Luận văn Một số biện pháp làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình

Ban giám đốc nhà máy cần quan tâm nhiều tới vấn đề quản trị chi phí trong nhà máy, phải phân biệt rõ ràng kế toán chi phí và quản trị chi phí để sử dụng chi phí có hiệu quả, tiết kiệm, đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của nhà máy. Trình độ đội ngũ nhân lực, cán bộ phòng ban của nhà máy chưa cao, lãnh đạo nhà máy cần có kế hoạch cơ cấu lại một số cán bộ phòng ban năng lực thấp. Có thể cử họ đi học để nâng cao trình độ chuyên môn và quan tâm đến chính sách tuyển dụng nhân sự cũng như đãi ngộ để thu hút nhân tài.

pdf52 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4095 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành viên là con người hay nguồn nhân lực của nó. Hơn nữa, nhân công lao động là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm, do đó việc bố trí lao động trong doanh nghiệp sao cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tạo ra năng suất và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh là một vấn đề hết sức quan trọng. Chi phí nhân công lao động là một phần quan trọng đối với chi phí sản xuất kinh doanh. Cũng do đặc thù của ngành và đối với ngành da giầy nói chung và nhà máy da giầy Thái Bình nói riêng thì chi phí nhân công càng là vấn đề quan trọng, bởi vì trình độ và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất ở các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thấp kém, chưa có nhiều máy móc hiện đại. Vì vậy cũng như ở các doanh nghiệp trong ngành, nhà máy da giầy Thái Bình sử dụng nhiều và với phần đông số lượng lao động thủ công. Vì vậy, quản lý và quản lý chi phí nhân công lao động là một yếu tố quan trọng để giảm thiểu chi phí, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh. Yêu cầu của quản trị nhân lực nói chung và quản trị nhân công lao động nói riêng là giúp tìm kiếm và phát triển những hình thức, những phương pháp tốt nhất để người lao động có thể đóng góp nhiều sức lực cho việc đạt được các mục tiêu của tổ chức, đồng thời cũng tạo cơ hội để phát triển không ngừng chính bản thân người lao động trên cơ sở có lợi cho cả người lao động và doanh nghiệp. Chi phí nhân công là những khoản chi phí phải chi trả có tính chất tiền hay không phải là tiền có liên quan đến lao động trong doanh nghiệp. Tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ xét đến lĩnh vực chi phí bằng tiền của nhà máy cho các đối tượng lao động trong nhà máy. Các chi phí bao gồm như: Lương chính, lương phụ, và các khoản phụ cấp có tính chất lương, các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,... Nhà máy cũng áp dụng hai hình thức trả lương cơ bản là theo thời gian và theo sản phẩm: + Trả công, lương theo thời gian: Nhà máy tính toán dựa trên cơ sở mức tiền công đã được xác định cho công việc và số đơn vị thời gian thực tế làm việc và với điều kiện phải đáp ứng các tiêu chuẩn công việc tối thiểu đã được xây dựng trước. Đối với hình thức này, nhà máy áp dụng trả cho các cán bộ và nhân viên trong nhà máy. Dưới đây là hệ số thang lương đối với một số đối tượng trong nhà máy: Hệ số lương đối với các cán bộ: Giám đốc: 2,7; phó giám đốc: 2,5; trưởng phòng: 2,0; phó phòng: 1,8; đại học: 1,5; cao đẳng: 1,4; trung cấp: 1,3; phục vụ; 1,0; kỹ thuật: 1,2; tổ trưởng: 1,4. Bảng 2.2. Hệ số thang lương ( 6 bậc ) trong nhà máy. + Trả lương theo sản phẩm: Hình thức này được áp dụng trả cho nhân công sản xuất trực tiếp. Tiền công của người lao động sẽ phụ thuộc trực tiếp vào số lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất ra và đơn giá trả công cho một đơn vị sản phẩm. Tiền công sẽ được tính qua công thức: TC = ĐG * Qtt Trong đó: TC: Tiền công ĐG: Đơn giá Qtt: Số lượng sản phẩm thực tế Đơn giá tiền công của công nhân được tính bằng cách chia mức lương giờ của công việc cho số đơn vị sản phẩm định mức mà người lao động có nghĩa vụ phải sản xuất trong một giờ hoặc nhân mức lương giờ của công việc với số giờ định mức để sản xuất được một đơn vị sản phẩm. Việc nhà máy áp dụng trả lương theo sản phẩm đối với công nhân sản xuất trực tiếp có tác dụng khuyến khích tài chính đối với người lao động, thúc đẩy họ nâng cao năng suất lao động vì lượng tiền công mà họ nhận được phụ thuộc trực tiếp vào lượng sản phẩm của họ. 1.2.2. Chi phí sử dụng lao động. Mức thu nhập bình quân của công nhân sản xuất trong nhà máy đã thay đổi đáng kể. Tính từ năm 2003 đến năm 2007, mức thu nhập bình quân đã tăng gấp 2,5 lần. Tuy Bậc lương Đối tượng 1 2 3 4 5 6 Kỹ sư, công nhân viên 2,34 2,65 2,96 3,27 3,58 3,89 Cán sự, kỹ thuật viên 1,8 1,99 2,18 2,37 2,56 2,75 Nhân viên văn thư 1,35 1,53 1,71 1,89 2,07 2,25 Nhân viên phục vụ 1,0 1,18 1,36 1,54 1,72 1,9 Nhân viên bảo vệ 1,0 1,09 1,18 1,27 1,36 1,45 nhiên sự thay đổi về tổng chi phí nhân công thì lại không phải thay đổi theo tỷ lệ của của sự thay đổi mức thu nhập bình quân lao động. Bảng 2.3. Chi phí tiền lương công nhân sản xuất qua 5 năm gần đây. Năm Chi phí tiền lương công nhân (đ ) Chênh lệch Tốc độ tăng % 2003 416.250.000 ... 100 2004 445.200.000 28.950.000 107 2005 507.500.000 62.300.000 114 2006 543.000.000 35.500.000 107 2007 610.875.000 67.875.000 112,5 Qua bảng trên có thể thấy sự gia tăng chi phí tiền lương công nhân là không đáng kể so với tốc độ gia tăng của thu nhập bình quân. Nguyên nhân chính của vấn đề này có thể lý giải bằng việc nhà máy thay đổi cơ cấu lao động khi cổ phần hoá vào năm 2005, nhà máy đã giảm đi lượng lao động đáng kể trong cơ cấu công nhân lao động sản xuất. Còn sự gia tăng về chi phí là do sự thay thay đổi, điều chỉnh về mức lương tối thiểu cho người lao động trong các năm gần đây: từ 350000đồng/người/tháng đến nay đã tăng lên 500000đồng/ người / tháng. Sự đãi ngộ với người lao động cũng được tăng lên đáng kể và qua các năm, giá trị sản lượng sản xuất của nhà máy cũng tăng cao, do đó cường độ lao động của công nhân cao hơn kéo theo chi phí cho lĩnh vực này cũng tăng lên. Bảng 2.4 tổng hợp các khoản mục chi phí sử dụng nhân công trong nhà máy từ năm 2003 đến 2007, qua bảng có thể thấy ngay qua 5 năm tỷ lệ cơ cấu chi phí sử dụng nhân công đã có nhiều thay đổi: Lương cơ bản là một yếu tố quan trọng trong chi phí sử dụng lao động. Như đã nói ở trên, lương cơ bản của công nhân về giá trị tuyệt đối đã tăng lên, và liên tục, chiếm đến trên 30% tỷ lệ sử dụng