Luận văn Lựa chọn thị trường niêm yết chứng khoán ra nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Là nhà quản trị tài chính, đi tìm nguồn tài trợ cho doanh nghiệp là mục tiêu tối quan trọng. Tìm ở đâu và tìm như thế nào để phù hợp với điều kiện hiện tại của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp đang tăng trưởng nhanh, đã niêm yết ở sàn HOSE, muốn có nhiều nhà đầu tư chiến lược nhận diện mình và tìm nguồn tài trợ cho những dự án mới trong hoàn cảnh thị trường chứng khoán trong nước kém tính thanh khoản. Niêm yết chứng khoán ra nước ngoài phải chăng là giải pháp tốt. Trên thế giới có nhiều thị trường chứng khoán đã khẳng định tên tuổi trong nhiều thập kỷ qua, đáng kể nhất phải nói đến NYSE, NASDAQ, LSE, TSE và thị trường khu vực Châu Á, nơi mà các nước có tốc độ tăng trưởng nhanh như Hong Kong, Singapore, Hàn quốc, Thái Lan, Malaysia Vậy thị trường nào phù hợp với Công ty Việt Nam trong thời điểm hiện nay? Tiêu chí nào thường được dùng làm căn cứ cho việc lựa chọn thị trường chứng khoán nước ngoài ở những nước phát triển trên thế giới. Những tiêu chí nào được doanh nghiệp Việt Nam quan tâm nhiều nhất và tác động mạnh nhất vào quyết định lựa chọn thị trường niêm yết ra nước ngoài. Hoạt động này chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam nên chưa có nhiều công trình nghiên cứu liên quan lĩnh vực này. Doanh nghiệp có nhu cầu thật sự về niêm yết ngoại có ít thông tin và phụ thuộc vào các công ty tư vấn. Vì lẽ đó, tác giả đã chọn đề tài “Lựa chọn thị trường niêm yết chứng khoán ra nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam ” để giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về lựa chọn thị trường như thế nào và góp phần tiết kiệm chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn tập trung làm rõ những vấn đề sau: Tổng quan về niêm yết chứng khoán ra nước ngoài tại một số sàn giao dịch trên thế giới. Đưa ra một số quan điểm về lựa chọn thị trường niêm yết. Phân tích thực trạng niêm yết chứng khoán ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thị trường và những hạn chế liên quan hoạt động này. Trên cơ sở những lý luận và thực trạng, đề xuất một số giải pháp giúp doanh nghiệp lựa chọn thị trường phù hợp nhằm góp phần thành công cho doanh nghiệp muốn đưa cổ phiếu xuất ngoại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Công ty Vinamilk, Cavico, PV Drilling, các doanh nghiệp thuộc khối ngân hàng và chứng khoán. Trên thế giới có rất nhiều thị trường chứng khoán phát triển. Vì mỗi sàn giao dịch có đặc trưng, qui định pháp luật, điều kiện niêm yết khác nhau mà việc tìm hiểu những qui định này mất nhiều thời gian và công sức nên trong phạm vi đề tài này chỉ chọn năm thị trường lớn, đặc trưng cho mỗi Châu lục làm đối tượng nghiên cứu, đó là Nyse, Nasdaq, London, HongKong, và Singapore. 4. Phương pháp nghiên cứu: Lập bảng câu hỏi để khảo sát những vấn đề chính sau: Sự am hiểu của doanh nghiệp về niêm yết ngoại. Những nhân tố quyết định dẫn đến lựa chọn thị trường niêm yết. Mục đích niêm yết Nội lực doanh nghiệp ảnh hưởng đến tiến trình niêm yết. Qui định pháp luật tác động đến hoạt động niêm yết. Thời gian chuẩn bị cần thiết . Dùng chương trình phân tích dữ liệu SPSS, phương pháp thống kê mô tả để xử lý dữ liệu thu thập được từ bảng câu hỏi. Luận văn còn sử dụng thông tin, số liệu, tham khảo các luật, qui định từ các sở giao dịch chứng khoán, thông tin trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết liên quan đến đề tài, các tạp chí, công trình nghiên cứu, và các trang web khác. 5. Kết cấu luận văn : Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn chia làm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về lựa chọn thị trường niêm yết chứng khoán ra nước ngoài Chương 2: Thực trạng niêm yết chứng khoán ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam Chương 3: Giải pháp lựa chọn thị trường niêm yết chứng khoán ra nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam

pdf107 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2831 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lựa chọn thị trường niêm yết chứng khoán ra nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trung bình hàng năm của các công ty Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 5%-10% 4 5.7 5.7 5.7 10%-15% 8 11.4 11.4 17.1 15%-20% 11 15.7 15.7 32.9 20%-50% 45 64.3 64.3 97.1 > 50% 2 2.9 2.9 100.0 Valid Total 70 100.0 100.0 Nguồn : Công trình khảo sát của tác giả, năm 2009 Bảng 2.16: Số lượng cổ đông hiện hành của công ty được khảo sát Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent < 500 18 25.7 25.7 25.7 500-1000 15 21.4 21.4 47.1 1000-2000 9 12.9 12.9 60.0 2000-3000 11 15.7 15.7 75.7 >3000 17 24.3 24.3 100.0 Valid Total 70 100.0 100.0 Nguồn : Công trình khảo sát của tác giả, năm 2009 62 Số lượng cổ đông hiện hành lớn là một trong những bắt buộc của niêm yết ngoại ở hầu hết 5 thị trường, qua khảo sát có 18 công ty trong tổng 70 công ty ( chiếm 25%) có số lượng cổ đông nhỏ hơn 500. Có 15 công ty trong tổng 70 công ty ( chiếm 15%) là có số lượng cổ đông từ 500- 1000 và 47 công ty còn lại chiếm 60% có số cổ đông trên 1000. Điều này cho thấy, những công ty được khảo sát là những công ty đại chúng. Nếu những công ty này niêm yết ra nước ngoài sẽ dễ dàng đáp ứng điều kiện về số lượng công chúng nắm giữ cổ phiếu. Bảng 2.17: Bất lợi rào cản ngôn ngữ đến niêm yết ra nước ngoài Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Rất bất lợi 4 5.7 5.7 5.7 Ít bất lợi 3 4.3 4.3 10.0 Không bất lợi 37 52.9 52.9 62.9 Bình thường 26 37.1 37.1 100.0 Valid Total 70 100.0 100.0 Nguồn : Công trình khảo sát của tác giả, năm 2009 Ngôn ngữ không phải là vấn đề được xem là rào cản vì có đến 63% doanh nghiệp cho rằng họ không gặp khó khăn về ngôn ngữ trong niêm yết ngoại. Tuy nhiên, chúng ta cần thận trọng trong việc đánh giá ý nghĩa của con số. Thực tế, đó là vì các công ty niêm yết ngoại phó thác hoàn toàn vào công ty tư vấn nước ngoài. Trong tương lai, nếu doanh nghiệp được đào tạo ngoại ngữ tốt hơn thì sẽ hạn chế được chi phí phải trả cho công ty tư vấn. Bảng 2.18: Thời gian chuẩn bị niêm yết Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 12 tháng 16 22.9 22.9 22.9 18 tháng 23 32.9 32.9 55.7 2 năm 26 37.1 37.1 92.9 3 năm 5 7.1 7.1 100.0 Valid Total 70 100.0 100.0 Nguồn : Công trình khảo sát của tác giả, năm 2009 63 Hầu hết doanh nghiệp cho rằng thời gian chuẩn bị cho quá trình niêm yết ngoại họ cần là 18 tháng – 2 năm. Khoảng thời gian này khá dài so với sự tính toán theo mức trung bình mà các sàn công bố, ví dụ, sàn chính SGX Singapore là từ 3- 4.5 tháng. Bảng 2.19: Trị giá niêm yết của các công ty Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent <1000 tỷ đồng hay 50 triệu USD 25 35.7 35.7 35.7 1000 tỷ hay 50 trieu USD - 1800 tỷ hay 100 trieu USD 9 12.9 12.9 48.6 > 1800 tỷ hay 100 trieu USD 9 12.9 12.9 61.4 Thuê tư vấnn mới biết nên là bao nhiêu 27 38.6 38.6 100.0 Valid Total 70 100.0 100.0 Nguồn : Công trình khảo sát của tác giả, năm 2009. 