Hạn chế lỗ thì không còn cách nào khác là phải tăng cường thanh, kiểm tra thuế.
Công tác thanh tra cần phải có sự phân loại đối tượng để thanh tra, kiểm tra để tránh
tốn kém thời gian và chi phí theo hướng doanh nghiệp có doanh số cao và số thuế phải
nộp cao, thường xuyên sai phạm trong kê khai, quyết toán thuế, doanh nghiệp có nhiều
dấu hiệu bất thường luôn kê khai lỗ, có nhiều rủi ro về thuế hoặc thiếu độ tín nhiệm,
thường xuyên có hành vi gian lận thuế, trốn thuế. Để thực hiện tốt điểm này thì cơ
quan thuế cần phải xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, giảm
thời gian cập nhật số liệu, thu thập tài liệu, tăng thời gian cho công tác đánh giá, phân
tích từ đó nâng cao chất lượng công tác phân tích các hồ sơ thanh tra. Bên cạnh đó, cần
thực hiện phối hợp với các ngành có liên quan trong công tác thanh tra như Hải quan,
Tài chính .Xây dựng chương trình phối hợp điều tra với các ngành công an, tòa
án để điều tra phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật, xử lý nghiêm khắc những đối
tượng vi phạm để răn đe các đối tượng khác. Ngoài ra, cũng cần phải tăng cường công
tác đào tạo và đào tạo cán bộ thanh tra nhằm nâng cao trình độ cán bộ đáp ứng ngày
càng cao của thực tiễn công tác thanh tra.
72 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 3082 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lỗ - Chuyển lỗ trong thuế thu nhập doanh nghiệp lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếp theo song có
quốc gia lại khống chế, có nước lại không khống chế số năm chuyển lỗ. Bên cạnh đó,
cũng có một số quốc gia điển hình như Pháp, Hàn Quốc cho phép chuyển lỗ trở về
trước với những điều kiện cụ thể như số tiền tối đa được chuyển lỗ, thời hạn khai thuế
và quyết toán thuếbởi việc thực hiện quản lý ở các quốc gia này là khá phức tạp.
Chính sách ưu đãi chuyển lỗ điển hình của một số quốc gia cụ thể như sau:
- Nhật Bản; quốc gia cho phép các doanh nghiệp chuyển lỗ trong thời gian 09 năm.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được phép thực hiện chuyển lỗ trở về trước 01 năm
(hoàn thuế). Tuy nhiên, Nhật Bản lại không cho phép các doanh nghiệp không được
chuyển lỗ nếu có sự thay đổi về cổ đông mà cổ đông đó lại nắm giữ trên 50% cổ phiếu
đã phát hành của doanh nghiệp.17
- Pháp: cho phép các doanh nghiệp được chuyễn lỗ sang các năm tiếp theo không
giới hạn số năm và trong một số trường hợp đặc biệt kèm theo các điều kiện quy định
như tối thiểu là 1 triệu EURO, trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán
thì các doanh nghiệp có thể lựa chọn chuyển lỗ trở về trước trong vòng 1 năm18 và sẽ
được trừ vào nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trong vòng 05 năm tiếp theo.19
- Hàn Quốc; cho phép các doanh nghiệp chuyển lỗ ròng trong 10 năm kể từ ngày
01/01/2009 và chỉ cho phép doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển lỗ về năm trước 01
năm.20
- Thái Lan; cho phép các doanh nghiệp có lỗ được chuyển lỗ trong 05 năm tiếp
theo nhưng không được chuyển lỗ trở về trước đồng thời cũng quy định lỗ của từng
doanh nghiệp được hạch toán riêng. Sự thay đổi cổ đông không làm ảnh hưởng đến
việc chuyển lỗ của doanh nghiệp21 như ở Nhật Bản.
- In- đô-nê-xi-a; không cho phép các doanh nghiệp bị lỗ chuyển lỗ trở về trước mà
chỉ cho phép các doanh nghiệp chuyển lỗ tối đa trong vòng 05 năm tiếp theo. Có một
trường hợp đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn đặc biệt hoặc trong lĩnh
17
Taxation in janpan 2010 (KPMG) và Japan Highlights 2012 (Deloitte)
18
Trước 21/9/2011, doanh nghiệp được phép chuyển lỗ trở về trước 3 năm.
19
Trong trường hợp chuyển lỗ trở về trước thì số thuế đã nộp của năm trước được coi như khoản tiền mà cơ
quan thuế nợ doanh nghiệp và sẽ được trừ vào nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
20
Korean Taxation 2012
21
Price Waterhouse Coupers, Thai Tax 2011 Booklet
Lỗ - Chuyển Lỗ Trong Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Lý Luận Và Thực Tiễn
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 44 SVTH: Trang Văn Tâm
vực đặc biệt mà pháp luật quy định thì sẽ được phép chuyển lỗ trong vòng 10 năm tiếp
theo.
22
- Singapore; cho phép doanh nghiệp bị lỗ được chuyển lỗ sang năm tiếp theo và
không có sự giới hạn về thời gian và được chuyển lỗ trở về trước 01 năm tối đa
100.000 SGD.
23
- Thụy Điển; cho phép các doanh nghiệp được chuyển lỗ sang các năm tiếp theo
không giới hạn số năm.24
- Philippin; không cho phép các doanh nghiệp chuyển lỗ trở về trước mà chỉ cho
phép các doanh nghiệp chuyển lỗ tối đa trong thời gian 03 năm tiếp theo vào các
khoản thu nhập tương lai trong năm đó. Trường hợp mà doanh nghiệp có sự thay đổi
lớn về chủ sở hữu thì không được chuyển lỗ.25
22
Price Waterhouse Coupers, In-đô-nê-xi-a Pocket Tax Book 2011
23
Singapore Tax 2013
24
Tax in Sweden 2011
25
Tax in Philippin
Lỗ - Chuyển Lỗ Trong Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Lý Luận Và Thực Tiễn
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 45 SVTH: Trang Văn Tâm
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Quốc gia nào cũng có những những phương pháp xác định lỗ khác nhau, chính sách
chuyển lỗ cũng có những quy định khác nhau để phù hợp với tình hình, điều kiện phát
triển của nền kinh tế. Hiện tại, những quy định về lỗ, chuyển lỗ trong luật thuế TNDN
ở nước ta đã dần hoàn thiện, vừa tạo động lực khuyến khích đầu tư vừa giảm thất thoát
thuế theo từng tiến trình phát triển của nền kinh tế.
Về quy định xác định lỗ đã được cụ thể hơn dựa trên các quy định như doanh thu,
chi phí, thu nhập khácCòn chuyển lỗ, dựa trên những quy định của luật thuế trước
đây cũng đã có những quy định phù hợp hơn, đúng với thực tế tình hình thực tế trong
từng lĩnh vực kinh doanh. Khung thời gian chuyển lỗ không quá 05 năm, đối tượng
chuyển lỗ không còn phân biệt giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. nhưng đối
tượng được chuyển lỗ cần phải đáp ứng được những điều kiện về chuyễn lỗ được quy
định trong thuế TNDN thì mới có thể thực hiện chuyển lỗ. Bên cạnh những quy định
đó, chuyển lỗ hiện tại vẫn có điểm mới cho phép các hoạt động liên quan đến BĐS, dự
án đầu tư, quyền tham gia dự án đầu tư khi chuyển nhượng phát sinh lỗ thì sẽ được
được chuyển số lỗ các hoạt động này vào thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất,
kinh doanh.
Lỗ - Chuyển Lỗ Trong Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Lý Luận Và Thực Tiễn
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 46 SVTH: Trang Văn Tâm
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ LỖ VÀ CHUYỂN LỖ Ở QUẬN NINH KIỀU TP. CẦN THƠ NÓI
RIÊNG VÀ VIỆT NAM NÓI CHUNG
Công cuộc đổi mới nền kinh tế ở nước ta từ Đại hội lần thứ VI (1986) đến nay đã
mang lại nhiều thành quả tốt đẹp, trong đó đổi mới và phát triển doanh nghiệp là một
trong những nội dung cơ bản, trọng tâm nhất khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ
chế thị trường XHCN.
