Luận văn Khủng hoảng kinh tế chu kỳ là một điều tất yếu, nhưng nếu khắc phục được thì nền kinh tế lại có những bước nhảy thần kỳ
Do đó việc nghiên cứu khủng hoảng kinh tế là vô cùng quan trọng. Mặc dù
khủng hoảng chưa xảy ra những nguy cơ tiềm ẩn là không thể tránh khỏi vì thế các
giải pháp khắc phục phải được chuẩn bị kỹ lưỡng.
Trước hết ta cần tiến hành sớm, chủ động các biện pháp cải cách trước khi
quá muộn. Không chủ quan nóng vội chạy theo thành tích mà cần phải có những
biện pháp che chắn thích hợp.
12 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2414 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Khủng hoảng kinh tế chu kỳ là một điều tất yếu, nhưng nếu khắc phục được thì nền kinh tế lại có những bước nhảy thần kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Khủng hoảng kinh tế chu kỳ là một điều tất
yếu, nhưng nếu khắc phục được thì nền kinh
tế lại có những bước nhảy thần kỳ
Lời nói đầu
Nói đến CNTB người ta không thể không nhắc đến những đóng góp to lớn
cho sự phát triển của xã hội loài người. Hai cuộc CM KHKT lần I và II chính là
những bước đệm vĩ đại để loài người đi vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của công
nghệ thông tin. Về kinh tế con người cũng tạo ra một tốc độ như vũ bão với xu
hướng toàn cầu hoá đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Nhưng bên cạnh đó ta không
thể không nhìn nhận những mặt hạn chế của CNTB mà trong đó khủng hoảng kinh
tế tồn tại như một căn bệnh nan y mà không có loại thuốc nào có thể chữa được.
Đây cũng chính là vấn đề nan giải với mọi quốc gia, mọi khu vực trên thế giới.
Là một sinh viên theo chuyên ngành kinh tế của trường ĐH QL & KD Hà
Nội em cũng muốn góp chút sức lực nhỏ bé của mình trong việc nghiên cứu đề tài
này. Song với tầm hiểu biết còn nhiều hạn chế của mình em không đủ khả năng mở
rộng phạm vi của bài viết mà chỉ tập trung làm sáng tỏ " Khủng hoảng kinh tế chu
kỳ là một điều tất yếu, nhưng nếu khắc phục được thì nền kinh tế lại có những
bước nhảy thần kỳ".
I. Khủng hoảng kinh tế ở CNTB
1. Khái niệm chung về khủng hoảng kinh tế:
Trước khi nghiên cứu về khủng hoảng kinh tế có chu kỳ ta cần tìm hiểu thế
nào là khủng hoảng kinh tế: " Khủng hoảng kinh tế là khái niệm dùng để chỉ những
hiện tượng mất cân đối, ổn định của quá trình tái sản xuất trong nền kinh tế kéo dài
mà không điều chỉnh được, gây ra những chấn động và hiệu quả về kinh tế - xã hội
trong phạm vi rộng hoặc hẹp.
2. Khủng hoảng kinh tế chu kỳ là hiện tượng riêng của CNTB (tiêu biểu là
khủng hoảng thừa.
Trong CNTB khủng hoảng kinh tế có chu kỳ là một hiện tượng riêng. Vậy
tại sao nó lại là một hiện tượng riêng của CNTB? Trước hết ta cần phải hiểu khủng
hoảng kinh tế chu kỳ là gì? " Khủng hoảng kinh tế có chu kỳ là khái niệm chỉ sự
khủng hoảng kinh tế có sự lặp đi, lặp lại qua 4 giai đoạn từ 8 đến 12 năm một lần".
Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao chỉ trong CNTB khủng hoảng lại diễn ra
mang tính chu kỳ, và dường như nó là một vấn đề làm đau đầu cả thế giới tư bản mà
không có cách gì khắc phục nổi. Phải chăng nguyên nhân của vấn đề này tồn tại
ngay trong lòng của CNTB mà cụ thể là liên quan đến quá trình tái sản xuất. Hay ta
có thể nói rõ hơn đó chính là sự mất cân đối và ổn định trong quá trình tái sản xuất
trong nền kinh tế dài. Nhưng điều chúng ta có thể nhận thấy rõ nhất chính là chu kỳ
của khủng hoảng từ 8 - 12 năm cũng tương đương với từng ấy thời gian các nhà Tư
bản đổi mới Tư bản cố định (trong điều kiện Tư bản cố định bị hao mòn một cách
vô hình chứ không phải hao mòn hữu hình). Vậy vấn đề chính nằm ở đâu? Câu trả
lời đã trở lên dễ dàng hơn. Các nhà Tư bản dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất luôn mong muốn tăng cường bóc lột giá trị thặng dư, điều này đã thúc đẩy họ
đẩy nhanh quá trình phục hồi tư bản cố định, song việc làm này trong quá trình mở
rộng sản xuất lại thường phát triển mất cân đối. Do tính tất yếu đến một thời điểm
nào đó khủng hoảng sẽ xảy ra. Ngoài ra cũng cần phải nhìn nhận một lý do nữa đó
chính là "sự mất cân đối ngẫu nhiên trong quá trình sản xuất" dẫn đến "sản xuất
không theo kịp tiêu dùng" hay sức mua của người dân không đủ khả năng. Đó chính
là khủng hoảng thừa, một ví dụ điểm hình, rõ nét cho khủng hoảng kinh tế có chu
kỳ.
Quay lại cuộc khủng hoảng vào những năm 1929 - 1933 ta thấy rõ hơn về
các cuộc khủng hoảng thừa. Người ta đã phá huỷ 92 lò nấu sắt ở Mỹ, 72 lò ở Anh,
28 lò ở Đức, 10 lò ở Pháp. Hay trong nông nghiệp họ đã phá đi 40 vạn mẫu cây
bông, mua và giết 5 triệu 46 vạn con lợn, ở Brazil phá huỷ gần 22 triệu bao cà phê,
còn ở Đan Mạch tiêu huỷ đi 117.000 con gia súc (Trích kinh tế chính trị Mác -
Lênin, NXB thống kê). Vậy hành động phá huỷ đó là do sản xuất ra quá thừa chăng?
Không! sự thật là những hàng hoá này sản xuất ra quá nhiều trong khi người dân
không đủ khả năng tiêu thụ. Hành động phê phán nhân đạo đó lại được CNTB xem
như một điều đúng đắn để bảo vệ lợi ích của mình.
3. Các chu kỳ của khủng hoảng:
Chu kỳ của khủng hoảng thường diễn ra qua 4 giai đoạn. Khủng hoảng (suy
thoái), tiêu điều, phục hồi, hương thịnh (trong đó giai đoạn khủng hoảng là quan
trọng nhất bởi nó tạo ra tính chu kỳ) cụ thể là:
Trong giai đoạn khủng hoảng sản xuất thu hẹp và đình trệ, nhiều Xí nghiệp
lần lượt phá sản. Tư bản mất khả năng thanh toán các khoản nợ tâm lý hoảng loạn
diễn ra. Tín dụng thương mại và ngân hàng bị thu hẹp, trong khi nhu cầu tín dụng
tăng lên làm tỷ suất lợi tức tăng lên tương đối cao. Khủng hoảng công nghiệp,
thương nghiệp dẫn đến khủng hoảng cả hệ thống tiền tệ, tín dụng, khủng hoảng đã
phá huỷ nghiêm trọng lực lượng sản xuất xã hội, người lao động thất nghiệp đông
đảo, đời sống hết sức khó khăn, mâu thuẫn của CNTB biểu hiện dưới hình thức gay
gắt nhất.
Tiêu điều là giai đoạn tiếp sau khủng hoảng. Sản xuất ở trạng thái đình trệ,
không còn tiếp tục đi xuống nhưng cũng không tăng. Cân bằng được lập lại ở trạng
thái thấp, công nghiệp và thương nghiệp hoạt động yếu. Giá cả hàng hoá ở mức
thấp. Tiền nhàn rỗi nhiều. Để thoát khỏi trì trệ, các nhà Tư bản tăng cường bóc lột
người lao động để giảm chi phí sản xuất và đổi mới tư bản cố định. Điều này tạo sự
phục hồi chủng của nền kinh tế.
