phải có xác nhận của quản đốc PX, trưởng phòng. Sau khi kế toán trưởng, Giám đốc duyệt, bảng thanh toán lương được đưa về phòng kế toán. Nếu trong tháng có thưởng, căn cứ vào điểm thưởng và đơn giá 1 điểm thưởng, thống kê PX ( kế toán ) lập bảng thanh toán thưởng cho từng tổ( biểu số 6 ) rồi tính ra số tổng cộng toàn PX( biểu số 07 ). Dựa vào bảng thanh toán lương và bảng thưởng, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ TL( biểu số 08 ). Biếu số 02 Bảng tính tiền lương PX may Tháng 12 năm 2001 Đơn vị tính : VNĐ Tên công việc Sản lượng thực tế Đơn giá đ/1 sp Thành tiền Theo hệ số 3( đồng) 1.Máy Máy may Nhật Máy may Mỹ 2.Phục vụ Thợ thang máy … Quản lý 1493 1519 24 công 24 công 739,560 763,510 211.130,77 173.076,92 1.140.133,22 1.139.771,69 5.067.100 4.153.800 343.148.500 3.420.399,66 3.479.315,07 15.201.300 12.461.400 Tổng cộng 150.204.633 450.613.900 (4) x 210.000 (6 = x (5) ; (8) = (6) x (7) ; (11) = (8) x (10) 26 Cột 5: lấy số liệu từ biểu 02 Cột (2) x 210.000 Cột 10 = x Cột(9) x 40 % 26 Cột (13) = (5) + (8) + (10) + (11) – (12) Cột (14): thuế tạm thu dựa trên thu nhập bình quân cả năm. Cột (16) = (13) – (15) Chú giải: 1. Số liệu các cột của nhân viên lấy từ bảng thanh toán lương của tổ văn phòng. 2. Số liệu các cột của công nhân là số tổng cộng của các bảng thanh toán lương các tổ trừ tổ văn phòng. Biểu 06 Bảng thanh toán tiền thưởng HTKH 2001 Đơn giá điểm thưởng:17,62 đ/ 1điểm Tháng 12/2001 Đơn vị: VNĐ ST T Họ và tên CBCN Hệ số hạng thưởng Điểm thưởng Tiền thưởng Ký nhận (1) (2) (3) (5) (6) (7) (8) Tổ 20:Thắn g 113011 2 1991300 0 1 Trần anh Thắng 1, 9 1, 2 125582 2213000 2 Phạm Đức Minh 2, 4 1, 2 158771 2798000 3 Lương Phương Thảo 1, 9 1, 2 125172 2206000 4 TrầnHồn g Hạnh 1, 9 1, 0 84474 1488000 4 Trần Văn Phi 1, 9 1, 2 123838 2182000 Trong bảng trên: (3) x 210000 (6) = x (4) x (5) 1000 (7) = (6) x ĐG 1 điểm thưởng. Biểu số 07 Bảng tiền lương HTKH 2001 PX may Đơn vị: VNĐ STT Tổ Số tiền Ký nhận 1 Quản lý 24.593.000 … … 17 Thắng 19.913.000 … … 27 Hoa 28.250.000 Tổng 681.213.000 Số liệu này được lấy từ bảng “ Thanh toán tiền thưởng” của các tổ trong PX. Biểu số 08 Bảng phân bổ TL Tháng 12 năm 2001 PX may Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu CPQLPX CPNCTT Tổng cộng (1) (2) (3) Chi lương 15.010.600 432.493.400 447.504.000 Phụ cấp 2.465.200 56.091.300 58.736.700 Tổng lương + phụ cấp 17.655.800 488.584.900 506.240.700 Thưởng HTKH 24.593.000 636.620.000 681.213.000 Tổng cộng 42.248.800 1.145.204.900 1.187.453.700 Trong biểu trên: + Lương = lương SP + thêm giờ – phạt kỹ thuật + Phụ cấp = Tiền lễ + Tiền ca 3 + Lương, phụ cấp, thưởng HTKH của nhân viên QLPX phân bổ vào CPNCTT. + Số liệu các cột lấy từ bảng quyết toán lương (biểu số 05). + Thưởng HTKH lấy từ bảng tính tiền thưởng toan PX (biểu số 07) 2.2.5.1.2 Hạch toán tổng hợp TL Hàng tháng, căn cứ vào bảng thanh toán tiền thưởng, kế toán lập bảng tổng hợp tiền thưởng( biểu số 09 ). Căn cứ vào số lượng lao động ở từng phòng ban, kế toán tổng hợp tính ra tổng quỹ lương cơ bản của công ty( biểu số 10 ). Dựa vào bảng phân bổ TL, bảng