Luận văn Khảo sát sản phẩm đặc sản bản địa các tỉnh trung du và miền núi phía bắc trường hợp nghiên cứu sản phẩm rượu cần của đồng bào Thái tại xã Chiềng Châu

Nghị quyết của Đảng về vấn đề Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn đã mở ra cho các vùng nông thôn nước ta đặc biệt là khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa, vùng núi và hải đảo đang có được những quan tâm đặc biệt trong định hướng tìm ra những chính sách, giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế xã hội của vùng. Trong quá trình phát triển đất nước, do đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội có những điểm khác biệt nên những vùng nông thôn trung du và miền núi chậm tiếp cận với các cơ hội phát triển của đất nước. Do đó, đời sống kinh tế, xã hội của người dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là với đồng bào dân tộc thiểu số. Ở nhiều vùng nông thôn khu vực trung du và miền núi đặc biệt là khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay vẫn còn lưu giữ được rất nhiều những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp và nhiều tài nguyên, nhiều sản vật quý của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc. Đây là lợi thế rất lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội của vùng. Hòa Bình là tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc - là tỉnh nối Hà Nội với các tỉnh vùng Tây Bắc, đa dân tôc, đa văn hóa, điều kiện tự nhiên đa dạng. Do vậy, tỉnh Hòa Bình có rất nhiều sản phẩm đặc sản bản địa có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố mà nhiều sản phẩm đặc sản bản địa có giá trị kinh tế cao, có vai trò lớn trong phát triển kinh tế vùng, địa phương của tỉnh lại chưa được nhiều người biết đến, thậm chí có nhiều sản phẩm đặc sản bản địa của tỉnh đang đứng trước nguy cơ mai một cao. Sản phẩm rượu cần của đồng bào Thái ở xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu là một ví dụ. Nếu như từ trước tới nay, nhiều nguời chỉ biết tới sản phẩm rượu cần – đặc sản của tỉnh Hòa Bình là rượu cần của người Mường thì sản phẩm rượu cần của đồng bào Thái nói chung và sản phẩm rượu cần của đồng bào Thái ở xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu nói riêng cũng là một sản phẩm đặc sản bản địa mang những hương vị riêng, đặc trưng của đồng bào Thái lại không được nhiều người biết tới. Mặt khác, xã Chiềng Châu là xã có nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho phát triển các sản phẩm đặc sản bản địa của địa phương trong đó có sản phẩm rượu cần song nhiều năm qua, việc phát triển sản phẩm này ở xã hầu như chưa phát triển, thậm chí có nguy cơ mai một. Vậy, điều kiện xuất hiện, tồn tại và phát triển của từng sản phẩm đặc sản bản địa nói chung và sản phẩm rượu cần của đồng bào Thái ở xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu nói riêng như thế nào? Sản phẩm bản địa đó đối với việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số và đặc biệt là đồng bào Thái trong xã có vai trò như thế nào? Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương tác động như thế nào đối với việc gìn giữ và phát triển sản phẩm đặc sản bản địa của địa phương? Cần phải làm gì để gìn giữ và phát triển sản phẩm đặc sản bản địa này nhằm khai thác tốt thế mạnh của địa phương và phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng các dân tộc thiểu số cũng như ở khu vực nông thôn một cách bền vững? Đây là một câu hỏi lớn, bức thiết và cần được trả lời. PHẦN THỨ TƯ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 64 4.1 Vài nét chung về sản phẩm đặc sản bản địa rượu cần của đồng bào Thái ở xã Chiềng Châu 4.1.1 Giới thiệu về sản phẩm rượu cần của đồng bào Thái 4.1.2 Quy trình truyền thống sản xuất sản phẩm đặc sản rượu cần 4.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rượu cần 4.2.1 Khái quát sơ lược về tình hình sản xuất rượu cần tỉnh Hòa Bình. 4.2.2 Tình hình sản xuất sản phẩm xã Chiềng Châu 4.2.2.1 Khái quát tình hình chung 4.2.2.2 Quy mô sản xuất 4.2.2.3 Chi phí sản xuất rượu cần ở xã Chiềng Châu năm tháng 4 năm 2009 4.2.2.4 Giá trị sản xuất và lãi thuần từ sản xuất rượu cần tại xã Chiềng Châu 4.2.2.5 Tình hình tiêu thụ và thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc sản bản địa rượu cần ở xã Chiềng Châu 4.3 Vai trò của việc sản xuất sản phẩm đặc sản bản địa rượu cần đối với cộng đồng 85 4.3.1 Sản phẩm đặc sản rượu cần là sản phẩm có giá trị kinh tế cao 4.3.2 Sản xuất sản phẩm dặc sản rượu cần dóng góp vào thu nhập của hộ 4.3.3 Sản xuất rượu cần góp phần tạo công ăn việc làm và là một lợi thế cho xoá đói, giảm nghèo 4.3.4 Việc sản xuất và sử dụng rượu cần góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, giữ gìn những giá trị văn hoá thuần phong mỹ tục trong cộng đồng 4.3.5 Việc sản phẩm dặc sản bản địa rượu cần với vấn đề về giới và bình đẳng giới trong sản xuất và sinh hoạt văn hoá cộng đồng 4.4 Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - văn hoá, xã hội của cộng đồng đối với việc phát triển sản phẩm đặc sản bản địa rượu cần tại xã Chiềng Châu 4.4.1 Điều kiện kinh tế của cộng đồng với sản phẩm đặc sản rượu cần 4.4.2 Điều kiện văn hóa – xã hội, tập quán của cộng đồng với sản phẩm đặc sản rượu cần 4.5 Những tồn tại và nguyên nhân chính kìm hãm việc phát triển sản phẩm đặc sản bản địa rượu cần tại xã Chiềng Châu 4.5.1 Những tồn tại trong việc phát triển rượu cần tại xã Chiềng Châu 4.5.1.1 Chưa sản xuất theo hướng hàng hóa 4.5.1.2 Quy mô nhỏ, giá trị sản xuất thấp 4.5.1.3 Giá trị sản xuất và tỷ lệ đóng góp từ rượu cần trong cơ tổng thu của hộ thấp 4.5.1.4 Số lượng các hộ sản xuất trong xã đang có xu hướng giảm 4.5.1.5 Chất lượng sản phẩm có nguy cơ suy giảm 4.6.2 Những nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển của sản phẩm đặc sản bản địa rượu cần tại xã Chiềng Châu 4.6.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội của xã đang có những tác động tiêu cực đến phát triển sản phẩm rượu cần tại xã 4.6.2.2 Tập quán sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp có nhiều thay đổi 4.6.2.3 Thị trường tiêu thụ khó khăn và có nguy cơ thu hẹp 4.6.2.4 Quan niệm của thanh niên và người dân địa phương hiện nay về văn hoá rượu cần đã thay đổi 4.6.2.5 Bản thân sản phẩm khó có thể cạnh tranh được với các loại rượu truyền thống khác nếu không có cách phát triển phù hợp 4.6.2.6 Sự cạnh tranh của các loại sản phẩm truyền thống khác đặc biệt là thổ cẩm 4.6.2.7 Khả năng của xã đối với việc phát triển sản phẩm này còn hạn chế và chính sách của cấp trên chưa cụ thể rõ ràng 4.6 Định hướng và giải pháp nhằm giữ gìn và phát triển sản phẩm rượu cần tại xã Chiềng Châu 4.6.1 Định hướng. 4.6.2 Một số giải pháp chủ yếu

doc145 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2556 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát sản phẩm đặc sản bản địa các tỉnh trung du và miền núi phía bắc trường hợp nghiên cứu sản phẩm rượu cần của đồng bào Thái tại xã Chiềng Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
