Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia (tăng trưởng
cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư). Tình hình lạm phát của
nước ta trong thời gian vừa qua là diễn biến rất phức tạp. Đến cuối năm 2008 thì Nhà
nước mới có thể kiểm soát được tình hình . Chính điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn
đến toàn bộ nền kinh tế. Trong cuộc khủng hoảng này hệ thống ngân hàng chịu ảnh
hưởng nhiều nhất. Số lượng tiền gửi giảm mạnh, số lượng tiền cho vay cũng không gia
tăng. Lạm phát đã tạo nên cuộc đua tăng lãi suất giữa các ngân hàng thương mại nhằm
huy động được vốn. Điều này đã gây xáo trộn và hoang mang tâm lý cho người dân.
Chính vì vậy các cơ quan chính phủ phải xây dựng chính sách tiền tệ phù hợp với từng
giai đoạn
58 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2268 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kĩ Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oản ngân hàng. Chính điều này đã tạo ra cho
Ngân hàng Techcombank một thị trường rộng lớn và nâng cao hình ảnh của ngân hàng
mình trong lòng khách hàng. Sang năm 2008 Ngân hàng techcombank tiếp tục giới
thiệu các sản phẩm thẻ và thu hút được một lượng lớn khách hàng, đồng thời chú trọng
nhiều hơn vào thị trương cho vay tiêu dùng sau một thời gian khủng hoảng. Ngân hàng
thực hiện liên kết nhiều hơn với các nhà đầu tư, và các doanh nghệp để tạo điều kiện
cho khách hàng khi vay mua các sản phẩm mua nhà,mua ô tô…Các sản phẩm cho vay
tiêu dùng tín chấp cũng được tăng cường.
Hoạt động cho vay doanh nghiệp
Ngân hàng đã thay đổi mô hình tổ chức cơ cấu của khối cho vay doanh nghiệp,
phân công chuyên môn hóa hơn, tăng cường phục vụ một số lượng lớn khách hàng.
Ngân hàng cũng tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm hiện có của mình. Huy động vốn từ
doanh nghiệp luôn tăng. Nếu như năm 2006 đạt 6.134,15 tỷ đồng thì năm 2007 lên đến
12.228,43 tỷ đồng chiếm hơn 60% tổng dư nợ toàn ngân hàng. Đến năm 2008 thì đã
tăng lên 16.132 tỷ đồng. Nhìn vào biểu đồ dưới đây chúng ta sẽ thấy rõ hơn về tốc độ
tăng trưởng này
6134
12228.43
16132
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
18000
Tỷ đồng
2006 2007 2008
Năm
Dư nợ cho vay đối với DN
Biểu 2.2 : Dư nợ cho vay doanh nghiệp năm 2006-2008 tại ngân hàng Kỹ Thương
Việt Nam
Hoạt động thanh toán quốc tế
Không chỉ chú trọng vào hoạt động cho vay, ngân hàng còn có những thành quả nhất
định trong hoạt động thanh toán quốc tế. Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam đạt giải
ngân hàng thanh toán quốc tế do Citibank trao tặng. Đây là lần thứ 5 liên tiếp ngân
hàngTechcombank nhận được giải thưởng này. Hiện nay tại ngân hàng dịch vụ thanh
toán quốc tế đóng góp tới gần 50% doanh thu dịch vụ , tỷ lệ điện chuẩn tuyệt đối là
99,9%. Điều này chứng tỏ được uy tín và phong cách làm việc chính xác chuyên
nghiệp của ngân hàng
Mới đây ngày 9/4/2009 Techcombank đã ký kết thỏa thuận hợp tác thanh toán biên
mậu với Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), các giao dịch mậu dịch biên
giới hai nước Việt Nam - Trung Quốc sẽ được phép thực hiện theo quy định pháp luật
của mỗi nước. Cho thấy nỗ lực không ngừng của ngân hàng Techcombank nhằm nâng
cao chất lượng dịch vụ của mình.
2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam
2.2.1 Các sản phẩm chính cho vay tiêu dùng của ngân hàng
Ngân hàng Techcombank đã đưa ra các nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng bao
gồm:
Vay mua ô tô
Đặc điểm cho vay mua ô tô:
Hạn mức
vay tối đa
Thời hạn vay
tối đa
Áp dụng cho loại tài sản đảm bảo
80%
tùy theo từng
thời kỳ
Nhà, quyền sử dụng đất
75%
tùy theo từng
thời kỳ
Xe định mua (xe mới 100% và có giá trị lớn hơn 1
tỷ đồng).
70%
tùy theo từng
thời kỳ
Xe định mua (xe mới 100% và có giá trị nhỏ hơn 1
tỷ đồng).
65%
tùy theo từng
thời kỳ
Xe đã qua sử dụng (xe nhập khẩu dưới 5000km, xe
phục vụ hội nghị cao cấp, đấu thầu).
50%
tùy theo từng
thời kỳ
Xe đã qua sử dụng (xe mua đi bán lại, xe có linh
kiện nhập khẩu từ Trung Quốc).
Khách hàng chỉ cần đảm bảo bằng chiếc xe đang đi của mình. Nếu như vay trong
thời gian ngắn hạn, khách hàng sẽ trả lãi hàng tháng và lịch trả gốc sẽ do hai bên thỏa
thuận. Còn cho vay trung và dài hạn, khách hàng sẽ trả gốc và lãi hàng tháng hoặc
quý. Đồng thời khách hàng cũng được phép trả góp khoản vay. Khách hàng chỉ cần có
40% giá trị chiếc xe mong muốn Techcombank sẽ hỗ trợ khách hàng phần còn lại.
Vay mua nhà
Ngân hàng cho vay tối đa lên tới 60% tổng nhu cầu vốn của khách hàng nhưng
không quá 2 tỷ đồng đối với xây, sửa nhà và không quá 7 tỷ đồng đối với trường hợp
mua nhà, chuyển quyền thuê lại nhà của nhà nước và chuyển quyền sử dụng đất, và tối
thiểu là 30 triệu đồng.
Gia đình trẻ
Ngân hàng có thể cho vay tối đa lên tới 1.500.000.000 VND đáp ứng nhu cầu
trọn gói của cá nhân và gia đình về nhà ở, trang bị đồ dùng gia đình, ô tô. Tỷ lệ cho
vay tối đa: 60% tổng nhu cầu vốn vay mua nhà, 80% tổng nhu cầu vốn vay mua ô tô
(theo chương trình Ô tô xịn), 50% tổng nhu cầu vốn vay mua sắm trang thiết bị sinh
hoạt (tối thiểu vay mua trang thiết bị là 30 triệu đồng).
Đối tượng cho vay chủ yếu là các gia đình trẻ. Ngoài lãi, khách hàng chỉ phải
thanh toán 15% vốn gốc trong ¼ thời gian đầu và 25%, 30% và 30% trong các ¼ thời
gian còn lại.
Mua nhà trả góp
Đặc điểm
Khác hàng không cần đặt cọc, không tài sản đảm bảo
Ngân hàng có thể cho vay tối đa lên đến 200 triệu đồng, tối thiểu 20 triệu đồng.
Thời hạn vay : tối đa 36 tháng. Lãi suất: cố định trên dư nợ giảm dần hoặc dư nợ ban
đầu
Ứng trước tài khoản
o Khách hàng được phép chi tiêu vượt quá số tiền có trong tài khoản cá nhân
và có thể sử dụng số tiền đó bất cứ khi nào – qua thẻ thanh toán F@stAccess hoặc rút
trực tiếp tại các điểm giao dịch của Ngân hàng
Khách hàng chỉ phải trả lãi cho thời gian sử dụng tiền thực tế.
o Hai hình thức của F@stAdvance:
Có tài sản đảm bảo (F@stAdvance F1): Giá trị hạn mức được xác định tùy thuộc
vào giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng nhưng tối đa không quá 300 triệu VND.
