Hoạt động thanh toán quốc tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống
thanh toán nói chung, hoạt động trao đổi giao lưu buôn bán giữa các quốc gia nói
riêng. Nhân loại đang tiến đến những tầm cao trình độ khoa học công nghệ mới, nhu
cầu giao lưu trao đổi hàng hoá ngày một mở rộng, vượt ra khỏi tầm quốc gia, các
chủ thể kinh tế với điều kiện hạn chế khó có thể tự mình thực hiện được một cách
có hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, đòi hỏi cần có sự giúp đỡ của các ngân
hàng. Các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế vừa mang lại lợi ích
cho các chủ thể kinh tế ở các quốc gia khác nhau, vừa lại mang lại lợi ích cho mình,
vì vậy có thể coi thanh toán quốc tế là một hoạt động đóng góp hiệu quả thiết thực
cho nền kinh tế.
84 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2779 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương Mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thanh toán hay ký chấp nhận thanh toán thì xẽ không nhận được
hàng trong trường hợp này người xuất khẩu phải chụi những chi phí liên quan như
thanh toán phí cho ngân hàng, chi phí vận chuyển hàng hoá, chi phí lưu kho bãi và
các khoản chi phí khác có liên quan. Như vậy mặc dù quyền lợi của người xuất
khẩu theo phương thức này về cơ bản được đảm bảo nhưng họ cũng phải chụi
không ít thiệt thòi nếu như người nhập khẩu từ chối nhận hàng. Để hoàn thiện các
quy trình thanh toán, nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán Techcombank cũng
cần có những biện pháp đảm bảo quyền lợi của người xuất khẩu hơn nữa.
2.2.5.2. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu.
Biểu 11: doanh số thanh toán theo phương thức nhờ thu.
Năm
Nhờ thu hàng xuất Nhờ thu hàng nhập
Số món Số tiền (triệu USD) Số món Số tiền (triệu USD)
1997 24 0,724 83 1,105
1998 67 1,418 92 1,727
1999 83 2,116 88 2,517
2000 97 2,732 153 3,190
Nguồn: Báo cáo của phòng quan hệ đối ngoại năm 1997 – 2000.
Phương thức nhờ thu không đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người bán, mà chỉ
có lợi cho người mua nên tồn tại mâu thuẫn về lợi ích giữa người mua và người bán,
cho nên phương thức này chỉ được sử dụng khi người mua và người bán thực sự tín
nhiệm nhau và có quan hệ mua bán lâu năm. Do vậy, doanh số nhờ thu qua các năm
chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong doanh số thanh toán của ngân hàng Techcombank, với
tỷ lệ từ 1,5% - 2%. Trong đó doanh số nhờ thu hàng nhập lớn hơn doanh số nhờ thu
hàng xuất. Nguyên nhân chủ yếu là do các đơn vị xuất khẩu của ta có trình độ quản
lý không cao, quan hệ với đối tác chưa đủ tin tưởng, do đó trong thanh toán nhà
xuất khẩu ít dùng phương thức nhờ thu để đảm bảo việc thu tiền hàng xuất khẩu của
mình. Năm 1997, doanh số nhờ thu hàng xuất chỉ đạt gần 0,724 triệu USD, chiếm
1,51% tổng doanh số thanh toán. Đến năm 2000, doanh số nhờ thu hàng xuất đạt
2,732 triệu USD, chiếm 1,64% tổng doanh số thanh toán. Phòng quan hệ đối ngoại
ngân hàng TechcomBank đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động
thanh toán nhờ thu mặc dù vậy nhưng thanh toán nhờ thu vẫn chiếm một tỷ lệ rất
nhỏ.
Thanh toán nhờ thu hàng nhập năm 1997 đạt 1,105 triệu USD đến năm 2000
doanh số thanh toán đạt 3,190 triệu USD mặc dù là doanh số tăng gần gấp 3 lần
nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong thanh toán của cả ngân hàng .Phương thức
thanh toán nhờ thu có lợi cho người nhập khẩu chính vì lý do này mà doanh số
thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức này cao hơn doanh số thanh toán hàng
xuất khẩu. Bộ Thương mại đã quy định chỉ xuất khẩu theo phương thức D/A với
những mặt hàng xuất khẩu không thuộc loại có giá trị cao, trị giá hợp đồng không
quá lớn và công ty xuất nhập khẩu nắm vững khả năng thanh toán của người nhập
khẩu.
Vai trò của Techcombank ở đây chỉ là trung gian thu hộ không có trách nhiệm
trong việc thanh toán. Phương pháp này chỉ có tác dụng nhất định trong việc đẩy
mạnh xuất khẩu, mở đường tìm thị trường mới.
Techcombank đã và đang tiến hành thanh toán theo phương thức này mặc dù tỷ
trọng chiếm trong thanh toán quốc tế chưa cao nhưng Techcombank chưa mắc phải
sai lầm nào trong khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán theo phương thức này.
2.3. Đánh giá kết qủa hoạt động thanh toán quốc tế tại Techcombank
2.3.1. Kết quả đạt được của hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng
Techcombank .
Song song với sự ra đời tồn tại và phát triển của ngân hàng Techcombank,
hoạt động thanh toán quốc tế đã và đang khẳng định được vai trò của mình. Trong
mấy năm vừa qua do có sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu
vực ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng, lợi nhuận
thu được của Techcombank giảm mạnh nhất là vào năm 1997, năm 1998- 2000 kết
quả hoạt động kinh có phần cải thiện nhưng chưa cao(đã nêu ở biểu 4). Mặc dù kết
quả kinh doanh trong toàn ngân hàng không cao nhưng kết quả mà hoạt động thanh
toán đạt được trong vài năm vừa qua là một con số đáng khích lệ. Kết quả này được
thể hiện ở biểu dưới đây.
Biểu 12: Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế
Đơn vị: triệu USD
Năm 1997 1998 1999 2000
Xuất Nhập Xuất Nhập Xuất Nhập Xuất Nhập
Tín dụng 10,139 23,868 11,458 26,981 12,684 34,711 16,729 45,317
Chuyển tiền 8,528 3,621 13,541 11,460 18,546 16,454 25,439 36,823
Nhờ thu 0,724 1,105 1,418 1,727 2,116 2,517 2,732 3,190
Tổng 19,391 28,594 26,416 40,168 33,346 53,682 44,900 85,33
Tổng Năm 47,985 66,584 87,028 130,230
Nguồn báo cáo phòng thanh toán quốc tế.
Bảng trên cho thấy kết quả hoạt động thanh toán trong vòng 4 năm gần đây
nhất của Techcombank có những bước phát triển rất lớn, năm 1999 tăng 30,7% so
với năm 1998, năm 2000 doanh số thanh toán tăng 49,6% so với năm 1999 chưa kể
kiều hối. Trong đó thanh toán hàng xuất qua các năm vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ
trong thanh toán xuất nhập khẩu. Techcombank cần có những biện pháp thích hợp
để tăng lượng khách hàng tiến hành thanh toán hàng xuất qua Techcombank. Mức
tăng doanh số qua các năm rất đều đặn và rất cao phản ánh được những cố gắng nỗ
lực của cán bộ, ban điều hành của Techcombank và của riêng phòng quan hệ đối
ngoại nói riêng. Năm 2000 lợi nhuận mà hoạt động thanh toán quốc tế mang lại
là1,34 tỷ chiếm gần 25% tổng lợi nhuận thu được của Techcombank, nó khẳng định
vai trò của hoạt động thanh toán trong toàn bộ ngân hàng.
