Cần nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cá nâu (Scatophagus argus) đối
với lipid, acid béo không no, khoáng để cung cấp các thông tin về nhu cầu dinh dưỡng
của cá nâu. Giúp chúng ta tìm ra hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết trong khẩu
phần ăn nhằm tạo ra các loại thức ăn có giá thành sản phẩm thấp nhưng mang lại tăng
trưởng cao cho cá nâu.
79 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 4279 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn, mật độ và độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) nuôi tại Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cá đạt tỷ lệ sống tương đối cao (90,48-92,38%) [16].
Từ kết quả nghiên cứu (Bảng 11, Hình 19) cho thấy, hệ số chuyển hóa thức ăn
của cá nâu dao động tương đối cao (2,39-2,92); nghiệm thức thức ăn 30% protein có
hệ số chuyển hóa thức ăn thấp nhất (2,39) và cao nhất ở nghiệm thức thức ăn 20%
protein (2,92). Qua phân tích phương sai cho thấy, hệ số chuyển hóa thức ăn ở các
nghiệm thức sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05); trong đó nghiệm thức thức
ăn 30% protein có hệ số chuyển hóa thức ăn sai khác với nghiệm thức thức ăn 20%
protein, nhưng không có sự sai khác với nghiệm thức thức ăn 25% protein và 35%
protein. Giữa các nghiệm thức thức ăn 20% protein; 25% protein và 35% protein sai
khác với nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nếu so sánh kết quả nghiên cứu
này với kết quả của một số tác giả trên những loài cá khác, cho thấy hệ số chuyển hóa
thức ăn của cá nâu thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Lê Thị Thúy Hằng (2010)
khi nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ protein khẩu phần đến khả năng sinh trưởng của cá
rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1792), cá có hệ số chuyển hóa thức ăn (2,54-3,42)
[7]. Cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Lê Anh Tuấn (2008) khi nghiên cứu xác
định nhu cầu protein và lipid của cá mú chấm nâu (Epinephelus malabaricus Bloch,
1891), hệ số chuyển hóa thức ăn dao động (1,09-1,32) [32]. Từ kết quả nghiên cứu có
thể đưa ra nhận xét ban đầu: cá nâu có hệ số chuyển hóa thức ăn cao có thể do cá là
loài có tính ăn thiên về thực vật, và thức ăn tự chế nên một phần bị hòa tan vào nước.
42
3.3. Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu
Mỗi loài thủy sinh vật nói chung và cá nâu nói riêng, chỉ phân bố, sinh sống ở
một mật độ nhất định. Cá nâu có tập tính sống bầy đàn và thường kết hợp với nhau
trong việc tìm mồi, chính vì thế nếu nuôi thương phẩm chúng với mật độ thích hợp sẽ
phát huy mối quan hệ có lợi giữa quần đoàn. Tuy nhiên, khi nuôi chúng với mật độ
thấp hoặc cao sẽ không tận dụng hết năng suất của thủy vực hoặc không đảm bảo điều
kiện về không gian sống và dưỡng khí làm cho đời sống của cá bị rối loạn và ảnh
hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống và tăng trưởng, mật độ nuôi thích hợp là mức mà ở đó cá
vẫn duy trì được tốc độ sinh trưởng nhanh và tỷ lệ sống cao. Đồng thời, khai thác hết
năng suất sinh học của thủy vực. Mục đích của thí nghiệm này, nhằm tìm ra mức mật
độ thích hợp cho nuôi thương phẩm và từng bước hoàn thành quy trình nuôi đối tượng
cá nâu ở khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.
3.3.1. Ảnh hưởng của các mức mật độ khác nhau lên sinh trưởng của cá nâu
Bảng 12: Một số chỉ tiêu sinh trưởng về khối lượng và chiều dài của cá nâu trong
thí nghiệm II
Các chỉ tiêu đánh giá
Mật độ nuôi
3 con/m2 5 con/m2 7 con/m2 10 con/m2
Khối lượng đầu (g)
Khối lượng cuối (g)
Chiều dài đầu (cm)
Chiều dài cuối (cm)
WG (%)
LG (%)
DGRw (g/ngày)
DGRL (cm/ngày)
DGI (%/ngày)
5,40±0,23a
21,50±0,29a
2,70±0,01a
8,58±0,03a
299,5±11,84a
218,00±1,11a
0,090±0,002a
0,033±0,002a
0,57±0,01a
5,50±0,01a
21,40±0,01a
2,68±0,03a
8,50±0,01a
289,0±10,01a
218,00±3,01a
0,088±0,001b
0,032±0,002a
0,56±0,01a
5,50±0,01a
20,00±0,01b
2,65±0,03a
8,15±0,03b
264,0±10,01b
207,75±3,40a
0,081±0,001c
0,031±0,002b
0,53±0,01b
5,50±0,01a
19,50±0,01b
2,75±0,03a
8,10±0,01b
255,0±10,01b
194,50±3,18b
0,078±0,001d
0,030±0,002c
0,52±0,01b
Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và sai số chuẩn.
Các giá trị trên cùng hàng có các kí tự (a, b, c và d) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Kết quả phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA single factor) cho thấy, các
chỉ tiêu sinh trưởng như: khối lượng và chiều dài cá khi kết thúc thí nghiệm; mức tăng
khối lượng tương đối (WG), mức tăng chiều dài tương đối (LG); tốc độ tăng trưởng
khối lượng hàng ngày (DGRw), tốc độ tăng trưởng chiều dài hàng ngày (DGRL); chỉ số
43
sinh trưởng hàng ngày (DGI) đều sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa các
nghiệm thức trong thí nghiệm.
Từ kết quả trên (Bảng 12, Hình 20) cho thấy, sự tăng trưởng về khối lượng của cá
ở các mật độ nuôi trong 2 tháng đầu hầu như không có sự khác biệt nhau, sau 3 tháng
nuôi sự khác biệt mới được thể hiện. Khối lượng trung bình của cá nâu khi kết thúc thí
nghiệm có sự khác nhau, ở mật độ 3 con/m2 cho sinh trưởng khối lượng cao nhất
(21,50 g/con), độ mặn 10 con/m2 cho sinh trưởng khối lượng thấp nhất (19,50 g/con).
Qua phân tích phương sai cho thấy, nhóm nghiệm thức mật độ 3 con/m2; 5 con/m2 sai
khác với nhóm nghiệm thức mật độ 7 con/m2; 10 con/m2 có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Tuy nhiên, giữa các nghiệm thức mật độ 3 con/m2 và 5 con/m2; giữa các nghiệm thức
mật độ 7 con/m2 và 10 con/m2 sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Các chỉ tiêu sinh trưởng khác về khối lượng cá như: mức tăng khối lượng tương
đối (WG) (Hình 21); tốc độ tăng trưởng hàng ngày (DGRw) (Hình 22) và chỉ số sinh
trưởng hàng ngày (DGI) (Hình 23) của cá nâu cũng cho thấy, ở nghiệm thức mật độ
3con/m2 cho hiệu quả cao nhất (WG = 299,5%; DGRw = 0,090 g/ngày; DGI = 0,57
%/ngày), nghiệm thức mật độ 10 con/m2 cho hiệu quả sinh trưởng thấp nhất (WG =
255,0%; DGRw = 0,078 g/ngày; DGI = 0,52 %/ngày). Qua phân tích phương sai cho
thấy, mức tăng khối lượng tương đối (WG) và chỉ số sinh trưởng hàng ngày (DGI) ở
nhóm nghiệm thức mật độ 3 con/m2; 5 con/m2 sai khác với nhóm nghiệm thức mật độ
7 con/m2; 10 con/m2 có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tuy nhiên, giữa các nghiệm thức
mật độ 3 con/m2 và 5 con/m2; giữa các nghiệm thức mật độ 7 con/m2 và 10 con/m2 sai
khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng
ngày (DGRw) ở các nghiệm thức mật độ đều sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Sự tăng trưởng về khối lượng kèm theo sự tăng lên về chiều dài, kết quả ở Bảng
12, Hình 24 cho thấy, sau 2 tháng nuôi tăng trưởng về chiều dài của cá nâu bắt đầu có
