Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nền công nghiệp Việt Nam

Từ thực trạng non yếu về mọi mặt, đặc biệt về công nghệ và sức cạnh tranh,để xây dựng thành những ngành công nghiệp chủ lực, đủ sức trang bị lại cho nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ đặc biệt trong giai đoạn đầu. Sự hỗ trợ của Nhà nước như là một khởi động cho sự phát triển dài hạn của các ngành, tránh việc duy trì, những đòi hỏi bảo hộ dai dẳng như kinh nghiệm củâ quá khứ.

doc69 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nền công nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài phát triển đã và đang phát huy hiệu quả. Số doanh nghiệp tư nhân sản xuất công nghiệp tăng từ 770 năm 1990 lên 959 năm 1991 và 5.152 năm 1995 . Đến 1996 có gần 8.000 công ty TNHH , 200 công ty cổ phần với số vốn hoạt động trên 10.000 tỷ đồng . Đồng thời, từ khi có luật đầu tư nước ngoài, loại hình doanh nghiệp này cũng tăng nhanh ửo Việt Nam. Sự biến đổi cơ cấu thành phần kinh tế thể hiện rõ nét ở sự thay đổi tỷ trọng các thành phần trong cơ câú giá trị sản lượng ngành công nghiệp. Trong 10 năm 1990-2000 , tỷ trọng của công nghiệp Nhà nước trong giá trị sản lượng ngành công nghiệp liên tục giảm xuống. Sau khi có Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân , các loại hình doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh , giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh năm 1989 giảm 4,33%, năm 1990 giảm 0,7% , nhưng đến 1991 tăng trở lại ở mức 7,48% và năm 1995 tăng 16,88%. Trong thời kỳ này kinh tế tập thể của thời bao cấp cũ giảm bình quân 28,79% năm, trong khi đó kinh tế tư nhân và cá thể tăng bình quân lần lượt là 47,8% và 12,13%. Mặc dù vậy , tỷ trọng sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh trong nước giảm mạnh từ 31,13% năm 1990 xuống còn 22% năm 1998 và 20,42% năm 2000 .Như vậy, công nghiệp ngoài quốc doanh có tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với bình quân toàn ngành nên tỷ trọng trong toàn ngành vẫn giảm. Điều đó cho thấy các chính sách hỗ trợ vẫn chưa đủ mạnh để thu hút đầu tư vào sản xuất kinh doanh công nghiệp. Trong khoảng 10 năm 1990-2000, tốc độ phát triển công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 22,28%. Tỷ trọng công nghiệp từ nguồn FDI tăng từ gần 10% năm 1990 lên 31,82% năm 1998 và tốc độ tăng năm 2000 là 35,85%, làm cho tỷ trọng công nghiệp trong nước giảm từ hơn 90% năm 1990 xuống còn khoảng 64% năm 2000. Bảng 12 – Tỷ trọng công nghiệp theo thành phần kinh tế Đơn vị : % Thành phần kinh tế 1990 1995 1998 2000 Doanh nghiệp Nhà nước 58.8 50.29 46.18 43.72 Ngoài quốc doanh 31.13 24.62 22.00 20.42 Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài. 9.99 25.09 31.82 35.85 1.4. Thực trạng chính sách chuyển dịch cơ cấu theo hướng xuất khẩu trong tiến trình phát triển công nghiệp Đẩy mạnh công nghiệp theo hướng xuất khẩu là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XX. Để có sự đánh giá chuyển dịch tính tích cực về chính sách công nghiệp theo hướng xuất khẩu, có thể xem xét biểu số liệu sau : Bảng 13 – Tình hình xuất khẩu một số sản phẩm chủ yếu qua các năm. Đơn vị : Tr.USD Stt Sản phẩm 92 93 94 95 96 97 98 99 2000 1 Dầu thô 806 844 867 1033 1346 1432 1250 1675 2000 2 Dệt may 221 335 554 847 1150 1349 1350 1500 1800 3 Giầy dép 16,8 68 115 280 530 965 960 1100 1500 4 Điện tử 0 0 0 20 100 450 480 650 750 5 Than 62 52 75 89 114 110 100 100 100 Các sản phẩm tham gia xuất khẩu trước năm 1992 chỉ có hàng dệt may, giầy dép và dầu thô với trị giá chừng 750 Tr.USD, nhưng từ sau đó, nhờ đầu tư đổi mới công nghệ, đến năm 1995, danh mục hàng xuất khẩu tăng rõ rệt. Đến 1998, giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp tăng 6 lần so 1992, đạt 4,5 tỷ USD.Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, tỷ lệ nội địa hoá hàng xuất khẩu còn thấp, giá trị xuất khẩu tăng nhanhở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu năm 1991 mưói dạt 52 Tr.USD thì 1995 đã đạt 440 Tr.USD và năm 1998 là hơn 2 tỷ USD, chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm đó. Để thực hiện hướng mạnh vào xuất khẩu, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương chính sách, đặc biệt là xây dựng các KCN, KCX . Năm 1991 KCX đầu tiên ở Việt Nam ra đới, năm 1994 ra đời KCN đầu tiên . Đến năm 1998 đã có quy hoạch của 67 KCN và KCX được phê duyệt. Trong số 58 KCN đã thành lập, trừ KCN Dung Quất và Hoà Lạc , có 38 khu ở miền Nam, 13 khu ở miền Bắc và 7 khu ở miền Trung, chỉ có 16 khu được đầu tư cơ sở hạ tầng mới, 35 khu đã có dự án FDI đầu tư, hiệu quả sử dụng đất là 21,7% diện tích đất được cho thuê. Tính đến năm 1998 có 450 dự án được cấp giấy phép nẳmtong các KCN, với tổng số vốn đăng ký là 6.023.000.000.USD và diện tích triển khai các dự án là 1.557 ha so vơí tổng diện tích 6.983 ha đã đầu tư cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng đất ở các KCN còn thấp, do thành lập quá nhiều và do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực làm giảm tốc độ đầu tư , nhưng các KCN đã có mức độ hấp dẫn các nhà đầu tư, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, góp phần đáng kể cho nền kinh tế đất nước. Các KCN, KCX đã thu hút trên 100.00 lao động, đóng góp 11% giá trị xuất khẩu của cả nước. 2. Những tồn tại trong sự phát triển công nghiệp và chính sách công nghiệp giai đoạn (1990-2000). 2.1. Đánh giá tổng quát thực trạng hệ thống công nghiệp. Công nghệ lạc hậu, không sử dụng hết công suất thiết bị, năng suất thấp. Các doanh nghiệp công nghiệp nhìn chung có trình độ công nghệ lạc hậu từ hai đến ba thế hệ, tỷ lệ công nghệ lạc hậu và trung bình chiếm từ 60-7-%, ở vào mức trung bình yếu so với các nước đang phát triển. Tốc độ đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam khoảng 7-8% năm. Khả năng chuyển giao công nghệ qua đầu tư nước ngoài chưa nhiều. Năng lực nội sinh về công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu. Nghiên cứu triển khai chưa gắn với sản xuất. Những ngành công nghiệp kỹ thuật cao chậm phát triển. Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Một số ngành không sử dụng hết công suất thiết bị do thiếu nguyên liệu hoặc do tiêu thụ khó khăn. Việc sắp xếp lại sản xuất tiến hành chậm, chưa xử lý dứt điểm tình trạng xí nghiệp làm ăn thua lỗ trong các doanh nghiệp Nhà nước.Những liên kết trong một cơ cấu công nghiệp có hiệu quả chưa được hình thành, còn thiếu các ngành công nghiệp cơ bản như công nghiệp chế tạo nguyên liệu, công nghiệp hỗ trợ. Công nghiệp cơ khí và điện tử còn nhỏ bé chưa làm được vai trò thúc đẩy trong nền kinh tế. Cơ cấu công nghiệp theo hướng xuất khẩu mới hình thành bước đầu , chưa đúng với ý ngiã của nó và thực chất mới chỉ làm mhiệm vụ thay thế nhập khẩu. Những ngành công nghiệp đóng góp cho tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu là công nghiệp khai thác tài nguyên . Tỷ trọng giá trị gia tăng của các sản phẩm chế biến còn thấp (trên dưới 20%).Mức tiêu hao năng lượng cho một đơn vị sản phẩm còn cao (từ 1,2-1,5 lần).Sản phẩm đơn điệu, chất lượng kém, không ổn định, chi phí cao nên khả năng cạnh tranh kém, nhiều sản phẩm có nguy cơ mất thị trường trong nước như xe đạp, quạt điện, động cơ diezel. Kết cục của tình trạng trên làm cho năng suất lao động trong công nghiệp vẫn là rất thấp kém. Nếu so với Philipin là nước có năng suất thấp nhất trong 6 nước ASEAN thì năng suất công nghiệp của họ vânx cao hơn Việt Nam từ 3-4 lần . Năng suất lao động công nghiệp – Năm 1996(USD/năm/người) Philipin 3.500-4.000 Singapo 24.000-25.000 Việt Nam 1.300 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp còn thấp, thị trường tiêu thụ còn khó khăn ngay cả ở trong nước . Hiện nay, đánh giá về khả ngăng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp có thể chia thành 3 nhóm chính : - Nhóm hàng có khả năng cạnh tranh. Gồm các sản phẩm da giầy, sản xuất vật liệu phi kim loại và chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn hoá. nhìn chung, đây là những hàng hoá sử dụng nhiều lao động, đầu tư nước ngoài và năng lực sản xuất trong nước đang tăng lên nhanh chóng . - Nhóm hàng có khả năng cạnh tranh trung bình. Nhóm này gồm các sản phẩm dệt may, cơ khí chế tạo, thiết bị điện, điện tử tin học, hoá chất, công nghiệp sản xuất giấy, sứ và thuỷ tinhm nước giải khát, bia và nước ngọt, sản xuất sữa, chế biến dầu thực vật, khai thác và chế biến khoáng sản. Nhìn chung, nếu đước bảo hộ, nhóm hàng này sẽ nâng được sức cạnh tranh trong tương lai. - Nhóm hàng có năng lực cạnh tranh thấp là sản xuất thép. Mhư vậy, những sản phẩm công nghiệp của Việt Nam có năng lực cạnh tranh còn ít. Phần lớn là những sản phẩm có khả năng nếu được bảo hộ. Vấn đề này đặt ra cho chính sách bảo hộ cho công nghiệp Việt Nam như thế nào trong điều kiện hội nhập. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, vừa qua Nhà nước tập trung thí điểm mô hình tổng công ty 90, 91. Giải pháp đó đã góp phần làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh cho một số ngành quan trọng, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước có thể tham gia và thắng thầu ở một số công trình đấu thầu quốc tế. Tuy nhien, việc hình thành theo giải pháp ”cú huých từ bên ngoài” lại ồ ạt nên nhiều tổng công ty thực chất chỉ là sự cộng gộp giản đơn từ nhiều doanh nghiệp nhỏ lại mà chưa có được mô hình tổ chức quản lý phù hợp và hiệu quả. Các quan hệ tài chính và thị trường chưa được thiết chế khoa học dẫn đến ỷ lại, thụ động, thậm chí là không gắn bó với nhau trong kinh doanh . Do khả năng cạnh tranh hạn chế, thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp ngay ở trong nước cũng gặp khó khăn. Giai đoạn 1991 đến 1995 thị trường trong nước tăng mạnh do quá trình chuyển từ tiết kiệm sang tiêu dùng của dân cư. Sức mua đó giảm mạnh vào giai đoạn 1996-2000. Mặt khác, tháp phân bố nhu cầu ở Việt Nam là khá nhọn, bởi thế sức mua tổng thể thấp. Trong khi đó, các nhà sản xuất lại kém nhạy cảm với thị trường. Quá trình đổi mới công nghệ vốn rất hạn chế lại mới chỉ dừng lại ở nỗ lực thay đổi tính hữu dụng đặc trưng của sản phẩm nên các yếu tố phát triển và giá trị tăng thêm của sản phẩm là ít, thiếu sức cạnh tranh trên thị trường . Thời kỳ 1991-2000, một số ngành công nghiệp tiêu dùng không được chú trọng đầu tư , gỏ ngỏ cho các nhf cạnh tranh cước ngoài thâm nhập thị trường . Đa số các sản phẩm hiện diện trên thị trường đèu không thuộc nhóm dẫn đầu, nhóm có sức mua lớn với giá mua cao, mà chỉ ở nhóm có mức giá trung bình và thấp. ở mức này hàng hoá nhập từ Trung Quốc theo con dường phi mậu dịch trở thành đối thủ không cân sức. Nguồn nguyên liệu bị phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài , nguồn trong nước chưa được khai thác hiệu quả . Việc xuất hiên nhiều ngành kỹ thuật mới hòi hỏi ;hải có hệ thống nguồn nguyên liệu đầu vào thích hợp, tuy nhiên do thiếu vốn đầu tư nên các cơ sở nguyên liệu chưa đươc xây dựng. Do đó hầu hết nguyên liệu phải ngập ngoại với giá đầu vào cao nên trong nhiều trường hợp thực cháat chỉ là gia công cho các tổ chức kinh doanh nước ngoài với tiền công thấp mà thôi. ậ đây cơ cấu giữa công nghiệp chế biến với công nghiệp đầu vào còn chưa hợp lý. Sự phối hợp hệ thống quản lý công nghiệp còn thiếu đồng bộ Vấn đề lớn của hệ thống công nghiệp đang bộc lộ là cơ chế chủ quản doanh nghiệp chưa rõ ràng. Tiết chế gắn quản lý theo ngành và theo địa phương vùng lãnh thổ đang làm cho hệ thống quản lý bị chồng chéo, đồng thời việc hình thành các tổng công ty mạnh lại làm xuất hiện các đầu mối chủ quản mới. Một số doanh nghiệp trong các tổng công ty 91 không còn thuộc bộ quản lý ngành và trên thực tế không rõ ai là đại diện chủ sở hữu đích thực. Trong khi đó sự phối hợp giữa các bộ chưa chặt chẽ. 2.2. Đánh giá về chính sách công nghiệp Về chính sách cơ cấu công nghiệp . - Có thể nói, cơ cấu ngàng kinh tế kỹ thuật của công nghiệp Việt Nam đến nay là bất hợp lý. Sự không hợp lý ở đây thể hiện trên 2 mặt. Một mặt, là sự phát triển quá dàn trải trên mọi ngành kinh tế – kỹ thuật, mội ngành công nghiệp đều có ở Việt Nam nhưng lại không có một ngành nào trở thành thế mạnh để tạo được hình ảnh trên thương trưởng, ngay cả ở thị trường trong nước. Mặt khác, các ngành công nghiệp nặng lậi tập trung phát triển quá khả năng và không còn phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế đã gây nên sự lãng phí về nguồn lực. Có thể đánh giá chung đây là một cơ cấu công nghiệp dàn trải, thiếu mũi nhọn và kém hiệu quả. - Cơ cấu quy mô. Công nghiệp Việt Nam không có các cơ sở có quy mô lớn mà chủ yếu ở dạng quy mô vừa, do một thời gian dài Việt Nam chỉ phát triển công nghiệp quốc doanh . Kể từ khi đổi mới, vắt đầu xuất hiện các doanh nghiệp nhỏ của tư nhân và cơ cấu quy mô thay đổi khá rõ nét theo hướng tăng cacs doanh nghiệp nhỏ. Do đó , cần thiết phải có chính sách phát triển mạnh doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phát triển mạnh công nghiệp ở các vùng nông thôn, miền núi đểthúc đẩy quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn, tạo sự phát triển cân đối cơ cấu vùng. Đây là hướng lâu dài để giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề đô thị hoá và sự