Công tác huy động vốn của NHTM có vai trò quan trọng không chỉ đối với bản
thân Ngân hàng mà còn tác động đến toàn bộ NKT. Trong những năm qua, Ngân hàng
Ngoại thương luôn được đánh giá là Ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Nguồn vốn
tăng trưởng đều qua các năm, kết quả này đạt được là nhờ Ngân hàng đã thiết lập được
mối quan hệ với khách hàng, không ngừng hoàn thiện về mọi mặt nhằm thu hút vốn,
đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Ngân hàng, nâng cao lợi nhuận và uy tín cho Ngân
hàng trong NKT.
56 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2262 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
máy chuyên môn nghiệp vụ.
Chức năng của một số phòng cơ bản.
Phòng vốn: chịu trách nhiệm về mảng huy động vốn, cân đối nguồn vốn huy
động và sử dụng dựa trên các số liệu từ các chi nhánh; quản lí các
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức
vấn đề có liên quan đến lãi suất và rủi ro về lãi suất và rủi ro thanh khoản; kinh doanh
trái phiếu và các giấy tờ có giá; giao dịch với các khách hàng lớn là các tổ chức, công
ty trong và ngoài nước.
Phòng kinh doanh ngoại tệ: chịu trách nhiệm với các nghiệp vụ có liên quan
đến ngoại tệ và kinh doanh ngoại tệ. Phòng khách hàng: quản lí tín dụng đối với các
khách hàng lớn là các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội ( các tập đoàn kinh tế, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ…) giải ngân các gói chính sách của chính phủ, cho vay đối
với các dự án phát triển kinh tế xã hội…
Phòng quản lí thẻ: quản lí phát hành các loại thẻ: thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ghi
nợ… mạng lưới ATM, các vấn đề liên quan đến dịch vụ thẻ và giải quyết các vấn đề
này như trục trực trong hệ thống ATM rut tiền trong những năm vừa qua…
Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo : quản lí các vấn đề về tổ chức hành chính, tổ
chức cuộc họp, hội nghị; đào tạo và tuyển sinh các nhân viên ưu tú có trình độ, có
năng lực và thông thạo nghiệp vụ thỏa mãn nhu cầu của các khách hàng khó tính
nhất…
Phòng quản lý rủi ro có chức năng hỗ trợ các phòng ban khác trong quá trình
quản lý rủi ro thông qua các nhiệm vụ: Xây dựng và quản lý ruit ro trong toàn hệ
thống ngân hàng; xây dựng, duy trì, hỗ trợ cho quá trình tự đánh giá rủi ro, kiểm soát
rủi ro; tham gia xây dựng quy trình nghiệp vụ theo chuẩn mực về kiểm soát; tổng hợp
và phổ biến các rủi ro đã phát sinh cho các bộ phận nghiệp vụ có liên quan để học hỏi
và rút kinh nghiệm…
Phòng kiểm toán và kiểm tra nội bộ có chức năng giám sát chất lượng thực hiện
và đánh giá kết quả thực hiện QLRR hoạt động trong toàn hệ thống.
2.1.3. Quy định về lập kế hoạch cân đối nguồn vốn - sử sụng vốn của ngân hàng Ngoại
thương.
Kế hoạch cân đối nguồn vốn – sử dụng vốn được lập theo phương pháp cân đối
tài sản Có và tài sản Nợ theo mẫu biểu. Các chỉ tiêu kế hoạch về tài sản Có và tài sản
Nợ được xác định theo số dư cuối năm kế hoạch, số dư bình quân năm, và tính riêng
cho VND, ngoại tệ, quy VND theo tỷ giá do HSC công bố vào thời điểm lập kế hoạch.
Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về tính chính xác,
đầy đủ, kịp thời của số liệu lập kế hoạch, số liệu báo cáo và thực hiện các chỉ tiêu được
giao.
Kèm theo kế hoạch cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn là bản thuyết minh với
nội dung thuyết minh ngắn gọn, xúc tích trên cơ sở tự đánh giá việc thực hiện kế hoạch
kinh doanh của năm hiện hành và đánh giá những chỉ tiêu của kỳ kế hoạch gắn với các
dự báo phát triển kinh tế xã hội tại địa bàn.
Kế hoạch được lập hàng năm vào trung tuần tháng 11 và gửi HSC ( phòng Vốn)
chậm nhất vào ngày 30/11 bằng fax hoặc qua mạng và bằng công văn. Tùy mức độ cần
thiết, HSC sẽ thông báo việc bảo vệ kế hoạch của một số chi nhánh được tổ chức vào
tháng 12.
Trên cơ sở tập hợp kế hoạch cân đối vốn của chi nhánh, kết hợp với việc phân
tích các thông tin, chủ trương, chính sách tiền tệ - tín dụng của NHNN, các bộ ngành
liên quan… HSC tiến hành đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm hiện hành và lập kế
hoạch cân đối vốn cho toàn hệ thống trong năm tiếp theo. Trước 1/1 hàng năm, kế
hoạch cân đối vốn toàn hệ thống được gửi trình trước HĐQT để phê duyệt, trong đó có
mộ số chỉ tiêu chính như: Tăng trưởng nguồn vốn, tăng trưởng vốn huy động, tăng
trưởng tín dụng…
Sau khi được HĐQT phê duyệt và căn cứ vào tình hình, khả năng phát triển của
từng chi nhánh, yêu cầu phát triển của toàn hệ thống, Tổng giám đốc giao kế hoạch
cho chi nhánh để định hướng và chỉ đạo hoạt động kinh doanh với các chỉ tiêu chính
sau đây: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động, thị phần huy động vốn tại địa bàn, tăng
trưởng tín dụng… Căn cứ vào tình hình kinh doanh cụ thể, một số chỉ tiêu có thể được
chuyển từ chỉ tiêu định hướng sang chỉ tiêu khống chế.
Trong quá trình kinh doanh nếu có phát sinh đột xuất, việc điều chỉnh các chỉ
tiêu kế hoạch sẽ được ban điều hành xem xét trong phạm vi các chỉ tiêu mà HĐQT đã
phê duyệt. Trong trường hợp cần thiết, khi có những biến động lớn trên thị trường,
việc điều chỉnh kế hoạch năm của toàn hệ thống sẽ được ban điều hành trình HĐQT
xem xét và điều chỉnh phù hợp. ( Phòng vốn là đầu mối xây dựng kế hoạch cân đối
nguồn vốn-sử dụng vốn )
2.1.4. Quan hệ vốn giữa HSC và chi nhánh ngân hàng Ngoại thương.
Quan hệ tiền gửi:
Đối với vốn băng VND: Chi nhánh tập trung vốn gửi tại HSC sau khi tính toán
nhu cầu vốn hợp lý gửi tại chi nhánh NHNN trên địa bàn đủ đảm bảo khả năng thanh
toán và rút tiền mặt cho nhu cầu của khách hàng.
Đối với vốn bàng ngoại tệ: Chi nhánh tập trung toàn bộ vốn bằng ngoại tệ gửi
về hội sở chính, một số chi nhánh được phép mở tài khoản ngoại tệ và gửi một phần
vốn ngoại tệ ở ngân hàng nước ngoài đáp ưng nhu cầu thanh toán đối ngoại theo hạn
mức do tổng giảm đốc quy định. ( Tổng giám đốc ủy quyền cho phòng Vốn giao dịch
nhận gửi vốn bằng VND, phòng kinh doanh ngoại tệ giao dịch gửi vốn bằng ngoại tệ).
Chi nhánh giao dịch với phòng vốn, phòng kinh doanh ngoại tệ bằng fax, điện
thoại, điện SWIFT theo các nội dung:
- Số tiền gửi.
- Loại tiền.
- Kỳ hạn.
- Ngày giá trị.
- Ngày đến hạn.
- Lãi suất do HSC công bố.
Quan hệ vay vốn.
Tổng giám đốc ủy quyền cho phòng Vốn quyết định cho vay bằng VND và
phòng Kinh doanh ngoại tệ quyết định cho vay bằng ngoại tệ.
