8.Kính bạch Ni trưởng cho con hỏi: Trong Tứ Y pháp của Tổ Sư dạy
trong Chơn Lý đến hôm nay có gì thay đổi không ạ.
Nói chung do ngày xưa thời Tổ Sư mới khai đạo, với ý nguyện “ Nối
truyền Thích Ca chánh pháp” vì thế Ngài hành đạo với hình bống Tăng xưa
và pháp môn khất thực là một trong những pháp không thể thiếu của người tu
Khất Sĩ. Ở đây Tổ Sư chủ yếu là dùng thân giáo để giáo hóa cho hàng để tử
cả Tăng lẫn tục của Ngài dẹp bỏ chấp trước ngã mạn, vì con người sống ở đờihọ rất quan trọng vấn đề ăn mặc ở bịnh, nếu muốn vào hàng xuất gia thiệt thọ
thì cần phải thực hành “Tứ Y Pháp” sống một cuộc sống đơn giản thanh bần,
không có gì ngoài tam y nhất bát mà thôi. Lấy màn trời chiếu đất làm nhà, ăn
không cầu no, ngủ không cầu ấm êm. Mối đạo mới là chính, tuy hôm nay
viêc hành đạo duy chuyển không được, pháp môn khất thực cũng tạm ngưng
Tăng Ni tạm trú một chỗ nhưng phưng pháp tu tập của Tổ sư vẫn không bị
mai một, nó có sự kế thừa và phát huy lên, nhân rộng ra thêm ở nhiều phương
diện khác nhau như tổ chức các khóa tu truyền thống hay các khóa tu khác
nhau. (Ni trưởng Hiệp Liên trụ trì TX Ngọc Trung An Khê)
9.(Ni Cô HL ở Long An)
Thưa sư cô cho hỏi cho hỏi sau khi trãi qua khóa tu “ Đạo Hạnh” sư cô
nhận thức được gì trong khóa tu này.
Thưa là một Ni cô sắp được đi thọ giới con thấy khóa tu này rất bổ ích
cho giới tử chúng con. Điiều đầu tiên là tạo cho chúng con một môi trường
cùng nhau tu học trong bảy ngày, chúng con được quý Ni trưởng sát tấn dạy
dỗ cho chúng con từ cách ăn, cách ngũ, hay cách nằm cũng nhu cách ăn mặc
cho đúng cách khi ra đường. Từ những cái rất nhỏ ấy đã làm cho chúng con
chỉnh đốn đạo hạnh oai nghi của chúng con trước khi được thọ giới pháp ( đây
là khóa tu đạo hạnh dành cho giới tử trước khi thọ giới). Trong bảy ngày này
tạo cho chúng con cách sống chung tu học trong tinh thần lục hòa cho nên đây
là một khóa tu không thể thiếu cho những ai sắp được bước vào hàng xuất gia
thực thụ. Cám ơn sư cô.
10. ( Ni cô Liên Trâm. ở TX Ngọc Chơn. Quận Bình Thạnh. Tp HCM)
Ni cô cho hỏi là một Ni trẻ sống trong thời đại mới công nghệ Ni cô có
thấy điều gì bất cập không. Dạ thưa là một tu sĩ trẻ đang sống trong thời đại
vật chất dồi dào, được đi học rất nhiều thứ nhưng chúng con rất sợ, con cũng
có duyên lành nên được ở một trú xứ có Quý Ni Trưởng nghiêm về giới luật,chúng con được rèn luyện thời khóa nên chúng con rất vui, vì khi ra đi học có
được kiến thức nhưng cũng phải đánh đổi rất nhiều nếu không khéo biết giữ
lấy chính mình thì dễ bị cám dỗ bởi vật chất ấy, rồi oai nghi tế hạnh cũng
không còn ăn nói thì không kiên nể ai cả. Nên nếu được thì con xin những
năm đầu mới xuất gia thì cần ở nhà để thầy tổ dạy oai nghi tế hạnh, tập sống
đơn giản để khi đi ra vẫn con giữ được chút bóng dáng của người tu.
95 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 821 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số đặc trưng tu tập của hệ phái khất sĩ từ khởi nguyên cho đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Dầu nói ít kinh điển
Nhưng hànhpháp, tùy pháp
Từ bỏ tham sân si
Tỉnh giác, tâm giải thoát
Không chấp thủ hai đời
Dự phần Sa môn hạnh”.
2.2.5.3. Cái linh là phải tu chung:
Hiện nay, Hệ phái đã thành lập khóa tu Bồi dưỡng Đạo hạnh dành cho
Sa di, Tập sự, ít nhất mỗi năm một lần để các vị mới xuất gia được sống
chung tu học theo lời dạy của Tổ sư. Đây là dịp để mỗi vị được sống theo
thanh quy thiền môn, được trao dồi pháp học, pháp hành về đường lối tu tập
của Hệ phái. Các vị Sa di, Tập sự phải hiểu đó là phúc duyên lớn, mà các vị
được thọ nhận giáo pháp từ Đức Phật và Đức Tổ sư.
Người xưa thường bảo: “Tu mà không học là tu mù/ Học mà không tu
47
là đãy sách”. Vấn đề học và tu được đức Tổ sư dạy một cách rõ ràng, đó là
phải chú trọng ngang nhau giữa pháp học và pháp hành:
Mặc dầu các sư tuy ít học, mà cái học chín chắn bằng sự tham thiền,
học đến đâu tu hành theo kịp đến đó, chẳng là có kết quả hơn cái học mênh
mông. Vả lại, học tuy được mà chưa hành được, thì chắc gì ai dám tin trọn lời
nói đó. Tài học không bằng tu đức, đức trên tài dưới, tài đức phải nương
nhau mới đặng. Các Phật Thánh xưa xuất gia là để tu, từ nơi chỗ thật hành tu
đức mà sanh trí huệ toàn học, nhờ học chậm rãi, khó khăn, kinh nghiệm, mà
pháp bảo đối với các Ngài hưởng được mùi vị hay quí thơm ngon lắm. Ngày
xưa ít học mà nên nhiều, ngày nay học nhiều mà nên ít, là cũng bởi trọng học
tài quên tu đức. (Chơn Lý: “Tông giáo”) [43].
Có thể thấy, giáo lý “Sống chung tu học” được đức Tổ sư trình bày rất
nhiều lần trong nhiều quyển Chơn Lý. Sống chung- học chung - tu chung
được xem như là một nguyên lý không thể tách rời đời sống phạm hạnh của
một vị xuất gia. Cũng ở nội dung này, Tổ sư chỉ ra mỗi liên hệ mật thiết giữa
chúng như sau: “Các ngươi có được cái biết là mục đích, phải cố gắng tìm
học cho được toàn giác. Các ngươi có sẵn cái linh nên phải tập giữ sự yên
lặng cho nó linh thiêng Hễ sống dai tu học lâu năm, ắt là đắc đạo”. (Chơn
Lý: “Đi học”).
Có “Sống chung tu học” thì Tăng đoàn mới vững mạnh, các giá trị đạo
đức tâm linh của cá nhân và tập thể mới được nâng cao, và cũng để nhắc nhở
các Sa di, Tập sự phải luôn tâm niệm: “Tu học đạo đức là món ăn về tinh
thần lý trí, để đến với tâm chơn Phật, một lẽ sống tinh khiết hoàn toàn, rất
cần hơn tất cả nghệ thuật và mọi sự học về bên ngoài thể chất, cùng sự dồi
trau sắc thân, cái có, tô đắp sự vật hữu tình tan hoại, cần hơn cả thức ăn bổ
dưỡng mỹ vị để nuôi sống thân”. (Chơn Lý: Sa di phải biết rằng).
2.2.6. Nhiếp phục, trau dồi Thân, Khẩu, Ý:
48
Một trong những ý pháp căn bản mà Tổ sư luôn luôn khuyên dạy hàng
Tăng Ni Khất sĩ nhận biết trong Chơn Lý đó là tu tập thanh lọc, nhiếp phục
thân, khẩu, ý trong sạch. Ý pháp này được Tổ sư dạy cụ thể trong quyển Chơn
Lý “Tu và nghiệp”:
Thân trong sạch ấy là xứ Phật
Miệng trong sạch ấy là pháp Phật
Ý trong sạch ấy là con Phật
Tâm trong sạch chính là đức Phật.
Lời dạy của Tổ sư súc tích, ngắn gọn nhưng khế hợp với giáo pháp của
Đức Phật. Gìn giữ tam nghiệp thanh tịnh ấy mới được gọi là xuất gia chơn
chánh, tức là vị Tăng Khất sĩ phải có giới đức trong sạch.
Đối với Sa di, Tập sự, thân trong sạch là thân phải có giới luật “mới có
thể phân biệt được nẻo chánh, đường tà”, và “phải trì giới phạm hạnh thanh
tịnh, chớ đụng cọ với ai ai”. Khi đã hiểu được bản chất vô thường của kiếp
sống, nhận diện các pháp vô ngã phát nguyện tu tập thì thân mới dừng lại
những điều xấu ác, tâm mới không chạy theo thất tình lục dục:
Đem thân làm kẻ tội đày
Cho bao vật chất nó cai trị mình
Để tâm làm vật hy sinh
Suốt đời theo lịnh dục tình dắt lôi
Cái tham bao thuở cho rồi
Cái không may đến một hồi là xong
Dã tràng xe cát biển đông
Vô tình lượn sóng cướp công nhọc nhằn. (Kệ “Thân”)
Và khi đó, người tu sẽ thực hành theo lời dạy trong điều luật Phật
chế: “không làm việc sát sanh, trộm cắp tổn hại ai Chỉ làm việc đạo lý: viết
sách, dịch kinh, tham thiền, nhập định, thuyết pháp, luận đạo, dạy học, khất
49
thực làm gương lành; giúp việc công cho Giáo hội, quét dọn chùa, tháp, cốc,
sân, lượm rác, đóng cửa chùa; may áo vá y cho Giáo hội, sắc thuốc, nấu cháo
nuôi người bệnh”.