Phục hồi là giai đoạn tiếp nối tiêu điều, nền sản xuất TBCN trở lại trạng thái
trước khủng hoảng. Công nhân lại được thu hút vào làm việc, giá cả hàng hoá tăng
lên, lợi nhuận của các nhà Tư bản cũng tăng lên.
Hương thịnh là giai đoạn phát triển cao nhất của chu kỳ trước. Nhu cầu và
khả năng tiêu thụ hàng hoá tăng lên, tiền lương cũng tăng lên, nhu cầu tín dụng
cũng tăng lên. Guồng máy kinh tế dường như hoạt động hết công suất. Nhìn nhận
nền kinh tế lúc này so với giai đoạn trước khủng hoảng rõ ràng đã có những bước
phát triển thần kỳ (Mặc dù trong nền kinh tế hiện đại xu hướng này có chiều hướng
chậm hơn). Đồng thời với những bước phát triển thần kỳ này, điều kiện của một
cuộc khủng hoảng mới cũng dần dần chín muồi.
Giai đoạn của một chu kỳ khủng hoảng cứ lập đi lập lại ở khoảng thời gian
nhất định nào đó. Theo như Mác nói thì: khủng hoảng không chỉ biểu hiện của mâu
thuẫn cơ bản " mâu thuẫn giữa sản xuất có tính chất xã hội và chiếm hữu có tính
TBCN" của CNTB mà còn đóng vai trò giải quyết mâu thuẫn này. Tuy nhiên việc
giải quyết các vấn đề của khủng hoảng chỉ mang tính tạm thời và các chu kỳ của
khủng hoảng đó cứ tiếp tục diễn ra (1847 - 1848, 1857; 1865 - 1867; 1882 - 1883;
1890 - 1893....) (Trích khủng hoảng CNTB hiện đại).
Sơ đồ sau đây sẽ giúp chúng ta bao quát được phần nào các chu kỳ của một
cuộc khủng hoảng.
4. Nguyên nhân:
Tại sao khủng hoảng kinh tế có chu kỳ của CNTB lại là tất yếu. Câu hỏi này
luôn được đặt ra khi ta nghiên cứu về khủng hoảng kinh tế có chu kỳ. Để trả lời câu
hỏi này ta nhìn nhận về các nguyên nhân sau:
a. Do tình tạng sản xuất vô Chính phủ
Tại sao lại có tình trạng này? Vì mâu thuẫn giữa tính tổ chức, có kế hoạch
trong Xí nghiệp riêng rẽ với tính vô Chính phủ trong toàn xã hội. Mỗi nhà tư bản
tiến hành sản xuất theo những chiến lược riêng của mình mà không lường trước
được quy luật cung cầu của thị trường. Chỉ khi sản phẩm được tung ra thị trường thì
mọi việc mới vỡ lở, cung vượt quá cầu. Điều này dẫn đến tất yếu sẽ có khủng
hoảng. Nhưng điều này không chỉ xảy ra ở riêng CNTB mà nó xảy ra trên bất kỳ
nền sản xuất nào dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Song chỉ có ở CNTB
mới có tình trạng sản xuất vô Chính phủ, bởi lợi nhuận chính là nguyên nhân giành
giật của các nhà tư bản. Do tình trạng vô lối trong sản xuất này, khủng hoảng xảy ra
chỉ là vấn đè, thời gian.
b. Do mất cân đối "ngẫu nhiên" trong nền sản xuất
Do tình trạng sản xuất vô chính phủ để tranh nhau bóc lột "giá trị thặng dư"
và thu nhiều lợi nhuận (trong đó cso cả lợi nhuận siêu ngạch) hàng hoá được sản
xuất ra nhiều trong khi sức mua của người dân lại không theo kịp sản xuất. Hàng
hoá tràn ngập trên thị trường mà không tiêu thụ được dẫn đến tình trạng ứ đọng
hàng hoá. Khủng hoảng thừa sẽ tất yếu xảy ra.
c. Do chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
Nếu như ở các thời kỳ trước nền sản xuất chỉ được mở ra với quy mô nhỏ, thì
trong nền sản xuất TBCN quy mô được mở rộng. Do đó việc tập chung tư liệu sản
xuất là tất yếu xảy ra và những tư liệu sản xuất lớn xuất hiện "trong công nghiệp thì
những xưởng thủ công tí hon được thay thế bằng những nhà máy khổng lồ" (Trích
kinh tế học phổ thông – NXB Khoa học năm 1971).
