Luận văn Khảo sát hiệu quả bổ sung chất chống mốc cmvào thức ăn cá tra (pangasianodon hypophthalmus) và cá rô phi (oreochromis niloticus)

Trong quá trình nuôi thức ăn được quản lý chặt chẽ, cho cá ăn theo nhu cầu, hạn chếthức ăn dưthừa. Do đó, thức ăn cung cấp cho cá chính là lượng thức ăn mà cá thực sự ăn vào. Kết quảhệsốFCR trong thí nghiệm không quá cao và có thểchấp nhận được. Mặc khác, thức ăn chứa hàm lượng đạm (35%) thích hợp cho cá tăng trưởng nên cá sửdụng thức ăn đạt hiệu quảcao.

pdf42 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2921 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát hiệu quả bổ sung chất chống mốc cmvào thức ăn cá tra (pangasianodon hypophthalmus) và cá rô phi (oreochromis niloticus), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống (cỡ 14 – 17 g) là 35,5 – 37,6%. Cũng có tác giả cho rằng hàm lượng đạm 42% sẽ làm cho cá tăng trưởng tối đa, nhưng cá tăng trưởng chậm và có phần không tăng khi hàm lượng đạm vượt quá 45% (được trích bởi Trần Bình Tuyên, 2000). 3 Trong thức ăn nếu hàm lượng chất đạm không đủ để cung cấp cho nhu cầu cơ thể thì cá sẽ chậm lớn, ngừng tăng trưởng thậm chí có thể giảm khối lượng. Nhưng ngược lại nếu thức ăn có hàm lượng chất đạm quá cao so với nhu cầu thì tỷ lệ tiêu hóa của chất đạm và các chất khác bị giảm (Phạm Minh Thành, 2001). Điều này cho thấy trong công thức thức ăn có hàm lượng chất đạm quá cao sẽ làm giá thành thức ăn cao và lãng phí không cần thiết. Bảng 2.1 Nhu cầu đạm của một số loài cá Loài cá Trọng lượng Nguồn đạm Đạm tối ưu (%) Tác giả Cá nheo Mỹ I. punctatus 7 g Đạm trứng gà 32-36 Garling(1976) 69 g Bột thịt, bột huyết, bột xương 26-32 Robinson, 1999 Cá tra bần P. kunyit 2-8 14-22 Bột cá 40 35 Phương và ctv, 2000 Cá tra P.hypophthalmus 2-3 Bột cá/bột đậu nành 38 Hiền và ctv, 2004 5-6 Bột cá 32.2 Hùng và ctv, 2000 Cá basa P. bocourti 2-3 Bột cá/bột đậu nành 35 Hiền và ctv, 2004 5-6 Bột cá 27.8 Hùng và ctv, 2000 16-17 36.7 75-81 Bột cá/bột huyết (2:1) 34.9 Phương, 1998 Cá hú P. conchophilus 2-3 Bột cá/bột đậu nành 48 Hiền và ctv, 2004 6.5 Bột cá 37.9 Liêm và ctv, 2000 Cá rô đồng 2-3 Bột cá, đậu nành 32 Hiền và ctv, 2004 Rô phi T. aurea Casein+albumin 36 Winfree (1981) Nguồn: Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004 @ Nhu cầu chất bột đường Chất bột đường chủ yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể, khi thừa sẽ tích lũy chất béo, dạng Glycozen, khi đủ sẽ tiết kiệm được chất đạm (Phạm Minh Thành, 2001). Đây là nguồn nguyên liệu rẻ tiền, nếu chúng ta phối hợp trong công thức thức ăn với tỷ lệ thích hợp sẽ làm giảm được giá thành thức ăn. Trong cùng một giống Pangasius nhưng giữa hai loài cá tra và cá basa thì cá basa sử dụng chất bột đường trong thức ăn cao hơn. Theo Lê Thanh Hùng và ctv, (2000) thì cá basa có khả năng sử dụng chất bột đường trong thức ăn cao đến 40%, trong khi cá tra chỉ có 20% (trích bởi Dương Thúy Yên, 2003). 4 Wilson và Morcau (1996) đề nghị cá nheo Mỹ có thể sử dụng hiệu quả chất bột đường trong thức ăn từ 20–30% và đây có thể xem là mức chất bột đường thích hợp cho các loài cá trơn khác (trích bởi Dương Thúy Yên, 2003). @ Nhu cầu chất béo Theo Trule và ctv (1993) trong khẩu phần ăn của cá nheo, lượng chất béo thích hợp dao động ở mức cao, khoảng 15% (trích bởi Mai Viết Thi, 1998). Kết quả thí nghiệm cá basa (cỡ 17 –19g) cho thấy nghiệm thức có chứa 100% chất béo thì cá tăng trưởng thấp nhất còn nghiệm thức 75% chất bột đường + 25% chất béo thì cho kết quả cao nhất (Mai Viết Thi, 1998). Bảng 2.2 Mức sử dụng tối đa chất béo trong thức ăn trên một số loài cá Giống loài % chất béo thức ăn Giống loài % chất béo thức ăn Chép Rô phi Cá trơn Mỹ Cá trê phi Cá tra 12-15 < 10 7-10 7-10 4-8 Cá hồi Cá chẽm Cá mú Cá vền biển Cá bơn Atlantic 18-20 13-18 13-14 12-15 <15 Nguồn: Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn (Trần Thị Thanh Hiền, 2004) 2.2 Đặc điểm dinh dưỡng và thức ăn cho cá rô phi 2.2.1 Hệ thống phân loại cá rô phi Theo Khoa và Hương (1993), cá rô phi thuộc hệ thống phân loại như sau: Ngành: Chodarta Ngành phụ: Vertabrata Lớp: Osteichthyes Bộ: Perciformes Họ: Cichlidae Giống: Oreochromis Loài: Oreochromis niloticus Hình 2.2 Hình dạng bên ngoài của cá rô phi 5 2.2.2 Tập tính ăn Tất cả các loài rô phi điều có tính ăn tạp, khi còn nhỏ, cá rô phi ăn động vật phù du (tảo và động vật nhỏ) là chủ yếu (cá 20 ngày tuổi, kích thước khoảng 18mm). Khi cá trưởng thành ăn mùn bã hữu cơ lẫn các tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng, côn trùng, thực vật thủy sinh. Tuy nhiên trong nuôi công nghiệp cá cũng ăn các loại thức ăn chế biến từ cá tạp, cua, ghẹ, ốc, bột cá khô, bột bắp, bột khoai mì, bột lúa, cám mịn, bã đậu nành, bã đậu phộng. Trong thiên nhiên cá thường ăn từ tầng đáy có mức sâu từ 1-2m. Ngoài ra rô phi còn có khả năng sử dụng trực tiếp những loại thức ăn do con người cung cấp như cám, tấm, các loại rong bèo (bèo tấm, bèo hoa dâu ...). Đây là đặc điểm rất thuận lợi cho nghề nuôi cá. 2.2.3 Nhu cầu dinh dưỡng cá rô phi @ Nhu cầu Chất đạm Nhu cầu đạm của cá dao động trong khoảng từ 25-55%, trung bình 35%. Nhu cầu đạm tối ưu của một loài nào đó phụ thuộc nguồn nguyên liệu làm thức ăn (tỷ lệ đạm và năng lượng, thành phần acid amin và độ tiêu hoá đạm), giai đoạn phát triển của cơ thể, các yếu tố bên ngoài khác. Khi động vật thủy sản sử dụng thức ăn không có đạm thì cơ thể giảm khối lượng, bởi vì chúng sẽ sử dụng đạm của cơ thể để duy trì các chức năng hoạt động tối thiểu của cơ thể để tồn tại. Trái lại, nếu thức ăn được cung cấp quá nhiều đạm thì đạm dư không được cơ thể hấp thu để tổng hợp đạm mới mà sử dụng để chuyển hoá thành năng lượng hoặc thải ra ngoài. Thêm vào đó, cơ thể còn phải tốn năng lượng cho quá trình tiêu hoá đạm dư thừa, vì thế sinh trưởng của cơ thể giảm. Theo Winfree (1981) nhu cầu đạm tối ưu cho cá rô phi là 36% (Trần Thị Thanh Hiền, 2004). @ Nhu cầu chất béo Nhu cầu chất béo của động vật thủy sản được xác định dựa vào nhu cầu về năng lượng. Đối với cá, hàm lượng chất béo thay đổi tuỳ theo loài, tuy nhiên mức đề nghị là 6-10%. Mức sử dụng tối đa chất béo trong thức ăn cho cá rô phi là <10%. Đối với các acid béo thiết yếu, nhu cầu của cá rô phi là 0,5-1% 18:2n-6 (Bùi Quang Tề, 2003). @ Nhu cầu năng lượng Năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Được