Cùng với chính sách mở cửa nền kinh tế trong cơ chế thị trờng của nớc ta hiện nay, các
doanh nghiệp đang ngày càng thừa nhận giá trị của lực lợng lao động có kỹ năng, có kiến
thức và tinh thần chủ động sáng tạo trong công việc. Họ biết rằng điều này không phải
ngẫu nhiên mà có và vì thế đã vận dụng quản lý nguồn nhân lực nh một cách thức hữu
hiệu để thu hút và duy trì những con ngời mà họ cần. Giới quản lý đã đi đến nhìn nhận
rằng quản lý nguồn nhân lực có thể giúp công ty tạo lập một môi trờng khuyến khích các
nhân viên không chỉ ở lại với công ty, mà còn tham gia thực sự vào sự thành công của
doanh nghiệp.
48 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2931 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lý luận chung về quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Bộ quốc phòng. Công ty có tư cách pháp nhân theo luật pháp
Việt Nam, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản, con dấu riêng ( kể cả tài khoản
ngoại tệ).
Công ty có các đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc là: Xí nghiệp may đo X19, Xí nghiệp
điện máy 92, Xí nghiệp lắp đặt thiết bị điều khiển 93, chi nhánh tại Tp HCM.
Lấy trụ sở của Xí nghiệp May X19 làm trụ sở chính của công ty: số 40A đường Trường
Chinh, Hà nội.
1.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp.
Xí nghiệp May X19 là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, giám đốc Xí nghiệp trực tiếp
lãnh đạo, chỉ đạo từng phòng ban, phân xưởng nhằm quản lý chặt chẽ kinh tế, kế hoạch sản
xuất kinh doanh. Người giúp Giám Đốc là Phó Giám Đốc và các phòng ban chức năng, được tổ
chức theo yêu cầu quản lý kinh doanh:
Ban giám đốc:
Giám đốc Xí nghiệp
Phó giám đốc Xí nghiệp
Các phòng ban chức năng có:
Phòng kế hoạch
Phòng kinh doanh
Phòng kỹ thuật
Phòng kế toán
Phòng hành chính tổng hợp
Cửa hàng
Các phân xưởng sản xuất
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
Ban giám đôc:
Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất trong Xí nghiệp chịu trách nhiệm về mọi hoạt động
kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
Phó Giám Đốc là người giúp Giám Đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Xí
nghiệp theo sự phân công, uỷ quyền của Giám Đốc và chịu trách nhiệm trước Giám Đốc và kết
quả thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Khối hành chính:
Có chức năng tham mưu giúp Giám Đốc quản lý và điều hành công việc của Xí nghiệp.
Phòng kế hoạch: Xây dựng các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, tiếp
nhận quản lý và cung cấp đầy đủ vật tư cho sản xuất, nắm tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch
báo cáo cho Giám Đốc, quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên, thực hiện mọi chế
độ chính sách đối với người lao động, xây dựng kế hoạch sử dụng lao động và quỹ tiền lương
hàng năm, quy chế hoá các phương pháp trả lương tiền thưởng,...
Phòng kinh doanh: Tham mưu cho Giám Đốc về phương hướng sản xuất, mục tiêu kinh
doanh trên các lĩnh vực; thị trường, sản phẩm, khách hàng,...tăng cường công tác tiếp thị, mở
rộng thị trường,...
Phòng kỹ thuật: Tổ chức thiết kế, chế mẫu theo ý tưởng của khách hàng, chịu trách
nhiệm trước Giám Đốc về công tác kỹ thuật, quản lý tiêu hao nguyên phụ liệu, định mức lao
động chất lượng sản phẩm, nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ để đảm bảo sản xuất và
năng suất cao.
Phòng kế toán: Tham mưu cho Giám Đốc về công tác tài chính kế toán, đảm bảo phản
ánh đầy đủ kịp thời và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp.
Phòng hành chính tổng hợp: là phòng theo dõi về tình hình lao động, tiền lương và
quản trị hành chính và có nhiệm vụ sắp xếp bố trí lao động trong Xí nghiệp về số lượng, phù
hợp với trình độ nghiệp vụ, tay nghề cho từng phòng ban từng phân xưởng, và thực hiện công
tác tuyển huấn, công tác tổ chức xây dựng Đảng, công tác cán bộ và công tác quần chúng
Cửa hàng: có nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, xuất trả hàng và tiếp nhận đơn đặt
hàng cho Xí nghiệp .
Các phân xưởng sản xuất: trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm đạt yêu cầu về kỹ thuật và
chất lượng.
1.2 Tổ chức sản xuất kinh doanh ở Xí nghiệp
Xí nghiệp May X19 là một doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc theo quy trình công
nghệ khép kín, từ khâu cắt, may và hoàn thiện sản phẩm bằng các máy móc chuyên dùng. Đây
là quy trình công nghệ hợp lý tạo ra khối lượng sản phẩm tối đa, chất lượng cao. Cơ cấu của Xí
nghiệp có những bộ phận sau và mỗi một bộ phận đảm nhiệm một chức năng, nhiệm vụ riêng:
Bộ phận sản xuất chính: Đây là bộ phận trực tiếp sản xuất: vải được cắt và may thành
quần áo. Xí nghiệp có 3 phân xưởng sản xuất chính:
Phân xưởng cắt: Thực hiện công nghệ pha cắt và thành bán thành phẩm để chuyển giao
cho hai phân xưởng may và bộ phận hoàn thiện sản phẩm.
Phân xưởng may chính: Thực hiện công nghệ may và hoàn thiện các loại sản phẩm như
trang phục cảnh sát, trang phục kiểm lâm...
Phân xưởng may cao cấp: Cũng thực hiện công nghệ may và hoàn thiện sản phẩm,
nhưng ngoài các loại sản phẩm như phân xưởng may chính, phân xưởng còn may các loại sản
phẩm may cao cấp như: quần áo comple, áo măng tô, áo đông len hai lớp...
Bộ phận sản xuất phụ trợ (trực thuộc hai phân xưởng may 1 và may 2): Các hoạt động
của nó cũng tiếp tục ở công việc của bộ phận sản xuất chính nhằm hoàn thiện sản phẩm như
thêu khuy, đơm cúc, là, kiểm tra chất lượng và đóng gói.
Bộ phận phục vụ sản xuất (trực thuộc phòng kế hoạch và phòng kinh doanh): là bộ phận
được tổ chức ra nhằm bảo đảm việc cung ứng , bảo quản, cấp phát, vận chuyển nguyên vật
liệu, thành phẩm và dụng cụ lao động. Đó là hệ thống kho tàng, lực lượng vận chuyển nội bộ
và vận tải bên ngoài. Chúng ta quan sát sơ đồ 3 sau:(trang bên)
Sơ đồ 3:Bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh
Phân xưởng cắt
Phân xưởng
may I
Phân xưởng
may II
Phân xưởng
may cao cấp
Phân xưởng
may hoàn
thiện
Ban Giám đốc
Khối sản
xuất
Khối hành
chính
Phòng kế
hoạch
Phòng kinh
doanh XNK
Phòng kế
toán tài
chính
Phòng kỹ thuật
Phòng chính trị
Cửa hàng
1.3 Quy trình gia công sản xuất sản phẩm
Đối tượng chế biến của Xí nghiệp May X19 là vải: vải được cắt và may thành các chủng
loại quần áo khác nhau. Xí nghiệp tổ chức quy trình công nghệ theo ba gai đoạn: Cắt - May -
Hoàn thiện sản phẩm.
Công đoạn pha cắt vải
Sau khi qua giai đoạn chuẩn bị: tìm khách hàng hay thị trường, lấy số đo và tiếp quản
nguyên vật liệu đến giai đoạn sản xuất. Theo đơn đặt hàng, nguyên vật liệu theo hợp đồng
được chuyển sang phân xưởng cắt. ở công đoạn này thực hiện công nghệ cắt vải thành bán
thành phẩm để chuyển giao cho phân xưởng may và bộ phận hoàn thiện sản phẩm.
