Luận văn Mạch và thiết bị điện-Điện tử

Khối xử lý nhiễu: khi ta nhấn ON hoặc OFF thì đầu vào của IC 74ls14 lên VCC (mức 1) khi đó IC 74ls14 sửa nhiễu dội của nút nhấn, khi đó đầu ra của IC 74ls14 là mức 0. Qua 1 cổng NOT và đầu ra được đưa tới IC chốt xung . + Khối xử lý: khi có tác động từ nút nhấn đầu ra của khối xử lý nhiễu sẽ có dạng xung vuông, và được đưa vào cổng NAND (IC3A và IC3C) . Đầu ra của 2 cổng NAND này được đưa vào 2 chân 4 và 5 của IC 192 để đếm tiến hoặc đếm lùi. Làm thay đổi trạng thái đầu ra của Q0, và Q1 cua IC 192. Khi nhấn nút ON 3 lần thì đầu ra Q0 và Q1 có mức logic là 1, hai đầu ra này được đưa vào cổng NAND (IC3B). Đầu ra của IC3B sẽ có mức logic là 0, làm cho đầu ra cổng IC3A luôn là 1 dù có ấn nút ON đi chăng nữa.

docx38 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2791 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mạch và thiết bị điện-Điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Mạch và thiết bị điện-điện tử Mục lục LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay,cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành điện tử,rất nhiều ứng dụng của điện tử đã giúp ích cho con người rất nhiều đời sống cũng như trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và giảm thiểu tối đa sức lao động của con người.Một trong những ngành ứng dụng nhiều điện-điện tử nhất là ngành giao thông vân tải.Ứng dụng được mọi người biết đến nhiều nhất là hệ thống tự đóng ngắt đèn đường không cần sự tác động của con người.Xuất phát từ thực tiễn trên kết hợp với những kiến thức chúng em có được trong quá trình học tập tại Trường Đại Học Sư Phạm Kĩ Thuật Hưng Yên , chúng em đã chọn đề tài “thiết kế chế tạo mạch khởi động 3 động cơ ” với ứng dụng “khởi động 3 băng truyền “ làm đồ án môn học “Mạch và thiết bị điện-điện tử”. Cùng với sự nỗ lực của bản thân nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, vậy nên chúng em rất mong nhận được sự giúp đỡ và ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn nhằm phát triển và mở rộng đề tài . Hưng Yên, tháng 12 năm 2010 Nhóm sinh viên thực hiện KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN Tuần 1 - Nhận đồ án môn học. - Tìm hiểu chung về mạch khởi động băng tải. - Tham khảo ý kiến các sinh viên khóa trên. Tuần 2,3 - Tham khảo một số mạch. - Nghiên cứu các thiết bi, linh kiện có lien quan. Tuần 4,5 - Thiết kế, lựa chọn mạch điện hợp lý. - Tìm kiếm các linh kiện sử dung trong mạch. - Vẽ mạch in và làm bo mạch. Tuần 6,7 - Hoàn thành mạch và chạy thử. - Hoàn thành bản thuyết trình,giới thiệu nguyên lý và ứng dụng cuẩ mạch. - Xin ý kiến GVHD về tiến trình làm việc và những chỉ dẫn thêm. Tuần 8 - Hoàn thành sản phẩm và bảo vệ đồ án. CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI I - Đề tài của chúng em là “Thiết kế chế tạo khởi động 3 băng truyền” với yêu cầu là: · Nhấn nút ON lần 1 thì động cơ 1 chạy. · Nhấn nút ON lần 2 thì động cơ 1 và 2 chạy. · Nhấn nút ON lần 3 thì động cơ 1, 2 và 3 chạy. · Và ngược lại nhấn nút OFF lần 1 tắt động cơ 3 · Nhấn lần 2 tắt động cơ 3 và 2 · Nhấn lần 3 thì tắt hết cả 3 động cơ · Đảm bảo tính kĩ thuật, mỹ thuật, hoàn thành đúng thời gian quy định.. II - Phương