thanh toán lương của từng PX, bảng tổng hợp tiền thưởng, kế toán ghi sổ chi lương( biểu số 11 ). Trong sổ chi lương gồm: Cột(1): lấy số hiệu ở bảng phân bổ lương của từng PX: (1) + (2) – (7) ở bảng quyết toán lương. + Cột ( 2) = (3) + (4) + (5) + (6) ở bảng quyết toán lương Cột (3) = cột (1) + cột (2) + Cột (4): lấy từ dòng thưởng trong bảng phân bổ TL hoặc lấy từ bảng tìên thưởng của PXSX. + Cột (5) = Cột (3) + Cột (4): phản ánh tổng số tiền lương, phụ cấp và thưởng mà người lao động nhận được. Dựa vào số liệu từ sổ chi lương, kế toán lập bảng “tổng hợp phần chi lương”(biểu 12). Trong đó: + Cột A: nhằm tập hợp TL và các khoản trích theo lương. + Cột (1): lấy số liệu từ cột (3) trong “sổ chi lương” + Cột (3) và cột (4) phản ánh số BHYT, BHXH mà người lao động phải đóng góp. Hiện nay,công ty không trích và trừ BHXH, BHYT vào lương của từng lao động mà tính BHYT, BHXH của toàn bộ công ty, sau đó phân bổ cho từng PX. Điều này giải thích sự tồn tại bút toán kết chuyển từ quỹ lương sang quỹ BHXH, quỹ BHYT. Nợ TK 334: 6 % lương Có TK 3383: 5 % lương Có TK 3384: 1 % lương Cách tính như sau: 5 % (1% ) đóng Quỹ lương cơ bản x 5 % (1%) lương thực BHXH, BHYT = x chi và thưởng  lương thực chi và thưởng của công ty + Cột (5): phản ánh TL và tiền thưởng của phòng KCS, nhà ăn, tổ vệ sinh phân bổ cho TK 622. Điều đó có nghĩa là lương, thưởng của các công nhân phòng KCS, nhà ăn, tổ vệ sinh cũng được tính vào chi phí gián tiếp. + Cột (6): phản ánh số tiền công ty phải trả cho người lao động. Biểu số 09. Bảng tổng hợp tiền thưởng… Đợt 1: Tết Nguyên đán 2001 Đơn giá: 17,62 đ/ 1 điểm STT Tên đơn vị Tổng điểm Tổng điểm Ký nhận 1 Phòng tài vụ 2.362.271 41.362.000 2 PX may 38.661.350 681.213.000 … 21 PX áo Jacket 5.172.132 91.132.900 … Tổng cộng 171.087.418,5 3.014.560.314 Biểu số 10 Bảng tính quỹ lương cơ bản Đơn vị: VNĐ STT Họ và tên CBCN Lương cơ bản 1 2 3 4 5 … Trần Anh Thắng Phạm Đức Minh Lương Phương Thảo Trần Hồng Hạnh Trần Văn Phi … 1,9 2,41 1,9 1,9 1,9 … 399.000 506.100 399.000 399.000 399.000 … PX may 113.857.548 … Tổng 470.538.000 Sau đó, kế toán sẽ lập bảng” phân bổ TL và các khoản trích theo lương”( biểu số 13) dựa trên cột 7 bảng “tổng hợp phần chi lương”. Cách lập biểu như sau: + Cột 1: lấy số liệu từ cột 7 trong bảng “tổng hợp phần chi lương “. + Cột 2: phản ánh TL trích vào giá thành được phân bổ cho từng đối tượng sử dụng lao động. + Cột 3: phản ánh tìên ăn trưa của người lao động. + Cột 4 = cột 3 + cột 2 + Cột 5: phản ánh 2% KPCĐ công ty trích vào CPSXKD để hình thanh quỹ công đoàn và được xác định bằng cách lấy số hiệu cột 1 nhân với 2%. + Cột 6 và cột 7: phản ánh chi phí BHXH, BHYT mà công ty trích TL của người lao động. + Cột 8: phản ánh các chi phí liên quan đến người lao động trong giá thành SP và bằng tổng cộng các cột 4, 5, 6, 7. Căn cứ vào số liệu cột 4, 5 , 6, 7 trong bảng “ phân bổ TL và các khoản trích theo lương”, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành vào Nhật ký chứng từ số 7-phần I ( biểu số 14). Trong đó: + Số liệu cột 9 được lấy từ cột 4 trong bảng “ phân bổ TL và các khoản