Thực trạng công tác kiểm toán tại công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội
(CPA). Trong phần thực tế này em đã sơ lược qua về tình hình hoạt động của CPA. Đối
với công tác kiểm toán đã đề cập quy trình kiểm toán chung và quy trình kiểm toán chu
trình Hàng tồn kho của CPA. Cuối cùng em đã đưa ra một cuộc kiểm toán chu trình
Hàng tồn kho để tìm hiểu cụ thể về các bước công việc cần tiến hành, cách thức ghi chép
giấy tờ làm việc Và quan trọng hơn là em đã cố gắng tìm hiểu về quy trình triển khai
kiểm toán, tìm hiểu khách hàng và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ để từ đó đánh giá
tính trọng yếu rủi ro và quyết đinh phương pháp kiểm toán được áp dụng, các thủ tục
kiểm toán được sử dụng trong từng phần việc, mục tiêu và kết quả của các phần việc đó,
nó được thể hiện trên giấy tờ làm việc như thế nào, tổng hợp bằng chứng và đưa ra các
bút toán điều chỉnh như thế nào.
110 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5077 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán tài chính do công ty Kiểm toán và Kế toán thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá của kế toán viên là tuân theo nguyên tắc quy định của công ty và của chế độ Việt
Nam. Đối với việc kiểm tra trên sổ chi tiết vật liệu được thể hiện trong bảng dưới đây. Vì
công ty A sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước nên kiểm toán viên đối chiếu giá
xuất của từng nghiệp vụ trên cột đơn giá xuất kho với đơn giá trên cột tồn vật tư cuối ngày
trước đó. Mẫu sổ chi tiết vật liệu Biểu số………
Sổ chi tiết vật liệu M
Năm 2001
Chứng từ Nội
dung
Nhập Xuất Tồn
SH NT KL ĐG TT KL ĐG* TT KL ĐG* TT
Dấu * là dấu đối chiếu, kiểm tra của kiểm toán viên
Giấy tờ làm việc số 8
Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà nội
Tên khách hàng: Công ty A Tham chiếu: F200
Khoản mục kiểm tra: Giá xuất nguyên vật liệu Người thực hiện: Hùng Sơn
Qua kiểm tra, đối chiếu 14 nghiệp vụ đã phát hiện 2 nghiệp vụ xuất với đơn
giá sai lệch làm tổng giá trị xuất kho cho sản xuất trực tiếp tương ứng là:
123.500 Đ và 1 nghiệp vụ xuất với đơn giá thấp hơn thực tế là: 19.000 Đ. Sự
chênh lệch này đã thảo luận với kế toán viên và kế toán trưởng và đã quyết
định điều chỉnh như sau:
Nợ TK 421 (4211): 94.500 (= 113.500 - 19.000)
Có TK 621: 94.500
Kết luận: Công tác tính giá xuất nguyên vật liệu của công ty A là tương đối
chính xác. Tuy số nghiệp vụ sai chiếm khá lớn trong tổng số nghiệp vụ song
với quy mô không lớn. Kết hợp quan sát và phỏng vấn có thể kết luận đây là
2.3.2.3. Kiểm tra chi tiết công tác tập hợp chi phí sản xuất, tính giá trị sản phẩm dở
dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm.
(1) Kiểm tra chi tiết công tác tập hợp chi phí
Kiểm tra chi tiết chi phí nguyên vật liệu:
Tiến hành kiểm tra chi tiết chi phí nguyên vật liệu kiểm toán viên tính ra chi phí
tiêu hao thực tế từng loại vật liệu trung bình cho 1 đơn vị sản phẩm (Số liệu được lấy từ Sổ
chi tiết vật liệu và giá thành đơn vị sản phẩm đã được kế toán viên tính) để đối chiếu với
định mức tiêu hao vật liệu của doanh nghiệp. Với công việc này có thể phát hiện ra những
chi phí tăng (giảm) đột biến so với định mức. Kết quả trên giấy tờ làm việc số 9.
- Mặt khác kiểm toán viên cũng thực hiện công việc kiểm tra vật liệu xuất dùng cho các
đối tượng có được hạch toán đúng đắn hay không, đúng kỳ hay không. Tránh trường hợp
các chi phí vật liệu xuất cho sản xuất sản phẩm lại hạch toán vào chi phí bán hàng hoặc chi
phí quản lý doanh nghiệp và ngược lại. Đồng thời kiểm tra tính đúng kỳ của các chi phí.
Bằng việc lấy một số nghiệp vụ xuất dùng vật tư của kỳ này và một số nghiệp vụ của kỳ
trước để kiểm tra đối chiếu với phiếu yêu cầu sử dụng vật tư của các bộ phận (Bộ phận sản
xuất, bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp), sổ chi tiết vật liệu, Nhật ký chung
về khối lượng xuất thực tế, về tài khoản đối ứng và về thời gian phát sinh. Thủ tục kiểm
toán này đã được thực hiện trong phần kiểm tra chi tiết nghiệp vụ ở phần 2.3.1.
Giấy tờ làm việc số 9
Kiểm tra chi tiết chi phí nhân công trực tiếp
Kiểm tra chi tiết chi phí nhân công trực tiếp được kiểm toán viên tiến hành kiểm
chu trình Tiền lương và Nhân viên tiến hành. Tuy nhiên nếu kế toán Tiền lương được đánh
giá là yếu kém thì trong phần này kiểm toán viên có thể tiến hành đối chiếu bảng lương và
phân bổ tiền lương với số nhân công sản xuất nhân (x) với mức lương trung bình của họ.
Đồng thời kiểm tra xem việc phân bổ chi phí tiền lương có đúng đắn bằng việc so sánh chi
phí nhân trực tiếp cho 1 đơn vị sản phẩm thực tế với định mức… Trong cuộc kiểm toán
hàng tồn kho công ty A kiểm toán viên không tiến hành kiểm tra chi tiết chi phí nhân công
trực tiếp mà dựa vào kết luận của kiểm toán viên kiểm toán chu trình Tiền lương và Nhân
viên.
Kiểm tra chi tiết chi phí sản xuất chung
Khi kiểm tra chi tiết chi phí sản xuất chung kiểm toán viên chia thành các loại chi
phí: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố
Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà nội
Tên khách hàng: Công ty A Tham chiếu: F200
Khoản mục kiểm tra: Chi phí tiêu hao nguyên vật liệu
cho sản xuất
Người thực hiện:
Hùng Sơn
Nguyên vật liệu Định mức tiêu hao vật liệu/1kg
bánh gạo
Tiêu hao thực tế trong
kỳ
Gạo nếp 0,300 Kg 0,310 Kg
Trứng 2,100 Quả 1,954 Quả
Phẩm màu (đỏ hoặc
xanh)
1,000 Gói 1,005 Gói
Gia vị 0,100 Gói 0,100 Gói
Ga 0,5 Kg 0,47 Kg
Tinh bột thịt 0,010 Kg 0,011 Kg
Đường caramen 0,040 Kg 0,041 Kg
Axít amoni 0,005 Kg 0,005 Kg
… … …
Kết luận: Nhìn chung định mức tiêu hao nguyên vật liệu thực tế so với định
mức tiêu hao được công ty A xây dựng là tương đối phù hợp, không có sự
tăng hoặc giảm đột biến về tiêu hao nguyên vật liệu trong 1Kg sản phẩm
định, chi phí khác. Theo quy chế kiểm soát chất lượng nếu hệ thống kế toán của công ty
khách hàng có độ tin cậy cao thì kiểm toán viên có thể dựa vào kết quả kiểm toán chu trình
tài sản cố định, chu trình Tiền lương và nhân viên và chu trình kiểm toán tiền. Ngược lại,
hệ thống kế toán có độ tin cậy không cao (trung bình hoặc thấp) hoặc qua kiểm tra chi tiết
nghiệp vụ (các phần hành như: Nguyên vật liệu, Tài sản cố định, Tiền) phát hiện có sai
phạm trọng yếu (hoặc có dấu hiệu gian lận) thì kiểm toán viên phải kiểm tra chi tiết chi phí
sản xuất chung theo các loại chi phí. Công việc này sẽ được CPA HANOI thực hiện qua
các thủ tục kiểm toán sau.
