Nguồn thông tin chiếm tỷ lệ cao đứng thứ hai, là đã từng sử dụng loại thuốc này để
chữa bệnh (30,6% ở xã Vĩnh Trạch, 25,2% ở thị trấn Phú Hòa). Điều này ảnh hưởng
không tốt đến việc sử dụng thuốc đúng của người dân. Lý do là người dân không thể tự
xác định đúng về bệnh, mức độ bệnh của mình để mua thuốc và sử dụng liều lượng
thuốc phù hợp.
Đứng thứ ba là nguồn thông tin từ người quen mách bảo (17,6% ở xã Vĩnh Trạch,
11,3% ở thị trấn Phú Hòa). Do xã Vĩnh Trạch vẫn còn là nông thôn nên mức độ thông
tin bằng cách truyền miệng cũng phổ biến hơn ở thị trấn Phú Hòa. Điều này cũng cho
thấy mức độ nguy hiểm của việc lan truyền thông tin thuốc sai, một người sử dụng sai
có thể kéo theo rất nhiều người khác sử dụng sai. Đó là chưa kể đến loại bệnh và mức
độ bệnh khác nhau.
Ngoài ra, còn có một tỷ lệ nhỏ người dân đi mua thuốc kháng sinh qua nguồn thông
tin từ internet (6,5% ở xã Vĩnh Trạch, 14,5% ở thị trấn Phú Hòa). Đây cũng là một nguồn
thông tin có độ tin cậy không cao, ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc đúng ở người dân
không ít
55 trang |
Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát sự hiểu biết và thói quen sử dụng thuốc kháng sinh của người dân tại huyện Thoại sơn, tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong cơ thể, làm tăng nồng độ thuốc dẫn đến tăng độc tính. Do đó, phải thận trọng khi
kê đơn kháng sinh cho người cao tuổi, người suy giảm chức năng gan – thận vì tỷ lệ gặp
ADR và độc tính cao hơn người bình thường.
Vị trí bài xuất chính chỉ nơi kháng sinh đi qua ở dạng còn hoạt tính. Từ bảng 2.2 cho
thấy hai kháng sinh có thể ở cùng một nhóm nhưng dược tính dược động học không
giống nhau. Đặc điểm này giúp cho việc lựa chọn kháng sinh theo cơ địa của người
bệnh.
Cần hiệu chỉnh lại liều lượng và/hoặc khoảng cách đưa thuốc theo chức năng gan –
thận để tránh tăng nồng độ quá mức cho phép với những kháng sinh có độc tính cao trên
gan và/hoặc thận.
Với người bệnh suy thận, phải đánh giá chức năng thận theo độ thanh thải creatinin
và mức liều tương ứng sẽ được ghi ở mục “Liều dùng cho người bênh suy thận”.
8
Với người bệnh suy gan, không có thông số hiệu chỉnh như với người bệnh suy thận
mà phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, thường là căn cứ vào mức độ suy gan
theo phân loại Child – Pugh.
Bảng 2.2. Cơ quan bài xuất chính của một số kháng sinh
Những nội dung chính trong các nguyên tắc trên được tóm tắt thành nguyên tắc
MINDME (bảng 2.3):
Bảng 2.3 Nguyên tắc MINDME trong sử dụng kháng sinh
Kháng sinh Vị trí bài xuất chính
Cefotaxim
Cefoperazol
Thận
Gan
Lincomycin
Clindamycin
Gan
Gan
Erythromycin
Azithromycin
Gan
Gan
Tetracyclin
Doxycyclin
Thận
Gan
Pefloxacin
Ofloxacin
Gan
Thận
M
Microbiology guides wherever
possible
Theo chỉ dẫn vi khuẩn học bất kỳ khi nào
có thể
I
Indication should be evidence-
based
Chỉ định phải căn cứ trên bằng chứng
N Narrowest spectrum required Lựa chọn phổ hẹp nhất cần thiết
D
Dosage appropriate to the site
and type of infection
Liều lượng phù hợp với loại nhiễm khuẩn
và vị trí nhiễm khuẩn
M Minimum duration of therapy Thời gian điều trị tối thiểu cho hiệu quả
E
Ensure monotherapy in most
situation
Bảo đảm đơn trị liệu trong hầu hết các
trường hợp
9
Kết luận:
Để điều trị thành công nhiễm khuẩn phụ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng bệnh
lý, vị trí nhiễm khuẫn và sức đề kháng của người bệnh. Các kiến thức về phân loại kháng
sinh, về PK/PD sẽ giúp cho việc lựa chọn kháng sinh và xác định lại chế độ liều tối ưu
cho từng nhóm kháng sinh, là cơ sở để thực hiện các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp
lý. Đây cũng là những nội dung quan trọng đối với mỗi thầy thuốc để đảm bảo hiệu quả
– an toàn – kinh tế và giảm tỷ lệ kháng kháng sinh trong điều trị.
2.3. Tình hình sử dụng kháng sinh trên thế giới và tại Việt Nam:
Hiện nay, thị trường thuốc kháng sinh trên thế giới rất đa dạng về cả chủng loại và số
lượng. Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh ở người ngày càng gia tăng trên toàn cầu.
Sự gia tăng lớn nhất là giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010. Thuốc kháng sinh được
sử dụng một cách tràn lan, kể cả những bệnh nhẹ, bệnh không phải do vi khuẩn gây ra
cũng được dùng thuốc kháng sinh. Có đến 80% số thuốc kháng sinh được sử dụng trong
cộng đồng là được mua mà không có đơn thuốc, đặc biệt là tại các quốc gia có thu nhập
thấp và trung bình.
Từ năm 2000 đến năm 2010, tổng tiêu thụ kháng sinh toàn cầu tăng hơn 30%, từ
khoảng 50 tỷ đến 70 tỷ đơn vị tiêu chuẩn (SU). Penicillin và cephalosporin chiếm gần
60% tổng tiêu dùng trong năm 2010 (hình 2.1), tăng 41% so với năm 2000.
10
Hình 2.1. Tình hình sử dụng kháng sinh theo nhóm trên toàn cầu, giai đoạn
2000 – 2010 (đơn vị tiêu chuẩn)
11
Hầu hết các quốc gia phát triển đều có lượng tiêu thụ kháng sinh cao trong giai đoạn
từ năm 2000 đến năm 2010.
Qua hình 2.2 , ta có thể nhận thấy các quốc gia có tỷ lệ tiêu thụ thuốc kháng sinh tăng
trong giai đoạn năm 2000 – 2010 hầu hết là các quốc gia tại châu Á, châu Phi và nam
Mỹ.
Riêng tại Việt Nam, tỷ lệ này nằm trong khoảng 1 – 10 (%). Và qua hình 2.3, ta nhận
thấy tỷ lệ này tăng thấy rõ, trừ kháng sinh penicillin phổ rộng, phổ hẹp, trimethoprim và
cloramphenicols có xu hướng giảm, còn lại tất cả các kháng sinh khác đều có tỷ lệ tiêu
thụ tăng.
Hình 2.2. Tình hình tiêu thụ thuốc kháng sinh thay đổi trong giai đoạn năm
2000 – 2010, theo các quốc gia (đơn vị %)
12
Hình 2.3. Tình hình sử dụng kháng sinh theo nhóm của một số quốc gia, giai
đoạn 2000 – 2010
13
2.4. Tình hình kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn:
Hiện nay, tình hình kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đã và đang diễn ra trầm
trọng tại hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Một số nghiên
cứu cho thấy:
Ở Việt Nam, các chủng phế cầu khuẩn – một trong những nguyên nhân thường gặp
nhất gây nhiễm khuẩn hô hấp – kháng penicillin (71,4%) và kháng erythromycin
(92,1%) – có tỷ lệ phổ biến cao nhất trong số 11 nước trong mạng lưới giám sát các căn
nguyên kháng thuốc châu Á (ANSORP) năm 2000 – 2001:
- 57% cầu trực khuẩn (một căn nguyên vi khuẩn phổ biến khác) phân lập từ bệnh nhi
ở Hà Nội (2000 – 2002) kháng với ampicillin. Tỷ lệ tương tự cũng được báo cáo ở Nha
Trang;
- Vi khuẩn phân lập từ trẻ bị tiêu chảy có tỷ lệ kháng cao. Đối với hầu hết các trường
hợp, bù nước và điện giải là biện pháp xử trí hiệu quả nhất đối với bệnh tiêu chảy,
khoảng ¼ số trẻ đã được chỉ định kháng sinh trước khi đưa đến bệnh viện;
- Các vi khuẩn gram âm đa số là kháng kháng sinh: hơn 25% số chủng phân lập tại
một bệnh viện thành phố Hồ Chí Minh kháng với kháng sinh cephalosporin thế hệ 3,
theo nghiên cứu năm 2000 – 2001. Theo báo cáo của một nghiên cứu khác năm 2009
cho thấy, 42% các chủng vi khuẩn gram âm kháng với ceftazidim, 63% kháng với
gentamicin và 74% kháng với acid nalidixic tại cả bệnh viện và trong cộng đồng;
- Xu hướng gia tăng của tình trạng kháng kháng sinh cũng thể hiện rõ rệt. Những năm
1990, tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có 8% các chủng phế cầu khuẩn kháng với
penicillin. Đến năm 1990 – 2000, tỷ lệ này đã tăng lên 56%. Xu hướng tương tự cũng
được báo cáo tại các tỉnh phía bắc Việt Nam.
