+ Luôn luôn thích ứng với sự thay đổi của môi trường và thị trường nhưng sự thích ứng này phải luôn là sự thích ứng có lợi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nhằm đảm bảo mục tiêu cuối cùng là an toàn – lợi nhuận – sức mạnh trong cạnh tranh.
Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, khi mà khách hàng có quá nhiều sự lựa chọn đầu tư thì việc chi nhánh thực hiện chính sách Marketing hiệu quả sẽ hấp dẫn và thu hút được khách hàng đến gửi tiền tại Ngân hàng. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, ngân hàng có thể nắm bắt toàn bộ các thông tin về môi trường kinh doanh về khách hàng. Trên cơ sở này, Ngân hàng sẽ sử dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo bốn chính sách để thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng. Bốn chính sách đó là :
- Chính sách thông tin nghiên cứu tìm hiểu điều tra.
- Chính sách sản phẩm – giá cả.
- Chính sách phân phối (chính sách cung ứng sản phẩm Ngân hàng).
- Chính sách giao tiếp – khuếch trương.
69 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2211 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đốc Chi nhánh về chính sách phát triển của Ngân hàng.
Phòng/Tổ Quản lý và Dịch vụ kho quỹ
Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ. Chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với giám đốc Chi nhánh về các biện pháp đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ, phát triển các dịch vụ về kho quỹ. Theo dõi, tổng hợp, lập các báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định.
Phòng Tài chính – Kế toán
Quản lý và thực hiện công tác hạch toán chi tiết, kế toán tổng hợp, thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của Chi nhánh, thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính. Đề xuất tham mưu với giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ hợp lý và đúng chế độ.
Phòng/Tổ Điện toán
Tổ chức và vận hành hệ thống công nghệ thông tin, hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng, các đơn vị trực thuộc Chi nhánh, các cán bộ trực tiếp sử dụng để vận hành thành thạo, tham mưu, đề xuất với Giám đốc Chi nhánh về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, về những vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin tại Chi nhánh và những vấn đề cần kiến nghị với BIDV.
Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm
Cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho KH, xử lý các nghiệp vụ phát sinh trong giao dịch với KH. Tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh của đơn vị theo quy định của pháp luật, của BIDV và Chi nhánh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Đề xuất kiến nghị các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh và toàn bộ hệ thống BIDV.
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2011-2013
Mặc dù thời gian qua là quãng thời gian cực kỳ khó khăn cho các doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức kinh tế nói chung. Nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao, bất động sản đóng băng, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản. Ngân hàng thì khó khăn trong việc huy động vốn cũng như thu hồi vốn. Trước tình hình đó BIDV Bình Định cũng bị ảnh hưởng theo rất nhiều. Tuy nhiên với sự nỗ lực và cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên của chi nhánh cũng như chính sách của ban lãnh đạo chi nhánh đã giúp Chi nhánh vượt qua nhiều khó khăn và duy trì được nhiều kết quả khả quan trong những năm vừa qua. Để thấy rõ hơn về những kết quả đạt được của Chi nhánh chúng ta xem xét bảng sau:
Bảng 1.1. Khái quát tình hình hoạt động của CN BIDV Bình Định giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT
Chỉtiêu
STT
% tăngtrưởng
TT B/Q
2011-2013
2011
2012
2013
2012/
2011
2013/
2012
I. Nhóm chỉ tiêu quy mô
1
Tổng tài sản
5.333
5.870
6.917
10,1
17,8
14%
2
Huy động vốn
3.200
4.800
4.661
50,0
-2,9
24%
3
Tổng Dư nợ
5.030
5.780
6.702
14,9
15,9
15%
II. Nhóm chỉ tiêu cơ cấu
1
Tỷ lệ dư nợ TDH/TDN
33,2
44,7
50
34,6
11,9
2
Tỷ lệ dư nợ NQD/TDN
73,5
76,6
81,3
4,3
6,1
3
Tỷ lệ dư nợ TSĐB/TDN
72,1
70,1
69,1
-2,8
-1,4
4
Tỷ lệ dư nợ bánlẻ/TDN
7,4
7,79
5,9
5,8
-24,3
5
Tỷ lệ dư nợ/TTS
94,32
98,4
96,89
4,3
-1,5
III. Nhóm chỉ tiêu chất lượng
1
Tỷ lệ nợ quá hạn
0,7
0,2
0,4
2
Tỷ lệ nợ xấu
0,7
0,9
2
3
Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro
1,9
1,4
1,5
4
Dư nợ ngoại bảng
1
1,6
1,2
5
Số dư lãi treo
35
41
5,5
IV. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả
1
Tổng doanh thu
696
930
1.095
33,6
17,7
25%
2
Lợi nhuận trước thuế
120
155
116
29,2
-25,2
-2%
3
Lợi nhuận trước thuế/người
0,811
0,981
0,734
21
-25,2
-3%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Bình Định)
Kết quả về tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Bình Định qua 03 năm 2011-2013:
- Mặc dù giai đoạn 2011-2013 có nhiều khó khăn thách thức, ảnh hưởng bởi khủng hoản tài chính thế giới, nhưng hoạt động BIDV Bình Định luôn ổn định và phát triển một cách bền vững, tạo dựng tiền đề vững chắc cho hoạt động của những năm tiếp theo.
Chỉ tiêu quy mô:
Tổng tài sản: Tổng tài sản của Chi nhánh tăng trưởng bình quân từ năm 2011-2013 tăng 14%.
- Năm 2011 tổng tài sản đạt 5.333 tỷ đồng
- Năm 2012 tổng tài sản đạt 5.870 tỷ đồng, tăng 537 tỷ đồng tương ứng với tăng trưởng tỷ trọng 10,1% so với năm 2011
- Năm 2013 tổng tài sản đạt 6.917 tỷ đồng, tăng 1.047 tỷ đồng tương ứng tăng (17,8%) so với năm 2012. Với mức tăng tuyêt đối 1.584 từ năm 2011-2013.
Để tổng tài sản Chi nhánh tăng liên tục qua các năm như vậy thì nhờ vào việc tăng vốn của hệ thống Ngân hàng để đảm bảo nguồn vốn đi vay với các khách hàng, thực hiện tốt việc cấp tín dụng để giúp các doanh nghiệp phục hồi nền sản xuất từ đó vựt dậy nền kinh tế đang trong tình trạng khó khăn hiện nay.
Huy động vốn
- Năm 2011 huy động vốn đạt 3.200 tỷ đồng
- Năm 2012 huy động vốn đạt 4.800 tỷ đồng, tăng 1.600 tỷ đồng so với năm 2011 tương ứng tăng tỷ trọng (50%).
- Năm 2013 huy động vốn đạt 4.661 tỷ đồng, giảm nhẹ 139 tỷ đồng so với năm 2012 tương ứng giảm tỷ trọng (-2,9%).
Nhìn nhận chung ta thấy tình hình huy động vốn có sự tăng trưởng mạnh từ năm 2011-2012. Đó là kết quả của sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống thông tin truyền thông, sự nỗ lực và cạnh tranh của Ngân hàng trong công tác quảng bá giới thiệu sản phẩm, các sản phẩm hàng hóa - dịch vụ của Ngân hàng.
- Trong những năm qua, có rất nhiều NH hoạt động tại Quy Nhơn, áp lực cạnh tranh rất cao, tuy nhiên BIDV Bình Định vẫn tích cực HĐV với nhiều giải pháp và chính sách hợp lý nên ổn định được nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu của DN.
- Chi nhánh đã tích cực triển khai nhiều chương trình khuyến mại, nhiều sản phẩm huy động theo chỉ đạo của hội sở chính: Chứng chỉ tiền gửi dài hạn, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tặng quà, tiết kiệm tặng thẻ cào,các chương trình, sản phẩm triển khai đạt kết quả tốt.
Tổng dư nợ
- Năm 2011 đạt 5.030 tỷ đồng
- Năm 2012 đạt 5.780 tỷ đồng tăng 750 tỷ đồng, tương ứng tăng (14,9%) so với năm 2011.
- Năm 2013 đạt 6.072 tỷ đồng tăng 292 tỷ đồng, tương ứng tăng (5,1%) so với năm 2012.