chi phí lao động. Tốc độ tăng trưởng về tiền lương đạt trung bình từ 7 – 10 %. Điều này cũng minh chứng cho sự gia tăng thu nhập của công nhân trong nhà máy tuy nhiên vẫn ở mức chưa cao và cơ cấu trong chi phí lại có những thay đổi đáng kể. Năm 2003 và 2004 cao hơn các năm sau, chiếm 36% trong cơ cấu chi phí lao động, 3 năm sau tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng 30% và tăng liên tục nhưng không đáng kể. Cần khẳng định lại năm 2005 là một năm có tính bước ngoặt của nhà máy. Toàn bộ các yếu tố trong nhà máy đều thay đổi và có những biến chuyển tốt. Các khoản chi phí khen thưởng và phúc lợi xã hội đã tăng lên cao. Bảng 2.4. Bảng tổng hợp các loại chi phí sử dụng lao động. Chỉ tiêu chi phí (đ ) 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng chi phí 1164010000 1183098700 1718009500 1790897100 1901852500 Lương cơ bản 416.250.000 445.200.000 507.500.000 543.000.000 610.875.000 Khen thưởng, phúc lợi 214.876.200 204.084.500 363.187.200 425.875.300 460.438.500 Bảo hiểm xã hội 79.087.500 84.588.000 96.425.000 103.000.000 116.066.300 Phụ cấp, trợ cấp 176.347.600 172.259.200 180.562.800 207.385.900 195.320.200 Chi phí sử dụng lao động khác 277.448.700 276.967.000 570.334.500 511.635.900 519..152.500 Chỉ tiêu tỷ trọng chi phí ( % ) 100 100 100 100 100 Lương cơ bản 35,76 37,63 29,54 30,32 32,12 Khen thưởng, phúc lợi 18,46 17,25 21,14 23,78 24,21 Bảo hiểm xã hội 6,8 7,15 5,61 5,75 6,1 Phụ cấp, trợ cấp 15,15 14,56 10,51 11,58 10,27 Chi phí sử dụng lao động khác 23,83 23,41 33,2 28,57 27,4 Tỷ lệ chi phí giành cho khen thưởng, phúc lợi chiếm khá cao trong chi phí lao động, trunh bình khoảng 20% . Năm 2004 có giảm so với năm 2003 nhưng sau đó năm 2005 chi phí cho vấn đề này lại tăng lên rõ rệt, so với năm 2004, năm 2005 chi phí cho khoản này tăng 159.103.000đ ( tương ứng tăng 78% ) và đến năm 2007, con số đã tăng lên 256.354.000đ ( tương ứng tăng 126% ). Điều này có vai trò đặc biệt quan trọng, nó thể hiện được những thay đổi có chiều hướng tốt của nhà máy bởi vì các khoản chi trả này người lao động được hưởng do hoàn thành vượt mức chỉ tiêu công việc của mình hay thưởng giành cho họ vào các ngày lễ. Tiền thưởng được áp dụng và phân chia làm 3 loại A, B, C tương ứng là 20%, 15%, và 10% theo tiền lương sản phẩm của cá nhân. Khoản chi trả này có mối quan hệ tới năng suất lao động của công nhân, nó có ảnh hưởng tích cực rất lớn tới động lực và làm tăng năng suất cho người lao động và cần phải sử dụng một cách hợp lý. Đối với các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhà máy thực hiện đúng với quy định nhà nước về sử dụng lao động. Phụ cấp, trợ cấp là các khoản chi trả như nghỉ ốm đau, thai sản, ăn giữa ca,... đây là khoản chi phí khá cao. Tỷ lệ chiếm đến trên 10% trong tổng chi phí sử dụng lao động trong nhà máy. Qua 5 năm thì tỷ lệ này giảm dần trong cơ cấu chi phí, nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tăng qua các năm. Nguyên nhân của vấn đề này là do lao động nữ trong nhà máy chiếm đa số, phần lớn lại trong độ tuổi sinh để và do yêu cầu tiến độ sản xuất vào mùa vụ chính nên phải làm tăng ca nên chi phí cho khoản này tăng lên cao. Đây là khoản chi phí không thể thiếu đối với thực hiện theo quy định nhà nước cũng như chính sách của nhà máy nhằm nâng cao tinh thần và khuyến khích lao động. Ngoài ra nhà máy còn phải chịu nhiều chi phí cho nhiều các hoạt động khác có liên quan đến lao động như: Thăm quan, thăm hỏi ốm đau, bảo hộ lao động,... Nó còn bao gồm nhiều loại chi phí cho lên chiếm tỷ lệ cao. Năm 2005, chi phí này là lớn nhất cả về giá trị tuyệt đối lẫn tương đối. Điều này nguyên nhân cũng do sự thay đổi cơ cấu lao động trong năm nên có nhiều khoản phải chi trả. Trong 2 năm 2006 và 2007, tỷ lệ các chi phí này lại giảm xuống còn dưới 30%, đây là biểu hiện tốt bởi vì nhà máy đã giảm bớt được các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất liên quan tới lao động. Tổng các chi phí sử dụng lao động liên tục tăng qua các năm. Đặc biệt năm 2005 là điểm mốc quan trọng, tổng chi phí so với năm 2004 đã tăng 534.910.000đ ( tương ứng tăng 45,2% ), 2 năm 2006 và 2007 cũng tăng, năm 2007 tăng 183.843.000đ ( tương ứng tăng 10,7% ) so với năm 2005. Tốc độ và giá trị gia tăng tổng chi phí lao động trong nhà máy đã giảm so với năm 2005, xu hướng này chưa thể khẳng định rằng nó tốt hay không tốt, vì muốn đánh giá được chúng ta phải đánh giá dựa trên hiệu quả của nó trên cơ sở những gì đạt được qua việc sử dụng những chi phí đó. Nguyên nhân của sự gia tăng là do nhà máy đã ký kết được nhiều hợp đồng hơn, giá trị sản lượng sản xuất được tăng lên và do nhà máy đã có những chính sách đãi ngộ tốt hơn đối với người lao động. Trong cơ cấu lao động tại nhà máy thì công nhân sản xuất trực tiếp chiếm phần lớn trong nhà máy. Cơ cấu này phản ánh đúng với đặc điểm nhu cầu của ngành sản xuất da giầy cần nhiều lao động trực tiếp sản xuất. Vì thế chi phí cho đối tượng công nhân sản xuất trực tiếp cũng chiếm phân lớn trong cơ cấu chi phí lao động. Vì nhiệm vụ, vai trò khác nhau nên trong quá trình tính toán chi phí lao động cũng cần phải phân chia thành các đối tượng có liên quan để tính chi phí, qua đó có cơ sở để phân tích, lên kế hoạch cho chi phí một cách hợp lý, có hiệu quả. Để thấy được chi phí cho công nhân sản xuất trực tiếp trong nhà máy có tầm ảnh hưởng lớn ta so sánh với các đối tượng chi phí còn lại trong nhà máy: các lao động phụ trợ và cán bộ công nhân viên ( chi phí lao động gián tiếp ). Bảng 2.5. So sánh chi phí lao động theo đối tượng. Các chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng chi phí sử dụng lao động (1.000) 1.164.010 1.183.098 1.718.009 1.790.897 1.901.852 Chi phí LĐ trực tiếp(1.000) 1.056.572 1.071.414 1.610.462 1..638.312 1.759.403 Tỷ lệ chi phí LĐ trực tiếp ( % ) 90,77 90,56 93,74 91,48 92,51 Chi phí LĐ gián tiếp(1.000) 107.438 111.684 107.547 152.584 142.448 Tỷ lệ chi phí LĐ gián tiếp ( % ) 9,23 9,44 6,26 8,52 7,49 Chi phí cho lao động sản xuất trực tiếp luôn chiếm trên 90% cơ cấu chi phí sử dụng lao động của nhà máy, và liên tục tăng qua các năm. Chi phí cho lao động gián tiếp chỉ chiếm dưới 10% trong tổng chi phí sử dụng lao động, đặc biệt trong năm 2005 tỷ lệ cũng như giá trị chi phí giành cho lao động gián tiếp giảm xuống, đó là do khi cơ cấu lại lao động nhà máy đã giảm đi đáng kể lượng lao động