Quá trình tiến hành hoạt động thanh toán quốc tế đã dần đảm bảo chỉ tiêu chất
lượng mà đã đề cập ở trên, đảm bảo tính an toàn tính chính xác, nhanh chóng kịp
thời. Quy trình thanh toán kết thúc một cách nhanh gọn, đảm bảo được quyền lợi
của cả ngân hàng và của cả khách hàng.
Biểu 13: Cơ cấu phần trăm của các phương thức thanh toán.
Đơn vị : %
1997 1998 1999 2000
Tín dụng 70,87 57,73 54,46 47,64
Chuyển tiền 25,32 37,55 40,20 47,81
Năm
PTTT
PTTT
Nhờ thu 3,81 4,72 5,32 4,55
Tổng 100 100 100 100
Nguồn phòng quan hệ đối ngoại.
Dựa trên bảng cơ cấu doanh số thanh toán của các phương thức thanh toán ta
thấy rằng mặc dù tổng doanh số thanh toán tăng nhanh qua các năm nhưng về mặt
cơ cấu thì thay đổi không đáng kể. Doanh số thanh toán theo phương thức L/C năm
1997 đạt 34,007 triệu USD chiếm 70,87% tổng doanh số thanh toán, năm 2000
doanh số thanh toán đạt 62,046 triệu USD chiếm 47,64%. Tỷ lệ doanh số của hoạt
động thanh toán theo phương thức L/C mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm
một tỷ lệ rất lớn. Kết quả của hoạt động này mang lại cho Techcombank khoản lợi
nhuận lớn góp phần phát triển Ngân hàng, điều này khẳng định sự tin tưởng của
khách hàng, uy tín của ngân hàng trên thị trường trong nước và quốc tế, khẳng định
tính chặt chẽ của quy trình thanh toán mà Techcombank áp dụng.
Hoạt động chuyển tiền tại Techcombank trong những năm qua đã tăng lên
đáng kể năm 1997 doanh số chuyển tiền chỉ đạt 12,141 triệu USD đạt 25,32%, năm
2000 đạt 62,262 triệu USD đạt 47,81% đây quả là một con số đáng khích lệ.
Hoạt động chuyển tiền qua Techcombank ngày một sôi động điều này một lần nữa
chứng minh được chất lượng của hoạt động thanh toán quốc tế ở Techcombank.
Trong các phương thức thanh toán thì phương thức nhờ thu là chiếm tỷ trọng
ít nhất. Kể từ khi hoạt động đến nay doanh số nhờ thu chỉ chiếm khoảng 3- 5%.
Nguyên nhân ở đây không phải do quy trình thanh toán nhờ thu mà Techcombank
sử dụng hay cũng không phải do phía ngân hàng... lý do ở đây là phương thức này
không đảm bảo quyền lợi của người xuất khẩu nên ít được áp dụng. Hoạt động này
cũng chiếm tỷ trọng không cao trong hầu hết các ngân hàng thương mại khác.
Song song với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Techcombank hoạt động
thanh toán quốc tế đã ngày một mở rộng và có uy tín trên thị trường. Kết quả của
hoạt động thanh toán quốc đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của
Techcombank. Chất lượng của hoạt động thanh toán quốc tế ngày một được khẳng
định, thu hút được nhiều khách hàng thanh toán qua Techcombank, nâng cao hiệu
quả hoạt động của phòng thanh toán quốc tế nói riêng và cả ngân hàng nói chung.
2.3.2. Những ưu điểm .
Quan hệ đối ngoại và thanh toán quốc tế ngày càng được củng cố và mở
rộng. Thông qua quan hệ thanh toán- tín dụng, Techcombank đã từng bước tạo lập
uy tín, mở rộng quan hệ với các ngân hàng lớn như ngân hàng Ngoại thương Nga,
ngân hàng Deutschebank, ngân hàng Creditor ( Italia ), Bank of Tokyo, ngân hàng
Bank of city, ngân hàng Bank of New York... Mối quan hệ này giúp ngân hàng phát
triển rộng quy mô hoạt động, tăng uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Đây
chính là ưu điểm mà hoạt động thanh toán quốc tế đạt được.
Khách hàng của Techcombank trong hoạt động thanh toán có tới 70% là các
công ty cổ phần và các doanh nghiệp vừa và nhỏ số còn lại là công ty quốc doanh .
Điều này khẳng định hoạt động hiệu quả của Techcombank bởi lẽ đây là những
doanh nghiệp hoạt động dựa trrên vốn họ tự bỏ ra do vậy họ sẽ lựa chọn đối tác
kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất, việc thanh toán phải đảm bảo an toàn, nhanh
gọn, phương thức thanh toán phải đảm bảo được lợi ích của cả hai bên, thương vụ
của họ xuất hiện với tần số cao, họ nắm bắt nhu cầu thị trường nhanh và thoả mãn
nhu cầu đó một cách tốt nhất. Đây chính là cơ hội để cho Techcombank phát huy
năng lực của mình trong thanh toán quốc tế.
Ngoài ra, thanh toán viên của phòng quan hệ đối ngoại đều đã tốt nghiệp đại
học có trình độ chuyên môn cao giúp cho hoạt động thanh toán đảm bảo được tính
chính xác, an toàn, nhanh chóng... yếu tố này mang lại cho ngân hàng những thuận
lợi rất lớn.
Trên đây là một số những ưu điểm mà hoạt động thanh toán mang lại chứng
tỏ chất lượng của hoạt động thanh toán ngày càng được cải thiện.
2.3.3. Những tồn tại.
2.3.3.1. Những nguyên nhân chủ quan.
- Chất lượng của hoạt động thanh toán phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Yếu tố
đầu tiên phải kể đến đó là khả năng của cán bộ công nhân viên. Techcombank thành
lập đến nay là 8 năm với trên 165 cán bộ nhân viên, trẻ năng động sáng tạo, có trình
độ nghiệp vụ nhưng bên cạnh những ưu điểm đó cũng có những hạn chế nhất định
như thiếu kinh nghiệm, điều này do ngân hàng mới hoạt động vẫn còn đang trong
quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, các chi nhánh mới đi vào hoạt động. Chính vì thế
nhu cầu về cán bộ công nhân viên còn rất cao, hàng năm Techcombank đều có đợt
tuyển nhân viên, những nhân viên có kinh nghiệm lâu năm có khi phải chuyển sang
các trụ sở mới để điều hành công việc ở đó. Xét về mặt lâu dài và tình hình hoạt
động chung trên toàn bộ ngân hàng thì đây là hành động mang tính chiến lược
nhưng trước mắt thì một số phòng ban có thể gặp bất lợi.
