Bên cạch đời sống vật chất thì nhu cầu về đời sống tâm linh là nhu cầu không thể
thiếu của cộng đồng làng xã người Việt. Đó là đời sống của con người hướng về cái cao
cả thiêng liêng - chân thiện mỹ- cái mà con người ngưỡng mộ – ước vọng, tôn thờ, trong
đó có niềm tin tôn giáo tín ngưỡng. Như vậy, tôn giáo tín ngưỡng thuộc về đời sống tâm
linh, tuy nhiên không phải tất cả đời sống tâm linh là tôn giáo tín ngưỡng. Chính tôn giáo
tín ngưỡng, các nghi lễ, lễ hội góp phần làm thoả mãn nhu cầu về đời sống tâm linh của
con người, đó là “cuộc đời thứ hai”, đó là trạng thái “thăng hoa” từ đời sống trần tục,
hiện hữu.
108 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 9667 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lễ hội chùa Keo ở tỉnh Nam Định và Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoa oản quả, tệ đốt vàng mã, đốt hương quá đà, quá nhiều gây lãng phí,
nạn rác thải gia tăng, bừa bãi gây ô nhiễm môi trường... những điều này khiến lễ hội biến
chất và giảm thiểu giá trị.
Thứ tư, xu hướng bị lợi dụng vào hoạt động mê tín dị đoan
Từ niềm tin mê muội, cuồng nhiệt, viển vông dựa trên sự suy luận nhảm nhí bậy
bạ, đã xuất hiện các hiện tượng xem bói, xem quẻ, đốt vàng mã… trong hoạt động lễ hội
chùa Keo. Xu hướng này có chiều hướng gia tăng trong những năm tới đã và đang ảnh
hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đến trật tự an ninh và an toàn xã
hội.
Như vậy, có thể nói xu hướng vận động của lễ hội chùa Keo hiện nay đang diễn ra
khá phức tạp. Nó phản ánh sự đa dạng, phong phú, những biến đổi sâu sắc trong cuộc
sống. Nhưng bên cạnh đó chúng ta thấy cái mới, cái tích cực đang định hình và có xu
hướng phủ nhận cái cũ, cái lạc hậu trên cơ sở kế thừa những yếu tố tích cực của truyền
thống, được biểu hiện như hoạt động mang tính xã hội và giáo dục, là nét đẹp trong sinh
hoạt của cộng đồng người Việt ở đồng bằng Bắc bộ. Lễ hội chùa Keo hiện nay đang
được phục hồi và cuốn hút đông đảo nhân dân tham gia
3.1.2. Vấn đề đặt ra
Đã hơn hai thập kỷ nay, từ khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, bên cạch
những thành tựu phát triển rõ rệt về kinh tế, xã hội thì một điều không thể không nhận
thấy là sự phục hưng của văn hoá truyền thống, trong đó đời sống lễ hội, phong tục là
một điểm son nổi bật. Đây là hiện tượng văn hoá đáng mừng, nó đáp ứng nhu cầu của
không chỉ người dân ở nông thôn mà cả đô thị nữa, trên các phương diện: đáp ứng tâm
thức trở về nguồn, cố kết cộng đồng, cân đối đời sống tâm linh, thoả mãn nhu cầu sáng
tạo và hưởng thụ văn hoá và lễ hội như là bảo tàng sống góp phần đáng kể vào việc bảo
tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Tuy nhiên bên cạnh những điều đáng mừng đó, do tác động mặt trái của cơ chế thị
trường, xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá về mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có
văn hóa, tín ngưỡng và các yếu tố khác, lễ hội chùa Keo có những vấn đề đặt ra như sau:
Một là, trong những năm gần đây, lễ hội chùa Keo nói chung và lễ hội cổ truyền
trong cả nước nói riêng đang có xu hướng phát triển trở lại bởi văn hoá nói chung cũng
như lễ hội nói riêng, bản chất của nó là đa dạng. Cùng là lễ hội, nhưng lễ hội chùa Keo
Thái Bình có những nét đặc sắc khác với lễ hội chùa Keo Nam Định vì mỗi vùng miền,
thậm trí mỗi làng có nét riêng, theo kiểu người xưa nói “Chiêng làng nào làng ấy đánh,
thánh làng nào làng ấy thờ”. Như vậy, mỗi lễ hội đều có cốt cách, sắc thái riêng, cuốn hút
khách thập phương đến với lễ hội làng mình, địa phương mình. Tuy nhiên, ngày nay lễ
hội chùa Keo đang đứng trước nguy cơ đơn điệu hoá, nhất thể hoá, làm cho lễ hội có
nhiều nội dung giống với những lễ hội khác trong vùng. Chính điều này đã làm cho lễ hội
mất dần đi tính đa dạng của nó, tạo ra sự nhàm chán cho du khách khi tham dự hội.
Thứ hai, lễ hội gắn với tín ngưỡng dân gian, do vậy nó thuộc về đời sống tâm linh,
nó mang tính thiêng.Tất nhiên, tính thiêng là cái vĩnh hằng, nhưng trong mỗi xã hội nó
được thể hiện ở những hình thức khác nhau. Lễ hội chùa Keo tuy nảy mầm, bén rễ từ đời
sống hiện thực và trần tục ấy, nhưng bản thân nó là sự “thăng hoa” từ đời sống hiện thực
và trần tục ấy. Ngày nay, trong phục hồi và phát triển lễ hội chùa Keo do chưa nắm được
ý nghĩa thiêng liêng, nên lễ hội đang bị “trần tục hoá”, mặt khác do tác động của cơ chế
thị trường, đồng tiền đã trở thành bái vật trong nghi thức thờ cúng. Mâm cao cỗ đầy, lễ
cúng đắt tiền, nghi lễ phô trương, gây tốn kém lãng phí tiền của. Hiện tượng lợi dụng lễ
hội để kinh doanh thiếu tổ chức; tính chất thương mại hoá trong hoạt động lễ hội gia tăng,
kể cả trong sinh hoạt nghi lễ và hội hè gây phản cảm trong dư luận và khiến người dự hội
không hài lòng.
Thứ ba, tuy lễ hội chùa Keo được khôi phục và phát triển lại nhưng nhiều lễ tục, trò
chơi dân gian truyền thống đang có nguy cơ bị mai một như: leo cầu ngô, múa ếch…, một
phần do những lễ tục, trò chơi này không còn phù hợp với điều kiện xã hội ngày nay, mặt
khác là do sự xâm nhập của các luồng văn hoá nước ngoài, đặc biệt là sự xâm nhập của một
số tôn giáo mới, trong xu thế hội nhập, toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội. Tuy nhiên, thay vào đó, hiện nay trong lễ hội chùa Keo có thêm nhiều trò
chơi như “đêm thơ hội làng”, lễ rước đèn của các cháu thiếu nhi… góp phần làm phong phú
thêm đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần cho người dân.
Thứ tư, do không được tổ chức, hướng dẫn đầy đủ từ các cấp chính quyền, các trò
chơi truyền thống trong lễ hội đang bị mai một dần, việc này cũng có nghĩa là các giá trị
văn hoá truyền thống đang bị mất mát, không được bảo tồn và chuyển giao cho các thế hệ
nối tiếp. Thay vào đó, nhiều hiện tượng tiêu cực của cơ chế thị trường đã và đang xuất hiện
như bài bạc, tổ tôm, xóc đĩa. Hiện tượng mê tín dị đoan, vì thế có điều kiện và cơ hội phát
triển; đội quân “dịch vụ mê tín” và các loại “cò” cầu cúng gia tăng. Một số đối tượng đã lợi
dụng sự mê tín của một số người để lừa đảo kiếm tiền như xem bói, cúng lễ giải hạn, cầu
xin vận may... gây mất trật tự an ninh trong những kỳ diễn ra lễ hội. Bên cạnh đó, hiện
tượng cướp giật, móc túi, tranh cướp khách; sự nhếch nhác của một bộ phận người bỏ nghề
nông “ăn theo” lễ hội; đội ngũ ăn xin, ăn mày, đội quân đeo bám khách để bán đồ lưu niệm
một cách dai dẳng... còn xuất hiện ở lễ hội làm ảnh hưởng đến sự bình yên, trong lành của
môi trường lễ hội, khiến người dự hội nhiều khi không yên ổn, bất bình, lo sợ.