en lá của rượu. Ở người Thái nguyên liệu tạo nên men lá chủ yếu là các loại lá, củ hay nguyên liệu có tinh dầu chủ yếu như là trầu không, củ gừng và một số lá cây có tinh dầu khác. Ở tập quán làm rượu cần của người Mường thì nguyên liệu để làm nên men lá lại là các loại nguyên liệu là các vị thuốc dân gian. Bên cạnh đó, ở người Thái thì cách thức làm cầu kỳ hơn trải qua rất nhiều công đoạn và không có thêm loại phụ gia nào thì trong khi đó ở người Mường cách thức sản xuất đơn giản hơn và có thêm lá ổi tươi phủ chặt kín miệng bình sau khi cho cái rượu vào bình trước khi mang đi ủ rượu tiếp. Chính bởi sự khác biệt này mà hương vị của sản phẩm rượu cần ở hai dân tộc này khác nhau. Ở rượu cần của người Mường ở xã Lâm Sơn có vị đậm đà hơn nhưng hương thơm lại ít quyến rũ hơn trong khi đó rượu cần của người Thái ở xã Chiềng Châu lại có hương thơm quyến rũ, lôi cuốn hơn mặc dù vị không đậm đà bằng ở sản phẩm rượu cần của người Mường ở xã Lâm Sơn. Đây là những nét độc đáo rất riêng của sản phẩm rượu cần của mỗi dân tộc. 4.4.2.2 Những kinh nghiệm, tiêu chuẩn sản phẩm được đúc rút và truyền lại qua nhiều thế hệ là nét riêng và là tiêu chuẩn của sản phẩm đặc sản rượu cần trong cộng đồng Vấn đề này ở các hộ, dòng họ trong xã thường không biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, theo như chúng tôi quan sát và phỏng vấn một số hộ làm rượu cần lâu năm tại xã thì việc sản xuất rượu cần trong nội bộ các hộ và trong cộng đồng thì chủ yếu là do người phụ nữ trong gia đình đảm nhiệm. Chính vì vậy việc truyền thụ các kinh nghiệm, các kỹ thuật “bí truyền”, các tiêu chuẩn đối với sản phẩm cũng như các cách thức nhận biết các thành phần và cách thức làm men lá cho rượu, cách thức ủ rượu... đã được cả cộng đồng mọi người dân trong xã thừa nhận như: tiêu chuẩn đối với men phải thơm, càng có nhiều mọt đục ăn thì càng tốt, rượu phải thơm đặc trưng tự nhiên, vị uống phải đượm, .... Những tiêu chuẩn, kinh nghiệm này đều được truyền lại theo phương thức thế hệ và giữa nội bộ các người phụ nữ trong gia đình với nhau. Chính vì vậy, những sản phẩm rượu cần đạt chất lượng tốt trong cộng đồng thường do các phụ nữ đảm đang khóe léo trong cộng đồng làm ra và thường những sản phẩm này được chọn để tế “Giàng”. Chính những bài học kinh nghiệm được truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác trong nội bộ mỗi gia đình, mỗi dòng họ và của cả cộng đồng trong việc sản xuất rượu cần như vậy đã góp phần lưu truyền gìn giữ và phát triển sản phẩm trong cộng đồng. 4.4.2.3 Các hoạt động sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là lễ hội Chá Chiêng là điều kiện cốt yếu tạo nên văn hóa uống rượu cần. Lễ hội Chá Chiêng nói riêng và nhiều lễ hội cũng như nhiều ngày lễ trọng đại, cuộc họp gia đình, dòng họ của người Thái và nhiều dân tộc khác đã có từ lâu đời. Trong lễ hội đó cụ thể là lễ hội Chá Chiêng thì theo các cụ cao tuổi trong bản; Đây là lễ hội mà người dân mang lễ vật (ai có bao nhiêu góp bấy nhiêu) đến nhà các thầy Mo để cảm ơn các thầy Mo đã giúp dân làng chữa bệnh, chăm lo “hầu” các vị thần linh tốt mà các vị thần “Giàng” cho dân làng sức khỏe và “thóc lúa đầy bồ, gà lợn đầy sân”. Đồng thời qua lễ hội cũngcầu mong sức khỏe cho cộng đồng và cũng qua đó cầu mong cho năm sau “Giàng” cho mưa thuận gió hòa để mùa màng tốt tươi. Trong lễ hội, mọi người dân trong bản không kể già trẻ, gái trai đều tụ tập ra khu sinh hoạt cộng đồng của bản để cùng ăn thịt, uống rượu, vui chơi nhảy múa, ca hát,… Đây chính là yếu tố tạo nên tinh thần cộng đồng cao của cộng đồng dân cư các dân tộc thiểu số vùng cao của nước ta nói chung cũng như các dân tộc mà chủ yếu là người Thái ở xã Chiềng Châu nói riêng và cũng chính qua những dịp lễ hội sinh hoạt cộng đồng này của mọi người đã góp phần rất quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển sản phẩm đặc sản bản địa rượu cần trong lòng cộng đồng. 4.5 Những tồn tại và nguyên nhân chính kìm hãm việc phát triển sản phẩm đặc sản bản địa rượu cần tại xã Chiềng Châu 4.5.1 Những tồn tại trong việc phát triển rượu cần tại xã Chiềng Châu Nhìn chung, qua quá trình tìm hiểu tình hình sản xuất, sử dụng và tiêu thụ sản phẩm rượu cần ở xã Chiềng Châu thì việc sản xuất sản phẩm này tại xã mấy năm gần đây có nhiều bất cập và có xu hướng, nguy cơ mai một cụ thể được chứng minh qua các vấn đề cơ bản sau: 4.5.1.1 Chưa sản xuất theo hướng hàng hóa Nếu như ở xã Lâm Sơn của huyện Lương Sơn các cơ sở sản xuất kinh doanh rượu mang tính chất chuyên nghiệp có đăng ký nhãn hiệu và chất lượng với sở Y tế tỉnh Hoà Bình thì ở xã Chiềng Châu các hộ sản xuất theo hướng kinh doanh vẫ chưa hề có, thậm chí chưa hề nghĩ đến việc đăng ký nhãn hiệu hay đăng ký chất lượng với cơ quan có thẩm quyền nào mà các hộ sản xuất ở đây chỉ chủ yếu nhằm mục đích dùng rượu cần giống như là một thứ “vũ khí” hay chất “xúc tác” nhằm thúc đẩy hay lôi cuốn được nhiều khách du lịch tới nghỉ ở nhà nghỉ của mình nhiều hơn mà thôi. Đây là một yếu tố làm cho việc sản xuất sản phẩm này ở xã Chiềng Châu còn kém phát triển nếu như không muốn nói là có nguy cơ mai một. 4.5.1.2 Quy mô nhỏ, giá trị sản xuất thấp Thực tế các hộ sản xuất ở xã Chiềng Châu cho thấy cả về quy mô và giá trị sản xuất còn thấp mặc dù xã có rất nhiều tiềm năng cũng như điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản phẩm. Quy mô bình quân các hộ sản xuất lớn của xã cũng chỉ có gần 400 bình/hộ/năm (383,56 bình) và giá trị sản xuất chỉ đạt bình quân hơn 17 trđ/hộ/năm. Nếu so sánh với xã Lâm Sơn cũng là xã có những điều kiện thuận lợi tương tự thì con số đó quả thật là rất rất khiêm tốn cụ thể là: bình quân quy mô đạt trên 3000 bình/hộ/năm giá trị sản xuất bình quân đạt gần 200 trđ/hộ/năm. Như vậy rõ ràng là việc phát triển sản xuất sản phẩm đặc sản này của xã Chiềng Châu còn chưa tương xứng với tiềm năng. Riêng ở nhóm hộ RCTD do việc sản xuất ra chỉ để phục vụ nhu cầu của gia đình nên ở cả hai xã đều giống nhau với quy mô nhỏ, giá trị sản xuất thấp và đều không bán sản phẩm trên thị trường. Ghi chú: Gt RCKD: Giá trị sản xuất của nhóm hộ sản xuất rượu cần kinh doanh : Gt RCTD: Giá trị sản xuất của nhóm hộ sản xuất rượu cần tiêu dùng Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra tại xã Chiềng Châu năm 2009 Đồ thị 4.7 Quy mô và giá trị sản xuất giữa xã Chiềng Châu – Mai Châu với xã Lâm Sơn – Lương Sơn 4.5.1.3 Giá trị sản xuất và tỷ lệ đóng góp từ rượu cần trong cơ tổng thu của hộ thấp Nhìn chung xét trên tổng thể thì mặc dù việc sản xuất sản phẩm đặc sản rượu cần tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho kinh tế hộ nông dân. Song xét về cơ cấu thu nhập hay mức độ đóng góp của rượu cần vào tổng thu nhập của hộ thì ở xã Chiềng Châu vẫn còn rất hạn chế; bình quân chỉ có 9,42% đối nhóm hộ RCKD và bình quân cho toàn xã thì chỉ có 7,48% trong khi đó các con số tương ứng ở xã Lâm Sơn có cùng những điều kiện và lợi thế tương đồng lần lượt là 82,22% và 68,86%. Điều này cho thấy, cùng với phân tích nêu trên thì việc sản xuất sản phẩm rượu cần - một sản phẩm vừa mang yếu tố văn hóa, vừa là thế mạnh của vùng vẫn chưa được các hộ sản xuất ở đây nhìn nhận một cách nghiêm túc và khai thác hết lợi thế. Ghi chú: Đơn vị tính (%) Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra tại xã Chiềng Châu năm 2009 Đồ thị 4.8 Cơ cấu thu nhập của hộ ở hai xã Chiềng Châu và Lâm Sơn. 4.5.1.4 Số lượng các hộ sản xuất trong xã đang có xu hướng giảm Hộp 4.1 Bác Lê Quang Mỹ - Phó chủ tịch UBND xã cho biết “Ngày xưa hầu như nhà nào trong xã cũng làm rượu cần nhưng bây giờ chắc chỉ còn mấy chục hộ nữa thôi”. Qua làm việc với bác Lê Quang Mỹ - Phó chủ tịch UBND xã Chiêng Châu được biết: Hiện nay tình hình sản xuất rượu cần trong xã lắng xuống và có xu hướng giảm nhanh do nhiều nguyên nhân mà theo như bác Mỹ thì nguyên nhân chính là do sự giao lưu không có chọn lọc nhiều luồng ván hoá khác cộng với môi trường sinh hoạt văn hoá cộng đồng trong xã đã không còn vì nhiều lễ hội dân gian trong xã lâu nay đã không được tổ chức làm văn hoá uống rượu cần và vị trí của rượu cần trong tâm khảm mỗi người dân đặc biệt là thế hệ trẻ đã bị suy giảm nghiêm trọng. 