Không có tài sản đảm bảo (F@stAdvance F2): Khách hàng sử dụng uy tín của
mình để đảm bảo cho hạn mức ứng trước, hoặc được cơ quan đang công tác bảo lãnh.
Hạn mức ứng trước tối đa 4-5 tháng lương nhưng không quá 100 triệu VND.
Du học
Ngân hàng cho người vay tối đa : 50% học phí của khóa học . Thời hạn cho vay tối đa
48 tháng . Lãi suất cho vay là cố định trong năm đầu tiên. Trong thời gian học, học
viên không phải trả gốc vay. Hàng tháng phải trả lãi tiền vay.
Trả gốc vốn vay từng phần sau khi kết thúc chương trình học. Thời gian trả toàn bộ
gốc vay không quá 24 tháng kể từ khi kết thúc khóa học
2.2.2 Quy trình tín dụng của ngân hàng
Bước 1: tiếp nhận hồ sơ vay vốn
- Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng làm thủ tục hồ sơ, kiểm tra các giấy tờ
mà khách hàng đưa đến
- Trao đổi với khách hàng về thủ tục vay vốn và các quy định tính lãi của ngân
hàng
Hồ sơ vay vốn bao gồm:
Giấy đề nghị vay vốn
Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng
Phương án kinh doanh và nguồn trả nợ
Các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo
Các giấy tờ cần thiết khác
Bước 2: Thẩm định các khoản vay
Đầu tiên cán bộ tín dụng cần thẩm định tư các pháp lý của khách hàng. Sau đó
thẩm định tình tình kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng bằng cách xem xét các
báo cáo tài chính, nguồn thu nhập của khách hàng. Thẩm định phương án vay vốn và
hiệu quả sử dụng vốn: Xem xét tính thích hợp của các phương án kinh doanh, so sánh
nhu cầu vốn và vốn tự có của cá nhân, kế hoạch trả nợ của khách hàng. Mặt khác phân
tích tín dụng còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của về hồ sơ mà ngân
hàng cung cấp.
Bước 3: Hoàn chỉnh thủ tục cho vay và giải ngân
Hoàn thiện các giấy tờ cho vay cần thiết cho thủ tục phê duyệt theo quyết định
cho vay chính thức của ngân hàng
Kiểm tra các thông tin của khách hàng,các báo cáo tài chính, kiểm tra hiện trạng
của tài sản đảm bảo
Sau đó ngân hàng kí hợp đồng tín dụng với ngân hàng dựa trên các điều kiện đã
thỏa thuận. Sau đó cán bộ tín dụng đưa hợp đồng và khế ước lên cho phòng hạch toán
để tiến hàng thu phí và giải ngân
Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi kí hợp đồng tín dụng đã được kí kết.giải ngân
là phát tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng được cam kết. Nó cũng là khâu
quan trọng vì nó giúp kiểm tra các sai sót của các khâu trước đó.
Bước 4: Theo dõi kiểm tra đánh giá hoạt động sử dụng tiền vay
- Cán bộ tín dụng theo dõi hoạt động sử dụng khoản vay của ngân hàng. Đảm bảo
khoản vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết
Bước 5: Xử lý khoản vay có vấn đề
Đối với các khoản vay có vấn đề như khách hàng tẩu tán tài sản đảm bảo,khách
hàng sử dụng vốn sai mục đích thì cán bộ tín dụng của ngân hàng cần kiểm tra lại tài
sản và vốn của ngân hàng và viết tờ trình thẩm định cho ngân hàng để xử lý hoặc
chuyển nợ
Bước 6: Thu hồi nợ và xử lý tài sản đảm bảo
Cán bộ tín dụng phải đôn đốc khách hàng trả nợ trước thời hạn 5 đên 15 ngày.
Đôn đốc vệc trả nợ của khách hàng và thu lãi theo định kì của khoản vay. Khâu này
có 3 bước
(1) Thu nợ : Ngân hàng hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo đúng
những khoản cam kết trong hợp đồng tín dụng. Tùy theo hình thức cho
vay và điều kiện khoản vay mà ngân hàng thỏa thuận và lựa chọn hình
thức thu nợ.
(2) Tái xét hợp đồng tín dụng : thực chất là tiến hành phân tích tín dụng
trong điều khoản tín dụng đã được cấp nhằm đánh giá chất lượng, tín
dụng phát hiện rủi ro.
(3) Thanh lý hợp đồng tín dụng: Nếu hết hạn hợp đồng và khách hàng hoàn
trả nghia vụ trả nợ thì ngân hàng là thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng,
giải chấp tài sản.
Bước 7: Tất toán khoản vay
Ngân hàng sẽ tất toán khoản vay khi khách hàng trả hết lãi và gốc cho ngân hàn
Bước 8: Chế độ lưu trữ báo cáo khoản vay
2.2.3 Kết quả kinh doanh của ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam
2.2.3.1 Quy mô tăng số lượng khách hàng vay tiêu dùng của ngân hàng Kỹ
Thương Việt Nam.
Quy mô khách hàng của ngân hàng ngày càng tăng nhanh trong các năm gần đây. Nếu
như năm 2006 số lượng khách hàng đến với ngân hàng chỉ là 1.020 lượt người thì đến
năm 2007 con số ngày đã tăng lên 1.455 khách hàng. Đến năm 2008 cùng với sự phát
triển mạnh của thương hiệu Techcombank , người dân cũng biết nhiều hơn nên số
lượng khách hàng tăng lên 1.831 người. Như vậy trong vòng ba năm số lượng khách
hàng đã tăng lên rất nhanh. Điều này cũng chứng tỏ được uy tín và chất lượng của
ngân hàng trên thị trường. Ngân hàng cũng đã đáp ứng nhu cầu đông đảo của bộ phận
không nhỏ dân cư.
Số lượng khách hàng
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
2000
2006 2007 2008
năm
tr
iệ
u
ng
ư
ờ
i
Số lượng khách hàng
Biểu 2.3 : Số lượng khách hàng cá nhân vay tiêu dùng tại Techcombank.
2.2.3.2 Tỷ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ của ngân hàng Kỹ Thương Việt
Nam
Đơn vị:Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Tổng dư nợ 8.806 20.207 26.022
Dư nợ cho khách hàng cá nhân 2.817 5.915 13.689
Tốc độ 87.05% 110,53% 130,42%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank 2006 – 2008)
Biểu đồ dư nợ tín dụng ngân hàng Techcombank
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
2006 2007 2008
năm
tỷ
đ
ồn
g
Dư nợ tín dụng
Dư nợ cho vay tiêu dùng
Biểu 2.4 Dư nợ tín dụng của ngân hàng Techcombank 2006-2008
Trong những năm gần đây ngân hàng tăng dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân
lên rất cao. Năm 2006 dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân đạt 2.817 tỷ đồng đến năm
2007 đã đạt được 5.915 tỷ đồng, tăng 110,53%. Sang năm 2008 dư nợ tín dụng cá
nhân tăng mạnh đạt tỷ lệ 130.42%. Đây là sự nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống ngân
hàng Techcombank trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn hiện nay.