Thứ năm, hiện nay chùa Keo Thái Bình và chùa Keo Nam Định đang được nhà
nước đầu tư để trùng tu, nâng cấp nhưng nếu không có sự quản lý chặt chẽ của chính
quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng thì có thể sẽ phá vỡ kiến trúc vốn có của
các ngôi chùa, gây thiệt hại cho các di tích đã được nhà nước xếp hạng. Bên cạch đó chùa
Keo Nam Định hiện nay đang bị một số hộ dân gần đó xây dựng các công trình dân dụng
lấn vào phần đất của nhà chùa, gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng mỹ quan của ngôi
chùa. Việc tìm hiểu về lịch sử chùa Keo Nam Định cũng là một vấn đề cần được quan tâm
nghiên cứu vì làng Hành Thiện hiện có hai ngôi chùa: Thần Quang tự và Đĩnh Lan tự mà
nhân dân thường gọi là Chùa trong và Chùa ngoài nhưng cả hai ngôi chùa trên đều không
có sư trụ trì, đã có nhiều cách giải thích khác nhau về sự việc này nhưng trong đó đáng lưu
ý mấy cách giải thích sau:
Một là, hai ngôi chùa trên đã từng có sư trụ trì, nhưng Hành Thiện là đất có nhiều
nho sỹ có trình độ cao về Phật học nên các sư cảm thấy tự ti nên đã rời chùa ra đi vào
thời nhà Nguyễn.
Hai là, chùa Hành Thiện không có sư vì các cụ cố Hành Thiện xưa theo học
trường phái Phật học duy trì nòi giống, thầy chùa (có vợ, con) thay thế sư sãi phục vụ cửa
Phật.
Ba là, chùa Keo Hành Thiện sát sư vì đã có Đức Thánh tổ Không lộ là Quốc sư.
Với các cách giải thích khác nhau như vậy, đặt cho các nhà nghiên cứu văn hoá,
tôn giáo cần tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này trong thời gian tới để có câu trả lời chính xác
nhất, giải thích cho nhân dân địa phương và du khách thập phương khi đến chùa, hoàn
thiện hơn về lịch sử chùa Keo Nam Định vì đây được coi là nét đặc trưng của chùa Keo
Hành Thiện, Nam Định.
3.2. PHƯƠNG HƯớNG, GIảI PHáP
Lễ hội chùa Keo tại 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình là biểu hiện nhu cầu về đời
sống văn hóa tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân địa phương và các vùng lân cận
đồng bằng Bắc Bộ.Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay việc duy trì,
tạo điều kiện và nâng cao chất lượng sinh hoạt lễ hội là một nội dung quan trọng cần có
nhận thức đúng về chỉ đạo và tổ chức thực hiện, góp phần vào công cuộc phát triển kinh
tế và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
Vấn đề tổ chức lễ hội phải gắn với nhu cầu đời sống tinh thần và mục tiêu phát
triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển của địa phương các tỉnh và toàn vùng; phải gắn
với quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tâm linh - tôn giáo, tín ngưỡng của Lễ hội
chùa Keo trên địa bàn 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình là một đòi hỏi khách quan, là một
bộ phận trong sự phát triển của địa phương, nó phải nằm trong quy hoạch kế hoạch phát
triển kinh tế-xã hội của địa phương, đồng thời hoạt động Lễ hội chùa Keo phải được gắn
với các hoạt động du lịch và các hoạt động khác.
Việc thực hiện nội dung bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tôn giáo, tín
ngưỡng và nâng cao chất lượng hoạt động lễ hội chùa Keo phải thực sự đáp ứng nhu
cầu nâng cao đời sống tinh thần cũng như nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân
dân địa phương. Phải xác định rõ vai trò của cơ quan quản lý trực tiếp, chính quyền địa
phương và nhân dân trong việc tham gia tổ chức lễ hội; về quyền lợi và nghĩa vụ trong
việc thực hiện các mục tiêu trên. Để đạt được các mục tiêu nêu trên cần có phương
hướng và những giải pháp cụ thể sau:
3.2.1. Phương hướng
Việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tâm linh của lễ hội chùa Keo tại hai tỉnh
Thái Bình và Nam Định hiện nay cần đặt trong cái nhìn chung về định hướng quy hoạch
phát triển của địa phương. Địa phương cần chủ động và phối hợp với các cơ quan Trung
ương và địa phương tổ chức nghiên cứu các giá trị tốt đẹp của lễ hội chùa Keo gắn với
các kế hoạch, quy hoạch phát triển của địa phương trong bối cảnh tình hình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay. Cần coi trọng và không
làm mất đi không gian lễ hội và gương mặt văn hóa làng Việt đồng bằng Bắc Bộ trong xu
thế công nghiệp, hiện đại hóa.Vì vậy việc tổ chức lễ hội chùa Keo cần đạt được những
mục tiêu cơ bản sau:
- Giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc về lịch sử văn hoá trong sự nghiệp giữ
nước và dựng nước.
- Tưởng nhớ công đức các danh nhân lịch sử, văn hoá, những người có công với
dân với nước,
- Tìm hiểu, thưởng ngoạn các giá trị văn hoá thông qua các di tích lịch sử, danh
lam thắng cảnh, các công trình kiến trúc nghệ thuật, giữ gìn, phát huy vốn văn hoá truyền
thống và phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.
- Vui chơi giải trí lành mạnh.
Sự tồn tại những hoạt động trong lễ hội cổ truyền, đặc biệt là các hoạt động
thương mại hoá lễ hội, mê tín dị đoan.... là hiện tượng không lành mạnh, trái với quan
điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội của ta trong việc hoạch định,
phát triển tín ngưỡng dân tộc nói chung và lễ hội cổ truyền nói riêng. Vì vậy trong những
năm gần đây, thực hiện chỉ thị số 27/CT- TW ngày 12 – 1- 1998 của Bộ Chính trị, chỉ thị
số 14- 1998/ CT- TTg ngày 28-3-1998 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hoá- Thông tin
đã ra Thông tư số 04 -1998/TT- BVHTT ngày 11-7-1998 hướng dẫn thực hiện việc cưới,
việc tang, lễ hội. Thông tư ghi rõ: “ Nghiêm cấm lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị
đoan”.
Như vậy quan điểm, đường lối, thái độ của các cấp quản lý nhà nước đối với vấn
đề mê tín dị đoan trong lễ hội cổ truyền là hết sức rõ ràng. Song, trong thực tiễn thực
hành lễ hội, hoạt động mê tín dị đoan vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức, lúc công khai, khi
bí mật, gây không ít khó khăn cho việc tổ chức thực hiện và quản lý lễ hội, thậm chí có
nơi có lúc tạo nên những hậu quả gây ô nhiễm môi trường lễ hội, tạo nên những tệ nạn xã
hội. Do đó cần đánh giá, rà soát và từng bước nâng cao chất lượng tổ chức lễ hội chùa
Keo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội mới; khắc phục những hủ tục thường
diễn ra tại lễ hội (mê tín dị đoan, thương mại hóa..). Cần phát huy vai trò của các cơ quan
văn hóa, thể thao và du lịch; cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo; phát huy vai trò của
hệ thống chính trị và các đoàn thể trong việc nâng cao chất lượng của lễ hội đảm bảo các
mục tiêu nâng cao đời sống tinh thần, tâm linh song lành mạnh, có giá trị văn hóa đậm đà
bản sắc của người Việt và vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Chú trọng đúng mức và từng bước nâng cao hiệu quả quản lý lễ hội chùa Keo theo
quy định của Pháp luật. Việc tổ chức lễ hội là một vấn đề phức tạp ở những quy mô khác
nhau và thường đan xen với các hủ tục mới phát sinh, đôi khi làm hạn chế các giá trị của
lễ hội trong đời sống tâm linh của cộng đồng, địa phương. Do vậy cần có nhận thức đúng
và giải pháp phù hợp trong việc nâng cao chất lượng quản lý lễ hội nói chung và các vấn
đề tôn giáo, tín ngưỡng nói riêng.