Bên cạnh những ưu điểm mà các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đem lại cho
ngân hàng như đã nêu ở trên cũng còn không ít công ty làm ăn không nghiêm túc,
lai lịch không rõ ràng, họ thường là có tuổi đời ít, thiếu trình độ ngoại thương, tuy
vậy lại rất khôn ngoan mánh khoé. Họ lui tới Techcombank tiến hành thanh toán
sau khi đã bị từ chối ở một số ngân hàng lớn. Techcombank đôi khi tin tưởng khách
hàng, muốn thu hút thêm khách hàng về phía mình tăng thêm uy tín cũng nhận
thanh toán những trường hợp này. Trên thực tế Techcombank đã có lần gặp rủi ro
đối với những trường hợp này một ví dụ điển hình như sau: công ty máy tính S đã
tiến hành thanh toán ở Techcombank ban đầu họ tỏ ra rất trung thực thanh toán đầy
đủ các khoản ký quỹ và các khoản phí liên quan nhưng một thời gian sau họ bắt đầu
trây ỳ trong việc thanh toán các khoản nợ đối với Techcombank, sau vài lần tiến
hành đòi tiền nhưng vẫn không có hiệu quả Techcombank tiến hành cắt đứt mối
quan hệ với công ty S. Mặc dù đã cắt đứt mối quan hệ rồi nhưng trường hợp này đã
làm đọng vốn không ít của Techcombank. Nguyên nhân ở đây có thể do trước khi
tiến hành giao dịch với S ngân hàng tìm hiểu không kỹ về tính trung thực của đối
tác, về khả năng thanh toán của S do đó mà đã gặp phải những khó khăn trong việc
thu hồi tiền.
- Hoạt động thanh toán phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của Techcombank trên
thị trường trong nước cũng như là quốc tế. Techcombank là ngân hàng nhỏ, mới
thành lập đang trong quá trình hoàn thiện đi vào ổn định, uy tín chưa cao điều này
khiến cho hoạt động thanh toán gặp không ít khó khăn. Techcombank cần có biện
pháp thu hút khách hàng để từ đó khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Trong
thời điểm hiện nay trên thị trường có tới hàng chục ngân hàng tiến hành hoạt động
thanh toán, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng găy gắt, họ dùng mọi biện
pháp miễn là thu hút được khách hàng, điều này ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán
của Techcombank , Techcombank cần có biện pháp marketing phù hợp nhằm thu
hút khách hàng một cách hợp pháp.
- Việc thanh toán cho hàng nhập khẩu cần rất nhiều ngoại tệ với nhiều loại
khác nhau, với tình hình khan hiếm ngoại tệ nói chung nó cũng có ảnh hưởng không
nhỏ tới hoạt động thanh toán của Techcombank. Được biết nguồn ngoại tệ của
Techcombank chủ yếu là từ tiền gửi ngoại tệ của dân cư và từ thị trường liên ngân
hàng, trong đó ngoại tệ của dân cư thì rất khó huy động, còn ngoại tệ của thi trường
liên ngân hàng thì đều khan hiếm cả, đây là khó khăn mà Techcombank cần có biện
pháp để vượt qua.
- Ngoài ra hệ thống máy móc phục vụ cho hoạt động kinh doanh cũng đáng
quan tâm. Techcombank là ngân hàng cổ phần hoàn toàn không được sự ưu đãi của
Nhà nước, máy móc thiết bị phải tự trang trải đôi khi thiếu cập nhật. Trong quá trình
thanh toán Techcombank chủ yếu dùng phương tiện truyền tin là telex và các phần
mềm của ngân hàng lớn khác. Từ trước tới nay Techcombank không dùng hệ thống
SWIFT điều này cũng có những bất lợi đối với Techcombank, ngân hàng không có
cơ hội quan hệ trực tiếp với nhiều ngân hàng lớn, nâng cao uy tín của mình trên thị
trường quốc tế và nâng cao tốc độ hoạt động thanh toán quốc tế. Theo kế hoạch thì
Techcombank sẽ tham gia mạng SWIFT vào đầu tháng 6 năm 2001, đây có thể là
một điểm mạnh mới giúp nâng cao được chất lượng hoạt động thanh toán của
Techcombank.
- Ngoài ra Techcombank còn có những tồn tại khác như công tác thống kê
chưa thực sự tốt, sổ sách lưu lại còn ở mức sơ lược, điều này khiến cho việc đánh
giá tình hình hoạt động kinh doanh khó khăn.
Đây là những khó khăn thách thức mà Techcombank phải vượt qua để hoạt động
kinh doanh có hiệu quả hơn,chất lượng hoạt động thanh toán ngày càng được cải
thiện, nâng cao uy tín, thu hút khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị
trường trong nước cũng như ở thị trường nước ngoài.
2.3.2.2. Những nguyên nhân khách quan.
Khó khăn từ phía người xuất khẩu: hiện nay Techcombank có tiến hành thanh
toán bộ chứng từ hàng xuất và thanh toán nhờ thu cho nhà xuất khẩu. Hoạt động
này nó chiếm khoảng 20% hoạt động thanh toán nói chung, đem lại lợi nhuận đáng
kể cho Techcombank. Nhưng bên cạnh đó cũng còn không ít khó khăn, điều này
xuất phát từ phía người nhập khẩu. Có những khách hàng trình độ ngoại thương
thấp, ngoại ngữ không tốt vì vậy trong quá trình giao dịch đã gặp những sai làm
đáng tiếc xảy ra, thanh toán viên phải mất rất nhiều thời gian kiểm tra bộ chứng từ,
điều chỉnh để bộ chứng từ phải phù hợp quá trình thanh toán kéo dài làm ảnh hưởng
đến chất lượng dịch vụ thanh toán, làm cho khách hàng không nhận được tiền đúng
hạn tác động tới kế hoạch kinh doanh của khách hàng.
Đối với nhà nhập khẩu: khách hàng đến mở L/C hay chuyển tiền qua ngân hàng,
có những trường hợp không nhận được hàng đúng hẹn, hàng nhập không đúng như
mong đợi, đây cũng là điều dễ hiểu bởi lẽ mặc dù đã được thanh toán viên hướng
dẫn kỹ lưỡng trong việc lập đơn xin mở L/C nhưng người nhập khẩu vẫn gặp sai sót
làm mất rất nhiều công sức và thời gian của thanh toán viên, có khi L/C đã mở ra
nhưng khi nhận được bộ chứng từ so sánh lại thấy không khớp thanh toán viên phải
thông báo tới đối tác, điều này không những ảnh hưởng tới tốc độ hoạt động thanh
toán của Techcombank mà còn ảnh hưởng tới công việc của khách hàng.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do việc quản lý khách hàng chưa tốt, ngiệp vụ
ngoại thương của khách hàng kém, đôi khi cũng có thể là do hệ thống máy móc ,
công tác truyền tin làm sai lệch thông tin truyền đạt.
Tuy nhiên trong thanh toán quốc tế sai làm là không thể tránh khỏi, chúng ta chỉ có
thể cố gắng hết sức để hạn chế tối đa rủi ro có thể xẩy ra, để có thể đạt được điều
này cả ngân hàng và khách hàng đều phải cố gắng nâng cao trình độ và trách nhiệm
của mình.