Tính chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công phân xưởng, chi phí khấu hao tài
sản cố định cho sản xuất tiêu hao trên một đơn vị sản phẩm của kỳ này so sánh với kỳ
trước. Qua đây có thể phát hiện các biến động lớn. Nếu có biến động lớn, kiểm toán viên
sẽ phỏng vấn Giám đốc và Kế toán trưởng về vấn đề này kết hợp với việc mở rộng quy mô
kiểm tra chi tiết như:
- Đối chiếu phiếu xuất nguyên vật liệu cho phân xưởng (các phiếu này được chọn mẫu dựa
trên sổ chi tiết chi phí sản xuất chung hoặc sổ Cái tài khoản 627) về sự hiện hữu (đối với
nghiệp vụ xuất vật tư), về số lượng, đơn giá, số thực xuất… với phiếu yêu cầu lĩnh vật tư.
- Kiểm tra Bảng lương với hồ sơ nhân viên phân xưởng kết hợp với việc phỏng vấn các
nhân viên này về mức lương, về khối lượng công việc của họ trong kỳ và mức phụ cấp.
- Chọn mẫu một số nghiệp vụ chi phí mua ngoài để kiểm tra chi tiết trên chứng từ gốc như:
Hoá đơn nhà cung cấp, hợp đồng thuê mua… Và có thể gửi thư xác nhận về khoản chi phí
đó (nếu có thể và cần thiết).
- Đối với chi phí khấu hao tài sản cố định, kiểm toán viên sẽ thông qua số liệu kiểm kê để
có thể biết được số máy móc thiết bị sử dụng trong sản xuất (trên giấy tờ làm việc của chu
trình kiểm toán Tài sản cố định) để kiểm tra và đối chiếu với sổ chi tiết chi phí khấu hao
tài sản cố định về phương pháp tính khấu hao, cách tính và việc phân bổ chi phí khấu hao
cho sản xuất có đúng đắn không.
Kiểm toán chu trình Hàng tồn kho tại công ty A, kiểm toán viên đã tiến hành tính toán chi
phí sản xuất chung tiêu hao (chi tiết cho từng loại chi phí: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí
nhân công phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định) của năm nay (2001) và so sánh
với năm trước (2000) kết quả được thể hiện trên giấy tờ làm việc số 10.
Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà nội
Tên khách hàng: Công ty A Tham chiếu: F50
Khoản mục kiểm tra: Chi phí sản xuất chung Người thực hiện: Hùng Sơn
Loại chi phí CP trong 1 kg SP năm 2000
(đồng)
CP trong 1 kg SP năm 2001
(đồng)
1 Chi phí nguyên vật liệu 673,1 673,5
2 Chi phí nhân công phân
xưởng
567,61 565,4
3 Chi phí mua ngoài 1.052,0 1.177,46
3 Chi phí khấu hao TSCĐ 9.529,41 8.818,79
Nhận xét: Các loại chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công phân xưởng tiêu hao trên
1kg sản phẩm năm nay so với năm trước chênh lệch không đáng kể. Tuy nhiên, xu hướng
của chi phí mua ngoài có tăng hơn và chi phí khấu hao tài sản cố định giảm so với năm
trước. Theo kế toán trưởng là do giá điện và giá ga năm nay tăng so với năm trước vào
thời điểm cuối năm. Còn đối với chi phí khấu hao tài sản cố định giảm nhiều là do mức
tăng tài sản cố định trong kỳ không quá lớn trong khi sản lượng sản xuất năm nay tăng
hơn so năm trước khá lơn (tăng 47,89%).
Thảo luận với kiểm toán viên kiểm toán chu trình Tiền, chu trình tài sản cố định và tính
giá trị ước tính về chi phí mua ngoài (theo hợp đồng và theo hoá đơn nhà cung cấp (công
ty Điện lực, công ty Cấp thoát nước, công ty Bưu chính viễn thông…)); chi phí khấu hao
tài sản cố định (theo số liệu kiểm kê và số liệu kiểm tra chi tiết chu trình kiểm toán Tài
sản cố định) so với số liệu của công ty là phù hợp.
Kết luận: Chi phí sản xuất chung tiêu hao cho 1 kg sản phẩm là tương đối hợp lý so với
ước tính của kiểm toán viên. Những biến động trên là khá lớn tuy nhiên phù hợp với thực
trạng quy mô sản xuất của công ty đang được mở rộng.
(2) Kiểm tra công tác phân bổ chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá
thành sản phẩm
Dựa vào các bằng chứng thu được trong các giai đoạn trước về hàng tồn kho (như
các nguyên tắc kế toán hàng tồn kho được áp dụng tại công ty, bằng chứng qua kiểm tra
chi tiết nghiệp vụ, kiểm tra chi phí nguyên vật liệu…), trong phần này kiểm toán viên tiến
hành kiểm tra công tác phân bổ các loại chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng, từng
bộ phận, hay từng sản phẩm bằng các thủ tục như:
- Phỏng vấn nhân viên kế toán về quy trình phân bổ các chi phí sản xuất chung cho các đối
tượng được phân bổ.
- Quan sát công việc phân bổ chi phí sản xuất chung của kế toán viên (nếu có thể thực
hiện được).
- Dựa vào kết quả kiểm tra về chi phí sản xuất chung ở trên để kiểm toán viên soát xét lại
công việc của kế toán viên về sự tuân thủ quy định, về xác định đối tượng phân bổ, xác
định mức chi phí sản xuất chung phân bổ cho các đối tượng và kiểm tra lại các phép tính.
Phỏng vấn kế toán viên về việc tiến hành tổng hợp các chi phí sản xuất sản phẩm
được tập hợp như thế nào? Các chi phí được tập hợp trên TK 154 được chi tiết theo tiêu
thức nào (theo ngành sản xuất, theo sản phẩm, theo loại chi phí…)? Cũng trong phần này
kiểm toán viên kiểm tra công việc tập hợp chi phí phí có được chi tiết trên các thẻ tính giá
thành theo từng đối tượng không. Kiểm tra đối chiếu các thẻ tính giá thành với chứng từ
gốc, các bảng phân bổ (tiền lương, và trích theo lương, vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao
tài sản cố định…) và với sổ Cái các TK như: TK 621, 622, 627, 142, 335…Việc đánh giá
sản phẩm dở dang cuối kỳ được thực hiện theo phương pháp nào (phương pháp sản lượng
ước tính tương đương, phương pháp giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến
hay phương pháp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp…). So sánh số liệu kiểm kê với số liệu
trong sổ sách. Nếu có chênh lệch đáng kể thì kiểm toán viên phải tiến hành tính toán giá trị
ước tính của sản phẩm dở dang cuối kỳ kết hợp với việc kiểm tra công tác tập hợp chi phí
và đánh giá sản phẩm dở dang. Cuối cùng kiểm tra việc tổng hợp chi phí theo nội dung cho
từng đối tượng tính giá thành có đúng đắn về căn cứ của việc lập thẻ tính giá thành (thẻ
tính giá thành dựa vào nguồn số liệu từ các sổ sách nào: thẻ tính giá kỳ trước, sổ chi tiết
chi phí sản xuất kỳ này, biên bản kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang…) cho từng loại sản
phẩm, từng ngành sản xuất… Công việc kiểm tra này còn phụ thuộc vào đặc điểm của
công tác đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm của khách hàng để tiến
hành. Đồng thời dựa trên đánh giá tính trọng yếu rủi ro ở phần trước và các bằng chứng
thu được qua kiểm tra chi tiết nghiệp vụ để kiểm toán viên quyết định quy mô kiểm tra
trong giai đoạn này. Nếu sự nhận định của kiểm toán viên về rủi ro kiểm toán là cao hơn
mức dự kiến thì phải tiến hành kiểm tra trong giai đoạn này với quy mô lớn (có thể kiểm
tra 100% công tác đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm).
