Dưới ánh sáng của nghị quyết hội nghị lần thứ IV và nghị quyết hội nghị lần
thứ VI Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII luật DN mới được soạn thảo và được
Quốc hội khoá X thông qua, có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2000. Luật DN ra đời với
những qui định mới về mở rộng đối tượng được phép kinh doanh, Côngty TNHH một
thành viên, Công ty hợp danh . so với 2 luật tiền nhiệm trước đó là luật công ty, luật
DN tư nhân đã tỏ rõ ưu thế hơn hẳn trong việc cụ thể hoá đường lối chủ trương của
Đảng và điều 57 hiến pháp năm 1992 “ Công dân có quyền tự do kinh doanh theo qui
định của pháp luật “ khuyến khích mọi th ành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất kinh
doanh tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, năng động đáp ứng nhu cầu kinh
doanh trong giai đoạn mới, giai đoạn đẩy mạnh Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đồnh
thời tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước với các hoạt động kinh doanh.
50 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2350 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Luật DN và thực tiễn áp dụng thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i hành luật doanh nghiệp.
Ngoài ra có một số nghành nghề: In ấn, sao chụp, băng hình...luật không quy
định yêu cầu cấp giấy phép trước khi đăng ký KD nhưng có một số văn bản khác vẫn
yeeu cầu phải có. Các nghành nghề mới như: Tư vấn tình yêu, thám tử ... Có nhiều ý
kiến khác nhau giữa các cơ quan quản lý nhà nước dẫn đến chưa đăng ký KD được.
Điều này làm cho các cơ quan đăng ký kinh doanh thực sự lúng túng và bế tắc.
Riêng 6 ngành nghề được qui định tại điều 6 nghị đinh 03/2000/ND-CP phải
có chứng chỉ hành nghề thì có tới 4 ngành nghề chưa có qui định về cấp chứng chỉ
hành nghề. Chỉ có ngành kinh doanh y dược tư nhân và kinh doanh thuốc thú y là đã
được cấp chứng chỉ hành nghề. Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ chính
hệ thống pháp luật hiện hành bởi như chúng ta đã biết qui định về cấp chứng chỉ hành
nghề là luật hình thức tức thủ tục, qui định về thủ tục phải dựa trên cơ sở luật nội
dung. Trong khi đó 4 ngành nghề còn lại : dịch vụ pháp lý, dịch vụ thiết kế công
trình, dịch vụ kiểm toán, dịch vụ môi giới chứng khoán chưa có qui chế hành nghề,
tức là chưa có qui định về: phạm vi, các hình thức tổ chức và hoạt động nghề nghiệp,
chế độ thu phí, xử lý thế chấp ... thì thử hỏi các cơ quan nhà nước sẽ căn cứ vào đâu
để qui định trình tự, thủ tục để cấp chứng chỉ hành nghề.
Điều đáng nói ở đây là qui chế hành nghề dịch vụ pháp lý lẽ ra phải được ban
hành từ lâu theo đúng ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VIII, tại
30
công văn số 485-CV-VPTW ngày 31/5/1995 nhưng cho đến nay qui chế này vẫn chưa
ra đời. Ngay quan điểm chính thống về dịch vụ pháp lý cũng chưa nhất quán, rõ ràng
tại nghị định 03/2000/ ND-CP ghi rõ: Nghề dịch vụ pháp lý, song tại nghị định
51/1999/ND-CP ngày 8/7/1999 trong danh mục A, phụ lục kèm theo nghị định về
ngành nghề thuộc lĩnh vực được hưởng ưu tiên đầu tư lại ghi : tư vấn về pháp lý. Bên
cạnh đó các qui định vể tổ chức và hành nghề luật sư lại đồng nhất nghề luật sư với
nghề tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý sự thiếu nhất quán này càng sớm được tháo
gỡ bởi luật sư, tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý là 3 loại nghề riêng biệt. Cũng ở
phần này việc bãi bỏ 3 loại giấy phép qui định ở pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân
bao gồm :
Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điểu kiện thành lập cơ sở hành nghề dược tư
nhân.
Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn, điều kiện thành lập cơ sở hành nghề y học cổ
truyền tư nhân.
Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn điều kiện thành lập cơ sở hành nghề y tư nhân
Thông qua quyết định 19/2000 QĐ TTg đang có nhiều ý kiến khác nhau. Có
ý kiến cho rằng ,việc chính phủ bác bỏ giấy rphép được ban hành trong pháp lệnh là
không phù hợp với quy đinh của luật ban hành văn bản pha ps luật,nói như vậy
không phải là không có căn cứ .Bởi theo luật Ban hành văn bản pháp luật được quốc
hội thông qua ngày 12/11/1996 thì một văn bản pháp luật chỉ được bãi bỏ bằng 1văn
bản do chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bằng 1 văn bản cơ quan
nhà nước có thẩm quyền. Như vậy chỉ có quốc hội hoặc UB TVQH mới có quyền bãi
bỏ các văn bản do UB TVQH ban hành. Cho nên nếu nói rằng Chính phủ ra quyết
định 19/2000/ QĐ TTg bãi bỏ 3 loại giấy phép được qui định ở pháp lệnh trên là
không đúng, mà phải hiểu rằng 3 loại giấp phép trên đều được ban hành trong pháp
lệnh, song nó được cấp trước khi đăng ký kinh doanh và hợp thành hồ sơ đăng ký
kinh doanh, do đó trái với qui định về luật DN và theo khoản 3 điều 122 thì nó đã bị
luật DN bãi bỏ chứ không phải như nhiều người nghĩ rằng Thủ tướng đã ra quyết định
bãi bỏ, còn quyết định 19/2000/QĐ TTg chỉ mang tính chất thông báo và chuyển các
giấy phép này thành điều kiện kinh doanh như qui định trong luật DN.
31
Để giải quyết vấn đề này, tại nghị định 30/2000/ND-CP Chính phủ đã gia hạn
cho các Bộ, ngành đến trước ngày 1/10/2000m phải tập hợp và công bố danh mục các
ngành nghề kinh doanh có điều kiện, công bố các điều kiện kinh doanh tương ứng.
Thời gian không còn dài song cũng đủ để các Bộ, ngành chức năng nếu quyết tâm
hoàn thành nhiệm vụ của mình. Vấn đề tưởng như đơn giản song vướng mắc lại phát
sinh ở chính các Bộ ngành liên quan, bởi một thực tế là các điều kiện kinh doanh
được ban hành dưới góc đọ cái nhìn trực quan của các Bộ, ngành hơn nữa việc bãi bỏ
các giấy phép để chuyển thành các điều kiện kinh doanh cũng có nghĩa là từ bỏ các
quyền lợi mà Bộ ngành đó được hưởng từ cơ chế ban phát cho các doanh nghiệp. Do
đó thời gian qua đã xuất hiện hiện tượng biến tướng của các loại giấy phép cón nhằm
duy trì quyền lợi được thụ hưởng từ cơ chế xin - cho của không ít cơ quan quản lý
chuyên ngành.
Theo ý kiến của ông Nguyễn Đình Cung, thư ký tổ công tác thi hành luật DN
“ Chậm một thời gian nào đó không quan trọng bằng vấn đề nội dung của các điều
kiện kinh doanh như thế này. Điều này rất quan trọng vì nếu điều kiện đặt ra là vô lý
thì chẳng khác gì những giấy phép trái qui định luật DN mà chúng ta đang rà soát để
kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ lại tía qui định trở lại tiếp tục hành doanh
nghiệp “.