quá tải của các thành phố lớn. - Cơ cấu sở hữu công nghiệp Tong suốt thời gian dài phủ nhận sở hữu tư nhân dẫn đến các nguồn lực tư nhân không được huy dộng vào sản xuất công nghiệp. Kể từ khi có chính sách đổi mới, cơ cấu này đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ chưa kịp thời và đồng bộ nên khu vực tư nhân còn rất hạn chế. Khu vực này cần được đặc biệt khuyến khích phát triển mới có thể nhanh chóng tham gia giải quyết các vấn đề việc làm cũng như tạo nên sức sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế . - Cơ cấu tổ chức cơ sở công nghiệp . Nền kinh tế tập trung đã tạo ra một tâm lý “tự chủ” thái quá dẫn đến các doanh nghiệp có xu hướng được tổ chức theo kiểu “khép kín”. Kiểu cơ cấu này làm cho doanh nghiệp lớn mà không mạnh, chậm có cơ hội đầu tư đổi mới, tính chuyên môn hoá bị gi phạm và cuối cùng là chất lượng thấp. Sự đánh giá này là rất cần thiết để có thể hoàn chỉnh một chính sách phát triển công nghiệp trong tương lai, bởi vì tư duy kiểu “khứp kín” quá trình sản xuất công nghiệp trong một doanh nghiệp vẫn còn khá phổ biến. b. Về chính sách lựa chọn sản phẩm trong phát triển công nghiệp. Thực hiện chủ trương xây dựng một nền kinh tế tự lập tự cường, trong suốt một thời gian dài chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng được coi như nền tảng của chính sách công nghiệp. Đặc biệt chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng lại được phát động trong hoàn cảnh nền kinh tế khan hiếm các nguồn lực. Chính sách này làm cho đầu tư tập trung vào các ngành mà quá trình sinh lợi chậm, hơn thế nữa, khan hiếm các nguồn lực thì công nghệ của nó ở mức độ thấp, thiếu đồng bộ và kết quả là nền kinh tế được trang bị các tư liệu sản xuất có trình độ kỹ thuật thấp kém. Điều đó tất yếu dẫn đến tình trạng là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tạo ra các sản phẩm chất lượng thấp, không thực hiện được ngay cả chính sách thay thế nhập khẩu. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh đầu tư để phát triển khu vực công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng, dịch vụ công nghiệp để nhanh chóng thúc đẩy sự phát triển thị trường. c. Về các chủ thể quyết định cho sự phát triển công nghiệp Việt Nam. Qua thăm dò ý kiến chuyên gia thì 85% cho rằng Chính phủ giữ vai trò quyết định sau đó là người gỏ gốn, các tổ chức và cá nhân nước ngoài và cuối cùng đến các hiệp hội ngành. Điều này phản ánh trong phát triển công nghiệp, thương mại của Việt Nam hiện nay, khu vực Nhà nước vẫn đóng vai trò chi phối. Đúng là Chính phủ là người đóng vai trò quyết định nhất trong việc hoạch định chính sách công nghiệp. Song trong sự phát triển của bản thân ngành công nghiệp thì loại hình doanh nghiệp nào đóng vai trò quan trọng nhất ? Thực tiễn hoạt động của công nghiệp Việt Nam trong những năm qua cho thấy, trong lĩnh vực công nghiệp, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Việt Nam và các doanh nghiệp có vốn đầu tư cước ngoài tại Việt Nam là các loại hình doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn thu hút lao động làm việc nhiều hơn, sử dụng vốn có hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước. Trong khi đó môi trường chính sách và luật pháp cho sự phát triển của khu vực ngoài quốc doanh mặc dù đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam phải tính toán đến vấn đề này. Về lựa chọn bạn hàng thương mại với các nước Trong suốt thời gian dài, quan hệ thương mại Việt Nam gắn liền với một khu vực duy nhất dẫn đến sự lệ thuộc vào khu vực này. Chính sách ưu tiên thương mại với một khu vực đã vô hình chung đi ngược lại mong muốn phát triển tự chủ, không những thế, sự yếu kém của khu vực truyền thống trước đây (Liên xô và các nước ĐôngÂu) đã làm cho sản phẩm hàng hoá chậm đổi mới theo yêu cầu của tiêu dùng, ít khả năng tham gia các khu vực thị trường khác. Chính vì vậy, đẩy mạnh thương mại đa phương như là một phương thức hữu hiệu để phát triển công nghiệp. Về các chính sách và công cụ hỗ trợ phát triển công nghiệp. Hệ thống công nghiệp không thể vận hành tốt nếu thiếu hệ thống đồng bộ các chính sách hỗ trợ. Đây thực sự đang là vấn đề rất cần được nghiên cứu tháo gỡ để thúc đẩy công nghiệp phát triển. Hiện nay, những chính sách này của Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, cải cách bước đầu để phù hợp với điều kiện đổi mới nền kinh tế, chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường. Một số chính sách đang được quan tâm đó là : Chính sách vốn. Chính sách công nghệ. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực. Chính sách thuế quan. 3. Các giải pháp của Chính phủ đã thực hiện để phát triển công nghiệp . 3.1. Điều chỉnh thể chế- chính sách kinh tế vĩ mô. Giai đoạn vừa qua, trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội10 năm 1991-2000, Chính phủ đã thực hiện một loạt những biên pháp điều chỉnh thể chế kinh tế và các chính sách kinh tế vĩ mô. Những cải cachs đó đã tạo ra động lực lớn cho sự phát triển của toàn nền kinh tế cũng như cho sự phát triển của công nghiệp. Thể chế chính sách kinh tế được điều chỉnh theo những hướng cơ bản sau : - Khẳng định và hình thành thể chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một quyết định tạo ra sự chuyển biến lớn trong toàn bộ các hoạt động kinh tế-xã hội . - Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Giải pháp chính sách này đã mở rộng điều kiện huy đông các nguồn lực phát triển, phát huy nội lực tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, trong đó dặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp có sơ hội phát triển. - Tạo lập đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, đảm bảo cho các hoạt động kinh tế. 3.2. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư. Chính phủ đã triển khai nghiên cứu điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ cjả khu vực công nghiệp và dịch vụ., trên giác độ tổng thể nền kinh tế quốc dân. Riêng đối với công nghiệp các chính sách được hướng vào sự phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển, có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao, giải quyết nhiều lao động, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng công nghiệp tạo đà cho sự phát triển của công nghiệp. Có thể nói cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu công nghiệp được điều chỉnh theo hướng hướng mạnh về xuất khẩu, đa phương hoá trong các hoạt động kinh tế nói chung và kinh doanh công nghiệp nói riêng. 