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
Tỷ đồng
2006 2007 2008
Năm
Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân
Biểu 2.5. Dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng Techcombank
2.2.3.3 Doanh số cho vay tiêu dùng tại ngân hàng
Doanh số cho vay theo sản phẩm của ngân hàng Techcombank
STT Mục đích
vay vốn
2006 2007 2008
Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ
(%) (%) (%)
1 Mua nhà 704,25 25% 1597,05 27% 3969,81 29%
2 Mua ô tô 1183,14 42% 3016,65 51% 7255,17 53%
3 Du học 84,51 3% 177,45 3% 547,56 4%
4 Chứng khoán 394,38 14% 354,9 6% 273,78 2%
5 Kinh doanh 253,53 9% 591,5 10% 1232,01 9%
6 Khác 197,19 7% 177,45 3% 410,67 3%
Tổng 2817 100% 5915 100% 13689 100%
(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng Techcombank năm 2006-2008)
Sản phẩm cho vay mua ô tô là sản phẩm có doanh thu lớn nhất trong cho vay tiêu
dùng tại ngân hàng. Năm 2006 doanh thu mua ô tô la 1183,14tỷ đồng, đến năm 2007
danh thu từ hạt động này đã tăng lên 3016,65 tỷ,tăng 51%. Không dừng lại ở đó nhu
cầu mua ô tô của người dân ngày càng gia tăng năm 2008 đã tăng lên 7255,17 tỷ đồng.
Đây là một kết quả phản ánh rõ nhu câu tiêu dùng của khách hàng trong giai đoạn
hiện nay.
Đối với sản phẩm vay mua nhà trả góp. Đây là sản phẩm hấp dẫn rất lớn đối với
khách hàng. Thời hạn cho khoản vay thường dài tạo điều kện cho cả những người thu
nhập thấp. Năm 2006 doanh thu đạt được là 704,25 tỷ đồng. Sang năm 2007 doanh thu
đạt được là 1597,05 tỷ, tăng từ 25% lên 27% . Mặc dù năm 2008 tình hình kinh
doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn. Vào đầu năm giá đất tăng cao và diễn biến
phức tạp làm cho hoạt động của vay mua bất động sản giảm mạnh. Tuy nhiên đến cuối
năm 2008 thì giá đất trên thị trường có có xu hướng giảm. Người dân có nhu cầu mua
nhà cũng vì thế mà tăng lên. Chính vì vậy kết quả kinh doanh khả quan hơn, năm
2008 doanh thu đạt lên đến 3969,81 tỷ đồng.
Đối với sản phẩm cho vay mua chứng khoán thì chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong hoạt
động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng. Năm 2006 hoạt động cho vay chứng khoán của
ngân hàng đạt 394,38 tỷ đồng ,chiếm 9% tổng dư nợ của ngân hàng. Tuy nhiên do năm
2007 và năm 2008 hoạt động của thị trường chứng khoán có dấu hiệu đi xuống cho
nên nhu cầu đầu tư chứng khoán của người dân cũng giảm mạnh. Cho vay tiêu dùng
chỉ chiếm 6% năm 2007 và 2% năm 2008 đối với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tại
ngân hàng
Sản phẩm cho vay du học cũng không phải là sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong
ngân hàng. Sản phẩm này chỉ dao động khoảng 3%, 4% dư nợ cho vay tiêu dùng.
Hoạt động cho vay tiêu dùng nhằm mục đích kinh doanh thì cũng có sự tăng
trưởng nhẹ. Năm 2006 chiếm doanh số đạt được là 253,53tỷ đồng. Năm 2007 doanh số
đạt được 591,5 tỷ đồng và năm 2008 là 1232,01tỷ đồng. Điều này chứng tỏ nhu cầu
kinh doanh của người dân ngày càng tăng
Đối với các sản phẩm khác thì từ năm 2007 một loạt sản phẩm cho vay tiêu
dùng ra đời đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Doanh số năm 2006 là 197,19 tỷ đồng.
Các năm 2007 và 2008 liên tục tăng nhanh. Các sản phẩm này được thiết kế theo
hướng chuyên biệt hóa và đơn giản hóa quy trình hơn. Lần đầu tiên ngân hàng
Techcombank đã thử nghiệm triển khai mô hình “booth” cho vay lưu động tại các
trung tâm siêu thị và các của hàng bán lẻ dùng đòn bẩy là các sản phẩm này.
Biểu 2.6 : Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn tại ngân hàng Kỹ Thương
Việt Nam năm 2008
Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời gian
vay mua chứng khoán
du học
ô tô
nhà
kinh doanh
khác
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2006 2007 2008
Dư nợ khách hàng cá nhân 2.817 5.915 13.689
Cho vay ngắn hạn 939 2.342 4675
Cho vay trung và dài hạn 1878 4573 10.014
( Nguồn: Báo cáo thường niên năm ngân hàng Techcombank 2006-2008)
Biểu 2.7 Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn
Tại ngân hàng thì các khoản vay trung và dài hạn thường chiếm tỷ trọng lớn.
Nguyên nhân là khách hàng thường tham gia các khoản vay vì mục đích mua nhà, du
học hoặc mua phương tiện đi lại. Năm 2006 doanh thu đạt được từ cho vay tín dụng
trung và dài hạn là 1.878 tỷ đồng nhưng đến năm 2007, 2008 lần lượt tăng là 4.573 và
10.014 tỷ đồng.
Bên cạnh đó các khoản vay ngắn hạn cũng liên tục tăng.
2.2.3.4 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng Kỹ Thương Việt
Nam
Theo quy đinh của ngân hàng Nhà Nước , ngân hàng Kĩ Thương cũng phân loại
thành từng nhóm nợ khác nhau
Biểu đồ cơ cấu cho vay theo thời gian của ngân
hang Techcombank
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
2006 2007 2008
Năm
T
ỷ
đ
ồ
n
g Cho vay trung và dài
hạn
Cho vay ngắn hạn
Nhóm Tình trạng quá hạn
Tỷ lệ dự
phòng
Nợ đủ tiêu
chuẩn
Trong hạn hoặc qua hạn 10 ngày 0%
Nợ cẩn chú ý Quá hạn từ 10 đến 90 ngày hoặc Được cơ cấu trả nợ lần
thứ 1
5%
Nợ dưới tiêu
chuẩn
Quá hạn từ 91 đến 180 ngày
Được cơ cấu thời hạn trả nợ lần thứ nhất ngoại trừ các
khoản cho vay có thời hạn trả nợ được cơ cấu đã được
phân loại vào nợ nhóm 2
20%
Nợ nghi ngờ Quá hạn từ 181 đến 360 ngày
Được cơ cấu trả nợ lần thứ nhất và quá hạn dưới 90 ngày
tính từ thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lần thứ nhất
Được cơ cấu nợ lần thứ 2
50%
Nợ có khả
năng mất vốn
Quá hạn trên 360 ngày
Các khoản nợ khoanh , nợ cần chú ý
Nợ được cơ cấu lần 2 và bị quá hạn cơ cấu
100%
( Báo cáo thường niên ngân hàng techcombank 2006-2008)
Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng Kỹ Thương đã giảm đi đáng kể. Trong năm 2006
tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 3.11%. Đến năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng chỉ còn
lại là 1.38%. Năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên 2.56%. Do có nhiều thay đổi trong
chuyên môn nghiệp vụ tín dụng cho nên ngân hàng Techcombank đã hạn chế được
mức rủi ro tín dụng ở mức thấp, dưới 3%. Đây là một dấu hi
ệu đáng mừng và cũng là trọng tâm để đẩy mạnh tham vọng ngân hàng của
Techcombank
2.3. Đánh giá về hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam
Kết quả đạt được
Mặc dù trong thời gian qua nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó
khăn, tình hình lạm phát thì diễn ra phức tạp nhưng ngân hàng Techcombank cùng các
ngân hàng khác đã vượt qua khó khăn, phát triển mạnh mẽ và vượt mức kế hoạch đề ra
tăng trưởng tổng tài sản,vốn, tín dụng, doanh thu, phát triển mạng lưới, phát triển sản
phẩm. Riêng trong hoạt động cho vay tiêu dùng thì ngân hàng đã có những bước phát
triển vượt bậc. Nếu như cuối năm 2007 mức tăng trưởng cho vay tiêu dùng không thể
đạt được kết quả như dự kiến của ngân hàng, hình thức cho vay tín chấp đã ngừng lại
vì với mức lãi suất trần của ngân hàng Nhà nước đưa ra thì cho vay tín chấp sẽ bị lỗ.
