Luận văn Liên kết hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk

2. Đề nghị * Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần tăng cường hỗ trợ hộ nông dân, như: - Hỗ trợ vật tư đầu vào cho hộ nông dân bằng cách lựa chọn và đàm phán với các nhà cung cấp (máy móc, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) có uy tín để cung ứng cho hộ nông dân nhằm bảo đảm chất lượng, chủng loại và giá cả hợp lý; - Hỗ trợ kỹ thuật bằng cách tăng cường đội ngũ cán bộ (cả về số lượng và trình độ) để bảo đảm tư vấn kỹ thuật và quản lý, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất của hộ nông dân; thường xuyên đổi mới phương pháp hỗ trợ kỹ thuật cho hộ nông dân. Hình thành các nhóm (sở thích) hoặc tổ hợp tác, mỗi nhóm cử một nhóm trưởng, là người am hiểu kỹ thuật tốt nhất và có kỹ năng tổ chức giỏi, được tham gia các lớp tập huấn chuyên sâu về kỹ thuật, về trách nhiệm cộng đồng, xã hội, bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp có quy chế ưu đãi đối với các tổ trưởng. * Đối với Nhà nước: - Nhà nước tạo điều kiện về cơ chế, chính sách giúp các doanh nghiệp thực thi tốt vai trò nòng cốt, dẫn dắt trong mối liên kết, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến chính sách tín dụng, giúp doanh nghiệp ổn định tần số cung ứng và tăng khả năng cạnh tranh. Các hỗ trợ bao gồm: Áp dụng mức trần lãi suất cho vay phù hợp đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, xuất khẩu cà phê; Kéo dài thời gian vay vốn tín dụng xuất khẩu tối đa lên 36 tháng (thay vì thời gian 12 tháng trước đây); Đơn giản hóa thủ tục vay vốn để kịp thời giải ngân cho doanh nghiệp; Áp dụng lãi suất ưu đãi cho vay đối với mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gia tăng, nới rộng mức cho vay tương ứng với giá trị của dự án vay vốn. Đối với mô hình liên kết theo chuỗi giá trị khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ và doanh nghiệp không có đủ tài sản bảo đảm, ngân hàng có thể cho vay không tài sản bảo đảm trên cơ sở kiểm soát dòng tiền.

doc107 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Liên kết hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư xây dựng cơ sở chế biến cà phê ở những địa điểm phù hợp. 3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở huyện Krông Pắc 3.2.3.1. Nâng cao năng lực của hộ nông dân Phát triển mô hình liên kết bền vững hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê phụ thuộc vào khả năng, chất lượng và trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, vốn sản xuất, tổ chức quá trình sản xuất). Các giải pháp về tổ chức sản xuất và nâng cao năng lực của hộ nông dân góp phần phát triển mô hình liên kết bền vững hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê, gồm: (1) Nâng cao chất lượng nguồn lao động, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin thị trường và khoa học kỹ thuật Nâng cao nhận thức của nông dân về vai trò và sự cần thiết của liên kết đối với phát triển bền vững ngành hàng cà phê; Nâng cao chất lượng mạng lưới giáo dục đào tạo ở khu vục nông thôn, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa; Khuyến khích hình thành và phát triển nhóm (tổ, hội) của những người nông dân sản xuất cà phê (liên kết ngang) để sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm, trao đổi thông tin, giúp nhau trong sản xuất - kinh doanh; Tăng cường vai trò của các kênh thông tin chính thống để bảo đảm quyền bình đẳng cho người sản xuất - kinh doanh cà phê (2) Nâng cao năng lực tổ chức sản xuất của hộ nông dân trồng cà phê Thay đổi tập quán canh tác, thu hái và áp dụng nghiêm ngặt quy trình sản xuất; Cải tiến kỹ thuật chế biến và nâng cao năng lực chế biến, bảo quản để bảo đảm chất lượng sản phẩm. (3) Tăng cường vốn và trang thiết bị phục vụ sản xuất cà phê ở nông hộ Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các tổ chức tín dụng ở khu vực nông thôn sản xuất cà phê qua đó nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng vay vốn (cải tiến thủ tục cho vay để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho hộ sản xuất cà phê, ngân hàng cần kết hợp chặt chẽ với doanh nghiệp, cơ quan khuyến nông và chính quyền địa phương để nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn vay và hạn chế rủi ro); Tăng cường hỗ trợ từ phía các doanh nghiệp đối với hộ nông dân trong khâu cung ứng vật tư, phân bón, đầu tư trang thiết bị. - Hỗ trợ vật tư đầu vào cho hộ nông dân bằng cách lựa chọn và đàm phán với các nhà cung cấp (máy móc, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) có uy tín để cung ứng cho hộ nông dân nhằm bảo đảm chất lượng, chủng loại và giá cả hợp lý. Doanh nghiệp có thể ứng trước tiền hàng cho nhà cung cấp và thu mua sản phẩm của hộ nông dân với mức lãi suất ưu đãi. Sự hỗ trợ này không chỉ góp phần giải quyết khó khăn về vốn của hộ nông dân mà còn đóng vai trò thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ giữa các bên tham gia. - Đổi mới phương pháp hỗ trợ kỹ thuật cho hộ nông dân: Kết quả thảo luận nhóm có sự tham gia của nông dân đã chỉ ra rằng hình thức hỗ trợ truyền thống (định kỳ mở lớp tập huấn kỹ thuật với các nội dung không mới) khiến nông dân thấy nhàm chán. Doanh nghiệp cần tăng cường biện pháp hướng dẫn kỹ thuật tại vườn (rẫy) cà phê cho nông dân. Các hướng dẫn cần cụ thể theo cách thức “cầm tay chỉ việc” trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của từng nhóm nông dân và thời điểm tập huấn phù hợp. Hình thức này giúp nông dân được thực hành tại chỗ về kỹ thuật tỉa cành, tạo hình; cách thức bón phân theo địa hình, theo đặc điểm từng loại đất, vườn cây; cách thức quản lý dịch hại và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, Bên cạnh đó, phương pháp hỗ trợ kỹ thuật này cũng giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả công tác quản lý, giám sát kỹ thuật đối với hộ nông dân. 3.2.3.2. Nâng cao năng lực doanh nghiệp Năng lực của doanh nghiệp (bao gồm năng lực tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực) là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đối với việc duy trì và phát triển liên két bền vững hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê. Thực tiễn, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê với tiềm lực tài chính yếu, cơ sở vật chất và trình độ công nghệ chế biến còn ở mức thấp và chưa đồng đều, nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên môn thấp làm hạn chế mô hình liên kết bền vững giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê. Các giải pháp nâng cao năng lực của doanh nghiệp nhằm phát triển mô hình liên kết bền vững hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê trên địa bàn nghiên cứu được đề xuất bao gồm: (1) Nâng