4.5.1.5 Chất lượng sản phẩm có nguy cơ suy giảm Thực tế mấy năm nay, ở các hộ sản xuất rượu cần theo hướng kinh doanh và cả theo hướng kinh doanh kết hợp với làm dịch vụ nhà nghỉ ở bản Lác, do chạy theo lợi nhuận và muốn rút ngắn thời gian ủ men đẻ nhanh có sản phẩm đã thuy đổi phương thức sản xuất sản phẩm truyền thống mà cho thêm những chất phụ gia nhằm tăng tốc độ lên men như mía, đường kính, hay một chút rượu đế thông thường. Những thay đổi phương thức sản xuất sản phẩm theo lối “ăn sổi” đó đã làm cho chất lượng sản phẩm giảm nghiêm trọng cụ thể một minh chứng rất rõ ràng là theo như nhiều hộ sản xuất theo phương thức truyền thống ở các bản khác trong xã thì sản phẩm rượu cần làm theo cách cổ truyền có thể lưu giữ được rất lâu có thể từ năm này sang năm khác đặc biệt nếu đem những bình rượu “hạ thổ” thì càng để lâu rượu càng thơm, càng đặc, càng đượm. Trong khi khi đó theo các hộ sản xuất theo phương pháp “ăn sổi” thì sản phẩm chỉ giữ được hương vị trong thời gian một năm và tốt nhất là trong khoảng thời gian 3 đến 4 tháng nếu để lâu hơn thì rượu sẽ nhạt, chua và mất hương thơm. 4.6.2 Những nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển của sản phẩm đặc sản bản địa rượu cần tại xã Chiềng Châu 4.6.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội của xã đang có những tác động tiêu cực đến phát triển sản phẩm rượu cần tại xã Sở dỹ, tình hình sản xuất rượu cần tại xã Chiềng Châu hiện nay có nhiều dấu hiệu thể hiện xu hướng đi xuống và mai một là do có tác động không nhỏ của những tác động tiêu cực của việc phát triển kinh tế của xã trong nhiều năm nay. Nhiều năm nay, tình hình kinh tế của xã Chiềng Châu có nhiều thay đổi lớn với tốc độ tăng trưởng kinh tế mỗi năm trên 10%, đời sống của nhân dân trong xã có nhiều khởi sắc và đi lên. Tuy nhiên, chính vì sự phát triển kinh tế nhanh như vậy đã và đang có nhiều tác động tiêu cực đến cộng đồng dân cư làm mai một những nét đẹp văn hoá trong cộng đồng dân cư trong đó có văn hoá uống rượu cần và văn hoá sản xuất rượu cần trong xã. Việc phát triển kinh tế và hội nhập ngày càng sâu rộng về nhiều lĩnh vực làm cho sự du nhập của nhiều luồng văn hoá mới đang làm dần mất đi nhiều những giá trị văn hoá của cộng đồng như các buổi lễ hội, các dịp sinh hoạt cộng đồng đang có nguy cơ mai một và mất đần vị trí của nó trong tâm khảm người dân trong xã do bị cuốn vào vòng xoáy phát triên kinh tế gia đình, các buổi họp gia đình vì bị chi phối bởi nhiều yếu tố trong đó có yếu tố kinh tế cũng thưa dần và mất dần đi ý nghĩa của nó trong giáo dục và tăng cường tình yêu thương, đoàn kết của các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, việc giao lưu trao đổi hàng hoá hay hội nhập kinh tế của xã đã kéo theo sự giao lưu các luồng văn hoá mới vào trong cộng đồng thông qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng hiện nay đã dần phổ biến trong mỗi gia đình trong xã. Một mặt giúp tăng cường hiểu biết cho người dân trong xã nhừn mặt khác chính điều này đã làm phai mờ đi những tâm niệm về những nét đẹp văn hoá của dân tộc, của cộng đồng trong cộng đồng và dĩ nhiên trong đó có cả văn hoá uống rượu cần. Chính bởi những lý do trên mà khiến cho tình hình sản xuất rượu cần tạo xã ngày càng trở nên đáng lo ngại. 4.6.2.2 Tập quán sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp có nhiều thay đổi Theo trí nhớ của nhiều người già trong xã thì ngày xưa, mỗi một gia đình đều có một vài bình rượu cần thường trực để giành tiếp khách xa, khách gần. Lý giải cho điều đó có thể hiểu rằng, ngày trước chính điều kiện sản xuất nông nghiệp với tập quán canh tác nương rẫy và tập quán đi rừng của người dân đã củng cố sâu sắc tinh thần đoàn kết thương yêu, cố kết cộng đồng nên mọi người trong cộng đồng coi nhau như anh em trong nhà. Vì thế mà, nhà nào cũng có rượu cần để bất cứ khi nào có khách đến chơi, hay nhà có việc để mang ra tiếp đãi thể hiện tình cảm của gia chủ đối với khách và đối với bà con buôn bản. Do vậy, rượu cần được hầu như mọi gia đình đều sản xuất mặc dù với số lượng không nhiều. Nhiều năm nay, theo chủ chương định canh, định cư, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng, thêm vào đó là đời sống nhân dân được cải thiện mà tình hình canh tác nương rấy đã không còn phổ biến trong nhân dân. Theo bác Lê Quang Mỹ - Phó chủ tịch UBND xã Chiềng Châu thì: hiện tại diện tích canh tác nương rẫy trong địa bàn xã không nhiều chỉ còn 1- 3% tổng diện tích canh tác trong xã và cũng chỉ còn có một số ít hộ trong xã còn sản xuất theo phương thức này. Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn làm phai nhạt dần tinh thần cộng đồng trong cộng đồng dân cư trong xã. Mà sản phẩm rượu cần, văn hoá uống rượu cần phải có môi trường sinh hoạt cộng đồng, phải có tinh thần cộng đồng trong nhân dân thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Do đó, hiện nay việc sản xuất rượu cần trong xã Chiềng Châu có nguy cơ mai một. 4.6.2.3 Thị trường tiêu thụ khó khăn và có nguy cơ thu hẹp a. Thị trường tiêu thụ khó khăn Qua phỏng vấn nhiều người dân về vấn đề vì sao họ lại không sản xuất theo quy mô lớn sản phẩm rượu cần trong khi sản phẩm này có tiềm năng như vậy và những khó khăn nào gặp phải khi sản xuất cộng với cho điểm mức độ quam trọng thì được kết quả như sau: Qua kết quả thống kê cho thấy cả ở nhóm hộ RCNN, hộ RCKD và nhóm hộ RCTD đều có tỷ lệ đồng ý là khó khăn cơ bản nhất của việc sản xuất rượu cần tại xã là thị trường tiêu thu với lần lượt tỷ lệ tán thành là 100% ở nhóm hộ RCNN, hộ RCKD và 76,67% ở nhóm hộ RCTD. Như vậy có thể thấy vấn đề cốt lõi của tình trạng sản xuất sản phẩm rượu cần ở xã Chiềng Châu ít phát triển mặc dù có rất nhiều tiềm năng đó chính là thị trường tiêu thụ. Bảng 4.12 Những vấn đề khó khăn trong sản xuất sản phẩm rượu cần tại xã Chiềng Châu Câu trả lời Hộ RCNN + RCKD (% đồng ý) Hộ RCTD (% đồng ý) Không bán được 100,00 76,67 Khó khăn trong đầu vào 14,29 40,00 Giá sản phẩm thấp 71,43 56,67 Không có vốn 42,86 36,67 Khác 57,14 43,33 Tổng số hộ trả lời 7 30 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra tại xã Chiềng Châu năm 2009 Mặt khác, hiện tại thị trường tiêu thụ chính của xã Chiềng Châu về sản phẩm rượu cần của xã chỉ bó hẹp trong bản Lác – là khu du lịch văn hóa nghỉ dưỡng. Ngoài ra, không một nơi nào trong xã thậm chí cả ở trung tâm huyện lỵ là TT Mai Châu cũng không có chỗ bày bán sản phẩm này. Như vậy, ta thấy ràng là thị trường của sản phẩm rượu cần trong xã Chiềng Châu hiện rất nhỏ hẹp, khả năng tiêu thụ thấp chủ yếu phụ thuộc vào lượng du khách tới bản Lác hàng năm. Một minh chứng nữa cho việc chứng tỏ thị trường rượu cần ở đây chưa phát triển toàn diện đó là ở các kênh tiêu thụ. Các kênh