Công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước là một quá trình
chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh
dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là
chính sang sử dụng phổ biến lao động cùng với công nghệ, phương
tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của
công nghiệp và tiến bộ khoa học tạo ra năng xuất lao động cao, tù
đó đòi hỏi nghành ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công
Thương Hoàn Kiếm nói riêng phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn
diện và triệt đểcác mặt của hoạt động huy động vốn
60 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2357 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương Văn Hùng - 037
26
Phần II
thực trạng huy động vốn
tại Ngân hàng công thương hoàn kiếm
I - khái quát về Ngân hàng công thương hoàn kiếm :
Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm là một chi nhấnh của Ngân hàng
Công thương Việt Nam, có trụ sở tại số 37 Hàng Bồ quận Hoàn Kiếm - Hà
Nội. Đây là khu vực nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, là trung tâm kinh tế -
Văn hoá - Chính trị của thủ đô, là mơi giao lưu buôn bán nhộn nhịp nhất
thành phố. Mặt khác, đây còn là nơi tập trung của rất nhiều vằn phòng đại
diện củ các Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Do vậy, trước đây Ngân
hàng công thương Hoàn Kiếm này là một chi nhành của Ngân hàng Nhà
nước Hà Nội với nhiệm vụ chính là bảo đảm nhu cầu về vốn cho các đơn vị
ngoài quốc doanh và tập thể trên địa bàn quận. Nhưng cùng với sự chuyển
đổi chung của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ hệ thống Ngân hàng một cấp
sang hệ thống Ngân hàng hai cấp, chi nhành Ngân hàng quận Hoàn Kiếm
cũng được thay đổi cả về chức năng và nhiệm và trở thành Ngân hàng Công
thương Hoàn Kiếm với chức năng hoạt động chính là kinh doanh tiền tệ và
thực hiện các dịch vụ Ngân hàng. Và từ đó đến nay Ngân hàng đã thực sự đi
vào hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự toán kinh doanh, tự bù đắp và có lãi.
Trải qua quá trình 8 năm hoạt động cho đến nay Ngân hàng đã hoàn
toàn hoà nhập được với hoạt động chung của cả hệ thống Ngân hàng trong
cơ chế thị trường. Không những chỉ đứng vững trong cạnh tranh mà còn
không ngừng mở rộng và phát triển với hiệu quả ngày càng cao. Ta có thể
thấy rõ được bước phát triển này qua những thành tựu mà Ngân hàng công
thương Hoàn Kiếm đã đạt được trong thời gian qua.
Dương Văn Hùng - 037
27
II - hoạt động chung của Ngân hàng Công thương hoàn kiếm :
Về hoạt động huy động vốn : với phương trâm hoạt động là “đi vay
để cho vay” Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm hết sức coi trọng công tác
huy động vốn và coi đây là một trong các công tác chủ yếu nhằm mở rộng và
nâng cao hiệu quả trong hoạt động của mình. Nhìn nhận từ quan điểm đó,
Ngân hàng luôn chú trọng đến công tác huy động vốn tại chỗ, Ngân hàng
luôn coi trọng chiến lược khách hàng trong huy động vốn và đứa ra mọi biện
pháp nhằm khai thác các nguồn vốn trên địa bàn như : tổ chức mạng lưới tiết
kiệm rộng khắp với các hình thức huy động phong phú, đa dạng. Cụ thể
trong địa bàn của Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm có tới 10 quỹ tiết
kiệm với nhiều hình thức huy động vốn khác nhau nhằm thu hút tối đa khách
hàng. Ngoài ra, Ngân hàng còn vận động khách hàng mở tài khoản tại Ngân
hàng. Phát hành trái phiếu tiết kiệm bảo đảm rằng vàng tạo độ tin cậy cao
cho nhân dân. Nhờ vậy, mà Ngân hàng đã có chuyển biến tích cực từ thế bị
động thiếu thốn của mấy năm trước sang chủ động tự cân đối hoặc vốn thừa
gửi về quỹ điều hoà của Ngân hàng công thương Việt Nam.
Nhờ đó trong năm 1997 tổng vốn huy động của Ngân hàng đạt 598 tỷ
451 triệu đồng, tăng 1,8 lần so với năm 1996 với cơ cấu nguồn vốn đa năng.
Về hoạt động sử dụng vốn : Bên cạnh việc coi trọng công tác huy
động vốn, ở Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm công tác sử dụng vốn cũng
được đề cao. Trên cơ sở nguồn vốn huy động tăng trưởng, Ngân hàng tiếp
tục chủ trương biện pháp cho vay vốn nhằm nâng cao chất lượng công tác
huy động vốn. Đây chính là nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát
triển của Ngân hàng.
Dương Văn Hùng - 037
28
Biểu đồ so sánh diễn biến nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay
Đơn vị : Triệu đồng
Khoản 1996 1997 1996/1997
mục
số
Số
%
Trong đó
số
S
ố %
Trong đó Triệ
u
T
ỷ số
V
NĐ
N
goại tệ
V
NĐ
Ng
oại tệ
đồn
g
%
I. Nguồn
vốn huy động
31
9.092
10
0%
31
7.702
1.
390
54
0.895
1
00
40
9.718
131
.176
221.
803
1. Tiền gửi
DN
46
.944
14
,71%
46
.508
43
6
20
7.578
3
8,38
10
0.895
106
.683
160.
634
2. Tiền gửi
TK
27
1.522
85
,12
27
1.177
37
5
32
9.116
6
0,85
30
4.964
24.
421
57.5
64
3. Kỳ 59 0, 17 57 4. 0 4. 72 3.60
Dương Văn Hùng - 037
29
phiếu 6 17 9 201 ,77 129 5
II. Cho vay
và đầu tư
14
1.596
10
0
12
5.672
15
.924
35
8.050
1
00
30
1.645
56.
414
261.
464
1. Cho vay 13
6.596
96
,47
12
0.672
15
.924
35
3.060
9
8,60
29
6.645
56.
414
261.
464
2. Đầu tư 5.
000
3,
53
5.
000
0 5.
000
1
,4
5.
000
0 0
Dương Văn Hùng - 037
30
Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng
Công Thương Hoàn Kiếm luôn gia tăng qua các thời kỳ, cụ thể :
Về hoạt động tín dụng : nguồn vốn huy động cuối quý IV/1997 là:
540.895 tăng 221.803 triệu đồng so với năm 1996.
Với việc đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh kết hợp với việc phát
triển các nghiệp vụ dịch vụ Ngân hàng như : nghiệp vụ thuê hàng, nên số
lượng khách hàng đến với Ngân hàng ngày càng lớn. Do đó doanh số cho
vay của Ngân hàng đạt 353.060 triệu đồng tăng 216.464 triệu đồng so với
năm 1996 về số tuyệt đối.
Về hoạt động đầu tư : trong năm 1997, với việc chú trọng đầu tư
ngoài quốc doanh cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Ngân hàng đã đầu tư số
vốn cho vay vốn đặc biệt là 41.197 triệu đồng giúp cho các doanh nghiệp
trên địa bàn quận có đủ vốn để nâng cấp, mở rộng nhà xưỏng đổi mới máy
móc thiết bị qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Về các hoạt động khác : về hoạt động kinh doanh ngoại tệ Ngân
hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã thu về trong năm 1997 là : 201.906.892
triệu đồng tăng so với năm 1996 là : 86.189.920 đồng, hoạt động này góp
phần làm phong phú và đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Bên cạnh việc thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh thị trường, Ngân
hàng còn có đóng góp rất to lớn vào việc thực hiện các chính sách thị trường
- tài chính của Nhà nước, góp phần làm ổn định sức mua của đồng tiền Việt
Nam, kiềm chế lạm phát và đảm bảo được đời sống vật chất, tính thần cho
toàn bộ cán bộ công nhân viên của Ngân hàng.