38% doanh nghiệp cho rằng nên thuê tư vấn để xác nhận nên niêm yết bao nhiêu vốn. 35.7% cho là mức dưới 1000 tỷ. Mức này khá nhỏ và chứng tỏ doanh nghiệp chúng ta còn dè dặt trong chuyện này, chưa có nhu cầu huy động với mức vốn lớn. Ngoài Cavico, Vinamilk và PV Drilling, còn có một số công ty niêm yết ra nước ngoài như công ty Chế tạo và Chế biến xuất khẩu (VMEPH) niêm yết tại Hong Kong, Vietnam Infrastructure Limited (VNI), quỹ đầu tư Vietnam Equity Holding (VEH) và Vietnam Property Holding (VPH) chính thức niêm yết trên thị trường Frankfurt- Đức, Indochina niêm yết tại thị trường chính Lonhdon, niêm yết sàn thay thế (AIM) của thị trường London có quỹ Vietnam Holdings Ltd, Vietnam Opportunity fund và Vina Land. 64 Kết luận chương 2 Trong phần này, tác giả đưa ra một số lợi ích của hoạt động niêm yết ngoại trên cơ sở đúc kết của những công ty trên khắp thế giới đã thực hiện hoạt động này trong nhiều thập kỷ qua. Sự hưng thịnh của thị trường chứng khoán Việt Nam vào năm 2007 và 2008 khơi nguồn cho hoạt động niêm yết nước ngoài của các doanh nghiệp. Rồi sự lao dốc của thị trường chứng khoán trong nước và thế giới cuối năm 2008 và năm 2009 làm trì hoản hoạt động này. Phải mất bao lâu cho sự trì hoản này và sự khát vốn của các công ty có tiếp tục thúc đẩy hoạt động niêm yết nước ngoài phát triển khi doanh nghiệp đứng trước một số trở ngại. Cuộc khảo sát đã cơ bản cho biết mức độ am hiểu của doanh nghiệp ta về hoạt động này. Xác định các tiêu chí lựa chọn thị trường và mục đích niêm yết sẽ góp phần làm cho quyết định niêm yết thành công. Ngoài ra, hai nhân tố giúp bơi trơn cho quá trình này là hệ thống quản trị công ty theo chuẩn quốc tế và hành lang pháp l ý liên quan đến hoạt động niêm yết ngoại. Hai nhân tố này cũng là hai nhân tố hiện thời gây cản trở doanh nghiệp trên con đường niêm yết ngoại mà Việt Nam cần phải hoàn thiện. Chi phí niêm yết không là yếu tố bận tâm đối với hầu hết các công ty lớn. Chúng ta cũng đã biết được nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế liên quan đến hoạt động này mà chương 3 sẽ góp phần giải quyết vấn đề. 65 Chương 3: GIẢI PHÁP LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN RA NƯỚC NGOÀI CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 3.1 Định hướng và dự báo nhu cầu niêm yết ra nước ngoài Nhà nước thấy được lợi ích của hoạt động niêm yết ra nước ngoài đối với doanh nghiệp và sự phát triển của thị trường chứng khoán trong nước nên đã có những định hướng bước đầu cho hoạt động này. Hiện nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang chuẩn bị hoàn tất dự thảo thông tư hướng dẫn về việc chào bán và niêm yết chứng khoán của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường nước ngoài trình Bộ Tài chính để sớm ban hành nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia huy động vốn và niêm yết ở nước ngoài. Dưới góc độ quản lý ngoại hối, dự thảo thông tư hướng dẫn về chào bán và niêm yết chứng khoán của các doanh nghiệp Việt Nam có quy định về việc tổ chức phát hành phải mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép của Việt Nam, thực hiện các giao dịch thu chi có liên quan đến việc phát hành chứng khoán phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam. Ngoài ra, nhà nước cũng đang có chủ trương áp dụng mô hình quản lý theo kiểu tư nhân hoá sở giao dịch chứng khoán mà mô hình này hiện nay được áp dụng hầu hết ở các sở giao dịch chứng khoán phát triển. Điều này thể hiện ở Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2010 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức ngày 22/1/2010 đã đưa ra lộ trình 2013-2020 cổ phần hoá hai Sở giao dịch chứng khoán TPHCM và Hà Nội. Một khi sở giao dịch đã cổ phần hoá và tìm được đối tác chiến lược như Mỹ, hoặc Anh, HongKong, Singapore…càng tạo thuận lợi cho hoạt động niêm yết ra nước ngoài. 66 Gray and Roberts (1997) đã chứng minh IPO của các công ty nước ngoài trên thị trường London có quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ lệ đầu tư của quốc gia họ.Tỷ lệ đầu tư so với GDP của Việt Nam luôn ở mức cao trong những năm gần đây, năm 2009 đạt 42.8%, 2008 đạt 41.3%, và 2007 đạt 45.6% điều này thể hiện nhu cầu vốn thực sự ngày càng lớn của các chủ thể trong nền kinh tế, một khi thị trường chứng khoán trong nước chưa phát triển và đáp ứng kịp thì việc doanh nghiệp có nhu cầu niêm yết ra nước ngoài là tất yếu. Hoạt động cổ phần hoá tại Việt Nam bắt đầu từ những năm 1990 nhưng chỉ sôi động từ giai đoạn 2005 đến nay. Tính đến nay, đã có hơn 3000 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, trong đó có những doanh nghiệp lớn như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, và sắp tới như Mobilephone, Vinaphone… Theo chu kỳ phát triển doanh nghiệp trên thế giới, doanh nghiệp lớn và thuộc sở hữu nhà nước sau một thời gian cổ phần hoá thường có nhu cầu cấu trúc lại tài chính và khuynh hướng niêm yết ra nước ngoài. Một số doanh nghiệp Việt Nam mới cổ phần hoá được vài năm, nay đã trở thành những doanh nghiệp phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh và đang tìm đối tác chiến lược tài trợ cho những dự án mới. Niêm yết ra nước ngoài để giải quyết nhu cầu vốn bằng chính năng lực thật sự của doanh nghiệp. Niêm yết nước ngoài là xu thế toàn cầu để công ty bắt kịp với sự phát triển trên thế giới. Cùng với những lợi ích của hoạt động này mang lại sẽ là sự hấp dẫn cho những công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh, muốn tìm nguồn tài trợ bền vững và mở rộng tiếng tăm ra nước ngoài. Sự phát triển này đã được thực tiễn lịch sử các công ty ở các quốc gia chứng minh và Việt Nam cần lãnh hội một mặt thoả mãn nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, một mặt để phát triển thị trường vốn trong nước. 3.2 Cơ sở đề xuất giải pháp Để đưa ra một số giải pháp bên dưới, tác giả đã trải qua quá trình nghiên cứu sự phát triển của hoạt động niêm yết chứng khoán ra nước ngoài ở một số quốc gia như Trung Quốc, HongKong, Nhật Bản, Singapore, Israel và một số quốc gia 67 Châu Âu dưới các góc độ như điều kiện kinh tế dẫn đến nhu cầu huy động vốn, cải cách hệ thống quản trị công ty, cải cách chuẩn mực kế toán, cải cách các luật, qui định liên quan liên niêm yết, các qui định nhằm bảo vệ nhà đầu tư. Tác giả còn tham khảo mô hình và sự phát triển chiến lược của các sở giao dịch ở các quốc gia này cũng như cách thức các sàn hấp dẫn công ty nước ngoài đến niêm yết. Chính quá trình tổng hợp này đã làm loé lên trong tư tưởng tác giả một tham vọng mà