tiêu thụ ít thành phần tham gia nhưng phức tạp nhiều mối quan hệ đan xen chồng chéo lên nhau, phạm vi hoạt động của kênh hẹp chỉ trong phạm vị xã, thậm chí chỉ trong phạm vi bản Lác (90%), mối quan hệ giữa các thành phần trong kênh lỏng lẻo, chưa gắn bó ràng buộc chặt với nhau, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ trực tiếp trong địa bàn. Trong khi đó, đối với xã Lâm Sơn – Lương Sơn thì các kênh tiêu thụ đơn giản thống nhất thành một hệ thống hoàn chỉnh, thành phần tham gia nhiều, phạm vi hoạt động của kênh rộng vượt ra khỏi địa bàn huyện, tỉnh, sự gắn bó liên hệ giữa các thành viên đã có sự chặt chẽ liền mạch nhất định, lượng tiêu thụ chủ yếu ở địa bàn ngoài địa bàn xã (85%).... * So sánh mô hình các kênh tiêu thụ của hai xã + Mô hình các kênh tiêu thụ xã Chiềng Châu. Hộ KDNN không sản xuất rượu cần I 80% i 5% II 20% ii 90% Hộ RCNN Tiêu thụ tại chỗ cho khách du lịch đặt Tiêu thụ ngoài do khách du lịch mua làm quà Hộ RCKD iii 5% + Mô hình kênh tiêu thụ xã Lâm Sơn Hộ RCKD Đại lý ở bên ngoài Đại lý tại xã Người tiêu dùng tại chỗ III 5% Người tiêu dùng nơi khác II 15% I 80% Ghi chú: hộ KDNN là hộ làm dịch vụ kinh doanh nhà nghỉ. Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2009 Sơ đồ 4.2 Các kênh tiêu thụ giữa xã Chiềng Châu và xã Lâm Sơn Bảng 4.13 Quan hệ giữa các thành viên trong kênh tiêu thụ hai xã Chiềng Châu và Lâm Sơn Kênh tiêu thụ Người sản xuất Người mua Quan hệ 1 Xã Chiềng Châu i Hộ RCNN Khách trong nước Không có quan hệ gì ii Hộ RCNN Khách nước ngoài Khách yêu cầu nhưng không đặt trước. iii Hộ RCNN Hộ KDNN Bất thường (khi nào cần thì đến mua không đặt trước) I Hộ RCKD Khách trong nước Không có quan hệ gì II Hộ RCKD Hộ RCNN và hộ KDNN Bất thường (khi nào cần thì đến mua không đặt trước) 2 Xã Lâm Sơn I Hộ RCKD Đại lý bên ngoài Mật thiết qua đặt hàng trước II Hộ RCKD Đại lý trong xã Mật thiết qua đặt hàng trước II Hộ RCKD Người mua tại chỗ Không có quan hệ gì Nguồn: Phỏng vấn hộ sản xuất kinh doanh ở hai xã Chiềng Châu và Lâm Sơn, năm 2009 Qua so sánh hai hệ thống các kênh tiêu thụ chính của hai xã và mối quan hệ giữa các thành phần trong kênh tiêu thụ ở hai xã ta thấy; (i) hệ thống kênh tiêu thụ ở xã Chiềng Châu còn sơ khai, còn ở xã Lâm Sơn đã bước đầu tạo thành hệ thống thống nhất; (ii) mối quan hệ giữa các thành phần tham gia trong kênh ở xã Chiềng Châu lỏng lẻo, thiếu gắn kết, trong khi mối liên hệ ấy ở xã Lâm Sơn đã có sự gắn kết hoạt động nhịp nhàng với nhau. Chính vì vậy mà vấn đề thị trường tiêu thụ ở xã Lâm Sơn được giải quyết tốt khiến việc sản xuât rượu cần ở xã Chiềng Châu còn gặp nhiều khó khăn nhất là thị trường còn ở xã Lâm Sơn thì đã được hạn chế đi rất nhiều. b. Thị trường có nguy cơ thu hẹp Bảng 4.14 Số lượt khách và doanh thu của bản Lác qua các năm 2005 - 2008 Năm 2005 2006 2007 2008 So sánh 06/05 07/06 08/07 Bình quân Lượt khách 16303 19911 14717 7104 122,13 73,91 48,27 75,81** Doanh thu 680,76 87,.88 537,90 - 128,95 61,27 - 88,89* Ghi chú: ** giá trị tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2005 đến 2008 : * giá trị tốc độ tăng trưởng bình quân từ năn 2005 đến 2007 Nguồn: Bác Hà Công Tím - Trưởng bản Lác, xã Chiềng Châu, năm 2009 Nguồn: Bác Hà Công Tím - Trưởng bản Lác, xã Chiềng Châu, năm 2009 Đồ thị 4.9 Số lượt khách và doanh thu của bản Lác qua các năm Không những thị trường tiêu thụ sản phẩm khó khăn bhư đã trình bày trên mà còn có nguy cơ, xu hướng thu hẹp. Điều này được thể hiện: Nơi tiêu thụ rượu cần chính của xã chỉ duy nhất là bản Lác thông qua bán cho khác du lịch đến với bản hàng năm. Nhưng mấy năm gần đây cả số lượt và doanh thu từ dịch vụ này trong bản đã giảm nhanh và liên tục. Điều này có nghĩa là nếu như không có chính sách hay việc làm cụ thể thì chỉ mấy năm nữa sữ không có nơi nào có thể tiêu thụ được sản phẩm rượu cần này nữa. Như vậy, sản phẩm này sẽ có nguy cơ mai một cao trong nay mai. 4.6.2.4 Quan niệm của thanh niên và người dân địa phương hiện nay về văn hoá rượu cần đã thay đổi Cùng với sự đi lên của đời sống kinh tế đó là sự đi lên của cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và sự tiếp cận với nhiều thông tin, giao lưu hiểu biết nhiều nền văn hóa khác nhau mà hiện nay thế hệ trẻ ở nhiều vùng quê nông thôn đã có những biến đổi mạnh về mặt nhận thức xã hội có những biến đổi tốt song cũng không ít những biến đổi xấu. Xã Chiềng Châu cũng không nằm ngoài quy luật đó. Mấy năm gần đây, nhìn chung nền kinh tế xã hội của đất nước ta thay đổi làm bộ mặt nông thôn nước ta thay đổi khởi sắc, xã Chiềng Châu cũng vậy, nhiều năm liền trở lại đây, kinh tế xã hội của xã không ngừng tăng trưởng cao nên đại bộ phận người dân trong xã có cuộc sống dần di lên. nhưng kéo theo đó là một số nét văn hóa đặc sắc riêng của mỗi dân tộc trong xã đang có xu hướng biến đổi xấu đi trong đó có văn hóa rượu cần của người Thái cũng đã và đang bị thay đổi xấu đi. Bằng chứng là lễ hội Chá Chiêng truyền thống của dân tộc Thái thường tổ chức vào tháng 8 hàng năm để cầu mong sức khỏe cho cộng đồng, cầu mong khỏe mạnh, ấm no, ... mà cái đặc sắc trong đó chính là những hợt động vui chơi ca hát, sinh hoạt cộng đồng và điều quan trọng là việc thực hiện thực hành văn hóa uống rượu cần truyền thống của đồng bào trong lễ hội đó đã không được người dân ở đây tổ chức đã mấy năm nay với lý do là mê tín dị đoan. (Bởi lẽ ngoài hoạt động cộng đồng cầu mong sức khỏe và ấm no cho cộng đồng thì trong đó còn có một phần là tạ ơn các thầy mo đã chữa bệnh cho dân làng một năm qua.) Do đó, hiện tại điệu múa và hoạt động sinh hoạt cộng đồng, uống rượu cần cộng đồng chỉ còn được dựng sơ lược cho du khách xem trên sàn diễn mà thôi. Chính vì các hoạt động văn hóa gắn liền với rượu cần đã dần bị mai một nên nhận thức của thế hệ thanh niên về rượu cần và văn hóa uống rượu cần đã thay đổi nhiều. Nhiều thanh niên đã không còn thích uống rượu cần và nhiều nữ thanh niên trẻ đã không còn biết cách làm rượu cần nữa. Hộp 4.2 Tâm sự của một trưởng bản Hỏi: Cháu nghe nói người Thái mình có lễ hội Chá Chiêng thường tổ chức vào cuối năm vui lắm đúng không bác? Bác Hà Công Tím – Trưởng bản bản Lác tâm sự. Lễ hội Chá Chiêng mấy năm nay đã bỏ rồi, bây giờ chỉ tổ chức ở từng hộ thôi. Hôm đó cả nhà vẫn cùng uống rượu cần nhưng không vui bằng ngày xưa khi tổ chức cả làng. Hỏi: Bây giờ thanh niên trong bản mình có nhiều người biết làm rượu cần không? Trả lời: Hiện nay, nhiều nhà đã bỏ làm rượu lâu rồi nên nhiều cô gái trẻ không biết làm rượu cần nữa đâu mà có biết thì cũng không ngon như các bà làm đâu. 4.6.2.5 Bản thân sản phẩm khó có thể cạnh tranh được với các loại rượu truyền thống khác nếu không có cách phát triển phù hợp Mặc dù rượu cần có hương vị thơm quyến rũ nhưng do không được cất như rượu thông thường khác nên một là độ mạnh không cao. Do đó, ngày nay khi mà sự tràn lan của nhiều loại rượu nội, ngoại trên thị trường thì xem ra rượu cần khó cạnh tranh được đối với những thanh niên, những người nghiện rượu “thích cảm giác mạnh” đặc biệt là giới trẻ bây giờ thậm chí là chính những thanh niên trong bản, thanh niên người Thái và cả người Thái hiện nay có nhiều người cũng không thích rượu cần nữa. Đây cũng là lý do làm cho lần lượt có nhiều hộ gia đình không sản xuât rượu nữa. Một đặc điểm nữa của rượu cần khiến nó dần mất ưu