Do tỷ lệ kháng kháng sinh cao, nhiều liệu pháp kháng sinh được khuyến cáo trong
các tài liệu hướng dẫn điều trị đã không còn hiệu lực. Do các bệnh nhiễm khuẩn vẫn là
các bệnh phổ biến ở Việt Nam, việc tiếp cận với các kháng sinh có hiệu lực giữ vai trò
rất quan trọng. Tỷ lệ kháng kháng sinh gia tăng như hiện nay là mối hiểm họa đối với
hiệu quả của các liệu pháp điều trị bằng kháng sinh.
14
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Địa điểm nghiên cứu: thị trấn Phú Hòa và xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, tỉnh An
Giang.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Những người dân mua thuốc kháng sinh ở các nhà thuốc.
3.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:
3.3.1. Cỡ mẫu:
Nghiên cứu có cỡ mẫu được tính dựa theo công thức:
𝑛 =
𝑧2(𝑝. 𝑞)
𝑒2
Trong đó:
n: là cỡ mẫu cần có
z: là giá trị liên quan đến độ tin cậy, được tra theo bảng có sẵn (thường chọn độ tin
cậy 95% => z= 1.96)
p : là tỷ lệ ước tính trong quần thể nghiên cứu. Tìm p ở các nguồn thông tin nghiên
cứu trước đó. Nếu không có, ta chọn p = 0.5
q = (1 – p): là số bù của p
e: là sai số (Sai số càng nhỏ thì kích thước mẫu càng lớn. Giá trị tham khảo: 0.05)
- Ta coi sai số e = 5% = 0,05 (chọn giá trị tham khảo)
- Do đó độ tin cậy là 95%, tra bảng ta được z = 1,96
- Do không có các nghiên cứu trước đó, nên ta chọn p = 0,5
Thay vào công thức, ta được:
𝑛 =
1,962. 0,5. (1 − 0,5)
0,052
≈ 384
Trên thực tế, luận văn đã tiến hành nghiên cứu trên 384 lượt người mua thuốc kháng
sinh ở các hiệu thuốc.
3.3.2. Phương pháp chọn mẫu:
Dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để chọn ra các điểm bán thuốc để khảo sát.
Tại thị trấn Phú Hòa chọn ngẫu nhiên 3 điểm bán thuốc để khảo sát người dân mua
thuốc kháng sinh. Tại xã Vĩnh Trạch chọn ngẫu nhiên 3 điểm bán thuốc để tiến hành
khảo sát người dân mua thuốc kháng sinh.
15
Với thời gian khảo sát xen kẽ nhau, thị trấn Phú Hòa khảo sát vào thứ 3,5,7 và xã
Vĩnh Trạch khảo sát vào thứ 2,4,6 trong tuần, sau đó lại đổi lại.
3.4. Phương pháp thu thập số liệu:
Dùng phiếu khảo sát in sẵn để khảo sát;
Phỏng vấn trực tiếp.
3.5. Xử lý số liệu:
Xử lý thô;
Phần mềm Microsoft Excel for Windows và SPSS 22;
Toán thống kê, so sánh.
16
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả khảo sát thông tin cá nhân:
4.1.1. Phân loại tuổi và giới tính của người mua thuốc kháng sinh:
Kết quả khảo sát và phân loại tuổi, giới tính của người đi mua thuốc kháng sinh được
tổng hợp qua bảng 4.1 và bảng 4.2.
Bảng 4.1. Phân loại tuổi của người mua thuốc kháng sinh
Bảng 4.2 Phân loại giới tính của người mua thuốc kháng sinh
Nhận xét:
Dựa vào bảng 4.1, ta thấy rằng tỷ lệ người đi mua thuốc kháng sinh chủ yếu có độ
tuổi nằm trong độ tuổi lao động (từ 18 – 60 tuổi) là 85,9%. Mặt khác, nhìn vào bảng 4.2,
ta lại thấy đa số người đi mua thuốc kháng sinh chủ yếu là phụ nữ, chiếm 56%. Như
vậy, có thể nói, người chăm sóc sức khỏe của gia đình, phần lớn là những phụ nữ trong
gia đình, thành phần ảnh hưởng phần nào đến việc sử dụng thuốc kháng sinh trong cộng
đồng dân cư huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Tuổi
Xã Vĩnh Trạch
Thị trấn Phú
Hòa
Tổng
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
<18 19 9,9 13 6,8 32 8,3
18 – 60 163 84,9 167 87,0 330 85,9
>60 10 5,2 12 6,2 22 5,7
Tổng 192 100,0 192 100,0 384 100,0
Giới tính
Xã Vĩnh
Trạch
Thị trấn Phú Hòa Tổng
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Nam 77 40,1 92 47,9 169 44,0
Nữ 115 59,9 100 52,1 215 56,0
Tổng 192 100,0 192 100,0 384 100,0
17
4.1.2 Phân loại nghề nghiệp của người mua thuốc kháng sinh:
Kết quả khảo sát và phân loại nghề nghiệp của người đi mua thuốc kháng sinh được
tổng hợp qua bảng 4.3.
Bảng 4.3. Phân loại nghề nghiệp của người mua thuốc kháng sinh
Nhận xét:
Qua bảng 4.3, ta thấy được nghề nghiệp người dân đi mua thuốc kháng sinh ở xã
Vĩnh Trạch chủ yếu là nông dân (chiếm 41,7%), ở thị trấn Phú Hòa là mua bán (chiếm
27,6%). Điều này phần nào cho thấy được nghề nghiệp chính của người dân ở xã phần
đông là nông dân còn ở thị trấn là mua bán. Nghề nghiệp đặc thù sẽ ảnh hưởng đến kiến
thức về thuốc kháng sinh và cách sử dụng thuốc kháng sinh của người dân. Để làm rõ
hơn vấn đề này, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát về trình độ văn hóa của người dân
mua thuốc kháng sinh nơi đây.
4.1.3 Phân loại theo trình độ văn hoá của người mua thuốc kháng sinh:
Kết quả khảo sát và phân loại trình độ văn hóa của người đi mua thuốc kháng sinh
được tổng hợp qua bảng 4.4.
Nghề nghiệp
Địa điểm
Tổng
Vĩnh Trạch Thị trấn Phú Hòa
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Học sinh – Sinh viên 8 4,2 14 7,3 22 5,7
Nông dân 80 41,7 32 16,7 112 29,2
Công nhân 21 10,9 37 19,3 58 15,1
Mua bán 26 13,5 53 27,6 79 20,6
Giáo viên 7 3,6 13 6,8 20 5,2
Nhân viên văn phòng 2 1,0 10 5,2 12 3,1
Lao động phổ thông 25 13,0 13 6,8 38 9,9
Nội trợ 23 12,0 20 10,4 43 11,2
Tổng 192 100,0 192 100,0 384 100,0
18
Bảng 4.4. Phân loại trình độ văn hóa của người đi mua thuốc kháng sinh
Nhận xét:
Qua bảng 4.4, ta thấy được trình độ văn hóa của người dân ở thị trấn Phú Hòa cao
hơn xã Vĩnh Trạch, cụ thể là tỷ lệ người dân đi mua thuốc kháng sinh có trình độ cấp 3
trở lên cao hơn tỷ lệ này ở mặt bằng trình độ tương đương ở xã Vĩnh Trạch. Nhưng nhìn
chung, trình độ văn hóa ở cả hai nơi chủ yếu là cấp 3, chiếm tỷ lệ 47,1%. Điều này chứng
tỏ trình độ văn hóa người dân còn chưa cao, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thói quen sử
dụng kháng sinh của người dân. Điều này sẽ được làm rõ hơn ở phần 4.2.5.