nó vượt xa giới hạn của đề tài mà tác giả hy vọng sẽ có nhà chuyên môn nào đó phát triển ý tưởng này lên, đó là Việt Nam có lẽ cũng có khả năng trở thành trung tâm tài chính khu vực trong 10-15 năm tới, sau khi phát triển hoạt động niêm yết ra nước ngoài, và Việt Nam phải làm gì để thực hiện ước muốn đó. Qua sự nghiên cứu và phân tích kinh nghiệm về niêm yết ra sàn ngoại của các quốc gia này, tác giả đã nhìn nhận lại các điều kiện tại Việt Nam và có một số so sánh cụ thể với Việt Nam nhằm đưa ra những giải pháp hữu ích giúp doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn thị trường phù hợp. Quan điểm của tác giả, đối với những công ty qui mô chưa đủ lớn có nhu cầu niêm yết trên những sàn số một thế giới như Mỹ chẳng hạn, có thể chọn một số cách như sáp nhập với công ty đã niêm yết trên sàn nước ngoài rồi, hoặc niêm yết trên sàn tự do ở nước ngoài trước để có thời gian học hỏi và làm quen cách thức của các sàn, sau đó hoàn thiện để lên sàn chính. Đối với những công ty lớn của Việt Nam, có thể chọn niêm yết trên sàn chính ở các quốc gia nổi trội như HongKong hoặc Singapore, sau thời gian 1-2 năm chuẩn bị tốt hơn trong cải tiến quản trị công ty, có thể tham gia trực tiếp trên các sàn chính tại Mỹ và Anh. Hay doanh nghiệp có thể chọn ngay thị trường Mỹ, Anh để niêm yết nếu đã có sự chuẩn bị tốt về nguồn nhân lực, quản trị công ty hoặc kiên quyết cải tiến các mặt hạn chế của doanh nghiệp trong thời gian ngắn để đi lên những thị trường số một thế giới. 3.3 Giải pháp để doanh nghiệp lựa chọn thị trường phù hợp cho hoạt động niêm yết ra nước ngoài 68 3.3.1 Các giải pháp vĩ mô 3.3.1.1 Hoàn thiện hành lang pháp l ý liên quan hoạt động niêm yết ra nước ngoài Nhà nước cần ban hành qui định, hướng dẫn cụ thể hơn nữa hoạt động liên quan niêm yết ra nước ngoài. Chẳng hạn về tỷ lệ nắm giữ của người nước ngoài đối với các công ty có chứng khoán niêm yết tại nước ngoài, phân định rõ tỷ lệ này đối với niêm yết nước ngoài và tỷ lệ nắm giữ của người nước ngoài ở trong nước, các qui định trong trường hợp có xung đột lợi ích của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài của công ty có chứng khoán niêm yết ra nước ngoài như quyền mua bán chứng khoán, chính sách chia cổ tức để bảo đảm công bằng giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hướng giải quyết đối với trường hợp báo cáo lãi lỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế có sự khác nhau thì căn cứ trên số lãi nào để chia cổ tức cho cổ đông trong và ngoài nước mà vẫn đảm bảo sự công bằng. Đối với chứng khoán niêm yết nước ngoài, cần qui định rõ vấn đề đăng k ý, lưu k ý, thanh toán bù trừ mà hiện nay Việt Nam chưa có quy định này. 3.3.1.2 Qui định về công bố thông tin ở mức độ bảo vệ nhà đầu tư cao Nhà nước nên nâng cao chất lượng việc công bố thông tin. Nên qui định về công bố báo cáo định kỳ, thông tin chi tiết trên bản cáo bạch và báo cáo thường niên về các yếu tố rủi ro của công ty niêm yết. Các rủi ro này nên được nêu chi tiết, cụ thể và có cơ sở chứ không nêu chung chung, cần phân tích mức độ ảnh hưởng của rủi ro này đến hiệu quả hoạt động của công ty. Chuyển trách nhiệm phân tích thông tin tài chính về phía doanh nghiệp để tăng tính trung thực của thông tin tài chính mà doanh nghiệp cung cấp, chứ không chỉ nêu ra rồi để đó và bỏ ngỏ cho nhà đầu tư. Các thông tin công bố nên nhấn mạnh vào những thông tin định hướng tương lai, phân khúc chi phí, phân khúc hiệu quả của từng chuyền. Doanh nghiệp nên giải thích thêm thông tin đối với các ngành công nghiệp đặc thù nếu đó là ngành mà nhà đầu tư khó hiểu nếu không có chuyên môn trong lĩnh vực đó. 69 Đối với các qui định về tiêu chuẩn quản trị công ty, cần có những hướng dẫn cụ thể để công ty áp dụng. Qui định về công bố tình hình thực hiện quản trị công ty cũng như báo cáo của hệ thống kiểm soát nội bộ công ty phải được báo cáo định kỳ và thường niên. Nâng cao tính độc lập của kiểm toán viên bằng cách sau vài năm phải đổi kiểm toán viên khác. Khi một kiểm toán viên bị sa thải, họ được quyền cho ý kiến nhận xét của mình trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên. Cần qui định về công bố báo cáo lương thưởng được lập bởi uỷ ban lương thưởng để giải thích về qui trình và cách tính thù lao, mức thù lao trả cho ban HĐQT và những người điều hành chủ chốt của công ty. Điều này không khó vì ta có thể học hỏi kinh nghiệm của những nước phát triển về qui trình quản trị, vấn đề là mức độ ứng dụng để phù hợp với trình độ phát triển của doanh nghiệp và thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặt trái của vấn đề là, nếu nhà nước nhân nhượng trong việc ứng dụng tiêu chuẩn quản trị hiện đại, thì con đường xuất ngoại của cổ phiếu doanh nghiệp ta càng dài. Cần ban hành những chế tài cứng rắn hơn nữa để tăng tính bắt buộc và rèn luyện thói quen về tuân thủ công bố thông tin của các doanh nghiệp. Những thông tin công bố nên vượt xa các qui định về minh bạch thông tin, đặc biệt là những thông tin ảnh hưởng tới quyền lợi cổ đông thiểu số. Ở các sàn phát triển trên thế giới, việc doanh nghiệp vi phạm về công bố thông tin sẽ bị phạt rất nặng và có thể bị huỷ niêm yết, được qui định rõ trong các luật. 3.3.1.3 Đưa hoạt động niêm yết ra nước ngoài vào định hướng Qua thời gian dài gần chục năm thực hiện cổ phần hoá, đến nay ta đã có một số các doanh nghiệp sau cổ phần hoá kinh doanh rất hiệu quả thể hiện ở việc tăng tài sản, tốc độc tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu cao. Trong các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá đóng vai trò quan trọng làm cho thị trường trở nên sôi động. 70 Trong số những doanh nghiệp này, nhà nước nên chọn ra những ngành công nghiệp mũi nhọn, những doanh nghiệp tiên phong cần vốn lớn, đưa những doanh nghiệp này lên sàn ngoại trước, từ đó mở đường cho những doanh nghiệp nhỏ hơn theo sau và dần đưa hoạt động niêm yết ra nước ngoài vào định hướng. 3.3.1.4 Điều chỉnh chuẩn mực kế toán phù hợp thông lệ quốc tế Khi soạn thảo các tiêu chuẩn kế toán Việt Nam, các nhà làm luật đã có tham khảo rất kỹ càng chuẩn mực kế toán quốc tế và kinh nghiệm của các nước để ứng dụng phù hợp và đúng mực. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước đã có những chuyển biến mới, cụ thể là nhu cầu niêm yết ra nước ngoài của doanh nghiệp càng đòi hỏi ta phải tiến gần hơn nữa những thông lệ quốc tế mà chưa phát sinh ở thời điểm các chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành. Cho đến hiện tại, Việt Nam đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán, trong khi chuẩn mực quốc tế có 38 chuẩn mực. Chính vì thế yêu cầu cấp thiết phải sớm điều chỉnh bổ sung các chuẩn mực là cấp thiết, đặc biệt các lĩnh vực như phòng ngừa rủi ro, công cụ tài chính, phái sinh, báo cáo tài chính tạm thời, và các chuẩn mực ta đã ban hành nhưng chưa phù hợp thông lệ quốc tế. 3.3.1.5 Cổ phần hoá sở giao dịch chứng khoán – con đường giúp doanh nghiệp quen dần với tiêu chuẩn quốc tế Cổ phần hoá sở giao dịch chứng khoán là con đường duy nhất giúp sở giao dịch đẩy nhanh sức mạnh tài chính, nâng cấp cơ sở vật chất để bắt kịp với sự phát triển của thị trường chứng khoán thế giới. Một khi cơ sở hạ tầng sở giao dịch được nâng cấp sẽ hổ trợ thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả hơn, tiêu chuẩn niêm yết sẽ được nâng cao. Ở một bước phát triển cao hơn là sở giao dịch của ta có thể bán cho vài đối tác chiến lược như sở giao dịch Mỹ, London, Singapore…một khi các đối tác này mua cổ phần của sở giao dịch của Việt Nam thì cơ hội để ta học hỏi kinh nghiệm quản l ý và doanh nghiệp ta có nhiều cơ hội tiếp cận, làm quen với các tiêu chuẩn niêm yết ở nước ngoài. 71 3.3.2 Các giải pháp vi mô 3.3.2.1 Nâng cao mức độ am hiểu của doanh nghiệp về hoạt động niêm yết ra nước ngoài Doanh nghiệp cần xác định rõ mục đích, khả năng doanh nghiệp và qui mô niêm yết để lựa chọn thị trường phù hợp. Như đã trình bày ở phần trên, mỗi thị trường chứng khoán nước ngoài có những đặc thù riêng mà những đặc thù này sẽ tương thích với từng loại mục đích của doanh nghiệp. Tuy vậy, thấy được sự tương thích này vẫn chưa đủ cho một quyết định lựa chọn thị trường. Vì hoạt động niêm yết ra nước ngoài đang ở giai đoạn đầu và mới nên khá khó khăn với doanh nghiệp. Việc xác định khả năng doanh nghiệp và qui mô niêm yết là hai yếu tố khá quan trọng sẽ giúp doanh nghiệp tiến gần hơn nữa tới quyết định lựa chọn thị trường. Doanh nghiệp sẽ là người hiểu rõ khả năng cũng như nội lực tiềm tàn của mình nhất. Doanh nghiệp cần phân tích cả thế mạnh và mặt yếu kém của mình trên mọi phương diện để trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp mình đang ở mức nào. Doanh nghiệp có thể so sánh với chỉ tiêu trung bình ngành xem mình có vượt trung bình ngành không. Qui mô niêm yết cũng là yếu tố quan trọng tiếp theo. Doanh nghiệp không nên lựa chọn thị trường quá lớn, quá nổi tiếng, quá tốn kém chi phí để rồi chỉ huy động với một số vốn không đáng kể và ngược lại. Doanh nghiệp nên tự cân nhắc những điều này bên cạnh những ý kiến chuyên gia tư vấn. Doanh nghiệp cần hiểu rõ đặc điểm của thị trường đích đến nước ngoài. Doanh nghiệp không thể đưa ra quyết định lựa chọn thị trường đúng đắn nếu chưa rõ hoàn toàn đặc điểm của thị trường mà mình muốn niêm yết. Doanh nghiệp nên tìm hiểu những đặc điểm thị trường này từ những nguồn, những công trình nghiên cứu, phân tích đáng tin cậy ví dụ tổ chức các sở giao dịch chứng khoán thế giới (WFE), những phân tích từ các ngân hàng quốc tế, những nhà tư vấn có 72 tiếng, hay những phân tích từ chính các sở giao dịch nhưng có điều lưu ý là sở giao dịch nào cũng tự đánh bóng mình. Doanh nghiệp cần cân nhắc nguyên tắc lợi ích cao- chi phí cao (đối ngược lợi ích thấp-chi phí thấp) để thận trọng trong việc xác định “được và mất” trong quá trình lựa chọn thị trường. Tại sao niêm yết tại Mỹ được xem là có chi phí cao nhất trên thế giới nhưng các công ty từ nhiều nước trên thế giới vẫn ưu chuộng niêm yết tại đây. Tại sao các công ty Nhật vẫn cho là việc điều chỉnh các báo cáo tài chính của họ theo tiêu chuẩn Mỹ làm tốn thời gian, chi phí và làm đau đầu cho những doanh nghiệp này (Yamori và Baba, 1999) mặc dù họ vẫn nhận ra những ích lợi khi niêm yết trên thị trường này. Đó là vì họ đã tiên đoán được nhiều lợi ích của thị trường danh tiếng này mang lại vượt xa chi phí như đã đề cặp ở chương 1. Đó là các lợi ích về tính thanh khoản, nơi có nguồn tài chính dồi dào, khó bốc hơi và là thị trường có qui định nghiêm ngặt nhất về bảo vệ nhà đầu tư mà chính những đặc tính này giúp cho công ty niêm yết có được chi phí sử dụng vốn thấp, ví dụ như dễ dàng trong việc phát hành thêm hay nhà đầu tư dễ chấp nhận chính sách trả cổ tức thấp của công ty đổi lại bằng sự tăng trưởng của công ty và sự an toàn cho cổ phiếu này. Như vậy, doanh nghiệp nên xác định những điều được và mất đối với việc lựa chọn mỗi thị trường, từ đó xác định thị trường nào là phù hợp cho doanh nghiệp mình. Chẳng hạn doanh nghiệp cần lên sàn Mỹ để tìm nhà đầu tư tốt nhất, để doanh nghiệp có được danh tiếng là doanh nghiệp đã niêm yết ở sàn số một thế giới, hay doanh nghiệp muốn mở rộng sản phẩm sang thị trường rộng lớn này. Hay doanh nghiệp cho rằng không nên sang Mỹ vì chi phí quá cao và doanh nghiệp chưa có khả năng cạnh tranh trên thị trường này nên sang London vẫn là thị trường tài chính có thanh khoản rất tốt nhưng chi phí rẽ hơn ở Mỹ. Hay quan điểm cho rằng niêm yết gần về địa l ý, khu vực cùng múi giờ sẽ dễ dàng hơn mà 73 vẫn là thị trường danh tiếng như HongKong hay các qui định nới lỏng hơn và chính sách khuyến khích của chính phủ ở các nước tiếp đón như Singapore…. 3.3.2.2 Lựa chọn nhà tư vấn phù hợp Công tác lựa chọn nhà tư vấn được các công ty niêm yết ra nước ngoài cho là quan trọng nhất. Các doanh nghiệp nên chọn nhà tư vấn hiểu rõ về thị trường mà doanh nghiệp muốn niêm yết và công ty mà họ tư vấn đã niêm yết thành công. Căn cứ vào nhu cầu và đặc điểm của doanh nghiệp, nhà tư vấn sẽ cho doanh nghiệp biết nên niêm yết ở thị trường nào, cần chuẩn bị những gì và cách thức tiến hành ra sao. Doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ trong việc chọn nhà tư vấn ( bao gồm tư vấn niêm yết và các tư vấn khác), tránh trường hợp đi được giữa đường phải thay đổi nhà tư vấn khác. Cavico là một bài học, doanh nghiệp này đã phải thay đổi kiểm toán viên độc lập (Jaspers + Hall, PC) và thay bằng kiểm toán viên độc lập khác (PMB Helin Donovan, LLP) ở giữa đường và công việc kiểm toán lại phải bắt đầu từ đầu, gây tốn thời gian và chi phí. 3.3.2.3 Nâng cấp và cải thiện quản trị công ty trước khi niêm yết ra nước ngoài Michelle Quah (2005) thực hiện nghiên cứu cho Media Corppress Ltd., được công bố trên tờ Business Times Singapore về khảo sát quyết định đầu tư vào một công ty của các nhà đầu tư có tổ chức. Những nhà đầu tư này cho rằng quyết định đầu tư của họ phụ thuộc vào cấu trúc và chất lượng của HĐQT, chất lượng minh bạch trong các báo cáo tài chính, giá cổ phiếu, khả năng công ty liên lạc với nhà đầu tư, sự phóng thích những thông tin đáng kể ảnh hưởng tới cổ đông thiểu số. Qua đây, ta thấy được tầm quan trọng của quản trị công ty trong việc hấp dẫn nhà đầu tư và vì sao công ty nên đầu tư vào công tác quản trị công ty. Khuôn khổ pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam đã quy định trong Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán. Bộ Tài chính cũng đã ban hành Quy chế quản 74 trị công ty và điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết tại Việt Nam. Các quy định này chỉ ở mức cơ bản, để có