Luận văn Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH một thành viên bê tông Ticco

Tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm là vấ đề trọng tâm của công tác kế toán. Nó giúp bộ máy quản lý của công ty thường xuyên nắm bắt định mức vật tư, chi phí lao động ở từng bộ phận, phát hiên kịp thời các khả năng tiềm tàngđể hạ giá thành sản phẩm một cách có co sở khoa học. Trên thị trường hiện nay, vấn đề cạnh trnh đặt ra là rất gay gắt, giải quyết vấn đề hạ giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm có được lợi nhuận là một vấn đề hết sức nang giải của công ty, doanh nghiệp. Nhưng để có được lợi nhuận, sản phẩm đạt chất lượng và sản phẩm cạnh tranh trên thị trường, điều quan trọng là các công ty, doanh nghiệp là phải xác định giá bán cho hợp lý. Vì các lý do trên, công tác hạch toán sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu quan trọng nhất trong công tác kế toán của công ty. Nhìn chung công ty hạch toán chi phí và tính giá thành được triển khai hợp lý, việc tổ chức ghi chép, xử lý thông tin, hạch toán đầy đủ các yếu tố chi phí sản xuất váo giá thành phù hợp với đặc điểm riêng của công ty.

docx74 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3935 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH một thành viên bê tông Ticco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dư Nợ: phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ. Sơ đồ kế toán TK 621 TK 154 TK 152 K/C chi phí NVLGiá trị phế liêu thu hồi trực tiếp TK 155 Sản phẩm hoàn thành nhập kho TK622 K/C chi phí nhân công trực tiếp TK 138, 334 Bồi thường do sản phẩm hỏng TK 627 TK 632 K/C chi phí SXC Sản phẩm hoàn thành bán ngay không qua kho TK 157 Giá thành sản phẩm bán không qua kho VIII. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM ĐANG CHẾ TẠO DỞ DANG Khái niệm Sản phẩm dở dang là sản phẩm chưa hoàn thành, còn dang dang dở trên dây chuyền sản xuất hay ở các phân xưởng sản xuất, đánh giá giá trị sản phẩm dở dang là sử dụng các công cụ kế toán để xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ tương ứng với số lượng sản phẩm dở dang. Đánh giá sản phẩm dở dang là công việccần phải thực hiện trước khi xác định giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan đến cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang. CPSXDDCK CPSXDDĐK + CPPSTK(PP đánh giá) SLSPDDCK SLSPHTNK + SLSPDDCK Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang Đánh giá sản phẩm dở dang theo CPNVLTT Theo phương pháp này, chỉ tình cho sản phẩm dở dang cuối kỳ phần CPNVLTT, còn các chi phí còn lại được tính vào CPSX của SP hoàn thành. Chi phí SXDD cuối kỳ theo phương pháp này được tính theo công thức: CPNVLTT CPNVLTT dở dang + phát sinh đầu kỳ trong kỳ Số CPSX lượng Tỷ lệ dở dang = x SPDD x hoàn cuối kỳ số lượng SP số lượng Tỷ lệ cuối thành hoàn thành + SPDD cuối + hoàn kỳ trong kỳ kỳ thành Nếu CPNVLTT được sử dụng toàn bộ ngay từ đầu quy trình sản xuất thì tỷ lệ hoàn thành của khoản mục chi phí này trong SPDD cuối kỳ được tính là 100%. Phương pháp này thường áp dụng trong những doanh nghiệp có CPNVLTT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng CPSX và số lượng SPDD qua các kỳ ít biến động. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương. Theo phương pháp này, CPSX dở dang cuối kỳ bao gồm tất cả các khoản mục CPSX (CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC), trên cơ sở quy đổi SPDD thành sản phẩm hoàn thành theo mức độ hoàn thành thực tế. CPSX dở dang cuối kỳ được tính theo công thức: CPSX dở CPSX phát dang đầu + sinh trong Số lượng CPSX kỳ kỳ SPDD cuối dở dang = x kỳ quy đổi cuối kỳ Số lượng SP Số lượng SPDD cuối thành SP hoàn thành + kỳ quy đổi thành SP hoàn thành trong kỳ hoàn thành Trong đó : SPDD cuối kỳ Số lượng tỷ lệ hoàn Quy đổi thành SP = SPDD cuối x thành được Hoàn thành kỳ xác định Đánh giá SPDD cuối kỳ theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đươngtính toán phức tạp nhưng CPSX dở dang cuối kỳ được tính tương đối chính xác. Vì vậy, phương pháp này được áp dụng phổ biến trong đánh giá SPDD cuối kỳ ở môt số doanh nghiệp. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. Phương pháp này áp dụng thích hợp vời các doanh nghiệp thực hiện hạch toán CPSX và tính giá thành SP theo phương pháp định mức, có đầy đủ hệ thống các định mức chi phí. CPSX dở dang cuối kỳ được tính theo công thức: CPSX dở dang Số lượng x tỷ lệ hoàn x Định mức cuối kỳ = SPDD cuối kỳ thành chi phí IX. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH CHỦ YẾU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP. Khái niệm: Phương pháp tính giá thành sản phẩm là cách thức để kế toán tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị cho sản phẩm lao vụ, dịch vụ hhoàn thành. Công thức: Giá thành đơn Giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ vị sản xuất Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ Trong đó: Z sản phẩm sx trong kỳ = CPSXDD đầu kỳ + CPSXDD phát sinh trong kỳ – CPSXDD cuối kỳ Các phương pháp tính giá thành tại các doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn: Phương pháp trực tiếp (giản đơn) Công thức: Tổng Z sản phẩm trong kỳ = CPSXDD đầu kỳ + CPSXDD phát sinh trong kỳ – CPSXDD cuối kỳ – phế liệu thu hồi (nếu có) Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ: Công thức: Tổng Z sản phẩm hoàn thành trong kỳ = CPSXDD đầu kỳ + CPSXDD phát sinh trong kỳ – CPSXDD cuối kỳ – Giá trị sản phẩm phụ thu được – Phế liệu thu hồi (nếu có) Trong đó: Giá trị sản phẩm phụ = giá bán – chi phí ngoài sản xuất – lợi nhuận Hoặc: Giá trị sản phẩm phụ = chi phí sản xuất x tỷ lệ giá vốn ước tính Phương pháp hệ số: Công thức: Bước 1: Tính tổng số lượng SP chuẩn hoàn thành, tính tổng số lượng SP chuẩn dở dang (nhân vời hệ số thành phẩm) Bước 2: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. Bước 3: Tính tổng giá thành sản phẩm chính: Tổng Z SPHT trong kỳ = CPSXDD đầu kỳ + CPSXDD phát sinh trong kỳ – CPSXDD cuối kỳ – phế liệu thu hồi (nếu có) Bước 4: Tính giá thành đơn vị chuẩn: Tổng Z sản phẩm hoàn thành Zđvsp chuẩn = Số lượng sản phẩm chuẩn hoàn thành Bước 5: Tính tổng giá thành từng sản phẩm: Tổng Z sản phẩm thứ i trong kỳ = Giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn x Số lượng sản phẩm thứ i x Hệ số sp thứ i Bước 6: Tính giá thành đơn vị từng sản phẩm: Tổng giá thành đơn vị thứ I hoàn thành Zđvsp chuẩn = Số lượng sản phẩm thư i hoàn thành Phương pháp tỷ lệ: Công thức: Tổng Z thực tế của nhóm sản phẩm Tỷ lệ tính Z cho nhóm sản phẩm = Tổng Z kế hoạch của nhóm sản phẩm Bước 1: Tính tỷ lệ giá thành cho nhóm sản phẩm: Bước 2: Tính tổng giá thành thực tế của quy cách i: Tổng Z thực tế của quy cách I hoàn thành trong kỳ = Tỷ lệ x Tổng ZTTKH của quy cách thứ i Bước 3: Tính giá thành đơn vị quy cách I trong nhóm sản phẩm: Tổng giá thành thực tế của quy cách thứ i Zdv quy cách thứ I = Số lượng quy cách thứ i hoàn thành ∑CPTTPS của nhóm hạng mục CT Zcủa từng hạng mục CT = x Z KH của hạng mục CT ∑Z KH của nhóm hạng mục CT Riêng trong lĩnh vực xây lắp, phương pháp này được áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất là nhóm các hạng mục công trình có thiết kế, dự toán khác nhau, cùng thi công trên một địa điểm do một công trường đảm nhận, đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình trong nhóm: Các phương pháp tính giá thành tại các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp: Phương pháp liên hợp. Khái niệm: Phương pháp này khi tính toán, phải kết hợp từ hai phương pháp trên để tính được tổng giá thành đơn vị của sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Phạm vi áp dụng: Phương pháp này được áp dụng khi trong cùng một quy trình sx bên cạnh những sp chính còn thu được sp phụ. Để tính được Z của sp chính phải loại trừ sp phụ, và sử dụng pp tỉ lệ hoặc pp hệ số để xác định Z cho từng loại sp. Phương pháp đơn đặt hàng. Khái niệm: CP NVL trực tiếp, CP NC trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào từng ĐĐH có liên quan, riêng cp phục vụ và QLSX ở PX do liên quan đến nhiều ĐĐH nên tổ chức theo dõi PX và cuối tháng mới tiến hành phân bổ cho từng ĐĐH theo tiêu thức phù họp. Thực hiện pp ĐĐH thì đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành là từng ĐĐH cụ thể. Giá thành của từng ĐĐH là toàn bộ chi phí phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành ĐĐH đúng theo những tiêu chuẩn kỹ thuật được thỏa thuận theo HĐSX. Nếu có ĐĐH nào đó mà cuối tháng vẫn chưa thực hiện xong thì việc tổng hợp CP ĐĐH đến cuối tháng đó chính là CPSXDD của ĐĐH (Số dư TK 154 – chi tiết theo ĐĐH). Phạm vi áp dụng: Đây là pp tính giá thành trong điều kiện DNSX đơn chiết hàng loạt nhỏ theo ĐĐH của người mua. Đặc điểm của pp này là tính giá thành riêng biệt theo từng ĐĐH nên việc tổ chức kế toán chi phí phải được chi tiết hóa theo từng ĐĐH. Theo pp này thì đối tượng tập hợp chi phí là từng ĐĐH và cũng là đối tượng tính Z. Giá thành của từng ĐĐH là toàn bộ CPSX phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành, hay giao cho khách hàng. Những ĐĐH chưa hoàn thành vào thời điểm cuồi kỳ thì toàn bộ CPSX đã tập hợp theo ĐĐH đó được coi là giá trị của những sản phẩm dở dang cuối kỳ, chuyển sang kỳ sau. Phương pháp định mức: Đối tượng áp dụng : Phương pháp này chỉ áp dụng được trong những DN đã xác lập được hệ thống các định mức về chi phí vật liệu, nhân công cũng như có dự toán về chi phí phục vụ và QLSX cho từng loại sản phẩm được sản xuất ra, ngay cả các chi tiết sp để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Nói cách khác, DN phải xác lập được giá thành định mức cho từng loại sp trên cơ sở các định mức tiêu hao hiện hành. Phương pháp định mức cho phép phát hiện một cách nhanh chóng những khoảng chênh lệch về chi phí phát sinh thực tế so với định mức của từng nơi phát sinh chi phí cũng như đối tượng chịu chi phí, các nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này… Những phát hiện này có được ngay trong quá trình phát sinh và hình các loại chi phí – ngay trong quá trình sx – nên giúp cho nhà Quản lý có những căn cứ đề ra những quyết định hữu ích, kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí, ngăn chặn được những hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí đúng mục đích, có hiệu quả nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong phương pháp này cũng là từng loại sản phẩm, từng phân xưởng hoặc từng giai đoạn sx. Đối tượng tính giá thành là chi tiết sp và sản phẩm hoàn chỉnh. Công thức tính toán : Công thức tính giá thành theo phương pháp định mức : Giá thành thực tế = Giá thành định mức + (-) Chênh lệch do thay đổi định mức + (-) Chênh lệch do thực hiện so với định mức Chặt chẽ với nhau, nếu một khâu nào đó đình trệ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các khâu khác. Do đó, việc xác định giá thành xây lắp một cách kịp thời, nhanh chóng, chính xác và đầy đủ có ý nghĩa vô cùng to lớn trong công tác quản lý hiệu quả và chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Lĩnh vực kinh doanh của công ty là sản xuất bê tông tươi, bê tông đúc sẳn đây là sản phẩm chủ yếu và đặc trưng của công ty. Sản phẩm bê tông khác nhau về định mức vật tư. Mỗi loại sản phẩm có những định mức về nguyên liệu và giá thành sản phẩm khác nhau tuỳ vào hình thức cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Khi có phát sinh nghiệp vụ bán hàng công ty căn cứ vào đơn đặt hàng sẽ kiểm tra xem xét địa hình nơi sẽ đổ bê tông, nếu việc đổ bê tông thực hiện được thì công ty sẽ chấp nhận đơn đặt hàng. Phòng sản xuất vật tư của công ty sẽ viết “giấy đề nghị cấp vật tư” giao cho thủ kho tiến hành xuất vật tư theo yêu cầu và thực hiện việc trộn bê tông giao cho khách hàng. Việc trộn bê tông thực hiện bằng máy. Sản phẩm được bán theo đơn đặt hàng do đó không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Ở công ty nghiệp vụ tính đơn giá khá đơn giản vì toàn chi phí phát sinh của mỗi công trình chính là giá thành sản xuất của công trình đó khi hoàn thành. CHƯƠNG 2 THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VẢ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV BÊ TÔNG TICCO ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty a. Giới thiệu sơ lược về công ty: Tên cơ sở kinh doanh : CTY TNHH MTV BÊ TÔNG TICCO Tên giao dịch : CTY TNHH MTV BÊ TÔNG TICCO Loại hình công ty : CTY TNHH MTV * Địa chỉ : Lô 1,2,3,4,5,6- KCN Mỹ Tho- TG ( Điện thoại : (073) 251018 : Fax : (073)853661 Email : Ticco @ yahoo.com Mã số thuế : 1200656249 Tống vốn đầu tư : 94.047.270.000 Giám đốc : NGUYỄN THANH NGHĨA Kế toán trưởng : HUỲNH THỊ NGỌC NGA Vốn điều lệ : 38.000.000.000 Tài khoản ngân hàng : 71010000103199 Tại ngân hàng : Ngân hàng Đầu tư và phát triển TG Giấy phép kinh doanh số : 5304000013 Ngày 07/03/2007 Quyết định thành lập số : 94/QĐ. TICCO b.Ngành nghề kinh doanh - Nhận thi công các nền móng công trình - Mua bán vật liệu xây lắp,cát lấp,... - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bê tông đúc sẵn:     • Cọc ván bê tông cốt thép dự ứng lực     • Cọc vuông bê tông cốt thép