Trong quá trình tổ chức lễ hội chùa Keo những hoạt động lệch chuẩn trong lễ hội
cổ truyền đã vi phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước và phải bị ngăn cấm, loại trừ
dần. Nếu không, hoạt động lễ hội sẽ ngày càng nhiễu loạn mà hậu quả là: tệ gia trưởng,
bè phái, cục bộ bản vị địa phương gia tăng; thói ăn uống, cờ bạc, rượu chè, chia chác,
mâu thuẫn cá nhân có dịp trỗi dậy; tính tự phát, luộm thuộm, bôi bác sẽ bao trùm phần
lớn lễ hội; sự thương mại và kinh doanh lễ hội sẽ lấn át những tính chất tốt đẹp khác
trong tổ chức lễ hội, sự tốn kém về kinh phí, nhân lực vật lực quá lớn; sự ô nhiễm môi
trường, cảnh quan vật chất và tinh thần ngày càng gia tăng, tệ ăn xin ăn mày, mê tín dị
đoan chưa được giải quyết triệt để... làm biến tướng khuôn mặt lễ hội chùa Keo. Những
hậu quả nhãn tiền này, trong bối cảnh phức tạp của nền kinh tế thị trường tạo điều kiện
thúc đẩy sự gia tăng tệ nạn xã hội, làm xói mòn lòng tin vào giá trị văn hoá truyền thống,
làm băng hoại đạo đức, nhân cách của con người, gia đình, cộng đồng và xã hội. Do đó,
đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước trong hoạt động lễ hội, phát huy những tính chất, những
hoạt động văn hoá, những chuẩn mực chân thiện mỹ của lễ hội; ngăn ngừa và loại trừ những
hoạt động lệch chuẩn trong hoạt động lễ hội chùa Keo thông qua những phương thức đổi
mới quan điểm về quản lý lễ hội, chính sách, thể chế cán bộ và cách thức thực hành lễ hội...
là một nhu cầu cấp bách về mặt lý luận và thực tiễn của đời sống xã hội cũng như của hoạt
động văn hoá, hoạt động lễ hội hôm nay.
Để đổi mới một bước công tác quản lý nhà nước về văn hoá nghệ thuật nói chung
và lễ hội truyền thống nói riêng với mục đích vừa phát huy tính tích cực lớn lao của lễ hội
chùa Keo đối với đời sống tinh thần của con người, vừa loại trừ các biểu hiện, các hoạt
động lệch chuẩn trong sinh hoạt lễ hội, các cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá, các nhà
khoa học, những người tổ chức thực hành lễ hội cần chú trọng tới hàng loạt những vấn đề
lớn, nhỏ đang nảy sinh trong công tác quản lý lễ hội trong đó đáng lưu tâm nhất vẫn là
động viên tuyên truyền, giáo dục cho người dân về pháp luật trong sinh hoạt lễ hội, về
những gì được làm và không được làm trong thực hành lễ hội, về cái hay cái đẹp, cái xấu,
cái dở... trong đời sống cũng như trong sinh hoạt lễ hội để người dân tự giác theo hướng
cái tốt đẹp, cái phù hợp với chuẩn mực, cái được pháp luật cho phép và xa rời những hoạt
động lệch chuẩn, những tệ nạn đã và đang xuất hiện trong hoạt động lễ hội. Để làm được
điều đó, Nhà nước, các cơ quan quản lý và nghiên cứu văn hoá phải có được những chính
sách, những phương thức phù hợp với thực tiễn, đề cao những chuẩn mực, phê phán
những lệch chuẩn, tạo cho người dân một môi trường đặc biệt trong lành để họ vui chơi,
tu dưỡng, thực hành nghi lễ, hoàn thiện nhân cách của mình. Xây tốt để chống xấu luôn
luôn là một giải pháp mang ý nghĩa tích cực trong bất cứ lĩnh vực phương diện hay hoạt
động xã hội nào, trong đó có lĩnh vực xây dựng môi trường văn hoá và văn hoá môi
trường thông qua lễ hội cổ truyền.
3.2.2. Giải pháp
Từ mục tiêu và phương hướng trên đây, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa Lễ hội chùa Keo trên địa bàn 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình cần quan tâm việc thực
hiện một số giải pháp sau đây:
Trước hết, các nhà khoa học xã hội, khoa học văn hoá cần nghiên cứu chuyên sâu,
phân định rạch ròi các khái niệm: tôn giáo, tín ngưỡng, mê tín dị đoan... để tuyên truyền
cho người dân hiểu được quan niệm chính thống mang tính nhà nước giúp họ có thể phân
định được các hành vi thuộc dạng nào trong thực hành lễ hội. Đồng thời, chúng ta tìm
cách để người dân hiểu và nhận thức được ranh giới giữa sinh hoạt tín ngưỡng với các
hoạt động mê tín dị đoan. Mục đích của biện pháp này là làm cho người dân hiểu được
rằng: Tín ngưỡng là nhu cầu tinh thần thiết yếu của một bộ phận dân cư, nó đang và sẽ
tồn tại cùng dân tộc Việt Nam trong quá trình xây dựng đất nước Việt Nam dân chủ, văn
minh, hiện đại, giầu mạnh và tươi đẹp. Tự do tín ngưỡng đã được xác định ngay từ những
năm đầu lập quốc và được thể hiện trong Hiến pháp năm 1946, cũng như sau này nội hàm
về tự do tín ngưỡng đã được mở rộng, tiếp tục được ghi nhận và phát triển trong các văn
bản Hiến pháp sau này. Những năm gần đây, có một số văn bản pháp luật tiếp tục cụ thể
hoá tư tưởng của Hiến pháp nước ta về tín ngưỡng và tôn giáo như: Nghị quyết số 25-
NQ/TW ngày 12- 3- 2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Pháp lệnh tín ngưỡng,
tôn giáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội... Ngoài ra chúng ta phải có kế hoạch, biện
pháp tuyên truyền những văn bản luật, dưới luật... xuống người dân để họ hiểu được
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta.
Bên cạnh đó, chúng ta phải làm cho cán bộ và nhân dân hiểu và nhận thức đúng,
đầy đủ thế nào là tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng; tầm quan trọng của việc
bài trừ mê tín dị đoan. Cần kiên trì giáo dục, hạn chế những yếu tố thiếu lành mạnh, mê
tín dị đoan trong việc tổ chức lễ hội chùa Keo như: xem bói, xem quẻ...; cần làm cho mọi
người thấy rõ những nguy hại của việc lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo để
hoạt động chia rẽ dân tộc, tổn hại đến tính mạng... Qua đó tuyên truyền, giáo dục để
người dân hiểu rằng: Nhà nước Việt Nam sẽ kiên quyết xử lý nghiêm những kẻ lợi dụng
tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá vỡ sự ổn định chính trị – xã hội, gây rối trật tự công
cộng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Ngày nay, trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, các hoạt hiện tượng mê tín dị đoan
đang có xu hướng phát triển và lan tràn, đan xen vào các hoạt động tín ngưỡng và các lễ
hội dân gian. Vì vậy, cần phải đấu tranh ngăn chặn các hoạt động trên. Vấn đề bài trừ mê
tín dị đoan đã được đề cập rất nhiều trong các nghị quyết, thông tư (nhất là thông tư của
Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch). Gần đây, tại Nghị quyết số 25- NQ/TW của Ban chấp
hành Trung ương Đảng cũng nêu: “ Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt
động mê tín dị đoan...” [18, tr.49]
Thứ hai, phân định rất rõ ràng nội dung cơ bản của một lễ hội cổ truyền dựa trên
cấu trúc của lễ hội chùa Keo, thậm trí nắm rõ được khung cơ bản của lễ hội: gồm những
phần gì (chẳng hạn phần lễ và phần hội) từng phần có những hoạt động gì... có như vậy
thì việc quản lý kiểm tra thực hành lễ hội mới chặt chẽ, dễ dàng loại trừ được hoạt động
lệch chuẩn.