gián tiếp không thực sự có hiệu quả, và từ đó đến nay, chi phí lao động gián tiếp có tăng nhưng chỉ dưới mức 8% . Giá trị chi phí gián tiếp 2 năm 2006 và 2007 lại tăng đột biến ( trên 30% ), điều này do thay đổi về mức lương và đã có sự thay đổi về cơ cấu lao động gián tiếp trong năm 2006. Chi phí lao động trực tiếp chiếm phần lớn, do đó việc quản lý chi phí lao động trực tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng. Chi phí phải đảm bảo tính năng suất, tính hiệu quả; tính hiệu quả ở đây có nghĩa là nhà máy sử dụng chi phí không hẳn chỉ là tiết kiệm mà phải có sự phân chia một cách hợp lý để tạo ra kết quả sau khi trừ đi chi phí là lớn nhất. 1.2.3. Các chi phí khác. Ở đây em chia thành mục các chi phí khác là vì trong phần nguyên vật liệu trực tiếp không tính phần chi phí nào. Vì thực tế nhà máy vẫn phải chi phí một số những nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, bao bì, cao su cho lên những chi phí đó sẽ được tính trong phần này. Các chi phí trong phần này bao gồm các chi phí còn lại của nhà máy: Chi phí vật liệu phụ, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ, mua ngoài, nhiên liệu, năng lượng, các khoản phải nộp, khấu hao, sửa chữa, bảo dưỡng, vận chuyển, điện nước... Để tính tất cả các khoản mục chi phí trong nhà máy là vấn đề phức tạp. Vì vậy em xin được trình bày những chi phí kinh doanh chính trong nhà máy để tiện cho việc xem xét sự hiệu quả sử dụng chi phí của nhà máy. 1.2.3.1. Chi phí khấu hao tài sản cố định. Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần về giá trị và hiện vật, phần giá trị hao mòn của TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm làm ra. Khấu hao TSCĐ chính là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá trị TSCĐ đã hao mòn, hao mòn là hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của tài sản cố định. Mục đích của trích khấu hao TSCĐ là biện pháp chủ quan nhằm thu hồi vốn đầu tư để tái tạo lại TSCĐ khi nó bị hư hỏng hoặc đã hết thời hạn sử dụng có ích. Nhà máy sử dụng cách tính mức khấu hao bình quân theo thời gian sử dụng: Nguyên giá TSCĐ Mức khấu hao năm = ---------------------------- Thời gian sử dụng Chi phí khấu hao TSCĐ của nhà máy cũng có thay đổi theo xu hướng tăng mức khấu hao hàng năm: Bảng 2.6. Chi phí khấu hao của nhà máy. Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Chi phí khấu hao(1.000) 856.438 862.265 985.621 1.008.329 1.031.734 Chênh lệch so với năm trước (1.000 ) ... 5.827 123.356 22.708 23.405 Tốc độ tăng ( % ) ... 6,8 14,3 2,3 2,3 Có thể thấy chi phí khấu hao TSCĐ tăng đột biến trong năm 2005 ( tăng 123.356.000đ, tương ứng tăng 14,3% ), điều này do trong năm 2005 nhà máy mua sắm trang thiết bị mới hơn 2 tỷ đồng và thanh lý một số thiết bị lạc hậu, đã không còn thời hạn sử dụng nên chi phí khấu hao tăng vọt. Các năm tiếp sau chi phí khấu hao TSCĐ tăng nhưng không đáng kể ( tỷ lệ tăng là 2,3 % ), nhà máy không mua sắm mới nhiều nữa. 1.2.3.2. Chi phí nguyên vật liệu phụ. Chi phí nguyên vật liệu phụ trong nhà máy được áp dụng tính cho cả công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Đối với nguyên vật liệu phụ cho ngành da giầy có giá trị không cao, do vậy chi phí cho nguyên vật liệu phụ không thực sự cao so với các loại chi phí nguyên vật liệu chính. Chi phí nguyên vật liệu phụ bao gồm các chi phí về : Cao su ( cao su là nguyên vật liệu chính nhưng không như các loại nguyên vật liệu chính khác, đối tác không cung cấp, nhà máy phải tiến hành thu mua loại nguyên vật liệu này để đáp ứng cho sản xuất, Tuy nhiên giá trị của cao su cũng không cao ), bìa cứng cac tông, giấy, keo nhựa, linon, chi phí vận chuyển, xăng dầu,... Chi phí nguyên vật liệu phụ cũng tăng liên tục qua các năm: Bảng 2.7. Chi phí nguyên vật liệu phụ Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng chi phí NVL phụ (1000đ ) 1.131.811 1.865.952 2.962.840 4.574.200 6.686.660 Chênh lệch so với năm trước (1000đ) ... 734.141 1.096.888 1.611.360 2.112.460 Tốc độ tăng ( % ) ... 65 59 54,4 46,2 Chi phí nguyên vật liệu phụ tăng nhanh. Con số tăng trên 50% mỗi năm làm người ta kinh ngạc, nguyên nhân của vấn đề này là do định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính cũng như nguyên vật liệu phụ thường ít thay đổi, do đó lượng tiêu hao tăng lên cùng với sự tăng lên của lượng sản xuất ra sản phẩm. Hơn nữa do sự biến động giá cả tăng lên cao nên mọi chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng đáng kể, đặc biệt là chi phí về vận chuyển, xăng dầu tăng lên rất cao. Do vậy việc tìm ra biện pháp hạ thấp chi phí, tiết kiệm nguyên vật liệu là điều kiện hết sức quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất. 1.2.3.3. Các chi phí khác còn lại của nhà máy. Trong thực tế, một doanh nghiệp có rất nhiều loại chi phí khác nhau, sử dụng cho những đối tượng khác nhau. Ở nhà máy da giầy Thái Bình cũng vậy, để phục vụ cho các hoạt động và sản xuất, nhà máy còn phải sử dụng rất nhiều những chi phí khác nữa: Chi phí cho các dịch vụ thuê ngoài như điện, nước; chi phí sửa chữa, lắp đặt, bảo dưỡng máy móc thiết bị; chi phí cho các hoạt động ngoài sản xuất : Văn hoá, thể thao, nghiên cứu phát triển... ; báo chí; chi phí cho cán bộ đi công tác, cho các cuộc họp; các khoản nộp nhà nước;..v.v. Bảng 2.8. Tổng hợp các chi phí khác còn lại trong nhà máy. Chỉ tiêu chi phí ( 1000đ ) 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng chi phí 1.414.069 1.764.837 3.207.993 3.897.756 4.522.913 Bảo dưỡng, sửa chữa 218.191 338.143 474.462 563.226 622.353 Vận chuyển, xăng dầu 273.905 297.552 515.845 692.241 788.344 Thuế và các khoản phải nộp 102.520 135.010 196.650 243.220 276.350 Điện, nước 363.699 435.032 845.306 1.047.717 1.232.042 Các chi phí khác 455.754 559.100 1.175.729 1.351.352 1.603.825 Tỷ trọng các chỉ tiêu CP ( % ) 100 100 100 100 100 Bảo dưỡng, sửa chữa 15,43 19,16 14,79 14,45 13,76 Vận chuyển, xăng dầu 19,37 16,86 16,08 17,76 17,43 Thuế và các khoản phải nộp 7,25 7,65 6,13 6,24 6,11 Điện, nước 25,72 24,65 26,35 26,88 27,24 Các chi phí khác 32,23 31,68 36,65 34,67 35,46 Các đối tượng chi phí liên tục tăng qua các năm: + Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa tăng nhưng tỷ lệ cơ cấu chi phí lại giảm vào năm 2005, điều này là do năm 2005, nhà máy mua sắm mới thiết bị cho lên chi phí sửa chữa giảm nhưng lại tăng do chi phí lắp đặt thiết bị