Cũng theo ông Cung : để các điều kiện kinh doanh có tính khoa học và khả thi
thì cần đặt ra vấn đề, các dự thảo nghị định về điều kiện kinh doanh mà Bộ, ngành
trình lên cần có nhiều cơ quan tham gia và nên thảo luận rộng rãi mới tránh được
nguy cơ đưa ra các điều kiện không hợp lý. Điều này xuất phát từ thực tế trong công
tác kiểm tra và thi hành luật DN trong thời gian qua. Chỉ có thảo luận rộng rãi mới
khắc phục được tư duy chủ quan của các Bộ , ngành, đồng thời đề cao tính dân chủ
trong quá trình soạn thảo văn bản pháp luật. Ông Cung cũng kiến nghị rằng “ Chính
phủ cần giao nhiệm vụ cho một cơ quan nào đó đứng ra thẩm định lần cuối cùng các
văn bản nghị định, quyết định của các Bộ ngành trình lên chính phủ trước khi ban
hành “. Thiết nghĩ đây cũng là một ý tưởng hay nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm
của cơ quan nhà nước, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất các điều kiện kinh doanh
bất hợp lý. Song cơ cấu tổ chức, hoạt động của nó như thế nào ? Liệu rằng với sự ra
đời của một cơ quan nhà nước có làm cho tình hình khả quan hơn không hay lại là cơ
32
sở, điều kiện làm phát sinh các hiện tượng tiêu cực mới đi ngược với thời hạn mà
nghị định 30 đưa ra.
Cùng với nghị định 30/2000 ND - CP tịa mục 1 khoản VII nghị quyết chính
phủ về một số giải pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong 6 tháng
cuối năm 2000 ghi rõ “ ... các Bộ Tư pháp, Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
Xây dựng, Tài chính và Uỷ ban chứng khoán nhà nước sớm ban hành qui chế về cấp
chứng chỉ hành nghề để thực hiện luật DN “.
Song như chúng ta đã đề cập trước đây, 4 trong 6 ngành nghề kinh doanh đòi
hỏi phải có chứng chỉ hành nghề như qui định tại nghị định 03/2000/ND - CP chưa có
qui chế điều chỉnh. Vậy làm thế nào để các Bộ ngành này có thể ban hành qui chế cấp
chứng chỉ hành nghề khi chưa có qui chế về hành nghề.
4/Về văn bản cụ thể hoá.
Tiêu chí quan trọng nhất đánh giá hiệu quả của một văn bản pháp luật mới ra
đời không gì khác hơn là tác dụng của văn bản ấy với thực tiễn cuộc sống. Luật DN
cũng không nằm ngoài qui luật đó, tuy nhiên tự bản thân luật DN thì rất khó có thể áp
dụng vào điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội, bởi luật là văn bản qui định những
vẫn đề mức chung nhất trong khi đó các mối quan hệ kinh tế vô cùng đa dạng và phức
tạp đòi hỏi Chính phủ, Bộ, Ban ngành ... phải ban hành nghị định, thông tư ... hướng
dẫn thực thi luật DN nhằm tạo điều kiện cho luật DN nhanh chóng được thi hành và
phát huy quyền lực. Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị số 20/1999/ CP TTg ngày
20/7/1999 trong đó yêu cầu phải sớm cụ thể hoá bằng nghị định 5 vấn đề quan trọng
của luật DN nhưng cho đến nay mới chỉ có 2 trong 5 vấn đề đó được ban hành : Nghị
định về hướng dẫn thi hành một số điều của luật DN và nghị định về đăng ký kinh
doanh, còn các vấn đề quan trọng khác cần phải được cụ thể hoá thì lại chưa được các
cơ quan hữu năng ban hành văn bản : như việc ban hành nghị định về trình tự thủ tục
chuyển đổi DN nhà nước, DN tập thể, Công ty TNHH 1 thành viên, đặc biệt là qui
chế về cấp chứng chỉ hành nghề đối với các ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải có
chứng chỉ hành nghề trước khi kinh doanh. Đây là vấn đề gai góc nhất mà các cơ
quan đăng ký kinh doanh phải đối mặt thời gian qua, gây ra tình trạng bế tắc trong
việc thực thi luật DN vào thực tiễn đời sống. Song trong các nghị định, quyết định,
thông tư ... được ban hành thời gian qua đã xuất hiện những mâu thuẫn gây khó dễ
33
cho người áp dụng pháp luật. Ví dụ điển hình và dễ nhận thấy nhất lại nằm ở chính
những văn bản quan trọng nhất : Nghị định 02 về đăng ký kinh doanh và nghị định 03
về hướng dẫn thi hành một số điều của luật DN .
Theo điều 7 nghị định 02/2000 ND-Chính phủ qui định về hồ sơ đăng ký kinh
doanh với các loại hình DN và ngành nghề phải có vốn pháp định, ngành nghề phải
có chứng chỉ hành nghề, song đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì không
được đề cập đến. Đoạn 2 khoản 1 điều 8 qui định : “Phòng đăng ký kinh doanh cấp
tỉnh không được yêu cầu người thành lập DN phải nộp thêm bất cứ giấy tờ nào khác
ngoài hồ sơ qui định tại điều 7 nghị định này đối với từng loại hình DN “. Khoản 6
điều 8 nghị định này còn qui định “ Kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, DN có quyền hoạt động kinh doanh mà không cần phải xin phép bất cứ cơ
quan nhà nước nào trừ trường hợp DN kinh doanh phải có điều kiện “. Như vậy nếu
DN kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì ngoài giấy phép đăng ký kinh doanh DN
còn phải thực hiện các điều kiện kinh doanh theo qui định, phải xin cấp chứng chỉ đủ
điều kiện kinh doanh ( đối với hàng hoá dịch vụ phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh ) hoặc thực hiện các điều kiện kinh doanh cần thiết khác ( đối với hàng
hoá dịch vụ không phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ) theo điều 7
nghị định 02/2000 ND - CCP thì các thì các tài liệu chứng nhận đủ điều kiện điều
kiện không phải là 1 trong những thủ tục để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh mà chỉ là điều kiện đê DN được quyền hoạt động kinh doanh hay không.
Trong khi đó tại điều 4 nghị định 03/2000/ ND - CP ngày 3/2/2000 của Chính
phủ hướng dẫn thi hành 1 số điều của luật DN qui định : “ Ngành nghề kinh doanh có
điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành nghề đó được áp dụng theo qui định của
luật, pháp lệnh hoặc nghị định có liên quan “. Như vậy nếu căn cứ vào qui định này
thì “ cơ quan cấp đăng ký kinh doanh chỉ xét cấp đăng ký kinh doanh hoặc bổ sung
đăng ký kinh doanh sau khi có đủ điều kiện đăng ký và được cơ quan quản lý ngành
kinh tế kỹ thuật cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh “ ( khoản 2 điều 11
nghị định 02/ CP ngày 5/1/1995 về hàng hoá dịch vụ cấm kinh doanh thương mại và
hàng hoá dịch vụ kinh doanh thương mại có điều kiện trong nước ).
Theo qui định này thì điều kiện kinh doanh là một trong những thủ tục để xét
DN có được cấp đăng ký kinh doanh hay không với những ngành nghề kinh doanh có
34
điều kiện hay nói cách khác điều kiện kinh doanh đã hợp thành một hồ sơ đăng ký
kinh doanh.
Từ những qui định trên dễ nhận thấy rằng, cùng mộ vấn đề lại được qui định
khác nhau trong các văn bản khác nhau gây ra những vướng mắc, không thống nhất
trong việc áp dụng pháp luật của các cơ quan đăng ký ở các địa phương khác nhau.