sự sai khác nhau. Chiều dài trung bình của cá khi kết thúc thí nghiệm cao nhất (8,58
cm) ở nghiệm thức mật độ 3 con/m2, nghiệm thức mật độ 10 con/m2 cho sinh trưởng
chiều dài thấp nhất (8,10 cm). Dùng tiêu chuẩn kiểm định TUKEY để đánh giá sự sai
khác giá trị trung bình về chiều dài cá giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm cho thấy,
nhóm nghiệm thức mật độ 3 con/m2; 5 con/m2 sai khác với nhóm nghiệm thức mật độ
7 con/m2; 10 con/m2 có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tuy nhiên, giữa các nghiệm thức
44
mật độ 3 con/m2 và 5 con/m2; giữa các nghiệm thức mật độ 7 con/m2 và 10 con/m2 sai
khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
4
6
8
10
12
14
16
18
20
22
24
Lúc thả 30 60 90 120 150 180 Ngày
K
hố
i l
ư
ợ
ng
(g
)
3 con/m2 5 con/m2 7 con/m2 10 con/m2
240,0
250,0
260,0
270,0
280,0
290,0
300,0
310,0
3 con/m2 5 con/m2 7 con/m2 10 con/m2 Mật độ
M
ứ
c
tă
ng
k
hố
i l
ư
ợ
ng
W
G
(%
)
0,074
0,076
0,078
0,080
0,082
0,084
0,086
0,088
0,090
0,092
0,094
3 con/m2 5 con/m2 7 con/m2 10 con/m2 Mật độ
Tố
c
độ
tă
ng
tr
ư
ở
ng
D
G
R
w
(g
/n
gà
y)
0,50
0,51
0,52
0,53
0,54
0,55
0,56
0,57
0,58
3 con/m2 5 con/m2 7 con/m2 10 con/m2 Mật độ
C
hỉ
s
ố
si
nh
tr
ư
ở
ng
D
G
I (
%
/n
gà
y)
Khi phân tích các chỉ tiêu sinh trưởng khác về chiều dài của cá như: mức tăng
chiều dài tương đối (LG) (Hình 35); tốc độ tăng trưởng hàng ngày về chiều dài
(DGRL) (Hình 36); cũng cho thấy, ở nghiệm thức mật độ 3 con/m2 cho kết quả lớn
nhanh nhất (LG = 218%; DGRL = 0,033 cm/ngày), nghiệm thức mật độ 10 con/m2 cho
kết quả lớn chậm nhất (LG = 194,50%; DGRL = 0,030 cm/ngày). Kết quả phân tích
a
a
b
b
Hình 20: Sự tăng trưởng khối lượng
của cá nâu qua các đợt kiểm tra
Hình 21: Mức tăng khối lượng tương
đối WG (%)
a
b
c
d
a
a
b
b
Hình 22: Tốc độ tăng khối lượng hàng
ngày DGR-w (g/ngày)
Hình 23: Chỉ số sinh trưởng hàng
ngày DGI (%/ngày)
45
phương sai cho thấy, mức tăng chiều dài tương đối (LG) ở nghiệm thức mật độ 10
con/m2 sai khác với các nghiệm thức mật độ 3 con/m2; 5 con/m2 và 7 con/m2 có ý nghĩa
thống kê (p<0,05). Tuy nhiên, giữa các nghiệm thức mật độ 3 con/m2; 5 con/m2 và 7
con/m2 sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tốc độ tăng trưởng chiều
dài hàng ngày (DGRL) ở nghiệm thức mật độ 10 con/m2 sai khác với các nghiệm thức
3 con/m2; 5 con/m2 có ý nghĩa thống kê (p<0,05), nhưng không sai khác với nghiệm
thức 7 con/m2 (p>0,05). Nghiệm thức 3 con/m2 sai khác với nghiệm thức 5 con/m2
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), nhưng sai khác với mật độ 7 con/m2 (p<0,05).
2
3
4
5
6
7
8
9
Lúc thả 30 60 90 120 150 180 Ngày
C
hi
ều
d
ài
(c
m
)
3 con/m2 5 con/m2 7 con/m2 10 con/m2
140,0
150,0
160,0
170,0
180,0
190,0
200,0
210,0
220,0
230,0
3 con/m2 5 con/m2 7 con/m2 10 con/m2 Mật độ
M
ứ
c
tă
ng
c
hi
ều
d
ài
L
G
(%
)
0,027
0,028
0,029
0,030
0,031
0,032
0,033
0,034
3 con/m2 5 con/m2 7 con/m2 10 con/m2Mật độ
Tố
c
độ
tă
ng
tr
ư
ở
ng
D
G
R
-L
(c
m
/n
gà
y)
86,0
87,0
88,0
89,0
90,0
91,0
92,0
93,0
94,0
3 con/m2 5 con/m2 7 con/m2 10 con/m2 Mật độ
Tỷ
lệ
s
ốn
g
(%
)
a a
a
b
Hình 24: Sự tăng trưởng chiều dài của
cá nâu qua các đợt kiểm tra
Hình 25: Mức tăng chiều dài tương
đối LG (%)
a
a
b
c
a
a
a
a
Hình 26: Tốc độ tăng chiều dài hàng
ngày DGR-L (cm/ngày)
Hình 27: Tỷ lệ sống của cá nâu ở các
mức mật độ
46
Tóm lại, từ kết quả nghiên cứu (Bảng 12) đã cho thấy, cá nâu (Scatophagus
argus) sinh trưởng tốt ở nghiệm thức mật độ 3 con/m2. Tuy nhiên, sự sinh trưởng của
chúng không thể hiện sự khác biệt rõ rệt so với sự tăng trưởng của cá ở nghiệm thức
mật độ 5 con/m2, nhưng chúng thể hiện sự vượt trội so với các nghiệm thức mật độ
khác. Ngược lại, ở nghiệm thức mật độ 10 con/m2 sinh trưởng của cá kém hơn rõ rệt,
có thể khi nuôi với mật độ cao không gian hoạt động của cá trở nên chật hẹp, hàm
lượng ôxy hòa tan hạn chế và môi trường nước dễ ô nhiễm do nguồn phân thải của cá
là nguyên nhân làm cho sinh trưởng của cá giảm đi đáng kể.
Tốc độ sinh trưởng khối lượng hàng ngày (DGRw) (0,078-0,090 g/con) và chỉ số
sinh trưởng hàng ngày (DGI) (0,52-0,57 %/ngày) của cá nâu trong thí nghiệm thấp hơn
rất nhiều so với kết quả nuôi cá nâu của Nguyễn Hữu Khánh và ctv (2007) khi thử
nghiệm nuôi cá dìa (Siganus guttatus), cá kình (Siganus oramin) kết hợp với cá nâu
(Scatophagus argus) và cá đối (Mugil cephalus) ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai,
Tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả của mô hình cho thấy, cá có tốc độ tăng trưởng về khối
lượng tương đối nhanh (0,83-0,88 g/ngày) và chỉ số sinh trưởng hàng ngày (DGI)
(1,75-1,79 %/ngày) [13]. Tuy nhiên, thí nghiệm của chúng tôi với mô hình trên có sự
khác nhau giữa nuôi lồng và nuôi ao; khối lượng cá thả nuôi (5,50 g/con và 40 g/con).
3.3.2. Ảnh hưởng của các mức mật độ khác nhau lên tỷ lệ sống của cá nâu
Bảng 13: Tỷ lệ sống của cá nâu ở các mật độ nuôi khác nhau
Các chỉ tiêu đánh giá
Mật độ nuôi
3 con/m2 5 con/m2 7 con/m2 10 con/m2
Tỷ lệ sống (%) 91,65±4,82a 92,50±4,79a 89,30±4,61a 88,75±1,25a
Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và sai số chuẩn.
Các giá trị trên cùng hàng có các kí tự (a, b) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Từ kết quả nghiên cứu (Bảng 13, Hình 27) cho thấy, tỷ lệ sống cao ở nghiệm thức
mật độ 5 con/m2 (92,50%), tiếp theo các nghiệm thức mật độ 3 con/m2; 7 con/m2
(91,65%; 89,30%) và tỷ lệ sống thấp nhất ở nghiệm thức mật độ 10 con/m2 (88,75%). Kết
quả phân tích phương sai cho thấy, tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức mật độ sai khác
nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy, các nghiệm thức mật độ trong thí
nghiệm không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá nâu, mà chỉ ảnh hưởng tới sinh trưởng
của chúng, mật độ nuôi càng cao thì sinh trưởng của cá có xu hướng giảm dần.
47
Cá nâu nuôi ở các nghiệm thức mật độ trong thí nghiệm có tỷ lệ sống (88,75-
92,50%) cao hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Khánh và ctv
(2007) sau 4 tháng nuôi cá nâu (Scatophagus argus) tỷ lệ sống (42,3-61,0%) [12]; tương
đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Hùng (2010) khi nuôi thương phẩm
cá nâu trong giai cắm ở khu vực đầm phá Tam Giang, sau thời gian 3 tháng nuôi cá đạt
tỷ lệ sống tương đối cao (90,10-92,76%) [10].
3.3.3. Sự phân cỡ của cá nâu (Scatophagus argus) ở các mật độ khác nhau
Bảng 14: Sự phân cỡ của cá nâu ở các mật độ nuôi khác nhau
Mật độ nuôi
Các chỉ tiêu đánh giá
Sự phân cỡ chiều dài
Cv-L (%)
Sự phân cỡ khối lượng
Cv-w (%)
3 con/m2
5 con/m2
7 con/m2
10 con/m2
1,34 ± 0,11b
1,67 ± 0,11b
2,61 ± 0,09a
2,23 ± 0,09a
2,15 ± 0,47b
2,99 ± 0,19b
4,84 ± 0,54a
6,35 ± 0,28a
Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và sai số chuẩn.