Tại công ty A chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng loại sản phẩm (có 2
loại sản phẩm), chi phí nguyên vật liệu dùng cho phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố
định và chi phí mua ngoài được phân bổ theo mức tiêu hao chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp cho từng loại sản phẩm. Đối với chi phí nhân công phân xưởng được phân bổ theo
mức tiêu hao chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại sản phẩm. Trong thực tế công ty A
chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm, việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân
công trực tiếp được chi tiết theo hợp đồng do đó công tác phân bổ chi phí sản xuất chung
là tương đối đơn giản. Công thức phân bổ chi phí được thể hiện:
Mức chi phí sản xuất
chung phân bổ cho sản
phẩm A
Tổng chi phí sản xuất
chung cần phân bổ (*)
Tổng tiêu thức phân bổ
của sản phẩm A
= x
Tổng tiêu thức của 2 sản
phẩm (**)
(*) Là tổng chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao, chi phí mua ngoài; hoặc tổng chi phí
nhân công phân xưởng.
(**) Là tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm A hoặc tổng chi phí nhân
công trực tiếp sản xuất sản phẩm A.
Qua kiểm tra các tài liệu phân bổ chi phí sản xuất chung tai công ty A cho thấy các
kết quả do kế toán viên tính toán là phù hợp với kết quả của kiểm toán viên. Đồng thời kết
quả phỏng vấn cho thấy công ty sử dụng phương pháp ước tính giá trị tương đương để
đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Các chi phí được kế toán tổng hợp ghi chép vào Nhật
ký chung vầ sổ cái TK 621, TK 622, TK 627; TK 154 được chi tiết thành 1541: Chi phí
sản xuất bánh gạo và TK 1542: Chi phí sản xuất bánh bột mỳ; TK 621 và TK 622 được
hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm. Cuối kỳ kế toán được kế toán viên phân bổ chi
phí sản xuất chung cho 2 loại sản phẩm như công thức trên và kết chuyển chi phí lên TK
154. Căn cứ để lập thẻ tính giá thành là Nhật ký chung và sổ Cái các TK 621, TK 622, TK
627 (đã được phân bổ chi phí cho từng sản phẩm), báo cáo kết quả kiểm kê và bảng đánh
giá sản phẩm dở dang.
Đặc điểm quy trình sản xuất của công ty A là nguyên vật liệu được trải qua 5 giai
đoạn của một vòng sản xuất (Giai đoạn hấp, cắt, sấy, trộn gia vị và đóng gói) nên sản
phẩm dở dang cuối kỳ kiểm kê để xác định khối lượng thực tế tồn kho. Với số liệu trên báo
cáo kiểm kê, kế toán viên dựa vào tỷ lệ để ước tính số lượng thành phẩm tương đương
theo tỉ lệ dưới đây.
- Giai đoạn hấp 42%.
- Giai đoạn cắt 8%
- Giai đoạn sấy 42%
- Giai đoạn trộn gia vị 2%.
Số lượng thành phẩm tương đương cộng với số lượng thành phẩm hoàn thành trong
kỳ là tiêu thức để tính giá trị sản phẩm dở dang theo công thức sau đây (a). Tại công ty A
sử dụng phương pháp trực tiếp để tính tổng giá trị thành phẩm hoàn thành trong kỳ.
(a)
Giá trị sản phẩm
dở dang cuối kỳ
=
Số lượng sản phẩm dở dang quy đổi ra thành
phẩm
(Số lượng thành phẩm) + (Số lượng Sản
phẩm dở dang quy đổi ra thành phẩm)
x
{(Tổng chi phí sản
xuất phát sinh
trong kỳ) + (Tổng
giá trị sản phẩm dở
dang đầu kỳ)}
(b)
Tổng giá
thành sản
phẩm A
=
Tổng giá trị
sản phẩm dở
dang A đầu kỳ
+
Chi phí
phát sinh
trong kỳ
-
Tổng giá trị
sản phẩm dở
dang A cuối kỳ
Qua kiểm tra công việc phân bổ chi phí sản xuất chung, tập hợp chi phí, đánh giá
sản phẩm tương đương và tính giá thành sản phẩm cho thấy kế toán viên khá tuân thủ các
quy định của công ty và các phép tính được thực hiện chính xác và có dấu vết kiểm tra của
Kế toán trưởng. Kết hợp với việc xem xét lại hồ sơ kiểm toán năm trước cho thấy không
có sự thay đổi về phương pháp tính giá, tính giá thành và phương pháp đánh giá sản phẩm
dở dang cuối kỳ.
Theo hồ sơ kiểm toán năm 2000 và năm 2001 thì công việc kiểm tra chi tiết phân bổ
chi phí sản xuất chung và kiểm tra chi tiết tính giá thành, đánh giá sản phẩm dở dang
không được kiểm toán viên trình bày một cách chi tiết mà chỉ nêu trên giấy tờ là việc các
thủ tục được thực hiện và đưa ra nhận xét về công tác kế toán này của công ty A: "Các
công việc phân bổ chi phí sản xuất chung, tập hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở
dang cuối kỳ và tính tổng giá trị thành phầm hoàn thành trong kỳ được kế toán viên thực
hiện khá tuân thủ các quy chế của công ty, các phép tính thực hiện là phù hợp theo ước
tính của kiểm toán viên" (hồ sơ kiểm toán năm 2001).
2.4 Kết thúc kiểm toán chu trình hàng tồn kho
Trong giai đoạn này chủ nhiệm kiểm toán soát xét lại quá trình làm việc của kiểm toán
viên về các vấn đề như:
- Tính tuân thủ kế hoạch của kiểm toán viên.
- Chất lượng và số lượng của bằng chứng kiểm toán đã thu thập được trên hồ sơ kiểm toán.
- Các bút toán điều chỉnh đã phù hợp chưa: Quy mô đã hợp lý chưa và phương pháp điều
chỉnh có đúng không?
- Các phát sinh có thể xẩy ra sau kiểm toán.
- Thiết kế bổ sung các thủ tục kiểm toán cần tiến hành trước khi kết thúc.
- Thảo luận với Ban Giám đốc và kế toán trưởng về các bút toán điều chỉnh.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán chu trình Hàng tồn kho khi kiểm toán Báo cáo tài chính tài
công ty A được chủ nhiệm kiểm toán tiến hành một cách cận trọng, xem xét một cách kỹ
lưỡng các bằng chứng về công tác quản lý hàng tồn kho, ước tính trọng yếu, rủi ro của
kiểm toán viên và các bằng chứng thu thập được trong giai đoạn kiểm tra chi tiết nghiệp vụ
và kiểm tra chi tiết số dư đã được miêu tả một cách chi tiết trong các phần trên. Các công
việc của chủ nhiệm kiểm toán được trình bày dưới đây, bao gồm: Bảng đánh giá và soát
xét kết quả kiểm toán trong các giai đoạn trước và bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh
của kiểm toán viên.