Kim ngạch xuất nhập khẩu
Cùng với chính sách mở cửa của nền kinh tế, tận dụng những lợi thế so sánh
của quốc gia trong xuất khẩu và khai thác ưu thế từ bên ngoài để phát triển kinh tế
xã hội, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng đều qua các năm. Trong
những năm 1999, 2000 hoạt động xuất nhập khẩu đã tăng mạnh. Tuy nhiên là một
nước đang phát triển, công nghệ còn nghèo nàn lạc hậu, trình độ quản lý còn kém
Việt Nam vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng nhập siêu. Cán cân thanh toán bị thâm
hụt dẫn đến tình trạng thiếu ngoại tệ để chi trả. Tình trạng thiếu ngoại tệ nói chung,
ảnh hưởng không tốt tới khả năng thanh toán của Techcombank nói riêng.
Biểu 14: Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Đơn vị : tỷ USD
Năm 1996 1997 1998 1999 2000
Xuất khẩu 7,256 9 9,36 11,532 14,449
Nhập khẩu 11,144 11,2 13,39 11,636 15,635
Nguồn phòng thanh toán quốc tế.
Tuy nhiên bên cạnh điều ảnh hưởng không tốt cũng có những thuận lợi mà hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu trong cả nước mang lại. Khối lượng hàng hoá xuất
hay nhập khẩu tăng đều dẫn đến lượng khách hàng thanh toán qua Techcombank
tăng lên. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nước ta, năm 1999 đạt 23,168 tỷ USD,
năm 2000 đạt 30,084 tỷ USD đây chính là cơ hội cho các ngân hàng tiến hành hoạt
động. Techcombank để có thể thu hút khách hàng cần phải nâng cao chất lượng
thanh toán, nâng cao uy tín và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thu hút
khách hàng đến với Techcombank.
Đầu tư nước ngoài.
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành ngày 29/12/1987 đã tạo cơ sở
pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trong những năm qua Việt
Nam đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư từ các nước trên thế giới, làm tăng vốn
đầu tư , hoạt động thương mại quốc tế được phát triển, đây chính là những thuận lợi
cho hoạt động thanh toán của ngân hàng. Tuy nhiên trong vài năm gần đây do tình
hình khủng khoảng tiền tệ trong khu vực dẫn đến tình hình đầu tư vào Việt Nam
giảm làm ảnh hưởng không tốt tới hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và của
Techcombank nói riêng.
chương 3
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại
Techcombank.
3.1. Định hướng phát triển trong thời gian tới.
3.1.1. Định hướng phát triển chung của Techcombank .
Với mục tiêu xây dựng Techcombank thành ngân hàng thương mại đô thị - đa
năng – có quy mô trung bình, lành mạnh và hiệu quả, Techcombank tiếp tục phát
triển song song các chiến lược ngân hàng bán lẻ, đồng bộ tại các đô thị lớn và ngân
hàng bán buôn phục vụ các doanh nghiệp và kinh doanh tích cực trên thị trường tiền
tệ trong và ngoài nước. Chiến lược khách hàng và sản phẩm nhằm vào các thị phần
mục tiêu đã lựa chọn và phát triển các loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng gắn liền.
Để thực hiện định hướng trên, Techcombank đã xác định các yếu tố dẫn đến sự
thành công như sau:
- Một quy mô tương đối đủ lớn để thực hiện lợi thế chi phí, hình ảnh uy tín
thị phần tại các đô thị lớn nhất ở Việt nam.
- Chính sách nguồn nhân lực năng động, thực hiện tuyển chọn đào tạo, đãi
ngộ trên cơ sở công việc, kết hợp tạo môi trường phát triển nghề nghiệp lâu dài.
- Hiện đại hoá công nghệ với công nghệ thông tin làm nòng cốt là động lực
thực hiện đổi mới quy trình kinh doanh và quản trị ngân hàng, đồng thời tạo cơ sở
cho việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới.
- Bộ máy quản lý hữu hiệu trên nền tảng phân quyền có quản lý và tạo
dựng tinh thần làm việc độc lập – phối hợp tập thể.
- Một chiến lược rõ ràng về khách hàng mục tiêu, sản phẩm và khu vực
hoạt động.
Các bước chiến lược phát triển đã được hoạch định.
- Tổ chức hệ thống ngân hàng bán lẻ tại một số đô thị lớn với trọng tâm
cung cấp các sản phẩm huy động và sử dụng vốn, dịch vụ ngân hàng cho các đối
tượng dân cư, kinh tế cá thể và các doanh nghiệp vưa và nhỏ.
- Hoàn thiện cơ cấu hệ thống ngân hàng bán buôn tại Hà nội, Thành
phố Hồ Chí Minh. Với trọng tâm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho đối
tượng doanh nghiệp có quy mô lớn, các tổ chức tài chính - tiền tệ hoạt động trên thị
trường tiền tệ, liên ngân hàng và trên thị trường vốn dài hạn.
- ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ phi tín dụng thông qua chính
sách đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp.
3.1.2. Định hướng hoạt động thanh toán quốc tế.
Xu hướng phát triển của phương tiện thanh toán trong một nền kinh tế quốc
dân không phải mang tính ngẫu nhiên mà có, nó chịu sự tác động rất lớn của các
điều kiện hình thành từ nền kinh tế đó. Người ta thường so sánh về số lượng và giá
trị giao dịch của từng phương tiện thanh toán để đưa ra các đánh giá về sự phát
triển của hoạt động thanh toán trong nền kinh tế.
Hoạt động thanh toán của Techcombank nằm trong xu hướng phát triển
chung của hoạt động thanh toán trên toàn quốc gia. Sự phát triển đi kèm với sự cạnh
tranh gay gắt tạo môi trường lành mạnh cho các đơn vị tự phấn đấu vươn lên khẳng
định mình. Để đứng vững và phát triển trong bối cảnh như hiện nay là một ngân
hàng cổ phần có quy mô nhỏ Techcombank nói chung và hoạt động thanh toán quốc
tế nói riêng đã đề ra hướng đi cho mình.
- Luôn hướng tới khách hàng bằng tác phong phục vụ của đội ngũ theo
quy trình chất lượng và coi đây là một trong những ưu thế vượt lên cạnh tranh.
Quan điểm này được quán triệt tới từng cán bộ nhân viên trong từng hành vi, lời nói
thái độ giao tiếp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng trưởng thị
phần thu hút khách hành. Phòng quan hệ đối ngoại luôn phấn đấu là phòng hoạt
động với chất lượng cường độ cao.
- Nhằm đạt được định hướng chất lượng dịch vụ, Techcombank nói
chung phòng quan hệ đối ngoại nói riêng luôn coi đào tạo nhân viên là nhân tố
quyết định tới sự thành công của mọi vấn đề.
- Song song với việc nâng cao chất lượng phục vụ tại chỗ, phòng đặc
biệt quan tâm chú trọng tới công tác quảng cáo giới thiệu sẩn phẩm tới khách hàng
mục tiêu và cả với khách hàng tiềm năng. Phòng cử cán bộ trực tiếp của phòng đi
tới các khách hàng để giới thiệu dịch vụ của mình đồng thời kiểm tra tính trung thực
của khách hàng và xem xét khả nămg tài chính của họ.
- Năm 2000 phòng thanh toán quốc tế đã thực hiện với doanh số thanh
toán là 167,5 triệu USD mục tiêu đề ra của năm 2001 doanh số thanh toán là 300
USD (mục tiêu mà Techcombank đặt ra đối với hoạt động thanh toán quốc tế), theo
chỉ tiêu này thì mức thanh toán năm nay tăng so với 2000 là 79,1% đây là một con
số tương đối cao nhưng với cường độ hoạt động như hiện nay thì con số này có tính
khả thi. Phòng quan hệ đối ngoại đang cố gắng để hoàn thành chỉ tiêu đã dặt ra.
