Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty điều hành hướng dẫn du lịch Vinatour

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại phải quản lý có hiệu quả các hoạt động tài chính, doanh nghiệp cần phải thực hiện phân tích tài chính.Phân tích tài chính là một nhu cầu cần thiết và quan trọng của quản lý tài chính nói riêng và qu ản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp. Thực tế công tác phân tích tài chính ở Công ty Vinatour cho thấy nó đã phần nào đóng góp hữu ích cho công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp.

pdf101 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2397 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty điều hành hướng dẫn du lịch Vinatour, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường xuyên và nhu cầu vốn lưu động. Nếu thực hiện phân tích tố hai chỉ tiêu này, Công ty sẽ không bị động trong việc bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh đồng thời thực hiện tốt việc luân chuyển vốn. Thực tế ở Công ty Vinatour, khoản mục TSCĐ khác ( chủ yếu là các khoản tạm ứng ) cũng tạo ra nhu cầu VLĐ thường xuyên. Tuy nhiên để đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, Công ty cần giảm thiểu khoản mục này. Do vậy nhu cầu VLĐ thường xuyên của Công ty cũng xẽ giảm và các nguồn tài trợ sẽ được sử dụng có hiệu quả hơn. Việc phân tích các chỉ tiêu VLĐ thường xuyên và nhu cầu VLĐ thường xuyên được thể hiện trên bảng 2.10 Bảng 2.10 Vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty Vinatour qua các năm ( Đơn vị tính : nghìn đồng ) Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 1. Nguồn vốn dài hạn - Vốn chủ sở hữu - Nợ dài hạn 2. Tài sản cố định 3. Vốn lưu động thường xuyên 4. Hàng tồn kho 5. Các khoản phải thu 6. TSLĐ khác 7. Nợ ngắn hạn 8. Nhu cầu VLĐ thường xuyên 120986000 98136000 22850000 84858000 36128000 22026931 29178000 6380000 28160603 29424328 120738000 99388000 21350000 80574000 40164000 15392805 44027000 6590000 31374275 34635530 Qua bảng trên cho thấy chỉ tiêu vốn lưu động thường xuyên ở cả hai năm đều ở mức khá cao. Điều đó chứng tỏ các TSCĐ của Công ty được tài trợ vững chắc bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên với một Công ty hoạt động kinh doanh với quy mô lớn như Công ty Vinatour thì vốn lưu động thường xuyên ở mức lớn là điều bình thường. Điều đó cũng có nghĩa là Công ty đã để dành ra một khoản vốn lưu động thường xuyên để tài trợ cho những hoạt động kinh doanh của mình. Nhu cầu VLĐ thường xuyên trong năm 2000 và 2001 đều lớn hơn 0, tức là các khoản nợ ngắn hạn không đủ để tài trợ cho hàng tồn kho, các khoản phải thu và TSLĐ khác. Công ty phải dùng đến nguồn vốn dài hạn để bù đắp cho khoản thiếu hụt này. Trong năm 2001 sự thiếu hụt trầm trọng hơn năm 2000 và ở mức khá cao. Điều này cho thấy tuy rằng lượng vốn lưu động thường xuyên trong năm 2001 có tăng lên so với năm 2000 nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên ngày càng tăng do mở rộng quy mô sản xuất của Công ty. Tóm lại, qua phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty Vinatour, ta thấy các tài sản cố định và tài sản lưu động của Công ty được bảo đảm bằng những nguồn vốn tương đối ổn định. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty khi hoạt động trên thị trường. 2.3.3 Phân tích chi tiết các khoản mục của nguồn vốn và sử dụng vốn: - Phân tích sự vận động của tiền mặt: Tiền mặt là loại tài khoản có tính thanh khoản cao nhất và tiền mặt có thể dùng để mua nguyên vật liệu, sức lao động, các hàng hoá, dịch vụ đầu vào. Quản lý tiền mặt thực chất là quản lý chu kỳ vận động của tiền mặt. Chu kỳ vận động của tiền mặt là độ dài thời gian từ khi thanh toán khoản mục nguyên vật liệu đến khi thu được tiền từ những khoản phải thu do việc bán sản phẩm cuối cùng. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện mua các yếu tố đầu vào ( nguyên vật liệu, nhân công hàng hoá dịch vụ mua vào…) nhưng thực tế doanh nghiệp chưa phải trả tiền ngay, từ đó hình thành các khoản mục phải trả. Khi bán hàng doanh nghiệp cũng chưa thu được tiền ngay và từ đó tạo ra những khoả phải thu. Tại một thờ điểm nào đó trong quá trình vận động của tiền, doanh nghiệp phải thanh toán các khoản phải trả và nếu các khoản thanh toán này được thực hiện trước khi thu được những khoản phải thu thì sẽ tạo ra những luồng tiền công. Đây là luồng tiền ra và nó phải được tài trợ bằng một nguồn tài trợ nhất định. Chu kỳ vận động của tiền mặt kết thúc khi doanh nghiệp thu được những khoản phải thu, trả hết nợ ( nguồn tài trợ ) và chu kỳ được lặp lại. Như vậy, việc phân tích sự vận động của tiền mặt có ý nghĩa rất quan trọng. Nó có thể giúp doanh nghiệp tìm hiểu các nguyên nhân của những diễn biến các khoản phải thu, phải trả và đánh giá khả năng thanh toán, thu hồi công nợ của mình. Hầu hết doanh nghiệp đều muốn cắt giảm chu kỳ vận động của tiền mặt trong chừng mực mà việc cắt giảm đó không làm tăng chi phí hoặc giảm doanh thu bán hàng . Đối với Công ty Vinatour, mục tiêu đặt ra với việc quản lý tiền mặt là làm tăng dòng tiền, nhưng việc tăng dòng tiền cần hướng vào 2 khoản mục, đó là phải tăng tiền thông qua thu hồi các khoản phải thu và giảm nguồn tài trợ vay ngắn hạn. Việc điều chỉnh này sẽ làm dòng tiền diễn biến