1. Thừa Thiên Huế là tỉnh có vị trí địa lý cũng như tài nguyên du lịch phong phú và
đa dạng với nhiều ngành nghề có truyền thống lâu đời, hệ thống các làng nghề truyền
thống phân bố khá đều trên địa bàn toàn tỉnh. Đây được xem là ưu thế để khôi phụ, xây
dựng và phát triển làng nghề truyền thống thành làng nghề truyền thống phục vụ du lịch.
2. Sự khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch còn mang
tính tự phát, quy mô nhỏ, phân tán, chủ yếu là kinh tế hộ, chưa có sự tham gia đáng kể
của các thành phần kinh tế khác.
3. Trình độ học vấn, trình độ quản lý của các chủ hộ thấp, khả năng nắm bắt và xử
lý thông tin về thị trường hạn chế chưa có kiến thức để làm du lịch tại các làng nghề của
mình.
4. Quá trình đổi mới công nghệ chậm, lao động thủ công truyền thống vẫn chiếm tỷ
trọng chủ yếu. Vì vậy, chất lượng sản phẩm chưa cao, mẫu mã chưa đa dạng và phong phú,
năng suất lao đ ộng thấp, giá thành cao đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm
thủ công truy ền thống trên thị trư ờng.
105 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4518 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Gắn sản xuất
của làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội truyền thống và các loại hình
dịch vụ khác để giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn phục vụ tốt
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Sản phẩm của các làng nghề truyền
thống ngày càng tinh xảo, độc đáo, chất lượng đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và mở
rộng được thị trường xuất khẩu.
Mục tiêu cụ thể:
Tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập ổn định cho người lao động ở làng nghề
truyền thống lên gấp đôi vào năm 2010 (so với năm 2006) và đến năm 2015 tỷ trọng lao
động trong các làng nghề trên địa bàn tỉnh chiếm khoảng 10% lao động của toàn tỉnh
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các làng nghề truyền thống đến năm 2015 là công
nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp hoặc dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp , trong đó giá trị
sản xuất tiểu thủ công nghiệp của làng nghề truyền thống chiếm từ 60 -70% trong tổng
giá trị sản xuất dân doanh trên địa bàn, giá trị kim ngạch xuất khẩu của các làng nghề trên
địa bàn tỉnh chiếm khoảng 25 - 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành công
nghiệp [26].
Hàng năm thu hút thêm từ 3000 - 4000 lao động mới vào làng nghề kết hợp với đào
tạo nâng cao tay nghề để hình thành lực lượng lao động có tay nghề và trình độ chuyên
môn kỹ thuật cao. Hình thành đội ngũ doanh nhân có trình độ quản lý, trình độ tổ chức
kinh doanh, nghiên cứu, thiết kế, tiếp thị sản phẩm … tại các làng nghề, đáp ứng được
yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Phấn đấu đến năm 2010 mỗi làng nghề có ít nhất 2 - 3 doanh nghiệp làm hạt
nhân có khả năng làm chủ được từ khâu nghiên cứu sáng tác mẫu mã, tìm thị trường,
đảm bảo nguyên vật liệu … đào tạo nghề, tuyển dụng lao động và tiêu thụ sản phẩm
cho làng nghề truyền thống. Đến năm 2015 số doanh nghiệp hoạt động trong các
làng nghề truyền thống tăng gấp 3 lần so với năm 2010 đồng thời các doanh nghiệp
hoạt động theo hướng phân công và hợp tác sản xuất trên cơ sở khai thác lợi thế để
tăng năng lực cạnh tranh.
Tiếp tục xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật trong các làng nghề và trong các
cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng vừa phục vụ nhu cầu phát triển sản
xuất vừa phục vụ nhu cầu nâng cao đời sống của nhân dân ở làng nghề truyền thống (gồm
giao thông liên thôn, liên xã, cung cấp điện lưới, thông tin liên lạc, cấp nước, hệ thống xử
lý nước thải, vệ sinh môi trường) ngày một cao hơn và thuận lợi hơn. Đến năm 2015 về
cơ bản các làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được xử lý và khống chế đảm
bảo theo yêu cầu của nhà nước về bảo vệ môi trường.
Tiếp tục xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống có tiềm năng du lịch để
xây dựng thành các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh góp phần thu
hút du khách đến Huế, từ đó tạo ra nhiều dịch vụ mới và việc làm mới cho cư dân ở các
làng nghề truyền thống, nâng cao đời sống của người dân và ngân sách cho tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Trong giai đoạn 2007-2015, tỉnh Thừa Thiên Huế cần ưu tiên đầu tư để phát triển
các làng nghề truyền thống sau đây: Đúc đồng ở thành phố Huế, làng gốm Phước Tích
ở huyện Phong Điền, giấy Làng Sình ở huyện Phú Vang, làng bún Vân Cù ở huyện
Hương Trà, làng bún Ô Sa huyện Quảng Điền, chế biến thủy sản Cự Lại và An Dương
ở huyện Phú Vang, làng chế biến bột sắn Thủy An ở huyện Hương Thủy và làng chế
biến bột sắn Xuân Lai ở huyện Phú Lộc; trong đó Đúc đồng ở thành phố Huế, làng
gốm Phước Tích ở huyện Phong Điền, giấy Làng Sình ở huyện Phú Vang xây dựng
thành mô hình làng nghề truyền thống phục vụ du lịch cho tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.1.4. Phương hướng khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống phục
vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Phương hướng chung
Từ nay đến năm 2015, nhằm tạo thuận lợi tối đa và thực hiện phân công sản xuất
theo hướng chuyên môn hóa sâu để tăng năng suất lao động, giảm vốn đầu tư cho từng cơ
sở, doanh nghiệp, giúp các làng nghề truyền thống phát triển phù hợp với cơ chế thị
trường cũng như tăng năng lực cạnh tranh, hợp tác, liên kết của các làng nghề với các
ngành nghề dịch vụ và phi nông nghiệp khác tại địa phương thì:
- Địa phương cần có những chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư của các
thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh
- Đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ bảo đảm hỗ trợ tốt cho sản xuất ở các
làng nghề truyền thống theo nhiều mô hình tổ chức thích hợp như hộ, nhóm, tổ hợp, hợp
tác xã, doanh nghiệp, công ty hoặc liên kết hộ - hộ, hộ với doanh nghiệp, công ty, hợp tác
xã… để khai thác tối đa các nguồn lực về vốn, năng lực và tri thức quản lý, thông tin kinh
tế thị trường, các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới.
- Đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ bảo đảm hỗ trợ tốt cho việc phát triển
du lịch ở các làng nghề truyền thống nhằm xây dựng các làng nghề này thành các làng
nghề truyền thống chuyên phục vụ du lịch.
Phương hướng cụ thể
Trước mắt, cần tập trung thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các loại hình
dịch vụ có thể hỗ trợ tích cực cho các địa phương để thúc đẩy phát triển các làng nghề
truyền thống phục vụ du lịch, cụ thể là:
- Các loại hình dịch vụ cung ứng nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm cho các cơ
sở, doanh nghiệp sản xuất trong làng nghề.