Giấy tờ làm việc số 10
Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà nội
Tên khách hàng: Công ty A Tham chiếu: F50
Công việc: Đánh giá và soát xét chu trình Hàng tồn
kho
Người thực hiện: Thành Công
Soát xét công tác kiểm toán chu trình Hàng tồn kho
1) Các bằng chứng cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho là phù hợp với yêu cầu thực
tế, công tác kiểm kê được tiến hành định kỳ 6 tháng 1 lần. Đã xây dựng được hệ thống
định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho sản xuất, tuy nhiên chưa xây dựng định mức tiêu
hao nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấo hao, chi phí mua ngoài trong chi
phí sản xuất chung cho 1 đơn vị sản phẩm. Việc tổ chức chứng từ kế toán về hàng tồn
kho tương đối tốt và đáp ứng được yêu cầu thực tế.
2) Công tác kế toán hàng tồn kho còn nhiều vấn đề cần giải quyết:
- Cần nâng cao khả năng nghiệp vụ của các kế toán viên.
- Cần riển khai công tác kế toán chi tiết các nghiệp vụ như chi phí sản xuất, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất chung…
3) Ước tính ban đầu về tính trọng yếu, rủi ro là hợp lý với các bằng chứng thu thập
được về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty A.
4) Cần phỏng vấn quản đốc phân xưởng sản xuất và bộ phận xát gạo về sử dụng phiếu
yêu cầu lĩnh vật tư. Đồng thời phỏng vấn thủ kho về việc sử dụng phiếu nhập, phiếu
xuất kho thóc để xát.
5) Phỏng vấn Giám đốc và kế toán trưởng về nghiệp vụ chi phí sữa chữa máy xát gạo
không có hoá đơn của nhà cung cấp. Và vấn đề công ty quá phụ thuộc vào công ty Mẹ
phân phối các hợp đồng bán sản phẩm.
6) Phỏng vấn Giám đốc về vùng nguyên liệu (thóc, gạo, đậu…).
7) Phỏng vấn Kế toán trưởng về việc sử dụng bảng hướng dẫn hạch toán trong kế toán
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất…
8) Thảo luận với Ban giám đóc và Kê toán trưởng về các bút toán điều chỉnh.
Sử dụng các thủ tục thiết kế bổ sung kiểm toán viên thu thập các bằng chứng sau trên giấy
tờ làm việc số 11
Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà nội
Tên khách hàng: Công ty A Tham chiếu: F50
Công việc: thủ tục kiểm toán bổ sung Người thực hiện: Hùng sơn
Thủ tục được tiến hành: Phỏng vấn (bổ sung)
1) Giám đốc:
- Công ty đang xây dựng phương án mở rộng quy mô sản xuất và mở rộngt hị trường
nhất là thị trường trong nưóc.
- Công ty đã được Tỉnh khoanh vùng nguyên liệu, năm tới sẽ đi vào thực hiện chính
thức.
- Đối với nghiệp vụ chi phí sưa chữa máy xát là thực tế phát sinh, đồng thời đã phỏng
vấn Kế toán trưởng (có phiếu chi tiền mặt).
2) Thủ kho:
- Khi xuất kho thóc để xát không có phiếu xuất, chỉ có phiếu yêu cầu lĩnh vật tư được
phê chuẩn. (Công ty A chi tồn tại nghiệp vụ xuất kho thóc để xát và để thiêu huỷ (nếu
hưng hỏng kém phẩm chất)).
3) Bộ phận xát gạo: Khi có lệnh xát gạo thì lập phiếu yêu cầu lĩnh vật tư, được phòng
kỹ thuật vật tư phê chuẩn và xuống kho lĩnh thóc.
4) Quản đốc phân xưởng:
- Trong năm qua trong sản xuất không có sự thay đổi đáng kể ngoại trừ khối lượng
công việc tăng hơn so năm trước.
- Khi linh vật tư cho sản xuất thì bộ phận phải lập phiếu xin lĩnh vật tư, phiếu này
không có mẫu sẵn và do phòng kỹ thuật vật tư phê duyệt.
5) Giám đốc và Kế toán trưởng: Công ty chấp nhận điều chỉnh các sai lệch mà kiểm
toán viên phát hiện được trừ nghiệp vụ chi phí sữa chữa máy xát gạo.
Sau khi sử dụng các thủ tục kiểm toán bổ sung và thảo luận với Ban giám đốc về các bút
toán điều chỉnh thu được kết quả như trên giấy tờ làm việc số 11, chủ nhiệm kiểm toán lập
bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh trên giấy tờ làm việc sau.
Giấy tờ làm việc số 12
Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà nội
Tên khách hàng: Công ty A Tham chiếu: F50
Công việc: Bút toán điều chỉnh chu trình Hàng tồn kho Người thực hiện: Thành
Công
1) Điều chỉnh tài khoản chịu phí:
Nợ TK 6272: 950.000
Nợ TK 6412: 132.000
Có TK 4211: 1.082.000
Do ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp.
2) Điều chỉnh tăng giá trị nguyên vật liệu
Nợ TK 152: 452.000
Có TK 111: 452.000
Do ghi chép sai niên độ kế toán.
3) Điều chỉnh giảm nguyên vật liệu mua trong kỳ
Nợ TK 331: 86.100
Có TK 152: 86.100
Do ghi nhầm niên độ kế toán.
4) Xử lý thiếu hụt nguyên vật liệu (Trứng vịt)
Nợ TK 1381: 47.965
Có TK 152: 47.965
Phát hiện thiếu hụt trong kiểm kê.
5) lập dự phòng cho nguyên vật liệu năm 2001
Nợ TK 6426: 653.000 + 159.000 = 812.000
Có TK 159: 812.000
Công ty A là đơn vị sản xuất bánh nên nguyên vật liệu hưng hỏng kém phẩm chất đều
phải huỷ do đó kiểm toán viên quyết và công ty định lập dự phòng toàn bộ giá trị lô
hòng kém phẩm.
6) Ghi giảm chi phí nguyên vật liệu xuất dùng
Nợ TK 4211: 113.000 - 19.000 = 94.500
Có TK 621: 94.500
Phát hiện trong kiểm tra chi tiết số dư về việc tính đơn giá xuất kho sai.
Với những kết quả ở trên chủ nhiệm kiểm toán nhận thấy các bằng chứng thu được
là phù hợp với sự nhận đinh. Và quyết định đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần về số dư
các khoản mục trong chu trình Hàng tồn kho công ty A.
Trên đây là quá trình tiến hành một cuộc kiểm toán chu trình Hàng tồn kho trong
kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty A thực hiện tại khách hàng A cho thấy CPA
HANOI đã tuân thủ khá chặt chẽ các Chuẩn mực kiểm toán và kế toán Việt Nam và Chuẩn
mực kiểm toán Quốc tế được thừa nhận. Mặt khác các nhân viên công ty đều tuân thủ
chương trình kiểm toán và Kế hoạch kiểm toán được thiết kế. Trong quá trình thực tập tại
đây em cũng đã học tập và nghiên cứu chương trình kiểm toán của công ty và đồng thời
tìm hiểu công tác kiểm toán của CPA HANOI. So sánh với lý thuyết ở chương 1 và hệ
thống các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam em xin đưa ra một số nhận xét và kiến nghị về
công tác kiểm toán tại công ty CPA HANOI ở chương 3.
Chương 3 Bài học kinh nghiệm và việc hoàn thiện công tác kiểm toán chu trình hàng
tồn kho trong kiểm toán
Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và
Kế toán Hà Nội thực hiện.
1. Nhận xét chung và những bài học kinh nghiệm qua thực tiễn kiểm toán chu trình
hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty Kiểm toán và Kế toán
Sau những năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn công
ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội đã từng bước khẳng định được vị trí của mình trong thị
trường kiểm toán đang ngày càng sôi động. Cùng với việc phục vụ khách hàng CPA đã cố
gắng xây dựng và kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực và trình độ nghiệp vụ của
đội ngụ kiểm toán viên. Nhờ thế mà CPA ngày càng trở nên vững mạnh, góp phần tích cực
nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán ở Việt Nam.
