16. Để hạn chees độc hại trong một số phản ứng sinh ra H2S, SO2, oxit nitơ,
người ta thường khử độc bằng cách ngâm toàn bộ ống nghiệm chứa các chất
sau phản ứng vào dung dịch:
A. H2SO4 hay HCl.
B. H2O hay nước javel.
C. NaOH hay Ca(OH)2.
D. NaCl hay CaCl2.
172 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học tiết thực hành hóa học ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thì số liệu càng ít phân tán.
22 )(
1
1 ∑ −−= xxnnS ii
1
)( 2
−
−
= ∑
n
xxn
S ii
* Hệ số biến thiên (V): Dùng so sánh độ phân tán trong trường hợp 2 bảng phân
phối có giá trị trung bình cộng khác nhau. Nếu hệ số biến thiên càng nhỏ thì độ phân
tán càng ít. Lớp nào có hệ số biến thiên V nhỏ hơn thì có chất lượng đều hơn
%100×=
x
SV
* Sai số tiêu chuẩn (m): khoảng sai số của điểm trung bình cộng
nSm /=
Giá trị x sẽ dao động trong khoảng mx ±
* Kiểm định giả thuyết thống kê: Khi đã xác định lớp TN có ĐTBC cao hơn lớp ĐC
và các giá trị như hệ số biến thiên, sai số tiêu chuẩn nhỏ hơn lớp ĐC thì vẫn chưa
thể kết luận hiệu quả của phương pháp giảng dạy. Vấn đề đặt ra là sự khác nhau về
kết quả đó là do hiệu quả của phương pháp thực nghiệm hay chỉ do ngẫu nhiên?
Dùng phép thử Student để kết luận sự khác biệt về kết quả học tập của hai nhóm TN
và ĐC là có ý nghĩa hay không.
Để trả lời câu hỏi này, ta phát biểu giả thuyết H0 là: “Sự khác nhau giữa hai giá trị
ĐTBC của lớp TN-ĐC là không có ý nghĩa” và tiến hành kiểm định để loại bỏ giả
thuyết H0.
Ta xét đại lượng kiểm định t, so sánh với giá trị tới hạn tα.
Giá trị t được tính theo công thức: 2 1 1 2
1 2
n .nx -xt= .
s n +n
Trong đó
2 2
1 1 2 2
1 2
(n -1)s +(n -1)ss=
n +n -2
2 1n , n : số HS của lớp TN và lớp ĐC
2x , 1x : trung bình cộng lớp TN, ĐC
2 2
2 1s , s : phương sai của lớp TN và lớp ĐC
Giá trị tới hạn tα được tìm trong bảng phân phối t ứng với mức ý nghĩa α và bậc tự
do f = n1+n2-2.
Kết luận:
+ Nếu t ≥ tα thì chấp nhận giả thuyết H0 (sự khác biệt giữa 2 nhóm là có ý nghĩa).
+ Nếu t < tα thì bác bỏ giả thuyết H0 (sự khác biệt giữa 2 nhóm là có ý nghĩa).
3.3.3.2. Phân tích định tính
Thông qua quá trình tổ chức, quan sát các giờ thực nghiệm, trao đổi trực tiếp với
GV và HS, bài kiểm tra của HS chúng tôi tìm hiểu:
- Khả năng tiếp thu, xác định và giải quyết vấn đề của HS với sự hướng
dẫn của GV theo qui trình đã xây dựng trong luận văn.
- Khả năng quan sát, trình bày, so sánh, phân tích, giải thích hiện tượng thí
nghiệm, kĩ năng thực hành thí nghiệm và vận dụng sáng tạo vào các tình huống
tương tự theo các mức độ từ dễ đến khó.
- Thái độ, hứng thú, sự chủ động, tích cực của HS trong các giờ thực nghiệm.
- Ý kiến của GV về việc sử dụng thí nghiệm để tổ chức hoạt động học tập
tích cực của HS.
3.4.Xử lý kết quả thực nghiệm
Trên cơ sở phân tích định lượng kết quả kiểm tra thu được, chúng tôi tiến hành xử
lý kết quả của các bài kiểm tra trong quá trình TNSP. Kết quả xử lý được tổng hợp
như sau:
Bảng 3.2. Bảng phân phối kết quả thực nghiệm
Lần
kiểm
tra
Lớp Sĩ
số TN/ĐC
Điểm Xi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Lần
1
10A3 48 TN1 0 1 2 2 4 6 14 8 8 3
10A5 47 ĐC1 0 1 2 5 7 6 11 9 4 2
10A3 47 TN2 0 1 1 2 4 8 13 7 7 4
10A4 48 ĐC2 0 2 1 2 8 14 8 7 4 2
10A7 48 TN3 0 1 1 2 4 7 14 10 6 3
10A11 48 ĐC3 0 1 2 3 7 8 13 7 6 1
10A1 45 TN4 0 1 2 1 5 6 10 10 7 3
10A2 45 ĐC4 0 2 3 3 4 11 10 8 2 2
10B4 43 TN5 0 1 1 2 5 5 10 9 7 3
10B5 43 ĐC5 0 2 4 3 5 7 12 5 3 2
Lần
2
10A3 47 TN1 0 1 1 3 5 7 11 9 7 3
10A5 47 ĐC1 0 1 2 2 8 12 10 7 4 1
10A3 48 TN2 0 1 2 4 4 5 12 9 8 3
10A4 48 ĐC2 0 1 3 7 7 11 8 5 5 1
10A7 47 TN3 0 0 1 3 4 8 13 7 8 3
10A11 47 ĐC3 0 1 2 2 7 10 11 8 4 2
10A1 43 TN4 0 1 3 2 4 5 7 10 8 3
10A2 43 ĐC4 0 1 3 4 9 4 9 7 4 2
10B4 45 TN5 0 1 2 2 4 6 10 11 8 1
10B5 44 ĐC5 0 1 4 3 5 7 9 8 6 1
Lần
3
10A3 47 TN1 0 1 1 2 6 8 13 7 6 3
10A5 47 ĐC1 0 1 3 3 7 9 13 6 4 1
10A3 47 TN2 0 1 1 5 4 8 14 7 5 2
10A4 47 ĐC2 0 1 3 2 8 14 8 6 4 1
10A7 47 TN3 0 0 1 3 5 7 12 9 6 4
10A11 47 ĐC3 0 1 2 3 7 10 11 6 5 2
10A1 44 TN4 0 0 2 2 3 7 10 11 7 2
10A2 44 ĐC4 0 0 1 4 7 8 13 7 3 1
10B4 43 TN5 0 0 0 2 7 13 9 6 4 2
10B5 44 ĐC5 0 2 1 5 8 9 9 6 4 0
Bảng 3.3. Bảng phân phối kết quả và % HS đạt điểm Xi trở xuống
Lần
kiểm
tra
∑
Lớp
Điểm X i
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Phân phối kết quả kiểm tra
Lần
1
231 TN 0 5 7 9 22 32 61 44 35 16
231 ĐC 0 8 12 16 31 46 54 36 19 9
Lần
2
230 TN 0 4 9 14 21 31 53 46 39 13
229 ĐC 0 5 14 18 36 44 47 35 23 7
Lần
3
228 TN 0 2 5 14 25 43 58 40 28 13
229 ĐC 0 5 10 17 37 50 54 31 20 5
∑ 689 TN 0 11 21 37 68 106 172 130 102 42 689 ĐC 0 18 36 51 104 140 155 102 62 21
% HS đạt điểm X i trở xuống
Lần
1
231 TN 0.0 2.2 5.2 9.1 18.6 32.5 58.9 77.9 93.1 100.0
231 ĐC 0.0 3.5 8.7 15.6 29.0 48.9 72.3 87.9 96.1 100.0
Lần
2
230 TN 0.0 1.7 5.7 11.7 20.9 34.3 57.4 77.4 94.3 100.0
229 ĐC 0.0 2.2 8.3 16.2 31.9 51.1 71.6 86.9 96.9 100.0
Lần
3
228 TN 0.0 0.9 3.1 9.2 20.2 39.0 64.5 82.0 94.3 100.0
229 ĐC 0.0 2.2 6.6 14.0 30.1 52.0 75.5 89.1 97.8 100.0
∑ 689 TN 0.0 1.6 4.6 10.0 19.9 35.3 60.2 79.1 93.9 100.0 689 ĐC 0.0 2.6 7.8 15.2 30.3 50.7 73.1 88.0 97.0 100.0
Bảng 3.4. Bảng phân loại kết quả học tập của HS
Lần
KT
Yếu – kém Trung bình Khá Giỏi
TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC
1 9.09% 15.58% 23.38% 33.33% 45.45% 38.96% 22.08% 12.12%
2 11.74% 16.16% 22.61% 34.93% 43.04% 35.81% 22.61% 13.10%
3 9.21% 13.97% 29.82% 37.99% 42.98% 37.12% 17.98% 10.92%
∑ 10.01% 15.24% 25.25% 35.41% 43.83% 37.30% 20.90% 12.05%
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng
Sĩ số TN/ĐC Xtb S2 S V m t
231 ∑TN1 7.026 2.545 1.595 22.704 0.105 4.160
231 ∑DC1 6.381 3.010 1.735 27.188 0.114
230 ∑TN2 6.965 2.801 1.674 24.030 0.110 3.912
229 ∑DC2 6.349 2.899 1.703 26.816 0.113
228 ∑TN3 6.868 2.156 1.468 21.380 0.097 3.807
229 ∑DC3 6.328 2.447 1.564 24.724 0.103
689 ∑TN 6.954 2.496 1.580 22.722 0.060 6.868
.