Dư nợ cuối kỳ tăng trưởng ổn định qua hàng năm, chiếm thị phần lớn trên địa bàn. Trong những năm qua mặc dù trong tình hình khó khăn chung nhưng BIDV Bình Định vẫn đảm bảo đủ nguồn vốn cho nhu cầu hoạt động của DN.
Chất lượng tín dụng được kiểm soát với nợ xấu ở mức thấp. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành nghề ít rủi ro, ngành hàng xuất khẩu, và lĩnh vực ưu tiên khác của Chính phủ,
Tích cực triển khai tốt các giải pháp hỗ trợ DN như: Tiếp tục rà soát cơ cấu lại tài chính cho các DN khó khăn nhưng có khả năng hồi phục, tiếp tục đẩy mạnh giải ngân các lĩnh vực ưu tiên như XNK, DN nhỏ và vừa, đi đầu trong việc giảm lãi suất cho vay. Áp dụng các gói lãi suất hỗ trợ theo chỉ đạo của Tổng giám đốc. Phối hợp, hỗ trợ DN tìm kiếm thị trường, xử lý hàng tồn kho, thanh toán công nợ,
Triển khai mạnh mẽ các sản phẩm cho vay bán lẻ phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, nhu cầu đời sống, tiêu dùng như: cho vay nhu cầu nhà ở, cho vay du học,
Hoạt động dịch vụ:
Ngoài HĐV và cho vay, BIDV Bình Định đã phát triển mạnh mẽ các sản phẩm ngân hàng khác. Thu dịch vụ ròng hàng năm đều tăng cao.
Các dịch vụ truyền thống của BIDV Bình Định luôn chiếm ưu thế trên địa bàn với chất lượng ổn định và ngày càng được nâng cao: thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, tài trợ thương mại, các sản phẩm phái sinh tài chính, phái sinh lãi suất, dịch vụ bảo lãnh, mua bán ngoại tệ , trả lương qua tài khoản, thanh toán hóa đơn tiền điện, điện thoại, truyền hình cáp
Bên cạnh đó BIDV Bình Định đã triển khai mạnh mẽ các sản phẩm dịch vụ hiện đại như: ATM, VISA, Bảo hiểm, WU, các dịch vụ ngân hàng qua internet, điện thoại như VnTopup, VnMart, DirecBanking, HomeBanking,
Nhận xét:
- Trong nhiều năm qua, BIDV Bình Định đều đạc kết quả kinh doanh Tổng giám đốc giao, được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm 2011 là 01 trong 05 chi nhánh đạt danh hiệu: “ đơn vị kinh doanh đặc biệt xuất sắc” toàn hệ thống BIDV, “Cờ thi đua của Thống đốc”, “Bằng khen của UBND tỉnh Bình Định”; Năm 2012 đạt danh hiệu “Đơn vị linh doanh xuất sắc” dẫn đầu khu vực Nam Trung Bộ, đủ tiêu chuẩn đề nghị các cấp xét tặng thưởng. Năm 2013, được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Ngoài nhiệm vụ kinh doanh, BIDV luôn quan tâm và tích cực đi đầu trong công tác đề ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng các mẹ VNAH, công tác An sinh xã hội, thăm hỏi tặng quà cho các em mồ côi, các đồng bào xã nghèo An Hưng, ủng hộ hỗ trợ đồng bào bị lũ lụt, ủng hộ hàng trăm triệu đồng cho quỹ khuyến học của các trường trong tỉnh, Được Bộ Trưởng Bộ Lao Động – thương binh &XH tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong công tác hỗ trợ giảm nghèo và thực hiện chính sách an sinh xã hội giai đoạn năm 2011-2013.
- BIDV luôn chú trọng công tác đổi mới công nghệ nghiên cứu và phát triển sản phẩm dịch vụ mới, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới phong cách phục vụ, nâng cao khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khác hàng.
Ä Hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh
LNTT đạt cao và tăng trưởng mạnh từ năm 2011-2012 nhưng bước sang năm 2013 thì có sự giảm mạnh lý do mức tăng từ các khoản chi phí cao.
LNTT bình quân đầu người cũng dựa trêm LNTT
Nhưng BIDV Bình Định là Chi nhánh có LNTT cao trong hệ thống BIDV và là NH có LNTT cao trong hệ thống các NH trên địa bàn tỉnh Bình Định.
2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển tỉnh Bình Định
2.2.1. Quy trình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển tỉnh Bình Định
Giai đoạn 1: Tiếp thị, phỏng vấn và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ
Tiếp thị tới khách hàng về sản phẩm, dịch vụ:
Tiếp thị, bán toàn diện sản phẩm dịch vụ của NH tùy vào KH đã có quan hệ tín dụng với NH trước đó hoặc KH mới mà CBQHKH cung cấp những thông tin cần thiết nhất về sản phẩm dịch vụ để KH có sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình cũng như phù hợp với chính sách tín dụng của NH.
Phỏng vấn, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ:
Trên cơ sở CBQHKH trực tiếp phỏng vấn KH, nắm bắt nhu cầu, điều kiện của KH để tư vấn cho KH sản phẩm phù hợp nhất và cung cấp, hướng dẫn KH hoàn thiện hồ sơ vay vốn một cách chi tiết, đầy đủ và yêu cầu KH cung cấp đầy đủ các thông tin một lần, tuyệt đối không được yêu cầu KH cung cấp lại đối với các hồ sơ đã có.
Giai đoạn 2: Tiếp nhận, phân tích hồ sơ và xét duyệt cho vay
Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ :
CBQHKH đã hướng dẫn nên trực tiếp nhận hồ sơ từ KH. Khi tiếp nhận hồ sơ từ KH, CBTD xem xét đối chiếu với chính sách tín dụng của CN, để xem các thông tin mà KH cung cấp đã đầy đủ và chính xác chưa, nếu thiếu yêu cầu KH bổ sung đầy đủ.
Đối với tiếp nhận hồ sơ gốc đảm bảo:
Sau khi tiếp nhận từ KH, bàn giao trực tiếp cho kho quỹ( cán bộ trực tiếp và lãnh đạo phòng). Trường hợp chưa bàn giao thì CBQHKH chịu trách nhiệm quản lý.
Đánh giá, phân tích hồ sơ, lập và phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng:
Từ những thông tin thu thập được của KH và các nguồn hỗ trợ, CBTD phân tích, lập tờ trình và trình lãnh đạo xét duyệt.
Trên cơ sở kết quả báo cáo đề xuất tín dụng, nếu:
CBQHKH không đồng ý thì báo cáo Lãnh đạo quan hệ phòng và thông báo cho KH.
CBQHKH đồng ý thì:
+ Trường hợp không qua quản lý rủi ro: CBQHKH trình cấp có thẩm quyền tại CN quyết định cấp tín dụng.
+ Trường hợp qua QLRR, nếu: PGĐ phụ trách QHKH đồng ý thì phê duyệt báo cáo đề xuất đề xuất tín dụng và gửi bộ phận QLRR để thẩm định.
+ Trường hợp vượt qua thẩm quyền của CN về mức cho vay: Tại CN, phòng QLRR đầu mối hoàn thiện hồ sơ trình hội sở chính.
Tại hội sở chính: Ban quản lý rủi ro tín dụng đầu mối nhận hồ sơ, đề xuất xử lý trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng.
Giai đoạn 3: Thực hiện giải ngân
Quyết định cấp tín dụng:
Quyết định cấp tín dụng không qua QLRR : CBQHKH trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng.
Tại PGD nếu vượt thẩm quyền thì trình trực tiếp lãnh đạo CN quyết định (không qua phòng QHKH tại CN).
Quyết định cấp tín dụng qua QLRR: Thực hiện theo quy trình đối với KH là DN.
Ký kết các hợp đồng và hoàn thiện các thủ tục pháp lý:
Quyết định giải ngân: Quyết định giải ngân đối với các khoản vay do các cấp có thẩm quyền tại CN quyết định cấp tín dụng:
Phê duyệt cập nhật thông tin vào hệ thống SIBS:
Cập nhật thông tin lên hệ thống: Trên cơ sở hồ sơ nhận từ phòng QHKH, CBQTTD kiểm tra đầy đủ, khớp đúng trên bề mặt hồ sơ gồm: thông tin KH (tên tuổi..), tổng hạn mức tín dụng, mức rút vốn, mục đích sử dụng trong hợp đồng so với bảng kê và chứng từ.