Một loạt những thiện pháp mà các vị Sa di, Tập sự cần phải ghi nhớ và
thực hiện mỗi ngày để lắng dần những hành động bất thiện, từ đó, thân sẽ
thuần thục, thích làm việc đạo. Thân có giới pháp Khất sĩ thì thân ấy trong
sạch, tức là đã an trú nơi xứ Phật trang nghiêm thanh tịnh. Tương tự, khẩu, ý
tâm cũng theo giới, nhờ giới mà được thanh tịnh và an trú trong Chánh giác.
2.3. Hệ Phái Khất sĩ trong giai đoạn hiện nay
2.3.1. Tiếp nối truyền thống
Trong giai đoạn hiện nay, Chư Tôn Hòa thượng vẫn giữ nguyên những
gì mà Tổ Sư đã dạy về phương pháp tu tập. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội
có nhiều phức tạp như hiện nay, để củng cố Tăng đoàn, cũng như để kẻ xấu
không lợi dụng nên chư Tôn Đức tạm ngưng pháp môn đi khất thực mỗi sáng.
Tuy vậy, trong những ngày tưởng niệm Tổ Sư hay những ngày tưởng niệm
chư tôn trưởng lão vẫn tổ chức đi khất thực với số lượng rất đông lên đến cả
100 vị hoặc có thể hơn để ôn lại và để nhắc nhỡ cho hàng hậu tấn biết rằng
đây là một pháp môn tu tập của chư Phật trong ba đời mà chủ yếu là chư Phật
và chư Tổ dùng thân hành để cho chúng sanh đễ thấy dễ biết, cũng như nhớ
lại hạnh xưa mà chư Phật và chư Tổ đã thực hành đem lại nhiều lợi lạc cho
nhân sanh.
Ngoài ra, kế thừa lời Tổ Sư dạy là tất cả các miền tịnh xá đều phải có
hai ngày cúng hội thuyết pháp cho dân chúng nghe, cũng như hướng dẫn phật
tử tu tập. Hiện nay chư Tôn đức vẫn có tu một ngày an lạc, hay những sự kiện
của các ngày lễ vía Quan Âm, Di Đà, Đức Phật Đản Sanh, Vu Lan, hay một
số khóa tu một với những chủ đề khác nhau do chư Tôn đức Tăng ni hướng
dẫn cho hàng cư sĩ tu tâp để đem lại an lạc và hạnh phúc cho mình và mọi
50
người. Ví dụ như: khóa tu một ngày chánh niệm tại TX Linh sơn (mùa vu lan
báo hiếu) tại Nông Cống, Thanh Hóa do Đại Đức Giác Hoàng hướng dẫn. Tại
đây, ngoài việc tụng kinh Phật tử còn được Đại đức giảng giải, hướng dẫn
phương pháp tu tập Tứ Niệm Xứ. Đây là phương pháp tu tập quay về với
chính mình, thoát khỏi khổ đau một cách hữu hiệu.
2.3.2. Mở rộng các khóa tu truyền thống của Tăng, Ni Hệ phái Khất sĩ:
Thực hiện lời dạy của Tổ sư “Nên tập sống chung tu học” vì vậy chư
Tôn Đức Tăng Ni đã tổ chức khóa tu truyền thống cho cư Tăng và chư Ni.
Thể hiện tinh thần hòa hợp đoàn kết chia sẻ kinh nghiệm tu tập, cho đại chúng
“kiến tức riêng chỉ vẽ cho nhau” cũng như ôn lại tinh thần thiền tập vào nếp
sống sinh hoạt hằng ngày, lấy Giới, Định, Tuệ làm thầy cùng nhau tu học.
Mỗi hành giả tự mình nhìn lại giới hạnh của mình mà tự sửa mình để có nếp
sống đẹp đem lại an vui cho mình và người.
2.3.3. Các khóa tu dành cho hàng phật tử tại gia:
Đây còn gọi là tu một ngày an lạc. Tại nhiều Tịnh xá đã tổ chức khóa tu
dành cho hàng Phật tử tại gia, như tại Tịnh Xá Ngọc Trung ở An Khê do Ni
Sư Hiệp Liên hướng dẫn với ý nguyện đưa đạo Phật đi vào cuộc đời và làm
cho đời sống của người cư sĩ an lạc và hiểu sâu luật nhân quả. Theo Ni
trưởng, một vị tu sĩ trong thời đại ngày nay phải giỏi về việc tổ chức và quản
trị, phải nhớ trọng trách làm một vị đạo sư, một vị thầy tâm linh, hoàn thành
tâm nguyện tự độ và độ tha; cần nâng cao tinh thần trách nhiệm với người
Phật tử tại gia bằng việc tổ chức các khóa tu tùy theo độ tuổi, để giảng dạy
dẫn dắt phật tử đi đúng giáo pháp của Phật Đà.
Hay khóa tu Thiền ở Tịnh xá Trung Tâm Quận Bình Thạnh. Tp. HCM
do Thượng tọa Thích Minh Thành và Đại đức Thích Giác Hoàng tổ chức,
hướng dẫn. Tại đây, thời khóa tu tập tương đối nghiêm ngặt, cụ thể:
7 giờ, Phật tử lên Chánh điện, tụng kinh sám hối và được quý Đại đức
truyền giới.
51
8 giờ, Thượng tọa Minh Thành và Đại đức Giác Hoàng cùng quý Đại
đức bắt đầu khai khóa tại Giảng đường Minh Đăng Quang. Bắt đầu cho một
ngày tu học, bằng sự kết hợp giữa thuyết giảng phương pháp tu tập và hướng
dẫn thực hành, Thượng tọa Minh Thành dẫn dắt thiền sinh niệm thân ngang
qua chú tâm trên hơi thở, từng bước quán sát tâm mình trong sự tỉnh giác.
9 giờ, ĐĐ. Giác Hoàng nhắc nhở và hướng dẫn thiền hành thiền tọa
từng bước một để thiền sinh chú tâm tỉnh giác cao nhất mà tự thân có thể thực
tập được. Hội chúng thực tập thiền cho đến 10 giờ 30 thì kết thúc buổi sáng.
10g45, thọ trai chánh niệm tại trai đường và nghỉ trưa.
13 giờ 30, bắt đầu thời khóa chiều, Đại đức Giác Hoàng hướng dẫn chi
tiết về cách thiền hành. Đại đức theo dõi quan tâm đến từng bước chân giúp
thiền sinh tu tập được tốt hơn buổi sáng. Hội chúng nhiếp tâm thanh tịnh, an
lạc được hiện rõ từng người một.
14 giờ, trong giờ trao đổi pháp tu, thiền sinh được kiểm tra về khả năng
thực tập, và được giải nghi những gì còn vướng mắc.
16 giờ, sau khoảng thời gian thực hành và hiểu được phần nào pháp
hành, hội chúng đạt được an lạc, định tĩnh nội tâm. Trong thiền đường trang
nghiêm như pháp, Đại đức dẫn dắt thiền sinh hướng tâm từ đến người thân
thương của mình và hồi hướng phước lành đến vạn loại chúng sinh.
Kết thúc một ngày tu tập trong niềm hoan hỷ trọn lành, hội chúng ra về
vào lúc 17 giờ. Ai ai cũng mang cho mình hành trang và tự thiết lập mục đích
sống tốt đẹp hơn qua 4 tiêu chí mà Đại đức mong muốn mọi người cùng
hướng đến: Văn minh, Tinh tấn, Định tĩnh, Tuệ giác.
Ngoài ra còn rất nhiều khóa tu khác được tu chức rộng rãi dành cho
hàng Phật tử tại gia, trên cơ sở có sự kế thừa từ Tổ sư nhưng đã được thêm bổ
sung nhiều cái mới, cũng nhằm cho đệ hàng đệ tử Phật ngày một tiến xa hơn.
Và quý Thượng tọa, Ni sư cũng không quên đào tạo lớp kế thừa nên quý Ngài
còn tổ chức một số khóa tu mùa hè cho các em thanh thiếu niên Phật tử từ 10
52
tuổi trở lên, như Khóa tu mùa hè ở Tịnh xá Ngọc Liên ở Cần Thơ do Đại đức
Thích Minh Hiếu hướng dẫn. Khóa tu diễn ra trong 2 ngày với số lượng trên
200 khóa sinh. Khóa tu diễn ra vỏn vẹn trong 2 ngày nhưng đảm bảo đầy đủ
các tiểu mục từ học pháp, sinh hoạt oai nghi, tụng kinh, thực tập thiền cho đến
vui chơi, giải trí, sinh hoạt giao lưu văn nghệ; giúp cho các bạn khóa sinh vừa
được tiếp thu và thực hành giáo pháp của chư Phật, và cũng được vui chơi
giải trí trong khuôn khổ của người con Phật. Nét sinh hoạt này rất phù hợp
cho lứa tuổi thanh thiếu niên, giúp cho các bạn trẻ có cơ hội tiếp xúc với Phật
giáo hơn, dạn dĩ hơn trong các mối quan hệ xã hội, và đặc biệt là ươm mầm
giác ngộ, để sau này chính những khóa sinh này sẽ là lực lượng nồng cốt, là
thế hệ kế thừa, phát huy, làm cho Phật pháp ngày càng phát triển hơn nữa.