pháp thực hiện đề tài. Dựa vào yêu cầu của đề tài chúng em đã sử dụng các linh kiện : IC 74LS192, IC7805, 74LS08, 74LS00, 74LS32, 74LS14 và một số kinh kiện khác. - Hệ thống này được thực hiện bằng cách: · Sử dụng nút nhấn · Sử dụng IC 7805để tạo ra điện áp ổn định để cấp cho mạch hoạt động. · Sử dụng IC 74LS192, 74LS08, 74LS00, 74LS32, 74LS14 CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÍ THUYẾT I. LINH KIỆN ĐIỆN TỬ THỤ ĐỘNG. 1.1. ĐIỆN TRỞ 1.1.1. Khái niệm. -Điện trở là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện, nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ, vật dẫn điện kém thi điện trở lớn, vật cách điện thì điện trở là vô cùng lớn 1.1.2. Các loại điện trở. - Điện trở thường : Điện trở thường là các điện trở có công xuất nhỏ từ 0,125W đến 0.5W - Điện trở công xuất : Là các điện trở có công xuất lớn hơn từ 1W, 2W, 5W, 10W. Điện trở sứ, điện trở nhiệt : Là cách gọi khác của các điện trở công xuất , điện trở này có vỏ bọc sứ, khi hoạt động chúng toả nhiệt. Hình 1.1a - Trở thường Hình 1.1b - Trở sứ 1.1.3. Ký hiệu điện trở Hình 1.1c) Hình 1.1d) 1.1.4. Đơn vị điện trở ,Cách kiểm tra điện trở Đơn vị: Ohm (W) 1kW = 103W 1MW = 103kW Cách đọc trị số điện trở Hình 1.1e – Thứ tự vòng màu của điệntrở Điện trở 4 vòng màu : Vòng a, b chỉ trị số tương ứng với màu. Vòng c chỉ hệ số nhân. Vòng d chỉ sai số Màu thân điện trở Vòng a Vòng b Vòng c Vòng d Không màu Bạc nhũ Vàng nhũ Đen Nâu Đỏ CamVàng Lục Lam Tím Xám Trắng - - - - 1 2 3 4 5 6 7 8 9 - - - 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 - 10-2 10-1 1 101 102 103 104 105 106 107 108 109 +20% + 10% + 5% - + 1% + 2% - - + 0.5% + 0.25% + 0.1% - - Kiểm tra bằng mắt thường : nhìn vào màu trên thân điện trở. Kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng. 1.1.5. Ứng dụng của điện trở Điện trở có mặt ở mọi nơi trong thiết bị điện tử và như vậy điện trở là linh kiệnquan trọng không thể thiếu được trong mạch điện,điện trở có những tác dụng sau: Khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp. Ví dụ có một bóng đèn 8V, nhưng ta chỉ có nguồn 12V, ta có thể đấu nối tiếp bóng đèn với điện trở để sụt áp bớt 4V trên điện trở. Mắc điện trở thành cầu phân áp để có được một điện áp theo ý muốn từ một điện áp cho trước. Hình 1.1g - Cầu phân áp Ngoài ra điện trở còn có nhiều ứng dụng khác trong các mạch điện hằng ngày. 1.2. BIẾN TRỞ Biến trở là các thiết bị có điện trở thuần có thể biến đổi được theo ý muốn. Chúng có thể được sử dụng trong các mạch điện để điều chỉnh hoạt động của mạch điện. Điện trở của thiết bị có thể được thay đổi bằng cách thay đổi chiều dài của dây dẫn điện trong thiết bị, hoặc bằng các tác động khác như nhiệt độ thay đổi, ánh sáng hoặc bức xạ điện từ, ... Hình dạng của biến trở : Hình 1.2a – Cấu tạo biến trở Hình 1.2b – Biến trở thực tế Ký hiệu của biến trở trong sơ đồ mạch điện có thể ở các dạng như sau: Hình 1.2c – các loại kí hiệu của biến trở 1.3. TỤ ĐIỆN. 1.3.1.