Bên cạnh đó việc sản xuất không còn mang tính cá thể mà thay vào đó là sự
chuyên môn hoá trong sản xuất. Mỗi sản phẩm được tạo ra đều có sự liên quan đến
nhau tạo ra một dây truyền khép kín. Như để tạo ra một chiêc máy bay
BoIng hoàn thiện công ty sản xuất nó phải sử dụng linh kiện lắp ráp đến từ hơn 100
quốc gia trên thế giới. Điều này nói lên điều gì? Đó chính là xã hội hoá sản xuất =>
Tất yếu dẫn đến " mâu thuẫn giưa sản xuất có tính chất xã hội và chiếm hữu tư nhân
TBCN " Điều này càng giải thích rõ hơn tại sao có khủng hoảng.
5. Hậu quả:
a. Đối với nền kinh tế nói chung:
Khủng hoảng kinh tế chu kỳ là điều tất yếu, điều này kéo theo những hậu quả
kinh tế vô cùng to lớn mà ta không sao ngăn chặn nổi: xin lấy một vài dẫn chứng từ
các nguồn khủng hoảng các cuộc khủng hoảng thừa có chu kỳ. Cuộc khủng hoảng
đầu tiên nổ ra ở Anh năm 1825 và 1836 sau đó lan sang Mỹ ( 1837). Song cả hai
cuộc khủng hoảng này chưa mang tầm thế giới. Phải đến 20 năm sau ( 1847 – 1848)
một cuộc khủng hoảng thừa đầu tiên mang tầm vóc thế giới nổ ra tàn phá 4 nền kinh
tế mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ là Anh, Pháp, Đức và Mỹ. Đến những năm 1929 –
1933 một cuộc khủng hoảng lớn nữa tiếp tục nổ ra, hậu quả của nó lây lan sang cả
dây truyền của CNTB, làm hệ thống TBCN suy thoái trên toàn cầu. ( Làm tổng sản
lượnghàng hoá trên thế giới TBCN giảm 44%, thậm chí là 50 –60% ở một số nước.
Đẩy lùi nền công nghiệp thế giới về 20 –30 năm về trước. Đẩy lùi nền công nghiệp
thế giới 20 –30 năm trước đó mà cụ thể là: Pháp lùi về 1911, Mĩ về năm 1905 –
1906, Đức về năm 1890, Anh về năm 1987) gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài
chính tiền tệ Châu á năm 1997 làm các Quốc Gia Đông Nam á chịu những thiệt hại
nặng nề, về sau còn lan sang cả Hàn Quốc và cả Nhật Bản. Số liệu thống kê thiệt hại
sơ bộ của một vài các quốc gia ĐNA đã nói lên mức thiệt hại khi khủng hoảng đi
qua Tndonesia là 57% GNP cuối năm 1997, Thái Lan 62% GNP, Phillipine
63%GNP..
b. Đối với người lao động:
Như là một phần không thể thiếu của bài viết này, chúng ta cần nhìn nhận
thực tế rằng khủng hoảng kinh tế sảy ra thì ghánh chịu nhiều hậu quả nhất là người
dân lao động.
Nhìn vào tỷ lệ thất nghiệp ở một số quốc gia sau khi khủng hoảng nổ ra ta có
thể thấy rõ phần nào điều này.
ở Châu Mỹ La Tinh tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh,năm 1988 là 4,8%, năm
1989 là 10,8%, Colombia năm 1988 là 19,85%, Venezuela 22%, khủng hoảng kinh
tế tiền tệ ở Châu á năm 1997 làm con số thất nghiệp tăng khá cao. Hàn quốc là 75%
năm 1998, Thái Lan hơn 10% , Indonéia hơn 15%, trong đó hơn 1/2 số người rơi
vào cảnh nghèo đói ( Trích số liệu khủng hoảng kinh tế và điều hành - NXB khoa
học xã hội – Trang 167) có thể nói thất nghiệp đã và đang trở thành vấn đề có tính
chất toàn cầu. Đứng trước thực trạng đó Việt Nam chúng ta đã có động thái tích
cực nào?