mới. Và các chi phí bảo dưỡng trong nhà máy hàng năm vẫn còn rất lớn. Điều này làm cho làm cho chi phí sản xuất kinh doanh của nhà máy cao hơn. + Chi phí vận chuyển, xăng dầu: Mặc dù trong cơ cấu tỷ lệ, chi phi này giữ ở mức ổn định ( 17% ) nhưng về giá trị lại tăng nhanh từ năm 2005 (chênh lệch là 218.293.000đ, tương ứng gần gấp 2 lần so với năm 2004 ), và các năm sau đều tăng cao. Đây là nguyên nhân của giá cả tăng cao, sự mất ổn định của giá cả xăng dầu và quan trọng hơn khối lượng sản xuất của nhà máy đã tăng lên cao hơn nhiều so với những năm trước. + Cũng giống như chi phí vận chuyển, xăng dầu, chi phí điện, nước tăng nhanh vào năm 2005, và các năm sau đều tăng cao. + Đối với thuế và các khoản phải nộp nhà nước: Nhà máy thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước. Có biến chuyển tăng qua các năm xong những đóng góp của nhà máy là rất thấp. + Các chi phí khác còn lại bao gồm nhiều những chi phí không được đề cập đến. Do vậy cơ cấu chi phí này chiếm phần lớn đến trên 30% và đến 35% từ năm 2005 đến nay. Chi phí này liên tục tăng và tăng nhanh vào năm 2005, tăng từ 559.100.000đ vào năm 2004 lên 1.175.729.000đ vào năm 2005 ( tăng 616.629.000đ, tương ứng với tăng thêm 110,3% ). Đối với các năm sau tương ứng tăng thêm trên 15% . 1.2.4. Tổng hợp chi phí toàn nhà máy. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh trong nhà máy tăng qua mỗi năm, và tất nhiên là chiều hướng biến thiên của nó cũng giống như chiều hướng chung của các thành phần chi phí đã xét ở trên, sự đột biến tăng chi phí diễn ra vào năm 2005, đây là sự tăng tổng hợp của các yếu tố chi phí tạo lên. Tốc độ tăng chi phí vào năm 2005 là 56,35%, tương ứng tăng 3.198.311.000đ . Hai năm tiếp theo, tổng chi phí cũng gia tăng tương đối cao: Năm 2006, tăng 2.396.718.000đ, tương ứng tăng 27%; năm 2007 tăng 2.871.978.000đ, tương ứng tăng 25,48%. Bảng 2.9. Bảng tổng hợp tổng chi phí trong nhà máy. Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng chi phí sản xuất kinh doanh ( 1000đ ) 4.566.328 5.676.153 8.874.464 11.271.182 14.143.160 Chênh lệch ( 1000đ ) ... 1.109.825 3.198.311 2.396.718 2.871.978 Tốc độ tăng ( %) ... 24,3 56,35 27 25,48 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tổng chi phí trong nhà máy tăng: Khách quan là do sự biến động giá cả tăng cao, nhà máy gia tăng lượng sản xuất; chủ quan là do sự thay đổi về nhiều mặt của nhà máy vào năm 2005, khi nhà máy tiến hành cổ phần hoá, nhà máy là doanh nghiệp hoạt động độc lập dưới sự chủ quản của công ty cổ phần giầy Thăng Long chứ không còn hoạt động theo phương thức doanh nghiệp Nhà nước nữa. Dù nguyên nhân là khách quan hay chủ quan đi nữa, sự thay đổi về chi phí trong nhà máy cũng mang ý nghĩa quan trọng: Nó có tín hiệu tốt của sự gia tăng về sản xuất, đời sống công nhân viên, đóng góp cho xã hội... Xong chiều hướng gia tăng chi phí trên có thực sự đem lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất của nhà máy hay không đó lại là việc nhà máy bỏ những chi phí ra và thu lại kết quả như thế nào? Không phải chi phí tăng hay giảm lại là vấn đề tốt hay không tốt mà điều quan trọng là nó đem lại nhiều kết quả hơn, lợi nhuận cao hơn, đóng góp cho xã hội nhiều hơn, đời sống công nhân viên trong nhà máy được nâng cao hơn. Để thấy được đâu là những khâu chi phí chiếm tỷ lệ cao, những chi phí tăng nhanh, có hợp lý hay không, cần tiến hành so sánh các chỉ tiêu chi phi đã tính toán : Bảng 2.10. Tỷ lệ chi phí của các yếu tố chi phi kinh doanh. Đơn vị: % Các yếu tố chi phí 2003 2004 2005 2006 2007 Chi phí sử dụng lao động 25,49 20,83 19,35 15,89 13,42 Khấu hao TSCĐ 18,76 15,2 11,11 8,95 7,3 Nguyên vật liệu phụ 24,79 32,87 33,39 40,58 47,28 Các chi phi khác 30,96 31,1 36,15 34,58 32 Cơ cấu chi phí trong nhà máy đã có nhiều biến đổi quan trọng. Vẫn năm 2005 là mốc trung tâm của mọi sự biến đổi về tỷ lệ giữa các yếu tố chi phí, duy chỉ có tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu phụ là không tuân theo sự biến thiên đó : Chiếm tỷ lệ cao, tăng liên tục nhưng lại tăng nhanh nhiều vào hai năm gần đây : Từ chiếm 33,39% vào năm 2005 thì tăng lên 40,58% vào năm 2006 và 47,28% vào năm 2007. Điều này càng chứng tỏ chi phí đầu vào cho nguyên vật liệu tăng giá rất nhanh, chỉ nguyên vật liệu phụ thôi mà đã chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu chi phí kinh doanh của nhà máy. Đối với các chỉ tiêu chi phí còn lại, dù có xu hướng tăng hay giảm trong cơ cấu chi phí đều có điểm mốc quan trọng là năm 2005. Tỷ lệ chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí sử dụng lao động liên tục giảm qua các năm xong năm 2005 là mấu chốt quan trọng dẫn đến vấn đề này. Đối với chi phí sử dụng lao động, mặc dù tỷ lệ chi phí chưa có sự thay đổi nhiều so với các năm 2006 và 2007, điều này là do trong năm nhà máy phải giải quyết một lượng lớn người lao động cho nghỉ việc cho lên tỷ lệ chi phí vẫn cao. Còn tỷ lệ chi phí khấu hao đã giảm đáng kể, từ chiếm 15,2% vào năm 2004, đã giảm còn 11,11% vào năm 2005 và còn 7,3% vào năm 2007. Với các chi phí khác, năm 2005, tỷ lệ những chi phí này tăng đột biến xong lại đang có xu hướng giảm qua hai năm gần đây. Đó là biểu hiện tốt về sử dụng chi phí của nhà máy. Vì những chi phí này rất phức tạp mà không quản lý tốt rất có thể dẫn tới chi phi tăng lên cao bởi vì nó chiếm một tỷ lệ rất cao. 2. Đánh giá về chi phí sản xuất kinh doanh, tính giá thành và hiệu quả kinh doanh của nhà máy. 2.1. Đánh giá chung về công tác tính và sử dụng chi phí tại nhà máy. Công tác tính chi phí của nhà máy còn nhiều bất cập, mặc dù đã được lập kế hoạch cho việc sử dụng các chi phí từ trước nhưng trong quá trình sử dụng chi phí nhà máy không có cơ chế tính toán chi phí cụ thể, phân loại chưa thực sự rõ ràng các loại chi phí. Do đó gây khó khăn rất nhiều cho việc tính toán, tập hợp các chi phí một cách chính xác, nhiều khi các loại chi phí lại ghi nhầm sang đối tượng được sử dụng chi phí. Ban quản lý nhà máy chưa thực sự nhận thức được vai trò to lớn của việc quản lý chi phí sản xuất một cách chính xác để qua đó đánh giá được hiệu quả sử dụng của mình và đem lại kết quả như thế nào ở từng điểm mục chi phí và sản xuất cụ thể để có biện pháp khắc phục thích hợp. Hầu hết các chi phí phân bổ theo kế hoạch và định mức nên không có sự linh hoạt trong việc sử dụng nguồn tài chính của nhà máy. Cơ chế, môi