Có nơi thì áp dụng nghị định 02/2000 ND - CP là văn bản qui định cụ thể chi
tiết về việc đăng ký kinh doanh để cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì không
phù hợp với điều 4 nghị định 03 và không thống nhất với cơ quan có thẩm quyền xem
xét và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Song nếu thực hiện theo điều 4 nghị định 03/2000 ND-CP thì lại không phù
hợp với điều 7, điều 8 nghị định 02 và người thành lập DN cũng không đồng tình vì
trái với tinh thần chung của luật DN. Theo qui định tại khoản 3 điều 80 luật ban hành
văn bản qui phạm pháp luật “ Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật về
cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành mà có qui định khác nhau thì áp dụng
qui địng của văn bản được ban hành sau “ như vậy trường hợp đăng ký kinh doanh
đối với DN kinh doanh ngành nghề có điều kiện được thực hiện theo điều 4 nghị định
03 là phù hợp với luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nhưng xử ly snhư vậy e
rằng gặp phải sự phản đối của không chỉ giới kinh doanh mà của cả các tầng lớp dân
cư khác, bởi chúng ta đang ra sức thực hịn nghị quyết hội nghị TW lần thứ VIII về cải
cách thủ tục hành chính theo xu hướng đơn giản hoá, một cửa một dấu tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư đứng ra thành lập DN, giảm bớt gánh nặng về giấy tờ và
những tiêu cực mà các cơ quan nhà nước có thể tạo ra chi DN đảm bào đúng tiến độ
dăng ký kinh doanh mà luật DN đã xây dựng. Hơn nữa xử lý như vậy sẽ gây ra tâm lý
nghi ngờ, thiếu tin tưởng vào khả năng làm luật của bộ máy hành chính nước ta khi
mà văn bản trước, văn bản sau được ban hành cùng 1 ngày mà đã mâu thuẫn. Do đó
đề nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thêm về việc thi hành trong thực tiễn được
thống nhất.
* Về quy chế đăng ký thành lập doanh nghiệp, trong việc áp dụng vào thực tiễn.
Hiện nay, việc cải cách thủ tục hành chính trên mọi lĩnh vực nói chung đang tiến
hành theo hướng đơn giản hoá, bớt cửa bớt dấu rút ngắn quy trình và thậm chí có ý
35
kiến cho rằng: tại sao không đơn giản bớt cả nội dung quản lý nhà nước? Những việc
này đều cần nhưng phải tính đến hệ quả của cách làm cải cách: đơn giản hoá.
Theo quy định luật doanh nghiệp và nghị định 02/2000/ NĐ - CP thì cơ quan
đăng ký kinh doanh chỉ được xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, còn doanh nghiệp phải
chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ. Như vậy mọi
thông tin về doanh nghiệp chỉ được biết đến qua bản kê khai của doanh nghiệp. Nó
không được chứng thực bởi bất kỳ một cơ quan nào, trong khi đó tại K1Đ18 Nghị
định 02/2000/NĐ - CP quy định:"Phòng đăng ký kinh doanh các tỉnh không được yêu
cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm bất kỳ giấy tờ nào khác" điều đó đã tạo ra
kẽ hở cho nhiều đối tượng lợi dụng. Trong thời gian vừa qua Sở Kế hoạch - Đầu tư
thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện hàng chục trường hợp doanh nghiệp có đăng ký
mã số thuế nhưng không hoạt động kinh doanh, mà chỉ chuyên bán hoá đơn tài chính
ra bên ngoài để kiếm lời. Các hoá đơn khống này sau đó lại quy trở lại cơ quan thuế
nhà nước để được khấu trừ. Ngoài ra, do quá trình thành lập doanh nghiệp quá đơn
giản, thông tin do doanh nghiệp tự khai, do đó có nhiều doanh nghiệp đã đăng ký kinh
doanh song cơ quan quản lý kinh doanh không biết các doanh nghiệp này hiện ở đâu
và đang làm gì ...
Từ thực trạng đó buộc chúng ta phải suy nghĩ làm cách nào để vừa đơn giản hoá
được thủ tục hành chính nhưng không làm mất đi tính nghiêm minh của pháp luật?
Nhìn lại quá khứ được thành lập doanh nghiệp trước đây được tiến hành qua bốn
bước với những thủ tục hành chính rườm rà. Để thành lập được một doanh nghiệp
bạn phải mất ít nhất 4 tháng và một khoản lệ phí không nhỏ, tuy nhiên mô hình đó
cũng là do chúng ta thừa hưởng kinh nghiệm từ luật của các nước đã phát triển trên
thế giới, những nước đã có tiến trình xây dựng pháp luật hàng trăm năm nay. Kinh
nghiệm "xương máu" từ các hiện tượng lừa đảo đã dạy họ cần phải có những thủ tục
hành chính gì về quá trình thành lập công ty.
Tham khảo luật một số nước Đông Nam á cho thấy thủ tục thành lập công ty
cũng phải trải qua nhiều bước:
1/ Xin chấp nhận vào bảo lưu tên công ty (tương tự xin cấp quyết định xin phép
thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam)
36
2/ Sau khi được chấp nhận sáng lập viên phải trình hồ sơ đăng ký thành lập
doanh nghiệp bao gồm nhiều tài liệu: Điều lệ công ty, bằng chứng về số vốn đã góp
bằng tiền và hiện vật, danh sách thành viên...
3/ Tiếp nhận hồ sơ hoặc trả lại kèm theo lời hướng dẫn làm lại.
4/ Cấp giấy phép thành lập.
Nhưng sở dĩ thủ tục hành chính không trở thành gánh nặng đối với người thành
lập doanh nghiệp bởi quá trình thực thi pháp luật nghiêm minh, đồng bộ, không có
hiện tượng ban hành tràn lan các loại giấy phép như ở nước ta trước đây. Thông
thường việc thành lập doanh nghiệp ở các nước này đã có luật sư đứng ra lo, luật sư
vừa giúp các nhà đầu tư giảm nhẹ gánh nặng thủ tục hành chính vừa là người tư vấn
thành lập doanh nghiệp, vừa là người dám sát độc lập việc tuân thủ pháp luật khi
thành lập doanh nghiệp. Giúp các cơ quan đăng ký xúc tiến nhanh việc xem xét hồ sơ.
Chính vì lẽ đó mà thủ tục thành lập doanh nghiệp ở các nước này, mặc dù được quy
định rất chặt chẽ cũng chỉ mất từ 4 đến 5 tuần.
Từ kinh nghiệm đó so với luật doanh nghiệp nước ta rõ ràng là việc quy định
như luật doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thành lập doanh
nghiệp được dễ dàng, song cũng chính điều đó đã dẫn đến cơ quan đăng ký kinh
doanh lâm vào tình trạng bế tắc và thụ động. Theo quy định tại Đ7,Đ8 Nghị định
02/2000/NĐ - CP các cơ quan nhà nước khó có cơ hội, điều kiện để gây khó dễ cho
nhà đầu tư khi thành lập doanh nghiệp, nhưng quy định như vậy cũng có nghĩa là
tước đi quyền được kiểm tra, xác nhận các thông tin hợp pháp về doanh nghiệp, ngoài
thẩm quyền xem xét sự phù hợp "bề ngoài " của các giấy tờ với nội dung quy định
trong luật doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn là nguy cơ đe doạ trực tiếp đến quyền lợi
của những doanh nghiệp làm ăn chân chính khác, bởi quy định như vậy sẽ dẫn đến
việc hình thành các công ty "ma", những công ty mà chỉ có trên giấy tờ tại cơ quan
đăng ký kinh doanh và nếu như bạn là một thương nhân vận dụng, không có nhiều
thời gian để tìm hiểu kỹ về đối tác của mình bạn hoàn toàn có thể tìm đến cơ quan
đăng ký kinh doanh tại đây bạn sẽ được cung cấp những thông tin mà bạn cần, nhưng
thử hỏi ai sẽ là người đã đảm bảo chắc chắn cho bạn đó là những thông tin trung thực
37
khi mà ngay cả cơ quan quản lý kinh doanh cũng không biết doanh nghiệp đó đang ở
đâu và làm gì.