Tuy nhiên sang năm 2008 tín dụng cho vay tiêu dùng đã phát triển trở lại. Số lượng
khách hàng cá nhân đến ngân hàng liên tiếp tăng . Cùng với sự tăng trưởng về số
lượng khách hàng là kéo theo sự tăng trưởng về doanh thu. Hạn mức cho vay tín chấp
của ngân hàng cũng tăng lên. Mặc dù dư nợ tín dụng tiêu dùng tăng mạnh nhưng chất
lượng tín dụng của ngân hàng vẫn vẫn được kiểm soát chặt chẽ. Mặt khác dự phòng
rủi ro tín dụng được trích lập đầy đủ và thường xuyên đảm bảo hoạt động cho ngân
hàng. Tỷ lệ nợ 3-5 tính đến cuối 2007 đã giảm mạnh so với tháng 12/2006 giảm từ
3,11% xuốn còn 1,38%. Với hệ thống công nghệ thông tin việc phân loại tuổi nợ tự
động hóa tại ngân hàng là hoàn toàn. Bên cạnh đó việc vẫn có một số khoản nợ quá
hạn lâu được để trong tài khoản nội bảng là để nâng cao trách nhiệm của cán bộ thu
hồi nợ cũng như quản lý các khoản nợ xấu này. Đồng thời trong những năm gần đây,
ngân hàng tích cực cho ra rất nhiều sản phẩm mới về tín dụng và quy trình tín dụng.
Các khoản cho vay tín chấp đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng. Ngân hàng nâng cao kĩ thuật quản lý rủi ro của tín
dụng bán lẻ theo các danh mục đã được triển khai từ năm 2006. Ngân hàng phê duyệt
tự động những sản phẩm cho vay tiêu dùng đã được thực hiện trên hệ thống xếp hạng
khách hàng được tích hợp tập trung trên hệ thống IT.
So với các ngân hàng thương mại nhà nước thì ngân hàng Techcombank đã có
chính sách tín dụng tiêu dùng phong phú hơn. Những nhu cầu cơ bản của cuôc sống đã
được đáp ứng một cách đầy đủ và nhanh chóng:
Nhu cầu xây, mua nhà
Nhu cầu phương tiện đi lại
Nhu cầu vay đi du hoc
Nhu cầu kinh doanh
Nhu cầu đầu tư chứng khoán
Mặt hạn chế
Tuy nhiên bên cạnh các mặt mạnh của ngân hàng thì vẫn còn một số mặt hạn chế
cần khắc phục.
- Hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển nhưng nhìn chung chưa tương xứng với
tiềm năng của ngân hàng Techcombank. Mặc dù hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân
hàng diễn ra sôi nổi tuy nhiên so với các ngân hàng nhà nước và các ngân hàng cổ
phần uy tín như ACB, VP… thì tại ngân hàng Techcombank hoạt động cho vay tiêu
dùng ở đây vẫn chưa phát triển mạnh.
- Thủ tục cho vay vẫn còn rườm rà : Tuy đã có nhiều cải tiến trong quy trình cho
vay tín dụng nhưng vẫn còn có nhiều khách hàng phàn nàn về quy trình cho vay của
ngân hàng. Các giai đoạn của quy trình cho vay thường bị kéo dài hơn so với thời gian
quy định. Hoạt động quản lý theo dõi khoản vay chưa chặt chẽ
- Sản phẩm cho vay tiêu dùng hiện nay chưa có sản phẩm nào có tính đột phá
mang lại lợi nhuận cao trên thị trường
Mặc dù ở ngân hàng Techcombank sản phẩm cho vay tiêu dùng rất đa dạng
nhưng chưa có sản phẩm nào mang lại khoản lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Các sản
phẩm cho vay niêm yết chứng khoán hiện nay không hiệu quả. Sản phẩm vay đi du
học vẫn còn kém hấp dẫn với khách hàng. Do vậy ngân hàng cần phải cải tiến các sản
phẩm này phù hợp hơn nhu cầu khách hàng
- Doanh số và thị phần của ngân hàng về cho vay tiêu dùng đang chiếm một tỷ lệ
không lớn so với các ngân hàng khác. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí
Minh khách hàng tìm đến vay tại ngân hàng còn nhiều nhưng tại các tỉnh thành khác
thị số lượng cho vay rất ít.
- Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng ở mức dưới 3% đảm bảo dưới quy định
của nhà nước nhưng nợ quá hạn cho vay trung và dài hạn tại các năm cũ vẫn dồn lại
khiến cho các việc thu hồi nợ tại ngân hàng không dứt điểm được.
Nguyên nhân chủ yếu của các mặt hạn chế trên :
- Hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển nhưng chưa tương xứng với
tiềm năng của ngân hàng bởi vì ngân hàng chưa khai thác hết nhu cầu của khách hàng.
Mạng lưới giao dịch của ngân hàng còn hạn chế, đặc biệt là ở các tỉnh thành trên cả
nước do đó khả năng khách hàng tiếp cận dịch vụ của ngân hàng là rất khó khăn. Bên
cạnh đó hoạt động marketing cũng chưa đủ mạnh để thu hút khách hàng.
- Thủ tục cho vay tại ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế, nguyên nhân chủ yếu là
do các các ngân hàng thực hiện đúng các quy định về tín dụng của ngân hàng Nhà
nươc đưa ra. Tuy nhiên các cơ quan hành chính chưa thực sự làm việc hiệu quả,chưa
thực hiện nghiêm túc chế độ một cửa. Chính vì vậy mà thời gian làm hồ sơ thường kéo
dài hơn so với quy định của pháp luật
- Sản phẩm không có những bước đột phá lớn
Nguyên nhân là do những sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng đáp ứng
những nhu cầu cơ bản của người dân hiện nay như mua nhà, mua xe…Các sản phẩm
này hầu hết các ngân hàng thương mại khác đều có cho nên tính cạnh tranh là rất cao.
Doanh thu thu về từ các sản phẩm này không lớn.Vì vậy ngân hàng cần phải nghiên
cứu để đưa ra các sản phẩm có khác biệt mà hiệu quả so với các ngân hàng khác.
Riêng đối với các sản phẩm vay mua chứng khoán không tăng mà còn có xu hướng
giảm nguyên nhân chủ yếu là do thị trường chứng khoán sụt giảm nghiêm trong và
không ổn định.
- Doanh số cho vay tiêu dùng tại ngân hàng hiện nay chưa cao so với một số
ngân hàng cổ phần khác chủ yếu là do hoạt động marketing tại ngân hàng, các hình
thức định vị thị trường của ngân hàng chưa đủ mạnh để lôi kéo khách hàng đến với
ngân hàng. Khách hàng chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, các tỉnh thành khác gần
như số lượng vay vốn là rất ít.Vì vây ngân hàng cần phải đưa ra một chiến lược
marketing lâu dài hơn cho ngân hàng.
