- Hệ số về kỹ thuật: tuỳ theo điều kiện và yêu cầu cụ thể của từng công
trình, người ta sẽ lấy là hệ số 1 cho giải pháp kỹ thuật nào phù hợp nhất với
công trình, các giải pháp kỹ thuật còn lại được tính hệ số theo mức độ phức
tạp hoặc trình độ tiên tiến của chúng so với giải pháp kỹ thuật được chọn.
- Hệ số sử dụng nguyên vật liệu và lao động địa phương: các căn cứ để
tính hệ số này là khả năng tận dụng nguyên vật liệu và lao động tại chỗ, hiệu
quả của nó theo số ngoại tệ tiết kiệm được so với việc sử dụng vật tư và nhân
công nước ngoài.
66 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2541 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao năng lực mời thầu trong xây dựng cơ bản của ban quản lý dự án tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sau:
+ Đoạn qua Thành phố Lạng Sơn (km0-km3+700): Bnền = 27m, Bmặt =
2 x 7.5m, dải phân cách giữa rộng 2.0m, vỉa hè 2 x 5.0m.
- Mặt đường bê tông nhựa thiết kế với EYC 1270 daN/cm2 đối với
những đoạn đường đô thị và EYC 1150 da/Ncm2 đối với đường ngoài đô thị.
- Công trình trên tuyến: Cầu cống thiết kế vĩnh cửu bằng BTCT với:
+ Tải trọng thiết kế: H30 - XB80.
+ Khổ cầu, cống: Phù hợp chiều rộng nền đường.
+ Tần suất thiết kế: P= 2% đối với cầu trung. P= 1% đối với cầu trong
thành phố. P = 4% đối với cầu nhỏ, cống và nền đường.
- Xây dựng các công trình ổn định nền đường và gia cố bảo vệ mái
taluy như tường chắn, xây ốp mái taluy.
- Nút giao thông cùng mức cải tạo, nâng cấp cho phù hợp với tiêu
chuẩn tuyến đường, đường giao nối tạo nên êm thuận.
- Hệ thống an toàn giao thông hoàn thiện theo điều lệ báo hiệu đường
bộ 22TCN237 - 01của Bộ GTVT.
1.2.2.3. Giải pháp thiết kế:
1.2.2.3.1. Bình đồ:
- Cơ bản tuyến đi theo đường hiện tại, nắn cải cục bộ để đảm bảo cấp
hạng của tuyến.
1.2.2.3.2 Cắt dọc:
Thiết kế cao độ đường đỏ bảo tầm suất tính toán thuỷ văn và chiều dày
tăng cường áo đường, cốt san nền theo quy hoạch của được duyệt đối với
đường đô thị. Độc dốc dọc lớn nhất Id max = 8.0%.
1.2.2.3.3 Cắt ngang:
- Mặt cắt ngang đoạn km0-km3+700 (Thành phố Lạng Sơn):
+ Bnền = 27m.
+ Bmặt= 2x7.5m
+ Dải phân cách giữ rộng 2.0m
+ Vỉa hè 2x5.0m
- Mặt cắt ngang đoạn km 3+700- Km7 +000 (đường ngoài đô thị):
+Bnền= 7.5m
+Bmặt=2x7.5m
+ Lề đường 2x1.0m, phần gia cố đá thải 2x0.5m.
- Độ dốc ngang mặt đường : imặt= 2%.
- Độ dốc ngang lề đường : ilề= 4%.
- Ta luy nền đào: Đào với ta luy1/1.0 tuỳ theo địa chất từng đoạn, các
đoạn đào cao có giật cấp, chiều cao mỗi cấp từ 6m-12m tuỳ thuộc vào điều
kiện địa chât, trên mỗi cấp bố trí bậc rộng 2.0m.
1.2.2.4. Kết cấu nền, áo đường:
Nền đường:
Sau khi đào bỏ lớp đất hữu cơ, bùn yếu (tại các vị trí cục bộ qua ruộng,
ao trũng), đánh cấp, đắp đất đầm đạt K 0.95. Riêng với lớp đất dày 30cm
sát dưới đáy móng đường được đầm chặt đạt K0.98.
Áo đường:
- Kết cấu 1: Mặt đường tăng cường đoạn km0-km1+250 (Cường độ
mặt đường cũ E 1274 daN/cm2) có chiều dài các lớp áo đường từ trên
xuống dưới như sau:
+ BTN hạt trung dày 5cm.
+ Tưới nhựa dúnh bám tiêu chuẩn 0.5kg/m2
+ Bù vênh trên mặt cũ bằng CPĐDloại 1.
- Kết cấu 2: Mặt đường tăng cường đoạn km4 +925-km7+000
(E0830 daN/cm2) có chiều dày các lớp áo đường từ trên xuống dưới như
sau:
+ BTN hạt trung dày 7cm.
+ Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0.5kg/m2.
+ CPĐD loại 1 dày 13cm.
+ Bù vênh trên mặt cũ bằng CPĐD loại 1.
- Kết cấu 3: Mặt đường tăng cường đoạn km1+600-km2+375,
km3+650-km4+925 (Cường độ mặt đường cũ E640 daN/cm2), có chiều
dày các lớp áo đường từ trên xuống dưới như sau:
+ BTN hạt trung dày 7cm.
+ Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0.5kg/m2.
+ CPĐD loại 1 dày 10cm.
+ CPĐD loại 1 dày 13cm.
+ Bù vênh trên mặt cũ bằng CPĐD loại 2.
- Kết cấu 4: Mặt đường cạp rộng, làm mới (Cường độ mặt
đường cũ E400)
+ BTN hạt trung dày 7cm.
+ Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0.5kg/m2.
+ CPĐD loại 1 dày 15cm.
+ CPĐD loại 2 dày 20cm.
- Tưới nhựa thấm bám trên lớp móng CPĐD loại 1 tiêu chuẩn
1.0kg/m2.
- Tiến hành vá ổ gà, xử lý cao su mặt đường cũ trước khi thi công các
lớp móng mặt đường.
1.2.2.5. Các công trình trên tuyến:
Cầu:
- Cầu Nà Mưng km3+291.15: Làm mới, chiều rộng B= 2x7.5+2+2x5=
27m, chiều dài toàn cầu L=25.10m, dầm chữ T bằng BTCT thường
LDầm=12m, mố cầu BTCT, móng cọc khoan nhồi D=1.0m.
(Chi tiết chấp thuận như hồ sơ trình duyệt)
Cống ngang đường:
Toàn đoạn xây dựng 26 cống (cả làm mới và nối dài) có chiều dài phù
hợp với chiều rộng nền đường, trong đó :
+ Cống hộp BTCT lắp ghép khẩu độ BxH=(0.75x0.75)m : 03cái.
+ Cống hộp BTCT lắp ghép khẩu độ BxH=(1.00x1.00)m : 08cái.
+ Cống hộp BTCT đổ lại chỗ khẩu độ BxH=(3x3)m : 01cái.
+ Cống hộp BTCT đổ lại chỗ khẩu độ BxH=(4x4)m : 01cái.
+ Cống hộp BTCT:khẩu độ 0.75m : 10cái.
+ Cống hộp BTCT:khẩu độ0.1.00m : 09cái.
+ Cống hộp BTCT:khẩu độ0.1.25m : 01cái.
Lý trình cống và các chi tiết khác chấp thuận như hồ sơ thiết kế trình
duyệt.
Cống kỹ thuật:
Xây dựng 4 công kỹ thuật BTCT, khẩu độ 1.5x2m trên các đoạn
đường đô thị thuộc TP. Lạng Sơn, Chi tiết kết cấu chấp thuận như hồ sơ trình
duyệt.
Cống dọc, ga thu, cửa xả đường đô thị:
Xây dựng hệ thống cống dọc 1.0m hai bên đường đô thị thuộc phạm
vi TP. Lạng Sơn (km0-km3+700)
Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống ga thu, cửa xả đảm bảo thoát nước đô
thị.
Tường chắn:
Toàn đoạn xây dựng 2 đoạn tường chắn với tổng chiều dài L= 200m,
chiều cao tường chắn bằng bê tông M150#. Mái ta luy từ đỉnh tường chắn
đến vai đường (đối với ta luy âm) đươch gia cố bằng đá xây vữa XM M100#,
xây rãnh trên đỉnh tường chắn đá xây vữa XMM100# đối với tường chắn
taluy dương.
Giao với đường ôtô, đường sinh khác:
a/ Giao với đường sắt:
+ Tại km1+272.49-km1+511.71 đường sắt vượt lên trên QL4B, đoạn
này có dự án riêng không thuộc dự án này.