Thứ ba, đưa cán bộ am tường về lễ hội, về văn hoá, tôn giáo vào công tác quản lý,
tổ chức và thực hành lễ hội chùa Keo, tạo điều kiện tổ chức đúng, sinh động lễ hội cổ
truyền này. Việc xây dựng củng cố, kiện toàn tổ chức cán bộ làm công tác văn hoá tôn
giáo, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Cán bộ tốt, mọi việc sẽ tốt”, trong thời gian tới
Thái Bình và Nam Định cần lựa chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá, tôn
giáo vừa có năng lực, có hiểu biết về văn hoá, tôn giáo, hiểu biết về pháp luật, có nhiệt
tình trách nhiệm, tinh tế trong xử lý công việc. Đồng thời cũng quan tâm tới công tác đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ
làm công tác văn hoá, tôn giáo để đáp ứng yêu cầu tuyên truyền, tổ chức và quản lý lễ hội
ở địa phương.
Thứ tư, cần có giải pháp kinh tế – xã hội đối với hoạt động lễ hội chùa Keo như:
xã hội hóa công tác thực hành lễ hội bằng cách tự người dân quyên góp kinh phí, nhân
tài vật lực cho tổ chức lễ hội; lập quỹ nhà nước cho việc tổ chức lễ hội, sử dụng tốt tiền
thu được qua dịch vụ để tái đầu tư cho tôn tạo di tích, danh thắng, ngăn ngừa xu hướng
thương mại hoá lễ hội. Việc xã hội hóa hoạt động trùng tu, bảo dưỡng thường xuyên các
công trình di tích tôn giáo, tín ngưỡng nói chung và chùa Keo nói riêng là rất cần thiết
có ý nghĩa giáo dục sâu sắc và mang tính bền vững trong hoạt động tâm linh, hoạt động
lễ hội tại chùa. Do vậy đây là vấn đề mà các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp
cần đầu tư nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng trên.
Để làm được điều này cần phải từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
cho nhân dân, phải làm cho người dân hiểu được cái đúng, cái sai, cái hay, cái dở... để rồi
họ tự giác loại những hiện tượng tiêu cực và phát huy những yếu tố tích cực trong tổ chức
lễ hội chùa Keo.
Con người luôn theo đuổi những hoạt động có mục đích nhằm thoả mãn những
nhu cầu của mình. Con người luôn không tự hài lòng và thoả mãn với những gì mình
đang có và trong cuộc sống họ luôn vươn tới những gì tốt đẹp. Khi những mong muốn,
những nhu cầu của con người không được thoả mãn trong đời sống vật chất và cả trong
đời sống tinh thần thì họ nảy sinh nhu cầu cứu giúp, sự phù hộ độ trì của các bậc thánh
thần. Tuy nhiên nếu thực hiện việc lễ bái thái quá sẽ dẫn đến những hành vi tiêu cực. Để
hạn chế những hành vi tiêu cực trong lễ hội chùa Keo, chúng ta phải từng bước nâng cao
đời sống vật chất của nhân dân, phải đảm bảo các nhu cầu ăn, mặc, ở, việc làm... cho
nhân dân. Đồng thời phải khai thác triệt để những thế mạnh của tỉnh như: các làng nghề
truyền thống, đất đai phì nhiêu mầu mỡ, có đội ngũ lao động đông đảo vừa có kinh
nghiệm vừa có tri thức ... Từ đó người dân có điều kiện nâng cao văn hoá, hiểu biết khoa
học, thoát khỏi những hủ tục lạc hậu, những tư tưởng mê tín dị đoan.
Không chỉ dừng lại ở việc nâng cao đời sống vật chất, mà còn phải đồng thời nâng
cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Chăm lo, xây dựng đời sống tinh thần cho nhân dân,
dựa trên cơ sở giữ gìn và phát huy những giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp, tiếp thu có
chọn lọc những tinh hoa văn hoá của nhân loại, hoà đồng nhưng không hoà tan... Nâng
cao đời sống tinh thần cho nhân dân nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đảm bảo quyền tự
do, dân chủ của nhân dân... việc tổ chức lễ hội chùa Keo nhằm phát huy những giá trị tích
cực của đạo Phật như: tính hướng thiện của con người, lòng từ bi, bác ái... giáo dục con
người sống phải có nghĩa, có tình. Trọng nghĩa hơn tiền bạc, có lòng vị tha, ở hiền gặp
lành...
Bên cạnh đó, chúng ta cần phải nâng cao trình độ nhận thức của quần chúng nhân
dân về mọi mặt như: trình độ văn hoá, sự hiểu biết về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, nâng cao nhận thức đúng đắn về tín ngưỡng, tôn giáo và đường lối, chính
sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về quyền tự do tín ngưỡng của mọi người dân.
Đồng thời giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng yêu nước, bản sắc văn hoá .... của
dân tộc ta.
Thứ năm, có giải pháp văn hoá cho hoạt động lễ hội, tức là nghiên cứu cấu trúc lễ
hội, hoạch định những mô hình mang tính văn hoá cao cho lễ hội; đồng thời khai thác
những điểm riêng có giá trị của hội làng; động viên mọi nguồn lực văn hoá trong tổ chức
lễ hội truyền thống và lễ hội mới, khiến hoạt động này trở thành môi trường tập trung văn
hoá cao độ không thể thiếu của cá nhân, cộng đồng. Gắn chặt việc tổ chức lễ hội chùa
Keo với phong trào bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo vệ di tích danh thắng, xây dựng
môi trường văn hoá - xã hội lành mạnh, giữ gìn phong tục tập quán tốt đẹp của người dân.
Mục đích của biện pháp này là tạo ra một môi trường tín ngưỡng trong lễ hội chùa Keo
với những nghi thức thờ cúng trong tín ngưỡng, tôn giáo để từ đó giảm mạnh những yếu
tố tiêu cực, mê tín dị đoan trong xã hội.
Việc xây dựng môi trường văn hoá - xã hội lành mạnh trong những dịp tổ chức lễ
hội là việc khó khăn và phức tạp vì vậy cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành
có liên quan từ trung ương đến địa phương. Bên cạnh đó chúng ta không quên bồi dưỡng
kiến thức khoa học để hướng các hoạt động tín ngưỡng vào việc xây dựng con người
mới, xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tại đình, chùa... nơi diễn ra các lễ hội là nơi thu hút nhiều người tham gia sinh
hoạt tâm linh, sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Muốn có một môi trường văn hoá - xã hội
lành mạnh thì ngay từ những nơi này phải có những quy hoạch sắp xếp, hướng dẫn và
quản lý của các cấp chính quyền.