Lần
KT Lớp N
S V % t tα (α = 0.05)
1
TN 231 7.026 ± 0,105 1.595 22.704
4.160 2.58
ĐC 231 6.381 ± 0.114 1.735 27.188
2
TN 230 6.965 ± 0.110 1.674 24.030
3.912 2.58
ĐC 229 6.349 ± 0.113 1.703 26.816
3
TN 228 6.868± 0.097 1.468 21.380
3.807 2.58
ĐC 229 6.328 ± 0.103 1.564 24.724
∑
TN 689 6.954 ± 0.060 1.580 22.722
6.868 2.58
ĐC 689 6.353 ± 0.063 1.666 26.233
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích điểm thực nghiệm lần 1
Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích điểm thực nghiệm lần 2
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích điểm thực nghiệm lần 3
Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích điểm qua 3 lần thực nghiệm
Hình 3.5. Biểu đồ phân loại kết quả học tập qua điểm số thực nghiệm lần 1
Hình 3.6. Biểu đồ phân loại kết quả học tập qua điểm số thực nghiệm lần 2
Hình 3.7. Biểu đồ phân loại kết quả học tập qua điểm số thực nghiệm lần 3
Hình 3.8. Biểu đồ phân loại kết quả học tập qua điểm số 3 lần thực nghiệm
3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm
3.5.1. Phân tích định lượng
Xét đồ thị đường lũy tích
Qua các đồ thị, ta thấy đồ thị đường lũy tích của lớp TN luôn nằm bên phải, phía
dưới các đường lũy tích của lớp ĐC, chứng tỏ chất lượng lớp TN tốt hơn lớp ĐC.
Xét tỉ lệ HS yếu – kém, trung bình, khá – giỏi
Qua các biểu đồ phân loại kết quả, ta thấy tỉ lệ % số HS đạt điểm yếu - kém (từ
điểm 0 – 4) ở lớp TN luôn thấp hơn ở lớp ĐC, ngược lại tỉ lệ % HS đạt điểm khá (7
– 8) và giỏi (9 – 10) ở lớp TN luôn cao hơn ở lớp ĐC.
Xét các giá trị tham số đặc trưng
Điểm trung bình cộng của HS ở lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC ở tất cả các bài kiểm
tra.
Giá trị độ lệch chuẩn S và hệ số biến thiên V của lớp TN bao giờ cũng thấp hơn ở
lớp ĐC, chứng tỏ độ phân tán quanh giá trị trung bình cộng của lớp TN nhỏ hơn,
chất lượng lớp TN đồng đều hơn lớp ĐC.
Xét kết quả kiểm định giả thuyết thống kê
Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm α = 0,05.
Tra bảng phân phối Student tìm giá trị tα= 2,58.
Tính t của mỗi lần kiểm tra đều nhận thấy t > tα, vì vậy sự khác nhau về kết quả học
tập giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa với mức ý nghĩa α = 0,05.
Kết quả có được là do hiệu quả của việc sử dụng các nội dung đã được nghiên cứu
trong đề tài luận văn chứ không phải do ngẫu nhiên.
Tóm lại, các kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm về căn bản đã
chứng minh tính đúng đắn của các giả thuyết khoa học đã đề ra.
3.5.2. Phân tích định tính
Thông qua kết quả định lượng cũng như phần nhận xét, đánh giá, góp ý, phản hồi từ
GV và HS tham gia thực nghiệm, chúng tôi thu được các kết quả mang tính định
tính như sau:
Tài liệu hỗ trợ thực hành thí nghiệm mang nội dung thiết thực cho quá trình dạy và
học, bổ sung các kiến thức quan trọng trong việc hình thành và rèn luyện kỹ năng
thực hành cơ bản cho HS khối 10, là nền tảng cho sự tiếp thu và học hỏi của các em
không chỉ cho ba năm THPT mà còn là sự chuẩn bị cho các HS có thiên hướng đi
theo các ngành khoa học tự nhiên ở những giai đoạn học tập sau này.
Cả GV và HS đều sử dụng cùng một tài liệu học tập có thiết kế đồng bộ về nội
dung, giúp chuẩn bị tốt hơn. HS chủ động nắm được nội dung thực hành, các nhiệm
cần đạt được. Mô tả thí nghiệm cho HS thấy trước tiến trình thực hiện, các thao tác
cần thành thạo, các hiện tượng cần lưu ý và ghi chép.
Kỹ năng thực hành thí nghiệm của HS có sự tiến bộ rõ rệt, hệ thống các thao tác
thực hành thí nghiệm cơ bản được liệt kê chi tiết, GV sẽ mất ít thời gian hơn để
hướng dẫn và nhắc lại ở những tiết học sau.
Kỹ năng quan sát, ghi nhận hiện tượng và giải thích cũng có những thay đổi tích
cực, các em trở nên nhạy bén hơn trong việc quan sát, ghi nhận cũng như giải thích
các hiện tượng.
Tài liệu cung cấp cho HS các kiến thức cụ thể về các kỹ thuật thực hành cơ bản, các
kỹ thuật an toàn phòng thí nghiệm, giúp cho HS có được sự chủ động trong các thao
tác thực hành và có ý thức hơn trong việc bảo vệ an toàn trong thực hành thí nghiệm
cho bản thân và những người xung quanh cũng như bảo vệ và giữ gìn tài sản và vệ
sinh kỷ luật chung của nhà trường.
Hệ thống câu hỏi bài tập mang nội dung thực tiễn mới mẻ, đòi hỏi không chỉ HS mà
cả GV cũng cần phải có thời gian nghiên cứu, tìm tòi, tra cứu, sàng lọc thông tin để
tìm ra câu trả lời chính xác. Đặc biệt trong các câu hỏi thảo luận mở, người GV thể
hiện rõ vai trò là người điều khiển hướng dẫn, phản biện các phương án trả lời của
HS để tìm ra đáp án chính xác cuối cùng.
Qua những yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ học tập như vậy, học sinh được trao quyền
chủ động trong việc tìm kiếm, sàng lọc thông tin, dựa trên kiến thức được học để
phân tích, suy luận và chọn đáp án chính xác. Hành trình tìm kiếm tri thức trở thành
một hành trình khám phá. Trong đó, HS trở thành chủ thể tích cực của quá trình lĩnh
hội tri thức, GV là người hỗ trợ. Bằng con đường đó, điều HS nhận được sẽ không
chỉ là kết quả cuối cùng, mà còn là cách sử dụng và phối hợp các nguồn lực, các tài
nguyên thông tin xung quanh mình để đạt được thành công, cũng như khả năng xem
xét, phán đoán để đánh giá và lựa chọn ra đúng thông tin cần thiết. Nói một cách
hình tượng, HS đã được trao tay “chiếc cần câu” và GV là người luôn theo sát để
hướng dẫn HS cách sử dụng hiệu quả.
Kết quả thực nghiệm thấy một điều rõ ràng là HS thực sự hứng thú với các nhiệm
vụ học tập mới, hứng thú hơn với mỗi tiết thực hành hóa học, còn người GV có
thêm nhiều hướng mở rộng hơn cho tiết học thực hành thực sự trở thành những giây
phút khám phá khoa học. Với cách học này, kiến thức được khắc sâu hơn, phát triển
được khả năng tư day sang tạo và suy luận phán đoán trong các tình huống của học
tập và đời sống.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương này chúng tôi đã trình bày tiến trình, nội dung và kết quả của
quá trình TNSP để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của việc sử dụng tài liệu hỗ trợ
thực hành thí nghiệm trong việc nâng cao chất lượng dạy và học thí nghiệm.