Trên đây là một vài nét khái quát về tình hình hoạt động chúng của
Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm trong năm qua. Với mục đích của bài
Dương Văn Hùng - 037
31
viết này lầ xem xét hoạt động đầu vào của Ngân hàng, mà chủ yếu là hoạt
động huy động vốn, sau đây ta sẽ đi vào phân tích tình hình hoạt động huy
động vốn của Ngân hàng trong thời gian qua.
III - thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Công Thương Hoàn
Kiếm :
1) Nguồn vốn của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm:
Với tư cách là một Ngân hàng thương mại trong hệ thống Ngân hàng
Việt Nam, vốn của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm được hình thành
từ các nguồn sau :
- Nguồn vốn tự có.
- Nguồn vốn huy động : đây là vốn chủ yếu quan trọng nhất để Ngân
hàng thực hiện cho vay.
- Nguồn vốn vay của Ngân hàng Nhà nước.
- Nguồn vốn điều động từ các Ngân hàng khác trong hệ thống.
Tuy nhiên, một đặc điểm khác biệt của Ngân hàng Hoàn Kiếm khác so
với các Ngân hàng khác là : do nguồn gốc lịch sử của Ngân hàng Hoàn
Kiếm, vốn caủa Ngân hàng được hình thành chủ yếu từ hai nguồn : nguồn
vốn tự có và nguồn vốn huy động. Ta xem xét hai đặc điểm nói trên đó là :
Do đặ điểm kinh tế của khu vực :
Dân cư khu vực Hoàn Kiếm có mức thu nhập khá cao so với dân cư
khu vực khác trong nội thành, do vậy số lượng tiền nhàn rỗi trong tay dân cư
trên địa bàn quận là rất lớn. Đối với những người không tham gia hoạt động
kinh doanh nhưng lại muốn vừa có thêm tiền vừa đảm bảo an toàn cho khoản
tiền của họ, họ sẽ gửi tiền của mình dưới hình thức tiết kiệm hoặc mua kỳ
phiếu Ngân hàng. Đây chính làa nguyên nhân tạo sự dồi dào trong nguồn tiết
kiệm, nên với kinh doanh huy động vốn của Ngân hàng sẽ có một khoản tién
Dương Văn Hùng - 037
32
hoạt động lơn. Trong khi đó ở đầu ra, khách hàng của Ngân hàng chính làa
các hộ tư thương, các đơn vị sản xuất, các xí nghiệp có trụ sở trên địa bàn
quận trong đó tư nhân chiếm phần lớn. Do vậy, trong năm 1997 tổng số tiền
gửi tiết kiệm đạt mức 329.116 triệu đồng. Đây là một con số cao trong toàn
bộ hệ thống Ngân hàng thương mại. Thêm vào đó tổng số tiền phát hành kỳ
phiếu của Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm trong năm 1997 là : 4.201
triệu đồng. Điều đó chứng tỏ rằng Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm đã
biết khai thác hết sức mạnh của đặc điểm khu vực mình và hoạt động ngày
càng có uy tín, do vậy ngày càng thu hút được một lượng tiền rất lớn phục vụ
cho công tác huy động vốn nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của
Ngân hàng.
Do đặc điểm lịch sử của Ngân hàng :
Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm trước đây là một đơn vị kinh tế
với chức năng chính là bảo đảm vốn cho thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh và các doanh nghiệp có quy mô nhỏ trên địa bàn quận. Còn đối với
các doanh nghiệp lớn đều phải thực hiện quan hệ tín dụng của họ đối với hội
sở chính. Chính điều này đã dẫn đến việc hạn chế bớt số lượng khách hàng
đến với Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm và điều đó cũng có nghĩa là
giảm bớt thị trường đầu ra của Ngân hàng.
Cụ thể đó là doanh số tiền gửi doanh nghiệp ở Ngân hàng Công
Thương Hoàn Kiếm làa : 207.578 triệu đồng, một số chưa phải là cao so với
các Ngân hàng thương mại khác.
Như vậy, nguồn vốn của Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm chỉ hình
thành từ 2 nguồn chủ yếu đó là : nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động.
Dương Văn Hùng - 037
33
Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng
Công Thương Hoàn Kiếm qua các thời kỳ
Thời kỳ Quý IV/96 Quý I/97 Quý II/97 Quý III/97 Quý IV/97
Chỉ tiêu DS % DS % DS % DS % DS %
Nguồn vốn VTC 9424 8,26 9573 7,41 11765 8,27 11857 7,41 15986 7,3
Nguồn vốn huy động 104717 91,74 119672 92,59 130728 91,73 148215 92,59 199836 92,7
Tổng nguồn 114141 100 129245 100 142493 100 160072 100 215822 100
Dương Văn Hùng - 037
34
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng : nguồn vốn huy động không ngừng
tăng trưởng qua các thời kỳ kể cả về tỷ trọng và số tuyệt đối trong tổng
nguồn.
Tuy rằng về mặt số tuyệt đối vốn tự có cũng luôn tăng lên nhưng tỷ
trọng của nó trong nguồn vốn có lúc lại giảm đi, hơn nữa do chức năng bảo
vệ người gửi tiền của vốn tự có nên Ngân hàng chỉ có thể sử dụng duy nhất
nguồn huy động để kinh doanh. Vì lý do đó và qua sự biến động của nguồn
vốn huy động ở bảng trên ta thấy : đây là một xu hướng tốt trong hoạt động
của Ngân hàng có được ngày càng nhiều vốn hơn cho hoạt động kinh doanh
của mình.
Doanh số cho vay của Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm trong năm
1997 là : 358.060 triệu đồng và luôn có xu hướng tăng lên qua các thời kỳ,
cho thấy sự mở rộng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Mặc dù tỷ lệ
giữa huy động vốn và sử dụng vốn ở Ngân hàng không lớn lắm, song Ngân
hàng tính đến thời điểm 12/1997 luôn trong tình trạng không sử dụng hết vốn
huy động.
Về tình trạng luôn dư thừa vốn huy động này, đứng trên góc độ một
nền kinh tế là tốt vì 2 lý do :
- Nó bảo đảm được sự tập trung vốn nhàn rỗi trong dân cư, biến tiền
nhà rỗi vào đầu tư sản xuất kinh doanh, phù hợp với chính xác tạo vốn cho
nền kinh tế mà Đảng và Nhà nước đề ra.
- Nó đảm bảo cho người dân có tiền nhàn rỗi có được chỗ an toàn để
gửi tiền đồng thời tăng thêm thu nhập.
Tuy nhiên dưới góc độ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì tình
trạng này là không tốt vì nếu không điều động đi được thì đây là một gánh
nặng về chi phí cho Ngân hàng còn nếu điều động được Ngân hàng sẽ bớt đi
được gánh nặng về chi phí nhưng lại là hành động tiếp sức cho các đối thủ
Dương Văn Hùng - 037
35
cạnh tranh của mình. Đó là những Ngân hàng thương mại đâng hoạt động
trên địa bàn quận nói chung, hậu quả là Ngân hàng sẽ bị thu hẹp thị trường
đầu ra.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có rất nhiều, ta sẽ xét một vài
nguyên nhân chính sau :
* Do chính sách tín dụng chưa phù hợp.
* Do cơ cấu tiền huy động chưa phù hợp, tỷ trọng những khoản tiền
huy động có lãi suất cao quá lớn, do vậy làm cho lãi suất đầu râ bị đẩy lên
cao so với lãi suất trung bình khu vực, từ đó hạn chế khả năng cạnh tranh của
Ngân hàng.