Xây dựng môi trường văn hoá - xã hội lành mạnh và lưu giữ nền văn hoá đậm đà
bản sắc dân tộc cùng với lễ hội chùa Keo chúng ta phải biết kết hợp ba yếu tố: Tính tín
ngưỡng, tính văn hoá và tính dân tộc. Lễ là nguyên nhân thứ nhất dẫn đến việc hình thành
hội trong các lễ hội, nhưng muốn phát triển yếu tố hội mà làm mất đi những yếu tố truyền
thống dân tộc và tính tín ngưỡng hay tính “thiêng” của lễ thì hội cũng khó mà tồn tại
được lâu dài.
Trong lễ hội chùa Keo hiện nay, còn đan xen nhiều yếu tố mê tín dị đoan. Để nhận
thức đúng đắn về tín ngưỡng và phân biệt nó với mê tín dị đoan là một vấn đề không đơn
giản. Vì thế, chúng ta phải khéo léo, mềm dẻo nhưng không mất đi tính nghiêm minh của
pháp luật, đồng thời phải cảnh giác và đấu tranh với những âm mưu thủ đoạn “diễn biến
hoà bình”.
Tóm lại, có thể có rất nhiều giải pháp nhưng có thể xem những giải pháp trên đây
là cơ bản. Để lễ hội chùa Keo tại 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình hoạt động theo hướng
tiến bộ, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp. Tuy
nhiên, để thực hiện có hiệu quả những giải pháp trên còn phụ thuộc vào đặc thù riêng của
từng địa phương, ngoài ra cũng cần có những biện pháp cụ thể hoặc có thể tập trung ở
biện pháp này hay biện pháp khác nhiều hơn.
Để những giải pháp trên được thực hiện có hiệu quả và đi vào thực tiễn cuộc sống.
Xin đưa ra một vài kiến nghị nhằm nhanh chóng đưa ra những quan điểm, hướng dẫn cụ
thể, kịp thời sát thực tế trong công tác văn hoá, tôn giáo nói chung và việc tổ chức lễ hội
chùa Keo nói riêng, góp phần cụ thể hoá đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước ta trong thời gian tới. Một số kiến nghị đó là:
- Các Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch kết hợp với Ban Tôn giáo và các sở, ban,
ngành khác cần phải tiếp tục tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng,
Nhà nước về tôn giáo, văn hoá đặc biệt là tiếp tục nâng cao nhận thức về những nội dung
của Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo và Nghị định số 22- 2005/ NĐ- CP hướng dẫn một số
điều Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ làm công tác văn
hoá, tôn giáo và đông đảo quần chúng nhân dân.
- Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch cần kết hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường,
Bảo tàng tỉnh nhanh chóng thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh chấp nhận cho trùng tu,
sửa chữa một số hạng mục của chùa Keo Nam Định và chùa Keo Thái Bình. Đồng thời
với việc tu sửa, xây dựng, các Sở cần quản lý tốt tránh tình trạng phá vỡ nét kiến trúc vốn
có của ngôi chùa, bảo vệ tốt các di tích. Đất đai các di tích cần được bảo vệ, các công
trình kiến trúc, các nguồn cổ vật phải được bảo quản, lưu giữ, phục vụ cho công tác
nghiên cứu và giáo dục truyền thống, thực hiện tốt Luật Di sản văn hoá đã được Quốc
hội khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua. Các sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội
diễn ra trong di tích được tổ chức theo Quy chế lễ hội của Bộ Văn hoá- Thể thao và Du
lịch, Ban Quản lý di tích và nhân dân địa phương.
- Để lễ hội chùa Keo phát triển bền vững và lành mạnh, vấn đề bảo vệ môi
trường sinh thái trong khuôn viên và xung quanh chùa cũng như trong quá trình diễn ra
lễ hội là rất cần thiết. Các cơ quan chức năng cần có kế hoạch trước mắt và dài hạn
trong việc triển khai các nội dung trên gắn với quá trình tồn tại và hoạt động Lễ hội
diễn ra tại chùa Keo trên địa bàn hai tỉnh Thái Bình và Nam Định. Vì vậy, Sở Tài
nguyên và Môi trường cần kết hợp với các sở, ban, ngành khác trong việc hướng dẫn
các địa phương tổ chức lễ hội đảm bảo vệ sinh, môi trường trong sạch, bảo vệ tốt cảnh
quan xung quanh nơi tổ chức lễ hội. Cần ban hành những Nội quy, quy chế hoạt động
về Bảo vệ môi trường trong quá trình diễn ra lễ hội chùa Keo ở 2 tỉnh Thái Bình và
Nam Định.
- Đối với phòng Văn hoá và chính quyền địa phương sở tại cần thành lập Ban quản
lý di tích và lễ hội, thành viên trong ban quản lý cũng phải am hiểu ít nhiều về công tác
tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay và họ phải nhận thức đúng về đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Từ đó làm cho công
tác quản lý đạt hiệu quả cao.
- Ban quản lý di tích và lễ hội cần có sự quản lý toàn diện cả nội dung và phương
thức tiến hành, cả phần lễ, phần hội và kinh phí thu chi. Nhất là vấn đề công khai tài chính.
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo giấy…) các
cơ quan chức năng, chính quyền địa phương phối hợp và chỉ đạo Ban quản lý di tích chùa
Keo xây dựng các chương trình tuyên truyền về lịch sử thần tích, lễ hội, truyền thuyết
Thánh tổ Thiền sư Không Lộ, về giá trị kiến trúc, nghệ thuật, giá trị tôn giáo- Phật giáo, tín
ngưỡng cũng như vai trò của hoạt động văn hóa Lễ hội trong công cuộc phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương.. đối với cán bộ, nhân dân địa phương và khách thập phương đến
với chùa Keo để họ hiểu rõ những giá trị nhân văn và thực hiện đúng những hoạt động
trong sinh hoạt tín ngưỡng của mình.
- Tăng cường công tác tuyên truyền giá trị lịch sử, văn hóa của di tích chùa Keo và lễ
hội của chùa trong các dịp lễ hội cho nhân dân và thế hệ trẻ nhắm nâng cao ý thức văn hóa,
tâm linh lành mạnh, đúng hướng; nâng cao tinh thần trách nhiệm trong bảo vệ và tham gia
sinh hoạt lễ hội một cách lành mạnh.
- Phát huy vai trò của hệ thống chính trị, tổ chức chính trị, nhất là Phụ lão, Phụ nữ,
Đoàn Thanh niên trong việc bảo vệ, tuyên truyền giá trị lịch sử, văn hóa của chùa, phục
vụ tốt cho sinh hoạt cộng đồng và hoạt động Du lịch của địa phương và quốc gia ở đồng
bằng Bắc Bộ. Quy hoạch đưa chùa Keo vào bản đồ du lịch, tuyến tham quan nghiên cứu
của tỉnh Thái Bình và Nam Định một cách thiết thực, hiệu quả hơn nữa.
Nhìn chung việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Lễ hội chùa Keo trên địa bàn hai
tỉnh Nam Định và Thái Bình là hệ thống vấn đề liên quan đến nhận thức, đầu tư bảo tồn
công trình kiến trúc và môi trường của công trình theo hướng bền vững; là vấn đề tuyên
truyền nâng cao niềm tự hào và ý thức của người dân trong lễ hội; là vấn đề phát huy vai
trò của các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp trong quy hoạch, quản lý và tổ chức
lễ hội đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh và nhu cầu phát triển của đất nước cũng như
của các địa phương hiện nay theo hướng hiện đại, công nghiệp hóa.