6. Phương hướng khắc phục:
Ngày nay, các nhà kinh tế họcđã đưa ra các công cụ điều tiết tác động vào
các giai đoạn của chu kỳ kinh tế để rút ngắn thời gian khủng hoảng và điều kiện,
kéo dài thời gian phục hồi và hưng thịnh. Các công cụ được sử dụng là thuế, lãi
suất, thanh toán chuyển nhượng, đầu tư, khối lượng tiền tệ. Cụ thể ta có bảng thống
kê sau.
Giai đoạn
Biện pháp
Khủng hoảng Tiêu điều Phục hồi Hưng thịnh
Thuế Giảm Giảm mạnh Tăng Tăng mạnh
Lãi suất Giảm Giảm mạnh Tăng Tăng mạnh
Thanh toán chuyển nhượng Tăng Tăng mạnh Giảm Giảm mạnh
Đầu tư Nhà nước Tăng Tăng mạnh Giảm Giảm mạnh
Khối lượng tiền tệ Tăng Tăng mạnh Giảm Giảm mạnh
II. Việt Nam thách thức trên con đường hội nhập
Với xu thế toàn cầu hoá hiện nay đang diễn ra mạnh mẽ. Việt Nam đang tích
cực đẩy mạnh công cuộc hội nhập với nền kinh tế thế giới. Gia nhập ASEAN
(28/7/1995); AFTA (15/12/1995) APEC (18/11/1998) đang tiến tới gia nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO nhằm ổn định chung ngôi nhà nhân loại (Trích tạp chí
kinh tế và phát triển kinh tế số 8, 10, 11, trang 54 năm 2000).
Do đó việc nghiên cứu khủng hoảng kinh tế là vô cùng quan trọng. Mặc dù
khủng hoảng chưa xảy ra những nguy cơ tiềm ẩn là không thể tránh khỏi vì thế các
giải pháp khắc phục phải được chuẩn bị kỹ lưỡng.
Trước hết ta cần tiến hành sớm, chủ động các biện pháp cải cách trước khi
quá muộn. Không chủ quan nóng vội chạy theo thành tích mà cần phải có những
biện pháp che chắn thích hợp.
Bên cạnh đó Nhà nước cần phải xây dựng một chính sách kinh tế mang tính
vĩ mô hợp lý, tăng cường bồi dưỡng cán bộ và đặc biệt là những chính sách phát
triển kinh tế tư nhân, xu hướng cổ phần hoá cần phải được đẩy nhanh...
III. Kết luận
Không thể phủ nhận tính hai mặt của một vấn đề. Nhưng chúng ta cũng cần
hiểu rằng: " Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng" nghiên cứu đề tài này cũng chỉ
với mong muốn rút ra những bài học quý báu giúp nền kinh tế nước nhà vững bước
trên con đường hội nhập, lên được những tầm cao mới.
Tài liệu tham khảo
- Kinh tế học phổ thông tác giả Hiệu trưởng Trần Phương
- Giáo trình kinh tế học phổ thông - NXB khoa học
- Kinh tế chính trị Mác - Lênin - NXB thống kê
- Số liệu khủng hoảng kinh tế và điều hành - NXB khoa học xã hội
- Tạp chí kinh tế và phát triển kinh tế
(các số 8,10,11 năm 2000).
Mục lục
Lời nói đầu ................................................................................................................. 2
I. Khủng hoảng kinh tế ở CNTB ............................................................................... 2
1. Khái niệm chung về khủng hoảng kinh tế: ........................................................... 2
2. Khủng hoảng kinh tế chu kỳ là hiện tượng riêng của CNTB (tiêu biểu là
khủng hoảng thừa. ................................................................................................... 3
3. Các chu kỳ của khủng hoảng: .............................................................................. 4
4. Nguyên nhân: ...................................................................................................... 7
5. Hậu quả: .............................................................................................................. 8
6. Phương hướng khắc phục: ................................................................................... 9
II. Việt Nam thách thức trên con đường hội nhập ................................................... 9
III. Kết luận ............................................................................................................. 10
Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 11
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Khủng hoảng kinh tế chu kỳ là một điều tất yếu, nhưng nếu khắc phục được thì nền kinh tế lại có những bước nhảy thần kỳ.pdf