Định nghĩa , Cấu tạo -Định nghĩa: Tụ điện là linh kiện điện tử thụ động được sử dụng rất rộng rãi trong các mạch điện tử, chúng được sử dụng trong các mạch lọc nguồn, lọc nhiễu, mạch truyền tín hiệu xoay chiều, mạch tạo dao động. - Hình dạng tụ điện: 1.3a – Tụ thực tế - Ký hiệu tụ điện: Hình 1.3b – Kí hiệu của tụ điện -Cấu tạo của tụ điện : Cấu tạo của tụ điện gồm hai bản cực đặt song song, ở giữa có một lớp cách điện gọi là điện môi Người ta thường dùng giấy, gốm , mica, giấy tẩm hoá chất làm chất điện môi và tụ điện cũng được phân loại theo tên gọi của các chất điện môi này như: tụ giấy, tụ gốm, tụ hoá. 1.3.2.Ý nghĩa của giá trị điện áp ghi trên thân tụ. Một tính chất quan trọng của tụ điện là tính chất phóng nạp của tụ, nhờ tính chất này mà tụ có khả năng dẫn điện xoay chiều. Tụ điện sẽ phóng điện từ dương cực sang âm cực, nó phóng điện qua tải sau đó về cực âm của tụ điện. Điện dung của tụ càng lớn thì thời gian tích điện càng lâu Ta thấy rằng bất kể tụ điện nào cũng được ghi trị số điện áp ngay sau giá trị điện dung, đây chính là giá trị điện áp cực đại mà tụ chịu được, quá điện áp này tụ sẽ bị nổ. Khi lắp tụ vào trong một mạch điện có điện áp là U thì bao giờ người ta cũng lắp tụ điện có giá trị điện áp Max cao gấp khoảng 1,4 lần. VD: mạch 12V phải lắp tụ 16V, mạch 24V phải lắp tụ 40V. vv.... .1.3.4. Ứng dụng của tụ điện. Tụ điện được sử dụng rất nhiều trong kỹ thuật điện và điện tử, trong các thiết bị điện tử, tụ điện là một linh kiện không thể thiếu đươc, mỗi mạch điện tụ đều có một công dụng nhất định như truyền dẫn tín hiệu,lọc nhiễu, lọc điện nguồn, tạo dao động .vv... Cho điện áp xoay chiều đi qua và ngăn điện áp một chiều lại, do đó tụ được sử dụng để truyền tín hiệu giữa các tầng khuyếch đại có chênh lệch về điện áp một chiều. Loc điện áp xoay chiều sau khi đã được chỉnh lưu ( loại bỏ pha âm ) thành điện áp một chiều bằng phẳng,đó là nguyên lý của các tụ lọc nguồn . Với điện AC ( xoay chiều ) thì tụ dẫn điện còn với điện DC( một chiều ) thì tụ lại trở thành tụ lọc . Tụ giấy và tụ gốm (trị số nhỏ) thường lắp trong các mạch cao tần còn tụ hoá (trị số lớn) thường lắp trong các mạch âm tần hoăc lọc nguồn điện có tần số thấp CHƯƠNG III - TÌM HIỂU VỀ CÁC LINH KIỆN CHÍNH TRONG MẠCH, VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA CHÚNG. I – IC 7805 và IC 7812. 1.1.Hinh dạng và cấu tạo. Với những mạch điện không đòi hỏi độ ổn định của điện áp quá cao, sử dụng IC ổn áp thường được người thiết kế sử dụng vì mạch điện khá đơn giản. Các loại ổn áp thường được sử dụng là IC 78xx, với xx là điện áp cần ổn áp. VD: 7805 ổn áp 5V,7812 ổn áp 12V. Việc dùng các loại IC ổn áp 78xx tương tự nhau. Hình 1.1 - IC ổn áp 7805 Sơ đồ phía dưới IC 7805 có 3 chân : Chân số 1 là chân IN (hình vẽ trên) Chân số 2 là chân GND (hình vẽ trên) Chân số 3 là chân OUT (hình vẽ trên) 1.2. Một số thông số kĩ thuật - Dòng cực đại có thể duy trì 1A. - Dòng đỉnh 2.2A. - Công suất tiêu tán cực đại nếu không dùng tản nhiệt: 2W. - Công suất tiêu tán nếu dùng tản nhiệt đủ lớn: 15W + ) Nếu vượt quá ngưỡng 4 ý trên 7805 sẽ bị cháy. +) Thực tế ta nên chỉ dùng công suất tiêu tán =1/2 giá trị trên. Các giá trị cũng không nên dùng gần giá trị max của các thông số trên. Tốt nhất nên dùng ≤ 2/3 max. Hơn nữa các thống số trên áp dụng cho điều kiện chuẩn nhiệt độ 25 độ C. +) Ta nên hạn chế áp lối vào 7805 để giảm công suất tiêu tán trên tản nhiệt. IC 7805 còn phụ thuộc vào áp rơi trên