Đối với cho vay trung và dài hạn, phòng vốn và phòng Kinh doanh ngoại tệ
chịu trách nhiệm tiếp cận yêu cầu của chi nhánh, phân tích đánh giá và trình TGĐ
phân tích, quyết định. Tùy theo điều kiện của từng chi nhánh và tình hình vốn trung và
dài hạn từng thời kỳ, TGĐ có thể xác định hạn mức cho từng chi nhánh và trên cơ sở
đó phân cấp cho phòng Vốn và phòng Kinh doanh ngoại tệ quyết định cho từng lần
vay.
Lãi suất cho vay được áp dụng theo thông báo lãi suất hiện hành của HSC và
được duy trì trong suốt thời hạn hiệu lực của khoản vay. Đối với các khoản cho vay
trung và dài hạn có thể áp dụng lãi suất cố định hay thả nổi tùy theo yêu cầu của chi
nhánh theo thông báo lãi suất của HSC áp dụng cho từng thời kỳ. Trường hợp áp dụng
mức lãi suất và phương thức trả lãi khác với quy định trên phải được sự chấp thuận
của TGĐ.
2.2. Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của NH TMCP Ngoại Thương Năm 2005
– 2008.
2.2.1. Công tác huy động vốn.
Biểu đồ 2.2.1: Huy động vốn qua các năm của Vietcombank.
Những biến động của thị trường tài chính tiền tệ năm 2007 đã ảnh hưởng không
nhỏ đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng Ngoại thương – Ngân hàng có tỉ lệ huy
động vốn ngoại tệ cao nhất trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thứ nhất, cạnh
tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng trở nên gay gắt với việc mở rộng quy
mô hoạt động, tăng lãi suất huy động, triển khai hàng loạt các sản phẩm mới, các
chương trình khuyến mại rầm rộ để thu hút khách hàng. Thứ hai hoạt động huy động
USD gặp nhiều khó khăn, nhất là từ dân cư, do lãi suất có xu hướng giảm vì cục dự trữ
liên bang Mĩ liên tục cắt giảm lãi suất trong khi tỉ giá bất lợi cho người giữ tiền do USD
mất giá.
Kết thúc 2007 ngân hàng Ngoại thương đã thu hút được 175436 tỷ quy
đồng, tăng 17,2 % so với 2006. Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt
144810 tỷ quy đồng, chiếm 82,5% so với tổng vốn huy động. Vốn huy động VND đạt
71975 tỷ đồng, vốn huy động ngoại tệ đạt 72150 tỷ quy đồng, tăng 29 % so với 2006.
Đến cuối 2007, vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Ngoại thương đạt 13552 tỷ đồng, tăng
20,7 % so với 2006, duy trì tỉ lệ an toàn vốn ở mức 12,25 %.
Trong điều kiện thị trường vốn hết sức khó khăn trong năm 2008, Ban lãnh đạo
đã kiên định chỉ đạo tăng cường công tác huy động vốn, đặt công tác huy động vốn lên
nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Tính đến 31/12/2008, các chỉ tiêu tổng tích sản và huy
động vốn từ nền kinh tế của ngân hàng Ngoại thương đều đã hoàn thành vượt mức
không chỉ so với kế hoạch đã điều chỉnh, mà còn so với kế hoạch đã được thông qua tạ
đại hội cổ đông vào hồi đầu năm.
Tổng nguồn vốn tính đến 31/12/2008 đạt 220.950 tỷ quy đồng, cao hơn so với chỉ
tiêu kế hoạch điều chỉnh (200.000 tỷ ) cũng như chỉ tiêu kế hoạch được duyệt từ hồi đầu
năm (211.000 tỷ ) tăng 12,7 % so với 2007.
Vốn huy động từ nền kinh tế đạt 160.385 tỷ quy đồng,tăng 11,7 % so với đầu
năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch điều chỉnh 0 % và vượt chỉ tiêu kế hoạch từ đầu năm là 9.23
%. Tuy vậy mức tăng trưởng này thấp hơn khá nhiều so với mức tăng trưởng chung của
toàn ngành ngân hàng ( 20,5 % ).
Vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng đạt 35.738 tỷ quy đồng, tăng 9,4 % so
với 2007. Hội sở chính cũng đã tăng cường mở rộng quan hệ tiền gửi với ngân hàng phát
triển Việt Nam, kho bạc nhà nước, các tổ chức tín dụng nước ngoài. Bên cạnh đó, việc
tích cực tham gia nghiệp vụ thị trường mở với doanh số bán kì hạn giấy tờ có giá 2008
đạt xấp xỉ 100.000 tỷ VND đã góp phần tạo nguồn vốn hợp lí phục vụ hoạt động tín
dụng và kminh doanh ngoại tệ.
2.2.2. Hoạt động Đầu tư – Tín dụng.
Biểu đồ 2.2.2.: Tổng dư nợ tín dụng qua các năm – Vietcombank.
( Chú ý : Các số liệu 2008 mới chỉ là những con số ước tính, không nên dùng để phân
tích, so sánh )
Năm 2007, hoạt động tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương trong năm 2007
khá thuận lợi. Tỷ trọng sử dụng vốn cho tín dung tăng từ 39 % vào cuối 2006 lên đến
49 % tại 31/12/2007. Tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng Ngoại thương tại cuối 2007
đạt 97532 tỷ quy đồng, tăng 44 % so với năm 2006. Dư nợ cho vay trung và dài hạn
tăng 53,5 % so với cuối năm trước, đạt 45854 tỷ đồng và chiếm 47 % tổng dư nợ cho
vay. Cho vay ngắn hạn có số dư 51678 tỷ đồng, tăng 36,4 % so với 2006.
Tại ngày 30/11/2007, nợ nhóm 1 của Ngân hàng Ngoại thương có tỷ trọng
94,33 %, nhóm 2 chiếm 1,8 % và nhóm nợ xấu được kiểm soát ở mức 3,78 % tổng dư
nợ. so với tỷ lệ 2,66 % vào cuối năm trước, tỷ lệ nợ xấu tăng thêm 1,21 % chủ yếu là
do việc phân loại nợ được tiến hành theo quy định sửa đổi chặt chẽ hơn của ngân hàng
Nhà nước. Việc trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể cho các khoản vay của
Ngân hàng Ngoại thương được thực hiện triệt để theo quy định của ngân hàng Nhà
nước. Tính đến 31/12/2007, Ngân hàng Ngoại thương đã trích đủ 100 % dự phòng rủi
ro theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Số dự phòng rủi ro đã sử dụng trong năm để
xử lí nợ là 298 tỷ đồng. Sau xử lí bằng dự phòng , việc theo dõi, xây dựng và thực thi
phương án thu hồi nợ của từng khách hàng được thực hiện với kết quả tốt. Riêng trong
năm 2007, thu từ các khoản nợ đã xử lí bằng nguồn dự phòng là 392,8 tỷ đồng.
Năm 2008, ngân hàng Ngoại thương đã xác định và kiên quyết thực thi chue
trương kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng để góp phần kiềm chế lạm phát, đồng thời
ưu tiên phân bổ vốn cho các lĩnh vực theo chỉ đạo của chính phủ và hỗ trợ tối đa, cùng
chia sẻ với khách hàng.
Tính đến 31/12/2008, tổng dư nợ tín dụng tăng trưởng 16,4 % với số dư là
111.643 tỷ quy đồng hoàn thành vượt mức kế hoạch điều chỉnh
Dự nợ cho vay trung và dài hạn tăng 15,4% so với cuối năm trước, đạt 52.359
tỷ quy đồng, chiếm 46,9 % trong tổng dư nợ. Cho vay ngắn hạn có số dư là59.284 tỷ
quy đồng, tăng 17,3 % so với cùng kỳ năm trước.
Dư nợ cho vay bằng VND tăng khá mạnh so với cuối năm 2007 ( tăng 42.1 %)
và đạt 66.486 tỷ quy đồng. Trong khi đó cho vay ngoại tệ giảm 12,8 %, phần lớn là do
biến động tỷ giá năm nay khá lớn khiến doanh nghiệp e ngại rủi ro tỷ giá nên hạn chế
việc vay nợ bằng ngoại tệ. Cơ cấu VND/ ngoại tệ hiện là 60/40 thay đổi nhiều so với
năm trước (49/51 )
2.2.3. Hoạt động thanh toán.
Năm 2007.