Sự ra đời của cơ chế thị trường, một mặt đã tạo ra tiền đề cho sự phát triển của nền
kinh tế nhưng mặt khác cũng bộc lộ không ít mặt trái của kinh tế thị trường. Chịu tác
động của quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trịbên cạnh những
doanh nghiệp đứng vững và không ngừng phát triển thì một bộ phận không nhỏ các
doanh nghiệp do năng lực kinh doanh yếu kém và chịu sự tác động từ bên ngoài mà đã
lâm vào tình trạng thua lỗ. Bên cạnh đó, lại có một số doanh nghiệp lợi dụng những ưu
đãi của Nhà nước trong đó có chuyễn lỗ để trục lợi riêng cho mình làm cho cơ quan
thuế phải méo mặt với những khoản lỗ khai báo này.
Nếu coi nền kinh tế là một cơ chế thống nhất, mỗi doanh nghiệp sẽ là một tế bào xã
hội của nền kinh tế. Vì vậy, sự phát triển hay tụt hậu của các doanh nghiệp có thể làm
cho nền kinh tế phát triển hay yếu kém. Do vai trò hết sức quan trọng đó nên việc tìm
ra nguyên nhân sâu xa của tình trạng thua lỗ và tìm ra giải pháp hợp lý để khắc phục
tình trạng thua lỗ của các doanh nghiệp và giải pháp để hạn chế hành vi trốn thuế của
doanh nghiệp là rất bức thiết và nóng bỏng.
3.1 Khát quát tình hình lỗ của các doanh nghiệp
3.1.1 Thực trạng vấn đề thua lỗ của doanh nghiệp
3.1.1.1. Tình hình chung cả nước
Lỗ là một điều không thể tránh khỏi đối với tất cả các doanh nghiệp trong quá trình
sản xuất, kinh doanh. Trước những biến động lớn của nền kinh tế, đòi hỏi các doanh
nghiệp phải thay đổi mình mới có thể đứng vững thì lại có những doanh nghiệp không
thể giải quyết tốt bài toán này, sản xuất, kinh doanh thất bại đem đến các khoản lỗ.
Tính trên phạm vi cả nước, các khoản lỗ ngày càng xuất hiện nhiều tại các doanh
nghiệp. Đó là một thực trạng đáng quan tâm. Điều đáng chú ý đến là doanh nghiệp
Nhà nước và doanh nghiệp đa quốc gia kê khai lỗ ngày càng tăng.
Lỗ - Chuyển Lỗ Trong Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Lý Luận Và Thực Tiễn
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 47 SVTH: Trang Văn Tâm
Trong nhiều năm qua, các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước được xuất hiện nhiều
hơn trên các mặt báo nhờ vào các khoản lỗ. Tính đến cuối năm 2011, tổng các khoản
lỗ lũy kế của 13 Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước lên tới 48.988 tỷ đồng. Mức lỗ
bình quân của các Tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước cao gấp 12 lần các doanh
nghiệp ngoài Nhà nước. Tổng lỗ lũy kế của các Tập đoàn, Tổng công ty đến hết năm
2011 là 26.100 tỷ đồng. Trong đó, tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đóng góp 78%
số lỗ này khi lỗ lũy kế tới 38.104 tỷ đồng. Theo báo cáo, EVN lỗ do sản xuất kinh
doanh điện là 11.437 tỷ đồng và lỗ 26.667 tỷ đồng vì chênh lệch tỷ giá. Vào cuối năm
2012, 13 tập đoàn, tổng công ty lỗ lũy kế 48.988 tỷ đồng năm ngoái. Trong số này,
EVN dẫn đầu với khoản lỗ 38.104 tỷ đồng, tiếp theo là Vinalines, Petrolimex, Xăng
dầu Quân đội26...Ngoài việc do yếu kém trong việc quản lý, các Tập đoàn, Tổng công
ty Nhà nước đều thành lập các công ty con và đầu tư ngoài ngành, xa rời mục tiêu
chính được giao với tham vọng trở thành “chea bol” Việt Nam.27 Chính việc đầu tư
dàn trải vào các lĩnh vực như BĐS, chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàngđã góp phần
vào số lỗ tại các Tập Đoàn, Tổng công ty Nhà nước thêm tăng.
Bài học đắt giá nhất mà ta cần phải nhắc đến đó là Tập đoàn công nghiệp tàu thủy
Vinashin. Hậu quả từ các khoản lỗ mà doanh nghiệp này để lại còn cần rất nhiều thời
gian, công sức và tài lực mới có thể khắc phục được. Từ cuối năm 2008, Tập đoàn,
Tổng công ty Vinashin gặp nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, không thu
xếp được vốn để thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng có nhu cầu đóng
tàu. Tập đoàn lâm vào tình trạng thua lỗ 1.700 tỷ đồng năm 2009, nhưng qua công tác
thanh tra xác định số thực lỗ của Tập đoàn lên tới gần 5.000 tỷ đồng, tăng hơn 3.300 tỷ
đồng sao với báo cáo kiểm toán. Thực trạng này có nguyên nhân khách quan do ảnh
hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều
đơn hàng hủy bỏ giá trị lên tới gần 12 tỷ USD. Song nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ
yếu, trước hết là do việc cố ý làm trái, báo cáo không trung thực và yếu kém của lãnh
đạo Tập đoàn trong quản lý doanh nghiệp, phát triển thêm quá nhiều doanh nghiệp và
ngành nghề kinh doanhBên cạnh đó, một số cơ quan thuộc Chính phủ chưa thực
hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước và quản lý của chủ sở hữu đối với tập đoàn. Theo
báo cáo của tổ công tác và Hội đồng quản trị của tập đoàn Vinashin đến ngày
30/06/2010, tổng số nợ của tập đoàn là hơn 86 nghìn tỷ đồng, trong đó nợ đến hạn phải
26
Ngọc Quang, Doanh nghiệp Nhà nước vẫn trả lương cao ngất ngưởng,
nghiep-nha-nuoc-thua-lo-van-tra-luong-cao-ngat-nguong-post147370.gd [Ngày truy cập 19/09/2014].
27
Vũ Hạnh – Đặng Khanh, Các Tập đoàn Nhà nước đầu tư ngoài ngành: Lỗ nhiều hơn lãi,
te/cac-tap-doan-nha-nuoc-dau-tu-ngoai-nganh-lo-nhieu-hon-lai-194974.vov [Ngày truy cập 19/09/2014].
Lỗ - Chuyển Lỗ Trong Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Lý Luận Và Thực Tiễn
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 48 SVTH: Trang Văn Tâm
trả trên 14 nghìn tỷ đồng, Tập đoàn rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính nghiêm
trọng, sản xuất đình đốn28
Đối với các doanh nghiệp FDI được biết đến các con số lỗ từ những nghi án tuyệt
chiêu chuyển giá. Tính đến thời điểm 31/12/2013, tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt
động trên phạm vi cả nước 9093 doanh nghiệp.29 Đây là loại hình doanh nghiệp được
kỳ vọng sẽ góp phần vào tăng thu Ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán, nguồn vốn
bổ sung quan trọng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ khoa học và
công nghệ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế. Tuy
nhiên, xét trên phương diện quản lý thuế, cơ quan thuế đang phải đối mặt với tình hình
kê khai thua lỗ ngày càng gia tăng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(FDI), chiếm khoảng trên 50% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên cả nước,
thậm chí có những doanh nghiệp lỗ đến mất vốn pháp định mà vẫn tồn tại, hoạt động
kinh doanh bình thường và không ngừng mở rộng đầu tư. Ở một số địa phương như:
Bình Dương, số doanh nghiệp FDI kê khai lỗ năm 2010 là 754/1.490 doanh nghiệp,
chiếm tỷ trọng 50,6%, trong đó có tới 200 doanh nghiệp lỗ quá vốn chủ sở hữu; tại TP.