thế hơn trước những “anh chị em trong họ hàng nhà rượu” là tính linh hoạt tiện sử dụng. Rượu cần chỉ phù hợp cho những buổi họp mặt đại gia đình, hay buổi sinh hoạt cộng đồng có đông người thì khi đó phương thức uống của rượu cần tỏ ra ưu thế hơn bởi phát huy được tính cộng đồng, gắn bó liên kết củng cố tình cảm mọi người trong gia đình và cộng đông mọi người. Nhưng trong năm có mấy ngày có những buổi như vậy nên cơ hội cho rượu cần thể hiện vai trò và giá trị của mình hạn chế. Phải gắn với những hoạt động cộng đồng, văn hoá truyền thống và sinh hoạt có tính tập thể cao. Trong khi đó, các loại rượu cất khác lại thích ứng được tất cả với mọi hoàn cảnh, mọi cuộc họp mặt, sinh hoạt của cá nhân, cộng đồng, ...Do đó, xét về mặt này thì rượu cần không thể cạnh tranh được. Một vấn đề nữa là rượu cần sau khi đã sử dụng thì không bảo quản lâu được nên chỉ khi nào có buổi họp mặt đủ đông để có thể sử dụng hết một bình thì rượu cần mới có cơ hội được sử dụng. Đây cũng là yếu tố khiến chỗ đứng của rượu cần trên thị trương và trong lòng người tiêu dùng không bền vững. Hộp 4.3 Nhận xét của một thanh niên người Thái về rượu cần Anh Vì Văn Soát - bản Mỏ cho biết “Rượu cần uống thì phải có nhiều người cùng uống mới vui, uống một mình không được, buồn lắm. Với lại nếu uống không hết thì chỉ bỏ đi thôi không để lâu được, vì khi cho nước lã vào rồi thì rượu nhanh hỏng lắm” 4.6.2.6 Sự cạnh tranh của các loại sản phẩm truyền thống khác đặc biệt là thổ cẩm Hiện nay, do bản Lác là một khu du lịch nên khách du lịch thường xuyên tới nghỉ tương đối nhiều. Những khách du lịch này chủ yếu là khách nước ngoài rất thích những sản phẩm truyền thống thủ công được làm nên từ nguyên liệu của tự nhiên trong đó mặt hàng thổ cẩm. Sản phẩm này được họ rất thích và mua tương đối nhiều. Do vậy, một mặt do rượu cần không bán được lại thêm giá trị cao hơn nhờ việc dệt thổ cẩm lại ít rủi ro hơn nên nhiều nhà bỏ làm rượu cần để thay vào đó là dệt thổ cẩm. Mặc dù, dệt thổ cẩm cho thu nhập không cao nhưng ổn định lại không phải lo chỗ bán nên nhiều hộ đã chuyển sang dệt thổ cẩm bán cho khách du lịch. Bởi vậy mà việc sản xuất sản phẩm đặc sản rượu cần ở xã Chiềng Châu có nguy cơ mai một cao. Hộp 4.4 Một phụ nữ cho biết Hỏi: Cô dệt thổ cẩm thế này có được nhiều không ạ? Cô Hà Thị Nguyên - Bản Lác cho biết. Vất vả lắm, như anh thấy đấy dệt bằng tay cứ như kiểu khăn này nếu ngồi dệt cả ngày thì cả tháng mới dệt được 3 đến 4 cái, nếu bán được cũng chỉ được mỗi cái được 100 nghìn. Nhưng mà vẫn phải làm vì ở đây ngoài làm ruộng chẳng có việc gì làm cả. Thôi thì tranh thủ lúc rỗi rãi. Hỏi tiếp. Giờ cô có làm rượu cần nữa không? Giờ bận lắm, ngồi dệt cả ngày không làm được nữa với lại ngồi dệt vải thế này còn bán được chứ làm rượu giờ có ai trong bản uống nữa đâu mà cũng chẳng bán được, chỉ có mấy nhà họ làm nhà nghỉ họ làm để cho nhà họ dùng thôi. 4.6.2.7 Khả năng của xã đối với việc phát triển sản phẩm này còn hạn chế và chính sách của cấp trên chưa cụ thể rõ ràng Mặc dù có nhiều bước tiến dài trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đời sống của nhân dân trong xã ngày càng được cải thiện. Nhưng nhìn chung xã Chiềng Châu vẫn là một xã nghèo nên mặc dù biết được giá trị kinh tế của sản phẩm rượu cần nhưng do khả năng tài chính và nguồn lực có hạn nên xã vẫn chưa có hành động cụ thể nào để giúp đỡ hay thúc đẩy việc phăt triển sản xuất sản phẩm này thành sản phẩm hàng hóa được. Hộp 4.5 Trăn trở của một vị lãnh đạo xã Bác Lê Quang Vỹ - Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Châu trăn trở. “Chúng tôi biết là sản phẩm này có giá trị kinh tế và đang có nguy cơ mai một nếu như không có chính sách tác động vào. Nhưng mà thật sự rất khó…!” Mặc dù qua làm việc với lãnh đạo sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hòa bình được biết tỉnh cũng đã có ý định đưa bản Lác vào danh sách các khu vực phát triển du lịch. Nếu như vậy thì chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế xã hội của cả xã Chiềng Châu nói chung và của riêng sản phẩm rượu cần của xã nói riêng cũng sẽ được phát triển. Tuy nhiên, tính đến nay, chính sách đó của tỉnh chưa cụ thể hóa được thành bất kỳ một hành động nào. 4.6 Định hướng và giải pháp nhằm giữ gìn và phát triển sản phẩm rượu cần tại xã Chiềng Châu 4.6.1 Định hướng. Để gìn giữ và phát triển sản phẩm đặc sản rượu cần của người Thái tại xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số vấn đề sau. Thứ nhất: Quan tâm hơn nữa đến việc giữ gìn và phát triển sản phẩm rượu cần tại xã, coi việc giữ gìn và phát triển là nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch và định hướng phát phát triển kinh tế xã hội ở xã trong thờn gian tới. Bởi vì, đây là sản phẩm đặc sản có từ lâu đời, có giá trị kinh tế và giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc do đồng bào ta sáng tạo ra và bảo tồn qua nhiều thế hệ cho tới tận bây giờ. Do vậy, việc giữ gìn và phát triển sản phẩm này không những có ya nghĩa về mặt kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân trong địa bàn xã mà nó còn có ý nghĩa về mặt xã hội to lớn góp phần giữ gìn và xây dựng đời sống văn hóa tiên tiến đồng thời mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Thứ hai: Phát triển và mở rộng, tìm kiến thị trường tiêu thụ. Đây là việc làm hàng đầu để có thể giữ gìn và phát triển tốt việc sản xuất sản phẩm rượu cần. Xét cho cùng thì việc sản xuất muốn phát triển được thì phải có thị trường tiêu thụ ổn định. Đồng thời qua tìm hiểu cho thấy đây cũng là một trong những khó khăn lớn kìm hãm sự phát triển sản xuất trong xã đồng thời cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng mai một dần của sản phẩm. Thứ ba: Quy hoạch sản xuất sản phẩm theo hướng chuyên nhiệp theo hướng hàng hóa mà vẫn giữ được giá trị văn hóa trong sản phẩm. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường thì dẫu là sản phẩm đặc sản có giá trị cao, được nhiều người ưa chuộng đi chăng nữa cũng không thể nào có chỗ đứng trên thị trường nếu không có “thương hiệu”. Việc này sẽ tận dụng được những cơ hội, sự giúp đỡ của cá nhân tổ chức ngoài cộng đồng lại phát huy được nội lực trong sản xuất và phát triển sản phẩm. Thứ tư: Quảng bá thương hiệu tiếng tăm của sản phẩm luôn là những trợ giúp vô cùng hữu ích cho các cơ sở sản xuất và người tiêu dùng. Do vậy cần có kế hoạch xây dựng và quảng bá thương hiệu, hình ảnh của sản phẩm tới khách hàng càng sâu càng rộng càng tốt. Thứ năm: Lấy lại không gian sinh hoạt cộng đồng, lấy lại và phát huy giá trị văn hóa cho sản phẩm. Bởi vì, ngoài giá trị về kinh tế thì sản phẩm rượu cần còn chứa trong nó giá trị vô cùng lớn đó là giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Thứ sáu: Xây dựng, lấy lại và truyền lại những nét đẹp văn hóa của dân tộc nói chung và nét đẹp văn hóa bao hàm trong sản phẩm của rượu cần cho thế hệ trẻ của mỗi dân tộc để gìn giữ những nét đẹp của văn hóa dân tộc mình trong đó có văn hóa uống rượu cần. Thứ bảy: Quy hoạch phát triển cân đối các sản phẩm bản địa của địa phương và của mỗi dân tộc trong xã. 4.6.2 Một số giải pháp chủ yếu Thứ nhất, Cần coi việc phát triển sản phẩm rượu cần nói riêng và các sản phẩm đặc sản khác có giá trị là một nhiệm vụ kinh tế - xã hội trọng tâm và nhìn nhận vấn đề nghiêm túc để