Thanh toán xuất nhập khẩu và chuyển tiền
Trong bối cảnh thị trường ngày càng có nhiều ngân hàng tham gia với các chính
sách cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua
ngân hàng Ngoại thương vẫn được duy trì ở mức cao, tiieps tục thể hiện vị trí là ngân
hàng thanh toán xuất nhập khẩu hàng đầu ở Việt Nam
Vế hoạt động chuyển tiền, doanh số chuyển tiền của ngân hàng Ngoại thương
trong năm 2007 đạt 20,9 tỷ USD. Chuyển tiền đến đạt doanh số 13,9 tỷ USD, tăng 2,1
tỷ USD so với năm trước, trong đó doanh số chuyển tiền đến cho đối tượng cá nhân
đạt 1,3 tỷ USD, tăng 0,3 tỷ USD, nhừ kết quả hợp tác với các công ty chuyển tiền và
ngân hàng đại lý ở nước ngoài. Chuyển tiền đi của tất cả các đối tượng đạt 7 tỷ USD,
tăng 1,5 tỷ USD so với 2006.
Kinh doanh thẻ:
Trong năm 2007, 20842 thẻ tín dụng quốc tế và 892145 thẻ ghi nợ đã được phát
hành, tăng tương ứng 118 % và 50,8 % so với 2006, đưa thị phần thẻ tín dụng và thẻ
ghi nợ của ngân hàng Ngoại thương phát hành tương ứng 19,3 % và 27,5 %.
Doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế do ngân hàng Ngoại thương phát hành
tăng 34,1 % và chiếm 26 % thị phần của cả nước, doanh số sử dụng thẻ ghi nợ tăng
62,4 % so với 2006.
Mạng lưới ATM được mở rộng với 385 máy ATM lắp đặt mới trong năm 2007,
nâng tổng số ATM của Vietcombank lên 1090 máy, tạo điều kiện cho khách hàng sử
dụng thẻ ATM và tăng cường các dịch vụ gia tăng tiện ích như thanh toán billing với
các đối tác cung cấp dịch vụ bảo hiểm, điện lực, bưu điện và các công ty viễn thông.
Đồng thời, ngân hàng Ngoại thương ddax hoàn tất kết nối với 17 ngân hàng đại lí
trong số 25 thành viên của liên minh thẻ Vietcombank. Hoạt động của liên minh thẻ
Vietcombank luôn được duy trì ổn định, đảm bảo độ an toàn và tin cậy cho các giao
dịch thẻ.
Năm 2008
Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2008 đạt 32.501 triệu USD, tăng 22,9 % so
với năm trước, hoàn thành 108 % kế hoạch năm 2008. Thị phần thanh toán XNK còn
22,7 % so với 24,1 % và cuối năm ngoái.
Doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 16.832 triệu USD, tăng 17,8 % so với cùng kì năm
trước, chiếm 26 % thị phần cả nước. Các mặt hàng xuất khẩu thanh toán qua ngân
hàng Ngoại thương chủ yế là dầu thô, thủy sản, gạo, lâm sản, than, dệt may.
Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 15.670 triệu USD, tăng 28,9 % so với cùng kỳ năm
trước. Về thị phần, VCB chiếm 19,5 % tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Các mặt
hàng nhập khẩu chính được thanh toán qua ngân hàng Ngoại thương theo phương thức
L/C, nhờ thu gồm xăng dầu, sắt thép, máy móc thiết bị và hóa chất.
Hoạt động thẻ
Số lượng thẻ tín dụng do VCB phát hành 2008 đạt 25.500 thẻ, tăng 22 % so với 2007,
đạt 141 % kế hoạch. Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế vẫn là nguồn thu quan trọng và
tăng trưởng ổn định với doanh số đạt 642.6 triệu USD, tăng 42 % so với 2007 và đạt
119 % kế hoạch năm. Doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế đạt 1.609 tỷ đồng, đạt
118 % kế hoạch 2008.
Tổng số thẻ ghi nợ quốc tế phát hành 2008 đạt 98.000 thẻ, tăng 49,6 % so với 2007 và
đạt 102 % kế hoạch năm 2008. Các chủ thẻ Visa debit và Master MTV đã thanh toán
5.175 tỷ VND gấp 4,9 lần doanh số 2007, đạt 354 % kế hoạch.
Trong lĩnh vực phát hành thẻ nội địa connect 24, trong năm 2008 đã phát hành
745.100 thẻ chỉ đạt 62 % kế hoạch năm 2008. Tuy nhiên VCB vẫn giữ vị trí dẫn đầu
trên thị trường thẻ Việt Nam về sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa với tổng số gần 3 triệu
thẻ. Doanh số sử dụng thẻ đạt 66.157 tỷ VND, tăng 40 % so với 2007 và bằng 104 %
kế hoạch năm.
2.2.4 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Năm 2006, với khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng về các giao
dịch ngoại hối, Ngân hàng Ngoại thương tiếp tục là ngân hàng hàng đầu trong kinh
doanh ngoại tệ. Trong năm 2006, bám sát diễn biến lãi suất trên thị trường quốc tế và
trong nước, Ngân hàng Ngoại thương đã 2 lần điều chỉnh lãi suất huy động USD và
phát triển các sản phẩm mới như SWAP lãi suất (IRS) với nước ngoài, sản phẩm
quyền chọn ngoại tệ – VND, hợp đồng lãi suất kỳ hạn (FRA). Việc tham gia vào các
hợp đồng phái sinh lãi suất với các đối tác nước ngoài và các hợp đồng phái sinh ngoại
hốiđã mang lại cho Ngân hàng thêm nhiều phương thức phòng ngừa rủi ro và kịp thời
đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng. Doanh số mua bán ngoại tệ trong nước đạt
19,0 tỷ USD, tăng 15,8% so với năm 2005. Doanh số mua bán ngoại tệ với nước ngoài
năm 2006 đạt 11,2 tỷ USD, tăng 47 % so với năm trước. Ngân hàng Ngoại thương
cũng rất thành công trong kinh doanh trái phiếu trên thị trường sơ cấp và thứ cấp trong
năm qua. Khối lượng trái phiếu Ngân hàng Ngoại thương tham gia bảo lãnh phát hành
và đấu thầu tăng trưởng vượt bậc, đạt 5200 tỷ VND, tăng 320% so với năm 2005.
Nghiệp vụ này giúp Ngân hàng đảm bảo mục đích dự trữ thanh khoản cũng như nguồn
cho hoạt động kinh doanh trái phiếu thứ cấp. Đặc biệt, để đón đầu xu hướng phát triển
của thị trường, Ngân hàng còn mở rộng kinh doanh thêm nhiều loại trái phiếu mới, bao
gồm trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp.
Năm 2007, tỷ giá ngoại tệ trong năm 2007 có nhiều biến động lớn. Cục dự trữ
liên bang Mĩ đã 3 lần cắt giảm lãi suất trong năm từ 5,25 % xuống còn 4,25 %/năm
làm cho đồng USD mất giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt và cả so với VND.
Thị trường trong nước có hiện tượng dư thừa USD với khối lượng lớn do dòng vốn
đầu tư trực tiếp và gián tiếp cũng như lượng kiều hối từ nước ngoài đổ vào Việt Nam
tăng mạnh. Bán sát diễn biến thị trường quốc tế và trong nước, ngân hàng Ngoại
thương đã linh hoạt thay đổi lãi suất huy động USD và điều chỉnh tỷ giá mua, áp dụng
các biện pháp điều tiết mua ngoại tệ của hệ thống một cách hợp lí để hạn chế rủi ro.
Kết thúc năm 2007, tổng doanh số mua bán ngoại tệ của ngân hàng Ngoại thương đạt
26.1 tỷ USD, lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ đạt 345 tỷ đồng,tăng 29,6 % so với
2006.