Hồ Chí Minh và Đồng Nai, tỷ lệ số doanh nghiệp FDI kê khai lỗ lần lượt là 60% và
52,2%.
30
Một số ví dụ điển hình mà chúng ta có thể thấy đó là tại các công ty/doanh nghiệp
lớn như Metro, Coca Cola, Pepsi, Nestlé...
Trường hợp Metro Cash & Carry, 11/12 năm hoạt động liên tục báo lỗ. Cụ thể, cục
thuế TP.HCM đã đưa ra những con số thống kê về lỗ như sau: năm 2007 và 2008 lỗ
lần lượt 157 tỷ đồng và 190 tỷ đồng trong khi doanh thu rất cao 6.607 tỷ đồng và 8.175
tỷ đồng. Năm 2009 doanh thu đạt 8.728 tỷ đồng, số lỗ thì cũng rất cao 160 tỷ đồng,
năm 2010 có lãi nhưng đến năm 2011 lại bị với khoản lỗ 89 tỷ đồng. Tính đến năm
2012, Metro đã lỗ lũy kế 598 tỷ đồng, sau khi thực hiện quá trình chuyển lỗ qua các
năm thì vẫn còn lỗ tới 254 tỷ đồng.31 Điều này cho thấy, Metro sau 12 năm hoạt động
tại Việt Nam, doanh nghiệp này chưa bao giờ phải đóng thuế TNDN. Còn trên lĩnh
28
Bảo Anh, Thực lỗ của Vinashine gấp 3 lần báo cáo,
gap-3-lan-bao-cao-20110603044755359.htm [Ngày truy cập 19/09/2014].
29
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoan
2000-2013.
30
Nguyễn Quang Tiến, Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá: thực trạng và giải pháp,
giai-phap/5673.tctc [Ngày truy cập 19/09/2014].
31
Trung Nguyên, Ngã ngửa Metro: 900 triệu độ 12 năm lỗ nặng,
ngua-metro--900-trieu-do-sau-12-nam-lo-nang.html [Ngày truy cập 19/09/2014]
Lỗ - Chuyển Lỗ Trong Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Lý Luận Và Thực Tiễn
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 49 SVTH: Trang Văn Tâm
vực giải khát, hai ông lớn Coca – Cola và PesiCo đang chiếm hơn 80% thị phần nước
giải khát tại Việt Nam, nhưng trên bảng báo cáo tài chính hàng năm của hai công ty
lớn này luôn lúc nào cũng là con số lỗ khổng lồ, lãi thì không đáng kể.
Theo báo cáo tính đến 30/09/2011, Coca-Cola đã lỗ lũy kế 3.768 tỷ đồng. Không
chỉ lỗ lớn, Coca -Cola thậm chí đã âm vốn chủ sở hữu lên đến hơn 800 tỷ đồng. Còn
Pepsico, tính đến ngày 31/12/2010 lỗ lũy kết là 1.206 tỷ đồng nhưng trên bảng cân đối
tài sản thì doanh nghiệp vẫn còn dương khoảng 700 tỷ đồng32 không như trường hợp
của Coca-Cola.
Nhiều câu hỏi đã được đặt ra từ các khoản lỗ này, phải chăng là nghi án chuyển giá?
Qua công tác thanh tra, đa phần các doanh nghiệp FDI đều có dính đến hoạt động
chuyển giá. Những “chiêu thức” phổ biến trong hoạt động chuyển giá của các công ty
đa quốc gia thường sử dụng như nâng giá nhập nguyên vật liệu cao hơn thực tế làm
tăng giá thành, nâng cao giá trị tài sản góp vốn, bán thành phẩm cho công ty mẹ ở
nước ngoài hoặc các công ty liên kết, chi phí quảng cáoKhi bị cơ quan thuế phát
hiện, bịt chiêu thức này thì các doanh nghiệp lại cao tay hơn tìm những kẻ hở trong
luật để lòi ra chiêu thức chuyển giá khác để thực hiện hành vi của mình. Chính đều này
gây ra rất nhiều khó khăn cho cơ quan thuế trong việc quản lý thuế.
Kết quả thanh tra doanh nhiệp FDI ở một số tỉnh, thành năm 2013
(Nguồn: Tổng cục thuế - www.gdt.gov.vn )
ĐVT: Tỷ đồng (số liệu được làm tròn)
STT Cục Thuế Tổng số
DN thanh
tra
Số DN
vi phạm
Tổng số
truy thu,
phạt
Giảm lỗ
1 Hà Nội 332 326 498 1.575
2 TP.HCM 193 164 173 870
3 Quảng Trị 27 27 2.3 1.2
4 Thái Nguyên 20 20 3.1 24.3
5 Tây Ninh 18 18 5.3 63
32
Hoài Thu, 5 đại gia chưa từng đóng thuế cho Việt Nam,
tung-dong-thue-thu-nhap-cho-viet-nam-751000.tpo [Ngày truy cập 19/09/2014]
Lỗ - Chuyển Lỗ Trong Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Lý Luận Và Thực Tiễn
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 50 SVTH: Trang Văn Tâm
6 Hòa Bình 16 16 3.6 46
7 Bến Tre 17 15 1.5 21
8 Hải Phòng 50 12 28.8 169
9 Ninh Bình 10 8 1.2 119
10 Nam Định 6 5 1.6 8.2
Nhìn qua những con số thống kê thanh tra 10 tỉnh thành mà số lượng doanh nghiệp
vi phạm đã gần như bằng số lượng doanh nghiệp được thanh tra. Điều này ảnh hưởng
rất lớn đến cân bằng của nền kinh tế, do đó cơ quan chức năng cần phải vào cuộc
mạnh hơn, cần thiết phải có giải pháp hữu hiệu nào đó để có thể giải quyết được bài
toán chuyển giá này.
3.1.1.2. Tình hình trên phạm vi Quận Ninh Kiều Tp. Cần Thơ
Quận Ninh Kiều được biết đến là trung tâm của Tp. Cần Thơ. Trong những năm
qua nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ các ngành, các cấp của thành phố nên tình hình
kinh tế tăng trưởng ở mức khá, năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế
tăng đáng kể, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, nhiều doanh nghiệp năng
động thích nghi với dần với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Cơ sở hạ
tầng, kỹ thuật được cải thiện đáng kể, tiềm năng và lợi thế quận ngày càng được phát
huy. Những kết quả trên là những nỗ lực không ngừng từ chính các cơ quan ban ngành
quận đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Trong đó có Chi cục thuế quận Ninh
Kiều. Trong những năm qua, Chi cục thuế quận Ninh Kiều đã hoàn thành tốt các chỉ
tiêu thu đặc biệt là thuế TNDN mà Tổng cục thuế giao. Tuy nhiên, những bất ổn của
nền kinh tế như lạm phát, tham nhũngđã gây khó khăn không nhỏ cho Chi cục trong
quản lý lỗ cũng như thu thuế.
Tình hình doanh nghiệp quyết toán thuế lỗ trên địa bàn quận Ninh Kiều – TP.
Cần Thơ từ năm 2011 – 2013
(Nguồn Chi cục Thuế Quận Ninh Kiều)
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Doanh nghiệp 1111 1295 1263
Tổng lỗ (triệu đồng) 182,976 244,888 244,091
Lỗ - Chuyển Lỗ Trong Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Lý Luận Và Thực Tiễn
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 51 SVTH: Trang Văn Tâm
Nhận xét:
Qua bảng thống kê và biểu đồ thể hiện tình hình doanh nghiệp quyết toán thuế lỗ
trên địa bàn quận Ninh Kiều –TP. Cần Thơ từ năm 2011-2013 cho thấy rằng tình hình
sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ở địa bàn quận Ninh Kiều chuyển biến xấu
đi qua các năm từ 2011-2013. Số lượng doanh nghiệp kê khai lỗ tăng từ 1111 doanh
nghiệp lên đến 1263 doanh nghiệp trong vòng 2 năm, tỷ lệ này tăng 113.68%, kéo theo
tổng lỗ tăng với tỷ lệ 133.4%, từ 182,976 triệu đồng đã tăng lên đến 244,091 triệu
đồng.