4.2. Phần khảo sát thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh:
4.2.1 Thực trạng áp dụng thuốc kháng sinh để chữa bệnh của người dân:
Trên thực tế, có rất nhiều người mua thuốc về chữa bệnh nhưng không biết đó là loại
thuốc gì, có phù hợp để chữa bệnh của mình hay không. Nghiên cứu đã tiến hành phỏng
vấn 384 người đi mua thuốc kháng sinh là: “Ông (bà) sử dụng loại thuốc này để chữa
bệnh gì?” Câu trả lời được tổng kết qua bảng 4.5.
Trình độ văn hóa
Địa điểm
Tổng
Vĩnh Trạch Thị trấn Phú Hòa
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Cấp 1 23 12,0 13 6,8 36 9,4
Cấp 2 44 22,9 22 11,5 66 17,2
Cấp 3 84 43,8 97 50,5 181 47,1
Trung cấp – Cao đẳng 21 10,9 27 14,1 48 12,5
Đại học 20 10,4 30 15,6 50 13,0
Sau đại học 0 0,0 3 1,6 3 0,8
Tổng 192 100,0 192 100,0 384 100,0
19
Bảng 4.5 Thực trạng áp dụng thuốc kháng sinh để chữa bệnh của người dân
Nhận xét:
Qua bảng 4.5, ta nhận thấy trừ 42,2% người đi mua kháng sinh ở xã Vĩnh Trạch và
61,4% ở thị trấn Phú Hòa mua thuốc kháng sinh đúng cho bệnh nhiễm trùng thì tỷ lệ
còn lại (57,8% ở xã Vĩnh Trạch, 38,6% ở thị trấn Phú Hòa) vẫn chưa xác định được rõ
bệnh của mình có phù hợp với loại thuốc đang mua hay không. Tỷ lệ này báo động tình
trạng sử dụng thuốc bừa bãi trong cộng đồng. Dẫn đến vấn đề kháng kháng sinh của vi
khuẩn.
4.2.2. Thực trạng việc dùng thuốc kháng sinh theo đơn và không theo đơn:
Nhiên cứu tiến hành phỏng vấn người đi mua thuốc kháng sinh xem họ mua theo đơn
hay không theo đơn qua câu hỏi: “Ông (bà) mua loại thuốc này có đơn của bác sĩ
không?”. Câu trả lời được tổng kết ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Thực trạng việc dùng thuốc kháng sinh theo đơn và không theo đơn
Bệnh
Địa điểm
Tổng
Xã Vĩnh Trạch Thị trấn Phú Hòa
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Nhiễm trùng 81 42,2 118 61,4 199 51,8
Ho 36 18,8 48 25,0 84 21,9
Cảm cúm, sổ mũi 64 33,3 18 9,4 82 21,4
Nhức đầu 11 5,7 8 4,2 19 4,9
Tổng 192 100,0 192 100,0 384 100,0
Địa điểm
Tổng
Xã Vĩnh Trạch Thị trấn Phú Hòa
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Có đơn 22 11,46 41 21,35 63 16,4
Không đơn 170 88,54 151 78,65 321 83,6
Tổng 192 100 192 100 384 100
20
Nhận xét:
Dựa vào bảng 4.6 và biểu đồ hình 4.1, ta thấy được tình trạng người dân mua thuốc
kháng sinh không có đơn diễn ra rất phổ biến. Ở xã Vĩnh Trạch, tỷ lệ này là 88,54%,
còn ở thị trấn Phú Hòa tỷ lệ này là 78,65%. Việc sử dụng kháng sinh không đơn phổ
biến là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn.
4.2.3 Tỷ lệ người mua thuốc kháng sinh:
Hiện nay nhu cầu sử dụng thuốc kháng sinh của người dân trong cộng đồng tương
đối lớn. Ở đây luận văn nghiên cứu chỉ khảo sát tỷ lệ số người mua thuốc kháng sinh/tổng
số người mua thuốc. Số liệu thể hiện ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Tỷ lệ người mua thuốc kháng sinh
Số lượng
Xã Vĩnh Trạch Thị trấn Phú Hòa Tổng
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Người mua thuốc
kháng sinh
192 31,9 192 45,82 384 37,61
Người mua thuốc 419 100,0 602 100,0 1021 100,0
11,46
88,54
21,35
78,65
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Có đơn Không đơn
Xã Vĩnh Trạch Thị trấn Phú HòaTỷ lệ (%)
Hình 4.1. Biểu đồ biểu diễn thực trạng việc dùng thuốc kháng sinh theo đơn và
không theo đơn
21
Nhận xét:
Qua bảng 4.7, ta thấy tỷ lệ người mua thuốc kháng sinh ở thị trấn Phú Hòa chiếm
45,82% cao hơn ở xã Vĩnh Trạch là 31,9%. Nhìn chung tỷ lệ người dân đi mua thuốc
kháng sinh chiếm 37,61% tổng số người dân đi mua thuốc. Điều này chứng tỏ nhu cầu
sử dụng và tình hình tiêu thụ thuốc kháng sinh trên thị trường hiện đang khá cao.
4.2.4 Thực trạng nhận biết về thuốc kháng sinh mà người dân đang sử dụng:
Đa phần người dân khi mua thuốc kháng sinh nói riêng và tất cả các dạng thuốc nói
chung, họ chỉ nhớ hình dạng viên thuốc, màu sắc viên thuốc, vỉ thuốc nhưng lại không
nhớ tên thuốc. Sau khi tiến hành hỏi về chính loại thuốc kháng sinh mà người dân đang
mua về sử dụng để tìm hiểu việc nhận biết thuốc kháng sinh của người dân qua câu hỏi:
“Theo ông (bà) loại thuốc mà ông (bà) mua là loại thuốc gì?”. Câu trả lời được tổng kết
ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Thực trạng nhận biết về thuốc kháng sinh mà người dân đang sử dụng
Địa điểm
Tổng
Xã Vĩnh Trạch Thị trấn Phú Hòa
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Thuốc kháng sinh 69 35,94 112 58,33 181 47,1
Không phải thuốc
kháng sinh
123 64,06 80 41,67 203 52,9
35,94
64,06
58,33
41.67
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Thuốc kháng sinh Không phải thuốc kháng sinh
Xã Vĩnh Trạch Thị trấn Phú HòaTỷ lệ %
Hình 4.2. Biểu đồ biểu diễn thực trạng nhận biết về thuốc kháng sinh mà người
dân đang sử dụng
22
Nhận xét:
Qua bảng 4.8 và biểu đồ hình 4.2, ta thấy được số người mua thuốc kháng sinh nhưng
không biết đó là thuốc kháng sinh có tỷ lệ khá cao. Ở xã Vĩnh Trạch tỷ lệ này là 64,06%,
còn ở thị trấn Phú Hòa tỷ lệ này là 41,67%. Do đó, ta thấy được sự hiểu biết về thuốc
kháng sinh của phần lớn người dân còn rất kém, chưa kể đến việc hiểu và tuân thủ
nguyên tắc sử dụng kháng sinh. Trong khi đó, họ vẫn thường xuyên sử dụng kháng sinh.
Điều này càng làm gia tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh do sử dụng kháng sinh không
đúng. Mặt khác, tỷ lệ người dân không nhận biết được thuốc kháng sinh ở xã Vĩnh Trạch
cao hơn ở thị trấn Phú Hòa. Điều này có thể được lý giải thông qua trình độ văn hóa của
người dân thị trấn cao Phú Hòa cao hơn xã Vĩnh Trạch, từ đó ảnh hưởng đến nhận biết
thuốc kháng sinh.
4.2.5 Ảnh hưởng của trình độ văn hoá đến việc biết thuốc họ đang sử dụng là thuốc
kháng sinh hay không:
Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến việc nhận biết thuốc kháng
sinh của người mua thuốc kháng sinh được tổng hợp qua bảng 4.9.
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của trình độ văn hoá tới đến biết thuốc họ đang sử dụng là thuốc
kháng sinh hay không.