Tổng doanh số mua bán ngoại tệ năm 2008 của ngân hàng Ngoại thương đạt
31.157 triệu USD tăng mạnh 55,6 % so với 2007. Trong đó doanh số mua vào đạt
15.227 triệu USD tăng 53,5 % và doanh số bán ra đạt 15.880 triệu USD tăng 57.7 % so
với2007. Doanh số bán phục vụ cho nhập khẩu xăng dầu đạt 3.239 triệu USD tăng 56
% so với 2007. Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ năm 2008 đạt 953 tỷ đồng, tăng 178
% so với 2007.
2.2.5 Thu Nhập.
Chỉ tiêu 2007 2008 + / -
Tổng thu nhập 5720 8955 56.50%
Thu nhập từ lãi ròng 3910 6420 64.20%
Thu nhập từ các DV khác 1690 2522 49.20%
Lợi nhuận trước thuế 2741 3572 30.30%
Lợi nhuận sau thuế 2059 2150 4.40%
ROE 17.50% 18%
ROA 1.05% 0.98%
Tổng tích sản 196111 221250 12.80%
Đơn vị Tỷ VND
Bảng2.2.5: Báo cáo hoạt động kinh doanh 2008 – Vietcombank.
( Chú ý : Các số liệu 2008 mới chỉ là những con số ước tính, không nên dùng để phân
tích, so sánh )
2.3. Thực Trạng Công Tác Huy Động Vốn Của NH TMCP Ngoại thương.
Xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và xuyên suốt hoạt
động kinh doanh của ngân hàng Ngoại thương. Vì vậy ngân hàng đã tập trung thực
hiện các biện pháp để đẩy mạnh công tác huy động vốn. Hiện nay công tác huy động
vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn đang là một bài toán khó đối với các ngân hàng
thương mại. Điều này đòi hỏi các NHTM phải có biện pháp hiệu quả, có chiến lược
huy động vốn đúng đắn, hợp lý để thu hút nguồn vốn, đảm bảo cho đầu ra của ngân
hàng. Trên cơ sở nguồn vốn ổn định, cơ cấu vốn hợp lý, giá cả tương đối rẻ, các ngân
hàng mới thực hiện được mục tiêu lợ nhuận của mình.
Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế là nguồn vốn rẻ nhất, nhưng không có tính
ổn định. Đó là nguồn từ kết quả hoạt động kinh doanh, liên doanh, liên kết.. các nguồn
này phần lớn vẫn được chu chuyển vào các tổ chức kinh tế thông qua các tài khoản
thanh toán tại các ngân hàng, một số nguồn không qua ngân hàng để tạo khả năng
thanh toán của nhính tổ chức đó. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải có chính sách
hợp lý để thu hút tối đa nguồn vốn này. Trong thời gian khó khăn này, ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam đã bám sát mục tiêu kinh doanh, chiến lược khách hàng,từng
bước mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ,phát triển thêm nhiều dịch vụ mới, mở
rộng mạng lưới phục vụ khách hàng… Kết quả huy động vốn của ngân hàng Ngoại
thương thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể sau:
2.3.1. Cơ cấu vốn theo đối tượng huy động.
Trong hoạt động huy động vốn, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm từ dân cư, tiền gửi các tổ
chức kinh tế tăng dần qua các năm làm tổng nguồn vốn huy động tăng lên, chiếm vai
trò chủ đạo, đảm bảo nhu cầu cân đối và mở rộng hoạt động kinh doanh.
Năm 2007 2008
Chỉ tiêu Doanh số Tỷ trọng % Doanh số Tỷ trọng %
TG các TCKT 88525 50.46 97909 44.31
TG dân cư 55093 31.40 62476 28.28
TG củacácTCTD 28310 16.14 35738 16.17
Vốn khác 3508 2 24827 11.24
Tổng nguồn vốn 175436 100 220950 100
Bảng: Cơ cấu vốn theo đối tượng huy động năm 2008.
Biểu đồ 2.3.1 : Cơ cấu vốn theo đối tượng huy động năm 2008.
Tính đến 31/12/2008, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam là 220.950 tỷ quy đồng, tăng 12,7 % so với 31/12/2007.
Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn ( 44,31 %) đạt 97.909 tỷ
quy đồng, tăng 10,6 % so với cuối năm 2007 với hai xu hướng trái ngược của dòng
tiền: vốn VND tăng 21,6 % trong khi đó vốn bằng USD giảm 5 %. Vốn VND từ
TCKT tăng chủ yếu từ tiền gửi có kỳ hạn trong khi vốn không kỳ hạn giảm và các
TCKT có xu hướng chuyển sang gửi các kỳ hạn ngắn. Vốn VND từ TCKT tăng mạnh
tại một số chi nhánh như Sở giao dịch (9.951 tỷ), Thành Công (395 tỷ ), Nam Sài Gòn
(371 tỷ ), Tân Định (285 tỷ)…Vốn ngoại tệ từ TCKT giảm 5 % trong đó chủ yếu do
nhiều tổ chức kinh tế vẫn tiếp tục rút tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng Ngoại thương
chuyển sang những ngân hàng khác.
Huy động vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng 28,28 % đạt 62.476 tỷ đồng, tăng 13,4
% so với cuối năm 2007do huy động từ VND từ dân cư tăng 23,8 %. Tiền gửi VND
của các tổ chức dân cư tập trung ở tiền gửi có kỳ hạn tại một số chi nhánh như Hà Nội
(441 tỷ), Hồ Chí Minh (426 tỷ ),Ba Đình (410 tỷ), Nam Sài Gòn (358 tỷ ), Thăng
Long (286 tỷ ), Hải Dương (236 tỷ ), Chương Dương ( 226 tỷ ), Bình Dương (22 tỷ ).
Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng chiếm 16,17 % đạt35.738 tỷ quy đồng,
tăng 9,4 % so với tháng 12 năm 2007. Hội sở chính cũng đã tăng cường mở rộng quan
hệ tiền gửi với ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), kho bạc nhà nước, các tổ chức
tín dụng nước ngoài.Bên cạnh đó việc tích cực tham gia nghiệp vụ thị trường mở đã
góp phần tạo nguồn vốn hợp lí phục vụ hoạt động tín dụng và kinh doanh ngoại tệ.
Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 97.909 tỷ quy đồng ( chiếm 61,05 %),
vốn huy động từ dân cư đạt 62.476 tỷ quy đồng ( chiếm 38,95). Như vậy nguồn vốn
của ngân hàng Ngoại thương là tương đối ổn định do ngân hàng Ngoại thương là một
trong những ngân hàng quốc doanhlớn nhất của Việt Nam. Trải qua 46 năm hoạt động,
ngân hàng Ngoại thương không ngừng phát triển mạng lưới, dịchvụ, xây dựng chiến
lược khách hàng trong nước và quốc tế. Hiện nay, ngân hàng Ngoại thương đã và đang
thiết lập quan hệ đối tác với các khách hàng lớn, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã
hội, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Đây là các đối tác chiến lược trong mục
tiêu phát triển của ngân hàng để trở thành một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu
Việt Nam, một trong những ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực.
Bên cạnh việc huy động nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế, ngân
hàng Ngoại thương cũng chú trọng mở rộng mạng lưới các chi nhánh, các phòng giao
dịch trên các tỉnh nhằm thu hút tối đa nguồn vốn từ các khu dân cư. Đây là nguồn vốn
có khối lượng nhỏ nhưng là nguồn vốn có tính ổn định hơn so với vốn huy động từ các
tổ chức kinh tế.
2.3.2. Cơ cấu vốn huy động phân theo kì hạn.
Kỳ hạn của nguồn vốn luôn là một yếu tố quan trọng đánh giá chất lượng nguồn
vốn của một ngân hàng. Cơ cấu vốn theo kỳ hạn cho biêt mức độ ổn định của nguồn
vốn và khả năng xảy ra rủi ro thanh khoản. Hon thế nữa, một cơ cấu vốn hợp lí theo kỳ
hạn sẽ quyết định đến lãi suất đầu ra của một ngân hàng và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
lợi nhuận của một ngân hàng. Do đó với mục tiêu phát triển bền vững, ngân hàng
Ngoại thương luôn chú trọng đến mục tiêu an toàn trong kinh doanh.