cao năng lực tài chính và năng lực nghiên cứu phát triển thị trường cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê. Nhà nước cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê trong nước, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh; Áp dụng mức trần lãi suất cho vay phù hợp đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê; Kéo dài thời gian vay vốn tín dụng xuất khẩu tối đa trên 36 tháng để giải quyết khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp trong thu mua và xuất khẩu cà phê; Đơn giản hóa thủ tục vay vốn. Tăng cường công tác đầu tư nghiên cứu phát triển thị trường, đặc biệt là cần tìm hiểu và nắm vững xu hướng cầu. (2) Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ kỹ thuật để hỗ trợ có hiệu quả hơn cho hộ nông dân và bảo đảm quản lý, giám sát đầy đủ và chặt chẽ kỹ thuật sản xuất của hộ nông dân - Tuyển chọn, đào tạo và phát triển kỹ năng cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật cộng tác viên; - Hình thành các nhóm (sở thích) hộ nông dân theo địa bàn hoặc tổ hợp tác, mỗi tổ/ nhóm cử một tổ trưởng/ nhóm trưởng, là người am hiểu kỹ thuật tốt nhất và có kỹ năng tổ chức giỏi; - Đổi mới phương pháp hỗ trợ kỹ thuật cho hộ nông dân, tăng cường biện pháp hướng dẫn kỹ thuật tại vườn (rẫy) cà phê, các hướng dẫn cần cụ thể theo cách thức “cầm tay chỉ việc” trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của từng nhóm nông dân và thời điểm tập huấn phù hợp. Bên cạnh đó cần đào tạo nâng cao nghiệp vụ kinh doanh cho đội ngũ cán bộ kinh doanh của các doanh nghiệp. (3) Tăng cường cơ sở vật chất và trình độ công nghệ phục vụ sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê của doanh nghiệp, lựa chọn và phát triển công nghệ phù hợp với điều kiện thực tiễn về nguồn nguyên liệu và khả năng tài chính. - Với mô hình liên kết hạt nhân trung tâm, doanh nghiệp cần đầu tư nâng cấp dây chuyền chế biến ướt để nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu thụ, tạo sản phẩm khác biệt để duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh. - Với mô hình liên kết trực tiếp, doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tại vùng nguyên liệu để xử lý chế biến kịp thời và hiệu quả nguồn nguyên liệu tại chỗ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư thiết bị chế biến ướt quy mô nông hộ cho hộ nông dân để nâng cao năng lực chế biến và chất lượng sản phẩm. - Với mô hình liên kết trung gian, ngoài hình thức hỗ trợ đầu tư thiết bị cho hộ nông dân, doanh nghiệp có thể tư vấn, hỗ trợ đối tác trung gian đầu tư nhà máy chế biến tập trung để chế biến cà phê cho các thành viên. 3.2.3.3. Tăng cường công tác điều tra và khảo sát thị trường Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, vai trò của thị trường đầu vào và đầu ra rất quan trọng nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất ổn định và bền vững, nông dân yên tâm sản xuất tạo nguồn sản phẩm đảm bảo chất lượng cung ứng cho thị trường trong nước và quốc tế. Trong những năm gần đây, sự biến động thất thường về cung cầu cà phê đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người nông dân. Để duy trì và phát triển các hình thức liên kết này, các doanh nghiệp cần làm tốt hơn công tác nghiên cứu thị trường, khảo sát nhu cầu thị trường nội địa và quốc tế để kịp thời hướng dẫn nông dân sản xuất cà phê đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. 3.2.3.4. Giải pháp về chính sách Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hướng dẫn cũng như hỗ trợ việc sản xuất theo hợp đồng, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân được diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên, cũng có những khó khăn được đặt ra đó là làm thế nào để nâng cao nhận thức về lợi ích khi thực hiện liên kết cho hộ nông dân, để họ tự nguyện tham gia vào các mô hình liên kết, cũng như làm sao để có thể thu hút được các doanh nghiệp thực hiện liên kết với nông dân trên địa bàn; ngoài ra để tăng tỷ lệ tiếp cận các chính sách của nhà nước về việc liên kết đối với bà con nông dân giúp họ hiểu hơn về hình thức hợp tác này cũng là một trong những khó khăn được đặt ra. Do đó, cầm có những giải pháp đối với hộ nông dân, doanh nghiệp cũng như Nhà nước nhằm vào 02 mục tiêu chính đó là: (1) Tiếp tục mở rộng và phát triển hình thức liên kết như đã nêu trên, tăng cường sự liên kết của doanh nghiệp và nông dân đối với mảng tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo mối liên hệ thật chặt chẽ trong chuỗi giá trị sản phẩm cà phê từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ; (2) Xây dựng mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp cả trong và ngoài địa bàn theo phương thức liên minh sản xuất nhằm nâng cao trình độ sản xuất hàng hóa của nông dân, từng bước xóa bỏ phương thức sản xuất theo kiểu tự phát với lối sản xuất lạc hậu, giúp nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm, phát triển bền vững cả về kinh tế, môi trường và xã hội. Để thực hiện tốt 2 mục tiêu này, một số giải pháp về cơ chế chính sách: - Nhà nước tạo điều kiện về cơ chế, chính sách giúp các doanh nghiệp thực thi tốt vai trò nòng cốt, dẫn dắt trong mối liên kết, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến chính sách tín dụng, giúp doanh nghiệp ổn định tần số cung ứng và tăng khả năng cạnh tranh. Các hỗ trợ bao gồm: + Áp dụng mức trần lãi suất cho vay phù hợp đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, xuất khẩu cà phê; + Kéo dài thời gian vay vốn tín dụng xuất khẩu tối đa lên 36 tháng (thay vì thời gian 12 tháng trước đây); + Đơn giản hóa thủ tục vay vốn để kịp thời giải ngân cho doanh nghiệp; + Áp dụng lãi suất ưu đãi cho vay đối với mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gia tăng, nới rộng mức cho vay tương ứng với giá trị của dự án vay vốn. Đối với mô hình liên kết theo chuỗi giá trị khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ và doanh nghiệp không có đủ tài sản bảo đảm, ngân hàng có thể cho vay không tài sản bảo đảm trên cơ sở kiểm soát dòng tiền. - Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn: Ưu tiên nguồn vốn, các chương trình, dự án, kết hợp thu hút đầu tư (các doanh nghiệp và nhân dân) để xây dựng hệ thống thủy lợi, hệ thống điện ở những khu vực chuyên canh cà phê, giúp các hộ nông dân giảm chi phí tưới. Kết hợp huy động nguồn vốn công - tư để xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, đáp ứng yêu cầu nước tưới cho sản xuất cà phê. - Tăng cường năng lực nghiên cứu phát triển thị trường cho doanh nghiệp, đặc biệt là cần tìm hiểu và nắm vững xu hướng cầu. Doanh nghiệp có thị trường đầu ra ổn định, duy trì tốt khả năng cạnh tranh, là điều kiện để quan hệ liên kết diễn ra trôi chảy