Trình độ văn hóa
Nhận biết thuốc kháng sinh
Tổng Thuốc kháng
sinh
Không phải
thuốc kháng
sinh
Cấp 1
Tần số (n) 2 34 36
Tỷ lệ (%) 5,56 94,44 100,0
Cấp 2
Tần số (n) 12 54 66
Tỷ lệ (%) 18,18 81,82 100,0
Cấp 3
Tần số (n) 90 91 181
Tỷ lệ (%) 49,72 50,28 100,0
Trung cấp, cao đẳng
Tần số (n) 35 13 48
Tỷ lệ (%) 72,92 27,08 100,0
Đại học
Tần số (n) 39 11 50
Tỷ lệ (%) 78,0 22,0 100,0
Sau đại học
Tần số (n) 3 0 3
Tỷ lệ (%) 100,0 0,0 100,0
Tổng
Tần số (n) 181 203 384
Tỷ lệ (%) 100,0 100,0 100,0
23
Nhận xét:
Qua bảng 4.9 và biểu đồ hình 4.3, ta thấy rằng khi trình độ văn hóa của người mua
thuốc càng cao, tỷ lệ người nhận biết được thuốc kháng sinh cũng tăng dần theo. Điều
này chứng tỏ trình độ văn hóa có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức về kháng sinh của
người dân. Tuy nhiên, trình độ của người dân nơi đây còn chưa cao, chủ yếu là cấp 3.
Do đó, cần phải có các phương pháp thích hợp đễ tăng cường nhận thức, hiểu biết về
thuốc kháng sinh cho người dân.
*Với những người mua thuốc kháng sinh không đơn, nghiên cứu tiến hành khảo sát
những giả thuyết sau:
4.2.6 Nguồn thông tin dẫn dắt người mua thuốc không đơn biết mua thuốc kháng
sinh để chữa bệnh:
Kết quả khảo sát nguồn thông tin dẫn dắt của người đi mua thuốc kháng sinh không
đơn biết mua thuốc kháng sinh để chữa bệnh được tổng hợp qua bảng 4.10.
Hình 4.3. Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của trình độ văn hoá tới việc biết thuốc
họ đang sử dụng là thuốc kháng sinh hay không.
5,56
18,18
49,72
72,92
78
100
94,44
82,82
50,28
27,08
22
0
0
20
40
60
80
100
120
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trung cấp,
cao đẳng
Đại học Sau đại học
Thuốc kháng sinh Không phải thuốc kháng sinhTỷ lệ (%)
24
Bảng 4.10. Nguồn thông tin dẫn dắt người dân mua thuốc không đơn biết mua thuốc
kháng sinh để chữa bệnh
Thông tin dẫn dắt
Địa điểm
Tổng Xã Vĩnh Trạch
(n=170)
Thị trấn Phú Hòa
(n=151)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Do người quen mách bảo 30 17,6 17 11,3 47 14,6
Đã từng sử dụng thuốc
này để chữa bệnh
52 30,6 38 25,2 90 28,0
Đến tại hiệu thuốc này
kể bệnh và mua thuốc
77 45,3 74 49,0 151 47,0
Tìm hiểu trên internet 11 6,5 22 14,5 33 10,4
Tổng 170 100,0 151 100,0 321 100,0
Nhận xét:
Qua bảng 4.10 và biểu đồ hình 4.4, nhìn chung, nguồn thông tin chủ yếu dẫn dắt
người mua kháng sinh không đơn là đến hiệu thuốc kể bệnh và mua thuốc (45,3% ở xã
Vĩnh Trạch, 49,0% ở thị trấn Phú Hòa). Điều này cho thấy, người dược sĩ tại nhà thuốc
có vai trò và ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng thuốc đúng của bệnh nhân. Do đó, họ
cần phải được đào tạo kỹ và cập nhật kiến thức thường xuyên về các nguyên tắc sử dụng
Hình 4.4. Biểu đồ biểu diễn nguồn thông tin dẫn dắt người dân mua thuốc không
đơn biết mua thuốc kháng sinh để chữa bệnh
17,6
30,6
45,3
6,5
11,3
25,2
49
14,6
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Do người quen mách
bảo
Đã từng sử dụng thuốc
này để chữa bệnh
Đến tại hiệu thuốc này
kể bệnh và mua thuốc
Tìm hiểu trên internet
Xã Vĩnh Trạch Thị trấn Phú HòaTỷ lệ (%)
25
kháng sinh nói riêng và nguyên tắc sử dụng tất cả các loại thuốc nói chung. Bên cạnh
đó, họ còn cần phải không ngừng cập nhật thông tin mới về thuốc.
Nguồn thông tin chiếm tỷ lệ cao đứng thứ hai, là đã từng sử dụng loại thuốc này để
chữa bệnh (30,6% ở xã Vĩnh Trạch, 25,2% ở thị trấn Phú Hòa). Điều này ảnh hưởng
không tốt đến việc sử dụng thuốc đúng của người dân. Lý do là người dân không thể tự
xác định đúng về bệnh, mức độ bệnh của mình để mua thuốc và sử dụng liều lượng
thuốc phù hợp.
Đứng thứ ba là nguồn thông tin từ người quen mách bảo (17,6% ở xã Vĩnh Trạch,
11,3% ở thị trấn Phú Hòa). Do xã Vĩnh Trạch vẫn còn là nông thôn nên mức độ thông
tin bằng cách truyền miệng cũng phổ biến hơn ở thị trấn Phú Hòa. Điều này cũng cho
thấy mức độ nguy hiểm của việc lan truyền thông tin thuốc sai, một người sử dụng sai
có thể kéo theo rất nhiều người khác sử dụng sai. Đó là chưa kể đến loại bệnh và mức
độ bệnh khác nhau.
Ngoài ra, còn có một tỷ lệ nhỏ người dân đi mua thuốc kháng sinh qua nguồn thông
tin từ internet (6,5% ở xã Vĩnh Trạch, 14,5% ở thị trấn Phú Hòa). Đây cũng là một nguồn
thông tin có độ tin cậy không cao, ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc đúng ở người dân
không ít.
4.2.7. Nhận thức về mức độ nguy hiểm của những người mua thuốc kháng sinh
không đơn:
Khi những người mua thuốc không đơn được hỏi: “Theo ông (bà) mua loại thuốc này
không cần đơn có ảnh hưởng gì không?”. Câu trả lời được tổng kết qua bảng 4.11.
Bảng 4.11. Nhận thức về mức độ nguy hiểm của những người mua thuốc kháng sinh
không đơn
Địa điểm
Tổng
Xã Vĩnh Trạch Thị trấn Phú Hòa
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần
số (n)
Tỷ lệ
(%)
Không ảnh hưởng gì 149 87,65 116 76,8 265 82,6
Biết là không tốt nhưng
tiện lợi
21 12,35 35 23,2 56 17,4
Tổng 170 100,0 151 100,0 321 100,0
26
Nhận xét:
Qua bảng 4.11, ta thấy có đến 87,65% ở xã Vĩnh Trạch và 76,8% ở thị trấn Phú Hòa
trả lời rằng không có ảnh hưởng gì. Điều này chứng tỏ một thực tế đáng lo ngại về vấn
đề lạm dụng kháng sinh trong cộng đồng.
4.2.8. Liều thuốc kháng sinh được sử dụng bởi người dùng không đơn:
Khi phỏng vấn những người mua thuốc kháng sinh không đơn về liều dùng khi có
tiến triển về bệnh, câu trả lời được tổng kết trong bảng 4.12.
Bảng 4.12. Liều thuốc kháng sinh được sử dụng bởi người dùng không đơn.
Nhận xét:
Qua bảng 4.12, ta thấy được đa số người dân vẫn giữ nguyên liều lượng. Nhưng cũng
có đến 30,6% người mua kháng sinh ở xã Vĩnh Trạch và 15,9% ở thị trấn Phú Hòa trả
lời sẽ tăng/giảm liều lượng theo tiến triển bệnh nặng/nhẹ. Điều này cho thấy mức độ sử
dụng kháng sinh bừa bãi và không nhận thức được mức độ nguy hiểm khi tự ý thay đổi
liều lượng thuốc của người dân.
4.2.9. Khảo sát thời điểm uống thuốc:
Khi được hỏi: “Ông (bà) sẽ uống thuốc vào thời điểm nào?”. Câu trả lời của những
người mua thuốc kháng sinh không đơn được tổng kết trong bảng 4.13.