Năm 2007 2008
Chỉ tiêu Doanh số % Doanh số %
Tiền gửi KKH 78063 53.91 56224 35.06
Tiền gửi CKH 66747 46.09 104161 64.94
Tổng VHĐ từ nền
KT 144810 100 160385 100
Bảng2.3.2 : Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn.
Biểu đồ : Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn 2007-2008.
Ta thấy từ năm 2007 đến cuối năm 2008, tỷ trọng vốn KKH có xu hướng giảm
và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Cơ cấu vốn theo kỳ hạn có xu hướng
thay đổi tăng tỷ trọng vốn có kì hạn từ 66747 tỷ quy đồng (46 %) năm 2007 lên104161
tỷ quy đồng ( 64,94 %). Đây là xu hướng hợp lý trong nhừng năm gần đây. Năm 2008
là năm mà thị trường tiền tệ có nhiều biến động nhất do khủng hoảng kinh tế và lạm
phát ở mức cao. Các ngân hàng tăng lãi suất huy động rất cao để bù đắp khả năng
thanh toán. Với tình hình thị trường như vậy, các tổ chức kinh tế cũng như người tiêu
dùngcó xu hướng chuyển các khoản tiền gửi không kỳ hạn sang gửi các khoản có kỳ
hạn nhưng chủ yếu là các khoản tiền gửi có kỳ hạn ngắn thường là dưới 3 tháng.
Trong năm 2009, Ngân hàng Nhà nước đã cất giảm lãi suất cơ bản xuống còn 7
%/ năm, cùng với chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi xuất 4 % đối với các doanh nghiệp,
các ngân hàng là các kênh dẫn các nguồn vốn này đến tay các doanh nghiệp. Trong
tình trạng nền kinh tế ảm đạm như hiện nay, cầu người tiêu dùng chưa thực sự tăng,
các doanh nghiệp sản xuất cầm chừng chờ đợi đến ngày nền kinh tế có dấu hiệu phục
hồi. Các doanh nghiệp hiện nay có nhu cầu vay vốn lớn do họ được vay với lãi suất
thấp, phục vụ nhu cầu đảo nợ hoặc lại gửi ngân hàng kiếm khoản tiền chênh lệch. Như
vậy trong năm 2009, có thểdự đoán rằng tỷ trọng các khoản tiền gửi CKH có xu
hướng tăng vì nó có tính ổn định và có lãi suất cao hơn đối với các doanh nghiệp và
các cá nhân.
2.3.3. Cơ cấu vốn theo loại tiền.
Ngân hàng Ngoại thương là một trong những ngân hàng của Việt Nam mạnh nhất
trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Vì vậy cơ cấu vốn theo loại tiền nội tệ/ ngoại tệ
cũng thể hiện tính ổn định của nguồn vốn. Cơ cấu này không hợp lí có thể dẫn đến rủi
ro hối đoái nếu tỷ giá ngoại tệ là không ổn định.
Năm 2007 2008
Chỉ tiêu Doanh số % Doanh số %
Tiền gửi nội tệ 71975 49.94 86312 53.82
Tiền gửi ngoại tệ 72150 50.06 74073 46.18
Tổng VHĐ
từ nền KT 154125 160385
Đơn vị Tỷ VND
Bảng: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền.
Biểu đồ2.3.3 : Kết cấu nguồn vốn theo loại tiền.
Từ biểu đồ ta thấy trong tổng nguồn vốn huy động thì tỷ trọng nguồn vốn nội tệ
và ngoại tệ đều có xu hướng tăng nhưng tiền gửi nội tệ có xu hướng tăng nhanh hơn.
Điều này rất hợp lý vì phần lớn các tổ chức kinh tế và dân cư chủ yếu sản xuất kinh
doanh và tiêu dùng thông qua sử dụng tiền nội tệ, còn vốn ngoại tệ chủ yếu là thông
qua mảng thanh toán quốc tê.
2.3.4. Cơ cấu vốn thông qua phát hành công cụ nợ.
Phát hành công cụ nợ như Kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi có thể nói là
hình thức huy động vốn linh hoạt nhằm giải quyết những nhu cầu vốn tức thời. Dựu
trên tình hình thị trường, nhu cầu vốn của từng thời điểm mà ngân hàng quyết định
đưa ra các hình thức huy động này.
Chỉ tiêu 2007 2008
Kỳ phiếu 9.014 3.001
Trái phiếu 28.548 27.625
Chứng chỉ tiền gửi 2,568.3 2,891.38
Tổng 2,605.862 2,922.006
Đơn vị Tỷ VND
( Báo cáo tài chính 2008 - Ngân hàng Ngoại thương )
Bảng2.3.4 : Huy động vốn thông qua phát hành công cụ nợ.
Với tiền gửi tiết kiêm thì người dân có thể rút, mặc dù bị phạt lãi suất, nhưng
nếu là các giấy tờ có giá thì ngân hàng không phải thanh toán khi chưa đến hạn. Do đó
ngân hàng hoàn toàn chủ động về kỳ hạn của nguồn này để cho vay trung và dài hạn,
đầu tư…Qua bảng số liệu cho thấy vốn huy động bằng giấy tờ có giá tăng nhưng
không thực sự đáng kể từ 2605 tỷ VND lên 2922 tỷ VND. Như vậy đây không phải là
nguồn chủ yếu để tài trợ cho vay trung và dài hạn và các khoản đầu tư trung và dài hạn
khác.
2.3.5. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn.
Quy mô của nguồn vốn chưa đủ để đánh giá hiệu quả của công tác huy động vốn. Nếu
nguồn vốn huy động tăng nhanh trong khi lượng vốn cho vay và đầu tư thấp sẽ dẫn
đến tình trạng ứ đọng vốn, làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ, vì
phải chịu chi phí vốn đối với khoản tiền đã huy động. Nếu huy động vốn ít mà nhu cầu
cho vay nhiều thì ngân hàng sẽ không đáp ứng đủ vốn cho khách hàng, khách hàng sẽ
tìm đến nguồn vốn khác hoặc ngân hàng khác. Như vậy ngân hàng sẽ bị mất đi các
khách hàng quan trọng và sẽ thiếu các đối tác lâu dài, sẽ bị mất uy tín. Do đó, song
song với công tác huy động vốn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn coi trọng
công tác sử dụng vốn, luôn cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, giảm thiểu chi phí
sử dụng vốn để thu được nguồn lợi nhuân cao cho ngân hàng.
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Vốn huy động 155750 175436 196123
Dư nợ 67743 97532 111643
Bảng2.3.5 : Quan hệ giữa huy động và sử dụng vốn.
2.4. Thành tích và hạn chế trong công tác huy động vốn.
2.4.1.Thành tích đạt được.
Trong những năm gần đây, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng
trưởng trong cơ cấu tài sản nợ, trong đó chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tỷ
trọng tiền gửi tiết kiệm ngày càng lớn, tỷ trọng tiền gửi CKH ngày càng lớn hơn tiền
gửi KKH.
Hoạt động trong điều kiện thị trường hết sức khó khăn trong năm 2008 song các
chỉ tiêu tổng tích sản và huy động vốn từ nền kinh tế đều đã được hoàn thành vượt
mức không chỉ so với kế hoạch đã được điều chỉnh mà còn so với kế hoạch đã được
đại hội cổ đông thông qua. Vốn huy động từ nền kinh tế tăng 11,7 % so với cuối năm
2007, trong đó vốn huy động VND tăng 22,5 %.
Kết quả hoạt động kinh doanh ổn định. Tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế của ngân
hàng Ngoại thương đạt được trong năm là 3.352 tỷ VND – Đạt kế hoạch lợi nhuận
năm 2008 đã được đại hội cổ đông thông qua.
2.4.2. Tồn tại và hạn chế.
Tốc độ tăng trưởng vốn huy động thấp so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành
do vốn huy động ngoại tệ giảm đã dẫn đến giảm thị phần vốn của ngân hàng Ngoại
thương trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Mặc dù vốn huy động có kỳ hạn tăng
mạnh song nguồn vốn trung và dài hạn đạt tỷ trọng thấp trong cơ cấu kỳ hạn, chỉ
chiếm 25,2 %.