3.3. Tăng cường cơ sở luật pháp, đảm bảo kiệu lực của pháp luật. - Xây dựng và hình thành về cơ bản khuôn khổ pháp lý, ban hành các luật, pháp lệnh (Luật doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư nước ngoài,…). - Tiến hành cải cách hành chính theo hướng hoàn thiện các thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cán bộ, công chức bộ máy quản lý Nhà nước đảm bảo thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế-xã hội nói chung cũng như chính sách phát triển công nghiệp. 3.4. Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước. Một trong những vấn đề quan trọng Chính phủ đã và đang làm để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền công nghiệp Việt Nam là cơ cấu lại và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước. Khu vực này hiện nay đang nắm giữ phần lớn tài sản, lao động kỹ thuật của ngành công nghiệp quốc goa, giữ vai trò chủ đạo trong các thành phần kinh tế. Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước nói chung và doanh nghiệp công nghiệp nói riêng nhằm tăng tính tự chủ của doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP CHO CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN (2001-2020) I. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG. 1. Xu hướng đẩy mạnh phát triển công nghiệp Việt Nam trong những năm tới. Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đến năm 2020 về cơ bản là một nước công nghiệp. Công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh mới. Có 3 vấn đề đối với Việt Nam trong quá trình phát triển nền công nghiệp của mình. - Một là, quá trình đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh sự bùng nổ của cách mạng khoa học kỹ thuật và thế giới bước vào thời kỳ kinh tế tri thức, trong đó có nhiều nước trên thế giới đã trở thành nước công nghiệp phát triển,nhiều cước đi vào giai đoạn hậu công nghiệp. Chính điều này vừa tạo ra cơ hội cho nước ta có thể tiếp thu được những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại nhất của thế giới để đi nhanh, phát triển rút ngắn, nhưng cũng tạo ra thách thức, nguy cơ cho sự tụt hậu, nếu ta không tận dụng dược những thành tựu khoa học hiện đại đó. - Hai là, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, hội nhậpkt thế giới và khu vực đã tạo nên một mặtbằng về cơ hội đẩu tư, thương mại và chuyển giao công nghệ giữa các nước, đồng thời cũng là một thách thức đối với các nước. Cơ hội mới cho Việt Nam là có thể tranh thủ được cốn, khoa học công ngệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý các nước đi trước. Song những thách thức đặt ra cũng rất lớn. Bởi lẽ, hội nhạp quốc tế là quá trình đòi hỏi Việt Nam phải loại bỏ dần các hàng rào thuế quan trong thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế và di chuyển các nhân tố sản xuất giữa các nước từ mức thấp đến mức cao. Chẳng hạn theo cam kết đến 2006 để tham gia vào AFTA, Việt Nam phải chấp nhận các mức thuế quan từ 0% đến 5% cho hàng hoá của các nước nhập vào Việt Nam, đồng thời, hàng hoá của Việt Nam cũng được hưởng những quy định như vậy khi xuất khẩu vào các nước thành viền trong khối. Trong bối cảnh trình độ sx, kinh doanh của Việt Nam còn thấp, phải dựa vào sj bảo hộ của hàng rào thuế quan để tồn tại thì những quy định đó là sự thách thức rất lớn đối ới các doanh nghiệp Việt Nam. - Ba là, Việt Nam đẩy mạnh jpt công nghiệp trong điều kiện về cơ bản vẫn còn là một nước công nghiệp lạc hậu. Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Việt Nam đã coi công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Tiếp đó, Đảng cộng sản Việt Nam chủ trương để ccn hoá cần ưu tiên jpt công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, công nghiệp hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Đến Đại hội VIII, Đảng cộng sản Việt Nam nhấn mạnh để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là phải đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Với đường lối công nghiệp hoá đó, 40 năm qua Việt Nam đã có đươc một số thành tựu nhất định trong phát triển công nghiệp, tạo lâpj được một số cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế. Chính vì vậy việc đẩy mạnh công nghiệp hoá của Việt Nam ở giai đoạn hiện nay hông phải là từ chỗ chưa có gì, từ số không để đi lên. Tuy nhiên, thức tế chỉ ta là, qua 40 năm, những bước tiến về sự phát triển công nghiệp cồn rất chậm, sự thành công của chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế. Xuất thân từ một nước nông nghiệp, sau 40 năm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến nay 76% dân số Việt Nam vẫn sống trong nông thôn, vẫn là người nông dân sản xuất nhỏ, tự cấp tự túc. Trên pjhạm vi quốc tế, Việt Nam vẫn là một nước kém phát triển. 2. Mô hình chính sách công nghiệp Việt Nam đến 2020. 2.1.Mục tiêu và định hướng chung của chính sách công nghiệp thương mại là đưa Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào naưm 2020. Đây là mục tiêu do Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam làn thứ VIII đặt ra và sẽ được khẳng định tiếp tục trong Đại hội IX. Để trở thành một nước công nghiệp, vấn đề quan trọng hàng đầu của nền kinh tế là tập trung chuyển dịch được cơ cấu ngành kinh tế theo hướng taưng nhanh tỷ trọng công nghiệp kể cả về giá trị và về lao động. Theo cách phân loại hiện nay của thế giới, nước công nghiệp là nước có tỷ trọng sản xuất công nghiệp chiếm hơn 60% trong giá trị gia tăng của sản xuất hàng hoá. Tỷ trọng này của nước nửa công nghiệp từ 40 - 60%, của nước đang công nghiệp hoá là 20 – 40% của nước nông nghiệp là dưới 20%. Ở Việt Nam hiện nay, tỷ trọng trên còn rất thấp. Ngay trong cơ cấu ngành công nghiệp - nông nghiệp – dịch vụ, cả về giá trị và về lao đọng cũng đang còn thấp . Cho đến 1999, tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành này là 34,5% - 25,4% - 40,1%. Tỷ trọng lao động các ngành công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ là 12,5 % - 67%- 20,5%. Để cơ bản trở thành một nước công nghiệp trong 20 năm tới, Việt Nam phải tập trung chuyển dịch mạnh mẽ hơn nữa về cơ cấu kinh tế, sao cho tỷ trọng giá trị sản xuất và tỷ trọng lao động ngành công nghiệp phải được nâng cao. Hiện nay có nhiều kịch bản về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, trong đó dự kiến đến 2020 đưa tỷ trọng ngạnh công nghiệp lên 45% trong cơ cấu ngành kinh tế . Để cơ bản trở thành nước công nghiệp, đến năm 2020 chỉ số này cần phải đạt được mức 60%. Với trình độ phát triển kinh tế còn lạc hậu, trong vòng 20 năm tới đạt được những mục tiêu như nêu trên hay không tuỳ thuộc vào ở chỗ Việt Nam có đưa ra được hay không một chính sách công nghiệp đúng đắn, Để thực hiện mục tiêu chung đẩy mạnh