Khóa tu mùa hè ở TX Phú Cường. Huyện Chư Sê, Tỉnh Gia Lai do TT
Thích Giác Duyên hướng dẫn, đây là một sâu xa mà đa số là Đồng bào Dân
Tộc. Các em ở Gia Lai, người con của đại ngàn vùng Chư Sê, Ayunpa,
Krongpa, Ia Grai, Chư Prong, Iâp, Chư Pah, Đức Cơ, Pleiku, Đak Đoa, Krông
Chro, An Khê, Đak Pơ Do nhiều thiện duyên, các em đã được dẫn về chùa
ăn cơm chay và lạy Phật, quy ngưỡng, đón nhận ánh sáng Phật pháp. Các em
đã được nhiều đạo hữu động viên, giúp đỡ từ tinh thần đến vật chất. Trong
khóa tu, các em được an lạc, giải thoát trong ánh sáng hào quang của chư Phật
như bao bạn hữu Phật tử. Các em cũng đã vui đến chùa, không nhiều lần
nhưng hàng tháng vào ngày Rằm, Mồng Một.
Theo hình thức khóa tu mùa hè còn có một số Tịnh xá nữa như Tịnh xá
Ngọc Phước ở Lấp Vò, Đồng Tháp. TX Ngọc Như...
2.3.4. Công tác xã hội:
Là người đệ tử Phật để thể hiện tinh thần “ban vui cứu khổ” nên trong
các dịp lễ, Phật đản, Vu lan, các ngày lễ ở ngoài xã hội, hay các thiên tai ở
miền Bắc, miền Trung, miền Tây Chư Tôn Đức Tăng Ni đã cùng Phật tử kịp
thời hỗ trợ “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, Tịnh xá Ngọc Phúc đã
53
trao tặng 100 phần quà đến các hộ nghèo trên địa bàn.Về tham dự buổi lễ có
sự tham dự của đại diện: chính quyền huyện K’Bang, Hội chữ thập đỏ huyện,
lãnh đạo xã Kông Bờ La cùng đại diện chư Tôn đức Tịnh xá Ngọc Phúc (TP.
Pleiku) và bà con đang sinh sống tại địa phương. Được biết, hoạt động tương
thân tương ái, “lá lành đùm lá rách” luôn được Hòa thượng Giác Thành. Trụ
trì Tịnh xá quan tâm trong các hoạt động Phật sự những năm qua. Hòa thượng
thường xuyên tổ chức các chuyến từ thiện, đến các vùng sâu, vùng xa để
giúp các hoàn cảnh gia đình khó khăn.Qua đó góp phần chung tay cùng cộng
đồng xã hội chăm lo cho người nghèo, động viên tinh thần cho các hộ gia
đình vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Ni sư Hiền Liên, Trưởng ban Từ thiện thành phố Đà Lạt, trụ trì Tịnh xá
Ngọc Tín, Đà Lạt là người đã làm cầu nối cho đoàn đến với đồng bào dân tộc
tại đây. Tương tự, tại trại tâm thần Trọng Đức, Thanh Bình 1, Bình Thạnh,
Đức đoàn đã thăm và tặng 400 phần quà, mỗi phần trị giá 50 ngàn đồng.
Tại cơ sở bảo trợ xã hội Madagui, thị trấn Madaguoi, huyện Đạ Huoai,
tỉnh Lâm Đồng, đoàn đã tặng 70 suất quà cho các em mồ côi tại đây. Mỗi
phần quà trị giá 50 ngàn đồng.
Còn rất nhiều công tác khác như cứu trợ cho đồng bào lũ lụt ở miền
Trung, miền Tây, miền Cao Nguyên hay các lễ 27/7 tặng quà cho các anh
thương Binh hay tặng quà cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng; có một số trường
hợp khó khăn cũng các ngày giỗ các Trưởng lão hay các Ni trưởng đều tặng
quà cho các bịnh nhân ung thư, đồng bào khó khăn hoàn cảnh neo đơn, tặng
một số học bổng cho các em có hoàn cảnh khó khăn nhưng ham học.
54
Tiểu kết Chương 2
Trải qua bao thăng trầm, hơn bảy mươi mấy năm qua, Hệ phái Khất sĩ
đã và đang có những đóng góp đáng kể cho nước nhà nói chung, Giáo hội
Phật giáo nói riêng. Sự ra đời và phương thức tu tập của Hệ phái Khất sĩ đã
làm một bộ phận dân chúng thăng hoa trong nền đạo đức, ổn định làng xóm,
cộng đồng những nơi mà Hệ phái Khất sĩ xuất hiện cả trong và ngoài nước.
Để có được thành tựu như vậy là do Tổ sư Minh Đăng Quang đã nhu
nhuyến sử dụng Tứ khế - tinh thần “tùy duyên bất biến” của Phật giáo để ứng
dụng Phật giáo trên tinh thần nhập thế. Cụ thể đó là việc Tổ sư đã dạy truyền
trên nền tảng Trung Đạo mà Đức Phật đã truyền dạy, kết hợp với việc vận
dụng các pháp phương tiện như Tam y, nhất bát, khất thực, trì bình; Tứ y
Pháp; Giữ Giới, Định, Tuệ; Sống chung tu học; Nhiếp phục Thân, Khẩu, Ý
nhờ đó mà hành giả đạt được an lạc và giải thoát. Mặc dù bây giờ tinh thần
khất thực trì bình đã được chư Tôn đức tạm ngưng để cũng cố lại nhưng trong
những lần cúng giỗ hay có những sự kiện lớn thì hình ảnh chư Tôn đức tổ
chức truyền thống đi khất thực để ôn lại lời dạy của Tổ Sư để Phật tử có dịp
cúng dường.
Cho đến nay, Hệ phái Khất sĩ vẫn tiếp nối được những đặc trưng cơ bản
trong hoạt động tu tập thông qua nếp sống thanh bần của giới Tăng Ni, vẫn
đều đặn tổ chức các khóa tu truyền thống cho hàng tăng, ni và khóa tu bồi
dưỡng đạo hạnh cho giới Si Di cũng như các khóa tu cho các tín đồ thuận
thành cũng như các tín đồ nói chung.
55
Chương 3
MỘT SỐ THÀNH QUẢ CỦAPHƯƠNG PHÁP TU TẬP
3.1. Điều phục được thân, khẩu ý
Theo giáo lý Phật giáo, sở dĩ chúng sinh phải khổ đau, trôi lăn trong sanh
tử luân hồi là vì bám víu, lầm chấp thân, khẩu, ý của mình là chắc thật, rồi từ đó
sanh khởi phiền não tham sân si, gây tạo vô số nghiệp tội. Do không nhận biết
bản chất vô thường, vô ngã của các pháp nên chúng sinh cứ mãi chạy ngược
xuôi theo dòng xoáy cuộc đời đời, đắm chìm trong thất tình lục dục.
Tổ sư có dạy chúng ta phải biết trân trọng những mà cha mẹ ta cho ta,
được thân người không phải dễ mà biết được phật pháp lại khó hơn cho nên
phải biết giữ gìn những gì đang có thì đó là một phúc duyên lớn mà chúng ta
cần nên trân trọng. Một trong những ý pháp căn bản mà Tổ sư luôn khuyên
dạy hàng Tăng Ni Khất sĩ xuyên suốt trong bộ Chơn Lý đó là tu tập thanh lọc,
nhiếp phục thân khẩu ý trong sạch. Ý pháp này được Tổ sư dạy cụ thể trong
quyển Chơn lý “Tu và nghiệp”:
Thân trong sạch ấy là xứ Phật
Miệng trong sạch ấy là pháp Phật
Ý trong sạch ấy là con Phật
Tâm trong sạch chính là đức Phật.
[44, tr.85].
Lời dạy của Tổ sư súc tích, ngắn gọn nhưng khế hợp với giáo pháp của
Đức Phật. Giữ tam nghiệp thanh tịnh mới được gọi là xuất gia chơn chánh,
tức là vị Tăng Khất sĩ phải có giới đức trong sạch, tâm phải định tĩnh, thì trí
huệ giác ngộ sẽ phát sanh, từ đó không còn phiền não nhiễm ô, xa lần nghiệp
56
tội. Ở đây, Tổ sư từng bước nâng sự tu của người học theo từng bậc, có thể
được hiểu như sau:
Thân gìn giữ giới luật khất sĩ, biết thu thúc lục căn, dứt sạch nghiệp
trần – thân trong sạch, xứ Phật trang nghiêm thanh tịnh.
Miệng được nuôi dưỡng bởi giáo lý pháp bảo, dùng pháp bảo tiếp dẫn
độ sanh Miệng trong sạch, Pháp Phật được hiển bày.
Giữ Ý yên lặng, định tĩnh sáng suốt, không sở chấp, không phiền não
nhiễm ô Ý trong sạch, do đó thân tâm lưu xuất những điều tốt đẹp an vui mãi mãi.