cung cấp từ thức ăn hay những nguồn dự trữ năng lượng của cơ thể. Động vật thủy sản là một trong những động vật chuyển hóa năng lượng từ thức ăn để xây dựng cơ thể hiệu quả nhất (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004), do động vật thủy sản là động vật biến nhiệt và sống trong môi trường nước, có khả năng thải trực tiếp amonia ra môi trường ngoài (85% tổng số N2 thải ra),...nên ít tiêu hao năng lượng để duy trì 6 thân nhiệt, cho sự duy trì thăng bằng cơ thể và vận động, không phải tốn năng lượng để chuyển hóa amonia thành ure hay acid uric, ... Năng lượng lấy từ thức ăn bị mất khoảng 1/3 do quá trình bài tiết (trong phân, những phần không tiêu hóa được, nước tiểu và bài tiết qua mang), 1/3 năng lượng dùng cho các hoạt động của cơ thể và 1/3 còn lại dùng cho sinh trưởng. Các giá trị này thay đổi tùy thuộc vào mức độ cho ăn và khả năng tiêu hóa thức ăn của cá (Trần Thị Thanh Hiền, 2004). Giống như các loại cá khác, cá rô phi cũng cần 10 loại axít amin thiết yếu. Chúng tiêu hoá cácbon hyđrat tốt hơn cá chép và cá trê phi. Việc cung cấp nhiều loại cácbon hyđrat và lipit có tác dụng tăng hiệu quả của protein trong chế độ ăn, với mức protein chiếm 18 - 22%. Bảng 2.3: Một số yêu cầu dinh dưỡng của cá rô phi Chỉ tiêu Kích cỡ cá / % của chế độ ăn 1-10g 10-100g >100g Protein 34-36% 28-30% 20-25% Lipid (%) 6%-10% Protein/năng lượng 103mg/Kcal Axit béo thiết yếu 1,0% (18:2n-6 hoặc 20:4n-6) trong cá Tilapia.zilli 0,5% (18:2n-6) trong Oreochromis.niloticus Cacbon hyđrat 50% đối với cá rô phi lai Nguồn :Asian Aquaculture Magazine 1,2/2003 2.3 Các chất bổ sung vào thức ăn 2.3.1 Khái niệm Chất bổ sung vào thức ăn là những chất không nhất thiết phải có trong thức ăn, tuy nhiên nếu đưa thêm nó vào thức ăn sẽ làm gia tăng năng suất tích lũy hơn bình thường, từ đó làm nâng cao khả năng chuyển hóa và hiệu quả sử dụng thức ăn, hoặc nó có tác dụng bảo vệ thức ăn tránh oxy hóa, tránh nấm mốc tốt hơn, đề phòng bệnh cho vật nuôi. 2.3.2 Vitamin Nhu cầu vitamin cho động vật thủy sản đã được một số tác giả nghiên cứu và đề ra mức thích hợp cho từng đối tượng thủy sản. Tuy nhiên, nhu cầu vitamin chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố: kích cỡ và giai đoạn phát triển của đối tượng nuôi, các yếu tố môi trường nuôi, mối tương tác với các thành phần dinh dưỡng khác và đặc biệt là quá trình chế biến và bảo quản. Vitamin có vai trò quan trọng trong thành phần dinh dưỡng của động vật thủy sản. Vitamin chiếm một lượng rất nhỏ từ 1-2% trong thức ăn nhưng có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất của cơ thể và chi phí có thể lên đến 15% trong khẩu phần ăn. Khả năng tổng hợp 7 vitamin của động vật thủy sản là rất kém hoặc không có. Chính vì vậy việc bổ sung vitamin vào trong thức ăn là cần thiết và thường xuyên. Nhu cầu vitamin chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: kích cỡ và giai đoạn phát triển, yếu tố môi trường, tập tính dinh dưỡng,… Theo Shiau và Jan (1992), nếu thiếu vitamin C cá rô phi sẽ giảm hàm lượng khoáng, mất sắc tố ở da, tổn thương da, mất vẩy, xuất huyết da và vây. Cá rô phi kích cỡ 1,1g có nhu cầu vitamin 79 mg/kg (Shiau và Jan, 1992). Hầu hết các vitamin bị biến chất bởi nhiệt độ. Để giảm sự hao hụt vitamin trong quá trình chế biến thức ăn người ta pha dung dịch “lipid – vitamin” và phun áo ngoài bề mặt của viên thức ăn sau khi gia nhiệt (Trần Thị Thanh Hiền, 2004). Giống như các loại cá khác, cá rô phi cũng cần 10 loại axít amin thiết yếu. Rất khó xác định những vitamin và khoáng chất thích hợp trong chế độ dinh dưỡng của cá rô phi. Do cá rô phi có thói quen ăn uống đa dạng nên yêu cầu về chế độ ăn của chúng cũng rất linh hoạt. 2.3.3 Chất khoáng Muối khoáng là những chất vô cơ rất cần thiết đối với cá để chúng xây dựng nên cấu trúc bộ xương của cơ thể và giúp duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu giữa dịch cơ thể với môi trường ngoài. Đối với động vật hiện nay người ta xác định 6 nguyên tố khoáng đa lượng và 16 nguyên tố vi lượng là cần thiết cho cơ thể động vật (Trần Thị Thanh Hiền, 2004). Đến nay người ta đã xác định được 11 nguyên tố cần thiết cho cá trơn bao gồm 4 khoáng đa lượng (Ca, Mg, P, K) và 7 khoáng vi lượng (Fe, Pb, Cu, Mn, I, Co, Se). Cá có thể hấp thu một số muối khoáng từ môi trường ngoài. Theo Robinson (1986) (trích bởi Dương Thúy Yên, 2000) cá nheo Mỹ có thể hấp thu canxi từ môi trường nước đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Trong một số nguyên liệu làm thức ăn cho cá trơn có nhiều magie, natri, kali và chloride cung cấp đủ nhu cầu. Riêng Canxi và Phospho thường được bổ sung vào thức ăn với tỷ lệ 1:1 hoặc 2:1. Để tránh hiện tượng thiếu muối khoáng, các nhà sản xuất và nghiên cứu thường bổ sung premix khoáng với lượng từ 1-3% trong thức ăn. 2.3.4 Chất chống oxy hóa Sự oxy hóa các thành phần của thức ăn và thức ăn thành phẩm làm giảm đáng kể giá trị dinh dưỡng của chúng. Kết quả cuối cùng là sự mất mát giá trị dinh dưỡng, sự suy yếu sức khỏe của vật nuôi, giảm hiệu quả nuôi và tăng giá thành sản phẩm. Có thể giảm tác hại của phản ứng oxy hóa nhờ các hợp chất chống oxy hóa, các chất này làm ngưng phản ứng oxy hóa và nhờ đó kiểm soát được sự mất mát của giá trị dinh dưỡng. Sự bảo vệ của chất chống oxy hóa giúp vật nuôi nhận được thức ăn có chất lượng đã được các nhà máy dinh dưỡng tính toán. Chất chống oxy 8 hóa là những hợp chất hóa học làm trễ sự bắt đầu và chậm tốc độ oxy hóa chất béo trong thức ăn. Các chất chống oxy hóa như: Vitamin E, Ethoxyquin, Butypated Hydroxy Anisole (BHA), Butypated Hydroxy Toluen (BHT), Propyl Gallate và Tertiary Butyl Hydroquinon là những chất chống oxy hóa tổng hợp khác nhau được dùng trong thương mại. Chúng được bán dưới dạng chất phụ gia vào thức ăn. Các chất khoáng như acid citric, phosphoric acid hoặc EDTA cũng thích hợp. Chúng sẽ hạn chế sự oxy hóa bởi kim loại. Nếu phối hợp cả 2 nhóm trên sẽ cho hiệu quả tốt hơn sử dụng riêng lẻ. 2.4 Các độc tố trong thức ăn 2.4.1 Các độc tố có sẵn Các chất có trong thức ăn có thể gây hại đến con người, vật nuôi như: - Thuốc trừ sâu - Thuốc kháng sinh - Nhiễm các kim loại nặng như: Chì, Kẽm, Thủy ngân, Asen - Những chất cho thêm vào thực phẩm: chất màu, chất làm trắng, các chất bảo quản, chất chống thối hoa quả, các chất chống oxy