trích theo lương” + Cột 10: lấy từ số hiệu cột 5 + Cột 11: lấy từ số hiệu cột 6 + Cột 12: lấy từ số hiệu cột 7 2.2.5.2. Hạch toán các khoản trích theo lương 2.2.5.2.1. Hạch toán BHXH Sau khi trích 2 % trên lương, BHXH được công ty nộp toàn bộ cho cơ quan bảo hiểm. Trong quý, công ty chỉ làm nhiệm vụ chi hộ. Cuối quý, công ty tập hợp phần chi BHXH, quyết toán với cơ quan BHXH. Ta có mẫu chứng từ để thanh toán BHXH như sau: Căn cứ vào giấy báo có của ngân hàng liên quan đến tình hình thanh toán của cơ quan BHXH, BHYT với Công ty, kế toán TGNH tập hợp số liệu vào Bảng kê số 2. PHầN III: Một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty may đức giang. 3.1. Nhận xét chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Trong nền kinh tế thị trường đầy tính cạnh tranh như hiện nay các doanh nghiệp, Công ty của tư nhân cũng như của nhà nước đều phải tìm cho mình một hướng đi đúng đắn để tồn tại và phát triển. Đối với ngành may mặc, trong sự cạnh tranh khốc liệt, đa dạng thì Công ty may Đức Giang vẫn duy trì được SXKD, đảm bảo đời sống cho người lao động và có lãi. Đó là sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của Công ty. Không bằng lòng với điều đó, Công ty đã đổi mới công nghệ, mẫu mã, lấy chất lượng sản phẩm làm mục tiêu hàng đầu. Vì vậy, chiến lược kinh doanh của Công ty là tập trung và đổi mới công nghệ sản xuất, phát huy sức sáng tạo của người lao động. Để thực hiện được điều đó một công tác quan trọng của Công ty là kế toán lao động và tiền lương. Chế độ lao động tiền lương ở Công ty được hình thành dựa trên những chế độ qui định, chính sách tiền lương của nhà nước. Qua một thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty may Đức Giang, em xin nêu một số nhận xét: 3.1.1. Ưu điểm Tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty là tương đối tốt. Bộ máy kế toán được tổ chức chuyên sâu mỗi kế toán có một trách nhiệm phần hành cụ thể nên phát huy được tính chủ động, sự thành thạo trong công việc. Đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn cao không ngừng học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ cho phù hợp với sự phát triển của ngành kế toán. Việc tổ chức kế toán luôn đúng hẹn và rõ ràng. Với tình hình làm ăn có hiệu quả của Công ty hiện nay không thể phủ nhận vai trò của kế toán trong việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, phục vụ đắc lực cho việc tổ chức sản xuất kinh doanh. Cách tính tiền lương của Công ty rất hợp lý đã gắn tiền lương với kết quả lao động, các chế độ thưởng phụ cấp để tạo cho công nhân có ý thức trách nhiệm tinh thần phát huy sáng tạo của công nhân. Công việc thanh toán lương được thực hiện tương đối tốt. Hệ thống chứng từ ban đầu phản ánh thời gian số lượng, chất lượng lao động. Việc thanh toán lương luôn đúng kỳ hạn do có sự phân công phân nhiệm rõ ràng. Mỗi phân xưởng có thống kê theo dõi tiền lương, kết quả lao động, tập hợp chứng từ ban đầu lập bảng thanh toán lương, thưởng gửi lên phòng kế toán để kiểm tra và vào sổ kế toán, kế toán theo dõi các phòng ban tập hợp số liệu và ghi vào sổ sách