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trong năm học 2010 – 2011 với 417 HS
trên 5 cặp lớp ở 5 trường THPT khác nhau. Từ việc phân tích định tính và định
lượng kết quả TNSP cho phép rút ra các kết luận:
- Các tài liệu hỗ trợ dạy học thực hành thí nghiệm mà tác giả thiết kế và áp
dụng là phù hợp và có tác dụng tích cực trong việc hướng dẫn HS hình thành kiến
thức, rèn luyện kĩ năng thực hành, góp phần nâng cao tính tích cực, chủ động của
học sinh, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học thực hành thí nghiệm.
- Việc phân tích kết quả định tính cho thấy, HS lớp thực nghiệm do được học
tập và rèn luyện kỹ năng thực hành một cách bài bản hơn, được ôn luyện với các
dạng câu hỏi bài tập mở nên nắm vững kiến thức liên quan thí nghiệm và kĩ năng
giải thích, thực hành thí nghiệm tốt hơn lớp đối chứng. HS các lớp thực nghiệm tỏ ra
rất hào hứng, tích cực, chủ động và hiệu quả hơn với các hoạt động thực hành thí nghiệm.
- Việc phân tích kết quả định lượng điểm số qua 3 lần thực nghiệm cho thấy
kết quả học tập lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng và kết quả này là do hiệu
quả của việc sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực chứ không phải do
ngẫu nhiên.
- Các GV thực nghiệm đã công nhận tính khả thi của việc sử dụng tài liệu hỗ
trợ trong việc nâng cao chất lượng dạy học thực hành thí nghiệm.
Như vậy, việc sử dụng tài liệu hỗ trợ dạy học và kiểm tra đánh giá có tác
dụng rất thiết thực, giúp HS tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực, do đó
chất lượng dạy và học thực hành thí nghiệm hóa học được nâng cao.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn đã đạt
được một số kết quả sau:
1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Tìm hiểu một số vấn đề chung về phương pháp thực nghiệm trong dạy học
hóa học: khái niệm, phân loại, vai trò của thí nghiệm trong dạy học hóa học, các yêu
cầu sư phạm đối với thí nghiệm hóa học.
- Nghiên cứu và tiếp cận khái niệm tiết thực hành thí nghiệm như một quá
trình dạy học, các yêu cầu sư phạm của một tiết thực hành hóa học chất lượng, vấn
đề hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm cho HS.
- Tìm hiểu về thực trạng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, đặc biệt là
đổi mới phương pháp trong mảng thực hành thí nghiệm.
- Tiến hành điều tra thực trạng dạy học thí nghiệm trên các trường thuộc dịa
bàn TP.HCM và một số tỉnh lân cận, thu về 61 phiếu điều tra của GV và 197 phiếu
điều tra của HS. Kết quả cho thấy thực trạng dạy và học thực hành thí nghiệm còn
gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng hết yêu cầu chương trình cũng như nguyện vọng
của giáo viên.
1.2. Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học
thực hành thí nghiệm thông qua việc thiết kế tài liệu hỗ trợ dạy học
- Đề xuất thiết kế tài liệu hỗ trợ dạy học thực hành thí nghiệm đồng bộ cho
cả GV và HS, kết hợp với hệ thống câu hỏi bài tập có nội dung thực hành thí
nghiệm cũng như ứng dụng thực tiễn.
Tiến hành thiết kế tài liệu hỗ trợ và tổ chức dạy học thực hành hóa học 10 cơ
bản và nâng cao
Giáo án thực hành thí nghiệm 10 cơ bản và nâng cao
Vở thực hành thí nghiệm 10 cơ bản và nâng cao
Hệ thống câu hỏi và bài tập có nội dung thực hành thí nghiệm và ứng dụng
thực tiễn.
Tổng hợp và biên tập một số phim thí nghiệm hóa học 10 cơ bản và nâng
cao.
1.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm trên phạm vi 5 trường THPT trên địa
bàn TP.HCM, Đồng Nai, Bình Thuận, với sự tham gia của 5 GV và 5 cặp lớp
TN/DC.
Kết quả thu về tổng cộng 1378 bài kiểm tra qua 3 lần thực nghiệm. Qua thăm dò,
trao đổi ý kiến với nhiều GV và với kết quả thực nghiệm sư phạm thu được, chúng
tôi khẳng định tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng tài liệu hỗ trợ thực hành thí
nghiệm trong việc dạy học thực hành hiện nay.
Tóm lại, có thể nói chúng tôi đã hoàn thành được những nhiệm vụ đề tài đặt ra.
Những tài liệu dạy học được thiết kế đã đóng góp thêm vào ngân hàng giáo án, tư
liệu phim thí nghiệm và câu hỏi trắc nghiệm của mỗi GV, tài liệu tham khảo cho HS
giúp GV nâng cao hiệu quả dạy học thực hành thí nghiệm.
Những kiến thức và kinh nghiệm có được từ đề tài này sẽ làm cơ sở để GV tiếp tục
thiết kế, xây dựng các tài liệu, tư liệu khác hỗ trợ tối ưu hơn cho quá trình dạy học
thực hành thí nghiệm, từ đó nâng cao hiệu quả tiết thực hành hóa học nói riêng và
môn hóa học nói chung.
2. Hướng phát triển của đề tài
Từ những kết quả đạt được, đề tài có thể được tiếp tục phát triển theo các hướng
sau:
- Hoàn thiện các hoạt động dạy học đã thiết kế và tiếp tục phát triển cho các khối
lớp 11, 12.
- Xây dựng ngân hàng tư liệu phim thí nghiệm hỗ trợ cho việc sử dụng thí nghiệm
trong dạy học, cả trong tiết thực hành thí nghiệm và các bài giảng lý thuyết.
- Xây dựng ngân hang câu hỏi trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan, có
liên quan đến thực hành thí nghiệm và các ứng dụng thực tiễn.
3. Kiến nghị
Để góp phần nâng cao hiệu quả tiết thực hành thí nghiệm, chúng tôi có một
số kiến nghị như sau:
3.1. Đối với các cấp quản lý giáo dục – đào tạo
- Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho tổ bộ môn, phòng thí
nghiệm cần đảm bảo đủ số lượng và chất lượng dụng cụ, hóa chất. Đặc biệt hơn là
trang bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất cho HS tự làm thí nghiệm khi nghiên cứu bài mới.
- Cần có nhân viên phụ trách phòng ở các trường THPT để làm tốt công việc
chuẩn bị thí nghiệm cho GV bộ môn.
- Cung cấp thiết bị, phương tiện kĩ thuật hiện đại như máy tính truy cập
internet, máy chiếuđể hỗ trợ GV giảng dạy những bài có mô phỏng, phim thí
nghiệm, giáo án điện tử
- Quan tâm thường xuyên việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực
của GV, cần có sự động viên và khen ngợi kịp thời đối với những GV có tinh thần
trách nhiệm, đổi mới và sáng tạo trong việc vận dụng các phương pháp dạy học.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng thường xuyên GV, chú trọng mặt nội dung
và chất lượng, đặc biệt hơn là phương pháp sử dụng và khai thác kiến thức bài học
thông qua thực nghiệm và thực hành.
- Có những định hướng thật sự hiệu quả và quyết liệt hơn trong việc đổi mới
hình thức kiểm tra đánh giá.
3.2. Với giáo viên bộ môn
- Để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục, GV nên sử dụng thật tốt các thí
nghiệm hóa học theo hướng dạy học tích cực, quan tâm sáng tạo và cải tiến thí
nghiệm cho phù hợp với điều kiện thực tế.
- Thường xuyên trau dồi, học hỏi, trao đổi và rút kinh nghiệm với đồng
nghiệp để nâng cao kiến thức chuyên môn, kĩ năng sử dụng thí nghiệm, các phương
tiện kỹ thuật và phương pháp dạy học hiện đại.
- GV nên tìm cách khắc phục khó khăn để sử dụng thí nghiệm trong dạy học.
Nếu không thể trực tiếp biểu diễn thí nghiệm thật thì có thể thay thế bằng hình ảnh,
phim, mô phỏng thí nghiệm. Khai thác có hiệu quả các hình ảnh trong SGK, các
phương tiện dạy học.