Phê duyệt thông tin trên hệ thống: Cấp có thẩm quyền trực tiếp phê duyệt trên hệ thống, sau đó trực tiếp điền số tài khoản tiền vay do hệ thống tạo ra lên hợp đồng/bảng kê.
Giai đoạn 4: Quản lý, thu hồi nợ và thanh lý hợp đồng
Mục đích của giai đoạn này là nhằm hướng tới cung cấp dịch vụ tín dụng tốt cho KH, để tạo mối quan hệ tốt lâu dài giữa NH và KH và nhằm mục tiêu cuối cùng là thu hồi nợ đúng hạn
Kiểm tra, giám sát khoản vay, thu hồi nợ và xử lý các vấn đề phát sinh:
Kiểm tra trước và trong khi giải ngân đối với khoản vay phục vụ đời sống tiêu dùng.
Kiểm tra trước, trong và sau khi giải ngân đối với khoản vay phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, đầu tư.
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện rủi ro thì phải đề xuất phòng ngừa.
Thu nợ, lãi, phí
+ Thu nợ tự động
Chứng từ thu nợ thủ công: ủy nhiệm chi, giấy nộp tiền mặt.
CBQTTD/CBQHKHCN đề nghị thu nợ.
+ Trình tự thu nợ thủ công:
Tài khoản khách hàng đủ tiền trả nợ: CBQTTD lập chỉ thị PDVKHCN thu nợ (không phải thông qua CBKHCN).
Tài khoản khách hàng không đủ, không có tiền trả nợ: CBQTTD lập chỉ thị CBKHCN đôn đốc KH trả nợ.
Khách hàng trực tiếp đến ngân hàng trả nợ:
Khách hàng đến phòng QHKH: CBQHCN lập chỉ thị PDVKHCN thu nợ.
Khách hàng đến PDVKHCN: CBDVKHCN trực tiếp thực hiện thu nợ (chủ động làm việc với CBQHKHCN trước khi thu nợ - nếu cần).
Khách hàng đề nghị thu nợ qua điện thoại/email: CBKHCN lập chỉ thị cho PDVKHCN thực hiện thu nợ.
KH chủ động trả nợ trước hạn: CBKHCN hướng dẫn KH thủ tục trả nợ trước hạn và chuyển PDVKHCN tiến hành thu nợ.
Thanh lý hợp đồng: Sau khi KH đã thực hiện đầy đủ khoản tiền gốc và lãi thì:
Phòng QHKHCN: Đầu mối giao trả TSĐB, xóa đăng ký giao dịch TSĐB, soạn thảo thanh lý hợp đồng, rà soát nợ gốc, lãi, phí đã thu; cập nhật các thông tin vào hệ thống SIBS liên quan đến thanh lý hợp đồng, lưu trữ hồ sơ.
Nhận xét:
Về ưu điểm, quy trình cho vay đã được từng bước cải thiện, NH đã thận trọng xem xét, thẩm định kĩ hồ sơ vay vốn của KH, xác định chính xác đối tượng vay, thực hiện đúng các điều kiện vay vốn. Đảm bảo được yếu tố pháp lý của các hồ sơ vay vốn, quy trình CVTD nằm trong quy chế cho vay chung của hệ thống. Việc thực hiện chấm điểm theo hệ thống tính điểm có thể giải quyết nhanh chóng một số lượng lớn yêu cầu mà không cần nhiều sức người, điều đó sẽ làm giảm chi phí hoạt động và đánh giá có hiệu quả thay thế chỉ việc sử dụng cán bộ tín dụng thiếu kinh nghiệm. Hệ thống tính điểm giúp rút ngắn thời gian xét duyệt đơn của KH. Không những thế hệ thống tính điểm này còn loại bỏ được những đánh giá mang tính cá nhân về KH, độ chính xác của kết quả tương đối cao.
Bên cạnh những ưu điểm đạt được NH còn bị vấp phải một số tồn tại nhất định, NH chưa có một văn bản hướng dẫn phù hợp với thực tế hoạt động của CN, quy trình tín dụng còn rườm rà, còn quá nhiều chữ ký, thời gian thẩm định kéo dài khiến KH mất cơ hội mua hàng tốt vẫn còn tồn đọng những điều khoản hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu thị trường về mức cho vay, thời hạn vay, yêu cầu đòi hỏi hồ sơ, chứng từ chứng minh thu nhập, chứng minh sử dụng vốn quá khắt khe gây trở ngại cho KH. Việc dựa vào hệ thống chấm điểm NH có thể mất đi một số đối tượng KH, những người có hoàn cảnh đặc biệt mà trong đơn xin vay không phản ánh được. Bên cạnh đó hệ thống chấm điểm là tập hợp những tiêu thức về KH ở hiện tại và quá khứ nên nó không phản ánh được chất lượng tín dụng trong tương lai của KH.
2.2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển tỉnh Bình Định
2.2.2.1. Quy mô hoạt động CVTD
Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển tỉnh Bình Định là một Chi nhánh ngân hàng lớn trên địa bàn Tỉnh có quan hệ tín dụng với mọi đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Nhưng khách hàng chủ yếu, truyền thống của Ngân hàng là các Doanh nghiệp (bao gồm cả các Doanh nghiệp Quốc doanh và các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh); còn khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp có nhu cầu vay với mục đích tiêu dùng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Điều đó được thể hiện như sau:
Bảng 2.1: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh BIDV Bình Định từ năm 2011-203
Đơnvị: Tỷ đồng
Chỉtiêu
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
ST
TT%
ST
TT%
ST
TT%
Doanhsố CV
10.250
100
10.450
100
11.190
100
Trongđó CVTD
413
4,02
544
5,21
691
6,18
Doanhsốthunợ
9.516
100
9.704
100
10.268
100
Trongđó CVTD
396
4,16
496
5,11
598
5,8
Dưnợ
5.030
100
5.780
100
6.702
100
Trongđó CVTD
217,6
4,33
265,6
4,6
359
5,4
Nợxấu
35,21
100
52,02
100
134,04
100
Trongđó CVTD
0,15
0,43
0,16
0,31
0,19
0,14
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng BIDV Bình Định)
v Doanh số cho vay
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu tỷ trọng CVTD trong hoạt động cho vay đối với DSCV tại Chi nhánh BIDV
Đơnvị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng BIDV Bình Định)
Nhìn vào biểu đồ ta cũng dễ dàng nhận thấy DSCV trong hoạt động cho vay tiêu dùng chỉ chiếm tỷ trọng đạt được mức tối đa năm 2013 là 6,18% tong tổng DSCV của Chi nhánh.
Năm 2011 CVTD đạt 413 tỷ đồng, tương ứng đạt tỷ trọng 4,02% so với DSCV cùng kì.
Năm 2012 CVTD đạt 544 tỷ đồng, tăng 131 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng đạt tỷ trọng 5,21% so với DSCV cùng kì.
Năm 2013 CVTD đạt 691 tỷ đồng, tăng 147 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng đạt tỷ trọng 6,18% so với DSCV cùng kì.
DSCV tại Chi nhánh liên tục tăng qua các năm điều đó đã kéo theo DSCV tiêu dùng cũng tăng theo qua các năm. Qua từng năm ta cũng thấy được CVTD ngày càng chiểm tỷ trọng cao trong hoạt động cho vay, điều này cho ta thấy được hiện tại Chi nhánh đang rất chú trọng đến CVTD từ phía khách hàng.
v Doanh số thu nợ
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu tỷ trọng CVTD trong hoạt động cho vay đối với DSTN tại Chi nhánh BIDV
Đơnvị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng BIDV Bình Định)
Qua biểu đồ ta thấy:
Năm 2011 DSTN trong CVTD đạt 396 tỷ đồng, tương ứng đạt tỷ trọng 4,16% so với DSTN cùng kì.
Năm 2012 DSTN trong CVTD đạt 496 tỷ đồng, tăng 100 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng đạt tỷ trọng 5,11% so với DSTN cùng kì.
Năm 2013 DSTN trong CVTD đạt 598 tỷ đồng, tăng 102 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng đạt tỷ trọng 5,8% so với DSTN cùng kì.