Do đó thiết nghĩ quy định như luật doanh nghiệp hiện nay là rất cần thiết, nhưng
chúng ta phải tính đến hiệu quả của nó. Mục tiêu không phải là đơn giản hoá mà là
lành mạnh hoá và hợp lý hoá các thủ tục hiện hành. Để đạt được mục tiêu này, các
Bộ, các ngành phải sớm có các văn bản hướng dẫn cụ thể hoá quyền, nghĩa vụ của
các cơ quan nhà nước đặc biệt cần phải bổ sung thêm vào quyền, nghĩa vụ của các cơ
quan đăng ký kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cần phải xúc tiến một số dịch
vụ như xin xác nhận về quyền sử dụng đất hoặc xác nhận của cơ quan địa chính về trụ
sở chính của doanh nghiệp, xác nhận về nhân thân và thành lập thông qua các cơ quan
quản lý nhà nước ở địa phương và một số vấn đề khác có liên quan. Việc xác nhận
này là nghĩa vụ của cơ quan đăng ký kinh doanh, người thành lập doanh nghiệp chỉ
phải trả một khoản lệ phí nhất định theo quy định của pháp luật. Quy định như vậy sẽ
giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nắm được tình hình hoạt động của
doanh nghiệp, còn về phía người thành lập, đối với các ngành nghề kinh doanh không
đòi hỏi phải có vốn pháp định; chứng chỉ hành nghề cũng chỉ phải qua "một cửa" đó
là cơ quan đăng ký kinh doanh, và khi nền kinh tế phát triển thì những dịch vụ này sẽ
do các luật sư đảm nhiệm. Cuối cùng để cho qúa tình thành lập doanh nghiệp được
nhanh chóng, kịp thời đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan đăng ký
kinh doanh với các cơ quan chức năng khác trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kinh
doanh, và cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc cho phép
hay không cho phép đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Nhưng khi doanh nghiệp đã được đăng ký kinh doanh thì công tác quản lý sau
đó sẽ ra sao?
Đây là vấn đề nhức nhối được đặt ra từ lâu ngay thời kỳ đầu áp dụng luật doanh
nghiệp tư nhân và luật công ty song chỉ đến khi luật doanh nghiệp ra đời nó mới
chính thức được luật hoá. Chúng ta chưa hết vui mừng đón nhận những thành quả mà
luật doanh nghiệp mang lại khi áp dụng vào thực tiễn, thì trong môi trường kinh
doanh đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu bất hợp lý, nhiều vấn đề mới cần phải
được giải quyết kịp thời nhưng luật lại chưa quy định cách thức xử lý ra sao, giả dụ
38
như tại K5Đ4 nghị định 02/2000 - NĐ - CP quy định "... sau khi kiểm tra và đã xác
định rõ mức độ vi phạm các quy định về đăng ký kinh doanh thì trực tiếp xử lý theo
thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của
pháp luật". Như vậy pháp luật có quy định phải xử lý đối với các vi phạm về quy định
đăng ký kinh doanh, song xử lý như thế nào? cách thức ra sao? thì lại không đề cập
tới. Do đó mỗi nơi có một cách thức giải quyết khác nhau, tùy theo nhận thức, quan
điểm của mỗi người ảnh hưởng tới nguyên tắc công bằng, nghiêm minh của pháp luật
và thực tế là chúng ta đang trượt trên vết xe đổ, trong khi chúng ta đang cố gắng rà
soát các văn bản được ban hành trước đây bởi các cơ quan nhà nước, các địa phương
trái với luật doanh nghiệp để bãi bỏ theo tinh thần Đ122 luật doanh nghiệp, thì chúng
ta lại mặc nhiên cho phép các cơ quan đăng ký kinh doanh được quyền ban hành các
chế định áp dụng cho các vi phạm về đăng ký kinh doanh. Hơn nữa, đây còn là lỗ
hổng, tạo cơ hội cho các cán bộ cơ quan đăng ký kinh doanh có điều kiện để "đòi hỏi"
đối với các doanh nghiệp vi phạm.
Từ những phân tích trên đưa chúng ta tới một cảm giác rằng luật doanh nghiệp
được ban hành chủ yêú với mục đích "tình thế", tức luật được ban hành nhằm khắc
phục những hạn chế, những khuyết tật mà hai luật tiền nhiệm của nó đã mắc phải.
Còn thực tiễn và xu hướng phát triển của các mối quan hệ ra sao thì luật đã không tiên
liệu trước. Đó là nguyên nhân tạo ra những lỗ hổng trong việc thực thi luật doanh
nghiệp, bởi chúng ta chỉ nhìn thấy những khuyết tật, bất hợp lý khi soi rọi vào luật
công ty, luật doanh nghiệp tư nhân còn những tình huống khác có thể xảy ra với
những quy định của luật hiện tại thì chúng ta lại không nghiên cứu tới. Trong khi
pháp luật nước ta cho phép mọi người dân nói chung và các nhà đầu tư nói riêng được
làm những điều mà pháp luật không cấm, do đó luật càng chặt chẽ thì hành vi luồn
lách càng tinh vi chẳng khác nào "vỏ quít dày có móng tay nhọn" điều đó giải thích
tại sao mỗi khi có một đạo luật mới ra đời thì sau đó ít lâu nó lại phải bổ sung, sửa đổi
nhằm khắc phục những mâu thuẫn mới phát sinh khi áp dụng vào thực tiễn, đánh mất
đi tính ổn định của pháp luật gây ra tâm lý bất an cho nhà đầu tư.
Trên đây là những vướng mắc cơ bản đang tồn tại, phát sinhvà cản trở việc thi
hành luật DN vào thực tiễn cuộc sống. Ngoài ra việc qui định về sáp nhập và hợp nhất
DN theo qui định của luật DN được tiến hành một cách dễ dàng thông qua hợp đồng
39
sáp nhạap, hợp đồng hợp nhất, sau đó là đăng ký kinh doanh, luật DN không hề có
một diều khoản nào qui định về việc hạn chế quyền sáp nhập, hợp nhất trong khi đó ở
nước ta hiện nay chưa có đạo luật cạnh tranh và độc quyền. Vậy chúng ta phải làm thế
nào để bào vệ cạnh tranh, chống độc quyển. Đây là vấn đề hết sức quan trọng mà thực
tiễn ở các nước phát triển đều tồn tại một đạo luật về cạnh tranh, bởi như chúng ta đều
biết chỉ có môi trường cạnh tranh thì sản xuất mới phát triển thông qua việc ứng dụng
không ngừng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của ngươì tiêu dùng. Tuy nhiên cạnh tranh vô chính phủ tất
yếu dẫn đến hiện tượng độc quyền làm thui chột tính sáng tạo, năng động trong sản
xuất kinh doanh tạo sức ì cho ngành kinh tế và bóc lột tiền của người tiêu dùng.
Do vậy thiết nghĩ Nhà nước nên sớm ban hành đạo luật về cạnh tranh chống
độc quyền nếu chưa có điều kiện thì Chính phủ, với chức năng là cơ quan quản lý cao
nhất nên sớm có văn bản qui định về vấn đề này. Đảm bảo môt trường kinh doanh
lành mạnh bảo vệ quyền lợi nhà đầu từ mới.
Một vấn đề nữa đang cản trở không nhỏ đến tiến độ thi hành luật DN, đó là
Lâm Đồng : Công an tỉnh yêu cầu Sở kế hoạch đầu tư chỉ cấp đăng ký kinh
doanh sau khi đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự để hành nghề.
Thậm chí cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh Yên Bái không cấp giấy phép cho
người ngoại tỉnh đăng ký kinh doanh ngành công nghiệp khai thác.
.........
Không hiểu vì nguyên nhân gì mà các cá nhân, cơ quan này cố tình đi ngược
lại qui định của luật DN, phải chăng lối tư duy cũ đã ăn sâu bám rễ trong đầu óc một
số người.