Địa điểm
Tổng
Xã Vĩnh Trạch Thị trấn Phú Hòa
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Nhẹ thì giảm liều,
nặng thì tăng liều
52 30,6 24 15,9 76 23,7
Giữ nguyên liều
lượng
118 69,4 127 84,1 245 76,3
Tổng 170 100,0 151 100,0 321 100,0
27
Bảng 4.13. Kết quả khảo sát thời điểm uống thuốc
Nhận xét:
Qua bảng 4.13 và biểu đồ hình 4.5, ta thấy chỉ có 1,7% người mua kháng sinh ở xã
Vĩnh Trạch và 6,6% ở thị trấn Phú Hòa trả lời đúng về thời điểm uống kháng sinh là tùy
từng thuốc. Tỷ lệ trả lời sai là rất lớn ở cả hai nơi. Đa số người dân vẫn giữ quan điểm
cố hữu là nên uống sau khi ăn. Điều này cho thấy mức độ nguy hiểm khi dùng thuốc sai
thời điểm, do có thể dẫn đến việc thuốc được hấp thu kém, không đủ liều, lâu dần dẫn
đến đề kháng kháng sinh.
Thời điểm uống
thuốc
Địa điểm
Tổng
Xã Vĩnh Trạch Thị trấn Phú Hòa
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Trước bữa ăn 8 4,7 14 9,3 22 6,9
Sau bữa ăn 139 81,8 119 78,8 258 80,4
Lúc nào cũng được 20 11,8 8 5,3 28 8,7
Tùy từng thuốc mà thời
điểm uống khác nhau
3 1,7 10 6,6 13 4,0
Tổng 170 100,0 151 100,0 321 100,0
4,7
81,8
11,8
1,7
9,3
78,8
5,3 6,6
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Trước bữa ăn Sau bữa ăn Lúc nào cũng
được
Tùy từng thuốc
mà thời điểm
uống khác
nhau
Xã Vĩnh Trạch Thị trấn Phú HòaTỷ lệ (%)
Hình 4.5. Biểu đồ biểu diễn kết quả khảo sát thời điểm uống thuốc của người
mua thuốc không đơn
28
*Với những người mua thuốc kháng sinh có đơn, nghiên cứu tiến hành khảo sát để
xem xét mức độ tuân thủ đơn thuốc. Từ đó tìm hiểu ý thức dùng thuốc của người mua
thuốc kháng sinh có đơn:
4.2.10. Thực trạng tuân thủ đơn:
Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn người mua kháng sinh có đơn để xem xét mức độ
tuân thủ đơn. Kết quả được tổng kết qua bảng 4.14.
Bảng 4.14. Kết quả khảo sát thực trạng tuân thủ đơn
Nhận xét:
Qua bảng 4.14, ta thấy đại đa số người đi mua thuốc kháng sinh có đơn trả lời rằng
họ tuân thủ theo đơn (69,4%). Nhưng nhìn tổng thể vẫn còn 30,6% trong tổng số 62
người được hỏi trả lời rằng sẽ tăng, giảm hay tùy từng thuốc mà thay đổi liều lượng.
Điều này làm cho liều thuốc kháng sinh trong một đợt điều trị không được đảm bảo,
cũng là một nguyên nhân góp phần cho tình trạng kháng kháng sinh ngày một gia tăng.
4.2.11. Cách dùng nước để uống thuốc kháng sinh:
Kết quả khảo sát cách dùng nước để uống thuốc kháng sinh của người mua thuốc
kháng sinh được tổng kết qua bảng 4.15.
Bảng 4.15. Kết quả khảo sát cách dùng nước để uống thuốc kháng sinh
Thực trạng tuân thủ đơn
Tổng
Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Tăng liều lên để nhanh khỏi 9 14,5
Giảm liều vì sợ hại sức khỏe 8 12,9
Tùy từng thuốc 2 3,2
Tuân thủ theo đơn 43 69,4
Tổng 62 100,0
Nước uống thuốc
Tổng
Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Nước lọc 349 90,88
Nước trà 9 2,35
Uống bằng gì cũng được 26 6,77
Tổng 384 100,0
29
Nhận xét:
Qua bảng 4.15, ta thấy có đến 90,88% người sử mua kháng sinh sử dụng nước lọc để
uống thuốc. Đây là một tỷ lệ rất cao, và cũng là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên,
cũng cần phải có những giải pháp tuyên truyền để loại trừ hẳn những trường hợp dùng
nước trà, nước ngọt để uống thuốc.
4.2.12. Cách xử lý khi bị quên thuốc:
Quên thuốc là một trường hợp vẫn thường xuyên xảy ra trong thực tế. Chính vì thế,
xử lý sai tình huống sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Sau khi phỏng vấn người mua
kháng sinh rằng: “Nếu như quên uống thuốc, lần sau uống ông (bà) uống thế nào?” Câu
trả lời được tổng kết qua bảng 4.16.
Bảng 4.16. Kết quả khảo sát cách xử lý khi bị quên thuốc
Nhận xét:
Qua bảng 4.16, ta thấy vẫn còn 10,4% người dân ở xã Vĩnh Trạch và 6,2% người dân
ở thị trấn Phú Hòa trả lời rằng sẽ tăng liều gấp 2 lần do quên thuốc. Đây là điều rất nguy
hiểm, có thể dẫn đến tăng độc tính hay nguy hiểm hơn là sốc phản vệ do dùng sai liều
kháng sinh quy định.
4.2.13. Cách xử lý khi dùng thuốc không hiệu quả:
Trong thực tế điều trị, có rất nhiều người muốn khỏi bệnh ngay trong 1 – 2 ngày điều
trị, do đó nếu sau 1 – 2 ngày dùng thuốc mà chưa khỏi, họ có xu hướng chuyển hướng
điều trị. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn. Kết
quả khảo sát được tổng kết ở bảng 4.17.
Địa điểm
Tổng Xã Vĩnh
Trạch
Thị trấn Phú
Hòa
Tần
số (n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần
số (n)
Tỷ lệ
(%)
Tăng liều gấp 2 để bù lần trước 20 10,4 12 6,2 32 8,3
Giữ nguyên liều 172 89,6 180 93,8 352 91,7
Tổng 192 100,0 192 100,0 384 100,0
30
Bảng 4.17. Kết quả khảo sát cách xử lý khi dùng thuốc không hiệu quả
Nhận xét:
Qua bảng 4.17 và biểu đồ hình 4.6, ta thấy được phần nhiều người mua thuốc kháng
sinh khi sử dụng thuốc mà không thấy hiệu quả thường chọn phương án đến bác sĩ khám
để xác định lại bệnh (59,9% ở xã Vĩnh Trạch, 75,5% ở thị trấn Phú Hòa). Thứ hai, họ
chuyển sang thuốc đông y (19,3% ở xã Vĩnh Trạch, 8,9% ở thị trấn Phú Hòa), điều này
Địa điểm
Tổng
Xã Vĩnh Trạch Thị trấn Phú Hòa
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Đổi thuốc khác đắt tiền
hơn
20 10,4 23 12,0 43 11,2
Tăng liều lên 20 10,4 7 3,6 27 7,0
Chuyển sang thuốc đông
y
37 19,3 17 8,9 54 14,1
Đến bác sĩ khám để xác
định lại bệnh
115 59,9 145 75,5 260 67,7
Tổng 192 100,0 192 100,0 384 100,0
10,4 10,4
19,3
59,9
12
3,6
8,9
75,5
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Đổi thuốc khác đắt tiền
hơn
Tăng liều lên Chuyển sang thuốc
đông y
Đến bác sĩ khám để xác
định lại bệnh
Xã Vĩnh Trạch Thị trấn Phú Hòa
Hình 4.6. Biểu đồ biểu diễn kết quả khảo sát cách xử lý khi dùng thuốc không
hiệu quả
Tỷ lệ (%)
31
có thể được lý giải rằng phần đông người dân ở nông thôn vẫn tin dùng thuốc đông y rất
nhiều, một phần vì tập tục, do người dân mách bảo nhau và còn có lý do là thuốc đông
y có giá thành thấp hơn.
Ngoài ra, còn có bộ phận người dân chọn phương án đổi thuốc khác đắt tiền hơn
(10,4% ở xã Vĩnh Trạch, 12% ở thị trấn Phú Hòa) hoặc tăng liều lên (10,4% ở xã Vĩnh
Trạch, 3,6% ở thị trấn Phú Hòa). Đây là một thực trạng rất nan giải, người dân sử dụng
thuốc kháng sinh vẫn còn rất xa rời các nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh.
4.3. Thực trạng kiến thức về thuốc kháng sinh của người dân:
Sau khi tiến hành phỏng vấn người đi mua thuốc những kiến thức chung về thuốc
kháng sinh, kết quả khảo sát thu được như sau:
4.3.1. Việc biết về thuốc kháng sinh của người mua thuốc kháng sinh:
Sau khi tiến hành hỏi: “Ông (bà) đã được nghe về thuốc kháng sinh chưa?”. Câu trả
lời được tổng kết trong 4.18.