3.2. giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại ngân hàng
Techcombank .
3.2.1. Về phía khách hàng.
Khách hàng là người trực tiếp hưởng thụ lợi ích của họ khi thanh toán qua
Techcombank, mặt khác khách hàng là người đánh giá chất lượng dịch vụ thanh
toán phản ánh được hoạt động của ngân hàng một cách chân thực nhất.
Với vai trò quan trọng của khách hàng đối với mọi hoạt động Techcombank
nói chung và phòng thanh toán quốc tế nói riêng đã đưa ra định hướng khách hàng
với mục tiêu mong muốn là tăng khả năng cạnh tranh thu hút ngày càng nhiều
khách hàng về cho ngân hàng từ đó tăng lợi nhuận cho Techcombank , duy trì và
phát triển hoạt động của Techcombank đưa Techcombank trở thành ngân hàng
Thương mại - Đô thị đa năng – có quy mô trung bình, lành mạnh và hiệu quả:
- Mở rộng đối tượng khách hàng thanh toán, hiện nay lượng khách hàng
thực hiện thanh toán quốc tế tại Techcombank có tới 70% - 80% là các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các cá thể. Như đã phân
tích ở trên đối tượng khách hàng hiện nay đem lại những thuận lợi và cả khó khăn
cho ngân hàng, thuận lợi ở chỗ các doanh nghiệp này hoạt động trên đồng vốn của
họ cho nên tính hiệu quả khi tiến hành thanh toán tại ngân hàng là vấn đề quan tâm
hàng đầu, chính vì vậy mà ngân hàng khẳng định được chất lượng của mình. Khó
khăn ở chỗ xác định tính trung thực của các doanh nghiệp do vậy ngân hàng cần
mở rộng thay đổi cơ cấu khách hàng cho phù hợp hơn giảm bớt được độ rủi ro.
- Techcombank áp dụng mức lãi suất cho vay thấp, mức phí thanh toán nhỏ
hơn một số ngân hàng lớn khác tất nhiên mức lãi suất cho vay giảm của
Techcombank nằm trong khung lãi suất quy định của thống đốc ngân hàng Nhà
nước. Việc làm này giúp cho Techcombank thu hút được khách hàng, tăng khả năng
cạnh tranh và không vi phạm quy định của ngân hàng Nhà nước, mặt khác đây là
nhân tố tích cực nó buộc Techcombank phải tiết kiệm chi phí tích cực đầu tư.
- Đối với khách hàng, thanh toán viên cần hướng dẫn kỹ lưỡng trước khi
tiến hành các thủ tục cho khách hàng. Lưu ý cho khách hàng về số lượng nội dung
chứng từ, các chi phí liên quan vận chuyển, trả trước hay trả sau, các thủ tục phí do
ai trả. Thanh toán viên yêu cầu khách hàng giữ liên lạc thường xuyên với ngân hàng
phòng khi có gì xảy ra thì kịp thông báo.
- Thanh toán viên cố vấn cho khách hàng lựa chọn phương thức thanh toán
nào cho phù hợp với từng khách hàng từng và quan hệ của khách hàng với đối tác
của họ.
- Đối với khách hàng hay mắc lỗi trong quá trình việc thanh toán hàng hoá
xuất nhập khẩu qua ngân hàng, thanh toán viên kết hợp hướng dẫn với việc giới
thiệu tài liệu sách vở giúp nâng cao trình độ ngoại thương của khách hàng tránh
những sai làm đáng tiếc có thể xảy ra sau này. Đây là một nhân tố góp phần nâng
cao chất lượng hoạt động thanh toán của Techcombank.
3.2.2.Giải pháp đối với ngân hàng.
3.2.2.1. Tăng cường tính an toàn, chính xác, nhanh chóng, kịp thời trong hoạt
động thanh toán của Techcombank .
Trong thanh toán quốc tế các chỉ tiêu an toàn, chính xác nhanh chóng và kịp
thời có một vai trò quan trọng, điều này đã được khẳng định ở trên. Các chỉ tiêu này
trong quá trình thực hiện luôn được thanh toán viên chú ý coi trọng nhưng đôi khi
các chỉ tiêu này bị phá vỡ do những bất cẩn trong nội dung của các phương thức
thanh toán như : L/C bị từ chối khi không xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo, nhờ thu
không tiến hành được khi ngân hàng chuyển sang một bộ chứng từ không hợp lý.
Sai lỗi chính tả, thông tin trên các chứng từ không phù hợp với nhau đều làm cho
quá trình thanh toán chậm lại. Giải pháp cho vấn đề này là:
- An toàn là yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng dịch vụ thanh toán. Để
đảm bảo được tính an toàn cần phòng tránh những rủi ro phát sinh từ phía khách
hàng, những rủi ro này rất đa dạng và khó lường trước được.
- Nâng cao trình độ của thanh toán viên, đối với các cán bộ mới cần có các
khoá đào tạo nâng cao kinh nghiệm, cán bộ lâu năm có kinh nghiệm hướng dẫn cho
các cán bộ trẻ tránh những sai sót do thiếu kinh nghiệm trong quá trình thực hiện
nghiệp vụ.
- Thanh toán viên trước khi tiến hành giao dịch cho khách hàng phải tiến
hành thẩm định khách hàng, kiểm tra tính trung thực khả năng tài chính của khách
hàng. Thông thường phòng tín dụng giới thiệu khách hàng với phòng quan hệ đối
ngoại, do tính chuyên môn hoá phòng thanh toán sẽ xem xét sau đó lập tờ trình về
quỹ xét duyệt mà không tiến hành thẩm tra lại thông tin, vì vậy cần có sự kết hợp
chặt chẽ hơn giữa các phòng ban với nhau. Công việc này không những giúp thanh
toán viên hiểu hơn với khách hàng mà còn giúp cho công việc thanh toán an toàn
hơn tránh được những rủi ro đáng tiếc xảy ra.
- Trong công tác sổ sách, phòng thanh toán quốc tế cần cải thiện công tác
thống kê, lưu trữ sổ sách một cách khoa học từ đó giúp cho công việc thanh toán
nhanh hơn tránh tình trạng khi cần tìm không thấy.
- Mở rộng quan hệ đối ngoại với ngân hàng khác, Mở rộng quan hệ đại lý
với nhiều ngân hàng ở các nước khác nhau. Trong công tác thanh toán ngân hàng
cần phải tiến hành thanh toán cho khách hàng ở nhiều nước khác nhau do vậy quan
hệ đối ngoại rộng lớn có vai trò rất quan trọng trong công tác thanh toán.
Tất cả những yếu tố trên góp phần nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đảm
bảo các chỉ tiêu chất lượng mà ta đã nêu trên.