Các giá trị trên cùng cột có các kí tự (a, b) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Qua Bảng 14 cho thấy, chiều dài của cá tương đối đồng đều giữa các nghiệm thức
sự phân cỡ chỉ dao động từ 1,34-2,61%; trong đó nghiệm thức mật độ 3 con/m2 có sự
phân cỡ nhỏ nhất (1,34%), nghiệm thức mật độ 7 con/m2 có sự phân cỡ lớn nhất
(2,61%). Phân tích phương sai nhận thấy, sự phân cỡ về chiều dài giữa các nghiệm
thức mật độ 3 con/m2 và 5 con/m2; giữa các nghiệm thức mật độ 7 con/m2 và 10
con/m2 sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy nhiên, nhóm nghiệm
thức mật độ 3 con/m2; 5 con/m2 sai khác với nhóm nghiệm thức mật độ 7 con/m2; 10
con/m2 có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả phân cỡ chiều dài ở Hình 28 cho thấy,
cá chủ yếu tập trung ở nhóm kích thước 8,0-8,8 cm; ở nghiệm thức mật độ 3 con/m2 và
5 con/m2 nhóm có chiều dài 8,5 cm chiếm cao nhất; ở nghiệm thức mật độ 7 con/m2 và
10 con/m2 cỡ cá có chiều dài trung bình 8,0 cm chiếm phần lớn.
Sự phân cỡ về khối lượng của cá có xu hướng tăng dần từ nghiệm thức mật độ
thấp đến nghiệm thức mật độ cao; dao động từ 2,15-6,35%, trong đó nghiệm thức mật
độ 10 con/m2 có sự phân cỡ lớn nhất (6,35%), thấp nhất ở nghiệm thức 3 con/m2
(2,15%). Qua phân tích phương sai nhận thấy, sự phân cỡ về khối lượng cũng tương tự
48
như sự phân cỡ về chiều dài, giữa các nghiệm thức mật độ 3 con/m2 và 5 con/m2; giữa
các nghiệm thức mật độ 7 con/m2 và 10 con/m2 sai khác nhau không có ý nghĩa thống
kê (p>0,05). Tuy nhiên, nhóm nghiệm thức mật độ 3 con/m2; 5 con/m2 sai khác với
nhóm nghiệm thức mật độ 7 con/m2; 10 con/m2 có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Mật độ 3 con/m2 Mật độ 5 con/m2
Chiều dài (cm)
8.88.78.68.58.48.38.2
F
re
q
u
e
n
c
y
20
15
10
5
0
Mean =8.55
Std. Dev. =0.11
N =22
Chiều dài (cm)
8.88.78.68.58.48.38.28.18.0
F
re
q
u
e
n
c
y
25
20
15
10
5
0
Mean =8.5
Std. Dev. =0.14
N =37
Mật độ 7 con/m2 Mật độ 10 con/m2
Chiều dài (cm)
8.68.58.48.38.28.18.07.9
F
re
q
u
e
n
c
y
25
20
15
10
5
0
Mean =8.16
Std. Dev. =0.206
N =40
Chiều dài (cm)
8.68.58.48.38.28.18.07.9
F
re
q
u
e
n
c
y
30
20
10
0
Mean =8.11
Std. Dev. =0.175
N =40
Hình 28: Sự phân cỡ về chiều dài của cá nâu ở các mật độ nuôi
49
Kết quả phân cỡ về khối lượng ở Hình 29 cho thấy, cá chủ yếu tập trung ở nhóm
khối lượng trung bình 20,0-22,8 g/con; ở nghiệm thức mật độ 3 con/m2 và 5 con/m2
nhóm có khối lượng 22,2 g/con chiếm số đông; ở nghiệm thức mật độ 7 con/m2 nhóm
cá có khối lượng trung bình 21,3 g/con chiếm phần lớn và ở nghiệm thức mật độ 10
con/m2 nhóm cá có khối lượng trung bình 19,8 g/con chiếm phần lớn.
Mật độ 3 con/m2 Mật độ 5 con/m2
Khối lượng (g)
23.122.822.522.221.921.621.321.020.720.420.1
F
re
q
u
e
n
c
y
6
4
2
0
Mean =21.5
Std. Dev. =0.661
N =20
Khối lượng (g)
22.622.422.222.021.821.621.421.221.020.820.620.4
F
re
q
u
e
n
c
y
6
4
2
0
Mean =21.43
Std. Dev. =0.608
N =28
Mật độ 7 con/m2 Mật độ 10 con/m2
Khối lượng (g)
22.221.921.621.321.020.720.420.119.819.519.218.918.618.318.0
F
re
q
u
e
n
c
y
10
8
6
4
2
0
Mean =20.0
Std. Dev. =0.948
N =40
Khối lượng (g)
21.020.720.420.119.819.519.218.918.618.318.017.717.417.116.816.516.215.9
F
re
q
u
e
n
c
y
12
10
8
6
4
2
0
Mean =19.5
Std. Dev. =1.192
N =40
Hình 29: Sự phân cỡ về khối lượng của cá nâu ở các mật độ nuôi
50
3.4. Ảnh hưởng của các mức độ mặn khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống
của cá nâu
3.4.1. Ảnh hưởng của các mức độ mặn khác nhau lên sinh trưởng của cá nâu
Độ mặn là một trong những yếu tố sinh thái rất quan trọng quyết định đến sự
phân bố, sinh trưởng và phát triển của thủy sinh vật. Mỗi loài thủy sinh vật chỉ sống,
sinh trưởng và sinh sản ở một ngưỡng độ mặn nhất định; có loài rộng muối, có loài
hẹp muối, có loài thích độ mặn cao, có loài thích độ mặn thấp [35]. Cá nâu thuộc loài
rộng muối, bãi sinh sản của chúng ở ngoài khơi nơi có độ mặn cao (33-35‰); ấu trùng
cá trôi dạt theo sóng và thủy triều vào các cửa sông, đầm phá để sinh trưởng và lớn lên
[41; 55]. Những biến đổi về vùng phân bố trong đời sống của chúng sẽ kéo theo thay
đổi về độ mặn, ở một mức độ nào đó sự thay đổi về độ mặn sẽ làm ảnh hướng tới sinh
trưởng và phát triển của chúng. Nghiên cứu này nhằm xác định vùng sinh thái có độ
mặn thích hợp cho nuôi thương phẩm cá nâu.
Bảng 15: Một số chỉ tiêu sinh trưởng về khối lượng và chiều dài của cá nâu trong
thí nghiệm III
Các chỉ tiêu
đánh giá
Mức độ mặn
0‰ 5‰ 10‰ 15‰ 20‰ 25‰
Khối lượng đầu (g)
Khối lượng cuối (g)
Chiều dài đầu (cm)
Chiều dài cuối (cm)
WG (%)
LG (%)
DGRw (g/ngày)
DGRL (cm/ngày)
DGI (%/ngày)
5,36±0,07a
6,97±0,13b
2,70±0,01a
4,10±0,01e
29,83±2,22b
51,90±0,03b
0,027±0,002b
0,023±0,001b
0,27±0,02b
5,36±0,07a
8,03±0,13a
2,77±0,03a
4,67±0,03a
49,77±1,77a
68,77±1,86a
0,044±0,001a
0,032±0,001a
0,42±0,01a
5,36±0,07a
7,90±0,01a
2,77±0,03a
4,60±0,01b
47,27±1,83a
66,33±1,03a
0,042±0,001a
0,031±0,001a
0,40±0,01a
5,36±0,07a
7,77±0,12a
2,73±0,03a
4,50±0,02c
44,87±1,23a
64,70±1,00a
0,040±0,001a
0,029±0,001a
0,38±0,02a
5,43±0,07a
7,10±0,01b
2,70±0,01a
4,20±0,01d
30,73±1,63b
55,60±0,03b
0,028±0,002b
0,025±0,001b
0,27±0,01b
5,43±0,07a
7,10±0,01b
2,73±0,03a
4,20±0,01d
30,73±1,63b
53,73±1,87b
0,028±0,002b
0,024±0,001b
0,27±0,02b
Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và sai số chuẩn.
Các giá trị trên cùng hàng có các kí tự (a, b, c, d và e) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Kết quả phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA single factor) cho thấy, các
chỉ tiêu sinh trưởng như: khối lượng và chiều dài cá khi kết thúc thí nghiệm; mức tăng
khối lượng tương đối (WG), mức tăng chiều dài tương đối (LG); tốc độ tăng trưởng
khối lượng hàng ngày (DGRw), tốc độ tăng trưởng chiều dài hàng ngày (DGRL); chỉ số
sinh trưởng hàng ngày (DGI) đều sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa các
nghiệm thức trong thí nghiệm.