Doanh số thu nợ trong hoạt động cho vay tăng liên tục qua các năm. Đồng nghĩa trong những năm gần đây CN đang thực hiện tốt khoản mục thu nợ hoạt động cho vay của mình.
v Dư nợ
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu tỷ trọng CVTD trong hoạt động cho vay đối với dư nợ tại Chi nhánh BIDV
Đơnvị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng BIDV Bình Định)
Qua biểu đồ ta thấy:
Năm 2011 Dư nợ CVTD đạt 217,6 tỷ đồng, tương ứng đạt tỷ trọng 4,33% so với Dư nợ cùng kì.
Năm 2012 Dư nợ CVTD đạt 496 tỷ đồng, tăng 48 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng đạt tỷ trọng 4,6% so với Dư nợ cùng kì.
Năm 2013 Dư nợ CVTD đạt 359 tỷ đồng, tăng 93,4 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng đạt tỷ trọng 5,4% so với Dư nợ cùng kì.
Dư nợ tại Chi nhánh tăng liên tục qua các năm như vậy thể hiện việc kinh doanh tại Chi nhánh rất có hiệu quả.
Nhận xét:
Thực tế, việc tỷ trọng CVTD chiếm tỷ trọng nhỏ trong Tổng cho vay là điều rất dễ hiểu bởi khách hàng tín dụng chủ yếu, thường xuyên, truyền thống của CN là các Doanh nghiệp, khách hàng cá nhân vay với mục đích tiêu dùng là không lớn .Tuy nhiên, nếu quan sát vào tốc độ tăng trưởng của Doanh số CVTD; Doanh số thu nợ CVTD và dư nợ CVTD ta thấy CN cũng đã bắt đầu chú trọng vào mảng tín dụng mới này. Điều đó cho thấy, mảng hoạt động CVTD của CN còn rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.
v Nợ xấu
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu tỷ trọng CVTD trong hoạt động cho vay đối với nợ xấu tại Chi nhánh BIDV
Đơnvị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng BIDV Bình Định)
Nợ xấu là một trong những vấn đề rất được quan tâm vì có chiều hướng tăng nhanh của nhiều Ngân hàng. Kinh tế suy thoái, các khoản vay không có khả năng thu hồi đã khiến nợ xấu chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ. Chi nhánh BIDV tỉnh Bình Định cũng không ngoại lệ. Qua biểu đồ trên ta thấy nợ xấu tại Chi nhánh liên tục tăng qua các năm, đặc biệt năm 2013 tình hình làm phát tăng cao chiếm 2% tổng dư nợ, đạt 134,04 tỷ đồng tại Chi nhánh.
Nhưng nhìn vào biểu đồ ta cũng thấy được nợ xấu trong hoạt động CVTD được Chi nhánh được chú trọng và chỉ chiếm tỷ trọng từ 0,19%-0,43% trong tổng nợ xấu tại Chi nhánh
Nhận xét:
Trong giai đoạn 2011-2013 để hạn chế nợ xấu tăng nhanh, quản lý khả năng chi trả của khách hàng. Ban lãnh đạo đã đưa ra những biện pháp để khắc phục để hạn chế nợ xấu tăng cao. Ban lãnh đạo đã chủ động triển khai các biện pháp như: Đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp; Tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu; Tiếp tục cơ cấu lại nợ; Tiếp tục hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi; Bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm; Thu nợ và xử lý tài sản bảo đảm; Hoán đổi nợ thành vốn; Kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động; Hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai. Với những biện pháp giải quyết nợ xấu nêu trên sẽ khắc phục được những rủi ro mà nợ xấu gây ra giúp cho NHTMCP Đầu tư và phát tiển chi nhánh Bình Định giải quyết được tình hình nợ xấu kịp thời tạo chất lượng trong hoạt động tín dụng của chi nhánh.
2.2.2.2. Cơ cấu hoạt động CVTD
a. Cơ cấu CVTD theo thời hạn tín dụng
Bảng 2.2: Tình hình cho vay tiêu dùng theo thời hạn tại BIDV Chi nhánh Bình Định từ năm 2011-2013
Đơn vị: Tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm
Tăng trưởng
2011
2012
2013
2012
/2011
2013
/2012
BQ 2011-2013
1
Doanh số CV
413
544
691
31,7
27,1
29,4
Ngắn hạn
268
337
449
25,7
33,2
29,5
Trung dài hạn
145
207
242
42,8
16,9
29,8
2
Doanh số thu nợ
396
496
598
25,3
20,6
23,0
Ngắn hạn
218
283
347
29,8
22,6
26,2
Trung dài hạn
178
213
251
19,7
17,8
18,8
3
Tổng dư nợ
217,6
265,6
359
22,1
35,2
28,7
Ngắn hạn
155,4
215,5
298,3
38,6
38,5
38,6
Trung dài hạn
62,2
50,1
61,1
-19,4
21,9
1,3
4
Nợ xấu
0,15
0,16
0,19
0,07
0,19
0,18
Ngắn hạn
0,08
0,10
0,11
25
10
18
Trung dài hạn
0,07
0,06
0.08
-14
33
10
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng BIDV Bình Định )
Nhìn vào Bảng số liệu 2.2: “ Cơ cấu CVTD theo thời hạn tín dụng” ta thấy rằng: Hầu hết các khoản CVTD của CN là các khoản cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn. DSCV, DS thu nợ, Tổng dư nợ CVTD và nợ xấu CVTD ngắn hạn tăng qua các năm, cụ thể là:
DSCV cho vay tiêu dùng:
* Năm 2011, DSCV CVTD ngắn hạn đạt 268 tỷ đồng; Năm 2012, DSCV CVTD ngắn hạn tăng 25,7% so với năm 2011, đạt 337 tỷ đồng. Đến năm 2013 đạt 449 tỷ đồng tương ứng với mức tăng là 33,2% so với năm 2012.
* DSCV CVTD trung và dài hạn tuy có tỷ trọng trong tổng dư nợ CVTD tại đơn vị tăng qua các năm, đặc biệt tăng mạnh từ năm 2011-2012 nhưng tỷ trọng của nó vẫn thấp hơn CVTD ngắn hạn. Cụ thể như:
Năm 2011, DSCV CVTD trung và dài hạn đạt 145 tỷ đồng; sang năm 2012, tỷ trọng này tăng nhanh 42,8% trong tổng dư nợ CVTD so với năm 2011 đạt 207 tỷ đồng. Đến năm 2013 đạt 242 tỷ đồng, tỷ trọng tăng 16,9% so với năm 2012. Với số mức tăng tuyệt đối 97 tỷ đồng từ năm 2011-2013.
Mức tăng trưởng bình quân từ năm 2011-2013 của DSCV trong hoạt động CVTD xấp xĩ ngang nhau nên ta dễ thấy Chi nhánh luôn chú trọng cả hình thức CVTD ngắn hạn và trung và dài hạn.
DSTN cho vay tiêu dùng cũng tương tự như DSCV trong hoạt động CVTD; DSTN CVTD ngắn hạn và trung hạn tăng liên tục qua các năm. Nhưng mức tăng trưởng bình quân từ năm 2011-2013 của DSTN CVTD ngắn hạn tăng nhanh hơn 26,2% trong khi đó trung dài hạn chỉ đạt 18,8% mức tăng trưởng bình quân từ năm 2011-2013.
Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng:
Dư nợ CVTD ngắn hạn tăng qua các năm , cụ thể là:
* Năm 2011, Dư nợ CVTD ngắn hạn đạt 155,4 tỷ đồng; Năm 2012, Dư nợ CVTD ngắn hạn tăng 38,6% so với năm 2011, đạt 215,5 tỷ đồng. Đến năm 2013, đạt 298,3 tỷ đồng tương ứng với mức tăng là 38,5% so với năm 2012. Với mức tăng trưởng bình quân từ năm 2011-2013 là 38,6%, mức tăng tuyệt đối là 142,9 tỷ đồng.
* Dư nợ CVTD trung và dài hạn tuy có tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ CVTD tại đơn vị giảm mạnh từ năm 2011-2012; và có xu hướng tăng lại trong những năm gần đây.
Năm 20111, Dư nợ CVTD trung và dài hạn đạt 62,2. Sang năm 2012 chỉ còn 50,1 tỷ đồng giảm 12,1 tỷ đồng tương ứng giảm (-19,4%) so với năm 2011. Năm 2013 đạt 61,1 tỷ đồng tăng 11 tỷ đồng tương ứng tăng 21,9% so với năm 2012.