hoá, các chất làm sạch nước uống, các chất ngọt và hormon trong thịt. (Wolfdietrich Eichler, 2001) - Chất độc trong thân củ, hạt dùng làm thức ăn (Hội Chăn Nuôi Việt Nam, 2004) Trong sắn, một số cây họ đậu, mận, đào và măng tươi có Axit xyanhhydric – HCN Trong hạt bông, có Gôtxipôn (đặc tính đặc trưng của họ phenol và andehyt thơm) Mimosin (3hydroxy-4pyridin, aminopropionic axit là loài axit amin tự do trong lá, hạt cây keo đậu) Cumarin: do rệp phá hoạt cây keo đậu 2.4.2 Các độc tố phát sinh trong quá trình bảo quản Chất gây ngộ độc thịt do loại vi khuẩn Clostridium Botulium gây ra Những độc tố ảnh hưởng tới thức ăn cho vật nuôi có liên quan tới nấm mốc được gọi là Mycotoxin, chúng tồn tại và phát triển ở bất cứ nơi nào có cacbohyrate, ẩm độ hơn 14%, nhiệt độ và oxy thích hợp. Aflatoxin là Mycotoxin được quan tâm nhiều nhất, nó gây nhiễm độc lập tức và có khả năng gây ung thư, làm tổn thương máu, gan, thận, hệ thần kinh, rối loạn chức năng sinh dục, đẻ non, viêm cơ quan sinh sản, viêm da, da vàng, rụng lông (Tôn Thất Sơn, 2005). Độc tố nấm mốc là một trong những mối nguy trong công nghiệp thức ăn gia súc. Việc phòng chống sự hình thành độc tố nấm mốc thông qua quản lý tốt trong quá trình nuôi là rất quan trọng. Phương pháp hữu hiệu để hạn chế độc tố nấm mốc là sử dụng các chất chống mốc. Chúng giúp ngăn cản sự phát triển của nấm mốc hình thành độc tố nấm mốc. 9 Độc tố nấm mốc là chất hóa học bền nhiệt (fumosinin có thể chịu được nhiệt độ 200oC) và áp suất cao. Xử lý hóa học không phải là phương pháp hữu hiệu do các chất chống mốc có thể kích thích sự sản sinh ra độc tố nấm mốc trong quá trình bảo quản và sử dụng. Tồn lưu độc tố nấm mốc ở hàm lượng cao rất khó để loại bỏ, tuy nhiên ở hàm lượng thấp, các chất bất hoạt độc tố nấm mốc có thể được sử dụng nhằm làm biến đổi độc tố nấm mốc, đây là giải pháp hữu hiệu trong phòng ngừa và xử lý các trường hợp nhiễm nấm mốc. 2.4.3 Ảnh hưởng của nấm mốc đến nguyên liệu làm thức ăn và thức ăn chăn nuôi - Ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng: Sự phát triển của nấm mốc trên thức ăn chăn nuôi đã làm ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng. Chúng làm giảm lượng tinh bột và thủy phân đạm, làm mất đi lượng lipid do men lipaza của nấm sản sinh ra - Ảnh hưởng đến mùi vị và tính ngon miệng: Trong quá trình phát triển nấm mốc đã bài tiết ra môi trường những chất trao đổi, đặc biệt là các men phân giải chất dinh dưỡng như lipaza, proteaza, amilaza, … đã gây những biến đổi mùi vị của cơ chất. Chính sự phân hủy lipid của các hạt có dầu do Aspergillus flavus, A. niger và A. fumigatus đã làm giảm lượng dầu và tăng chỉ số do axit đó gây mùi hôi - Ảnh hưởng đến kinh tế: Đối với ngành lạc của Australia, theo dự tính mỗi năm tiêu tốn khoảng từ 3 đến 6 tỷ đôla cho việc quản lý và sử lý lạc bị nhiễm Aflatoxin (Ralf G. Dietzgen, 1999) (trích Bùi Xuân Đồng, 2003) 2.4.4 Nguyên lý phòng chống nấm mốc Không có bào tử nấm mốc (hoặc các dạng hình thái khác của cơ thể nấm mốc như sợi nấm, hạch nấm, …) ở sản phẩm, không có hiện tượng nấm mốc ở sản phẩm đó Khống chế các điều kiện sinh trưởng, phát triển của nấm mốc (thức ăn, các điều kiện sinh thái của môi trường), sẽ hạn chế được hiện tượng ở sản phẩm Mỗi loài hoặc nhóm loài có đặc trưng sinh học riêng, thích ứng với như cầu dinh dưỡng và điều kiện sinh thái nhất định, do đó phòng chống nấm mốc cho một loài sản phẩm trong một môi trường bảo quản nào, trước hết cần phòng chống nhóm loài nấm mốc đặc trưng của sản phẩm trong môi trường bảo quản đó Các tác nhân phòng chống nấm mốc không được gây hại sức khỏe người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường, không làm hư hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, thiết bị Phòng chống mycotoxin (độc tố nấm) là mục tiêu chủ yếu của phòng chống nấm mốc đối với lương thực, thực phẩm (Bùi Xuân Đồng. 2003) 10 2.4.5 Nguyên lý phòng chống Mycotoxin cho lương thực, thực phẩm, thức ăn súc vật chăn nuôi, dược liệu, thuốc men Nếu không có nấm mốc phát triển trên sản phẩm, cũng không có mycotoxin, do đó để phòng ngừa mycotoxin, giữ cho sản phẩm không bị mốc Khi sản phẩm đã bị mốc, chỉ làm sạch nấm mốc để phân phối, sử dụng, nếu đã kiểm nghiệm và đã biết chắc chắn không có nấm mốc độc, hoặc đã kiểm nghiệm không có mycotoxin, đặc biệt các mycotoxin có khả năng gây bệnh hiểm nghèo như aflatoxin, sterigmatocystin, fumonisin,… nếu không có điều kiện kiểm nghiệm, không phân phối sử dụng các sản phẩm này Nếu các sản phẩm có mycotoxin, cần tiêu hủy sản phẩm này kể cả sản phẩm là thức ăn vật chăn nuôi để phòng ngừa bệnh độc tố nấm cho súc vật và phòng ngừa cho cả người sử dụng thực phẩm nguồn gốc từ súc vật này Khi dùng các biện pháp loại bỏ mycotoxin ra khỏi sản phẩm, sản phẩm không được có các chất độc do công nghệ loại bỏ mycotoxin tạo thành, không làm giảm giá trị dinh dưỡng, giá trị phòng chữa bệnh của sản phẩm Đối với các sản phẩm (đặc biệt là các loài hạt lương thực, thực phẩm, dược liệu) có hàm lượng tinh bột và lipid cao (lạc, ngô, hạt điều, hạt sen, …), khả năng nhiễm Aspergillus flavus, A parasiticus cao, cần đặc biệt phòng chống và phát hiện Aflatoxin (Bùi Xuân Đồng, 2003) 2.4.6 Các hóa chất chống mốc Propionic và muối của chúng như propionat-amonium, propionat-calcium, propionat-natrium. Muối ở dạng bột dể sử dụng hơn Axit axetic, axit benzoic và tia cực tím có thể hạn chế sự phát triển của nấm mốc và sự tổng hợp aflatoxin Năm 1989 Philips và cộng sự ở trường đại học Texas (Mỹ) đã sử dụng thành công HSCAS (Hyđrate Sodium Calcium Alumino Silicate) để khử độc tố nấm mốc trong thức ăn (Nguyễn Văn Thưởng, 2002) Kháng sinh chống nấm là chất Nisztatin Gencian violet Các chất chống khuẩn như: acid focmic, acid propionic và NH3 cũng được sử dụng để bảo quản thức ăn 11 Bảng 2.4 Một số chất bổ sung nhằm bảo quản thức ăn Tên nguyên liệu Công dụng Fibosel Bổ sung vào thức ăn chăn nuôi nhằm tăng cường khả năng miễn dịch cho gia súc Globafit, Detox Kháng độc tố Aflatoxin trong TACN Oxy -Nil Dry Bổ sung chất chống oxy hóa trong thức ăn Vit' Sec Bổ sung chất chống oxy hóa trong TACN Biomold-L, Biomold- P Bổ sung chất chống mốc vào thức ăn chăn nuôi Luprosil® NC Hỗn hợp acid và muối hữu cơ, bổ sung chất bảo quản trong TACN Check-O-Tox Bổ sung chất chống độc tố nấm mốc trong TACN 2.5 