và thông suốt. Phát triển kỹ năng đàm phán kinh doanh và coi trọng uy tín kinh doanh. Kỹ năng đàm phán tốt sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội trong kinh doanh, hạn chế tình trạng thua thiệt. - Tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự trong khu vực trồng cà phê để bảo đảm cà phê được thu hái chín, thông qua các hình thức i) Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự như kiểm tra tạm vắng, tạm trú chặt chẽ (vì trong mùa vụ thu hoạch cà phê, các hộ gia đình thuê hoặc mượn người nhà từ các nơi khác đến, lợi dụng cơ hội, các đối tượng xấu trà trộn vào khu vực để trộm cắp cà phê); ii) Thành lập tổ an ninh nhân dân, phối hợp với ban tự quản thôn (buôn), và công an viên để kiểm tra, bảo vệ vườn (rẫy) cà phê và iii) Khuyến khích hình thức liên kết các nhóm hộ sản xuất để tăng hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ vườn cà phê. 3.2.3.5. Tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội Theo kết quả phân tích ở trên, các tổ chức xã hội như hội nông dân, các tổ hợp tác, hợp tác xã, đóng via trò quan trọng trong việc khắc phục những hạn chế của người dân về ý thức chấp hành và sự thiếu hiểu biết về kiến thức pháp luật. Do đó, để nâng cao hiệu quả và phát triển các hình thức liên kết trong thời gian tới, cần phát huy tốt hơn vai trò của các tổ chức xã hội này. Các doanh nghiệp cũng có các chế độ đãi ngộ đối với các tổ chức xã hội này, gắn quyền lợi và trách nhiệm của họ với lợi ích và quyền lợi của cả doanh nghiệp và nông hộ trong việc liên kết. Tóm tắt Chương 3 1. Nghiên cứu thực trạng liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở huyện Krông Pắc cho thấy trên địa bàn huyện có 10.413 hộ nông dân có liên kết với doanh nghiệp. Bốn công ty có liên kết với hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu là Công ty Cà phê Thắng Lợi, Công ty Cà phê Phước An, Công ty Đắk Man và Công ty Anh Minh, trong đó công ty Anh Minh và Công ty Cà phê Thắng Lợi có quy mô số hộ liên kết lớn nhất. Ba mô hình liên kết phổ biến trên địa bàn nghiên cứu là mô hình hạt nhân trung tâm, mô hình tập trung trực tiếp và mô hình trung gian. 2. Về kết quả và hiệu quả liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê: Do năng suất cà phê và giá bán cao hơn nên hình thức liên kết trung gian cho kết quả và hiệu quả cao nhất. Đối với nhóm hộ có liên kết, nhờ được hỗ trợ đầu vào, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo đúng các nội dung cam kết về quy trình kỹ thuât nên đạt được giá bán và năng suất cao hơn. Kết quả là hiệu quả kinh tế sản xuất của nhóm hộ có liên kết cao hơn nhóm hộ không liên kết. 3. Việc phát triển các mô hình liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê chịu tác động của 5 nhóm yếu tố, bao gồm: (i) Năng lực của hộ nông dân; (ii) Năng lực của doanh nghiệp; (iii) Trình độ phát triển của thị trường và sự biến động của thị trường cà phê; (iv) Cơ chế chính sách; và (v) Vai trò của các tổ chức xã hội; trong đó yếu tố chính sách có tính chất quyết định đến việc hình thành các hình thức liên kết, yếu tố năng lực của hộ nông dân và năng lực của doanh nghiệp quyết định đến việc duy trì và phát triển các hình thức liên kết trên địa bàn nghiên cứu. 4. Để phát triển các hình thức liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới, một số giải pháp cần được quan tâm là: (i) Nâng cao năng lực của hộ nông dân; (ii) Nâng cao năng lực của doanh nghiệp; (iii) Tăng cường công tác điều tra và khảo sát thị trường; (iv) giải pháp về cơ chế chính sách; và (v) Tiếp tục củng cố và phát huy vai trò của các tổ chức xã hội trong việc hỗ trợ nông dân duy trì tốt việc liên kết. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận Huyện Krông Pắc là một trong những huyện có nền nông nghiệp phát triển nhất của tỉnh Ðắk Lắk. Trong đó, cà phê là cây trồng chủ lực và có vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện, đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân trên địa bàn. Theo thống kê năm 2015, huyện Krông Pắc có 17.661,8 ha chiếm 78,35% tổng diện tích cây lâu năm và 28,22% đất nông nghiệp, đạt tổng sản lượng cà phê hàng năm lên tới 36.782 tấn nhân. Việc liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ cà phê đã tạo điều kiện gắn bó giữa nhà sản xuất với đơn vị thu mua chế biến, xuất khẩu theo phương hướng ổn định lâu dài, giải quyết hài hoà về lợi ích kinh tế xã hội, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Hiện nay, trên địa bàn huyện Krông Pắc có 04 công ty đã và đang thực hiện liên kết khá thành công với nông dân trong sản xuất và tiêu thụ cà phê, đó là Công ty TNHH MTV cà phê Thắng Lợi, Công ty TNHH MTV cà phê Phước An, Công ty cà phê xuất khẩu Đắk Man, Công ty TNHH Anh Minh. Hình thức liên kết giữa các công ty với nông dân là hình thức hạt nhận trung tâm (giao khoán), tập trung trực tiếp và trung gian (thông qua hợp tác xã làm trung gian). Hộ nông dân tham gia liên kết sản xuất cà phê được các doanh nghiệp hỗ trợ nhiều mặt, nhất là tập huấn tiến bộ kỹ thuật giúp người nông dân từ bỏ dần thói quen canh tác truyền thống thiếu bền vững, tiết kiệm chi phí đầu vào trong sản xuất, từng bước nâng tính chuyên nghiệp trong hoạt động quản lý và sản xuất cà phê. Nhờ vậy, năng suất, sản lượng, chất lượng cà phê ở huyện Krông Pắc được nâng cao, khẳng định được vị thế trong hoạt động mua bán và xuất khẩu. Xét về hiệu quả sản xuất, năng suất của nhóm hộ tham gia liên kết cao sơn so với nhóm hộ không tham gia liên kết. Việc liên kết đã mang lại hiệu quả kinh tế rất rõ ràng thông qua việc tăng hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sử dụng vốn và cả hiệu quả sử dụng lao động. Đạt được hiệu quả về kinh tế này là sự kết hợp của cả 3 yếu tố: tăng năng suất cây cà phê, giảm chi phí đầu vào, giá cà phê được thu mua cao hơn. Bên cạnh hiệu quả về kinh tế của việc liên kết. Bên cạnh đó, việc thực hiện và phát triển liên kết tại địa phương cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Về mặt thuận lợi, người dân có ý thức chấp hành tốt các hợp đồng ký kết với công ty, ham học hỏi, có thái độ tích cực, tiếp thu kỹ thuật sản xuất thông qua các buổi tập huấn tương đối tốt; các công ty có tiềm lực kinh tế mạnh, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nhiều kinh nghiệm; Việc liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê trên địa bàn huyện Krông Pắc chịu tác động của các yếu tố năng lực của nông hộ, năng lực của doanh nghiệp và yếu tố về cớ chế chính sách. Do đó, để phát triển mô hình liên kết kinh tế này trong tương lai và hướng đến nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê, cần chú trọng đến các nhóm giải pháp nâng cao năng lực của hộ nông dân và doanh nghiệp cũng