Chất lượng tín dụng giảm sút, tỷ lệ nợ xấu gia tăng chiếm 4,58 % tổng dư nợ, tăng chi
phí cho đầu ra của nguồn vốn, giảm lợi nhuận của ngân hàng.
Hệ thống quy chế quản lý nghiệp vụ và quy trình tác nghiệp vẫn chưa đầy đủ và hoàn
thiện. Một số quy chế, quy trình đang được áp dụng nhưng không còn phù hợp với
thực tế và không cập nhật kịp thời các quy định của NHNN.
Công tác dự báo và kế hoạch hóa còn yếu kém, chưa sắc bén và nhậy cảm với sự thay
đổi của thị trường.
CHƯƠNG 3 :
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG.
3.1. Định hướng phát triển của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
3.1.1. Mục tiêu phương hướng chung.
Mục tiêu của Vietcombank là trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt
Nam và trở thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong thập kỉ tới, hoạt động đa
năng kết hợp với điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương châm “ Luôn mang
đến cho khách hàng sự thành đạt’’ trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và hệ thống
ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình hội nhập.
Dự báo năm 2009, kinh tế thế giới sẽ tiếp tục suy thoái, nhiều nước công nghiệp
như Mĩ, Nhật Bản, một số nước EU có thể tăng trưởng âm. Các nền kinh tế mới nổi
như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, NIEs… Không thể duy trì tốc độ tăng trưởng như
trước. Do vậy, mức độ ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến Việt
Nam trong năm 2009 còn nặng nề trên nhiều phương diện như xuất khẩu, kiều hối, du
lịch, FDI…
Về tình hình kinh tế vĩ mô trong nước, năm 2009 được dự báo tăng trưởng kinh
tế chỉ đạt cao nhất là 6 %, lạm phát ở mức 10%. Khối doanh nghiệp có thể gặp khó
khăn đến hết 2009. Tỷ lệ doanh nghiệp bị gián đoạn sản xuất kinh doanh, thua lỗ, thậm
chí bị phá sản có thể gia tăng. Xuất khẩu gặp khó khăn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến
nhu cầu tín dụng và khả năng huy động vốn trong nước.
Trước tình hình đó, căn cứ vào các nghị quyết của chính phủ, định hướng của
NHNN năm 2009 đối với hoạt động ngân hàng, trên cơ sở kết quả hoạt động kinh
doanh đạt được trong năm vừa qua, Ban lãnh đạo ngân hàng Ngoại thương xác định
phương hướng và nhiệm vụ trọng tâm như sau:
Chỉ tiêu Tăng trưởng so 2008
Tỷ trọng trong tổng dư nợ
Tổng tích sản 11%
HĐV từ nền kinh tế 15%
Bảng 3.1.1: Một số chỉ tiêu cho năm 2009
Để đạt được các chỉ tiêu kế hoạch nêu trên, khắc phục các mặt còn tồn tại, các đơn vị
trong hệ thống ngân hàng Ngoại thương trong năm 2009 cần quyết tâm, nỗ lực thực
hiên các nhiêm vụ trọng tâm sau :
Tăng cường lợi thế trong ngân hàng bán buôn , mở rộng trong lĩnh vực ngân
hàng bán lẻ và dịch vụ SME, phát triển hoạt động của ngân hàng đầu tư, bảo hiểm, tài
chính và phi tài chính, bất động sản.
Xây dựng hệ thống quản trị hữu hiệu theo chuẩn mực quốc tế nhằm huy động
tối đa mọi nguồn lực nội tại cho sự phát triển bền vững của ngân hàng.
Tiếp tục đầu tư cho công nghệ hiện đại nhằm thỏa mãn yêu cầu kinh doanh, yêu
cầu quản trị, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Tiếp tục mở rộng và chuẩn hóa mạng lưới giao dịch: Chi nhánh, phòng giao
dịch, các kênh điện tử để phát triển kinh doanh, gia tăng khách hàng, đồng thời củng
cố và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm khẳng định sự khác biệt đối với thương hiệu
VCB.
Từng bước hoàn thiện hệ thống đánh giá hiệu quả đối với từng mảng nghiệp
vụ, sản phẩm, phòng ban, cán bộ.
3.1.2. Định hướng cho hiệu quả huy động vốn.
Trọng tâm của công tác huy động vốn là không chỉ có ưu tiên hàng đầu cho
đảm bảo thanh khoản mà còn phải tính đến tính bền vững, khả năng cạnh tranh về chi
phí và đảm bảo nguồn cho phát triển tín dụng, nhất là nguồn dài hạn và ngoại tệ. Chỉ
tiêu phấn đấu tối thỉểu cho năm 2009 là: Tổng tích sản tăng 11 %, huy động từ nền
kinh tế tăng 18 %, trong đó vốn VND tăng 22 %, huy động USD tăng 10 %, từ tổ chức
16 %, từ dân cư tăng 21 %. Phát hành các giấy tờ có giá 10000 tỷ quy VNĐ.
Các biện pháp sau đây cần được chú trọng:
Dư nợ tín dụng 18%
Dư nợ SME 24%
Dư nợ thể nhân 10%
Nợ xấu dưới 3,5 %
Nỗ lực tăng tỷ trọng huy động từ nền kinh tế để đảm bảo an toàn thanh khoản,
phục vụ cho mở rộng tín dụng. Tận tụy và sáng tạo trong chăm sóc các khách hàng, tổ
chức có nguồn vốn lớn nhằm huy động nguồn vốn, đặc biệt quan tâm đến nguồn vốn
giá rẻ. Ngoài các tập đoàn, các tổng công ty cần chú ý đến các đầu mối tiếp nhận
nguồn vốn kích cầu như các ban quản lý trung ương và địa phương… Chủ động phối
hợp với khối tín dụng để phát triển hướng cho vay xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ, tích
cực phát triển các sản phẩm/phương tthức quản trị dòng vốn để chào bán cho các đơn
vị đầu mối triển khai kích cầu nhằm giúp giám sát hiệu quả chi tiêu, vừa có thể tận
dụng nguồn tiền tạm thời nhàn dỗi.
Lưu ý triển khai các chương trình huy động vốn cá nhân, bán lẻ có tính gối đầu
để duy trì liên tục nguồn tiền gửi dân cư. Đối với khách hàng bán lẻ, cần có sự phân
đoạn khách hàng để có hướng phục vụ phù hợp như mở rộng nghiệp vụ kiều hối, các
sản phẩm huy động có them quyền chọn, các sản phẩm mà NHNT có lợi thế như sản
phẩm huy động gắn với đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Phát huy các kết quả đã đạt được để tiếp tực mở rộng hướng huy động nguồn
vốn ngoại tệ từ các tổ chức tín dụng nước ngoài ví mục tiêu huy động them 200 – 300
triệu USD. Phát triển vai trò thu xếp vốn quốc tế cho khách hàng trong nước, coi đây
là điểm nhấn về khả năng khác biệt của NHNT. Đồng thời phải khôi phục lại mảng
huy động nguồn vốn ủy thác, vay nợ viện trợ , tiếp nhận quản ký các nguồn vốn nước
ngoài.. vốn là truyền thống và thế mạnh của NHNT
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NH TMCP
Ngoại thương Việt Nam.
Như đã trình bày ở chương I về các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn và các
chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả huy động vốn, đồng thời kết hợp với phân tích thực tế
công tác huy động vốn của Ngân hàng trong 2005- 2008 em xin đưa ra một số giải
pháp nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hơn nữa những thành tích đạt được
cho công tác huy động vốn của Ngân hàng.