* Điểm cuối cùng mà chúng ta cần đề cập tới, chính là hệ quả tất yếu của cả quá
trình nghiên cứu đề tài: Luật doanh nghiệp vào thực tiễn áp dụng, đó không gì khác
hơn là giải pháp để tạo ra môi trường pháp lý phù hợp, đảm bảo luật doanh nghiệp
được áp dụng đạt hiệu quả cao nhất.
Luật doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2000 sau gần 10 tháng
thực hiện luật doanh nghiệp đã từng bước phát huy được vai trò, vị trí của nó trong
nền kinh tế thị trường hiện nay. Tạo ra động lực thúc đẩy mạnh mẽ các nhà đầu tư
tham gia đăng ký thành lập doanh nghiệp. Song bên cạnh đó, việc thi hành luật doanh
40
nghiệp vào thực tiễn còn diễn ra chậm chạp, chưa đáp ứng được yêu cầu, mục đích
mà luật doanh nghiệp đã đề ra cũng như chưa thoả mãn nguyện vọng của nhân dân
nói chung và giới doanh nhân nói riêng.
Để khắc phục vấn đề này, điều quan trọng hiện nay là các cơ quan chức năng
phải sớm rà soát hệ thống văn bản pháp luật tìm ra các văn bản pháp luật không phù
hợp để từ đó tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ. Đây thực sự là công việc vô
cùng khó khăn, nguyên nhân thì nhiều nhưng chủ yếu tập trung vào một số nguyên
nhân sau:
Quá trình xây dựng pháp luật nước ta được thực hiện trong một thời gian ngắn
trong khi các quan hệ kinh tế - xã hội đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển
nên chưa ổn định, các văn bản pháp luật thì do nhiều cơ quan ban hành trong các thời
điểm khác nhau dẫn đến có những quy phạm phù hợp với thời điểm này nhưng đến
thời điểm khác lại không còn phù hợp nữa. Bởi vậy thực tiễn hiện nay có quá nhiều
văn bản cần phải sửa đổi để không những phù hợp với luật doanh nghiệp mà còn phù
hợp với yêu cầu của quá trình phát triển nền kinh tế. Nhằm tạo ra một hệ thống pháp
luật thống nhất và đồng bộ hơn nữa tại Đ2 luật doanh nghiệp quy định nếu luật doanh
nghiệp và luật chuyên ngành cùng quy định một vấn đề thì áp dụng theo luật chuyên
ngành. Song các luật chuyên ngành thì được xây dựng đã lâu, do đó không có gì đảm
bảo chắc chắn rằng các quy định đó cho đến nay vẫn còn phù hợp. Nhưng vấn đề chỉ
trở nên thực sự khó khăn khi chúng ta phải đối mặt với một loạt những văn bản dưới
luật được ban hành trong thời gian vừa qua, kết quả của một thời gian dài cho phép
mọi cơ quan nhà nước từ TW đến địa phương đều có quyền ban hành văn bản pháp
luật. Đối với các văn bản được ban hành bởi các cơ quan TW như UBTVQH, Chính
phủ, Thủ tướng chính phủ thì còn đỡ bởi nó được xây dựng trên cơ sở thực tiễn, thông
qua trình tự, thủ tục ban hành chặt chẽ và ít chịu ảnh hưởng bởi lợi ích của bất kỳ
ngành, lĩnh vực nào. Nói như vậy không có nghĩa là những văn bản này là hoàn toàn
phù hợp, đơn cử như pháp lệnh cán bộ công chức được ban hành ngày .......................,
hay như pháp lệnh hành nghề Y dược tư nhân... đã bộc lộ những mâu thuẫn bất cập
khi luật doanh nghiệp ra đời.
41
Còn đối với các văn bản của Bộ, ngành, cơ quan địa phương ban hành thì hầu
hết không phù hợp với tinh thần của luật doanh nghiệp, nó thường biểu hiện dưới
hình thức giấy phép kinh doanh và một số biến dạng khác như: Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động. Qua rà soát tổ công
tác thi hành luật doanh nghiệp đã tập hợp hơn 300 giấy phép đang tồn tại đó là điều
khó có thể chấp nhận được. Chính vì vậy để khắc phục nhược điểm này nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nguyên tắc tự do kinh doanh ở nước ta ngày
03/02/2000 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 19/2000/ QĐ - TTg huỷ bỏ 84
loại giấy phép không cần thiết. Tuy nhiên thực tế cho thấy quyết định không được
thực hiện một cách nhanh chóng như mong muốn bơỉ có quá nhiều vật cản được đặt
ra và để bảo vệ lợi ích của ngành, cơ quan mình nhiều người còn cho rằng luật doanh
nghiệp chỉ điều chỉnh địa vị pháp lý của 5 loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH
một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, doanh nghiệp
tư nhân và Công ty hợp danh. Do đó 84 loại giấy phép này chỉ bãi bỏ cho 5 loại hình
doanh nghiệp đó thôi, còn đối với các loại hình doanh nghiệp khác không thuộc phạm
vi điều chỉnh của luật doanh nghiệp thì trong qúa trình hoạt động doanh nghiệp vẫn
phải xin các loại giấy phép đó. Rõ ràng quan điểm trên đã thể hiện tư tưởng vị kỷ, hẹp
hòi đặt lợi ích của đơn vị mình lên trên quyền lợi quốc gia, ngang nhiên đi ngược lại
chủ trương chính sách của Đảng về cải cách thủ tục hành chính, xâm phạm nghiêm
trọng nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật giữa các loại hình doanh nghiệp đã được
ghi nhận trong Hiến pháp 1992. Về vấn đề này nhà nước nên giải thích rõ trong
chính bản thân quyết định bãi bỏ về phạm vi áp dụng của văn bản này không chỉ dừng
lại đối với các loại hình doanh nghiệp được quy định trong luật doanh nghiệp mà nó
còn có tác dụng với các loại hình doanh nghiệp khác. Đây âu cũng là một bài học cho
công tác giải thích pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở nước ta.
Đồng thời kiến nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan chức năng tiếp tục rà soát và bãi bỏ
các loại giấy phép con sao cho hệ thống pháp luậtđược hoàn thiện giảm bớt gánh
nặng "giấy tờ" trên vai các nhà đầu tư. Tạo môi trường pháp lý lành mạnh, phát huy
nội lực phát triển nền kinh tế. Nếu chỉ dừng vấn đề nghiên cứu ở đây có nghĩa chúng
ta mới đi được một nửa chặng đường đầu, trong chặng đường này nhiệm vụ chính đặt
ra cho chúng ta là phải sửa chữa, tu bổ những đoạn đường mà do thời gian và môi
42
trường đã làm nó trở nên gồ ghề, khó đi. Đến giai đoạn sau công việc còn khó khăn
hơn nhiều bởi mục đích chúng ta là đưa luật doanh nghiệp đến cái đích của nó (thực
tiễn cuộc sống), điều đó có nghĩa là chúng ta phải thi công con đường trên cơ sở bản
thiết kế sẵn có, chất lượng con đường đó ra sao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tiến trình
thực thi luật doanh nghiệp.
Thực tế cho đến nay sau gần 10 tháng thực hiện luật doanh nghiệp đã thực sự
phát huy tác dụng ở nhiều khía cạnh nhưng xét một cách tổng thể thì quá trình thực
thi luật doanh nghiệp chưa đạt được yêu cầu như mong muốn. Nguyên nhân chính là
do qúa trình ban hành các văn bản hướng dẫn quá chậm trễ làm cho nhiều quy định
của luật doanh nghiệp không làm sao áp dụng được vào thực tiễn, có những vấn đề
quan trọng dự kiến ban hành nghị định hướng dẫn như: Quy chế chuyển đổi doanh
nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tập thể sang Công ty TNHH một thành viên; quy chế
cấp chứng chỉ hành nghề song cho đến nay vẫn bặt vô âm tín. Đây gần như đã trở
thành thường lệ đối với công tác lập pháp ở nước ta, văn bản cấp trên được ban hành
đã lâu song văn bản hướng dẫn có khi tới 1 năm sau mới được ban hành, trong một
năm đó không biết những vi phạm pháp luật sẽ đi vào thực tiễn bằng con đường nào.
