Luận văn Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may gia công ở Công ty sản xuất và gia công hàng xuất khẩu PROSIMEX

Đầu tư tiền và thời gian để đào tạo và nâng cao khả năng nghiệp vụ xuất - nhập khẩu. Hàng năm Công ty nên có những kế hoạch đào tạo và tuyển dụng người có trình độ chuyên môn, có kiến thức và ngoại ngữ. Cử cán bộ tham dự những khoá đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ kinh doanh và kinh nghiệm quản lý kinh tế trong cơ chế thị trường, về xuất - nhập khẩu, thương mại quốc tế.Thông qua các khoá học này giúp cho nhân viên nắm vững các nghiệp vụ xuất - nhập khẩu.

pdf12 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2627 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may gia công ở Công ty sản xuất và gia công hàng xuất khẩu PROSIMEX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may gia công ở Công ty sản xuất và gia công hàng xuất khẩu PROSIMEX Mở Đầu Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt, đặc biệt là trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Từ một đất nước, ngoại thương chỉ nghiêng về nhập khẩu, Việt Nam đã và đang từng bước vươn lên tạo chỗ đứng của mình trên trường thế giới với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, dần tiến tới cân bằng với nhập khẩu. Đảng và Nhà nước ta chủ trương mở rộng, phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại, trong đó có một lĩnh vực quan trọng là sản xuất - gia công - xuất khẩu hàng dệt may. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với thời đại, xu hướng phát triển của nhiều nước trên thế giới. Trong thời gian thực tập tại Công ty sản xuất và gia công hàng xuất khẩu, vấn đề kinh doanh gia công xuất khẩu hàng may mặc đã thực sự thu hút em, do vậy em đã chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may gia công ở Công ty sản xuất và gia công hàng xuất khẩu PROSIMEX ". Đề tài được trình bày thành ba chương: Chương I: Vai trò và nội dung của hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng gia công. Chương II: Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty PROSIMEX. Chương III: Phương hướng và giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc và gia công của công ty. chương I: vai trò và nội dung của hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng gia công. Có thể nói, kinh doanh xuất khẩu là một lĩnh vực kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân mà trong đó gia công xuất khẩu là phương thức kinh doanh xuất khẩu đặc biệt. ở hình thức này, bên nhận gia công nhập khẩu nguyên- vật liệu của bên đặt gia công để sản xuất chế tạo ra thành phẩm, sau đó giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công). Gia công có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển kinh tế nước ta. Đây là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề vốn ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu thiết bị, công nghệ nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, tiếp cận được với công nghệ kỹ thuật hiện đại, học hỏi thêm về kinh nghiệm quản lý, kinh doanh,..của nước ngoài. Nhờ vậy, nâng cao tay nghề người lao động và hoàn thiện trình độ nghiệp vụ của các cán bộ chuyên môn. Bên cạnh đó, gia công xuất khẩu giúp ta sử dụng tốt hơn tiềm năng ưu thế của mình, tận dụng được nguồn lao động dồi dào, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động. chương II: thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may gia công ở công ty PROSIMEX 1) Quá trình hình thành và phát triển, nhân lực, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của công ty: Năm 1982, đơn vị được thành lập theo quyết định của Bộ Kinh tế đối ngoại (nay là Bộ Thương mại) với chức năng là cơ sở tăng gia sản xuất, trực thuộc văn phòng Bộ. Hoạt động chủ yếu là sản xuất hàng gia công nhưng công ty không được xuất khẩu trực tiếp, phải xuất qua một số đơn vị chuyên doanh. Sau năm 1990, cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước, Bộ Thương mại cũng đã quyết định chuyển đơn vị thành công ty sản xuất gia công hàng xuất khẩu( PROSIMEX), hoạch toán kinh doanh, độc lập với tổng số vốn điều lệ gần 7 tỷ VNĐ. Chức năng của công ty là tổ chức hoạt động kinh doanh sản xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu. Ngoài việc tổ chức sản xuất gia công hàng xuất khẩu, công ty còn tổ chức kinh doanh xuất- nhập khẩu một số mặt hàng khác, đặc biệt là xuất khẩu nông sản với mục đích lấy nguồn thu từ kinh doanh để tạo tiền đề, nguồn vốn cho đầu tư mở rộng sản xuất. Cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm: Ban Giám đốc và ba phòng ban, một số cơ sở sản xuất và các chi nhánh trong nước. +Ban Giám đốc: Gồm Giám đốc và Phó Giám đốc chịu trách nhiệm chung cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh cuả công ty. - Giám đốc: tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ thủ trưởng và đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước pháp luật và cơ quan quản lý của Nhà nước. - Phó Giám đốc: giúp cho Giám đốc phụ trách về hành chính sản xuất và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về các lĩnh vực được giao. +Các phòng ban bao gồm: Phòng Kế hoạch, phòng Tài vụ-Kế toán, phòng Tổ chức-Hành chính tổng hợp cùng các chi nhánh khác của công ty tại Hải Phòng, Quảng Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Bốn phòng xuất- nhập khẩu chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh xuất- nhập khẩu. Một bộ phận quan trọng nhất của Công ty là các phân xưởng may với chức năng sản xuất gia công hàng may mặc. 2) Hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng gia công của Công ty PROSIMEX: a)Về tình hình thị trường của công ty: - Trước năm 1990: Do công ty không được xuất khẩu trực tiếp, việc xuất khẩu thực hiện bằng cách xuất qua các đơn vị chuyên doanh với thị trường chủ yếu là Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu. - Sau năm1990: Thị trường Liên Xô và Đông Âu biến động, công ty đã chủ động mở rộng thị trường của mình sang khu vực Tây Âu, khu vực Châu á ... (Bảng 1) + Qua bảng ta thấy rằng, trong thời gian gần đây, EU luôn là thị trường lớn nhất, thường chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Công ty. Năm 1995, giá trị hàng gia công may mặc xuất khẩu sang EU là 6934,7 nghìn USD, đến năm 1997 giá trị xuất khẩu là 12817,3 nghìn USD, tăng 84,8% so với năm 1995, chiếm 66,62% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc.Năm1998, giá trị xuất khẩu là 12877,3 nghìn USD, tăng 85,6% và năm 1999 là 12800,2 USD, tăng 84,5% so với năm1995, chiếm tương ứng là 67,7 và 66,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may. Hiện nay, do có quan hệ bạn hàng thân thiết với một số công ty ở Đức như HUCK, VANLEAK, ở ý như công ty PADEM, COIR, ở Pháp như WELL. + Thị trường Châu á là thị trường lớn thứ hai của công ty. Một số nước doanh nghiệp của các nước như Đài Loan, Singapore, Hongkong, Nhật Bản... là những bạn hàng lớn và quen thuộc. Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này năm 1997 đạt 3812 nghìn USD, tăng 102,2% so với năm 1995 (1884,8 nghìn USD).Năm 1998 đạt 3709,1 nghìn USD, tăng 96,79% và năm 1999 đạt 4298,7 nghìn USD, tăng 128% so với năm 1995. Trong các thị trường này, Nhật Bản luôn là bạn hàng lớn nhất của Công ty. Do ở Nhật Bản, giá nhân công trong nước cao nên Nhật Bản hầu hết nhập khẩu hàng may mặc cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Giá trị xuất khẩu hàng may mặc năm 1997 sang thị trường này đạt 1.001.291 USD chiếm 26,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Châu á. Từ năm 1997, Châu á diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nặng nề nên tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu giảm hẳn. Nhất là năm 1998, xuất khẩu sang thị trường Châu á hầu như chững lại .Tuy nhiên ,từ năm 1999 thị trường Châu á đã tiếp tục phát triển. + Công ty còn xuất khẩu sang một số thị trường như :Coet, Thuỵ Sĩ, Canađa,... Ngoài ra, thị trường Mỹ là thị trường lớn đầy tiềm năng đối với công ty nhưng lượng xuất khẩu sang thị trường này còn rất ít, mới chỉ mang tính chất thăm dò, tìm hiểu thị trường. Năm 1997, công ty mới xuất khẩu khoảng 57.000 sản phẩm (áo sơ mi, khăn trải bàn). Năm 1995, giá trị xuất khẩu đạt 2626,8 nghìn USD thì đến năm 1997 giảm xuống chỉ còn 1074,1 nghìn USD, giảm 40,08 % so với năm 1995. Đó là do chính sách về thị trường của công ty là cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm vào một số thị trường trọng điểm đồng thời có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới. + Công ty cũng cố gắng duy trì thị trường truyền thống đã có từ trước như thị trường Đông Âu, thị trường các nước SNG. Hiện nay, giá trị xuất khẩu có được chủ yếu là do công ty trúng thầu trả nợ của Chính phủ cho các nước này. b) Về thực trạng: +Về tình hình thực hiện kế hoạch xuất khẩu trong những năm qua: Qua bảng 2 cho thấy, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty ngày càng có xu hướng tăng. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may gia công năm 1995 đạt 13.475 nghìn USD, sang năm 1996 đạt 16.737.288USD, tăng 24,2% so với năm 1995và sang năm 1997 tăng 42,78%.Tuy thế năm 1998 mức tăng là 41,12% và năm 1999 là49,1 % so với năm 1995 . Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty (đơn vị: USD) Năm Tổng kim ngạch Xuất khẩu Chênh lệch so với năm 1995 Mức tăng so với năm 1995(%) 1995 1996 1997 1998 1999 13.475,000 16.737,288 19.239,405 19.031,100 19.190,740 3.262,288 5.764,405 5556,100 5715,740 24,20 42,78 41,12 49,10 Hàng năm, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu hàng gia công may mặc chiếm từ 85% đến 90% tổng doanh thu của công ty. Đạt được kết quả này do công ty luôn áp dụng những biện pháp tích cực, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu như: + Công ty tiến hành hợp tác liên doanh với công ty VANLEAK của Đức, thành lập liên doanh HanTex chuyên sản xuất hàng sơ mi cao cấp. + Năm 1997, ký kết hợp đồng hợp tác để tổ chức sản xuất gia công trong thời gian dài với công ty COIN của ý. Trong sự hợp tác này, đơn vị là bên nhận gia công, COIN là bên đặt gia công. Theo quy định của công ty, 50% doanh thu gia công được bổ sung quỹ lương, số còn lại bổ sung vào quỹ công ty. +Ngoài hoạt động gia công xuất khẩu, công ty còn tự tổ chức sản xuất để xuất khẩu trực tiếp .Tuy vậy, nhìn vào Bảng 3 ta thấy rằng, giá trị xuất khẩu theo phương thức này chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ khoảng trên dưới 20% tổng giá trị xuất khẩu. Cùng với hai phương thức này, công ty còn xuất khẩu uỷ thác cho một số công ty như: Textimex, Cofecximex. Ta thấy phương thức này còn chiếm tỷ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu. Tuy giá trị xuất khẩu có lớn nhưng hiệu quả kinh tế lại không cao phí uỷ thác chỉ chiếm 1,5-3% trị giá lô hàng. Hiện nay, công ty xuất khẩu hàng gia công là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 50%, nhưng hiệu quả kinh tế cũng không cao (giá gia công một số sản phẩm may mặc chỉ bằng 1,5-2% giá trị sản phẩm). +Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty: Bảng 4 Bảng 4: Kết quả xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của công ty Năm. Mặt hàng 1998 1999 Số sản phẩm (1000sp) Kim ngạch xk (1000USD) % Số sản phẩm (1000sp) Kim ngạch xk (1000USD) % -áo Jacket -áo sơ mi -Quần Âu -Quần áo thể thao -áo dài nữ -Quần áo trẻ em 926 1469 54 60 10 11,24 1203,4 8617,3 297,6 181,3 90,5 49 8,92 64 2,2 1,35 6,67 0,3 104,2 1663 58 65,6 15,69 14,73 1354,6 9753,4 315,7 198,4 142,3 50 8,6 61,9 2 1,25 0,9 0,4 Nhìn vào bảng 4 cho thấy, với hai mặt hàng áo sơ mi nam và áo Jackét là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. áo sơ mi nam: là mặt hàng có thế mạnh của công ty về chất lượng, quy trình công nghệ và thị trường tiêu thụ. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên dưới 9 triệu USD sang thị trường các nước EU, Nhật Bản, Đài Loan, Hongkong,... Năm 1998, giá trị kim ngạch xuất khẩu áo sơ mi đạt 8617,3 nghìn USD, chiếm 64% tổng kim ngạch, năm 1999 là 9753,4 nghìn USD, tăng 13,18% so với năm 1998. áo Jackét: là mặt hàng đạt yêu cầu kỹ thuật cao được khách hàng đánh giá là có chất lượng ổn định. Trị giá xuất khẩu trên 1 triệu USD. Với mặt hàng này, công ty chủ yếu xuất khẩu sang thị trường EU. Qua bảng ta thấy chủng loại mặt hàng xuất khẩu của công ty chưa phong phú và chủ yếu là mặt hàng thông thường, đáp ứng đại đa số người tiêu dùng, còn các mặt hàng cao cấp thì công ty chưa sản xuất được. Đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty: Bảng 5:Tình hình tài chính của công ty năm 1997-1999 ( đơn vị: USD) Năm Chỉ tiêu 1997 1998 1999 -Doanh thu -Chi phí -Lợi nhuận trước thuế -Nộp thuế -Lợi nhuận sau thuế -Lợi nhuận khác 16.321.867 14.215.005 2.106.862 1.126.862 80.000 87.520 8.408.000 7.265.358 1.243.642 670.020 573.622 51.000 13.202.452 11.634.331 1.568.121 843.040 725.981 68.001 Thực lãi của công ty 1.067.520 624.622 793.982 Tổng lợi nhuận là chỉ tiêu cơ bản nhất của hiệu quả kinh doanh dựa và Bảng 5 để phân tích ta thấy: - Tỷ trọng trung bình lợi nhuận sau thuế trong tổng lãi gộp là 46,32%. - Tỷ trọng trung bình lợi nhuận sau thuế trong tổng doanh thu là 12,54%. Tỷ trọng trung bình lợi nhuận sau thuế trong tổng chi phí là 17,4%,điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty vừa bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước vừa có tỷ lệ lợi nhuận trước và sau thuế cao. Tốc độ tăng bình quân của lợi nhuận trước thuế là 30%. Tốc độ tăng bình quân của tổng doanh thu là 40,5%. Tốc độ tăng bình quân của lợi nhuận sau thuế là 31% và của nộp ngân sách là 29,8%. Xét về số tuyệt đối, lãi gộp chưa lớn nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn trước thuế. Đó là dấu hiệu tích cực phản ánh sự cố gắng của công ty trong suốt thời kỳ 1997-1999. 4)Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty PROSIMEX: a)Thành tựu: Công ty đã đạt được 4 thành tựu chủ yếu : Không ngừng mở rộng : Thị trường EU là thị trường lớn nhất của công ty với các bạn hàng quen thuộc như VANLEAK (Đức), COIN (Y), WELL (Pháp). Bên cạnh đó phát triển thị trường sang các nước Châu á như Nhật Bản , Singapore, Hongkong, Đài loan... và đã bắt đầu xâm nhập vào thị trường Bắc Mỹ. Tiếp tục duy trì thị trường truyền thống SNG ở Đông âu. Chất lượng sản phẩm được nâng cao và ngày càng có uy tín trên thị trường: Công ty chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ hiện đại hoá thiết bị may và nâng cao tay nghề cho công nhân. áp dụng hình thức khoán sản phẩm đến từng công nhân. - Sản phẩm sản xuất ra ngày càng có chất lượng tốt, tạo sức cạnh tranh cao trên thị trường. Đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả: Kinh doanh xuất khẩu là hoạt động chủ yếu của công ty. Hàng năm, doanh thu xuất khẩu chiếm khoảng 85-90% tổng doanh thu. Công ty tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh với lợi nhuận xuất khẩu ngày càng tăng. Tổ chức đàm phán, ký kết và thực hiện hoàn chỉnh các hợp đồng với khách hàng: Trong đàm phán, Công ty luôn chào mức giá vừa có lợi cho mình, vừa được bạn hàng chấp nhận Khi hợp đồng được ký kết, Công ty tiến hành, triển khai nhanh chóng công việc để hợp đồng hoàn thành đúng kế hoạch, bảo đảm về chất lượng, số lượng . Từ năm 1994 trở lại đây, hầu như Công ty không để xảy ra việc tranh chấp hoặc vi phạm hợp đồng nên đã tạo niềm tin cho khách hàng, nâng cao uy tín của công ty trên thị trường. b)Nhược điểm: Có 5 vấn đề cần phải khắc phục  Hoạt động nghiên cứu và tiếp cận thị trường còn yếu kém: Công ty chưa chủ động tìm kiếm bạn hàng, mà phần lớn khách hàng tự tìm đến để ký hợp đồng. - Do chưa nắm sát được nhu cầu thực tế và thông tin về thị trường tiêu thụ nên thường bỏ lỡ cơ hội kinh doanh và nhiều khi công ty còn bán sản phẩm với giá thấp hơn sản phẩm có chất lượng tương đương trên thị trường.  Trình độ cán bộ thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh như : nhân viên thiếu am hiểu nghiệp vụ, khả năng ngoại ngữ kém, thường xuyên phải sử dụng phiên dịch nên khó khăn trong giao dịch đàm phán.  Trang thiết bị tuy đã nâng cấp nhưng vẫn còn lạc hậu nên năng suất lao động thấp, hạn chế lớn khả năng cạnh tranh của sản phẩm.  Mặt hàng xuất khẩu chưa phong phú: Công ty mới chỉ có trên dưới 10 mặt hàng với hai mặt hàng chủ lực là áo sơ mi và jackét.  Số lượng xuất khẩu trực tiếp còn rất nhỏ, phương thức xuất khẩu chủ yếu vẫn là gia công xuất khẩu nên hiệu quả kinh tế không được cao do gía gia công một số sản phẩm chỉ 1,5-2% giá trị sản phẩm và việc sản xuất lại phải phụ thuộc vào phía nước ngoài. - Nguyên nhân: 5 nguyên nhân : + Do thị trường truyền thống (Đông Âu và Liên Xô) tan rã nên công ty bị hẫng hụt về thị trường tiêu thụ. + Quota hàng dệt may EC cấp cho ta còn ít. + Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường nên xuất hiện sự cạnh tranh gay gắt,có trường hợp cạnh tranh thiếu lành mạnh dẫn đến giá cả trong nước tăng trong khi giá ký hợp đồng lại bị người mua ép giá. + Cơ chế, chính sách về xuất - nhập khẩu của Nhà nước luôn thay đổi, thiếu đồng bộ. + Công ty do thiếu vốn. Ngoài ra, việc vay vốn Ngân hàng gặp nhiều thủ tục hành chính nên khi vay được vốn thì đã bỏ lỡ thời cơ kinh doanh. Cũng do thiếu vốn nên khả năng đầu tư cho thiết bị máy móc hiện đại bị hạn chế. Chương III Phương hướng và giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty. *Định hướng: Tăng cường công tác tổ chức nghiên cứu thị trường. Nắm sát, xử lý thông tin về nhu cầu thị trường, xác định cho mình những thị trường chính mà thời gian tới sẽ tiến hành hoạt động xuất khẩu. Tăng cường công tác quản lý, đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân và bồi dưỡng khả năng am hiểu nghiệp vụ của cán bộ nhân viên. Đầu tư vốn để nâng cấp hiện đại hoá máy móc thiết bị, công nghệ may. Thực hiện đa dạng hoá các mặt hàng dệt may gia công xuất khẩu. Tăng cường công tác khai thác nguồn hàng may mặc xuất khẩu Từng bước chuyển sang kinh doanh theo phương thức tự tổ chức sản xuất để xuất khẩu trực tiếp. Đồng thời tiếp tục duy trì phương thức nhận uỷ thác xuất khẩu.  