CM 2.5.1 CM là gì? Đất sét và tảo sẽ trở thành những loại thuốc kháng sinh mới cho súc vật. Cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, các chất thải đã dẫn tới sự tăng vọt của số lượng các loài tảo. Chúng xâm lấn đất các bờ biển của Anh và hàng năm chính quyền địa phương phải tổ chức dọn dẹp từ 30.000 đến 140.000 tấn "rác thải xanh" bốc mùi rất khó chịu này. Trước thực trạng đó, công ty Olmix chuyên kinh doanh các thực phẩm giành cho gia súc, đã tìm cách xử lý một cách triệt để hiện tượng môi trường trên bằng cách sử dụng công nghệ nano để biến tảo biển cùng với đất sét thành thuốc kháng sinh. Ban đầu, Olmix triển khai những máy thu rửa tảo lớn có khả năng thu hồi tới 12 tấn tảo mỗi ngày trên các bờ biển của Anh. Tảo sau đó được đưa về các nhà máy. Tại đây, các chuỗi phân tử đường trong tảo được thay đổi cấu trúc để tạo ra một chất gọi là Amadeite có thể thay thế kháng sinh (Philippe Le Ray, 2007) Ngày nay, người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến an toàn thực phẩm. Với những tiêu chuẩn chất lượng cao và một loạt các sản phẩm tự nhiên, OLMIX cam kết cung cấp cho khách hàng một sự an toàn. CM đã được tạo ra để chống lại sự hiện diện của mycotoxins trong thức ăn chăn nuôi. Sự kết hợp của Amadeite (nguyên liệu tự nhiên) với những thành phần khác, CM có hiệu quả đặc biệt trong ngăn ngừa và tiêu diệt độc tố nấm mốc từ nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc. Việc sửa đổi của đất sét với xen vào của tảo biển trụ cột, tạo ra một OLMIX mới 100% nguyên liệu tự nhiên. Điều này mới được phát triển theo công nghệ Nano tên "Amadéite" có tiềm năng đặc biệt để ngăn chặn sự hấp thu độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi. 12 2.5.2 Một số công dụng của CM Các nghiên cứu gần đây về hấp thu mycotoxin đã được thực hiện. Chất hấp thu mycotoxin đã được phát triển, Amadeite (CM) của công ty Olmix là hợp chất có khả năng hấp thụ mycotoxin thông qua công nghệ nano về vật liệu tạo nên các khoảng trống bẩy các mycotoxin vào trong và làm bất hoạt chúng. Hợp chất này là sự kết hợp đặc biệt của đất sét đã được xử lý với chiết xuất rong biển, màng tế bào nấm men và diatomite aflatoxin, fumonoisin, trichothecener, zearalenone. Hiệu quả của chúng đã được kiểm tra trong phòng thí nghiệm và nông trại. Thí nghiệm được thực hiện tại TNO Hà Lan. Heo được cho ăn thức ăn có chứa hợp chất hấp thụ, DON 1ppm và fumonisin B1. Kết quả cho thấy hợp chất có khả năng hấp thụ 40%DON và 60% fumonisin B1 với hàm lượng 1kg trên tấn thức ăn. Không có sự tác động đến hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn. Các Amadéite ® (CM) đã không ngăn cản các tính tiêu hoá của đạm, carbohydrates và vitamin của thức ăn (Erwan Lê Bras, 2008). Nguyên liệu nhiễm nấm mốc là điều khó tránh khỏi do một số điều kiện và môi trường, do các điều kiện nhà ở và các chế độ cho ăn. Ngựa phải phải đối mặt với thức ăn phơi trong thời gian dài. Chứng ngộ độc cấp tính trên ngựa thì dễ chẩn đoán, nhưng thường xuyên gây chết, cái chính của vấn đề độc tố nấm là độc tính tổng hợp và đột biến có hại tác động của nó bắt đầu ở nồng độ rất thấp. Phòng ngừa là giải pháp để tránh gây chết những con ngựa. Để giảm bớt tác động có hại của ngộ độc cấp tính, có nhiều giải pháp tồn tại, giải pháp làm cho độc tố không hoạt động là CM, cho hiệu quả tốt nhất và đáng tin cậy nhất để bảo vệ sức khỏe động vật và năng suất nuôi (Erwan Lê Bras, 2008). Nghiên cứu của Phúc (2007) khẳng định sự hữu hiệu của hợp chất là thức ăn cho ăn. Thí nghiệm thưc hiện trên 20 heo cái con được cho ăn thúc ăn với hàm lượng nhiễm mốc khác nhau (độc tố T2 125ppb, zearalenone 125ppb, fumonisin 510ppb và DON 50pbb) trong 10 tháng. Khả năng sinh sản và sức sinh sản của chúng được ghi nhận. Kết quả thí nghiệm cho thấy giữa nghiệm thức đối chúng, không có bổ sung hợp chất hấp thụ (CM) và nghiệm thức có bổ sung chất hấp thụ 0,5kg trên tấn thức ăn, có sự tăng lên về tỷ lệ mang thai (50%) và giảm thời gian bắt đầu thành thục ở nghiệm thức có bổ sung hợp chất hấp thụ. Thêm vào đó tăng trưởng của heo mẹ và số lượng và khối lượng của heo con sinh ra cũng tăng lên so với nghiệm thức đối chứng Tóm lại CM đã cho kết quả tốt trên thức ăn cho ngựa, heo nhưng trên động vật thủy sản thì chưa được nghiên cứu do đó đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của CM trên thức ăn động vật thủy sản là rất cần thiết. 13 PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu • 9 bể composite 1 m3 • 9 bể composite 0,5 m3 • Máy đo các chỉ tiêu: nhiệt độ, oxy, pH. • Sục khí • Dụng cụ chế biến thức ăn • Các loại hóa chất: Chlorine, formol • Nước giếng • Cá thí nghiệm được mua từ trại sản xuất giống và thuần một tuần trước khi bố trí thí nghiệm 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Thí nghiệm xác định tỷ lệ sống, sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn khi bổ sung CM vào thức ăn cá Tra Hệ thống thí nghiệm Thí nghiệm gồm 9 bể 1 m3 với hệ thống nước chảy tràn liên tục, có sụt khí liên tục. Nguồn nước được cung cấp cho hệ thống từ nước giếng được lắng và lọc trước khi sử dụng Hình 3.1 Hệ thống bể để bố trí thí nghiệm trên cá tra 14 Thức ăn thí nghiệm Thí nghiệm gồm có 3 nghiệm thức thức ăn với cùng mức đạm (35% CP). Có 2 nghiệm thức sẽ được bổ sung CM với tỷ lệ là: 0,05%, 0,15% và một nghiệm thức đối chứng không bổ sung CM. Nguyên liệu của các nghiệm thức gồm Bảng 3.1 Thành phần (%) các nguyên liệu trong công thức thức ăn Thành phần (%) Nguyên Liệu CM 0 CM 0,05 CM 0,15 Bột cá Đa Năng 30 30 30 Bột đậu nành 30 30 30 Bột mì lát 16 15,95 15,85 Cám sấy 15 15 15 Dầu mực 5 5 5 Gelatin 2 2 2 Vitamin 1,5 1,5 1,5 C Park 0,5 0,5 0,5 CM 0 0,05 0,15 Bảng 3.2 Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm Chỉ tiêu 0% CM 0,05% CM 0,15% CM Ẩm độ (%) 10,78 11,23 9,88 Đạm (%) 35,12 36,08 36,42 Chất béo (%) 9,40 7,61 9,16 Tro (%) 14,35 14,85 14,89 Xơ (%) 4,75 4,16 4,46 Carbohydrat (%) 36,39 37,20 35,12 Năng lượng (Kcal/g) 4,44 4,40 4,45 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức với 3 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Cá được bố trí hoàn toàn ngẩu nhiên, mật độ 30 con/bể Chăm sóc và quản lý • Cho ăn: mỗi ngày 2 lần (7h30, 16h30). Lượng thức ăn sử dụng được ghi nhận theo ngày và cho ăn theo nhu cầu. Thí nghiệm được thực hiện trong 60 