- Các loại hình dịch vụ tham quan, giới thiệu làng nghề truyền thống phục vụ du
lịch.
- Các dịch vụ thu gom, xử lý rác thải, chất thải trong các làng nghề và các cụm công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
- Các loại hình dịch vụ kinh doanh thương mại, mở đại lý, quầy bán hàng… làm đầu
mối thu mua, bao tiêu sản phẩm, hàng hóa cho các làng nghề.
- Các dịch vụ bảo quản, thu mua bảo quản, xử lý sản phẩm, hàng hóa phục vụ xuất
khẩu cũng như phục vụ sản xuất cho các làng nghề
- Các loại hình dịch vụ cho thuê tài sản cố định, máy móc thiết bị theo yêu cầu sản
xuất của các cơ sở sản xuất trong làng nghề.
- Phát triển các loại hình cung ứng vốn cho các làng nghề truyền thống như hợp tác xã tín
dụng, các chi nhành của các ngân hàng thương mại ở các địa phương có các cụm công nghiệp -
tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề phát triển.
- Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin,
Internet, thương mại điện tử để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của các làng nghề,
các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp …
- Các loại hình dịch vụ tư vấn đầu tư phát triển, tư vấn tìm thị trường, sáng tác mẫu
mã mới, tư vấn đổi mới thiết bị, kỹ thuật công nghệ và liên kết hợp tác với các doanh
nghiệp, cơ sở khác nhằm phát triển hiệu quả các tài sản cố định đã đầu tư, mua sắm ở các
cơ sở, doanh nghiệp…
- Các loại hình dịch vụ hỗ trợ đào tạo nghề, nhân cấy nghề cho lao động ở các làng
nghề truyền thống.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN CÁC
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG NHẰM PHỤC VỤ DU LỊCH Ở TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ
3.2.1. Giải pháp về vốn và huy động vốn cho đầu tư khôi phục, phát triển làng
nghề truyền thống phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Nhu cầu vốn đầu tư cho việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống trên
địa bàn tỉnh từ năm 2007 - 2015 là khá lớn, riêng phần vốn ngân sách nhà nước dự kiến
tối thiểu chiếm khoảng 20 - 30% trong tổng nhu cầu vốn đầu tư hàng năm thì mỗi năm
ngân sách tỉnh phải chi 9 - 10 tỷ đồng. Do vậy, phải quán triệt cao quan điểm phát huy tối
đa nguồn lực của nhân dân địa phương và các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh là
chủ yếu bằng việc thông qua một số chính sách khuyến khích nhằm thực hiện mạnh xã
hội hóa thu hút các nguồn vốn đầu tư với phương châm: nhà nước và nhân dân cùng đầu
tư, cùng làm. Trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và vốn ODA chỉ tập trung cho
các công trình quan trọng vừa góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương tăng
trưởng, vừa thúc đẩy khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống trong nông thôn
như các công trình giao thông liên thôn, liên xã với các làng nghề, hệ thống xử lí chất thải
chung của làng nghề, các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong các cụm công nghiệp
- tiểu thủ công nghiệp đã quy hoạch, phát triển hoàn thiện lưới điện phục vụ dân sinh và
sản xuất ở nông thôn và quy hoạch chi tiết đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp cũng như quy hoạch cụm sản xuất tập trung để làm nơi di chuyển các hộ
sản xuất ra khỏi khu dân cư. Ngoài ra các công trình và hạng mục công trình còn lại khác
như chỉnh trang hạ tầng làng nghề truyền thống, đào tạo nghề và nhân cấy nghề, xúc tiến
thương mại và tìm thị trường xuất khẩu, một số công trình xây dựng hạ tầng trong cụm
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn và các làng nghề… thực hiện theo
phương châm nhà nước và nhân dân cùng các thành phần kinh tế, các hộ, doanh nghiệp
sản xuất trong làng nghề cùng làm, trong đó vốn của nhân dân và các thành phần kinh tế
là chủ yếu.
Đồng thời các địa phương cần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh
tế trong nước, Việt kiều ở địa phương cùng với việc mở rộng quan hệ liên kết giữa các
địa phương khác nhằm tạo điều kiện giúp các cơ sở, doanh nghiệp trong các làng nghề
khai thác thêm các nguồn vốn cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh cả chiều rộng lẫn
chiều sâu; đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ tăng năng lực sản xuất và cả vốn lưu
động bằng nhiều phương thức thích hợp như ký hợp đồng ứng trước vốn, cung cấp
nguyên vật liệu thu tiền sau…
Đa dạng hóa các hình thức huy động của các doanh nghiệp cơ sở bằng nhiều nguồn
như vốn tự có, huy động từ người thân bạn bè, vay các tổ chức tín dụng, các ngân hàng
thương mại, góp vốn thành lập công ty cổ phần … Đặc biệt là cần huy động và khai thác
tối đa nguồn vốn tự có đang được cất giữ trong các tầng lớp dân cư để đưa vào đầu tư có
vai trò rất quan trọng trong quá trình khôi phục, phát triển và mở rộng các làng nghề
truyền thống trong nông thôn nói chung.
Phát triển mạnh các loại hình liên kết kinh tế giữa các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất
trong làng nghề với các công ty, doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập trung (cả trong và ngoài tỉnh) trên cơ sở phân công hợp
tác lao động và thực hiện chuyên môn hóa sản xuất theo công đoạn giữa các thành phần
kinh tế với các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh. Điều này không chỉ giúp các cơ sở
sản xuất trong làng nghề giải quyết được vấn đề vốn cho đầu tư, sản xuất kinh doanh mà
còn có thể khai thác các lợi thế về tay nghề, thị trường, công nghệ… Bổ sung cho nhau
nhằm tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Tăng cường tìm kiếm, vận động các nguồn tài trợ và đầu tư từ các tổ chức phi chính
phủ, các tổ chức nước ngoài để khai thác thêm các nguồn vốn hỗ trợ đào tạo nghề, đào
tạo khởi sự doanh nghiệp, nghiên cứu xúc tiến thị trường, nghiên cứu giải quyết xử lí môi
trường ở các làng nghề…
Khai thác và tranh thủ tối đa các nguồn vốn khác của quốc gia và của tỉnh như
vốn xóa đói giảm nghèo, vốn giải quyết việc làm, vốn khuyến công, vốn hỗ trợ khoa
học công nghệ, vốn hỗ trợ xúc tiến thương mại… để giúp các cơ sở, doanh nghiệp
trong các làng nghề có nguồn vốn phát triển sản xuất, đào tạo nâng cao năng lực và
tay nghề cho người lao động. Đặc biệt, tỉnh cần nghiên cứu để thành lập quỹ hỗ trợ
khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của
tỉnh để tạo điều kiện giúp các làng nghề giải quyết một phần của khó khăn về vốn của các
cơ sở trong quá trình đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong việc hỗ trợ
các nghệ nhân sáng tác, sưu tầm và phục hồi các sản phẩm tinh xảo, bảo tồn các di sản
văn hóa của địa phương, quy hoạch bảo tồn một số địa danh có ngành nghề và các làng
nghề truyền thống để đưa vào khai thác phục vụ văn hóa, du lịch…
3.2.2. Giải pháp về thị trường và mở rộng thị trường
Thị trường là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển hay suy vong của các làng
nghề và các làng nghề truyền thống nói chung, vì vậy cần có các biện pháp tổng thể hỗ
trợ cho các cơ sở sản xuất ở các làng nghề cụ thể như sau:
Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo giao hàng đúng số lượng và
thời gian để mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời thúc đẩy nhanh việc xây
dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề. Đặc biệt là nâng cao chất lượng sản phẩm truyền
thống nhất đặc trưng của tỉnh và tìm kiếm thị trường cho làng nghề truyền thống, địa bàn
có nghề thủ công thông qua các kỳ hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay, các sản phẩm của
làng nghề truyền thống muốn chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài nước thì sản
phẩm phải tạo được nét độc đáo không giống với sản phẩm của các nước kề cận như
Trung Quốc, Thái Lan … hoặc các tỉnh trong vùng. Do vậy trong quá trình sản xuất các
cơ sở phải không ngừng phát triển các sản phẩm theo hướng kết hợp công nghệ truyền
thống với công nghệ hiện đại nhằm tăng độ tinh xảo và tính hiện đại của sản phẩm như
sản phẩm mây tre đan thủ công mỹ nghệ: ngoài việc đan thủ công có thể kết hợp đầu tư
máy móc thiết bị sơ chế nguyên liệu để tạo độ đồng đều, tinh xảo, đồng thời sử dụng các
phương pháp hiện đại trong xử lí ngâm tẩm, chống mối mọt, tạo màu, tạo độ bền và tính
thẩm mỹ trong sản phẩm.