Đối với trường hợp luật doanh nghiệp thì vấn đề này càng trở lên rõ ràng hơn tại
K2Đ6 Nghị định 03/2000/NĐ - CP đã quy định về ngành nghề kinh doanh phải có
chứng chỉ hành nghề nhưng cho tới nay có tới 4 trong sáu ngành nghề vẫn chưa có
quy chế hành nghề, như vậy đến bao giờ nhà đầu tư mới thực sự trở thành nhà doanh
nghiệp. Các vấn đề khác như phạm vi, thẩm quyền của cơ quan đăng ký kinh doanh
trong việc xử lý các vi phạm về trình tự, thủ tục kinh doanh định kỳ báo cáo các thông
tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính thực chất là bao lâu: 3 tháng, 6 tháng hay 1
năm... luật doanh nghiệp và nghị định 03 lại chưa quy định rõ gây ra sự bế tắc trong
phương hướng giải quyết của các cơ quan chức năng.
Đặc biệt đối với công ty hợp danh quy định quá sơ sài, chưa đủ cơ sở pháp lý
cho sự ra đời và hoạt động của nó. Điều đó giải thích tại sao trong 2467 doanh nghiệp
mới được đăng ký kinh doanh (tính đến ngày 31/3/2000) không hề có một công ty
hợp danh nào được đăng ký kinh doanh, mặc dù công ty hợp danh là loại hình doanh
43
nghiệp được ưa thích ở nhiều nước trên thế giới. Trước một thực trạng như vậy thì sự
thờ ơ của các nhà đầu tư đối với loại hình doanh nghiệp này là điều dễ hiểu.
Sự chậm trễ trong việc ban hành văn bản cụ thể hoá luật doanh nghiệp đã dẫn
đến thực trạng là nhiều ngành mới như: Tư vấn đòi nợ, thám tử tư, tư vấn tình yêu...
đã có nhu cầu song đến cơ quan đăng ký kinh doanh thì bị từ chối với một lý do hết
sức đơn giản, đây là những ngành nghề mới, nhạy cảm Chính phủ chưa có văn bản
hướng dẫn cụ thể, bởi vậy nếu cho đăng ký kinh doanh thì sẽ gây khó khăn cho việc
quản lý. Đây là một sự vi phạm nghiêm trọng quyền tự do kinh doanh của công dân
đối với những ngành nghề mà pháp luật không cấm điều đó đã được hiến pháp công
nhận tại điều 57, và việc quy định tại Đ3 nghị định 03/2000/NĐ - CP về các ngành
nghề bị cấm kinh doanh cũng nhằm mở rộng đối tượng ngành nghề kinh doanh cho
các nhà đầu tư. Còn nếu đổ lỗi cho sự yếu kém trong quản lý của nhà nước thì đó lại
là chuyện khác, Nhànước không thể vì sự yếu kém của mình mà hạn chế quyền lợi
hợp pháp của công dân.
Do đó theo ý kiến chung của mọi người Chính phủ với vai trò là cơ quan hành
chính nhà nước cao nhất sớm chỉ đạo các Bộ, ban ngành, tập hợp các vấn đề chưa rõ
ràng, các vấn đề đòi hỏi cần phải có văn bản hướng dẫn, tuỳ theo mức độ quan trọng
của vấn đề mà lựa chọn loại hình văn bản cho phù hợp. Nếu cần thiết có thể thành lập
cơ quan riêng tiến hành soạn thảo văn bản pháp luật, đối với các văn bản đang trong
quá trình soạn thảo cần quy định thời hạn tối đa, hợp lý có chế độ thưởng phạt rõ ràng
đối với những cơ quan này. Sở dĩ phải đặt vấn đề tổ chức riêng cơ quan soạn thảo
văn bản, bởi công tác làm luật trước đây mặc dù được quy định rất chặt chẽ về trình
tự, thủ tục trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật Quốc hội thông qua ngày
12/11/1996. Song sản phẩm làm ra thường mang đậm dấu ấn của cơ quan đã ban hành
ra nó bởi thực tế khi một Bộ, ngành nào đó có sáng kiến pháp luật, sau khi được
Chính phủ phê duyệt thì cơ quan đó thường sẽ trực tiếp tiến hành soạn thảo văn bản
pháp luật. Do đó một vài lợi ích của ngành lĩnh vực được đưa vào dưới nhiều hình
thức khác nhau cũng là điều dễ hiểu. Các cơ quan thẩm định rất khó phát hiện và chỉ
khi đi vào thực tế cuộc sống thì lợi ích cục bộ đó mới bộc lộ. Đó là với Nghị quyết,
Nghị định của Chính phủ còn đối với các văn bản của Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang
44
Bộ, Thủ trưởng cơ quan của Chính phủ thì việc soạn thaỏ và ban hành văn bản pháp
luật hoàn toàn do các Bộ, ban ngành đó quyết định do đó không có gì đảm bảo rằng
trong các văn bản đó không đề cập đến lợi ích riêng của ngành lĩnh vực mình.
Để giải quyết vấn đề này trong giai đoạn hiện tại, khi Nhà nước chưa có điều
kiện ban hành văn bản hướng dẫn thì theo quan điểm một số Luật gia, Chính phủ nên
cho phép các nhà đầu tư tự đưa ra các điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề
kinh doanh có điều kiện, sau đó nhà nước sẽ xem xét nếu thấy hợp lý thì công nhận,
còn không thì thôi. Xét thấy giải pháp này mang tính thực tiễn cao và hoàn toàn mới
mẻ đối với nền pháp luật nước ta. Song chúng ta cũng không nên quá lạm dụng sáng
kiến này bởi một thực tế là nếu các nhà đầu tư được phép đặt ra các điều kiện kinh
doanh thì sẽ dẫn đến tình trạng các điều kiện kinh doanh đặt ra không thống nhất giữa
các nhà đầu tư trong cùng một ngành nghề, gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước
trong việc quản lý danh mục điều kiện kinh doanh. Hơn nữa, điều này sẽ gây ra
những khó khăn nhất định cho các nhà đầu tư trong quá trình xây dựng các điều kiện
kinh doanh bởi trong số họ không phải ai cũng am hiểu về pháp luật, mặt khác qui
định như vậy chẳng khác nào chúng ta tự cho phép các cơ quan đăng ký kinh doanh
có thẩm quyền ban hành pháp luật điều này hoàn toàn trái với tinh thần chung của
pháp luật và cũng không phù hợp với yêu cầu của luật doanh nghiệp. Đó là chưa kể
đến khi được đặt thẩm quyền trong tay liệu các cơ quan này có lợi dụng quyền đó để
gây phiền nhiễu cho các nhà đầu tư hay không. Và chúng ta lại tiếp tục rơi vào vòng
luẩn quẩn của thủ tục hành chính, bất công bằng và tham nhũng. Do đó không gì có
thể thay thế được thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan
nhà nước, song khi nào và bao giờ thì văn bản cụ thể hoá luật doanh nghiệp được ban
hành một cách đầy đủ tạo điều kiện cho mọi người dân đều có quyền kinh doanh và
làm giàu chính đáng thì lại hoàn toàn phụ thuộc vào đối sách của Chính phủ về vấn đề
này.