ngày • Thu mẫu: Mẫu cá: Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá được kiểm tra 1lần bằng cách thu toàn bộ cá trong bể, trước và sau khi thí nghiệm bắt 10 con cá để phân tích sinh hóa (cá sau khi thu được xay nhuyễn, sấy khô và bảo quản lạnh để phân tích) 15 Hình 3.2 Cân khối lượng cá kết thúc thí nghiệm Mẫu môi trường: Nhiệt độ, DO, pH được đo 2 tuần 1 lần 3.2.2 Thí nghiệm xác định tỷ lệ sống, sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn khi bổ sung CM vào thức ăn cá rô Phi Hệ thống bể thí nghiệm Thí nghiệm gồm 9 bể 0,5 m3 với hệ thống nước chảy tràn liên tục, có sụt khí liên tục. Nguồn nước được cung cấp cho hệ thống từ nước giếng được lọc và lắng trước khi sử dụng. Hình 3.3 Hệ thống bể bố trí thí nghiệm trên cá rô phi 16 Thức ăn thí nghiệm Giống với thức ăn thí nghiệm trên cá tra Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức với 3 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Cá được bố trí hoàn toàn ngẩu nhiên, mật độ 50 con/bể Chăm sóc và quản lý Giống như chăm sóc và quản lý cá tra 3.3 Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu 3.3.1 Các chỉ tiêu phân tích • Mẫu thức ăn: ẩm độ, tro, xơ, đạm, chất béo, năng lượng • Mẫu cá: ẩm độ, tro, đạm, chất béo, năng lượng 3.3.2 Phương pháp phân tích • Ẩm độ: xác định bằng cách sấy mẫu trong tủ sấy ở nhiệt độ 105oC khoảng 4- 5giờ • Tro: Xác định bằng cách đốt cháy mẫu và nung trong tủ nung ở nhiệt độ 560oC khoảng 4giờ (đến khi mẫu có màu trắng) • Xơ: phương pháp thủy phân trong dung dịch acid và bazơ • Đạm: phương pháp phân tích Kjeldahl • Chất béo: phương pháp Soxhlet • Năng lượng: xác định bằng máy đo năng lượng (Calorimeter Parr) 3.3.3 Phương pháp tính toán • Tỷ lệ sống: SR (Survival Rate) (%) số cá thể cuối SR = số cá thể đầu x 100 • Tăng trưởng tuyệt đối theo ngày (Daily Weight Gain) (g/ngày) Wt-WoDWG = T Với Wo: khối lượng cá ban đầu (g) Wt: khối lượng cá khi kết thúc thí nghiệm (g) T: thời gian thí nghiệm (ngày) 17 • Hệ số thức ăn (Feed Conversion Ratio) (g TĂ/g cá) khối lượng thức ăn sử dụng FCR = ( Wt-Wo) • Hiệu quả sử dụng đạm (Protein Efficiency Ratio) (g cá/g protein) (wt-wo) PER = khối lượng đạm ăn vào • Thức ăn sử dụng FI (Food intake) (g TĂ/con/ngày) khối lượng thức ăn sử dụng FI = (số cá thí nghiệm*số ngày thí nghiệm) 3.3.4 Xử lý số liệu Số liệu được xử lý theo chương trình Excel version 5.0 và phần mềm SPSS. So sánh trung bình giữa các nghiệm thức dựa vào ANOVA và phép thử DUCAN ở mức ý nghĩa p<0,05. 18 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả phân tích thức ăn 4.1.1 Đánh giá cảm quan Thức ăn lúc mới tiến hành thí nghiệm màu sắc và mùi vị của 3 loại thức ăn thì giống nhau Hình 4.1 Thức ăn lúc bắt đầu thí nghiệm Thức ăn thí nghiệm sau một tháng 0% CM: có vị chua, nấm mốc phát triển nhẹ, thức ăn không còn mùi đặc trưng 0,05% CM và 0,15% CM: có mùi đặc trưng của thức ăn, không có sự phát triển của nấm mốc Hình 4.2 Thức ăn thí nghiệm sau 1 tháng Thức ăn thí nghiệm sau 3 tháng 0% CM: mùi đặc trưng đã biến mất, thức ăn bị đóng cục, có sự phát triển của nấm mốc 0,05% CM: Thức ăn đã mất mùi đặc trưng nhưng không bị đóng cục, có sự phát triển của nấm mốc 19 0,15% CM: giữ được mùi đặc trưng của thức ăn và không bị đóng cục, không có sự phát triển của nấm mốc Hình 4.3 Thức ăn thí nghiệm sau 3 tháng 4.1.2 Kết quả phân tích nồng độ độc tố trong thức ăn Cả 3 loại thức ăn thí nghiệm qua phân tích độc tố nấm mốc sau 3 tháng cho kết quả trong Bảng 4.1 Bảng 4.1 Các chỉ tiêu phân tích và nồng độ (TRICHOTHECENES B) Kết quả phân tích độc tố trong thức ăn cho thấy cả 3 loại thức ăn đều có nồng độ độc tố ở mức thấp không gây ảnh hưởng đến động vật nuôi Độc tố Nồng độ (mg/kg) Nivalenol <0,010 Deoxynivalenol (DON) <0,010 DOM-1 (Dé-époxy DON) <0,010 Fusarenone X <0,010 15-O-acetyl-deoxynivalenol <0,010 3- acetyldeoxynivalenol (3ac DON) <0,010 4.2 Thí nghiệm ảnh hưởng của CM lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra 4.2.1 Yếu tố môi trường Trong suốt thời gian thí nghiệm, các yếu tố như nhiệt độ, pH và Oxy đều nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng của cá tra, được trình bày qua Bảng 4.2 Bảng 4.2 Giá trị trung bình của một số yếu tố môi trường ở các bể thí nghiệm Nghiệm thức Oxy (ppm) Nhiệt độ (0C) pH 0% CM 7,39±0,33 28,35±0,17 7,44±0,04 0,05% CM 6,05±0,22 28,30±0,14 7,42±0,06 0,15% CM 6,92±0,33 27,28±0,10 7,39±0,05 Từ kết quả bảng 4.2 cho thấy yếu tố oxy hòa tan ở các nghiệm thức chênh lệch nhau rất thấp và dao động trong khoảng 6,05-7,39 ppm. 20 Theo Trương Quốc Phú (2000) môi trường thích hợp cho sự phát triển của cá nuôi là: nhiệt độ 25-320C, pH 6,5-9,0, oxy hòa tan lớn hơn 5mg/l. Qua kết quả Bảng 4.1 cho thấy các yếu tố môi trường là hoàn toàn phù hợp cho sự sinh trưởng của đối tượng nuôi. 4.2.2 Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống cá tra Tỷ lệ sống (SR) của cá tra thí nghiệm Bảng 4.3 Tỷ lệ sống (SR)của cá tra qua 60 ngày thí nghiệm Nghiệm thức Tỷ lệ sống (%) 0% CM 91,11±5,09a 0,05% CM 96,67±3,34ab 0,15% CM 100±0,00b Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu nằm trong cùng một cột có mang chữ cái giống nhau thì khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ sống của cá tra trong nghiệm thức có bổ sung 0,15% CM là cao nhất đạt 100%, khi giảm hàm lượng CM xuống còn 0,05% thì tỷ lệ sống giảm còn 96,67% và nghiệm thức không bổ sung CM thì tỷ lệ sống chỉ đạt 91,11%, sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trong suốt quá trình thí nghiệm cá không bị nhiễm bệnh do đó tỷ lệ sống của các nghiệm thức khác nhau là do thức ăn. Điều này cũng nói lên rằng thức ăn có hàm lượng CM khác nhau thì ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá tra 4.2.3 Sinh trưởng của cá tra Cá được bố trí vào các nghiệm thức với khối lượng trung bình dao động trong khoảng 30,06-30,22 g/con và khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sau khi kết thúc thí nghiệm khối lượng cá trung bình ở các nghiệm thức đạt từ 82,74 - 89,00 g/con và sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bảng 4.4 Khối lượng ban đầu (Wi), Khối lượng cuối (Wf), tăng trọng (WG), tăng trọng trên ngày (DWG) của cá tra Nghiệm thức Wi (g) Wf (g) WG (g) DWG (g/ngày) 0% CM 30.06±0,98a 83,44±6,04a 53,39±5,97a 0,89±0,09a 0,05% CM 30,17±0,29a 82,74±9,96a 52,58±9,71a 0,88±0,16a 