trường hoạt động trong nhà máy chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ nhân viên phát huy khả năng sáng tạo, phát huy năng lực của mình, họ chưa có nhiều quyền tự quyết cao để chịu trách nhiệm với quyết định của mình, có những công việc nằm trong khả năng giải quyết của họ thì lại phải xin ý kiến cấp trên và chờ quyết định xử lý. Việc sử dụng chi phí của nhà máy tuy đã đạt được những kết quả tốt nhưng vẫn còn nhiều những biểu hiện bất cập về cơ cấu chi phí, giá trị chi còn ở mức cao so với những kết quả đạt được và nhiều chi phí chưa thực đem lại hiệu quả cao. Các loại chi phí nguyên vật liệu mặc dù được khách hàng cung cấp chủ yếu các loại nguyên vật liệu chính có chi phí cao nhưng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của nhà máy. Nguyên nhân của vấn đề này là do công tác thu mua chưa được quan tâm cao, sản phẩm sai hỏng còn nhiều và chưa thực sự quan tâm đến phương án tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm. Chi phí sử dụng nhân lực cao, yếu tố nhân lực đã được nhà máy quan tâm coi trọng, các khoản khen thưởng phúc lợi liên tục tăng và dần chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu về chi phí sử dụng lao động nhưng việc bố trí nhân lực, công nhân sản xuất giữa các khâu chưa thực sự hợp lý mà dẫn đến năng suất lao động chưa cao. Phần lớn các thiết bị máy móc được nhập về cũ kỹ lạc hậu nên chi phí bảo dưỡng và sửa chữa cũng rất cao. 2.2. Tính giá thành tại nhà máy. Giá thành là hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm, lao vụ, đã hoàn thành. Là thước đo mức tiêu hao để bù đắp trong quá trình sản xuất, là một căn cứ để xây dựng phương án giá cả của sản phẩm hàng hoá. Tính giá thành được dựa trên việc tập hợp các loại chi phí sản xuất của nhà máy. Nhưng nhìn vào bảng 1.8 và 2.9 sẽ thấy có mẫu thuẫn rất lớn. Các chỉ số lợi nhuận thực so với các chỉ số tổng doanh thu và chi phí trong bảng 1.8 thực sự rất thấp. Chắc hẳn sẽ chẳng có một doanh nghiệp nào chấp nhận kinh doanh với những con số lợi nhuận như vậy ! So với những con số tổng chi phí trong bảng 1.8 thì trong bảng 2.9 nhỏ hơn rất nhiều, chỉ bằng khoảng 23 – 25%. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là do đâu? Chính là do cách tính giá thành của nhà máy, mặc dù chi phí nguyên vật liệu chính không phải nhà máy bỏ ra mà do chính khách hàng cung cấp nhưng lại được tính vào trong giá thành của sản phẩm. Nhà máy vẫn tính các loại nguyên vật liệu này vào chi phí như bình thường các doanh nghiệp phải tự bỏ chi phí ra. Đơn giá lại dựa trên những số liệu thu mua vật liệu của chính khách hàng. Đây là điều hết sức phi lý cả trong giá cả và doanh thu cũng vậy, nó thổi phồng các giá trị thực của nhà máy để rồi cũng không được gì cả mà kết quả là làm phức tạp thêm công tác kế toán, quản trị của nhà máy, của các nhân viên,... Có thể có những lý do nào đó mà nhà máy làm như vậy nhưng đây vẫn là một dấu hỏi và do tính bí mật kinh doanh cho lên với khoảng thời gian ngắn thực tập và là sinh viên thực tập cho lên em chưa tìm hiểu sâu được. 2.3. Hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất. Vì cách tính giá thành như vậy, cho lên kết quả thu nhập không thể áp dụng để tính các chỉ tiêu hiệu quả trong nhà máy. Ở đây em xin chỉ trình bày những chỉ số về lợi nhuận và những chi phí sản xuất thực tế. Bảng 2.12. Tương quan giữa lợi nhuận và chi phí. Năm Lợi nhuận ( 1000đ) Chi phí ( 1000đ ) Lợi nhuận/ chi phí ( % ) 2003 55.000 4.566.328 1,2 2004 70.000 5.676.153 1,23 2005 857.748 8.874.464 9,67 2006 980.410 11.271.182 8,7 2007 1.518.675 14.143.160 10,74 Mặc dù không thể đánh giá chính xác được hiệu quả sử dụng chi phí cũng như hiệu quả kinh doanh. Nhưng qua việc so sánh tương quan tỷ lệ giữa lợi nhuận và chi phí có thể cho thấy phần nào hiệu quả sử dụng chi phí của nhà máy. Năm 2005 là có sự chuyển biến rõ rệt trong tỷ lệ : Lợi nhuận/ chi phí. Đang từ 1,23% vào năm 2004, đến năm 2005, con số đã lên tới 9,67% và đến năm 2007 là 10,74%. Mặc dù không thể khẳng định chính xác được hiệu quả của việc sử dụng chi phí nhưng qua đó có thể cho thấy rõ ràng đây là sự biến chuyển tốt của nhà máy trong việc sử dụng chi phí và con số lợi nhuận cũng nói lên điều ấy. Mặc dù sự tương quan giữa tổng chi phí và lợi nhuận có sự chênh lệch lớn và mức tăng của chi phí trong vài năm gần đây tăng lên khá cao. Nhìn chung kể từ khi chuyển đổi nhà máy sang hoạt động theo hình thức cổ phần hoá thì đã có được những kết quả đáng ghi nhận xong cũng còn rất nhiều những vấn đề mà nhà máy cần giải quyết trong kế hoạch tác nghiệp ngắn hạn cũng như trong trong việc hoạch định chiến lược lâu dài cho việc sản xuất kinh doanh của nhà máy phát triển lên tầm cao mới. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ VÀ KINH DOANH TRONG NHÀ MÁY DA GIẦY THÁI BÌNH 1. Đối với sử dụng nguồn nhân lực. Trước hết cần phải đổi mới công tác quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh trong nhà máy. Cần phải nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo của cán bộ nhà máy. Cán bộ quản lý là những người đầu tàu, doanh nghiệp đi đến đâu, phát triển ra sao phụ thuộc vào khả năng chèo lái của người lãnh đạo trước những sóng gió, bão táp để đưa con thuyền của mình đi xa hơn. Đây là nhân tố tiên quyết và có vai trò quyết định các nhân tố khác, quyết định cho sự thắng lợi của bất kỳ doanh nghiệp nào. Có đổi mới, có nâng cao năng lực của những người quản lý mới mong đổi mới được những vấn đề khác của nhà máy. Ở nhà máy vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của cơ chế sản xuất cũ, mọi công việc đều được thực hiện bằng các chỉ tiêu, các định mức. Vì thế mà các nhân viên làm việc tuân thủ theo mệnh lệnh, hầu như không có quyền tự quyết. Chính vì thế cần phải giao một số những quyền cho họ được tự quyết định và họ phải chịu trách nhiệm về những quyết định đó của mình. Có thế đối với những công việc mà cán bộ nhân viên có thể tự giải quyết được với khả năng của mình mà không cần xin ý kiến sẽ được xử lý ngay để góp phần làm nâng cao hiệu quả công việc. Nhà máy cần luôn quan tâm đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực từ người lãnh đạo cho tới những người lao động bình thường nhất để nâng cao khả năng làm việc, nhận thức về văn hoá, ý thức trong công việc để họ biết mình phải làm gì có lợi cho mình, như thế cũng chính là làm lợi cho nhà máy. Đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân viên, giúp giải quyết công việc nhanh gọn, sáng tạo để nâng cao năng suất lao động, nâng cao thù lao lao động cho chính họ thông qua kết quả lao động. Thế nào là tiết kiệm chi phí? Tiết kiệm chi phí không phải là tối thiểu hoá các chi phí một cách tuyệt đối, mà tiết kiệm dựa trên những định hướng mục tiêu cần đạt được của mình, trên cơ sở đó thực hiện được các mục tiêu của mình mà chỉ phải sử dụng chi phí thấp nhất có thể và đáp ứng được các yêu cầu. Nhà máy cần hoàn thiện công tác bố trí lao động, bố trí đúng người, đúng việc, người lao động khi được bố trí làm công việc phải phù hợp với trình độ, sức khoẻ thì năng suất lao động đạt được mới cao. Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc. Đánh giá thực hiện công việc nghiêm túc, khách quan không chỉ là một điều kiện trả lương, thưởng công bằng mà còn có tác dụng nâng cao năng suất lao động, chất lượng công việc, đánh giá đúng người đúng việc, để tăng cường trách nhiệm từng cá nhân lao động và giảm chi phí sản xuất kinh doanh của nhà máy. Tuy nhiên việc đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của nhà máy chưa thực sự hợp lý khi chỉ dựa trên bản mô tả công việc và bản yêu cầu kết quả thực hiện công việc mà còn phải dựa trên trách nhiệm của người lao động với công việc đảm nhận, khả năng xử lý các công việc của lao động đó. Mặc dù đã có những chính sách tạo động lực lao động, tuy nhiên nhà máy cần củng cố và duy trì được chính sách khen thưởng phù hợp, công bằng để người lao động tự nguyện tham gia lao động tích cực. Thưởng phạt đều phải nghiêm minh, tạo động lực tâm lý thi đua làm tốt công việc, đồng thời cần phải làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc cũng như hướng dẫn từ phía nhà máy. Những việc này cần diễn ra thường xuyên với những đánh giá chính xác của từng công việc. Hoàn thiện hơn nữa công tác trả công cho người lao động, đặc biệt là hình thức trả công theo sản phẩm. Hình thức trả công trước hết phải đảm bảo tính công bằng đối với mọi đối tượng lao động theo tính chất công việc và trả công phải có tính chất khuyến khích tài chính cao đối với người lao động để thúc đẩy họ nâng cao năng suất lao động nhưng không gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Cần nâng cao các chương trình phúc lợi cho người lao động để họ có tâm lý tốt thực hiện công việc của mình. Ngoài các phúc lợi bắt buộc theo quy định của pháp luật, nhà máy nên có nhiều những chương trình phúc lợi khác nữa như: Các chương trình giải trí thể thao văn hoá, chương trình dã ngoại, chăm sóc người già và trẻ em, chăm sóc y tế. Nhà máy nên xây dựng một thư viện nhỏ để cung cấp các loại sách báo cho người lao động tìm hiểu về chuyên ngành công việc của mình, giải trí và giáo dục để nâng cao nhận thức của người lao động. Hơn nữa cần khuyến khích người lao động tích cực tham gia đóng góp ý kiến, đưa ra sáng kiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ở nhà máy, hoạt động này không được lãnh đạo quan tâm chú ý, công nhân chỉ biết sản xuất, làm việc theo nhiệm vụ của mình, không thiết tha với những tìm tòi sáng kiến. Vì họ không được khuyến khích, quan tâm, lãnh đạo chưa thực sự gần người lao động, hiểu tâm lý người lao động mà người lao động lại chỉ làm những công việc gì có lợi cho mình. Việc bảo hộ lao động cho người lao động hiện nay đang được nhà nước cũng như các tổ chức xã hội rất quan tâm. Ở nhà máy da giầy Thái Bình, tuy công việc này đã được lãnh đạo nhà máy quan tâm nhưng chưa thực sự có hiệu quả. Nhà máy cần quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề này để giảm thiểu chi phí rủi ro tai nạn lao động sảy ra và an toàn cho người lao động. Công tác vệ sinh môi trường cũng cần được quan tâm hơn, nhiều khu sản xuất của nhà máy, những phế liệu được các công nhân vất bừa bãi mà lâu ngày mới được dọn đi. 2. Đối với sử dụng nguyên, nhiên vật liệu. Đẩy mạnh nghiên cứu, kiểm tra chi phí kinh doanh sử dụng nguyên vật liệu. Khuyến khích người lao động tham gia tiết kiệm bằng cách dựa vào những kết quả tiết kiệm được sẽ có những khen thưởng tương xứng. Tích cực, chủ động tìm những nguồn cung ứng vật tư tin cậy và giá rẻ. Trong điều kiện các nguồn lực thì khan hiếm, giá cả leo thang như hiện nay, việc tiết kiệm chi phí trở lên hết sức quan trọng, đó là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng của các doanh nghiệp, nó quyết định nhiều đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Tiết kiệm chi phí vừa nâng cao được hiệu quả sản xuất, hơn nữa nó là điều kiện hữu hiệu để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các cán bộ, nhân viên, quản đốc phân xưởng nên theo dõi và quản lý sát sao các phế liệu thải ra. Đối với những loại vật liệu chi tiết nhỏ, nhiều những công nhân không có ý thức trách nhiệm thường rất dễ vứt bỏ những vật liệu còn có thể sử dụng. Điều này nếu không được ngăn chặn, các công nhân sẽ ỷ lại, gen tỵ lẫn nhau, mất ý thức kỷ luật có thể sẽ dẫn đến những hao tổn rất lớn. Cần giáo dục ý thức tư tưởng cho họ, cao hơn nữa cần có biện pháp kỷ luật và xử phạt hành chính để răn đe. Hoàn thiện hơn nữa công tác định mức nguyên vật liệu. Định mức xây dựng phải phù hợp với điều kiện tiêu dùng và bảo quản của từng loại nguyên vật liệu. Khi xây dựng định mức, trong quá trình sản xuất kinh doanh, các cán bộ phòng kế hoạch - kỹ thuật phải theo dõi tình hình định mức đối với từng đối tượng cụ thể. Sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh cần có sự phân tích và đánh giá kỹ lưỡng chính xác để thấy được những thành tích, những tồn tại, tiêu cực và nguyên nhân của vấn đề. Từ đó đưa ra phương hướng giải quyết kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí cho các chu kì kinh doanh sau. Cần tiến hành kiểm tra, giám sát thường xuyên khối lượng công việc hoàn thành, hạn chế các sai hỏng trong sản xuất là điều rất quan trọng để giảm thiểu chi phí các nguyên vật liệu cho nhà máy. Hơn nữa cần phải tích cực nghiên cứu và phát động tham gia sáng kiến cải tạo công việc nhằm nâng cao hiệu quả lao dộng và tiết kiệm vật liệu cho sản xuất. Bởi chính những người lao động thường xuyên tiếp xúc với công việc, nhiều khi lại có những phát hiện rất hữu ích. Các chi phí về vận chuyển, xăng dầu nếu không được kiểm tra, giám sát cụ thể rất dễ bị thất thoát. Đối với những chi phí này nhà máy nên sử dụng những định mức và so sánh với thực tế để có quyết định thuê hay tự vận chuyển, giao khoán và cần kiểm tra các hoá đơn chứng từ liên quan để xác định tính chính xác của nó. Nhà máy nên xem xét việc xắp xếp lại phân xưởng chuẩn bị sản xuất và phân xưởng cao su. Phân xưởng chuẩn bị sản xuất thì lại cách xa các phân xưởng may và phân xưởng giầy trong khi phân xưởng cao su lại sát cạnh phân xưởng giầy 1. Điều này khiến cho việc chuẩn bị cho các phân xưởng khác sản xuất diễn ra lâu hơn, phải sử dụng nhiều lao động hơn. Cao su là chất rất độc hại lại được xắp xếp ngay cạnh các công nhân may ở phân xưởng 1. 