như hoàn thiện một số giải pháp về cơ chế chính sách liên quan đến việc hỗ trợ hộ nông dân và doanh nghiệp trong liên kết. 2. Đề nghị * Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần tăng cường hỗ trợ hộ nông dân, như: - Hỗ trợ vật tư đầu vào cho hộ nông dân bằng cách lựa chọn và đàm phán với các nhà cung cấp (máy móc, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) có uy tín để cung ứng cho hộ nông dân nhằm bảo đảm chất lượng, chủng loại và giá cả hợp lý; - Hỗ trợ kỹ thuật bằng cách tăng cường đội ngũ cán bộ (cả về số lượng và trình độ) để bảo đảm tư vấn kỹ thuật và quản lý, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất của hộ nông dân; thường xuyên đổi mới phương pháp hỗ trợ kỹ thuật cho hộ nông dân. Hình thành các nhóm (sở thích) hoặc tổ hợp tác, mỗi nhóm cử một nhóm trưởng, là người am hiểu kỹ thuật tốt nhất và có kỹ năng tổ chức giỏi, được tham gia các lớp tập huấn chuyên sâu về kỹ thuật, về trách nhiệm cộng đồng, xã hội, bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp có quy chế ưu đãi đối với các tổ trưởng. * Đối với Nhà nước: - Nhà nước tạo điều kiện về cơ chế, chính sách giúp các doanh nghiệp thực thi tốt vai trò nòng cốt, dẫn dắt trong mối liên kết, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến chính sách tín dụng, giúp doanh nghiệp ổn định tần số cung ứng và tăng khả năng cạnh tranh. Các hỗ trợ bao gồm: Áp dụng mức trần lãi suất cho vay phù hợp đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, xuất khẩu cà phê; Kéo dài thời gian vay vốn tín dụng xuất khẩu tối đa lên 36 tháng (thay vì thời gian 12 tháng trước đây); Đơn giản hóa thủ tục vay vốn để kịp thời giải ngân cho doanh nghiệp; Áp dụng lãi suất ưu đãi cho vay đối với mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gia tăng, nới rộng mức cho vay tương ứng với giá trị của dự án vay vốn. Đối với mô hình liên kết theo chuỗi giá trị khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ và doanh nghiệp không có đủ tài sản bảo đảm, ngân hàng có thể cho vay không tài sản bảo đảm trên cơ sở kiểm soát dòng tiền. - Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn: Ưu tiên nguồn vốn, các chương trình, dự án, kết hợp thu hút đầu tư (các doanh nghiệp và nhân dân) để xây dựng hệ thống thủy lợi, hệ thống điện ở những khu vực chuyên canh cà phê, giúp các hộ nông dân giảm chi phí tưới. Kết hợp huy động nguồn vốn công - tư để xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, đáp ứng yêu cầu nước tưới cho sản xuất cà phê. - Tăng cường năng lực nghiên cứu phát triển thị trường cho doanh nghiệp, đặc biệt là cần tìm hiểu và nắm vững xu hướng cầu. Doanh nghiệp có thị trường đầu ra ổn định, duy trì tốt khả năng cạnh tranh, là điều kiện để quan hệ liên kết diễn ra trôi chảy và thông suốt. Phát triển kỹ năng đàm phán kinh doanh và coi trọng uy tín kinh doanh. Kỹ năng đàm phán tốt sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội trong kinh doanh, hạn chế tình trạng thua thiệt. - Tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự trong khu vực trồng cà phê để bảo đảm cà phê được thu hái chín, thông qua các hình thức i) Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự như kiểm tra tạm vắng, tạm trú chặt chẽ (vì trong mùa vụ thu hoạch cà phê, các hộ gia đình thuê hoặc mượn người nhà từ các nơi khác đến, lợi dụng cơ hội, các đối tượng xấu trà trộn vào khu vực để trộm cắp cà phê); ii) Thành lập tổ an ninh nhân dân, phối hợp với ban tự quản thôn (buôn), và công an viên để kiểm tra, bảo vệ vườn (rẫy) cà phê và iii) Khuyến khích hình thức liên kết các nhóm hộ sản xuất để tăng hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ vườn cà phê. DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1. Đỗ Thị Nga, Phạm Anh Tuấn, H Dônh Niê, “Liên kết hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê có chứng nhận ở tỉnh Đắk Lắk”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Tây Nguyên, Số 20/2016. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1. Lê Hữu Ảnh, Nguyễn Quốc Oánh, Nguyễn Duy Linh, Hoàng Thị Hà, Lê Phương Nam (2011), “Hình thức hợp đồng sản xuất giữa doanh nghiệp với hộ nông dân - Trường hợp nghiên cứu trong sản xuất chè và mía đường ở Sơn La”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Tập 9, (Số 6), Tr. 1032-1040. 2. Chi cục Thống kê huyện Krông Pắc (2015), Niên giám thống kê huyện Krông Pắc năm 2014. 3. Chi cục Thống kê huyện Krông Pắc (2016), Niên giám thống kê huyện Krông Pắc năm 2015. 4. Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2016), Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2015. 5. Đỗ Quang Giám, Trần Quang Trung (2013), “Đánh giá khả năng tham gia sản xuất theo hợp đồng của hộ nông dân vùng Trung du miền núi Đông Bắc: Nghiên cứu với cây chè ở tỉnh Tuyên Quang”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Tập 11, (Số 3), Tr. 447-457. 6. Vũ Đức Hạnh, Nguyễn Mậu Dũng (2013), “Thực trạng liên kết trong sản xuất dứa nguyên liệu của các hộ nông dân với công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Tập 11, (Số 8), Tr. 1205-1213. 7. Hồ Quế Hậu (2012), Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam, NXB Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 8. Trương Hồng (2011), Nghiên cứu các giải pháp tổ chức sản xuất cà phê nguyên liệu chất lượng cao ở vùng Tây Nguyên, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Đắk Lắk. 9. Từ Thái Giang (2012), Nghiên cứu phát triển sản xuất cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Luận án tiến sĩ khoa học Kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 10. Nguyễn Thanh Liêm (2003), Một số giải pháp kinh tế nhằm phát triển cà phê bền vững vùng Tây Nguyên, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 12. Đỗ Thị Nga (2010), "Nghiên cứu chuỗi thị trường sản phẩm cà phê ở Đắk Lắk", Tạp chí Khoa học, (Số 6/2010), Tr. 104-111. 13. Đỗ Thị Nga (2011), "Nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê ở một số nước trên thế giới - Những kinh nghiệm cho Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (Số 7/2011), Tr. 60-67. 14. Đỗ Thị Nga (2012), Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tỉnh Đắk Lắk, Luận án tiến sĩ khoa học Kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 15. Đỗ Thị Nga (2016), "Cơ sở lý luận về liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê", Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Tây Nguyên, (Số 17), Tr. 62-68. 16. Đỗ Thị Nga (2016), "Cơ sở lý luận về liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê", Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Tây Nguyên, (Số 17), Tr. 62-68. 