+ Tại km30 +320.65 thiết kế chỉnh trang lại phù hợp với quy mô
tuyến, thay kết cấu rào chắn.
b/ Giao với đường ô tô: Toàn tuyến có 09 vị trí giao cắt, các vị trí giao
cắt thiết kế chỉnh trang hay vuốt nối đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn tuyến
đường, cụ thể:
+ Nút giao Trần Đăng Ninh km0 +00 :Vuốt theo hiện trạng.
+ Nút giao đường 17/10km0+118.52 :Vuốt theo hiện trạng.
+ Nút giao với đường Nguyễn Du km0+257.31 : Vuốt theo hiện trạng.
+ Nút giao với đường Bà Triệu km0+499.48 : Vuốt theo hiện trạng.
+ Nút giao với đường vào Ga km0+ 866.68 : Thiết kế chỉnh trang.
+ Nút giao với đường Lê Đại Hành km1+236.56 : Vuốt theo hiện
trạng.
+ Nút giao với đường QL1A mới km1+511.71 : Vuốt theo hiện trạng.
Chi tiết nút giao và tổ chức giao thông chấp thuận như hồ sơ thiết kế
trình duyệt.
c/ Giao với đường dân sinh: Vuốt nối vào đường dân sinh với chiều
dài đoạn vuốt từ 5m đến 15m đảm bảo êm thuận. mặt đường vuốt dùng BTN
hạt trùng dày 5cm, bên dưới dùng CPĐD loại dày 12cm, tưới nhựa thấm bám
trên lớp móng CPĐD loại 1 tiêu chẩn 1.0kg/ m2.
Dải phân cách giữa, (Lát hè phố, cây xanh, chiếu sáng không phạm vi
gói thầu):
Xây dựng dải phân cách giữa, các đoạn tuyến thuộc TP. Lạng Sơn. Dải
phân cách giữa đoạn thành phố Lạng Sơn (km0-km3+700) rộng 2m, bó vỉa
dải phân cách giữa cao hơn mặt đường 30cm.
Bó vỉa hai bên các vị trí đường đô thị dùng bó vỉa vát bằng bê tông
M200#, dưới đáy rãnh tam giác kết hợp đặt rãnh chữ U thoát nước thải nhà
dân.
Hệ thống an toàn giao thông:
Hệ thống cọc tiêu, biển báo, cột Km, hàng rào tôn lượn sóng hoàn
thiện theo điều lệ báo hiệu đường bộ Việt Nam 22TCN237- 01.
Gia cố mái taluy:
Mái ta luy được gia cố bằng trồng cỏ. Riêng các đoạn đi sát sông suối
thường xuyên ngập nước gia cố bằng đá xây vữa XM M100#
Rãnh thoát nước dọc:
Sử dụng rãnh hình thang kích thức 0.4m x (0.4+1.2)m đối với những
vị trí độ dốc dọc, tại những vị trí dốc dọc lớn hơn 4% giá cố bằng đá xây vữa
XM M1000#.
Rãnh thoát nước:
a/ Rãnh bậc: Trên các bậc trong các đoạn đào cao bậc rộng 1.2m mặt
bậc, toàn bộ rãnh bậc được gia cố bê tông M100# đổ lại chỗ dày 10cm, bên
trong vuốt lên 40cm tạo máng thoát nước trên mặt bậc.
b/ Bâc nước: Bậc nước dùng đá xây vữa XM M100# để thu nước từ
rãnh bậc chuyển xuống rãnh biên sau đó dẫn tới công thoát qua đường.
Căn cứ trên điều kiện địa chất thực tế để quyết định chiều sâu đặt
móng mố cầu cho phù hợp.
Phải có biện pháp đảm bảo thông khi thi công tác công trình trên tuyến
cũ. Đối với cầu Khòn toong khi thi công mở rộng cầu cần có biện pháp đảm
bảo an toàn cho cầu hiện tại.
1.3. Hình thức đấu thầu:
- Hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu rộng rãi trong nước.
- Phương thức đấu thầu: Đấu thầu 1 túi hồ sơ.
- Phương thức thực hiện hợp đồng: Hợp đồng theo giá điều chỉnh.
* Điều kiện chỉnh giá:
Tuân thủ đúng quy định tại Điều 7 của Quy chế đấu thầu ban hành
kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP và đã được bổ sung tại Nghị định
66/2003/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 02/2005/TT-BXD ngày
25/2/2005 hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
Việc điều chỉnh giá trị hợp đồng chỉ được thực hiện khi được các bên
liên quan xác nhận, được người có thẩm quyền hoặc có thẩm quyền cho
phép, aps dụng trong các trường hợp sau:
a) Khi có những khối lượng, số lượng phát sinh do thay đổi thiết
kế (không phải do Nhà thầu gây ra):
+ Nếu những phát sinh không có đơn giá trọng hợp đồng gốc thì giá trị
phần khối lượng, số lượng phát sinh được tính theo đơn giá của hợp đồng
gốc. (Khoản 6-Điều 1/NĐ 66/CP).
+ Nếu những phát sinh không có đơn giá trong hợp đồng gốc thì giá trị
phần khối lượng, số lượng phát sinh được tính theo đơn giá do Nhà nước quy
định tại thời điểm phát sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt để áp dụng.
(Khoản 6-Điều 1-NĐ 66/CP).
+ Nếu khối lượng công việc đã có trong hợp đồng như khi thực hiện
thay đổi (tăng hoặc giảm) hơn 20% so với khối lượng công việc đã ghi trong
hợp đồng thì hai bên có thể thoả thuận xác định đơn giá mới, nhưng không
vượt quá đơn giá do Nhà nước quy định tại thời điểm thực hiện. (Thực hiện
theo quy định của nghị định 16/CP và Thông tư số 02/2005/TT-BXD).
b) Khi có sự biến động về giá do chính sách của Nhà nước thay
đổi đối với các yếu tố nhân công, đơn giá ca máy, vật liệu xây dựng do Nhà
nước quản lý (danh mục theo Thông tư liên tịch số 38/2004/TT-BXD ngày
26/4/2004 của liên bộ Bộ tài chính và Bộ Xây dựng). Trượt giá về vật liệu,
nhân công, máy thi công chỉ tính từ tháng thứ 13 kể từ thời điểm bắt đầu thực
hiện hợp đồng và được cấp có thẩm quyền cho phép.
Chỉ điều chỉnh giá những đơn giá được phép điều chỉnh và khối lượng
thực hiện trong thời gian Nhà nước cho phép điều chỉnh. Giá trị điểu chỉnh
bổ sung phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thực hiện điều chỉnh giá trị hợp đồng trong trường hợp này (do Nhà
nước thay đổi chính sách) theo hướng dẫn của các văn bản pháp luật. Trường
hợp pháp luật không quy định cụ thể thì việc điều chỉnh giá thực hiện dựa
trên cơ sở hướng dẫn điều chỉnh dự toán, bù chênh lệch vật liệu do Nhà nước
quy định, như sau:
Gđ/c = Gt x K
Trong đó:
+ Gđ/c là đơn giá sau điều chỉnh
+ Gt là giá trúng thầu
+ K là hệ số điều chính và được xác định theo sự thay đổi của mặt
bằng giá cả do Nhà nước quy định tại thời điểm được điều chỉnh so với giá
tại thời điểm mở thầu.
Giá trị của hợp đồng sau khi điều chỉnh không được vượt dự toán đã
được duyệt, tổng giá trị điều chỉnh và giá trị các hợp đồng thuộc dự án không
được
1.4. Nguồn vốn đầu tư.
Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
1.5. Điều kiện tài chính và phương thức thanh toán
a) Điều kiện tài chính:
- Việc tạm ứng, thanh toán, quyết toán thực hiện theo quy định hiện
hành của Nhà nước và của Bộ Tài chính.
- Vốn được cấp theo kế hoạch của Nhà nước, Chủ đầu tư thanh toán
khối lượng, theo thời gian và giai đoạn thi công và sẽ được cụ thể hoá trong
hợp đồng giao nhận thầu, nhưng phải nằm trong phạm vi kế hoạch vốn đầu
tư hàng năm.
- Nhà thầu phải chủ động kinh phí để hoàn thành gói thầu theo tiến độ
đã đăng ký.