Giữa 2 năm 2011-2012 hoạt động kê khai lỗ và tổng lỗ có sự biến động nhiều nhất,
từ mức 182,976 triệu đồng lên 244,888 triệu đồng trong khi đó số doanh nghiệp lỗ
cũng tăng lên khá cao từ 1111 doanh nghiệp lên đến 1295 doanh nghiệp chỉ trong vòng
1 năm 2011- 2012.
Còn 2 trong năm 2012 – 2013, đã có sự chuyễn biến cân bằng hơn so với giai đoạn
2011– 2012, số doanh nghiệp kê khai lỗ giảm 32 doanh nghiệp còn 1263 doanh
nghiệp. Với số doanh nghiệp giảm nên tổng số lỗ trong năm cũng giảm theo từ
244,888 triệu đồng còn 244,091 triệu đồng.
3.1.2 Thành tựu và khó khăn
3.1.2.1 Thành tựu
Luật thuế TNDN là một những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước để đảm bảo
nguồn thu cho Ngân sách ổn định và công bằng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh. Thông qua Luật thuế TNDN, Nhà nước tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp
1111
1295
1263
182,976
244,888 244,091
0
50
100
150
200
250
300
1000
1050
1100
1150
1200
1250
1300
1350
2011 2012 2013
S
ố
l
ƣ
ợ
n
g
T
r.
đ
ồ
n
g
Biểu đồ tình hình doanh nghiệp quyết toán thuế lỗ trên địa
bàn quận Ninh Kiều - TP Cần Thơ từ năm 2011 - 2013
Doanh nghiệp
Tổng lỗ
Lỗ - Chuyển Lỗ Trong Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Lý Luận Và Thực Tiễn
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 52 SVTH: Trang Văn Tâm
phát triển sản xuất theo phương hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù
hợp với xu hướng hội nhập nền kinh tế quốc tế. Nhưng những biến động của nền kinh
tế đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất, kinh thậm chí nhiều doanh nghiệp
phải thua lỗ trong khoảng thời gian dài, điều này đã tác động đến khoản thu vào Ngân
sách. Tuy nhiên, trong các năm qua khoản thu mà Thuế TNDN góp vào NSNN không
giảm mà qua các năm vẫn tăng. Năm 2009 đạt 52.191 tỷ đồng chiếm 19.3% trong tồng
thu NNSN và bằng 3.15% GDP. Năm 2010 là 82.297 tỷ đồng, chiếm 22,5% trong tổng
thu NSNN và bằng 4,15% GDP còn năm 2011 là 96.600 tỷ đồng, chiếm 22,4% trong
tổng thu NSNN và bằng 3,81 GDP.33
Tại Chi thuế quận Ninh Kiều, khoản thu thuế TNDN qua các năm cũng tăng. Năm
2011, tổng thu thuế TNDN đạt được 2,21 tỷ đồng và năm 2012, 2013 lần lượt là 2,45
tỷ đồng và 2.52 tỷ đồng.
Trong công tác quản lý lỗ và chuyển lỗ đạt được nhiều thành quả nhờ vào công tác
thanh tra, kiểm tra thuế thường xuyên, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng thành lập doanh
nghiệp ma để kinh doanh hóa đơn, kê khai khống các khoản chi phí để giảm thực hiện
nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp. Phát hiện, xử lý hàng ngàn doanh nghiệp vi phạm
về lỗ góp phần giảm lỗ giả. Về thủ tục khai báo lỗ và chuyễn lỗ đã có những bước tiến
theo hướng tự kê khai, đơn giản hơn.
Thực hiện tốt chức năng tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức tự giác trong chấp
hành nghĩa vụ thuế đối với mọi công dân. Giúp cho các đối tượng nộp thuế nắm bắt
vững hơn các quy định của luật thuế TNDN, chế độ kế toán hiện hành áp dụng trong
quá trình kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc học hỏi và áp dụng cơ chế mới APA đối với hoạt động chuyển
giá và sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan như công an, quản
lý thị trường, kế hoạch và đầu tư. đã tạo ra bước ngoặt lớn trong hoạt động chống
chuyển giá trước những mánh khé tinh vi của doanh nghiệp trong và ngoài nước.
3.1.2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc thực hiện quản lý lỗ, chuyển lỗ còn
nhiều vướng nhiều khó khăn. Đặc biệt, trong thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế khi hoạt
động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn đã ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Kinh tế bất ổn định
đã kéo theo biến động về số lượng doanh nghiệp lỗ với những số lỗ nhiều ảnh hưởng
33
Nguyễn Văn Dương, Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp,
doanh-nghiep [ Ngày truy cập 19/09/2014].
Lỗ - Chuyển Lỗ Trong Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Lý Luận Và Thực Tiễn
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 53 SVTH: Trang Văn Tâm
đến khoản thu vào Ngân sách. Một số doanh nghiệp đã lợi dụng những kẻ hở trong
luật để tiến hành hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, hoạt động chuyển giá giảm nghĩa vụ
về thuế diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi.
3.1.3 Những vấn đề tồn tại
3.1.3.1.Về phía đối tượng nộp thuế
- Trình độ hiểu biết của đối tượng nộp thuế về pháp luật, chính sách thuế, các chế
độ hạch toán, kế toán, chế độ sử dụng hóa đơn, chứng từcòn nhiều hạn chế dẫn đến
suy nghĩ sai lệch.
- Nhiều doanh nghiệp còn tìm mọi cách gian lận thuế và có nhiều biểu hiện tiêu cực
trong quá trình hạch toán, cố tình bỏ sót các khoản thu, khai tăng các khoản chi phí
nhằm khai báo lỗ để không phải nộp thuế TNDN theo quy định.
3.1.3.2. Về phía Nhà nước
- Chính sách thuế dù đã được hoàn thiện dần theo tiến trình phát triển của kinh tế
nhưng vẫn chưa chặt chẽ, minh bạch còn nhiều kẻ hở để doanh nghiệp lợi dụng các
khoảng này để trốn, gian lận thuế mà không phải là hành vi phạm pháp. Ví dụ: khoản
chi phí không được trừ tại điểm 2.18 khoản 2, Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC
được quy định như sau: “Phần chi trả tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ (đối
với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi
trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, kinh
doanh”. Như vậy, để loại bỏ chi phí lãi vay trong trường hợp các thành viên góp vốn
vào doanh nghiệp chưa góp đủ vốn điều lệ theo tiến độ góp vốn thì cần sử dụng một lãi
suất nào đó để tính toán. Trên thực tế, một doanh nghiệp có thể vay nhiều khoản vay
từ nhiều ngân hàng khác nhau với các kỳ hạn khác nhau và đương nhiên những khoản
vay này sẽ có các lãi suất khác nhau. Vấn đề đặt ra là: Sử dụng lãi suất nào để loại bỏ
chi phí lãi vay trong trường hợp này? Việc chưa được hướng dẫn cụ thể trường hợp
này nên trong thực tế khi thanh tra, kiểm tra thuế sẽ rất khó thống nhất cách xử lý hoặc
xử lý tùy thích.34
- Các chế tài xử phạm vi phạm về thuế chưa được quy định rõ ràng, các hình thức
xử phạm vi phạm còn quá nhẹ, chưa đủ răng đe ngăn chặn các hành vi trốn, gian lận
thuế.