Mối nguyên nhân nói trên đều có những mức độ tác động nhất định
đến sự hạn chế đầu ra của Ngân hàng. Tuy nhiên trên giác độ nghiên cứu về
hoạt động huy động vốn của Ngân hàng huy động vốn của Ngân hàng, ta chỉ
xem xét tấc động của cơ cấu tiền huy động đến tình trạng này.
Đi sâu và xem xét về thực trạng của hoạt động huy động vốn của Ngân
hàng Công Thương Hoàn Kiếm chúng ta sẽ xem xét đến tác động của cơ
cấu tiền huy động đến tình trạng trên.
2) Thực trạng của hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Công
Thương Hoàn Kiếm:
Vấn đề huy động vốn của một Ngân hàng xoay quanh ba nghiệp vụ
chính :
- Các nghiệp vụ bên nợ (huy động vốn)
- Các nghiệp vụ bên có (sử dụng vốn)
- Các nghiệp vụ trung gian (chuyển tiền)
Một Ngân hàng thương mại, tất nhiên là phải huy động vốn thì mới có
vốn cho vay và ngược lại cho vay có hiệu quả , kinh tế phát triển thì mới có
Dương Văn Hùng - 037
36
nguồn vốn lớn để huy động, đồng thời có làm tốt các nghiệp vụ trung gian
thì các nghiệp vụ trên mới hoàn thành tốt. Đối với một Ngân hàng thương
mại thì nghiệp vụ bên nợ tức là huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng nhất
để pơt và 2 nghiệp vụ còn lại chỉ kết hợp hài hoà mà thôi.
Chúng ta biết rằng Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động
kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ nên vốn của Ngân hàng cũng mang tính chất
đặc trưng riêng.
Nếu như ở các doanh nghiệp khác, vốn để hoạt động kinh doanh phải
chủ yếu là vốn tự có của bản thân doanh nghiệp nếu thiếu vốn thì mới phải
phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu hoặc vay Ngân hàng. Ngược lại, Ngân
hàng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, nên ngoài vốn tự có, vốn dự trữ và các
loại vốn vay Ngân hàng khác, thì Ngân hàng không sử dụng những nguồn
vốn đó làm nguồn vốn chính để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình.
Mà nguồn vốn chính của Ngân hàng là Nháy chuột huy động được, vốn tự có
của Ngân hàng chỉ nhằm mục đích gây sự tin tưởng và uy tín của Ngân hàng
mình đối với khách hàng, còn các nguồn vốn khác chỉ nhằm mục đích hỗ trợ
trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường thì hướng hoạt động kinh doanh
của các Ngân hàng thương mại đều hướng theo phương trâm “đi vay để cho
vay”, không sử dụng đến nguồn vốn cấp phát, huy động theo hướng có lợi
cho kinh doanh.
Nhận rõ được điều đó Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm ngày
càng chú trọng theo định hướng đó, để nâng cao cả về số lượng và chất
lượng của nguồn vốn huy động.
Do vậy, trong thời gian qua Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã
hủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Ngân hàng ngày càng cố
gắng đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng đến vay vốn bằng cách luôn
Dương Văn Hùng - 037
37
đảm bảo cho mình một nguồn vốn dồi dào, và việc khai thác vốn của Ngân
hàng luôn dẹa trên cơ sở xác định được thị trường đầu ra, lĩnh vực đầu tư có
mang lại hiệu quả không ? lãi suất ra sao ? Thêm vào đó, Ngân hàng đã xác
định được cho mình cách thức cũng như chất lượng huy động vốn nhanh,
nhiều, ổn định, đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, và luôn theo định
hướng kinh tế của Nhà nước.
Cách thức, huy động vốn chủ yếu được áp dụng trong thời gian qua tại
Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm làa :
- Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không có kỳ hạn.
- Phát hành kỳ phiếu.
- Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế.
- Vây các tổ chức tín dụng khác.
Ta sẽ đi xem xét từng loại hình huy động vốn nói trên :
a) Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế:
Đây là nguồn lớn thứ 2 trong cơ cấu huy động vốn, chúng ta đang trên
đà công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước nhiều nhà máy mới mọc lên
nhưng ngoại trừ những nhà máy liên doanh với nước ngoài hoặc 1 số nhà
máy làm ăn thực sự có hiệu quả là có nguồn vốn tự có lớn, còn lại đa số các
doanh nghiệp còn lúng túng trong việc tìm kiếm thị trường, do họ có vốn tự
có rất thấp. Vì thế nguồn vốn huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế
chiếm tỷ trọng chưa cao. Tuy nhiên trong thời gian qua, do nền kinh tế hoạt
động theo cơ chế thị trường, các nhà doanh nghiệp làm ăn đã có hiệu quả
thật sự, lãi thực sự, nên nguồn tiền gửi ở Ngân hàng Công Thương Hoàn
Kiếm đã có kết quả cao.
Dương Văn Hùng - 037
38
KếT CấU NGUồN VốN HUY ĐộNG QUA CáC THờI Kỳ
Đơn vị : Triệu đồng
Thời kỳ Quý IV/96
(31-12-1996)
Quý I/97 Quý II/97 Quý III/97 Quý IV/97
Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tiền gửi các tổ chức
kinh tế
42125 37,67 45897 33,9 48275 34 52179 35,1 61227 37,12
Tiền gửi tiết kiệm 67889 60,71 78275 57,8 80129 56,44 82357 55,4 88355 53,57
Kỳ phiếu 875 0,78 927 0,68 1050 0,74 1102 0,75 1122 0,68
Vay các tổ chức tín
dụng khác
927 0,84 10279 7,62 12570 8,82 13021 8,75 14222 8,63
Tổng nguồn 111816 100 135378 100 141961 100 148659 100 164926 100
D¬ng V¨n Hïng - 037
39
Tính đến 31-12-1997 đạt 61227 triệu đồng (Quý IV/97) chiếm tỷ
trọng 37,2% trên tổng nguồn vốn huy động và tổng số tiền gửi của các tổ
chức kinh tế gửi tại Ngân hàng Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm trong
năm 1997 là : 207.578 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 34, 69% trên tổng nguồn
vốn huy động.
Chúng ta có thể thấy rõ sự phát triển của loại tiền gửi này qua :
Biểu đồ tỷ trọng nguồn tiền gửi các tổ chức kinh tế
trên tổng nguồn vốn.
Nhìn trên biểu đồ, ta thấy vào quý II/97, nguồn này xu hướng tăng
chậm lại hay nói cách khác nó có xu hướng không tăng nữa, chứng tỏ rằng :
trong giai đoạn này các đơn vị chuẩn bị sự trữ hàng hoá, vật tư phục vụ sản
xuất và hoàn thành kế hoạch cuối năm nên họ rút tiền đi để mua vật tư hàng
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
IV-96 I-97 II-97 III-97 IV-97
Tr
iÖ
u
®å
ng
Nguån vèn huy ®éng TiÒn göi TCKT
D¬ng V¨n Hïng - 037
40
hoá. Đến cuối năm, sau khi bán được hàng hoá, số phải có những biện pháp
nhằm khỏi tăng nguồn vốn này. Chúng ta sẽ đề cập đến các giải pháp này ở
chương III.
Trên thực tế với tổng số tiên gửi của các tổ chức kinh tế vào Ngân
hàng Công Thương Hoàn Kiếm là 207.578 triệu đồng chưa phải là cao, điều
này cho ta thấy, Ngân hàng cần phải điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn trong
việc huy động vốn.