theo hai hướng trái ngược nhau nhưng nếu Công ty thực hiện tốt thì Công ty sẽ cân đối được dòng tiền của mình. - Phân tích sự vận động của các khoản phải thu : Các khoản phải thu của doanh nghiệp hình thành từ chính sách thương mại của doanh nghiệp đó. Trong kinh tế thị trường, chính sách tín dụng thương mại, mà thực chất là cho phép người mua chiếm dụng vốn của doanh nghiệp, sẽ khuyến khích người mua mua nhiều hàng hoá hơn. Nói cách khác, tín dụng thương mại là một công cụ hữu hiệu cạnh tranh trên thị trường. Sử dụng tín dụng thương mại, doanh nghiệp có lợi thế là giảm được chi phí tồn kho của hàng bán. Tín dụng thương mại cũng làm cho TSCĐ được sử dụng có hiệu quả hơn, hạn chế được phần nào hao mòn vô hình của TSCĐ. Tuy nhiên khi cấp tín dụng thương mại cho khách hàng, doanh nghiệp cũng có thể bị tăng chi phí trong hoạt động, đó là : + Doanh nghiệp sẽ bị phát sinh chi phí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỹ. + Người mua không có khả năng thanh toán trong thời hạn cấp tín dụng thương mại. Thời hạn này càng dài thì rủi ro càng cao. Phân tích và quản lý các khoản phải thu đòi hỏi doanh nghiệp phải so sánh giữa thu nhập và chi phí tăng thêm do cấp tín dụng thương mại cho khách hàng. Mục tiêu phân tích còn phải đánh giá được những rủi ro doanh nghiệp phải gánh chịu khi đầu tư vào các khoản phải thu. Thông thường, mục tiêu này rất hiếm khi được phân tích. Đối với các đại lý ở xa, lượng vốn ít, tiêu thụ chậm thì các khoản phải thu của Công ty được hình thành một cách bị động do thời gian bán hết hàng chậm. Trong bối cảnh đó, một trong những mục tiêu quan trọng trong phân tích tài chính Công ty là phân tích sự vận động các khoản phải thu và chính sách cấp tín dụng thương mại cho khách hàng. Để phân tích chi tiết hơn về khả năng thanh toán, Công ty cần phân tích thêm các chỉ tiêu sau : * Hệ số quay vòng các khoản phải thu: Năm 2000: 3,5 Năm 2001: 2,7 Hệ số này cho biết trong một năm tài chính các khoản phải thu của doanh nghiệp luân chuyển bao nhiêu lần. Chẳng hạn năm 2000, các khoản phải thu luân chuyển 3,5 lần hay nói cách khác cứ 3,5 đồng doanh thu thuần thì có 1 đồng phải đưa vào các khoản phải thu. Đối với Công ty Vinatour, các hệ số trên cho thấy, so với các doanh nghiệp cùng ngành, Công ty có mức luân chuyển các khoản phải thu ở mức trung bình. - Phân tích sự vận động của các khoản dự trữ: Thực trạng hoạt động tài chính của Công ty Vinatour cho thấy trong những năm qua, Công ty quản lý tốt hàng tồn kho. Hàng tồn kho giảm giúp Công ty giảm được nguồn tài trợ cho khoản mục này, giảm chi phí kinh doanh. Tuy hàng tồn kho giảm nhưng thực tế các khoản mục phải thu của Công ty lại tăng lên. Hơn nữa, trong định hướng phát triển Công ty, Công ty sẽ mở rộng hoạt động bán lẻ, mở rộng mạng lưới đại lý trên cả nước. Do đó sẽ giảm được hàng tồn kho do hàng hoá được chuyển từ kho của Công ty đến kho của các đại lý. Vì thế nên chắc chắn hàng tồn kho sẽ chiếm một khoản mục đáng kể trong hoạt động của Công ty. Chính vì vậy, Công ty cần đặt việc phân tích hàng tồn kho thành một mục tiêu phân tích tài chính của mình. Hàng tồn kho là một loại tài sản trong tài sản lưu động của doanh nghiệp. Sự tồn tại của hàng tồn kho là cần thiết, nhất là với Công ty sản xuất kinh doanh như Công ty Vinatour, bởi các doanh nghiệp này luôn phải chuẩn bị hàng hoá đầy đủ để cung cấp cho nhu cầu của thị trường. Hàng tồn kho luôn phát sinh các khoản chi phí, bao gồm cả chi phí lưu kho, chi phí vận chuyển hàng hoá và chi phí quản lý. Chi phí lưu kho gồm các loại chi phí hoạt động ( chi phí bốc xếp, chi phí do giảm giá trị hàng tồn kho, chi phí bảo quản, hao hụt, mất mát…) và cho phí tài chính cho hàng tồn kho (chi phí cho việc sử dụng vốn như lãi vay, khấu hao…). Mục tiêu quản lý hàng tồn kho là phải tìm ra mức dự trữ hợp lý, theo đó hàng hoá vẫn đủ cung cấp cho thị trường nhưng lượng hàng tồn kho là thấp nhất. Để phân tích sự vận động của các khoản dự trữ, Công ty cần bổ sung chỉ tiêu tỷ lệ dự trữ trên vốn lưu động thường xuyên : * Tỷ lệ dự trữ trên vốn lưu động thường xuyên: Năm 2000: 0,61 Năm 2001: 0,38 Tỷ lệ này cho biết khả năng thua lỗ của doanh nghiệp do sự giảm giá chủa hàng tồn kho. Trong trường hợp này, tỷ lệ dự trữ trên vốn lưu động thường xuyên giảm mạnh. Điều đó doanh nghiệp không bị ảnh hưởng của hàng tồn kho tới vốn lưu động và do vậy, khả năng thanh toán của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi những biến động với giá trị tồn kho. 2.4 Đánh giá chung về công tác phân tích tài chính của Công ty 2.4.1 Kết quả phân tích đã đạt được của Công ty Vinatour Qua thực trạng công tác phân tích tài chính của Công ty Vinatour, chúng ta có thể rút ra những kết luận sau: - Hoạt động công tác tài chính của Công ty đã sử dụng nhiều nguồn thông tin có giá trị, từ đó đã đưa ra những nội dung phân tích cơ bản, tuy chưa đầy đủ nhưng nội dung này dễ hiểu, dễ thực hiện, phục vụ tương đối tốt mục tiêu quản lý tài chính của Công ty là hoạt động kinh doanh có lãi, đảm bảo tăng trưởng doanh thu và mở rộng hoạt động. - Công ty đã thiết lập dược một số mục tiêu phân tích theo yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Các mục tiêu này đã giúp Công ty nắm bắt tình hình tài chính trên hai mặt chủ yếu là khả năng có lãi