chi tiết tương đối đầy đủ. Bên cạnh những điểm mạnh đó, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương còn có những nhược điểm, hạn chế sau: 3.1.2. Nhược điểm Do mỗi phân xưởng có cách tính thưởng riêng và tương đối phức tạp, chủ yếu là thủ công bên cạnh việc hỗ trợ của máy vi tính trong việc in bảng biểu. Kết quả tính toán đó được phòng tổ chức và kế toán kiểm tra nhưng chỉ là kiểm tra tương đối cho nên sẽ gây ra việc thiếu sót nhầm lẫn là không thể tránh được. Theo chế độ người lao động phải nộp 5% BHXH, 1%BHYT bằng cách khấu trừ vào lương nhưng ở bảng thanh toán tiền lương lại không có khoản trừ BHXH, BHYT. Như vậy số tiền mà lao động nhận được đã không bị trừ đi số tiền BHXH,BHYT mà đáng lẽ ra họ phải đóng. Thực chất số tiền này đã được Công ty lấy từ quỹ lương. Người lao động không phải đóng BHXH,BHYT nhưng vẫn được hưởng BHXH, BHYT. Do BHXH, BHYT không được khấu trừ vào lương người lao động nên trong Công ty còn tồn tại Bảng tổng hợp phần chi lương nên tạo ra sự cồng kềnh trong sổ sách của kế toán lương. Mặc dù Công ty chỉ áp dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ nhưng sổ cái TK 338, TK 334 không được phản ánh đúng mẫu sổ cái theo hình thức Nhật ký chứng từ do chế độ kế toán quy định. Hiện nay Công ty chỉ lập hệ thống báo cáo tài chính theo chế độ ban hành, chưa có hệ thống báo cáo quản trị về tiền lương do vậy chưa phục vụ đắc lực cho nhà quản trị trong việc phân tích tình hình biến động lao động cũng như chi phí tiền lương trong chi phí sản xuất kinh doanh. Với quy mô sản xuất lớn, trình độ của kế toán viên cao đáp ứng được nhu cầu của hình thức Nhật kí chứng từ mà Công ty đang áp dụng. Vì đặc điểm của hình thức Nhật kí chứng từ là sự phức tạp của sổ sách và phù hợp với kế toán thủ công nên mặc dù Công ty có trang bị máy vi tính và điều đó hỗ trợ rất nhiều trong công tác kế toán, nhưng không phù hợp với hình thức Nhật ký chứng từ do không vận dụng được tối đa sự tự động hoá của máy vi tính, vì vậy kế toán viên vẫn phải kết hợp giữa kế toán thủ công với kế toán máy. Công tác hạch toán chi tiết phần lớn phải làm kế toán thủ công. Máy vi tính chỉ hỗ trợ trong việc làm kế toán tổng hợp. 3.2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty 3.2.1. ý kiến 1: Lập bảng thanh toán tiền lương Trong thanh toán lương nên chia làm 2 phần phụ cấp và khấu trừ. Trong cột khấu trừ phải phản ánh rõ tiền khấu trừ 5% BHXH, 1% BHYT nhằm làm rõ hơn tiền lương của công nhân viên. Nếu Công ty phản ánh rõ số BHXH, BHYT khấu trừ vào lương của công nhân viên vào bảng thanh toán lương thì kế toán sẽ không cần lập Bảng tổng hợp phần chi lương, khi đó Công ty sẽ thêm 2 cột BHXH,BHYT vào bảng quyết toán lương sẽ được đưa vào bảng chi lương. Sau đó dựa vào số liệu cột tổng cộng trong sổ chi lương để đưa vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương căn cứ để ghi sổ cái TK 334, TK 338. 