Vì với đặc điểm của Xí nghiệp may rất nhiều chủng loại quần áo, do đó với mỗi loại có
một công nghệ cắt khác nhau. Sau khi cắt, bán thành phẩm sẽ được chuyển đến ba phân xưởng
may ( Phân xưởng may I, II và phân xưởng may cao cấp)
Công đoạn may
Sau khi bán thành phẩm được chuyển đến ba phân xưởng ( phân xưởng may I, II và phân
xưởng may cao cấp ) thì các phân xưởng may này bán thành phẩm được may thành quần áo. ở
các phân xưởng may tất cả các công nhân hoạt động độc lập với nhau, sử dụng máy may riêng,
mối công nhân sẽ may hoàn chỉnh một sản phẩm.
Hoàn thiện sản phẩm
Sau khi may song sản phẩm sẽ được chuyển đến bộ phận hoàn thiện sản phẩm để làm tiếp
các việc như: thùa khuy, đơm cúc, là; sau đó bộ phận kiểm tra chất lượng, sẽ kiểm tra chất
lượng của từng sản phẩm theo đơn đặt hàng và Xí nghiệp đặc biệt quan tâm đến khâu này. Việc
này có làm tốt thì vấn đề đảm bảo uy tín, chất lượng với khách hàng mới được tốt. Khâu cuối
cùng là đóng gói sản phẩm, nhập kho thành phẩm và khâu trả cho khách hàng.
Việc lựa chọn đúng đắn và hợp lý các bộ phận tổ chức sản xuất của Xí nghiệp May X19
có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao các tiêu chí kinh tế - kỹ thuật và quá trình sản
xuất đã diễn ra một cách trôi chảy, nhịp nhàng, liên tục, mặc dù sản phẩm của Xí nghiệp có đặc
điểm là kết cấu đương đối phức tạp gồm nhiều chi tiết hợp thành, có yêu cầu kỹ thuật cao.
Phân xưởng
may I
Nguyên vật
liệu
Phân xưởng cắt
Phân xưởng
may II
Phân xưởng
may cao cấp
Phân xưởng
hoàn thiện
Nhân viên KCS
Kho thành
phẩm
Xuất trả
khách hàng
Sơ đồ 4: Quy trình công nghệ sản xuất
của Xí nghiệp
2. Tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp
2.1 Tình hình tài chính
Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, do cơ chế quản lý tài chính bao cấp
dẫn đến tình trạng tài chính của Xí nghiệp giữ một vai trò hết sức thụ động và yếu ớt. Trong
điều kiện hiện nay, chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước,
hoạt động tài chính của Xí nghiệp ngày càng trở lên quan trọng và nó ảnh hưởng rất lớn tới tồn
tại, phát triển và hiệu quả của Xí nghiệp.
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
Tốc độ tăng (%)
1999/1
998
2000/1
999
2001/2
000
A. Tổng số
vốn sản xuất
kinh doanh
1.550.000 1.950.000 2.510.000 3.978.592 126 128 158
1. Vốn cố
định
1.35.000 1.650.000 2.110.000 3.378.592 122 127 160
2. Vốn lưu
động
200.000 300.000 400.000 600.000 150 133 150
B. Phân theo
nguồn vốn
1. Vốn ngân 1.250.000 1.924.000 2.152.139 2.862.549 154 112 133
sách cấp
2. Vốn tự bổ
sung
200000 290.000 330.153 362.239 145 114 109
3. Vốn huy
động
450000 530.000 672.510 753.805 118 127 112
Bảng biểu3: Tổng số vốn sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp
Qua bảng trên cho ta thấy, khi Xí nghiệp chuyển từ bao cấp sang hạch toán kinh doanh thì
Xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề về vốn để sản xuất. Các nguồn vốn chủ yếu là
vốn ngân sách cấp và vốn vay. Số liệu trên cho ta thấy tổng số vốn của Xí nghiệp năm 1998 là
1.550.000.000 đồng đến năm 2001 đã lên tơí 3.978.592.000 đồng, điều đó chứng tỏ Xí nghiệp
đã mở rộng thêm quy mô sản xuất, trang thiết bị kỹ thuật mới đã được bổ sung,và biết cách
quản lý vốn hiệu quả. Trong thời gian này Xí nghiệp đẩy mạnh việc đầu tư đặc biệt là mua sắm
thêm thiết bị máy móc hiện đại nhằm tăng năng suất lao động, đảm bảo khả năng sản xuất ra
sản phẩm có chất lượng cao. Để thực hiện được điều này Xí nghiệp cần huy động vốn kịp htời
đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh củ Xí nghiệp. Do đó, Phòng tài chính tiến hành cân đối
tài chính một cách toàn diện nhằm đáp ứng đầy đủ vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư có chiều
sâu. Cho nên, Xí nghiệp cần huy động vốn từ số tiền nhàn rỗi trong cán bộ, công nhân viên
chức hoặc vay đối tượng khác khi cần thiết. Tuy nhiên, Xí nghiệp cũng phải sử dụng vốn tiết
kiệm và có hiệu quả, tránh rủi ro. Mặt khác, các nhà lãnh đạo cần phải kiểm soát hoạt động
kinh doanh của Xí nghiệp một cách chặt chẽ, thông qua tình hình thu chi tiền tệ hàng ngày, tình
hình tài chính và thực hiện chi tiêu tài chính, người lãnh đạo và các nhà quản lý Xí nghiệp có
thể đánh gía khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động của Xí nghiệp , phát hiện được kịp
thời những tồn tại, vướng mắc trong kinh doanh, từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh
các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế của công việc.
2.2 Tình hình hoạt động
Để tiến hành hoạt động kinh doanh, Xí nghiệp cần phải có những yếu tố cần thiết như tư
liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động.
Nguồn cung cấp nguyên liệu cho Xí nghiệp
TT Nguyên vật liệu ĐVT
Nguồn cung cấp
Tổng số
Nội Ngoại
1. Vải, mếch, dựng gai M 1.200.000 21.589.000 22.789.000
2. Cúc, khoá Cái 6.000.000 4.230.000 10.230.000
3. Chỉ M 70.500.000 19.000.000 89.500.000
4. Dầu máy Lit 100 10 110
5. Dây e máy M 3 3
Bảng biểu 4 : Tổng hợp nguyên vật liệu cho sản xuất
Sản phẩm của Xí nghiệp rất đa dạng về chủng loại , nhất là hàng may mặc, nhu cầu người
tiêu dùng về mốt luôn luôn gắn với chất liệu vải, do vậy chất lượng sản phẩm và kiểu mốt phụ
thuộc vào thị hiếu người tiêu dùng và nguyên liệu vật tư sản phẩm. Xí nghiệp luôn tìm nguồn
vật tư cung cấp quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước đây kho Bộ quốc phòng đảm
bảo cho Xí nghiệp hoạt động 80%. Sang năm 1994, Xí nghiệp đã phải chủ động về vốn trong
đó nơi cung cấp nguyên vật liệu chính là Nhà máy dệt 8-3, công ty dệt lụa Nam Định, công ty
Dệt may 7... và thị trường bên ngoài khi nguồn vật tư trở lên cấp bách. Chính vì vậy mà Xí
nghiệp luôn luôn làm chủ trong sản xuất kinh doanh, nguyên liệu của Xí nghiệp phụ thuộc vào
ngành dệt... song sự phát triển của ngành dệt chưa đáp ứng được toàn bộ nguyên liệu.