51
Khối lượng trung bình của cá nâu khi kết thúc thí nghiệm có sự khác nhau, ở
nghiệm thức độ mặn 5‰ cho sinh trưởng khối lượng cao nhất (8,03g/con), nghiệm
thức độ mặn 0‰ cho sinh trưởng khối lượng thấp nhất (6,97g/con). Dùng tiêu chuẩn
kiểm định TUKEY để đánh giá sự sai khác giá trị trung bình về khối lượng cá giữa các
nghiệm thức trong thí nghiệm cho thấy, nhóm nghiệm thức độ mặn 5‰ 10‰; 15‰ sai
khác với nhóm nghiệm thức có độ mặn 0‰, 20‰ và 25‰ có ý nghĩa thống kê
(p<0,05); nhưng không có sự sai khác giữa nghiệm thức độ mặn 5‰ với các nghiệm
thức độ mặn 10‰ và 15‰ (p>0,05). Các nghiệm thức độ mặn 0‰, 20‰ và 25‰ lúc
kết thúc thí nghiệm khối lượng trung bình của cá sai khác không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05). Qua Hình 30 cho thấy, sự sinh trưởng của cá ở nghiệm thức độ mặn 5‰ qua
tất cả các đợt kiểm tra đều có khối lượng vượt trội so với các nghiệm thức độ mặn
khác; trong khi đó nghiệm thức độ mặn 0‰ luôn có khối lượng thấp nhất.
Các chỉ tiêu sinh trưởng khác về khối lượng cá như: mức tăng khối lượng tương
đối (WG) (Hình 31); tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng ngày (DGRw) (Hình 32) và
chỉ số sinh trưởng hàng ngày (DGI) (Hình 33) của cá nâu cũng cho thấy, ở nghiệm
thức độ mặn 5‰ cho hiệu quả cao nhất (WG = 49,77%; DGRw = 0,044 g/ngày; DGI =
0,42 %/ngày), nghiệm thức độ mặn 0‰ cho hiệu quả sinh trưởng thấp nhất (WG =
29,83%; DGRw = 0,027 g/ngày; DGI = 0,27 %/ngày). Qua phân tích phương sai cho
thấy, nhóm nghiệm thức độ mặn 5‰; 10‰; 15‰ sai khác với nhóm nghiệm thức độ
mặn 0‰; 20‰ và 25‰ có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tuy nhiên, giữa các nghiệm
thức độ mặn 5‰; 10‰; 15‰ và giữa các nghiệm thức độ mặn 0‰; 20‰; 25‰ sai
khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả này có sự tương đồng với kết
quả của nhóm tác giả Lý Văn Khánh, Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền (2010) khi
nghiên cứu ương nuôi cá nâu (Scatophagus argus) giai đoạn cá hương lên giống ở các
mức độ mặn khác nhau (0‰; 5‰; 10‰; 15‰; 20‰; 25‰ và 30‰) [13]. Sai khác
điển hình nhất giữa thí nghiệm của chúng tôi với nhóm tác giả trên là đã chỉ ra sự sai
khác giữa các nghiệm thức độ mặn 10‰; 15‰ với các nghiệm thức độ mặn 0‰;
20‰; và 25‰.
Sự tăng trưởng về khối lượng kèm theo sự tăng lên về chiều dài, kết quả ở Bảng
15 cho thấy, chiều dài trung bình của cá khi kết thúc thí nghiệm cao nhất (4,67 cm) ở
nghiệm thức độ mặn 5‰, nghiệm thức độ mặn 0‰ cho sinh trưởng chiều dài thấp nhất
52
(4,10 cm). Dùng tiêu chuẩn kiểm định TUKEY để đánh giá sự sai khác giá trị trung
bình về chiều dài cá giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm cho thấy, giữa nhóm
nghiệm thức độ mặn 5‰; 10‰; 15‰ và nhóm nghiệm thức độ mặn 0‰; 20‰; 25‰
sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05), nhưng giữa nghiệm thức độ mặn 20‰ và 25‰,
giữa nghiệm thức độ mặn 5‰; 10‰; 15‰ chiều dài trung bình của cá sai khác không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
4,5
5,0
5,5
6,0
6,5
7,0
7,5
8,0
8,5
Lúc thả 15 30 45 60 Ngày
K
hố
i l
ư
ợ
ng
(g
)
0‰ 5‰ 10‰ 15‰ 20‰ 25‰
20,0
25,0
30,0
35,0
40,0
45,0
50,0
55,0
0‰ 5‰ 10‰ 15‰ 20‰ 25‰ Độ mặn
W
G
(%
)
0,020
0,025
0,030
0,035
0,040
0,045
0,050
0‰ 5‰ 10‰ 15‰ 20‰ 25‰ Độ mặn
D
G
R
-w
(g
/n
gà
y)
0,20
0,25
0,30
0,35
0,40
0,45
0‰ 5‰ 10‰ 15‰ 20‰ 25‰ Độ mặn
C
hỉ
s
ố
si
nh
tr
ư
ở
ng
D
G
I (
%
/n
gà
y)
Hình 30: Sự tăng trưởng khối lượng
của cá nâu qua các đợt kiểm tra
Hình 31: Mức tăng khối lượng tương
đối WG (%)
Hình 32: Tốc độ tăng khối lượng hàng
ngày DGR-w (g/ngày)
Hình 33: Chỉ số sinh trưởng hàng
ngày DGI (%/ngày)
a
a
a
b b b
a
a
a
b b b
a
a
a
b b b
53
Khi phân tích các chỉ tiêu sinh trưởng khác về chiều dài của cá như: mức tăng
chiều dài tương đối (LG) (Hình 35); tốc độ tăng trưởng hàng ngày về chiều dài
(DGRL) (Hình 36) cũng cho thấy, ở nghiệm thức độ mặn 5‰ cho kết quả lớn nhanh
nhất (LG = 68,77%; DGRL = 0,032 cm/ngày), nghiệm thức độ mặn 0‰ cho kết quả
lớn chậm nhất (LG = 51,90%; DGRL = 0,023 cm/ngày). Kết quả phân tích phương sai
cho thấy, nhóm nghiệm thức 5‰; 10‰; 15‰ sai khác với nhóm nghiệm thức 0‰;
20‰ và 25‰ có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tuy nhiên, giữa các nghiệm thức độ mặn
5‰; 10‰; 15‰ và giữa các nghiệm thức độ mặn 0‰; 20‰; 25‰ sai khác nhau
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
2,0
2,5
3,0
3,5
4,0
4,5
5,0
Lúc thả 15 30 45 60 Ngày
C
hi
ều
d
ài
(c
m
)
0‰ 5‰ 10‰ 15‰ 20‰ 25‰
40,0
45,0
50,0
55,0
60,0
65,0
70,0
75,0
0‰ 5‰ 10‰ 15‰ 20‰ 25‰ Độ mặn
LG
(%
)
0,020
0,022
0,024
0,026
0,028
0,030
0,032
0,034
0‰ 5‰ 10‰ 15‰ 20‰ 25‰ Độ mặn
D
G
R
-L
(c
m
/n
gà
y)
50,0
52,0
54,0
56,0
58,0
60,0
62,0
64,0
66,0
0‰ 5‰ 10‰ 15‰ 20‰ 25‰
Độ mặn
Tỷ
lệ
s
ốn
g
(%
)
Hình 34: Sự tăng trưởng chiều dài của
cá nâu qua các đợt kiểm tra
Hình 35: Mức tăng chiều dài tương
đối LG (%)
a
a a
b b
b
Hình 36: Tốc độ tăng chiều dài hàng
ngày DGR-L (cm/ngày)
a
a
a
b
b
b
Hình 37: Tỷ lệ sống của cá nâu ở các
mức độ mặn
a
ab
ab
ab
ab
b
54
Sự sinh trưởng của cá nâu về khối lượng và chiều dài gần như song song với
nhau giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm. Theo quan sát và thu thập số liệu của tác
giả trong quá trình bố trí thí nghiệm thấy rằng, sự gia tăng và tốc độ sinh trưởng hàng
ngày về chiều dài của cá nâu ở giai đoạn đầu thí nghiệm có vẻ nhanh hơn sự gia tăng
và tốc độ tăng trưởng hàng ngày về khối lượng, nhưng giai đoạn sau thí nghiệm thì
ngược lại.