Trường hợp, có thể Nhà nước chưa có điều kiện cấp vốn cho công
trình kịp tiến độ thi công và chưa có hướng dẫn thực hiện trả lãi đối với khối
lượng chậm thanh toán. Do vậy có thể ảnh hưởng đến việc thanh toán theo
giai đoạn cho nhà thầu, nhưng nhà thầu không được vì thế mà làm ảnh hưởng
đến chất lượng, tiến độ thi công đã cam kết và phải tự lường khó khăn này để
chủ động trong thi công và tính toán giá bỏ thầu của mình cho thích hợp,
không đòi hỏi Chủ thầu tư phải trả lãi cho khoản tiền chậm thanh toán khi
chưa có hướng dẫn thực hiện.
b) Phương thức thanh toán: Chuyển khoản
1.6. Độ dài thời gian xây dựng công trình
18 tháng kể từ ngày có lệnh khởi công (kể cả ngày nghỉ tuần, nghỉ lễ,
nghỉ tết).
1.7. Các yêu cầu về chất lượng vật liệu, thiết bị dịch vụ.
Theo quy định của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày
16/12/2004của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và theo
yêu cầu và tiêu chuẩn đã nêu trong hồ sơ thiết kế được duyệt và các tiêu
chuẩn kỹ thuật hiện hành và trong các Quy trình thi công, kiểm tra nghiệm
thu đã nêu trong phần VI: Những quy định kỹ thuật chất lượng xây dựng.
1.8. Yêu cầu mỗi nhà thầu chỉ có một đơn dự thầu:
Theo Điều 9 Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định
88/1999/NĐ-CP và đã được sử đổi bổ sung tại nghị định số 66/2003/NĐ-CP.
Mỗi nhà thầu chỉ được tham gia một đơn dự thầu trong một gói thầu,
dù dưới hình thức tham gia độc lập hay liên danh. Nếu nhà thầu nào làm trái
quy định này sẽ bị loại.
1.9. Chi phí tham gia đấu thầu:
Do nhà thầu tự thu xếp (Kể cả chi phí khảo sát hiện trường và chuẩn bị
hồ sơ dự thầu).
1.10. Các yêu cầu về khảo sát hiện trường:
Nhà thầu có thể đề nghị với Bên mời thầu dẫn đi thị sát hiện trường
hoặc tự đi thị sát hiện trường để lập Hồ sơ đấu thầu được tốt.
Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu nghiên cứu kỹ hồ sơ mời đấu thầu,
khảo sát kỹ hiện trường để xác định đúng khối lượng và những yếu tố ảnh
hưởng đến giá bỏ thầu. Trường hợp khi nghiên cứu hồ sơ và hiện trường phát
hiện thấy những khối lượng khác với tiên lượng mời thầu, Nhà thầu cần trao
đổi ngay bằng văn bản, Fax hoặc điện tín với bên mời thầu giải đáp kịp thời
bằng văn bản, Fax hoặc điện tín cho tất cả các Nhà thầu biết theo thời gian
quy định trong "Lịch thực hiện đấu thầu".
1.11. Loại tiền bỏ thầu : Việt nam đồng
2. Yêu cầu tối thiểu về năng lực, kinh nghiệm đối với nhà thầu.
Nhà thầu tham dự gói thầu phải có đủ các điều kiện năng lực và kinh
nghiệm tối thiểu như sau:
a) Nhà thầu là một tổ chức độc lập về tài chính, có năng lực pháp luật
dân sự (không có tranh chấp, kiện tụng…) có đăng ký kinh doanh ngành xây
dựng giao thông phù hợp với kỹ thuật của gói thầu.
b) Thời gian hoạt động trong ngành xây dựng giao thông tối thiểu là
03 năm.
c) Trong vòng 05 năm kề liền nhà thầu đã tham gia và hoàn thành ít
nhất 01 hợp đồng tương tự về kỹ thuật xây dựng, có giá trị HĐ40 tỷ hoặc đã
tham gia và hoàn thành 02 hợp đồng tương tự về kỹ thuật xây dựng có tổng
giá trị tham gia ở 02 hợp đồng đó phải lớn hơn 40 tỷ đồng.
Đối với nhà thầu liên danh ngoài điều kiện nêu trên, nhà thầu đứng
đầu liên danh phải thực hiện và hoàn thành ít nhất 01 hợp đồng tương tự về
kỹ thuật xây dựng, có giá trị không nhỏ hơn 23 tỷ đồng.
Tính chất tương tự về kỹ thuật xây dựng của các HĐ trên được xác
định như sau:
+ Đã thi công tuyến đường nâng cấp mở rộng đang khai thác sử dụng,
vừa thi công vừa đảm bảo giao thông theo tiêu chuẩn đường cấp IV trở lên.
+ Đã thi công cầu BTCT DƯL, Móng cọc khoan nhồi.
Công trình thuộc hợp đồng kê khai phải được Chủ đầu tư dự án có hợp
đồng đó xác nhận bằng văn bản là đã hoàn thành đảm bảo chất lượng, tiến độ
và có tinh thần trách nhiệm trong quá trình thực hiện hợp đồng hoặc biên bản
thanh lý hợp đồng để chứng minh về sự tin cậy chính xác về sự kê khai các
công trình thực hiện đã kê khai nêu trên của nhà thầu.
d) Tài chính của nhà thầu.
- Tài chính của nhà thầu phải đảm bảo lành mạnh.
- Số liệu kê khai tài chính của nhà thầu trong vòng 03 năm 2002, 2003,
2004 theo quy định trong hồ sơ mời thầu phải được xác nhận của một trong
những cơ quan sau:
+ Cơ quan kiểm toán.
+ Cơ quan tài chính nhà nước có thẩm quyền.
+ Cơ quan tài chính cấp trên (trường hợp này phải có cơ quan thuế địa
phương xác nhận đảm bảo nghĩa vụ nộp thuế phù hợp với số liệu tài chính đã
kê khai).
Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ xem xét cụ thể về độ tin
cậy của số liệu tài chính trong 03 năm kể trên, trên cơ sở đã được một cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận về số liệu này hoặc cơ quan thuế địa
phương xác nhận đảm bảo nghĩa vụ nộp thuế trong 03 năm 2002, 2003,
2004.
Trong đó phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Tổng lợi nhuận sau thuế trong 03 năm 2002, 2003, 2004 của nhà
thầu không nhỏ hơn không (<0).
+ Doanh thu xây lắp bình quân trong 03 năm 2002, 2003, 2004 phải
lớn hơn hoặc bằng 80 tỷ đồng.
Trường hợp nhà thầu là liên doanh:
- Doanh thu xây lắp bình quân trong 03 năm 2002, 2003, 2004 được
tính bằng tổng doanh thu xây lắp bình quân của các bên tham gia liên danh.
Thành viên đứng đầu liên danh, phải có doanh thu xây lắp bình quân (trong
03 năm 2002, 2003, 2004) lớn hơn hoặc bằng 48 tỷ đồng và bắt buộc phải
lớn hơn 2 lần giá trị sản lượng gói thầu mà nhà thầu đứng đầu liên danh đó
đảm nhận. Các thành viên khác trong liên danh phải có doanh thu xây lắp
bình quân 03 năm gần nhất lớn hơn hoặc bằng 2 lần giá trị tham gia theo thoả
thuận của hợp đồng liên danh ghi trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu.
+ Tất cả các thành viên trong liên danh phải đáp dựng:
+ Là nhà thầu độc lập về tài chính.
+ Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm xây dựng chuyên ngành giao thông.
+ Có tài chính lành mạnh: Số liệu kê khai tài chính phải có xác nhận
của kiểm toán hoặc cơ quan tài chính có thẩm quyền hoặc cơ quan tài chính
cấp trên.
+ Tổng lợi nhuận sau thuế trong 03 năm 2002, 2003, 2004 của nhà
thầu không nhỏ hơn không (<0).
- Tất cả các liên thành viên trong liên danh phải có đủ tư cách pháp
nhân, có đăng ký kinh doanh đúng ngành nghề, có kê khai theo đúng quy
định, đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện công việc được thoả thuận đảm
trách.
Nếu nhà thầu nào không đáp ứng được 01 trong các yêu cầu tối thiểu
nêu trên sẽ bị loại trong bước đánh giá sơ bộ.