Về trình độ, công nghệ của Xí nghiệp
Để đáp ứng yêu cầu thị trường về chất lượng cũng như số lượng, Xí nghiệp đã được trang
bị thêm máy móc thiết bị hiện đại của Cộng hoà liên bang Đức và của Nhật. Nhiều máy may
thế hệ mới nhất được trang bị bổ sung hoàn chỉnh đồng bộ trong dây chuyền sản xuất như: máy
thùa đầu tròn, hệ thống là hơi, máy vắt sổ 2 kim...
Tuy thiết bị đã được trang bị lại hiện đại hơn, có điều kiện sản xuất sản phẩm đưa ra thị
trường, song sản phẩm chưa đồng đều. Hiện nay, Xí nghiệp còn sử dụng một số máy móc
trang thiết bị từ thập niên 70, công nghệ lạc hậu tiêu phí nhiều lao động, điện năng cao, giá
thành cao, chất lượng thấp. Xí nghiệp hiện nay có khoảng 50 thiết bị lạc hậu cần được thay thế
trong thời gian tới, có giải quyết được vấn đề đó thì trong những năm tới Xí nghiệp nâng cao
được chất lượng sản phẩm, tăng được sức cạnh tranh trên thị trường. Sau đây là bảng về máy
móc thiết bị mới được đầu tư của Xí nghiệp.
TT Tên thiết bị máy móc Nước sản xuất Số lượng
1 Máy 1 kim:
Texima
Juki
Brother
Đức
Nhật
Nhật
20
130
130
2 Máy 2 kim di động vắt sổ Nhật 7
3 Máy thùa, đính bọ Nhật 4
4 Máy cắt Nhật 3
5 ép mếch Hồng kông 1
6 Giàn là hơi Nhật 3
7 Lận cổ Hồng kông 1
8 May chuyên dùng 8
Tổng cộng 307
Bảng biểu 5: Thiết bị máy móc của Xí nghiệp
Từ bảng trên ta thấy, về máy móc thiết bị của Xí nghiệp được đầu tư khá cơ bản các thiết bị
mới của Nhật, Đức, Hồng kông. Đây là một yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm may
mặc. Việc trang bị như trên đòi hỏi người công nhân phải hiểu kỹ về tính năng kỹ thuật và chế
độ làm việc của từng loại thiết bị , từng công đoạn sản xuất .
Về nguồn lao động của Xí nghiệp
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Xí nghiệp May X19
A Tổng số lao động Người 310
1 Biên chế Người 57
2 Hợp đồng Người 253
B Trình độ
1 Đại học Người 15
2 Thợ bậc cao 4/7 Người 59
3 Bình quân bậc thợ Người 2,8/6
4 Đảng viên Người 22
5 Lao động gián tiếp Người 19
Biểu bảng 6: Tình hình nguồn lao động của Xí nghiệp
Lao động của Xí nghiệp có tuổi đời bình quân là 27, đó là lực lượng lao động trẻ. Song
đăc thù của lao động hiện nay tại Xí nghiệp xuất phát từ thời kỳ bao cấp nên trình độ đào tạo
cơ bản chưa có nhiều, phần lớn tham gia lao động do tích luỹ kinh nghiệm lâu năm trong sản
xuất nên họ nắm được các kinh nghiêm sản xuất từ thực tế là chính. Một số lãnh đạo và nhân
viên quản lý chuyển từ ngạch chỉ huy sang nền kiến thức về quản lý kinh tế còn hạn chế. Số
lượng kỹ sư về may mặc được đào tạo cơ bản là quá ít. Đây cũng là một khâu hết sức khó khăn
trong những năm qua, song nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn của Ban giám đốc, đứng đầu là sự
năng động sáng suốt của đồng chí Giám đốc và các lãnh đaọ phòng ban, đặc biệt là Xí nghiệp
đã huy động được một số lượng lớn các nhà kỹ thuật về chuyên ngành may mặc và một đội
ngũ công nhân viên có trình độ và tay nghề cao.
Về thanh toán tiền công lao động , tiền thưởng và các chế độ bảo hiểm khác.
Lương khoán sản phẩm : áp dụng đối với khối sản xuất trực tiếp, dựa trên cơ sở các định
mức lao động và đơn giá tiền lương do Xí nghiệp xây dựng lên trên cơ sở thực tế, được thông
qua đại hội công nhân viên chức đầu hàng năm và thao tác quy định về khoán quỹ lương do Bộ
quốc phòng quy định. Mặt khác, lương cấp bậc, chức vụ trả cho khối lao động quản lý, khối
phục vụ văn phòng theo tỷ lệ phần trăm kết quả sản xuất kinh doanh đạt được trong tháng.
Sơ đồ 5: Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp
Về mặt thị trường tiêu thụ
Sản phẩm của Xí nghiệp là sản phẩm tiêu dùng trong xã hội. Trong những năm qua, đi
đôi với tốc độ phát triển của nền kinh tế đất nước, nghiên cứu số liệu sản xuất tiêu thụ năm
qua, nhu cầu hàng tiêu dùng năm một số lớn và tăng lên một cách đột biến nhất là hàng may
mặc. Dự báo trước đây tốc độ tăng bình quân về nhu cầu may mặc là trên 10%, nay có thể tăng
từ 15-20%, thậm chí còn cao hơn nữa.
Chỉ tiêu ĐVT 1998 1999 2000 2001
Số lượng sản phẩm tiêu thụ 1000sp 500 650 790 950
Thị trường miền Bắc 1000sp 350 450 490 550
Thị trường miền Nam 1000sp 150 200 300 400
Bảng biểu 7: Thị trường tiêu thụ
Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm may mặc của Xí nghiệp ngay một
tăng. Một Xí nghiệp sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng cao thế nào đi chăng nữa nhưng
Nhận hợp
đồng
Kế hoạch Phân xưởng sản
xuất bán thành
Trả hàng Kho sản
phẩm
Phân xưởng
hoàn thiện
không tiêu thụ được sản phẩm thì sẽ ảnh hưởng đến thu nhập, lợi nhuận và đời sống của cán bộ
công nhân viên. Vì vậy, khâu tiêu thụ sản phẩm là rất quan trọng, tiêu thụ sản phẩm là khâu
kiểm nghiệm lại quá trình sản xuất có tốt hay không. Ngoài việc xem xét, đánh giá việc mở
rộng thị trường, khâu tiêu thụ của Xí nghiệp đã được chú ý chưa? có giải quyết được vấn đề
này thì tiêu thụ sản phẩm của công ty mới tăng.
II. thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại Xí nghiệp May X19
1. Công tác quản lý nguồn nhân lực hiện nay tại Xí nghiệp May X19
1.1 Thực trạng
Bộ máy quản lý của Xí nghiệp được tổ chức theo kiểu trực tiếp. Chức năng là kiểu tổ
chức tương đối ưu việt, hình thức tổ chức này sẽ phát huy được vai trò của chế độ thủ trưởng.