3.2.2. ý kiến 2: - Công ty nên sử dụng Sổ cái TK 334, TK 338 theo đúng mẫu do chế độ kế toán quy định. - Công ty nên sử dụng đúng quỹ lương. - Nếu có thể tốt nhất Công ty nên áp dụng hình thức Nhật ký chung. Căn cứ vào bảng thanh toán lương và phiếu thu phiếu chi liên quan đến thanh toán BHXH, BHYT,KPCD, kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh. Đồng thời với việc ghi vào sổ Nhật ký chung kế toán phản ánh vào sổ (thẻ) kế toán chi tiết TK 334, 338 bao gồm “Bảng quyết toán lương”;”Bảng chi lương”. Từ Nhật ký chung kế toán lấy số liệu đưa vào sổ cái TK 334, 3382, 3383, 3384. Nếu áp dụng sổ cái theo hình thức này thì biểu mẫu sẽ được thể hiện: Bảng thanh toán lương Đối tượng Lương sản phẩm Thu nhập khác Tổng số Khấu trừ Lương kỳ III Thêm giờ Phân công trách nhiệm .. Tổng BHXH BHYT ... Tổng Công nhân NVPX Tổng 3.2.3. ý kiến 3:Việc sử dụng kế toán máy Do đặc điểm của hình thức Nhật ký chứng từ là đa dạng và phức tạp về sổ sách nhưng ưu điểm là có sự đối chiếu giữa các sổ để đảm bảo cho sự chính xác của công tác kế toán và phù hợp với kế toán thủ công. Do vậy với việc trang bị máy vi tính, Công ty nên thay đổi hình thức sổ Nhật ký_chứng từ bằng hình thức sổ Nhật ký chung vừa đơn giản vừa tận dụng tối đa sự tự động hoá. Việc nâng cao vai trò của kế toán quản trị: Hiện nay Công ty chỉ lập hệ thống báo cáo này mang nhiều ý nghĩa là thể hiện kết quả hoạt động chứ không tập trung vào mục tiêu là cung cấp thông tin cho người quản lý. Hơn nữa không thể lập một cách nhanh chóng khi người quản lí cần thông tin một cách nhanh nhất để đưa ra quyết định. Chức năng của kế toán quản trị là lập kế hoạch tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá và ra quyết định. Kế toán quản trị nhấn mạnh cung cấp dữ liệu cho việc sử dụng nội bộ, tuy nhiên nó cũng đòi hỏi kế toán phải có kiến thức tổng hợp về kế toán và thống kê để xử lý thông tin thành dạng có thể sử dụng được. Tài liệu tham khảo 1. TS. Phạm Văn Công – “Lý thuyết thực hành kế toán tài chính” Nxb chính trị Quốc gia Hà Nội – 2000. 2. “Chế độ tiền lương mới”- HN – Chính trị Quốc gia. 3. “Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp công nghiệp” Xb 1999 Chủ biên PTS Phan Trọng Phức – PTS .Nguyễn Văn Công. 4. “ Hệ thống các văn bản hiện hành lao động-việc làm- tiền lương. “BHXH”- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. 5. Các văn bản quy định chế độ tiền lương mới”- Tập 1,2,3 –Tổng liên đoàn lao động Việt Nam-1997. Mục lục Lời nói đầu. Phần I: Lý luận chung về tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.1. Lý luận chung về tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.1.1. Khái niệm về tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.1.2. Bản chất tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.1.3.Vai trò tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.1.4. Đặc điểm tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.1.5. Nguyên tắc trả lương. 1.1.6. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tiền lương. 1.2. Các hình thức trả lương. 1.2.