3. Nội dung và yêu cầu nộp hồ sơ đấu thầu.
3.1. Nội dung Hồ sơ đấu thầu của nhà thầu:
Mỗi ứng thầu phải nộp một Hồ sơ đấu thầu và đảm bảo đủ 05 bẳn (1
bản gốc, 4 bản sao), ngoài bìa mỗi bản phải ghi rõ "Bản gốc" hoặc "Bản sao"
kèm theo đĩa mềm đã ghi tất cả các đơn giá bỏ thầu và phân tích đơn giá chi
tiết (bản tính sử dụng Excel). Tài liệu phải được in ấn rõ ràng, đầy đủ chữ ký
của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được uỷ quyền) của Nhà thầu
trên các trang, không được tẩy xoá hoặc viết chồng lên nhau. Nếu hồ sơ đấu
thầu gồm nhiều tập thì phải ghi rõ Tập 1, Tập 2…. (Chú ý tất cả các trang có
trong bản gốc phải có trong bản sao, trong quá trình xét thầu sử dụng bản
sao, bản gốc được niêm phong theo chế độ bảo mật).
Hồ sơ đấu thầu đựng trong phong bì có dấu niêm phong. Tất cả các
trang của hồ sơ đấu thầu đều được đánh số thứ tự và tại góc phải phía trên
của mỗi trang phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp của Nhà thầu.
Trong trường hợp mở thầu phát hiện thiếu chữ ký thì được nêu công khai và
ký bổ sung ngay tại buổi lễ mở thầu.
3.2. Một số yêu cầu về hồ sơ đấu thầu :
3.2.1. Thời hạn nộp Hồ sơ đấu thầu:
Trước giờ đóng thầu đã được quy định trong thư mời đấu thầu và lịch
thực hiện đấu thầu.
3.2.2. Thời hạn có hiệu lực của hồ sơ đấu thầu:
Là thời hạn kể từ thời điểm nộp Hồ sơ đấu thầu đến ngày ký kết hợp
đồng kinh tế giao nhận thầu xây lắp công trình. Đối với gói thầu này, thời
gian có hiệu lực của hồ sơ đấu thầu là 90 ngày kể từ ngày mở thầu. Trong
trường hợp kéo dài thời hạn có hiệu lực của hồ sơ đấu thầu, Chủ đầu tư phải
thông báo cho các Nhà thầu sau khi được phép của cấp có thẩm quyền. Nếu
Nhà thầu không chấp nhận thì vẫn được hoàn trả bảo lãnh đấu thầu.
3.2.3. Thủ tục giải quyết hồ sơ đấu thầu nộp muộn hoặc nộp sai địa
chỉ:
- Hồ sơ đấu thầu gửi tới Bên mời thầu theo địa chỉ quy định tại thư
mời đấu thầu sau giờ đóng thầu được coi là không hợp lệ và được gửi lại
Nhà thầu theo nguyên trạng.
- Hồ sơ đấu thầu của Nhà thầu nộp không đúng địa chỉ thì bên mời
thầu không chịu trách nhiệm và không xem xét.
3.2.4. Sửa đổi và rút hồ sơ đấu thầu:
Nhà thầu có thể sửa đổi và rút hồ sơ đấu thầu đã nộp với điều kiện
phải thông báo trước bằng văn bản (công văn hoặc điện tín hoặc Fax) cho
Bên mời thầu biết và Bên mời thầu phải nhận được nội dung sửa đổi hồ sơ
đấu thầu vào trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đấu thầu đã được quy định.
Văn bản này sẽ được Tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu mở cùng hồ sơ thầu
và được coi là một bộ hận của Hồ sơ đấu thầu của Nhà thầu.
3.2.5. Về thư giảm giá:
Thư giảm giá (nếu có) là một thành phần của Hồ sơ đấu thầu. Thư
giảm giá phải được để trong phong bì đựng cùng với các bản hồ sơ đấu thầu
hoặc để riêng trong một phong bì nhỏ được dán kín, có niêm phong theo quy
định và phải được nộp cho bên mời thầu vào trước thời điểm đóng thầu.
Trong thư giảm giá, Nhà thầu phải ghi rõ tỷ lệ giảm và số tiền giảm,
giá bỏ thầu sau khi giảm giá ở những phần việc gì? đơn giá nào? đơn giả bỏ
thầu trước khi giảm giá và sau khi giảm giá. Tổng số tiền giảm ở các phần
việc, các hạng mục phải bằng tổng số tiền xin giảm.
Trong trường hợp Nhà thầu ghi rõ hạng mục, đơn giá được giảm hoặc
tỷ lệ giảm giá mà chỉ có giá trị giảm thì được tính thành tỷ lệ giảm giá. Tỷ lệ
đó áp dụng giảm đều cho tất cả các đơn giá bỏ thầu.
3.2.6. Loại bỏ Hồ sơ đấu thầu về sự hợp lệ:
Tuân thủ những quy định của Quy chế đấu thầu và quy định tại điểm 3
mục I chương II phần thứ tư của Thông tư 04/2000/TT-BKH ngày 26/5/2000
của Bộ KH-ĐT hướng dẫn thực hiện quy chế đấu thầu.
a) Tại lễ mở thầu: Tuyên bố trả lại nguyên trạng các hồ sơ thầu cho
Nhà thầu vi phạm một trong các điểm sau đây:
a.1. Hồ sơ nộp sau thời điểm hết hạn nộp Hồ sơ đấu thầu quy định
trong Thư mời đấu thầu và lịch thực hiện đấu thầu:
a.2. Hồ sơ đấu thầu không được dán kín hoặc không có dấu niêm
phong theo quy định.
a.3. Hồ sơ đấu thầu không có bản gốc, chỉ có bản sao.
b) Trong quá trình đánh giá sơ bộ: Hồ sơ đấu thầu bị loại nếu vi
phạm một trong các điểm sau đây:
b.1. Nộp Hồ sơ không đúng thời hạn, Hồ sơ không được niêm phong
như chỉ dẫn, thiếu bản gốc theo quy định.
b.2. Nhà thầu không có tên trong danh sách mua hồ sơ mời đấu thầu;
hoặc có tên trong 2 đơn thầu (dù độc lập hay liên danh);
b.3. Không có đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng giao
thông;
b.4. Không có đơn tham dự đấu thầu, hoặc có nhưng không hợp lệ;
b.5. Không có bảo lãnh đấu thầu, hoặc có nhưng không hợp lệ;
b.6. Không có biện pháp tổ chức thi công; biểu tiến độ thi công; Biện
pháp đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động, vệ sinh môi trường;
b.7. Không có bảng kê máy móc thiết bị thi công và thí nghiệm kiểm
tra sử dụng cho gói thầu;
b.8. Không có nhân sự chủ chốt, sơ đồ tổ chức hiện trường;
b.9. Không có bảng giá bỏ thầu; bảng phân tích chi tiết đơn giá;
b.10. Không có Thỏa thuận hoặc hợp đồng liên danh; Giấy uỷ quyền
của liên danh; Bản cam kết của Nhà thầu đứng đầu liên danh (nếu là Nhà
thầu liên danh); hoặc thay đổi tỷ lệ liên danh khác với giai đoạn sơ tuyển
không có sự chấp thuận của Chủ đầu tư;
b.11. Hồ sơ đấu thầu có sử dụng thầu phụ mà tổng giá trị khối lượng
giao cho các Nhà thầu phụ đảm nhận lớn hơn 30% giá trị hợp đồng hoặc sử
dụng thầu phụ không đáp ứng được yêu cầu quy định về Nhà thầu phụ;
b.12. Hồ sơ đấu thầu đưa ra các điều kiện trái với yêu cầu của hồ sơ
mời thầu, kể cả đề xuất tiến độ quá quy định của Hồ sơ mời đấu thầu (tức là
quá 18 tháng);
b.13. Hồ sơ đấu thầu có sự thay đổi khác với giai đoạn sơ tuyển về
hình thức tham gia độc lập hay liên danh của Nhà thầu khi chưa có sự chấp
thuận của Chủ đầu tư;
b.14. Hồ sơ đấu thầu có giá bỏ thầu không cố định.