34
PGS.TS. Lê Xuân Trường,
cho-hoat-dong-thanh-tra-kiem-tra-thue-o-Viet-Nam/54180.tctc [Ngày truy cập 01/10/2014]
Lỗ - Chuyển Lỗ Trong Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Lý Luận Và Thực Tiễn
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 54 SVTH: Trang Văn Tâm
- Cơ quan thuế chưa được giao chức năng khởi tố điều tra các vụ án vi phạm pháp
luật về thuế mà đều phải chuyển qua cơ quan Công an. Mà cơ quan công an lại không
có hệ thống thông tin về thuế, thiếu chuyên môn về quản lý thuế, do vậy việc điều tra
rất chậm và kết quả rất hạn chế.
- Công tác thanh tra, kiểm tra bộc lộ nhiều sai sót do đội ngũ làm công tác thanh,
kiểm tra còn quá mỏng khi tiến hành thanh tra trong khi đối tượng cần phải thanh tra,
kiểm tra ngày càng nhiều. Kết quả thanh tra, kiểm tra chưa cao, thanh tra, kiểm tra
doanh nghiệp lỗ nhiều năm chưa thường xuyên, kịp thời xử lý từ đó dẫn đến tình trạng
số lỗ của các doanh nghiệp lớn hơn mỗi ngày. Kế hoạch Kiểm tra thuế còn mang tính
dàn trải bị động, chú trọng về số lượng, chưa trọng tâm, trọng điểm vào các đơn vị có
dấu hiệu vi phạm, trốn thuế lớn. Công việc thanh tra, kiểm tra thuế còn bằng thủ công,
không tập trung vào các khâu gian lận; chưa ứng dụng được tin học vào thanh tra,
kiểm tra thuế, do đó các cuộc thanh tra, kiểm tra thuế kéo dài và kết quả rất hạn chế.
Trình độ chuyên môn của cán bộ thanh tra, kiểm tra còn những điểm yếu, nhất là trình
độ kế toán, tỷ lệ có trình độ ngoại ngữ còn thấp vì vậy đã làm giảm đi hiệu quả trong
công tác thanh tra, kiểm tra các đối tượng doanh nghiệp nước ngoài, liên doanh, bản
lĩnh và đạo đức nghề nghiệp chưa vững vàng.
- Đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao trình độ nhưng vẫn còn ở
mức hạn chế ví dụ như ở Chi cục thuế quận Ninh Kiều tổng số cán bộ, công chức là
125 người trong đó trình độ chuyên môn đại học đạt được tỷ lệ 46% (57 người) trong
đó có nhiều trường hợp không thuộc hệ chính quy, trình độ trung cấp chiếm 53% (66
người) còn lại là trình độ sơ cấp chiếm tỷ lệ 1% (02 người). Cán bộ, công chức có
trình độ cón nhiều yếu kém, chưa nắm bắt được những thông tin về hoạt động sản
xuất, kinh doanh diễn ra thực tế tại các doanh nghiệp. Do đó, chưa quản lý tốt đối
tượng nộp thuế dẫn đến nhiều doanh nghiệp lợi dụng để vi phạm, không đáp ứng được
yêu cầu quản lý mới, chưa phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ
chế thị trường. Trong khi phần lớn công việc hành chính trên giấy tờ chiếm hầu hết
trong thời gian quản lý làm cho công tác quản lý thêm rườm rà, khó khăn. Bên cạnh
đó, tác phong làm việc của một số cán bộ thuế chưa tốt, còn quá rề rà, thiếu tinh thần
trách nhiệm lợi dụng quyền hạn móc nối với bên ngoài để trục lợi. Vấn đề không chỉ
riêng ở Cục thuế quận Ninh Kiều mà tại nhiều Chi cục khác ở nước ta cán bộ, công
chức có trình độ chưa thật sự cao.
- Ngành thuế vẫn chưa có một hệ thống thông tin đầy đủ về đối tượng nộp thuế để
phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý thuế. Dù hệ thống tin học về cơ bản đã được ứng dụng
trong công tác quản lý thuế nhưng chưa được áp dụng rộng rãi nhất là tại các chi cục
Lỗ - Chuyển Lỗ Trong Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Lý Luận Và Thực Tiễn
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 55 SVTH: Trang Văn Tâm
thuế. Riêng tại chi cục thuế Quận Ninh Kiều, mỗi cán bộ thuế điều có một máy tính sử
dụng. Trên thực tế thì số lượng máy tính đã ngày càng tăng nhưng chất lượng máy tính
và chất lượng liên kết của các phòng trong cùng Chi cục và giữa Chi cục với các cơ
quan khác vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì đó mà chất lượng của công tác quản lý
thuế phần nào bị ảnh hưởng do không thể cập nhật được thông tin đối tượng nộp thuế
từ cơ sở dữ liệu một cách kịp thời của các cơ quan khác như Phòng Kế hoạch - Đầu tư,
Phòng Tài chính
3.2. Giải pháp hoàn thiện lỗ và chuyễn lỗ trong Thuế TNDN
- Hoàn thiện các quy định của pháp luật về thuế
Các luật thuế là công cụ hữu hiệu để kiểm tra và giám sát tài chính của các doanh
nghiệp. Cơ quan thuế sử dụng thuế như công cụ để ngăn chặn hiện tượng lỗ ảo của
doanh nghiệp thông qua việc so sánh đối chiếu giữa chi phí và lợi nhuận. Muốn làm
được như thế chúng ta cần phải xây dựng một quy trình thuế phải có hệ thống, nhất
quán hơn, có định hướng rõ ràng, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất
nước. Đồng thời, các chính sách thuế cần phải được ban hành kịp thời, đúng lúc, đáp
ứng nhanh chóng được những yêu cầu từ thực tiễn cũng như những vướng mắc trong
quá trình áp dụng.
Đối với quy định chuyển lỗ, theo người viết nên cho phép doanh nghiệp chủ động
lựa chọn năm chuyển lỗ nhưng thời gian không quá 05 năm, kể từ năm phát sinh lỗ.
Nếu được như vậy thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cần quy định chuyển lỗ cho phù hợp vời từng trường hợp cụ thể. Điển
hình trường chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất thời gian chuyễn lỗ không quá 05 năm là
quá ngắn, các doanh nghiệp bị chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất sẽ trở thành gánh nặng
cho doanh nghiệp được chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất. Theo ý kiến của các doanh
nghiệp, chuyễn lỗ trong vấn đề này ít nhất cũng là 10 năm, để có thể phù hợp với giải
pháp tái cơ cấu doanh nghiệp.35
Tăng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đối với doanh nghiệp
gian lận, trốn thuế đặc biệt cần quy định rõ ràng mức xử phạt trong hoạt động chuyển
giá. Mặt khác, trước mắt cần bổ sung một điều luật về chống chuyển giá vào Luật
Quản lý thuế, về lâu dài nên ban hành Luật Chống chuyển giá – đây là cơ sở pháp lý
quan trọng nhất cho hoạt động chống chuyển giá, không chỉ có ý nghĩa đối với quản lý
35
Lan Ngọc, Chính sách Thuế Thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghệp vẫn chưa hài lòng,
[Ngày truy cập 01/10/2014]
Lỗ - Chuyển Lỗ Trong Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Lý Luận Và Thực Tiễn
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 56 SVTH: Trang Văn Tâm
thuế TNDN mà còn liên quan đến quản lý thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài
nguyên...
- Tăng cường quản lý doanh thu và chi phí
Doanh thu và chi phí là hai yếu tố quan trọng xác định thu nhập chịu thuế của doanh
nghiệp. Trong thực tiễn việc quản lý doanh thu và chi phí là vấn đề hết sức phức tạp và
khó khăn. Do các doanh nghiệp luôn tìm cách hạch toán, kê khai dấu bớt doanh thu,
tăng chi phí, thậm chí có doanh nghiệp kinh doanh có lãi nhưng kê khai lỗ để giảm
thuế. Để khắc phục tình trạng này, cần có một số giải pháp:
- Quản lý doanh thu:
+ Cơ quan thuế cần phải giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
tình trạng bán hàng trực tiếp không dùng hóa đơn. Để làm được việc này, các cán bộ
cần theo dõi, kiểm tra thường xuyên các doanh nghiệp như kiểm tra báo cáo tài chính,
quyết toán thuếvà phải thường xuyên đến kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp.