Cơ cấu CVTD theo thời hạn của Chi nhánh theo hướng tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn , còn tỷ trọng cho vay trung và dài hạn có sự biến đổi liên tục. Điều này đã cho thấy Chi nhánh vừa đảm bảo thu nhập của ngân hàng , giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn thanh khoản và không bị ứ đọng vốn.
Nợ xấu cho vay tiêu dùng:
Nợ xấu ngắn hạn tăng liên tục qua các năm từ 0,08 tỷ đồng năm 2011 tăng lên 0,10 tỷ đồng năm 2012 và đạt mức 0,11 năm 2013.
Nợ xấu trung và dài hạn tăng giảm không đồng đều qua các năm. Năm 2011 đạt 0,07 tỷ đồng và chỉ còn 0,06 tỷ đồng năm 2012; năm 2013 con số này đã tăng lên 0,08 tỷ đồng.
Theo nhận định phân tích trên thì ta thấy nợ xấu trong khoản hoạt động CVTD tại Chi nhánh được đảm bảo tốt. Nên theo tình hình nợ xấu theo thời gian cũng biến động không đáng kể.
b. Cơ cấu CVTD theo tài sản đảm bảo
Bảng 2.3: Tình hình cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tại BIDV Chi nhánh Bình Định từ năm 2011-2013
Đơn vị: Tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm
Tăng trưởng
2011
2012
2013
2012
/2011
2013
/2012
BQ 2011-2013
1
Doanh số CV
413
544
691
31,7
27,1
29,4
Không ĐBTS
43,4
47,4
48,2
9,2
1,7
5,5
Có ĐBTS
369,6
496,6
642,8
34,4
29,4
27,3
2
Doanh số thu nợ
396
496
598
25,3
20,6
23,0
Không ĐBTS
30,3
34,2
39,2
12,9
14,6
13,8
Có ĐBTS
365,7
461,8
558,8
26,3
21
23,7
3
Tổng dư nợ
217,6
265,6
359
22,1
35,2
28,7
Không ĐBTS
33,7
30,8
32
-8,6
3,9
-2,4
Có ĐBTS
183,9
234,8
327
27,7
36,9
32,3
4
Nợ xấu
0,15
0,16
0,19
6,7
18,8
12,8
Không ĐBTS
0,05
0,04
0,04
20
0
10
Có ĐBTS
0,10
0,12
0.15
20
25
22,5
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng BIDV Bình Định )
Nhìn vào Bảng số liệu 2.3: “ Cơ cấu CVTD theo tài sản đảm bảo” ta thấy rằng: Hầu hết các khoản CVTD của CN là các khoản chủ yếu là cho vay có đảm bảo tài sản chiếm tỷ trọng lớn. DSCV, DS thu nợ, Tổng dư nợ CVTD, nợ xấu có ĐBTS tăng qua các năm, cụ thể là:
DSCV cho vay tiêu dùng:
* Năm 2011, DSCV CVTD có ĐBTS đạt 369,9 tỷ đồng; Năm 2012, DSCV CVTD có ĐBTS tăng 34,4% so với năm 2011, đạt mức 469,6 tỷ đồng. Đến năm 2013 đạt 642,8 tỷ đồng tương ứng với mức tăng là 29,4% so với năm 2012.
* DSCV CVTD không ĐBTS tuy cũng có tăng qua các năm, nhưng chiếm tỷ trọng rất thấp trong DSCV tiêu dùng.
Năm 2011, DSCV CVTD không ĐBTS đạt 43,4 tỷ đồng; sang năm 2012, tăng với tỷ trọng 9,2% trong tổng dư nợ CVTD so với năm 2011 đạt 47,4 tỷ đồng. Đến năm 2013 đạt 48,2 tỷ đồng, tỷ trọng tăng 1,7% so với năm 2012.
Mức tăng trưởng bình quân từ năm 2011-2013 của DSCV trong hoạt động CVTD của hoạt động có ĐBTS cao hơn. Việc DSCV trong hoạt động CVTD có ĐBTS có tỷ trọng lớn hơn dựa trên sự tín nhiệm của các khách hàng. Nhưng với mức tăng trưởng bình quân 2011-2013 của hoạt động cho vay có ĐBTS cao hơn không TSĐB thì cũng một phần Chi nhánh muốn giảm thiểu rủi ro với việc CVTD của mình.
DSTN cho vay tiêu dùng:
* Năm 2011, DSTN CVTD có ĐBTS đạt 365,7 tỷ đồng; Năm 2012, DSTN CVTD có ĐBTS tăng 26,3% so với năm 2011, đạt mức 461,8 tỷ đồng. Đến năm 2013 đạt 558,8 tỷ đồng tương ứng với mức tăng là 21% so với năm 2012.
Năm 2011, DSTN CVTD không ĐBTS đạt 30,3 tỷ đồng; sang năm 2012, tỷ trọng tăng (12,9%) trong tổng dư nợ CVTD so với năm 2011 đạt 34,2 tỷ đồng. Đến năm 2013 đạt 39,2 tỷ đồng, tỷ trọng tăng 14,6% so với năm 2012. Với số mức tăng tuyệt đối 8,9 tỷ đồng từ năm 2011-2013.
Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng:
Dư nợ CVTD có ĐBTS tăng qua các năm, cụ thể là:
* Năm 2011, Dư nợ CVTD có ĐBTS đạt 183,9 tỷ đồng; Năm 2012, Dư nợ CVTD có ĐBTS tăng 27,7% so với năm 2011, đạt 234,8 tỷ đồng. Đến năm 2013, đạt 327 tỷ đồng tương ứng với mức tăng là 36,9% so với năm 2012. Với mức tăng trưởng bình quân từ năm 2011-2013 là 32,3%, mức tăng tuyệt đối là 143,1 tỷ đồng.
* Dư nợ CVTD không ĐBTS có tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ CVTD tại đơn vị giảm từ năm 2011-2012; và có xu hướng tăng lại trong những năm gần đây.
Năm 20111, Dư nợ CVTD không ĐBTS đạt 33,7 tỷ đồng. Sang năm 2012 chỉ còn 30,8 tỷ đồng giảm 2,9 tỷ đồng tương ứng giảm (-8,6%) so với năm 2011. Năm 2013 đạt 32 tỷ đồng tăng 1,2 tỷ đồng tương ứng tăng 3,9% so với năm 2012.
Với cơ cấu CVTD như trên, Dư nợ CVTD có tài sản đảm bảo chiếm tới trên 90% Tổng dư nợ CVTD đã khiến cho cơ cấu CVTD trở nên hợp lý, đảm bảo an toàn và hạn chế các rủi ro tín dụng cho các khoản CVTD, đồng thời vẫn đảm bảo mức thu nhập của Ngân hàng.
Nợ xấu cho vay tiêu dùng:
Nợ xấu không ĐBTS giảm sang năm 2012 chỉ còn 0,04 tỷ đồng. Đến năm 2013 con số này vẫn được giữ nguyên ở mức đó. Năm 2011 đạt 0,05 tỷ đồng.
Nợ xấu có ĐBTS cũng tăng liên tục qua các năm. Năm 2011 đạt 0,10 tỷ đồng và tăng lên 0,12 tỷ đồng năm 2012; năm 2013 con số này đã tăng lên 0,15 tỷ đồng. Với mức tăng tối đa 0,05 tỷ đồng từ năm 2011-2013.
Với tình hình nền kinh tế đang khôi phục như hiện nay, nợ xấu là một điều không thể tránh khỏi đối với các Ngân hàng, nhưng bằng những biện pháp kiềm chế thắt chặt để tránh được nợ xấu tăng cao thì ta dễ dàng nhận thấy Chi nhánh BIDV đang thực hiện tốt khoản mục này.