Và khi tam nghiệp: Thân, Miệng, Ý trong sạch, tức là hình thành hạt
giống Tâm chơn như, không vọng động.
Điều này được Tổ sư nhấn mạnh trong quyển Chơn Lý “Võ trụ
quan”: “Trau dồi thân khẩu ý lành tức là nuôi cây dưỡng hột, tạo cái ta, sanh
ra cái biết, cái sống đời đời” [45, tr.14].
Phép thần thông có là do ba cái mật: thân mật, khẩu mật, ý mật.
Thân mật là không hay làm.
Khẩu mật là không hay nói.
Ý mật là không hay tưởng nhớ.
Ba cái mật là ba sự kín đáo bên trong, nói làm tưởng không cho phát lộ
ra ngoài. Làm, nói sanh ra tưởng loạn.
Không làm, không nói thì tưởng định. Thân khẩu sanh ra ý, và khi
không còn thân khẩu là không còn ý.
Cái ý của thân khẩu bên ngoài là ý loạn. Và cái ý của thân khẩu bên
trong, hay là không còn thân khẩu thì ý định.
Ý định gọi là chơn như, hay là không có ý, nghĩa là không có ý vọng
động. Cũng như vỏ ruột sanh ra cái ngòi mộng. Ngòi mộng sanh cây, cây còn
vỏ ruột mộng mất. Cái ý trước là ngòi mộng, cái ý sau là cây. Cây là phép
thần thông, phép thần thông là do ý mật. Ma quỷ không có nói làm, ý mật mới
57
linh thiêng. Vậy nên phép thần thông có là do ý mật, mà ý mật phải do nơi
thân mật, khẩu mật.
Như vậy, Chơn Lý “Thần mật” chỉ ra rằng: Thần thông hay thần mật
trong mỗi người chúng ta đều có sẵn hết, chứ không phải tìm cầu bên
ngoài. Quan trọng là mỗi người phải nỗ lực tu tập thì thân, khẩu, ý mật tự
nhiên sẽ hiển lộ. Khi biết tu rồi, chúng ta mới không còn bị chi phối bởi ba
nhu cầu quan trọng ở đời là “Làm, Nói, Nghĩ tưởng”, ưa thích sự yên tịnh,
không bận rộn với sự nói-làm dành trọn thời gian tịnh tâm. Thế nên, Tổ sư
dạy trong bài kệ “Ý”:
“Tịnh tâm, bớt nói, ngưng làm.
Lần lần nhập Thánh siêu phàm từ đây.
Đừng lòng cố chấp riêng tây
Cũng đừng tính có ý này, ý kia
Ta-người đừng tính phân chia
Có-không đừng tính, đoạn lìa hai bên”
Chưa biết tu, tâm niệm của mỗi người luôn nghĩ tưởng lăng xăng, hết
chuyện này đến chuyện nọ từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Đó gọi là
“tâm viên ý mã”. Trước tám ngọn gió đời, ít ai thản nhiên tự tại, tâm trở nên
bất an, ô nhiễm. Như một bản năng, con người sẽ có những hành động đáp trả
lại từ thân khẩu ý, tạo ra nghiệp để rồi nhận lãnh quả báo:
“Đem thân làm kẻ tội đày
Cho bao vật chất nó cai trị mình
Để tâm làm vật hy sinh
Suốt đời theo lịnh dục tình dắt lôi” (Kệ “THÂN”)
Hay như:
“Nói chi mắng nhiếc tưng bừng
Miệng xây núi nghiệp biết chừng nào tan
58
Nói chi chửi rủa kêu vang
Lưỡi đào hố nghiệp, biết đàng nào lên
Họa tai vì miệng mà ra
Bịnh căn vì miệng, mà rên phù trầm” (Kệ “KHẨU)
Nay tập tu, hành giả biết dừng lại, tức là thân khẩu ý “không còn làm,
nói, nghĩ tưởng” điều ác quấy, là giai đoạn đầu của sự tu. Đến một lúc nào đó
ngay cả việc nói thiện, làm thiện mình cũng buông, không dính mắc; vì sự
yên tịnh của thân, khẩu còn quý hơn là sự nói thiện, làm thiện. Vượt qua điều
xấu quấy, tâm nghĩ nhớ điều thiện, đến một lúc buông sự nhớ tưởng điều
thiện, hành giả sẽ đạt đến thanh tịnh. Sự thanh tịnh này quý hơn là nghĩ tưởng
điều thiện. Chỉ có sự tu tập hành giả mới thân chứng được điều này. Vì thế,
Tổ sư dạy: “Cái ý của thân khẩu bên ngoài là ý loạn. Cái ý của thân khẩu bên
trong, hay là không còn thân khẩu thì ý định”.
Sự linh nghiệm thần thông thiếu là bởi vọng động bên ngoài, mảng lo
làm, nói nhớ tưởng, mất cái tự nhiên yên lặng. Tự nhiên yên lặng là linh có
sẵn, chớ chẳng đợi tìm đâu. Ai ai cũng có linh thiêng hết, sống chết đều linh,
không linh là tại người kia vọng động. Nơi chỗ tự nhiên yên lặng, hòn đá sẽ
linh, cái cây sẽ linh. Cục đất còn linh, huống chi người ta sao lại chẳng linh?
Đúng chơn lý sự thật của mỗi chúng sinh là tự nhiên yên lặng, chơn nguyên
linh ứng, tất cả chúng sanh đều đang ở trong cái yên lặng phủ trùm, giờ phút
nào không vọng động là tự nhiên yên lặng. (Chơn Lý: “Thần mật”)
Trong bài kệ “Ý” có câu: “Tâm không vạn sự điều không/ Tâm chơn vạn
pháp thảy đồng quy chơn/ Học đòi theo bậc Thánh nhơn/ Phải trừ tâm vọng mới
hoàn bổn nguyên”. Diệt trừ tâm vọng thì tâm chơn có mặt, thể tánh của nó là tự
nhiên yên lặng. Tổ sư chỉ ra khả năng và trạng thái của người có ba cái mật:
Vậy nên những kẻ tu tâm là giữ gìn ba cái mật cho thật hoàn toàn ẩn
bên trong kín đáo. Tức là kẻ ấy biết sống bằng linh hồn, kẻ ấy sống trong hai
59
cảnh giới, có thân khẩu và không thân khẩu, người thông suốt trong cõi hữu
vi và vô vi, người không còn tai nạn sợ sệt chi nữa hết. (Chơn Lý.“Thần
mật”)
Chư huynh đệ tham dự khóa tu thiền thấy rõ, trong một ngày tu phần
lớn thời gian chúng ta đều thực tập sự yên lặng, chánh niệm trong bốn oai
nghi. Sự yên lặng đó giúp tâm an trú ngay thân, tỉnh giác thấy biết mọi việc
làm của mình. Thời gian tu thiền định giúp chư huynh đệ quay về soi sáng,
làm chủ ba nghiệp thân khẩu ý. Một khi thân khẩu ý tự nhiên yên lặng thì nhất
định sẽ có thần thông, và đạt được quả linh của chính mình.
Thân khẩu ý mật kín đáo bên trong, tuy không thể nhìn thấy được
nhưng nó có sức mạnh toàn năng, thấy biết muôn việc nơi mình và chúng
sanh... Khi tâm định tĩnh thì ba cái mật tạo nên sự linh ứng. Nhưng để ba
nghiệp trọn trong sạch phải miên mật trong việc tu, cần phải lựa chọn đề mục
quán niệm, giữ một niệm hay đem một câu pháp nào đó để quán xét cho thấu
đạt nghĩa lý. Nhờ sự ghi nhớ đề mục, sự định tâm vào pháp môn tu tập mà
thân tâm được trong sạch, yên lặng. Ở đây, yếu tố tinh tấn là quan trọng nhất.
Tổ sư dạy: Một cái hột nứt vỏ, ruột hôi, thúi mộng thì không còn dùng
được. Một bông hoa quý giá là bởi nơi sự búp kín. Một cái tâm hồn tốt đẹp là
bởi nơi ba cái mật, không ai xem thấy kiếm tìm nó được. Một viên ngọc vô giá
là bởi món ít có và khó gặp... Một sức mạnh, một cứng rắn, ấy là ba cái mật
của tự nhiên yên lặng, mà người ta thường gọi đó là phép thần thông. Mặt
nước đặc là bởi không xao động. Một linh hồn cứng chắc là bởi không phiền
não Một người chuyên môn quán tưởng một việc, lâu ngày cái ý định trụ,
thành ra một sức mạnh linh thiêng
Thân khẩu ý là tâm, là hột giống. Vậy nên tu tâm là thân khẩu ý phải
giữ gìn trau sửa cho được tự nhiên vắng lặng, ẩn mật kín đáo trở lại, bởi
chúng sanh là đã tập quen tánh xao động bên ngoài từ lâu, tự mình tạo sanh
60
khổ nạn. (Chơn Lý: “Thần mật”).
Vai trò của định, sự kham nhẫn và đức tin trong việc tu tập thân
khẩu ý mật:
Trong định thì có quả linh và đạo lý, trong yên lặng thì có trí huệ và
thần thông. Mà muốn định yên lặng thì phải nhớ niệm, có giữ một niệm, ghi
nhớ một việc một chỗ, thì thân khẩu ý mới định, phát sanh thần mật. Có tầm
tõi quán xét một câu một nghĩa lý, thấu đáo được nghĩa lý thì tâm mới được
sự mừng vui trong sạch và yên lặng. Trong cái chơn như là ý yên lặng. Chăm
chú một sự gì là thân khẩu ý yên lặng. Biết bao muôn ngàn triệu ức pháp,
pháp nào cũng có thể làm cho phát sanh thần mật được, pháp nào cũng có thể
làm cho lục căn thanh tịnh, pháp nào cũng có thể làm cho tam nghiệp yên
lặng được. Nhưng mà khó nhứt là sự bền công, vì vậy nên phải mượn tạm đức
tin hay là bổn nguyện...