0,15% CM 30,22±0,264a 89,00±17,32a 58,78±17,53a 0,98±0,29a Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu nằm trong cùng một cột có mang chữ cái giống nhau thì khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Tăng trọng cao nhất ở nghiệm thức 0,15% CM (58,78g), kế đến là nghiệm thức 0% CM (53,39g) và thấp nhất là nghiệm thức 0,05% CM (52,58g), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) 21 DWG CÁ TRA 0.89 0.88 0.98 0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70 0.80 0.90 1.00 0% CM 0,05% CM 0,15% CM NGHIỆM THỨC DWG (g/con/ngày) DWG CÁ TRA Hình 4.4 Tăng trọng của cá tra ở các mức bổ sung CM khác nhau Tốc độ tăng trưởng theo ngày (DWD) của các nghiệm thức dao động từ 0,88-0,98 g/ngày. Trong đó tăng trưởng của cá cao nhất ở nghiệm thức 0,15% CM (0,98 g/ngày), kế đến là nghiệm thức 0% CM (0,89 g/ngày) thấp nhất là nghiệm thức 0,05% CM (0,88 g/ngày), các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05). Thức ăn bổ sung CM với tỷ lệ khác nhau không ảnh hưởng đến sinh trưởng 4.2.4 Hệ số thức ăn (FCR) và hiệu quả sử dụng protein (PER) Theo đánh giá cảm quan thì thức ăn ở nghiệm thức bổ sung 0,15% CM là có chất lượng tốt nhất do đó cá ở nghiệm thức 0,15% CM ăn nhiều thức ăn hơn (1,64 g/con/ngày), ăn ít nhất là cá ở nghiệm thức 0,05% CM (1,53 g/con/ngày) Hệ số sử dụng thức ăn (FCR) là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng thức ăn và khả năng chuyển hóa thức ăn của cá. Hệ số FCR của thí nghiệm được thể hiện qua Bảng 4.5 22 Bảng 4.5 Thức ăn sử dụng Food intake (FI), hệ số thức ăn (FCR) và hiệu quả sử dụng protein (PER) của cá tra Nghiệm thức FI FCR PER 0% CM 1,56±0,11a 1,76±0,08a 1,59±0,07a 0,05% CM 1,53±0,13a 1,77±0,20a 1,58±0,17a 0,15% CM 1,64±0,24a 1,71±0,23a 1,62±0,24a Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu nằm trong cùng một cột có mang chữ cái giống nhau thì khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Qua các giá trị ở Bảng 4.4 cho thấy FCR ở nghiệm thức 0,15% CM (1,72) là thấp nhất, khác biệt không có ý nghĩa (p>0.05) so với các nghiệm thức 0% CM (1,77). FCR ở nghiệm thức 0,05% CM là cao nhất (1,77) Trong quá trình nuôi thức ăn được quản lý chặt chẽ, cho cá ăn theo nhu cầu, hạn chế thức ăn dư thừa. Do đó, thức ăn cung cấp cho cá chính là lượng thức ăn mà cá thực sự ăn vào. Kết quả hệ số FCR trong thí nghiệm không quá cao và có thể chấp nhận được. Mặc khác, thức ăn chứa 0,15% CM có hàm lượng đạm (35,6%) thích hợp cho cá tăng trưởng nên cá sử dụng thức ăn đạt hiệu quả cao. Hệ số thức ăn luôn là vấn đề được người nuôi quan tâm, nhất là trong quá trình nuôi thâm canh. Cùng với FCR của thức ăn thấp, nếu trong quá trình nuôi thức ăn được kiểm soát kỹ thì hệ số tiêu tốn thức ăn thấp, giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận cho người nuôi. Hiệu quả sử dụng protein (PER) của cá tra tốt nhất ở nghiệm thức 0,15% CM (1,62g), và thấp nhất ở nghiệm thức 0,05% CM (1,58g) Mức bổ sung 0,15% CM cho hiệu quả tốt nhất về thức ăn ăn vào, hệ số thức ăn cũng như hiệu quả sử dụng protein 4.2.5 Thành phần hóa học của cá tra trước và sau thí nghiệm Từ kết quả phân tích, thành phần hóa học của cá trước và sau thí nghiệm có sự khác biệt nhau. Bảng 4.6 Thành phần hóa học của cá tra trước và sau thí nghiệm Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Chỉ tiêu Ẩm độ (%) Tro (%) Đạm (%) Chất béo (%) Năng lượng (kcal/g) Cá trước thí nghiệm 77,82±0,00 9,61±0,00 57,53±0,00 23,68±0,00 5,87±0,00 Cá sau thí nghiệm 0% CM 71,57±0,54a 8,86±2,05a 48,22±1,32a 36,60±1,99a 6,45±0,19a 0,05 CM 71,42±0,26a 9,54±0,97a 47,05±0,77a 36,13±1,29a 6,38±0,09a 0,15% CM 72,09±0,65a 9,73±0,80a 48,64±1,32a 37,07±1,77a 6,44±0,11a Các số liệu nằm trong cùng một cột có mang chữ cái giống nhau thì khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Các chỉ tiêu tro, đạm, chất béo, năng lượng được tính theo khối lượng khô. 23 Ẩm độ ban đầu và hàm lượng tro của cá sau thí nghiệm thì thấp hơn cá trước thí nghiệm, chỉ có tro của nghiệm thức 0,15% CM thì cao hơn (9,73%). Ẩm độ ban đầu của cá sau thí nghiệm là tương đối đồng đều giữa các nghiệm thức (71,42 - 72,09%) và sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Theo Trần Thị Thanh Hiền (2004) hàm lượng tro trong cá ít chịu ảnh hưởng của chất lượng thức ăn, ít biến động theo thức ăn nhưng có sự khác biệt lớn giữa các loài. Tuy nhiên hàm lượng tro trong cơ thể cá cao nhất ở nghiệm thức 0,15% CM (9,73%), nghiệm thức 0,05% CM thì có tỷ lệ tro là 9,54% và thấp nhất là ở nghiệm thức 0% CM CM (8,86%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Hàm lượng đạm trong cơ thể cá trước thí nghiệm (57,53%) khác biệt so với cá sau thí nghiệm. Hàm lượng đạm trong cơ thể cá ở các nghiệm thức sau khi kết thúc thí nghiệm ít chênh lệch nhau (47,05% - 48,64%). Nghiệm thức 0,15% CM có hàm lượng đạm cao nhất (52,8%), thấp nhất ở nghiệm thức 0,05% CM (47,05%), hàm lượng đạm giữa 2 nghiệm thức này khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Hàm lượng chất béo của cá trước thí nghiệm (23,68%) thấp hơn hàm lượng chất béo của cá ở các nghiệm thức sau thí nghiệm (36,13% - 37,07%). Hàm lượng chất béo cao nhất ở nghiệm thức 0,15% CM (37,07%) và thấp nhất là ở nghiệm thức 0,05% CM (36,13%) Năng lượng của cá trước thí nghiệm thấp hơn sau thí nghiệm. Năng lượng ở cá sau thí nghiệm dao động trong khoảng 6,38 - 6,45 kcal/g. Trong đó năng lượng cao nhất ở nghiệm thức 0,05% CM (6,44 kcal/g) và khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với nghiệm thức 0% CM (5,69 kcal/g) (có năng lượng thấp nhất). Nhìn chung, ở nghiệm thức 0,15% CM thì FCR tương đối thấp (1,72), tốc độ tăng trưởng cao (0,98g/ngày), tỷ lệ sống cao (100%). Vì thế có thể kết luận rằng ở mức bổ sung 0,15% CM cá tra cho hiệu quả tốt nhất. 4.3 Thí nghiệm ảnh hưởng của CM lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi 4.3.1 Yếu tố môi trường Trong suốt thời gian thí nghiệm, các yếu tố như nhiệt độ, pH và Oxy đều nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng của cá rô phi, được trình bày qua Bảng 4.7 Bảng 4.7 Sự biến động các yếu tố môi trường thí nghiệm Nghiệm thức Oxy (ppm) Nhiệt độ (0C) pH 0% CM 6,45±0,13 28,48±0,13 7,79±0,10 0,05% CM 6,56±0,13 28,48±0,10 8,03±0,23 0,15% CM 6,99±0,18 28,45±0,06 7,82±0,03 24 Qua kết quả Bảng 4.7 cho thấy các yếu tố