Giải pháp: 1 ) Tổ chức công tác nghiên cứu, tiếp cận thị trường: Thiết lập các văn phòng đại diện, chi nhánh của Công ty ở nước ngoài. Công ty nên cử những cán bộ giỏi về nghiệp vụ, ngoại ngữ, có năng lực làm việc tốt, có nhiệm vụ cung cấp thường xuyên thông tin về thị trường của nước sở tại nếu công ty muốn đưa sản phẩm vào thị trường này. Tổ chức các hoạt động maketing xuất khẩu: +Thông tin quảng cáo +Xuất bản Cat- ta -lo +Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. +Tham gia các hội chợ triển lãm thương mại quốc tế và trong nước. Tổ chức nghiên cứu thị trường tiêu thụ: +Nghiên cứu thị trường tiến hành trước khi tổ chức sản xuất sản phẩm. +Khi đã nghiên cứu, xác định những nhu cầu thị trường, Công ty nên tiến hành sản xuất thử, đi chào hàng cho khách, tích cực theo dõi,nghiên cứu thái độ của khách hàng và của người tiêu dùng đối với sản phẩm của công ty để từ đó đưa ra những biện pháp đúng đắn. 2 ) Hiện đại hoá máy móc thiết bị, nâng cao tay nghề người công nhân và chuyên môn hoá trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm: - Tích cực đầu tư máy móc thiết bị và hiện đại hoá công nghệ may: + Dựa trên xu hướng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng năm, Công ty xây dựng kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị . +Công ty nên nhập máy móc thiết bị của Nhật vì thiết bị công nghệ của Nhật sản xuất thường là có công suất cao, độ bền cao, hao mòn ít, tốn ít nhiên liệu. +Để có vốn nhập khẩu máy móc, Công ty nên tăng cường hoạt động liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu. +Dùng ngoại tệ thu từ xuất khẩu để nhập máy móc thiết bị. +Công ty nên tổ chức nghiên cứu, xây dựng những luận chứng kinh tế-kĩ thuật có tính khả thi về đầu tư sản xuất để gọi vốn đầu tư nước ngoài. Nâng cao tay nghề người công nhân. +Công ty phải thường xuyên mở các lớp đào tạo tay nghề thêm cho công nhân : khi có công nghệ hiện đại phải đào tạo công nhân cách thức sử dụng vận hành. +Hàng năm Công ty nên tổ chức các kỳ thi công nhân có tay nghề giỏi. 3 ) Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ xuất - nhập khẩu: Đầu tư tiền và thời gian để đào tạo và nâng cao khả năng nghiệp vụ xuất - nhập khẩu. Hàng năm Công ty nên có những kế hoạch đào tạo và tuyển dụng người có trình độ chuyên môn, có kiến thức và ngoại ngữ. Cử cán bộ tham dự những khoá đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ kinh doanh và kinh nghiệm quản lý kinh tế trong cơ chế thị trường, về xuất - nhập khẩu, thương mại quốc tế.Thông qua các khoá học này giúp cho nhân viên nắm vững các nghiệp vụ xuất - nhập khẩu. 4 ) Đổi mới cơ chế quản lý: Công ty nên tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và đổi mới cơ chế khoán trong sản xuất kinh doanh của đơn vị. Khoán theo kim ngạch Khoán theo từng hợp đồng cụ thể. 5 ) Một số kiến nghị với Nhà nước: *Nhà nước có thể trợ cấp xuất khẩu gián tiếp hoặc trực tiếp: -Trợ cấp xuất khẩu trực tiếp: Thực hiện ưu đãi cho các ngành kinh doanh xuất - nhập khẩu được sử dụng với mức giá thấp với các công trình hạ tầng cơ sở, bù giá. -Trợ cấp xuất khẩu gián tiếp: Nhà nước sử dụng công cụ quản lý vĩ mô như điều chỉnh tỷ giá, giảm thuế, thực hiện cơ chế hoa hồng ,tiền thưởng hợp lý hơn . -Nhà nước thúc đẩy hơn nữa hoạt động ngoại giao, quan hệ ngoại thương, tăng cường mối liên kết chặt chẽ với các quốc gia trên thế giới,ký kết các hiệp định Kinh tế – Thương mại song phương và đa phương ....nhằm tạo tiền đề để phát triển xuất – nhập khẩu . *Chính sách thuế hợp lý để nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may. *Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ,công chức trong việc thực thi các cơ chế chính sách của Nhà nước. *Chính sách đầu tư cho ngành dệt - may: -Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về vốn vay đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may, trong việc đầu tư đổi mới, nâng cấp thiết bị, phát triển sản xuất, thực hiện ưu đãi đối với các doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu lớn, có uy tín với bạn hàng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may gia công ở Công ty sản xuất và gia công hàng xuất khẩu PROSIMEX.pdf
Luận văn liên quan