+ Quản lý chặt chẽ việc mua, bán hóa đơn chứng từ của doanh nghiệp tránh việc
mất hoặc làm giả hóa đơn. Mỗi lần doanh nghiệp mua bán hóa đơn thì phải xuất trình
sổ mua hóa đơn cho cơ quan thuế. Khi doanh nghiệp nhận hóa đơn cơ quan thuế cần
phải thay dõi số ghi trên hóa đơn có trùng với số phát cấp hóa đơn hay không, kiểm tra
xem số hóa đơn mà đơn vị đang dùng có phải là hóa đơn hợp pháp hay không tránh
việc làm hóa đơn giả. Nếu cơ quan thuế phát hiện doanh nghiệp sử dụng hóa đơn
không đúng theo quy định thì cơ quan có quyền thu hồi số hóa đơn đó và xử phạt hành
chính. Trường hợp doanh nghiệp mất hóa đơn thì doanh nghiệp phải lập biên bản và
báo cáo ngay cho cơ quan thuế biết để có biện pháp xử lý.
+ Cơ quan thuế cần kiểm tra chặt chẽ công tác hoạch toán, kế toán về doanh thu
- Quản lý chi phí:
+ Kiểm tra chặt chẽ việc kê khai chi phí hợp lý có phù hợp với quy định của luật
không.
+ Cần quy định cụ thể hóa các khoản chi phí được trừ và chi phí không được trừ từ
đó tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp cho việc xác định chi chi phí và việc quản lý
của cơ quan thuế.
Thường xuyên giám sát tình trạng doanh nghiệp kê khai lỗ nhưng doanh thu vẫn
nằm ở mức cao và không ngừng mở rộng hoạt động đầu tư, sản xuất điển hình như
tình trạng của Pepsi, Coca-Cola, Metro, doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, đặc biệt
các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, kinh doanh qua mạng, doanh nghiệp giao
Lỗ - Chuyển Lỗ Trong Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Lý Luận Và Thực Tiễn
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 57 SVTH: Trang Văn Tâm
dịch thanh toán qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ; doanh nghiệp nằm trong danh
sách “đen” kinh doanh cà phê, chè, tiêu dùng, điện tử....có các hình thức xử lý nghiêm
khắc, thực hiện truy thu thuế đối với các doanh nghiệp có các khoản lỗ giả từ đó tạo
được sự cạnh tranh công bằng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp mới đầu tư, ngay khi phát sinh lỗ cần phải có sự giám sát, kiểm
tra, yêu cầu doanh nghiệp giải trình nguyên nhân lỗ của doanh nghiệp mình. Còn đối
với doanh nghiệp lỗ nhiều năm và số lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu cần phải ưu tiên tiến
hành rà soát một cách toàn diện, trong trường hợp cần thiết thì bắt buộc doanh nghiệp
phải giải thể.
- Tăng cường chống chuyển giá
Đây là cách làm hiệu quả để phòng ngừa hành vi lỗ giả của doanh nghiệp. Hoàn
thiện hơn các phương pháp chống chuyển giá, cần phải xây dựng được một cơ sở dữ
liệu về giá của các loại hàng hóa giao dịch giữa các doanh nghiệp độc lập với các
doanh nghiệp liên kết. Có như vậy, cơ quan thuế sẽ thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm
cơ sở tương đương để so sánh theo nguyên tắc giá thị trường. Học hỏi từ một số quốc
gia có kinh nghiệm như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốcvà hoàn thiện phương pháp
APA - cơ chế thỏa thuận trước về xác định giá – Cơ quan thuế áp dụng cơ chế thỏa
thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế với người nộp thuế, với cơ quan
thuế các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế thu nhập.36
Đây là phương pháp vừa mới được áp dụng ở nước ta. Các doanh nghiệp đa quốc
gia trước khi kê khai, quyết toán thuế thì các doanh nghiệp phải chủ động thực hiện đề
xuất biện pháp tính giá hoặc mức giá mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các thành viên
trong cùng một tập đoàn, chính việc áp dụng cơ chế này đã tạo ra hành lang pháp lý
quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý thuế, là biện pháp ngăn ngừa
đánh thuế trùng và trốn thuế, giảm thuế tranh chấp về xác định thị trường trong giao
dịch liên kết. Tuy nhiên, do đây là cơ chế mới được áp trong thời gian ngắn và còn
phức tạp nên để có thể phát huy tối đa hiệu quả của cơ chế này thì Nhà nước ta cần
phải có sự học tập và kết hợp với các trong khu vực cũng như trên thế giới từ đó rút ra
được những bài học kinh nghiệm để hoàn thiện cơ chế này hơn.
36
Khoản 6, Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Quản lý thuế 2012
Lỗ - Chuyển Lỗ Trong Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Lý Luận Và Thực Tiễn
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 58 SVTH: Trang Văn Tâm
- Nâng cao quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan thuế
Thực hiện mục tiêu “Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đặc
biệt có chế tài, biện pháp xử lý mạnh đối với các trường hợp trốn thuế, lậu thuế”,37 thì
theo người viết cần phải trao quyền điều tra, khởi tố những vụ vi phạm về thuế cho cơ
quan thuế thành lập bộ máy cưỡng chế thuộc ngành thuế. Khi được trao quyền điều
tra, khởi tố thì việc điều tra, khởi tố sẽ được tiến hành theo thủ tục như trình tự thủ tục
tố tụng hình sự, dựa trên những nghiệp vụ chuyên môn, phương án điều tra sẽ do thủ
trưởng cơ quan quản lý thuế phê duyệt. Đồng thời phải thành lập bộ phận kiểm tra nội
bộ ngành thuế, đảm bảo cho các bộ phận trực thuộc cơ quan thuế thực hiện đúng quy
định pháp luật, đúng đường lối chính sách, chống tham nhũng tiêu cực.
Ở một số quốc gia trên thế giới thì quyền lực của cơ quan thuế rất lớn, cơ quan thuế
được điều tra, xử lý các vi phạm về thuế. Như ở Pháp, trên cơ sở điều tra của cơ quan
thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính có quyền chuyển thẳng hồ sơ sang cơ quan công tố để
truy tố người trốn thuế ra tòa mà không cần phải thông qua cơ quan điều tra của cảnh
sát. Còn ở Mỹcứ đến hẹn thì người nộp thuế phải đến cơ quan thuế để khai thuế cho
kịp thời hạn. 38
Về tổ chức bộ máy cơ quan thuế:
- Tiếp tục duy trì quản lý bộ máy quản lý thuế theo hệ thống dọc từ trong ương đến
địa phương. Tiến hành tổ chức lại bộ máy cơ quan thuế theo chức năng quản lý thuế
theo đối tượng nộp thuế: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Nhà
nước, doanh nghiệp tư nhân
- Cải cách công tác quản lý hành chính về thuế đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời
các khoản thu vào Ngân sách Nhà nước.
Về đội ngũ cán bộ thuế:
- Đổi mới công tác quản lý cán bộ theo hướng quy định rõ ràng trách nhiệm từng
loại cán bộ trên từng vị trí mà cán bộ đó công tác. Đánh giá cán bộ dựa trên kết quả số
lượng và chất lượng của công việc, coi trọng phẩm chất đạo đức chính trị, kịp thời
phát hiện và xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm.
- Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thuế cần được quan tâm và đầu tư nhiều
hơn. Khi cán bộ thuế hiểu rõ và nắm chắc được những chính sách, chế độ cùng với
37
Kết luận của Bộ chính trị về Đề án chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010
38
Tapchithue.com, Trao quyền điều tra thuế cho cơ quan thuế sẽ góp phần tăng hiệu quả xử lý trốn
thuế?
phan-tang-hieu-qua-xu-ly-tron-thue/32016.tctc [Ngày truy cập 01/10/1014]
Lỗ - Chuyển Lỗ Trong Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Lý Luận Và Thực Tiễn
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 59 SVTH: Trang Văn Tâm
nghiệp vụ của họ về thuế thì họ có thể tuyên truyền một cách đơn giản, rõ ràng hơn
giúp người dân dễ tiếp thu, và họ có thể trả lời những thất mắc của người dân một cách
rõ ràng. Trong quá trình tuyển dụng, để không để bỏ phí nhân tài thực sự thì cần phải
tuyển dụng cán bộ ngay từ đầu vào với những yêu cầu khắt khe, tránh trường hợp
tuyển “con ông, cháu cha” mà không thực sự có năng lực trong quá trình thực hành
công tác.
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra thuế
Hạn chế lỗ thì không còn cách nào khác là phải tăng cường thanh, kiểm tra thuế.
Công tác thanh tra cần phải có sự phân loại đối tượng để thanh tra, kiểm tra để tránh
tốn kém thời gian và chi phí theo hướng doanh nghiệp có doanh số cao và số thuế phải
nộp cao, thường xuyên sai phạm trong kê khai, quyết toán thuế, doanh nghiệp có nhiều
dấu hiệu bất thường luôn kê khai lỗ, có nhiều rủi ro về thuế hoặc thiếu độ tín nhiệm,
thường xuyên có hành vi gian lận thuế, trốn thuế. Để thực hiện tốt điểm này thì cơ
quan thuế cần phải xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, giảm
thời gian cập nhật số liệu, thu thập tài liệu, tăng thời gian cho công tác đánh giá, phân
tích từ đó nâng cao chất lượng công tác phân tích các hồ sơ thanh tra. Bên cạnh đó, cần
thực hiện phối hợp với các ngành có liên quan trong công tác thanh tra như Hải quan,
Tài chính.Xây dựng chương trình phối hợp điều tra với các ngành công an, tòa
ánđể điều tra phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật, xử lý nghiêm khắc những đối
tượng vi phạm để răn đe các đối tượng khác. Ngoài ra, cũng cần phải tăng cường công
tác đào tạo và đào tạo cán bộ thanh tra nhằm nâng cao trình độ cán bộ đáp ứng ngày
càng cao của thực tiễn công tác thanh tra.
- Cải thiện cơ sở vật chất của ngành thuế
Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh của công nghệ và nhiều vấn đề nảy sinh
trong công tác quản lý thuế. Vì vậy, để hoàn thiện hơn công quản lý thuế đồng thời tận
dụng lợi ích mà công nghệ hiện đại mang lại thì cơ quan quản lý thuế cần áp dụng
công nghệ để hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành thuế. Hiện tại, ngành
thuế đã có một hệ thống quản lý thuế bằng mạng vi tính nhưng vẫn còn vấn đề về kỹ
thuật chưa được tốt như chất lượng của máy tính và người sử dụng máy tính, tốc độ
của internet...cần được cải thiện. Nếu xét về thời điểm ban đầu điều này đòi hỏi chi phí
khá cao nhưng xét về lâu dài thì sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí rất nhiều. Hệ
thống này không chỉ phục vụ cho công tác quản lý thuế TNDN mà còn cho tất cả các
sắc thuế khác. Trong điều kiện mới nền kinh tế thị trường này càng phát triển, hoạt
động buôn bán ngày càng đa dạng, tăng mạnh về quy mô, các thủ đoạn trốn thuế ngày
Lỗ - Chuyển Lỗ Trong Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Lý Luận Và Thực Tiễn
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 60 SVTH: Trang Văn Tâm
càng tinh vi thì việc quản lý thuế một cách thô sơ hay không hiện đại là không còn phù
hợp.
- Tiếp tục đẩy mạnh hơn công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về thuế.
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về thuế được Nhà nước quan tâm sâu sắc
và trên thực tế nó đã phần nào mang đến người dân những kiến thức cơ bản cho đối
tượng nộp. Để thực hiện công tác tuyên truyền một cách tốt nhất thì trước tiên cơ quan
thuế cần phải liên kết, phối hợp chặt chẽ với cơ quan báo chí, các cơ quan truyền thông
như truyền thanh, truyền hình và các cơ quan thông tin khác từ trung ương đến địa
phương. Để kịp thời tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân từ nông thôn
đến thành thị, để họ hiểu được rõ tầm quan trọng của thuế, vai trò của họ với quốc gia
và những lợi ích mà họ được hưởng từ đó.
Bên cạnh đó, cơ quan thuế nên tăng cường cung cấp các dịch vụ về thuế như hỗ trợ,
giải đáp thắc mắc, tư vấn pháp luật về thuế cho các đối tượng nộp thuế qua điện thoại,
fax, mạng Internet hoặc trực tiếp tại đơn vị với những nội dung như:
+ Hướng dẫn, giải thích về luật thuế giúp các đối tượng nộp thuế cập nhật nhanh
những thay đổi, bổ sung trong luật để thực hiện cho đúng.
+ Hướng dẫn về cách tính thuế, kê khai thuế và nộp thuế.
+ Giải đáp những thắc mắc của đối tượng nộp thuế xung quanh việc thực hiện Luật
thuế như: cách sử dụng hóa đơn, chứng từ, cách ghi chép sổ sách kế toán liên quan đến
hạch toán các nghiệp vụ về thuế phát sinh
+ Cung cấp những thông tin về các doanh nghiệp không có thật, những doanh
nghiệp ngừng hoạt động, các hóa đơn không còn giá trị lưu hành
3.3 Kiến nghị
Qua một thời gian thực hiện đề tài, tìm hiểu thực tế về công tác quản lý lỗ, chuyển
lỗ tại Chi cục Thuế quận Ninh Kiều, người viết được vận dụng những kiến thức đã học
và học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ các Cô, Chú, Anh Chị trong Chi cục, từ đó
người viết xin đưa ra một số kiến nghị sau:
Một là, kết quả thu thuế tăng giảm do tác động của tăng trưởng kinh tế, do đó phải
bám sát tình hình phát triển kinh tế, thời vụ để tổ chức thu nộp sớm, nhanh gọn dứt
điểm từng nguồn thu. Thường xuyên chủ động đánh giá kết quả từng nguồn thu, từng
khu vực kinh tế để có biện pháp chỉ đạo trong công việc quản lý thu, chống thất thu,
Lỗ - Chuyển Lỗ Trong Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Lý Luận Và Thực Tiễn
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 61 SVTH: Trang Văn Tâm
nâng cao tinh thần trách nhiệm, kiên quyết đấu tranh với hiện tượng vi phạm các Luật,
Pháp lệnh thuế.
Hai là, phải có sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công chức ngành Thuế, không trông
chờ ỷ lại mà tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý góp phần đẩy nhanh số thu vào
ngân sách. Triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh Luật Quản lý thuế, thực hiện
đồng bộ qui trình nghiệp vụ và các biện pháp hành thu, cải tiến bộ máy thu ở cơ sở.
Ba là, tăng cường công tác tuyên truyền, hổ trợ, đối thoại với người nộp thuế, xem
các tổ chức, cá nhân nộp thuế là người bạn đồng hành trong thực thi nhiệm vụ. Qua
đó, nắm bắt được những vướng mắc của người nộp thuế, để tháo gỡ kịp thời tạo điều
kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh và nộp thuế tốt hơn.