môi trường là hoàn toàn phù hợp cho sự sinh trưởng của cá rô phi. 4.3.2 Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống cá rô phi Tỷ lệ sống (SR) của cá rô phi thí nghiệm được ghi nhận qua Bảng 4.8 Bảng 4.8 Tỷ lệ sống (SR)của cá rô phi qua 60 ngày thí nghiệm Nghiệm thức Tỷ lệ sống (%) 0% CM 83,33±10,26a 0,05% CM 88,67±3,06a 0,15% CM 88,67±1,16a Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu nằm trong cùng một cột có mang chữ cái giống nhau thì khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Ta thấy tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức bổ sung 0,15% CM và 0,05% CM là cao nhất (88,67%), thấp nhất là nghiệm thức không bổ sung CM (83,33%), khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Trong suốt quá trình thí nghiệm cá không bị nhiễm bệnh do đó tỷ lệ sống của các nghiệm thức là rất cao và sự sai khác giữa các nghiệm thức thì không mang ý nghĩa thống kê. Điều này cũng nói lên rằng thức ăn có hàm lượng CM khác nhau thì không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá rô phi. 4.3.3 Sinh trưởng của cá rô phi Cá rô phi được bố trí vào các nghiệm thức với khối lượng trung bình dao động trong khoảng 6,94 - 7,01 g/con và khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sau khi kết thúc thí nghiệm khối lượng cá rô phi trung bình ở các nghiệm thức đạt từ 23,83 – 24,06 g/con và sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bảng 4.9 Khối lượng ban đầu (Wi), Khối lượng cuối (Wf), tăng trọng (WG), tăng trọng trên ngày (DWG) của cá rô phi Nghiệm thức Wi (g) Wf (g) WG (g) DWG (g/ngày) 0% CM 6,95±0,08a 26,83±0,73a 19,88±0,73a 0,33±0,01a 0,05% CM 7,01±0,02a 24,06±1,38a 17,04±1,38a 0,28±0,03a 0,15% CM 6,94±0,01a 23,86±1,99a 16,92±1,99a 0,28±0,04a Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu nằm trong cùng một cột có mang chữ cái giống nhau thì khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Tăng trọng cao nhất ở nghiệm thức 0% CM (19,88g), 0,05% CM (17,04g) và thấp nhất ở nghiệm thức 0,15% CM CM (16,92g) thì khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê(p>0,05) 25 .DWG CÁ RÔ PHI 0.33 0.28 0.28 0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30 0.35 0.40 0% CM 0,05% CM 0,15% CM NGHIỆM THỨC DWG (g/con/ngày) DWG CÁ RÔ PHI Hình 4.5 Tăng trọng của cá rô phi ở các mức bổ sung CM khác nhau Tốc độ tăng trưởng theo ngày (DWG) của các nghiệm thức dao động từ 0,28-0,33 g/ngày. Trong đó sinh trưởng của cá cao nhất ở nghiệm thức 0% CM (0,33 g/ngày), thấp nhất là nghiệm thức 0,05% CM và 0,15% CM (0,28 g/ngày) khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với các nghiệm thức còn lại. 4.3.4 Hệ số thức ăn (FCR) và hiệu quả sử dụng protein (PER) Ở nghiệm thức 0% CM cá sử dụng nhiều thức ăn nhất (0,61 g/con/ngày), khác biệt mang ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức 0,05% CM (0,55 g/con/ngày), ăn ít nhất là ở nghiệm thức 0,15% CM với giá trị (0,54 g/con/ngày) Bảng 4.10 Thức ăn sử dụng Food intake (FI), hệ số thức ăn (FCR) và hiệu quả sử dụng protein (PER) của cá rô phi Nghiệm thức FI FCR PER 0% CM 0,61±0,05a 1,83±0,16a 1,54±0,13a 0,05% CM 0,55±0,01b 1,95±0,14a 1,43±0,10a 0,15% CM 0,54±0,02b 1,93±0,19a 1,43±0,13a Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu nằm trong cùng một cột có mang chữ cái giống nhau thì khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Qua các giá trị ở Bảng 4.6 cho thấy FCR thấp nhất ở nghiệm thức 0% CM (1,83) khác biệt không có ý nghĩa (p>0.05) so với các nghiệm thức 0,05% CM (1,95), và 0,15% CM (1,93). 26 Trong quá trình nuôi thức ăn được quản lý chặt chẽ, cho cá ăn theo nhu cầu, hạn chế thức ăn dư thừa. Do đó, thức ăn cung cấp cho cá chính là lượng thức ăn mà cá thực sự ăn vào. Kết quả hệ số FCR trong thí nghiệm không quá cao và có thể chấp nhận được. Mặc khác, thức ăn chứa hàm lượng đạm (35%) thích hợp cho cá tăng trưởng nên cá sử dụng thức ăn đạt hiệu quả cao. 4.3.5 Thành phần hóa học của cá rô phi trước và sau thí nghiệm Từ kết quả phân tích, thành phần hóa học của cá rô phi trước và sau thí nghiệm có sự khác biệt nhau. Bảng 4.11 Thành phần hóa học của cá rô phi trước và sau thí nghiệm Chỉ tiêu Ẩm độ (%) Tro (%) Đạm (%) Chất béo (%) Năng lượng (kcal/g) Cá rô phi trước thí nghiệm 80,82±0,00 17,87±0,00 63,99±0,00 12,31±0,00 5,02±0,00 Cá rô phi sau thí nghiệm 0% CM 78,43±1,47a 16,01±0,34a 55,00±0,17a 23,28±2,10a 5,55±0,12a 0,05% CM 79,96±1,23a 15,53±1,74a 55,67±0,15a 21,54±1,40a 5,49±0,14a 0,15% CM 79,02±0,94a 16,17±0,94a 55,33±0,58a 21,57±1,00a 5,45±0,03a Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu nằm trong cùng một cột có mang chữ cái giống nhau thì khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Các chỉ tiêu tro, đạm, chất béo, năng lượng được tính theo khối lượng khô. Ẩm độ ban đầu và hàm lượng tro của cá rô phi sau thí nghiệm thì thấp hơn cá trước thí nghiệm. Ẩm độ ban đầu của cá rô phi sau thí nghiệm là tương đối đồng đều giữa các nghiệm thức (78,43 – 79,96%) và sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Theo Trần Thị Thanh Hiền (2004) hàm lượng tro trong cá rô phi ít chịu ảnh hưởng của chất lượng thức ăn, ít biến động theo thức ăn nhưng có sự khác biệt lớn giữa các loài. Tuy nhiên hàm lượng tro trong cơ thể cá rô phi cao nhất ở nghiệm thức 0,15% CM (16,17%), thấp nhất là ở nghiệm thức 0,05% CM (15,53%) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Hàm lượng đạm trong cơ thể cá rô phi trước thí nghiệm (63,99%) lớn hơn so với cá rô phi sau thí nghiệm. Hàm lượng đạm trong cơ thể cá rô phi ở các nghiệm thức sau khi kết thúc thí nghiệm có sự chênh lệch nhau không đáng kể. Đạt cao nhất ở nghiệm thức 0,05% CM (55,67%), nghiệm thức 0% CM có hàm lượng đạm thấp nhất (55,00%), hàm lượng đạm giữa 2 nghiệm thức này khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Hàm lượng chất béo của cá rô phi trước thí nghiệm (12,31%) thấp hơn hàm lượng chất béo của cá rô phi ở các nghiệm thức sau thí nghiệm. Ở các nghiệm thức sau thí nghiệm, hàm lượng chất béo cao nhất ở nghiệm thức 0% CM (23,28%), thấp nhất ở nghiệm thức 0,05% CM (21,54%) và sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở các nghiệm thức này(p>0,05). 