17. Đỗ Thị Nga, Phạm Anh Tuấn, H Dônh Niê, “Liên kết hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê có chứng nhận ở tỉnh Đắk Lắk”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Tây Nguyên, Số 20/2016. 18. Trần Quốc Nhân, Ikuo Takeuchi (2012), “Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc thực thi hợp đồng tiêu thụ nông sản kém giữa nông dân với doanh nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Tập 10, (Số 7), Tr. 1069-1077. 19. Bùi Ngọc Tân, "Nghiên cứu liên kết bốn nhà tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk", Tạp chí Khoa học công nghệ tỉnh Đắk Lắk, năm 2011. 20. Trần Đức Thuận (2012). Nghiên cứu cung cà phê nhân tại tây Nguyên. Luận án tiến sĩ khoa học Kinh tế. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 21. Nguyễn Thanh Trúc (2013), Điều tra đánh giá thực trạng vùng nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến cà phê nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo đề tài cấp Bộ, Trường Đại học Tây Nguyên. 22. Ủy ban nhân dân huyện Krông Pắc (2015), Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Krông Pắc năm 2015 và định hướng năm 2016. 23. Ủy ban nhân dân huyện Krông Pắc (2015), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình Nông thôn mới huyện Krông Pắc. 24. Ủy ban nhân dân huyện Krông Pắc (2016), Báo cáo tổng kết 9 tháng đầu năm 2016. Tài liệu Tiếng Anh 25. Eaton C. and Andrew W. (2001). Contract farming - Partnerships for growth. FAO. 26. Haeringen R. and Hai S. (2012). Boosting specialty coffee supply by including small farmers. SNV Latin America. 27. Hongdong, G. and Robert, W.J. (2008). “Contractual arrangements and enforcement in transition agriculture: Theory and evidence from China”. Food Policy, 33 (6), 570-575. 28. Key, N. and Runsten, D. (1999). “Contract Farming, Smallholders, and Rural Development in Latin America: The Organization of Agroprocessing Firms and the Scale of Outgrower Production”. World Development, 27 (2), 381-401. 29. Mashingaidze I. (2009). Integrating small coffee farmers in global supply chains: Ethiopia. UN  High‐Level  CSD  Intersessional Meeting  on  African  Agriculture  in  the  21st Century. 30. Minot N. (2011). Contract farming in Africa: Opportunities and Challenges. 31. Mwikisa L. Likulunga (2005). The status of contract farming and contractuat arrangements in Zambian agriculture and agribusiness. University of Zambia. 32. Patrick I. (2004). Contract farming in Indonesia: Smallholders and agribusiness working together. University of New England (UNE). 33. Peter H. M., Gilberto C.C., Mascarenhas and Potts J. (2004). Sustainable Coffee Trade - The Role of Coffee Contracts. 34. Singh, Sukhpal (2000). "Theory and Practice of Contract Farming: A Review". Journal of Social and Economic Development 3(2), 228-246. 35. Warning M., Soo Hoo W., Small Farmer Participation in Contract Farming Watts M.J. (1994). Life under contract: contract farming, agrarian restructuring, and flexible accumulation. In P.D. Little & M.J. Watts, éd. Living under contract: contract farming and agrarian transformation in sub-Saharan Africa, p. 21-77. Madison, University of Wisconsin Press. 36. Warning, M. & Key, N. (2002). “The Social Performance and Distributional Consequences of Contract Farming: An Equilibrium Analysis of the Arachide de Bouche Program in Senegal”. World Development, 30(2), 255 - 263. 37. World Bank (2001). World Development Report: Building Institutions for Markets. Washington, D.C.: The World Bank. Internet 38. Nhân dân (2012), Liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Dẫn từ: 39. Nhân dân (2013), Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để ngành cà-phê phát triển bền vững. Dẫn từ: 40. Mai Vinh (2014), Lập hội sản xuất cà phê bền vững. Dẫn từ: PHỤ LỤC 1 THÔNG TIN VỀ CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT VỚI HỘ NÔNG DÂN TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PẮC 1. Công ty TNHH MTV cà phê Thắng Lợi Công ty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, tiền thân là Nông trường Cà phê Thắng Lợi được thành lập năm 1977, đến năm 1996 được chuyển đổi thành Công ty Cà phê Thắng Lợi. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; mã số 6000182456 do Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cấp lần đầu ngày 10/8/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 07/4/2014. Là doanh nghiệp chuyên canh cây cà phê vối, chế biến và xuất khẩu cà phê nhân chất lượng cao. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cũng như các đơn vị chức năng, đây là một trong những doanh nghiệp phát triển cà phê bền vững mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội nhất so với các đơn vị khác trong cả nước. Địa chỉ trụ sở chính tại Km 17, Quốc lộ 26, xã Hòa Đông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk. 2. Công ty TNHH MTV Cà phê Phước An Công ty TNHH MTV Cà phê Phước An là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, tiền thân là Nông trường Cà phê Phước An được thành lập năm 1977, đến năm 1996 được chuyển đổi thành Công ty Cà phê Phước An. Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; mã số doanh nghiệp: 6000183273 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cấp lần đầu ngày 20/6/1996 và đổi lần thứ 12 ngày 23/12/2014. Công ty được xây dựng và phát triển trên vùng đất CADA, địa điểm được người Pháp chọn trồng cà phê đầu tiên tại Việt Nam. Công ty là một trong những doanh nghiệp trồng, chế biến, thu mua và xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam. Hiện nay, Công ty TNHH MTV cà phê Phước An đang dẫn đầu Thế giới về sản xuất, tiêu thụ cà phê chất lượng theo tiêu chuẩn UTZ Certified (Cà phê sạch đảm bảo truy nguyên nguồn gốc). Trụ sở chính của Công ty đóng tại Km 26, Quốc lộ 26, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk. 3. Công ty TNHH Anh Minh Công ty TNHH Anh Minh là doanh nghiệp tư nhân được thành lập ngày 23/6/2000 theo Quyết định số 4002000886 do sở Kế koạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cấp. Trong hơn 15 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã gặt hái được những thành công đáng kể và từng bước trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về xuất khẩu hàng hóa nông sản, đặc biệt là mặt hàng cà phê. Trong năm 2011 công ty đã vuợt lên vị trí số 1 trong những công ty tư nhân xuất khẩu cà phê và đứng hàng thứ 4 trong các tập đoàn và tổng công ty xuất khẩu cà phê của Việt Nam với sản lượng cà phê xuất khẩu đạt trên 75.000 tấn. Trụ sở chính: 86 Ngô Quyền, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 4. Công ty cà phê xuất khẩu Đắk Man Công ty cà phê xuất khẩu Đắk Man được thành lập vào năm 1995 là công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên được cấp phép bởi Chính phủ Việt Nam để xử lý và xuất khẩu cà phê robusta của Việt Nam. Trụ sở chính đặt tại Km 7 Quốc lộ 26, phường Tân Hòa, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) PHỤ LỤC 2 PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ NÔNG DÂN (Phục vụ Đề tài: Liên kết hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê) Phiếu số: ................. Mã số:..................... Địa chỉ: .. I. ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỘ 1.1. Họ tên người trả lời phỏng vấn Giới tính Tuổi .. Dân tộc Trình độ văn hoá:........... 1.2. Nhân khẩu - Lao động Số khẩu trong gia đình Số lao động chính trong gia đình ........... Trong đó: Nam .. 1.3. Đất đai của hộ Tổng diện tích đất SXNN: ................ m2 Diện tích đất trồng cà phê:........... m2, Trong đó diện tích cà phê chứng chỉ bền vững: ....... m2 Loại chứng nhận được cấp: 1. 4C [ ] 2. UTZ [ ] 3. Rainforest [ ] 4. Fare trade [ ] Năm bắt đầu được cấp chứng nhận: ....................... 1.4. Vốn sản xuất cà phê của hộ Tổng vốn ..................... triệu đồng Trong đó: Vốn tự có ........... triệu đồng Vốn vay .................... triệu đồng Trong năm 2015, gia đình có phải mua chịu vật tư, phân bón không? 1. Có [ ] 2. Không [ ] Lượng tiền mua chịu (nợ) ........................... triệu đồng 1.5. Phương tiện phục vụ sản xuất Loại phương tiện Nhãn hiệu/ Nơi sản xuất ĐVT Số lượng Giá trị (nghìn đồng) Năm mua Số năm sử dụng Mục đích sử dụng - Máy kéo, máy cày - Xe công nông - Máy xay sát - Máy phát điện - .. - .. II/ SẢN XUẤT - KINH DOANH CÀ PHÊ CỦA HỘ 2.1. Diện tích trồng cà phê của hộ .......... ha Năm trồng:. Số gốc: Giống: ................. 2.2. Sản lượng thu thời kỳ kiến thiết CB ............... tấn cà phê nhân khô Giá trị sản phẩm bán .......................... nghìn đồng 2.3. Sản lượng thu hoạch năm 2015 .............. tấn cà phê nhân khô 2.4. Chi sản xuất cà phê của hộ a. Chi phí sản xuất cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản (3 năm) STT Hạng mục ĐVT Khối lượng Đơn giá Thành tiền (ngàn) I Chi phí vật chất 1 Giống cây 2 Phân bón 3 Thuốc BVTV 4 Chi phí tưới 5 Chi vật chất khác II Chi phí lao động 1 Lao động gia đình 2 Lao động thuê III Chi khác b. Chi sản xuất cà phê năm 2015 STT Hạng mục Nhãn sản phẩm/ Nơi sản xuất ĐVT Khối lượng Đơn giá Thành tiền (đồng) I Chi phí vật chất 2 Phân xanh 3 Phân chuồng 4 Phân vi sinh 5 Phân đạm 6 Lân 7 Kali 8 NPK 9 Thuốc diệt cỏ 10 Thuốc trừ sâu 11 Chi phí tưới 12 Chi khác II Chi phí lao động 1 LĐ gia đình 2 LĐ thuê III Chi dịch vụ 1 Thuế 2 Thủy lợi phí 3 Thuê máy móc 2.5. Quy trình sản xuất cà phê Xin cho biết gia đình ta áp dụng quy trình sản xuất cà phê như thế nào? 1. Theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông [ ] 2. Theo sách hướng dẫn [ ] 3. Theo hợp đồng đã ký kết với các đơn vị [ ] 4. Theo kinh nghiệm gia đình [ ] 2.6. Thu hoạch cà phê ở nông hộ 2.6.1. Thời điểm thu hoạch cà phê 1. Khi cà phê còn xanh [ ] 2. Khi số quả chín khoảng trên 50% [ ] 3. Khi số quả chín khoảng trên 80% [ ] 4. Khi hầu hết quả chín [ ] 5. Hái tỉa dần quả chín [ ] 2.6.2. Lý do thu hoạch cà phê khi còn nhiều quả xanh 1. Sợ mất trộm [ ] 2. Khó thuê lao động [ ] 3. Thói quen [ ] 4. Lí do khác (ghi rõ):.......... 2.7. Chế biến và bảo quản cà phê 2.7.1. Gia đình thường sơ chế cà phê bằng cách nào? 1. Phơi nắng tự nhiên, xát vỏ [ ] 2. Sấy khô, xát vỏ [ ] 3. Cách khác (ghi rõ): 2.7.2. Phương tiện sơ chế: 1. Có sân phơi bằng xi măng [ ] 2. Phơi trên bạt [ ] 3. Phơi trên nền đất [ ] 4. Diện tích sân phơi bằng xi măng: ......... m2 2.8. Thông tin về chất lượng sản phẩm cà phê 2.8.1. Xin cho biết ý kiến của ông (bà) về chất lượng cà phê của gia đình? 1. Tốt [ ] 2. Chưa tốt lắm [ ] 3. Xấu [ ] 2.8.2. Theo ông (bà), cà phê như thế nào được coi là có chất lượng tốt, dựa vào các tiêu chí sau? (nếu không trả lời mục nào thì ghi là "không rõ") Màu sắc: .. Mùi vị: Độ ẩm: Tạp chất: Hạt đen vỡ . III/ TIẾP CẬN THÔNG TIN CHÍNH SÁCH 3.1. Chính sách hỗ trợ Xin cho biết gia đình ta có được hưởng chính sách hỗ trợ cho sản xuất cà phê không? 1. Có [ ] 2. Không [ ] Loại chính sách được hỗ trợ 1. Chính sách tín dụng [ ] 2. Chính sách đào tạo (hỗ trợ kỹ thuật) [ ] 3. Chính sách giá (nếu sản phẩm chất lượng tốt sẽ được thu mua với giá cao) [ ] 4. Khác:................................................................... 3.2. Tiếp cận thông tin thị trường Gia đình thường tiếp cận thông tin giá cả thị trường từ đâu? 1. Ti vi/ đài/ báo [ ] 2. Đài phát thanh [ ] 3. Người mua/ đại lý [ ] 3. Nông hộ khác [ ] 4. Công ty thu mua [ ] 6. Không có thông tin [ ] 3.3. Tiếp cận thông tin kỹ thuật 3.3.1. Tiếp cận kiến thức canh tác cà phê của nông hộ: 1. Nhờ được tập huấn khuyến nông [ ] 2. Tự đúc rút kinh nghiệm [ ] 3. Học hỏi từ các hộ khác [ ] 4. Kế thừa kiến thức gia đình [ ] Hình thức khuyến nông: 1. Huấn luyện kỹ thuật [ ] 2. Hội thảo đầu bờ [ ] 3. Tham quan [ ] 4. Xây dựng mô hình điểm [ ] 3.3.2. Xin cho biết Ông (Bà) ưa thích loại hình khuyến nông nào sau đây? 1. Hướng dẫn kỹ thuật [ ] 2. Chuyển giao tiến bộ về giống [ ] 3. Tham quan mô hình [ ] 4. Hội thảo [ ] 5. Hỗ trợ tài liệu (hướng dẫn kỹ thuật) [ ] 6. Hỗ trợ tài liệu (đĩa hình) [ ] 7. Hỗ trợ tài liệu (chuyện tranh vui) [ ] 3.4. Tiếp cận dịch vụ tín dụng 3.4.1. Trong năm, gia đình có vay vốn để sản xuất cà phê không? 1. Có [ ] 2. Không [ ] Số lượng vốn vay ................... triệu đồng Lãi suất ..........% năm Nguồn vay: 1. NHNN&PTNT [ ] 2. NH CSXH [ ] 3. Tổ/ Hội [ ] 4. Tư nhân [ ] 5. Bán nông sản non [ ] 6. Mua chịu vật tư, phân bón [ ] 7. Khác [ ] 3.4.2. Mục đích sử dụng vốn vay 1. Mua vật tư, phân bón [ ] 2. Mua máy móc [ ] 3. Khác [ ] 3.4.3. Ông (bà) đánh giá thế nào về thủ tục vay vốn? 1. Đơn giản [ ] 2. Bình thường [ ] 3. Phức tạp, rườm rà [ ] 3.4.4. Theo ông (bà), khó khăn khi vay vốn là gì? 1. Thủ tục [ ] 2. Lãi suất [ ] 3. Lượng vốn vay ít [ ] 4. Không biết vay ở đâu [ ] 5. Khác ................................................ IV/ LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ 4.1. Gia đình có liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê không? 1. Có [ ] 2. Không [ ] Nếu có, thời gian bắt đầu liên kết: năm........... Tên công ty liên kết:.......................................................................................... Nếu không, lý do vì sao? 1. Do không được doanh nghiệp chọn [ ] 2. Do không thích [ ] 3. Nếu có tham gia cũng chẳng được lợi gì [ ] 4. Khác: ............................................................................................................. Trong tương lai, hộ có mong muốn liên kết với doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ cà phê không? 