thường     • Cọc vuông bê tông cốt thép dự ứng lực     • Cọc ván     • Cọc ống bê tông ly tâm dự ứng lực     • Ống cống bê tông cốt thép rung ép c. Lịch sử hình thành và phát triển Các mốc lịch sử 30/12/1980:Ban tiếp nhận hàng ADB 12/01/1981:Xí nghiệp thi công cơ giới thuỷ lợi 11/07/1983: Xí nghiệp xây dựng thuỷ lợi Tiề Giang 11/05/1996: Công ty Xây dựng thuỷ lợi Tiền Giang 02/01/2004: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Giang Từ năm 1980-2000:Ngành nghề chủ yếu của công ty là thi công các công trình thuỷ lợi, sau đó mở rộng sang các lĩnh vực thi công các công trình giao thông, một số công trình dân dụng và công nghiệp. Từ năm 2001-2007:Theo yêu cầu phát triển kinh doanh,năm 2001 công ty mở rộng sang đầu tư và kinh doanh bê tông tươi phục vụ các công trình xây dựng. - Quyết định số 5017/QĐ – UB ngày 05/12/05 của UBND Tỉnh Tiền Giang về việc chuyển DNNN thành công ty xây dựng Thuỷ lợi Tiền Giang thành công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Giang - Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch hội đồng quản trị công ty Cổ Phần ĐT & XD Tiền Giang. - Căn cứ nghị quyết của Hội Đồng Quản Trị về việc thành lập công ty TNHH MTV BÊ TÔNG TICCO - Căn cứ điểm B khoản 4 điều 20 điều lệ công ty Cổ Phần và Xây Dựng Tiền Giang qui định về quyền hạn và nhiệm vụ của Hội Đồng Quản Trị. - Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. - Hội Đồng Quản Trị công ty quyết định: (1) Thành lập công ty TNHH Một Thành Viên Bê Tông Ticco Trụ sở tại: Lô 1- 6 KCN Mỹ Tho- Xã Trung An- Mỹ Tho- Tiền Giang. (2) Phê chuẩn công ty TNHH Một Thành Viên Bê Tông Ticco. (3) Vốn điều lệ: công ty CPĐT và XD giao vốn là 10.000.000.000 đồng để hình thành vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên Bê Tông TICCO. (4) Hình thức hoạt động: Công ty TNHH mộy thành viên Bê Tông TICCO là công ty con có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập và chịu trách nhiệm hữu hạn về vốn kinh doanh theo qui định của pháp luật. (5) Chủ sở hữu (công ty mẹ): Công ty CPĐT &XD Tiền Giang. (6) Cơ cấu tổ chức quản lý: + Chủ tịch công ty + kiểm soát viên công ty + Giám đốc điều hành công ty (7) Bổ nhiệm các ông có tên sau trong bộ máy quản lý công ty. + Ông Đoàn Thành Đạt- Chủ tịch công ty + Ông Nguyễn Văn Hiếu- Kiểm soát viên + Ông Trần Hoàng Huân- Giám đốc điều hành Quá trình phát triển Công ty TNHH một thành viên Bê Tông TICCO được thành lập ngày 23/01/2007 và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/06/2007 Là một DNNN hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước trong những ngày đầu mới thành lập công ty gặp không ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh Được sự định hướng đúng đắn của ban lãnh đạo công ty, được sự giúp đỡ, ủng hộ của ban ngành các cấp, công ty đã từng bước đi lên, luôn mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, khắc phục khó khăn, tìm biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành,tăng sức cạnh tranh, giúp cho uy tín thương hiệu ngày càng đứng vững trên thị trường Những năm sắp tới, chiến lược phát triển của công ty theo hướng mở rộng ngành nghề kinh doanh, tăng cường hợp tác với các đối tác chiến lược như: ngân hàng, tập đoàn tài chính, các công ty kinh doanh đa ngành nghề với quy mô lớn nhằm tiếp thu kinh nghiệm quản lý, tăng năng lực về vốn,... tiến tới có đủ điều kiện tham tham gia vào các dự án lớn có tầm cở quốc gia và khu vực. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY TRẠM SẢN XUẤT BÊ TÔNG TƯƠI PHÒNG TÀI CHÍNH- KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH- TIẾP THỊ PHÒNG NHÂN SỰ- HÀNH CHÍNH PHÒNG KỸ THUẬT- KCS PHÒNG SẢN XUẤT- VẬT TƯ XƯỞNG CƠ ĐIỆN PHÒNG CÔNG NGHỆ XƯỞNG SẢN XUẤT ỐNG CỐNG XƯỞNG SẢN XUẤT CỌC ỐNG BAN GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY XƯỞNG SẢN XUẤT CỌC VUÔNG Nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận trong công ty. 1.Bangiám đốc công ty: Giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ tịch công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ sau đây: Tổ chức thực hiện quyết định của chủ tịch công ty. Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương ánđầu tư của công ty. Ban hành quy chế nội bộ. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của chủ tịch công ty. Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của chủ tịch công ty. Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức bộ máy công ty. Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên chủ tịch công ty. kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh. Tuyển dụng lao động,kỷ luật lao động và khen thưởng . Các quyền khác được quy định tại điều lệ công ty. 2.Bangiám đốc nhà máy: Giám đốc nhà máy chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ sau đây: Tổ chức thực hiện quyết định của giám đốc công ty. Quản lý, điều hành sản xuất tại một nhà máy của công ty. Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất hàng ngày tại nhà máy. Tổ chức thực hiện các công việc điều hành sản xuất, điều phối hoạt động giữa các phòng nghiệp vụ và xưởng sản xuất trực thuộc nhà máy. kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức của nhà máy. Chịu trách nhiệm an toànlaođộng tại nhà máy. 3. Các phòng ban của công ty gồm - Phòng nhân sự-hành chính: chịu trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực của công ty. - Phòng kinh doanh- tiếp thị:chịu trách nhiệm về quá trình kinh doanh của công tyvà tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho công ty. -Phòng tài chính- kế toán: giúp doanh nghiệp xem xét về tình hình tài chính của công ty,sự biến động về tài sản của công ty. -Trạm sản xuất bê tông tươi: giúp doanh nghiệp cung cấp các loại bê tông cho các đơn vị -Phòng sản xuất- vật tư:cung cấp vật tư cho các xưởng sản xuất Phòng kỹ thuật –KCS: chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và kiểm tra chất lượng để phát hiện những sai sót trong quá trình sản xuất. Phòng công nghệ: công nghệ hiện đại sẽ giúp cho sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng hơn. Xưởng sản xuất ống cống, cọc ống, cọc vuông: sản xuất các loại cọc ống để cung cấp cho các đơn vị. Xưởng cơđiện: cung cấp điện cho các xuởng để sản xuất 3. Đặc điểm quy trình công nghệ Công ty TNHH MTV Bê Tông TICCO được thành lập chuyên về kinh doanh bê tông tươi và các sản phẩm bê tông đúc sẳn, với tiêu chí “Chất lượng uy tín hiệu quả” và vị thế mong muốn đưa sản xuất kinh doanh bê tông trở thành nhà cung cấp dẫn đầu thị trường về bê tông tươi và các sản phẩm bê tông đúc sẳn tại