Chúng ta biết rằng, số lượng đơn vị có quan hệ kinh doanh với Ngân
hàng Công Thương Hoàn Kiếm còn nhỏ, quy mô không lớn, do đặc điểm
kinh tế của địa bàn quận và lịch sử phát triển của Ngân hàng đã nói ở trên
nên công tác phục vụ khách hàng chưa thể tốt. Những nguyên nhân chủ yếu
của hiện tượng này là :
- Số lượng các đơn vị kinh doanh có quy mô vừa và lớn ít do nguồn
gốc lịch sử của Ngân hàng.
- Các hộ tư thương hoạt động kinh doanh trên địa bàn quận vẫn chưa
chú ý nhiều đến việc thanh toán qua Ngân hàng mà vần còn dùng tiền mặt để
thanh toán.
- Ngân hàng mới hoạt động độc lập trong một khoảng thời gian còn rất
ngắn, nen chưa đủ sức đáp ứng mọi nhu cầu thanh tón với quy mô lớn.
Vì vậy, để mở rộng nguồn này, Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm
phải nhất thiết chú ý hơn nữa đến chiến lược khách hàng.
b) Nguồn tiền gửi tiết kiệm:
Đối với các Ngân hàng thương mại, nguồn tiền gửi tiết kiệm là nguồn
chủ yếu cho Ngân hàng thực hiện đầu tư, nguồn này ngoài việc giúp cho
Ngân hàng tạo được nguồn vốn để cho vay mà còn là công cụ để giúp cho
Ngân hàng Nhà nước ổn định giá cả, giảm tốc độ lạm phát.
D¬ng V¨n Hïng - 037
41
Thực tế hiện nay là đối với các Ngân hàng thương mại, các quỹ tiết
kiệm là các cửa nhận tiền, nơi nào phục vụ tốt và nhanh chóng thuận tiện sẽ
thu hút được nhiều khách hàng mang tiền đến gửi. Quận Hoàn Kiếm là một
khu vực có khu dân cư đông đúc, do vậy Ngân hàng Công Thương Hoàn
Kiếm có tời 10 quỹ tiết kiệm trong địa bàn của quận, do vậy hàng năm
nguồn huy động từ tiết gửi tiết kiệm của dân cư vào Ngân hàng rất lớn,
thường chiếm trên 50% tổng số vốn huy động. Để phát huy thế mạnh đó,
Ngân hàng đã đầu tư vào sửa sang trang thiết bị hiện đại và đầy đủ, các điều
kiện làm việc, tiếp khách từ trụ sở chính cho tới các quỹ tiết kiệm đều khang
trang sạch đẹp gây ấn tượng tốt cho khách hàng khi đến giao dịch. Hơn thế
nữa, đội ngũ thanh toán viên được lựa chọn có thái độ văn minh, lịch sự,
phục vụ khách hàng chu đáo và tận tình. Những cố gắng trong công tác huy
động vốn này đã góp phần vào kết quả chung của Ngân hàng : đó là không
ngừng tăng nhanh nguồn vốn huy động, trong năm 1997 đật 329.116 triệu
đồng. Nguồn tiền gửi tiết kiệm là nguồn có tỷ trọng lớn nhất trong thu nhập
dân cư trong khu vực. Tai Ngân hàng thời hạn của một khoản tiền gửi tiết
kiệm rất đa dạng, có thể là 3 tháng, 6 tháng hoặc lâu hơn nữa và dưới hình
thức bằng VNĐ hay ngoại tệ.
Nhìn vào bảng kết cấu nguồn vốn huy động qua các thời kỳ ta thấy tỷ
trọng của tiền gửi tiết kiệm so với tổng nguồn vốn huy động là rất cao, trung
bình đều từ 50% trở lên. Nếu trong quý IV/96 nguồn tiết kiệm tại Ngân hàng
Công Thương Hoàn Kiếm đạt doanh số 67.889 triệu đồng thì đến cùng kỳ
năm 1997 nguồn này tiến tới 88.355 triệu đồng. Như vậy, nhờ thay đổi cơ
cấu lãi suất tiền gửi tiết kiệm hợp lý và do có nhiều chính sách ưu đãi nên
lượng tiền gửi tiết kiệm tăng lên rõ rệt trong năm 1997, điều này bổ xung
nguồn vốn lớn cho Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm.
Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua biểu đồ sau :
D¬ng V¨n Hïng - 037
42
Biểu đồ tỷ trọng nguồn tiền gửi tiết kiệm/Tổng NVHĐ
Năm 1997, do giá cả ổn định, lạm phát giảm thấp, nhu cầu về vốn của
Ngân hàng không nhiều, nhất là vào quý III/97, lãi suất tiền gửi tiết kiệm rất
thấp, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và $ có chênh lệch song mọi người vẫn gửi
tiền vào Ngân hàng, do vậy lượng tiền gửi tiết kiệm vẫn tăng theo thời kỳ
nhưng tăng không đều. Thêm vào đó lại do cuộc khủng hoảng về tiền tệ ở
Châu á, nên tâm lý mọi người hoang mang, song có thể nói rằng với chính
sách tốt và phù hợp, Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm vẫn huy động
được một nguồn vốn đủ để hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Chúng ta biết rằng tiền gửi tiết kiệm được hình thành từ hai nguồn :
nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn, nên sự biến đổi của hai
nguồn này sẽ có tác động đến sự biến đổi của nguồn tiền gửi tiết kiệm nói
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
IV-96 I-97 II-97 III-97 IV-97
Tr
iÖ
u
®å
ng
Nguån vèn huy ®éng TiÒn göi tiÕt kiÖm
D¬ng V¨n Hïng - 037
43
chung. Sau đây, ta sẽ đi phân tích sự biến động của 2 nguồn này qua bảng
kết cấu nguồn vốn huy động qua các thời kỳ.
Và qua bảng cân đối vốn kinh doanh của Ngân hàng Công Thương
Hoàn Kiếm năm 1997, ta thấy nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn luôn
đạt mức trên 90% trong tổng nguồn tiền tiết kiệm, cụ thể là : 96,73% vào
năm 1997.
Với một tỷ trọng như vậy trong nguồn vồn tiết kiệm, nguồn tiền gửi
tiết kiệm có kỳ hạn này có thể bảo đảm đầy đủ nhu cầu tín dụng của khách
hàng trong những thời hạn nhất định và do tính thời hạn của nóm Ngân hàng
hoàn toàn có được sự chủ động trong việc sử dụng nguồn này. Tuy nhiên,
đây là loại tiền gửi co lãi suất cao nhất trong các loại tiền tiết kiệm nên Ngân
hàng muốn sử dụng nguồn này có hiệu quả đòi hỏi Ngân hàng phải có những
biện pháp thích hợp nhằm giảm đến mức thấp nhất chi phí cho việc huy động
loại tiền này tránh việc nâng lãi suất quá cao do nguồn này.
Nguồn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ
trong tổng nguồn tiền tiết kiệm, cụ thể là năm 1997 tiền gửi không kỳ hạn ở
Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm chỉ ở con số : 3,27% trên tổng nguồn
vốưn tiết kiệm.
Sở dĩ có tình trạng nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì lớn nhưng
nguồn gửi tiết kiệm không kỳ hạn lại nhỏ hơn rất nhiều là vì : với những
người tiền tạm thời nhàn rỗi nhứng bản thân họ tham gia hoạt động kinh
doanh, họ luôn có xu hướng để tiền ở trong tay vì tâm lý sợ phiền phức khi
rút tiền ra, còn về phía những người không tham gia hoạt động kinh doanh
thì mục đích của họ là có thêm thu nhập nên thường chọn hình thức có thời
hạn do tính ổn định và mức lãi suất cao hơn.