Khai thác được khả năng làm việc của các chuyên gia và các bộ quản lý thuộc các phòng chức
năng, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Song thực tế hiệu lực của
quản lý nguồn nhân lực của Xí nghiệp còn yếu, chưa đảm đương được hết các chức năng của
quản lý nguồn nhân lực. Mặt khác, đòi hỏi quy chế mới là xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của các đồng chí lãnh đạo như: Trưởng phòng, phó phòng ban, chuyên viên và các
nhân viên. Còn về công tác đề bạt cán bộ hàng năm, Giám đốc phải có phương án đề bạt, sử
dụng cán bộ, báo cáo đảng uỷ để Đảng uỷ quyết định kịp thời. Đây cũng là một đặc thù riêng
trong lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực và bố trí cán bộ trong quân đội. Nó có ưu điểm là đề bạt,
bổ nhiệm chính xác theo yêu cầu của Xí nghiệp, nhưng nhược điểm là bàn bạc quyết định
chậm, lỡ thời cơ. Do vậy mục tiêu hàng đầu của Xí nghiệp là hiệu quả kinh tế, tạo nguồn thu
cho đơn vị tập trung vào lĩnh vực sản xuất nhằm tăng năng lực cho quân đội về tài chính, góp
phần thực hiện chính sách hậu phương quân đội. Hoạt động của Xí nghiệp là phải tuân theo cơ
chế thị trường, Xí nghiệp phải chứng minh sự tồn tại và phát triển của mình thông qua quy luật
cạnh tranh lành mạnh theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
TT Chỉ tiêu ĐVT
Thực hiện
2000
Kế hoạch
2001
Thực hiện
2001
So
sánh %
KH
1 Tổng sản phẩm - may
công nghiệp
1000sp
425
500
600
120
2 Tổng doanh thu 1000đ 23.746.125 24.978.440 25.000.000 100
3 Nộp NSNN 1000đ 698.136 734.366 750.000 102
4 Tổng lợi nhuận 1000đ 679.139 714.384 730.000 116
5 Nộp Quân chủng 1000đ 16.000 32.000 40.520 126
6 Nộp Bộ quốc phòng 1000đ 16.000 32.000 40.520 126
7 Thu nhập bình quân của
CBCNV
1000đ 830 869 900 103
blBảng 8 : Một số chỉ tiêu kinh tế năm 2001 về kết quả sản xuất kinh doanh
Nhìn vào bảng trên ta thấy, mặc dù số lao động trong Xí nghiệp hoạt động còn kém hiệu
quả, chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có của Xí nghiệp, thu nhập bình quân của cán bộ công
nhân viên cũng tăng đáng kể (so với năm 2001 và 2000). Doanh thu tăng năm 2001 so với năm
2000 đã tăng: 5,2 %; lợi nhuận tăng: 2,2 %; do Xí nghiệp đã tận dụng được các điều kiện thuận
lợi của mình được chi phí không cần thiết. Qua bảng trên ta thấy, những thuận lợi và khó khăn
sau:
1.2 Những thuận lợi và khó khăn
1.2.1 Thuận lợi
Trong quá trình đổi mới công tác quản lý nguồn nhân lực có những thuận lợi sau:
Có sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của Bộ tư lệnh và các cơ quan trong quân chủng giúp
đỡ, tạo điều kiện để Xí nghiệp luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ.
Bộ máy quản lý của Xí nghiệp nhất là bộ phận quản lý nhân sự của Xí nghiệp biết
đoàn kết , gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và bộ phận quản lý nhân sự làm tốt công
tác tuyển và sử dụng lao động hợp lý, thường xuyên đào tạo lại trình độ tay nghề của công
nhân viên của Xí nghiệp để nâng cao năng lực chuyên môn góp phần vào công tác quản lý một
cách có hiệu quả nhất.
Xí nghiệp mới đầu tư thêm một xưởng may cao cấp và thiết bị máy móc hiện đại để
tăng năng lực sản xuất và đáp ứng được người tiêu dùng.
Sản phẩm của Xí nghiệp bước đầu có uy tín về chất lượng được thị trường chấp nhận.
Do nhu cầu đòi hỏi ngày càng nhiều, do đó việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm có nhiều thuận lợi,
thị trường phát triển ổn định.
Công tác quản lý sản xuất, quản lý công nghệ có nhiều cố gắng, vươn lên áp dụng các
tiến bộ mới, quản lý thông qua máy vi tính, lựa chọn bài toán phối hợp tối ưu.
Đời sống cán bộ công nhân viên ổn định, mọi người đều phấn khởi, yên tâm công tác,
đoàn kết xây dựng Xí nghiệp, các phong trào thi đua duy trì thường xuyên.
Vậy để có những thuận lợi trên, bộ phận quản lý nguồn nhân lực đã sắp xếp, tuyển dụng,
bố trí đúng người vào đúng công việc và khả năng của mình. Mặt khác, nó cũng còn những
mặt khó khăn sau:
1.2.2 Khó khăn
Công tác xây dựng chính quy, quy chế quản lý nguồn nhân lực chưa đi vào nề nếp
vững chắc
Do sản phẩm của Xí nghiệp đa dạng, nhà xưởng cấp vốn sản xuất kinh doanh còn
thiếu.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh được xây dựng trên cơ sở thị trường nên sản xuất phụ
thuộc vào tiêu dùng của khách hàng, nó không ổn định, lúc nhiều, lúc ít.
Những khó khăn trên do một vài nguyên nhân sau:
Nguyên nhân 1: Tổ chức bộ máy quản lý nguồn nhân lực chưa được ổn định, việc điều
động và bổ nhiệm cán bộ cũng không ổn định gây ảnh hưởng không ít đến tâm lý làm việc của
cán bộ công nhân viên. Các phòng ban chưa xây dựng được kế hoạch hoạt động của phòng
mình một cách khoa học và ổn định, nhiều lĩnh vưc quản lý bị bỏ sót, lãng quên hoặc còn ít
được chú trọng. Các phòng ban chưa cụ thể giao công việc từng người của phòng mình.
Nguyên nhân 2: Việc sắp xếp cán bộ trong Xí nghiệp chưa thật phù hợp với khả năng
thực thi, với nhiệm vụ và trọng trách được giao. Cho nên, khi đứng trước vấn đề lớn nảy sinh
thường giải quyết rất lúng túng, khó khăn.
Việc đào tạo cán bộ quản lý cơ bản còn thiếu. Nguyên nhân đó dẫn đến người Giám đốc
thường xuyên mất rất nhiều thời gian cho công việc, sự vụ để bù lại cho vấn đề chuyên môn,
giám đốc phải thường xuyên làm việc từ 12-14h/ngày.
Nguyên nhân 3: đứng trước một thưc tế là quy mô phát triển của công ty ngày càng lớn
mạnh, cả về chất cũng như lượng nên nó đòi hỏi phải có một đội ngũ quản lý mới. Những đội
ngũ này lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và điều hành quản lý thực tế và việc tích
luỹ kinh nghiệm thực tế trong quản lý chưa có. Nên việc bố trí cán bộ quản lý chức danh đòi
hỏi tính kế thừa trong một thời gian nhất định giữa ngươì mới và người cũ. Chỉ có như vậy mới
đảm bảo hoạt động ổn định của Xí nghiệp
Xí nghiệp có phát triển sản xuất nhưng việc quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ co kiến thức
quản lý và kỹ thuật còn sơ sài nên đến nay số cán bộ có trình độ đại học ít, không đáp ứng
được nhu cầu quản lý sản xuất hiện đại. Tài sản là quyền sở hữu tập thể nên mọi người đều làm
chủ một cách chung chung, không cụ thể, người lao động chỉ quan tâm đến thu nhập hàng
tháng của họ, không quan tâm đến các lĩnh vực khác, những lúc thuận lợi thì hăng say làm việc
để tăng thu nhập, khi khó khăn thì thiếu trách nhiệm cộng đồng. Do vậy chưa thật sự tạo động
lực cho sự phát triển sản xuất.
2. Ưu điểm và nhược điểm trong công tác quản lý nguồn nhân lực
Đi sâu vào tìm hiểu chi tiết phương pháp tổ chức quản lý của Xí nghiệp, tác giả thấy
trong phương pháp tổ chức nói chung và phương pháp quản lý nguồn nhân lực nói riêng có
những mặt ưu điểm và nhược điểm sau:
2.1 Ưu điểm
Bộ máy quản lý của Xí nghiệp được tổ chức theo kiểu trực tuyến. Chức năng là kiểu
tổ chức tương đối ưu việt. Hình thức tổ chức này sẽ phát huy được vai trò của chế độ thủ
trưởng, khai thác được khả năng làm việc của các chuyên gia và cán bộ quản lý thuộc các
phòng chức năng, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
Xí nghiệp đã áp dụng phương pháp quản lý nhân sự theo kiểu mới, phù hợp với một
đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ tương đối cao, bố trí khá hợp lý với chuyên môn của mình.