Cùng với thị trường đầu ra cần chú ý đúng mức thị trường đầu vào (cung cấp các vật
tư, nguyên liệu cho sản xuất làng nghề) thông thường thị trường cung cấp nguyên vật liệu
cho sản xuất trong các làng nghề phần lớn là do các cơ sở, doanh nghiệp cung ứng đầu
vào ở tại địa phương có găn kết với các nguồn nguyên liệu, sản phẩm của nông lâm, thủy
hải sản và những nguồn phế liệu, phế thải… cung ứng đến làng nghề. Xong cũng có một
số ngành nghề như đúc đồng, sản xuất đồ gỗ, thêu… có không ít loại nguyên liệu phải
mua từ các tỉnh khác, kể cả nhập khẩu (như thêu hàng xuất khẩu). Vì vậy các doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất cần phải có kế hoạch cụ thể để đảm bảo ổn định nguồn nguyên
liệu phục vụ cho sản xuất bằng nhiều phương thức như liên kết hợp tác lâu dài, đối lưu
sản phẩm để lấy nguyên liệu… đặc biệt nhà nước và tỉnh cần tạo điều kiện để giúp các
doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các nước về phục vụ sản xuất hoặc tạo điều
kiện để các cơ sở sản xuất trong làng nghề có đủ cơ sở pháp lý trong việc khai thác
nguyên liệu phục vụ trực tiếp cho sản xuất như cấp mỏ để khai thác sét, đá, để sản xuất
đá chẻ…
Phát triển các mối liên kết giữa các đơn vị sản xuất trong làng nghề với các
doanh nghiệp thương mại lớn ở các tỉnh và thành phố như Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng… cũng như khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, trong nước liên
doanh với các cơ sở trong các làng nghề thực hiện các dự án sản xuất hàng gia công
xuất khẩu hoặc làm trung gian bao tiêu sản phẩm của làng nghề truyền thống trên tinh
thần liên kết, hợp tác lâu dài đôi bên cùng có lợi. Các địa phương cần có giải pháp
thúc đẩy các chợ trung tâm, các tụ điểm thương mại hoặc chợ khu vực ở các vùng
nông thôn, mở các quầy hàng chuyên kinh doanh, mua bán các sản phẩm của làng
nghề. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp các cơ sở trong làng nghề mở các
đại lý quầy hàng giới thiệu sản phẩm ở các đô thị lớn, các trung tâm thương mại và du
lịch phát triển ở trong và ngoài tỉnh để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Mặc dù hoạt động sản xuất của các làng nghề truyền thống nói chung là đa dạng
và khó xác định được bản quyền sở hữu trí tuệ, song để từng bước tạo giá trị và uy
tín của làng nghề trong nền kinh tế thị trường, chính quyền và các địa phương cần có
kế hoạch phối hợp với các ngành liên quan thương mại, khoa học công nghệ, công
nghiệp… để tuyên truyền, vận động cũng như trợ giúp các cơ sở sản xuất trong các
làng nghề và hiệp hội ngành nghề đăng kí, bảo vệ thương hiệu sản phẩm của cơ sở
sản xuất và thương hiệu của làng nghề để tăng giá trị của sản phẩm trên thị trường,
nhằm thu hút được sức mua của người dân cũng như của du khách đến du lịch tại địa
bàn tỉnh.
3.2.3. Tăng cường quan hệ hợp tác với các địa phương khác và nước ngoài
Để thực hiện được giải pháp này cần làm các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Phải đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia vào quá
trình khôi phục, phát triển các ngành nghề và các làng nghề truyền thống nói chung trên
địa bàn tỉnh
Đối với hộ gia đình sản xuất trong làng nghề thì đây là loại hình phù hợp với quy
mô sản xuất nhỏ, trong quá trình sản xuất không đòi hỏi phân công lao động cao, có
thể huy động các hộ tham gia sản xuất bằng cách làm vệ tinh, hoặc đảm nhận sản xuất
theo công đoạn nào đó cho các doanh nghiệp lớn để huy động một phần vốn đầu tư
của thành phần kinh tế này như tận dụng nhà xưởng, mặt bằng sản xuất, một số thiết
bị, công cụ sản xuất khác…
Đối với loại hình hợp tác xã và tổ hợp tác thì phát triển các hình thức liên kết tự
nguyện của các hộ trong làng nghề để thực hiện một số khâu một số công đoạn trong sản
xuất nhằm bổ sung những thiếu hụt về vốn, thiết bị, kinh nghiệm tổ chức sản xuất. Đặc
biệt là đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cho các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp hiện có
ở các địa phương để mở thêm các dịch vụ cung ứng nguyên vật liệu, đào tạo nghề, thu
mua sản phẩm hoặc vận chuyển sản phẩm trong làng nghề …
Phát triển mạnh các loại hình sản xuất của thành phần kinh tế tư nhân như công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần… đây là loại hình phù hợp với phương thức sản
xuất hàng hóa lớn, có khả năng thu hút những người có tiềm lực về kinh tế, tài chính,
trình độ tổ chức quản lý và những người am hiểu về thị trường hiện ở làng nghề và những
nơi khác đến để đầu tư phát triển làng nghề. Đồng thời tranh thủ thêm việc thu hút vốn
đầu tư của các công ty nước ngoài hoặc những Việt kiều để thành lập những công ty liên
doanh với các công ty, cơ sở ở các làng nghề truyền thống để tranh thủ tiếp cận trình độ
quản lý và kỹ thuật mới cũng như thị trường.
Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ ở các làng nghề truyền thống do các cơ sở,các
hộ, các công ty cung cấp để phát triển mạnh các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch
trên địa bàn tỉnh
- Tạo điều kiện để mặt bằng sản xuất cho các cơ sở sản xuất trong các làng nghề
truyền thống phát triển nhằm thực hiện việc hợp tác với các làng nghề ở các địa phương
khác cũng như nước ngoài thuận lợi hơn.
Hầu hết các cơ sở sản xuất ở làng nghề đều xen kẽ trong khu dân cư, các hộ làm
nghề đa phần vừa kết hợp làm nghề với sản xuất nông nghiệp, do đó nhà ở vừa là nơi
cư trú vừa là nơi hành nghề. Tuy nhiên do nhu cầu phát triển của thị trường và các
quy định về bảo vệ môi trường nên một số ngành nghề không thể tiếp tục phát triển
xen kẽ trong khu dân cư như sản xuất gạch ngói, chế biến tinh bột sắn, chế biến thủy
sản quy mô lớn… mà phải có giải pháp di dời đến khu sản xuất tập trung. Để thực
hiện việc này chính quyền cần sớm lập quy hoạch chi tiết xây dựng đầu tư hạ tầng cho
các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hoặc cụm làng nghề tập trung, xây dựng
trước một số công trình chủ yếu như san lấp mặt bằng, hệ thống điện và đường giao
thông, tìm địa điểm phù hợp cho một số ngành nghề gây ô nhiễm nặng trong khu dân
cư để làm nơi di dời cho nó với phương thức là nhà nước và nhân dân cùng làm.
- Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc hình thành các hiệp hội
nghề hoặc hiệp hội làng nghề ở các địa phương hay giữa địa phương với các cơ sở sản
xuất ở các nước trong khu vực và trên thế giới
Việc hình thành và phát triển các hiệp hội làng nghề là một đòi hỏi khách quan trong
nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đặc biệt đối với các ngành nghề và các làng
nghề truyền thống đang phát triển hoặc một số hộ làm nghề lớn sản phẩm có tiềm năng
phát triển trong những năm đến.
Hiệp hội làng nghề là đại diện cho các hộ sản xuất, các doanh nghiệp tại các làng
nghề trong các mối quan hệ với chính quyền, cơ quan nhà nước, với các tổ chức của nước
ngoài nhằm đưa ra những tâm tư, nguyện vọng, những kiến nghị của làng nghề để tham
gia cùng chính quyền trong quá trình hoạch định các cơ chế, chính sách về phát triển kinh
tế xã hội của địa phương nói chung và phát triển làng nghề nói riêng, đồng thời đó cũng
là một tổ chức đại diện cho làng nghề trong việc tìm kiếm thị trường đầu vào, đầu ra, tiếp
nhận những nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước cho làng nghề như đào tạo nghề, nhân cấy
nghề, xúc tiến thương mại, tham gia xét tặng các danh hiệu như nghệ nhân, thợ giỏi; kêu
gọi các hộ sản xuất, các doanh nghiệp trong làng nghề đầu tư ứng dụng những tiến bộ kỹ
thuật mới để tăng năng suất lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường, quản lý chất lượng
sản phẩm thông qua đăng kí và quản lý thương hiệu làng nghề…
- Nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương cũng như vai trò của các đoàn
thể, tổ chức xã hội, chính trị trên địa bàn tỉnh trong quá trình khôi phục, phát triển làng
nghề truyền thống ở địa phương
Phải thống nhất quan điểm xem nhiệm vụ khôi phục, phát triển nghề và làng nghề
truyền thống trong nông thôn là một bộ phận hợp thành hữu cơ của chiến lược phát triển
kinh tế xã hội địa phương để góp phần tích cực nâng cao đời sông cho nhân dân gắn liền
đổi mới bộ mặt địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, trong quá
trình bố trí, cân đối các nguồn lực cho khôi phục, phát triển nghề và làng nghề truyền
thống trên địa bàn cần phải được tính toán hợp lý và thống nhất với các cân đối vĩ mô,
với định hướng phân bố các nguồn lực cho các ngành, các lĩnh vực làm sao phải thu hút
tối đa các nguồn lực trong thành phần kinh tế, đặc biệt là nguồn lực tài chính và nguồn
lực lao động. Trong bố trí các nguồn vốn cho khôi phục, phát triển nghề và làng nghề
truyền thống, nguồn vốn từ ngân sách cần đặc biệt coi trọng và đi trước một bước đối với
các công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho làng nghề đồng thời quan tâm đúng
mức một phần vốn từ ngân sách để hỗ trợ đào tạo nghề, nhân cấy nghề và đào tạo bồi
dưỡng năng lực quản lý cho các chủ cơ sở, doanh nghiệp hoặc các nghệ nhân của làng
nghề. Mặt khác, trong quá trình tổ chức thực hiện khôi phục, phát triển nghề và làng nghề
truyền thống ở địa phương cần phải có sự phân công, phân cấp cụ thể, hợp lý và có sự
phối hợp nhịp nhàng trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện đối với từng thành viên trong
UBND địa phương, các đoàn thể và tổ chức hội nghề nghiệp… nhằm đảm bảo tính khả
thi và đạt hiệu quả cao nhất.
3.2.4 Phải gắn khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống phục vụ du
lịch với các hình thức du lịch trên địa bàn tỉnh
Với xu hướng hiện nay thì các làng nghề truyền thống nói chung không còn đơn
thuần chỉ là nơi sản xuất của người dân địa phương vì mục đích phát triển kinh tế mà đang
trở thành tài sản quốc gia vì ý nghĩa văn hóa của nó. Văn hóa làng nghề đã được ghi nhận
là một bộ phận không thể tách rời ra khỏi nền văn hóa Việt Nam. Vì vậy việc phát triển
nghề và các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch là một phần trách nhiệm của cộng
đồng gắn với chính quyền địa phương để tôn vinh nền văn hóa Việt Nam. Vì vậy để có thể
phát huy, khôi phục và phát triển tốt các làng nghề truyền thống thành các làng nghề truyền
thống phục vụ du lịch cần phải thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau:
- Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của phát triển làng nghề
truyền thống với phát triển du lịch, đồng thời kết hợp nâng cấp cải tạo hạ tầng kỹ thuật
vừa phục vụ phát triển sản xuất vừa tạo điều kiện thu hút du khách trong và ngoài nước
như:
Đường giao thông trong làng nghề phải từng bước được kiên cố hóa và làm đẹp dần
dần. Trước hết cần sữa chữa những đoạn xấu, mở rộng một số đoạn để các xe có thể tránh
nhau và hệ thống giao thông tỉnh cần phải tính đến. Đặc biệt một số làng nghề phát triển
thì phải có mặt đường đủ lớn để xe tải cóc thể vào tận làng để giao và nhận hàng hóa.