Trong thời gian thực tập tại CPA, được sự giúp đỡ tận tình của mọi người em đã tìm
hiểu công tác kiểm toán Báo cáo tài chính thực tế được được tiến hành như thế nào và đây
cũng là cơ hội để so sánh cơ sở lý luận đã được học. Quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính
nói chung và kiểm toán chu trình hàng tồn kho nói riêng được kiểm toán viên thực hiện
tương đối đầy đủ và khá chặt chẽ quy trình kiểm toán chung của công ty. CPA tuân thủ các
chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được thừa nhận. Dựa
trên quy trình kiểm toán chung các kiểm toán viên phát huy sự sáng tạo để vận dụng linh
hoạt các thủ tục kiểm toán cho phù hợp với đặc điểm của từng khách hàng với mục đích đưa
ra được các kết luận chính xác cũng như giúp cho khách hàng nâng cao được hiểu quả hoạt
động.
Quy trình kiểm toán của công ty
Với mục tiêu hoạt động lấy chất lượng dịch vụ cung cấp đặt lên hàng đầu, CPA đã
tiến hành chuẩn hoá chất lượng dịch vụ của mình bằng việc xây dựng hệ thống quy trình
kiểm toán các chu trình trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Trong một cuộc kiểm toán kiểm
toán viên dựa vào tình hình thực tế để vận dụng quy trình kiểm toán một cách linh động phù
hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị khách hàng. Quy trình kiểm toán của CPA được
xây dựng thành 3 phần: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ khách hàng, quy trình kiểm
toán chi tiết các chu trình và hệ thống quy chế kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán. Đây là
một hệ thống các hướng dẫn công việc khi tiến hành kiểm toán một phần hành, một chu
trình hoặc toàn bộ Báo cáo tài chính. Đồng thời đây cũng là những quy chế để đánh giá chất
lượng công việc mà kiểm toán viên thực hiện. Quy trình chung đã cho phép chủ nhiệm kiểm
toán hoặc Ban giám đốc kiểm soát được chất lượng một cuộc kiểm toán.
Quy trình kiểm toán của CPA được xây dựng dựa trên cơ sở chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam, chuẩn mực kiểm toán Quốc tế được thừa nhận và các chuẩn mực cũng như các
quy định về kế toán của Bộ tài chính.
Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán Ban giám đốc bổ nhiệm chủ nhiệm kiểm toán và
nhóm kiểm toán viên. Nhóm kiểm toán sẽ tiến hành tìm hiểu khả năng kiểm toán của khách
hàng theo sự chỉ đạo của chủ nhiệm kiểm toán. Tiếp theo là giai đoạn tìm hiểu khách hàng,
trong bước công việc này kiểm toán viên căn cứ vào nộ dung, yêu cầu công việc, tính chất
phức tạp, điều kiện của khách hàng để xác định mục đích, nội dung, phương pháp kiểm
toán, đánh giá rủi ro và những vấn đề trọng tâm cần giải quyết. Thực tế cho thấy công tác
tìm hiểu khách hàng của CPA được tiến hành một cách nhanh chóng, cận trọng để đưa ra
nhận định ban đầu về khách hàng bằng các khoản mục trọng yếu và mức độ rủi ro cho từng
chu trình và các loại rủi ro có thể xẩy ra đối với thức tế tại đơn vị khách hàng. Từ những
hiểu biết này kiểm toán viên tổng hợp để lập kế hoạch kiểm tra chi tiết.
Trên cơ sở lập kế hoạch đầy đủ về thời gian và phạm vi tiến hành kiểm toán và dựa
trên các thủ tục kiểm toán ddược xây dựng sẵn, CPA đã tiến hành kiểm tra chi tiết theo
phạm vi đã xác định trên kế hoạch một các tương đối chặt chẽ. Trong kiểm toán Báo cáo tài
chính, việc kiểm tra chi tiết các tài khoản được kiểm toán viên xem xét trong mối quan hệ
nội tại giữa các tài khoản, vừa nghiên cứu tổng quan vừa đi sâu điều tra chọn mẫu khai thác
tối đa các nguồn tài liệu, thông tin liên quan tới cuộc kiểm toán. Trong quá trình thực hiện
kiểm toán chu trình hàng tồn kho tại công ty A nhóm kiểm toán đã tiến hành các khảo sát
chi tiết thích ứng với nguyên tắc đảm bảo độ tin cậy với chi phí bỏ ra ở mức thấp nhất.
Trong quá trình kiểm tra chi tiết các giấy tờ tài liệu thu thập được, các ghi chép của kiểm
toán viên được đánh số tham chiếu một cách có hệ thống. Ký hiệu tham chiếu được đưa ra
thống nhất cho toàn bộ công ty. Điều này giúp cho kiểm toán viên dễ dàng đối chiếu, so
sánh các phần việc với nhau, thuận lợi cho người kiểm tra kiểm soát và khi xem xét lại.
Khi kết thúc kiểm toán, để đưa ra ý kiến cuối cùng về Báo cáo tài chính chủ nhiệm
kiểm toán soát xét lại các công việc một các độc lập trên các giấy tờ làm việc của các kiểm
toán viên và các tài liệu thu thập được trong các giai đoạn trên. Báo cáo krtcủa CPA có tính
chất xây dựng cao, các kết luận kiểm toán đưa ra là độc lập khách quan, chính xác với thực
tế tạo được tin cậy cho mọi người.
Đối với kiểm toán chu trình hàng tồn kho tại công ty A, kiểm toán viên tiến hành
kiểm tra chi tiết dựa trên kế hoạch đã lập. Vì chu trình kiểm toán hàng tồn kho là một chu
trình có khối lượng công việc lớn và phức tạp. Do vậy chu trình này thường được 1 kiểm
toán viên có kinh nghiệm đảm trách. Các giai đoạn công việc của trình chu trình này bao
gồm: Kiểm tra hệ thống kiểm soát, phân tích soát xét và kiểm tra chi tiết.
Kiểm tra hệ thống kinh tế được phỏng vấn và quan sát các nhân viên của khách hàng
về các quy chế kinh tế hàng tồn kho, chính sách kế toán áp dụng và chọn một số nghiệp vụ
nhập xuất kho để kiểm tra tính tuân thủ của các nhân viên. Những bằng chứng thu thập
được kiểm toán viên tổng hợp trên giấy tờ làm việc như giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
số 1.
Phân tích soát xét chủ yếu được kiểm toán viên tiến hành nháp trên sổ tay và không
được ghi chép lại kết quả trên giấy tờ làm việc. Trong giai đoạn kiểm tra chi tiết được tiến
hành một cách có trình tự củ thể theo đặc điểm của khách hàng và luô tuân thủ các quy chế
kiểm soát về chất lượng của CPA. Giai đoạn này được kiểm toán viên thực hiện kiểm tra
theo 2 nội dung chinh là kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và kiểm tra chi tiết số dư. Các tài liệu từ
khách hàng cung cấp hoặc thu thập được từ bên ngoài và các thông tin có liên quan để làm
bằng chứng cho một kết luận của kiểm toán viên được tập hợp trên hồ sơ kiểm toán. Những
thủ tục và những phát hiện trong giai đoạn này được kiểm toán viên ghi chép trên giấy tờ
làm việc như các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên từ số 2 đến số 9.
Trên đây là các công việc được tiến hành trong một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính
nói chung và trong kiểm toán chu trình Hàng tồn kho nói riêng. Và cũng cho chúng ta thấy
CPA tiến hành một cuộc kiểm toán dựa trên chương trình kiểm toán riêng của mình, được
các kiểm toán viên tuân thủ một cách khá chặt chẽ trên cơ sở các quy chế, quy định của Bộ
Tài chính và các ban ngành khác có liên quan tới ngành nghề kinh doanh của khách hàng.