Tóm lại, từ kết quả nghiên cứu (Bảng 15) đã cho thấy, cá nâu (Scatophagus
argus) sinh trưởng tốt ở nghiệm thức độ mặn 5‰. Tuy nhiên, sự sinh trưởng của
chúng không thể hiện sự khác biệt rõ rệt so với sự tăng trưởng của cá ở các nghiệm
thức độ mặn 10‰ và 15‰, nhưng chúng thể hiện sự vượt trội so với các nghiệm thức
độ mặn khác. Ngược lại, ở nghiệm thức độ mặn 0‰ sinh trưởng của cá kém hơn rõ rệt,
môi trường nước ngọt không phải là môi trường thích hợp cho cá nâu, khi sống trong
môi trường này chúng chỉ hướng đến sự tồn tại, còn sự sinh trưởng chỉ diễn ra một
cách hạn chế. Ở ngoài tự nhiên, cá nâu ở giai đoạn này cũng thường bắt gặp nhiều ở
các vùng sinh thái có độ mặn 5-15‰, từ lâu ngư dân vùng đầm phá Tam Giang cũng
đã ý thức được để nuôi cá nâu đạt hiệu quả cao cần bố trí nuôi ở vùng có độ mặn thấp
hơn 15‰. Điều này giúp chúng ta nhận định rõ rằng, cá nâu rất rộng muối cá có thể
sống ở môi trường nước ngọt, lợ và mặn; ngưỡng độ mặn thích hợp cho nuôi thương
phẩm cá nâu là 5-15‰. Lý Văn Khánh (2010) nghiên cứu ương nuôi cá nâu giai đoạn
hương lên giống ở các mức độ mặn khác nhau cũng cho thấy, ngưỡng độ mặn 5-15‰
cho sinh trưởng của cá tốt nhất [13]. Mặc dù, ở các giai đoạn khác nhau trong đời sống
cá có thể thích nghi với điều kiện sinh thái môi trường khác nhau, nhưng kết quả
nghiên cứu của tác giả cho thấy cá nâu giai đoạn nuôi thương phẩm có yêu cầu về độ
mặn tương đồng với giai đoạn hương lên giống.
3.4.2. Ảnh hưởng của các mức độ mặn khác nhau lên tỷ lệ sống của cá nâu
Bảng 16: Tỷ lệ sống của cá nâu ở các mức độ mặn khác nhau
Các chỉ tiêu
đánh giá
Mức độ mặn
0‰ 5‰ 10‰ 15‰ 20‰ 25‰
Tỷ lệ sống (%) 53,3±1,67b 63,3±1,67a 61,7±1,67ab 60,0±0,01ab 58,3±1,66ab 56,7±3,33ab
Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và sai số chuẩn.
Các giá trị trên cùng hàng có các kí tự (a, b) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
55
Từ kết quả nghiên cứu (Bảng 16, Hình 37) cho thấy, tỷ lệ sống cao ở các nghiệm
thức độ mặn 5‰ (63,3%), sau đó tỷ lệ sống có xu hướng giảm dần từ nghiệm thức độ
mặn 10‰ - 25‰ và tỷ lệ sống thấp nhất ở nghiệm thức độ mặn 0‰ (53,3%). Kết quả
phân tích phương sai cho thấy, tỷ lệ sống của cá ở nhóm nghiệm thức độ mặn 5‰;
10‰; 15‰ và nhóm nghiệm thức độ mặn 20‰; 25‰ sai khác nhau không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05). Tuy nhiên, tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức độ mặn 0‰ sai khác với
nghiệm thức 5‰ có ý nghĩa thống kê (p<0,05), nhưng không sai khác với nghiệm thức
độ mặn 10‰; 15‰; 20‰ và 25‰ (p>0,05).
Cá nâu nuôi ở các nghiệm thức độ mặn khác nhau có tỷ lệ sống (53,3-63,3%) thấp
hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu của Lý Văn Khánh và ctv (2010) khi ương cá
nâu (Scatophagus argus) từ hương lên giống ở các mức độ mặn khác nhau sau 30 ngày
ương tỷ lệ sống của cá cao nhất ở nghiệm thức độ mặn 5‰ (92,8%) và thấp nhất ở
nghiệm thức độ mặn 0‰ (55,1%) [13]. Nếu so sánh kết quả nghiên cứu này với kết quả
nghiên cứu của một số tác giả trên loài cá khác cũng cho thấy, tỷ lệ sống của cá thấp hơn
rất nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Huy (2008) sau 60 ngày ương nuôi cá dìa
(Siganus guttatus) tỷ lệ sống (90-92%) cao nhất ở nghiệm thức độ mặn 10‰ [8]; Hoàng
Nghĩa Mạnh và ctv (2008) khi nuôi thương phẩm cá dìa (Siganus guttatus) trong bể xi
măng, sau thời gian 3 tháng nuôi cá đạt tỷ lệ sống tương đối cao (78-81%) [15].
3.4.3. Sự phân cỡ của cá nâu (Scatophagus argus) ở các độ mặn khác nhau
Bảng 17: Sự phân cỡ của cá nâu ở các nghiệm thức độ mặn khác nhau
Mức độ mặn
Các chỉ tiêu đánh giá
Sự phân cỡ chiều dài
Cv-L (%)
Sự phân cỡ khối lượng
Cv-w (%)
0‰
5‰
10‰
15‰
20‰
25‰
6,04 ± 0,127a
4,53 ± 0,096b
4,96 ± 0,346b
4,61 ± 0,067b
6,05 ± 0,070a
6,39 ± 0,270a
4,27 ± 0,052ab
2,46 ± 0,227c
2,62 ± 0,270c
3,02 ± 0,272bc
4,81 ± 0,423a
4,85 ± 0,470a
Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và sai số chuẩn.
Các giá trị trên cùng cột có các kí tự (a, b, c) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Qua Bảng 17 cho thấy, sự phân cỡ về chiều dài của cá dao động từ 4,53-6,39%;
trong đó nghiệm thức độ mặn 25‰ có sự phân cỡ lớn nhất (6,39%), nghiệm thức độ
56
mặn 5‰ có sự phân cỡ bé nhất (4,53%). Phân tích phương sai nhận thấy, sự phân cỡ
về chiều dài giữa các nghiệm thức độ mặn 5‰; 10‰; 15‰ và giữa các nghiệm thức
độ mặn 0‰; 20‰; 25‰ sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy
nhiên, ở nhóm nghiệm thức độ mặn 5‰; 10‰; 15‰ và nhóm nghiệm thức độ mặn
0‰; 20‰; 25‰ sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả phân cỡ chiều
dài ở Hình 38 cho thấy, ở nghiệm thức độ mặn 0‰ cá chủ yếu tập trung ở nhóm kích
thước 3,8-4,5 cm và nhóm có chiều dài 4,0 cm chiếm cao nhất; ở nghiệm thức độ mặn
5‰; 10‰;15‰ cỡ cá có chiều dài trung bình 4,5 cm chiếm phần lớn; ở nghiệm thức
độ mặn 20‰; chiều dài trung bình của cá tập trung ở 2 nhóm 4,0 cm và 4,5 cm, trong
đó nhóm 4,0 cm chiếm phần lớn và ở nghiệm thức độ mặn 25‰, cỡ cá có chiều dài
trung bình 4,0 cm chiếm phần lớn.
Sự phân cỡ về khối lượng của cá dao động từ 2,46-4,85%, có xu hướng tăng dần
ở nghiệm thức độ mặn 5‰ đến nghiệm thức độ mặn 25‰; trong đó nghiệm thức độ
mặn 25‰ có sự phân cỡ lớn nhất (4,85%), thấp nhất ở nghiệm thức độ mặn 5‰
(2,46%). Qua phân tích phương sai cho thấy, sự phân cỡ về khối lượng ở nghiệm thức
độ mặn 5‰ sai khác với các nghiệm thức độ mặn 0‰; 20‰ và 25‰ có ý nghĩa thống
kê (p<0,05); sai khác với các nghiệm thức độ mặn 10‰; 15‰ không có ý nghĩa thống
kê (p>0,05). Đồng thời, giữa các nghiệm thức độ mặn 0‰; 20‰ và 25‰ sự phân cỡ
về khối lượng sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả phân cỡ về khối
lượng ở Hình 39 cho thấy, ở nghiệm thức độ mặn 0‰ cá chủ yếu tập trung ở nhóm
khối lượng 6,25-7,50 g/con và nhóm có khối lượng 7,25 g/con chiếm cao nhất; ở
nghiệm thức độ mặn 5‰; 10‰; 15‰ cỡ cá có khối lượng trung bình 8,00 g/con chiếm
phần lớn; ở nghiệm thức độ mặn 20‰, khối lượng trung bình của cá ở hai nhóm khối
lượng 7,0 g/con và 7,5 g/con chiếm ưu thế; và ở nghiệm thức độ mặn 25‰, cỡ cá có
khối lượng trung bình 7,0 g/con chiếm phần lớn.
Nhìn chung, độ mặn có ảnh hưởng tới sự phân đàn của cá nâu trong quá trình
nuôi, trong đó ở các nghiệm thức độ mặn 5‰; 10‰; 15‰ cá có chiều dài và khối
lượng trung bình tương đối đồng đều hơn các nghiệm thức độ mặn khác.