KếT LUậN
Lễ hội chùa Keo là một lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình và Nam Định, đó là lễ hội cổ
truyền mang tính lịch sử, truyền thuyết dân gian. Từ những kết quả khảo sát, miêu tả,
tổng hợp và phân tích lễ hội chùa Keo của hai tỉnh Thái Bình và Nam Định, trên cơ sở đặt
lễ hội này trong diện mạo chung của các lễ hội Đồng bằng Bắc bộ, có thể so sánh và rút
ra những đặc trưng riêng, chúng tôi đi đến một số nhận xét sau:
Lễ hội chùa Keo ở Thái Bình và Nam Định là lễ hội về một vị Quốc sư thời Lý mà
nhân dân đã phong Thánh đó là Thánh tổ Không Lộ, người đã có công chữa khỏi bệnh
cho nhà vua, được coi là ông tổ của nghề đúc đồng, nghề đánh cá. Đây là một lễ hội lớn
được tổ chức đều đặn hàng năm, vào dịp rằm tháng chín âm lịch. Lễ hội đã thể hiện đạo
lý truyền thống của dân tộc Việt Nam: “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
nhằm nhắc nhở thế hệ hôm nay và mai sau luôn tự hào về truyền thống của ông cha ta.
Lễ hội chùa Keo là một lễ hội lịch sử mang tính tôn giáo trong đó Đức Thánh tổ
Không Lộ là linh hồn của lễ hội, đây là lý do chính yếu nhất để lễ hội tồn tại và bảo lưu,
là sự gắn kết mọi thành viên gần xa của cộng đồng làng xã. Lễ hội chùa Keo bao gồm
nhiều phần Lễ và phần Hội làm cho lễ hội thêm sinh động, thu hút đông đảo quần chúng
nhân dân tham gia.
Sự thờ cúng được bày tỏ bằng phần lễ và hội. Đây là dịp để nhân dân thoả mãn
nhu cầu về tâm linh, thoả mãn nhu cầu “đền ơn đáp nghĩa” tiền nhân, bên cạch đó, còn là
dịp để họ biểu dương lực lượng, củng cố, thắt chặt tình đoàn kết làng xóm, cộng đồng
(hoạt động đua trải, rước phụng nghinh…) đồng thời mở rộng giao lưu văn hoá với
những vùng lân cận.
Ngày nay, trong điều kiện xã hội hiện đại, con người càng ngày càng khẳng định
“cái cá nhân”, “cá tính” của mình thì không vì thế cái “cộng đồng” bị phá vỡ, mà nó chỉ
biến đổi các sắc thái và phạm vi, con người vẫn phải nương tựa vào cộng đồng, có nhu
cầu cố kết cộng đồng, trong điều kiện như vậy, lễ hội vẫn giữ nguyên giá trị biểu tượng
của sức mạnh cộng đồng và tạo nên sự cố kết cộng đồng ấy.
Bên cạch đời sống vật chất thì nhu cầu về đời sống tâm linh là nhu cầu không thể
thiếu của cộng đồng làng xã người Việt. Đó là đời sống của con người hướng về cái cao
cả thiêng liêng - chân thiện mỹ- cái mà con người ngưỡng mộ – ước vọng, tôn thờ, trong
đó có niềm tin tôn giáo tín ngưỡng. Như vậy, tôn giáo tín ngưỡng thuộc về đời sống tâm
linh, tuy nhiên không phải tất cả đời sống tâm linh là tôn giáo tín ngưỡng. Chính tôn giáo
tín ngưỡng, các nghi lễ, lễ hội góp phần làm thoả mãn nhu cầu về đời sống tâm linh của
con người, đó là “cuộc đời thứ hai”, đó là trạng thái “thăng hoa” từ đời sống trần tục,
hiện hữu.
Lễ hội chùa Keo là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng – văn hoá cộng đồng của
nhân dân ở nông thôn. Trong lễ hội đó, nhân dân tự đứng ra tổ chức, chi phí, sáng tạo và
tái hiện các sinh hoạt văn hóa cộng đồng và hưởng thụ các giá trị văn hoá và tâm linh, do
vậy, lễ hội chùa Keo bao giờ cũng thấm đượm tinh thần dân chủ và nhân bản sâu sắc. Đặc
biệt trong “thời điểm mạnh” của lễ hội, khi mà tất cả mọi người chan hoà trong không khí
thiêng liêng, hứng khởi thì các cách biệt xã hội giữa cá nhân ngày thường dường như
được xóa nhoà, con người cùng sáng tạo, và hưởng thụ những giá trị văn hoá của mình.
Điều này có phần nào đối lập với đời sống thường nhật của những xã hội phát triển, khi
mà phân công lao động xã hội đã được chuyên môn hoá, nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ
văn hoá của con người đã phần nào tách biệt. Do vậy, con người trong xã hội hiện đại,
cùng với xu hướng dân chủ hoá về kinh tế, xã hội thì cũng diễn ra quá trình dân chủ hoá
về văn hoá. Chính nền văn hoá truyền thống, trong đó có lễ hội cổ truyền là môi trường
tiềm ẩn những nhân tố dân chủ trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá ấy.
Lễ hội chùa Keo không chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hoá dân tộc, mà còn
là môi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hoá dân tộc ấy. Thông qua sinh hoạt
lễ hội truyền thống, đặc biệt là những thuần phong mỹ tục đã và đang ngày càng khơi dậy,
khuyến khích và tạo môi trường tốt cho cái chân, thiện, mỹ phát triển, đề cao kỷ cương
gia đình và xã hội trong mỗi tâm hồn con người Việt Nam, làm cho họ biết nhớ về cội
nguồn, gắn bó và yêu quê hương, cộng đồng, dân tộc, muốn sống một cuộc sống có ý
nghĩa hơn, vì sự tồn tại và phát triển của quê hương, đất nước. Cuộc sống của con người
Việt Nam không phải lúc nào cũng là ngày hội, mà trong chu kỳ một năm, với bao ngày
tháng nhọc nhằn, vất vả, lo âu để rồi “xuân thu nhị kỳ”, cuộc sống nơi thôn quê vốn tĩnh
lặng ấy vang dậy tiếng trống chiêng, nở bừng cơ hội, người người tụ hội nơi đình đền,
chùa mở hội. Nơi đó, con người hoá thân thành văn hoá, văn hoá làm biến đổi con người,
một “bảo tàng sống” về văn hoá dân tộc được hồi sinh, sáng tạo và trao truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác. Đã ai đó từng nói làng xã Việt Nam là cái nôi hình thành, bảo tồn,
sản sinh văn hoá truyền thống của dân tộc nhất là trong hoàn cảnh bị xâm lược và đồng
hoá. Trong cái làng xã nghèo nàn ấy, ngôi đình mái chùa, cái đền và cùng với nó là lễ hội
với “xuân thu nhị kỳ” chính là tâm điểm của cái nôi văn hoá đó. Không có làng xã Việt
Nam thì cũng không có văn hoá Việt Nam. Điều này càng cực kỳ quan trọng trong điều
kiện xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá và toàn cầu hoá hiện nay khi mà sự nghiệp bảo
tồn, làm giầu và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc trở nên quan trọng hơn bao giờ
hết thì làng xã và lễ hội Việt Nam lại gánh một phần trách nhiệm là nơi bảo tồn, làm giầu
và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Vì vậy, sinh hoạt lễ hội đang ngày càng trở thành
yếu tố không thể thiếu trong đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của nhân dân, với tư
cách là “một bảo tàng bách khoa năng động về lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, tín ngưỡng
và tôn giáo…” [61, tr.12] lễ hội sẽ góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc,
góp phần làm cho nền văn hoá cũng như dân tộc, đất nước ngày càng đổi mới và phát
triển theo con đường của nhân loại hoà bình và tiến bộ
DANH MụC TàI LIệU THAM KHảO
1. Toan ánh (1991), Phong tục Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
2. Toan ánh (1992), Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
3. Ban Quản lý di tích chùa Keo Hành Thiện (2005), Di tích lịch sử văn hoá chùa Keo
Hành Thiện xã Xuân Hồng.
4. Ban Tôn giáo Chính phủ (2005), Văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng tôn
giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
5. Bảo tàng tỉnh Thái Bình (2000), Di tích lịch sử chùa Keo tỉnh Thái Bình.
6. Nguyễn Chí Bền (1999), Văn hoá dân gian Việt Nam- những suy nghĩ, Nxb Văn hoá
dân tộc, Hà Nội.