Các bộ phận quản lý và sản xuất được tổ chức mang tính chuyên môn cao, từng phòng
ban chức năng và bộ phận sản xuất đi sâu vào thực tế nhiệm vụ của mình.
Kết cấu lao động hợp lý, khai thác triệt để những lợi thế về cơ sở vật chất, nhà xưởng
và máy móc thiết bị.
Cán bộ quản lý của Xí nghiệp đã có những biện pháp đúng đắn trong việc lập kế
hoạch nguồn nhân lực và lập định mức, nguyên vật liệu, giao định mức chi phí cho các phân
xưởng sản xuất, quản lý chặt chẽ khâu xuất vật tư, đã nâng cao trách nhiệm quản lý cho các
phân xưởng. Với sự kết hợp hài hoà của ban quản lý giữa các phân xưởng với nhau, điều đó
chứng tỏ Xí nghiệp đã có một bộ phận quản lý nhân sự giỏi biết điều hành và quản lý nhân
viên.
Nhìn chung quản lý nguồn nhân lực tại Xí nghiệp May X19 được tổ chức tương đối chặt
chẽ, không những đáp ứng, theo kịp được xu hướng của thị trường mà còn phục vụ tốt yêu cầu
quản lý của Xí nghiệp. Bên cạnh những ưu điểm trên, Xí nghiệp vẫn còn một số nhược điểm
trong công tác quản lý nguồn nhân lực cần khắc phục để hoàn thiện bộ máy quản lý của Xí
nghiệp và tạo điều kiện cho sản phẩm của Xí nghiệp ngày càng đứng vứng và mở rộng trên thị
trường.
2.2 Nhược điểm
Đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu kiến thức, sự phân cấp quản lý lỏng lẻo, chồng chéo,
và trình độ chuyên môn kỹ thuật của công nhân sản xuất chưa đáp úng với đòi hỏi của việc
nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm của Xí nghiệp. Điều này, nó thể hiện
trên giá sản phẩm, giá sản phẩm của Xí nghiệp tương đối cao so với mặt hàng cạnh tranh.
Xí nghiệp chưa chú trọng khai thác thị trường nước ngoài, phụ thuộc quá nhiều vào
thị trường trong nước. Cho nên, thu nhập của cán bộ công nhân viên không ổn định, tư tưởng
hay dao động, nội bộ mất đoàn kết, cán bộ công nhân viên không gắn bó lâu dài vơi Xí nghiệp.
Hiện nay, Xí nghiệp chưa áp dụng nhiều máy vi tính vào công tác quản lý nguồn nhân
lực vẫn do các nhân viên làm thủ công. Việc này đã làm hạn chế khả năng nâng cao chất lượng
công tác quản lý nguồn nhân lực, giảm các thao tác tính toán, không nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp
thời các thông tin về quản lý, tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của lãnh
đạo Xí nghiệp.
Phần 3
Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động về công tác quản lý nguồn nhân lực tại Xí nghiệp May X19 - Công ty 247 - Bộ
quốc phòng
I. Phương hướng và mục tiêu
1. Nhận xét về công tác quản lý nguồn nhân lực tại Xí nghiệp.
Những thành tựu nổi bật trong sự phát triển kinh tế từ giữa những năm 80 của thế kỷ 20
là kết quả của sự thay đổi chiến lược phát triển của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Ngày nay,
trong thời kỳ đổi mới Nhà nước ta chủ chương chuyển cơ chế lãnh đạo nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế
thị trường là bước ngoặt căn bản đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi sự trì trệ, củng cố, đứng
vứng và từng bước phát triển. Tất nhiên kinh tế bao cấp hay kinh tế thị trường thì việc đầu tư
cho phát triển nguồn nhân lực được coi là quan trọng hơn các dạng đầu tư khác. Kinh nghiệm
phát triển của khu vực Châu á trong vài thập kỷ vừa qua đã cho thấy, sự cất cánh và phát triển
cũng là ở chiến lược con người. Có thể nói, chìa khoá của sự thành công nằm ngay trong chân
lý đơn giản đó là chiến lược trồng người. Chính vì vậy, lấy việc phát huy nguồn lực con người
là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh, bền vững và sử dụng nhiều nguồn nhân lực khác
nhau, trong đó nguồn nhân lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt trong
ngành may mặc hiện nay đang có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong và ngoài nước.
Cho nên, quản lý nguồn nhân lực đóng vai trò số một trong việc tồn tại, phát triển hay phá sản
của doanh nghiệp.
Còn đối với Xí nghiệp May X19 rất chú trọng đến việc thực hiện những yêu cầu về công
tác quản lý nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn lực con người, tuy nhiên còn một số nhược điểm
mà ban lãnh đạo đã và đang nghiên cứu để hoàn thiện hơn công tác quản lý nguồn nhân lực nói
chung và nguồn lực con người nói riêng. Sau đây là những ý kiến nhận xét của riêng em được
rút ra trong quá trình thực tập tại Xí nghiệp.
Trong nhiều năm qua Xí nghiệp đã trải qua không ít khó khăn thách thức của sự cạnh
tranh gay gắt, nhưng đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, đội ngũ
cán bộ kỹ thuật và đội ngũ quản lý nhân sự lành nghề đã giúp Xí nghiệp vượt qua thử thách để
đứng vững trên thị trường. Một phần phải kể đến công lao to lớn của đội ngũ quản lý nhân sự :
bộ phận đã có công hoàn thành tốt công tác quản lý con người, có nghĩa là ban lãnh đạo đã biết
vận dụng những kỹ năng của mình vào công việc và quản lý công nhân viên một cách chặt chẽ.
Điều đó chứng tỏ đội ngũ quản lý đã tận tâm hết mình để lãnh đạo Xí nghiệp, mặt khác còn đề
ra biện pháp quản lý chi phí một cách tiết kiệm và lập định mức chi phí sản xuất, làm cho giá
thành sản phẩm trong kỳ khá ổn định. Cũng như mọi doanh nghiệp các sản phẩm của Xí
nghiệp không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường
cả nước, đặc biệt là của các doanh nghiệp may có tiếng trong nước như: công ty may 10, Công
ty may Chiến Thắng, Công ty may Đức Giang... ; hay các doanh nghiệp may trong quân đội
như: Công ty may 20, Công ty may 128...., ngoài ra còn hàng nghìn các doanh nghiệp tư nhân
trong lĩnh vực may mặc. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng do sự cố gắng lỗ lực của cán bộ công
nhân Xí nghiệp, trong đó có bộ phận quản lý nguồn nhân lực đã giúp cho Xí nghiệp đứng vững
được trên thị trường, đặc biệt sản phẩm của Xí nghiệp được người tiêu dùng chấp nhận và thị
trường ngày càng được mở rộng.
Để có thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại và đứng vứng được trên thị trường
ban lãnh đạo Xí nghiệp đã đưa ra những phương hướng và mục tiêu sau:
2. Mục tiêu
Quản lý nguồn nhân lực bao gồm tất cả các hoạt động và các quyết định quản lý có ảnh
hưởng đến bản chất của mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động. Mục tiêu chủ yếu
của quản lý nguồn nhân lực là nhằm có được đủ và đúng người làm đúng công việc tại đúng
thời điểm để từ đó thực hiện được các mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Cùng với quá trình đổi nền kinh tế, Xí nghiệp đã chỉ ra mục tiêu của sự phát triển kinh tế
là vì con người và cho con người. Điều đó được thể hiện thông qua sự phát triển con người trên
cả hai phương diện, đó là đầu tư cho con người và sử dụng có hiệu quả nhân tố con
người.Trong đầu tư nguồn nhân lực như kinh nghiệm của nhiều nước đã chỉ ra, đầu tư cho giáo
dục được xen là quan trọng nhất. Sự phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu cuối cùng và cao
nhất của quá trình phát triển. Các thị trường chỉ là phương tiện, sự phát triển con người mới là
mục đích. Chính vì vậy, việc tăng trưởng kinh tế của các doanh nghiệp là phương thức tối ưu
để thực hiện mục tiêu vì con người trong doanh nghiệp. Xuất phát tư quan điểm: con người vừa
là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội, nguồn lực con người được coi là tài sản,
là vốn quan trọng nhất, năng động nhất trong sự phát triển của Xí nghiệp, chúng ta cần thấy
rằng sự nghiệp chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người trong Xí nghiệp là điều mà
các doanh nghiệp cần phải làm nhất và đó là nhiệm vụ cấp bách. Muốn thực hiện được điều
này Xí nghiệp cần coi trọng công tác quản lý nguồn nhân lực trên cả ba phương diện của nó:
phát triển nguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực và nuôi dưỡng môi trường cho nguồn nhân
lực đó.