nó. *Một số điểm lưu ý khác: +) Thực tế áp lối ra có thể đạt giá trị nào đó trong khoảng 4.8--5.2 V. Nên nếu đo được áp là 4.85V thì ta không vội kết luận là IC bị hỏng. +) Độ trôi nhiệt của 7805 xấp xỉ: 1mv/1 độ C. Nó có hệ số trôi nhiệt âm, nên nhiệt độ tăng, điện áp ra sẽ giảm. VD: Nếu ở 25 độ C, điện áp lối ra là 4.98V, thì rất có thể tại 65 độ, ta đo được thế lỗi ra cỡ: 4.94 độ C. +) IC 7805 có bảo vệ chập tải. II – IC họ 74LS. 2.1- IC 74LS192 đếm thập phân * sơ đồ 2.2- IC 74LS32 (cổng OR) Là cổng thực hiện chức năng của phép toán cộng logic, cổng OR có 2 đầu vào và 1 đầu ra có ký hiệu như hình vẽ : Phương trình logic mô tả hoạt động của cổng OR : Bảng trạng thái mô tả hoạt động của cổng OR : Xét trường hợp tổng quát với cổng OR có n đầu vào. Phương trình logic : Đặc điểm của cổng OR là : tín hiệu đầu ra chỉ bằng 0 khi và chỉ khi tất cả các đầu vào đều bằng 0, ngược lại tính iệu đầu ra bằng 1 khi chỉ cần có ít nhất một đầu vào bằng 1. Sử dụng cổng OR để đóng mở tín hiệu: Xét cổng OR có hai đầu vào x1, x2. Nếu chọn x1 là đầu vào điều khiển, x2 đầu vào dữ liệu, ta có trường hợp cụ thể sau đây : - ® Ta nói cổng OR khoá không cho dữ liệu đi qua Khi : ® Cổng OR mở cho dữ liệu vào đầu vào x2 Sử dụng cổng OR để thực hiện chức năng cổng logic khác : Ta sử dụng hai tổ hợp giá trị đầu và cuối của bảng trạng thái của cổng OR và nối mạhc cổng OR như sau : Cổng OR dóng vai trò cổng đệm. Sơ đồ mạch thực hiện trên hình 3.10 : Đây là cổng thực hiện phép toán nhân đảo, về sơ đồ logic cổng AND gồm 1 cổng AND mắc nối tầng với 1 cổng NOT, ký hiệu và bảng trạng thái cổng NAND được cho như sau: 2.3- IC 74LS08 (cổng AND) Cổng AND là cổng logic thực hiện chức năng của phép toán nhân logic với 2 đầu vào và một đầu ra ký hiệu như hình vẽ: Phương trình logic mô tả hoạt động của cổng AND: Bảng trạng thái hoạt động của cổng AND 2 đầu vào: Từ bảng trạng thái này ta có nhận xét: đầu ra y chỉ bằng 1 (mức logic 1) khi cả hai đầu vào đều bằng 1, đầu ra y bằng 0 (mức logic 0) khi có một đầu vào bất kỳ ( hoặc ) ở mức logic 0. Xét trường hợp tổng quát cho cổng AND có n đầu vào x1, x2…xn: Vậy đặc điểm của cổng AND là: đầu ra y chỉ bằng 1 khi tất cả các đầu vào đều bằng 1, đầu ra y bằng 0 khi có ít nhất một đầu vào bằng 0. Sử dụng cổng AND để đóng mở tín hiệu: Xét cổng AND có hai đầu vào x1 và x2. Ta chọn: - x1: đầu vào điều khiển - x2: đầu vào dữ liệu Xét các trường hợp cụ thể sau: - :Þ bất chấp trạng thái của x2, ta nói cổng AND khoá lại không cho dữ liệu đưa vào đầu vào x2 qua cổng AND đến đầu ra. Ta nói cổng AND mở cho dữ liệu đưa vào đầu vào x2 qua cổng AND đến đầu ra. Sử dụng cổng AND để tạo ra cổng logic khác: Nếu ta sử dụng hai tổ hợp đầu và cuối trong bảng giá trị của cổng AND và nối cổng AND theo sơ đồ sau: Thì chúng ta có thể sử cổng AND để tạo ra cổng đệm Trong thực tế, có thể tận dụng hết các cổng chưa dùng trong IC để thực hiện chức năng của các cổng logic khác. 2.4- IC 74LS00 (cổng NAND) Đây là cổng thực hiện phép toán nhân đảo, về sơ đồ logic cổng AND gồm 1 cổng AND mắc nối tầng với 1 cổng NOT, ký hiệu và bảng trạng thái cổng NAND được cho như sau: Phương trình logic mô tả hoạt động của cổng NAND 2 đầu vào: Vậy, đặc điểm của cổng NAND là : tín hiệu đầu ra chỉ bằng 0 khi tất cả các đầu vào đều bằng 1, và tín hiệu đầu ra sẽ bằng 1 khi chỉ cần ít nhất 1 đầu vào bằng 0. Sử dụng cổng NAND để mở tín hiệu: Xét cổng NAND có 2 đầu vào : chọn x1 là đầu vào điều khiển, x2 là đầu vào dữ liệu. Khi : - ®cổng NAND khoá ® cổng NAND mở cho dữ liệu vào đầu vào x2 và đến đầu ra. 2.3- IC 74LS14 III -TRANSISTOR C828. 