7. Phan Kế Bính (1992), Việt Nam phong tục, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
8. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (1990), Nghị quyết 24/BCT về tăng
cường công tác tôn giáo trong tình hình mới.
9. Chủ tịch nước (ngày 29/6/2004), Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo.
10. Phan Hữu Dật (chủ biên) (1992), Văn hoá- Lễ hội của các dân tộc ở Đông Nam á,
Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.
11. Phan Hữu Dật, Lê Ngọc Thắng, Lê Sỹ Giáo, Lâm Bá Nam (1993), Lễ cầu mùa của
các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
12. Chu Xuân Diên (2001), Văn hoá dân gian- mấy vấn đề phương pháp luận và
nghiên cứu thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13. Ngô Văn Doanh (1998), Lễ hội Rija Nwgar của người Chăm, Nxb Văn hóa Dân tộc,
Hà Nội.
14. Phan Đại Doãn (1996), "Vài nét về tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam thế kỷ XIX",
Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (3).
15. Nguyễn Đăng Duy (1996), Văn hoá tâm linh, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
16. Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ Văn hoá và Phát triển ở
Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam- Viện Nghiên cứu tôn giáo, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành
Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Mai Thanh Hải (2005), Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hoá-
Thông tin, Hà Nội.
20. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
21. Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội một nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
22. Lê Như Hoa, Trần Bình Minh (2001), Tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, Nxb Văn
hoá thông tin, Hà Nội.
23. Phan Kim Huê (2000), Lễ tục Việt Nam xưa và nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
24. Hà Tiến Hùng (1997), Lễ hội và danh nhân lịch sử Việt Nam, Nxb Văn hoá thông
tin, Hà Nội.
25. Đỗ Quang Huyên (2009), Làng Hành Thiện- 60 năm kế thừa và phát triển (1945-
2005).
26. Đỗ Quang Hưng (2002), Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo Nam bộ, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
27. Đinh Gia Khánh (1992), "Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hoá dân gian ở
Việt Nam", Tạp chí Văn học.
28. Lê Văn Kỳ (1996), Mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt và các lễ hội về các
anh hùng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
29. Nguyễn Quang Lê (2001), Khảo sát thực trạng văn hoá lễ hội.
30. Phạm Việt Long (1998), Một số giá trị văn hoá truyền thống với đời sống văn hoá ở
cơ sở nông thôn hiện nay, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
31. Đặng Văn Lung, Võ Thị Hảo (1997), Nghiên cứu văn nghệ dân gian Việt Nam...,
Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
32. Nguyễn Đức Lữ (1992), Về tự do tín ngưỡng và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng ở
Việt Nam, Luận án Phó tiến sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội.
33. Nguyễn Đức Lữ (1994), Tổng luận tình hình tôn giáo, Trung tâm Thông tin Khoa
học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.
34. Nguyễn Đức Lữ (2001), "Tín ngưỡng thành hoàng và thờ Vua Hùng ở Việt Nam",
Tạp chí Sinh hoạt lý luận, Xuân Tân Tỵ.
35. Nguyễn Đức Lữ (2005), Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, Nxb
Tôn giáo, Hà Nội.
36. Nguyễn Đức Lữ (chủ biên) (2007), Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở
Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
37. Hoàng Xuân Lương (2002), Văn hoá dân tộc một số vấn đề triết học, Nxb Văn hoá
dân tộc, Hà Nội.
38. Hoàng Lương (2002), Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt
Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
39. Trần Bình Minh (2000), Những tương đồng giữa các lễ hội cổ truyền Đông Nam á,
Viện Văn hóa-Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
40. Lê Hữu Nghĩa - Nguyễn Đức Lữ (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Tôn giáo và
công tác tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
41. Lê Xuân Quang (1996), Thờ thần ở Việt Nam, Tập2, Nxb Hải Phòng.
42. Lê Xuân Quang (2003), Thần tích Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
43. "Quan niệm về tín ngưỡng của Mác – Ăngghen" (1997), Tạp chí thông tin lý luận,
(3).
44. Nguyễn Minh San (1998), Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam, Nxb Văn hoá dân
tộc, Hà Nội.
45. Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, Trường Đại
học Văn hoá Hà Nội.
46. 60 lễ hội truyền thống ở Việt Nam (1995), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
47. Phạm Ninh Thảo, Trần Thị An, Bùi Xuân Mỹ (1997), Thành hoàng Việt Nam, Nxb
Văn hoá thông tin, Hà Nội.
48. Bùi Thiết (2000), Từ điển hội lễ Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
49. Ngô Đức Thịnh (1996), Đạo Mẫu ở Việt Nam, tập 1, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
50. Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà
Nội.
51. Hồ Đức Thọ (2003), Lễ hội cổ truyền ở Nam Định, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
52. Thờ thần ở Việt Nam (1996), Tập 1,2 , Nxb Hải phòng.
53. Tôn giáo tín ngưỡng hiện nay, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết (1996), Hà
Nội.
54. Lê Huy Trâm- Hoàng Anh Nhân (2001), Lễ tục, lễ hội truyền thống xứ Thanh, Nxb
Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
55. Chu Quang Trứ (2001), Di sản văn hoá dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt
Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
56. Đặng Nghiêm Vạn (2001), Dân tộc Văn hoá Tôn giáo, Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội.
57. Đặng Nghiêm Vạn (2001), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
58. Viện Văn hoá dân gian (1992), Lễ hội cổ truyền, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
59. Tân Việt (1994), Phong tục cổ truyền Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
60. Lưu Trung Vũ, Ngô Đức Thịnh (1992), Lễ hội cổ truyền, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
61. Lưu Trung Vũ, Nguyễn Hồng Dương (1997), Lịch lễ hội, Nxb Văn hoá thông tin,
Hà Nội.
62. Trần Quốc Vượng (2003), Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn học, Hà
Nội.
Phụ lục
Phụ lục 1
Bài ca về lễ hội chùa Keo Hành Thiện
Chúc mừng thiên tải vạn niên,
Thanh nhàn kể chuyện thánh tiên hội hè.
Thu thi tháng Chín đã kề,
Xóm làng khấp khởi các phe reo hò.