1. Có [ ] 2. Không [ ] Những câu hỏi dưới đây dành cho hộ có liên kết: 4.2. Hình thức tiếp cận thông tin, đối tác liên kết của hộ: 1. Gia đình chủ động tìm kiếm thông tin và đối tác (doanh nghiệp) liên kết [ ] 2. Đối tác (doanh nghiệp) tìm đến tận nơi mời liên kết [ ] 3. Thông qua Hiệp/Hội/Tổ chức giới thiệu [ ]. Cụ thể ai giới thiệu:...................... 4.3. Hình thức liên kết 1. Nhận khoán của công ty, nông trường [ ] 2. Tham gia vào liên minh sản xuất [ ] 3. Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm [ ] 4. Hợp đồng ký gửi sản phẩm [ ] 5. Hợp đồng sản xuất và tiêu thụ (hợp đồng đầu vụ) [ ] 4.4. Phương thức ký hợp đồng 1. Ký trực tiếp với doanh nghiệp [ ] 2. Ký hợp đồng nhận khoán với doanh nghiệp [ ] 3. Qua tổ chức trung gian [ ] (cụ thể:...................................................................) 4. Thỏa thuận miệng [ ] 4.5. Phương thức thực hiện liên kết 1. Công ty hỗ trợ 1 phần vật tư, phân bón [ ] 2. Công ty hỗ trợ toàn bộ vật tư, phân bón [ ] 3. Công ty hỗ trợ kỹ thuật [ ] 4. Công ty hỗ trợ đầu tư trang thiết bị (sân phơi, máy móc) [ ] 5. Công ty cung cấp thông tin sản xuất và thị trường [ ] 4.6. Phương thức hỗ trợ: 1. Bằng tiền [ ] 2. Bằng hiện vật [ ] 4.7. Các quy tác ràng buộc trong hợp đồng 4.7.1. Về thời gian: 1. Số vụ tham gia hợp đồng ............ 2. Thời gian hiệu lực của hợp đồng: ... tháng 4.7.2. Về khối lượng sản phẩm: 1. Bao tiêu sản phẩm [ ] 2. Cố định sản lượng [ ] 3. Quy định mức sản lượng tối thiểu [ ] 4.7.3. Về chất lượng sản phẩm: 1. Không ràng buộc [ ] 2. Có ràng buộc [ ] (Cụ thể ràng buộc như thế nào? .............................................................................) 4.7.4. Về giá cả: 1. Theo giá thời điểm [ ] 2. Theo giá sàn [ ] 3. Theo giá cố định [ ] 4. Theo hình thức ký gửi [ ] 5. Theo cơ chế bù trừ - 2 bên cùng chịu rủi ro [ ] 4.7.5. Phương thức giao nhận và thanh toán 1. Giao nhận tại điểm thu mua tập trung của công ty tại địa bàn sản xuất [ ] 2. Giao nhận tại kho nhà máy chế biến của công ty [ ] 3. Giao nhận tại nhà hộ nông dân [ ] 4. Giao nhận tại vườn/ rẫy của hộ nông dân [ ] 4.8. Công ty có cử cán bộ thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất của hộ không? 1. Có [ ] 2. Không [ ] Nếu có thì mức độ cán bộ thường xuyên đến kiểm tra, giám sát? 1. Khi nào hộ cần và gọi [ ] 2. Định kỳ hàng tháng [ ] 3. Thường xuyên [ ] 4. Chỉ khi thu hoạch [ ] 5. Chỉ khi giao hàng [ ] 4.9. Văn bản liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân được thực hiện thông qua: 1. Thỏa thuận miệng [ ] 2. Ký hợp đồng trực tiếp với DN [ ] 3. Thông qua đầu mối trung gian [ ] (Cụ thể tên tổ chức trung gian .........................................................................) 4.10. Công ty có thực hiện đúng các thỏa thuận theo cam kết đối với hộ nông dân không? 1. Có [ ] 2. Không [ ] 4.11. Gia đình có thực hiện đúng các thỏa thuận theo cam kết với công ty không? 1. Có [ ] 2. Ít nhất 1 lần không [ ] - Nếu không, xin ông (bà) cho biết lý do vì sao? 1. Do giá thỏa thuận thấp hơn giá thị trường [ ] 2. Do hợp đồng không rõ ràng [ ] 3. Do công ty chậm thanh toán [ ] 4. Khác: ............................................................................................................ 4.12. Ông (bà) đánh giá như thế nào về ưu điểm và hạn chế của việc liên kết với doanh nghiệp? - Ưu điểm: 1. Giải quyết khó khăn về vốn do được đầu tư đầu vào [ ] 2. Nâng cao kỹ thuật canh tác nhờ được công ty tập huấn [ ] 3. Năng suất cao hơn [ ] 4. Giá bán sản phẩm cao hơn [ ] 5. Khác:................................................................................................. - Hạn chế: 1. Thủ tục phúc tạp [ ] 2. Phải theo quy trình sản xuất của công ty, khó áp dụng [ ] 3. Giá bán không cao hơn giá thị trường, không linh hoạt [ ] 4. Khác:................................................................................................. 4.13. Ông (Bà) lựa chọn đối tác (doanh nghiệp) liên kết dựa vào tiêu chí nào? 1. Uy tín của DN [ ] 2. Năng lực tài chính của DN [ ] 3. Chính sách của doanh nghiệp [ ] 4. Khả năng làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên [ ] 4.14. Xin ông bà đánh giá mức độ hài lòng về đối tác liên kết (doanh nghiệp) Hỗ trợ tài chính Hỗ trợ kỹ thuật Hỗ trợ thông tin Trách nhiệm XH với cộng đồng SX cà phê Độ tin cậy Uy tín Đánh giá Đánh số cho từng mức độ: (5) Rất hài lòng, (4) Hài lòng, (3) Lưỡng lự, (2) Không hài lòng, (1) Rất không hài lòng. 4.15. Xin Ông (bà) cho biết trong tương lai gia đình mình có tiếp tục liên kết với doanh nghiệp nữa không? 1. Có [ ] 2. Không [ ] Xin chân thành cảm ơn Ông/ Bà đã tham gia trả lời phỏng vấn! Người phỏng vấn Người trả lời phỏng vấn Ký và ghi rõ họ tên Ký và ghi rõ họ tên Số điện thoại người trả lời PV: ............................. PHỤ LỤC 3 PHIẾU PHỎNG VẤN CÔNG TY SẢN XUẤT, KINH DOANH CÀ PHÊ (Phục vụ Đề tài: Liên kết hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê) Địa bàn: Huyện, thành phố... Tỉnh: ............................ Người trả lời phỏng vấn: .. I/ THÔNG TIN CHUNG 1.1. Tên công ty.... Địa chỉ:......... Năm thành lập: . 1.2. Loại hình doanh nghiệp 1. Công ty nhà nước [ ] 2. Công ty cổ phần [ ] 3. Nông trường [ ] 4. Công ty có vốn đầu tư nước ngoài [ ] 5. Khác: . 1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh 1. Trồng cà phê [ ] 2. Chế biến cà phê [ ] 3. Kinh doanh cà phê [ ] 4. Xuất khẩu cà phê [ ] 5. Kinh doanh nông sản khác [ ] 1.4. Năng lực tài chính của công ty (năm 2015) Số vốn đăng ký: tỷ đồng Vốn lưu động: . tỷ đồng Doanh số bán hàng: .. tỷ đồng Lợi nhuận: tỷ đồng Đầu tư dài hạn:.. tỷ đồng 1.5. Số lượng lao động của công ty: .... người (năm 2015) Phân theo loại hình lao động (người): 1. Lao động trực tiếp 2. Lao động gián tiếp 3. Lao động thuê theo thời vụ Phân theo trình độ (người - đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên lao động gián tiếp): 1. Trên đại học: 2. Đại học: 3. Cao đẳng, trung cấp: . 4. Lao động phổ thông: 1.6. Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất kinh doanh 1. Ô tô .. chiếc Tổng trọng tải .. tấn Nơi sản xuất:.. 2. Xưởng chế biến .. m2 3. Nhà kho ... m2 4. Sân bãi .... m2 5. Số lượng máy vi tính: ........... chiếc 6. Thời điểm sử dụng internet: năm ....... Chi phí internet bình quân hàng năm ...................... triệu 7. Website riêng của Công ty: 1. Có [ ] 2. Không [ ] Thời điểm có Website: năm.......... 1.7. Công nghệ chế biến Loại công nghệ: Chế biến ướt [ ] Tỷ trọng: .........% Chế biến khô [ ] Tỷ trọng: ..% Công suất CB .. tấn/ngày Hiệu suất chế biến: .. % 1.8. Năng lực nghiên cứu và phát triển Hàng năm Công ty có đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển không ? Có [ ] Không [ ] Lĩnh vực đầu tư nghiên cứu và phát triển: 1. Nghiên cứu thị trường [ ] Số tiền đầu tư bình quân 1 năm: ..... 