3.1. Hinh dạng. Hình 3.1 – Hình ảnh Transistor C828. Tranzitor C828 là loại tranzito nghịch, 3.2.Cấu tạo cơ bản của Trasistor. Hình dưới mô tả cấu trúc của 2 loại Tramsistor NPN và PNP. Nồng độ tạp chất của vùng E lớn hơn vùng B và vùng C có nồng độ tạp chất nhỏ nhất.Vùng nền có kích thước hẹp nhất trong ba vùng bán dẫn kế đến là vùng phát và vùng thu là rộng nhất.Transistor NPN có đáp ứng tần số cao tốt hơn transistor PNP.Bây giờ chúng ta chỉ khảo transistor NPN còn transistor PNP cũng tương tự . 3.3.Transistor ở trạng thái chưa phân cực. Khi pha chất cho (donor) vào thanh bán dẫn tinh khiết ta được chất bán dẫn loại N.Các điện tử tự do(còn thừa của chất cho)có mức năng lượng trung bình gần dãi dẫn điện(mức năng lượng Fermi được năng lên).Tượng tự nếu chất pha tạp là chất nhận(acceptor)thì ta có chất bán dẫn loại P.Các lỗ trống của chất nhận có mức năng lượng trung bình nằm gần dãi hóa trị hơn(mức năng lượng fermi được giảm xuống). Khi nối P-N được xác lập,một rào điện thế sẽ tạo ra tại nối .Các điện tử tử tự do trong vùng N sẽ khếch tán sang vùng P và ngược lại các lỗ trống từ vùng P sẽ khếch tán sang vùng N.Kết quả là tại hai bên mối nối,bên vùng N các ion dương bên vùng P là các ion âm.chúng đã tại ra hàng rào điện thế. Hiện tượng này cũng thấy ở tại hai mối nối transistor.Quan sát vùng hiếm,ta thấy ta thấy rằng kích thước của hiếm là một hàm số theo nồng độ chất pha.Nó rộng ở vùng chất pha nhẹ và hẹp ở vùng chất pha đậm. 3.4.Cơ chế hoạt động của transistor lưỡng cực. Trong ứng dụng thông thường(khếch đại),nối phát nền phải được phân cực thuận trong lúc nối thu nền phải được phân cực nghịch Vì nối phát nền phân cực thuận nền vùng hiếm hẹp lại,nối thu nền được phân cực nghịch nên vùng hiếm rộng ra. Nhiều điện tử từ cực âm của nguồn VEE đi vào vùng phát và sang vùng nền.Như ta đã biết,vùng nền pha tạp chất ít và rất hẹp nên lỗ trống không nhiều do đó lượng lỗ trống khếch tán sang vùng phát không đáng kể. Mạch được phân cực như sau: Do vùng nền hẹp và ít lỗ trống nên có một ít điện tử khếch tán sang vùng phát tái hợp với lỗ trống của vùng nền.Hầu hết các điện tử tử từ vùng này khếch tán thẳng qua vùng thu và bị hút về cực dương của nguồn VCC. Các điện tử tự do vùng phát như vậy tạo nên dòng điện cực phát IE chạy từ cực phát E.Các điện tử từ vùng thu chạy về cực dương của nguồn VCC tạo ra dòng điện thu IC chạy vào vùng thu. Mặt khác,một số ít điện tử là hạt thiểu số của vùng nền chạy về cực. dương của nguồn VEE tạo nên dòng điện IB rất nhỏ chạy vào cực nền B. Như vậy, theo định luật kirchoff,dòng điện IE bằng tổng dòng IB và IC. Ta có:IE =IB+IC Vì dòng IB rất nhỏ nên có thể coi IE=IC 3.5. Cách lắp Transistor và độ lợi dòng điện. Khi sử dụng,transistor được ráp theo ba cách căn bản sau: -ráp theo kiểu cực nền chung(1) -ráp theo kiểu cực thu chung(2) -ráp theo kiểu cực phát chung(3) Trong ba cách ráp trên,cực chung chính là cực được nối mass và dùng chung cho hai ngõ vào và ngõ ra. Trong mỗi cách ráp,người ta định nghĩa độ lợi dòng điện một chiều như sau: Độ lơi dòng điện kí hiêu là K: Độ lợi dòng điện của transistor thường được dùng là độ lợi trong cách ráp cực phát chung và cực nền chung.