Ngân hàng chỉ có thể tác động trực tiếp đến nguồn vốn huy động thông qua các
nhân tố thuộc về bên trong ngân hàng (nhân tố chủ quan), còn các yếu tố bên ngoài
(nhân tố khách quan) Ngân hàng chỉ có thể tác động một cách gián tiếp và phải đợi
thời gian dài mới có tác dụng. Do vậy, để công tác huy động vốn đạt hiệu quả, Ngân
hàng cần xây dựng được những chiến lược phù hợp cho mình, đồng thời hoàn thiện, tổ
chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận. Từ đó nâng cao hình ảnh, vị thế
cho Ngân hàng, đảm bảo sự phát triển bền vững của Ngân hàng trong tương lai.
3.2.1.Đa dạng hình thức huy động vốn và đối tượng khách hàng.
Vốn mà Ngân hàng sử dụng nhằm tạo doanh thu phần lớn là vốn huy động, Vì
vậy qui mô và chất lượng vốn huy động có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động
khác của Ngân hàng. Muốn mở rộng hoạt động kinh doanh thì điều đầu tiên Ngân
hàng phải làm là: nâng cao hiệu quả huy động vốn
Trong những năm qua Ngân hàng đã có cải thiện trong công tác huy động vốn
nhưng chỉ mới bắt đầu thoát khỏi tính đơn điệu, truyền thống. Trong công tác huy
động vốn Ngân hàng phải luôn xác định rằng: sáng tạo và hiệu quả.
Tiền gửi của khách hàng là nguồn quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng trên 50%
tổng nguồn tiền của NHTM, nguồn này lại tương đối ổn định và chi phí bỏ ra thấp hơn
so với vốn đi vay. Do đó huy động tiền gửi chính là trọng tâm của công tác huy động
vốn.
Ngân hàng cần áp dụng nhiều kì hạn khác nhau trong huy động TGTK nhằm
tạo ra nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu khách hàng về thời gian mà nguồn vốn
của họ nhàn rỗi.
Nghiên cứu đưa ra hình thức huy động phong phú để phù hợp với yêu cầu, mục
đích tiết kiệm của khách hàng. Có thể kể đến cá hình thức: Huy động TGTK bằng
vàng, tiết kiệm dưỡng lão, tiết kiệm cho trẻ em, tiết kiệm một nơi rút nhiều nơi,….
Hoàn thiện và mở rộng hình thức huy động TGTK hưởng lãi bậc thang. Với sự
hoàn thiện mở rộng hình thức này, Ngân hàng sẽ khuyến khích khách hàng gửi tiền với
thời hạn dài hơn. Khi đó Ngân hàng có điều kiện thuận lợi thu hút nguồn vốn trung,
dài hạn, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, cho vay trung và dài hạn. Đồng thời đây là cơ sở
để tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.
Xây dựng chính sách chi trả hợp lý đảm bảo có thể huy động được nhiều vốn
trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Chính sách lãi suất cần linh hoạt, có
tính cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo bù đắp được chi phí, rủi ro, mang lại thu nhập
cho Ngân hàng.
Phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất huy động như khả năng tiết
kiệm và gia tăng tiết kiệm, nhu cầu đầu tư, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ sinh lời của các hoạt
động đầu tư khác, sự phát triển của TTTC, khả năng sinh lời của Ngân hàng, uy tín của
Ngân hàng, những tiện ích mà Ngân hàng cung cấp cho người gửi tiền,…Ngân hàng
phải lựa chọn cơ cấu lãi suất sao cho vừa đảm bảo gia tăng tổng nguồn, tiết kiệm được
chi phí và tạo tính ổn định cho nguồn.
Tăng tính ổn định của nguồn bằng cách dựa vào tiền gửi (tăng tiền gửi, giảm
tiền vay) vì tiền gửi ổn định và rẻ hơn tiền vay. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng,
tăng uy tín của Ngân hàng, đa dạng hóa nguồn tiền,….
Phát huy triệt để những lợi thế về địa điểm Ngân hàng, các phòng giao dịch ở
một quận trung tâm, nơi có nhiều doanh nghiệp, dân cư có thu nhập tương đối cao.
Phát triển các loại hình huy động, các dịch vụ đa dang, các tiện ích kèm theo.
Mở rộng các công cụ nợ truyền thống: TGTK và TGTT, đi đôi với phát triển các
công cụ nợ mới như chứng chỉ tiền gửi, thanh toán bằng thẻ,…
3.2.2. Mở rộng mạng lưới hoạt động.
Trong bối cảnh các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước cùng haọt động đan
xen thì việc mở rộng mạng lơứi là rất cần thiết vì nguồn vốn tiềm ẩn trong dân là rất
lớn, để khai thác được nguồn vốn này thì mang lơứi huy động củaNHNT phải được
mở rộng, đảm bảo thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch, khách hàng có thể gửi tiền
một nơi nhưng rút tiền nhiều nơi. Việc mở rộng chi nhánh và các phòng giao dịch giúp
NHNT thu hút tối đa nguồn vốn và cạnh tranh được với các tổ chức tín dụng khác.
3.2.3Tăng cường, hoàn thiện chính sách Marketing góp phần thu hút và mở rộng
khách hàng trong huy động vốn.
Nâng cao chất lượng phục vụ ở mọi loại hình sản phẩm mà Ngân hàng cung cấp
nhằm tạo hình ảnh, tăng uy tín, thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.
Quan tâm, chú trọng tới công tác giao tiếp giữa nhân viên Ngân hàng với khách
hàng, luôn làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái, hài lòng khi sử dụng các dịch vụ
của Ngân hàng. Và điều quan trọng là khách hàng cảm thấy sự chuyên nghiệp trong
công tác hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo tới khách hàng về các dịch
vụ mà Ngân hàng cung cấp. Do vậy trong thời gian tới Ngân hàng cần phải tuyên
truyền sâu rộng cho người dân hiểu về hoạt động của Ngân hàng qua các công việc:
Thông tin, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát thanh, truyền
hình, dán áp phích, tờ rơi, dán pano. Quảng cáo trên các báo, tạp chí chuyên ngành,
trên các Website. Thường xuyên công bố lãi suất, hình thức huy động tại các điểm
giao dịch và nơi công cộng. Ngoài ra còn có cán bộ Ngân hàng chuyên trách tiếp xúc
công chúng với mục đích giới thiệu về Ngân hàng cho xã hội, tăng khả năng cạnh
tranh với các Ngân hàng khác, nâng cao hình ảnh khẳng định vị thế.
Công tác tuyên truyền cần đảm bảo cho xã hội hiểu rằng: gửi tiền vào Ngân
hàng là cách tích lũy tốt nhất, khơi dậy trong dân ý thức tiết kiệm, góp phần thúc đẩy
phát triển đất nước.
Giới thiệu trực tiếp chi khách hàng đến vay vốn về các hình thức tài trợ của
Ngân hàng, tư vấn, cung cấp hình thức tài trợ phù hợp với nhu cầu vốn và đặc điểm sử
dụng vốn của khách hàng.
3.2.4.Xây dựng chiến lược khách hàng.
Ngân hàng cần phải có một chính sách khách hàng và bạn hàng dài hạn, giữ và
thu hút một số lượng lớn khách hàng tầm cỡ trong và ngoài nước chính là tạo được khả
năng tăng cường hiệ quả huy động vốn. Đối với NHNT Việt Nam cần thực hiện các
vấn đề sau:
1. Tiếp tục phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các khách hàng truyền thống.
2. Phát triển các khách hàng lớn trong khu vực sản xuất kinh doanh dịch vụ,
các công ty lien doanh nước ngoài.
3. Phát triển khách hàng là các hộ tư nhân cá thể thuộc mọi tầng lớp dân cư
trong tất cả các lĩnh vực: kinh doanh, dịch vụ,thương mại, đời sống.
4. Mở rộng phát triển hợp tác với các khách hàng là ngân hàng trong và ngoài
nước, các tổ chức tài chính quốc tế, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
với phương châm bình đẳng cùng có lợi và phát triển.
5. Ngân hàng cần có thêm nhiều nguồn gửi tiết kiệm khác, không phải là
những nguồn lớn nhưng có tính ổn định thường xuyên và chi phí thấp.
Như vậy việc xây dựng chiến lược khách hàng là một vấn đề quan trọng, nó
quyết định tới việc mở rộng hay thu hẹp hoạt động của một ngân hàng. Do đó trong
quá trình thực hiện NHNT cần có tầm nhìn xa và mưu cầu lợi ích lâu dài,.