3.2.2.2. Hoàn thiện công nghệ thông tin cho ngân hàng Techcombank .
Trong những năm qua, công tác thông tin đào tạo và ứng dụng công nghệ
hiện đại vào hoạt động ngân hàng luôn đóng vai trò nòng cốt trong sự phát triển của
Techcombank. Từ những định hướng đúng đắn, với đội ngũ cán bộ trẻ, năng động
sáng tạo, Techcombank đã thành công trong nhiều dự án áp dụng công nghệ hiện
đại trong các lĩnh vực như thanh toán, đối ngoại, chuyển tiền, và thanh toán nhanh
trong nước, áp dụng tin học trong công tác quản lý ... tạo điều kiện phát triển các
loại hình dịch vụ của ngân hàng, tiết kiệm các chi phí và từ đó nâng cao hiệu quả
kinh doanh chung cho Techcombank.
Đối với hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng hiện tại đang dùng telex và
các phần mền chuyển tải dưới dạng thư điện tử E-mail để trao đổi thông tin trong
các hoạt động như thông báo L/C chuyển tiền đi hay nhờ thu và các hoạt động dịch
vụ khác nữa. Sử dụng Telex có ưu điểm là sau khi gửi thì biết ngay kết quả của
việc gửi thông tin đó có tiến hành được hay không nhưng nó cũng có những nhược
điểm là chỉ gửi được từng món nên rất chậm. Nếu gửi bằng E-mail thì có thể gửi
thành tập tin như thế rất nhanh và thuận tiện nhưng đôi khi đường dây bị bận như
vậy kết quả của việc truyền tin chưa thể biết ngay được.
Từ khi thành lập tới nay Techcombank chưa tham gia hệ thống mạng SWIFT
do vậy mà việc thanh toán ra nước ngoài thường rất chậm. Trong thời gian gần đây
do sự phát triển nhanh chóng và mở rộng quy mô của hoạt động thanh toán mà
Techcombank đã quyết định sử dụng hệ thống mạng SWIFT vào tháng 6 năm 2001.
Đây chính là điều kiện để hoạt động thanh toán quốc tế tại Techcombank ngày một
cải thiện về chất lượng đảm bảo được tính nhanh chóng kịp thời.
Trang thiết bị công nghệ của Techcombank đang ngày một hoàn thiện. Ngoài ra
Techcombank cần thiết phải nghiên cứu hệ thống phần mềm mà một số ngân hàng
lớn đang sử dụng từ đó đánh giá và cải thiện phần mềm ứng dụng cho phù hợp với
Techcombank .
3.2.2.3. Giải pháp về hoạt động marketing.
Marketing là hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào
kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường, ngành ngân hàng do đặc thù của
nó mà tính rủi ro rất cao. Marketing được nghiên cứu và phát triển nhằm giảm thiểu
rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.
Mục tiêu cuối cùng của hoạt động marketing vẫn là đảm bảo lợi nhuận có thể
có của ngân hàng khi tham gia vào quá trình kinh doanh trên thị trường. Mục tiêu
trực tiếp của hoạt động marketing là tạo ra những cơ hội lớn nhất để tiêu thụ dịch vụ
của ngân hàng mà qua đó mới có thể đạt đến mục tiêu lợi nhuận.
- Trước đây, khi Techcombank chưa có phòng khách hàng thì phòng
quan hệ đối ngoại kiêm luôn cả hoạt động marketing, marketing tồn tại trong mỗi cử
chỉ lời nói hành động của thanh toán viên phòng quan hệ đối ngoại, ngoài việc tiến
hành thanh toán cho khách hàng, thanh toán viên còn giới thiệu các sản phẩm dịch
vụ khác, song hoạt động marketing chưa được chú trọng một cách đúng mức. Tháng
4 năm 2001 Techcombank đã tách hoạt động marketing ra thành phòng độc lập đó là
việc tách phòng khách hàng ra khỏi phòng quan hệ đối ngoại. Tuy nhiên phòng
thanh toán và khách hàng bổ trợ trực tiếp cho nhau, khách hàng khi đến giao dịch
thông qua phòng khách hàng để tiến hành các thủ tục sau đó lên phòng quan hệ đối
ngoại để tiến hành ngiệp vụ thanh toán. Vai trò của marketing đã và đang được
khẳng định ở Techcombank. Đối với phòng khách hàng để thu hút được nhiều khách
hàng, tăng uy tín của ngân hàng cần phải chú trọng:
- Trước tiên ngân hàng cần củng cố mở rộng mạng lưới chi nhánh và
các phòng giao dịch tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
- Phòng khách hàng cần nắm vững được các doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu trên địa bàn, thống kê những doanh nghiệp chưa từng quan hệ với
Techcombank, coi đây là thị trường tiềm năng của ngân hàng. Phòng khách hàng
cần cử người tới tận nơi để tìm hiểu hoạt động kinh đoanh của doanh nghiệp và có
biện pháp giới thiệu hoạt động dịch vụ của ngân hàng tới khách hàng, thu hút lôi
kéo khách hàng tiến hành thanh toán qua Techcombank .
- Trong quá trình giao dịch cần gần gũi khách hàng hơn nữa và tạo lập
một môi trường làm việc sang trọng, lịch sự xứng đáng với tầm vóc của ngân hàng.
- Thu thập thông tin của khách hàng nhất là những khách hàng lần đầu
tham gia quan hệ với ngân hàng, cố vấn cho khách hàng phương thức thanh toán
phù hợp với đặc điểm của từng doanh nghiệp.
- Đối với những khách hàng chỉ đến thanh toán tại Techcombank một
lần sau đó không tiếp tục quan hệ với Techcombank nữa, phòng khách hàng cần tìm
hiểu nguyên nhân của nó để từ đó rút kinh nghiệm cho các lần sau.
- Trong qua trình tiến hành giao dịch với ngân hàng phòng khách hàng
cần thiết phải cử người tới tận khách hàng để tiến hành khảo sát tình hình kinh
doanh và tính trung thực của doanh nghiệp .
- Sau quá trình giao dịch với khách hàng ngân hàng tiến hành hội nghị
khách hàng, gửi bưu phẩm giữ mối quan hệ thường xuyên đối với khách hàng. Đây
là biện pháp để ngân hàng giữ được khách hàng truyền thống của mình.
3.2.2.4. Thực hiện đồng bộ các dịch vụ ngân hàng.
Một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc
tế tại Techcombank là phải thực hiện đồng bộ các dịch vụ khách hàng. Bởi lẽ khi
khách hàng tới Techcombank với mục đích chính để thanh toán họ cũng cần tới một
số dịch vụ có liên quan tới thanh toán như công tác tư vấn tín dụng, nhu cầu mua
ngoại tệ để thanh toán... tất cả các yếu tố này tạo nên chất lượng dịch vụ thanh toán
quốc tế. Để nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán, ngân hàng cần phải tìm các
biên pháp để thu hút khách hàng đến gửi ngoại tệ. Khai thác tối ưu nguồn ngoại tệ
bằng cách:
Cải tiến quy trình thủ tục nhận gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ. áp dụng mức lãi suất
ưu đãi trong khung lãi suất cho phép, cải tiến khâu mở tài khoản cho khách hàng,
tăng cường các loại gửi ngoại tệ với các kỳ hạn khác nhau như kỳ hạn 1 tháng, 3
tháng, 6 tháng, 12 tháng.
- Ngoài những biện pháp thu hút ngoại tệ tại chỗ Techcombank cần phải
có biện pháp khai thác nguồn ngoại tệ từ thị trường khác nữa như là: tham gia thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng, có chính sách thu khách hàng xuất khẩu tạo nguồn
ngoại tệ trực tiếp, thu hút ngoại tệ từ nguồn kiều hối gửi về nước thông qua
Techcombank.