Về việc huy động vốn bằng nguồn tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ ở
Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm, thực tế thời gian vừa qua nguồn này
D¬ng V¨n Hïng - 037
44
chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn gửi tiết kiệm, cụ thể trong năm
1997 nguồn này chỉ chiếm 7,42% trong tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm. Sở dĩ
có tình trạng này là do :
- Do tâm lý của dân cư : với những người có ít ngoại tệ thì họ thường
để ở nhà để đề phòng những trường hợp khi có chi tiêu đột suất, họ cất giữ
như vàng, vì thực tế các đồng ngoại tệ, đặc biệt là ngoại tệ mạnh hầu như
không mất giá mà lại có xu hướng tăng lên so với tiền Việt Nam. Còn với
những người có trong tay một khối lượng ngoại tệ lớn thì đối với họ tiền lãi
ít có ý nghĩa và họ sựo gửi Ngân hàng, khi rút ra gặp nhiều phiền phức. Do
vây, dẫn đến tình trạng luôn luôn tồn tại một khối lượng lớn ngoại tệ nằm
ngoài lưu thông.
- Do trên địa bàn quận có rất nhiều tổ chức tín dụng cả trong và ngoài
nước, nên tạo ra một sự cạnh tranh gay gắt trong các hoạt động huy động
vốn, mà đặc biệt là huy động vốn bằng ngoại tệ. Trong điều kiện đó, thì ai
mạnh hơn người đó sẽ giành chiến thắng. Chính vì điều này mà nguồn vốn
huy động bằng ngoại tệ của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm sẽ bị hạn
chế nhiều vì : Ngân hàng hoạt động độc lập chưa được lâu, khó có thể sánh
được với các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và một vài Ngân hàng Việt
Nam có quy mô lớnnhư Ngân hàng ngoại thương Việt Nam về các mặt từ
trang thiét bị đến các điều kiện khác.
c) Nguồn tiền phát hành kỳ phiếu:
Huy động vốn bằng phát hành kỳ phiếu có lẽ là biện pháp cho phép
huy động được một số vốn lớn nhanh nhất vì lãi suất huy động của loại hình
này rất cao. Việc phát hành kỳ phiếu nhằm mục đích huy động tiền tạm thời
nhàn rỗi trong dân cư để cho dân cư và các tổ chức kinh tế vay vốn thực hiện
các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đồng thời thu hút một
D¬ng V¨n Hïng - 037
45
lượng tiền mặt từ lưu thông góp phần kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, hạn chế
cơn sốt vàng và đô la Mỹ.
Thực tế, việc huy động nguồn tiền loại này ở Ngân hàng công thương
Hoàn Kiếm vào năm 1997 chưa được cao, cụ thể vó chỉ đạt mức 4201 triệu
đồng, chiếm 0,7 % tổng số vốưn huy động. Tỷ lệ này chứng tỏ trong thời
gian vừa qua Ngân hàng không sử dụng được hết vốn huy động, do vậy nhu
cầu về vốn huy động không cần đến tiền phát hành kỳ phiếu, nên Ngân hàng
Công Thương Hoàn Kiếm đã ngừng phát hành kỳ phiếu, do vậy khách hàng
chuyển sang gửi tiền tiết kiệm nên số lượng tiền gửi tiết kiệm tăng cao, còn
số tiền gửi kỳ phiếu chiếm tỷ lệ nhỏ.
Việc phát hành kỳ phiếu Ngân hàng cũng có một vài nhược điểm như
sau : chi phí cho việc phát hành lớn, mức lãi suất cao (cao hơn so với lãi suất
tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn), thêm vầo đó là việc phát hành kỳ phiếu Ngân
hàng lại không thể một cách liên tục mà phải theo từng đợt. Hơn nữa nhiều
khi việc phát hành kỳ phiếu với mục đích tăng nguồn vốn huy động nhưng
trong thực tế nguồn vốn huy động tăng rất ít mà chỉ có sự thay đổi trong cơ
cấu nguồn vốn huy động mà thôi. Do đó, khi phát hành kỳ phiếu, Ngân hàng
cần phải lựa chọn hình thức phát hành và thời hạn cho phù hợp.
d) Vay các tổ chức tín dụng khác :
Như chúng ta đã biết về tổng thể một Ngân hàng có thể không sử dụng
hết số đã huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm huy tiền gửi của các đơn vị kinh
doanh, hoặc tiền phát hành kỳ phiếu nhưng trong nguồn vốn của Ngân hàng
luôn luôn tồn tại nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng khác, bởi vì tại một
thời điểm nào đó Ngân hàng cần một số tiền để thanh toán đáp ứng nhu cầu
của khách hàng trong việc họ muốn rút tiền. Việc vay mượn này có thể tiến
hành dưới hình thức nhờ tổ chức tín dụng khác có quan hệ với Ngân hàng
thanh toán hay chi hộ.
D¬ng V¨n Hïng - 037
46
Tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm, tỷ trọng từ nguồn vốn vay
từ các tổ chức tín dụng khác trong tổng nguồn là rất nhỏ. Tính đến ngày
31/12/97 chỉ đạt 4.201 triệu đồng, chiếm 0,7% trong tổng số nguồn vốn huy
động. Về lý thuyết, ta thấy số luợng vốn vay của các tổ chức tín dụng khác
cho thấy được quy mô và phạm vị hoạt động của Ngân hàng. Song tại Ngân
hàng Công Thương Hoàn Kiếm nguồn vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn là do :
- Trong địa bàn quận chủ yếu là tư nhân với hoạt động kinh doanh tại
chỗ, việc thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt giữâ người mua và người bán.
Tóm lại, qua phân tích trên đây ta thấy rằng, tuy Ngân hàng Công
Thương Hoàn Kiếm trong những năm qua hoạt động có hiệu quả cao, song
để có được nhiều hơn nữa thì cần phải xem xét một số vấn đề tồn tại, khắc
phục nó để ngày càng đáp ứng tốt hơn nữa mọi khách hàng của Ngân hàng.
D¬ng V¨n Hïng - 037
47
Phần iii
một số biện pháp tăng cường huy động vốn
tại ngân hàng công thương hoàn kiếm
Như chúng ta đã nghiên cứu ở trên, Ngân hàng là một Doanh Nghiệp
hoạt động kinh doanh trên một lĩnh vực đặc biệt đó là tiền tệ. Vì thế nó cũng
phải tuân theo những quy luật của nền kinh tế thị trường, đó là cạnh tranh.
Cạnh tranh làm Doanh Nghiệp tồn tại và phát triển, song cạnh tranh cũng có
thể làm cho các Doanh Nghiệp bị phá sản. Trong những năm qua, với sự
hoạt động ngày càng phát triển và đi lên, Ngân Hàng Công Thương Hoàn
Kiếm không ngừng phấn đấu và hoàn thiện các hình thức kinh doanh của
mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, Ngân hàng luôn nghiêm khắc tự
đánh giá chính mình tìm cách khắc phục và sửa đổi những mặt còn tồn tại để
phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, đáp ứng được mọi nhu cầu của khách
hàng, góp phần phát triển và hoàn thành tốt các mục tiêu mà Ngân hàng đã
đề ra.
i. những mặt còn tồn tại trong công tác huy động vốn ở ngân hàng công
thương hoàn kiếm
Sau khi xem xét, đánh giá tình hình hoạt động của Ngân Hàng Công
Thương Hoàn Kiếm trong thời gian qua. Mà đặc biệt là tình hình huy động
vốn, ta thấy rằng:
Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm, từ một đơn vị với tư cách là
một quầy giao dịch của Hội Sở Chính, chuyển sang hoạt động độc lập chưa
lâu. Nhưng Ngân hàng đã cố gắng đảm bảo được đầu vào cho hoạt động của
mình, không những thế, Ngân hàng luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu về vốn,
điều hoà mà Ngân Hàng Công Thương Trung Ương giao cho.