Quy hoạch mặt bằng khuôn viên của cơ sở sản xuất trong làng nghề để phục vụ du
lịch. Các cơ sở sản xuất và từng hộ nghề phải được quy hoạch lại cho thật hợp lý sao cho
vừa sản xuất thuận tiện vừa đảm bảo cho du khách có thể tiếp cận với thợ thủ công để
quan sát tài năng sáng tạo của họ trong lúc họ hành nghề…
Đẩy mạnh xây dựng, phát triển và hoàn thiện hạ tầng thông tin cho các làng nghề để
kết hợp phát triển du lịch: hiện nay hầu hết các làng nghề chưa được kết nối Internet, khái
niệm thông tin điện tử, thư điện tử còn mới lạ với không ít người dân trong các làng
nghề. Vì vậy rất cần tiếp tục xây dựng và phát triển, mở rộng chức năng của nhà văn hóa
xã; nhà nước cần có hỗ trợ một phần kinh phí để đào tạo một số kiến thức cơ bản về công
nghệ thông tin cho các chủ cơ sở ở làng nghề và giúp làng nghề xây dựng được trang
Web của làng nghề.
Trước mắt, các làng nghề truyền thống có điều kiện thuận lợi trong phát triển các
hình thức du lịch (như tour tham quan làng nghề, tour du lịch tham quan làng di sản, làng
đồng quê…) cần nghiên cứu thành lập Ban xúc tiến thương mại và du lịch của làng nghề
để nghiên cứu cơ chế, chính sách làm việc với các tổ chức, cơ quan du lịch nhằm sớm
đưa được các tour du lịch đến làng nghề truyền thống.
Phát triển mạnh các tổ chức trình diễn sản phẩm, giới thiệu và bán đồ lưu niệm cho
du khách đồng thời nghiên cứu bảo tồn các di tích lịch sử của làng nghề như Đền thờ tổ
nghề, các lễ hội văn hóa truyền thống của làng…
- Đẩy mạnh công tác quy hoạch phát triển du lịch.
Tập trung nâng cao chất lượng quản lý thực hiện quy hoạch. Tổ chức công bố, tuyên
truyền rộng rãi trên mạng Internet, trên các phương tiện thông tin đại chúng… các quy
hoạch đã được phê duyệt. Phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong việc xây dựng và
quản lý quy hoạch. Đối với một số quy hoạch lớn, quan trọng, cần có sự tham gia của các
chuyên gia quốc tế hoặc do các tổ chức tư vấn quốc tế thực hiện.
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đã được phê duyệt, tiến hành rà
soát lại những quy hoạch đã có, hoàn thành dứt điểm những quy hoạch còn dở dang;
chuẩn bị triển khai quy hoạch các khu du lịch trọng điểm còn chưa có quy hoạch. Tiến
hành quy hoạch tiếp một số khu, điểm du lịch có tiềm năng ở các huyện, thị xã.
Có chính sách để xây dựng Huế ngày càng xứng đáng là thành phố Festival của Việt
Nam.
- Tăng cường đầu tư phát triển du lịch.
Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch: Từ nguồn vốn chương trình
đầu tư hạ tầng du lịch của Tổng cục Du lịch phải tích cực khai thác nguồn vốn này để đầu
tư xây dựng hạ tầng các khu, điểm du lịch trọng điểm, ưu tiên.
Từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác. Có kế hoạch chỉ đạo đầu tư,
bố trí vốn đầu tư để đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, mạng lưới điện, bưu điện…tại
khu du lịch chuyên đề quốc gia trong chương trình đầu tư phát triển kinh tế- xã hội của
tỉnh trong giai đoạn 2007 - 2015.
- Đầu tư xây dựng sản phẩm truyền thống để phục vụ du lịch.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ khách tại các
khu, điểm du lịch, trong các khách sạn, nhà hàng, trong hoạt động hướng dẫn, đón tiếp
khách nhằm kéo dài thời gian lưu trú và tăng khả năng chi tiêu của khách.
Duy trì thực hiện tốt Chỉ thị số 07 CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ về lập lại
trật tự vệ sinh, an ninh, an toàn cho khách du lịch tại các điểm tham quan, triển khai
Quy chế bảo vệ môi trường du lịch của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm giữ gìn,
bảo vệ, nâng cao giá trị tài nguyên, môi trường du lịch. Từng bước khắc phục, hạn
chế và đi đến chấm dứt tình trạng chèo kéo, ép giá, bắt chẹt khách ở một số khu
điểm du lịch văn hóa, lễ hội.
Lồng ghép để triển khai các dịch vụ tiện ích cao như: dịch vụ ngân hàng, thông tin
liên lạc, thương mại... ở các khu, điểm du lịch.
- Về tuyên truyền quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch
Tăng cường tuyên truyền giới thiệu về tiềm năng du lịch, nhất là tuyên truyền về
cảnh quan, văn hoá, làng nghề trong tỉnh. Giới thiệu các quy hoạch, danh mục dự án để
xúc tiến đầu tư vào tỉnh. Giai đoạn trước mắt, tập trung vào việc xúc tiến thu hút đầu tư
phát triển du lịch của tỉnh.
Tham gia các hội chợ du lịch trong và ngoài nước, tiếp tục tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng Internet; biên tập và phát hành rộng rãi các
tập gấp, sách ảnh, các bộ phim du lịch; xây dựng các cụm biển quảng bá về du lịch tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Tổ chức các đợt quảng bá, giới thiệu rộng rãi các điểm du lịch mới, các tour du lịch
mới.
Củng cố, khai thác có hiệu quả thị trường khách du lịch Hà Nội; mở rộng thị
trường khách du lịch ở các thành phố lớn phía Nam, miền Trung; phát triển thị trường
khách du lịch quốc tế. Tập trung khai thác đối tượng khách có thu nhập cao. Liên kết
với các hãng lữ hành của các thành phố và các tỉnh để khai thác đối tượng khách quốc
tế và nội địa đi xuyên Việt. Đối với thị trường khách nội tỉnh: Có biện pháp kích cầu
du lịch thông qua đoàn thể quần chúng, ngành Giáo dục Đào tạo, Y tế, Thể dục Thể
thao, Văn hoá - Thông tin...
Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân để hình thành môi trường xã hội toàn
dân tham gia làm du lịch.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch.
Rà soát đánh giá lại số lượng, chất lượng, xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo bồi
dưỡng nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ,
lao động hiện có. Thường xuyên tổ chức tập huấn nội dung quản lý nhà nước về du lịch,
về văn hoá du lịch cho đội ngũ cán bộ và nhân dân ở các huyện, thị xã và các xã trọng
điểm về du lịch.
Tăng cường mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, ngoại ngữ
cho đội ngũ cán bộ, lao động ở doanh nghiệp theo hình thức tại chỗ, đồng thời hướng dẫn
cho cư dân ở các làng nghề truyền thống cách làm du lịch đối với nghề và làng nghề
truyền thống của mình.
Quan tâm xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch tại các điểm
du lịch trong tỉnh. Trước mắt tập trung xây dựng, củng cố đội ngũ thuyết minh viên ở một
số khu, điểm du lịch.
Chỉ đạo, hướng dẫn các nhà đầu tư có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo đội ngũ lao
động là người địa phương ngay từ khi bắt đầu triển khai đầu tư dự án để bố trí sử dụng
khi dự án hoàn thành, đi vào khai thác.