- Đối với khách hàng tiến hành thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân
hàng cần mua ngoại tệ với số lượng lớn, ngân hàng nên khuyến khích ký quỹ bằng
ngoại tệ, đây là nguồn ngoại tệ tạm thời cho ngân hàng.
- Để thu hút khách hàng ngân hàng cần đưa ra biện pháp tính phí ưu đãi
hơn so với các ngân hàng khác như ngân hàng Công Thương hay ngân hàng EXIM
Bank...
Trên đây là một số biện pháp giúp ngân hàng tạo thêm nguồn ngoại tệ cho ngân
hàng, tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán được nhanh hơn, khi đến hạn thanh
toán có đủ ngoại tệ để thanh toán cho bộ chứng từ hàng nhập, hay có đủ ngoại tệ để
chuyển tiền ra nước ngoài.
3.3. một số Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại
Techcombank.
3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng Techcombank .
Mặc dù đạt được kết quả đáng khích lệ trong hoạt động của Techcombank
nói chung và hoạt động thanh toán nói riêng nhưng Techcombank vẫn còn những
tồn tại và hạn chế cần sớm được khắc phục như :
- Vốn điều lệ của Techcombank ở mức thấp làm hạn chế khả năng cạnh
tranh và phát triển của ngân hàng. Tính đến năm 2000 vốn điều lệ của Techcombank
đạt 80,2 tỷ VND, để nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của mình trên thị
trường Techcombank cần thiết phải tăng vốn điều lệ.
- Mạng lưới giao dịch của Techcombank cũng như đội ngũ cán bộ còn
thiếu và yếu đặc biệt là ở các chi nhánh, do vậy khả năng huy động vốn và phát triển
tín dụng cũng gặp khó khăn. Hiện nay Techcombank có khoảng gần 200 nhân viên
nhưng với việc mở rộng quy mô, thành lập các chi nhánh và phòng giao dịch mới thì
con số này vẫn chưa đảm bảo cho hoạt động vào mọi thời điểm, thực tế cho thấy có
những đợt công việc quá nhiều với số lượng cán bộ như hiện nay, phòng không đảm
bảo tiến độ công viêc cho khách hàng nên đã có những đợt phải huy động cán bộ từ
phòng khác sang để đảm bảo công việc. Làm như vậy chỉ giải quyết được vấn đề
trước mắt mà đôi khi lại làm cho tiến độ công việc chậm lại do những người này
không đủ kinh nghiệm, làm việc mất nhiều thời gian, chất lượng công việc không
đảm bảo. Đề nghị Techcombank tuyển thêm người để đảm đương lượng công việc
như hiện nay.
- Mặc dù đã đề ra nhiều biện pháp cụ thể trong chiến lược kinh doanh
song việc triển khai thực hiện lại chưa đồng bộ do vậy mà kết quả đạt được còn hạn
chế.
- Hoạt động dịch vụ tuy đã có những bước phát triển song chưa thực sự
có sản phẩm mới tạo ưu thế riêng cho ngân hàng. Ngân hàng nên chú ý đến vấn đề
nghiên cứu và tạo ra sản phẩm mới vừa phát huy những đặc điểm riêng của ngân
hàng, mặt khác thoã mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, tạo thêm sự
hứng thú cho khách hàng.
- Sự phối hợp giữa các bộ phận trong cùng một đơn vị và giữa các đơn
vị trong hệ thống cần tiếp tục củng cố và tăng cường. Thực tế cho thấy mặc dù ngân
hàng đã có định hướng cụ thể trong quan hệ giữa các phòng ban sao cho sự phối hợp
được nhịp nhàng nhưng đôi khi vấn đề này không được đảm bảo dẫn đến mất thời
gian và ngưng đọng công việc. Ví như trong hoạt động thanh toán quốc tế đôi khi
cần phải có sự linh hoạt cho khách hàng nhận bộ chứng để đi nhận hàng khi mà tiền
khách hàng nộp vào chưa đủ nhưng lượng thiếu là không lớn và ngân hàng khống
chế được, khi đã được phòng thanh toán chấp nhận chuyển chứng nhận tới kế toán
để xác nhận thì kế toán lại không đồng ý hay nếu có thì làm mất nhiều thời gian của
khách hàng. Trong những trường hợp đặc biệt cần phối hợp nhịp nhàng giữa các
phòng ban đảm bảo tính an toàn, chính xác và nhanh chóng...
- Các quy trình nghiệp vụ cũng như các biện pháp để quản lý rủi ro,
nâng cao chất lượng hoạt động cần được tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp với hoạt
động kinh doanh ngày càng phát triển.
- Ngoài ra Techcombank cần có chương trình đào tạo bồi dưỡng nâng
cao trình độ cán bộ công nhân viên.
- Tập huấn cho khách hàng lớn thường xuyên của Techcombank khi có
những quy định mới của ngân hàng hay của Nhà nước về nghiệp vụ thanh toán quốc
tế.
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước, chính sách quản lý của Nhà nước.
Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước: hơn 10 năm qua hệ thống ngân hàng
không ngừng được củng cố và phát triển, góp phần tích cực vào những thành tựu
chung công cuộc đổi mới nổi bật là đẩy lùi lạm phát phi mã, ổn định giá trị đồng
tiền thanh toán. Tuy nhiên nó vẫn còn những khuyết tật riêng của nó đó là chất
lượng thấp, kỹ thuật lạc hậu, các nghiệp vụ của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn
quá đơn điệu hầu như chỉ tập trung vào hoạt động tín dụng, nhưng hoạt động này
được quy định rất chặt chẽ. Ngân hàng Nhà nước cần phải tháo gỡ những vướng
mắc, thiếu sót về mặt thể chế để trao cho hệ thống ngân hàng thương mại quyền tự
chủ nhằm thích ứng hơn với cơ chế thi trường. Trong quá trình tiến hành hoạt động
cho phép ngân hàng thương mại áp dụng phương thức nào được coi là phù hợp với
đặc điểm của từng ngân hàng.
Đa dạng hoá, đa năng hoá, cung ứng các dịch vụ trọn gói, mở rộng thị trường
trong và ngoài nước là xu thế phát triển hiện nay của ngành ngân hàng trên thế giới.
Vì vậy, để không bị tụt hậu ngành ngân hàng Việt Nam cần phải nhanh chóng tháo
gỡ những rào cản làm chậm tiến trình phát triển và hội nhập.
Một vấn đề đang được giới ngân hàng quan tâm hiện nay đó là những tồn tại
của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Trong những năm qua ngân hành
Nhà nước đã cho sử dụng phương thức thanh toán như là thanh toán chuyển tiền
điện tử, thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng... song các phương thức này
đều có hạn chế của nó như phương thức thanh toán chuyển tiền điện tử tuy ứng
dụng công nghệ hiện đại nhưng phạm vi hoạt động thì chỉ khung định trong một
nhóm khách hàng mở tài khoản tại các ngân hàng cùng một pháp nhân nên vẫn chật
hẹp. Một số phương thức thanh toán hiện nay còn vận hành qua nhiều công đoạn
gấp khúc, kéo dài, gây phiền hà, làm nản lòng khách hàng. Ngân hành Nhà nước với
vai trò vừa là cơ quan quản lý Nhà nước vừa là pháp nhân hoạt động ngân hàng do
vậy phải là pháp nhân chủ trì và đi đầu trong hình thức tổ chức liên kết mới bảo
đảm:
- Về biện pháp tổ chức cần tổ chức liên kết ngành nghề dịch vụ thanh toán
không dùng tiền mặt giữa các ngân hàng khác nhau.