3. Sử dụng và tính khấu hao tài sản cố định. Nhà máy nên linh hoạt hơn trong tính khấu hao. Mặc dù phương pháp khấu hao theo thời gian sử dụng của nhà máy là đơn giản và dễ sử dụng song nó có bất cập là không quan tâm đến mức độ hao mòn của tài sản sau mỗi thời kỳ sử dụng và không tính đến yếu tố tiến độ công nghệ khoa học. Nó không có tác dụng làm giảm chi phí nhưng giúp nhà máy điều chỉnh mức khấu hao hợp lý để sử dụng có hiệu quả tài sản cố định, cũng như có các chính sách để đầu tư mới phù hợp với kế hoạch kinh doanh của mình. Nhà máy có thể áp dụng những phương pháp khấu hao tài sản cố định khác nhau theo quy định của nhà nước mà linh hoạt, phù hợp với những loại tài sản nhất định. Và chi phí khấu hao tài sản phải được tính toán và phân bổ hợp lý để việc sử dụng và mua sắm mới lại tài sản cố định diễn ra thuận lợi, đảm bảo hoạt động của công ty diễn ra bình thường. Các tài sản, thiết bị máy móc ở nhà máy hầu như đã lạc hậu, kém xa so với các công nghệ tiên tiến trên thế giới. Vì vậy trong thời gian tới, nhà máy sẽ phải có kế hoạch mua sắm lại thiết bị tài sản để thay thế cho những thiết bị đã hết thời hạn sử dụng và không còn khả năng hoạt động để phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà máy. Nhà máy cũng nên cân nhắc sẽ mua những loại thiết bị máy móc công nghệ như thế nào? Hiện đại, tiên tiến hay công nghệ cũ, vì điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng tài chính, chiến lược mở rộng quy mô, phù hợp năng lực sản xuất... của nhà máy. Các cán bộ phòng kỹ thuật phải thường xuyên quan tâm kiểm kê, theo dõi tình trạng hoạt động của các máy móc thiết bị tài sản trong nhà máy để có những biện pháp xử lý kịp thời với những thiết bị máy móc bị hư hỏng hay có tín hiệu của hư hỏng, không sử dụng được nữa và báo cáo kịp thời lên ban lãnh đạo nhà máy để có kế hoạch sửa chữa và thay thế kịp thời, không làm gián đoạn quá trình sản xuất trong nhà máy. Kế hoạch sửa chữa và bảo dưỡng cần được tiến hành thường xuyên để máy móc không bị trục trặc trong quá trình sản xuất và bảo dưỡng tốt sẽ kéo dài tuổi thọ hoạt động của máy móc thiết bị. 4. Sử dụng các chi phí khác. Bao gồm rất nhiều loại chi phí, việc sử dụng các chi phí này sao cho có kết quả tốt nhất là một vấn đề hết sức quan trọng vì nó chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí của nhà máy. Vì thế các chi phí này nhà máy cần tính toán, cân nhắc kỹ trước khi quyết định chi ra xem có phù hợp hay không, và so sánh với những kết quả đạt được thì nó như thế nào. Và chi phí nào nên hay không nên chi đó là nhiệm vụ khó khăn để nhà máy xác định được kết quả của nó như thế nào. Có nhiều lãng phí trong các phòng ban cũng như ở các phân xưởng đối với các chi phí về điện nước, điện thoại. Nếu cán bộ và công nhân viên biết sử dụng sẽ tiết kiệm được số chi phí đáng kể vì thế cần tăng cường giáo dục, tuyên truyền sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí những gì không sử dụng, những máy móc không sử dụng đến mà vẫn để chạy, cần có sự theo dõi sát sao về sử dụng chúng. Cần luôn phân tích xem đâu là chi phí bắt buộc và không bắt buộc. Với chi phí phải bắt buộc cần phải thực hiện chi như thế nào cho hiệu quả nhất và cần phải đánh giá thường xuyên. Chi phí không bắt buộc phải xem có lên chi hay không chi, cần phải trả lời câu hỏi chi thì được gì ? Phải so sánh giữa chi và nếu chi thì phải chi như thế nào để đạt được kết quả như mong muốn mà chi phí thấp nhất. Đối với những loại chi phí chỉ ảnh hưởng ở giới hạn nhất định cần thực hiện việc tính toán chi phí tối thiểu trên cơ sở chi phí thực tế trong sự so sánh về thời gian. Sự kiểm tra có tác dụng và định hướng loại chi phí kinh doanh này đạt được nhờ dự tính phải đạt và so sánh thực tế với phải đạt cũng như những phân tích phù hợp. Theo đó xác định được thông tin về trách nhiệm đối với điểm chi phí. Và để xác định chính xác tính hiệu quả sử dụng chi phí nhà máy nên tăng cường công tác tính chi phí sản xuất kinh doanh ở các điểm chi phí, các phân xưởng riêng biệt và có sự so sánh, đánh giá xem đâu là những điểm chi phí cho hiệu quả tốt và không tốt để có những chính sách phù hợp. Đối với các loại chi phí có mối quan hệ phụ thuộc trực tiếp vào kết quả đạt được thì nên tập hợp chi phí phát sinh thực tế cho điểm gắn với trách nhiệm về chi phí đó. Như vậy sẽ dẫn tới khả năng biểu hiện cao hơn, cần chú ý để loại trừ những tác động của giá cả nên tính toán theo các đơn vị số lượng thuần tuý. Các loại chi phí bằng tiền khác, nhà máy nên cho tập hợp theo từng loại. Việc tập hợp các khoản chi phí này rõ ràng, chính xác sẽ giúp ban giám đốc xác định được chi phí nào là chính đáng, không chính đáng, chi phí không đem lại hiệu quả đích thực cho nhà máy. Đồng thời cũng kiểm tra được tình hình chi tiêu cụ thể cũng như răn đe được nhân viên phải trung thực trong công tác chi tiêu tài chính của nhà máy. Từ đó sẽ ra quyết định cắt giảm hoặc loại bỏ chúng ra khỏi chi phí sản xuất kinh doanh. Hàng năm nhà máy phải chi trả khoản chi phí cho các khoản nợ của nhà máy cũng khá tốn kém và những khoản nợ ngắn hạn cũng rất lớn. Tuy nhiên ở đây em không thể biết được chính xác những khoản nợ này như thế nào. Theo suy đoán thì những khoản nợ này có mối quan hệ nào đó với việc nhà máy tính giá thành và các khoản nợ lại duy trì liên tục cao như thế. Có thể có những quan hệ thoả thuận nào đó nhưng nhà máy nên cơ cấu, xem xét lại các khoản nợ này và cần có kế hoạch cụ thể với những khoản nợ đó để nhằm minh bạch và giảm thiểu chi phí về nợ. 5. Kiến nghị. Nhà máy nên thay đổi cách tính chi phí cũng như tập hợp giá thành cho sản phẩm của mình. Chỉ tính toán những chi phí do nhà máy bỏ ra, qua đó mới có thể đánh giá chính xác hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ban