Bảng 4.18. Kết quả khảo sát việc biết về thuốc kháng sinh của người mua thuốc kháng
sinh
Biết về kháng
sinh
Địa điểm
Tổng
Xã Vĩnh Trạch Thị trấn Phú Hòa
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần
số (n)
Tỷ lệ
(%)
Đã nghe 102 53,1 133 69,3 235 61,2
Chưa nghe 90 46,9 59 30,7 149 38,8
Tổng 192 100,0 192 100,0 384 100,0
32
Nhận xét:
Qua bảng 4.18 và biểu đồ hình 4.7, ta thấy có đến 46,9% người mua thuốc kháng sinh
ở xã Vĩnh Trạch và 30,7% ở thị trấn Phú Hòa chưa nghe về thuốc kháng sinh. Tỷ lệ này
ở xã Vĩnh Trạch cao hơn, là do trình độ văn hóa có ảnh hưởng đến nhận thức về kháng
sinh của người dân. Tỷ lệ ở cả hai nơi tuy rất cao, nhưng họ vẫn mua và sử dụng kháng
sinh một cách bình thường, đó là chưa đề cập đến việc sử dụng kháng sinh theo đúng
nguyên tắc. Tỷ lệ này nếu sử dụng thuốc sai cách sẽ làm gia tăng thêm tình trạng kháng
kháng sinh trong cộng đồng.
*Tất cả những người trả lời “Đã nghe” về thuốc kháng sinh sẽ được phỏng vấn tiếp
để tìm hiểu sâu về những kiến thức về thuốc kháng sinh của họ:
4.3.2. Nguồn thông tin để biết về thuốc kháng sinh:
Kết quả khảo sát nguồn thông tin biết về thuốc kháng sinh của người đã nghe về
kháng sinh được tổng kết trong bảng 4.19.
53,1
46,9
69,3
30,7
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Đã nghe Chưa nghe
Xã Vĩnh Trạch Thị trấn Phú Hòa
Hình 4.7. Biểu đồ biểu diễn kết quả khảo sát việc biết về thuốc kháng sinh của
người mua thuốc kháng sinh
Tỷ lệ (%)
33
Bảng 4.19. Nguồn thông tin biết về thuốc kháng sinh
Nhận xét:
Qua bảng 4.19 và biểu đồ hình 4.8, ta thấy nguồn thông tin để người dân biết về thuốc
kháng sinh ở hai nơi chủ yếu là qua sách báo, tivi, internet, (34,3% ở xã Vĩnh Trạch,
32,3% ở thị trấn Phú Hòa), qua dược sĩ ở nhà thuốc (24,5% ở xã Vĩnh Trạch, 25,7% ở
thị trấn Phú Hòa) và từ các trung tâm y tế cộng đồng (24,5% ở xã Vĩnh Trạch, 19,5% ở
Nguồn thông tin
Địa điểm
Tổng Xã Vĩnh
Trạch
Thị trấn Phú Hòa
Tần
số (n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần
số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Từ các trung tâm y tế cộng
đồng
25 24,5 26 19,5 51 21,7
Qua sách báo, Tivi, internet 35 34,3 43 32,3 78 33,2
Dược sĩ ở nhà thuốc 25 24,5 34 25,7 59 25,1
Người quen mách bảo 5 4,9 10 7,5 15 6,4
Bác sĩ 12 11,8 20 15,0 32 13,6
Tổng 102 100,0 133 100,0 235 100,0
24,5
34,3
24,5
4,9
11,8
19,5
32,3
25,7
7,5
15
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Từ các trung tâm y
tế cộng đồng
Qua sách báo, Tivi,
internet
Dược sĩ ở nhà
thuốc
Người quen mách
bảo
Bác sĩ
Xã Vĩnh Trạch Thị trấn Phú Hòa
Hình 4.8. Biểu đồ biểu diễn kết quả khảo sát nguồn thông tin biết về thuốc
kháng sinh
34
thị trấn Phú Hòa). Điều này chứng tỏ sức ảnh hưởng của báo đài, internet, dược sĩ và
các trung tâm y tế cộng đồng đến kiến thức kháng sinh của người dân. Từ đó, các trung
tâm y tế cộng đồng cần phải tổ chức thêm nhiều nữa các buổi tuyên truyền về kiến thức
kháng sinh cũng như sàng lọc các nguồn thông tin đáng tin cậy để hướng dẫn người dân
tự tìm hiểu.
4.3.3. Phân biệt thuốc kháng sinh với thuốc khác của người dân:
Để kiểm tra thực tế tình hình nhận biết thuốc kháng sinh của người dân, nghiên cứu
khảo sát đưa ra một số tên thuốc thông dụng để người dân nhận biết. Kết quả như sau:
Bảng 4.20. Kết quả khảo sát phân biệt thuốc kháng sinh với thuốc khác
Nhận xét:
Qua bảng 4.20, ta thấy số người biết Ampicillin chiếm tỷ lệ cao nhất (69,6% ở xã
Vĩnh Trạch, 74,4% ở thị trấn Phú Hòa), Amoxicillin cũng chiếm tỷ lệ khá cao (49,0% ở
xã Vĩnh Trạch, 52,6% ở thị trấn Phú Hòa), số người biết Co-Trimoxazol lại ít hơn nhiều
(25,5% ở xã Vĩnh Trạch, 38,3% ở thị trấn Phú Hòa). Bên cạnh đó, một số người trả lời
rằng biết về kháng sinh, nhưng lại cho Decolgen, Terpin-Codein và Paracetamol là
kháng sinh. Điều này chứng tỏ là trình độ nhận biết thuốc kháng sinh của người dân nơi
đây còn khá mơ hồ.
4.3.4. Việc biết về sự kháng thuốc của vi khuẩn:
Kết quả của việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng sẽ dẫn đến sự kháng thuốc
của vi khuẩn. Sự hiểu biết về vấn đề này của người dân được thể hiện ở bảng 4.21.
Các kháng sinh
Địa điểm
Tổng
Xã Vĩnh Trạch Thị trấn Phú Hòa
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Ampicillin 71 69,6 99 74,4 170 72,3
Amoxicillin 50 49,0 70 52,6 120 51,1
Co-Trimoxazol 26 25,5 51 38,3 77 32,8
Decolgen 12 11,8 17 12,8 29 12,3
Terpin-Codein 13 12,7 17 12,8 30 12,8
Paracetamol 30 29,4 29 21,8 59 25,1
Tổng 102 100,0 133 100,0 235 100,0
35
Bảng 4.21. Kết quả khảo sát việc biết về sự kháng thuốc của vi khuẩn
Nhận xét:
Qua bảng 4.21 và biểu đồ hình 4.9, ta thấy được tỷ lệ người dân biết về vấn đề kháng
kháng sinh khá thấp (27,5% ở xã Vĩnh Trạch, 45,9% ở thị trấn Phú Hòa). Chính vì không
hiểu biết mà người dân sử dụng kháng sinh tràn lan, không thấy được sự nguy hiểm của
nó.
Trong số 89 người trả lời rằng đã nghe về kháng kháng sinh, nghiên cứu tiếp tục hỏi
về nguyên nhân dẫn đến kháng thuốc. Câu trả lời được thống kê trong bảng 4.22.
Đề kháng
kháng sinh
Địa điểm
Tổng
Xã Vĩnh Trạch Thị trấn Phú Hòa
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Đã nghe 28 27,5 61 45,9 89 37,9
Chưa nghe 74 72,5 72 54,1 146 62,1
Tổng 102 100,0 133 100,0 235 100,0
27,5
72,5
45,9
54,1
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Đã nghe Chưa nghe
Xã Vĩnh Trạch Thị trấn Phú Hòa
Hình 4.9. Biểu đồ biểu diễn kết quả khảo sát việc biết về sự kháng thuốc của vi
khuẩn
36
Bảng 4.22. Kết quả khảo sát sự hiểu biết về nguyên nhân kháng thuốc kháng sinh
Nhận xét:
Qua bảng 4.22 và biểu đồ hình 4.10, ta thấy tỷ lệ người biết nguyên nhân kháng kháng
sinh là do dùng thuốc kháng sinh không đúng là 46,4% ở xã Vĩnh Trạch, 72,1% ở thị
trấn Phú Hòa. Đây là một tỷ lệ tương đối cao.
4.3.5. Việc biết về bệnh nhiễm trùng của người dân:
Trong số những người đã nghe về thuốc kháng sinh, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn
để tìm hiểu khả năng biết về bệnh của họ. Kết quả được thống kê qua bảng 4.23.