2.2.2.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay
Bảng 2.4. Dư nợ CVTD tại CN theo mục đích sử dụng vốn vay giai đoạn 2011 – 2013
Đvt: Tỷ đồng, %
Stt
Tên sản phẩm
2011
2012
2013
Giá trị
Giá trị
Tăng trưởng so với 2011
Giá trị
Tăng trưởng so với 2012
1
Cho vay CBCNV
23,9
19,7
-17,6
19
-3,6
2
Cho vay thấu chi
8,9
9,7
9,0
11
13,4
3
Cho vay cầm cố GTCG
39,4
52,8
34,0
120
127,3
4
Cho vay tiêu dùng đảm bảo BĐS
106,5
149,1
40,0
171
14,7
5
Cho vay nhà ở
30,6
26,5
-13,4
29
9,4
6
Cho vay mua xe
7,4
6,4
-13,5
7
9,4
7
Cho vay qua thẻ tín dụng
0,9
1,4
55,6
2
42,9
8
Cho vay du học
0
0
0
CỘNG
217,6
265,6
22,1
359
35,2
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng BIDV Bình Định )
Biểu đồ 3.5: Tỷ trọng các sản phẩm trong tổng dư nợ CVTD theo mục đích sử dụng vốn vay của Chi nhánh giai đoạn 2011 -2013
Đơn vị: %
Nhìn vào bảng số liệu 2.4 và biểu đồ trên thì ta thấy tình hình Dư nợ CVTD từ giai đoạn 2011-2013 liên tục tăng mạnh từ 217,6 tỷ đồng năm 2011 tăng lên 265,6 tỷ đồng năm 2012 với tỷ lệ 22,1%. Tới năm 2013 con số này đạt mức 359 tỷ đồng tăng 35,2% so với năm 2012.
Điều này có thể dễ dàng cho ta thấy Chi nhánh BIDV Bình Định đang ngày càng chú trọng đến hoạt động CVTD, tiếp tục mở rộng phát huy tiềm năng của CVTD.
Dư nợ cho vay nhà ở chiếm tỷ trọng cũng khá lớn năm 2011, vì nhu cầu nhà ở đối với người dân là rất lớn và mỗi khoản vay đều có giá trị lớn. Dư nợ cho vay nhà ở năm 2011 là 30,6 tỷ đồng; năm 2012, con số này giảm xuống 26,5 tỷ đồng giảm 4,1 tỷ đồng (-13,4%) so với năm 2011 con số này giảm đi vì do tình hình bất động sản lúc này diễn biến rất phức tạp nên KH ít có nhu cầu vay để xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, tại địa bàn Bình Định thì ảnh hưởng của việc bất động sản bị đóng băng là không cao, vì vậy tỷ trọng vay nhà ở năm 2013 lại tăng trở lại đạt 19 tỷ đồng tăng 2,5 tỷ triệu đồng (tăng 9,4%) so với năm 2012. Có thể nói, dư nợ vay nhà ở cao vì việc NH cho vay trong hình thức này khả năng rủi ro thấp. Vì NH sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay làm TSĐB, khi KH không có khả năng trả nợ, NH sẽ thực hiện nguồn thu thứ hai là bán TSĐB đó để thu hồi nợ. Nên việc hình thành từ những khoản vay khác có TSĐB cũng được NH nhân rộng và qua từng thời kì nguồn vay cho tiêu dùng này cũng được NH mở rộng hoạt động. Điều đó đã thể hiện CVTD bằng hình thức ĐBTS có mức dư nợ cao nhất.
Tương tự như hình thức CVTD có đảm bảo thì hình thức cho vay cầm cố GTCG cũng được Chi nhánh đặc biệt quan tâm. Đối với dư nợ theo GTCG là hình thức cho vay có đảm bảo bằng GTCG được BIDV Bình Định đề cập cao về hình thức này. Tăng mạnh nhất là kể từ giai đoạn năm 2012-2013 từ 52,8 tỷ đồng tăng lên 120 tỷ đồng tương ứng với tỷ trọng tăng 127,3% so với năm 2012. Với mức tăng tuyệt đối 80,6 tỷ đồng từ năm 2011-2013. Trong đó, chủ yếu tăng dự nợ chiết khấu sổ tiết kiệm do NH BIDV phát hành, chiếm phần lớn trên tổng số dư nợ cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá.
Đối với dư nợ theo hình thức vay mua xe thuộc thành phần có tỷ trọng thấp. Vì thu nhập của người dân trên địa bàn Bình Định không cao so với các thành phố lớn cũng như nhu cầu vay mua xe cũng không cao hơn so với nhu cầu vay nhà ở. Tuy nhiên về hình thức vay mua xe cũng được chú trọng hơn thể hiện qua bảng số liệu ta thấy năm 2011 là 7,4 tỷ đồng, năm 2012 con số này có giảm nhưng không đáng kể là 6,4 tỷ triệu đồng (giảm 1 tỷ đồng so với năm 2011), năm 2013 thì tăng lên 7 tỷ đồng (tăng 9,4%) so với năm 2012. Nhìn chung, việc hình thành mua xe trả góp cũng như NH hỗ trợ vay mua xe đã giúp cho người dân có phương tiện đi lại thuận lợi trong công việc, du lịchphát triển mạnh mẽ.
Đối với dư nợ theo hình thức vay CBCNV hiện nay đang được đánh giá là phát triển mạnh với thủ tục nhanh gọn, đơn giản. Đối tượng cho vay rộng, vì vậy tỷ trọng của hình thức này có phần cao. Trong đó năm 2011 đạt 23,9 tỷ đồng, đến năm 2012 giảm còn 19,7 tỷ đồng (giảm 4,2 tỷ đồng) so với năm 2011. Năm 2013 có phần giảm nhẹ chỉ đạt 19 tỷ đồng (giảm -3,6%) so với năm 2012. Các sản phẩm cho vay này tiềm ẩn nhiều rủi ro vì điều kiện vay đơn giản, thủ tục nhanh gọn, việc ràng buộc trách nhiệm trả nợ NH của người vay còn lỏng, cũng như trách nhiệm của đơn vị trả lương khi xác nhận thu nhập của người vay. Nhưng NH cũng đã tìm ra được những biện pháp khắc phục được tình hình hoạt động đó.
Đối với dư nợ theo hình thức vay thấu chi có tỷ trọng thấp cũng như tăng trưởng qua các năm còn thấp. Nhưng đây là loại hình cho vay rất thuận lợi đối với người vay, đáp ứng nhanh nhu cầu thanh toán khi cần. Trong đó năm 2011 đạt 8,9 tỷ đồng; sang năm 2012 đạt 9,7 tỷ đồng; đến cuối năm 2013 con số này là 11 tỷ đồng (tăng 13,4%) so với năm 2012.
Đối với dư nợ theo hình thức vay du học là một trong những hình thức vay đạt không nằm tròn tỷ trọng dư nợ trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh. Vì mức thu nhập của người dân tại Bình Định không cao nên việc cho con em mình sang nước ngoài để học tập cũng chỉ nằm ở một số ít người có thu nhập cao tại tỉnh. Đa phần học sinh tại Bình Định sau khi tốt nghiệp THPT thì đều thi vào các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh để học tập. Mặt khác trên địa bàn tỉnh Bình Định các trường đại học cũng có những chính sách hỗ trợ học phí, chỗ ở cho các sinh viên thuộc thành phần được miễn giảm nên việc vay du học tại NH BIDV Bình Định nhìn vào thì không có.
2.3. Đánh giá chung về vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển tỉnh Bình Định
2.3.1. Kết quả đạt được
2.3.1.1. Về quy trình nghiệp vụ cho vay
Ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động tín dụng đã làm cho quy trình tín dụng được thực hiện nhanh chóng, chính xác và đảm bảo chất lượng.
Với sự nỗ lực cải tiến không ngừng để mở rộng tín dụng và nâng cao uy tín của CN, trong ba năm qua CN đã có nhiều cố gắng trong công tác thông tin tiếp thị, thực hiện chính sách khoa học, tăng khả năng cạnh tranh với NHTM khác trên địa bàn tạo tiền đề quan trọng cho việc đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng. Điều này đã giúp BIDV Bình Định đa dạng hóa danh mục dịch vụ, mở rộng thương hiệu, nâng cao uy tín và thị phần trên địa bàn tỉnh Bình Định nói chung và khu vực Nam Trung Bộ nói riêng.