và khả năng tài trợ cho các hoạt động của mình. Do đó hoạt động của Công ty luôn được tài trợ bằng nguồn vốn tương đối ổn định và đảm bảo có lợi nhuận. - Về các phương pháp phân tích, Công ty đã sử dụng một số phương pháp cơ bản như phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ. Những phương pháp này còn được áp dụng ở mức độ sơ khai, chỉ đủ dưa ra những thông tin phục vụ cho quản lý tài chính ở mức độ chi tiết mà chưa đem lại một cách đánh giá xác thực tình hình tài chính của toàn bộ Công ty. Tuy vậy, nó cũng giúp ban lãnh đạo Công ty nắm được những điểm cơ bản về thực trạng tài chính theo nhu cầu quản lý. 2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác phân tích tài chính của Công ty - Nhược điểm lớn nhất đối với công tác phân tích của Công ty Vinatour là Công ty chưa coi hoạt động phân tích tài chính như một hoạt động chính thức, mang ý nghĩa cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hơn nữa còn có thể định hướng cho hoạt động kinh doanh của Công ty cả trước mắt cũng như lâu dài. Chính vì vậy, việc phân tích tài chính của Công ty còn mang tính cảm tính. Các mục tiêu chưa được xây dựng một cách đầy đủ, do đó ban lãnh đạo Công ty chưa nhận thức được tất cả những vấn đề nảy sinh trong hoạt động tài chính của Công ty. - Những nội dung phân tích tài chính chưa đầy đủ và toàn diện, do đó việc đánh giá tình hình tài chính còn mang tính phiến diện. Đặc biệt, vấn đề quản lý vốn lưu động nói chung và hiệu quả sử dụng vốn chưa được đề cập một cách chi tiết trong nội dung phân tích tài chính của Công ty. Điều đó thể hiện trên những khía cạnh sau: + Công ty chưa thực hiện phân tích một số nội dung như : phân tích diễn biến nguồn và sử dụng vốn, phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, dự đoán nhu cầu tài chính. + Công ty chưa quan tâm nhiều đến việc phân tích nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh qua việc xác định các khoản mục thanh toán của khách hàng và nguồn vốn vay ngân hàng, từ đó có thể thấy rằng Công ty chưa kết hợp hài hoà việc phân tích lợi nhuận và nguồn tài trợ. + Thực tế cho thấy khi càng mở rộng hoạt động (tăng trưởng doanh thu), doanh nghiệp lại càng phải cần quản lý chặt chẽ những khoản công nợ phải thu, phải trả. Tuy nhiên đối với Công ty Vinatour, việc phân tích mức tăng trưởng doanh thu chưa đi đôi với việc quản lý và kiểm soát chặt chẽ các khoản công nợ. + Việc phân tích khả năng thanh toán của Công ty chỉ chú trọng tới các khoản đến hạn vay nợ ngân hàng. Còn các khoản khác, Công ty chưa quan tâm một cách đúng mức. Việc thanh toán của Công ty dựa trên giả thiết thu được những khoản phải thu đúng hạn. Do vậy, những đánh giá về khả năng thanh toán của Công ty chưa thực sự chính xác. - Các phương pháp phân tích tài chính của Công ty còn đơn giản, chưa tạo ra một công cụ mạnh để đánh giá hoạt động tài chính. Một số phương pháp phân tích các chi tiêu vận dụng chưa chính xác. Để phân tích khả năng thanh toán trên cơ sở các số liệu của báo cáo tài chính, Công ty sử dụng các tỷ lệ khả năng thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh. Các chỉ tiêu trên mang tính thời điểm, nghĩa là có thể thường xuyên thay đổi. Đối với Công ty hoạt động có tính thời vụ cần phải tính các hệ số có khả năng thanh toán trên cả hai thời điểm : khi hoạt động bình thường và khi vào thời vụ hoạt động. Tuy vậy việc phân chỉ tiêu trên ở Công ty Vinatour chỉ vào một thời điểm duy nhất là cuối năm tài chính. Do vậy chưa thể nắm bắt khả năng thanh toán và diễn biến của nó trong một kỳ hoạt động tài chính. Như vậy, các phương pháp phân tích mà Công ty tiến hành còn rất đơn giản sơ khai, do vậy chưa có khả năng đưa ra được nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân sâu xa của thực trạng tình hình tài chính doanh nghiệp. Việc đánh giá tình hình tài chính của một donh nghiệp đòi hỏi phải xây dựng được các nội dung phân tích đi kèm với hệ thống chỉ tiêu cụ thể cũng như cách đánh giá đối với từng chỉ tiêu. Việc đánh giá một vài chỉ tiêu sẽ đưa đến cách nhìn phiến diện đối với tình hình tài chính donh nghiệp. Hơn nữa, với sự đa dạng các mặt hàng kinh doanh, với phạm vi hoạt động tài chính khá rộng và phức tạp, các dòng tiền có diễn biến không ổn định thì Công ty phải cần đến những phương pháp phân tích chi tiêt hơn nhưng đảm bảo đưa ra những vấn đề tài chính một cách nhanh chóng. - Nguồn thông tin được sử dụng trong phân tích chưa đầy đủ. Các báo cáo tài chính chỉ được đưa ra phân tích vào thời điểm cuối năm tài chính. Còn báo cáo được đưa ra phân tích hàng tháng và quý mang nặng ý nghĩa của báo cáo kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, thông tin để phân tích chưa đề cập đến các khoản công nợ, hàng tồn kho cũng như các khoản tài trợ cho các tài sản của Công ty. * Các nguyên nhân: - Về phía chủ quan: Đặc điểm kinh doanh của Công ty có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động phân tích tài chính cuả doanh nghiệp. Do điều kiện kinh doanh trên phạm vi rộng, ở cả 3 miền đất nước và còn trên thị trường quốc tế nên việc tập hợp chứng từ kế toán và lập báo cáo tài chính không thể nhanh chóng. Do vậy việc quản lý tài chính (theo đó là hoạt động phân tích tài chính) sẽ có xu hướng là chi tiết hơn là tổng hợp. Tuy nhiên, nếu Công