- Một số làng nghề truyền thống có tiềm năng để phát triển thành làng nghề truyền
thống phục vụ du lịch thì phải tập trung đầu tư để xây dựng thành công các làng nghề
truyền thống này vào mục đích chuyên phục vụ du lịch.
3.2.5. Thực hiện đồng bộ các chương trình khôi phục sản phẩm truyền thống
và nâng cao giá trị truyền thống
Tỉnh Thừa Thiên Huế có điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện giải pháp này vì
trong tỉnh thì thành phố Huế được chọn là nơi để xây dựng và phát triển thành thành phố
Festival của Việt Nam.
Thông qua các dịp Festival và các lễ hội hàng năm, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức
nhiều đợt hội chợ, triển lãm… về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề
truyền thống trên địa bàn tỉnh nhằm thu hút du khách cả trong và ngoài nước.
Đồng thời thực hiện các dịch vụ đi kèm như quảng cáo, quảng bá thương hiệu sản
phẩm của các làng nghề truyền thống một cách có hiệu quả thông tin chính xác đến tận
người tiêu dùng và du khách trên cả nước thông qua phương tiện truyền thông hiện đại
như báo đài, tivi, internet… bằng các chương trình quảng cáo, trang web…
Tạo điều kiện cho du khách thập phương trong và ngoài nước được với các nghệ
nhân trong các làng nghề truyền thống và cho họ được tự thiết kế những sản phẩm của
các làng nghề truyền thống duới sự huớng dẫn giúp đỡ của các nghệ nhân… để họ có thể
hiểu và nắm một cách sâu sắc hơn về tính nghệ thuật cũng như giá trị truyền thông lâu
đời của các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh nói riêng, giúp cho du khách có
những kỉ niệm đặc biệt sâu sắc đối với các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch trên
địa bàn tỉnh sau chuyến tham quan của họ. Đây cũng là cách quảng cáo thương hiệu cũng
như sản phẩm của các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch một cách hiệu quả.
Thực hiện chương trình phát triển sản phẩm mới; nâng cao chất lượng sản phẩm; đa
dạng hóa mẫu mã sản phẩm; đào tạo, tập huấn nghề thu hút lực lượng lao động ở nông
thôn; nâng cao hàm lượng kỹ thuật công nghệ trong sản phẩm, bảo đảm chất lượng, giá
trị sử dụng, giá thành hợp lý đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.
Xây dựng và phát triển thương hiệu, thực hiện tốt chiến lược tiếp thị, quảng bá sản
phẩm, tạo sự tin tưởng và ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách hàng nhằm nâng cao uy tín
phát triển thị trường.
3.2.6. Các giải pháp về cơ chế, chính sách của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng
và của nhà nước nói chung
Sử dụng nhóm các chính sách, cơ chế về củng cố và phát triển thị trường cho các
làng nghề truyền thống nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thị trường trong và ngoài
nước của các làng nghề truyền thống; tổ chức nghiên cứu nắm bắt và cung cấp các thông
tin kinh tế, thị trường về mẫu mã sản phẩm, hàng hóa, chất lượng sản phẩm…; nghiên cứu
và dự báo thị trường nhất là dự báo dài hạn và trung hạn đối với các sản phẩm làng nghề; xây
dựng chính sách hỗ trợ tiếp cận thị trường; chính sách hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu tập
trung…
Sử dụng nhóm cơ chế chính sách tài chính và tín dụng cụ thể là xây dựng một số cơ
chế chính sách tài chính tín dụng nhằm khuyến khích thúc đẩy các thành phần kinh tế tích
lũy đầu tư phát triển nghề và làng nghề trong nông thôn; đa dạng hóa các hình thức huy
động vốn cho đầu tư phát triển làng nghề hình thành quỹ hỗ trợ phát triển nghề và làng
nghề, quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh; xây dựng cơ chế
chính sách hình thành và cơ cấu phân bổ nguồn vốn đầu tư cho phát triển các nghề và
làng nghề truyền thống; cơ chế khuyến khích nhằm hình thành và thu hút thêm các đơn vị
làm dịch vụ tư vấn về đầu tư phát triển đến tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sử dụng cơ chế chính sách về hỗ trợ phát triển kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong
sản xuất ở các làng nghề truyền thống.
Sử dụng chính sách và cơ chế về đào tạo nguồn nhân lực và việc làm cho lao động ở
các làng nghề truyền thống nhằm nâng cao trình độ tay nghề, giúp người dân biết làm du
lịch cho làng nghề của mình và giáo dục được ý thức về bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc
của người dân đối với việc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống.
Sử dụng cơ chế chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho làng nghề như
phát triển hệ thống giao thông nông thôn, hoàn thiện hệ thống cung cấp điện phục vụ sản xuất
và sinh hoạt, tăng cường nâng cấp đầu tư hệ thống thông tin liên lạc, phát triển hệ thống cấp
thoát nước và giữ gìn vệ sinh môi trường cho các làng nghề, phát triển hệ thống y tế và phúc
lợi xã hội cho làng nghề.
Thực hiện cơ chế chính sách về phát triển, đầu tư hạ tầng cho các cụm công nghiệp -
tiểu thủ công nghiệp, cụm làng nghề tập trung để tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất cho
làng nghề phát triển ổn định và bền vững.
Sử dụng chính sách hỗ trợ cho các làng nghề truyền thống đăng kí chất lượng sản
phẩm và hiệp hội làng nghề.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch cụ thể là: tiếp tục triển
khai có hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh về môi trường đầu tư; chỉ đạo đẩy mạnh
cải cách hành chính và cơ chế một cửa đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh để đảm
bảo thông thoáng cho các nhà đầu tư và đảm bảo thuận tiện cho khách du lịch. Thường
xuyên kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh.
Rà soát, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, kiện toàn, củng cố nâng cao năng lực hoạt động
bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ phụ trách du
lịch ở các huyện, thị xã trọng điểm du lịch. Nâng cao năng lực hoạt động của Thanh tra
du lịch, Trung tâm xúc tiến du lịch và Hội du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế. Triển khai thực
hiện Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn, tập trung vào các lĩnh vực lưu trú du lịch, lữ
hành, vui chơi giải trí nhằm đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn cảnh
quan môi trường trong điều kiện hội nhập quốc tế. Xây dựng và ban hành quy chế quản
lý và khai thác đầu tư du lịch tại hai khu du lịch chuyên đề quốc gia để thu hút các nhà
đầu tư trong và ngoài nước. Đẩy nhanh tiến trình sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước
trong lĩnh vực du lịch. Tăng cường hợp tác, phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trên cả
nước nhất là đối với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và các trung tâm du lịch
lớn. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quá
trình quản lý, kinh doanh du lịch và công tác thi đua khen thưởng các nhân vật điển hình tiên
tiến trong lĩnh vực du lịch.