một hành lang pháp lý chung về quản trị công ty, nhưng chưa thật sự đầy đủ, chi tiết. Việc áp dụng điều lệ mẫu của các doanh nghiệp chỉ mang tính hình thức, đa phần là sao chép lại của nhau mà không có sự cụ thể hóa hoặc không căn cứ theo đặc điểm đặc thù nào. Có doanh nghiệp chỉ thay đổi tên của doanh nghiệp mình vào điều lệ, sửa đổi một vài chi tiết nhỏ như điều lệ mẫu. Ví dụ số lượng thành viên HĐQT là 7 thì để phù hợp đã sửa lại là 5 người như điều lệ mẫu. Như vậy, việc áp dụng theo kiểu hình thức này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới vai trò giám sát và hiệu quả hoạt động của công ty, nhất là các công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán. Doanh nghiệp Việt Nam cần cải tiến hệ thống quản trị công ty không những vì mục đích đáp ứng các yêu cầu niêm yết ngoại mà còn để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vụ Jestar Pacific là một điển hình. Mặc dù Jestar không phải là một công ty đại chúng, nhưng sau vụ việc này lại đặt ra câu hỏi là phải chăng nếu các nguyên tắc quản trị công ty được tuân thủ thì sẽ có lợi cho công ty tránh các vi phạm luật pháp và bảo vệ tiền vốn cũng như lợi ích của nhà đầu tư. Nếu Jestar có ban kiểm soát tốt, có uỷ ban về lương bổng thì sẽ không có chuyện các cơ quan điều tra của Việt Nam kết luận rằng các nhà lãnh đạo Jestar đã kinh doanh thua lỗ đối với nghiệp vụ mua trích dữ xăng dầu làm lỗ US$ 35 triệu trong năm 2009 trong khi những thành viên chủ chốt trong ban lãnh đạo vẫn lãnh lương rất cao. Đa số doanh nghiệp cổ phần hoá đều có thành viên HĐQT nằm trong ban quản l ý điều hành công ty. Đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước thông thường có chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc. Một khi các doanh nghiệp này muốn niêm yết ra những thị trường lớn nước ngoài nơi đòi hỏi bảo vệ cao quyền lợi nhà đầu tư thiểu số và tính độc lập cao của thành viên HĐQT thì cơ cấu giám sát này cần nâng cấp và thay đổi. Doanh nghiệp cần có thời gian chuyển đổi cơ cấu này 75 bằng việc thuê mướn các giám đốc có chuyên môn thích hợp, đầy đủ kinh nghiệm và năng lực. Hình thức này đã được một số công ty tiên phong của Việt Nam áp dụng như ngân hàng ACB thuê Ông Trần Xuân Giá- nguyên giám đốc sở kế hoạch đầu tư- làm chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên, việc này nghe có vẽ rất khó thực hiện đối với doanh nghiệp nhà nước vì loại hình doanh nghiệp này được chủ trương nhà nước nắm quyền là cổ đông chi phối và không muốn trao quyền này cho người khác. Vì vậy, phương án đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng của HĐQT sẽ là phương án dễ thực hiện hơn. Công ty nên công khai vấn đề đào tạo và huấn luyện giám đốc hàng năm và công khai trên báo cáo thường niên. Nhà nước nên khuyến kích công ty huấn luyện những giám đốc mới được bổ nhiệm về các lĩnh vực kế toán, pháp l ý, kiến thức cụ thể trong ngành kinh doanh. Những nhà làm luật cần hướng dẫn rõ qui trình đào tạo cho những thành viên HĐQT mới được bầu. Các nhà quản l ý thị trường chứng khoán nên phối hợp với một số thị trường phát triển như Nyse, Nasdaq, London để chuyển tải và phát triển những chương trình đào tạo này. Doanh nghiệp muốn gia nhập vào thị trường chứng khoán phát triển trên thế giới buộc phải nâng cao tính độc lập của HĐQT nếu muốn được đánh giá cao. Điều này thể hiện qua việc công ty tăng số thành viên HĐQT độc lập và mức độ độc lập của thành viên HĐQT. Số thành viên HĐQT độc lập tuỳ thuộc vào qui mô công ty. Việc thành viên HĐQT có mối quan hệ với công ty như sở hữu cổ phần, họ hàng của thành viên là những công ty cung cấp hàng hoá dịch vụ cho công ty, hay giữa các thành viên HĐQT hay giám đốc điều hành có mối quan hệ họ hàng…cần có thời gian chuyển đổi quá trình này nếu doanh nghiệp muốn nhà đầu tư trên những sàn giao dịch lớn trên thế giới chấp nhận hệ thống ban quản trị của mình. Vì quản trị công ty là phương tiện của sự tín nhiệm, trung thành và giao phó của nhiều bên liên quan khác nhau (Clare Roberts, Pauline Weetman, Paul Gordon, 2002). 76 Doanh nghiệp nên thiết lập quy trình đánh giá hiệu quả hoạt động của HĐQT. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ dựa vào hệ thống quản trị công ty và hiệu quả hoạt động của hội đồng quản trị để đánh giá kết quả hoạt động của một công ty. Nên có uỷ ban bầu cử để đánh giá hiệu quả hoạt động của HĐQT và từng thành viên cá nhân trong hội đồng, đề cử thành viên HĐQT. Đánh giá hiệu quả của ban HĐQT dựa vào những thông tin, chỉ tiêu cụ thể được thiết kế dưới dạng bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi này cần được tập hợp và có thể gửi cho những chuyên gia tư vấn độc lập với công ty nếu cần để lấy ý kiến đánh giá nhằm mục đích giúp HĐQT hoạt động hiệu quả hơn. HĐQT thành lập một số tiểu ban thay mặt HĐQT trong việc giám sát hoạt động công ty và qui định rõ trách nhiệm giám sát của từng tiểu ban. Số thành viên tham gia vào các tiểu ban như tiểu ban lương thưởng nên bao nhiêu người để đại diện cho cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số. HĐQT nên có kiến đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ và quản l ý rủi ro của công ty được công khai trên báo cáo thường niên của công ty. Nhân viên cũng cần một khoản thời gian tập sự hệ thống quản trị công ty theo chuẩn quốc tế, cụ thể là việc ứng dụng hệ thống giám sát, quản l ý, hệ thống báo cáo. Qui định rõ quyền hạn và trách nhiệm của chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc bằng văn bản, được đại hội đồng cổ đông xét duyệt. Đảm bảo quyền lực không tập trung vào một người và các quyết định đưa ra một cách độc lập, vì mục đích tối đa hoá giá trị công ty. Văn hoá quản trị công ty tạo ra lòng tin cho nhà đầu tư. Công ty cần xây dựng một văn hoá về sự giải trình trách nhiệm trong toàn bộ tổ chức, giải trình trách nhiệm đối với bên có liên quan, giải trình về công tác quản lý hàng ngày. Để làm tốt điều này, công ty nên qui định báo cáo công việc thực hiện ở cấp phòng ban. Nhìn vào báo cáo này, người ta có thể biết được sự vận động của công ty theo 77 thời gian và không một nhân viên nào bị bỏ sót trong quá trình phát triển của công ty. Công việc này cần tiến hành một cách khoa học, hợp l ý với sự trợ giúp của công nghệ thông tin. Nếu không, nó sẽ phản tác dụng vì chỉ gây cho nhân viên cảm giác chán ghét và ở trạng thái căng thẳng thần kinh khi phải chạy theo việc báo báo mà không thấy được vai trò của báo cáo. 3.3.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản l ý Doanh nghiệp nên ứng dụng công nghệ thông tin vào quản l ý. Vì một khi niêm yết ngoại, doanh nghiệp sẽ được yêu cầu nhiều mẫu biểu báo cáo và kịp thời. Chẳng hạn Cavico cho biết doanh nghiệp này phải chuẩn bị 250 biểu mẫu khác nhau theo yêu cầu của Nasdaq. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin là rất cần thiết cho việc chuyển đổi số liệu kế toán, hệ thống báo cáo tài chính có khả năng chuyển đổi theo chuẩn quốc tế. Hầu hết công ty niêm yết ngoại là những công ty rất lớn, có nhiều dự án, nhiều công ty con. Nên việc ứng dụng công nghệ, phần mềm để quản l ý dữ liệu, lập báo cáo tổng hợp đáp ứng yêu cầu chính xác và kịp thời là rất quan trọng. Theo nhiều nghiên cứu cho rằng việc này cần công ty tập dượt trước niêm yết ít nhất là 1-2 năm. Do đó, ngoài công nghệ thông tin, doanh nghiệp cần có một đội ngũ nhân viên, kế toán đủ trình độ, giàu kinh nghiệm, phục vụ cho công tác này. Nhờ sự trợ giúp của công nghệ phầm mềm, công ty có thể tạo ra cơ sở dữ liệu của công ty để phục phục vụ nhu cầu báo cáo và phân tích ở mọi thời điểm. Cơ sở dữ liệu này sẽ được dùng chung và khai thác lợi ích với nhiều góc độ khác nhau. Đặc biệt nó sẽ kế thừa công việc của những bộ phận độc lập và giúp tiết kiệm thời gian, chi phí rất nhiều so với việc doanh nghiệp làm việc và quản l ý trên những phần hành riêng lẻ. Tại Mỹ, khi luật Sarbanes Oxley 2002 ra đời, đã kéo theo việc ứng dụng công nghệ thông tin, phầm mềm và các công ty phần mềm cũng phát triển theo để phục vụ cho nhu cầu này. Sau đó, nhiều công cuộc 78 điều tra cho thấy tuy doanh nghiệp đã chi phí nhiều cho đầu tư công nghệ phần mềm, nhưng họ đã thu được những lợi ích to lớn từ việc đầu tư này và trở nên tự tin hơn. 3.3.3 Giải pháp hổ trợ 3.3.3.1 Tạo ra nhiều kênh thông tin liên quan hoạt động niêm yết ra nước ngoài Tạo ra một số kênh thông tin, liên lạc giữa sở giao dịch của một số thị trường chứng khoán lớn nước ngoài và sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, hay ngân hàng, bảo hiểm… để hướng dẫn, trợ giúp doanh nghiệp muốn niêm yết ra sàn ngoại. Các khối ngành này thường đi trước một bước trong quá trình hội nhập tài chính. Nếu qui luật này được phát huy tốt, hơn là để các công ty tự lực cánh sinh thì nhà nước sẽ làm tốt hơn công tác định hướng của mình trong hội nhập tài chính và tiết kiệm một số chi phí do doanh nghiệp phải trả hết vào các công ty tư vấn nước ngoài. 3.3.3.2 Đào tạo đội ngũ phục vụ công tác niêm yết ra nước ngoài Đội ngũ này gồm có những nhà quản l ý tại doanh nghiệp và những nhà làm luật có am hiểu về thị trường chứng khoán nước ngoài, về các qui định thị trường, về tiêu chuẩn cho doanh nghiệp tham gia thị trường. Đội ngũ này cũng bao gồm những kiểm toán viên độc lập, những nhân viên kế toán tại doanh nghiệp, người sẽ triển khai và giám sát việc ứng dụng thực hiện công tác quản trị công ty, ứng dụng hệ thống kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế. Đội ngũ này đòi hỏi phải có những am hiểu nhất định, có khả năng phân tích, đánh giá các thông tin được tư vấn từ bên ngoài xem đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp vì không ai hiểu doanh nghiệp bằng chính bản thân doanh nghiệp. Họ cần được đào tạo và tiếp nhận những thông tin, luật mới từ nước ngoài để truyền tải vào doanh nghiệp. 79 Kết quả cuộc khảo sát của tác giả cho thấy, các doanh nghiệp cho rằng không gặp rào cản về ngôn ngữ trong hoạt động niêm yết ngoại. Tuy nhiên khi được hỏi về mức độ am hiểu hoạt động niêm yết ngoại, có 67% số người được hỏi cho rằng thuê tư vấn cho hoạt động này, những người biết cơ bản chỉ chiếm 17%. Điều này chứng tỏ, doanh nghiệp ta thạo ngoại ngữ, nhưng về trình độ chuyên môn cho lĩnh vực này chưa có. Do đó cần đào tạo chuyên môn, đào tạo ngoại ngữ chuyên môn cho lĩnh vực này để ta thật sự tự tin hơn. Đội ngũ kế toán Việt Nam có am hiểu về chuẩn mực kế toán quốc tế chưa đủ số lượng, hiện có rất ít. Nếu sắp tới có nhiều doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu niêm yết ngoại, thì bản thân doanh nghiệp không tự đáp ứng được mà phải phụ thuộc hầu hết vào thuê các công ty tư vấn kiểm toán nước ngoài với phí khá cao. Cho dù bỏ qua yếu tố thuê mướn với chi phí cao, doanh nghiệp cũng phải tiêu tốn nhiều thời gian nếu công tác chuẩn bị số liệu không được định hướng và thực hiện từ trước. Vì vậy, nhu cầu kế toán đủ trình độ và quen thuộc với những mực kế toán quốc tế. Hay nói cách khác, đào tạo kế toán theo các chuẩn quốc tế là cần thiết và đã đến lúc thực hiện trong thời buổi hội nhập tài chính. Một khi đội ngũ kế toán được đào tạo tốt cũng đẩy nhanh tiến trình thực hiện tốt hoạt động quản trị công ty. Kết luận chương 3 Hoạt động niêm yết ra nước ngoài sẽ phát triển trong tương lai do những lợi ích của nó mang lại cho doanh nghiệp cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam. Niêm yết ra nước ngoài là hoạt động không khó và cũng không dễ. Không khó đối với doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị tốt về các mặt như đội ngũ cho hoạt động này, đã có quá trình cải cách hệ thống quản trị công ty, hệ thống kiểm soát nội bộ, doanh nghiệp càng làm tốt bao nhiêu thì cơ hội lên được những sàn lớn càng mở ra với doanh nghiệp. Ngược lại, nếu doanh nghiệp vẫn còn nặng nề với việc 80 công bố thông tin, với cung cách quản trị hiện tại, cảm thấy bằng lòng với tình hình thị trường trong nước thì niêm yết ra nước ngoài sẽ vẫn là sự xa vời và nguy cơ tụt hậu là không tránh khỏi. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động niêm yết ra nước ngoài sẽ giữ vai trò dọn đường giúp doanh nghiệp tiếp cận với các sàn giao dịch lớn trên thế giới. 81 KẾT LUẬN Niêm yết ra nước ngoài là xu thế của doanh nghiệp ở quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển còn ở mức độ thấp, muốn tìm những thị trường phát triển cao hơn để huy động vốn, nâng cao năng lực quản lý, đưa vị thế doanh nghiệp lên tầm quốc tế. Trên thế giới có nhiều thị trường chứng khoán phát triển ở nhiều mức độ khác nhau. Có thị trường phát triển lâu đời và qui mô vào hàng số một thế giới như Nyse, thị trường chứng khoán điện tử cho những ngành công nghệ cao như Nasdaq, hay thị trường tại những trung tâm tài chính phát triển nổi trội của Châu Lục như London, HongKong, Singapore…Doanh nghiệp muốn niêm yết ở sàn giao dịch nào còn tuỳ thuộc vào mục đích, năng lực doanh nghiệp cũng như đặc điểm của từng thị trường. Để lên được những sàn giao dịch có tầm cỡ, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt như cải thiện hệ thống quản trị công ty. Thị trường đem lại lợi ích càng lớn thì chi phí niêm yết càng cao. Doanh nghiệp nên phân tích sâu để chọn thị trường phù hợp khả năng doanh nhiệp và đem lại lợi ích vượt trội so với chi phí bỏ ra. Việc xây dựng hành lang pháp l ý liên quan đến hoạt động này cần được ban hành ở mức cụ thể, hướng dẫn chi tiết hơn. Một số giải pháp hổ trợ bao gồm việc nhà nước có những định hướng cho hoạt động này, nâng cao tiêu chuẩn công bố thông tin nhằm bảo vệ lợi ích nhà đầu tư và hợp tác chiến lược với một số sở giao dịch nước ngoài sẽ dần đưa doanh nghiệp Việt Nam quen dần với các tiêu chuẩn quốc tế. Nghiên cứu tương lai liên quan đề tài gồm cải thiện hệ thống quản trị công ty; lộ trình phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam : cổ phần hoá, tìm đối tác chiến lược; cải tiến hệ thống kế toán Việt Nam phù hợp thông lệ quốc tế; làm sao nếu doanh nghiệp muốn niêm yết trên sàn Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam có thể lên sàn Mỹ được không? 