Lỗ - Chuyển Lỗ Trong Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Lý Luận Và Thực Tiễn
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 62 SVTH: Trang Văn Tâm
KẾT LUẬN
Nước ta có được tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, một phần là nhờ vào việc
thay đổi các chính sách kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh,
mở cửa thị trường theo cam kết WTO. Sự thành công này có sự đóng góp không hề
nhỏ từ các doanh nghiệp trong đó thuế chiếm phần quan trọng. Hiện nay, tỷ lệ đóng
góp vào thuế TNDN của các doanh nghiệp rất cao. Tuy nhiên, những biến động của
nền kinh tế đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp,
nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lỗ lả ảnh hưởng đến nguồn thu, chưa tương
xứng với tiềm năng vốn có.
Trong tình hình này, pháp luật chuyển lỗ càng đóng vai trò vô cùng quan trọng,
giúp các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trải qua quá trình phát
triển hệ thống pháp luật thuế TNDN trong đó có pháp luật về lỗ, chuyển lỗ của nước
ta không ngừng được sửa đổi, bổ sung, cải cách và đổi mới để tích nghi với sự vận
động chung của nền kinh tế. Mặt dù, không ngừng từng bước cải thiện pháp luật về lỗ
và chuyển lỗ nhưng vẫn còn lỗ hỏng để các doanh nghiệp lợi dụng để trục lợi, gây thất
thoát ngân sách trong đó hoạt động chuyển giá là mối nguy hại lớn nhất. Do đó, Nhà
nước cần có những biện pháp mạnh tay để có thể hạn chế hoạt động trốn, gian lận thuế
từ các khoản lỗ giả đặt biệt cần ban hành, điều chính chính sách thuế ổn định, lâu dài,
gọn nhẹ hơn, để đảm bảo công bằng xã hội.
Trong thời gian qua nghiên cứu đề tài “Lỗ - chuyển lỗ trong thuế thu nhập doanh
nghiệp lý luận và thực tiễn” người viết đã hoàn thành nhiệm vụ cơ bản là:
Thứ nhất là hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của Luật thuế TNDN và vấn đề lỗ và
chuyển lỗ trong thuế TNDN.
Thứ hai là trình bày và phân tích những quy định của pháp luật về lỗ và chuyển lỗ
trong thuế TNDN.
Thứ ba là tìm hiểu, đánh giá thực trạng, để đưa ra các quan điểm, giải pháp nhằm
góp phần hoàn thiện vấn đề lỗ, chuyển lỗ và thuế TNDN của Việt Nam nói chung và
Chi cục thuế quận Ninh Kiều nói riêng.
Qua luận văn, người viết muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào tuyên truyền
pháp luật về lỗ, chuyển lỗ, đồng thời đưa ra những biện pháp để có thể pháp luật lỗ và
chuyển lỗ trong thế thu nhập doanh nghiệp ngày càng phù hợp và hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Luật Quản lý thuế 2006
2. Luật số 14/2008/QH12, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
3. Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung 2012
4. Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập
doanh nghiệp.
5. Nghị định 85/2007/NĐ-CP, hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế
6. Nghị định 106/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 85/2007/NĐ-Cp hướng dẫn Luật
quản lý thuế.
7. Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế và Luật quản lý thuế
sửa đổi, bổ sung.
8. Nghị định 218/2013, hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
9. Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy
định về thuế.
10. Thông tư 38/2010/TT-BTC, hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với tổ
chức, cá nhân chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.
11. Thông tư 28/2011 hướng dẫn Luật quản lý thuế, Nghị định 85/2007/NĐ-CP và
Nghị định 106/2010/NĐ-CP.
12. Thông tư 78/2014/TT-BTC, hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP
quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
13. Thông tư 151/2014/TT-BTC, hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP
của Chính phủ về việc sửa đổ, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về
Thuế.
II. SÁCH
1. Giáo trình luật thuế, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
2. Giáo trình Thuế, Trường Đại học Kế toán – Tài chính Hà Nội.
3. Ts. Lê Thị Nguyệt Châu, Giáo trình luật tài chính 2, Trường Đại học Cần Thơ.
4. Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 4, NXB Từ điển Bách Khoa Hà Nội.
5. Từ điển Thuật ngữ tài chính doanh nghiệp, NXB Từ điển Bách Khoa.
III. TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
1. Bảo Anh, Thực lỗ của Vinashine gấp 3 lần báo cáo,
nhan/thuc-lo-cua-vinashin-gap-3-lan-bao-cao-20110603044755359.htm [Ngày truy
cập 19/09/2014].
2. TS. Đặng Thị Việt Đức, Chính sách và thực trạng thu thuế tại Việt Nam,
tai-Viet-Nam/50910.tctc [Ngày truy cập 25/07/2014]
3. Nguyễn Văn Dương, Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp,
[ Ngày truy cập
19/09/2014]
4. Vũ Hạnh – Đặng Khanh, Các Tập đoàn Nhà nước đầu tư ngoài ngành: Lỗ nhiều
hơn lãi,
hon-lai-194974.vov [Ngày truy cập 19/09/2014].
5. PGS.TS. Nguyễn Thu Thu Huyền, Ưu đãi thuế - giải pháp hỗ trợ, phát triển
doanh nghiệp vừa và
nhỏ,
[Ngày truy cập 20/08/2014]
6. Lan Ngọc, Chính sách Thuế Thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghệp vẫn chưa hài
lòng, [Ngày truy cập 01/10/2014].
7. Trung Nguyên, Ngã ngửa Metro: 900 triệu độ 12 năm lỗ nặng,
nang.html [Ngày truy cập 19/09/2014].
8. Hùng Phạm, Xu hướng cải cách Thuế Thu nhập doanh nghiệp,
[Ngày truy
cập 25/07/2014].
9. Ngọc Quang, Doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ vẫn trả lương cao ngất ngưởng,
nguong-post147370.gd [Ngay truy cập 19/09/2014].
10. Tapchithue.com, Trao quyền điều tra thuế cho cơ quan thuế sẽ góp phần tăng
hiệu quả xử lý trốn thuế?
quyen-dieu-tra-thue-cho-co-quan-thue-se-gop-phan-tang-hieu-qua-xu-ly-tron-
thue/32016.tctc [Ngày truy cập 01/10/1014].
11. Hoài Thu, 5 đại gia chưa từng đóng thuế cho Việt Nam,
nam-751000.tpo [Ngày truy cập 19/09/2014].
12. Nguyễn Quang Tiến, Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá: thực trạng và
giải pháp,
hoat-dong-chuyen-gia-Thuc-trang-va-giai-phap/5673.tctc [Ngày truy cập 19/09/2014].
13. PGS.TS. Lê Xuân Trường,
luan/Hoan-thien-hanh-lang-phap-ly-cho-hoat-dong-thanh-tra-kiem-tra-thue-o-Viet-
Nam/54180.tctc [Ngày truy cập 01/10/2014].
Mẫu số 03-2//TNDN
(Ban hành kèm theo Thông tư số
28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011
của Bộ Tài chính)
PHỤ LỤC
CHUYỂN LỖ
(Kèm theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp số 03/TNDN năm)
Kỳ tính thuế: từ đến
Tên ngƣời nộp thuế: .........................................................................................
Mã số thuế:
Tên đại lý thuế (nếu có):.
Mã số thuế:
Xác định số lỗ đƣợc chuyển trong kỳ tính thuế:
Đơn vị tiền: đồng Việt Nam
Năm phát
sinh lỗ
Số lỗ phát
sinh
Sỗ lỗ đã chuyển
trong các kỳ tính
thuế trước
Số lỗ được
chuyển trong kỳ
tính thuế này
Số lỗ còn được
chuyển sang các
kỳ tính thuế sau
(1) (2) (3) (4) (5)
20...
20...
...
Tổng
cộng:
Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về
số liệu đã khai ./.
NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ
THUẾ
Họ và tên: ...........................
Chứng chỉ hành nghề số:.....
Ngày......... tháng........... năm..........
NGƢỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƢỜI NỘP THUẾ
Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5117427_7839.pdf