Ngoài ra, địa phương cũng như nhà nước cần có các giải pháp cụ thể để bảo vệ môi
trường sinh thái như xây dựng hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lí chất thải phế
liệu… quanh khu vực các làng nghề truyền thống, đặc biệt là phải giáo dục cho người
dân có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh làng nghề của mình cũng chính là bảo vệ
môi trường sống của chính họ…
Việc xây dựng và thực hiện các chính sách trên phải phù hợp với pháp luật Việt
Nam, đồng thời phù hợp với các thông lệ quốc tế, bảo đảm tính minh bạch, ổn định và
nguồn lực để thực hiện chính sách. Đồng thời các chính sách trên phải được thực hiện
một cách đồng bộ, cùng lúc thì mới có hiệu quả nhất định đối với việc khôi phục và phát
triển làng nghề truyền thống nói chung trong đó có các làng nghề truyền thống phục vụ
du lịch nói riêng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
1. Để tạo điều kiện giúp đỡ các hộ sản xuất trong làng nghề tiếp cận được các chính
sách ưu đãi đầu tư về vốn, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, mở rộng thị trường
xuất khẩu… thì đề nghị UBND tỉnh nên giao cho một cơ quan chuyên môn chịu trách
nhiệm tổng hợp và tham mưu xây dựng thành một chính sách hỗ trợ, khuyên khích ưu đãi
cho các ngành nghề và làng làng nghề thống nhất trên toàn tỉnh và thống nhất hồ sơ, thủ
tục, qui trình xin hưởng ưu đãi cụ thể để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét. Trong văn
bản chính sách thống nhất đó, cần phân rõ các chính sách ưu đãi, chính sách hỗ trợ theo
các lĩnh vực, nội dung sau:
Đào tạo nghề và nhân cấy nghề
Đổi mới máy móc thiết bị, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất trong làng nghề.
Nghiên cứu sáng tác mẫu mới để mở rộng thị trường
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất.
Đầu tư xây dựng hạ tầng làng nghề và các cụm công nghiệp - tiểu thủ công công
nghiệp.
Xúc tiến thương mại và phát triển thị trường mới
Đồng thời phân công cụ thể cơ quan chịu trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh xem
xét, quyết định những vẫn đề thuộc thẩm quyền của tỉnh và những vấn đề mà UBND tỉnh
phân cấp quyết định cho các ngành, các huyện và thành phố Huế thực hiện.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện các chính sách ưu đãi, hõ trợ cho các làng nghề
từ nguồn ngân sách tỉnh đề nghị UBND tỉnh nên phân cấp cho các ngành và địa phương.
3. Mặt khác để tạo được nguồn lực tập trung có tác động tích cực nhằm thức đẩy các
địa phương khôi phục, phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn tỉnh, đề nghị UBND tỉnh
kiến nghị hội đồng nhân dân tỉnh xem xét dành một phần ngân sách tỉnh hàng năm (từ
1,5%-2%) để thành lập Quỹ hỗ trợ khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống và ngành
nghề tiểu thủ công nghiệp của tỉnh trên cơ sở phát triển và hợp nhất các quỹ khuyến
công, quỹ bão lãnh tín dụng đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và quỹ hỗ trợ phát
triển hợp tác xã để tạo được nguồn vốn đủ lớn. Sau đó, chuyển giao cho ngân hàng chính
sách của tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện các hỗ trợ ưu đãi đầu tư cho các làng nghề và
các hộ sản xuất theo quy định của UBND tỉnh thông qua các dự án đầu tư đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt (trên cơ sở thông báo vốn được phân cấp hàng năm)
4. Sau khi chính sách ưu đãi hỗ trợ của tỉnh được ban hành đề nghị tỉnh dành một
phần ngân sách để tuyên truyền, phổ biến các chính sách ưu đãi về thủ tục, trình tự đến
tận thôn xã thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ rơi và mở các lớp phổ biến
chính sách đến tận từng làng nghề để nhân dân và các thành phần kinh tế nắm được chính
sách một cách cụ thể để áp dụng trong thực tế.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, mặc dù hoạt động sản xuất của các làng nghề truyền thống
và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những
chuyển biến mới, tích cực du nhập thêm các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, đa dạng
hóa các ngành nghề ở các làng nghề truyền thống… Từ kết quả nghiên cứu đề tài “ Làng
nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế”, bên cạnh những vấn đề lý
luận đã được hệ thống hóa, có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Thừa Thiên Huế là tỉnh có vị trí địa lý cũng như tài nguyên du lịch phong phú và
đa dạng với nhiều ngành nghề có truyền thống lâu đời, hệ thống các làng nghề truyền
thống phân bố khá đều trên địa bàn toàn tỉnh. Đây được xem là ưu thế để khôi phụ, xây
dựng và phát triển làng nghề truyền thống thành làng nghề truyền thống phục vụ du lịch.
2. Sự khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch còn mang
tính tự phát, quy mô nhỏ, phân tán, chủ yếu là kinh tế hộ, chưa có sự tham gia đáng kể
của các thành phần kinh tế khác.
3. Trình độ học vấn, trình độ quản lý của các chủ hộ thấp, khả năng nắm bắt và xử
lý thông tin về thị trường hạn chế chưa có kiến thức để làm du lịch tại các làng nghề của
mình.
4. Quá trình đổi mới công nghệ chậm, lao động thủ công truyền thống vẫn chiếm tỷ
trọng chủ yếu. Vì vậy, chất lượng sản phẩm chưa cao, mẫu mã chưa đa dạng và phong phú,
năng suất lao động thấp, giá thành cao… đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm
thủ công truyền thống trên thị trường.
5. Việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống và xây dựng chúng thành
các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch đã được chính quyền các cấp của tỉnh Thừa
Thiên Huế quan tâm nhưng chưa thỏa đáng, chưa có những chính sách đồng bộ và đủ
mạnh, chưa tạo được môi trường thuận lợi để làm động lực cho sự phát triển hơn nữa các
làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh tương xứng với tiềm năng vốn có.
6. Nhận thức về vai trò của các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch đối với sự
phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của các cấp cơ sở còn nhiều bất cập.
7. Để các làng nghề truyền thống nói chung và và làng nghề truyền thống phục vụ
du lịch nói riêng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển nhanh, ổn định và vững
chắc, cần có những quan điểm, định hướng và các giải pháp đúng đắn phù hợp với thực
tiễn của từng làng nghề truyền thống. Những định hướng và giải pháp nêu nêu trên chỉ là
định hướng bước đầu, cần tiếp tục phải nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Bích - Chu Tiến Quang (1996), Chính sách kinh tế và vai trò của nó
đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
2. Hoàng Văn Châu - Phạm Thị Hồng Yến - Lê Thị Thu Hà (2007), Làng nghề du lịch
Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.
3. Chính phủ (2000), Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg) ngày 24/11/2000 của Thủ
tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề
nông thôn.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Vãn Đại, Trần Vãn Luận (1997), Tạo việc làm thông qua khôi phục và phát triển
ngành nghề truyền thống, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Bùi Hữu Đức (2000), "Phát triển thị trường nông thôn trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá", Tạp chí Cộng sản, (16),
tr.34-36.