- Về nợ quá hạn của ngân hàng không thể thu hồi được thì điều này xuất phát từ
cả ngân hàng và khách hàng
Về phía ngân hàng : Có thể nhân viên tín dụng chưa đủ trình độ để phân tích
khách hàng và khả năng trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó nguồn thu của khách
hàng thì rất khó kiểm soát, trong khi số lượng khách hàng cho vay tiêu dùng của ngân
hàng thì rất lớn. Nhân viên tín dụng thì ít có thông tin về khách hàng. Khách hàng nợ
quá hạn thì ít khi được đôn đốc nhắc nhở. Do vậy nợ quá hạn của ngân hàng vẫn còn
tồn đọng
Về phía người đi vay: Khách hàng không trả nợ cho ngân hàng thì do nhiều
nguyên nhân khác nhau.
- Có thể họ kinh doanh thua lỗ, không có nguồn trả nợ cho ngân hàng
- Có thể họ có khả năng trả nợ cho ngân hàng nhưng họ vẫn chần chừ không
hoàn thanh nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng với hy vọng được sử dụng lâu hơn vốn
của ngân hàng
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt độngcho vay tiêu dùng
tại ngân hàng Kĩ Thương Việt Nam
3.1 Định hướng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng kĩ Thương Việt Nam
3.1.1 Định hướng chung về hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kỹ
Thương Việt Nam
Trong bối cảnh tình hình nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động
phức tạp, các chính sách vĩ mô thay đổi nhanh chóng, cộng với tâm lý người dân lo sợ
một cuộc khủng hoảng kinh tế sắp diễn ra trên diện rộng đã khiến cho các ngân hàng
đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn thử thách. Đội ngũ ban lãnh đạo Techcombank
cùng với hệ thống ngân hàng trong cả nước cùng phấn đấu vượt qua khó khăn , đảm
bảo an toàn hệ thống, thực hiện nghiêm túc chủ trương thắt chặt tiền tệ và tăng trưởng
tín dụng của Ngân hàng nhà nước, đồng thời đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách
hàng. Techcombank được khách hàng và các tổ chức đánh giá tín nhiệm đánh giá là
một ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt trên thị trường hiện nay. Tỷ lệ cho vay
tính trên nguồn vốn của ngân hàng luôn duy trì ở mức tối ưu là 75%, Điều này cho
thấy sự cân đối nguồn vốn, khả năng thanh khoản và hiệu quả sử dụng vốn của ngân
hàng. Chính vì vậy Techcombank là một trong số ít các ngân hàng tại Việt Nam được
Moody’s xếp hạng tín nhiệm ngang bằng với mức xếp hạng tín nhiệm của quốc gia.
Để đạt được điều đó, Techcombank sử dụng nhiều nghiệp vụ hiện đại để phòng ngừa
và kiểm soát rủi ro.
Với định hướng trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hiện đại, hàng
đầu Việt Nam, Techcombank chủ yếu dành ngân sách đầu tư vào ứng dụng, tích hợp
công nghệ và áp dụng công nghệ hiện đại vào lĩnh vực sản phẩm dịch vụ của mình.
Năm 2008 ngân hàng Techcombank vinh dự nhận giải thưởng “doanh nghiệp ứng
dụng công nghệ thông tin hiệu quả nhất của năm 2008” . Đây là tín hiệu đáng mừng
của ngân hàng. Áp dụng hệ thống công nghệ hiện đại vào kinh doanh, Techcombank
đã phát triển nhiều ứng dụng, sản phẩm tiện ích cho khách hàng, cung cấp dịch vụ trọn
gói, “một cửa”, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian hơn.
Chiến lược tạo ra sự khác biệt thực hiện chủ yếu thông qua tính hiệu quả của
các quy trình kinh doanh, sự phong phú của các sản phẩm dịch vụ, tính chuyên nghiệp
và sự thân thiện của đội ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàng. Phát triển phong cách kinh
doanh riêng của Techcombank
Định hướng đối với tín dụng tiêu dùng
Tiếp tục phát triển các nhóm khách hàng dân cư đô thị đặc biệt là nhóm khách
hàng có thu nhập từ trung bình trở lên trẻ tuổi và thành đạt
Thúc đẩy việc bán các sản phẩm tín dụng tiêu dùng hiện có trong đó chú trọng
đặc biệt vào vào các sản phẩm thẻ và tài trợ mua nhà và mua ô tô
Đối với tín dụng đầu tư cá nhân
Thúc đẩy việc cho vay đầu tư chứng khoán niêm yiết và cổ phần doanh nghiệp cổ
phần hóa
Đối với tín dụng đầu tư hộ cá thể
Phát triển các nhóm khách hàng là các hộ gia đình ở đô thị đặc biệt là nhóm
khách hàng có hoạt động kinh doanh ổn định.
Thúc đẩy việc cho vay tiêu dùng bằng sản phẩm ứng tiền nhanh.
3.1.2 Những thuận lợi và khó khăn cho hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân
hàng Kĩ Thương Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Thuận lợi
Thu nhập bình quân đầu người của khách hàng càng ngày càng tăng
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì thu nhập của người dân ngày càng tăng
nhanh
Năm 2006 thu nhập bình quân đầu người đạt 750 USD, tăng 80 USD so với năm
2005. Sang đến năm 2007 thu nhập bình quân đầu người năm 2007 của người dân Việt
Nam đã đạt 820 USD/năm. Theo số liệu mới nhất thì cuối năm 2008 chúng ta đạt 960
USD. Đây là một kết quả đáng mừng cho v\cả nước.Chúng ta sẽ không bị xếp vào các
nước có thu nhập thấp. Đi kèm với chi tiêu tăng thu nhập thì trình độ dân trí của người
dân ngày càng tăng, người dân tiếp cận với dịch vụ của ngân hàng nhiều hơn, thay đổi
tư tưởng và lối sống của một bộ phận dân cư
(
N
( Nguồn : Tổng cục thống kê)
Biểu 3.1 : GDP bình quân đầu người của việt Nam trong giai đoạn 2006-2008
Áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại vào hệ thống ngân hàng
Như chúng ta đã biết khoa học kĩ thuật càng ngày càng phát triển với tốc độ chóng
mặt. Nó đã mang lại rất nhiều thành quả cho hoạt động kinh tế. Ngân hàng
Techcombank cũng áp dụng khoa học công nhệ vào việc phát triển của ngân hàng một
cách có hiệu quả. Khoa học kĩ thuật giúp ngân hàng quản lý thông tin khách hàng một
cách tốt hơn và cho phép khách hàng tiếp cận dịch vụ cho vay nhanh chóng hơn.
Thông tin về sản phẩm của cho vay tiêu dùng cũng dễ dàng đến với khách hàng hơn.
Khó khăn :
Các nhân tố khách quan :
Năm 2006 2007 2008
GDP bình quân đầu người(USD) 750 820 960
GDP bình quân đầu người(USD)
0
200
400
600
800
1000
1200
2006 2007 2008
Năm
U
S
D GDP bình quân đầu
người(USD)
Tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn
Do năm 2005 nền kinh tế tăng trưởng mạnh cho nên sang năm 2006 tốc độ tăng trưởng
kinh tế vẫn tiếp tục tăng mạnh. Làn sóng hội nhập dâng cao trên thế giới,các công ty
đa quốc gia xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên nền kinh tế cũng có những dấu hiệu
bất ổn như giá dầu không ngừng tăng, kinh tế toàn cầu mất cân bằng. Sang năm 2007
nền kinh tế thế giới có dấu hiệu suy giảm. Ở Việt nam tình hình lạm phát ngày càng
diễn ra phức tạp. Tính chung cho 12 tháng trong năm 2007, mức tăng của CPI đã lên
đến hai con số (tăng 12,63%) . Năm 2007 đánh dấu những biến động lớn chưa từng có
của thị trường niêm yết, chứng khoán liên tiếp biến động phức tạp theo hinh sin. Đồng
thời thứ hạng của Việt Nam đã tụt xuống 4 bậc, từ 64 xuống 68 trên bảng xếp hạng chỉ
số cạnh tranh toàn cầu 2007-2008 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) mới công bố.