3.2.7. Xử lý vi phạm:
Nhà thầu có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu thì tuỳ theo mức độ
vi phạm mà xử lý theo quy định của pháp luật, thực hiện theo Điều 60 Quy
chế đấu thầu ban hành kèm theo NĐ 88/CP và NĐ 66/CP với một số quy
định cụ thể như sau:
a) Khi nhà thầu có hành vi gian lận như báo cáo, cung cấp thông tin
trong hồ sơ dự thầu sai sự thật về năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật, về
kinh nghiệm thực hiện, về sơ yếu lý lịch của chuyên gia tư vấn, thì bên mời
thầu có quyền loại bỏ hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó, đồng thời không hoàn
trả bảo lãnh dự thầu (nếu có) của nhà thầu đó. Nhà thầu vi phạm phải bị đăng
tải trên tờ thông tin về đấu thầu và trang Web về đấu thầu của nhà nước;
b) Nhà thầu có hành vi đưa hối lộ cho các cá nhân, tổ chức thuộc Bên
mời thầu và các cơ quan có liên quan đến quá trình đấu thầu, xét thầu thì hồ
sơ dự thầu của nhà thầu đó không được xem xét, bảo lãnh dự thầu không
được hoàn trả và tên nhà thầu đó sẽ bị đăng tải trên tờ thông tin về đấu thầu
và trang Web về đấu thầu của nhà nước, đồng thời bị xử lý theo quy định
của pháp luật;
c) Các nhà thầu có hành vi thông đồng móc ngoặc với nhau làm ảnh
hưởng đến lợi ích của Bên mời thầu thì không được hoàn trả bảo lãnh dự
thầu và sẽ bị đăng tên trên tờ thông tin về đấu thầu và trang Web về đấu thầu
của nhà nước;
d) Nhà thầu tư vấn lập thiết kế thi công không chuẩn xác, làm cho quá
trình thi công phải sửa đổi, bổ sung hoặc thiết kế lại gây lãng phí thì phải đền
thiệt hại và sẽ bị đăng tên trên tờ thông tin về đấu thầu và trang Web về đấu
thầu của nhà nước;
đ) Nhà thầu tư vấn giám ssát thi công thiếu trách nhiệm, thông đồng
với nhà thầu xây lắp xác nhận sai khối lượng và chất lượng công việc làm
giảm chất lượng công trình thì cả hai nhà thầu tư vấn giám sát và nhà thầu
xây lắp đều phải đền bù thiệt hại và sẽ bị đăng tên trên tờ thông tin về đấu
thầu và trang Web về đấu thầu của nhà nước, đồng thời đối với các cá nhân
thuộc nhà thầu tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo quy định của pháp luật.
e) Nhà thầu xây lắp không thực hiện đúng những phạm vi công việc
nêu trong hợp đồng, không thực hiện đúng thoả thuận giữa các bên trong liên
danh, giữa thầu chính và thầu phụ đã nêu trong hợp đồng cũng như trong hồ
sơ dự thầu hoặc nhượng lại công việc của mình cho các đơn vị khác không
được quy định trong hợp đồng thì buộc phải thực hiện theo đúng hợp đồng,
đồng thời phải chịu toàn bộ chi phí phát sinh do việc thực hiện không đúng
gây ra. Nhà thầu xây lắp vi phạm và nhà thầu tư vấn giám sát có liên quan sẽ
bị đăng tên trên tờ thông tin về đấu thầu và trang Web về đấu thầu của nhà
nước, đồng thời đối với các cá nhân thuộc nhà thầu, tuỳ theo mức độ vi phạm
mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
h) Trường hợp nhà thầu vi phạm một hoặc nhiều điểm quy định từ
điểm a đến điểm khoản này, bị đăng tên trên tờ thông tin về đấu thầu và trang
Web về đấu thầu của nhà nước, nếu 3 lần bị đăng tên sẽ không được tham gia
dự thầu bất kỳ cuộc tham dự thầu nào trong phạm vi 1 năm. Nếu nhà thầu lần
thứ 2 vi phạm 3 lần sẽ không được tham dự trong 2 năm, nhà thầu lần 3 vi
phạm 3 lần sẽ không được tham dự thầu trong 3 năm, nếu sau lần thứ 3 nhà
thầu vẫn vi phạm sẽ không được tham dự thầu vĩnh viễn.
4. Mở Thầu, Xét thầu và trao hợp đồng :
4.1. Thủ tục mở thầu.
Thực hiện theo Điều 13 của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo
Nghị định 88/1999/NĐ-Cp được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 66/2003/NĐ-
CP.
- Những hồ sơ đấu thầu nộp đúng thời hạn sẽ được bên mời thầu tiếp
nhận và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ mật.
- Việc mở thầu được tiến hành công khai theo ngày, giờ và địa chỉ ghi
trong hồ sơ mời thầu.
- Trường có ít hơn số Nhà thầu theo quy định nộp hồ sơ đấu thầu thì
Bên mời thầu sẽ báo cáo người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền quyết
định đầu tư cho phép kéo dài thời hạn nhằm tăng thêm hồ sơ đấu thầu hoặc
cho phép mở thầu.
- Bên mời thầu sẽ kiểm tra sơ bộ từng hồ sơ đấu thầu và lập biên bản
bản mở thầu xác định sự hợp lệ ban đầu của từng hồ sơ đấu thầu (theo quy
định tại Mục 4.2.6 (a) "Nội dung và yêu của Hồ sơ đấu thầu", đồng thời
thông báo công khai và ghi một số thông tin chính yếu sau: tên gói thầu, tên
Nhà thầu, thời điểm, địa điểm mở thầu, số lượng bản chính và bản sao, bảo
lãnh đấu thầu, giá bỏ thầu ban đầu, tỷ lệ hoặc chi phí giảm giá (nếu có), giá
bỏ thầu cuối cùng (sau giảm giá), thời gian hoàn thành công trình, các văn
bản bổ sung hoặc sửa đổi khác (nếu có).
4.2. Thủ tục đánh giá hồ sơ đấu thầu:
- Những hồ sơ đấu thầu hợp lệ đã được mở sẽ được Tổ chuyên gia
giúp việc đấu thầu tiến hành kiểm tra, đánh giá và xếp hạng các Nhà thầu
tham gia dự dấu thầu.
- Việc đánh giá, so sánh Hồ sơ đấu thầu thực hiện theo các Điều 40, 41
và 42 của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-
CP ngày 01/9/1999 và được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 14/2000/NĐ-
CP ngày 05/05/2000 và Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày 12/6/2003 của
Chính phủ đối với những hồ sơ đấu thầu hợp lệ đã được mở và đáp ứng yêu
cầu của Hồ sơ mời đấu thầu được duyệt:
- Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ đấu thầu của gói thầu này
được lập chi tiết và thể hiện trong Hồ sơ đấu thầu này tại phần Phụ lục kèm
theo: Chỉ dẫn cho Nhà thầu.
Việc đánh giá hồ sơ đấu thầu được tiến hành theo trình tự quy định tại
Điều 41 Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP
được sửa đổi bổ sung lại Nghị định 66/2003/NĐ-CP và Thông tư số
04/2000/TT-BKH ngày 26/5/2000 hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu, cụ
thể như sau:
Bướng đánh giá sơ bộ:
- Kiểm tra, xem xét về tính hợp lệ của hồ sơ đấu thầu và sự đáp ứng cơ
bản của Hồ sơ đấu thầu đối với hồ sơ mời đấu thầu.
- Làm rõ Hồ sơ đấu thầu (nếu cần).
- Bước này đánh giá: đạt và không đạt.
Bước đánh giá chi tiết:
Những hồ sơ đấu thầu hợp lệ sẽ được tiến hành đánh giá chi tiết theo
các bước sau:
Bước 1 - Đánh giá kỹ thuật.
Đánh giá hồ sơ đấu thầu về mặt kỹ thuật chất lượng để chọn danh sách
ngắn bằng chấm điểm theo 4 tiêu chí lớn:
1. Biện pháp tổ chức thi công:
2. Tiến móc thi công;
3. Máy móc thiết bị thi công;
4. Bố trí nhân sự.
Các hồ sơ đấu thầu có tổng số điểm đạt từ 80% điểm trở lên và điểm
của từng tiêu chí đánh giá không thấp hơn 50% điểm tối đa quy định của tiêu
chí đó sẽ được chọn vào danh sách ngắn để tiếp tục xem xét về giá bỏ thầu
trong bước 2- đánh giá về tài chính (giá bỏ thầu).
Bước 2 - Đánh giá về tài chính.
Căn cứ giá bỏ thầu của Nhà thầu trong hồ sơ đấu thầu, Bên mời thầu
tiến hành xác định giá đánh giá của các hồ sơ đấu thầu thuộc danh sách ngắn
theo các nội dung và trình tự sau:
- Sửa lỗi;
- Hiệu chỉnh các sai lệch;
- Kiểm tra xử lý đối với sự bất hợp lý về giá bỏ thầu;
- Đưa về một mặt bằng giá;
- Xác định giá đánh giá của các Hồ sơ đấu thầu;
Trong quá trình đánh giá, Bên mời thầu có quyền yêu cầu Nhà thầu
làm rõ về những đơn giá bất hợp lý và nếu văn bản giải thích của Nhà thầu
không đủ rõ, thì được coi là sai lệch để đưa vào đánh giá của Nhà thầu đó.