Muốn định thì phải giữ giới thiện lành trong sạch đã, thì mới mong
phát đại trí huệ thành Phật. Trí huệ là sự quán xét diệt trừ phiền não, để bảo
giữ cái định là thần mật. (Chơn Lý: “Thần mật”)
Do bị lòng tham chi phối mạnh mẽ, nên con người dễ khởi lên những ý
niệm sai lầm không phù hợp với đạo đức, với lẽ phải, với chơn lý; họ cống
cao, ngã mạn... Đó là tà niệm, tà kiến và đó cũng là “tâm ma” trong mỗi
người. Tâm này nếu tu tập cũng định cũng có thần thông, nhưng thần thông
đó không bền lâu, vì bị ái dục chi phối.
Ma quỷ kia cũng định, cũng đắc thần mật linh thiêng, nhưng khác hơn
Phật là ma quỷ không có trí huệ, và không có giữ giới thiện lành trong sạch. Nếu
không có giới huệ, thì định chẳng bền lâu, phép linh có ngày mất. Kẻ tà ác mà
có phép linh thật là nguy hiểm cho tánh mạng nó. Nó sẽ tự cao, nó sẽ ham danh
lợi. Người ta càng tôn nó thì tội ác của nó càng sanh, sự tà quấy của nó càng
trội, tham sân si phiền não càng dấy, phép thần thông của nó sẽ mất, lại bị sa
61
vào địa ngục, vì tật chướng lậm mang, không thế gì ra khỏi đặng.
Vậy nên, người tu phải biết rằng quả linh vốn sẵn có tự nhiên nơi yên
lặng, chớ không phải tìm kiếm mong cầu theo niệm quấy! Người tu là nên
phải biết quý tâm thần mật để diệt trừ phiền não, tội lỗi sái quấy thôi. Hay
hơn nữa là tu để cho tâm hồn tốt đẹp quý báu, giúp ích cho đời, đặng đền ơn
cho chúng sanh và Tam bảo, như thế mới được dứt trừ được nghiệp tội. Vì
gốc của chúng sanh là tội khổ, cần phải tránh sự tự cao, đọa lạc. Như thế thì
phép linh là phụ thuộc, chỉ có trí huệ, tâm chơn mới thật là của cải.
Phép thần thông sẵn có nơi mỗi người. Nó có mãi là khi nào tâm người
ta định mãi, nó mất đi là khi nào tâm người rối loạn. Tâm loạn là bởi không
giới luật, cũng như nước bị gió, đục bùn, thì chẳng yên lặng chảy thông. Gió
hết bùn lặng thì nước định trong như cũ. Như thế là chúng ta rất tiếc cho
những người kia. Họ nào có chịu biết cái linh của họ, và chung quanh họ ai
cũng vọng động cả thì làm sao mà thấy có cho họ. Họ đành quên lửng món
của cải quý báu vĩnh viễn hạnh phúc ấy, mà chỉ ôm đeo theo các cái bọt nước
rong rêu, tan hiệp, không có gì hết, mãi chịu khổ nhọc không công sợ
sệt. (Chơn Lý: Thần mật).
3.2. Tinh thần lục hòa:
Từ buổi sơ khai Tổ đã mong mỏi tăng ni có sự hòa hơp với nhau về một
mối đạo.
Trước hết là ý nghĩa của từ “chung” được nhìn từ vũ trụ quan duyên
khởi. Tất cả đều do duyên sanh nên mọi hiện hữu đều do nhân duyên, kết nối
trùng trùng, khiến tất cả đều liên hệ mật thiết với nhau. Chúng sanh liên hệ
với vũ trụ, thiên nhiên, môi trường và nhất là liên hệ với nhau. Tổ sư giảng:
“Tất cả với ta, ta cùng tất cả, đều liên lạc mật thiết với nhau bằng một
lẽ sống.”.
“Ta là tất cả, tất cả là ta; ta sống cho tất cả, tất cả sống cho ta; tiếng ta
62
đây là tất cả, đó tức là chơn lý võ trụ”. (Chơn Lý: Hòa Bình).
“Võ trụ giống như bà mẹ, chúng ta là những kẻ sống chung, chúng
sanhtất cả là con chung của võ trụ”.
“Hãy sống với võ trụ! Hãy học hiểu thấu rõ chơn lý, ta sẽ thấy ta không
còn cách biệt với vạn vật nữa.”. (Chơn Lý: Võ Trụ Quan).
Vũ trụ hay thiên nhiên hiện hữu bằng sự tập hợp các mối liên hệ. Sự
sống cũng vậy, là sự vay trả, xin cho. Chúng sanh cũng thế, các loài sống thở
bằng không khí, ánh sáng, nước; có loài sống nhờ cây cỏ, hoa trái; có loài
sống nhờ việc ăn thịt các chúng sanh khác; loài cây cỏ thì sống nhờ các chất
dinh dưỡng trong đất, kể cả các xác sinh vật thảo mộc khác chết đi, bị phân
rã Loài người cũng sống nhờ vào các thứ loại như trên và nhất là nhờ vào
nhau. Tất cả đều theo lý trao đổi, xin cho Từ đó Tổ sư Minh Đăng Quang
đưa ra một định nghĩa về Khất sĩ:
“Khất ấy là xin. Sĩ đây là học. Xin ấy rồi lại cho, học đây rồi lại dạy.
Xin phẩm thực để nuôi thân giả tạm, cho sự thiện lành phước đức để bảo giữ
sự sống dài lâu. Học bằng cách lượm lặt phương pháp khắp nơi, rút nhiều
kinh nghiệm. Dạy là đem kết quả thật hành đặc điểm chỉ lại cho người. Cái
xin, cái học, cái dạy, cái cho, các pháp nương sanh, mở ra con đường xán lạn
cho tất cả về sau tiến bước. Con đường ấy kêu là Đạo. Đạo của Sống là xin
nhau sống chung, đạo của biết là học chung, đạo của linh là tu chung”.(Chơn
Lý: Hòa Bình). Nhờ tinh thần sống lục hòa mà kiến thức riêng đem ra góp ý
cho nhau trong tu học cùng sát tấn nhau tu học, biết tôn trọng quý nhau hơn,
biết thông cảm biết chia sẽ, nhơ sống trong tinh thần lục hòa mà diệt trừ được
tự ngã vô minh, bỏ được ích kỷ nhỏ hẹp, nhường chỗ cho lòng từ bi phát khởi
tinh thần tự giác cao hơn làm lợi ích cho mọi người nhiều hơn.
3.3.Sống trong tinh thần bình đẵng, đạo đức, biết sợ nhân quả:
Bồ Tát sợ nhân chúng sanh sợ quả, Tổ Sư dạy phàm làm việc gì cũng
63
phải suy xét việc đó có hại cho mình và người không, và nhờ sống trong tinh
thần tứ y pháp,nên không chấp chặt vào ăn mặc ở bịnh, không quá coi trọng
thân mình, không quá se sua, biết tri túc, biết đủ, tất cả chỉ là phương tiện hỗ
trợ thêm trong lúc hành đạo mà thôi,nên không phân biệt giàu sang hay nghèo
hèn đều tiếp độ, màsống bình đẵng lục hòa cộng trụ, tứ sự chia đồng, vì lợi
ích của người khác, biến cái đau của người khác thành cái đau của mình, dạy
cho họ phá chấp, nhận rỏ chân tướng của vô thường, nhờ có quán chiếu hằng
ngày có nghiêm trì giới luật nên cuộc sống ít gây nghiệp xấu từ trong suy nghĩ
cho đến hành động bên ngoài, biết kiểm soát hành vi của mình, sao cho chuẩn
mực hơn có đạo đức hơn, ví dụ: lời nói không mất tiền mua lựa lời mà nói cho
vừa lòng nhau. Nhờ có định tỉnh mà lời nói không tạo khẩu nghiệp. Nhờ có
giới, định, tuệ mà người hành giả biết tiết độ trong từng lời nói hành động,
biết chia sẽ quyền lợi chung, sống hòa mình với người khác, không phạm
những giới căn bản cho đến những điều to lớn hơn, xử lý công việc một cách
sáng tỏ hơn, cho nên Giới, Định, Tuệ không thể thiếu trong suốt quá trình trở
về bản thể thanh tịnh của mỗi tu sĩ. Tổ Sư dạy sau khi đạt được chơn lý rồi
cần phải dấn thân làm lợi lạc cho mọi người thì mới đúng tâm nguyện của chư
Phật, mới mong đền trả được tứ ân, giúp cho mọi người an vui hạnh phúc, có
như vậy mới làm tốt đao đẹp đời.