ty không thu xếp quản lý được toàn bộ các chỉ tiêu tài chính thì rất rễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi giảm sút và không kiểm soát được các tài sản của mình. Bên cạnh đó về đội ngũ cán bộ kế toán và phân tích tài chính của Công ty. Đội ngũ này đa số là trẻ, có kiến thức và nắm vững chế độ kế toán của nhà nước nhưng còn thiếu kinh nghiệm, chưa nắm vững phương thức lập báo cáo phân tích tài chính. Việc phân tích tài chính của Công ty chủ yếu do các nhân viên của phòng kế toán làm với sự hướng dẫn của kế toán trưởng. Tuy nhiên, bản thân lãnh đạo Công ty cũng chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Điều đó đã hạn chế rất nhiều hiệu quả của công tác phân tích tài chínhvới ý nghĩa là phục vụ công tác quản lý tài chính và quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty. - Về phía khách quan: Chế độ kế toán và tài chính nhà nước áp dụng với các doanh nghiệp hiện nay cũng có nhiều điểm bất cập. Điều đó được thể hiện trên những điểm sau: + Bảng cân đối kế toán là báo cáo chính tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị tài sản và các nguồn vốn tại một thời điểm. Bản thân số liệu phản ánh của nó hoàn toàn phụ thuộc vào các nguyên tắc hạch toán kế toán. Vì vậy giá trị hiện hành của toàn bộ tài sản không phản ánh đúng thực tế . + Bảng cân đối kế toán chưa phản ánh đầy đủ các tài sản, các khoản mục có giá trị tài chính trên thực tế như: nguồn nhân lực, kỹ năng quản lý, chất lượng sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp… + Do việc thực hiện pháp lệnh kế toán ở Việt Nam chưa nghiêm nên tài liệu kế toán tài chính thiếu tính trung thực và độ chính xác chưa cao. Vì vậy dẫn đến phân tích tài chính thiếu tính thuyết phục. + Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát hay giảm phát, các báo cáo tài chính theo chi phí lịch sử sẽ không phản ánh đúng giá trị các khoản mục. Do vậy các phân tích phải chuyển đổi báo cáo theo dòng tiền cố định hoặc theo giá trị hiện hành. Trên thực tế đây chưa phải là quy định bắt buộc. Mặt khác việc kiểm soát các báo cáo tài chính chưa chở thành phổ biến ở nước ta. Từ đó có thể thấy rằng các số liệu và thông tin để phân tích chưa hoàn toàn chính xác. Những ưu, nhược điểm trong công tác phân tích tài chính doanh nghiệp của Công ty Vinatour như đã trình bầy ở trên rất cần có những giải pháp đồng bộ để hoàn thiện từ cả hai phía là bản thân doanh nghiệp và nhà nước. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY VINATOUR 3.1 định hướng hoạt động của Công ty Vinatour Để định hướng cho hoạt động của mình, Công ty xác định thị trường vật liệu xây dựng nói chung và thị trường sứ vệ sinh nói riêng ở Việt nam là một thị trường có tiềm năng và đang trên đà phát triển mạnh. Tuy vậy số lượng các Công ty tham gia vào thị trường ngày càng gia tăng nhanh chóng. Do đó mức độ cạnh tranh sẽ rất quyết liệt. Hướng cạnh tranh chủ yếu vẫn là về chất lượng và giá cả. Những Công ty nào đem lại sản phẩm có chất lượng tốt và giá thành rẻ thì sẽ được thị trường chấp nhận. Sự cạnh tranh tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, là thị trường quan trọng bậc nhất của các Công ty trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, tiềm lực tài chính cũng đóng vai trò quan trọng trong thị trường cạnh tranh gay gắt như vậy. Công ty Vinatour là một doanh nghiệp hoạt động dựa trên thế mạnh là Công ty đã tạo được uy tín trên thị trường, có mạng lưới phân phối rộng khắp và hoạt động có hiệu quả, có quan hệ tốt với các nhà cung ứng. Tiềm lực tài chính của Công ty khá tốt, có khả năng thực hiện những hợp đồng lớn, với địa bàn trải rộng. Ngoài ra Công ty còn có lợi thế là có uy tín trên thị trường quốc tế và được thị trường nhiều nước chấp nhận. Những bạn hàng quen thuộc của Công ty Vinatour là Ukraina, Italia, Nhật Bản… Về mặt tài chính, Công ty đã có kế hoạch tăng vốn điều lệ, kêu gọi sự góp vốn từ bên ngoài để tăng cường tiềm lực tài chính, giảm bớt gánh nặng và áp lực do thiếu vốn kinh doanh. Tuy nhiên để có thể kêu gọi thêm nguồn tài trợ từ bên ngoài, Công ty cần làm lành mạnh hoá hơn nữa tình hình tài chính của mình, nhất là giải quyết tốt việc quản lý vốn lưu động mà chủ yếu là các khoản phải thu. Trong bối cảnh đó, việc phân tích tài chính càng trở nên quan trọng. Công ty cần phải thực hiện cơ cấu lại các tài sản và lựa chọn nguồn tài trợ phù hợp, bảo đảm một nền tài chính lành mạnh và tạo ra khả năng sinh lợi tốt nhất. 3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính ở Công ty Vinatour Để đưa ra giải pháp hoàn thiện đối với công tác phân tích tài chính của một doanh nghiệp, cần phải xem xét đánh giá mối quan hệ giữa công tác phân tích tài chính doanh nghiệp với đặc điểm hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đặc điểm hoạt động tài chính của doanh nghiệp là cơ sở đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Thực trạng đó tốt hay xấu phụ thuộc vào công tác quản lý tài chính của những người có trách nhiệm. Mà để thực hiện quản lý tài chính tốt lại phụ thuộc vào công tác phân tích tài chính. Do vậy, cần xuất phát từ thực trạng hoạt động tài chính để đưa ra những nội dung, mục tiêu và phương pháp phân tích phù hợp. Ta sẽ thấy rõ điều này qua những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính ở Công ty Vinatour mà trước hết là xác định các mục tiêu phân tích tài chính. 