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm. 1.2.2. Hình thức trả lương theo thời gian. 1.2.3. Hình thức kế toán tiền lương 1.2.4. Hình thức kế toán thu nhập. 1.3. Quỹ tiền lương, quỹ BHXH,BHYT, KPCĐ 1.3.1. Quỹ tiền lương 1.3.2. Quỹ BHXH. 1.3.3. Quỹ KPCĐ. 1.4. Nội dung kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.4.1. Chứng từ kế toán sử dụng. 1.4.2. Tài khoản sử dụng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.4.3. Phương pháp hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Phần II : Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty may Đức Giang. 2.1. Tổng quan về Công ty may Đức Giang. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty may Đức Giang. 2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. 2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán. 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán. 2.1.3.2. Tổ chức hình thức kế toán. 2.2. Thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty may Đức Giang. Tình hình trả lương và quỹ lương ở Công ty. Hình thức trả lương theo thời gian. Hình thức trả lương khoán. Quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty. Quỹ tiền lương. Quỹ BHXH,BHYT,KPCĐ của Công ty. Phụ cấp và hình thức thưởng của Công ty. Nội dung kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty may Đức Giang. Phần III. Một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty may Đức Giang. 3.1. Nhận xét chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty. 3.1.1. Ưu điểm 3.1.2. Nhược điểm. 3.2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty may Đức Giang. Kết luận. Tài liệu tham khảo Mục Lục. Biểu số 04 Bảng thanh toán lương Tháng 12 năm 2001 PX may Đơn vị tính: VNĐ Họ và tên BC N B C V Côn g Lươn g SP iền lễ a 3 iền ca 3 hạt kỹ thu ật T ổng lương T huế tạm nộp ay tron g kỳ I ĩnh kỹ I (1) 2) ( 4) (5) 6) 7) 8) 9) 10 ) 11 ) ( 12) ( 13) 14) 15) Tổ20: Thắng 228 14.35 2.200 .48 8.9 00 2 12. 700 3.0 00 3.0 00 1 .654.8 00 2 0.00 0 000 .00 0 2.0 54. 80 0 T. Anh Thắng ,9 ,4 1 2 9 2.212. 800 53. 500 4.6 00 3.0 00 .00 0 2 .445.0 00 2 0.00 0 00. 000 .94 5.0 00 P. Đức Minh ,41 ,4 1 2 9 2.212. 800 94. 700 1.1 00 00 0 2 .429.6 00 00. 000 .92 9.7 00 ộn g Biểu số 13 Bảng phân bổ TL và các khoản trích theo lương Tháng 12 năm 2001 Tổng quỹ lương cơ bản: 470.538.000 Đơn vị tính: VNĐ T K Đối tượ ng Lương thực chi đã phân bổ TK 334 TK 3382(2 %) TK 3383(15 %) TK 3384(1 %) C TL Tiền ăn Cộng (1) (2) (3) (4)= 2+3 (5) (6) (7) (8)=(5)+(6) +(7) 62 2 PX cắt PX may … 656.365.3 41 1.316.775. 469 502.237.9 63 866.980.4 55 23.109.5 87 40.000.8 34 525.437.5 50 906.981.2 89 13.727.3 07 26.35.50 9 9.815.2 28 18.830. 279 1.308.69 7 2.510.70 4 550.198.78 2 954.657.78 1 … … … … … … … … Cộn g 2.867.441. 218 1.87.957.0 21 87.135.0 00 1.975.092. 021 57.348.8 24 41.005. 259 5.467.36 8 2.078.913.4 72 62 7 PX cắt PX may … 53.301.18 9 42.491.85 9 … 35.094.13 0 29.977.14 0 … 915.000 960.000 … 36.009.13 0 28.937.14 0 … 1.066.02 4 849.837 … 762.223 607.646 … 101.630 81.019 … 37.939.007 30.475.642 … Cộn g 556.127.5 15 366.160.8 96 15.030.0 00 381190.89 6 11.122.5 50 7.957.7 88 1.060.37 2 401.326.60 7 64 1 343.82019 2 226.375.2 58 10.135.0 00 236.50.25 8 6.876.40 4 4.916.7 31 655.564. 248 958.957 Cộn g 343.82019 2 226.375.2 58 10.135.0 00 236.50.25 8 6.876.40 4 4.916.7 31 655.564. 