Vì hoạt động kiểm toán còn mới mẻ nên trong công tác kiểm toán nói chung và tại
CPA nói riêng là không thể hoàn hảo ngay được. Bên cạnh đó CPA đã có nhiều cố gắng để
khắc phục và sữa đổi để tự hoàn thiện mình. Điều này được thể hiện qua chiến lược đào tạo
nhân lực, các nguyên tắc hoạt động được thực hiện một cách nghiêm túc… Những điều này
đã tạo thuận lợi cho CPA có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
2. Những đánh giá và ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán chu trình
hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội là một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ
kiểm toán. Trong khi kiểm toán là một dịch vụ, một nghề tương đối mới mẻ ở nước ta. Do
đó, CPA gặp không ít khó khăn trong hoạt động, nhất là trong việc cung cấp dịch kiểm toán
Báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán chu trình Hàng tồn kho nói riêng.
Một trong những vấn đề còn tồn tại hiện nay là phần lớn các khách hàng ký hợp đồng
kiểm toán là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp Nhà nước,
còn đối với các doanh nghiệp tư nhân thì chưa thật sự mặn mà với việc kiểm toán. Sự hiểu
biết của họ về tác dụng của việc kiểm toán Báo cáo tài chính còn rất hạn chế. Ngoài ra, các
quy chế quản lý tài chính ở nước ta còn nhiều bất cập do đó việc quản lý tài chính và các
hoạt động kinh doanh còn chưa minh bạch. Việc che dấu tình hình kinh doanh của mình
trong tư tưởng của người quản lý doanh nghiệp còn tồn tại, từ đó dẫn đến họ không muốn
bên thứ ba can thiệp vào hoạt động của họ… Những lý do này đã khiến cho quá trình làm
thu thập các thông tin một các đày đủ và chính xác của kiểm toán viên gặp rât nhiều khó
khăn.
Mặt khác các tài liệu tham khảo về nghề nghiệp là rất ít có chăng cũng bằng tiếng
nước ngoài. CPA chủ yếu phải tự tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm là kiểm toán từ các công ty,
các tổ chức kiểm toán quốc tế. Chương trình kiểm toán do công ty xây dựng chủ yếu là dựa
trên kinh nghiệm làm kế toán và kiểm toán trong nước. Mặt khác, người thực hiện kiểm
toán phải có sự hiểu biết sâu rộng, phải là những người có khả năng phân tích tình hình kinh
doanh của khách hàng và phải có sự linh động, sáng tạo trong quá trình kiểm toán mới có
thể có được những bằng chứng chất lượng cao. Do những đòi hỏi khắt khe về trình độ và
những hạn chế khách quan của ngành nghề nên hoạt động kiểm toán Báo cáo tài chính nói
chung và kiểm toán chu trình Hàng tồn kho nói riêng không thể không tránh được những
vấn đề bất cập.
Trong quá trình thực tập, có điều kiện khảo sát thực tế tại công ty Kiểm toán và Kế
toán Hà Nội em đã học hỏi được những kinh nghiệm tiến hành cuộc kiểm toán Báo cáo tài
chính cũng như kiểm toán chu trình Hàng tồn kho. Với những kiến thức được trang bị ở
trường cùng với quá tìm hiểu sách, báo qua bài viết này em xin mạn phép đưa ra một số
nhận xét và đề xuất một vài ý kiến với hy vọng góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán
Báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán chu trình Hàng tồn kho nói riêng.
2.1. Giai đoạn lập kế hoạch
Thứ nhất:
Trong giai đoạn này kiểm toán viên thường lưu những tài liệu về công ty như điều lệ
hoạt động, giấy phép kinh doanh, quy chế nhân viên, quy chế tài chính… Song kiểm toán
viên không tập hợp các bằng chứng thu được trên giấy tờ làm việc hoặc khái quát hệ thống
kiểm soát nội bộ của khách hàng.
Phương hướng giải quyết
Để có thể tóm tặt hệ thống kiểm soát nội bộ một cách gọn nhẹ công ty có thể xây
dựng hệ thống các câu hỏi về các thủ tục và tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ Biểu số…
Hoặc kiểm toán viên có thể lập Bảng tường thuật hệ thống kiểm soát nội bộ khách hàng
theo biểu số….
Với việc sử dụng hệ thống câu hỏi về kiểm soát nội bộ có câu trả lời dưới dạng đúng,
sai cho phép kiểm toán viên nhận thấy điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống đó. Câu trả lời
đúng là điểm mạnh còn câu trả lời sai biểu hiện lỗ hổng của hệ thống kiểm soát đó.
Biểu số: 9
Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
trong chu trình Hàng tồn kho
TT Câu hỏi tổng hợp Có Không
I Nghiệp vụ nhập mua nguyên vật liệu, hàng hoá
1
Đối với nghiệp vụ nhập mua có xuất phát từ phiếu yêu cầu nhập
mua nguyên vật liệu, hàng hoá không
2 Phiếu yêu cầu nhập mua có được phê duyệt không
3 Phiếu nhập kho có được lập và có sự phê chuẩn đầy đủ không
…
II Nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu, hàng hoá
1 Phiếu xuất kho có được phê duyệt đày đủ không
2
Khi xuất kho nguyên vật liệu, hàng hoá để bán có lập vận đơn
không (hoặc hoá đơn dịch vụ vận chuyển của nhà cung cấp dịch vụ
không)
…
Biểu số: 10
Bảng tường thuật về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty A
1. Nghiệp vụ mua nguyên vật liệu được xuất phát từ yêu cầu mua nguyên vật liệu của
người phụ trách hàng tồn kho của phòng Kỹ thuật vật tư, được sự phê duyệt của Giám đóc,
trưởng phòng Vật tư và kế toán trưởng.
2. Khi nguyên vật liệu dược kiểm nhân theo hợp đồng, kế toán lập phiếu nhập kho và
phiếu nhập kho có sự phê duyệt đầy đủ.
3….
Đối với Bảng tường thuật hệ thống kiểm soát dưới dạng mô tả bằng lời văn tóm lược
về hoạt động kiểm soát được thiết kế, thực hiện và điểm chú ý, điểm yếu của hệ thống kiểm
soát nội bộ.
Tác dụng
Qua câu trả lời trên bảng câu hỏi hoặc nội dung trong Bảng tường thuật cho phép
kiểm toán viên thấy được những hoạt động kiểm soát được thực hiện và lỗ hổng trong hệ
thống kiểm soát khi có một hoạt động kiểm soát cần thiết nhưng công ty khách hàng không
thực hiện. Từ đó rút ra được nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ. Nhược điểm kiểm
soát trên các bảng này được kiểm toán viên làm cơ sở để đưa ra kiến nghị trong thư quản lý.
Với việc sử dụng một trong hai hình thức miêu tả hệ thống kiểm soát nội bộ này đem lại cho
kiểm toán viên thuận tiện hơn trong kiểm tra, kiểm soát công việc tìm hiểu khách hàng và
nâng cao chất lượng kiểm toán.
Thứ hai
Theo chuẩn mực kiểm toán số 320, khi lập kế hoạch kiểm toán kiểm toán viên cần
lập ra một mức trọng yếu có thể chấp nhận được để phát hiện ra những sai sót trọng yếu về
mặt định lượng. Tuy nhiên, trong thực tế kiểm toán viên thường chỉ đánh giá khoản mục
nào là trọng yếu. Tính trọng yếu được đánh giá mang tính chất định tính, nếu không gằn liền
với mức định lượng nào đó trong thực tế 1 khách hàng thì không có căn cứ để phân bổ mức
trọng yếu cho từng khoản mục được. Như vậy kiểm toán viên khó xác định được số lượng
và chất lượng bằng chứng cần thu thập. Đồng thời khi đánh giá tính trọng yếu ở mức tổng
thể Báo cáo tài chính là rất khó trong giaia đoạn kết thúc kiểm toán, vì có nhiều sai sót
tương đối nhỏ về quy mô nhưng khi cộng tất cả các sai phạm lại thì trở thành một sai phạm
trọng yếu. Ví dụ một sai sót về thủ tục vào cuối tháng có thể là dấu hiệu cho một sai phạm
trọng yếu nếu sai sót đó cứ tiếp tục xẩy ra vào cuối mỗi tháng (chuẩn mực 320).