64
Tiểu kết chương 3
Thật vậy qua một số nét cơ bản trong tu tập đã giúp cho hành giả sau
khi tu tập đạt được những kết quả ngay trong hiện tại, đời sống được an vui
hơn nhờ thân khẩu ý được thanh tịnh, diệt trừ từ từ tham sân si nhờ có giới
định tuệ mà Tổ sư đã hướng dẫn một tinh thần đoàn kết. Giới, Định, Tuệ là
con đường trung đạo, là cái kiềng ba chân, là nền tảng vững vàng để phát triển
trí tuệ và thành tựu phạm hạnh giải thoát, trên bước đường tìm cầu giải thoát
không thể thiếu. Nhờ có giới định tuệ mà tinh thần tăng chúng mỗi ngày được
tăng trưởng trong nếp sống lục hòa, biết hỗ trợ cho nhau, chia sẽ thông cảm,
65
KẾT LUẬN
Đạo Phật ra đời tại Ấn Độ khoảng hai mươi sáu thế kỷ được truyền
khắp nơi trên toàn thế giới đã đi vào lòng người một cách hài hòa bởi nét
đẹp nhân bản của nó. Ban đầu đạo Phật được xem là nơi nương tựa tâm
linh cho bao lớp người nhưng càng hiểu đạo Phật càng thấy rằng nếp sống
của người tu Phật có thể trờ thành nếp sống đạo đức cho xã hội loài người.
Nếp sống đó là một mô hình gắn kết có tổ chức theo một hình mẫu đầy trí
tuệ mà Đức Phật đã xây dựng ngay từ khi Tăng đoàn mới thành lập. Qua
bao thế hệ Tăng già, mô hình ấy vẫn được duy trì như một nét căn bản
không thể thiếu của đời sống xuất gia. Chúng đưa đến đoàn kết, hòa hợp và
thanh tịnh mang giá trị vượt không gian và thời gian. Dù Tăng đoàn trong
thời đại nào, trú ngụ ở bất kỳ trú xứ nào cũng có thể áp dụng tu tập để cùng
nhau đi đến giác ngộ và giải thoát.
Nhìn lại chặng đường suốt mười năm hoằng hóa (1944-1954), từ buổi
ban đầu cho đến khi thu nhận đệ tử Tăng Ni và tính đồ Phật tử, Đức Tổ Sư
Minh Đăng Quang vẫn với chiếc Y bá nạp, sống đời Du Tăng Khất sĩ, đem
Chơn Lý phổ biến cho đời, sống với hạnh Y bát chơn truyền của Phật Tăng
xưa - Nối truyền Thích Ca chánh pháp - Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam. Với tâm
nguyện tự độ - độ tha:
“Y bá náp, bức họa đồ thế giới
Vẽ muôn ngàn đường lối bươc vân du
Vì chúng sanh khai mở lắm công phu
Nẻo giải thoát trờ về nơi cảnh cũ
Bát Khất sĩ, bầu càn khôn vũ trụ
Chứa muôn loài vạn vật một tình thương.
Quyết tâm tu chứng ngộ đạo vô thường
Bình nước tịnh nhúng nhành dương ban rưới.
66
Chỉ trong mười năm hành đạo ngắn ngủi của Ngài, mà trên nền tảng đó
Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam đã phát triển không ngừng từ miền Nam cho đến
miền Trung nước Việt. Đến khi Ngài thọ nạn và vắng bóng, các đệ tử của Ngài
vẫn tiếp tục hành trì dưới sự lãnh đạo của những bậc Tôn túc - Trưởng lão.
Tuy nhiên, các pháp thế gian là duyên sinh : “Cái này có nên cái kia
có...Cái này sanh nên cái kia sanh. Cho nên, bên cạnh sự phát triển của Đạo
Phật Khất sĩ Việt Nam thì mặt tiêu cực cũng song hành, tức là truyền thống
Khất thực đã bị ảnh hưởng của một số người giả danh, mượn hình thức đi
Khất thực để mưu cầu lợi dưỡng cá nhân, gây ảnh hưởng xấu trong xã hội và
Đạo pháp, nhưng hình ảnh thiêng liêng thanh tịnh tay ôm bình bát khất thực
của những bậc chân tu vẫn không bị phai mờ: “Chơn vẫn là chơn - thiệt chẳng
sai”. Sự “Nối truyền Thích Ca chánh pháp” mà được Đức Tổ Sư Minh Đăng
Quang đã nhọc công gầy dựng lại qua con đường Phật Tăng xưa, vẫn mãi mãi
được duy trì và truyền thừa lại trong thế hệhiện tại và tương lai, mà trong đó
sợi chỉ đỏ xuyên suốt là nguyên nhân vững tồn cho Hệ phái Khất sĩ chính là
phương thức tu tập của Hệ phái do Tổ sư truyền thừa, khởi sáng.
Qua sự tu chứng của bản thân trên con đường thực nghiệm tâm linh tìm
của giải thoát. Tổ Sư Minh Đăng Quang đã tùy duyên, tùy cảnh, tùy thời cuộc
mà Tổ sư đã khai sáng mối đạo trong hoàn cảnh đất nước con người Việt
Nam dần mất niềm tin vào cuộc sống, đạo đức không còn, Ngài xuất hiện như
một ngọn đèn phá tan bóng tối trong đêm đen, Ngài đã dẫn dắt mọi người
quay về với con đường sáng ở nơi mỗi người qua hình ảnh của một tu sĩ sống
đời sống phạm hạnh, sống đơn giản không bị ràng buộc bởi cái ta và của ta.
Đạo Phật Khất sĩ ra đời đúng thời đúng xứ được Tổ sư Minh Đăng Quang
khai sáng mang đậm nét của người Việt Nam. Ngài đã tích hợp hai tư tưởng
Nam truyền và Bắc truyền lấy cái ở giữa không quá ép xác, cũng không quá
trưởng dưỡng mà tu tập để trở thành cái mới của riêng cho Hệ phái Khất Sĩ.
67
Tuy là một hệ Phái sanh sau ra đời muộn nhưng có một đường lối tu tập riêng
không, bằng thân giáo, khẩu giáo mà Tổ sư đã uyển chuyển tùy theo căn cơ
trình độ mà Ngài hóa duyên, Ngài kế thừa tư tưởng của chư Phật, Tổ tinh thần
nhập thế làm lợi ích cho mọi người. Ngài đã vạch ra con đường trung đạo, con
đường này là pháp môn tu tập duy nhất cho người tìm cầu giải thoát, phương
pháp tu này như là một nghệ thuật sống đưa chúng ta từ mê sang bến giác,
vượt ra khỏi mọi hệ lụy của đời thường, vượt lên sự chi phối của ngũ dục và
tà kiến vô minh, không còn chấp giữ cho mọi cái là của ta nhận biết được các
pháp là vô thường đều biến đổi, tan rã khi hết duyên, không bền chắc có gì là
của ta nên từ đó bớt đau khổ, khi mọi việc đến đều bình tỉnh giải quyết rất
khoa học. Ngài đã phương tiện chuyển từ ngữ sang tiếng Việt làm cho người
Miền Tây Nam Bộ lúc bấy giờ nói riêng và người Việt nói chung đễ hiểu hơn,
đây cũng là nét riêng của Hệ Phái Khất Sĩ, vì vậy mà trong mười năm Ngài
hành đạo đã được mọi người tiếp nhận và hành trì, tạo niềm tin kiên cố trong
lòng người phật tử thời bấy giờ. Đạo Phật Khất sĩ đã được chư Tôn đức tiếp
nối và phát triển rất mạnh sau khi Tổ Sư Minh Đăng Quang vắng bóng đến
nay hơn 70 năm đã được lan rộng, lan xa không những ở trong nước mà đã
đến các nước Âu Châu, Úc Châu hay Mỹ Quốc. Ngày càng được mọi người
tin tưởng hành trì theo nếp sống đơn giản, sống trong tinh thần lục hòa cọng
trụ, qua hình ảnh của một nhà sư, tuy phương pháp khất thực không còn
nhưng vẫn có những vị hành độc giác, nhưng với hình ảnh khất thực tuyệt đối
không nhận tiền và đi trong chánh niệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi Trần Ca Dao ( 2014),Pháp môn khất thực của hệ phái Khất sĩ tại
Nam Bộ trong bối cảnh xã hội đương đại. Luận văn Thạc sĩ - Trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM.
[2] HT. Thích Minh Châu (1982) Kinh Tương Ưng, Viện NCPHVN.
[3] TS. Thích Giác Duyên (2006),Tìm hiểu về hệ phái Khất sĩ. NXB
Phương Đông.
[4] NS. Thích nữ Trí Hải (dịch), Thanh Tịnh Đạo Luận.
[5] Maha-Nara-Thera. Phạm Kim Khánh dịch (1989) Đức Phật và
Thánh Chúng.
[6] NT. Thích nữ Huỳnh Liên (2012) Đóa sen thiên. Nxb Tổng hợp
TP.HCM
[7] Tổ sư Minh Đăng Quang (1998) Chơn lý, Nxb TP.HCM.
[8] Tổ sư Minh Đăng Quang (1998) Luật nghi Khất sĩ. Nxb TP.HCM.
[9] Võ Kim Quyên (2004) Tôn giáo và đời sống hiện đại. Nxb Khoa học
xã hội.
[10] Lê Thọ Quốc (2006) Một số vấn đề về hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Thông
tin khoa sự Phân viện nghiên cứu văn hóa thông tin tại Huế.
[11] Ánh Minh Quang (2004) Nxb. TP.HCM.
[12] Hệ phái Khất sĩ (2008) Nghi thức tụng niệm. Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
[13] HT. Thiện Tâm (1994) Niệm Phật thập yếu. Thành hội Phật giáo TP.HCM.