Độ lợi dong điện trong cách ráp cực phát chung cho bởi: 3.6. Dòng điện rỉ trong transistor Vì nối thu nền thường được phân cực nghịch nên cũng có một dòng điện rỉ (bảo hòa ngược) đi qua mối nối như trong trường hợp diod được phân cực nghịch.Dòng điện rỉ ngược này được kí hiệu là ICBO,được nhà sản xuất cho biết và được mô tả bằng hình vẽ sau: Đây là dòng điện đi từ cực thu qua cực nền khi cực phát để hở .Hình vẽ sau đây cho ta thấy thành phần các dòng điện chạy trong transistor bao gồm cả dòng điện ICBO. Như vậy,ta có: Nếu ICBO xấp xỉ bằng 0,xem như không đáng kể: Ta có: I C ≅ I E. α DC Đó là công thức lí tưởng mà ta đã thấy ở phần trên.Ngoài ra từ phương trình dòng điện căn bản. IE = IB + IC Ta tìm thấy: Nhưng : Thay vào phương trình trên ta được: Chúng ta đăt ICEO = (βDC + 1).ICBO và phương trình trên được viết lại: ICEO = βDC .ICBO + ICBO Như vậy,ta có thể hiểu dòng điện rỉ ICEO như là dòng điện chạy từ cực C qua cực E của transistỏ khi cực B để hở.Trị số của ICEO cũng được nhà sản xuất cho biết: Các thông sốβDC ,αDC , ICBO, ICEO rất nhạy với nhiệt độ. 3.7. Đặc tuyến V-I của transistor Người ta thường chú ý đến 3 loại đặc tuyến của transistor: -đặc tuyến ngõ vào -đặc tuyến ngõ ra -đặc tuyến truyền Mạch tổng quát để biểu 3 đặc tuyến trên được biểu diễn bằng mô hình sau: Chúng ta cần chú ý tùy theo mỗi loai transistỏ và cách lắp ráp mà nguồn V11,V22 phải mắc đúng cực(sao cho khối thu nền phân cực nghịch và khối phát nền phân cực thuận) các Ampe kế và volt kế phải mắc đúng chiều. Chúng ta khảo sát hai cách mắc cơ bản L: 3.7.1. Mắc theo nền cực chung: Mạch điện như sau: Đặc tuyến ngõ vào(input cusver) Là đặc tuyến biểu diễn sự thay đổi của dòng điện IE theo điện thế ngõ vào VBE với VCB được chọn làm thông số Đặc tuyến có dạng như sau: Nhận xét: -khi nối thu nền để hở,đặc tuyến có dạng như diode khi phan cực thuận -điện thế ngưỡng của đặc tuyến giảm khi VCB tăng đặc tuyến ngõ ra(output cusver) Là đặc tuyến biểu diễn sự thay đổi dòng điện cực thu IC theo điện thế thu nền VCB với dòng điện phát làm thông số Đặc tuyến có dạng như sau.Ta chú ý đến ba vùng hoạt động của transistor. Vùng tác độngp:nối nền phát phân cực thuận,nối nền thu phân cực nghịch .Trong vùng này đặc tuyến là những đường thẳng song song và cách đều.Trong các ứng dụng thông thường,transistor được phân cực trong vùng tác động. Vùng ngưng:nối nền phát phân cực nghịch(IE=0),nối thu nền phân cực nghịch.trong vùng này transistor không hoạt động. Vùng bão hòa:nối phát nền phân cực thuận,nối thu nền phân cực thuận.Trong các ứng dụng đặc biệt ,transistor mới được phân cực trong vùng này. 3.7.2.Mắc theo kiểu cực phát chung. Đây cách mắc thông dụng nhất trong các ứng dụng của transistor.mạch điện như sau: đặc tuyến ngõ vào:biểu diễn sự thay đổi của dong điện IB theo điện thế ngõ vào VBE .Trong đó hiệu điện thế