4.3. Thủ tục giải thích, làm rõ hồ sơ đấu thầu trong quá trình đánh
giá.
Trong quá trình đánh giá và so sánh các hồ sơ đấu thầu, Bên mời thầu
có quyền yêu cầu Nhà thầu làm sáng tỏ một số vấn đề dưới hình thức trao đổi
trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng đảm bảo tính công khai, bình đẳng, không làm
thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ đấu thầu và bỏ giá thầu. Những đề nghị
làm sáng tỏ của Bên mời thầu cũng như ý kiến trả lời của Nhà thầu đều được
thực hiện bằng văn bản. Những giải đáp của Nhà thầu dẫn đến sự thay đổi về
giá bỏ thầu đã đề xuất không được xem xét. Bên mời thầu phải lưu trữ những
tài liệu đề nghị sáng tỏ và những giải đáp liên quan.
4.4. Việc công bố kết quả đấu thầu, thương thảo hoàn thiện hợp
đồng.
a. Nhà thầu trúng thầu đảm bảo theo quy định của Luật Xây dựng, NĐ
16/CP và Quy chế đấu thầu hiện hành.
b. Kết quả đấu thầu phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm
quyền xem xét phê duyệt.
c. Bên mời thầu sẽ mời Nhà thầu trúng thầu đến thương thảo hoàn
thiện hợp đồng. Nếu không thành công, bên mời thầu sẽ mời Nhà thầu xếp
hạng tiếp theo đến thương thảo nhưng phải được người có thẩm quyền hoặc
cấp có thẩm quyền chấp thuận.
4.5. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tạm ứng.
- Trước khi ký hợp đồng, Nhà thầu trúng thầu phải nộp bảo lãnh
thực hiện hợp đồng cho Chủ đầu tư để đảm bảo trách nhiệm thực hiện hợp
đồng đã ký.
- Giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng bằng 3% giá trị hợp đồng (bao
gồm cả dự phòng). Bảo lãnh thực hiện hợp đồng bao gồm các nội dung chủ
yếu sau:
+ Thời hạn nộp: Trước khi ký hợp đồng.
+ Hình thức bảo lãnh: bảo lãnh của Ngân hàng.
+ Thời gian hiệu lực của bảo lãnh: từ ngày ký hợp đồng đến ngày công
trình hoàn thành bàn giao.
- Sau khi ký hợp đồng, để nhận được tiền tạm ứng, Nhà thầu phải nộp
cho Chủ đầu tư Bảo lãnh tạm ứng với giá trị bằng giá trị tiền được tạm ứng.
- Thời gian bảo lãnh tiền tạm ứng: từ ngày được tạm ứng tới khi Chủ
công trình thu hồi hết tiền tạm ứng.
- Tạm ứng hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị
định số 16/2005/NĐ-CP sẽ và được thương thảo cụ thể trong hợp đồng.
5. Danh sách các công ty tham gia đấu thầu
Công ty Cổ phần xây dựng giao thông II Lạng Sơn
Công ty cổ phần đầu tư thương mại và Giao thông 1
Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Hưng Thịnh
Công ty Cầu 7 Thăng Long
Công ty cổ phần xây dựng 699
Công ty cổ phần giao thông I
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
MỜI THẦU TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN TỈNH LẠNG SƠN
Để góp phần nâng cao chất lượng Mời thầu trong xây lắp ở nước ta
nói chung, ở Ban quản lý dự án Tỉnh Lạng Sơn nói riêng, theo chúng tôi
trước hết cần phải nghiên cứu, học tập kinh nghiệm từ cách làm của quốc tế.
Từ đó kết hợp với những điều kiện thực tế của Việt Nam, chúng ta nên tiếp
tục hoàn thiện qui chế đấu thầu hiện có, để hạn chế một cách tối đa những sơ
hở mà các bên tham gia có thể lợi dụng để làm ăn tiêu cực, nhằm phát huy
tối đa hiệu quả của phương thức đấu thầu. Cụ thể, cần phải nghiên cứu để cải
tiến, đổi mới các mặt sau:
I. ÁP DỤNG MÔ HÌNH O.D.C VÀO QUẢN LÝ XÂY DỰNG
CƠ BẢN
Trong xây dựng cơ bản hiện nay ở nước ta, mối quan hệ giao nhận
thầu là mối quan hệ trực tiếp tay đôi giữa bên giao thầu (bên mời thầu) và
bên nhận thầu (bên nhà thầu). Để thực hiện mối quan hệ này, bên giao thầu
(còn gọi là bên A) phải hình thành một bộ máy riêng thay mặt cho chủ đầu tư
đảm nhận toàn bộ những trách nhiệm và nghĩa vụ đã được qui định trong hợp
đồng xây lắp với bên nhận thầu (còn gọi là bên B). Việc tổ chức bộ máy này
rất cồng kềnh, tạo thêm đầu mối trung gian và khi công trình đã hoàn thành
thì việc giải quyết nhân sự từ bộ maý này luôn là một vấn đề khó xử đối với
chủ đầu tư.
Mặt khác, trong các văn bản hợp đồng xây lắp hiện nay, giữa bên A và
B chưa có qui định cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn của từng bên.
Vai trò của người thiết kế còn quá mờ nhạt trong việc thực hiện hợp đồng, họ
mới chỉ dừng lại ở vai trò người kiểm tra nhằm xác định công trình có tuân
thủ đúng thiết kế không, chứ không chịu trách nhiệm gì về chất lượng công
trình và các yêu cầu khác. Hơn nữa, thực tế quản lý của ta hiện nay trong xây
dựng cơ bản còn rất lỏng lẻo, vì thế các hiện tượng tiêu cực thường xuyên
xảy ra. Trong khi đó, các hoạt động quan hệ giữa bên A và bên B lại luôn có
sự tham gia của các cơ quan chức năng như Bộ Tài chính, Ngân hàng ... nên
mối quan hệ giữa A và B càng trở nên rắc rối và phức tạp.
Để khắc phục dần các hiện tượng tiêu cực và giảm bớt những mối
quan hệ cồng kềnh, phức tạp đang tồn tại như hiện nay; đồng thời để hòa
nhập với các nền kinh tế theo cơ chế thị trường của khu vực và quốc tế,
chúng tôi thấy cần thiết phải học tập mô hình quản lý xây dựng đang được áp
dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới. Đó là mối quan hệ tay ba giữa Chủ
đầu tư - Người thiết kế- Nhà thầu xây dựng - mối quan hệ O.D.C, (Xem sơ
đồ 1).
Mối quan hệ này phản ánh rõ rằng chủ đầu tư là người có vốn cần đầu
tư nhưng thiếu sự am hiểu tường tận về chuyên môn trong lĩnh vực này nên
họ cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia hoặc các tổ chức tư vấn. Để thực hiện
dự án họ không thành lập ra ban quản lý công trình, mà dùng khoản chi phí
này để thuê cơ quan tư vấn thực hiện từ khâu thiết kế đến giám sát thi công
và nghiệm thu công trình. Tiền thuê hợp đồng tư vấn tuy cao nhưng có hiệu
quả thiết thực là công trình được thực hiện đảm bảo chất lượng và đúng với ý
đồ thiết kế.
Qua sơ đồ mối quan hệ O.D.C, ta đã thấy được người chủ đầu tư ký
hợp đồng xây lắp với nhà thầu, nhưng giám sát thực hiện hợp đồng lại là
người thiết kế. Trong mối quan hệ này, vai trò của người thiết kế giống như
bên A của ta hiện nay, thậm chí trong một số vấn đề, ý kiến của người thiết
kế lại có tính chất quyết định. Trong mối quan hệ kiểu này, người thiết kế là
người đóng vai trò chủ đạo, chịu trách nhiệm về toàn bộ công trình sao cho
đúng với thiết kế, đúng yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật. Chủ đầu tư sẽ chỉ
thanh toán cho nhà thầu, khi những khối lượng công việc thực hiện đã được
người thiết kế kiểm tra chất lượng đúng với yêu cầu thiết kế và giá cả đã thỏa
thuận trong hợp đồng. Chủ đầu tư nhận bàn giao công trình sau khi người
thiết kế đã nghiệm thu chất lượng toàn bộ công trình. Trong suốt quá trình thi
công, nhà thầu xây lắp phải tuân thủ triệt để mọi yêu cầu của người thiết kế.