Nguyên nhân
kháng kháng sinh
Địa điểm
Tổng
Xã Vĩnh Trạch Thị trấn Phú Hòa
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Dùng thuốc kháng
sinh không đúng
13 46,4 44 72,1 57 64,0
Không biết 15 53,6 17 27,9 32 36,0
Tổng 28 100,0 61 100,0 89 100,0
46,4
53,6
72,1
27,9
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Dùng thuốc kháng sinh không đúng Không biết
Xã Vĩnh Trạch Thị trấn Phú Hòa
Hình 4.10. Biểu đồ biểu diễn kết quả khảo sát sự hiểu biết về nguyên nhân
kháng thuốc kháng sinh
Tỷ lệ (%)
37
Bảng 4.23. Kết quả khảo sát việc biết về bệnh nhiễm trùng của người dân
Nhận xét:
Qua bảng 4.23, kết quả cho ta thấy, kiến thức về bệnh nhiễm trùng của người dân còn
khá mơ hồ. Có đến 25,2% người cho rằng ho thông thường là bệnh nhiễm trùng mà
không cần tìm hiểu xem là nguyên nhân gây ho là gì. Do đó, ta thấy được kiến thức về
bệnh của người dân vẫn còn kém. Đây cũng là nguyên do dẫn đến sử dụng sai thuốc
kháng sinh.
Kiến thức về bệnh nhiễm trùng
Tổng
Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Sốt cao trên 39ºC 97 41,3
Sốt nhẹ (dưới 39ºC) 77 32,8
Tại chỗ tổn thương sưng tấy, có mủ 233 99,1
Ho thông thường 59 25,1
Tổng 235 100,0
38
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận:
5.1.1. Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh:
Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh của người dân rất lạm dụng, nhiều người sử dụng
kháng sinh mà không hề có kiến thức về thuốc kháng sinh, sử dụng thuốc kháng sinh sai
bệnh;
Việc sử dụng thuốc kháng sinh không có đơn diễn ra quá phổ biến. Người bán thuốc
chạy theo lợi nhuận sẵn sàng bán bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào mà người dân yêu
cầu mà không cần đơn bất chấp quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn. Điều này làm
cho việc lạm dụng thuốc kháng sinh gia tăng trong cộng đồng;
Liều lượng thuốc kháng sinh được người dân tự động điều chỉnh trong các trường
hợp bệnh nặng nhẹ khác nhau. Đây là việc làm rất nguy hiểm của người dân, cần phải
được khuyến cáo và ngăn chặn ngay;
Những thực trạng trên của việc sử dụng thuốc kháng sinh của người dân tại một số
xã, thị trấn trong huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang là một hồi chuông báo động về tình
hình lạm dụng thuốc kháng sinh, sử dụng thuốc kháng sinh không đúng nguyên tắc, làm
gia tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh.
5.1.2. Thực trạng kiến thức về thuốc kháng sinh:
Thực trạng kiến thức về thuốc kháng sinh, về bệnh của người dân còn rất hạn chế. Có
tới 46,9% ở xã Vĩnh Trạch và 30,7% ở thị trấn Phú Hòa chưa nghe về thuốc kháng sinh.
Sự nhận thức về bệnh nhiễm trùng cũng còn rất kém;
Nguồn thông tin về thuốc kháng sinh còn kém, thông tin để hiểu biết về thuốc kháng
sinh tới người dân không có hệ thống, nhiều nguôn thông tin không có độ tin cậy cao,
không có cơ sở y tế đứng ra phổ biến cho người dân về thuốc kháng sinh;
Tỷ lệ người nhận biết sai thuốc kháng sinh thông thường còn lớn. Từ thực trạng hiểu
sai về thuốc kháng sinh sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu là sử dụng sai thuốc kháng sinh;
Từ những hiểu biết sai lệch hoặc không hiểu biết gì về thuốc kháng sinh mà người
dân vẫn tự sử dụng theo các nguồn thông tin không chính thức là rất nguy hiểm, vi khuẩn
sẽ nhờ đó mà kháng lại thuốc kháng sinh một cách nhanh chóng trong cộng đồng.
5.2. Đề xuất:
Trước thực trạng việc sử dụng thuốc kháng sinh còn nan giải như tại huyện Thoại
Sơn, tỉnh An Giang nói riêng và trong cộng đồng nói chung. Ngành y tế, sở y tế, trung
tâm y tế phải cùng có kế hoạch hành động thống nhất thì mới có thể khắc phục được
39
tình trạng hiện tại như hiện nay tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang cũng như trong toàn
cộng đồng bằng một số biện pháp:
5.2.1. Nâng cao công tác phòng ngừa bệnh:
Nâng cao công tác phòng ngừa bệnh truyền nhiễm liên quan đến vi khuẩn, những căn
bệnh bắt buộc phải điều trị bằng kháng sinh.
Các xét nghiệm, chẩn đoán cũng cần phải được phát triển đến mức tối ưu, nhằm tạo
điều kiện cho các bác sĩ sử dụng, mục đích là để kê đơn thuốc hợp lý, hiệu quả nhất cho
bệnh nhân.
Các vấn đề cơ bản về sức khỏe cộng đồng, nước sạch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
trường, phòng chống, giám sát, kiểm soát nhiễm khuẩn v.v là những việc làm quan
trọng và tương đương với những công tác chúng ta thực hiện để kiểm soát bệnh truyền
nhiễm và giảm thiểu các tác động tiêu cự của tình trạng đề kháng kháng sinh của vi
khuẩn.
5.2.2. Phát triển chiến dịch nâng cao nhận thức:
Những nỗ lực nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng kháng sinh đòi hỏi người dân phải
được giáo dục kiến thức một cách hợp lý. Họ cần phải biết, hiểu và thực hành tốt các
nguyên tắc sử dụng kháng sinh:
- Cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục bằng các cuộc hội thảo hướng dẫn
về sử dụng thuốc của trạm y tế xã, thị trấn, phát thanh các chương trình hướng dẫn sử
dụng thuốc và chăm sóc sức khoẻ trên đài truyền thanh xã, phát các tờ hướng dẫn sử
dụng thuốc, các tờ rơi nhận biết các loại thuốc, thông tin về một số loại thuốc, trong đó
có thuốc kháng sinh tại các điểm bán thuốc;
- Nhận thức của nhân viên y tế và người dân cần phải được nâng cao thêm và hỗ trợ
bởi những tiêu chuẩn áp dụng cho nhãn thuốc kháng sinh. Cảnh báo sự nguy hiểm của
việc dùng sai thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
5.2.3. Giải pháp đối với bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế:
- Tổ chức những khoá đào tạo, hướng dẫn miễn phí cho các bác sĩ, dược sĩ, nhân viên
y tế. Thực hiện đúng y đức của người thầy thuốc, kê đơn phải đảm bảo khả năng sử dụng
hiệu quả của đơn thuốc;
- Tăng cường kiểm tra qui chế kê đơn và bán thuốc theo đơn tại các điểm bán thuốc.
Có biện pháp xử lý với những cơ sở vi phạm;
5.2.4. Đối với người dân:
Riêng đối với người dân, chúng ta có thể góp phần vào công tác giảm thiểu tình trạng
đề kháng kháng sinh bằng những hành động đơn giản và thiết thực:
40
- Bệnh nhân nên dành quyền chỉ định kháng sinh cho thầy thuốc. Không nên tự ý sử
dụng kháng sinh bừa bãi;
- Đối với các đối tượng đặc biệt: phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em
Đây là các đối tượng phải để bác sĩ khám bệnh và chỉ được chỉ định sử dụng kháng sinh
khi cần thiết;
- Một số bệnh nhiễm khuẩn thường có triệu chứng sốt, nhưng không phải tất cả các
tình trạng nóng sốt đều là do bệnh nhiễm khuẩn. Đây là lời cảnh báo đến người dan
không được tự ý sử kháng sinh.
- Mặt khác, thời gian sử dụng kháng sinh đúng nguyên tắc thường kéo dài trong nhiều
ngày, nếu sử dụng không đúng, sẽ gây nên tình trạng kháng kháng sinh trầm trọng. Vì
vậy, người dân không nên mua thuốc kháng sinh mà và sử dụng khi chưa rõ tình trạng,
nguyên nhân bệnh và đặc biệt là khi chưa có đơn thuốc chỉ định;
- Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh theo lời giới thiệu, mách bảo từ người không
có kiến thức chuyên môn, không tự ý sử dụng theo lần trước (vì loại bênh, mức độ bệnh
có thể rất khác nhau), khi gặp phải các trường hợp đặc biệt như (ví dụ: quên thuốc, quá
liều), cần phải đến gặp các bác sĩ, dược sĩ để nhận sự hỗ trợ chính xác nhất.