- Biên soạn các câu hỏi, bài tập liên quan đến thí nghiệm, các câu hỏi vận
dụng, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo và từng bước bổ sung vào các kì thi, kiểm
tra; chú trọng khai thác, đánh giá kiến thức về thí nghiệm, thực hành. Trong giới
hạn khả năng của nhà trường và tổ bộ môn, cần có những đổi mới rõ rệt hơn trong
việc kiểm tra đánh giá mảng thực hành thí nghiệm.
3.3. Với học sinh
- Tích cực tham gia vào các hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn của GV.
- Chủ động tìm hiểu kiến thức thông qua các phương tiện kĩ thuật hiện đại,
qua việc quan sát thực tế cuộc sống.
- Chú ý rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học, năng lực tư duy, khả năng giải
quyết vấn đề, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.
Trên đây là tất cả những công việc chúng tôi đã thực hiện để hoàn thành luận
văn. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm
bổ ích, nâng cao năng lực chuyên môn, phối hợp tốt các tài liệu, tư liệu dạy học với
các phương pháp dạy học hiệu quả, phát huy đặc thù của bộ môn khoa học thực
nghiệm cũng như tăng cường tính chủ động, sáng tạo, khả năng vận dụng và thực
hành của HS.
Trong tương lai không xa, các điều kiện về cơ sở vật chất như phòng thí
nghiệm, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất sẽ được cung cấp đầy đủ theo yêu cầu của
bộ môn. Vấn đề chính còn lại là khả năng khai thác, sử dụng của giáo viên như thế
nào để rèn luyện và phát huy tính tích cực, khả năng hoạt động sáng tạo của học
sinh trong học tập bộ môn hóa học.
Chúng tôi hi vọng công trình này có thể đóng góp một phần vào việc nâng
cao chất lượng dạy học tiết thực hành hóa học nói riêng và bộ môn hóa học ở
trường THPT nói chung. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung
của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để hoàn chỉnh đề tài hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường ĐHSP
TP. HCM.
2. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại
học Quốc gia Tp.HCM.
3. Trịnh Văn Biều (2003), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học,
Trường ĐHSP TP. HCM.
4. Trịnh Văn Biều (2006), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ
năng dạy học hóa học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm, Luận án Tiến
sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.
5. Nguyễn Cương và các cộng sự (2005), Thí nghiệm thực hành – Phương pháp
dạy học hóa học, NXB Đại học Sư phạm.
6. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường Phổ thông
và Đại học, NXB Giáo dục.
7. Nguyễn Văn Cường (2006), Dự án phát triển giáo dục THPT – Đổi mới
phương pháp dạy học – Một số vấn đề chung, Hà Nội.
8. Trần Quốc Đắc, Hoàn thiện hệ thống thí nghiệm hóa học để nâng cao chất
lượng dạy học ở trường THCS Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ, Trường ĐHSP
Hà Nội.
9. Trần Quốc Đắc (1996), Thí nghiệm hóa học ở trường THPT, NXB Giáo dục.
10. Trần Quốc Đắc và các cộng sự (2002), Một số vấn đề lí luận và thực tiễn của
việc xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường phổ thông
Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia.
11. Trần Quốc Đắc (2006), Hướng dẫn thực hành hoá học 10, NXB Giáo dục.
12. Vũ Thị Loan (2004), Hóa học đại cương 3 – Thực hành trong phòng thí
nghiệm, NXB Đại học Sư phạm.
13. Lê Văn Hồng (2005), Thực hành hoá học 11, NXB Giáo dục.
14. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), PPDH các chương mục quan trọng
trong chương trình SGK hóa học phổ thông, Hà Nội.
15. Đặng Thị Oanh và các cộng sự (2008), Vở thực hành hóa học 8, NXB Đại
học Sư phạm.
16. Đặng Thị Oanh và các cộng sự (2008), Vở thực hành hóa học 9, NXB Đại
học Sư phạm.
17. Đặng Thị Oanh và các cộng sự (2008), Vở thực hành hóa học 12 nâng cao,
NXB Đại học Sư phạm.
18. Lê Trọng Tín, Nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng bài lên lớp
hóa học ở trường THPT, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.
19. Nguyễn Phú Tuấn, Hoàn thiện phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học và
một số phương tiện dạy học để nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT
miền núi, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.
20. Nguyễn Phú Tuấn, Vũ Anh Tuấn và Nguyễn Hồng Thúy (2005), Thực hành
thí nghiệm hóa học lớp 8, NXB Đại học Sư phạm.
21. Nguyễn Phú Tuấn, Vũ Anh Tuấn và Nguyễn Hồng Thúy (2005), Thực hành
thí nghiệm hóa học lớp 9, NXB Đại học Sư phạm.
22. Nguyễn Phú Tuấn (2009), Thực hành hóa học lớp 8, NXB Đại học Sư phạm.
23. Nguyễn Phú Tuấn (2009), Thực hành hóa học lớp 9, NXB Đại học Sư phạm.
24. Nguyễn Phú Tuấn (2010), Thực nghiệm trong dạy học hóa học ở trường phổ
thông, NXB Đại học Sư phạm.
25. Nguyễn Phú Tuấn (2010), “Hình thành và rèn luyện kĩ năng thực hành hóa
học cho học sinh phổ thông”, Sách giáo dục và thu viện trường học, Tập II –
2010 (số 30), trang 41 – 43.
26. Lê Xuân Trọng và các cộng sự (2006), Hóa học 10 nâng cao, NXB Giáo
dục.
27. Lê Xuân Trọng và các cộng sự (2006), Hóa học 10 nâng cao – Sách giáo
viên, NXB Giáo dục.
28. Lê Xuân Trọng và các cộng sự (2007), Hóa học 11 nâng cao, NXB Giáo
dục.
29. Lê Xuân Trọng và các cộng sự (2007), Hóa học 11 nâng cao – Sách giáo
viên, NXB Giáo dục.
30. Lê Xuân Trọng và các cộng sự (2008), Hóa học 12 nâng cao, NXB Giáo
dục.
31. Lê Xuân Trọng và các cộng sự (2008), Hóa học 12 nâng cao – Sách giáo
viên, NXB Giáo dục.
32. Nguyễn Xuân Trường và các cộng sự (2006), Hóa học 10, NXB Giáo dục.
33. Nguyễn Xuân Trường và các cộng sự (2006), Hóa học 10 – Sách giáo viên,
NXB Giáo dục.
34. Nguyễn Xuân Trường và các cộng sự (2007), Hóa học 11, NXB Giáo dục.
35. Nguyễn Xuân Trường và các cộng sự (2007), Hóa học 11 – Sách giáo viên,
NXB Giáo dục.
36. Nguyễn Xuân Trường và các cộng sự (2008), Hóa học 12, NXB Giáo dục.
37. Nguyễn Xuân Trường và các cộng sự (2008), Hóa học 12 – Sách giáo viên,
NXB Giáo dục.
38. Tài liệu tham khảo từ Internet.
39. Từ điển tiếng Việt (2002), Trung tâm từ điển Viện ngôn ngữ học, NXB Đà
Nẵng.
40.
41.
42.
43.
44.
45.
46. Phần mềm: Windows Movie maker, Media converter.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA
Kính gửi Quý Thầy Cô,
Nhằm mục đích thu thập tham khảo thêm thông tin cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi xin gửi đến Quý Thầy Cô
một số câu hỏi có nội dung liên quan đến thực hành thí nghiệm ở trường THPT. Mọi ý kiến đóng góp của Quý
Thầy Cô sẽ là một trong những cơ sở quan trọng cho định hướng nghiên cứu, xây dựng và đề xuất của đề tài.
Trân trọng cảm ơn!
Đối với những câu hỏi nhiều lựa chọn, Quý Thầy Cô có thể chọn nhiều lựa chọn phù hợp với tình hình dạy học
thực tế.
Đối với những câu hỏi có sự phân cấp mức độ, Quý Thầy Cô sẽ cho kết quả từ 1-5, tương ứng với mức độ
thường xuyên của lựa chọn hoặc đồng tình với lựa chọn hoặc tăng dần.
Họ và tên:
..
Giới tính
Nam
Nữ
Số năm kinh nghiệm giảng
dạy:.