2.3.1.2. Về kết quả cho vay
Bảng 2.5: Thị phần CVTD năm 2011 – 2013 của các NHTM tại Bình Định
Đơnvị : %
STT
Tênngânhàng
Thịphần CVTD năm 2011 – 2013 củacác NHTM tạiBìnhĐịnh
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
1
BIDV BìnhĐịnh
8,5
8,5
11
2
BIDV PhúTài
38,6
38
34,7
3
Sacombank
3,6
3,6
3,9
4
Quânđội
2,8
3
3,4
5
Đông Á
0,7
0,9
1,2
6
Quốctế
0,6
0,5
0,6
7
VP Bank
0,6
0,7
0,8
(Nguồn: Chi nhánh NHNN tỉnh Bình Định)
Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy được tầm hoạt động của BIDV là khá lớn so với những đối thủ khác. Thị phần lớn cho ta thấy phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà Chi nhánh chiếm lĩnh cao. Để giành giật mục tiêu thị phần trước đối thủ, Chi nhánh thường phải có chính sách chiến lược phù hợp thông qua những sản phẩm có chất lượng tốt để đến tay khách hàng, nhất là khi bắt đầu thâm nhập thị trường mới.
Thị phần là khái niệm quan trọng số một trong marketing và quản trị chiến lược hiện đại. Chi nhánh ngân hàng nào chiếm được thị phần lớn sẽ có lợi thế thống trị thị trường.
Trong những năm gần đây doanh số CVTD luôn tăng trưởng qua các năm. Điều này cho thấy, hoạt động CVTD ngày càng được mở rộng và nâng cao chất lượng, NH đã giành nhiều nguồn lực vào việc phát triển CVTD trong quá trình hoạt động. Việc phát triển CVTD là một xu hướng tất yếu trong điều kiện nền kinh tế đang hồi phục hiện nay. CVTD là một thị trường tiềm năng đối với các NHTM, và trong tương lai không xa nó sẽ trở thành một trong những hình thức cho vay chính, chủ yếu đem lại thu nhập cao và thị phần lớn hơn cho CN.
Tỷ lệ nợ xấu luôn giữ ở một mức thấp cho phép. Muốn có được kết quả tốt đó, CN trong thời gian qua đã đánh giá đúng khả năng vay và trả nợ của KH, thủ tục cho vay đơn giản, chuyên viên thẩm định của BIDV Bình Định có trình độ chuyên môn cao, đẩy mạnh việc đôn đốc KH trả nợ, phân loại KH để thuận lợi trong quản lý, kiểm tra tín dụng KH, thường xuyên rà soát lại các hồ sơ vay vốn nói chung và đặc biệt là các hồ sơ trung và dài hạn để loại bỏ những hồ sơ xấu, những KH không uy tín để tìm kiếm những KH tiềm năng có khả năng tài chính cao hơn.
Cụ thể, trong công việc điều tra, lập hồ sơ xét duyệt cho vay, CN đã thực hiện đúng quy chế được ban hành của các cấp có thẩm quyền. Mặt khác, CN đã xem xét cho các cá nhân và hộ gia đình được vay vốn nhanh chóng và chính xác, giải ngân đúng thời gian, thu nợ lãi theo cam kết cũng như theo hoàn cảnh thực tế. Trong quá trình cho vay, CN luôn liên tục kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.
Lợi nhuận từ hoạt động CVTD của CN không ngừng gia tăng và đang chiếm tỷ trọng đáng kể trong Tổng lợi nhuận của CN. Điều này được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay tiêu dùng của một số NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Định các năm 2011-2013
Đvt: tỷ đồng, %
STT
Tên ngân hàng
Thực hiện
Tăng trưởng
2011
2012
2013
2012
/2011
2013
/2012
1
BIDV Bình Định
217,6
265
359
22,1
35,2
2
BIDV Phú Tài
989
1.189
1.123
-10
-5,6
3
Sacombank
92,6
115,6
126,8
24,8
9,8
4
Quân đội
72,6
97,3
111,5
33,9
14,6
5
Đông Á
17,3
29,3
39,4
69,6
34,6
6
Quốc tế
14,3
16,9
19,8
18,2
18,9
7
VP Bank
15,3
21,9
26,8
43,3
22,5
(Nguồn: Chi nhánh NHNN tỉnh Bình Định)
Việc chiếm được thị phần lớn đã đem lại cho Chi nhánh một số lợi ích. Điều đó đã được thể hiện qua bảng về tình hình tổng dư nợ CVTD của Chi nhánh ngân hàng BIDV cao hơn so với các ngân hàng cùng địa bàn.
2.3.2. Những hạn chế
2.3.2.1. Về quy trình nghiệp vụ cho vay
Quy trình CVTD nằm trong quy chế cho vay chung của hệ thống, chưa có một văn bản hướng dẫn phù hợp với thực tế hoạt động của CN và quy trình tín dụng còn rườm rà, thời gian thẩm định kéo dài khiến KH mất cơ hội mua hàng tốt.
Về danh mục dịch vụ các hoạt động CVTD thì mức độ phát triển của các sản phẩm chưa thật đồng đều, chưa có nhiều chương trình sản phẩm hấp dẫn. Các sản phẩm dịch vụ như cho vay thấu chi, vay du học, vay mua xe triển khai còn chậm, thiếu đồng bộ, phạm vi sử dụng của khách hàng còn ít. Các dịch vụ đang khai thác chủ yếu vẫn là sản phẩm truyền thống (tỷ trọng cho vay kinh doanh chiếm phần lớn trong cơ cấu).
Ngoài ra CVTD thường là những khoản vay nhỏ, số lượng KH khá đông, tuy nhiên đội ngũ cán bộ tín dụng vẫn còn mỏng, trình độ vẫn còn hạn chế nên gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc thẩm định, kiểm tra việc sử dụng vốn vay sau khi giải ngân, đôn đốc nhắc nhở KH trong việc thu hồi nợ điều đó gây rủi ro của CVTD và công việc quá tải cho cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý.
2.3.2.2. Về kết quả cho vay
Nợ xấu tuy đã được CN giữ ở mức thấp nhất có thể, tuy nhiên nợ xấu vẫn còn tồn tại ở CN là do một số cán bộ bộ phận công tác quản lý thu hồi các khoản nợ này ở CN vẫn chưa đạt hiệu quả, lơ là trong việc thôi thúc các khoản nợ đã quá hạn.
Hiện nay, CN vẫn chưa có cơ chế CVTD bằng ngoại tệ. Đây là một hạn chế rất lớn trong quá trình hội nhập vào thị trường mới, có sự cạnh tranh đa dạng từ các tổ chức kinh tế, NH liên doanh của nước ngoài. Vì vậy, CN cần nhanh chóng đưa thêm hình thức CVTD bằng ngoại tệ.
Ngân hàng chưa chú trọng quảng bá, khuyếch trương các sản phẩm NH nói chung và các sản phẩm CVTD nói riêng đến với KH, nên không thu hút được nhiều KH. KH của chi nhánh chủ yếu là các KH truyền thống, còn số lượng KH mới không cao. NH còn thụ động trong việc tìm kiếm KH mới và chưa linh hoạt trong khi cho vay.
2.3.3. Phân tích nguyên nhân của những hạn chế
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế ảnh hưởng đến tài chính của các tổ chức kinh tế cũng như cá nhân và hộ gia đình, làm các NHTM cũng phải lao đao. Bên cạnh đó, lãi suất cao, tình trạng vỡ nợ ồ ạt của các DN cũng gây ảnh hưởng lớn cho công tác CVTD.
Trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện nay xuất hiện hàng chục NHTM lớn nhỏ với mức độ cạnh tranh gay gắt. Các NH đều đưa ra các chương trình khuyến mãi và chính sách ưu đãi, mức lãi suất cạnh tranh khốc liệt nhằm thu hút KH.
Thêm vào đó, vùng cư trú hẹp, nhu cầu vay tiêu dùng của KH thấp, đối tượng cho vay ít, chủ yêu tập trung vào các cá nhân và hộ gia đình trong nội thành Quy Nhơn cũng gây khó khăn cho việc mở rộng hoạt động CVTD của CN.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Quan điểm và nhận thức chưa rõ ràng, CN vẫn nặng về cho vay bán buôn các DN, dự án lớn mà chưa quan tâm nhiều đến KH cá nhân.
CN vẫn chưa đầu tư nghiên cứu thị trường, quan tâm phân đoạn thị trường và thị trường mục tiêu.
CN chưa quan tâm phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng, chưa thực hiện tốt hoạt động phát triển thương hiệu CVTD. Trong công tác Marketing thu hút KH, phần quảng cáo tiếp thị cho hoạt động này còn ít.
Hạn chế về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng.