3. Phương hướng thực hiện
Trong suốt quá trình thực tập tại Xí nghiệp May X19 và từ những lý luận được trang bị
tại nhà trường, để giúp Xí nghiệp có một phương hướng đúng đắn và đạt hiệu quả cao về công
tác quản lý nguồn nhân lực. Em thấy cần đưa ra những phương hướng chủ yếu sau:
Vai trò của Xí nghiệp trong quản lý nguồn nhân lực con người để thực hiện kế hoạch
chính sách : đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân có đủ năng lực trình độ, tay
nghề, có đủ phẩm chất đạo đức; và Xí nghiệp cần đổi mới triệt để và tăng cường hơn nữa công
tác giáo dục, đào tạo, đổi mới toàn bộ quanhững điểm về giáo dục từ mục tiêu, phương hướng
đến nội dung, phương pháp và phương thức đầu tư kinh phí cho giáo dục. Tạo nên phong cách
làm việc đặc trưng của Xí nghiệp.
Xây dựng chức năng nhiệm vụ của từng cấp phòng, ban lãnh đạo cụ thể, hợp lý, hoàn
thiện và có mối quan hệ liên kết với nhau trong mọi lĩnh vực quản lý cũng như trong điều hành
sản xuất.
Như chúng ta đã biết, hàng may mặc cạnh tranh rất gay gắt và luôn biến động trên thị
trường. Để có sự ổn định và phát triển đòi hỏi Xí nghiệp phải luôn nghiên cứu tổng hợp các
nhu cầu, các phương thức cải tiến kỹ thuật, quan tâm tới sức khoẻ, môi trường làm việc của
cán bộ công nhân viên, đồng thời đòi hỏi sự quản lý cũng phải phong phú đa dạng, mà nhân tố
quyết định cho sự thành bại trong quản lý là yếu tố đổi mới thường xuyên và kết hợp nhịp
nhàng.
Không ngừng nâng cao trình độ cho cán bộ, công nhân viên, có những biện pháp
khuyến khích như : tiền thưởng, tiền lương hợp lý công bằng, điều kiện làm việc tốt..., và ban
lãnh đạo biết tạo ra bầu không khí tôn trọng, cởi mở có bàn bạc, hỏi ý kiến, giao trách nhiệm
quản lý và thực hiện nó với một cơ chế quản lý dân chủ để khuyến khích sự sáng tạo của nhân
viên dươí quyền và người lao động với tư cách là đối tượng quản lý của họ, nhằm cho họ cống
hiến hết khả năng và sự gắn bó của mình cho sự phát triển và tồn tại của Xí nghiệp.
II. Một số giải pháp và kiến nghị
1. Giải pháp
1.1 Nâng cao văn hoá quản lý cho đội ngũ cán bộ của Xí nghiệp
Trong những năm gần đây, nhờ lỗ lực vượt bậc của công tác cán bộ, Xí nghiệp đã từng
bước hình thành được một đội ngũ cán bộ quản lý với bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức
tự chủ, tự lực tự cường, năng động và sáng tạo, có kiến thức, trình độ và kỹ năng hoạt động
thực tiễn..., thích nghi dần với cơ chế mới.
Mặt khác, không thể không thấy rằng công cuộc đổi mới càng đi vào chiều sâu, càng làm
bộc lộ sự chưa ngang tầm trong năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ của Xí nghiệp
so với yêu cầu mà công cuộc đổi mới đang đặt ra mà nhất là sự đổi mới như chóng mặt của
ngành may mặc. ở đây, có sự yếu kém trong tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ quản lý Xí
nghiệp; trong kỹ năng kỹ xảo cũng như công nghệ quản lý của Xí nghiệp, trong sự nhậy bén
phát hiện những tình huống phức tạp nẩy sinh ở nơi này nơi khác; trong việc đưa ra những giải
pháp tình thế để xử lý kịp thời những vấn đề đó.
Việc khắc phục những yếu kém trên sẽ được thực hiện bằng nhiều giải pháp khác nhau,
theo em việc nâng cao văn hoá quản lý cho đội ngũ cán bộ của Xí nghiệp có tầm quan trọng
đặc biệt.
Trình độ văn hoá quản lý được biểu hiện ở khả năng nắm bắt kịp thời ý nguyện chính
đáng của Xí nghiệp, ở khả năng nghe, biết nghe và biết xử lý đúng đắn ý kiến khác và phát huy
cao độ vai trò của người lãnh đạo, quản lý : điều đó được biểu hiện ở khả năng quyết đoán
trong những thời điểm và trên những vấn đề cần thiết.
Thái độ chân thành, cởi mở, tác phong quần chúng tốt, gắn bó với cán bộ công nhân
viên..., là những tư chất không thể thiếu trong văn hoá quản lý của nhà quản lý. Nhờ đó, mà
ban lãnh đạo Xí nghiệp chia sẻ kịp thời với mỗi thành công khi Xí nghiệp đạt được, chia sẻ với
họ mọi lo âu trăn trở mà họ đang trải qua, cùng nhau tìm ra giải pháp hữu hiệu để giải toả kịp
thời những mối băn khoăn, trăn trở nhằm phát huy nhân tố con người để đẩy mạnh sản xuất
kinh doanh của Xí nghiệp.
Nghe cán bộ công nhân viên, nắm được ý kiến của cán bộ công nhân viên đã là quan
trọng, song biết nghe cán bộ công nhân viên còn quan trọng hơn. Nghe và biết nghe không
phải là một. Cán bộ công nhân viên là một số đông, trong họ không chỉ có sự đồng nhất mà
còn có sự khác biệt, có cả mâu thuẫn. Trong nhiều trường hợp, ý kiến, nhu cầu, nguyện vọng
của số đông là đúng đắn. Các quyết định của ban giám đốc Xí nghiệp được dựa trên đó sẽ là
tiền đề cần thiết bảo đảm tính đúng đắn của quyết định. Song tính phổ biến đó không loại trừ
khả năng xuất hiện nhu cầu nguyện vọng không chính đáng.
Vì vậy, biết nghe bao hàm trong đó khả năng phân biệt đúng, sai, không phụ thuộc vào
đa số hay thiểu số một cách hình thức khi ra quyết định. Ban lãnh đạo Xí nghiệp cần học cách
ra quyết định một cách thực sự dân chủ, phải biết lắng nghe ý kiến của cán bộ công nhân viên.
Văn hoá quản lý của nhà quản lý còn được đo bằng khả năng kết hợp hài hoà giữa lãnh đạo tập
thể và cá nhân phụ trách, xác định rõ vai trò của thủ trưởng. Cho nên, không thể cho rằng chỉ
trong một thời gian ngắn có thể hình thành một đội ngũ những nhà quản lý có đầy đủ mọi yêu
cầu của văn hoá quản lý, mà phải coi đó là một sự nghiệp lâu dài. ý thức rõ sự cần thiết của yêu
cầu đó và từng bước hiện thực hoá chúng là một bước tiến hết sức quan trọng của Xí nghiệp.