Mồng ba mồng bốn hẹn hò,
Rủ nhau lên giếng kính cho lòng thành
Lọc đi lọc lại trong xanh
Nếp thì nhặt hết tịnh thanh mọi bề
Bánh giầy giá ruộng các phe
Tính cho đủ hết mọi bề mới sang
Sửa sang đường xá phong quang
Xa xôi buôn bán về làng hội Ông
Phướn cao mặt nguyệt đầu rồng
ó đen ngậm giải lụa hồng phất phơ
Chọn ngày hạ thuỷ dựng cờ
Gieo quẻ xin Thánh chọn giờ mở sông
Ngân vang chín tiếng chuông đồng
Hai mốt chiếc trải đồng lòng hò reo
Ngày ngày gắng sức tập chèo
Bảo nhau cố sức mà theo giải làng
Chủ hội chọn những quan sang
Cụ nào thanh khiết thì dân mới dùng
Mười hai nghe hiệu trống tùng
Kén giai phù giá hội cùng phụng nghinh
Rước lư hương xuống tận đình
Rợp đường cờ kéo tùng dinh nhạc thiều
Các dong bày lễ bái triều
Cầu xin lân nội được điều tiêu tai
Lắng tai nghe tiếng truyền bài
Thành tâm phụng Thánh ai hoài ngại chi
Rồng mây gặp hội có khi
Tranh khôi chiếm bảng tới kỳ vinh hoa
Lễ rồi xin thẻ lui ra
Theo hầu kiệu Thánh nguy nga hương trầm
Phụng nghinh Thánh giá hồi cung
Mười ba trống thúc lung bung rước đèn
Mười tư chầu kệ Thánh hiền
Cờ người đấu trí liên miên ba ngày
Ngày rằm mới thật vui thay
Rợp đường cờ kéo gió bay phật phờ
Nguy nga kiệu chính kiệu hờ
Kiệu bay nghiêng ngả lên trời xuống âm
Người người vái lạy thành tâm
Cầu xin phúc lộc bách niên hoàn đồng
Lại thêm nhang án thuyền rồng
Long đình, tàn lọng, trống thùng nhạc công
Phụng nghinh Thánh giá xuất Đông
Đi qua 3 miếu vòng quanh đường làng
Ngọn cờ tỏ điệu Tây sang
Phụng nghinh Thánh giá Tam quan ngự tiền
Chuông ngân, trống dóng, khánh rền
Bài truyền vào cuộc bơi thuyền Thánh Tiên
Trong hồ thuyền cốc dô khoan
Ngoài sông thuyền trải chờ toan dô hò
Cờ phất, ống lệnh nổ to
Mặt sông rộn tiếng dô hò dô khoan
Nhấp nhô khăn đỏ, khăn vàng
Nhịp nhàng mái đẩy diễu hành quanh quanh
Ra ngoài sông cái bơi nhanh
Mấy vòng xuôi ngược đua tranh sức tài
Đường dài đấu sức dẻo dai
Cậy mũi bẻ lái qua phao kịp giờ
Gò Sáu, Rũng Trí, Mom Rô
Bổ xuôi bắt giải, phất cờ giáp phe
Đi sau giải trước bắt đè
Cồng vang pháo nổ hả hê reo “hà”
Thưởng mừng chèo lái phe ta
Rồi ra khăn áo hê ha lên chùa
Giải Làng, lộc Thánh, ơn Vua
Rước về khen thưởng cũng vừa canh ba
Chuyện vui trong xóm ngoài nhà
Mai ngày mãn hội còn là râm ran
Hẹn người tháng Chín năm sau…
Phụ lục 2
bài văn hò trong bơi trải cạn
Trung hưng trợ nghiệp hoàng đồ
Tôn phù xã tắc xuân thu thái bình
Việt Nam mừng có thánh minh
Hai ông cùng ở Hải Thanh mới về
Thinh nhà Lê quốc gia tràng tị
Họ thánh ông Nguyễn Thị sinh ra
Thiếu thời tiểu đĩnh vi gia
Đả ngư vi nghiệp tha bà phù du
Ông ở Thần phù ông về Giao Thuỷ
Đất anh linh đôi thánh truyền dương
Hai ông Thánh tổ uy cường
Lập làm đăng đó ngày ràng rong chơi....
Ơ đốc ! ! !
Tôi nhớ thuở trước ông Khổng Minh Không
Người sang giáo đồng đất đại Minh Quốc
Đem về đúc được tượng bụt Quỳnh Lâm
Tượng để muôn năm sang kinh Bắc sứ
Hỡi rương thành tự đất tốt địa hình
Lập làm phép thánh đúc chuông Phả lại
Lưu truyền vạn đại lập pháp thu minh
Chúa ngự thái bình âu ca cổ sướng
Công thành độ lượng khai quốc nguyên huân
Quân chỉ ư nhân thần chỉ ư kính
Quốc hội kỷ cương quân minh thần lương
Nhật nhật chiếu nguyệt lâm
Thiên hạ thái bình âu ca cổ vũ
Nay mừng hội đồng thượng hạ giáp ta
Trống phách hò la rước Ông xuống trải
Bơi chèo hai Ông, ông về vương hộ
Tiền đường lồ lộ ngói lợp chan chan
Ngoài cửa tam quan cột son rồng vẽ
Phép ông truyền để để lại lưu truyền
Đệ chí tam niên năng ba đại hội
ơ hò vậy ! ơ hò khoan!
Khoan bái lấy! lấy hay sao!
Mở hò lên!
Chúc thánh hoàng thiên trải trùng hưng
Vận trải trùng quang tái chúc Lê Hoàng
Chúc hội quang khoẻ như sơn
Bách sinh điạ phú rồng ấp bốn phương
Thiên hạ ngàn phương một lòng kính tín
Lại nhớ đến chư Phật mười phương
Rước ông về lại lâm giáng phúc
Hội đồng xã hương thôn tứ giáp
Tuổi sống lâu phúc thọ lão cường
Nội tung đình sửa sang mũ áo
Đóng đai cân tiều trực phủ đường
Ngoài bốn phe sắp sẵn túi khăn
Bày ràn rạt bốn hàng thong thả
Rước Ông về hội đồng hương thôn
Để lưu truyền vạn đại tử tôn! ơ hò
Trung hưng trợ nghiệp văn võ thất tuy
Cao tổ nhập môn quốc tị dân an
Xã tắc tràng cửu giời sinh đức thánh
Chùa ở Hải Thanh Thác hoá anh minh
Hành cung Giao Thuỷ thần phù nhị khí
Xuất thánh nhập thần về Thần Quang tự
Ông về vương hộ hội đồng hương xã
Lúa tốt đùn đùn khen đồn đệ nhất
Cái hò tôi chúc mừng ông trùm vầy
Bốn Ông cùng nghe, nghe tôi chúc thọ
ấy là con họ giữ đất cắm thuyền
Để chí tam niên năng mà mở hội
ơ đốc!
Phách nọ sang phách kia (đổi vị trí)
Nhất tị đinh thời trung hưng vạn trải
Tôi mừng quốc gia thiên tử
Nguyễn chúa hưng vương Quốc hội kỷ cương
Nhân vật khang cường tỉ xí tỉ cương
Viết an viết thọ văn thời thi đỗ
Danh kiếm bằng vàng vũ thời vinh quy
Công hầu vạn đại nam nữ trẻ già
Bình an phú quý. ơ đốc!
Mở hò đốc phách thượng hạ dưới trên
Ăn chay cầu đạo mười rằm thái tảo
Đóng cái tỉ thìn giờ dần nguyệt thiên
Thiên đinh thiên quý thánh tổ nhị vị
Giáng phúc lưu ân đến đầu giờ Dần
Bốn phe cùng chủa bốn Ông hội chủ
Tự nguyện vái Ông, Ông xuống làng tôi
Làng tôi được nhất, được tấm lụa then
Thiên hạ đồn khen âm dương đã được
Dù che ràn rạt, rước Ông lên đền
Bên tả nước chảy tuôn tuôn
Bên hữu núi mọc chan chan
Tả thanh long có rồng uốn khúc
Hữu bạch hổ tự vũ chan chan
Ngoài cửa tam quan
Cột son rồng vẽ
Phép Ông truyền để
Để lại lưu truyền
Đệ chí tam niên
Làng ta đại hội
ơ đốc !
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
Chương 1: Một số vấn đề về lễ hội ở Việt Nam 10
1.1. Khái niệm, quá trình hình thành lễ hội 10
1.2. Các loại hình lễ hội 24
Chương 2: Thực trạng, đặc điểm, ảnh hưởng của lễ hội chùa Keo ở
tỉnh Nam Định và Thái Bình 40
2.1.Thực trạng lễ hội chùa Keo 40
2.2. Đặc điểm lễ hội chùa Keo 62
2.3. ảnh hưởng của lễ hội chùa Keo 73
Chương 3: Phương hướng, giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy giá trị
lễ hội chùa Keo ở tỉnh Nam Định và Thái Bình 82
3.1. Xu hướng vận động biến đổi và những vấn đề đặt ra đối với lễ hội chùa
Keo ở tỉnh Nam Định và Thái Bình trong giai đoạn hiện nay 82
3.2. Phương hướng, giải pháp 89
Kết luận 101
Danh mục tài liệu tham khảo 104
Phụ lục 108
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN-Lễ hội chùa keo ở tỉnh nam định và thái bình.pdf