[14] HT. Thích Quảng Tánh. Khất sĩ là gì?
[15] HT. Thích Giác Toàn (2009) Tìm lại nguồn xưa. Lược sử tưởng niệm
Đức tổ sư Minh Đăng Quang. Nxb Tổng hợp TP.HCM.
[16] HT. Thích Giác Toàn (2002) Tổ sư Minh Đăng Quang với chí nguyện
nối truyền Thích ca – chánh pháp. Hội thảo khoa học 300 năm PG Gia
Định – Sài Gòn. Nxb TP.HCM.
[17] HT. Thích Thanh Từ (2003) Kinh Kim Cang giảng giải. Nxb Tôn
giáo, Hà Nội.
[18] Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2012) Kỷ yếu hội thảo 300 năm thành
lập giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nxb Tôn giáo Hà Nội.
[19] Các bài tham luận.
[20] Các trang Web : Đạo Phật Khất sĩ, Vườn Lộc Uyển, Ánh Nhiên Đăng.
[21] Tổ Sư Minh Đăng Quang, (2009) Chơn Lý, tập 3, bài Đạo Phật khất
sĩ, Nxb Tôn giáo, Hà nội.
[22] Nối Truyền Thích Ca Chánh Pháp Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam, (2013)
Di Bảo. NXB Tổng Hợp, TP.HCM.
[23] Thích Giác Duyên,(2014) Hệ Phái Khất Sĩ 70 năm Hình Thành và
Phát Triển, Nxb Tôn giáo.
[24] Nguyễn Lang, (2018) Việt Nam PG Sử Luận, NXB Văn Học, Hà Nội.
[25] Tổ Sư Minh Đăng Quang (2009) Chơn Lý, Tr 764,767,Nxb Tôn giáo,
Hà Nội.
[26] Tổ Sư Minh Đăng Quang (2009) Chơn Lý tập III, Nxb Tôn giáo, Hà
Nội.
[27] Hệ Phái Khất Sĩ,(1998) Chơn LýLuật Nghi Khất Sĩ, NXB, TP HCM.
[28] Tổ Sư Minh Đăng Quang, (2009) Chơn Lý,Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
[29] Thích Giác Duyên,(2014) Hệ Phái Khất Sĩ 70 năm Hình Thành và
Phát Triển, Nxb Tôn giáo.
[30] Hệ Phái Khất Sĩ (1998) Luật nghi khất sĩ, Nxb Tp HCM.
[31] Tổ sư Minh Đăng Quang, (2009) Chơn Lý, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
[32] HT Quảng Độ(dịch)(2000), Phật Đại từ điển, tập 2, Nxb Đài Bắc.
[33] Minh Đăng Quang(2009), chơn lý tập 1, bài Y bát chơn truyền, Nxb
tôn giáo Hà nội.
[34] Tổ sư Minh Đăng Quang(2009), Chơn lý, tập 1, bài Y Bát chơn
truyền, Nxb Tôn giáo, Hà nội.
[35] Minh Đăng Quang (2009),Chơn lý tập 1, bài Trên mặt nước, Nxb Tôn
giáo, Hà Nội.
[36] Tổ Sư Minh Đăng Quang (2012) Luật nghi Khất sĩ. NXB Tổng hợp
TP HCM.
[37] Thích Đổng Minh ( dịch)(2012) Luật tứ Phần, Viện Nghiên cứu Phật
Học Huệ Nghiêm. NXB Phương Đông.
[38] Tổ Sư Minh Đăng Quang (2009) Chơn Lý tập 2, bài Chánh Pháp,
Nxb Tôn giáo, Hà nội.
[39] Minh Đăng Quang (1965) Luật nghi Khất sĩ,Nxb Tp. HCM.
[40] Tổ Sư Minh Đăng Quang, (2009) Chơn Lý, tập 1,bài Nhập định,Nxb
Tôn giáo, Hà nội.
[41] Tổ Sư Minh Đăng Quang, (2009) Chơn Lý, tập 3, bài Hòa bình, Nxb
Tôn giáo, Hà nội.
[42] Tổ Sư Minh Đăng Quang, (2009) Chơn Lý, tập 3, bài Đạo Phật khất
sĩ, Nxb Tôn giáo, Hà nội.
[43] Tổ Sư Minh Đăng Quang, (2009) Chơn Lý, tập 2, bài Tông giáo, Nxb
Tôn giáo, Hà nội.
[44] Tổ Sư Minh Đăng Quang, (2009) Chơn Lý, tập 3, bài Tu và nghiệp,
Nxb Tôn giáo Hà nội.
[45] Tổ Sư Minh Đăng Quang, (2009) Chơn Lý, tập 1 bài Vũ trụ quan, Nxb
Tôn giáo Hà nội.
[46] Ni trưởng Thích Nữ Huỳnh Liên, Đóa Sen Thiên, NXB. Tp.HCM,
2012, tr.223.
[47] Thích Minh Châu (dịch) (2000), Kinh Tương Ưng, tập II, tr.129.
PHẦN PHỤ LỤC
1. Kính bạch HT. GT. ở Tp. HCM. Phương pháp khất thực hiện nay
không còn thực hiện được nữa vậy có ảnh hưởng gì đến Hệ Phái Khất sĩ
không ?
Đúng là phương pháp khất thực là hình ảnh Tăng xưa tu tập nhưng hiện nay
bị lạm dụng quá nhiều vì vậy chư Tôn đức tạm cho ngưng để cũng cố, kiểm
tra tăng chúng, tất nhiên cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, vì đây là phương pháp
thân giáo của Tổ Sư Minh Đăng Quang giúp cho mọi tầng lớp đều có thể
cúng dường, giúp cho họ biết mở lòng mình ra, nhưng vì bị lợi dụng làm việc
phi pháp quá nhiều của những tăng giả nhiều nên tạm ngưng. Nhưng trong
nhưng sự kiện được tổ chức tại các Tịnh Xá đều co0s tổ chức hình ảnh tăng
đoàn đi hóa duyên cả, có như vậy việc đi khất thực không bị lãng quên.
2. Hỏi: kinh bạch HT. GT. ở TP.HCM.
Trong giới, định,tuệ của Tổ Sư Minh Đăng Quang, có điều gì khác với hai tu
tưởng Phật Giáo hiện tai không ạ?.
Giới, Định, Tuệ của Tổ Sư cũng được rút tỉa từ 2 tư tưởng lớn Bắc truyền và
Nam truyền nhưng được rút gọn lại cũng như chuyển sang việt ngữ và có
những phần điều chỉnh lại nên có phần dễ học dễ hành hành hơn, ví dụ: trong
thức xoa ma na ni có luật 114, Tổ gói gọn Giới lại. Cũng vậy định Tổ dạy chủ
yếu là điều thân, điều tức cái chính là điều phục thân, khẩu, ý tạo nghiệp.
Thiền của Tổ sư dùng quán chiếu để quay trở lai với chính mình không khư
khư dùng tứ niệm xứ hay thiền công án mà Ngài đã trãi dài ra tùy theo ai hợp
phương pháp nào thì hành phương pháp đó. Nên khác hẳn với thiền của hai
tông phái kia. Ngài chủ yếu dùng 40 đề mục quán chiếu tu tập.
3. Hỏi: Thưa sư cho con hỏi: (ĐĐ Thích Minh Sĩ. ở Tp. HCM)
Trong phương pháp đi khất thực có theo quy luật nào không?. “Các quy
định đó có ghi lại trong Luật Ghi khất sĩ (ở phần phụ lục). Vị khất sĩ được
phép đi khất thực phải là Sa di đã thọ mười giới trở lên và phải được thầy dạy
cho đạo Y bát chơn truyền. Tuy theo quy định thì người tu khất sĩ phải đi khất
thực mỗi ngày vào buổi sáng, và chỉ nhận thức ăn chay và Tổ sư cũng đã quy
định rõ cách đi khất thực với nhiều mục đích khác nhau: Để giữ gìn phẩm
hạnh của người xuất gia, khi đi chân đạp đất,đầu không đội bất cứ cái gì, bước
đi chậm rãi, mắt cách mặt đất một mét không nhìn ngang dọc, tâm luôn thanh
tịnh niệm Phật.” Có thể nói mỗi hạnh kiểm của người hành trì khất thực đều
toát lên một bài pháp không lời, qua bước đi, hình tướng. Làm cho người
cúng rất hoan hỷ, đây là bài học Thân giáo mà Tổ đã dạy để giúp cho mọi
người mở lòng mình ra, biết bố thí cúng dường.
4. Hỏi: Dạ thưa sư cho con hỏi sư đi khất thực có lợi ích gì trong pháp tu
không? (ĐĐ Thích Minh Lợi ở Thủ Đức)
Thưa có, đi khất thực giúp cho mình bỏ đi tánh mắc cỡ, nói thiệt nhà
của sư cũng thuộc khá giả nên lúc ở nhà chưa bao giờ sư phải đi như vậy, sư
rất sợ gặp người quen, dần sư lại thích đi khất thực vì nó tạo cho mình một
niềm hạnh phúc, phật tử coi mình như một ông Phật vậy đó, họ rất cung kính,
lúc cúng họ quỳ lạy nữa nên sư rất sợ vì mình tu chưa là gì mà có những phật
tử đáng ông bà mình mà quỳ lạy. Đi khất thực tập cho mình tự chỉnh oai nghi
cần có,giới hạnh được tăng trưởng, một khi đã khoát lên mình chiếc y ôm
bình bát đi khất thực có cảm giác như mình đang sống trong thời Đức Phật
vậy, ôm bát đi xin nhưng thấy nhẹ nhàng giải thoát lắm. Đi khất thực là tập
cho mình diệt trừ cái ngã, bỏ bớt tâm tham, bớt đi cái lăng xăng bên ngoài, tập
cho mình giữ hạnh kiểm của người tu.