1.2 Hoàn thiện việc phân cấp, quản lý, giao quyền hạn, nhiệm vụ cho các bộ phận và phân
xưởng trực thuộc
1.2.1 Uỷ quyền:
Giám đốc Xí nghiệp quy định việc phân cấp quản lý và uỷ quyền quản lý trong Xí nghiệp
như sau:
Xí nghiệp giao uỷ quyền cho cán bộ thuộc, mọi uỷ quyền đều được thực hiện bằng
văn bản, người được uỷ quyền không được uỷ quyền tiếp, cho người khác.
Phạm vi uỷ quyền, thực hiện uỷ quyền thường xuyên theo chức trách, cán bộ, uỷ
quyền theo mảng công việc hoặc theo từng công việc cụ thể.
Người được uỷ quyền phải năng động, sáng tạo trách nhiệm cao trong tổ chức, trong
thực hiện nhiệm vụ, tạo được lòng tin với đơn vị, với khách hàng, chịu trách nhiệm trước giám
đốc Xí nghiệp, chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật.
1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của các phân xưởng và bộ phận trực thuộc
Nhiệm vụ: các phân xưởng và bộ phận có nhiệm vụ quản lý và sử dụng đạt hiệu quả
cao nhất đối với máy móc thiết bị và những tài sản do Xí nghiệp giao, có nhiệm vụ quản lý ,
bảo quản và sử dụng, tiết kiệm về vật tư nguyên liệu... để phục vụ cho việc sản xuất . Triển
khai sản xuất đúng tiến độ, đúng kế hoạch để thực hiện các chỉ tiêu Xí nghiệp giao đảm bảo đủ
số lượng, chất lượng và tiến độ nhập kho để Xí nghiệp thực hiện giao bán sản phẩm. Quản lý
và sử dụng tốt đội ngũ lao động do Xí nghiệp phân công làm việc xuống từng phòng ban và
các phân xưởng, sử dụng các biện pháp thích hợp để phát huy tiềm năng của người lao động
phục vụ cho công tác quản lý và sản xuất tại Xí nghiệp . Thực hiện chế độ trả lương thưởng, và
các tiêu chuẩn khác theo đơn giá khoán và các quyết định do công ty ban hành hoặc phê duyệt,
thực hiện chế độ công bằng về việc làm và đãi ngộ, thực hiện về chế độ và kế toán và hoạch
toán nội bộ theo hướng dẫn và quy định của Xí nghiệp.
Quyền hạn: trên cơ sở số lao động hiện có, được quyền xây dựng phản ánh sử dụng
lao động sao cho đạt hiệu quả nhất, đề xuất với phòng chức năng, với giám đốc Xí nghiệp, cho
công nhân đi học tập, thăm quan để nâng cao trình độ tay nghề và học hỏi kinh nghiệm về sản
xuất.
1.3 Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý
Trong những năm qua, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân viên ở Xí
nghiệp May X19 nói chung chưa được quan tâm đúng mức. Trước tình hình mới có nhiều thử
thách, Xí nghiệp cần tiếp tục thúc đẩy hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
cho đội ngũ lao động bởi khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, những kiến thức kinh nghiệm
và công tác quản lý của cơ chế cũ không còn phù hợp nữa. Bên cạnh các tiến bộ về công nghệ
trên thế giới đòi hỏi các đơn vị, tổ chức có sự tiếp cận phương thức quản lý mới để tránh nguy
cơ tụt hậu.
Mặt khác, khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn lực của Xí nghiệp
tăng nhanh, Xí nghiệp cần thực hiện phương châm đa dạng hoá các hình thức đào tạo và phát
triển con người, áp dụng các hình thức đào tạo linh hoạt để đáp ứng kịp thời những đòi hỏi
trong Xí nghiệp đặt ra.
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, đội ngũ lao động quản lý ít nhiều chịu ảnh hưởng
của lề lối làm việc theo cơ chế cũ . Vì vậy, việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý
cũng như nâng cao tay nghề cho công nhân viên là việc làm rất cần thiết.
1.3.1 Đối với cán bộ quản lý
Tổ chức đào tạo lại cho cán bộ quản lý nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao.
Không thiên vị mà phải dựa vào năng lực công tác của họ, mức độ tiếp thu, kiến thức, tính ham
học, có sức khoẻ, ... nhằm tránh đào tạo nhầm lẫn sau này chất lượng công tác kém.
Lựa chọn những người có ý thức lao động tốt, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc,
xem lợi ích của cơ quan như lợi ích của chính bản thân họ. Trong quá trình cử cán bộ đi học
hoặc đào tạo lại thì các phòng ban chức năng phải đảm bảo hiệu quả quản lý của mình, nên yêu
cầu có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp, đồng thời phải xác định chính xác cử ai đi học, vào
thời điểm nào là hợp lý nhất.
Riêng đối với cán bộ quản lý ở cấp phân xưởng, Xí nghiệp cần phải xem xét lựa chọn
những công nhân trẻ, có thể công tác lâu dài, có năng lực để lập kế hoạch gửi đi đào tạo nâng
cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật quản lý .
Tuyển dụng những cán bộ mới tốt nghiệp, nhằm trẻ hóa bộ máy quản lý của Xí nghiệp,
kiên quyết thay thế những người đã đến tuổi về hưu, mất sức không gắn bó với Xí nghiệp ...mà
không đáp ứng được đòi hỏi của công việc. Công tác tuyển dụng thông qua quảng cáo, giới
thiệu của người lao động trong Xí nghiệp, chiêu mộ từ các trường...
1.3.2 Đối với công nhân sản xuất trực tiếp
Đối với việc đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên ở các phân xưởng
may, phòng tổ chức hành chính phối hợp chặt chẽ với bộ phận kỹ thuật ở phân xưởng để lên kế
hoạch đào tạo nâng cao tay nghề, nâng cao cấp bậc cho từng cán bộ công nhân viên một cách tỉ
mỉ bởi chính họ là đội ngũ quyết định đến chất lượng sản phẩm .
Thường xuyên đào tạo lại công nhân do thay đổi về quy trình công nghệ đào tạo, thông
báo tuyển thêm công nhân có tay nghề đã được đào tạo. Sa thải những công nhân không đáp
ứng được công việc, nhưng phải đảm bảo chế độ cho những người này theo luật lao động. Đặc
điểm của nghành may là phải làm việc theo ca, vì vậy Xí nghiệp khi bố trí lao động cần hạn
chế lao động nữ làm ca đêm.
2. Kiến nghị về một số chính sách điều tiết vi mô và vĩ mô
Nhà nước cần có chính sách áp dụng thu thuế đặc thù cho công ty, có tác dụng khuyến
khích đầu tư phát triển như giảm thuế nhập khẩu cho hàng hoá và thiết bị cho ngành may mặc.
Tránh đánh thuế nhiều lần tăng tỷ lệ khấu hao, nhằm bảo đảm sản xuất kinh doanh .
Có chính sách khuyến khích và đầu tư thoả đáng cho ngành dệt và các ngành cung cấp
phụ liệu cho ngành may, đặc biệt ngành dệt phải cung cấp đầy đủ vải có chất lượng cao.
Trong những năm tới công ty còn đang thiếu vốn, vậy Nhà nước cần có chính sách
cho công ty vay vốn với lãi suất thấp hoặc vay không lãi để công ty đủ phục vụ sản xuất .
Giá thành sản phẩm: để tiêu thụ được nhiều sản phẩm buộc Xí nghiệp phải hạ giá
thành sản phẩm, nhưng chỉ hạ ở một mức nào đó, Xí nghiệp vẫn thu được lợi nhuận. Nếu tiêu
thụ được nhiều thì sẽ thu được lợi nhuận cao. Muốn làm như vậy, Xí nghiệp phải tìm những
nơi cung cấp nguồn vật tư có giá cả phải chăng nhưng chất lượng vật tư phải bảo đảm yêu cầu.