9. Vũ Thị Hà (2002), Khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn vùng đồng bằng
sông Hồng - thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
10. Trần Văn Hiến (2006), Tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn với việc phát triển làng nghề ở tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh
tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
11. Vũ Thế Hiệp (2008), "Tiềm năng phát triển làng nghề du lịch tỉnh Thừa Thiên
Huế", Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế, (4),
tr.120-123.
12. Mai Thế Hởn (1998), "Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn", Tạp chí Nghiên
cứu Lý luận, (7).
13. Mai Thế Hởn (1999), "Tình hình phát triển làng nghề ở một số nước Châu á và kinh
nghiệm cần quan tâm đối với Việt Nam", Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế
giới, (6).
14. Mai Thế Hởn (2000), Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở vùng ven thủ đô Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
15. Mai Thế Hởn, Hoàng Ngọc Hoà, Vũ Văn Phúc (2003), Phát triển làng nghề truyền
thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
16. Huỳnh Đình Kết (2005), Tổng quan nghề thủ công truyền thống Huế, giá trị, thực
trạng, giải pháp, Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Di sản ngành nghề thủ công truyền
thống trong bối cảnh thành phố Festival", Huế.
17. Nguyễn Hữu Loan (2007), Giải pháp xây dựng làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
theo hướng phát triển bền vững, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
18. Nguyễn Huy Oánh (1998), "Phát triển làng nghề truyền thống với sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế,
(10).
19. Nguyễn Văn Phát (2001), Các giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm phục hồi và phát
triển các làng nghề truyền thống ở nông thôn Thừa Thiên Huế, Báo cáo khoa
học, Đề tài cấp Bộ, Đại học Huế.
20. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1996), Luật Hợp tác xã, Hà
Nội.
21. Sở Kế hoạch Đầu tư (2004), Báo cáo quy hoạch phát triển nghề và làng nghề thành
phố Hà Nội đến 2010, Hà Nội.
22. Sở Công thương tỉnh Thừa Thiên Huế (2009), Các báo cáo về tình hình làng nghề truyền
thống trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ 2000-2009.
23. Trần Hậu Yên Thế (2006), Tạo lập thương hiệu du lịch, điểm đến các làng nghề
một phần phát triển chiến lược du lịch Việt Nam, Hội thảo khoa học "Sản
phẩm văn hoá và phát triển du lịch bền
vững", Huế.
24. Nguyễn Hữu Thông (2004), Huế nghề và làng nghề thủ công truyền thống, Nxb
Thuận Hoá, Huế.
25. Nguyễn Trọng Tuấn (2006), Nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội.
26. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Công nghiệp (2007), Đề án khôi phục và
phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề và ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007-2015.
27. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2007), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh, các huyện và thành phố Huế.
28. Viện Văn hoá - Bộ Văn hoá thông tin (1996), Phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam
trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà
Nội.
29. www.nhandan.org.vn/tinbai: Phát triển làng nghề truyền thống.
30. www.dulich.vn.org.vn: Văn hoá Việt Nam với Festival nghề truyền thống Huế
2009.
31. www.anninhthudo.vn: Du lịch làng nghề bị quên lãng.
32. www.hue.vnn.vn: Thủ công nghiệp Thừa Thiên Huế trong quá trình đổi mới và hội
nhập.
33. www.nhandan.org.vn: Festival làng nghề Huế và tham vọng tái trưng tập nghệ
nhân.
34. www.lenduong.gdc.vn: Hội thảo "làng nghề truyền thống - di sản văn hoá dân tộc".
35. Môc lôc
Trang
Më ®Çu 1
Ch-¬ng 1: mét sè vÊn ®Ò lý luËn vµ thùc tiÔn vÒ lµng nghÒ truyÒn
thèng phôc vô du lÞch 6
1.1. Kh¸i niÖm lµng nghÒ truyÒn thèng phôc vô du lÞch 6
1.2. Mèi quan hÖ gi÷a lµng nghÒ truyÒn thèng vµ ho¹t ®éng du lÞch 10
1.3. Kinh nghiÖm trong viÖc kh«i phôc vµ ph¸t triÓn lµng nghÒ truyÒn
thèng phôc vô du lÞch ë mét sè ®Þa ph-¬ng vµ mét sè n-íc 35
Ch¬ng 2: thùc tr¹ng cña c¸c lµng nghÒ truyÒn thèng phôc vô du lÞch ë
tØnh thõa thiªn huÕ trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y 44
2.1. Kh¸i qu¸t vÒ du lÞch vµ nhu cÇu vÒ hµng ho¸, dÞch vô cña c¸c lµng
nghÒ truyÒn thèng cña du kh¸ch ë tØnh Thõa Thiªn HuÕ 44
2.2. T×nh h×nh ho¹t ®éng cña c¸c lµng nghÒ truyÒn thèng phôc vô du
lÞch ë tØnh Thõa Thiªn HuÕ 49
Ch¬ng 3: ph-¬ng h-íng vµ c¸c gi¶i ph¸p c¬ b¶n nh»m kh«i phôc vµ
ph¸t triÓn c¸c lµng nghÒ truyÒn thèng phôc vô du lÞch ë
tØnh thõa thiªn huÕ 70
3.1. Ph-¬ng h-íng kh«i phôc ph¸t triÓn c¸c lµng nghÒ truyÒn thèng nãi
chung vµ c¸c lµng nghÒ truyÒn thèng phôc vô du lÞch nãi riªng ë
tØnh Thõa Thiªn HuÕ 70
3.2. C¸c gi¶i ph¸p c¬ b¶n ®Ó kh«i phôc vµ ph¸t triÓn c¸c lµng nghÒ
truyÒn thèng nh»m phôc vô du lÞch ë tØnh Thõa Thiªn HuÕ 86
mét sè ®Ò xuÊt vµ kiÕn nghÞ 103
KÕt luËn 105
danh môc Tµi liÖu tham kh¶o 107
phô lôc 111
36.
37.
38. Danh môc c¸c b¶ng, biÓu ®å
39.
Trang
B¶ng 2.1: Danh môc c¸c ®Þa ph-¬ng cã lµng nghÒ vµ ®Æc ®iÓm
cña c¸c lµng nghÒ
50
B¶ng 2.2: Møc ®é ho¹t ®éng s¶n xuÊt cña c¸c lµng nghÒ tõ n¨m 2000
®Õn nay
54
B¶ng 2.3: Sè l-îng c¸c lµng nghÒ truyÒn thèng phôc vô du lÞch 56
B¶ng 2.4: Møc ®é ho¹t ®éng phôc vô du lÞch cña c¸c lµng nghÒ
truyÒn thèng tõ n¨m 2000 ®Õn th¸ng 1 n¨m 2009
58
BiÓu ®å
2.1:
Tû träng ho¹t ®éng s¶n xuÊt cña c¸c lµng nghÒ tõ n¨m 2000
®Õn nay
55
BiÓu ®å
2.2:
Møc t¨ng lµng nghÒ tõ 2000-2009
57
BiÓu ®å 2.3: T×nh h×nh ho¹t ®éng cña c¸c lµng nghÒ truyÒn thèng phôc
vô du lÞch tõ n¨m 2000 ®Õn th¸ng 1 n¨m 2009
59
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 57_0543.pdf