D¬ng V¨n Hïng - 037
48
Trong thời gian qua, Ngân hàng đã triển khai được nhiều hình thức
huy động vốn phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế trên địa bàn Quận,
đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động đầu ra của mình với phương trâm:
Nâng cao hiệu quả của công tác tín dụng cũng chính là nâng cao hiệu
quả hoạt động huy động vốn.
Tuy nhiên, trong hoạt động huy động vốn, Ngân Hàng Công Thương
Hoàn Kiếm còn một số vấn đề tồn tại sau:
* Ngay trong bản thân nguồn vốn huy động của Ngân hàng có sự mất
cân đối giữa các nguồn: Tiết kiệm và tiền phát hành kỳ phiếu.
* Nguồn tiền gửi Ngoại tệ tại Ngân hàng còn quá nhỏ bé, không đáp
ứng được đầy đủ các nhu cầu của khách hàng.
* Phương thức huy động, tuy đã được nâng cao nhưng chưa phong
phú, chưa thực sự thu hút khách hàng.
* Do điều kiện về cơ sở vật chất và là một chi nhánh của Ngân Hàng
Công Thương Việt Nam, nên các dịch vụ còn hẹp.
Do đó, để có thể tăng cường được hiệu quả trong hoạt động của Ngân
hàng đồng thời vẫn bảo đảm được hiệu quả Kinh Tế Xã Hội, thì Ngân hàng
phải có sự thay đổi trong chính sách của mình đồng thời tổ chức có hiệu quả
hơn nữa hoạt động huy động vốn, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tiền
nhàn rỗi của dân cư, tìm thị trường đầu ra cho mình.
ii. phương hướng hoạt động công tác huy động vốn của ngân hàng công thương hoàn
kiếm trong thời gian tới.
* Nhìn nhận chung thì Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã huy
động có hiệu quả các nguồn vốn, song thực tế không hoàn toàn như vậy.
Nguồn tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động,
nhưng đây lại là nguồn mà Ngân hàng phải huy động với lãi suất cao. Do vậy
D¬ng V¨n Hïng - 037
49
lợi nhuận của Ngân hàng sẽ bị thu hẹp lại. Do đó, trong thời gian tới Ngân
hàng sẽ tích cực tuyên truyền và có những chính sách ưu đãi về lãi suất tiền
gửi của các tổ chức kinh tế, tạo uy tín về khả năng thanh toán của Ngân hàng
đối với các tổ chức kinh tế.
* Trong thời gian qua, Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã áp
dụng hình thức “ Tiết kiệm gửi một nơi rút nhiều nơi “, nhằm tăng cường
công tác huy động vốn, trong thời gian tới, Ngân hàng sẽ tích cực mở rộng
phạm vi khách hàng của mình. Tuy nhiên để làm được điều này, Ngân hàng
sẽ phải có sự hiện đại hoá trong công nghệ thanh toán đồng thời Ngân Hàng
Công Thương Hoàn Kiếm trong thời gian tới sẽ có những chính sách để có
được sự kết hợp hài hoà với các Ngân Hàng Thương Mại khác.
* Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên của Ngân
hàng, nhằm nâng cao chất lượng trong nội bộ của Ngân hàng, tạo ra một bộ
máy đồng bộ và ổn định với nhiều cán bộ có trình độ để đáp ứng được với
tình hình hoạt động của Ngân hàng.
* Một mặt, Ngân hàng ngày càng có nhiều phương thức phù hợp để
thu hút được nhiều khách hàng mới, nhằm mở rộng về quy mô hoạt động của
Ngân hàng mình, một mặt vẫn có những chính sách ưu đãi về lãi suất đối với
những khách hàng truyền thống của Ngân hàng. Tăng cường tìm thị trường
đầu ra cho mình, nhằm hoạt động tín dụng một cách hài hoà giữa công tác
huy động vốn với công tác cho vay, góp phần đưa Ngân hàng ngày càng làm
ăn có hiệu quả hơn.
iii. một số giải pháp tăng cường huy động vốn : tại ngân hàng công thương
hoàn kiếm trong thời gian tới:
1.Về phía Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm
* Đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa nguồn vốn huy động từ những
nguồn đã có sẵn: Đó là những nguồn Ngân hàng đã khai thác thường xuyên
D¬ng V¨n Hïng - 037
50
qua mấy năm hoạt động của mình. Ngân hàng phải tiếp tục cải tiến công tác
thanh toán qua Ngân hàng. Vì việc thanh toán qua Ngân hàng sẽ làm tăng số
lượng khách hàng có nhu cầu thanh toán đến với Ngân hàng. Do đó làm tăng
lượng tiền ký gửi. Muốn thế, Ngân hàng phải tăng cường áp dụng những tiến
bộ khoa học kỹ thuật mới vào quá trình thanh toán, qua đó đẩy nhanh tốc độ
thanh toán, từ đó giảm bớt được chi phí cho hoạt động này. Bên cạnh đó,
Ngân hàng cần thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao trình độ các
thanh toán viên giúp cho họ có thể xử lý một cách nhanh chóng các sai lầm
phát sinh trong quá trình thanh toán, hạn chế bớt được thời gian chết trong
hoạt động thanh toán cho khách hàng. Qua đó, tạo ra cho khách hàng một
tâm lý thoải mái khi giao dịch với Ngân hàng mình. Các thủ tục trong quá
trình thanh toán phải gọn nhẹ, chính xác và khoa học, giúp cho khách hàng
có thể thanh toán một cách nhanh nhất với chi phí thấp nhất.
Thêm vào đó, Ngân hàng phải thường xuyên tuyên truyền và quảng
cáo nhằm giúp cho dân chúng thấy được những lơị ích của việc gửi tiền tiết
kiệm, đồng thời luôn luôn chú ý và coi trọng việc xây dựng mối quan hệ và
uy tín giữa Ngân hàng với khách hàng, tạo cho dân chúng có lòng tin với
Ngân hàng.
Ngân hàng phải thường xuyên cải tiến một số hình thức huy động vốn
theo hướng thuận lợi nhất cho khách hàng mà Ngân hàng hoạt động vẫn có
hiệu quả như : đa dạng hóa các hình thức huy động vốn cho phong phú và
mọi người dân có thể chọn bất kỳ hình thức nào cho phù hợp với họ.
Trong 2 năm qua, Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm đã áp dụng
hình thức huy động vốn : chuyển tài khoản tiền gửi các nhân và tư nhân
thành tài khoản séc, song cho đến nay số lượng tài khoản tư nhân mở là chưa
nhiều, nguyên nhân chính là do bản thân hình thức này chưa có tính thiết
thực, thêm vào đó lại do thói quen của người dân Việt Nam quen thanh toán
với nhau bằng tiền mặt. Do vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng vẫn tiếp tục
D¬ng V¨n Hïng - 037
51
chú trọng đến hình thức này bằng cách hướng dẫn, tuyên truyền để cho mọi
người biết lợi ích của loại tài khoản này.
Tài khoản có thể chuyển đổi thành tiền mặt 100%, có thể sử dụng bất
kỳ lúc nào nếu muốn. Tiền này rất an toàn, muốn chi số lượng tiền bao nhiêu
chỉ cần phát séc đúng với số tiền đó (đương nhiên phải bảo đảm tên tài
khoản còn số dư) ...