Đến năm 2008 thì kinh tế diễn biến phức tạp hơn do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP xuống còn 6,7% và lạm phát tăng lên đến
22,3%.
Chính vì diễn biến phức tạp của nền kinh tế cho nên hoạt động cho vay tiêu dùng của
ngân hàng ngày càng khó khăn hơn.
Hệ thống pháp luật ngân hàng
Hiện nay hệ thống pháp luật đang có nhiều bất cập. Việc ngân hàng Nhà nước cho ra
đời luật cho các tổ chưc tín dụng là cần thiết, không chỉ đáp ứng yêu cầu khách quan
của nền kinh tế mà còn thể đáp ứng nhu cầu hội nhập và tạo cơ sở pháp lý để tiếp tục
hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động trên lĩnh vực ngân hàng. Bên cạnh đó
thì ngân hàng Nhà nước cũng phải có các nghị định thông tư hướng dẫn rõ ràng các
hình thức cho vay tiêu dùng đối với các ngân hàng thương mại
Sự cạnh tranh của các ngân hàngnước ngoài và các công ty tài chính khác
Thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam vẫn đang là thị trường tiềm năng hiện nay.
Chính vì vậy hoạt động cho vay tiêu dùng luôn có sự cạnh tranh rất lớn. Các ngân
hàng luôn đưa ra các sản phẩm mới nhằm tăng doanh thu và tăng thị phần của
mình.Với trình độ công nghệ ngày càng cao được vận dụng vào ngân hàng thì sức ép
cạnh tranh cải tiến chất lượng dịch vụ sản phẩm ngày càng gay gắt.
Các nhân tố chủ quan :
Từ phía ngân hàng
Đội ngũ nhân viên trẻ chưa có kinh nghiệm
Tuy đội ngũ nhân viên trẻ của ngân hàng Techcombank năng động nhiệt tình và có
tinh thần sáng tạo cao nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các tình
huống khó xảy ra. Do vậy ngân hàng thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng
nghiệp vụ cho những cán bộ này.
3.2 Giải pháp nhằm mở rộng cho hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kỹ
Thương Việt Nam
Đẩy mạnh hoạt động Marketing của ngân hàng
Cùng với quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, hoạt động kinh doanh của các
ngân hàng Việt Nam ngày càng chịu áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài.
Hiện nay những ngân hàng đứng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
có danh tiếng hầu như đều đã có mặt tại Việt Nam như Citigroup, HSBC, UBS,
Mitsubishi Tokyo Financial Group, … Mối đe dọa đối với các ngân hàng Việt Nam
vẫn còn gia tăng không chỉ bởi vì sự thua kém đối với các ngân hàng thế giới về công
nghệ, vốn, quản trị, sản phẩm v.v... mà còn về cách thức thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng. Cho nên các ngân hàng Việt Nam hiện nay cần phải coi trọng hoạt động
Marketing
Cần xây dựng chiến lược Marketing nhằm vào 3 mục tiêu chính :
Tăng khả năng sinh lời
Tăng sức mạnh cạnh tranh
Tăng an toàn trong kinh doanh
Marketing xây dựng các chính sách về sản phẩm, chính sách giá , chính sách
thông tin, chính sách phân phối đáp ứng được nhu cầu mở rộng hoạt động tín dụng của
ngân hàng.
Xác định thị trường mục tiêu của ngân hàng
Tìm hiểu và phân đoạn thị trường mục tiêu của ngân hàng. Ngân hàng xem xét
các đoạn thị trường mang lại doanh thu lớn nhất phù hợp với quy mô vốn và tốc độ
tăng trưởng của ngân hàng.
Lựa chọn khách hàng mục tiêu:
Căn cứ phân loại khách hàng dưa vào các tiêu chí sau:
Thu nhập hàng tháng
Trình độ học vấn
Độ tuổi
Tài sản đảm bảo
Uy tín khách hàng
Phân tích điểm mạnh ,điểm yếu,cơ hội và thách thức của ngân hàng
Cán bộ quản lý của ngân hàng phải phân tích điểm mạnh và điểm yếu của ngân
hàng mình so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Điểm mạnh
Uy tín của ngân hàng trên thị trường như thế nào?
Thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên?
Các sản phẩm mới của ngân hàng có những ưu điểm gì vượt trội?
…..
Điểm yếu
Khả năng cạnh tranh của ngân hàng ra sao?
Quy trình thủ tục cho vay như thế nào?
Sản phẩm của ngân hàng so với các ngân hàng khác…?
….
Phân tích mô hình SWOT này ngân hàng sẽ đưa ra được các định hướng đúng
đắn đáp ứng được các biến động của môi trường xung quanh.
Kênh phân phối:
- Ngân hàng cần đưa ra tạo ra các kênh phân phối hiện đại dựa trên cơ sở của các
tiến bộ khoa học
- Sử dụng công nghệ nhằm bổ sung vào chức năng của một chi nhánh. Ví dụ như:
máy đếm tiền,máy cắt séc…
- Công nghệ tạo ra những phương thức thay thế hoặc hoàn thiện hệ thống kênh
phân phối truyền thống
- Ngân hàng điện tử là ngân hàng mà cho phép khách hàng có thể truy cập từ xa
đến ngân hàng nhằm thu thập thông tin,sử dụng các sản phẩm mới , thực hiện các giao
dịch thanh toán
- Ngân hàng qua điện thoại : là ngân hàng mà khách hàng và ngân hàng giao dịch
qua điện thoại,ngân hàng cung cấp các thông tin về sao khê tài khoản, thông tin về tỷ
giá ,lãi suất…
Ngoài ra ngân hàng cần đẩy mạnh xây dựng các kênh phân phối truyền thống
khắp các tỉnh thành trên cả nước tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn của ngân hàng.
Xây dựng các chi nhánh ở các tỉnh tên cả nước
Chính sách về xúc tiến hỗn hợp
Ngân hàng cần phải xây dựng chiến lược định vị thương hiệu của mình một các
mạnh mẽ. Thông tin của ngân hàng Techcombank phải liên tục được cập nhập đến
khách hàng
Đánh giá hiệu quả hoạt động quảng cáo
Tác động đến việc gia tăng doanh số
So sánh khối lượng tăng với chi phí quảng cáo
Mức độ nhận biết và sự phù hợp của thông tin quảng cáo đối với khách hàng
Số lượng khách hàng tiếp nhận thông tin và số lượng khách hàng ưa thích
thông điệp quảng cáo
Trên cơ sở những cuộc thăm dò ý kiến khách hàng, Techcombank đã liên tục
thực hiện các chương trình nghiên cứu, phát triển, cải tiến sản phẩm của mình.
Hoạt động tài trợ:
Phải thường xuyên tổ chức các sự kiện để xây dựng hình ảnh của ngân hàng nói
riêng. Hoạt động tài trợ bao gồm các lĩnh vực như văn hóa,thể thao, các hoạt động từ
thiện…
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh là điều luôn luôn tồn tại trong nền kinh tế. Chính nhờ hoạt động cạnh tranh
làm cho các doanh nghiệp nâng cao hơn chất lượng sản phẩm của mình. Và ngân hàng
cũng nằm trong quy luật kinh tế chung đó. Ngày nay, tình hình cạnh tranh giữa các
ngân hàng càng trở nên khốc liệt hơn. Chính vì vậy ngân hàng cần tìm hiểu đối thủ
cạnh tranh của mình để đưa ra các chính sách hợp lý. Đối thủ hiện nay của ngân hàng
Techcombank không chỉ là các ngân hàng trong nước, các công ty tài chính mà còn
các ngân hàng nước ngoài.