57
Độ mặn 0‰ Độ mặn 5‰
Chiều dài (cm)
4.44.24.03.8
Fr
eq
ue
nc
y
25
20
15
10
5
0
Mean =4.1
Std. Dev. =0.241
N =36
Chiều dài (cm)
5.04.84.64.4
Fr
eq
ue
nc
y
20
15
10
5
0
Mean =4.68
Std. Dev. =0.212
N =36
Độ mặn 10‰ Độ mặn 15‰
Chiều dài (cm)
5.45.25.04.84.64.4
Fr
eq
ue
nc
y
25
20
15
10
5
0
Mean =4.64
Std. Dev. =0.224
N =36
Chiều dài (cm)
5.14.84.54.23.9
Fr
eq
ue
nc
y
20
15
10
5
0
Mean =4.52
Std. Dev. =0.203
N =36
Độ mặn 20‰ Độ mặn 25‰
Chiều dài (cm)
4.754.54.254.03.75
Fr
eq
ue
nc
y
30
20
10
0
Mean =4.19
Std. Dev. =0.247
N =36
Chiều dài (cm)
4.84.64.44.24.03.8
Fr
eq
ue
nc
y
25
20
15
10
5
0
Mean =4.22
Std. Dev. =0.262
N =36
Hình 38: Sự phân cỡ chiều dài của cá nâu ở các mức độ mặn
58
Độ mặn 0‰ Độ mặn 5‰
Khối lượng (g)
7.507.257.006.756.506.25
F
re
q
u
en
cy
10
8
6
4
2
0
Mean =6.94
Std. Dev. =0.35
N =36
Khối lượng (g)
8.508.258.007.757.50
F
re
q
u
en
cy
8
6
4
2
0
Mean =8.05
Std. Dev. =0.275
N =36
Độ mặn 10‰ Độ mặn 15‰
Khối lượng (g)
8.408.208.007.807.607.40
Fr
eq
ue
nc
y
10
8
6
4
2
0
Mean =7.92
Std. Dev. =0.203
N =36
Khối lượng (g)
8.258.007.757.507.25
F
re
q
u
en
cy
10
8
6
4
2
0
Mean =7.78
Std. Dev. =0.307
N =36
Độ mặn 20‰ Độ mặn 25‰
Khối lượng (g)
7.757.507.257.006.756.50
F
re
qu
en
cy
10
8
6
4
2
0
Mean =7.08
Std. Dev. =0.334
N =36
Khối lượng (g)
8.007.507.006.506.00
F
re
q
u
en
cy
8
6
4
2
0
Mean =7.08
Std. Dev. =0.337
N =36
Hình 39: Sự phân cỡ khối lượng của cá nâu ở các mức độ mặn
59
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
1. Kết luận
1.1. Thức ăn có tỷ lệ protein khác nhau trong khẩu phần có ảnh hưởng đến sinh
trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá, nhưng không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của
cá nâu. Trong đó, nghiệm thức thức ăn 30% protein cho sinh trưởng nhanh nhất và hệ
số chuyển hóa thức ăn thấp nhất (DGRw = 0,079 g/ngày; DGRL = 0,037 cm/ngày và
2,39); cá sinh trưởng chậm nhất và hệ số chuyển hóa thức ăn cao nhất ở nghiệm thức
thức ăn 20% protein (DGRw = 0,065 g/ngày; DGRL = 0,030 cm/ngày và 2,92). Tỷ lệ
sống của cá tương đối cao (90,0 - 92,5%).
1.2. Mật độ nuôi trong bố trí thí nghiệm có ảnh hưởng đến sinh trưởng và sự phân
cỡ của cá, nhưng không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá nâu. Trong đó, nghiệm thức
thức mật độ 3 con/m2 cho sinh trưởng nhanh nhất và sự phân cỡ thấp nhất (DGRw =
0,090 g/ngày; DGRL = 0,033 cm/ngày và 1,34%); cá sinh trưởng chậm nhất ở nghiệm
thức mật độ 10 con/m2 (DGRw = 0,078 g/ngày; DGRL = 0,030 cm/ngày) và sự phân cỡ
của cá cao nhất ở nghiệm thức 7 con/m2 (2,61%). Tỷ lệ sống của cá nâu đạt được
(88,75 - 92,50%).
1.3. Các mức độ mặn khác nhau trong thí nghiệm có ảnh hưởng đến sinh trưởng,
sự phân cỡ của cá và tỷ lệ sống của cá nâu. Trong đó, nghiệm thức độ mặn 5‰ cho
sinh trưởng nhanh nhất và sự phân cỡ nhỏ nhất (DGRw = 0,044 g/ngày; DGRL = 0,032
cm/ngày và 4,53%); cá sinh trưởng chậm nhất ở nghiệm thức độ mặn 0‰ (DGRw =
0,027 g/ngày; DGRL = 0,023 cm/ngày) và nghiệm thức độ mặn 25‰ cá có sự phân cỡ
lớn nhất (6,39%). Tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức độ mặn 5‰ (63,3%) và thấp nhất
ở nghiệm thức độ mặn 0‰ (53,3%).
2. Đề xuất ý kiến
2.1. Cần nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cá nâu (Scatophagus argus) đối
với lipid, acid béo không no, khoáng để cung cấp các thông tin về nhu cầu dinh dưỡng
của cá nâu. Giúp chúng ta tìm ra hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết trong khẩu
phần ăn nhằm tạo ra các loại thức ăn có giá thành sản phẩm thấp nhưng mang lại tăng
trưởng cao cho cá nâu.
60
2.2. Cần xây dựng các mô hình thử nghiệm nuôi ghép giữa cá nâu với một số đối
tượng khác thủy sản khác như tôm sú, cá đối, cá dìa nhằm tạo nên tính đa dạng
trong hình thức nuôi thương phẩm cá nâu.
2.3. Cần nghiên cứu ảnh hưởng của chất đáy đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá
nâu để xây dựng các tiêu chí lựa chọn địa điểm xây dựng ao nuôi thương phẩm cá nâu.
Đồng thời, quy hoạch xây dựng nên vùng chuyên nuôi cá nâu tại vùng đầm phá Tam
Giang – Cầu Hai.
61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Chhea Choeurn (2008), “Nghiên cứu ảnh hưởng của dầu đậu nành, dầu cá và tỷ
lệ dầu đậu nành/dầu cá trong thức ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và thành phần
sinh hóa của cá rô phi (Oreochromis niloticus Linnaeus, 1758) giai đoạn
giống”. Luận văn thạc sỹ, chuyên ngành nuôi trồng thủy sản. Trường Đại học
Nha Trang.
2. Hoàng Đức Đạt (1977), “Sơ bộ điều tra thành phần các loài cá ở đầm phá Tam
Giang và đầm Cầu Hai tỉnh Bình Trị Thiên”. Thông tin khoa học, Trường Đại
học Tổng hợp Huế, số 1, tr. 65-67.
3. Trần Thị Linh Giang (2010), “Ảnh hưởng của tỷ lệ lipid khẩu phần đến khả
năng sinh trưởng và phát triển của cá trên vàng lai (Clarias macrocephalus x
Clarias gariepinus) nuôi tại xã Hương Chữ, Huyện Hương Trà, Tỉnh Thừa
Thiên Huế”. Luận văn tốt nghiệp đại học, chuyên ngành nuôi trồng thủy sản.
Đại học Nông Lâm Huế.
4. Trần Ngọc Hải (2006), “Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển”.
Trường Đại Học Cần thơ.
5. Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân (2005), “Cá nước ngọt Việt Nam, tập 3, Họ cá
nâu Scatophagidae”. Nxb nông nghiệp, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Thúy Hằng, Châu Thị Tuyết Hạnh (2007), “Nghiên cứu ảnh hưởng
của thức ăn công nghiệp và rong câu (Gracillaria sp) đến sinh trưởng và phát
triển của cá Dìa (Siganus guttatus) nuôi thương phẩm”. Tạp chí khoa học, Đại
học Huế, số 39, tr. 27-33.
7. Lê Thị Thúy Hằng (2010), “Ảnh hưởng của tỷ lệ protein khẩu phần đến khả
năng sinh trưởng và phát triển của cá rô đồng (Anabas testudineus Bloch,
1792) nuôi tại xã Hương Chữ, Huyện Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế”. Khóa
luận tốt nghiệp đại học, chuyên ngành nuôi trồng thủy sản. Đại học Nông Lâm Huế.
8. Nguyễn Văn Huy (2008) “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái dinh dưỡng và khả
năng tiêu hóa của cá dìa (Siganus guttatus) với một số thức ăn khác nhau ở
vùng đầm phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ.
62
9. Nguyễn Văn Huy (2008), “Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein lên sinh
trưởng và tỷ lệ sống của cá Dìa (Siganus guttatus) nuôi thương phẩm tại Thừa
Thiên Huế”. Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 39, tr. 35-38.
10. Nguyễn Quốc Hùng (2010), "Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sự sinh
trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) nuôi tại
Thừa Thiên Huế". Khóa luận tốt nghiệp đại học - Trường Đại học Nông Lâm Huế.
11. Lại Văn Hùng (2004), “Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản”. Nxb
Nông Nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh.