82 Tài liệu tham khảo Tài liệu Tiếng Việt Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. TP. Hồ Chí Minh : NXB Hồng Đức. Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển TTCK năm 2010 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2010), “Sẽ hợp nhất, cổ phần hóa HOSE và HNX”, , truy xuất ngày 20/01/2010. Lê Văn Tề, Nguyễn Văn Hà, Nguyễn Đắc Sinh (2007) Thị trường chứng khoán tại Việt Nam. TP. Hồ Chí Minh : NXB Thống Kê. Luật chứng khoán (2006), truy xuất 10/10/2009. Nghị định 14/2007/NĐ-CP (2007). “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán”, truy xuất ngày 13/10/2009. PV Driling (2008), “ Báo cáo thường niên 2008”, truy xuất ngày 10/10/2009. PV Driling (2009), “Chi tiết các nội dung dự án lấy kiến cổ đông”, truy xuất ngày 15/10/2009. Quyết định 12/QĐ-BTC (2007), “Quy chế quản trị công ty áp dụng cho công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán”, Tọa đàm được tổ chức bởi Sàn Giao Dịch Chứng Khoán Singapore (2009), “Công Ty PricewaterhouseCoopers Vietnam tư vấn việc niêm yết sàn giao dịch chứng khoán Singapore”, 7/2009, singapore-final-vn.jhtml, truy xuất 2/2/ 2010. 83 Trần Ngọc Thơ, Ngọc Trang, Bích Nguyệt, Liên Hoa, Uyên Uyên (2003) Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại, 495 - 519. TP. Hồ Chí Minh : NXB Thống Kê. Vinamilk (2007), “ Báo cáo thường niên 2007 Vinamilk”, truy xuất 10/09/2009. Tài liệu Tiếng Anh Anderson, R. and P. Tychon (1993), “Competition among European financial markets: the case of cross-listed Belgian equities”, Revue de la Banque. Asher Blass and Yisgay Yafeh (1999), “Vagabond Shoes Longing to Stray : Why Foreign Firms List in The United State”, The Bank of Israel esearch Department . Bernardo Bortolotti, Marcella Fantini and Carlo Scarpa (2000),“Why do Governments Sell Privatised Companies Abroad ?”, Working Paper Number 293. Cavico (2009), “ Form S-1/A Amendment No.3 Registration Statement Under The Securities Act of 1933”, Sep 4, 2009, Nasdaq, 45443-09-002270.html, , truy xuất 4/12/2009. CCID Consulting (2009), “Prospects of Overseas Listing and Market Choices for Chinese Enterprises”, Dec 2009. Clare Roberts, Pauline Weetman, Paul Gordon (2002) International Financial Accounting, second edition. London : Financial Times Prentice Hall. Denis Hew (2002) “Singapore As A Regional Financial Centre”, Institute for South East Asian Studies, AT10 Research Conference, 7-8 March 2002. Durnev, A., and Kim, E.H., (2004), “To steal or not to steal: firm attributes, legal environment, and valuation, Journal of Finance, 2004. Enrico C Perotti and Egbert Cordfunke (1997), “Do foreign cross- listing 84 increase value? Evidence from announcement effects of Dutch firms”, French, Kenneth R. (2008), “Presidential address: The cost of active investing”, Journalof Finance 63, 1537-1573. Gray S.J and Roberts, C.B (1997) “ Foreign company listings on The London Stock Exchange : Listing pattern and Influential Factors”, in Cooke, T.E and Nobes, C.W (eds) The development of Accounting in an international context. London : Routledge. HongKong Exchanges and Clearing Limited – HKEX (1998), “Basic Listing Requirements for Equities”, truy xuất 10/01/2010. HKEX (2007), “Foreign listing On Global Exchanges”, Research & Corporate Development Department, May 2007, HongKong. HKEX (2009), “The International Dimension of HKEx’s Securities Market”, Research & Corporate Development Department of HKEX, October, 2009), 10-19-e.pdf, truy xuất 10/03/2010. James C. Chapman, Wanli Xu, Nixson Peabody (2008), “China IPOs – the era of transition”, Special report initial public offerings, IPOs_May-2008.pdf, truy xuất 5/5/20010 Jane Zhu, Head of Asia Pacific (2007), “London-the gateway to international capital markets for Vietnamese companies”, London Stock Exchange. Leonie Bell, Luis Correia da Silva and Agris Preimanis of Oxera Consulting Ltd., (2006), “The Cost of Capital: An International Comparison”, the City of London, London. Liu Wei, Kang Xing-Hua (2007) “Study on Chinese companies’ perception on overseas public listing”, Chinese Business Review Vol. 6, No.6 . 85 MAS (2005), “ Corporate Governance 2005”, rporate_governance.html, truy xuất ngày 10/01/2010. Mak Yuen Teen (2007), “Improving the Implementation of Corporate Governance Practices in Singapore” Monetary Authority of Singapore and Singapore Exchange , Singapore. MediaCorp Press Ltd (2005), “Corporate governance a key consideration of S'pore investors:survey”, Business Times Singapore, 04 May 2005. Michelle Quah (2005), “Corporate governance: call for tough new rules”, Business Times Singapore, 19 May 2005. Monetary Authority of Singapore ( 2005),” Securities and Futures Act (Chapter 289)”, Singapore. Moneta Authority of Singapore (2005), “Code of corporate governance 2005”, Singapore. Nasdaq (2010) “Listing standards and fees”, truy xuất 10/10/ 2009. Nyse (2006), “The listed company manual 103 Minimum Numerical Standards Non-U.S. Companies Equity Listings Distribution ”. New York, truy xuất ngày 10/01/2010. One Hundred Seventh Congress of The United States of American (2002), “Sarbanes Oxley 2002”, 072302.pdf, truy xuất ngày 10/03/2010. Paul Sheldon Foote, June Zhu (2003) “China’s International Financing Strategies”, Journal Of Business And Economics Research, Volume 1 , No.3, California State University, Fullerton . 