Một vấn đề nữa mà chúng ta cần đề cập đến trong phần này đó là tác động của
thủ tục hành chính đôí với việc thi hành luật doanh nghiệp. Thực ra trong các phần
trên ít nhiều chúng ta đã đề cập đến song vì tầm quan trọng của nó mà người viết cố ý
tách riêng ra thành một mục để tiện cho việc nghiên cứu.
45
Cải cách thủ tục hành chính là một khâu quan trọng trong việc xác lập quyền tự
do kinh doanh theo hiến định, phù hợp với mong muốn của nhân dân nói chung và
các nhà đầu tư nói riêng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà cả nước đang nỗ
lực thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII về cải cách nền hành chính Quốc gia. Luật
doanh nghiệp ra đời đánh dấu bước tiến quan trọng trong tiến trình cải cách thủ tục
hành chính trong lĩnh vực kinh doanh. Tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện
quyền tự do của mình. Thực ra quyền này đã được luật doanh nghiệp tư nhân, luật
công ty ghi nhận từ mười năm trước. Song điều bất hợp lý của các đạo luật trên là ở
chỗ, một mặt thì quy định công dân Việt nam có quyền tự do kinh doanh nhưng mặt
khác lại quy định muốn tiến hành các hành vi kinh doanh trước hết phải xin phép
thành lập doanh nghiệp tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc xin phép cũng
có nghĩa là có thể được hoặc có thể không do đó không thể nói đây là tự do kinh
doanh được. Luật doanh nghiệp đã xóa bỏ cơ chế xin phép thành lập và kể từ ngày
01/01/2000 khi luật doanh nghiệp có hiệu lực, mọi công dân muốn thành lập doanh
nghiệp chỉ phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Rõ ràng luật doanh nghiệp đã loại bỏ một thủ tục hành chính, mà được coi là
rất "nặng nề" đối với các nhà đầu tư. Song tinh thần chung thì tiến bộ nhưng khi áp
dụng vào thực tiễn thì nó lại không được tôn trọng và tuân thủ một cách triệt để. Điển
hình là tại thành phố Hồ Chí Minh sau gần 8 tháng thực hiện luật doanh nghiệp, Sở
Kế hoạch và Đầu tư vẫn chỉ đạo phòng đăng ký kinh doanh không cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh cho các nhà đầu tư muốn kinh doanh dịch vụ chuyên chở
hành khách bằng taxi. Để lý giải cho việc làm sai trái của mình những người có thẩm
quyền cho rằng mặc dù luật doanh nghiệp đã có hiệu lực, nhưng các văn bản cụ thể
trước đây (được ban hành theo tinh thần Luật doanh nghiệp tư nhân, luật công ty) vẫn
có giá trị đó là:
- Công văn số 836/ĐBVN ngày 03/11/1996 của Bộ Giao thông vận tải
- Công văn số 2204/UB - QLGT ngày 23/6/1997 của UBND thành phố Hồ Chí
Minh.
- Công văn số 2002/ VPCP - KTL ngày 26/5/1998 văn phòng Chính phủ.
46
Tóm lại theo quan điểm của những người này thì nguyên nhân chính là do đã có
quá nhiều doanh nghiệp kinh doanh cung vượt quá cầu. Về hình thức đây là sự vi
phạm điều 122 luật doanh nghiệp đã được cụ thể hoá tại điều 37 Nghị định
03/2000/NĐCP. Phải chăng những người này không biết đến quy định trên hay cố
tình duy trì quyền "được cho ý kiến của mình" song có điều lạ là vấn đề này diễn ra
trong một thời gian khá dài mà các cơ quan nhà nước có trách nhiệm giám sát được
thi hành luật doanh nghiệp vẫn làm ngơ!
Trên đây mới chỉ là một ví dụ về hành vi cố tình níu kéo cơ chế "xin - cho" của
các cơ quan cán bộ Nhà nước, thực tiễn di sản để lại cho chúng ta sau gần 10 năm
thực hiện luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân là cả một khối lượng đồ sộ văn
bản pháp luật của chính phủ, Bộ, ban, ngành. Riêng số các văn bản pháp qui tạo cơ sở
pháp lý cho việc cấp giấy phép hành nghề cho các cơ quan trung ương ban hành đã
lên tới 143 văn bản (11 luật, 6 pháp lệnh, 3 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 26
Nghị định của Chính phủ và 97 Thông tư, quyết định của Bộ ngành) và con số các
loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 171 văn bản. Chưa kể số văn bản giấy phép
các cấp chính quyền địa phương ban hành. Con số này so với 84 loại giấy phép mà
Chính phủ đã bãi bỏ trong quyết định 19 thì quả thật những văn bản đã bãi bỏ còn khá
khiêm tốn. Trong khi đó tại Đ6NĐ03/2000/NĐ- CP chỉ quy định có 6 loại ngành
nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề như vậy không tránh khỏi việc các nhà
đầu tư kinh doanh các ngành nghề khác vẫn phải xin giấy phép chứng chỉ hành nghề.
Từ nhận định đó chính phủ nên tiếp tục rà soát và bãi bỏ các văn bản pháp luật không
phù hợp với luật doanh nghiệp và các nghị định đã được ban hành. Nhằm tạo môi
trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho các nhà đầu tư và trên hết là giúp cho các
nhà đầu tư không phải đối mặt với tệ giấy tờ, quan liêu và hành chính. Về vấn đề này
giải pháp có tính hiệu quả cao nhất đó chính là việc áp dụng rộng rãi vô hình "một
cửa, một dấu" đã được thử nghiệm ở một số địa phương trong thời gian qua. Mô hình
này xuất hiện cùng với công cuộc cải cách thủ tục hành chính ở nước ta, nó rất phù
hợp với những công việc mà do nhiều cơ quan nhà nước cùng tiến hành. Bởi khi
muốn giải quyết những công việc này thông thường công dân sẽ phải quan hệ với
nhiều cơ quan nhà nước khác nhau, nghĩa là phải đi qua một quy trình phức tạp có khi
đòi hỏi hàng chục chữ ký con dấu. Đây là cơ sở cho một bộ phận cán bộ, công chức
47
lạm dụng chức quyền, nhũng nhiễu, vô trách nhiệm đối với nhân dân... Về phía công
dân việc đi làm thủ tục trở thành nỗi kinh hoàng, hao tổn công sức, tiền của, thời gian.
Theo cơ chế này công dân đi giải quyết công việc của mình chỉ nộp hồ sơ và nhận
kết quả giải quyết ở một đầu mối, một nơi nhất định. Cơ quan này sẽ thay mặt công
dân quan hệ với các cơ quan khác để cùng nhau tiến hành giải quyết các công việc
của công dân. Mô hình này không những khắc phục được những khuyết điểm trên mà
nó còn tạo cơ sở cho việc tổ chức chặt chẽ, hợp tác giữa các cơ quan nhà nước.
Từ những nghiên cứu trên, chúng ta phải thừa nhận rằng việc áp dụng mô hình
này vào quá trình thực thi luật doanh nghiệp là hoàn toàn phù hợp, đặc biệt đối với
vấn đề thành lập doanh nghiệp. Khi một chủ thể nào đó muốn thành lập doanh
nghiệp thì anh ta có thể thông qua phòng đăng ký kinh doanh để xin chứng nhận về
vốn đối với các ngành nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định; điều kiện kinh doanh đối
với các ngành nghề đòi hỏi phải có điều kiênj kinh doanh... Điều này không những
giúp các nhà đầu tư trút bỏ được gánh nặng thủ tục mà còn là điều kiện để các cơ
quan đăng ký kinh doanh nâng cao năng lực, trách nhiệm của mình.