Mặt khác, các điều kiện của hợp đồng có qui định rất rõ trách nhiệm và
quyền hạn của chủ đầu tư, người thiết kế và nhà thầu, nhằm tránh các tranh
chấp có thể xảy ra trong quá trình xây lắp công trình.
Sơ đồ 01: SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ O.D.C
Mối quan hệ giao nhận thầu O.D.C này chủ yếu là mối quan hệ cá
nhân với các nhân chứ không phải tập thể. Trong quá trình thực hiện, tránh
tới mức tối đa sự can thiệp của bên ngoài. Vì vậy trong các hợp đồng có qui
định các điều khoản rất rõ ràng và cụ thể nhằm ràng buộc trách nhiệm giữa
các bên cùng thực hiện công việc một cách nghiêm túc và có hiệu quả.
Đối với những công trình xây dựng thuộc nguồn vốn của Nhà nước thì
cơ quan chủ quản chẳng hạn như Sở giao thông vận tải Lạng Sơn thường
Chñ ®Çu t
Ngêi thiÕt kÕ Nhµ thÇu
Nhà thầu
phụ
Cung ứng TƯ VẤN Dịch vụ kỹ
Thuật
Hîp ®ång
Hîp ®ång Hîp ®ång Hîp ®ång Hîp ®ång
Hîp ®ång
không đứng ra chịu trách nhiệm về công trình mà họ giao toàn bộ quyền hạn
và trách nhiệm cho một chủ đầu tư như Ban Quản lý dự án Tỉnh Lạng Sơn.
Chủ đầu tư này sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ để có được sản phẩm cuối cùng.
Trong bối cảnh đó, chủ đầu tư áp dụng mô hình O.D.C sẽ mang lại hiệu quả
cao hơn nhiều so với cách quản lý hiện nay đang áp dụng trong xây dựng cơ
bản.
Tóm lại, mối quan hệ giao nhận thầu này là một phương thức quản lý
chủ yếu có lợi cho chủ đầu tư, được nhiều nơi trên thế giới áp dụng. Chúng
tôi mạnh dạn đề xuất để Ban Quản lý dự án tham khảo áp dụng vào quá
trình quản lý trong lĩnh vực xây lắp hiện nay. Trong mối quan hệ này trách
nhiệm và quyền hạn của các bên được đề cập cụ thể, nên tránh được các tiêu
cực, đồng thời chất lượng và thẩm mỹ của công trình được đảm bảo đúng ý
đồ của người thiết kế và của chủ đầu tư, hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng cơ
bản sẽ được nâng cao.
II. ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ VỐN TRONG ĐẤU
THẦU XÂY DỰNG CƠ BẢN
Nền kinh tế nước ta trước đây gọi là nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, nhưng thực chất lại không có kế hoạch. Việc lập kế hoạch chỉ là hình
thức, thiếu những căn cứ, điều kiện để xây dựng kế hoạch vững chắc, hiện
tượng "lãi giả, lỗ thật" xuất hiện khá phổ biến. Trong xây dựng cũng vậy, các
công trình xây dựng thuộc vốn Ngân sách Nhà nước cấp được ghi trong kế
hoạch xây dựng cơ bản của Nhà nước, nhưng thực tế có những công trình
không đủ vốn hoặc chưa chuẩn bị được vốn cũng cứ cho thi công. Đó là
nguyên nhân dẫn đến việc thời hạn thi công các công trình bị kéo dài và tình
trạng vượt vốn là phổ biến, làm cho kế hoạch luôn bị phá vỡ, hợp đồng
không được thực hiện nghiêm túc.
Trong đấu thầu, sau khi có thông báo trúng thầu, chủ đầu tư phải đưa
ra các giấy tờ đảm bảo đủ vốn thanh toán hợp đồng. Có như vậy nhà thầu
mới ký vào hợp đồng và công trình mới được phép thi công. Nhưng thực tế,
các chủ đầu tư còn chưa thanh toán khối lượng công trình đã hoàn thành cho
bên nhận thầu với khối lượng khá lớn. Điều đó làm cho các nhà thầu bị thiệt
hại đáng kể. Vấn đề chúng tôi muốn đề cập ở đây là cơ chế quản lý sử dụng
vốn trong đấu thầu. Để khắc phục được những tiêu cực trong quá trình quản
lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, theo chúng tôi trong quá trình thi
công công trình, qua từng giai đoạn, người giám sát thi công phải đảm bảo
không được vượt vốn. Nhiệm vụ của họ là khống chế khối lượng trong tiến
độ thi công mà họ đã tính toán trước, để sao cho số tiền thanh toán trong
từng giai đoạn không vượt ra ngoài dự kiến.
Nếu trong quá trình thi công có khối lượng công việc phát sinh, mà
các bên cho rằng những người có kinh nghiệm nhất cũng không dự đoán
trước được, thì người thiết kế sẽ cho phép lấy từ khoản dự phòng ra để thanh
toán. Còn đối với những công việc phát sinh do lỗi của nhà thầu hoặc người
thiết kế, thì bản thân họ phải bỏ tiền ra để bù, chứ chủ đầu tư sẽ không thanh
toán. Nếu sau này công trình không đảm bảo chất lượng, có sự cố kỹ thuật
thì người thiết kế và nhà thầu sẽ bị đưa ra pháp luật xử lý và phải bỏ tiền ra
để làm lại công trình. Điều này nhằm ràng buộc và đề cao trách nhiệm các kỹ
sư thiết kế trong quá trình thực hiện hợp đồng xây lắp. Vì thế không thể có
sự móc ngoặc giữa chủ đầu tư và đơn vị nhận thầu hay giữa người thiết kế
với họ để rút tiền Nhà nước ra được. Phương thức quản lý này cho phép khắc
phục được những tiêu cực làm thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản
hiện nay.
Thực vậy, phương thức quản lý vốn này có rất nhiều ưu điểm và nó có
thể giúp chủ đầu tư:
- Nâng cao trách nhiệm đối với chất lượng công trình của người thiết
kế khi công trình khởi công, hoàn thiện và đưa vào sử dụng.
- Đảm bảo công trình được xây dựng theo đúng thiết kế.
- Giảm được việc hình thành bộ máy quản lý cồng kềnh.
- Khắc phục được các hiện tượng tiêu cực tồn tại trong mối quan hệ
tay đôi giữa A - B.
III. NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT THẦU
Qui định về Hội đồng xét thầu trong qui chế đấu thầu có nhiều
điểm chưa phù hợp với thực tế được minh họa bằng.
Sơ đồ 02: MÔ HÌNH HỘI ĐỒNG XÉT THẦU Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
Việc thành lập Hội đồng xét thầu chỉ nên áp dụng đối với những công
trình thuộc sở hữu Nhà nước. Chủ đầu tư của các công trình này chỉ có
quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu, do đó khi đưa công trình ra đấu
thầu thông thường họ không có trách nhiệm đến cùng. Vì vậy cần phải có sự
giám sát của các cơ quan cấp trên.
Còn đối với các công trình thuộc sở hữu tập thể và tư nhân, chủ đầu tư
là người sử dụng đồng thời có quyền sở hữu. Việc đấu thầu công trình sẽ
đem lại quyền lợi thiết thực cho họ. Và họ là người có quyền quyết định cuối
cùng kết quả đấu thầu. Vì thế trong điều kiện và yêu cầu cụ thể, chủ đầu tư
Chủ đầu tư
Sở xây dựng Cục đầu
tư
Sở KH Đầu
tư
Đại diện
UBND Tỉnh
Nhà thầu chính
Ban Quản
lý
có thể mời các chuyên gia làm tư vấn mà không nhất thiết phải lập Hội đồng
xét thầu.
Về thành phần Hội đồng xét thầu, cần phải qui định rõ số lượng người,
thành phần của từng bên đại diện, tránh tình trạng các bên đưa nhiều người
của cơ quan mình vào Hội đồng làm cho việc xét chọn không khách quan.
Hơn nữa các thành viên trong Hội đồng phải thực sự am hiểu về kinh tế, kỹ
thuật và về công trình đang đấu thầu. Trong những trường hợp cần thiết, nếu
mời thêm các chuyên gia làm tư vấn thì để đảm bảo công bằng và khách
quan cần phải mời các chuyên gia kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành không
thuộc các đơn vị dự thầu.