248 958.957 64 2 1.168.222. 141 769.171.1 97 27.710.0 00 792.881.1 97 23.364.4 43 16.705. 923 2.227.45 6 835.179.09 1 Cộn g 1.168.222. 141 769.171.1 97 27.710.0 00 792.881.1 97 23.364.4 43 16.705. 923 2.227.45 6 835.179.09 1 Tổn g cộn g 4.935.611. 066 3.249.664. 372 136.010. 000 3.385.677. 372 98.712.2 21 70.580. 701 9.410.76 0 3.564.378.0 54 Biểu số14 Nhật ký chứng từ số7 Phần I: Tập hợp chi phí và tính giá thánh SP Tháng12 năm 2001 Đơn vị tính: VNĐ PX Có Nợ … 334 338 … Tổng cộng 3382 3383 3384 1 2 … 9 10 11 12 … 20 Cắt May 622 622 … 525.347.5 50 906.981.2 89 … 13.727. 307 26.335. 509 … 9.815.2 28 18.830. 279 … 1.308.6 67 2.510.7 04 … 548.298.49 2 958.618.47 5 … Cộng 1.975.092. 021 57.348. 824 41.005. 259 5.467.3 68 2.324.685.3 81 Cắt May 627 627 36.009.13 0 28.937.14 0 … 1.066.0 24 849.837 … 762.223 . 607.646 … 101.63 0 81.019 … 509.697.83 1 393.051.92 7 … Cộng 381.190.8 96 11.122. 550 7.952.7 88 1.060.3 72 2.360.531.3 85 641 236.510.2 58 6.876.4 04 4.916.7 31 655.56 4 1.296.740.9 34 Cộng 236.510.2 58 6.876.4 04 4.916.7 31 655.56 4 1.296.740.9 34 642 792.881.1 97 23.364. 443 16.705. 923 2.227.4 56 1.498.365.1 27 Cộng 792.881.1 97 23.364. 443 16.705. 923 2.227.4 56 1.498.365.1 27 Cộng A 3.385.674. 372 98.712. 221 70.580. 710 9.410.7 60 32.703.574. 909 Biểu số 01 Đơn giá lương SP PX may( từ 1/1/2001) STT LĐ Lg ngày HS lương Công việc 3/6 13.770,77 1,7 4/6 15.346,15 1,9 5/6 19.463,38 2,41 5/7 18.819,23 2,33 1 Máy may Nhật PX 1 1 1 1 1 1 0,25 0,25 2 Máy may Mỹ PX 1 1 1 1 1 1 0,34 0,34 … … 5 Máy may TQ PX 1 1 1 1 1 1 0,28 0,28 … … 10 10 Biểu số 03 Bảng chia lương SP Tháng 12 năm 2001 Đơn vị tính: VNĐ S TT Họ và tên CBCN CBCV Công ở tổ Điểm lương ĐG 1 điểm lương Tiền lương tổ sp(đồng) Tiền khác (đồn Lương sp g) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) Tổ 20: Thắng 228 3.661.275,5 3,92 14.352.200 0 14.352.200 1Trần Anh Thắng 1,9 2,41 29 564.496 2.212.800 2.212.800 2Pham Đức Minh 2,41 2,41 29 564.496 2.212.800 2.212.800 3Lương Phươn g Thảo 1,9 1,9 29 445.0385 1.744.600 1.744.600 … C ộng 400 5000.000 24.600.420 24.600.420 Biếu số 05 Quyết toán lương Tháng 1 năm 2001 PX May Đơn vị tính: VNĐ Đối tượng Lương sp Thêm giờ Tiền lễ Ca 3 TN+Đ H Ph kỹ thuật 1.Cô ng nhân 432605 180 29981 20 468525 00 54555 00 27300 00 31099 00 2.Qu ản lý 150106 00 0 173090 0 32300 88200 0 0 Tổng cộng 447615 780 29981 20 485384 00 54878 00 36120 00 31099 00 Biểu số 11 Sổ chi lương Tháng 12/2001 Đơn vị: VNĐ TK Đối tượng sử dụng Lương và phụ cấp Thưởng hoàn thành KH Lương Phụ cấp Tổng A B (1) (2) (3) (4) (4) 622 PX cắt PX may … 295.808.5 00 432.493.4 00 … 1.304.10 0 56.091.5 00 297.112.6 00 488.584.9 00 299.822.0 86 656.620.0 00 86 900 Cộ ng 1.012.667. 180 94.029.0 20 1.106.696. 200 1.387.128. 914 114 627 PX cắt PX may … 20.466.60 0 15.010.60 0 … 822.000 2.645.20 0 21.348.60 0 17.655.80 0 30.647.70 0 24.593.00 0 0 0 Cộ ng 188.967.4 00 14.219.8 00 203.187.7 00 349.758.7 00 00 641 Phòng tiêu thụ Phòng thị trường … … … … Cộng 115.913.4 00 7.635.40 0 123.548.8 00 218.304.7 00 00 642 Phòng tài … … vụ Phòng tổ chức … … … … Cộng 312.904.3 00 27.031.6 72 339.935.9 72 821.603.8 00 772 622 Phòng KCS Nhà ăn … … … … … … … Cộng 110.670.4 00 8.779.40 0 119.449.8 00 237.764.2 00 00 Tổng cộng 1.741.123. 