- Các pháp nhân ngân hàng tham gia phương thức thanh toán liên kết phải
mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hành Nhà nước.
Các ngân hàng tham gia phương thức này thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong
qua hệ giao dịch.
Kiến nghị với chính sách của Nhà nước:
Mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới có một vai trò rất quan
trọng đối với hoạt động thanh toán quốc tế. Chỉ có mở rộng quan hệ kinh tế, hợp tác
kinh tế, cải cách hành chính mới có thể mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tăng
cường hợp tác quốc tế, khai thác triệt để lợi thế so sánh, đẩy mạnh xuất khẩu thu
ngoại tệ bù đắp các khoản chi ngoại tệ trong nước. Bên cạnh đó thu hút đầu tư trực
tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam, tạo việc làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà
nước, thu hút được dòng ngoại tệ chẩy vào Việt Nam, góp phần đẩy mạnh hoạt động
thanh toán quốc tế phát triển.
Ngoài ra để có thể mở rộng quan hệ ngoại giao thu hút đầu tư nước ngoài
Việt Nam phải tạo được môi trường lành mạnh, một hành lang pháp lý đủ sức thu
hút khách nước ngoài. Chính trị ổn định kèm theo những văn bản pháp lý chặt chẽ
về việc đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng
quan hệ ngoại giao. Bên cạnh việc ban hành luật pháp, chúng ta phải chú trọng tới
việc thi hành pháp luật tránh xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật.
Thực tế trong thời gian qua mặc dù hoạt động thương mại đã được mở rộng,
tình hình xuất khẩu đã được đẩy mạnh nhưng Việt Nam vẫn là một nước nhập siêu,
cán cân thanh toán quốc tế luôn ở tình trạng thâm hụt, tình trạng thiếu ngoại tệ là
không thể không xảy ra. Bên cạnh việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu Nhà nước cần
có biện pháp quản lý hoạt động nhập khẩu tránh tình trạng nhập những hàng hoá mà
trong nước có khả năng sản xuất.
Cần khai thác có hiệu quả tiềm năng về tài nguyên sức lao động để cải tiến cơ
cấu hàng hoá xuất nhập khẩu cho phù hợp với nhu cầu thế giới và tình hình trong
nước. Phải tiến hành điều tra nghiên cứu thi trường nước ngoài, xác định nhu cầu
một cách chính xác giúp hoạt động xuất nhập khẩu có hiệu quả hơn.
Các kiến nghị trên đưa ra dựa trên những nguyên nhân dẫn tới chất lượng
hoạt động thanh toán quốc tế chưa cao của Techcombank nói riêng và của ngành
ngân hàng nói chung.
Kết luận
Hoạt động thanh toán quốc tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống
thanh toán nói chung, hoạt động trao đổi giao lưu buôn bán giữa các quốc gia nói
riêng. Nhân loại đang tiến đến những tầm cao trình độ khoa học công nghệ mới, nhu
cầu giao lưu trao đổi hàng hoá ngày một mở rộng, vượt ra khỏi tầm quốc gia, các
chủ thể kinh tế với điều kiện hạn chế khó có thể tự mình thực hiện được một cách
có hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, đòi hỏi cần có sự giúp đỡ của các ngân
hàng. Các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế vừa mang lại lợi ích
cho các chủ thể kinh tế ở các quốc gia khác nhau, vừa lại mang lại lợi ích cho mình,
vì vậy có thể coi thanh toán quốc tế là một hoạt động đóng góp hiệu quả thiết thực
cho nền kinh tế.
.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn áp dụng điều lệ và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ.
Người dịch: Nguyễn Trọng Thuỷ . NXB Thống Kê.
- Giáo trình giao dịch và thanh toán thương mại quốc tế .
Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Duy Bột.
- Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương
Chủ biên PGS. Đinh Xuân Trình.
- Giáo trình marketing thương mại
Chủ biên TS. Nguyễn Xuân Quang.
- Các nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại.
Người dịch: TS. Lê Văn Tư.
- Tạp chí ngân hàng năm 1999, 2000.
- Thời báo kinh tế năm 1999, 2000.
- Luận văn khoá 37, 38.
- Tài liệu phòng thanh toán quốc tế ngân hàng Techcombank .
- Báo cáo thường niên năm 1997, 1998,1999, 2000 của Techcombank.
Mục lục.
Chương1: một số vấn đề cơ bản của hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng
thương mại.
Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương
mại.......................................................................................................4.
1.1.1. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng Ngân hàng Thương mại
..................4.
1.1.2. Vai trò tính tất yếu khách quan của hoạt động thanh toán quốc tế tại
Ngân hàng Thương mại
.........................................................................................6.
1.2. hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại
.............................................................................................................9.
1.2.1. Khái niệm ....................................
..............................................................9.
1.2.2. Phân loại thanh toán quốc tế.....................................................................11.
1.2.3. Các phương tiện thanh toán quốc tế ..........................................................12.
1.2.4. Các phương thức thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại .............19.
1.2.5. Một số chỉ tiêu chất lượng hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng Thương mại .......................................................................................27.
1.2.6. Một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế ....30.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại
(Techcombank).
2.1. Tổng quan tình hình Techcombank .........................................34.
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Techcombank .................34.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Techcombank ............................................................35.
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Techcombank và một số phòng ban .................36.
2.1.4. Một số đặc điểm kinh doanh của Techcombank .......................................37.
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Techcombank
....................................................................................................................46.
2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của Techcombank .........................46.
2.2.2. Quy định về phí thanh toán tại ngân hàng Techcombank .........................49.
2.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại
Techcombank .......................................................................................................51
2.2.4. Hoạt động thanh toán theo phương thức chuyển tiền tại Techcombank
..............................................................................................................................60.
2.2.5. Hoạt động thanh toán theo phương thức nhờ thu tại Techcombank ..........63.
2.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng Techcombank
...................................................................................................67.
2.3.1. Kết quả đạt được của hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng
Techcombank ......................................................................................................67.
2.3.2.Những thuận lợi .........................................................................................70.
2.3.3. Những khó khăn .........................................................................................71.
Chương 3 : Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc
tế tại Techcombank .
3.1. Định hướng phát triển trong thời gian tới................................................76.
3.1.1. Định hướng phát triển chung của Techcombank .......................................76.
3.1.2. Định hướng hoạt động thanh toán quốc tế ................................................77.
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại Techcombank
....................................................................................................................78.
3.2.1. Về phía ngân hàng .....................................................................................78.
3.2.2. Giải pháp đối với ngân hàng .....................................................................79.
3.3. Kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán tại Techcombank
....................................................................................................................84.
3.3.1.Kiến nghị với ngân hàng Techcombank .....................................................84.
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước, chính sách quản lý NHNN...............86.
Kết luận.................................................................................................................89.
Tài liệu tham khảo................................................................................................90.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100260_9829.pdf