phát triển công nghiệp, đưa Việt Nam đến 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự phát triển của nền kinh tế tri thức diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam cần phải lựa chọn một chính sách công nghiệp theo hướng : phát huy nội lực, sức mạnh, tự do đầu tư và sáng tạo của toàn dân, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp dử dụng nhiều lao động có lợi thế cạnh tranh đẻ cải biến nền nông nghiệp hiện nay; chủ động hội nhập để tranh thủ công ngệ, vốn, kinh nghiệm quản lý và trí tuệ của thế giới để sản xuất ra nhiếu loại sản phẩm có hàm lượng chất xám cao và lựa chon đầu tư phát triển một số ngành mũi nhọn, tạo sự đột phá cho việc chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo tiêu chuẩn của một nước công nghiệp, đảm bảo tăng trưởng bền vững và nâng cao đới sống nhân dân. 2.2. Những nguyền tắc chung của mô hình chính sách công nghiệp trong 20 năm tới. - Trên cơ sở tăng cường đưa khoa học, công nghệ vào mọi loại sản phẩm, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sử dụng niều lao động có lợi thế cạnh tranh, đồng thời lựa chọn một số ngành mũi nhọn để đầu tư tạo sự đột phá mạnh mẽ cho bước phát triển rút ngắn. Dựa vào thành tựu khoa học công nghệ hiện đại để cải biến nền nông nghiệp hiện nay, chuyển mạnh nông thôn sản xuất tự cấp sang sản xuất hàng hoá, mở rộng kinh tế thị trường trên phạm vi cả nước. 3. Định hướng cơ cấu công nghiệp. 3.1. Về cơ cấu ngành. Xuất phát từ thực trạng cơ cấu ngành hiện nay, chính sách cơ cấu ngành cần được thiết kế theo những hướng sau: Đối với ngành công nghiệp khai thác : tăng cường đầu tư phát triển mạnh ngành khai thác sản phẩmdầu khí và công ngệ hoá chất, công nghiệp chế biến từ sản phẩm dầu khí. Đối với công nghiệp chế biến : khuyến khích toàn xã hội đầu tư phát triển mạnh công nghiệp chế biến, đặc biệt theo đinh hướng xuất khẩu. Một số vấn đề cần chú ý khi thực hiện chủ trương này là: + Ưu tiên hơn nữa cho các ngành khai thác tiềm năng nguyên liệu sẵn có trong nước, trước hết là ngành nông, lâm, thuỷ sản và ngành sử dụng nhiều lao động dễ thu hút được nguồn vốn đàu tư của dân và vốn nước ngoài . + Đầu tư nghiên cứu tăng thêm hàm lượng khoa học để nâng cao chất lượng hàng chế biến đối với hàng chế biến từ nông, lâm, thuỷ sản. + Chú ý tới phát triển nành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước . + Đầu tư phát triển ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu và công nghiệp hỗ trợ, nghiên cứu phát minh, hướng vào c ngành vật liệu cao. 3.2.Về cơ cấu vùnglãnh thổ. Chú trọng đầu tư để nâng tỷ trọng công nghiệp của các vùng miền núi và trung du phía Bắc,các tỉnh ven biển Trung Bộ, các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. ở đây cần kết hợp giữa đầu tư Nhà nước và đầu tư toàn dân. Nhà nước tập trung đầu tư cho công nghiệp khai thác tài nguyên, cho công nghiệp sản xuất và phânphối điện nước. Đồng thời khuyến khích toàn dân đầu tư phát triển công nghiệp chế biến từ sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, phát triển các vùng dược liệu và ngành công nghiệp dược phẩm trong tương lai. 3.3.Về cơ cấu quy mô. Xuất pháttừ thực tiễn Việt Nam hiện nay gần 90% doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, hơn nữa xuất phát từ điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật trong tương lai, Việt Nam cần ưu tiên cho quy mô vừa và nhỏ có hàm lượng khoa học công nghệ và chất xán cao. Bởi lẽ, sự bùng nổ của khoa học công nghệ như hiện nay đang làm biến đổi tư duy kinh tế và tư duy kỹ thuật cuả thời đại. Với sự phát triển của nó, các yếu tố của nền kinh tế tri thức đã đẩy các yếu tố cạnh trnh truyền thống như tài nguyên, vốn, công ngệ với quy mô lớn xuống hàng thứ yếu. Để phát triển công nghiệp vừa và nhỏ cần lưu ý : Hình thành các tổ chức xúc tiến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xây dựng mạng lưới hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, nhân lực cho việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hình thành các tổ chức tư vấn phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. 3.4. Về cơ cấu thành phần kinh tế. Tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế trong ngành công nghiệp: - Doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước tập trung vào những ngành công nghiệp mũi nhọn, có tính chất mở đường cho sọ phát triển của ngành công nghiệp và của nền kinh tế quốc dân. Hiện nay đó là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu và công nghiệp hỗ trợ, nghiên cứu phát minh, vật liệu cao, sinh học, điện tử tin học. - Tạo môi trường chính sách để các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển ở các ngành sản xuất các loại hàng hoá khác. 4. Định hướng về bước đi phát triển sản phẩm, thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp. 4.1. Về bước đi phát triển sản phẩm công nghiệp. Bắt đầu từ những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lợi thế của Việt Nam về phát triển nguồn lao động và tài nguyên, nhất là về nông, lâm, thuỷ hải sản, sang các ngành công nghiệp chế biến sâu. Chú ý đầu tư phát triển thêm những ngành công nghiệp chế biến mới phục vụ cho đời sống con người, dựa trên những lợi thế này như dược liệu, thuốc dân tộc chữa bệnh,... Đi từ các ngành công nghiệp hạ nguồn, không cần nhiều vốn sang các ngành công nghiệp thượng nguồn trong mối liên kết công nghiệp bền vững . Nâng cấp công nghệ của ngành công nghiệp từ thấp tới cao, sao cho ngày càng nhiều hàm lượng chất xám được đưa vào sản phẩm công nghiệp sản xuất ra, từ sản phẩm kinh tế đến sản phẩm văn hoá, y tế, giáo dục, sức khoẻ con người, thuộc mọi lứa tuổi trong xã hội. 4.2. Về định hướng thị trường. Đối với thị trường nước ngoài: Cần ưu tiên phát triển thương mại đa phương đối với hàng công nghiệp Việt Nam. Trong những năm tới, đặc biệt chú ý tới thị trường Mỹ, Nhật Bản, Tây âu, Trung Quốc, ASEAN, Đông âu, Hàn Quốc. Chú ý phát triển thị trường Trung Đông và có giải pháp để từng bước xâm nhập thị trường Châu Phi. Đối với thị trường trong nước: Xoá bỏ tình trạng trống rỗng của thị trường. Đặc biệt chú ý sản phẩm đáp ứng thị trường tiêu dùng của các tỉnh nông thôn, miền núi,vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo. 4.3. Về nâng cao sức cạnh tranh hàng công nghiệp Việt Nam. Về phía Nhà nước, cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tự do tiếp cận thị trường nước ngoài để nắm bắt tâm lý, thị hiếu của nhu cầu thị trường về chủng loại, mẫu mã, quy cách, chất lượng sản phẩm, cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tự do tìm kiếm công nghệ phù hợp để sản xuất . Đồng thời thực hiện một cách rộng rãi nguyên tắc tự do ngoại thương đối với mọi loại hình doanh nghiệp . Về phía doanh nghiệp, cần cải tiến tổ chức quản lý, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí đầu vào trong sản xuất . ở đây, một vấn đề giảm chi phí đầu vào là cần giảm thiểu những thủ tục hành chính phiền hà do các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế tạo ra cho doanh nghiệp . II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ Ngoài những giải pháp đã thực hiện có hiệu quả trong thời gian qua. Để đưa Việt Nam trong vòng 20 năm tới từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách thích hợp. 1. Tập trung cao độ đẻ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chỉ có thể diễn ra khi chúng ta đưa chất xám, trí tuệ khoa học cao độ để có được nguồn nhân lực chất lượng cao. Chỉ có nguồn nhân lực chất lượng caomới có thể đưa chất xám vào mọi loại sản phẩm của nền kinh tế . Thực tiễn phát triển của các nước chỉ rõ, việc sử dụng công nghệ hiện đại đòi hỏi sức lao động có trình độ cao. Hiện nay ở Mỹ , lao động trs lực đang thu nạp 75% nhân lực. Trong sản xuất giá cả sức lao động chiếm khoảng 10% trong sản phẩm rẻ tiền, còn trong các sản phẩm sử dụng công nghệ hiện dại nó chiếm khoảng 70-80%. Hơn nữa, nguồn lao động có chất lượng cao đóng gốp rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Chẳng hạn ở Mỹ theo tính toán của các chuyên gia, trong nhiều năm tăng trưởng vói tốc độ 3,2% năm, thì sự đóng góp của yếu tố khoa học công nghệ là 1,4% , của lao động là 1% , của vốn là 0,8%. Ngay ở Việt Nam cũng theo tính toán, nếu tăng lao động 1% sẽ đóng góp cho tăng trưởng 0,62%, còn tăng 1% vốn thì chỉ đóng góp cho tăng trưởng 0,28%. Chính vì vậy, trong điều kiện là một nước nghèo về vốn , lạc hậu về công nghệ, giàu về nguồn lao động, việc tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam có ý nghĩa hàng đầu. Mặt bằng dân trí và đỉnh cao trí tuệ là hai việc song hành và nhất thiết phải đạt tới một đièu kiện tối thiểu nào đó mới đảm bảo điều kiện đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp. Nhờ đó, người dân sẽ thay đổi được tâm lý, tập quán canh tác lạc hậu, thủ công , manh mún hàng ngàn đời, có hiểu biết trong tổ chức sản xuất theo yêu cầu của thị trường, chủ động tìm kiến thị trường, tìm kiếm công nghẹ hiện đại , từ đó thay đổi được phương thức canh tác, từng bước hiện đại hoá kỹ thuật sản xuất, tạo cơ sở cho việc chuyển lao động nông thôn sang sản xuất thàng hoá trên quy mô cả nước. Từ thực tế Việt Nam, việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao hiện nay cần phải hướng vào loại nhân lực sau: - Tập trung đào tạođược đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao, điều này sẽ lam cho giá trị kinh tế của mọi sản phẩm sản xuất ra sẽ tăng lên nhanh chóng. K. Mark đã chỉ ra sự khác nhau giữa lao động phức tạp và lao động giản đơn. theo ông:“lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn”. Cùng sản xuất ra một loại sản phẩm, lao động phức tạp có hàm lượnggấp nhiều làn so với sản phẩm của lao động giản đơn. hiện nay, đội ngũ này ở Việt Nam rất mỏng. Những năm tới, Việt Nam cần đầu tư mạnh hơn nữa cho sự phát triển của hệ thống dạy nghề và công nhân kỹ thuật cung cấp cho ngành công nghiệp cũng như cho toàn nền kinh tế . - Chú trọng đào tạo đội ngũ chuyên gia về kinh tế và kỹ thuật chất lượng cao. Đội ngũ này không những giúp cho Việt Nam có thể áp dụng và sáng tạo kỹ thuật , hội nhập kinh tế, nhờ đội ngũ này Việt Nam còn có thể tăng nhanh chóng tổng sản phẩm quốc dân thông qua con đường xuất khẩu chuyên gia. Điều rất rõ ràng là tiền lương của người làm việc trong các doanh nghiệp trọng nước. Đó là chưa nói đến việc chúng ta có thể được xuất khẩu các chuyên gia có trình độ cao cho các công ty đa quốc gia. - Nhanh chóng đào tạo đội ngũ các chủ doanh nghiệp thuộc mọi thành phần trong nền kinh tế quốc dân và đội ngũ những nhà sáng ché, phát minh. Một chủ doanh nghiệp giỏi, môt nhà khoa học có tài đưa ra những phát minh, sáng chế có goá trị thì có thể mang lại lợi ích cho quốc gia rất nhiều. - Nâng cao trình độ dân trí của toàn dân mà đặc biệt là nông dân. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, bởi lẽ, nâng mặt bằng dân trí sẽ tạo cơ hội cho mọi người dân học tập, tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến vào sản xuất, tạo sản phẩm công nghiệp có chất lượng cao và giá trị cao. 2. Về chính sách công nghệ. Ngày nay,nhân loại đang chứng kiến sự bùng nổ dữ dội của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Nhiều nhà khoa học đã dự báo, nếu 30 năm qua, khối lượng kiến thức khoa học công nghệ có được lớn hơn hai thiên niên kỷ trước đó, thì trong vòng 20 năm tới, klhối lượng kiến thức khoa học công nghệ phát triển sẽ gấp 4-5 lần so với hiện nay. Với sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực khoa học này, một loạt những lĩnh vực công nghệ mới, hiện đại như công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, phần cứng, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu tiên tiến và công nghệ tự động hoá đang trở thành những lĩnh vực công nghệ cơ bản giúp cho sự tăng trưởng có tính đột phá của các nền kinh tế. Nếu như những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trong mấy thập kỷ gần đây đã làm thay đôỉ căn bản kỹ thuật và công nghệ sản xuất, nhờ đó, lượng của cải vật chất được tạo ra trong suốt 270 năm trước đó, thì trong vài ba chục năm tới của thế kỷ XXI, lượng của cải sẽ còn tăng lên gấp nhiều lần so với hiện nay. Trong bối cảnh đó, một trong những giải pháp có tính đột phá cho phát triển công nghiệp là tập trung cao cho cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có giá trị cao cho nền kinh tế. Để có công nghệ hiện đại tạo điều kiện nâng cao giá trị hàng hoá , giải pháp công nghệ của Việt Nam cần theo những hướng sau: - Về bước đi công nghệ Hiện nay cần tưng cường ứng dụng công nghệ hiện đai vò sản xuất và kinh doanh. Điều này đòi hỏi phải tìm kiếm và du nhập được những công nghệ hiện đại, nhưng lại phù hợp với điều kiện Việt Nam để có khai thác được tiềm năng lợi thé của công nghiệp Việt Nam về sản xuất sản phẩm từ tài nguyênvà sử dụng nhiều lao động. Những công nghệ hiện đại nay cho phép thực hiện chế biến sâu, làm tăng hiệu quả của nền kinh tế. Hiện nay, việc quản lý chuyển giao công nghệ vẫn còn những hạn chế. Trên cơ sở đó, tăng cường nghiên cứu phát minh, phát triển công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu chất lượng cao, tạo ra các sản phẩm công nghệ độc lập, tạo sức