giám đốc nhà máy cần quan tâm nhiều tới vấn đề quản trị chi phí trong nhà máy, phải phân biệt rõ ràng kế toán chi phí và quản trị chi phí để sử dụng chi phí có hiệu quả, tiết kiệm, đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của nhà máy. Trình độ đội ngũ nhân lực, cán bộ phòng ban của nhà máy chưa cao, lãnh đạo nhà máy cần có kế hoạch cơ cấu lại một số cán bộ phòng ban năng lực thấp. Có thể cử họ đi học để nâng cao trình độ chuyên môn và quan tâm đến chính sách tuyển dụng nhân sự cũng như đãi ngộ để thu hút nhân tài. Nếu có thể, lãnh đạo nhà máy xem xét việc xây dựng phòng truyền thống để tạo những điều kiện thuận lợi cho việc gặp gỡ, giáo dục ý thức tư tưởng, và gần gũi với công nhân viên. Qua đó công nhân cũng được nói lên những suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình, cũng như những đóng góp ý kiến xây dựng cho nhà máy. Nhà máy cần có những kế hoạch thi đua, quan tâm tạo động lực hơn nữa cho cán bộ công nhân viên trong nhà máy, tạo lên một tập thể đoàn kết, vững mạnh. Ban lãnh đạo cũng nên xem xét việc bố trí lại hai phân xưởng chuẩn bị sản xuất và phân xưởng cao su. Nên chuyển phân xưởng chuẩn bị sản xuất vào giữa hai phân xưởng may 1 và phân xưởng may 2 để tiện cho công việc chuẩn bị cho các phân xưởng sản xuất và đi lại, bốc vác thuận tiện. Còn phân xưởng cao su có thể chuyển sang khu sau phân xưởng may 2. KẾT LUẬN Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục đích của bất kỳ doanh nghiệp nào đang tồn tại, đang hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên lại không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được điều đó. Trong yêu cầu của hội nhập, cạnh tranh lại càng trở lên quan trọng, nó không còn là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước nữa, mà là cạnh tranh quốc tế. Vì thế cho nên việc tiết kiệm chi phí để hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh có vị trí quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay và trong bối cảnh các nguồn lực ngày càng khan hiếm, chi phí đầu vào rất cao thì nó càng trở lên quan trọng hơn bao giờ. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY DA GIẦY THÁI BÌNH ....................... 3 1. Quá trình ra đời và phát triển của nhà máy da giầy Thái Bình. ............................ 3 2. Cơ cấu tổ chức của nhà máy da giầy Thái Bình. .................................................. 3 3. Các đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật của nhà máy. ................................................. 5 3.1. Đặc điểm về sản phẩm của nhà máy. ............................................................ 5 3.2. Đặc điểm về tình hình lao động tại nhà máy. ................................................ 7 3.3. Đặc điểm về công nghệ và trang thiết bị. ...................................................... 9 3.3.1. Đặc điểm về trang thiết bị. ..................................................................... 9 3.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm . ............................................. 12 3.4. Đặc điểm về quản lý vật tư, cung ứng nguyên vật liệu . .............................. 14 3.5. Đặc điểm về tình hình tài chính nhà máy da giầy Thái Bình ....................... 15 4. Tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy. ................................................. 17 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TẬP HỢP, QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY DA GIẦY THÁI BÌNH ............................................................................................................. 20 1. Thực trạng công tác tập hợp và quản lý chi phí sản xuất của nhà máy. .............. 20 1.1. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp tại nhà máy. ........................ 21 1.1.1. Yêu cầu, vai trò cung ứng nguyên vật liệu. .......................................... 21 1.1.2. Hoạt động sử dụng nguyên vật liệu tại nhà máy. .................................. 22 1.2. Tình hình chi phí nhân công lao động. .................................................... 26 1.2.1. Hình thức trả lương tại nhà máy. .......................................................... 26 1.2.2. Chi phí sử dụng lao động. .................................................................... 28 1.2.3. Các chi phí khác. ................................................................................. 33 1.2.3.1. Chi phí khấu hao tài sản cố định. ................................................... 34 1.2.3.2. Chi phí nguyên vật liệu phụ. ........................................................ 35 1.2.3.3. Các chi phí khác còn lại của nhà máy. ......................................... 36 1.2.4. Tổng hợp chi phí toàn nhà máy. ........................................................... 37 2. Đánh giá về chi phí sản xuất kinh doanh, tính giá thành và hiệu quả kinh doanh của nhà máy. ......................................................................................................... 40 2.1. Đánh giá chung về công tác tính và sử dụng chi phí tại nhà máy. ............... 40 2.2. Tính giá thành tại nhà máy. ........................................................................ 41 2.3. Hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất. ............................................................. 42 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ VÀ KINH DOANH TRONG NHÀ MÁY DA GIẦY THÁI BÌNH ....................................................................................................................... 43 1. Đối với sử dụng nguồn nhân lực. ...................................................................... 43 2. Đối với sử dụng nguyên, nhiên vật liệu. ............................................................ 45 3. Sử dụng và tính khấu hao tài sản cố định. ......................................................... 46 4. Sử dụng các chi phí khác. ................................................................................. 47 5. Kiến nghị. ......................................................................................................... 49 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 50

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Một số biện pháp làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình.pdf
Luận văn liên quan