đồng bằng sông Cửu Long với công nghệ hàng đầu, chất lượng ưu việt và giá cả hợp lý. Với thị trường rộng lớn như thế, kết hợp với tầm nhìn chiến lược được hoạch định công ty đã phát triển các dây chuyển sản xuất với công nghệ hiện đại nhất tại thời điểm đầu tư. Các dây chuyền công nghệ này cũng được BGĐ công ty chỉ đạo phải: Làm chủ công nghệ, cải tiến công nghệ hiện có nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển các sản phẩm mới. Quy trình được thưc hiện như sau: Tại dây chuyền sản xuất bê tông thương phẩm công ty đầu tư trên 60 tỷ đồng nhập khẩu từ Germany 03 xe bơm bê tông Putzmeiter với công suất 150 m3/h cho mỗi xe, nhập từ Korea 02 trạm trộn với công suất 120m3cho mỗi trạm và nhập khẩu 20 xe vận chuyển bê tông có nhãn hiệu Deawoo, Hyundai, Ssangyong từ hàn quốc, có năng lực sản xuất và cung cấp trên 2000 m3 bê tông các loại cho 1 ca sản xuất. Tại dây chuyền sản xuất ống cống, công ty đã đầu tư hơn 40 tỷ nhập trực tiếp dây chuyền sản cống xoay ép Souverean và rung ép Jumbo từ Cộng Hòa Liên Bang Đức sản xuất được các loại cống vuông và cống tròn từ có đường kính từ D 300 đến D 3600 có L = 2,5 m và L = 3 m, dây chuyền có khả năng tự động hoàn toàn từ khâu tự định lượng nguyên liệu đến khi ra sản phẩm hoàn chỉnh và có năng suất 600 m dài cho mỗi ca sản xuất. Tại dây chuyền sản xuất cọc ống, công ty đã đầu tư trên 20 tỷ đồng nhập nhập dây chuyền sản xuất cọc ống ly tâm với công nghệ mới, trực tiếp từ Hàn Quốc. Đây là dây chuyền hiện đại có thể điều khiển sản xuất theo lập trình, tự động hoàn toàn và bán tự động, sản xuất được cọc có đường kính từ D300 đến D600 với năng suất 1000 m dài cho mỗi ca sản xuất. Với dây chuyền công nghệ hiện đại có như trên thì nguồn nguyên vật liệu đầu vào cũng được công ty quan tâm đặc biệt cụ thể như: mỗi lô nguyên liệu đầu vào được phòng KT KCS lấy mẫu thí nghiệm, đạt tiêu chuẩn qui định của TCVN thì cho phép nhập vào, không đạt thì loại bỏ. Qua các quy trình công nghệ trên,ta có thể thấy được sản phẩm cuối cùng được sản xuất ra thì phải trải qua các khâu chế biến kỳ công để tao ra một thành phẩm hoàn chỉnh đạt chất lượng tốt khi đến tay người tiêu dùng. 4.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt đông sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi tham gia thị trường tại Đồng Bằng Sông Cửu Long,thương hiệu TICCO đã dần khẳng định mình. Chính vì thế, công ty có thể mở rộng thị trường tiêu thụ, gia tăng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập “WTO” nền kinh tế ngày càng hội nhập và phát triển.Tuy nhiên nó cũng chịu nhiều tác động bởi những thay đổi của nền kinh tế thế giới. Nếu nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng sẽ kéo các quốc gia khác khủng hoảng theo làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn trong các lĩnh vực như:xây dựng,may mặc, xuất khẩu…. Thêm vào đó còn có các yếu tố chủ quan khác như: thiếu hụt vốn điều lệ phải đi vay từ các ngân hàng, chưa hiện đại hoá máy móc trang thiết bị sản xuất, không có đội ngủ lao động có tay nghề cao, hê thống quản lý chưa đồng bộ và chặt chẽ làm ảnh hưởng phần nào đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thới lạm phát ngày càng gia tăng khiến cho giá cả: vật tư, sắt, thép…lên cao làm cho tình hình sản xuất và tiêu thụ gặp khó khăn 5. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh Thuận lợi: Sau khi gia nhập “WTO”ta có thể hội nhập với nền kinh tế thế giới,là cơ hội để ta có thể mở rộng thị trường tiêu thụ,gia tăng sản xuất sản phẩm để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Với công nghệ tiên tiến, thiết bị sản xuất hiện đại được nhập từ Cộng Hoà Liên Ban Đức, đội ngủ nhân viên chuyên nghiệp, bề dày kinh nghiệp trong lĩnh vực bê tông thương phẩm, bê tông đúc sẳn theo đúng giá thành hợp lý mẫu mã đa dạng, phong phú. Công ty ngay từ đầu đã có những công trình chuyển tiếp nên không bị thiếu việc. Số công trình đảm bảo được việc làm cho cả năm, cơ cấu công trình tương đối đồng bộ được giao cho công ty thi công một cách hợp lý theo năng lực sở trường. Các công trình hoàn thành góp phần làm tăng doanh thu. Khó khăn: Thị trường luôn luôn biến động,lạm phát ngày càng cao làm cho giá cả ngày một leo thang. Chẳng hạn như: cát, đá, xi măng, xăng, dầu, điện, nước…làm gián tiếp ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh chủa công ty. Tình hình vốn của công ty, lãi suất vay ngân hàng biến động tăng liên tục làm tăng chi phí tài chính ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN. Sơ đồ công tác kế toán công ty: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG TY Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp thanh toán giá thành Kế tốn công nợ Kế toán vật tư Thủ quỹ Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán: Kế toán trưởng: Tham mưu cho giám đốc công ty trong việc chỉ đạo thực hiện công tác kế toán tài chính. Xem xét, kiểm tra việc ghi chứng từ sổ sách để thực hiện điều chỉnh các thiếu sót kịp thời trong hạch toán. Tính tốn, trích nộp các khoản nộp ngân sách. Tham gia ký hợp đồng của công ty. Phân tích báo cáo tài chính. Tổ chức điều hành công tác kế toán tại công ty. Phụ trách chế độ công tác tài chính, kiểm tra thực tế so với kế hoạch và phân tích các hoạt động tài chính của công ty. Kiểm tra phân tích tình hình thực hiện kế hoạch và định mức sản xuất kinh doanh. Kế toán vật tư, công nợ: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, vật tư, nhiên liệu. Theo dõi quyết toán sử dụng vật tư, tình hình nhập xuất kho nguyên vật liệu. Chịu trách nhiệm lập báo cáo theo dõi chi tiết số phát sinh và thực hiện tốt một số công việc có liên quan. Theo dõi tình hình công nợ các khoản phải thu, phải trả. Kế toán tổng hợp: Tổ chức hạch toán& phân bổ chính xác đầy đủ CPSX theo từng đối tượng, theo dõi công nợ, lập BC theo quy định NN. Kế toán thanh toán: Thanh toán các khoản lương, tạm ứng, thuế. Thanh toán các khoản liên quan đến tiền mặt, tiền gửi. Thủ quỹ: Mở sổ theo dõi quỹ tiền mặt, theo dõi thu chi, tồn quỹ theo từng phiếu thu chi. Thường xuyên đối chiếu tồn quỹ với KT thanh toán mỗi ngày, sau khi đối chiếu phải có xác nhận của KT thanh toán ở sổ quỹ. Thủ quỹ phải đảm bảo và chịu trách nhiệm khớp đúng giữa số tiền mặt theo sổ và số thực tế ở kho bất kỳ thời điểm nào. Mọi mất mát thiếu hụt tiền mặt so với sổ sách kế tốn, thủ quỹ phải hoàn toán chịu trách nhiệm. Tất cả các trường hợp chi tiền ra khỏi quỹ phải có phiếu chi tiền mặt. Hình thức kế toán mà đơn vị đang áp dụng: Đơn vị đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên chứng từ ghi sổ kế toán và được phân loại ghi vào chứng từ ghi sổ. Dựa vào chứng từ ghi sổ để phản ánh vào sổ cái. Các loại sổ: sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ chi tiết. Trình tự ghi sổ kế toán: CHỨNG TỪ GHI SỔ CHỨNG TỪ GỐC BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ SỔ CHI TIẾT SỔ QUỸ BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ SỔ CÁI BÁO CÁO KẾ TOÁN BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN CÁC CHỨNG TỪ GHI SỔ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH MTV BÊ TÔNG TICCO. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Do đặc điểm của sản phẩm có tính đơn chiếc nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thường là theo đơn đặt hàng hoặc có thể là hạn mục công trình, một bộ phận của hạn mục công trình (bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí máy thi công). Toàn bộ chi phí phát sinh sẽ được tập hợp và phân loại công dụng kế toán của chi phí. Bao gồm các loại chi phí sau: + CPNVLTT: CPNVLTT phát sinh được theo dõi chi tiết, riêng biệt từng loại sản phẩm và tính trực tiếp cho đối tượng đó. + CPNCTT: CPNCTT được theo riêng biệt cho từng loại sản phẩm và tính trực tiếp của đối tượng đó. + CPSXC: Kế toán sẽ tập hợp chung cho toàn phân xưởng sau đó tiến hành phân bổ cho từng sản phẩm theo chi phí nhân công trực tiếp. Đối tượng tính giá thành: Do đặc điểm của công ty có tính đơn chiếc nên đối tượng tính giá thành là hạn mục công trình xây dựng hoàn thành từng giai đoạn hoàn thành tuỳ thuộc vào phương thức thanh toán giữa công ty với khách hàng. Kỳ tính giá thành: Là thời điểm công trình, hạn mục công trình hoàn thành. Phân loại chi phí sản xuất. Phân loại chi phí Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. P hương pháp: Chi phí sản xuất sẽ được tập hợp theo phương pháp ghi trực tiếp, các chi phí pháp sinh sẽ được ghi chép ban đầu theo từng đối tượng trên cơ sở đó kế toán tập hợp số liệu từ các chứng từ gốc theo từng đối tượng có liên quan và ghi trực tiếp vào các tài khoản cấp 1, cấp 2 hạch toán chi tiết theo đúng đối tượng. Trong đề tài này cần tìm hiểu phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của 3 công trình: Công trình 01: Bê tông đúc sẳn cọc vuông Công trình 02: Bê tông đúc sẳn cọc ống. Công trình 03: Bê tông đúc sẳn ống cống. Tài khoản kế toán Loại I: TK111, 112, 131, 133, 136, 138, 139, 141, 142, 144, 152, 153, 154. Loại III: TK 311, 333, 334, 335, 338, 341. Loại VI: TK 621, 622, 623, 627 Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản khác có liên quan: Đối với các công trình còn sử dụng các tài khoản sau: Công trình 01: TK 6210.0.001: Chi phí NVL trực tiếp. TK 6220.0.001: Chi phí nhân công trực tiếp. TK 6270.0.001: Chi phí sản xuất chung. TK 1540.0.001: Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang. Công trình 02: TK 6210.0.002: Chi phí NVL trực tiếp. TK 6220.0.002: Chi phí nhân công trực tiếp. TK 6270.0.002: Chi phí sản xuất chung. TK 1540.0.002: Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang. Công trình 03 : TK 6210.0.003: Chi phí NVL trực tiếp. TK 6220.0.003: Chi phí nhân công trực tiếp. TK 6270.0.003: Chi phí sản xuất chung. TK 1540.0.003: Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang. Ngoài ra công ty còn sử dụng thêm tài khoản 642 chi phí quản lí doanh nghiệp, để tập hợp chi phí liên quan công tác quản lí văn phòng, lương nhân viên gián tiếp sản xuất. Nợ TK 642 Có TK 111, 112, 334, 338 Khi xác định được sản phẩm, giá vốn công trình hoàn thành, kế toán ghi: Nợ TK 632 Có TK 154 Cuối kỳ 642 sẽ được kế chuyển sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh. Nợ TK 911 Có TK 632 Có TK 642 Trình tự tập hợp chi phí của từng khoản mục chi phí tại công ty TNHH MTV Bê Tông Ticco. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu mà công ty sử dụng cho việc thi công công trình, mua vật tư phụ tùng ngoài và xuất thẳng cho các công trình. Phân loại nguyên vật liệu đang sử dụng: Nguyên vật liệu chính: xi măng, cát đá, sắt thép, nước... Phụ gia: Mega Nhiên liệu: than đá,củi ... Đánh giá nhiên vật liệu: Nguyên vật liệu là một khoản chi phí trong giá thành sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu phụ thuộc vào chi phí khả biến, tăng khi khối lượng sản phẩm tăng, giảm khi khối lượng sản phẩm giảm và còn tuỳ thuộc vào từng công trình. Giá xuất kho thực tế của nguyên vật liệu áp dụng theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO). Thực tế công ty không sử dụng bảng phân bổ vật liệu mà chỉ có bảng tổng hợp. Thực tế công ty không sử dụng bảng phân bổ nguyên vật liệu mà chỉ có bảng tổng hợp. Khi cần xuất vật tư thì cán bộ quản lý phân xưởng sẽ viết giấy đề nghị cấp vật tư cho thủ kho để tiến hành xuất vật tư . Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Theo phiếu xuất kho số 00008ngày 07/10 xuất kho vật liệu trực tiếp sản xuất cọc ống trị giá 120.434.695 đồng. Nợ TK 6210.5.5005 120.434.695 Có TK 6210 120.434.695 Theo phiếu xuất kho số 00035 ngày 15/10 xuất kho vật liệu trực tiếp sản xuất cọc ống trị giá 293.271.025 đồng. Nợ TK 6210.5.005 293.271.025 Có TK 1520 293.271.025 Theo phiếu xuất kho số 00064 ngày 23/10 xuất kho vật liệu trực tiếp sản xuất cọc ống trị giá 291.988.944 đồng. Nợ TK 6210.5.005 291.988.944 Có TK 1520 291.988.944 Theo phiếu xuất kho số 00038 ngày 15/11 xuất kho vật liệu trực tiếp sản xuất cọc ống trị giá 28.210.900 đồng. Nợ TK 6210.5.0012 28.210.900 Có TK 1520 28.210.900 Theo phiếu xuất kho số 00072 ngày 23/11 xuất kho vật liệu trực tiếp sản xuất cọc vuông trị giá 1.201.742 đồng. Nợ TK 6210.4.364 1.201.742 Có TK 1520 1.201.742 Theo phiếu xuất kho số 00079 ngày 30/11 xuất kho vật liệu trực tiếp sản xuất cọc vuông trị giá 31.272.039 đồng. Nợ TK6210.4.353 31.272.039 Có TK 1520 31.272.039 Theo phiếu xuất kho số 00029 ngày 07/12 xuất kho vật liệu trực tiếp sản xuất cọc vuông trị giá 270.513.938 đồng. Nợ TK 6210.4.344 270.513.938 Có TK 1520 270.513.938 Theo phiếu xuất kho số 00057 ngày 15/12 xuất kho vật liệu trực tiếp sản xuất cọc vuông trị giá 306.112.669 đồng. Nợ TK 6210.4.344 306.112.669 Có TK 1520 306.112.669 Theo phiếu xuất kho số 00078 ngày 23/12 xuất kho vật liệu trực tiếp sản xuất cọc vuông trị giá 106.788.344 đồng. Nợ TK 6210.4.344 106.788.344 Có TK 1520 106.788344 Theo phiếu xuất kho số 00106 ngày 31/12 xuất kho vật liệu trực tiếp sản xuất cọc vuông trị giá 24.793.036 đồng. Nợ TK 6210.4.350 24.793.036 Có TK 1520 24.793.036 Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm cọc ống và cộc vuông giá trị là 2.343.471.253 đồng và 3.395.115.257 đồng Nợ TK 154 5.738.586.510 Có TK 621(cọc ống) 2.343.471.253 Có TK 621(cọc vuông) 3.395.115.257 Chi phí sản xuất chung. CPSXC là những chi phí phục vụ sản xuất và những chi phí sản xuất khác ngoài hai khoản mục chi phí: CPNVLTT, CPNCTT phát sinh ở các phân xưởng, các đội sản xuất. CPSXC được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí, nếu có nhiều phân xưởng, đội sản xuất thì phải mở sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất cho từng đội, phân xưởng đó. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Công trình cọc ống Xuất nguyên liệu phục vụ phân xưởng sản xuất cọc ống với giá trị 77.299.876 đồng. Nợ TK 627.0.005 77.299.876 Có TK 1520 77.299.876 Chi phí nhân viên phục vụ phân xưởng sản xuất cọc ống với giá trị 129.185.275 đồng. Nợ TK 627 129.185.275 Có TK 334 129.185.275 Công trình cọc vuông Chi phí nhân viên phục vụ phân xưởng sản xuất cọc vuông với giá trị 29.511.505 đồng. Nợ TK 627 29.511.505 Có TK 334 29.511.505 Xuất nguyên liệu phục vụ phân xường sản xuấ cọc vuông với giá trị 33.773.160 đồng. Nợ TK 6272.0.002 33.773.160 Có TK 1520 33.773.160 Cuối tháng chi phí sản xuất kết chuyển toàn bộ chi phí để tính giá thành sản xuất Cọc ống và cọc vuông lần lượt là 206.485.151 đồng và 63.284.665 đồng Nợ TK 154 269.769.816 Có TK 627(cọc ống) 206.485.151 Có TK 627(cọc vuông) 63.284.665 Tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Do công ty tập hợp chi phí theo phuông pháp trực tiếp với từng dối tượng chịu chi phí( là các công trình), việc ghi chép ban đầu và tập hợp số liệu từ các chứng từ gốc theo từng đối tượng có liên quan và ghi trực tiếp theo đúng đối tượng đó nên việc tập hợp chi phí cuối kỳ khá đơn giản. Tổng hợp chi chí nguyên vật liệu trực tiếp bằng cách tổng hợp các chi phí đã tập hợp bên nợ TK 621. Tổng hợp chi chí nhân công trực tiếp bằng cách tổng hợp các chi phí đã tập hợp bên nợ TK 622. Tổng hợp chi chí sản xuất chung bằng cách tổng hợp các chi phí đã tập hợp bên nợ TK 627. Sau đó kết chuyển vào TK 154(hạch toán cho từng công trình) ĐVT: đồng Công trình bê tông đúc sẳn cọc ống Nợ TK 154 2.646.466.969 Có TK 621 2.343.471.253 Có TK 622 96.510.565 Có TK 627 206.485.151 Công trình bê tông đúc sẳn cọc vuông Nợ TK 154 3.786.085.922 Có TK 621 3.395.115.257 Có TK 622 327.686.000 Có TK 627 63.284.665 Cuối kỳ tài khoản 154 được kết chuyển vào TK 632 để tính giá thành Nợ TK 632(công trình đúc sản cọc ống) 2.646.466.969 Có TK 154 2.646.466.969 Nợ TK 632(công trình đúc sản cọc vuông) 3.786.085.922 Có TK 154 3.786.085.922 khi công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng (giá vốn) kế toán sẽ ghi Nợ TK 632 6.432.552.891 Có TK 154 6.432.552.891 Tổng hợp chi phí của công ty. Công ty sử dụng tài khoản 154 “ Chi phí sản xuất dở dang ” để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các khoản phát sinh trong kỳ chi phí NCTT, SXC, NVLTT, giá trị vật liệu và các khoản chi phí ngoài chế biến để tính giá thành. Căn cứ vào sổ Nhật ký chung kế toán định khoản như sau: Kết chuyển toàn bộ chi phí sản nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK154 Nợ TK621 ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CUỐI KỲ TẠI CÔNG TY Do đặt điểm xây dựng có tính đơn chiết, quy trình sản xuất khá phức tạp, hời gian thi công dài nên việc thi công thanh toán cũng đa dạng. Ở công ty Bê tông, do việc bàn giao thanh toán của công trình hoàn thành toàn bộ, tổng cộng chi phí sản xuất từ khi khởi công đến thời diểm xác định chính là chi phí sản xuất dở dang thực tế. CPSXKDDD = CPNVLTT + CPNCTT + CPSXC Công thức : PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY Công ty bê tông thi công các công trình theo hợp đồng, công trình hoàn thành sẽ bàn giao ngay cho khách hàng khi đó sẽ xác định được doanh thu và giá thành của công trình chính là doanh thu của công trình đó. Do công ty tập hợp chi phí theo phương pháp ghi trực tiếp, ngoài khoản mục chi phí sản xuất còn khoản mục chi phí sản xuất chung để tính giá thành. Nhờ đó giá thành của công ty bao gồm tổng chi phí phát sinh của TK 154(chi phí sản xuất kinh doanh dở dang). MỞ GHI SỔ VÀ KHÓA SỔ KẾ TOÁN TÀI KHOẢN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP (TK 621) CHƯƠNG III NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẬN XÉT Nhận xét chung về tình hình hoạt động của công ty. Công ty thực hiện thi công các công trình theo hợp đồng, chi phí phát sinh được tập hợp theo phương pháp trực tiếp, đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành và các công trình, thời gian thi công. Về công tác hạch toán chi phí và tính giá thành theo từng công trình, hạn mục công trình, áp dụng theo phương pháp tính giá thành trực tiếp vào thi công trình thực hiện. Nhờ vậy, giá thành thực tế thi công các công trình của công ty là toàn bộ chi phí thực tế bỏ ra để hoàn thành. Quá trình tập hợp và chi phí tính giá thành sản phẩm của công ty tương đối dễ dàng và phù hợp với khái niệm của công ty. Việc xác định những đối tượng tập hợp chi phí sản xuất giúp cho việc tổ chức công tác kế toán, chi phí từ khâu ghi chép ban đầu đến khâu tổng hợp số liệu tính toán phân bổ chi phí sản xuất để xác định giá thành sản xuất và lập báo cáo tài chính một cách nhanh chống kịp thời. Các chi phí sản xuất tập hợp cho từng đối tượng cụ thể rõ ràng, giúp cho việc tính giá thành được nhanh và chính xác. Điều kiện thuận lợi Các hoạt động tài chính chuyển tiếp với khối lượng lớn. Máy móc thiết bị đồng bộ, đẩu tư công nghệ mới. Quy trình công nghệ cao, chất lượng tốt góp phần hạ giá thành sản phẩm. Các công trình góp phần làm tăng doanh thu. Đội ngũ công nhân lành nghề, tích cực làm việc, bộ phận kỹ thuật có chuyên môn cao. Do yêu cầu thị trường ngày càng phát triển, tạo ra môi trường đầu tư phát triển kinh doanh bê tông thương phẩm, bê tông đúc sẵn. Tình hình kinh tế chính trị, xã hội nhìn chung diễn biến rốt. Trung ương và tỉnh ngày càng quan tâm nhiều hơnđến các doanh nghiệp bằng các chính sách ưu đãi và đãi ngộ. Công ty ngay từ đầu đã có những công trình chuyển tiếp nên không bị thiếu việc. Khó khăn Giá cả nguyên vật liệu trên thị trường có nhiều biến động ảnh hưởng đến giá thành và doanh thu của công ty. Kết quả đạt được Kết quả thực hiện các chỉ tiêu và công ăn việc làm đã tạo nên những tín hiệu lạc quan mới.Tuy chưa phãi toàn diện nhưng công ty đã thực hiện mục tiêu khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh để làm tiền đề và tìm ra định hướng phát triển. Nhân xét về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty thực hiện thi công các công trình theo hợp đồng, chi phí phát sinh được tập hợp theo các phương pháp trực tiếp, đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là các công trình, thời gian thi công phù hợp với đặc thù công ty. Về công tác hạch toán chi phí và giá thành theo công trình, hạn mục công trình, áp dụng theo phương pháp tính giá thành trực tiếp và công nhân thực hiện. Như vậy, giá thành thi công các công trình của công ty là toàn bộ chi phí bỏ ra để hoàn thành. Quá trình tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm của công ty tương đối dễ dàng và phù hợp với khái niện công ty.Việc xác định những đối tượng tập hợp chi phí sản xuất giúp cho công việc tổ chức công tác kế toán, chi phí khâu ghi chép ban đầu đến khâu tổng hợp số liệu tính toán phân bổ chi phí sản xuất để xác định giá thành sản xuất và lập báo cáo tài chính một cách nhanh chóng kịp thời. Các chi phí sản xuất tập hợp cho từng đối tượng cụ thể rõ ràng, giúp cho việc đánh giá được nhanh chóng và chính xác. 3. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty mua nguyên vật liệu, nhiên liệu, vật tư phải tính vào công cụ dụng cụ chờ nhập kho, khi có nghiệp vụ bán hàng cho khách hàng hoặc xuất vật liệu cho thi công thì bộ phận kế toán sẽ tiến hành lập phiếu xuất kho, lúc này công ty xuất vật liệu cho việc thi công các công trình. Giá xuất kho là giá nhập trước (FIFO). Tức là những nguyên vật liệu mà công mua về nhập kho trước thì khi xuất nguyên vật liệu cho các công trình sẽ được trước và xuất dần cho đến nguyên vật liệu nhập lần sau. Thuân lợi và dễ dàng việc quản lý xuất nhập tồn, tránh được tình trạng ứ động nguyên vật liệu cũ gây hư hại, mất phẩm chất lãng phí. Do khái niệm của ngành xây dựng nói chung cũng như tại công ty nói riêng, trong các loại chi phí sản xuất thì thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao nhất trong kết cấu giá thành công trình hoàn thành, nên việc hạch toán một cách chính xác và đầy đủ nguyên vật liệu thực tế tiêu hao trong quá trình sản xuất hy thi công và tìm biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu và điều cần thiết trong điều kiện phải đảm bảo chất lượng công trình hoàn thành và khoản chi phí này có ảnh hưởng đến việc tăng ,giảm giảm giá thành. Vì thế, công ty đã xây dựng được định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho mình, ngoài ra công ty còn tổ chức tốt được các khâu thu mua và bảo quản vật tư, nhất là nguồn hàng cung cấp vật tư tạo điều kiện ổn định giá đầu vào sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp Khoản mục chi phí này chính là khoản mục chi phí nhân công thuê ngoài.nhân công thuê ngoài và nhân công trực tiếp tham gia thực hiện thi công nhưng công ty không trả lương theo hợp đồng nhân công mà trả lương theo hợp đồng thởi vụ. Chi phí nhân công thuê ngoài chính là khoản tiền mà công ty phải trả cho công nhân thuê ngoài lảm việc. Khoản thanh toán chi phí nhân công này được hạch toán vào tài khoản Nợ TK 622 Có TK 111 Khoản mục này cũng không bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Chi phí sản xuất chung Ở khoản mục chi phí này, công ty không hạch toán chi phí máy thi công và TK623 riên mà hạch toán vào TK 627, vì hầu hết các chi phí phát sinh ở khoản mục này điều này phục vụ cho việc chạy máy thi công. Khoản mục chi phí bao gồm: Lương công nhân lau máy thi công, các khoản chi phí khấu hao, chi phí sữa chữa lớn, chi phí sữa chữa máy thi công của công ty. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tập hợp chi phí và tính giá thành thực hiện 6 tháng với năm báo cáo. Nhìn chung, công tác quản lý giá thành qua các năm có khoa học, chính xác và kịp thời. Qua đó, xác định được mục tiêu phấn đấu để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao. Tóm lại, những nhận xét trên là một số mặt nổi bật của công ty. Tuy nhiên, công ty vẫn còn một số vướng mắt và một số vấn đề mà công ty cần quan tâm hơn nữa, chắc chắn sẽ tác động tốt hơn đến công tác giá thành của công ty. II. KIẾN NGHỊ Qua thời gian thực tập tại công ty, với kiến thức đã học còn hạn chế, song vì mục đích duy nhất là được góp ý kiến của mình cho sự phát triển cua công ty,em xin được trình bày một số nội dung kiến nghị như sau: Về công tác hạch toán giá thành Nhìn chung, thực tiễn về cách thức tập hợp chi phí sản xuất và tinh1 giá thành sản phẩm tại công ty, trên cơ sở pháp lý đối chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn thì có sự khác biệt. Song, cách thức hạch toán này phù hợp với tình hình thực tế của công ty, gọn nhẹ, dễ làm, dễ kiểm tra, không vi phạm những quy định chung về kế toán của bộ tài chính, tính chính xác và pháp lý vì thế công ty nên phát huy hơn nữa phương pháp này. Về công tác vật tư, nhiên liệu Nguyên vật liệu sử dụng để xây dững các công trình, hạng mục công trình chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành. Vì vậy, việc phấn đấu giảm chi phí nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn đối với việc tiết kiệm vật tư. Chi phí nguyên vật liệu nằm trong giá thành do có số lượng nguyên vật liệu tiêu hao và giá cả vật liệu cũng ảnh hưởng đến giá thành của công trình, công ty cần tham gia xây dựng định mức têu hao nguyên vật liệu chuẩn và chính xác, tham gia xây dựng giá kế hoạch nguyên vật liệu, định mức tự nhiên trong quá trình vận chuyển, bảo quản,... Những tổn thất xảy ra vượt ngoài định mức sử dụng nguyên vật liệu. Giá cả nguyên vật liệu còn phụ thuộc vào hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu mà phòng sản xuất vật tư ký kết với đơn vị cung cấp, cần phải lựa chọn ngay từ đầu về nguồn nguyên vật liệu, địa điểm giao hàng, thời hạn cung cấp, giá mua, pương pháp đống gói, phương tiện vận chuyển, bốc dỡ, ngoài ra còn phải dự toán về tình hình biến động cung cấp giá cả vật tư trong thị trường trong thời gian tới để có phương pháp xữ lý kịp thời. Vì đây là bộ phận chủ yếu cấu thành nên sản phẩm, nên quản lý ở khâu này cần chặt chẽ tránh dược các lãnh phí, khi đưa vào sản xuất sẽ giảm được giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh. Tổ chức khâu này tương đối tốt công ty cần phát huy hơn nữa các mặt sau: Công ty đã phấn đấu xây dựng tốt định mức têu hao nguyên vật liệu qua các năm, tuy nhiên công ty cần phải tiết kiệm hơn nữa các tiêu hao này những vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đối với tình hình biến động giá cả trên thị trường: Bộ phân quản lý vật tư cần thường xuyên nắm bắt các thông tin để kịp thời điều chỉnh các kế hoạch sản xuấ sản phẩm trong kỳ. Về công tác