Đồng thời Xí nghiệp cần phát động mạnh hơn nữa phong trào tiết kiệm nguyên vật liệu tránh
tình trạng vật tư thừa nhiều và giảm mọi chi phí khác không cần thiết. điều đó sẽ làm cho chi
phí để sản xuất ra một sản phẩm sẽ giảm, giá thành sản phẩm giảm, hàng hóa bán ra được
nhiều hơn dẫn đến lợi nhuận tăng.
Tăng sản lượng tiêu thụ: để tăng được sản phẩm tiêu thụ đòi hỏi giá bán phải chăng,
nhưng chất lượng vừa bền, vừa đẹp, giá thành lại thấp. Hơn nữa, Xí nghiệp cũng cần đẩy mạnh
công việc quảng cáo tiếp thị.
Thành lập đội ngũ các nhà thiết kế với trình độ kỹ thuật cao, sẵn sàng góp ý về những
kiểu mẫu đẹp, hợp thời trang. Đội ngũ này phải kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi giao
hàng để giữ chữ tín với khách hàng.
Phải có đội ngũ cán bộ marketing nhạy bén, sắc xảo, nắm bắt được những biến động
của thị trường, tích cực tìm nơi tiêu thụ.
Mở rộng quy mô sản xuất: hiện nay nơi sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp còn nhỏ, nơi
làm việc của công nhân còn chật hẹp, công nhân còn phải làm thêm giờ kể cả ngày nghỉ. Để
khắc phục được tình trạng này Xí nghiệp có thể vay vốn mở rộng quy mô sản xuất, mua thêm
máy móc thiết bị mới, tuyển dụng thêm công nhân, đặc biệt là những người có tay nghề cao.
Kết luận
Trong mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, thì hiệu quả sử dụng lao
động trong doanh nghiệp không chỉ có ý nghĩa tạo ưu thế cạnh tranh, nâng cao lợi nhuận cho
doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động, giúp người lao động phát
triển toàn diện, nâng cao kiến thức, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao
động. Bên cạnh đó, nó còn có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Để cơ khả năng đứng vững trên thị trường, nhất là thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện
nay, các doanh nghiệp luôn tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động về công tác
quản lý nguồn nhân lực. Bởi vậy phải quản lý nguồn nhân lực có ảnh hưởng lớn đến sự thành
công hay thất bại của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp đạt được hiệu quả là doanh nghiệp
được tổ chức sao cho tất cả mọi người đều hiểu được việc phải làm và người nào cũng có kỹ
năng cần thiết để hoàn thành công việc.
Qua phân tích tình hình thực tế, Xí nghiệp May X19 đã và đang đáp ứng tốt nhu cầu hàng
tiêu dùng trong nước, góp phần vào công cuộc Công nghiệp hoá-Hiện đại hóa đất nước. Ngoài
việc thực hiện công việc này, Xí nghiệp còn thực hiện chiến lược kinh doanh, tìm kiếm đối tác
và chú trọng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vì đào tạo là một trong những
yếu tố thúc đẩy, đảm bảo cho sự phát triển cân đối đồng bộ và vững chắc của một đơn vị nói
riêng và của nền kinh tế nói chung. Do vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động công tac quản lý
nguồn nhân lực nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản của Xí nghiệp đưa ra, trước hết Xí
nghiệp phải xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý năng động, hiệu quả, đội ngũ công nhân
lành nghề luôn phấn đấu vì mục tiêu của Xí nghiệp. Việc này đòi hỏi mỗi cán bộ công nhân
viên không chỉ nắm vững về mặt lý luận mà phải hiểu sâu sắc tình hình thực tế tại Xí nghiệp,
để từ đó có thể vận dụng một cách khoa học, linh hoạt, hợp lý trong việc kết hợp giữa lý luận
và thực tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tác giả mong rằng, bài khoa luận này sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với Xí
nghiệp trong việc nghiên cứu các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại
Xí nghiệp, cũng như các Xí nghiệp khác và những ai quan tâm.
Lời nói đầu
Cùng với chính sách mở cửa nền kinh tế trong cơ chế thị trờng của nớc ta hiện nay, các
doanh nghiệp đang ngày càng thừa nhận giá trị của lực lợng lao động có kỹ năng, có kiến
thức và tinh thần chủ động sáng tạo trong công việc. Họ biết rằng điều này không phải
ngẫu nhiên mà có và vì thế đã vận dụng quản lý nguồn nhân lực nh một cách thức hữu
hiệu để thu hút và duy trì những con ngời mà họ cần. Giới quản lý đã đi đến nhìn nhận
rằng quản lý nguồn nhân lực có thể giúp công ty tạo lập một môi trờng khuyến khích các
nhân viên không chỉ ở lại với công ty, mà còn tham gia thực sự vào sự thành công của
doanh nghiệp. Khi các trởng phòng trong doanh nghiệp áp dụng các biện pháp về quản lý
nguồn nhân lực nh nhau, thì các nhân viên đợc đối xử, đợc hởng chế độ và đề bạt một
cách nhất quán. Ngời lao động hiểu rõ doanh nghiệp mong chờ những gì từ họ và họ có
thể mong muốn những gì từ công ty.
Là một trong những Xí nghiệp của Quân đội, Xí nghiệp May X19 đã và đang thực hiện
điều nói trên để hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực của Xí nghiệp. Do đó, công tác
quản lý nguồn nhân lực là vấn đề mang tính sống còn và đặt lên hàng đầu của lãnh đạo Xí
nghiệp.
Sau một thời gian thực tập tại Xí nghiệp May X19, em nhận thấy qua trình hoạt động
sản xuất kinh doanh trong thời gian qua của Xí nghiệp gặp nhiếu khó khăn, nhất là công tác
quản lý nguồn nhân lực, nhng Xí nghiệp vẫn quyết tâm duy trì hoạt động quản lý nguồn nhân
lực ngày càng hiệu quả hơn. Chính vì thế, trong quá trình thực tập tại Xí nghiệp May X19 và
kiểm nghiệm lại những kiến thức đã đợc tích luỹ trong suốt quá trình học tại trờng Đại học
Quản lý và Kinh doanh Hà nội, để có điều kiện đi sâu nghiên cứu vấn đề quản lý nguồn nhân
lực của Xí nghiệp, em đã chọn đề tài Đánh giá hiệu quả hoạt động về công tác quản lý
nguồn nhân lực tịa Xí nghiệp May X19 - công ty 247 - Bộ quốc phòng để làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
Để hoàn thành đề tài này, em đã vận dụng kiến thức đã học đợc ở trờng, đặc biệt là các
môn học: Quản lý nhân sự, Lập kế hoạch, Khởi sự..., và sử dụng tổng hợp các phơng pháp
nghiên cứu nh: Phân tích thống kê, phân tích số liệu, so sánh và khảo sát thực tế.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài với những thực tế đang diễn ra ở Xí nghiệp, do đó tìm
ra những biện pháp khai thác triệt để khả năng của từng cán bộ công ngân viên trong Xí
nghiệp, động viên, khuyến khích họ làm việc tích cực,sáng tạo và có hiệu quả cao hơn.
Kết cấu chuyên đề gồm ba phần:
Phần 1: Lý luận chung về quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp tại Việt nam.
Phần 2: Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại Xí nghiệp
May X19 - Công ty 247 - Bộ Quốc Phòng.
Phần 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu hoạt động về công tác quản
lý nguồn nhân lực tại Xí nghiệp May X19 - Công ty 247 - Bộ Quốc Phòng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Lý luận chung về quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp tại Việt Nam.pdf