12. Nguyễn Hữu Khánh, Hồ Thị Bích Ngân, Đặng Đình Dũng, Ngô Nguyên Đáng
(2007), “Kết quả thử nghiệm nuôi cá dìa (Siganus guttatus), cá kình (Siganus
oramin) kết hợp với cá nâu (Scatophagus argus) và cá đối (Mugil cephalus) ở
đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Tỉnh Thừa Thiên Huế”. Tuyển tập các công
trình nghiên cứu khoa học công nghệ (2005-2009). NXBNN TP. Hồ Chí Minh -2009.
13. Lý văn Khánh, Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền (2010), “Ảnh hưởng của độ mặn
lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu (Scatophagus argus) từ giai đoạn
hương lên giống”. Tạp chí khoa học 14b-2010, tr 90-99.
14. Lý văn Khánh, Trần Ngọc Hải, Nguyễn Thanh Phương (2010), “Nghiên cứu biện
pháp kích thích cá nâu (Scatophagus argus) sinh sản nhân tạo bằng các loại hormone
khác nhau”. Tạp chí khoa học 14b-2010, tr 257-264.
15. Hoàng Nghĩa Mạnh (2008) “Thử nghiệm nuôi thương phẩm cá Dìa (Siganus
guttatus) trong bể xi măng”. Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 39, tr. 15-18.
16. Nguyễn Văn Mão (2010), “Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn khác
nhau đến sự sinh trưởng và phát triển của cá Nâu (Scatophagus argus
Linnaeus, 1766) nuôi tại Thừa Thiên Huế”. Khóa luận tốt nghiệp đại học -
Trường Đại học Nông Lâm Huế.
17. Lê Văn Miên (2001), "Thành phần loài khu hệ cá ở phá Tam Giang - Cầu Hai
và những đặc thù của nó", Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ, số 2,
trang 52 – 60.
18. Lê Văn Miên và cộng sự (2004), "Danh sách các loài cá ở hệ đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế", Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số
4-5 (47-48), trang 62 - 73.
63
19. Dương Thị Nga (2008), “Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá nâu
(Scatophagus argus Linnaeus, 1766) ở đầm phá Thừa Thiên Huế”. Luận văn
cao học, chuyên ngành sinh học, Trường Đại học Khoa học Huế.
20. Trần Thị Thanh Nga (2009), “Thử nghiệm nuôi tăng sản cá chình bông
(Anguilla mamorata Quoy & Gaimard, 1824) cỡ 0,1 kg trong bể xi măng”.
Luận văn cao học, chuyên ngành nuôi trồng thủy sản. Trường Đại học Nha Trang.
21. Lê Đức Ngoan, Vũ Duy Giảng, Ngô Hữu Toàn (2008) “Giáo trình Dinh dưỡng
và thức ăn thủy sản”. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
22. Trần Thị Hoàng Oanh (2010), “Tình hình khai thác và một số đặc điểm sinh
học của cá dìa (Siganus guttatus Bloch, 1787) tại Đầm Sam Chuồn, Tỉnh Thừa
Thiên Huế”. Luận văn tốt nghiệp đại học, chuyên ngành nuôi trồng thủy sản.
Đại học Nông Lâm Huế.
23. Võ Văn Phú (1993), “Dẫn liệu về thành phần loài cá ở phá Tam Giang thuộc
thuộc hệ đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế”. Thông tin khoa học, Trường Đại học
Tổng hợp Huế, số 8, tr.150-153.
24. Võ Văn Phú (1995), “Khu hệ cá và đặc điểm sinh học của mười loài cá kinh tế
ở đầm phá Thừa Thiên Huế”, Luận án phó Tiến sĩ trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
25. Võ Văn Phú (1997), "Thành phần loài của khu hệ cá đầm phá tỉnh Thừa Thiên
Huế", Tạp chí sinh học, tập 19, số 2, trang 14-22.
26. Võ Văn Phú, Nguyễn Duy Chỉnh, Hồ Thị Hồng (2004) “Cấu trúc thành phần
khu hệ cá một số cửa sông ven biển miền Trung”. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
27. Nguyễn Thanh Phương, Trần Thị Thanh Hiền, Lý Văn Khánh (2004), “Nghiên
cứu đặc điểm sinh học dinh dưỡng và sinh sản của cá nâu (Scatophagus argus
Linnaeus, 1766)”. Tạp chí Nghiên cứu khoa học, số 2, tr. 49-57.
28. Nguyễn Thanh Phương, Trần Thị Thanh Hiền, Lý Văn Khánh (2004), “Nghiên
cứu sinh học sinh sản và kỹ thuật sinh sản cá Nâu (Scatophagus argus Linnaeus
1766)”. Tạp chí nghiên cứu khoa học 2004 - Trường Đại học Cần Thơ.
29. Võ Thành Tiếm (2004), “Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá nâu
(Scatophagus argus) tại Cà Mau”. Luận văn thạc sỹ, Khoa Thủy sản, Đại học
Cần Thơ.
30. Lê Anh Tuấn (2008), “Mô tả ống tiêu hóa và xác định thành phần thức ăn tự
64
nhiên của cá mú chấm đen (Epinephelus malabaricus) tại vùng biển Nha
Trang”. Tạp chí Khoa học – Công nghệ thủy sản, số 2, tr. 3-9.
31. Lê Anh Tuấn (2005), “Ảnh hưởng của thức ăn cá tạp và tỷ lệ cho ăn đến sinh
trưởng và tỷ lệ sống của cá song điểm gai (Epinephelus malabaricus) giai đoạn
giống trong phòng thí nghiệm”, Tạp chí Thủy sản, số 5-2005, tr. 20-23.
32. Lê Anh Tuấn (2008), “Nhu cầu dinh dưỡng và thử nghiệm sản xuất thức ăn
viên cho cá mú chấm đen (Epinephelus malabaricus Bloch and Scheider,
1801)”. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nha Trang.
33. Nguyễn Thị Xuân Thu và ctv (2005), “Kết quả thử nghiệm nuôi Mực nang vân
hổ (Sepia pharaonis Ehrenberg, 1831) thương phẩm”. Tuyển tập các công trình
nghiên cứu khoa học công nghệ (2005-2009). NXBNN TP. Hồ Chí Minh -2009.
34. Nguyễn Thị Thư (2010) “Mô tả ống tiêu hóa và xác định thành phần thức ăn
tự nhiên của cá Nâu (Scatophagus argus) tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai”.
Khóa luận tốt nghiệp đại học - Trường Đại học Nông Lâm Huế.
35. Nguyễn Duy Quỳnh Trâm (2004), “Bài giảng Sinh thái thủy sinh vật”. Trường
Đại học Nông Lâm Huế.
36. Nguyễn Đình Trung (2004), "Bài giảng Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi
thủy sản" NXB Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh.
37. Lê Vịnh, Nguyễn Minh Hường (2005), “Ảnh hưởng của hàm lượng protein
khác nhau trong thức ăn công nghiệp lên sinh trưởng của cua bùn (Scylla
paramamosain)”. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ
(2005-2009). NXBNN TP. Hồ Chí Minh -2009.
38. Mai Đình Yên (1992), “Định loại cá nước ngọt ở Nam Bộ” Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật.
39. Phạm Thị Hải Yến (2010), “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ sinh
trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) nuôi tại Thuận
An, Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế”. Khóa luận tốt nghiệp đại học - Trường
Đại học Nông Lâm Huế.
II. Tài liệu tiếng Anh
40. Barry T.P. (1991), “Induced spermiation in the male spotted scat (Scatophagus
argus) by long- term administration of 17ά- Methytestosterone Followed by
65
LHRHa”. Asian fishseries science 4, pp 137-145.
41. Barry T. P. and Fast AW. (1992), “Biology of spotted scat (Scatophagus argus)
in the Philippines”. Asian fishseries science 5, pp 163-179.
42. Boonyaratpalin, M. (2002), "Nutrient requirements of marine food fish
cultured in Southeast Asia", Aquaculture, 151, pp 283-313.
43. Chou, R.L, , Su, M.S., and Chen, H.Y. (2001), "Optimal dietary protein and lipid
levels for juvenile cobia (Rachycentron canadum)", Aquaculture, 193, pp 81-89.
44. Daniels, H.V., Gallagher, M.L. (2002), "North American Flounder", in: Eds.
Webster, C.D., and Lim, C. Nutrient Requirements and Feeding of Finfish for
Aquaculture, CABI Publishing, UK, pp 121-130.
45. De Silva S.S. and T.A. Anderson (1995), “Fish Nutrition in aquacuture”, Pub.
By Chapman & Hall, 2-6 Boundary Row, London SE1 8HN, UK.
46. Kaushick, S.J. (1997), “Recent develoments in the nutrition and feeding of
marine finfish of interest to the Mediterranean”, INVE Conference, ALIIA
Tradeshow, Thessalonoki, Greece, September 27th 1997.
47. Kikuchi., Takeuchi, T. (2003), “Japanese Flouder, Paralichthys olivaceus”, in:
Eds. Wedster, CD., and Lim, C. Nutrient Requirement and Feeding of Finfish
for Aquaculture, CABI Publishing, UK, pp113-120.