- Trên nguyên tắc, nếu vi khuẩn còn nhạy cảm với các kháng sinh cổ điển, thông dụng
thì nên sử dụng các kháng sinh loại này, tránh sử dụng các kháng sinh loại mới. Hiện
nay, trên thực tế đang xuất hiện tình trạng đáng lo ngại là một số bệnh nhân tự ý mua
các loại kháng snh thuộc thế hệ mới nhất (Fluoroquinolon, Cephalosporin thế hệ thứ ba,
thứ tư) để tự chữa bệnh và dùng sai nguyên tắc.
- Việc lạm dụng kháng sinh, đặc biệt là các kháng sinh thế hệ mới, không chỉ gây hại
cho sức khỏe bản thân mà còn gây nguy hiểm cho cả cộng đồng. Những kháng sinh mới
thường được khuyến cáo chỉ nên sử dụng trong bệnh viện hoặc khi có sự chỉ định cân
nhắc của các bác sĩ điều trị. Đó là thuốc quý, nên có tính dự trữ.
- Sau khi đã có đơn thuốc chỉ định kháng sinh, bệnh nhân nên dùng thuốc đủ liều
lượng, đúng thời gian như chỉ định, không nên ngưng thuốc, bỏ thuốc khi chưa có sự
cho phép của các bác sĩ, dược sĩ hay chuyên viên y tế, dù thấy tình trạng bệnh được cải
thiện;
- Nhiều bệnh truyền nhiễm liên quan đến vi khuẩn (ví dụ: tiêu chảy, bệnh tay chân
miệng) mà người dân có thể phòng ngừa bằng nhiều biện pháp: thực hiện tốt vệ sinh an
toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ
sinh, vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Có tinh thần tự giác nâng cao ý thức, kiến thức về sức khỏe cộng đồng, bằng cách
tham gia các buổi phát động, tuyên truyền do sở y tế, phòng y tế, các trung tâm y tế tổ
chức;
41
- Tham khảo, cập nhật kiến thức về thuốc nói chung và thuốc kháng sinh nói riêng,
từ các nguồn thông tin đáng tin cậy: đài truyền hình quốc gia, báo chính thống, các trang
mạng, báo điện tử hợp pháp và có độ tin cậy cao
42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Y Tế (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, Nhà xuất bản Y học.
2. Nhóm nghiên cứu quốc gia của GARP – Việt Nam (NWG) (2010), “Phân tích thực
trạng: Sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam 2010”, CDDEP.
Tiếng anh
3. Hellen Gelband, Molly Miller – Petrie, Suraj Pant, Sumanth Gandra, Jordan
Levinson, Devra Barter, Andrea White, Ramanan Laxminarayan (2015). The state of
the world’s antibiotics 2015, CDDEP.
Trang thông tin điện tử
4.
5.
khang-sinh-do-vi-khuan-salmonella-tai-benh-vien-nhi-dong-2_t2914.aspx
43
PHỤ LỤC 1
PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH CỦA
NGƯỜI DÂN MUA THUỐC TẠI HIỆU THUỐC, ĐIỂM BÁN THUỐC
Địa điểm khảo sát: .................................................................
Thời gian:................................................................................
Câu l:Họ và tên:...................................
Câu 2:Tuổi:..........................................
Câu 3:Giới tính: □ Nam □ Nữ
Câu 4: Nghề nghiệp:............................
Câu 5: Trình độ văn hoá:
□ Cấp 1
□ Cấp 2
□ Cấp 3
□ Trung cấp,cao đẳng
□ Đại học
□ Sau đại học
1. Thực trạng sử dụng
Câu 1: Ông (bà) sử dụng loại thuốc này để chữa bệnh gì ?
Câu 2: Theo ông (bà) loại thuốc mà ông (bà) mua là loại thuốc gì?
□ Thuốc kháng sinh
□ Không phải thuốc kháng sinh
Câu 3: Ông (bà) mua loại thuốc này có đơn của bác sĩ không?
□ Có □ Không
* Trường hợp không có đơn sẽ chuyển sang câu 4-7.
Câu 4: Dựa vào đâu mà ông (bà) lại mua loại thuốc này về chữa bệnh
□ Do người quen mách bảo
□ Do đã từng sử dụng thuốc này để chữa bệnh
□ Đến tại hiệu thuốc này kể bệnh và mua thuốc
□ Ý kiến khác........................................................................
44
Câu 5: Theo ông (bà) mua loại thuốc này không cần đơn có ảnh hưởng gì
Không?
□ Không ảnh hưởng gì
□ Biết là không tốt nhưng tiện lợi
Câu 6: Nếu bệnh nặng nhẹ khác nhau ông (bà) sẽ sử dụng liều lượng ra sao?
□ Nhẹ thì giảm liều, nặng thì tăng liều
□ Giữ nguyên liều lượng
Câu 7: Ông (bà) sẽ uống thuốc vào thời điểm nào?
□ Trước bữa ăn
□ Sau bữa ăn
□ Lúc nào cũng được
□ Tuỳ từng thuốc mà thời điểm uống khác nhau
* Với người có đơn hỏi câu 8
Câu 8: Ông (bà) có dùng thuốc theo cách sau không?
□ Tăng liều lên để nhanh khỏi
□ Tuỳ từng thuốc
□ Giảm liều vì sợ hại sức khỏe
□ Ý kiến khác..........................................................................
* Phần hỏi chung cho cả người có đơn và không đơn
Câu 9: Ông (bà) dùng nước gì để uống thuốc
□ Nước lọc
□ Nước trà
□ Uống bằng nước gì cũng được
□ Nước khác:.......................................................................
Câu 10: Nếu như quên uống thuốc, lần sau uống ông (bà) uống thế nào
□ Tăng liều gấp 2 để bù lần trước
□ Giữ nguyên liều
Câu 11: Khi dùng loại thuốc này không hiệu quả ông (bà) sẽ:
□ Đổi thuốc đắt tiền hơn
□ Tăng liều lên
□ Chuyển sang thuốc đông y
45
□ Đến bác sĩ khám để xác định lại bệnh
□ Cách khác..........................................................
2. Kiến thức về thuốc kháng sinh
Câu 12: Ông (Bà) đã được nghe về thuốc kháng sinh chưa
□ Đã nghe □ Chưa
• Những người trả lời "Đã nghe" sẽ hỏi tiếp các câu sau:
Câu 13 : Ông (bà) được biết về kháng sinh từ đâu ?
□ Từ các trung tâm y tế cộng đồng
□ Qua sách sách, báo, tivi, internet...
□ Dược sĩ ở nhà thuốc
□ Người quen mách bảo
□ Bác sĩ
□ Ý kiến khác...........................................
Câu 14: Theo ông( bà) thuốc nào sau đây là kháng sinh
□ Ampicillin
□ Decolgen
□ Amoxicilin
□ Terpin-Codein
□ Paracetamol
□ Co-Trimoxazol
Câu 15a: Ông (bà) đã nghe về vi khuẩn kháng thuốc chưa
□ Đã nghe □ Chưa nghe
Câu 15b: Nếu đã nghe ông (bà) cho là nguyên nhân do
□ Dùng thuốc kháng sinh không đúng
□ Không biết
Câu 16: Theo ông (bà) trường hợp nào sau đây là bệnh nhiễm trùng:
□ Sốt cao trên 39 độ
□ Tại chỗ tổn thương sưng tấy, có mủ
□ Sốt nhẹ (dưới 39 độ)
□ Ho thông thường
Xin cảm ơn ông (bà) đã tham gia buổi phỏng vấn.
46
PHỤ LỤC 2
PHIẾU KHẢO SÁT SỐ LƯỢNG NGƯỜI MUA THUỐC KHÁNG SINH VÀ
SỐ LƯỢNG NGƯỜI MUA THUỐC TẠI HIỆU THUỐC, ĐIỂM BÁN THUỐC
Địa điểm khảo sát: .................................................................
Thời gian:................................................................................
Số lượng
Xã Vĩnh Trạch Thị trấn Phú Hòa Tổng
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Người mua thuốc
kháng sinh
Người mua thuốc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dang_ngoc_nhi_2415_2083103.pdf