cạnh tranh, dẩy nhanh được tốc độ tăng trưởng và phát triển. Về lĩnh vực công nghệ ưu tiên. Công nghệ sinh học bao gồm công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ enzyn, công nghệ AND, để phục vụ có hiêu quả cho nông nghiệp , công nghiệp , y tế và bảo vệ môi trường. Công nghệ vật liệu cao phát triển theo hướng kết hợp chặt chẽ nhiều ngành khoa học như hoá học, sinh học, cơ học dẻ phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu mới như kim loại, chất dẻo, vật lịêu gốm,… công nghệ điện tử và thông tin để hiện đại hoá các ngành công nghiệp và toàn nền kinh tế. Về phương thức của công nghệ. Nên phổ biến rộng rãi và phân cấp giữa Nhà nước và toàn dân. bởi lẽ, việc áp dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ vào sản xuất không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, mà đó còn là nhiệm vụ của toàn dân. Công cuộc này chỉ có thể thực hiện được nếu như có một cao trào toàn dân tham gia vào áp dụng công nghệ. 3. Chính sách về vốn. Muốn phát triển công nghiệp, nướ nào cũng phải tích luỹ nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó có hiệu quả. Không có vốn tích luỹ , không có điều kiện để đổi mới kỹ thuật, tăng cường chất xám, đào tạo đội ngũ để phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, mỗi nước khác nhau, trong mỗi thời kỳ phát triển khác nhu, nguồn vốn thích luỹ ban đầu và sử dụng nó cũng có sự khác nhau. ở mỗi nước, trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thẻ khác nhau,đều có con đường khác nhau để tích luỹ vốn. Vậy đối với Việt Nam , nguồn vốn cho phát triển công nghiệp cần giải quyết như thế nào ? và lựa chọn như thế nào? 3.1. Dựa vào vốn trong nước là chủ yếu, vừa phải tranh thủ thu hút được nguồn vốn nước ngoài. Đối với nguồn vốn trong nước, trong những năm qua, nhất là trước thời kỳ đổi mới, nguồn vốn cho phát triển công nghiệp của Việt Nam chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước. Với nguồn vốn đó, Việt Nam đã xây dựng được một bước chuyển biến trong cơ cấu kinh tế. Song nếu chỉ dựa vào ngân sách Nhà nước, việc giải quyết vốn là rất khó khăn, hạn hẹp. Vì vậy, để huy động vốn trtong nước, phải dựa vào sức dân. Nguồn này không kém phần quan trọng như vốn ngân sách. Nếu như có một chính sách dúng, khuyến khích được toàn dân tiết kiệm và huy động được sức lực và trí tuệ của toàn dân, Việt Nam sẽ có nguồn vốn ban đầu để tích luỹ nhanh. Thực tiễn nhiều địa phương trong nước đang chứng tỏ điều này. Có những địa phương, bằng nguồn vốn tự có của dân tự đầu tư máy móc hiện đại, tự tìm kiếm thị trường, tự tổ chức sản xuất kinh doanh và mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Vì vậy, nguồn vốn tích luỹ ban đầucho công nghiệp hoá ở nước ta trong những năm tới phải dựa vào toàn dân. Tuy rằng vốn trong nước, đặc biệt là vốn của toàn dân là rất quan trong, song bước phát triển mạnh của nền công nghiệp Việt Nam chỉ thực hiện được nếu như thu hút được mạnh mẽ nguồn vốn nước ngoài. Đối với nguồn vốn này, việc thu hút chúng vào Việt Nam hiện nay có nhiều thuận lợi. Trong bối cảnh quốc tế hoá đới sống kinh tế, hội nhập kinh tế, các luồng vốn đầu tư nước ngoài, kể cả ODA, FDI, NGO,… sẵn sàng chảy vào những nơi mà vốn đầu tư được đảm bảo an toàn và sinh lợi cao. Chẳng hạn, theo số liệu thống kê, trong thời gian 1990-1996, ở 8 nền kinh tế phát triển, tổng giá trị vốn được lưu thông trên thị trường tăng 4 lần. Thị trường tài chính của các nứoc công nghiệp mới tăng trưởng với số vônư 1.500 tỷ USD, tương đương với 10% tổng số vốn của toàn cầu, trong đó các nước Châu á chiếm 39,8%, Mỹ la tinh và Caribê chiếm 28,6% , tiểu sa mạc Sahara chiếm 16,1% , Nam Phi chiếm 9,9%, Châu âu và Trung á chiếm 5,4%, còn lại thuộc về Trung Đông và Bắc phi. Như vậy, vấn deef vốn nước ngời liên quan đến môi trường kinh doanh với các chính sách thích hợp. Nếu có một môi trường pháp lý cho nhà đầu tư yên tâm được bảo toàn vốn, tạo lập được môi trường kinh doanh đảm bảo sinh lợi cho vốn đầu tư thì nguồ vốn lớn từ nước ngoài cho phát triển công nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể được giải quyết. Tất cả những điều này hoàn toàn nằm trong tầm tay của Nhà nước Việt Nam. 3.2. Định hướng sử dụng vốn. Trong việc sử dụng vốn, Nhà nước tập trung chủ yếu vào xây dựng phát triển các ngành Việt Nam mũi nhọn , những ngành công nghiệp có vai trò dẫn dắt, mở đường và có tác đông lan toả cho toàn nền công nghiệp Việt Nam, còn lĩnh vực sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm công nghiệp khác Nhà nước nên tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác đầu tư phát triển. 4. Chính sách thuế quan. Mặc dù hệ thống thuế quan của Việt Nam đã được cải cách theo yêu càu của quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới , nhưng cho đến nay vẫn còn những bất cập. Vì vậy tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế quan đang là vấn đề cấp bách đối với Việt Nam trong những năm tới. 4.1. Yêu cầu hoàn thiện chính sách thuế quan Đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch và công bố công khai các văn bản pháp quy có liên quan đến thuế quan. Không phân biệt, đối xử giữa các thành viên trong mọi hoạt động thương mại, giữa hàng hoá trong nước và hàng hoá nước ngoài. Tăng cường và thúc đẩy xuất khẩu. Khuyến khích cạnh tranh công bằng và phù hợp với xu hướng hội nhập. 4.2. Giải pháp hoàn thiện thuế quan trong những năm tới. Tiếp tục giảm dần tính chất bảo hộ sản xuất trong nước một cách tràn lan của hệ thống thuế quan. Đây là xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên cũng là cách thức sống còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nguồn gốc của sự bảo hộ tràn an sản xuất trong nước xuất phất từ năgn ực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất thấp. Hầu như sản phẩm của Việt Nam khó cạnh tran trên thị trường, trước hết là nâng cao năng lực cạnh tranh nếu được bảo hộ. Giảm bớt số lượng thuế suất . Hiện nay, biểu thuế suất ưu đãi của Việt Nam còn gồm quá nhiều thuế suất, mỗi loại hàng hoá có nhiều thuế suất khác nhau cùng sử dụng. Vì vậy, trong những năm tới, cần có sự phân loại để giảm bớt số lượng thuế suất và với mỗi loại hàng nên áp dụng cùng một mức thuế suất. Mở rộng diện chịu thuế. Để đảm bảo nguồn thu trong điều kiện cắt giảm thuế nhập khẩu khi tham gia AFTA, Việt Nam cần nghiên cứu mở rộng diẹn các mặt hàng chịu thuế. Muốn vậy, cần hạn chế và đi đến loại bỏ những ưu đãi trong moị sắc thuế. Mở rộng việc áp dụng phương pháp khấu trừ thuế tại nguồn đối với các trường hợp có nguồn thu tại Việt Nam của các đối tượng người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, có thể điều chỉnh thuế nhập khẩu của mhóm háng có thuế suất 0% trong một số trường hợp lên mức 3 –5 %. 