Các ngân hàng thương mại nhà nước:
Đây là các ngân hàng có bề dày hoạt động lâu năm, uy tín đã được khẳng định trên thị
trường. Chính vì là ngân hàng ra đời sớm nên những ngân hàng này đã định vị trong
tâm trí khách hàng. Đó là lợi thế mà các ngân hàng này có được. Bên cạnh đó khả
năng huy động vốn của ngân hàng này là rất lớn chủ yếu là các khách hàng lớn.Tuy
nhiên dịch vụ chăm sóc khách hàng của những ngân hàng này kém hơn các ngân hàng
thương mại, đội ngũ nhân viên thường thiếu tính năng động.
Ngân hàng thương mại cổ phần
Các ngân hàng này thì hoạt động tương tự như ngân hàng Techcombank và mục tiêu
của các ngân hàng này là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu. Tuy nhiên hiện nay các
ngân hàng thương mại cổ phần rất nhiều do vậy tính cạnh tranh đang càng ngày càng
gia tăng. Do vậy ngân hàng Techcombank cần đưa ra các chính sách ưu đãi nhằm giữ
chân khách hàng .Đồng thời tạo ra sự khác biệt cho ngân hàng của mình.
Các ngân hàng nước ngoài
Hiện nay các ngân hàng nước ngoài đã tham gia vào thị trường Việt Nam rất nhiều.
Hầu hết các ngân hàng có tên tuổi thì đều đã có mặt. Các ngân hàng này đang dần
chiếm lĩnh thị trường do quy trình cho vay đơn giản, dịch vụ chăm sóc khách hàng chu
đáo. Đây là đối thủ cạnh tranh nguy hiểm đối với các ngân hàng trong nước hiện nay.
Nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên của ngân hàng
Nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng , khối quản trị của
ngân hàng cần phải thay đổi cơ cấu tổ chức của hệ thống ngân hàng để chuyên môn
hóa các phòng ban và đáp ứng yêu cầu cao của nguồn nhân lực của ngân hàng.
Đồng thời ngân hàng cũng cần tạo ra sự khác biệt so với các ngân hàng khác trên
địa bàn để nâng cao tính cạnh . Sự khác biệt ấy dựa trên trang phục , phong cách tiếp
đón khách hàng, giải quết các sự cố của khách hàng đối với các dịch vụ ngân hàng.
Ngân hàng cần xây dựng cho đội ngũ nhân viên phong cách làm việc chuyên nghiệp,
ấn tượng để có thể phân biệt được với các ngân hàng khác trong hệ thống.
Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp cho cán bộ công nhân viên .Thiết lập
chức năng đào tạo trong nội bộ ngân hàng , tập trung đào tạo về kĩ năng cho cán bộ
Xây dựng các chương trình đào tạo cho các bộ phận tham gia các hoạt động tín
dụng và cho từng cấp phê duyệt
Ngân hàng đẩy mạnh hoạt động đào tạo tại chỗ với hợp tác với các đối tác từ
bên ngoài nhằm cung cấp các chương trình đào tạo có chất lượng
Ngân hàng thường xuyên tiến hành kiểm tra kĩ năng cho cán bộ công nhân viên
chức ở các cấp khác nhau nhằm đưa ra các kế hoạch đào tạo
Nâng cao văn hóa tín dụng tại ngân hàng
Cán bộ ngân hàng ở mọi cấp cần phải hiểu rõ chính xác tín dụng ngân hàng
Mọi cán bộ phải hiểu rõ và ý thức được trách nhiệm của mình trong việc
phục vụ khách hàng và hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
Tăng cường xây dựng bộ máy tín dụng có khả năng phối hợp cao.
Duy trì thông lệ và thiết lập dự phòng rủi ro tín dụng một cách cẩn thận.
Phát triển sản phẩm dịch vụ mới
Phát triển sản phẩm dịch vụ mới là nhiệm vụ quan trọng của các ngân hàng hiện
nay, bởi sản phẩm dịch vụ mới sẽ làm tăng doanh số của ngân hàng.Đây là yếu tố hàng
đầu khi đưa ra ra sản phẩm mới của ngân hàng.Ngoài ra thông qua sản phẩm mới có
thể giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh của mình so với các ngân hàng khác.
Hoàn thiện các sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân
Cải thiện các sản phẩm cho vay của ngân hàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của khách hàng. Hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ hiện có của ngân hàng thông qua
việc hoàn thiện quy trình nhằm đơn giản hóa thủ tục từ đó đáp ứng nhu cầu của khách
hàng
Chẳng hạn hoàn thiện hơn về các sản phẩm nhà mới, mua ô tô xịn,vay du học để
hấp dẫn hơn với khách hàng. Đây là các sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong cho vay
tiêu dùng hiện nay của ngân hàng. Ví dụ như hiện nay đối với sản phẩm ô tô xịn của
ngân hàng Techcombank thì ngân hàng cần phải tạo ra những bước chuyển biến mới,
tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Mới đây nhất ngân hàng đã liên kết với công
ty bảo hiểm Bảo Việt để mua bảo hiểm của công ty. Sự hợp tác toàn diện giữa
Techcombank và Bảo Việt tạo điều kiện cho khách hàng vay tiêu dùng để mua ô tô tại
Techcombank được hưởng gói sản phẩm dịch vụ ngân hàng-bảo hiểm với chất lượng
tốt nhất, từ 2 tổ chức tài chính lớn và có uy tín hàng đầu trên thị trường.
Tăng cường quản lý chặt chẽ các khâu cho vay tiêu dùng
Cán bộ tín dụng phải tích cực theo dõi các khoản vay sau khi đã giải ngân. Tần
suất theo dõi dựa vào quy mô vay và mức độ rủi ro liên quan đến khoản vay. Kiểm tra
mục đích sử dụng vốn của khách hàng, kiểm tra tình hình tài sản đảm bảo. Trường hợp
có dấu hiệu nợ xấu hoặc không thực hiện các cam kết với ngân hàng thì sẽ lập biên
bản.
Tất cả các khoản vay đều phải xếp hạng tín dụng tại thời điểm cho vay
Ngân hàng phải tiến hành lập dự phòng để tránh thiệt hại cho ngân hàng.Việc lập
dự phòng phải tuân theo quy định của ngân hàng Nhà nước
Phân tích thị trường và tìm kiếm khách hàng
Ngân hàng phải đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm khách hàng. Tăng thêm đội ngũ
nhân viên tín dụng. Đây là vấn đề quan trọng của ngân hàng hiện nay. Ngân hàng cần
phải giữ mối quan hệ với những khách hàng chiến lược và có uy tín. Bên cạnh đó thì
cần chủ trương tìm kiếm những khách hàng mới cho ngân hàng. Đối với những khách
hàng mới này ngân hàng cần phải sàng lọc thông tin thật kĩ lưỡng từ đó đưa ra các
quyết định chính xác để tránh rủi ro cho ngân hàng.
Xây dựng và hoàn thiện chính sách khách hàng tại ngân hàng
Việc thu hút khách hàng và giữ chân khách hàng là việc rất cần thiết đối với các
ngân hàng hiện nay. Ngân hàng cần phải tạo điều kiện thuận lợi với các khách hàng
chiến lược và uy tín bàng các chính sách đãi ngộ hợp lý.
Tìm hiểu nhu cầu hiện nay của khách hàng để đưa ra các sản phẩm thích hợp.
Ngân hàng cần tiến hành các hoạt động nghiên cứu thăm dò mức độ hài lòng của
khách hàngvề dịch vụ của ngân hàng.
Khi khách hàng gặp sự cố với các dịch vụ của ngân hàng thì ngân hàng cần giải
quyết nhanh cho khách hàng, tránh tình trạng trốn tránh trách nhiệm không giải quyết
quyền lợi cho khách.