Trình độ chuyên môn
Cao đẳng
Đại học
Đang tham gia chương trình đào tạo Thạc sĩ
Thạc sĩ
Tiến sĩ
Loại hình trường đang giảng dạy
Công lập
Bán Công
Dân lập - Tư thục
A. Thực trạng - Nguyên nhân
1- % Thí nghiệm thực hiện được so với nội dung chương trình
Dưới 20%
Từ 20 - 40%
Từ 40 - 60%
Từ 60 - 80%
Trên 80%
2- Loại hình thí nghiệm thường sử dụng
Thí nghiệm với hóa chất và dụng cụ thật
Phim thí nghiệm
Thí nghiệm ảo, mô phỏng
Tranh ảnh, hình vẽ, minh họa
3- Hình thức tổ chức thí nghiệm thường sử dụng
Thí nghiệm minh họa biểu diễn của giáo viên
Thí nghiệm do học sinh tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Thí nghiệm do học sinh tự nghiên cứu, tự thực hiện
Thí nghiệm ngoại khóa có nội dung gắn liền với thực tiễn cuộc sống
4- Một số khó khăn khi dạy học thực hành thí nghiệm
Thí nghiệm độc hại hoặc nguy hiểm
Không đủ thời gian chuẩn bị hoặc thực hiện
Không có giáo viên chuyên phụ trách phòng thí nghiệm
Thiếu chế độ đãi ngộ, khuyến khích hay kiểm tra đánh giá việc dạy học thực
hành
Thiếu cơ sở vật chất
Thiếu tài liệu hướng dẫn, tham khảo về thực hành thí nghiệm
B. Đánh giá nội dung thực hành trong chương trình SGK
1- Số lượng tiết thực hành và số thí nghiệm trong mỗi tiết
Còn ít, cần bổ sung thêm
Quá nhiều, không thể thực hiện hết
Vừa phải, hợp lý
2- Chất lượng
Thí nghiệm được thiết kế đơn giản, phù hợp và sát với lý thuyết
Nội dung thí nghiệm có tính thực tiễn cao, gần với thực tế cuộc sống
Cần thiết bổ sung thêm phần bài tập hay một số thí nghiệm có nội dung gắn
liền với thực tiễn cuộc sống, đơn giản dễ làm để học sinh thực hiện tại nhà
Cần thiết bổ sung thêm kiến thức về một số kĩ năng thực hành cơ bản cho ban
cơ bản và kĩ thuật an toàn phòng thí nghiệm cho cả hai ban cơ bản và nâng
cao
Có sự đồng bộ về nội dung giữa hai chương trình Nâng cao - Cơ bản
3- Hiệu quả
Giúp học sinh hiểu bài, khắc sâu kiến thức
Rèn luyện kỹ năng thực hành của học sinh
Rèn luyện khả năng tư duy
Nâng cao hứng thú học tập
Nâng cao tính tích cực học tập nghiên cứu sáng tạo
Rèn luyện khản năng liên hệ, áp dụng kiến thức vào thực tế đời sống
C. Hình thức kiểm tra đánh giá các nội dung thực hành
Chưa có phần kiểm tra đánh giá phần kiến thức và kĩ năng thực hành
Kiểm tra đánh giá dựa trên bài tường trình thí nghiệm
Nội dung thực hành thí nghiệm cần kiểm tra đánh giá được lồng ghép trong các
bài kiểm tra lý thuyết trên lớp
Kiểm tra trực tiếp thao tác, kĩ năng thực hành thí nghiệm của học sinh phòng
thí nghiệm
D. Tài liệu nghiên cứu áp dụng cho dạy học thực hành thí nghiệm
Sách giáo khoa
Sách giáo viên
Giáo án thực hành so giáo viên tự biên soạn
Tài liệu hướng dẫn kĩ năng thực hành
Tài liệu hướng dẫn kĩ thuật an toàn phòng thí nghiệm
Tài liệu hướng dẫn các thí nghiệm ngoại khóa, thí nghiệm vui
Tài liệu hướng dẫn tham khảo các hình thức và nội dung kiểm tra đánh giá kĩ
năng thực hành
Tài liệu khác (xin vui lòng nêu tên sách hoặc tên tác giả biên soạn)
Trân trọng cảm ơn sự quan tâm và đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô cho đề tài nghiên cứu.
Mọi thông tin cá nhân từ phiếu điều tra chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu và sẽ được bảo mật hoàn
toàn.
Mọi ý kiến trao đổi xin liên hệ Người thực hiện đề tài: Nguyễn Mai Anh - Lớp Cao học LLDH Hóa học K19
ĐT: 0978-511-800 hoặc qua địa chỉ email: maianh371985@yahoo.com.
Trân trọng cảm ơn!
Họ và tên: .............................................
Lớp: ......................................................
KIỂM TRA 45 PHÚT
Trả lời
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A O O O O O O O O O O
B O O O O O O O O O O
C O O O O O O O O O O
D O O O O O O O O O O
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A O O O O O O O O O O
B O O O O O O O O O O
C O O O O O O O O O O
D O O O O O O O O O O
Câu hỏi
1. Bản chất của màn khói trắng bốc lên từ những bình axit clohidric đặc khi
mở nắp trong môi trường không khí ẩm là:
A. Hỗn hợp H2 và Cl2 sinh ra do HCl không bền phân hủy thành.
B. HCl ở trạng thái khí thăng hoa do dung dịch axit quá đậm đặc.
C. Những hạt HCl nhỏ li ti do HCl bốc hơi kết hợp với hơi nước trong không
khí ẩm.
D. Hơi nước trong không khí ẩm.
2. Trong y học, dược phẩm Nabica – viết tắt của Natri Bicarbonate (NaHCO3)
là chất dùng để trung hòa bớt lượng dư axit HCl trong dạ dày. Thể tích dd
HCl 0,0350M (nồng độ axit trong dạ dày) được trung hòa khi uống 0,0588
gam NaHCO3 là:
A. 10ml.
B. 15ml.
C. 20ml.
D. 25ml.
3. Bình chứa bằng vật liệu nào sau đây có thể đựng được axit flohidric:
A. Thủy tinh, nhựa.
B. Chì, nhựa.
C. Sắt, chì.
D. Sắt, thủy tinh.
Tổng điểm
4. Thuỷ tinh được xem là một vật liệu kỳ diệu vì khả năng chống ăn mòn cao,
có khả năng chứa được hầu hết các axit rất mạnh, thậm chí là “nước cường
toan” – một dung dịch có thể hòa tan được cả vàng. Hoa văn trên các bình
thủy tinh hay các vạch chia độ trên các dụng cụ đo bằng thủy tinh được tạo
thành bằng cách:
A. Thực hiện tương tự như chạm khắc đá, gỗ.
B. Thực hiện tương tự như cắt mài kim cương.
C. Tạo khuôn sắn và đúc khuôn tương tự như đúc khuôn thạch cao.
D. Sử dụng phương pháp khắc ăn mòn bằng axit flohidric.
5. Nước máy, nước sinh hoạt, nước ở bể bơi hiện nay thường được tiệt trùng
bởi:
A. Ozon.
B. Clo.
C. H2O2.
D. Nước Javel.
6. Clo thường được sử dụng để khử trùng nước sinh hoạt với liều lượng 2-3
mg/l đối với nước mặt, 0,7-1 mg/l đối với nước ngầm, điều kiện an toàn là
nồng độ clo tự do còn lại trong nước sinh hoạt sau thời gian tiếp xúc từ 40 – 1
giờ sau khi bơm clo vào bể chứa nước sạch phải từ 0,3 – 0,5 mg/l. Nguyên
nhân clo được sử dụng là do:
A. Clo có tính khử mạnh nên có tác dụng khử trùng.
B. Clo phản ứng với một số muối khoáng trong nước sinh ra chất có tác dụng
khử trùng.
C. Clo phản ứng với nước tạo HCl là chất có tác dụng khử trùng.
D. Clo phản ứng với nước tạo HClO là chất có có tác dụng khử trùng.
7. Có 4 chất bột màu trắng: bột vôi sống, bột gạo, bột thạch cao, bột đá vôi.
Chỉ dùng một chất trong các chất dưới đây để nhận ra bột gạo.
A. Dung dich HCl.
B. Dung dịch H2SO4.
C. Dung dịch Br2.
D. Dung dịch I2.
8. Sữa ong chúa giả thường được pha thêm bột mì và chất tạo màu. Có thể
dùng chất nào sau đây để nhận ra sữa ong chúa giả:
A. Dung dịch iot.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch thuốc tím KMnO4.
D. Dung dịch HCl.
9. Đun một lượng nhỏ chất A vơi MnO2 thu được khí X . Cho X tiếp xúc vơi
giấy tẩm dung dịch KI và bột sắn . Hiện tượng gì xảy ra?