180 151.695. 292 1.892.818. 472 3.014.560. 314 786 Biểu số 12 Bảng tổng hợp phần chi lương Tháng 12 năm 2001 Đơn vị tính: VNĐ T K Đối tượng sd Lương thực chi Thưởng(HT KH) 5% BHXH 1% BHYT Thu nhập khác (A ) (B) (1) (2) (3) (4) ) 62 2 PX cắt PX may 297.112.60 0 488.584.90 0 299.822.086 656.620.000 3.271.7 43 6..276.7 60 654.34 9 1.255.3 52 Cộ 1.106.696.. 1.387.128.9 13.668. 2.733.6 ng 200 14 420 84 62 7 PX cắt PX may … 21.348.600 … … 31.647.700 … … 254.074 450.81 5 Cộng 203.187.70 0 349.758.700 2.650.9 29 530.18 6 64 1 Phòng tiêu thụ Phòng thị trường … .45.304.80 0 … … 84.342.400 … 621.553 124.31 1 Cộng 123.548.80 0 218.304.700 1.638.9 10 327.78 2 64 2 … … … … Cộng 399.935.97 2 821.603.800 5.568.6 41 1.113.7 28 62 2 Nhà ăn … 44.473.200 … 89.709.300 Cộng 119.449.80 0 237.764..20 0 Tổng 1.892.818. 472 3.014.560.3 14 23.526. 900 4.705.3 80 Bảng kê số 2 Ghi nợ tài khoản 1121- TGNH Tháng 12/ 2001 Đơn vị tính: VNĐ Chứng từ Ghi nợ TK 1121, Ghi có các TK Số TT Sốhiệu Ngày Diễn giải ... 3384 ... Công n TK1121 ... 37 ... ... ... ... 15/12/2001 ... Nhận trợ cấp BHYT ... ... ... ... 10.000.000 ... ... ... ... 44.725.600 .. Cộng 10.000.000 36.526.700.000 Sổ chi lương Tháng ... TK Đối tượng Lương sp Thu nhập khác Thưởng PBTK 627 622 PX may PX cắt ... 20.320.300 25.000.000 2.300.000 1.500.000 1.000.050 1.400.300 Cộng ... ... ... ... 627 ... ... ... ... ... Cộng 641 ... ... ... ... Cộng ... ... ... ... 642 ... ... ... ... ... Tổng cộng ... ... ... ... Nhật ký chung Năm... Nhật ký ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi vào sổ cái Số hiệu TK đối ứng Số PS Ngày Tháng Nợ 1 2 ... 12 12 ... Số trang trước chuyển sang Cộng chuyển sang trang sau 111 155 622 ... 50.000.000 52.050.000 25.300.000 170.303.630 Sổ cái TK Năm... Tên TK... NK ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang sổ NKC Số hiệu TK đối ứng Số PS Số Ngày Nợ 5 7 8 ... 2/12 12 12 Số dư đầu kỳ Tính lương CNTTSX Tính lương NVPX Trả lương kỳ trước còn nợ ... Cộng PS Số dư cuối kỳ 622 627 111 ... 30.003.000 ... 57.000.000 Tên cơ sở y tế: Ban hành theo mẫuCV Y tế công ty số 93 TC/CĐKT ngày 20/7/1995 Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH Họ và tên: Lương Phương Thảo Đơn vị công tác: Phân xưởng may Số ngày nghỉ: 01 Phần BHXH Sổ số BHXH 1. Số ngày nghỉ được hưởng BHXH: 01 2. Lương tháng đóng BHXH:399.000 1. Lương bình quân ngày: 15346 2. Tỷ lệ % hưởng BHXH: 75 % 3. Số tìên hưởng BHXH: 11.510 đồng Cán bộ cơ quan BHXH Ngày 29 tháng 12 năm 2001 Bảng tổng hợp quỹ lương TT Chỉ tiêu Đ.vị 2000 2001 Tỷ lệ so sánh + (-) % Giá trị tổng sản lượng Số CNV NSLĐbq năm/1CNSX(3=1:2) TL bq năm Tổng quỹ lương Lợi nhuận Tỷ người Triệu Triệu Tỷ tỷ 567 1563 478,08 17,4 27,1962 14,7 708,75 1600 582,859 18,6979 29,91582 17,8 +141,75 + 37 +104,774 + 1,2974 +2,71962 + 3,1 125 102,37 121,92 107,46 110

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf100227_9094.pdf
Luận văn liên quan