vừa gìn giữ vừa có kế hoạch quy hoạch sản xuất, kế hoạch bảo tồn phát huy giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóa trong cộng đồng đồng thời phát hiện và tạo ra lợi thế và tiềm năng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thứ hai: Xã cần có kế hoạch tăng cường đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là đường giao thông để trước mắt là phục vụ công tác xây dựng việc đi lại của người dân trong xã sau là tăng cường sự giao lưu trao đổi hàng hóa với bên ngoài từ đó tăng khả năng tiêu thụ cho sản phẩm. Đặc biệt là như nêu trên hiện tại thị trường tiêu thụ chính và gần như duy nhất ở xã là bản Lác. Tuy vậy, cả số lượt khách tới nghỉ và doanh thu đã có xu hướng giảm trong mấy năm gần đây mà nguyên nhân chính là do cơ sở vật chất của xã đã được xây dựng từ lâu nên đã xuống cấp gây tâm lý lo ngại cho khách nghỉ. Thứ ba: Có kế hoạch quy hoạch khu nghỉ dưỡng bản Lác là một khu du lịch nghỉ dưỡng chuyên nghiệp mà vẫn giữ được những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc vì đây là khu du lịch văn hóa khách nghỉ đến với bản Lác không phải để đi nghỉ mát mà là đi tìm hiểu văn hóa truyền thống của các dân tộc vùng cao của ta. Việc quy hoạch bản Lác theo hướng phát triển hiện đại chuyên nghiệp lại mang đậm bản sắc dân tộc như vậy sẽ tăng thêm lượng khách tới nghỉ từ đó có thể mở rộng thị trường tiêu thụ cho không những sản phẩm rượu cần mà còn nhiều sản phẩm khác. Mặt khác, lưu giữ, phát triển được những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong xã. Đây là, môi trường văn hóa cho những giá trị văn hóa trong sản phẩm rượu cần và nhiều sản phẩm khác phát huy và thể hiện, phát triển và như thế là việc tiêu thụ sẽ nhiều hơn, dễ dàng hơn. Không những thế mà sản phẩm rượu cần mới có cơ hội tồn tại và phát huy giá trị truyền thống của mình trong thời kỳ hội nhập sâu rộng cả về kinh tế và văn hóa như nước ta hiện nay. Nếu làm được như vậy chúng ta sẽ không còn lo sản phẩm rượu cần không có chỗ đứng trong thị trường và trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân và như thế là nguy có mai một của sản phẩm sẽ được giải quyết triệt để và bền vững. Thứ tư: Thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, mạnh hơn nữa để tạo nhiều cơ hội cho giao lưu thông thương phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá và cơ hội cho phát triển thị trường trong xã từ đó thúc đẩy được tiêu thụ các loại sản phẩm trong xã nói chung và rượu cần nói riêng, tạo điều kiện cho bảo tồn và phát triển sản phẩm rượu cần. Thứ năm: Phát triển kinh tế phải kết hợp, chú ý đến phát triển văn hoá trên cơ sở bảo tồn các giá trị văn hoá tốt đẹp của cộng đồng. Thứ sáu: Giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ thông qua nhà trường và phương tiện hữu hiệu nhất là thông qua các hoạt động văn hóa cộng đồng thường ngày. Do đó, cần có kế hoạch nghiên cứu và khôi phục lại các hoạt động cộng đồng đó ví dụ như lế hội Chá Chiêng truyền thống của người Thái, ... làm sao cho các hoạt động đó vừa phát huy được những giá trị văn hóa tốt đẹp lại vừa gạt bỏ thanh lọc được những hủ tục mê tín dị đoan trong đó bởi lẽ thường thì bất kỳ lễ hội, hoạt động cộng đồng nào đều chứa trong nó cả những giá trị tốt đẹp và những hủ tục. Thứ bảy: Tích cực không ngừng giới thiệu quảng bá hình ảnh về quê hương con người và nét đẹp trong văn hóa của đồng bào, cái đặc sắc của sản phẩm tới nhiểu nơi ra bên ngoài. Đặc biệt là quảng bá hình ảnh cho khu du lịch bản Lác vì đây là một hạt nhân và là đầu tàu trong phát triển kinh tế, xã hội của xã. Đồng thời đây cũng là trung tâm tiêu thụ hầu như tất cả và toàn bộ sản phẩm trong xã nếu được quy hoạch và phát triển tốt. Thứ tám: Quan tâm đúng mức, công bằng với tất cả các sản phẩm truyền thống đặc sắc của các dân tộc, đồng bào trong xã tránh tình trạng để mai một bất kỳ sản phẩm nào vì đây là sản phẩm văn hóa của cả dân tộc, đồng bào đã mất nhiều năm mới có được. PHẦN THỨ NĂM KẾT LUẬN 5.1 Kết luận Sản phẩm rượu cần là sản phẩm độc đáo của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao của nước ta nói chung và của đồng bào dân tộc Thái ở xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình nói riêng. Đây là sản phẩm không những có giá trị kinh tế cao được nhiều người ưu chuộng mà nó còn mang nhiều giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc điều đó được thể hiện rõ trong văn hóa uống rượu cần của đồng bào các dân tộc nước ta. Đây là một nét đẹp văn hóa của mỗi dân tộc ở vùng cao nước ta. Tuy văn hóa uống rượu cần mỗi dân tộc mỗi khác nhưng đều tựu chung lại một ý nghĩa mang tính cộng đồng sâu sắc đó là thể hiện và củng cố tình đoàn kết gắn bó mật thiết giữa các thành viên trong cộng đồng, cầu chúc sức khỏe cho cả cộng đồng. Bên cạnh đó, hiện nay trước yêu cầu phát triển nông thôn thì những sản phẩm đặc sản bản địa nói chung và sản phẩm rượu cần nói riêng có vai trò rất lớn đối với việc phát triển cộng đồng dân cư nông thôn như: có giá trị kinh tế cao được nhiều người ưa chuộng như đã nêu trên; đóng góp một phần không nhỏ vào thu nhập của hộ; là cơ hội và giải pháp giải quyết công ăn việc làm ở nông thôn, xóa đói giảm nghèo; lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc và của cộng đồng nông thôn,... Mặt khác, do đây là một sản phẩm độc đáo được người dân cả cộng đồng sáng tạo và sản xuất từ lâu đời nên ngoài những yếu tố khách quan về mặt tự nhiên thì những yếu tố về điều kiện kinh tế văn hoá, xã hội của cộng đồng lại có tác động ảnh hưởng rất lớn tới việc sản xuất và phát triển sản phẩm hiện nay. Qua tìm hiểu tại xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình cho thấy: Những yếu tố về tập quán sản xuất nông nghiệp mà điểm cốt yếu là tập quán canh tác nương rẫy và đi rừng của người dân trong xã từ nhiều năm là điều kiện cần thiết và quan trọng để tạo dựng các mối quan hệ, tính cố kết cộng đồng, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng; các yếu tố về tập quán sản xuất rượu cần của người Thái tạo nên nét riêng cho sản phẩm rượu cần của xã; các kinh nghiệm, bí quyết sản xuất, tiêu chuẩn trong gia đình, dòng họ và của cộng đồng lại thêm các buổi sinh hoạt cộng đồng, các lễ hội tín ngưỡng, tâm linh là tiêu chuẩn và là môi trường để phát sinh, củng cố và phát triển văn hoá uống rượu cần và có ảnh hưởng lớn tới gìn giữ và phát triển sản xuấtt rượu cần trong xã. Nhìn chung qua tìm hiểu khảo sát tại xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu , tỉnh Hòa Bình chúng tôi thấy: (i) Việc sản xuất tiêu thụ và phát triển sản phẩm đặc sản rượu cần của đồng bào dân tộc Thái ở xã Chiềng Châu có nguy cơ mai một, quy mô còn nhở lẻ chủ yếu là theo quy mô hộ, quy mô sản lượng, giá trị sản xuất và giá trị lãi thuần từ sản xuất rượu cần thấp và có sự chênh lệch giữa các bản và giữa các nhóm hộ trong xã. Theo đó, bản Lác là bản có quy mô sản xuất và sản lượng lớn nhất chiếm tới gần 90 tổng sản lượng và giá trị sản xuất hàng năm của xã do có nhiều điều kiện cho phát triển sản xuất rượu cần vì đây là khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với du lịch sinh thái thu hút hàng chuch nghìn du khách một năm, ở các bản khác chỉ chiếm khoảng 10% tổng sản lượng và giá trị sản xuất hàng năm của xã. (ii) Đa số các hộ sản xuất chủ yếu là để