A. Giấy chuyển màu xanh do X là ozon.
B. Giấy chuyển màu đỏ do X là ozon.
C. Giấy không chuyển màu vì do X là clo.
D. Giấy không chuyển màu vì X là oxi.
10. Năm 1785, trong khi quan sát những người thợ giặt ở làng Javen giặt giũ
bên sông Scine. Claude Berthollet phát hiện ra chính chất natri hipoclorit có
trong nước mà ông đặt tên là “Eau de javel” đã tẩy trắng đồ vải. Về sau,
Paster phát hiện thêm đặc tính khử trùng của Eau de javel mà ông đã dùng nó
để rữa vết thương cho bệnh nhân trong bệnh viện. Nhiều năm sau, trong khi
cùng ông Guerin tìm tòi, phát minh vacxin phòng ngừa bệnh lao, bác sĩ
Calmette, người sáng lập ra viện Paster ở thành phố Lile, nhận thấy Eau de
javel còn có tác dụng khử được vi trùng Koch chỉ trong vài giây, dù vi trùng
này kháng lại cồn. Ngày nay, Eau de javel được sản xuất đại trà trong công
nghiệp bằng cách:
A. Điện phân dung dịch muối ăn.
B. Cho natri tác dụng với axit hipoclorơ.
C. Cho natri hidroxit tác dụng với clo.
D. Hòa tan natri hipoclorit trong nước.
11. Để phòng và chữa sâu răng, người ta bổ sung vào kem đánh răng một số
hợp chất của flo như:
A. NaF, CaF2.
B. NaF, HF.
C. SiF4, CaF2.
D. F2, SiF4.
12. Từ năm 1839, khi mà họa sĩ kiêm nhà phát minh người Pháp là Louis
Jacques Mandez Daguerre hoàn thiện phương pháp ghi lại hình ảnh trên các
vật liệu cảm quang bằng cách tráng một lớp bạc bromua cực mỏng lên màng
phim hoặc giấy ảnh, dưới tác động của ánh sáng, bạc bromua bị phân giải.
Khi đó, brom sẽ liên kết hóa học với gelatin có sẵn trong lớp này, còn bạc thì
được tách ra dưới dạng những tinh thể vô cùng nhỏ. Cường độ chiếu sáng
càng mạnh thì bạc tách ra càng nhiều. Việc xử lý tiếp theo (hiện hình và định
hình) cho phép thu nhận được bản âm trên màng phim, sau đó, khi in lên giấy
ảnh thì bản âm trở thành hình ảnh thật.
Ứng dụng này dựa trên tính chất nào sau đây:
A. Bạc bromua kết tủa màu vàng nhạt.
B. Bạc bromua phân hủy thành bạc và brom dưới tác dụng của ánh sáng.
Bạc bromua rất bền trong môi trường axit.
Bạc bromua phân hủy thành oxit bạc và brom khi đặt trong không khí dưới
tác dụng của ánh sáng.
13. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi cho một mảnh đồng nóng đỏ được uốn
thành lò xo vào lọ thủy tinh chứa đầy khí clo, đáy lọ chứa một lớp nước
mỏng:
A. Dây đồng cháy cho ngọn lửa màu xanh tím.
B. Dây đồng cháy mạnh, tạo khói màu nâu, lớp nước ở đáy lọ có màu nâu đỏ.
C. Dây đồng cháy mạnh, tạo khói màu nâu, lớp nước ở đáy lọ có màu xanh
nhạt.
D. Dây đồng cháy mạnh, tạo khói màu nâu, lớp nước ở đáy lọ có cặn màu đen
của oxit đồng.
14. Cho Fe phản ứng với HCl, ban đầu dung dịch sản phẩm có màu trắng
xanh. Để yên ống nghiệm một thời gian, quan sát thấy phía trên cùng có một
phần dung dịch màu nâu đỏ. Hiện tượng này được giải thích là do:
A. Muối Fe (II) ở phía trên dung dịch vị oxi hóa bởi oxi không khí và chuyển
thành muối Fe (III) màu nâu đỏ.
B. Fe phản ứng với HCl sinh ra hỗn hợp 2 muối FeCl2 màu trắng xanh và
FeCl3 có màu nâu đỏ.
C. Fe phản ứng với HCl sinh ra muối FeCl2. Sau đó FeCl2 phản ứng tiếp với
Fe dư sinh ra FeCl3 màu nâu đỏ.
D. Fe phản ứng với HCl sinh ra muối FeCl2. Sau đó FeCl2 tiếp tục bị oxi hóa
bởi HCl dư sinh ra FeCl3 màu nâu đỏ.
15. Một bình cầu đựng đầy khí HCl, được đậy bằng một nút cao su cắm ống
thủy tinh vuốt nhọn xuyên qua. Nhúng miệng bình cầu vào một chậu thủy tinh
đựng dung dịch nước vôi trong có thêm vài giọt phenolphthalein không màu.
Hiện tượng xảy ra:
A. Không có hiện tượng.
B. Nước trong chậu thủy tinh phun mạnh vào bình cầu và màu hồng của dung
dịch trong bình cầu biến mất.
C. Nước trong chậu thủy tinh phun mạnh vào bình cầu và màu hồng của dung
dịch trong bình cầu đậm thêm.
D. Toàn bộ khí HCl bị đẩy xuống chậu thủy tinh và màu hồng của dung dịch
trong chậu thủy tinh biến mất.
16. Đốt cháy Fe trong khí clo dư như thí nghiệm minh họa dưới đây. Vai trò
của H2O là:
Dây Fe
Mẩu
than
H2
Đũa
thủ
y
tinh
Al
bột
Muỗng
đốt hóa
chất
O2
A. Hòa tan khí clo tạo ra HCl và HClO từ đó hòa tan dây sắt.
B. Giảm nhiệt độ của muối sắt, tránh hiện tượng nứt vỡ bình thủy tinh do thay
đổi nhiệt độ đột ngột khi các hạt muối sắt ở nhiệt độ cao sinh ra rơi xuống đáy
bình.
C. Thử tính tan của muối sinh ra.
D. Hòa tan lượng khí clo dư không cho thoát ra ngoài gây độc và hòa tan
muối sinh ra thành dung dịch để quan sát màu sắc.
17. Để điều chế HCl trong phòng thí nghiệm, cần các hóa chất nào sau đây:
A. Muối ăn tinh thể, axit sunfuric đặc.
B. Muối ăn khan, axit nitric đặc.
C. Khí hidro, khí clo.
D. Kali clorat, axit sunfuric loãng.
18. Để tinh chế khí clo được điều chế từ MnO2 và dung dịch HCl đặc, người
ta thường sử dụng hóa chất nào sau đây:
A. H2SO4 đặc.
B. H2O.
C. NaOH đặc.
D. Muối ăn bão hòa.
19. Cặp chất nào sau đây không tác dụng được với nhau:
A. HCl và Cu(OH)2.
B. I2 và NaBr.
C. AgNO3 và KI.
D. Cl2 và KOH.
20. Brom lỏng hay hơi đều rất độc. Để hủy hết lượng brom lỏng chẳng may bị
đổ với mục đích bảo vệ môi trường, có thể dùng hóa chất nào sau đây:
A. Dung dịch NaI.
B. Dung dịch Ca(OH)2.
C. Dung dịch HCl. D. Nước.
Họ và tên: .............................................
Lớp: ......................................................
KIỂM TRA 45 PHÚT
Trả lời
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A O O O O O O O O O O
B O O O O O O O O O O
C O O O O O O O O O O
D O O O O O O O O O O
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A O O O O O O O O O O
B O O O O O O O O O O
C O O O O O O O O O O
D O O O O O O O O O O
Câu hỏi
1. Chọn vị trí đúng của bình thủy tinh chứa khí oxi khi tiến hành thu khí oxi
sinh ra bằng phương pháp dời chỗ nước:
A. B.
C. D.
H2O
O2
Bông
KClO3/MnO2
H2O
Bông
KClO3/MnO2
O2
O2
Bông
KClO3/MnO2
Bông
KClO3/MnO2
O2
Tổng điểm
2. Kim loại X phản ứng được với axit sunfuric đặc nóng và loãng cho 2 loại
muối khác nhau là:
A. Cu.
B. Ag.
C. Fe.
D. Al.
3. Nước ozon được dùng để bảo quản trái cây trong quá trình vận chuyển hay
làm sạch rau quả nhờ có tính chất nào:
A. Ozon là khí độc nên tiêu diệt vi khuẩn.
B. Ozon là một khí độc và dễ tan trong nước hơn oxi.
C. Ozon có tính chất oxi hóa mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong
nước hơn oxi.