Phương hướng giải quyết
Với lý do nêu trên, để đánh giá tính trọng yếu kiểm toán viên cần dựa trên 2 mặt định
tính và định lượng trong từng khách hàng củ thể thì mức sai phạm trọng yếu là khác nhau.
Trong việc đánh giá tính trọng yếu công ty nên xây dựng chương trình thống nhất về quy
cách ước lượng mức trọng yếu, ở đây có thể dựa trên một tỷ lệ nào đó của quy mô công ty,
quy mô nghiệp vụ phát sinh…(công việc này phải tuỳ thuộc và từng loại hình kinh doanh).
Sau khi ước lược mức trọng yếu thì sẽ được phân bổ củ thể mức trọng yếu cho mỗi tài
khoản hay khoản mục. Cần ghi chép công việc đánh giá ảnh hưởng của những sai sót trên
giấy tờ làm việc (trong giai đọan kết thúc kiểm toán: Giấy tờ soát xét kiểm toán). Trong giai
đoạn kết thúc kiểm toán kiểm toán viên cần đánh giá xem liệu tỏng tất cả các sai sót được
phát hiện nhưng không được điều chỉnh có hợp thành một sai phạm trọng yếu không…
Lợi ích đạt được
Việc xem xét tính trọng yếu nên phân chia ở mức độ trên toàn bộ Báo cáo và được
phân bổ cho các khoản mục. Công việc này có thể hạn chế được sự xét đoán chủ quan của
kiểm toán viên, tránh được tình trạng kiểm toán viên không có một căn cứ nào để thu thập
số lượng và chất lượng bằng chứng kiểm toán. Từ đây cũng là một biện pháp để ban quản lý
có thể kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán dựa trên mức độ thoả mãn của các bằng chứng
thu được trên mức trọng yếu được ước lượng.
Thứ ba
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán viên cần xây dựng chương trình kiểm toán,
nêu ra lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực thi kế hoạch kiểm toán
(chuẩn mực số 300). Chương trình kiểm toán là rất quan trọng, đóng vai trò như những chỉ
dẫn cho các nhân viên tham gia vào cuộc kiểm toán và đồng thời cũng là phương tiện để
kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của các kiểm toán viên. Chương trình kiểm toán
bao gồm các nội dung như: Phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm thực hiện
kiểm toán, thời gian hoàn thành dự kiến các thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập, và
quan trọng nhất là thiết kế các thủ tục kiểm toán cần thực hiện. Thực tế tại CPA HANOI
trong kế hoạch kiểm toán đã thiết kế chương trình kiểm toán. Tuy nhiên, chương trình này
mới ở mức chung nhất như: Lên lịch trình thực hiện kiểm tra các khoản mục và các khoản
mục đó do ai thực hiện, trong khoản thưòi gian nào. Mà chưa thiết kế cụ thể từng trắc
nghiệm kiểm toán cần tiến hành cho từng khoản mục, từng chu trình kiểm toán.
Phương hướng giải quyết
CPA HANOI cần triển khai chuẩn mực số 300 (Lập kế hoạch kiểm toán) để thực
hiện việc thiết kế các thủ tục kiểm toán dựa trên cơ sở chương trình kiểm toán chung đã
được xây dựng sẵn cho từng chu trình (đối với chu trình kiểm toán hàng tồn kho đã được
trích dẫn trong chương 2).
Lợi ích đạt được
Giúp kiểm toán viên lập kế hoạch được chi tiết một cách hợp lý có thể đảm bảo cuộc
kiểm toán sẽ được tiến hành có hiểu quả. Giúp kiểm toán viên thực hiện kế hoạch theo một
lịch trình cụ thể mà ít dựa vào sự phản xét phải thực hiện như thế nào theo chương trình
chung cho một cuộc kiểm toán cụ thể. Mặt khác dựa trên kế hoạch kiểm toán để Chủ nhiểm
kiểm toán và Ban Giám đốc kiểm soát chất lượng kiểm toán của các nhân viên.
2.2 Giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán
Thứ nhất
Sau giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán viên đưa ra đánh giá về tính trọng yếu và khả
năng tồn tại các loại rủi ro. Với sự đánh giá này kiểm toán viên quyết định sử dụng phương
pháp kiểm toán nào, quy mô mẫu ra sao. Thông qua kiểm toán công ty A cho chúng ta thấy
CPA thường lựa chọn mẫu theo nhận định của kiểm toán viên mà không tiến hành chọn
mẫu trên giấy tờ trước khi bước vào kiểm tra chi tiết. Tuy nhiên cách thức chọn mẫu này
không phải lúc nào cũng đem lại cho kiểm toán viên một mẫu chọn mang tính đại diễn cho
tổng thể.
Phương hướng giải quyết
Kiểm toán viên nên tiến hành chọn mẫu theo nhiều phương pháp sao cho đem lại
mẫu chọn mang tính đại diên cho tổng thể nhất và việc chọn mẫu nên được tiến hainh trước
khi tiến hành kiểm tra chi tiết. Các phương pháp chọn mâu có thể là:
- Chọn mẫu theo xét đoán của kiểm toán viên.
- Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ.
- Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên
- …
Lợi ích đem lại
Làm tăng khả năng được chon cho mỗi nghiệp vụ và tăng tính đại diện cho tổng thể.
Làm giảm sự ảnh hưởng của tính chủ quan của kiểm toán viên khi tiến hành chọn mẫu.
Thứ hai
Công việc ghi chép của kiểm toán viên và lưu các giấy tờ làm việc là hết sức quan
trọng, là bằng chứng chứng minh cho ý kiến của kiểm toán viên về một số dư, một chu trình
hay toàn bộ Báo cáo tài chính và xử lý các phát sinh sau ngày khi phát hành Báo cáo kiểm
toán. Trên thực tế khi thực hiện kiểm tra chi tiết kiểm toán viên thường chỉ ghi lại những sai
sót, những chênh lệch phát hiện được trên giấy tờ làm việc mà các thông tin như quá trình
kiểm tra, thứ tự trong kiểm tra chi tiết hoặc nếu phát hiện chênh lệch, sai sót thì kiểm toán
viên đã tiến hành điều tra như thế nào, việc sử dụng các thủ tục phân tích chi tiết như thế
nào và kết quả đó kiểm toán viên sẽ tiến hành điều tra tiếp tục điều tra ra sao… những điều
này ít khi được kiểm toán viên phản ánh trên giấy tờ làm việc. Nếu được ghi chép trên giấy
tờ thì kiểm toán viên thể hiện đã đạt được sự hiểu biết về khách hàng chưa và phần nào hạn
chế trường hợp đưa ra ý kiến không hợp lý hay có thể nói làm giảm rủi ro kiểm toán.
Phương hướng giải quyết
Theo em, công ty cần lập nhiều mẫu biểu và mỗi loại phải hợp lý cho từng nghiệp vụ
kiểm tra thay vì sử dụng một mẫu giấy làm việc như hiện nay. Điều này có thể làm giảm
được thời gian ghi chép trên giấy tờ, hiện nay các biểu mẫu này thường được kiểm toán viên
vẽ khi tiến hành một thủ tục kiểm toán. Đối với những phát hiện như chênh lệch, sai sót có
thể…kiểm toán viên nên tổng hợp để ghi vào 1 trong 2 loại Bảng kê sau đây.