5.Hỏi: Dạ thưa sư cho con hỏi: là một tu sĩ trẻ sư có quan niệm như thế
nào trong việc đi khất thực? (ĐĐ Thích Minh Thanh ở Biên Hòa)
Đây là pháp môn thiết thực nhất mà Tổ sư đã dùng thân giáo để giáo
hóa mọi người. Chữ “Khất thực” ở đây có nhiều nghĩa lắm có thể xin ăn, hoặc
là hóa duyên, hay nhập thế cũng được. Vì từ nào cũng đúng và có nghĩa riêng
của nó, nếu xin ăn thì giúp cho người tu dẹp được bản ngã tự cao, biết quý
trọng những vật thực mà người làm ra và nhớ ơn của đàn na thí chủ đã cúng
dường. Còn hóa duyên là tạo cho phật tử biết bố thí cúng dường, và đi khất
thực là để cho những phật tử không có điều kiện đến chùa biết mở lòng mình
ra rồi lần lần họ sẽ đến chùa, không phân biệt giàu nghèo gì cả, cúng một gói
xôi nhưng thành tâm cúng thì phước báu lớn hơn người cúng nhiều nhưng
phân biệt, nghĩ mình cúng sẽ hưởng phước nhiều là sai, cách cúng đường
quan trọng hơn của cúng. Nhập thế là lấy đó làm phương tiện mà tìm hiểu
cách va chạm coi tâm ta có đủ sức chịu đựng trong chốn náo loạn của thế gian
không, hay ta có đủ bình tỉnh để xử lý sự việc không, vì Tổ đưa ra phương
pháp này cũng là tập cho người tu bình tỉnh trước mọi người, mọi việc.
6.Hỏi: Dạ thưa cô cho con hỏi tại sao cô phải quỳ giữa trời nắng để chờ
cúng dường mà không đến chùa cúng (cô Ngọc Lành phật tử TX. Ngọc An).
Hôm nay là ngày giỗ sư bà nên mấy Ni trưởng tổ chức đi khất thực.
Đây là dịp để chúng con có cơ hội cúng dường chứ lâu lắm rồi chúng con
không thấy quý sư đi khất thực. Con còn nhớ hồi đó sáng ra khoảng 7 giờ hơn
là có quý sư đi khất thực, có bữa chúng con mấy chị em hùn lại mua được
mấy gói xôi và mấy bịch chè để bát mà bữa đó chúng con vui lắm, tại vì sáng
nào quý sư cũng như quý ni sư đi khất thực, nên chúng con phần thì ít tiền mà
có mua cũng không thể cúng hết được, có bữa một nãi chuối mà chúng con
cúng được nhiều người, nhưng nếu có cúng nhiều thì quý sư không nhận và
quý sư có dạy con cúng ít thôi để người khác cúng với chứ, con cúng hết đầy
bát quý sư về thì còn nhiều người không được cúng dường. Nhờ có quý sư
cũng như quý ni sư đi khất thực mà chúng con mới biết đến chùa, cũng như
biết bố thí cúng dường, biết cỡi mở hơn, biết đem của ra chia sẽ cho người
khác, biết thông cảm cho người khác, nhờ vậy mà chúng con biết đến chùa lễ
Phật. Con thấy hiện nay đi khất thực mà cái gì cũng nhận cả tiền cũng nhận
luôn nên có lẽ vì vậy mà quý sư không đi khất thực nữa.Điều nầy làm cho
chúng con không có dịp để cúng dường để bát nữa.
7.Pt: 78 tuổi ở Dĩ An Bình Dương:
Cho hỏi pháp môn khất thực đã giúp gì cho một cư sĩ tu theo Hệ phái
Khất sĩ ?
Dạ con thưa Sư cô đây là hình ảnh của một vị tu sĩ thời đức Phật theo
kinh sách mà con đã được đọc, và giúp cho hàng Phật tử chúng con được
cúng dường vì chúng con nghĩ muốn cúng dường thì phải có nhiều tiền mới
đến chùa cúng được nhưng có một số không có tiền nhiều nhưng có thể cúng
một cái bánh vài cây kẹo nhưng với tâm thành chúng con cúng được, nhờ vậy
mà chúng con đã dẹp được lòng tự ty, biết bố thí cúng dường và được dạy sự
cúng dường
8.Kính bạch Ni trưởng cho con hỏi: Trong Tứ Y pháp của Tổ Sư dạy
trong Chơn Lý đến hôm nay có gì thay đổi không ạ.
Nói chung do ngày xưa thời Tổ Sư mới khai đạo, với ý nguyện “ Nối
truyền Thích Ca chánh pháp” vì thế Ngài hành đạo với hình bống Tăng xưa
và pháp môn khất thực là một trong những pháp không thể thiếu của người tu
Khất Sĩ. Ở đây Tổ Sư chủ yếu là dùng thân giáo để giáo hóa cho hàng để tử
cả Tăng lẫn tục của Ngài dẹp bỏ chấp trước ngã mạn, vì con người sống ở đời
họ rất quan trọng vấn đề ăn mặc ở bịnh, nếu muốn vào hàng xuất gia thiệt thọ
thì cần phải thực hành “Tứ Y Pháp” sống một cuộc sống đơn giản thanh bần,
không có gì ngoài tam y nhất bát mà thôi. Lấy màn trời chiếu đất làm nhà, ăn
không cầu no, ngủ không cầu ấm êm. Mối đạo mới là chính, tuy hôm nay
viêc hành đạo duy chuyển không được, pháp môn khất thực cũng tạm ngưng
Tăng Ni tạm trú một chỗ nhưng phưng pháp tu tập của Tổ sư vẫn không bị
mai một, nó có sự kế thừa và phát huy lên, nhân rộng ra thêm ở nhiều phương
diện khác nhau như tổ chức các khóa tu truyền thống hay các khóa tu khác
nhau. (Ni trưởng Hiệp Liên trụ trì TX Ngọc Trung An Khê)
9.(Ni Cô HL ở Long An)
Thưa sư cô cho hỏi cho hỏi sau khi trãi qua khóa tu “ Đạo Hạnh” sư cô
nhận thức được gì trong khóa tu này.
Thưa là một Ni cô sắp được đi thọ giới con thấy khóa tu này rất bổ ích
cho giới tử chúng con. Điiều đầu tiên là tạo cho chúng con một môi trường
cùng nhau tu học trong bảy ngày, chúng con được quý Ni trưởng sát tấn dạy
dỗ cho chúng con từ cách ăn, cách ngũ, hay cách nằm cũng nhu cách ăn mặc
cho đúng cách khi ra đường. Từ những cái rất nhỏ ấy đã làm cho chúng con
chỉnh đốn đạo hạnh oai nghi của chúng con trước khi được thọ giới pháp ( đây
là khóa tu đạo hạnh dành cho giới tử trước khi thọ giới). Trong bảy ngày này
tạo cho chúng con cách sống chung tu học trong tinh thần lục hòa cho nên đây
là một khóa tu không thể thiếu cho những ai sắp được bước vào hàng xuất gia
thực thụ. Cám ơn sư cô.
10. ( Ni cô Liên Trâm. ở TX Ngọc Chơn. Quận Bình Thạnh. Tp HCM)
Ni cô cho hỏi là một Ni trẻ sống trong thời đại mới công nghệ Ni cô có
thấy điều gì bất cập không. Dạ thưa là một tu sĩ trẻ đang sống trong thời đại
vật chất dồi dào, được đi học rất nhiều thứ nhưng chúng con rất sợ, con cũng
có duyên lành nên được ở một trú xứ có Quý Ni Trưởng nghiêm về giới luật,
chúng con được rèn luyện thời khóa nên chúng con rất vui, vì khi ra đi học có
được kiến thức nhưng cũng phải đánh đổi rất nhiều nếu không khéo biết giữ
lấy chính mình thì dễ bị cám dỗ bởi vật chất ấy, rồi oai nghi tế hạnh cũng
không còn ăn nói thì không kiên nể ai cả. Nên nếu được thì con xin những
năm đầu mới xuất gia thì cần ở nhà để thầy tổ dạy oai nghi tế hạnh, tập sống
đơn giản để khi đi ra vẫn con giữ được chút bóng dáng của người tu.
11. Sư MH ở tại TX Ngọc Đăng. Tp. HCM.
Dạ thưa sư cho con hỏi trong tu tập hằng ngày sư có còn giữ các thờthiền
hành không ạ theo con được biết buổi sáng không có tụng kinh mà chỉ có ngồi
thiền.
Dạ đúng rồi buổi sáng chủ yếu quý sư ngồi thiền là chính đây là một trong
pháp tu chính của một ngày, vì từ xưa đến nay buổi tối có thời công phu tối
nhưng buổi sáng là giờ tu tập của riêng chư Tăng cũng như chư Ni. Mỗi sáng
phải tỉnh tâm trong một tiếng đồng hồ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_mot_so_dac_trung_tu_tap_cua_he_phai_khat_si_tu_khoi.pdf