D. Do ozon chắn tia tử ngoại của mặt trời giúp trái cây và rau quả tươi lâu
hơn.
4. Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong cùng một dung dịch
A. H2S, Pb(NO3)2.
B. KCl, NaNO3.
C. H2SO4, BaCl2.
D. NaCl, AgNO3.
5. Cho khoảng 1g đường saccarozơ vào một cốc thủy tinh chịu nhiệt, thêm
10ml dung dịch H2SO4 đặc vào cốc, trộn đều hỗn hợp. Hiện tượng nào sau
đây không xảy ra:
A. Đường saccarozơ chuyển từ màu trắng sau màu đen.
B. Có khí sinh ra làm tăng thể tích của khối chất rắn màu đen.
C. Cốc thủy tinh tỏa nhiệt mạnh.
D. Đường saccarozơ sôi lên do tỏa nhiệt mạnh.
6. Thuốc thử duy nhất để phân biệt các lọ hóa chất mất nhãn sau: NH4Cl,
NaOH, NaCl, H2SO4, Na2SO4, Ba(OH)2 là:
A. Phenolphtalein.
B. Quỳ tím.
C. Dung dịch AgNO3.
D. Dung dịch BaCl2.
7. Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Để loại bỏ tạp chất, có thể dùng
hóa chất nào sau đây:
A. Cu.
B. Fe.
C. Fe2(SO4)3.
D. AgNO3.
8. Dung dịch muối A tác dụng với dung dịch BaCl2 tạo kết trắng, tác dụng với
dung dịch NaOH thu kết tủa màu nâu đỏ. Công thức của A là:
A. FeSO4.
B. AgNO3.
C. Fe2(SO4)3.
D. CuSO4.
9. Cho dòng khí H2S lần lượt đi qua các lọ hóa chất chứa các dung dịch sau:
Pb(NO3)2, NaOH, Br2, KMnO4. Hiện tượng xảy ra ở từng lọ là:
A. Kết tủa đen, không hiện tượng, nhạt màu nước brom, nhạt màu thuốc tím.
B. Kết tủa trắng, không phản ứng, nhạt màu nước brom, kết tủa đen.
C. Không hiện tượng, không phản ứng, nhạt màu nước brom, sủi bọt khí SO2.
D. Tất cả các câu trên đều sai.
10. Khí nào sau đây có thể thu được bằng phương pháp dời chỗ nước:
A. Clo.
B. Oxi.
C. Hidro clorua.
D. Amoniac.
11. Mưa axít là hiện tượng mưa mà nước mưa có độ pH thấp dưới 5,6, được
phát hiện lần đầu tiên vào năm 1872 tại Anh. Mưa axit được hình thành do sự
hòa tan với hơi nước của một số sản phẩm khí độc hại từ quá trình sử dụng
nhiên liệu hóa thạch như:
A. HCl, H2S, CO2.
B. HCl, CO2, NO.
C. H2S, NO2, CH4.
D. SO2, NO, NO2.
12. Đề tài “Đánh giá hiện trạng mưa axit ở Việt Nam” của Viện Khoa học Khí
tượng Thủy văn và Môi trường cho kết quả mưa axit chiếm tới 30-50% số lần
mưa trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Mưa axit không gây ra tác hại nào sau đây:
A. Làm tăng nhiệt độ trái đất, tan băng tại các vùng cực và tăng mực nuớc
biển.
B. Tăng độ chua của đất, giảm khả năng phát triển của thực vật.
C. Gây mất cân bằng các môi trường nước như ao hồ sông suối, ảnh hưởng
xấu đến các sinh vật thủy sinh.
D. Gây hư hại các công trình xây dựng bằng đá hay kim loại.
13. Một lượng hỗn hợp khí X thoát ra từ nhà máy sản xuất sử dụng nguồn
nhiên liệu hóa thạch. Khi cho X đi qua dung dịch H2S, thấy có vẩn đục. Trong
thành phần của X có chứa:
A. CO2.
B. NO2.
C. SO2.
D. SO3.
14. “Càng lên cao không khí càng loãng” là do
A. Các khí có khối lượng riêng nặng như oxi chịu lực hút của trái đất mạnh
hơn nên ở thấp hơn.
B. Càng lên cao, phần không gian bao quanh trái đât càng tăng dẫn đến không
khí bị pha loãng
C. Càng lên cao, các phân tử khí càng bị kéo ra khỏi bầu khí quyển trái đất
nhiều hơn bởi lực hút của các thiên thể bên ngoài vũ trụ.
D. Càng lên cao, dưới tác dụng của tia tử ngoại, oxi bị chuyển hóa hết thành
ozon.
15. Từ ngày 5-8 tháng 12 năm 1952 tại Luân Đôn (Anh) xảy ra sự kiện: “Màn
khói giết người’’ làm chấn động thế giới. Khói này có mùi xốc gây tức ngực,
khó thở và ho liên tục, trong 4 ngày có tới 4000 nguời chết và có thêm 8000
người chết trong 2 tháng sau đó. Khói này chứa phần lớn một loại khí mà khi
tương tác với một số thành phần trong không khí sẽ gây hiện tượng mưa axit.
Khí này là:
A. Cl2.
B. H2S
C. NO2.
D. SO2.
16. Phòng triển lãm trưng bày nhiều bức họa vẽ cảnh tuyết bay, khoác lên vạn
vật một màu trắng sống động, màu trắng này được họa sĩ vẽ bằng bột phấn chì
(PbO). Nhưng sau nhiều năm, màu tuyết xỉn dần, bức tranh nhuốm một màu
sẫm xám ảm đạm. Nguyên nhân của điều này là do bột chì trong màu vẽ đã
tương tác với một chất có trong không khí là:
A. H2S.
B. SO2.
C. CO2.
D. NO2.
17. Một nhà hoá học đến triển lãm, nhận ngay ra “lỗi thời gian” của tác phẩm
nghệ thuật, đã dùng bông tẩm một hóa chất lau nhẹ lên mặt tranh. Ngay sau
đó, bức tranh lấy lại được vẻ đẹp tươi sáng của nó. Hóa chất mà nhà hóa học
đã sử dụng ở đây là:
A. H2O2.
B. H2SO4.
C. HNO3.
D. Nước javel.
18. Lớp ozon ở tầng bình lưu của khí quyển là tấm lá chắn tia tử ngoại của
Mặt trời, bảo vệ sự sống trên Trái đất. Hiện tượng suy giảm tầng ozon đang là
một vấn đề môi trường toàn cầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do:
A. Tác động của tia tử ngoại của mặt trời.
B. Sự thay đổi của khí hậu.
C. Chất thải CFC do con người gây ra.
D. Chất thải CO2.
19. Một chiếc nhiệt kế bị vỡ, để thu hồi thuỷ ngân rơi vãi tránh độc, người ta
có thể dùng:
A. Bột than.
B. Bột sắt.
C. Bột lưu huỳnh.
D. Cát.
20. Dẫn không khí bị ô nhiễm qua Pb(NO3)2 thấy dung dịch xuất hiện vệt
màu đen.Không khí bị nhiễm bẩn bởi khí:
A. SO2.
B. NO2.
C. Cl2.
D. H2S.
Họ và tên: .............................................
Lớp: ......................................................
KIỂM TRA 30 PHÚT
Trả lời
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A O O O O O O O O O O
B O O O O O O O O O O
C O O O O O O O O O O
D O O O O O O O O O O
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A O O O O O O O O O O
B O O O O O O O O O O
C O O O O O O O O O O
D O O O O O O O O O O
Câu hỏi
1. Chọn cách đúng khi sử dụng kẹp ống nghiệm trong các trường hợp sau:
A. B. C. D.
2. Chọn thao tác đúng khi đun nóng ống nghiệm chứa chất lỏng bằng đèn cồn
trong các trường hợp sau:
A. B. C. D.
Tổng điểm
3. Chọn đáp án đúng khi đọc kết quả đo thể tích dung dịch trong ống đong
sau, (cho biết ống đong sử dụng đơn vị ml):
A. 5,5 ml.
B. 5,4 ml.
C. 5,3 ml.
D. Không thể có kết quả chính xác do vạch chất lỏng không thẳng hàng.
5
6
4. Chọn cách đúng khi sử dụng đèn cồn trong các trường hợp sau:
A. 1, 4, 5.
B. 2, 5, 6.
C. 1, 3, 4.
D. 1, 5, 6.
5. Chọn cách làm đúng khi lấy hóa chất:
A. Lấy hóa chất rắn bằng kẹp gắp hay thìa xúc, nút lọ hóa chất đặt ngửa trên
mặt bàn để tránh dính phải tạp chất.