5. Chính sách hỗ trợ những ngành công nghiệp mũi nhọn. Từ thực trạng non yếu về mọi mặt, đặc biệt về công nghệ và sức cạnh tranh,để xây dựng thành những ngành công nghiệp chủ lực, đủ sức trang bị lại cho nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ đặc biệt trong giai đoạn đầu. Sự hỗ trợ của Nhà nước như là một khởi động cho sự phát triển dài hạn của các ngành, tránh việc duy trì, những đòi hỏi bảo hộ dai dẳng như kinh nghiệm củâ quá khứ. Nhất là trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới thì không thể duy trì được các hàng rào bảo hộ mậu dịch bằng thuế quan và phi thuế quan. Cần tổ chức nghiên cứu chi tiết về từng ngành nghề đã lựa chọn để xây dựng chính sách hỗ trợ cụ thể , tạo điều kiện cho các ngành đó nhanh chóng tự phát triển , không ỷ lại vào Nhà nước. Mỗi ngành nghề có một chương trình phát triển với một lịch trình cụ thể. Có hai loại chính sách hỗ trợ nhằm tạo lập và nuôi dưỡng các ngành công nghiệp này: + Trước mắt cần tạo ra một thị trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực sự khuyến khích, hỗ trợ cho các ngành nghề phát triển. Tạo môi trường thu hút các thành phần kinh tế và đầu tư trực tiếp của nước ngoài tham gia đầu tư phát triển ngành. + Về dài hạn cần tập trung vào các biện pháp nhằm tạo ra các tiền đề cần thiết cho ngành phát triển. Từng ngành sản xuất có những đặc thù riêng, nhưng nhèn chung những biện pháp về tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hỗ trợ mạnh mẽ về khoa học công nghệ, tạo ra cơ sở hạ tầng cần thiết… đều là những biện pháp quan trọng hàng đầu. III. KIẾN NGHỊ VỀ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, phát triển kinh tế theo con đường xã hội chủ nghĩa, ngay từ những năm 60, Đảng ta đã xác định công nghiệp hoá là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quấ độ lên chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện chủ trương chiến lược đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách cho phát triển công nghiệp.Đặc biệt trong những năm đổi mới Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chế độ và chính sách nhằm đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH, tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, cho đến nay việc xây dựng các chính sách cho phát triển công nghiệp vẫn còn là vấn đề rất mới đối với ta cả về lý luận và tổ chức thực hiện. Về phương diện lý luận, chúng ta đã tiến hành xây dựng nhiều chính sách phát triển công nghiệp, song do mục tiêu và nội dung chưa bo hàm đầy đủ các lĩnh vực, nên trong chỉ đạo thực hiện kết quả còn hạn chế. Biểu hiện là còn một số chính sách và phương diện khuyến khích đưa ra còn thiếu nhất quán, việc tổ chức chỉ đạo triển khai còn chưa đồng bộ. Trước yêu cầu đẩy nhanh CNH, HĐH nhằm thúc đẩy xuất khẩu và phát triển kinh tế, cần phải xây dựng một cách có căn cứ khoa học chính sách phát triển công nghiệp ở nước ta. Liên quan tới những vấn đề này cần nhanh chóng giải quyết những nhiệm vụ sau: Một là, để có một chính sách phát triển công nghiệp theo hướng đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH cần phải có một công trình nghiên cứu hệ thống về các chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam, trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm của các nước và phù hợp với điều kiện hiện nay của nước ta. Hệ thông các chính sách này phải bao gôm một số ngành công nghiệp then chốt như: năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, hoá chất cơ bản và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Hai là, trong chương trình nghiên cứu đó cần xác định rõ mục tiêu của từng thời kỳ để từ đó có sự đầu tư đúng đắn cho từng ngành công nghiệp, tưng vùng và từng loại quy mô thích hợp. Ba là, phải hoạch định lại các ngành công nghiệp , lựa chọn các ngành công nghiệp ưu tiên nhằm thúc đẩy xuất khẩu phù hợp với điều kiện nước ta và tình hình phát triển của nền kinh tế thế giới, từ đó đánh giá xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chính sách và phương tiện khuyến khích phát triển công nghiệp có hiệu quả. Bốn là, đổi mới hình thức tổ chức, triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm soát và môi trương pháp lý thực hiện chính sách phát triển công nghiệp từ Trung ương đến địa phương và cơ sở, trong toàn bộ hệ thôngs công nghiệp cung như trong từng ngành, đặch biệt là các ngành được lựa chọn ưu tiên phát triển cho những năm tới. KẾT LUẬN. Chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam có nhiệm vụ nghiên cứu tổng quan về công nghiệp trên phương diện và thực tiễn, làm nền tảng cho việc nghiên cứu các chính sách kinh tế khác như chính sách của ngành công nghiệp thép, ngành dệt may, ngành chế biến nông lâm hải sản, ngành điện tử tin học,…. Trên cơ sở lý luận của chính sách công nghiệp, kinh nghiệm của Nhật bản và các NIEs, thực trạng chính sách công nghiệp Việt Nam. Trong thời gian thực tập tại Vụ Công nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tôi đã nghiên cứu chuyên đề “ Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001 – 2020”. Chuyên đề là kết quả thu được trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học, quá trình tìm hiểu thực tiễn qua các tài liệu nghiên cứu và đặc biệt là sự tận tình giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn: Nguyễn Tiến Dũng và Cán bộ hướng dẫn: Lê Thuỷ Chung. Qua thời gian tìm hiểu cho thắy chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã phát huy vai trò của mình, công nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Song qua đó cũng thấy được những hạn chế của chính sách phát triển công nghiệp. Những giải pháp và kiến nghị đưa ra với mong muốn chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam có thể có được những bước tiến xa hơn giúp cho công nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung phát triển lên tầm cao mới. Tuy nhiên, đó chỉ là những suy nghĩ chủ quan của bản thân, rất mong có được sự phê bình, hướng dẫn của các thầy giáo, cô giáo và các cô chú làm việc tại Vụ Công nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư để chuyên đề mang tính thiết thực hơn. Một lần nữa, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng và cán bộ hướng dẫn Lê Thuỷ Chung đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này. Hà nội 10/04/2001

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn- Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam.doc
Luận văn liên quan