Mặt khác Hội đồng xét thầu là tổ chức tư vấn giúp cơ quan có thẩm
quyền điều hành việc đấu thầu theo đúng các qui định của Nhà nước. Hội
đồng xét thầu có nhiệm vụ tổ chức mở thầu và xét chọn đơn vị trúng thầu để
tình cấp có thẩm quyền quyết định. Thế nhưng trong qui định về nguyên tắc
làm việc lại nói rằng Hội đồng làm việc theo nguyên tắc đa số phiếu bầu.
Đây chính là chỗ để các đơn vị có thể lợi dụng, mua chuộc các thành viên
trong Hội đồng để làm ăn tiêu cực, vì như vậy các thành viên xét chọn, đánh
giá các đơn dự thầu hoàn toàn theo cảm tính chứ không dựa trên cơ sở chỉ
tiêu nào cả. Nếu đã xác định Hội đồng xét thầu là cơ quan tư vấn thì chỉ nên
làm việc theo nguyên tắc tư vấn nghĩa là căn cứ vào kết quả tính điểm của
các đơn vị dự thầu theo từng chỉ tiêu, Chủ tịch Hội đồng lập báo cáo trình
chủ quản đầu tư (có kèm theo biên bản của Hội đồng) để làm cơ sở cho chủ
quản đầu tư quyết định đơn vị trúng thầu. Chúng tôi kiến nghị nên tổ chức
Hội đỗng xét thầu theo mô hình quản lý O.D.C, xem sơ đồ 03.
Sơ đồ 03: MÔ HÌNH HỘI ĐỒNG XÉT THẦU MỚI THEO KIỂU
QUẢN LÝ O.D.C
Hội đồng xét thầu theo mô hình này, bảo đảm cho việc chọn được một
nhà thầu có đủ tất cả mọi điều kiện yêu cầu của chủ đầu tư và tránh được mọi
tiêu cực của cách tổ chức Hội đồng xét thầu theo kiểu cũ.
IV. LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC XÉT THẦU THÍCH HỢP
Trong quá trình tổ chức đấu thầu thì giai đoạn xét chọn các đơn vị dự
thầu là một giai đoạn quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong việc tìm ra nhà
thầu đáp ứng được các điều kiện một cách có lợi nhất cho chủ đầu tư. Cách
đánh giá và so sánh các đơn vị dự thầu đối với mỗi một công trình là rất đa
dạng, nó còn phụ thuộc hoàn toàn vào ý muốn, mục đích cụ thể của mỗi chủ
đầu tư.
Các phương pháp đơn giản để xét thầu là:
1. Phương pháp cho điểm:
Ở phương pháp này người ta lập thang điểm (thang điểm có thể nhỏ
hoặc lớn tuỳ theo mức độ chi tiết của các danh mục công việc trong từng chỉ
tiêu dự thầu) để cho điểm các đơn vị dự thầu theo từng chỉ tiêu. Sau đó sắp
Chủ đầu tư
Tư vấn thiết kế
Các nhà thầu
xếp các đơn vị dự thầu theo thứ tự tổng số điểm đã cho để lựa chọn phương
án dự thầu tốt nhất.
2. Phương pháp xếp hạng:
Phương pháp xếp hạng được dùng thay cho phương pháp cho điểm
trong trường hợp có những chỉ tiêu không thể hóa được chẳng hạn như chỉ
tiêu chất lượng công trình. Thực ra đây cũng là phương pháp cho điểm bởi vì
mục đích của cho điểm cuối cùng cũng là xếp hạng các nhà thầu theo tổng số
điểm.
3. Phương pháp hệ số:
Theo phương pháp này người ta xác định trúng thầu căn cứ vào giá dự
thầu có tính đến các hệ số. Các hệ số này có thể là:
-Hệ số về thời hạn: hệ số thời gian xây dựng thường lấy thời gian ngắn
nhất trong các phương án dự thầu là hệ số 1 hoặc cũng có thể lấy theo thời
gian dự kiến của chủ đầu tư.
- Hệ số về kỹ thuật: tuỳ theo điều kiện và yêu cầu cụ thể của từng công
trình, người ta sẽ lấy là hệ số 1 cho giải pháp kỹ thuật nào phù hợp nhất với
công trình, các giải pháp kỹ thuật còn lại được tính hệ số theo mức độ phức
tạp hoặc trình độ tiên tiến của chúng so với giải pháp kỹ thuật được chọn.
- Hệ số sử dụng nguyên vật liệu và lao động địa phương: các căn cứ để
tính hệ số này là khả năng tận dụng nguyên vật liệu và lao động tại chỗ, hiệu
quả của nó theo số ngoại tệ tiết kiệm được so với việc sử dụng vật tư và nhân
công nước ngoài.
- Các hệ số khác như hệ số ưu tiên nhà thầu địa phương, hệ số về
khoản tiền tạm ứng...
Cách tính này là lấy giá dự thầu với các hệ số đã tính cho mỗi nhà thầu
sau đó so sánh các kết quả để chọn giá thấp nhất. Phương pháp này có ưu
điểm là qui được tất cả các chỉ tiêu vào giá xét thầu, tuy nhiên theo cách tính
như vậy thì nhà thầu thắng cuộc chưa chắc đã là người có giá dự thầu thấp
nhất hoặc có thể là giá trúng thầu còn cao hơn cả dự kiến của chủ đầu tư: mặt
khác cách tính hệ số về hiệu quả thường không tỷ lệ thuận với các hệ số về
thời gian kỹ thuật...
Để có thể tận dụng triệt để ưu điểm và khắc phục được nhược điểm
của mỗi phương pháp chúng ta nên cải tiến cách đánh giá, kết hợp các
phương pháp với nhau sao cho khoa học và chính xác nhất nhằm đảm bảo
tính công bằng, hợp lý và khách quan của đấu thầu. Phương pháp phổ
biến hiện nay thường được áp dụng trong các cuộc đấu thầu quốc tế là chủ
đầu tư hay cơ quan tư vấn sẽ lập một bảng (barem) đánh giá, trong đó nêu rõ
các chỉ tiêu được đưa ra để xét thầu. Các chỉ tiêu này sẽ được so sánh giữa
các đơn dự thầu bằng cách tính điểm hoặc tính thành hệ số để rồi cuối cùng
tất cả các chỉ tiêu theo yêu cầu của chủ đầu tư được cố gắng đưa giá nên việc
xét chọn các đơn dự thầu chỉ còn dựa chủ yếu vào giá xét thầu. Nguyên tắc
chung nhất là sẽ chọn nhà thầu nào có giá xét thấp nhất. Tuy nhiên cũng có
trường hợp một vài nhà thầu có giá xét thầu thấp chênh lệch nhau không
đáng kể thì chủ đầu tư sẽ chọn nhà thầu có uy tín nhất trong số đó, chứ
không nhất thiết phải chọn nhà thầu có giá xét thầu thấp nhất.
Như vậy trong quá trình xét chọn, chủ đầu tư hoặc cơ quan tư vấn sẽ
kết hợp giá xét thầu với nhiều yếu tố khác của nhà thầu để đưa ra quyết định
về người trúng thầu. Việc quyết định chọn đơn vị nào trúng thầu là tuỳ thuộc
mục đích của chủ đầu tư. Đối với những ông chủ đầu tư giàu có thì vấn đề
giá không phải là chỉ tiêu hàng đầu mà họ quan tâm trước tiên tới chất lượng,
kỹ thuật, thẩm mỹ của công trình.
Tuy nhiên trong các cuộc đấu thầu nói chung thì chỉ tiêu giá thấp nhất
vẫn là mục tiêu hàng đầu vì hầu như các chỉ tiêu đánh giá khác đã được đưa
vào giá xét thầu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 1999 của
Chính phủ về việc ban hành quy chế đấu thầu
2. Nghị định số 14/2000/NĐ- CP ngày 05 tháng 05 năm 2000 của
Chính phủ về việc sửa đổi, bổ xung một số điều của Quy chế đấu thầu ban
hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 1999 của
Chính phủ
3. Thông tư 04/2000/TT-BKH ngày 26 tháng 05 năm 2000 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu ban hành kèm
theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 1999 của Chính phủ
và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2000 của Chính phủ
4. Ngày 29/11/1005 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua Luật Đấu Thầu. Luật Đấu Thầu
có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2006.
5. Hướng dẫn cụ thể về đấu thầu xây dựng - Viện kinh tế xây dựng.
6. Tài liệu của Ban quản lý Dự án Tỉnh Lạng Sơn.
7. Khoa Khoa học quản lý - Hiệu quả quản lý dự án Nhà nước - CB.
Mai Văn Bưu (CB) - Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2001.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qt1_153_1451.pdf