phục vụ nhu cầu trong gia đình mà không bán ra bên ngoài, chưa theo hướng sản xuất hàng hóa chỉ có một số ít các hộ sản xuất theo quy mô lớn theo hướng kinh doanh chủ yếu ở bản Lác nhưng quy mô cũng không lớn mặc dù xã có nhiều điều kiện và cơ hội cho việc sản xuất và tiêu thụ. (iii) Giá trị sản xuât thấp đóng góp từ việc sản xuất rượu cần vào tổng thu hàng năm của hộ thấp dưới 10%. (iv) Số hộ sản xuất rượu cần trong xã mấy năm gần đây giảm nhanh. (v) Chất lượng của sản phẩm có nguy cơ suy giảm do một số hộ sản xuât rượu cần theo hướng kinh doanh vì lợi nhuận mà tự ý thay đổi, cải tiến kỹ thuật làm rượu gây giảm chât lượng sản phẩm. (vi) Sản phẩm tiêu thụ gặp nhiều khó khăn chủ yếu tiêu thụ tại chỗ nội bộ trong xã, thị trường nhỏ lẻ, bó gọn chỉ trong một bản (bản Lác) do có điều kiện thuận lợi là một khu dịch vụ. (vii) Kênh tiêu thụ phức tạp sơ khai nhiều mối quan hệ phức tạp nhưng mức độ gắn kết giữa các thành phàn trong kênh không cao Nguyên nhân của thực trạng nêu trên là do: (i) việc phát triển kinh tế - xã hội của xã không gắn liền với giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng làm cho nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng dân cư ở xã Chiềng Châu đang trong nguy cơ mai một trong đó có truyền thống sản xuất và văn hóa uống rượu cần của đồng bào Thái.Việc sản xuất theo quy mô hộ còn nhỏ lẻ chưa có quy hoạch hay có hướng chuyên nghiệp. (ii) Thị trường nhỏ hẹp lại có nguy cơ giảm. (iii) Nhận thức hay vị trí của rượu cần trong đời sống tinh thần, tâm linh, quan niệm của người dân đã thay đổi theo hướng tiêu cực đặc biệt là thế hệ trẻ. (iii) Môi trường sinh hoạt cộng đồng nơi mà rượu cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống vô giá không còn. (iv) Bản thân sản phẩm khi không có môi trường sinh hoạt cộng đồng thì khó cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại khác. (v) Sự cạnh tranh quá mức của những loại rượu khác trong cộng đồng ngày càng gay gắt và trong cuộc chiến này rượu cần tỏ ra yếu thế vì tính kém linh hoạt và tiện dụng trong khi các yếu tố làm nên sức mạnh của mình là những buổi sinh hoạt cộng đồng ngày càng ít thậm chí không còn. (vi) Xã Chiềng Châu còn nghèo nên khả năng quan tâm đến sản phẩm hạn chế nếu như không muốn nói là không có. Bên cạnh đó xã cũng chưa hề nhận được một sự trợ giúp gì của huyện, tỉnh hay của một tổ chức, cá nhân nào về lĩnh vực này. 5.2 Kiến nghị Sản phẩm rượu cần là một sản phẩm dân gian truyền thống đặc sắc có giá trị kinh tế văn hóa xã hội cao. Để có thể bảo tồn, gìn giữ và phát triển tốt sản phẩm này thiết nghĩ chúng ta cần. Đối với các cấp chính quyền cần nghiêm túc nhìn nhận những giá trị cả về kinh tế và cả những giá trị văn hóa tinh thần của sản phẩm, nhìn nhận đúng thực trạng của sản phẩm để có định hướng cho bảo tồn, gìn giữ và phất triển tốt. Muốn là được điều đó cần phải đưa việc bảo tồn và phát triển trở thành nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Cần có những hành động cụ thể hơn là hô hào những sự trợ giúp đối với sản phẩm. Phát triển hài hoà giữa phát triển kinh tế với giữ gìn những giá trị văn hoá tốt đẹp của cộng đồng. Người dân cần trân trọng và cố gắng, quyết tâm hơn nữa trong việc bảo tồn, giữ gìn những giá trị truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc của cha ông ta đã để lại. Các tổ chức, cá nhân cần nhìn nhận vấn đề thật khác quan, tôn trọng và tìm hiểu những nét đẹp của những sản phẩm đặc sản của dân tộc nói chung và sản phẩm rượu cần nói riêng để nếu có thể thì cùng chung sức giữ gìn và phát triển những sản phẩm ấy, những giá trị văn hóa tốt đẹp ấy của dân tộc ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1 Tài liệu sách Lê Mộng Chân và cộng sự, (1992): Thực vật và thực vật đặc sản rừng – Giáo trình Đại học Lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp. Nguyễn Mạnh Dũng, 2006, Phong trào “ Mỗi làng một sản phẩm” – Một chiến lược phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Lê Quý Đôn, 1995, Vân đài loại ngữ, NXB Văn hóa thông tin, tập II, quyển 9, Phẩm vật, trang 187 – 199. Lê Đình Thắng, 1995, Phát triển sản xuất một số nông đặc sản ở miền Bắc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 2 Tài liệu công trình nghiên cứu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2006): Chiến lược pháp triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2007): Dự thảo: Kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển thực vật cho lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2007 – 2010. Hà Chu Chử, 2007, Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Dự án hỗ trợ ngành lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam – pha II. Vũ Văn Dũng, Jenne De Beer và cộng sự, 2002, Tổng quan Lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam, NXB Hà Nội. Phạm Văn Điển và cộng sự, (2005): Bảo tồn và phát triển thực vật cho lâm sản ngoài gỗ, NXB Nông nghiệp. Nguyễn Thế Hùng, 2005, bài giảng cây lương thực đặc sản. Nguyễn Thanh Phong, 2008, Nghiên cứu hiệu quả kinh tế trồng bưởi đặc sản tại Đoan Hùng - Phú Thọ, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Nguyễn Văn Tập, 2002, Tiềm năng và hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và công nghệ, Bảo hộ sử hữu trí tuệ đối với địa danh dùng cho sản phẩm đặc sản của địa phương, chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ. Nguyễn Văn Xuất, 2008, Kinh nghiệm xây dựng chỉ dẫn địa lý “Lục Ngạn” cho sản phẩm vải thiều, Sở KH&CN tỉnh Bắc Giang 3 Tài liệu tra cứu khác Nguyễn Quốc Bình, 2008, Các phương thức quản lý và bảo vệ lâm sản ngoài gỗ - tài nguyên rừng có lợi cho lâm sản ngoài gỗ đang được nghiên cứu tại Việt Nam. ( Xuân Cường, 2009, Đánh mất thương hiêụ rượu cần Hoà Bình, Cập nhật ngày 23 tháng 04 năm 2009. Diễm Linh, 2009, Sản phẩm rượu làng Vân – một thương hiệu nổi tiếng, ( Hoàng Thanh, 2009, Từ năm 2001 đến nay, Lào Cai đã có sự tăng trưởng đột biến về năng suất và sản lượng cây lương thực có hạt, trong đó có giống lúa đặc sản Séng Cù của địa phương . ( UBND xã Chiềng Châu, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội xã Chiềng Châu các năm 2006 – 2008 UBND xã Chiềng Châu,Báo cáo tình hình kinh tế xã hội xã Chiềng Châu các năm 2006 – 2008 UBND xã Chiềng Châu, Báo cáo thuyết minh kiểm kê đất đai năm 2005 Trung Tâm Thông tin 24g VIETBOOKS, RƯỢU MAO ĐÀI: Đặc sản của Trung Hoa ( PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐẶC SẢN (Khảo sát một số sản phẩm đặc sản bản địa các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc) Phiếu số ……………………………………. Tên sản phẩm đặc sản: ……………………………………. Địa chỉ: Tỉnh: ……………………………… Huyện: ……………………………. Xã: ………………………………... Thôn:……………………………… Người điều tra ……………………………………. Ngày điều tra ……………………………………. I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐẶC SẢN Địa chỉ hộ gia đình: Điện thoại liên hệ: Danh sách thành viên trong hộ gia đình: Điều kiện đất đai của hộ Loại đất Đất hộ có sử dụng (m2) Ghi rõ cây trồng, vật nuôi trên đất Tổng diện tích Trong đó Đất hộ đi thuê, mượn, đấu thầu Đất nhận chuyển nhượng 1. Đất trồng cây hàng năm Trong đó: Đất lúa 2. Đất trồng cây lâu năm 3. Đất lâm nghiệp Trong đó: Đất rừng trồng 4. Đất nuôi trồng thủy sản 5. Đất thổ cư 6. Đất khác (nếu có) Các hoạt động kinh tế của hộ gia đình