27 Năng lượng của cá rô phi trước thí nghiệm thấp hơn sau thí nghiệm. Năng lượng ở cá rô phi sau thí nghiệm dao động trong khoảng 5,45 - 5,55 kcal/g. Trong đó hệ số năng lượng cao nhất ở nghiệm thức 0% CM (5,55 kcal/g) và khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với nghiệm thức 0,15% CM (5,45 kcal/g) (có năng lượng thấp nhất). Tóm lại đối với cá rô phi khi bổ sung CM vào thức ăn thì không mang lại hiệu quả cao hơn về sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn 28 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận Đối với cá tra Bổ sung 0,15% CM vào thức ăn cá tra sẽ cho kết quả tốt nhất về tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn Đối với cá rô phi Nghiệm thức có bổ sung CM thì có tỷ lệ sống cao hơn, nhưng tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn thì không được cải thiện 5.2 Đề xuất Cần đánh giá khả năng bảo quản thức ăn có bổ sung CM trong thời gian lâu hơn. Để có đánh giá về khả năng bảo quản thức ăn của CM Thử nghiệm bổ sung CM vào thức ăn những loài cá khác 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. B.H.N. PHUC, 2007. Effects of inclusion MT.X+ in the diet on performances of sows. University of Agriculture and Forestry, Thuduc, Ho Chi Minh City, Vietnam 2. Bùi Quang Tề (Asian Aquaculture Magazine 1,2/2003) TTKHCN TS - 8/2003 3. Bộ thủy sản, 1996. Nguồn lợi thủy sản Việt Nam 4. Bùi Xuân Đồng, 2004. Nguyên Lý Phòng Chống Nấm Mốc & Mycotoxin, nxb Nông Nghiệp Hà Nội - 184 trang 5. Dương Nhựt Long, 2003. Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ 6. Dương Thúy Yên, 2000. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của một số loài cá trơn. Báo cáo chuyên đề 7. Dương Thúy Yên, 2003. Khảo sát sự biểu hiện một số tính trạng, hình thái, sinh trưởng và sinh lý của cá basa, tra và con lai của chúng. Luận Văn Tốt Nghiệp Cao Học. Đại Học Cần Thơ. 8. Đậu Ngọc Hào, Lê Thị Ngọc Điệp, 2003. Nấm Mốc và Độc Tố Aflatoxin Trong Thức Ăn Chăn Nuôi, nxb Nông Nghiệp – 212 trang 9. Erwan Le Bras, Field Engineer Marketing - OLMIX - PUBLICATION DATE: 03/04/2008 - Mycotoxicosis in Horses: A Worldwide Concern m 10. Hội Chăn Nuôi Việt Nam, 2004. Thức Ăn Chăn Nuôi Và Chế Biến Thức Ăn Gia Súc. NXB Nông Nghiệp Hà Nội - 111 trang 11. Mai Đình Yên, 1983. Cá kinh tế nước ngọt ở Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật 12. Mai Viết Thi, 1998. Ảnh hưởng của mức và loại năng lượng lên sinh trưỏng, hiệu quả sử dụng thức ăn và thành phần sinh hoá cơ thể cá basa giống, Luận văn tốt nghiệp – Khoa Thủy Sản – ĐHCT 13. MELSPRING ROMANIA SRL Email: legoff@olmix.com indagra.ro/catalog_cd/engleza/firme/firma_32.htm. 14. Nguyễn Văn Thưởng, 2002. Cẩm Nang Chăn Nuôi Gia Súc - Gia Cầm. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Hà Nội 15. Khoa học & Đời sống Cập nhật 10:14 AM - 13/02/2007 Biển - nguồn Polyme tương lai snews&mid=437&mcid=270&pid=&menuid=13 16. Phạm Minh Thành, 2001. Bài giảng Dinh dưỡng và thức ăn cá. Khoa Thủy Sản - Đại học Cần Thơ 17. Tôn Thất Sơn, 2005. Dinh Dưỡng Và Thức Ăn Vật Nuôi. NXB Hà Nội – 237 trang 18. Ralf G. Dietzgen, 1999. Loại Trừ Nhiễm Aflatoxin Ở Lạc – Kỷ Yếu Hội Thảo Aciar Số 89 – 120 trang 30 19. Trần Bình Tuyên, 2000. Ảnh hưởng của các phương thức và tần số cho ăn đối với sự tăng trưởng của cá tra bần.Luận văn tốt nghiệp – Khoa Thủy Sản – ĐHCT 20. Trần Thị Thanh Hiền, Dương Thuý Yên và Nguyễn Thanh Phương, 2004. Nghiên cứu nhu cầu chất đạm, chất bột đường và phát triển thức ăn cho ba loài cá trơn nuôi phổ biến cá ba sa (Pangasius bocourti), cá hú (Pangasius conchophilus), cá tra (Pangasius hypophthalmus) giai đoạn giống. Báo cáo đề tài cấp Bộ. Trường Đại học Cần Thơ 21. Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Anh Tuấn và Huỳnh Thị Tú, 2004. Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn thủy sản, Khoa Thủy sản- Trường Đại học Cần Thơ 22. Trương Quốc Phú, 2000. Bài giảng Phân tích chất lượng và quản lý môi trường nước ao. Khoa Thủy Sản - Đại học Cần Thơ. 23. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Khoa Thủy Sản-Đại học Cần Thơ 24. Wolfdietrich Eichler, 2001. Chất độc trong thực phẩm, Nguyễn Thị Thìn dịch, nxb KHKT Hà Nội – 262 trang 31 PHỤ LỤC Phu lục A: Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống, sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra Nghiệm thức Bể SR (%) Fi (g/con/ngày) Wi (g) Wf (g) WG (g) DWG (g/ngày) FCR PER(%) 1 96,67% 1,64 30,17 88,28 58,11 0,97 1,69 1,66 4 86,67% 1,61 30,00 85,38 55,38 0,92 1,75 1,610% CM 9 90% 1,44 30,00 76,67 46,67 0,78 1,85 1,52 2 100% 1,67 30,50 93,00 62,50 1,04 1,60 1,73 5 93,33% 1,48 30,00 82,14 52,14 0,87 1,71 1,62 0,05% CM 8 96,67% 1,43 30,00 73,10 43,10 0,72 1,99 1,39 3 100% 1,91 30,00 109,00 79,00 1,32 1,45 1,90 6 100% 1,54 30,00 79,33 49,33 0,82 1,87 1,47 0,15% CM 7 100% 1,46 30,67 78,67 48,00 0,80 1,83 1,50 Phụ lục B: Sự biến động các yếu tố môi trường qua các đợt thu mẫu môi trường cá tra Ngày Nghiệm thức Oxy Nhiệt độ pH 20/06 0% CM 6,49 28,6 29,5 0,05% CM 6,52 28,4 29,4 0,15% CM 6,63 28,2 29,4 03/07 0% CM 6,49 28,3 29,5 0,05% CM 6,52 28,3 29,4 0,15% CM 6,63 28,3 29,4 20/07 0% CM 6,49 28,2 29,5 0,05% CM 6,52 28,1 29,4 0,15% CM 6,63 28,2 29,4 04/08 0% CM 6,49 28,3 29,5 0,05% CM 6,52 28,4 29,4 0,15% CM 6,63 28,4 29,4 32 Phu lục C: Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống, sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá rô phi Nghiệm thức Bể SR (%) Fi (g/con/ngày) Wi (g) Wf (g) WG (g) DWG (g/ngày) FCR PER(%) 1 92,00% 0,59 6,91 27,50 20,59 0,34 1,68 1,67 4 86,00% 0,62 6,90 26,05 19,14 0,32 1,81 1,550% CM 9 72,00% 0,74 7,05 26,94 19,90 0,33 1,99 1,41 2 88,00% 0,58 7,03 23,98 16,94 0,28 1,98 1,40 5 92,00% 0,56 7,01 22,72 15,71 0,26 2,07 1,34 0,05% CM 8 86,00% 0,61 7,00 25,47 18,46 0,31 1,80 1,54 3 88,00% 0,58 6,93 21,59 14,66 0,24 2,15 1,28 6 88,00% 0,59 6,94 24,66 17,72 0,30 1,82 1,51 0,15% CM 7 90,00% 0,58 6,94 25,33 18,39 0,31 1,82 1,51 Phụ lục D: Sự biến động các yếu tố môi trường qua các đợt thu mẫu môi trường cá rô phi Ngày Nghiệm thức Oxy Nhiệt độ pH 20/07 0% CM 6,08 28,5 7,67 0,05% CM 6,25 28,4 8,00 0,15% CM 6,96 28,5 7,73 04/08 0% CM 6,37 28,6 7,77 0,05% CM 6,34 28,5 29,4 0,15% CM 6,81 28,4 7,78 20/08 0% CM 6,62 28,5 7,83 0,05% CM 6,60 28,6 8,03 0,15% CM 7,02 28,5 7,83 02/09 0% CM 6,72 28,3 7,79 0,05% CM 6,85 28,4 8,03 0,15% CM 6,17 28,4 7,82 33

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_vv_trac_8978.pdf
Luận văn liên quan