3.2.5. Giải pháp hiện đại hóa công nghệ, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật cho
Ngân hàng.
Trong xu thế hội nhập quốc tế, với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công
nghệ thông tin việc đổi mới, hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng là yếu tố cấp thiết của
hầu hết các Ngân hàng nếu như họ muốn tồn tại và phát triển thìcần phải chứng minh
được điểm mạnh của mình so với các Ngân hàng khác.
Đầu tư, hiện đại hóa công nghệ kỹ thuật áp dụng những phần mềm chuyên dụng
vào các khâu quản lý, kế toán, thẩm định...nhằm nâng cao chất lượng phục vụ. Hiện
đại hóa hệ thống thanh toán bằng việc trang bị hệ thống máy tính hiện đại, cải thiện
thủ tục thanh toán, đẩy nhanh tốc độ giao dịch.
Cần đầu tư hơn nữa vào việc phát triển kênh phân phối hiện đại, đặc biệt đưa hệ
thống giao dịch ATM vào sử dụng rộng rãi và có chất lượng hơn nhất là trong công tác
kết nối Banknet.
Tăng thêm các chi nhánh, phòng giao dịch trong dân cư nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác huy động vốn.
3.2.6. Chính sách sản phẩm, dịch vụ.
Mục tiêu cơ bản của chính sách sản phẩm là tạo ra tính đa dạng, ưu việt, phù
hợp với nhu cầu khách hàng vay vốn, tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm, dịch vụ
của Ngân hàng. Thông qua việc cung cấp các loại hình dịch vụ Ngân hàng sẽ nắm bắt
nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác huy
động vốn nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của Ngân hàng. Công việc cần
tiến hành là:
Triển khai phổ biến rộng rãi, rõ ràng, chu đáo dịch vụ phone-banking đến các
thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế có quan hệ
giao dịch lớn với Ngân hàng.
Mở rộng diện thu, chi tiền mặt miễn phí đối với các Doanh nghiệp có nhu cầu
thu, chi tiền mặt hàng ngày.
Nâng cao hơn nữa Dịch vụ tư vấn cho khách hàng khi họ lựa chọn sử dụng sản
phẩm, dịch vụ của Ngân hàng.
3.2.7. Chính sách lãi suất, phí suất cho vay.
Lãi suất, phí suất cho vay là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động cho vay,
qua đó nó ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng. Khi khách hàng đến
vay vốn điều mà họ quan tâm là các chính sách mà Ngân hàng dành cho mình như lãi
suất ưu đãi, hình thức đảm bảo, thời gian và phương thức trả nợ,…vì nó liên quan đến
chi phí mà khách hàng phải trả khi giao dịch với Ngân hàng. Do đó Ngân hàng Ngoại
Thương cần có chính sách lãi suất và phí suất cho vay hợp lý, nhưng vẫn đảm bảo tính
cạnh tranh trong hệ thống Ngân hàng nhằm thu hút lượng lớn khách hàng đến vay
vốn.
Đa dạng hóa lãi suất theo kì hạn, loại tiền, loại khách hàng.
Lãi suất phải đảm bảo bù đắp chi phí, rủi ro, mang lại thu nhập và lợi nhuận cho
Ngân hàng. Đồng thời đảm bảo khả năng cạnh tranh cho Ngân hàng nhưng vẫn thu hút
được mức khách hàng ở mức chấp nhận.
Áp dụng lãi suất ưu đãi cho những khách hàng lớn, có uy tín, thường xuyên có
quan hệ tốt với Ngân hàng. Mức lãi suất này nhỏ hơn lãi suất thông thường song vẫn
đảm bảo thu nhập cho Ngân hàng, đồng thời khuyến khích được khách hàng sử dụng
các dịch vụ khác của Ngân hàng, tăng tính gắn bó giữa khách hàng và Ngân hàng, tạo
nguồn thu ổn định trong tương lai cho Ngân hàng.
3.2.8. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ Ngân hàng,
đặc biệt là cán bộ huy động vốn.
Hoạt động Ngân hàng phức tạp, kinh doanh dựa trên cơ sở mối quan hệ, liên
quan đến đông đảo khách hàng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Do đó, cán bộ
Ngân hàng cần có nhận thức toàn diện hơn về khách hàng, cần phải thường xuyên
được đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, cần được phục vụ khách hàng đúng năng
lực và sở trường để đáp ứng đúng nhu cầu và mong mỏi của khách hàng. Để làm được
điều này Ngân hàng cần có kế hoạch đào tạo cụ thể, từng bước, từng đối tượng thích
hợp để CBCNV đáp ứng được nhu cầu hiện tại và tương lai lâu dài.
Mặc dù đội ngũ nhân viên của Ngân hàng được quan tâm phát triển cả về số
lượng và chất lượng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong thời gian qua. Để có giải pháp
tôt nhằm nâng cao chất lượng CBCNV trước tiên Ngân hàng cần đánh giá đúng thực
trạng, phân loại theo nhiều cấp độ khác nhau, theo từng trình độ, theo loại nghiệp vụ
để đào tạo đúng người, đúng việc, đúng thời điểm và có thứ tự ưu tiên. Trong đó cán
bộ huy động vốn là những người làm việc, giao dịch trực tiếp với khách hàng, là
những người thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng nên cần
bố trí những người có năng lực chuyên môn cao, tác phong nhanh nhẹn, thái độ niềm
nở, thân thiện, tạo sự gần gũi thoải mái cho khách hàng khi đến Ngân hàng giao dịch.
Hình thành cho họ nề nếp làm việc khoa học, tiên tiến, tuân thủ triệt để các quy trình
văn bản đã xây dựng.
Ngân hàng cần tạo ra động lực thúc đẩy CBCNV không ngừng học tập. Coi
trọng nhân tài, chú trọng trong công tác tuyển dụng, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng nhằm
khuyến khích CBCNV.
KẾT LUẬN
Công tác huy động vốn của NHTM có vai trò quan trọng không chỉ đối với bản
thân Ngân hàng mà còn tác động đến toàn bộ NKT. Trong những năm qua, Ngân hàng
Ngoại thương luôn được đánh giá là Ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Nguồn vốn
tăng trưởng đều qua các năm, kết quả này đạt được là nhờ Ngân hàng đã thiết lập được
mối quan hệ với khách hàng, không ngừng hoàn thiện về mọi mặt nhằm thu hút vốn,
đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Ngân hàng, nâng cao lợi nhuận và uy tín cho Ngân
hàng trong NKT.
Là sinh viên thực tập, thời gian qua em đã có điều kiện và thời gian tìm hiểu,
chứng kiến sự đổi mới nhanh chóng trong cơ chế đổi mới của hệ thống NHTM Việt
Nam nói chung và ngân hàng Ngoại thương nói riêng. Với đề tài này, em mong muốn
đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc đổi mới và hoàn thiện hoạt động kinh doanh
của ngân hàng Ngoại thương.
Tài Liệu Tham Khảo
1 Báo cáo thường niên 2005, 2006, 2007 của Vietcombank.
2. Quy chế hoạt động của Vietcombank.
3. Giáo trình Ngân hàng thương mại PGS.TS Phan Thị Thu Hà.
4. Tổng kết hoạt động kinh doanh NH TMCP Vietcombank 2008.
5. Website : Vietcombank.com.vn.
6. Website : Vntrades.com.
7. Website : Vnexpress.net
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.
1. Vietcombank.: (Bank for foreign trade of Viet Nam )
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương.
2. NHNN: Ngân hàng Nhà nước.
3. NHTM : Ngân hàng thương mại.
4. TCTC : Tổ chức tài chính.
5. TCKT : Tổ chức kinh tế.
6. TMCP : thương mại cổ phần.
7. HĐQT : Hội đồng quản trị .
8. CKH : Có kỳ hạn
9. KKH : Không kỳ hạn
10. ĐTNN : Đầu tư nước ngoài.
11. QLRR : Quản lý rủi ro.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2898_531.pdf