2. Nghiên cứu chuyển giao TBKT [ ] Số tiền đầu tư bình quân 1 năm: ... 3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực [ ] Số tiền đầu tư bình quân 1 năm: ... Số lượng cán bộ được cử đi đào tạo nâng cao trình độ hàng năm: ... người Lĩnh vực đào tạo: II/ THÔNG TIN SẢN XUẤT – KINH DOANH 2.1. Nguồn hàng cà phê: 1. Mua trực tiếp của hộ nông dân thông qua hệ thống đại lý của công ty [ ] 2. Mua của các hộ thu gom [ ] 3. Mua của các đại lý [ ] 4. Thu mua của các hộ nhận khoán trong công ty [ ] 5. Mua của các công ty khác [ ] Tỷ lệ khối lượng sản phẩm thu mua từ các hợp đồng liên kết với hộ nông dân: . % 2.2. Loại hình cà phê thu mua: 1. Quả tươi [ ] 2. Quả khô [ ] 3. Quả phơi khô dở dang [ ] 4. Cà phê nhân khô [ ] 5. Cà phê bột [ ] 2.3. Phương thức nhập hàng: 1. Hộ nông dân mang đến hệ thống đại lý của công ty [ ] 2. Mua tại hộ nông dân [ ] 3. Mua tại các hộ thu gom [ ] 4. Người thu gom mang đến [ ] 5. Mua tại các đại lý [ ] 6. Các đại lý mang đến [ ] 2.4. Hình thức chế biến: 1. Phơi khô [ ] 2. Sấy khô [ ] 3. Xát vỏ [ ] 4. Phân loại [ ] 5. Đánh bóng [ ] 6. Đóng gói [ ] 7. Chế biến sâu [ ] 2.5. Sản phẩm sau chế biến: 1. Cà phê nhân [ ] Tỷ trọng: ............% 2. Cà phê bột [ ] Tỷ trọng: ............% 3. Cà phê hòa tan [ ] Tỷ trọng: ............% 2.6. Hàng năm, công ty có tham gia hội chợ không? 1. Có [ ] 2. Không [ ] Nơi tổ chức hội chợ: 1. Trong nước [ ] 2. Nước ngoài [ ] 3. Cả 2 [ ] 2.7. Công ty có tham gia vào các hiệp hội không? 1. Có [ ] 2. Không [ ] Tên Hiệp hội:........................................................................................................... 2.8. Công ty có được hưởng chính sách hỗ trợ không? 1. Có [ ] 2. Không [ ] Tên chính sách được hỗ trợ: .. 2.9. Cơ cấu sản phẩm cà phê nhân tiêu thụ của công ty: Sản phẩm cà phê có chứng nhận: .% Sản phẩm cà phê nhân xô: % 2.10. Xin ông (bà) cho biết sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu của Công ty có bị trả lại không? 1. Có [ ] 2. Không [ ] Lý do bị trả lại: 1. Chất lượng không bảo đảm [ ] 2. Không tuân thủ hợp đồng [ ] 3. Khác [ ] Tần suất bị trả lại hàng: 1. Thường xuyên [ ] 2. Thỉnh thoàng [ ] 3. Rất ít khi [ ] Số lượng hàng bị trả lại (% so với tổng khối lượng hàng tiêu thụ): 1. Dưới 5% [ ] 2. 5 - 20% [ ] 3. 21 - 50% [ ] 4. Trên 50% [ ] III/ LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÀ PHÊ 3.1. Công ty có liên kết với hộ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê không? 1. Có [ ] 2. Không [ ] Thời gian bắt đầu liên kết: năm .................. 3.2. Số lượng hộ nông dân liên kết: ......... hộ; Tổng diện tích cà phê liên kết:...... ha 3.3. Quyết định lựa chọn hộ liên kết là dựa vào: 1. Quy mô sản xuất của hộ đủ lớn [ ] 2. Hộ có mối quan hệ xã hội tốt [ ] 3. Hộ có năng lực tài chính mạnh [ ] 4. Hộ có kỹ thuật sản xuất tốt [ ] 5. Hộ nghèo [ ] 6. Hộ có sản xuất cà phê, không cần thêm tiêu chuẩn nào khác [ ] 3.4. Địa bàn (khu vực) liên kết:................................................................................... Lý do chọn địa bàn liên kết: 1. Khu vực có vùng nguyên liệu tập trung [ ] 2. Điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi [ ] 3. Chất lượng nguồn nhân lực tốt [ ] 4. Khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo, thị trường tín dụng, vật tư, khoa học kỹ thuật thiếu hụt [ ] 3.5. Hình thức liên kết 1. Giao khoán đất trông cà phê của công ty cho hộ sản xuất [ ] 2. Thông qua Hợp tác xã, Tổ/Hội nông dân [ ] 3. Hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (trực tiếp) [ ] 4. Hợp đồng mua bán và ký gửi sản phẩm [ ] 3.6. Phương thức thực hiện liên kết 1. Công ty hỗ trợ 1 phần vật tư, phân bón cho hộ nông dân [ ] 2. Công ty hỗ trợ toàn bộ vật tư, phân bón cho hộ nông dân [ ] 3. Công ty hỗ trợ kỹ thuật cho hộ nông dân [ ] 4. Công ty hỗ trợ đầu tư trang thiết bị (sân phơi, máy móc) cho hộ nông dân [ ] 5. Công ty cung cấp thông tin sản xuất và thị trường cho hộ nông dân [ ] 6. Công ty hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu vực sản xuất cà phê [ ] 3.7. Phương thức hỗ trợ: 1. Bằng tiền [ ] 2. Bằng hiện vật [ ] 3.8. Công ty có cử cán bộ thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất của hộ nông dân không? 1. Có [ ] 2. Không [ ] Nếu có thì một cán bộ phụ trách bao nhiêu hộ? ................. 3.9. Công ty có hệ thống đại lý thu mua nguyên liệu tại khu vực liên kết không? 1. Có [ ] 2. Không [ ] Nếu có, xin ông (bà) cho biết số đại lý của công ty tại các vùng sản xuất cà phê liên kết:.................................................................................................................................... 3.10. Văn bản liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân được thực hiện thông qua: 1. Thỏa thuận miệng [ ] 2. Ký hợp đồng trực tiếp với nông dân [ ] 3. Thông qua đầu mối trung gian [ ] (Cụ thể: tên tổ chức trung gian ........................................................................................) 3.11. Công ty có thực hiện đúng các thỏa thuận theo cam kết đối với hộ nông dân không? 1. Có [ ] 2. Ít nhất một lần không [ ] 3.12. Đánh giá của công ty đối với hộ nông dân liên kết - Phía hộ nông dân có thực hiện đúng các thỏa thuận theo cam kết với công ty không? 1. Có [ ] 2. Ít nhất một lần không [ ] - Nếu không, lĩnh vực nào sau đây hộ nông dân không thực hiện đúng theo thỏa thuận: 1. Quy trình sản xuất [ ] 2. Chủng loại sản phẩm [ ] 3. Số lượng sản phẩm [ ] 4. Chất lượng sản phẩm [ ] 3.13. Ông (bà) đánh giá như thế nào về ưu điểm và hạn chế của việc liên kết với hộ nông dân? - Ưu điểm: 1. Có nguồn nguyên liệu ổn định [ ] 2. Sản phẩm chất lượng cao [ ] 3. Công ty kiểm soát được chất lượng sản phẩm [ ] 4. Khác: ......................................................................................................................... - Hạn chế: 1. Chi phí giao dịch cao [ ] 2. Quy mô sản xuất của hộ nông dân nhỏ [ ] 3. Nông dân không tôn trọng hợp đồng [ ] 4. Khác:.......................................................................................................................... 3.14. Xin ông (bà) đánh giá mức độ hài lòng về đối tác liên kết theo các tiêu chí sau: Tiêu chí Thang xếp hạng (Đánh dấu vào ô thích hợp) Rất không hài lòng Không hài lòng Lưỡng lự Hài lòng Rất hài lòng Kỹ thuật sản xuất Tuân thủ quy trình SX Ham học hỏi, có thái độ tích cực Đáp ứng tiêu chí môi trường trong SX Độ tin cậy/ Uy tín 3.15. Xin Ông (bà) cho biết trong tương lai công ty mình có tiếp tục mở rộng liên kết với các hộ nông dân không? 1. Có [ ] 2. Không [ ] Trân trọng cảm ơn Ông (Bà) đã nhiệt tình hợp tác!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc14818023_pham_anh_tuan_548.doc
Luận văn liên quan