và cơ cấu thu nhập (năm 2008): STT Hoạt động mang lại thu nhập cho hộ gia đình (*) Thời gian (tháng nào) Số lượng và cơ cấu thu nhập Chỉ cần ghi vào một trong 2 cột Tuyệt đối (tr đ/năm) % 1 2 3 4 6 6 7 Tổng cộng 100% (*) Ghi chú: liệt kê tất cả các hoạt động đem lại thu nhập cho hộ gia đình, kể các các nguồn thu khác ngoài sản xuất như: lương, trợ cấp, con cái hay người thân gửi về… Mục thời gian ghi thời điểm diễn ra hoạt động được nêu (quanh năm hoặc từ thời gian nào đến thời gian nào) III/ THÔNG TIN VỀ SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐẶC SẢN 3.1 Quy mô và thời vụ sản xuất Hộ bắt đầu sản xuất sản phẩm từ năm nào? Sản phẩm được sản xuất quanh năm hay theo mùa vụ? (trường hợp theo mùa vụ hỏi rõ thời gian sản xuất từ tháng mấy đến tháng mấy) Quy mô, sản lượng sản xuất trong những năm gần đây: Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Trước năm 2008 thì quy mô, sản lượng thế nào Kém hơn = 1 Tương đương = 2 Lớn hơn = 3 Dự tính quy mô trong vài năm tới Tăng=1 Duy trì =2 Giảm =3 Quy mô sản xuất/năm Sản lượng/năm Tỷ lệ bán/năm % Ghi rõ lý do tăng, giảm quy mô sản xuất: Trong trường hợp nào thì ông bà sẽ tăng mạnh quy mô sản xuất ? Trong trường hợp nào thì ông bà sẽ không tiếp tục sản xuất nữa ? 3.2 Hoạt động bán sản phẩm Trước khi bán, hộ có phân loại chất lượng sản phẩm không? o 1. Có o 2. Không Nếu không thì vì sao Nếu có, ông bà dựa vào những tiêu chí nào để phân loại chất lượng ? Việc phân loại chất lượng sản phẩm là do o 1. Tự phân loại o 2. Theo yêu cầu của người mua Hộ có tự mang sản phẩm đi tiêu thụ không? o 1. Có o 2. Không Nếu có, hộ tiêu thụ bằng cách nào o 1. Bán tại nhà o 2. Mang bán tại chợ o 3. Khác Nếu không tự tiêu thụ thì hộ bán cho những ai? Tác nhân đầu ra Tỷ lệ khối lượng bán cho mỗi tác nhân/năm (%) Số lần bán/năm Nơi bán Tại nhà=1 Tại chợ=2 Tại nhà người mua =3 Thời điểm bán Ngay sau khi thu hoạch=1 Khi được giá =2 Khi cần tiền =3 Khi trả nợ =4 Khác Thu gom Chủ buôn Công ty, cơ sở (sơ chế, chế biến) Công ty xuất khẩu Tổ chức nông dân (HTX, hiệp hội…) Tác nhân khác Hiện nay sản phẩm của hộ được bán cho ai thì được giá và thuận lợi hơn cả? Vì sao? Quan hệ với tác nhân đầu vào và đầu ra Quan hệ với tác nhân đầu ra Tác nhân đầu ra Dạng quan hệ Hợp đồng=1 Đặt hàng trước =2 Gặp ai thì bán =3 Phương thức trao đổi thông tin Điện thoại =1 Gặp mặt trực tiếp =2 Mức độ tin tưởng Không tin = 1 Nghi ngờ = 2 Tin chút ít = 3 Hoàn toàn tin tưởng =4 Thu gom Chủ buôn Công ty, cơ sở (sơ chế, chế biến) Công ty xuất khẩu Tổ chức nông dân (HTX, hiệp hội…) Tác nhân khác Những người mua hàng của ông bà có đặt ra quy tắc, điều kiện nào khi mua hàng không? o 1. Có o 2. Không Nếu có, đó là những điều kiện gì? Ông bà không đáp ứng được những điều kiện nào? Tại sao không đáp ứng được? Ông bà có biết trong trường hợp nào họ không mua sản phẩm của ông bà nữa không? 3.4 Liên kết và trao đổi thông tin Ông bà có tham gia vào một tổ chức/hiệp hội nào không? o 1. Có o 2. Không Nếu có, đó là tổ chức/hiệp hội nào (mô tả thời gian thành lập, do ai thành lập, số thành viên, mục đích thành lập, các hoạt động chính) Tại sao ông/bà lại tham gia vào tổ chức/hiệp hội đó cũng như các lợi ích có được khi tham gia vào tổ chức/hiệp hội là gì? Để tham gia vào tổ chức/hiệp hội đó, ông bà phải đáp ứng điều kiện gì? Gia đình nắm được thông tin giá cả và đòi hỏi của thị trường đối với sản phẩm thông qua những nguồn nào? o 1. Tivi, đài: o 4. Khuyến nông: o 7. Chính quyền: o 2. Báo: o 5. Hàng xóm: o 8. Chợ: o 3. Người buôn: o 6. Họ hàng: o 9. Internet: Quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm Mô tả quy trình sản xuất của hộ? Đối với từng bước có yêu cầu đặc biệt gì không? Cách thức tiến hành sản xuất ra sản phẩm do gia đình học hỏi từ đâu? (có thể đánh dấu vào nhiều lựa chọn) o Từ kinh nghiệm sản xuất truyền thống nhiều năm qua o Được tập huấn o Qua tìm hiểu từ tài liệu, sách, báo, tivi o Học hỏi từ hàng xóm, người quen o Khác: Từ khi bắt đầu sản xuất đến nay có sự thay đổi về quy trình sản xuất, cách thức sản xuất không? o 1. Có o 2. Không Nếu có, mong muốn và kết quả đạt được từ sự thay đổi đó? STT Nội dung thay đổi Năm thay đổi Kết quả mong muốn đạt được Kết quả thực tế đạt được 1 2 3 4 5 Theo ông bà, đâu là đặc điểm về chất lượng khác biệt nhất của sản phẩm (không giống với sản phẩm cùng loại thông thường khác), chỉ sản phẩm này mới có: Đặc điểm này có dễ bị biến đổi theo thời gian không? o 1. Có o 2. Không Nếu có thì do yếu tố nào tác động ? o 1. Yếu tố tự nhiên o 2. Yếu tố thuộc về giống o 3. Yếu tố kỹ thuật, công nghệ, chăm sóc o 4. Yếu tố khác Những năm vừa qua gia đình có nhận được sự hỗ trợ nào của Nhà nước, tư nhân, tổ chức phi chính phủ liên quan đến sản xuất sản phẩm đặc sản không? Nếu có thì về nội dung gì? Hỗ trợ như thế nào? Nội dung hỗ trợ Nhà nước=1 Tư nhân=2 Tổ chức PCP Việt Nam=3 Tổ chức PCP nước ngoài=4 Hiệu quả=1 Không hiệu quả=2 Diễn giải 1 Hỗ trợ vốn 2 Đào tạo, tập huấn 3 Thông tin thị trường 4 Tiêu thụ sản phẩm 5 Cơ chế đất đai 6 Miễn giảm thuế 7 Bảo hộ nhãn hiệu 8 Khác: 9 10 Hiện nay gia đình gặp những khó khăn gì trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm? Khó khăn Có=1 Không =2 Khó khăn Có=1 Không =2 Thời tiết Giá bán thấp Nguyên liệu đầu vào Thị trường đầu ra không ổn định Giá cả đầu vào Người mua đòi hỏi cao hơn đối với sản phẩm Sâu, bệnh Bị cạnh tranh, ép giá Bảo quản Khác: Thiếu kỹ thuật sản xuất Khác: Giải thích rõ đối với từng khó khăn mà hộ gia đình gặp phải: Gia đình có những thuận lợi gì trong sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm? Đánh giá về tiềm năng, xu hướng phát triển sản phẩm trong thời gian tiếp theo? Lý do? Nhu cầu và đề xuất của hộ nhằm phát huy hiệu quả của việc sản xuất sản phẩm đặc sản? Chi phí sản xuất Tính cho một mẻ rượu…………..(lít) Khoản chi Đơn giá Số lượng Thành tiền Bình Cần Gạo Đ/kg Men rượu Đồng Điện Đồng Nước Đồng Chất đốt Đồng Khác (ghi rõ) Tổng chi phí Đồng Số lít thu được/mẻ bình Giá bán/bình Đ/bình Doanh thu Đồng Thị trường tiêu thụ và các kênh tiêu thụ STT Người thu mua sản phẩm của hộ Tỷ lệ mua của từng người mua (%) Tần suất mua (hàng ngày hay bao nhiêu lần/tuần…) Những người thu mua tiếp tục tiêu thụ sản phẩm đi đâu? 1 Người tiêu dùng 2 Người thu gom 3 Cửa hàng bán lẻ 4 Công ty 5 Đại lý 6 … 7 … 100% Đòi hỏi của người mua đối với sản phẩm do hộ sản xuất ra như thế nào? Gia đình có những thuận lợi gì trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm? Vai trò của việc sản xuất sản phẩm đặc sản đối với kinh tế và đời sống của hộ gia đình như thế nào? (phát huy được lợi thế so sánh để đảm bảo và nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, tạo công ăn việc làm,...) Những yếu tố nào gây cản trở, hạn chế sự phát triển sản xuất sản phẩm đặc sản của hộ và của địa phương nói chung? Nhu cầu và đề xuất của hộ nhằm phát huy hiệu quả của việc sản xuất sản phẩm đặc sản? Định hướng, chính sách về phát triển của địa phương Các giải pháp nhằm phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Xin chân thành cảm ơn ông (bà)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhảo sát sản phẩm đặc sản bản địa các tỉnh trung duvà miền núi phía bắc trường hợp nghiên cứu sản phẩm rượu cần của đồng bào thái tại xã chiềng châu,.doc
Luận văn liên quan