Tuy nhiên để làm được những điều này thì phòng đăng ký kinh doanh phải được
xây dựng một cách chuyên biệt, tránh hiện tượng như hiện nay hầu hết cán bộ làm
công tác đăng ký kinh doanh đều kiêm nhiệm. Ngoài nhiệm vụ đăng ký kinh doanh
họ còn đảm đương công tác thụ lý hồ sơ đăng ký ưu đãi đầu tư, theo dõi tổ chức sắp
xếp doanh nghiệp nhà nước... họ cũng không hề có con dấu riêng để hành nghề. Hơn
thế còn bị giới hạn trong phạm vi luật doanh nghiệp (chỉ đăng ký kinh doanh đối với
doanh nghiệp tư nhân và công ty) vì thế họ trên cơ sở tổ chức thành phòng đăng ký
kinh doanh cho tất cả loại hình doanh nghiệp. Ngoài ra cần phải quy định thêm về
thẩm quyền cho các cơ quan này nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực
tiễn áp dụng luật doanh nghiệp.
Đối với các cơ quan nhà nước khác cần phải nâng cao trách nhiệm của mình
trong công tác quản lý, giám sát việc thi hành luật doanh nghiệp tránh hiện trạng như
hiện nay, đang tồn tại rất nhiều vấn đề trái với quy định của luật doanh nghiệp song
chưa được giải quyết. Ngay như việc ghi tên doanh nghiệp theo quy định tại K1Đ24
luật doanh nghiệp thì tên doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng Việt có thể viết
48
thêm bằng một thứ tiếng khác với khổ chữ nhỏ hơn và kèm theo cụm từ để chỉ loại
hình doanh nghiệp. Song thực tế chúng ta có thể bắt gặp bất cứ nơi đâu những bảng
hiệu được viết chỉ bằng một thứ tiếng nước ngoài hoặc nếu ghi bằng tiếng Việt thì
được ghi với khổ chữ nhỏ hơn; còn trong các danh thiếp, thư giao dịch của nhiều
doanh nghiệp không hề có cụm từ nào là chỉ loại hình kinh doanh. Hay như về vấn đề
thành lập doanh nghiệp luật đã qui định rõ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được
cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp phải đăng báo địa phương
hoặc báo ngày của TW trong 3 số liên tiếp, nhưng nếu nhìn vào các trang quảng cáo
của các báo ngày chúng ta nhận thấy một tỉ lệ rất nhỏ doanh nghiệp được công bố.
Đây chỉ là những vấn đề đơn giản, song sở dĩ chúng ta không quản lý được bởi chưa
có cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm giải quyết các vấn đề này và chưa có một
chế tài áp dụng đối với nó. Thiết nghĩ công việc này nên giao cho các cơ quan chức
năng ở địa phương kèm theo một chế tài hành chính cụ thể đối với từng hành vi, vi
phạm luật doanh nghiệp.
Tuy nhiên chúng ta cũng không nên đổ tất cả trách nhiệm liên quan tới các cơ
quan nhà nước mà nguyên nhân một phần xuất phát từ chính các doanh nghiệp. Trong
khi nhà nước đang tìm mọi cách tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiến hành
sản xuất, kinh doanh thì có một bộ phận đã lợi dụng những sơ hở của chính sách này
để lừa đảo, làm ăn phi pháp. Bên cạnh đó một bộ phận do kém hiểu biết về pháp luật
ít kiến thức về kinh doanh nên có tâm lý dè dặt đối với những quy định mới, tiến bộ
của luật doanh nghiệp. Tạo ra bước cản đối với quá trình thực thi luật doanh nghiệp.
Do đó để tháo bỏ rào cản này thì liệu pháp tốt nhất là tích cực tuyên truyền, quảng bá
rộng rãi pháp luật nói chung và luật doanh nghiệp nói riêng, xây dựng ý thức tuân thủ
và bảo vệ pháp luật trong nhân dân.
Tóm lại, để xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh đáp ứng được yêu
cầu và mục đích của luật doanh nghiệp thì điều quan trọng phải xây dựng một hệ
thống pháp luật đồng bộ, chặt chẽ nhưng phải đơn giản gọn nhẹ về mặt thủ tục đồng
thời nâng cao tinh thần trách nhiệm ở các cơ quan nhà nước ở TW và địa phương đẩy
mạnh công tác giải thích pháp luật và tuyên truyền pháp luật trong nhân dân.
49
KẾT LUẬN :
Dưới ánh sáng của nghị quyết hội nghị lần thứ IV và nghị quyết hội nghị lần
thứ VI Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII luật DN mới được soạn thảo và được
Quốc hội khoá X thông qua, có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2000. Luật DN ra đời với
những qui định mới về mở rộng đối tượng được phép kinh doanh, Côngty TNHH một
thành viên, Công ty hợp danh ... so với 2 luật tiền nhiệm trước đó là luật công ty, luật
DN tư nhân đã tỏ rõ ưu thế hơn hẳn trong việc cụ thể hoá đường lối chủ trương của
Đảng và điều 57 hiến pháp năm 1992 “ Công dân có quyền tự do kinh doanh theo qui
định của pháp luật “ khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất kinh
doanh tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, năng động đáp ứng nhu cầu kinh
doanh trong giai đoạn mới, giai đoạn đẩy mạnh Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đồnh
thời tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước với các hoạt động kinh doanh.
Sau 6 tháng thực hiện luật DN, cả nước có khoảng 6441 DN được thành lâph
với tổng số vốn đăng ký 5.733.598 triệu bao gồm 3031 DN tư nhân, 3132 Công ty
TNHH và 282 Công ty cổ phần. Cón số này đã phản ánh phần nào sự hưởng ứng
nhiệt tình của giới kinh doanh nói riêng và của toàn xã hội nói chung đối với những
đổi mới của luật DN so với luật DN tư nhân, luật công ty trước đây.
Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại một số bất cập, hạn chế gây ảnh hưởng
không nhỏ tới việc thực thi luật DN. Cản trở lớn nhất trong quá trình thực thi luật DN
là sự chậm trễ của các cơ quan chức năng hướng dẫn thi hành luật DN vào trong thực
tiễn cuộc sống. Mong rằng Chính phủ, Bộ. Ban ngành ... sớm có biện pháp khắc phục
để luật DN thực sự phát huy tác dụng của nó “ để góp phần phát huy nội lực phục vụ
sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước : đẩy mạnh công cuộc đổi mới
kinh tế , bào đảm quyền tự do, bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh của các
DN thuộc mọi thành phần kinh tế; bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp nhà đầu tư; tăng
cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh “
50
Danh mục tài liệu tham khảo.
1. Hiến pháp 1992
2. Luật doanh nghiệp tư nhân, luật công ty 21/12/1990
3. Luật doanh nghiệp 12/6/1999
4. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
5. Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật.
6. Nghị định số 02/2000/NĐ - CP
7. Nghị định số 03/2000/NĐ - CP
8. GS Nguyễn Niên - Bước phát triển mới của tư duy kinh doanh
Pháp luật số 2/2000
9. TS Trần Ngọc Dũng - Những quy định về công ty trong luật doanh nghiệp.
Luật học số 5/2000.
10. Phạm Chi Lan - Một số ý kiến về luật doanh nghiệp số và việc thi hành luật
doanh nghiệp. Pháp luật số chuyên đề tháng 12.
11. Đặng Ngọc Huy - Những nội dung mới của luật doanh nghiệp. Pháp lý số
10/1999.
12. PGS. TS Lê Hồng Hạnh - Điều quan trọng là cần phải tiếp tục đổi mới cơ
chế làm luật. Pháp luật chuyên đề tháng 7.
13. Lê Minh Toàn . Luật doanh nghiệp và luật chuyên ngành. Thời báo kinh tế
số 42.
14. Quỳnh Trang - Dai dẳng tư tưởng xin - cho. Thời báo kinh tế số 54.
15. Nguyễn Văn Luyện. Luận cứ khoa học việc xây dựng pháp luật kinh tế ở
Việt Nam. Báo Nhà nước và pháp luật số 1/2000.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- _68392_4153.pdf