48. Koshio, S (2002), “Red Sea Brean, Pagrus major” in: Eds. Wedster, CD., and
Lim, C. Nutrient Requirement and Feeding of Finfish for Aquaculture, CABI
Publishing, UK, pp 51-63.
49. Parenti, P. (2004) “Family Scatophagidae Bleeker 1876 scats”. Calif. Acad.
Sci. Annotated Checklists of Fishes (36):5.
50. Teng, S.-K., and Lim, P.E. (1978), "Preliminary observation on the dietary
protein requirement of estuary grouper, Epinephelus salmoides Maxwell,
cultured in floating netcages", Aquaculture, 15, pp 257-271.
51. Thoman, E.S., Davis, D.A., and, C.R. (1999), "Evaluation of growout diets
with varying protein and energy levels for red drum (Sciaenops acellatus)",
Aquaculture 176, pp 343-353.
52. Suzuki, A., M. Takeda, H. Tanaka and M.S. Yoo (1988) “Chromosomes of
Scatophagus argus and Selenotoca multifasciata (Scatophagidae)”. Jap. J.
66
Ichthyol. 35(1):102-104.
53. Yi-Ta SHAO, Li-Yue HWANG and Tsung-Han LE, (2004) “Histological
observations of ovotestis in the spotted scat (Scatophagus argus)”. Fishseries
science 70, pp 716 –718.
54. Williams, K.C., Irvin, S., Barclay, M. (2004), "Polka dot grouper Cromileptes
altivelis fingerlings require high protein and moderate lipid diets for optimal
growth and nutrient retention", Aquaculture Nutrition 10, pp 125-134.
55.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện đề tài
Thí nghiệm độ mặn bố trí trong bể xi măng
Phối trộn thức ăn Kiểm tra cá định kỳ
Con giống cá nâu lúc thả Cá nâu lúc thu hoạch
Giai thí nghiệm bố trí trong ao
Phụ lục 2: Kết quả (số liệu trung bình) của thí nghiệm thức ăn
Nghiệm
thức
Lần
lặp
Ws
(g)
We
(g)
Ls
(cm)
Le
(cm)
WG
(%)
LG
(%)
DGRw
(g/ngày)
DGRL
(cm/ngày)
DGI
(%/ngày)
FCR
SR
(%)
1 1 8,0 11,7 4,5 6,3 46 40 0,062 0,030 0,450 3,23 85,0
1 2 8,0 12,1 4,5 6,3 51 40 0,068 0,030 0,493 2,92 90,0
1 3 8,0 12,1 4,5 6,3 51 40 0,068 0,030 0,493 2,64 95,0
1 4 8,3 12,1 4,5 6,3 46 40 0,063 0,030 0,452 2,87 90,0
2 1 8,0 12,1 4,5 6,4 51 42 0,068 0,032 0,493 2,87 90,0
2 2 8,0 12,1 4,4 6,4 51 45 0,068 0,033 0,493 2,57 95,0
2 3 8,0 12,1 4,4 6,3 51 43 0,068 0,032 0,493 2,56 95,0
2 4 8,3 12,1 4,5 6,3 46 40 0,063 0,030 0,452 2,89 90,0
3 1 8,0 12,5 4,4 6,6 56 50 0,075 0,037 0,535 2,43 90,0
3 2 8,0 12,5 4,5 6,6 56 47 0,075 0,035 0,535 2,23 100,0
3 3 8,0 12,9 4,4 6,7 61 52 0,082 0,038 0,575 2,44 90,0
3 4 8,0 12,9 4,5 6,7 61 49 0,082 0,037 0,575 2,46 90,0
4 1 8,0 12,5 4,5 6,5 56 44 0,075 0,033 0,535 2,63 90,0
4 2 8,0 12,5 4,5 6,5 56 44 0,075 0,033 0,535 2,50 95,0
4 3 8,0 12,5 4,4 6,5 56 48 0,075 0,035 0,535 2,68 90,0
4 4 8,3 12,5 4,4 6,5 51 48 0,070 0,035 0,494 2,66 90,0
Phụ lục 3: Kết quả (số liệu trung bình) của thí nghiệm mật độ
Nghiệm
thức
Lần
lặp
Ws
(g)
We
(g)
Ls
(cm)
Le
(cm)
WG
(%)
LG
(%)
DGRw
(g/ngày)
DGRL
(cm/ngày)
DGI
(%/ngày)
Cv
(%)
SR
(%)
1 1 5,0 21,0 2,7 8,6 320 219 0,089 0,033 0,583 1,21 100
1 2 5,0 21,0 2,7 8,5 320 215 0,089 0,032 0,583 1,66 83,3
1 3 5,8 22,0 2,7 8,6 279 219 0,090 0,033 0,559 1,28 83,3
1 4 5,8 22,0 2,7 8,6 279 219 0,090 0,033 0,559 1,21 100
2 1 5,5 21,4 2,7 8,5 289 215 0,088 0,032 0,562 1,90 90
2 2 5,5 21,4 2,6 8,5 289 227 0,088 0,033 0,562 1,37 80
2 3 5,5 21,4 2,7 8,5 289 215 0,088 0,032 0,562 1,75 100
2 4 5,5 21,4 2,7 8,5 289 215 0,088 0,032 0,562 1,67 100
3 1 5,5 20,0 2,6 8,2 264 215 0,081 0,031 0,527 2,72 92,9
3 2 5,5 20,0 2,7 8,1 264 200 0,081 0,030 0,527 2,54 85,7
3 3 5,5 20,0 2,6 8,1 264 212 0,081 0,031 0,527 2,39 78,6
3 4 5,5 20,0 2,7 8,2 264 204 0,081 0,031 0,527 2,79 100
4 1 5,5 19,5 2,7 8,1 255 200 0,078 0,030 0,515 2,02 90
4 2 5,5 19,5 2,8 8,1 255 189 0,078 0,029 0,515 2,18 90
4 3 5,5 19,5 2,8 8,1 255 189 0,078 0,029 0,515 2,28 90
4 4 5,5 19,5 2,7 8,1 255 200 0,078 0,030 0,515 2,45 85
Phụ lục 4: Kết quả (số liệu trung bình) của thí nghiệm độ mặn
Ng.
thức
Lần
lặp
Ws
(g)
We
(g)
Ls
(cm)
Le
(cm)
WG
(%)
LG
(%)
DGRw
(g/ngày)
DGRL
(cm/ngày)
DGI
(%/ngày)
Cvw
(%)
CvL
(%)
SR
(%)
1 1 5,3 6,7 2,7 4,1 26,4 51,9 0,023 0,023 0,24 4,37 6,29 55,0
1 2 5,5 7,1 2,7 4,1 29,1 51,9 0,027 0,023 0,26 4,20 5,91 50,0
1 3 5,3 7,1 2,7 4,1 34,0 51,9 0,030 0,023 0,30 4,23 5,91 55,0
2 1 5,3 7,9 2,8 4,6 49,1 64,3 0,043 0,030 0,41 2,24 4,38 60,0
2 2 5,5 7,9 2,8 4,7 43,6 67,9 0,040 0,032 0,38 2,91 4,51 60,0
2 3 5,3 8,3 2,7 4,7 56,6 74,1 0,050 0,033 0,47 2,22 4,71 65,0
3 1 5,5 7,9 2,7 4,6 43,6 70,4 0,040 0,032 0,38 2,58 4,45 65,0
3 2 5,3 7,9 2,8 4,6 49,1 64,3 0,043 0,030 0,41 2,17 4,81 60,0
3 3 5,3 7,9 2,8 4,6 49,1 64,3 0,043 0,030 0,41 3,10 5,62 60,0
4 1 5,5 7,5 2,8 4,5 36,4 60,7 0,033 0,028 0,32 2,57 4,55 65,0
4 2 5,3 7,9 2,7 4,5 49,1 66,7 0,043 0,030 0,41 2,97 4,53 60,0
4 3 5,3 7,9 2,7 4,5 49,1 66,7 0,043 0,030 0,41 3,51 4,74 60,0
5 1 5,5 7,1 2,7 4,2 29,1 55,6 0,027 0,025 0,26 5,48 5,91 60,0
5 2 5,5 7,1 2,7 4,2 29,1 55,6 0,027 0,025 0,26 4,93 6,12 60,0
5 3 5,3 7,1 2,7 4,2 34,0 55,6 0,030 0,025 0,30 4,03 6,12 55,0
6 1 5,5 7,1 2,7 4,2 29,1 55,6 0,027 0,025 0,26 5,75 6,93 60,0
6 2 5,5 7,1 2,8 4,2 29,1 50,0 0,027 0,023 0,26 4,16 6,12 60,0
6 3 5,3 7,1 2,7 4,2 34,0 55,6 0,030 0,025 0,30 4,65 6,12 55,0
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_anh_huong_cua_thuc_an_mat_do_va_do_man_len_sinh_truong_va_ty_le_song_cua_ca_nau_scatophag.pdf