Nếu áp dụng đuợc tốt hình thức này, Ngân hàng sẽ có một khả năng
hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội. Tạo ra công cụ khá
hữu hiệu để thúc đẩy các thành tựu của công nghệ tin học tiên tiến vào hoạt
động kế toán, thanh toán Ngân hàng góp phần vào sự nghiệp hiện đại hoá
Ngân hàng hiện nay.
* Ngoài việc huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm, trong thời gian tới
Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm còn phải chú trọng đến tiền gửi của các
tổ chức kinh tế khác, vì vậy một số giải pháp thu hút nguồn vốn này mà
Ngân hàng đặt ra là :
+ Luôn bám sát quá trình sản xuất kinh doanh, quá trình luân chuyển
vật tư hàng hoá và kỳ hạn nợ của các tổ chức kinh tế để động viên khách
hàng nhanh chóng tiêu thụ sản phẩm nộp tiền bán hàng cho Ngân hàng đúng
hạn thanh toán.
Đối với khách hàng có doanh thu bán hàng lớn, Ngân hàng có biện
pháp thu tại chỗ theo lịch đã thoả thuận với từng đơn vị nen luôn giữ được
mối quan hệ tốt đẹp trong kinh doanh với các bạn hàng.
+ Ngoài ra, do sự phát triển của nền kinh tế, các tổ chức kinh tế dần
dần đi vào ổn định và ngày càng phát triển nên số tiền gửi vào Ngân hàng
ngày càng tăng. Nếu Ngân hàng thực hiện việc huy động vốn theo nhu cầu
sản xuất và thường xuyên chấn chỉnh đổi mới cách giao dịch với khách
hàng, trước hết là các bộ phận tín dụng, bộ phận kế toán Ngân hàng, thì
D¬ng V¨n Hïng - 037
52
nguồn vốn này là nguồn vốn đầu tiên mà Ngân hàng quan tâm. Bộ phận này
có tính chất như một sự đảm bảo cho khả năng cung ứng vốn của Ngân hàng,
mặt khác đối với nguồn vốn này Ngân hàng lại phải trả lãi thấp hơn tiền tiết
kiệm. Do vậy, nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế đang là mối quan tâm
hàng đầu của Ngân hàng, là một nhân tố quan trọng trong công tác huy động
vốn hiện nay.
* Mở rộng và tìm kiếm thị trường đầu ra cho mình :
Đây là một giải pháp rất quan trọng đối với Ngân hàng công thương
Hoàn Kiếm bởi vì do đặc điểm kinh tế khu vực Hoàn Kiếm dẫn tới sự hạn
chế ở đầu ra trong hoạt động của Ngân hàng, vì vậy Ngân hàng đặt ra 1 số
giải pháp nhằm tìm kiếm thị trường đầu ra bằng việc phát triển một số hình
thức cho vay mới kết hợp với huy động vốn.
+ Ngân hàng kéo dài thêm thời hạn cho vay.
+ Mở rộng nghiệp vụ thuê mua
+ Mở rộng hình thức tài khoản vãng lai. Đây là một trong những hình
thức tài khoản mới được đưa vào sử dụng ở Việt Nam, về thủ tục mở tài
khoản này cũng giống như thủ tục mở tài khoản séc, nhưng loại tài khoản
vãng lai có nhiều điểm thuận lợi hơn ở chỗ người chủ tài khoản có thể thực
hiện việc vay mượn của Ngân hàng trên tài khoản này. Còn về phía Ngân
hàng do có sự phân biệt lãi suất giữa bên có và bên nợ của tài khoản này (lãi
suất trả cho số dư nợ phải luôn cao hơn lãi suất số dư có) dẫn đến việc đơn vị
mở tài khoản cố gắng bỏ tiền tối đa vào tài khoản, nên Ngân hàng luôn có
được một khối lượng vốn lớn. Hơn nữa, Ngân hàng lại thực hiện luôn được
hoạt động tín dụng của mình mà không phải tìm kiếm khách hàng ở bên
ngoài.
+ Huy động tiền tiết kiệm với nhiều mục đích khác nhau, nhưng chủ
yếu là mục đích xây dựng nhà ở:
D¬ng V¨n Hïng - 037
53
Do hiện nay, nhu cầu về nhà ở trên địa bàn Hà Nội là rất lơn, song do
mức thu nhập của dân cư ở nước ta còn ở mức thấp, nên nhiều người vẫn
chưa đủ tiền để mua cho mình một căn nhà, chính vì điều này, Ngân hàng đã
có 1 hình thức huy động vốn kết hợp luôn cho vay là : chỉ cần 1 số tiền
không quá lớn gửi vào Ngân hàng, chỉ sau một năm gửi tiền, người gửi tiền
có thể được vay số tiền mà họ cần đồng thời trong vòng 1 năm đó, dọ vẫn
được hưởng lãi từ khoản tiền gửi của mính. Ngân hàng có trách nhiệm huy
động vốn và chuẩn bị đủ số vốn để thanh toán tiền gửi và cho vay theo quy
định nếu không Ngân hàng sẽ bị phạt như thủ tục phạt chậm trả tiền số tiền
gửi tiết kiệm và số tiền vay. Tuy nhiên, khi tổ chức hình thức này, Ngân hàng
cần tiến hành một cách từ từ, tránh tính trạng huy động một cách quá ồ ạt
dẫn đến việc mất khả năng thanh toán cho dân, từ đó làm ảnh hưởng đến uy
tín của Ngân hàng.
Trên đây là một số giải pháp cơ bản để tăng cường nguồn vốn huy
động trong thời gian tới của Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm. Tuy nhiên,
còn những yếu tố tác động đến công tác huy động vốn mà nằm ở bên ngoài
Ngân hàng, đó là :
2) Về phía Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng công thương trung
ương:
a) Về phía Ngân hàng Nhà nước.
Bất kỳ một Ngân hàng nào, để huy động được vốn, điều quan trọng là
tạo được lòng tin của nhân dân và đảm bảo độ an toàn đồng vốn bỏ ra, tức là
cần tạo ra các điều kiện kinh tế - xã hội và pháp lú cần thiết mang tính giải
pháp hỗ trợ để thực hiện các chương trình đã xác định.
* Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thị trường vốn ngắn hạn (thị trường
tiền tệ), thị trường vốn dài hạn (thị trường chứng khoán).
Đối với thị trường tiền têj:
D¬ng V¨n Hïng - 037
54
Ngân hàng Nhà nước cần có những chính sách thích hợp để tiếp tục
cải cách và hoàn thiện thị trường tín dụng nhằm đổi mới quan hệ tín dụng:
- Giữa Ngân hàng thương mại và khách hàng thông qua việc đa dnạg
hoá các hình thức huy động vốn và hình thức cho vay. Mở rộng tín dụng
trung và dài hạn, cho vay tới mọi thành phần kinh tế, đa dạng hoá các hình
thức dịch vụ Ngân hàng.
- Giữa Ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước thông qua việc
cung ứng vốn được thực hiện trên cơ sở tái chiết khấu và tái cấp vốn.
Đối với thị trường chứng khoán
Ngân hàng Nhà nước phải có những chính sách ưu đãi và chú trọng để
huy động được các nguồn vốn trung và dài hạn, tạo ra môi trường pháp lý
vững chắc, bảo đảm an toàn cho hoạt động kinh tế diễn ra lành mạnh và hoạt
động có hiệu quả.