thu phát VCE chọn làm thông số. +đặc tuyến như sau: đặc tuyến ngõ ra:biểu diễn dòng điện cực thu IC theo điện thế ngõ ra VCE với dòng điện ngõ vào IB được chon làm thông số. +đặc tuyến ra như sau: -Ta thấy có ba vùng hoạt động của transistor:vùng bão hòa ,vùng tác động và vùng ngưng. -khi nối tắt VBE (TỨC IB =0)dòng điện cực thu xấp xỉ dòng điện rỉ ICEO IV – Rơle. - Hình ảnh Rơle cũng là một ứng dụng của cuộn dây trong sản xuất thiết bị điện tử, nguyên lý hoạt động của Rơle là biến đổi dòng điện thành từ trường thông qua quộn dây, từ trường lại tạo thành lực cơ học thông qua lực hút để thực hiện một động tác về cơ khí như đóng mở công tắc, đóng mở các hành trình của một thiết bị tự động vv... Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Rơ le CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ MẠCH I – Phần thiết kế. KHỐI NGUỒN KHỐI HIỆN THỊ KHỐI XỬ LÝ KHỐI XỬ LÝ NHIỄU 1.1.Sơ đồ khối. 1.2. Giải thích sơ đồ khối. 1.2.1. Khối nguồn 1.2.2. Khối xử lý nhiễu 1.2.4. Khối xử lý 1.3. Sơ đồ nguyên lý Nguyên lý hoạt động của mạch khởi động 3 băng truyền: Ta dựa vào IC 74ls192 có khả năng vừa đếm tiến vừa đếm lùi để ta khởi động băng tải + Khối xử lý nhiễu: khi ta nhấn ON hoặc OFF thì đầu vào của IC 74ls14 lên VCC (mức 1) khi đó IC 74ls14 sửa nhiễu dội của nút nhấn, khi đó đầu ra của IC 74ls14 là mức 0. Qua 1 cổng NOT và đầu ra được đưa tới IC chốt xung . + Khối xử lý: khi có tác động từ nút nhấn đầu ra của khối xử lý nhiễu sẽ có dạng xung vuông, và được đưa vào cổng NAND (IC3A và IC3C) . Đầu ra của 2 cổng NAND này được đưa vào 2 chân 4 và 5 của IC 192 để đếm tiến hoặc đếm lùi. Làm thay đổi trạng thái đầu ra của Q0, và Q1 cua IC 192. Khi nhấn nút ON 3 lần thì đầu ra Q0 và Q1 có mức logic là 1, hai đầu ra này được đưa vào cổng NAND (IC3B). Đầu ra của IC3B sẽ có mức logic là 0, làm cho đầu ra cổng IC3A luôn là 1 dù có ấn nút ON đi chăng nữa. Tương tự, đối với nút OFF ta cũng làm như vậy. II. Sơ đồ mạch board - Mặt in - Mặt linh kiện LỜI KẾT Sau một thời gian nghiên cứu đề tài và được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn PHẠM HỮU KHÁNH chúng em đã hoàn thành Đồ án môn học mạch và thiết bị điện- điện tử Trong quá trình làm đồ án chúng em đã rút ra nhiều kiến thức về môn học như cách tạo nguồn một chiều nhờ diode cầu chỉnh lưu,biết được nhiều linh kiện điện tử...Đồng thời,chúng em đã có những kinh nghiệm đầu làm đồ án,quy trình tác phong làm đồ án. Tuy đồ án của chúng em đã hoàn thành song nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót do hạn chế về mặt thời gian,kiến thức và kinh nghiệm.Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn để đồ án hoàn chỉnh hơn. Một lần nũa chúng em v\xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy cô trong khoa đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng em hoàn thành tốt đồ án này. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Nhóm sinh viên thực hiện TÀI LIỆU THAM KHẢO -Điện tử căn bản. Kĩ sư : Phạm Đình Bảo. -Kĩ thuật điện tử. Đỗ Xuân Phụng . -Linh kiện điện tử. Nguyễn Tấn Phúc. -Kỹ thuật số. Bùi Thị Kim Thoa. -Điện tử công suất Đỗ Công Thắng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdo_an_mon_hoc_dkdc_093.docx