2.4. Những định hướng nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển tỉnh Bình Định
2.4.1. Đơn giản hóa các chính sách cho vay tiêu dùng
Một vấn đề luôn gặp khó khăn hiện nay là sự tiếp xúc của khách hàng với ngân hàng với các dịch vụ của ngân hàng, những khó khăn hiện nay đó là sự không thống nhất giữa khách hàng và ngân hàng trong việc giải quyết mốt số vấn đề chung về các món vay, đó là cản trở về thời gian cấp vốn, thủ tục vay mượn phiền hà phức tạp, đối tượng cho vay vốn của ngân hàng thì hạn hẹp. Từ những khó khăn đó mà vệc mở rộng quy mô cho vay của ngân hàng đối với khách hàng, như vậy sẽ làm giảm tính cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Do vậy mà ngân hàng cần có các biện pháp sao cho có thể giải quyết các thủ tục một cách nhanh nhất, tốn ít thời gian nhất.
2.4.2. Nâng cao chất lượng thu thập thông tin
- Thông tin về tình hình thị trường: Để có những thông tin này thì ngân hàng cần lập ra một đội nhân viên chuyên nghiên cứu về vấn đề thay đổi của thị trường về các loại hàng hóa, về sản phẩm đan dạng và cần có các thông tin định hướng trong tương lai, thông tin này có thể nghiên cứu từ các số liệu thống kê, các báo cáo của bộ chuyên nghành, các buổi hội thảo về lĩnh vực cho vay tín dụng tiêu dùng để từ đó có các thông tin cho đơn vị ngân hàng mình công tác.
- Thông tin khách hàng: nguồn thông tin này có thể thu thập từ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, hay là các thông tin ở các nghành khách có nghiên cứu về khách hàng trong xã hội để quan hệ tốt với khách hàng.
- Thông tin về đối thủ cạnh tranh: Mình có dịch vụ tốt nhưng hãy dừng lại và xem đối thủ của mình có cái gì để từ đó mà có các biện pháp, tiếp thu hay phát huy cái tốt hơn.
2.4.3. Đẩy mạnh kế hoạch marketing của ngân hàng
Marketing ngân hàng là một hệ thống tổ chức quản lý của Ngân hàng để đạt được mục tiêu đặt ra của các Ngân hàng là thõa mãn tốt nhu cầu về vốn, cũng như các dịch vụ khác của Ngân hàng đối với nhóm khách hàng lưa chọn bằng các chính, các biện pháp hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận.
Hoạt động Marketing ngân hàng nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản:
+ Đáp ứng tốt nhu cầu mong muốn của khách hàng về chất lượng, chủng loại sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, đồng thời có các biện pháp kích thích nhu cầu của khách hàng để đạt được mức sử dụng sản phẩm của Ngân hàng cao nhất.
+ Luôn luôn thích ứng với sự thay đổi của môi trường và thị trường nhưng sự thích ứng này phải luôn là sự thích ứng có lợi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nhằm đảm bảo mục tiêu cuối cùng là an toàn – lợi nhuận – sức mạnh trong cạnh tranh.
Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, khi mà khách hàng có quá nhiều sự lựa chọn đầu tư thì việc chi nhánh thực hiện chính sách Marketing hiệu quả sẽ hấp dẫn và thu hút được khách hàng đến gửi tiền tại Ngân hàng. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, ngân hàng có thể nắm bắt toàn bộ các thông tin về môi trường kinh doanh về khách hàng. Trên cơ sở này, Ngân hàng sẽ sử dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo bốn chính sách để thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng. Bốn chính sách đó là :
- Chính sách thông tin nghiên cứu tìm hiểu điều tra.
- Chính sách sản phẩm – giá cả.
- Chính sách phân phối (chính sách cung ứng sản phẩm Ngân hàng).
- Chính sách giao tiếp – khuếch trương.
2.4.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đặc điểm của các khoản CVTD, quy mô mỗi mon vay nhỏ nhưng số lượng các món vay rất lớn. Mà mỗi đơn xin vay đều đòi hỏi CBTD phải tiến hành nhiều công việc sau khi nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng như: Thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản bảo đảm Mặt khác, những sản phẩm mà ngân hàng cung cấp mang tính dịch vụ nên yếu tố con người đóng một vai trò quan trọng đến chất lượng của những sản phẩm đó. Họ là người thẩm định khách hàng để từ đó quyết định cho vay hay không, những quyết định cho vay này đúng đắn thì sẽ tạo ra những khoản tín dụng an toàn. Vì vậy, kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào trình độ nghiệp vụ, sự năng động sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp của CBTD.
Từ đó, ngân hàng có thể đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cán bộ nhân viên ngân hàng nói chung và CBTD nói riêng như:
- Thường xuyên quan tâm bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, đặc biệt là cán bộ giao dịch và CBTD để tạo ra cho ngân hàng những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Phổ biến, tập huấn về các văn bản nghiệp vụ mới cho cán bộ công nhân viên, để cán bộ công nhân viên của ngân hàng có thể chủ động tư vấn, tiếp thị cho khách hà.
- Áp dụng cơ chế khuyến khích cán bộ nhân viên, người có cống hiến cho Chi nhánh sẽ được hưởng thụ xứng đáng, đồng thời nhân viên nào làm việc không hiệu quả sẽ không được hưởng. Đổi mới công tác khen thưởng đúng người đúng việc và có khuyến khích về vật chất. Điều đó sẽ tạo động lực cho họ cống hiến hết mình vào công việc.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra khách hàng trong quá trình cho vay của CBTD. Sau khi quyết định cho vay đối với khách hàng, ngân hàng giải ngân thì CBTD cần phải thường xuyên kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không, đồng thời đánh giá xem khách hàng có khả năng trả nợ đúng hạn hay không để từ đó có những biện pháp kịp thời tránh những rủi ro gây tổ thất cho ngân hàng.
- Ngân hàng nên xem xét bố trí sắp xếp và sử dụng cán bộ một cách hợp lý, cần tìm hiểu về năng lực, trình độ, sở trường của từng CBTD để đề bạt, bố trí, quản lý sử dụng nhân lực một cách hợp lý, nhằm phát huy tối đa khả năng của mỗi người để đem lại hiệu quả cao và hạn chế rủi ro xảy ra trong công tác tín dụng.
KẾT LUẬN
---&---
Kết quả của thành công phát triển chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố chính: Vốn, công nghệ và môi trường thuận lợi.
Việc nghiên cứu cho vay không chỉ có ý nghĩa đối với NHTM mà còn có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với việc quản lý và sử dụng các nguồn cho vay tiêu dùng của các cá nhân, tổ chức cũng như sự vận động của mọi nguồn vốn tiền tệ trong nền kinh tế.
Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, thu nhập người dân được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, do đó nhu cầu chi tiêu trong nền kinh tế cũng gia tăng không ngừng, làm đòn bẩy đối với mở rộng CVTD. Nếu ví hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng là giống như một dây chuyền không ngừng vận động thì TDTD là một mắt xích không thể thiếu, nó không chỉ mang lại nguồn thu mà còn có tác động tích cực thúc đẩy các bộ phận khác cùng phát triển. Đẩy mạnh TDTD là xu hướng tất yếu khách quan trong điều kiện kinh tế thị trường, đồng thời cũng là chiến lược, mục tiêu và thị trường đầy tiềm năng của các ngân hàng thương mại.
Hoạt động trên địa bàn rộng lớn, mức sống người dân cao, lại có nguồn vốn khá dồi dào, NH BIDV Bình Định có nhiều lợi thế mở rộng CVTD. Hoạt động tín dụng này tại ngân hàng đã có sự tăng trưởng đáng khích lệ trong vài năm gần đây, tuy nhiên để đạt được thành công, ban lãnh đạo cũng nhu toàn thể cán bộ ngân hàng còn phải nỗ lực rất nhiều.
Với vốn kinh nghiệm ít ỏi, khả năng phân tích chưa sâu nên lý luận, phân tích và những mô tả của em có thể mang tính thực tiễn không cao. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô khoa TCNH & QTKD trường Đại học Quy Nhơn.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học Quy Nhơn dồi dào sức khỏe và em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô giáo Th.S Đặng Thị Thơi và anh chị, cô chú cán bộ Ngân hàng đã giúp đỡ em trong suốt thời gian làm bài để em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Quy Nhơn, tháng 02 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Sodavanh Chanthongsy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_chinh_so_2301.docx