Bảng kê chênh lệch
Chứng từ
Nội dung kinh tế
Chênh lệch
Khả năng
sai phạm
Số
hiệu
Ngày
tháng
Sổ sách Thực tế Chênh
lệch
Bảng kê xác minh
Chứng từ
Nội dung
kinh tế
Số tiền
Đối tượng xác minh
Khả năng
sai phạm
Số hiệu Ngày
tháng
Trực tiếp Gián tiếp
Với cách làm này cho phép kiểm toán viên và chủ nhiệm kiểm toán dễ dàng tổng hợp những
kết quả phát hiện được, các bàng chứng chứng minh cho loại rủi ro nào thuộc loại sai phạm
nào. Trong các cuộc kiểm toán có quy mô lớn thời gian kéo dài nó sẽ trợ giúp kiểm toán
viên tốn ít thời gian nhất để xem lại hồ sơ kiểm toán.
Thứ ba
Sử dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính là công việc hết sức
quan trọng. Trên thực tế để tiến hành các thủ tục phân tích phân tích dựa vào Báo cáo tài
chính được khách hàng cung cấp, cũng như các nguồn thông tin khác để có được những
hiểu một cách tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định phạm vi có thể
rủi ro, hiểu được tình hình kinh doanh của khách hàng, đánh giá mức trọng yếu, xem xét
khả năng có thể tiếp tục hoạt động hay không. Công ty đã tiến hành các thủ tục phân tích
ban đầu dựa vào các thông tin tài chính trong năm từ Sổ cái, kế hoạch ngân sách, thảo luận
với Ban Giám Đốc, các thông tin tài chính năm trước, các thông tin tài chính và thông tin
phi tài chính. Tuy nhiên các kiểm toán viên thường tập trung vào phân tích các thông tin tài
chính chưa phân tích các thông tin phi tài chính một cách chi tiết như thông tin tài chính.
Nhìn chung, Công ty tiến hành phân tích bao gồm cả phân tích ngang và phân tích dọc đối
với Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lỗ lãi. Đây là cách thực hiện công việc khoa học hợp lý.
Phương hướng giải quyết
Trước khi tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính cho một khách hàng, kiểm toán viên
nên thu thập các thông tin từ bên ngoài như: Thông tin về ngành nghề kinh doanh đó, các
thông tin có liên quan làm ảnh hưởng tới hoạt động của ngành kinh doanh của khách hàng.
Ngoài ra cũng cần thu thập các thông thin không chính thống về khách hàng như: Phỏng
vấn bạn hàng của công ty; ngân hàng mà công ty đang giao dịch; tìm hiểu thực trạng các
hợp đồng, công trình lớn công ty khách hàng đang tham gia… Từ những tài liệu được thu
thập về khách hàng có thể cho phép kiểm toán viên thấy được những lỗ hổng, những nguy
cơ về tài chính về khách hàng và về khả năng hoạt động trong tương lai. Mặt khác từ các tài
liệu do công ty cung cấp kiểm toán viên cần lưu ý đến những tiêu thức phi tài chính để đánh
giá tính hợp lý của số dư khoản mục, như với thực trạng của dây chuyền công nghệ mà công
ty khách hàng đang sử dụng là hợp lý với số tiền phản ánh giá trị tài sản cố định đó trên sổ
sách không…
Tác dụng
Với cách thức tiến hành này có thể cho phép kiểm toán viên đưa ra những nhận định
xác đáng và sát với thực tế hơn khi chỉ sử dụng nguồn thông tin, tài liệu do khách hàng cung
cấp.
Kết luận
Qua quá trình thực tập tại công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội với mục đích tìm
hiểu về công tác kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán chu trình Hàng tồn
kho nói riêng đã giúp em hiểu rõ hơn những kiến thức đã học tại trường, đồng thời được
tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn trong việc triển khai một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính
tại 1 đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán. Trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp này em đã
đề cập một số vấn đề về công tác kiểm toán sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán chu trình Hàng tồn kho. Đây là phần đề cấp tới
những vấn đề lý thuyết về chu trình kiểm toán Hàng tồn kho và những vấn đề liên quan.
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm toán tại công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội
(CPA). Trong phần thực tế này em đã sơ lược qua về tình hình hoạt động của CPA. Đối
với công tác kiểm toán đã đề cập quy trình kiểm toán chung và quy trình kiểm toán chu
trình Hàng tồn kho của CPA. Cuối cùng em đã đưa ra một cuộc kiểm toán chu trình
Hàng tồn kho để tìm hiểu cụ thể về các bước công việc cần tiến hành, cách thức ghi chép
giấy tờ làm việc… Và quan trọng hơn là em đã cố gắng tìm hiểu về quy trình triển khai
kiểm toán, tìm hiểu khách hàng và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ để từ đó đánh giá
tính trọng yếu rủi ro và quyết đinh phương pháp kiểm toán được áp dụng, các thủ tục
kiểm toán được sử dụng trong từng phần việc, mục tiêu và kết quả của các phần việc đó,
nó được thể hiện trên giấy tờ làm việc như thế nào, tổng hợp bằng chứng và đưa ra các
bút toán điều chỉnh như thế nào.
Trên cơ sở lý thuyết đã được học tại trường, em đã tiến hành so sánh với thực tế
công tác kiểm toán tại đơn vị và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm
toán Báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán chu trình Hàng tồn kho nói riêng. Các
kiến nghị này bao gồm: Sử dụng phương pháp tìm hiểu và mô tả hệ thống kiểm soát nội
bộ của khách hàng bằng hệ thống câu hỏi hoặc bằng bảng tường thuật hệt hống kiểm soát
nội bộ; đánh giá tính trọng yếu và rủi ro, sử dụng các phương pháp chọn mẫu; kiến nghị
về giấy tờ làm việc và việc sử dụng phương pháp phân tích phi tài chính trong các thủ
tục phân tích. Các kiến nghị này theo em là những vấn đề thực sự cấn thiết và công ty
nên áp dụng để hoàn thiện hơn công tác kiểm toán chu trình Hàng tồn kho.
Mặc dù trong doanh nghiệp còn một số tồn tại khác mà doanh nghiệp cần phải
hoàn thiện, tuy nhiên do phạm vi cho phép của một báo các thực tập bài viết này chỉ đề
cập tới các vấn đề nêu trên mà không trình bày các vấn đề về kiểm toán TSCĐ, kiểm
toán Tiền lương, kiểm toán tiền…
Vì thời gian tìm hiểu thực tế và trình độ còn hạn chế nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót, em mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báo của các thầy cô
giáo trong khoa kế toán, các cô chú, anh chị tại công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội và
các bạn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các cô chú, các anh các chị trong phòng
nghiệp vụ 1 công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội và đặc biệt thầy giáo TS Ngô Trí Tuệ
đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kiểm toán tài chính Nhà xuất bản tài chính 2001.
2. Kiểm toán - Auditting do ALVIN A.ARRENS và JAMES K. LOEBBECKE Nhà xuất
bản Thống kênăm 2000.
3. Tạp chí kế toán: Số
4. Giáo trình Lý thuyết kiểm toán Nhà xuất bản tài chính năm 2002
5. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam các số:
- Số 300: lập kế hoạch kiểm toán.
- Số 310: Hiểu biết về tình hình kinh doanh.
- Số 320: Trọng yếu và rủi ro.
- Số 501: Bằng chứng kiểm toán-xem xét đối với các khoản mục đặc biệt.
- Số 500: Chuẩn mực Bằng chứng kiểm toán.
- Số 520: Thủ tục phân tích.
- Nguyên tắc số 28, 6, 7, 8, 5, 3 trong hệ thống các nguyên tắc IAPC.
- Chuẩn mực số 230: Kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán.
6. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02-Chuẩn mực hàng tồn kho.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100221_5023.pdf