B. Lấy hóa chất rắn bằng ống hút nhỏ giọt hay bằng tay, tay kia cầm nút lọ
hóa chất không đặt lên bất kì bề mặt nào để tránh dính phải tạp chất.
C. Lấy hóa chất lỏng bằng ống hút nhỏ giọt, tay kia cầm nút lọ hóa chất
không đặt lên bất kì bề mặt nào để tránh dính phải tạp chất.
D. Lấy hóa chất lỏng bằng ống hút nhỏ giọt hay thìa xúc, nút lọ hóa chất đặt
ngửa trên mặt bàn để tránh dính phải tạp chất.
6. Dụng cụ nào sau đây không có tác dụng bảo vệ khi thao tác với các hóa
chất độc hại và dễ bay hơi:
A. Mặt nạ, khẩu trang phòng độc.
B. Kính bảo vệ mắt, găng tay y tế.
C. Tủ hốt.
D. Bình hút ẩm chân không.
(3) Dập tắt lửa đèn cồn
bằng cách thổi bằng miệng
hay phun nước vào ngọn
lửa đang cháy
(1) Châm lửa cho
đèn cồn bằng que
đóm
(2) Châm lửa cho đèn cồn
bằng một đèn cồn đang
cháy khác
(4) Rót thêm
cồn bằng phễu
(6) Rót thêm cồn bằng
cách trực tiếp chắt ra từ
một đèn cồn khác
(5) Dập tắt lửa đèn cồn
bằng cách đậy nắp
7. Chọn cách làm đúng khi hòa tan hóa chất trong ống nghiệm:
A. B. C. D.
8. Chọn cách làm đúng khi cho hóa chất lỏng vào ống nghiệm:
B. B. C. D.
9. Chọn cách làm đúng khi rửa ống nghiệm:
A. Dùng chổi rửa tẩm xà phòng chà dọc theo thành ống nghiệm từ miệng ống
tới đáy với lực càng mạnh thì ống nghiệm càng sạch, sau đó tráng với nước
sạch.
B. Dùng chổi rửa tẩm xà phòng xoay tròn nhẹ nhàng trong lòng ống nghiệm
từ miệng ống tới đáy, sau đó tráng với nước sạch.
C. Tráng và súc dưới dòng nước chảy mạnh.
D. Ngâm trong dung dịch xà phòng khoảng 5 phút sau đó tráng lại với nước
sạch.
Dùng tay để
cầm giữ
ống nghiệm
Dùng kẹp
giữ, lắc đều
lên xuống
theo chiều
thẳng đứng
ủ ố
Dùng tay
giữ miệng
ống nghiệm,
lắc đều theo
hướng lên
xuống hay
trái phải
Dùng kẹp
giữ, để ống
hơi nghiêng,
lắc bằng
cách đập
phần dưới
của ống
nghiệm vào
Dùng kẹp
giữ, để ống
thẳng đứng,
lắc ống
nghiệm theo
vòng tròn
10. Cách sơ cấp cứu khi bị bỏng axit:
A. Trung hòa lượng axit trên vết bỏng bằng bazơ mạnh như NaOH, KOH.
B. Rửa sạch vết bỏng bằng nước nhiều lần sau đó rửa lại bằng dung dịch
NaHCO3 10% có tính kiềm nhẹ.
C. Dùng vaseline bôi trực tiếp lên vết bỏng.
D. Dùng kem đánh răng bôi trực tiếp lên vết bỏng.
11. Cách sơ cấp cứu khi bị bỏng bazơ:
A. Trung hòa lượng bazơ trên vết bởng bằng axit mạnh như H2SO4, HNO3
B. Rửa sạch vết bỏng bằng nước nhiều lần sau đó rửa lại bằng dung dịch
CH3COOH 4% có tính axit nhẹ.
C. Dùng vaseline bôi trực tiếp lên vết bỏng.
D. Dùng kem đánh răng bôi trực tiếp lên vết bỏng.
12. Nước được sử dụng để dập tắt hỏa hoạn trong phòng thí nghiệm trong
trường hợp nào sau đây:
A. Đám cháy có các thiết bị đang có điện.
B. Đám cháy có các chất phản ứng mạnh với nước.
C. Đám cháy có chất cháy là các hydrocacbon hay các chất lỏng không hòa
tan trong nước mà có tỷ trọng nhẹ hơn nước như dầu hỏa, cồn
D. Đám cháy nhỏ có gỗ, giấy, than, cao su, vải và một số chất lỏng hòa tan
trong nước (axit hữu cơ, axeton, rượu bậc thấp).
13. Bình chữa cháy khí CO2 được sử dụng để dập tắt hỏa hoạn trong phòng
thí nghiệm trong trường hợp nào sau đây:
A. Cháy quần áo trên người.
B. Cháy kim loại kiềm, magie.
C. Cháy các thiết bị đang có điện.
D. Cháy peroxit, clorat, nitrat kali, permanganat.
14. Kĩ thuật an toàn nào sau đây là sai khi đun nóng ống nghiệm bằng đèn
cồn:
A. Hơ nóng đều ống nghiệm trước khi đun.
B. Hướng miệng ống nghiệm về phía không có người.
C. Không đun quá sôi để tránh phun trào ra ngoài gây nguy hiểm.
D. Sau khi đun nóng xong phải đưa ngay ống nghiệm vào cốc nước lạnh để hạ
nhiệt, tránh nứt vỡ do quá nóng.
15. Cách bảo quản ống hút nhỏ giọt (bằng nhựa hay thủy tinh có ống bóp cao
su) là sai:
A. Mỗi lọ hóa chất nên sử dụng một ống hút, nếu dùng chung phải bơm rửa
bằng nước sạch trước khi đưa vào lọ hóa chất mới.
B. Giữ ống hút luôn thẳng đứng, không để ngược lên làm hóa chất chảy vào
phần cao su gây hư hỏng ống hút.
C. Khi làm thí nghiệm luôn cần có một cốc nước sạch để bơm rửa ống hút.
D. Khi không sử dụng, luôn phải ngâm toàn bộ ống hút trong cốc nước sạch.
16. Để hạn chees độc hại trong một số phản ứng sinh ra H2S, SO2, oxit nitơ,
người ta thường khử độc bằng cách ngâm toàn bộ ống nghiệm chứa các chất
sau phản ứng vào dung dịch:
A. H2SO4 hay HCl.
B. H2O hay nước javel.
C. NaOH hay Ca(OH)2.
D. NaCl hay CaCl2.
17. Cách nhận biết tính chất vật lý của hóa chất nào sau đây là đúng:
A. Đưa mũi lại sát miệng lọ hóa chất hay lọ ống nghiệm để ngửi mùi.
B. Dùng tay quạt nhẹ trên miệng lọ hóa chất hay lọ ống nghiệm rồi ngửi mùi
bay ra.
C. Nếm hóa chất để nhận biết vị.
D. Cầm nắm trực tiếp hay đưa hóa chất lại gần mắt để quan sát.
18. Chọn cách đúng để xử lý lượng thủy ngân thoát ra khi vỡ nhiệt kế thủy
ngân
A. Lau sạch bằng khăn khô, khăn sau đó sẽ được loại bỏ vì thủy ngân rất độc.
B. Không cần xử lý, thủy ngân sẽ tự bay hơi.
C. Rải một ít bột lưu huỳnh lên khu vực có thủy ngân, hai chất sẽ tác dụng với
nhau tạo muối ở trạng thái rắn, thu hồi và loại bỏ muối này.
D. Dùng cồn đốt, thủy ngân bị oxi hóa thành oxit ở trạng thái rắn, thu hồi và
loại bỏ oxit này.
19. Để tách kết tủa ra khỏi phần dung dịch, người ta có thể dùng phương pháp
nào sau đây:
A. Lọc.
B. Chiết.
C. Cô cạn.
D. Chưng cất.
20. Chọn cách xử lý đúng khi bị bỏng brom trong phòng thí nghiệm:
A. Rửa sạch bằng nước.
B. Rửa bằng nước nhiều lần, sau đó rửa bằng dung dịch NaOH 40% để trung
hòa brom.
C. Rửa bằng nước nhiều lần, sau đó rửa bằng dung dịch NaHCO3 2%.
D. Rửa bằng nước nhiều lần, sau đó rửa bằng dung dịch H2S 2%.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2012_08_21_5391640714_3541.pdf