* Ngân hàng Nhà nước cần kết hợp nhiều hình thức huy động vốn :
Trong hệ thống huy động vốn của Nhà nước bao gồm cả hình thức vốn
thu hút tài trợ của nước ngoài Ngân hàngư ODA, FDI để cải tạo thành một
hệ thống vốn nói chung cho nền kinh tế. Các nguồn này là chủ yếu tập trung
vào một lĩnh vực đầu tư trung và dài hạn. Nhằm tăng thêm nguồn vốn huy
động bằng ngoại tệ cho nền kinh tế.
* Điều kiện kinh tế - xã hội :
Nhà nước cần xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, định hướng
đầu tư, có chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần một cách ổn định và
lâu dài. Tiếp tục kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định sức mua đồng tiền để
khuyến khích đầu tư. Qua đó, làm tăng nhu cầu tín dụng và lượng vốn hoạt
động trong nền kinh tế.
* Về môi trường tâm lý :
D¬ng V¨n Hïng - 037
55
Yếu tố tâm lý xã hội, trình độ văn hoá của từng dân tộc, từng đất nước
ảnh hưởng đến phương pháp, tập quán huy động vốn. Đây là những vấn đề
cần phải tính đến trong quá trình xây dựng các chính sách và xây dựng các
biện pháp huy động vốn phù hợp. Chính vì vậy, cần có nhiều chương trình
giáo dục, tuyên truyền với quy mô toàn quốc nhằm tạo ra tâm lý thuận lợi,
xoá bỏ tâm lý e ngại, thích tiêu dùng chứ không thích tiết kiệm của người
dân.
Qua đó, tạo thuận lợi hơn cho công tác huy động vốn của hệ thống
Ngân hàng.
b) Về phía Ngân hàng công thương trung ương.
* Tổ chức phối hợp giữa các Ngân hàng thương mại trong việc thực
hiện chương trình “gửi tiền mọi và rút tiền nhiều nơi”. Từ đó, tạo ra sự
thuận lợi cho khách hàng trong việc gửi tiền và rút tiền, qua đó thu hút được
nhiều vốn hơn.
* Cần có những quy định nhiều kỳ hạn gửi tiền khác nhau như : 3
tháng, 6 , 12, 18, 24, 30 và 36 tháng đối với tiền gửi có kỳ hạn. Tạo ra những
hình thức huy đọng phong phú giúp cho khách hàng có thể lựa chọn kỳ hạn
nào đối với mình là thích hợp nhất.
* Lấp dần khoảng cách về lãi suất giữa tiền gửi trên tài khoản và tiền
gửi tiết kiệm, trong thực tế thời gian qua, cũng là tiền gửi của nhân dân vào
Ngân hàng thì tiền gửi tiết kiệm được hưởng lãi suất cao hơn nhiều lần tiền
gửi trên tài khoản tiền gửi cá nhân dẫn đến việc mất cân đối trong nguồn vốn
huy động.
* Tăng cường huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế khác bằng
cách : không phân biệt loại tiền không thời hạn và tiền gửi có thời hạn, là
tiền gửi của tư nhân hay của các tổ chức kinh tế khác.
D¬ng V¨n Hïng - 037
56
* Tạo môi trường pháp lý cho việc trao đổi, mua bán các chứng chỉ
tiền gửi, các loại kỳ phiếu Ngân hàng, giúp cho các Ngân hàng thương mại
nói chung và Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm nói riêng thuận lợi hơn
trong việc mở rộng hoạt động huy động vốn qua việc đa dạng hoá các hình
thức huy động vốn như : phát hành kỳ phiếu có thể trao đổi, chuyển nhượng
được, phát hành chứng chỉ tiền gửi cho người gửi tiền thay vì sử dụng sổ tiết
kiệm như hiện nay ./.
phần kết luận
Công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước là một quá trình
chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh
dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là
chính sang sử dụng phổ biến lao động cùng với công nghệ, phương
tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của
công nghiệp và tiến bộ khoa học tạo ra năng xuất lao động cao, tù
đó đòi hỏi nghành ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công
Thương Hoàn Kiếm nói riêng phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn
diện và triệt để các mặt của hoạt động huy động vốn.
Công tác huy động vốn của ngân hàng Thương mại có vai trò
rất quan trọng không chỉ trong hoạt động của bản thân ngân hàng
mà còn trong phạm vi một nền kinh tế.Chính vì lẽ đó việc mở rộng
và nâng cao hiệu quả của công tác này trong nội bộ hệ thống ngân
hàng Thương mại nói riêng và hệ thông tín dụng nói chung rất
được chú trọng. Chuyên đề này đi vào phân tích xem xét, đánh giá,
đồng thời đưa ra một vài kiến nghị và biện pháp nhằm mở rộng
công tác huy động vốn tại ngân hàng Thương mại Việt Nam mà cụ
thể là ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm.
D¬ng V¨n Hïng - 037
57
Trong đó tập chung chủ yếu vào hoạt động huy động vốn từ
nguồn gửi tiết kiệm của dân cư và các tổ chức kinh tế đồng thời
đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động của
công tác này theo hướng triển khai các loại hình huy động cho vay
đảm bảo cho việc kết hợp hài hoà giữa mở rộng đầu vào và đầu ra
cho phù hợp với đặc điểm, mục tiêu,hoạt động của ngân hàng
trong thời gian tới ./.
tài liệu tham khảo
1. Kinh tế học Samvelson
2. Lý thuyết tài chính tiền tệ - Trường Đại học
KTQD.
3. Tạp chí Ngân Hàng 1997 - 1998.
4. Tạp chí nghiên cứu kinh tế.
5. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi
nhánh Ngân hàng công thương khu vực Hoàn Kiếm.
6. Ngân Hàng Thương mại
NXB Khoa học Thành phố Hồ Chính Minh.
7. Một số luận văn tham khảo và tạp chí khác.
D¬ng V¨n Hïng - 037
58
D¬ng V¨n Hïng - 037
59
mục lục
LờI NóI đầu .......................................................................................................................................1
phần I : Vai trò của nguồn vốn trong hoạt động
của Ngân hàng thương mại. ........................................................................................4
I - khái quát về Ngân hàng thương mại:.................................................................................................4
II - vai trò của hệ thống NHTM đối với nền kinh tế:.............................................................................7
Iii - cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng thương mại : ............................................................................10
IV - các hình thức huy động vốn của NHTM :....................................................................................13
Phần II : thực trạng huy động vốn tại
Ngân hàng công thương hoàn kiếm......................................................................................26
I - khái quát về Ngân hàng công thương hoàn kiếm :..........................................................................26
II - hoạt động chung của Ngân hàng
Công thương hoàn kiếm :............................................................................................................27
III - thực trạng hoạt động huy động vốn
của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm :....................................................................................31
1) Nguồn vốn của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm: ................................ 31
2) Thực trạng của hoạt động huy động vốn của
Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm: ......................................................... 35
Phần iii : một số biện pháp tăng cường huy động vốn
tại ngân hàng công thương hoàn kiếm........................................................................47
i. những mặt còn tồn tại trong công tác huy động vốn
ở ngân hàng công thương hoàn kiếm ......................................................................................47
ii. phương hướng hoạt động công tác huy động vốn
của ngân hàng công thương hoàn kiếm trong thời gian tới............................................................................48
iii. một số giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng
công thương hoàn kiếm trong thời gian tới:......................................................................49
D¬ng V¨n Hïng - 037
60
1.Về phía Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm................................................ 49
2) Về phía Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng
công thương trung ương:.......................................................................... 53
phần kết luận..................................................................................................................................56
tài liệu tham khảo .......................................................................................................................57
mục lục.....................................................................................................................................................59
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Một số biện pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm.pdf