chi phí sản cuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến việc tổ chức quản lý và phục hồi ở đội, tổ chức sản xuất như công ty Bê tông Ticco thì lại bao gồm: hi phí sử dụng máy thi công, chi phí khấu hao cơ bản, chi phí tiền lương, thợ máy, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho máy sữa chữa máy thi công và các chi phí bằng tiền khác phuc vụ máy thi công. Tuy nhiên máy móc thiết bị cũng ảnh hưởng dến việc tính giá thành sản phẩm của công ty. Do đó, việc thay thế máy nóc thiết bị cũ hư hỏng, bổ sung máy móc thiết bị mới hiện đại phù hợp với nhu cầu thực tế hiện nay. 4.Kiến nghị một số biện pháp hạ giá thành Nền kinh tế thị trường cạnh tranh là con đường tất yếu giúp công ty khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Do đó, công tác Marketing mở rộng thị trường là không thể thiếu được trong kế hoạch sản xuất kinh doanh trong công ty. Ngoài ra, đôi với chi phí nguyên vật liệu trong doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nên tiết kiệm vật tư là cần thiết, tiết kiệm ở đây không có nghĩa là cắt xén, mua nguyên vật liệu kém chất lượng mà thực chất là xuất dùng đúng việc, không lãng phí, bừa bãi, có kế hoạch đảm bảo rõ ràng, tránh mất mát, hư hỏng cũng như giảm chất lượng vật tư. Côn ty nên cử một số cán bộ có năng lực, trung thực nhạy bén, chuyên viên nghiên cứu về thị trường vật tư bởi việc cung ứng vật tư phụ thuộc rất nhiều về tình hình biến động của thị trường. Yếu tố chi phí vận chuyển vật tư cũng như cần quan tâm, công phải có kế hoạch vận chuyển sao cho có hiệu quả, tránh vận chuyển nhiều hư hỏng, hao hụt, trường hợp phải thuê xe ngoài thì nên thuê xe phù hợp với nhu cầu vận chuyển. Bên cạnh đó, việc tìm nguyên vật liệu để sử dụng hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và giá cả phù hợp với yêu cầu của công trình cũng nên được quan tâm. Do đó để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất cần: Nên chọn nguồn nguyên vật liệu có chất lượng cao để đảm bảo phù hợp với sản phẩm đượcchế biến. Khâu mua nguyên vật liệu Đào tạo đội ngũ nhân viên điều khiển máy móc thành thạo để giảm tiêu hap nguyên vật liệu. Đồng thời, khuyến khích các sáng kiến làm giảm tiêu hao nguyên vật liêu. Công nhân thi công các công trình của công ty chủ yếu là lao động thuê ngoài. Do đó, công ty phải theo dõi, quản lý chặt chẽ về mặt số lượng lẫn chất lượng.Công tác quản lý công nhân cần phải có khoa học, biết dùng đúng người, đúng việc sẽ góp phần nâng cao năng suât lao động, chất lượng công trình và xay dựng thời gian hợp lý. Cần áp dụng các biện pháp như: Hoản thiện công tác tuyển dụng công nhân có tay nghề cao, phẩm chất đạo đức tốt, sức khỏe đầy đủ,... Tăng cường đào tạo có tay nghề cao. Bố trí sắp xếp lao động hợp lý, phù hợp với tay nghề của công nhân. Quan tâm, cải thiện môi trường làm việc tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong quá trình làm việc của công nhân. Coi trọng khâu tổ chức tiền lương, có chế độ khen thưởng đối với công nhân có thành tích tốt, làm việc tích cực, thường xuyên phát động phong trào thi đuatăng năng suất trong công việc. Tự động hóa máy móc thiết bị để làm giảm chi phí cũng như làm tăng năng suất lao động. Bên cạnh những giải pháp trên, công ty cần phải giảm những chi phí cần thiết đến mức tối thiều như: Thường xuyên kiểm tra sửa chửa dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị định kỳ tránh tình trạng tạm ngưng sản xuất do hư hỏng, phải thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất khi xảy ra do tổn thất, để nâng cao ý thức trách nhiệm đối với nhân viên phân xưởng. Thay thế máy móc, thiết bị bi cũ lỗi thời bằng máy nóc thiết bị mới để tiết kiệm nhiên liệu, điện năng tiêu thụ. Hợp lý hóa các chi phí trong quản lý nhất là chi phí điện thoại, công tác phí, tiếp khách, văn phòng phẩm, vật dụng phân xưởng.... Tuy nhiên việc tiết kiệm chi phí cũng gắn liền với nâng cao chất lượng sản phẩm. Có như vậy công tác tiết kiệm chi phí và đảm bảo giá thành sản phẩm mới mang lại hiệu quả kinh tế. KẾT LUẬN Tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm là vấ đề trọng tâm của công tác kế toán. Nó giúp bộ máy quản lý của công ty thường xuyên nắm bắt định mức vật tư, chi phí lao động ở từng bộ phận, phát hiên kịp thời các khả năng tiềm tàngđể hạ giá thành sản phẩm một cách có co sở khoa học. Trên thị trường hiện nay, vấn đề cạnh trnh đặt ra là rất gay gắt, giải quyết vấn đề hạ giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm có được lợi nhuận là một vấn đề hết sức nang giải của công ty, doanh nghiệp. Nhưng để có được lợi nhuận, sản phẩm đạt chất lượng và sản phẩm cạnh tranh trên thị trường, điều quan trọng là các công ty, doanh nghiệp là phải xác định giá bán cho hợp lý. Vì các lý do trên, công tác hạch toán sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu quan trọng nhất trong công tác kế toán của công ty. Nhìn chung công ty hạch toán chi phí và tính giá thành được triển khai hợp lý, việc tổ chức ghi chép, xử lý thông tin, hạch toán đầy đủ các yếu tố chi phí sản xuất váo giá thành phù hợp với đặc điểm riêng của công ty. Trên cơ sở vừa nghiên cứu vừa đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế đã giúp cho em hiểu biết nhiều kinh nghiệm quý báo hơn. Mặc dù vốn kiến thức trang bị từ trường giúp nhiều cho em khi thực tập. Tuy nhiên thời gian thực tập vừa qua, em hiểu thêm rằng trên thực tế có một số nghiệp vụ, cách hạch toán, cách ghi sổ rất khác so với lý thuyết, đơn giản hơn, gọn nhẹ hơn nhưng vẫn đạt hiệu quả cao làm không ảnh hưởng gì đến báo cáo tài chính của công ty. Do đó, lý thuyết vẫn là nền tảng cho thực tiễn. Công ty tổ chức bộ máy kế toán tập trung nên rất thuận lợi trong công việc kiểm tra hoạt động thực hiện thi công các công trình, bộ máy kế toán đơn giản, gọn nhẹ, có trang bị phục vụ cho công tác kế toán khá hiện đại tạo điều kiện cho bộ máy kế toán làm việc có hiệu quả và năng suất cao giúp cho công tác lập báo cáo tài chính, công tác kiểm toán được nhanh chóng, thuận tiện và chính xác. PHỤ LỤC MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ tài chính, Hướng dẫn sữa đổi – bổ sung chế độ kế taon1 doanh nghiệp, NXB Lao động, TPHCM, 2010 Bộ Công Thương, Chế Độ Kế Toán áp dụng tại Công Ty TNHH Bê Tông TICCO PGS.TS Võ Văn Nhị, Hướng dẫn thực hành chế độ kế toán mới, NXB Thống kê, Hà Nội TS. Bùi Văn Dương, Kế toán tài chính, NXB Thống kê, Hà Nội Các chuyên đề tốt nghiệp của khóa trước Trang web:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxsuong_2498(1).docx
Luận văn liên quan