86 Patrick Chu, Partner (2008), “Challenges and accounting issue in overseas listing”, KPMG China. PricewaterhouseCoopers LLP ( 2008), “ 2008 US IPO watch Analysis and trends”, services/assets/2008_us_ipo_watch_report.pdf, truy xuất ngày 12/11/2009. Qian Sun, Wilson H.S Tong, Yujun Wu (2007) “The choice of foreign primary listing : China’s share-issue privatization experience”. China International Conference in Finance , Chengdu, China, 9-12 July 2007 . Research & Corporate Development Department, October (2009) “The International Dimension of HKEx’s Securities Market”, HKEX . Robert b. Durand and Ann Tarca (2005) “The Impact of US GAAP Requirements on Choice of Foreign Stock Exchange for Firms from Common Law and Code Law Countries”, European Accounting Review, University of Western Australia, Vol. 14, No. 4, 789–813, 2005. Saudagaran, S.M and Biddle, G.C. (1995) “ Foreign listing location : A study of MNCs and stock exchanges in eight countries”, Journal of International Business Studies, 26(2), 319-42. Singapore Stock Exchange (2009), “Listing Manual”, en/listing_on_sgx/listing_manual truy xuất ngày 10/10/2009. Sun, Qian and Tong, Wilson (2008) “Why Would Chinese Firms List Overseas?", EFMA Annual Meeting (European Financial Management Association) , Athens, Greece, 25-28 June 2008. Tan Chwee Huat, Joseph Lim and Wilson Chen (2004), “Competing International Financial Centers: A Comparative Study between Hong Kong and Singapore Saw Centre for Financial Studies and ISEAS Conference”, in November 2004 . TeamOne Economist Limited (2008), “Hong Kong as a Preferred IPO Hub”, Bauhinia Foundation Research Centre, Hong Kong. 87 United Kingdom Listing Authority (UKLA) (2005), “ Listing rules 2005”. London. Wei, Qian (2009), “Choice of IPO Location and Long - Term Performance : The Case Of Chinese Real Estate Firms”, Research Proposal for Doctoral Session of ERES 2009 Conference, Stockholm, Sweden. World Bank (2010), “ Doing Business 2010”, report.pdf, truy xuất 2/2/2010. World Federation of Exchanges-WFE (2009), exchanges.org/statistics/annual/2009. Yamori and Baba (1999), “Japanese management views on overseas exchange listings: Survey Results”, Working paper PB99-05, Pacific Basin Working Paper Series. Zhang Yi (2002) “Overseas Listing of Chinese Companies -A Study Focusing on Listing on the London Stock Exchange for Chinese Companies”, Graduate Business School, School of Economics and Commercial Law, Goteborg University. Z/Yen Group, City of London (2009), “The Global Financial Centres Index 6”, London. 88 Phụ lục 1: Số lượng công ty niêm yết trên các sàn giao dịch thế giới_WFE 2009 89 Phụ lục 2: Vốn hoá thị trường của các sàn giao dịch trên thế giới_WFE 2009 90 Phụ lục 3: Vốn hoá thị trường/GDP của các sàn giao dịch trên thế giới 91 Phụ lục 4: So sánh tiêu chuẩn niêm yết trên các thị trường 92 93 94 95 Phụ lục 5: Chỉ số bình chọn 10 trung tâm tài chính toàn cầu và các lĩnh vực cạnh tranh Lĩnh vực cạnh tranh của các trung tâm tài chính: Source : Z/Yen Group, City of London, 2009 96 Phụ lục 6: Bảng câu hỏi khảo sát AM HIỂU CỦA DOANH NGHIỆP VỀ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN RA NƯỚC NGOÀI Kính thưa các anh chị ! Đề tài nghiên cứu này được thực hiện để phục vụ cho nhu cầu niêm yết cổ phiếu ra nước ngoài của những doanh nghiệp có tốc độ phát triển ngành nhanh và bền vững. DN muốn tìm đến thị trường quốc tế, nơi có tính thanh khoản cao để huy động vốn và hoàn hiện mình, sẵn sàng cho quá trình hội nhập kinh tế. Do đó, rất mong quý anh chị dành một ít thời gian quý báu của mình để trả lời bảng câu hỏi khảo sát bên dưới, mọi ý kiến và thông tin anh chị cung cấp chỉ dùng cho mục đích học tập, nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! 1. Thông tin chung: Anh chị vui lòng cho biết họ tên: Tên đơn vị công tác Ngành KD ................................................................................................... Địa chỉ đơn vị.............................................................................................. Chuyên môn của anh chị 2. Để khẳng định giá trị thương hiệu, gia tăng thị trường tiêu thụ và gia tăng tiềm lực huy động vốn, theo anh/chị các doanh nghiệp VN có quan tâm đến việc niêm yết chứng khoán ở sàn nước ngoài? 1. Có 2. Không c. Phương án huy động khác: tên phương án 3. Anh Chị có biết phải làm gì nếu DN mình muốn niêm yết cổ phiếu ra nước ngoài? 1. Không am hiểu gì 2. Có biết cơ bản 3. Thuê tư vấn 4. Rất thông thạo 4. Trong các thị trường chứng khoán tiêu biểu trên thế giới dưới đây, anh chị cho biết mức độ quan tâm đến thị trường nào nếu có ý định niêm yết? ( Điền số thứ tự từ 1 đến 5 theo mức độ từ quan tâm nhiều đến ít quan tâm) 1 NASDAQ (Mỹ) 2 NYSE (Mỹ) 3 HKMB ( HongKong) 4 LSE (London) 5 SGX ( Singapore) 97 5. . Với các phát biểu trong bảng sau, vui lòng cho biết mức độ đồng ý của anh chị bằng cách đánh dấu () lên các con số thích hợp theo qui ước sau: Rất không quan trọng không quan trọng Trung hòa Quan trọng Rất quan trọng 1 2 3 4 5 STT Phát biểu 1 2 3 4 5 Ưu tiên lựa chọn thị trường niêm yết ngoại của anh/chị là 5.1 Khả năng huy động vốn của thị trường cao 1 2 3 4 5 5.2 Tỷ lệ P/E ( giá thị trường 1 cổ phiếu / thu nhập mỗi cổ phiếu) cao 1 2 3 4 5 5.3 Quy định pháp luật chặt chẽ, có lịch sử lâu đời 1 2 3 4 5 5.4 Thị trường dự định niêm yết có tính thanh khoản cao 1 2 3 4 5 5.5 Tính chuyên nghiệp của thị trường 1 2 3 4 5 5.6 Danh tiếng thị trường muốn niêm yết 1 2 3 4 5 Mục đích niêm yết ngoại 5.7 Huy động vốn 1 2 3 4 5 5.8 Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp 1 2 3 4 5 5.9 Mở rông thị trường sản phẩm 1 2 3 4 5 5.10 Nâng cao năng lực quản trị theo chuẩn quốc tế 1 2 3 4 5 5.11 Hội nhập kinh tế, tài chính 1 2 3 4 5 Nội lực doanh nghiệp ảnh hưởng tiến trình niêm yết ngoại 5.12 Hệ thống quản trị công ty đáp ứng chuẩn quốc tế 1 2 3 4 5 5.13 Thành quả ứng dụng công nghệ thông tin vào quãn l ý tốt 1 2 3 4 5 5.14 Đội ngũ nhân viên có trình độ cao 1 2 3 4 5 Ảnh hưởng qui định pháp luật đến niêm yết ngoại 5.15 Quy định pháp luật rõ ràng 1 2 3 4 5 5.16 Chế độ kế toán phù hợp, đáp ứng yêu cầu niêm yết ngoại 1 2 3 4 5 5.17 VN có chương trình đào tạo về niêm yết ngoại 1 2 3 4 5 Chi phí niêm yết ngoại ảnh hưởng quyết định niêm yết 5.18 Phí đăng ký niêm yết 1 2 3 4 5 5.19 Phí hàng năm 1 2 3 4 5 5.20 Thuê tư vấn 1 2 3 4 5 5.21 Phí trả nhà bảo lãnh 1 2 3 4 5 5.22 Phí kiểm toán 1 2 3 4 5 98 6. Tổng lợi nhuận trước thuế 3 năm gần đây nhất của công ty anh chị, ước tính: 1. <= 100 tỷ đồng 2. Từ 100 tỷ đến <= 120 tỷ đồng 3. Từ 120 tỷ đến <=180 tỷ đồng 4. Từ 180 tỷ đến <= 200 tỷ đồng 5. > 200 tỷ đồng 7. Tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình 3 năm gần nhất của công ty anh chị là : 1. 5%- 10% 2. 10% - 15% 3. 15%- 20% 4. 20%-50% 5. 50%- 100% 8. Số lượng cổ đông hiện thời của công ty anh chị khoản bao nhiêu cổ đông ? 1. < 500 2. 500 – 1000 3. 1000- 2000 4. 2000-3000 5. > 3000 9. Nếu trong tương lai gần, DN anh chị có ý định niêm yết ra nước ngoài, tổng trị giá phát hành ước lượng là bao nhiêu ? 1. < 1000 tỷ VND hay 50 triệu USD 2. 1000 tỷ VND hay 50 triệu USD -> 1800 tỷ hay 100 triệu USD 3. > 1800 tỷ hay 100 triệu USD 4. Phải thông qua tư vấn để xác định nên là bao nhiêu. 10. Công ty anh chị có bất lợi về vấn đề rào cản ngôn ngữ khi niêm yết sàn ngoại ? 1. Rất bất lợi 2. Ít bất lợi 3. Không bất lợi 4. Bình thường 11. Anh chị cho rằng DN anh chị có thể mất bao lâu để chuẩn bị cho quá trình niêm yết ở sàn ngoại? 1 6 tháng 2 12 tháng 3 18 tháng 4 2 năm 5 3 năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLựa chọn thị trường niêm yết chứng khoán ra nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam.pdf
Luận văn liên quan