Thường xuyên cung cấp các thông tin cho khách hàng về các sản phẩm mới của
ngân hàng.
Ngân hàng cẩn trọng với cho vay tiêu dùng
Trong giai đoạn hiện nay, với chính sách tiền tệ nới lỏng các ngân hàng ồ ạt mở
rộng hoạt động cho vay tiêu dùng như cho vay tối đa lên đến 500 triệu, 100% giá trị
nhà với thời gian lên đến 15 năm,…Tuy nhiên việc mở rộng này ngân hàng cũng phải
thận trọng vì cho vay trong giai đoan này chứa đựng nhiều rủi ro.Trên thực tế các sản
phẩm vay tiêu dùng tại ngân hàng thường dùng vào mục đích mua nhà và các dụng cụ
đắt tiền thời hạn cho vay thường kéo dai 3-5 năm trong khi đó nguồn vốn mà ngân
hàng huy động được thường là các loại hình tiết kiệm kì hạn 9 tháng trở xuống. Như
vậy rủi ro thanh khoản là rất lớn. Bên cạnh đó tình trạng thất nghiệp ngày càng gia
tăng, cho nên việc quản lý việc cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng ngày càng được
siết chặt, khách hàng phải cam kết với ngân hàng về thu nhập và khả năng trả nợ của
mình để hạn chế rủi ro.
Hoàn thiện hệ thống chấm điểm khách hàng cá nhân
STT Xếp hạng tín dụng Diễn giải
1 AA Năng lực tín dụng rất tốt
2 A Năng lực tín dụng tốt
3 BB Năng lực tín dụng khá
4 B Năng lực tín dụng trung
bình
5 C Năng lực tín dung kém
Hiện nay các ngân hàng đều đã thực hiện quy trình chấm điểm này. Đây là quy trình
quan trọng nhằm xác định uy tín cũng như khả năng trả nợ của khách hàng trước khi
ngân hàng giải ngân khoản vay.Vì vậy ngân hàng cần phải hoàn thiện và quản lý chặt
chẽ hơn nữa việc chấm điểm cho khách hàng cá nhân để tránh rủi ro tín dụng cho ngân
hàng.
3.3 Kiến nghị
Kiến nghi với chính phủ
Ổn định nền kinh tế và kiềm chế lạm phát
Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia (tăng trưởng
cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư). Tình hình lạm phát của
nước ta trong thời gian vừa qua là diễn biến rất phức tạp. Đến cuối năm 2008 thì Nhà
nước mới có thể kiểm soát được tình hình . Chính điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn
đến toàn bộ nền kinh tế. Trong cuộc khủng hoảng này hệ thống ngân hàng chịu ảnh
hưởng nhiều nhất. Số lượng tiền gửi giảm mạnh, số lượng tiền cho vay cũng không gia
tăng. Lạm phát đã tạo nên cuộc đua tăng lãi suất giữa các ngân hàng thương mại nhằm
huy động được vốn. Điều này đã gây xáo trộn và hoang mang tâm lý cho người dân.
Chính vì vậy các cơ quan chính phủ phải xây dựng chính sách tiền tệ phù hợp với từng
giai đoạn
Kiến nghị ngân hàng Nhà nước
Ổn định thị trường tài chính
Ngân hàng cấn đưa ra các văn bản luật kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động của các
tổ chức tài chính và ngân hàng. Xem xét việc thành lập quá nhiều ngân hàng mới,
tránh hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh để đảm bảo an toàn cho cả hệ thống tài
chính.
Kiến nghị với ban lãnh đạo ngân hàng
- Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện quy trình tín dụng cho vay tiêu dùng tại ngân
hàng. Đảm bảo quy trình nhanh chóng, tránh thủ tục rườm ra mất thời gian đối với
khách hàng. Đồng thời ngân hàng xây dựng bộ luật tín dụng cho các tổ chức tín dụng.
Đây cũng là cơ sở pháp lý cho việc kiểm tra giám sát của các cơ quan nhà nước.
- Bổ sung nguồn nhân lực cho phòng tín dụng bán lẻ. Đây là bộ phận số lượng
khách hàng đến vay vốn rất lớn cho nên nhân viên tín dụng ở đây phải đáp ứng được
số lượng khách hàng ấy, đảm bảo khách hàng được thỏa mãn nhu cầu vay vốn tốt nhất.
Kết luận
Cho vay tiêu dùng là hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang và sẽ thu hút
được sự quan tâm đông đảo của các tầng lớp dân cư. Nó không chỉ giúp người dân cải
thiện cuộc sống mà nó dường như đang làm thay đổi quan niệm về tiêu dùng của các
cá nhân. Tuy nhiên đối với các ngân hàng, để mở rộng hoạt động kinh doanh của loại
hình cho vay này thì là điều không hề dễ dàng, đặc biệt là trong giai đoạn có nhiều đối
thủ cạnh tranh như hiện nay. Do đó các ngân hàng phải tự tìm các phương thức khác
nhau để thu hút khác hàng đến với ngân hàng của mình
Tài liệu tham khảo
1. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, PGS.TS Phan Thị Thu Hà, NXB ĐH Kinh tế
quốc dân
2 . Giáo trình marketing ngân hàng, NSUT-TS.Nguyễn Thị Minh Hiền, NXB Thống
kê
3. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, PGS TS Lê Văn Tề, NXB Thống kê
4. Các trang web tr ên internet như www.techcombnk.com.
5. Báo cáo thường niên TechcomBank - 2006 , 2007, 2008
6. Tạp chí Ngân hàng thương mại các kì
MỤC LỤC
Lời mở đầu ............................................................................................................ 1
Chương 1: Tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
............................................................................................................................... 3
1.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ................................................... 3
1.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng ............................................................................................. 3
1.1.1.1 Hoạt động cho vay tại ngân hàng Thương mại .................................. 3
1.1.1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng ............................................................ 3
1.1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng........................................................................................ 4
1.1. 3 Phân lọai cho vay tiêu dùng .............................................................................................. 5
1.2 Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng ........................................................ 9
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng hoạt động cho vay tiêu dùng ...................................10
Chương 2: Thực trạng của hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kỹ
Thương Việt Nam ................................................................................................18
2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam ..................................18
2.1.1 Lịch sử phát triển của ngân hàng ..................................................................................... 18
2.1.2 Một số hoạt hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam
22
2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam..............27
2.2.1 Các sản phẩm chính cho vay tiêu dùng của ngân hàng ................................................ 27
2.2.3 Kết quả kinh doanh của ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam ......................................... 31
2.2.3.1 Quy mô tăng số lượng khách hàng vay tiêu dùng của ngân hàng Kỹ Thương Việt
Nam. 31
2.2.3.2 Tỷ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ của ngân hàng Kỹ Thương Việt
Nam 32
2.2.3.3 Doanh số cho vay tiêu dùng tại ngân hàng .......................................33
2.2.3.4 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam
....................................................................................................................36
2.3. Đánh giá về hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam Kết quả
đạt được 39
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt độngcho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kĩ
Thương Việt Nam ................................................................................................43
3.1 Định hướng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng kĩ Thương Việt Nam43
3.1.1 Định hướng chung về hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kỹ Thương Việt
Nam 43
3.1.2 Những thuận lợi và khó khăn cho hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng Kĩ
Thương Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ............................................................................ 44
3.2 Giải pháp nhằm mở rộng cho hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kỹ
Thương Việt Nam ..............................................................................................47
3.3 Kiến nghị ......................................................................................................54
Kết luận ................................................................................................................55
Tài liệu tham khảo ...............................................................................................56
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3235_9003.pdf