3.2.1 Xác định các mục tiêu phân tích tài chính Mục tiêu phân tích tài chính luôn xuất phát từ những vấn đề phát sinh trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp chỉ phát hiện những vấn đề tài chính khi thường xuyên tiến hành công tác phân tích tài chính. Do vậy, mục tiêu thường xuyên và quan trọng của Công ty trong công tác phân tích tài chính là phát hiện ra những vấn đề nảy sinh trong hoạt động của Công ty trên cơ sở một cơ cấu nguồn vốn và tài sản mà Công ty muốn hướng tới. Hay nói cách khác, Công ty cần tiến hành dự đoán nhu cầu tài chính của mình. Bên cạnh đó, việc quản lý vốn lưu động của Công ty chưa thực sự tốt, do đó Công ty cần hướng việc phân tích tài chính vào các mục tiêu cụ thể của quản lý vốn lưu động, đó là: - Cơ cấu tài sản lưu động và nguồn tài trợ - Khả năng thanh toán của Công ty - Khả năng hoạt động của tài sản lưu động - Khả năng sinh lời của tài sản lưu động Các mục tiêu phân tích cũng cần đi sâu vào chi tiết việc quản lý các khoản mục của vốn lưu động, cụ thể là phân tích sự vận động của tiền mặt, phân tích các khoản phải thu và các khoản dự trữ trong hoạt động tài chính của Công ty. Để phân tích tài chính có hiệu quả, cung cấp thông tin một cách hữu ích cho việc quản lý doanh nghiệp, Công ty Vinatour cần xác định rõ ràng mục tiêu phân tích. Các mục tiêu này khá toàn diện nhưng tập trung vào việc quản lý vốn lưu động, phù hợp với đặc điểm của Công ty là có lượng hàng hoá trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh lớn, thời gian quay vòng vốn dài, vì thế phải có một lượng vốn lưu động đủ lớn và phải quản lý chúng một cách chặt chẽ. Việc đặt ra các mục tiêu phân tích có thể khác nhau trong từng thời kỳ, nhưng cần bảo đảm kết hợp chặt chẽ các mục tiêu trong khi phân tích tài chính. Mặt khác, hoạt động phân tích tài chính cũng phải được tiến hành một cách thường xuyên để phát hiện những vấn đề tài chính xuất hiện trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. 3.2.2 Hoàn thiện các nội dung phân tích tài chính Để đảm bảo đánh giá thực trạng tài chính, Công ty cần hoàn thiện nội dung phân tích theo các hướng chủ yếu là: - Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty. - Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. - Phân tích chi tiết các khoản mục của nguồn vốn và sử dụng vốn, nhất là vốn lưu động. Khi doanh nghiệp phân tích các chỉ tiêu này (như đã trình bày ở chương2) doanh nghiệp sẽ có cái nhìn chính xác hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp cần quan tâm đến việc phân tích các nhóm chỉ tiêu đặc trưng tài chính doanh nghiệp. 3.2.2.1 Phân tích các nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho tình hình tài chính doanh nghiệp Do việc sử dụng các chỉ tiêu phân tích của Công ty Vinatour chưa đầy đủ, hơn nữa cách đánh giá các chỉ tiêu chưa chính xác, còn mang tính phiến diện nên Công ty cần phải bổ sung các chỉ tiêu dùng phân tích và hệ thống hoá các chỉ tiêu phân tích. Việc hệ thống hoá được trình bày ở bảng 3.3 Bảng 3.3. Hệ thống hoá các chỉ tiêu phân tích tài chính I. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán : Chỉ tiêu Cách tính Ghi chú và cách đánh giá 1. Hệ số thanh toán ngắn hạn Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu mang tính thời điểm càng cao càng có khả năng thanh toán. Để đánh giá khách quan cần so sánh với số liệu trung bình ngành hoặc số liệu của các doanh nghiệp khác cùng ngành. 2. Hệ số thanh toán nhanh Vốn bằng tiền + Các khoản phải thu Nợ ngắn hạn 3. Hệ số thanh toán tức thời Vốn bằng tiền Nợ đến hạn II Nhóm các chỉ tiêu hoạt động của doanh nghiệp (chỉ tiêu đánh giá một thời kỳ hoạt động) Chỉ tiêu Cách tính Ghi chú và cách đánh giá 4. Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Càng cao càng tốt, so sánh với số liệu trung bình ngành hoặc với các doanh nghiệp cùng ngành. 5. Vòng quay các khoản phải thu Doanh thu thuần Số dư bình quân các khoản phải thu 6. Vòng quay vốn lưu động Doanh thu thuần TSLĐ bình quân 7. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản Càng cao càng tốt, so sánh với số liệu trung bình ngành hoặc với các doanh nghiệp cùng ngành. 8. Hiệu suất sử dụng TSCĐ Doanh thu thuần TSCĐ 9. Kỳ thu tiền bình quân Các khoản phải thu Doanh thu bình quân 1 ngày Càng thấp càng tốt, đánh giá khả năng thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp. III. Nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn và cơ cấu vốn (chỉ tiêu mang tính thời điểm) Chỉ tiêu Cách tính Ghi chú và cách đánh giá 10. Tỷ suất nợ Nợ phải trả Tổng số nguồn vốn Nếu quá cao : mất khả năng thanh toán. Nếu quá thấp : không thu được nhiều lợi nhuận do sử dụng nọ 11. Tỷ suất tự tài trợ Vốn chủ sở hữu Tổng số nguồn vốn 12. Tỷ suất đầu tư TSCĐ và đầu tư dài hạn Tổng số tài sản So với số liệu trung bình của ngành hoặc của doanh nghiệp khác cùng ngành. 13. Tỷ trọng TSLĐ Tài sản lưu động Tổng số tài sản 14. Tỷ suất tài trợ TSCĐ Vốn chủ sở hữu Giá trị TSCĐ IV. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời (chỉ tiêu mang tính thời kỳ) Chỉ tiêu Cách tính Ghi chú và đánh giá 15. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Càng cao càng tốt. So sánh với số liệu trung bình ngành hoặc các doanh nghiệp trong ngành 16. Hệ số sinh lợi của tài sản Lợi nhuận sau thuế + Tiền lãi phải trả Tổng tài sản 17. Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu 18. Sức sinh lợi của TSCĐ Lợi nhuận ròng Nguyên giá TSCĐ 3.2.3. Hoàn thiện và bổ sung các phương pháp phân tích 3.2.3.1 Bổ sung phương pháp phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán Qua phân tích thực trạng tài chính doanh nghiệp ở chương 2, ta có các khoản công nợ phải thu, phải trả của Công ty rất lớn, trong khi đó Công ty chưa có phương pháp phân tích các khoản công nợ này. Để bảo đảm khả năng thanh toán, Công ty vẫn bổ sung phương pháp phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán. Phương pháp này được cụ thể hoá ở trên bảng 3.4 Bảng 3.4 Nhu cầu và khả năng thanh toán của Công ty Vinatour năm N Đơn vị 1000 VND Nhu cầu thanh toán Khả năng thanh toán Chỉ tiêu Đầu năm Cuố i kỳ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ A.Các khoản cần thanh toán ngay I. Các khoản nợ đến hạn II. Các khoản nợ quá hạn 1. Phải nộp ngân sách 2. Phải trả người bán 3. Phải trả CBCNV B. Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới 1. Phải nộp NSNN 2. Phải trả ngân hàng 3. Phải trả CBCNV 5. Phải trả người bán 6. Phải trả khác A. Các khoản dùng thanh toán ngay 1. Tiền mặt tại quỹ 2. Tiền gửi ngân hàng B. Các khoản để thanh toán trong thời gian tới 1. Chứng khoán ngắn hạn 2. Các khoản phải thu 3. Hàng gửi bán 4. Thành phẩm 5. TSLĐ khác Bảng này có thể được phân tích theo thời điểm hoặc phân tích cho cả một thời kỳ. - Phân tích theo thời điểm: phương pháp này cho phép doanh nghiệp liệt kê được nhu cầu và khả năng thanh toán tại một thời điểm. Qua đó Công ty có thể xác định chính xác khả năng thanh toán của mình tại thời điểm đó, từ đó có chính sách giải phóng hàng tồn kho, thu hồi các khoản phải thu… để đáp ứng nhu cầu thanh toán (nếu khả năng hiện thời chưa đủ) hoặc có quyết định mua sắm thêm các yếu tố đầu vào, tiếp tục sản xuất kinh doanh (nêu khả năng thanh toán thừa đáp ứng các nhu cầu thanh toán) - Phân tích cho một thời kỳ: Để phân tích cho một thời kỳ, ta cần so sánh các chỉ tiêu trên bảng ở 2 thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ. Từ đó người phân tích có thể nắm được diễn biến tính thanh khoản của tài sản cũng như mức độ tài trợ của các nguồn vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng. 3.2.3.2 Phương pháp phân tích chu kỳ vận động của tiền mặt Để sử dụng phương pháp này, người ta dùng các chỉ tiêu sau: Chu kỳ vận động của tiền mặt = Thời gian vận động của hàng tồn kho + Thời gian thu hồi khoản phải thu - Thời gian chậm trả của khoản phải trả Trong đó : Thời gian vận động của hàng tồn kho = Số dư hàng tồn kho bình quân Mức bán mỗi ngày Thời gian thu hồi các khoản phải thu = Số dư khoản phải thu bình quân Doanh thu bình quân một ngày Thời gian chậm trả của khoản phải trả = Số dư các khoản phải trả bình quân Tiền mua chịu hàng bình quân một ngày Mục tiêu của mỗi doanh nghiệp là rút ngắn chu kỳ vận động của tiền mặt càng nhiều càng tốt mà không có hại cho sản xuất. Khi đó lợi nhuận sẽ tăng lên. Khi chu kỳ càng dài thì nhu cầu tài trờ từ bên ngoài càng lớn và vì mỗi nguồn tài trợ đều mang một chi phí nên lợi nhuận sẽ giảm. Chính vì vậy, chỉ tiêu này có thể đánh giá tình hình luân chuyển vốn lưu động và nguyên nhân làm tăng hoặc giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. 3.2.3.3 Phương pháp phân tích nhu cầu tiền mặt Nhiệm vụ quan trọng của quản lý tài chính là phải dự đoán được các nguồn và việc sử dụng nguồn tièen mặt. Do đó, phân tích tài chính doanh nghiệp phải phân tích được nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp, để từ đó có kế hoạch tài trợ và sử dụng nguồn tiền mặt. Để phân tích nhu cầu tiền mặt, ta cân phải phân tích các nguồn tiền thu vào ngân quỹ và các khoản chi trong thời gian nhất định (chẳng hạn 1 quý). Các khoản thu tiền gồm có: - Tiền thu được từ doanh thu của kỳ phân tích - Tiền thu được từ doanh thu của những kỳ trước - Các nguồn thu khác Các khoản chi tiền mặt gồm có: - Tiền thanh toán các khoản phải trả, các khoản nợ vay ngắn hạn. - Tiền lương, chi hành chính và chi khác - Tiền thuế v.v... Tính toán nhu cầu tài trợ ngắn hạn: Nhu cầu tài trợ ngắn hạn = Lượng tiền hoạt động tối thiểu - Tiền mặt cuối kỳ phân tích Trong đó: Tiền mặt cuối kỳ phân tích = Tiền mặt đầu kỳ + Tiền thu được trong kỳ - Tiền chi trong kỳ Lượng tiền hoạt động tối thiểu là lượng tiền Công ty phải duy trì hàng ngày để đáp ứng cho các nhu câù chi tiêu thường xuyên. Việc xác định lượng tiền hoạt động tối thiểu dựa trên thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp phân tích nhu cầu tiền mặt được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu và dự đoán nhu cầu tiền trong kỳ kế hoạch của doanh nghiệp. Việc dự đoán nhu cầu tiền trong kỳ kế hoạch vẫn có thể sai lệch do sự tha(y đổi của mức bán hàng, người mua không trả tiền đúng hạn v.v.. Tuy vậy, phương pháp này cũng xác định được xu hướng chung của việc chi tiêu tiền mặt trong doanh nghiệp và tạo điều kiện để doanh nghiệp chủ động trong việc bố trí và sắp xếp các khoản thu, chi trong từng thời kỳ hoạt động. 3.2.3.4 Áp dụng phương pháp phân tích tài chính DUPONT Thực tế hoạt động tài chính tại Công ty Vinatour cho thấy lợi nhuận của Công ty trong thời gian qua bị giảm và ảnh hưởng đến tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, trên góc độ tài chính, ban lãnh đạo Công ty chưa nhận thức được nguyên nhân của tình trạng này. Phương pháp phân tích tài chính DUPONT sẽ giúp ban lãnh đạo Công ty tìm ra nguyên nhân và từ đó có phương hướng điều hành hoạt động tài chính nhằm nâng cao doanh lợi vốn chủ sở hữu. Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu làm thay đổi mức doanh lợi chủ sở hữu (Re) của Công ty Vinatour theo phương pháp phân tích tài chính DUPONT cho thời gian qua : Ta có Năm 2000: Re = 1,5% x 0,69 x 1,52 = 1,57% Năm 2001: Re = 1,53% x 0,79 x 1,53 = 1,85% Trong đó : Tổng tài sản = 1 Vốn chủ sở hữu 1 - Hệ số nợ tổng tài sản Năm 2000 : Hệ số nợ tổng tài sản = 34,2% Năm 2001 : Hệ số nợ tổng tài sản = 34,66% Hệ số nợ tổng tài sản năm 2001 tăng lên so với năm 2000 nhưng không đáng kể, do vậy tỷ lệ tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu cũng tăng lên không đáng kể. Chính vì thế yếu tố này không tác động nhiều lắm đến sự thay đổi của Re. Nhân tố tác động mạnh nhất đến Re là hệ số doanh thu thuần trên tổng tài sản. Tuy rằng nó không có những đột biến nhưng đó là nhân tố tác động lớn nhất làm cho Re trong năm 2001 tăng lên so với năm 2000. 3.2.3.5 Phương pháp dự đoán nhu cầu tài chính theo tỷ lệ % trên doanh thu Đây là một phương pháp dự đoán ngắn hạn, đơn giản, nhưng đòi hỏi phải hiểu rõ quy trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời phải hiểu tính quy luật của mối quan hệ giữa doanh thu tiêu thụ sản phẩm với tài sản, vốn và việc phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Có thể mô tả phương pháp này như sau: - Tính số dư của các TK trên bảng cân đối kế toán của năm báo cáo - Chọn những khoản chịu sự biến động trực tiếp và quan hệ chặt chẽ với doanh thu, tính tỷ lệ % của các khoản đó với doanh thu. - Dùng tỷ lệ % đó ước tính nhu cầu vốn kinh doanh dựa vào chỉ tiêu doanh thu cần đạt của năm sau. - Định hướng các nguồn tài trợ nhu cầu tăng vốn kinh doanh trên cơ sở kết quả kinh doanh thực tế. Ta có thể sử dụng phương pháp này để dự đoán nhu cầu tài chính của Công ty Vinatour năm 2002 dựa trên bảng cân đối kế toán năm 2001 như sau: - Chọn các khoản mục có thay đổi tỷ lệ thuận với doanh thu: Bên tài sản: + Tiền + Các khoản phải thu + Hàng tồn kho + Tài sản lưu động khác Bên nguồn vốn : + Phải trả cho người bán + Người mua trả tiền trước + Các khoản nộp NSNN + Thanh toán với CBCNV + Phải trả phải nộp khác + Nợ khác Tỷ lệ % so với doanh thu của các khoản mục trên được tính trên bảng 3.5 Năm 2002, doanh thu tăng 15% so với năm 2001 Bảng 3.1 Tính tỷ lệ % các khoản mục so với doanh thu năm 2001 Tài sản % Nguồn vốn % A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn A. Nợ phải trả I. Tiền 1,94% I. Nợ ngắn hạn 9,97% II. Các khoản phải thu 36,81% II. Nợ dài hạn phải trả 17,85% III. Hàng tồn kho 12,87% III. Phải trả người bán 11,44% IV. TSLĐ khác 5,51% IV. Nợ khác 4,83% B. TSCĐ và đầu tư dài hạn - B. Nguồn vốn chủ sở hữu - Tổng cộng 57,13% Tổng cộng 44,09% Từ bảng trên nhận thấy, khi 1đồng doanh thu tăng lên, cần phải có 1 lượng vốn bổ sung tương ứng là 0,5713 đồng. Đồng thời doanh thu tăng lên thì nguồn vốn bổ sung tự động tăng tương ứng là 0.4409 đồng. Do vậy một đồng doanh thu tăng lên chỉ cần một lượng vốn là : 0,5713 - 0,4409 = 0,1304 đồng Năm 2002 doanh thu của Công ty tăng 15% tức là 119600000x1,15 = 137540000 nghìn đồng. Nhu cầu vốn tăng lên là : ( 137540000-119600000 ) x 0.1304 = 2339376 nghìn đồng Theo kế hoạch của Công ty, lợi nhuận năm 2002 đạt 2% tiền vốn chủ sở hữu. Giả sử vốn chủ sở hữu của Công ty không đổi (vẫn là 99388000 nghìn đồng) Thì lợi nhuận sau thuế năm 2002 của Công ty sẽ là: 99388000 x 2% = 1987760 nghìn đồng Giả sử toàn bộ lợi nhuận sau thuế tiếp tục được đưa vào kinh doanh thì toàn bộ lợi nhuận có thể sử dụng làm vốn lưu động tạm thời. Từ đó, ta có thể tính được nguồn vốn cần phải huy động từ bên ngoài là: 2339376 - 1987760 = 351616 nghìn đồng 3.2.4 Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ phân tích tài chính Nhằm đạt hiệu quả cao trong phân tích tài chính, các thông tin phục vụ cho nó cần phải đầy đủ, kịp thời và chính xác. Để thực hiện được điều kiện này, Công ty Vinatour phải hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ phân tích. Với đặc điểm của Công ty diễn ra trên phạm vi khá rộng, bao gồm nhiều đầu mối tiêu thụ hàng hoá, việc thiết lập một hệ thống thông tin đầy đủ, toàn diện là cần thiết nhưng sẽ gặp khó khăn trong thu thập thông tin. Tuy nhiên, Công ty có thể thực hiện tổng hợp và phân tích thông tin tài chính theo từng tháng. Theo đó, Công ty có thể nắm bắt được diễn biến tiêu thụ hàng hoá, diễn biến việc sử dụng các nguồn vốn mà Công ty cung cấp cho các chi nhánh và đại lý. Bên cạnh đó, Công ty cũng có thể nắm bắt được tình hình công nợ, các khoản phải thu, phải trả, để từ đó có kế hoạch thu, chi cho từng chi nhánh, đơn vị trực thuộc. Trên thực tế, việc phân tích tài chính doanh nghiệp phải dựa trên báo cáo tài chính, trong đó bảng cân đối kế toán là một tài liệu quan trọng. Tuy nhiên, với đặc diểm hoạt động của Công ty Vinatour là sản xuất kinh doanh, các khoản mục cần tập trung chủ yếu vào các khoản mục công nợ phải thu, phải trả và hàng tồn kho, Công ty có thể hoàn toàn tập hợp được các số liệu này từ các đơn vị trực thuộc theo định kỳ hàng tháng. Việc phân tích tình hình tài chính từng tháng chắc chắn sẽ giúp ban lãnh đạo Công ty có căn cứ để điều hành hoạt dộng tài chính, hoạt động kinh doanh của mình. Đối với việc phân tích tài chính chung của toàn bộ Công ty, Công ty cần bổ xung vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đây là báo cáo không bắt buộc, nhưng nó đem lại những thông tin có giá trị về hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người sử dụng có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán của doanh nghiệp và dự đoán được các luồng tiền trong kỳ tiếp theo của hoạt động tài chính. Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần: - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh : Phần này phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, như tiền thu bán hàng, tiền thu từ các khoản phải thu thương mại, các chi phí bằng tiền như tiền trả cho nhà cung cấp ( gồm các khoản trả ngay trong kỳ và trả cho nhưng khoản nợ từ kỳ trước ), tiền thanh toán cho công nhân viên về lương và bảo hiểm v .v.. Ngoài ra lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh còn đánh giá được những ảnh hưởng chi phí không phải trả bằng tiền (khấu hao) đến dòng tiền lưu chuyển của doanh nghiệp, đánh giá được diễn biến của sự thay đổi vốn lưu động (các khoản phải thu, phải trả và hàng tồn kho) có ảnh hưởng thế nào đến dòng tiền thuần. - Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: Phần này phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp có hai phần: + Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho bản thân doanh nghiệp, như đầu tư mua sắm TSCĐ. + Đầu tư vào đơn vị khác dưới hình thức góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán, cho vay, không phân biệt đầu tư ngắn hay dài hạn. - Lưu chuyển tiền mặt từ hoạt động tài chính: Phần này phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đó là các hoạt động làm tăng, giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp như góp vốn, vay và cho vay vốn, phát hành cổ phiếu, trái phiếu… Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính có thể đánh giá mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các chủ nợ bởi nó phản ánh các khoản tiền thu do đi vay, các khoản tiền đã trả nợ vay. Mặt khác, nó cũng cho biết doanh nghiệp đã nhận vốn góp từ các chủ sở hữu là bao nhiêu tiền. Ngoài ra, nó còn phản ánh số tiền lãi thu được và tiền lãi đã trả trong các quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu, chủ nợ. Qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người phân tích có thể sẽ biết được những hoạt động nào là hoạt động chủ yếu tạo ra tiền và tiền đã được sử dụng vào những mục đích gì, việc sử dụng nó vó hợp lý, có đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp hay không. Đồng thời, kết hợp với bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp người phân tích đánh giá thực chất khả năng thanh toán của doanh nghiệp, một trong những vấn đề rất đáng được Công ty Vinatour quan tâm. Thực tế, khả năng thanh toán của doanh nghiệp không được phản ánh một cách chính xác và đầy đủ trên bảng cân đối kế toán. Bởi vì bảng cân đối kế toán chỉ mang ý nghĩa thời điểm, nghĩa là chỉ đánh giá khả năng thanh toán tại một thời điểm nhất định. Trong khi đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể đánh giá khả năng thanh toán qua khả năng tạo tiền của doanh nghiệp trong cả một thời kỳ. Tại một thời điểm, có thể doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nhưng trong một thời kỳ thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp có thể là tốt. Từ đó có thể thấy rằng, để đánh giá khả năng thanh toán cũng như phân tích diễn biến cơ cấu tài chính của doanh nghiệp, theo đó để kết quả phân tích là toàn diện và chính xác thì ngoài bảng cân đối kế toán, ta cần phải phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Một báo cáo nữa không kém phần quan trọng là thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo này được lập để giải thích và bổ sung những thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được. Tuy nhiên tại Công ty Vinatour báo cáo này được lập một cách sơ sài, không thể hiện đầy đủ những thông tin cần thiết phục vụ công tác quản lý tài chính. Do vậy, một nhu cầu hết sức cần thiết hiện nay là phải lập thuyết minh báo cáo tài chính theo quý một cách chi tiết, đầy đủ. Báo cáo này phải chú ý tới những vấn đề sau : - Chi tiết về chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố. Với nội dung này, ban lãnh đạo Công ty có thể theo dõi và được các khoản chi phí của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. - Chi tiết các khoản phải thu và nợ phải trả, xác định số nợ khó thu và các lý do phát sinh các khoản nợ đó. Đây là nội dung cần được phân tích kỹ lưỡng. Đặc biệt, Công ty cần liệt kê danh sách các khách hàng có nợ phải thu, kỳ hạn thu tiền để từ đó có biện pháp đốc thu kip thời. Ngoài ra, thuyết minh báo cáo tài chính còn phải đề cập đến các nội dung khác như tình hình tăng, giảm TSCĐ, thu nhập của CBCNV, tăng, giảm vốn chủ sở hữu… Thuyết minh báo cáo tài chính còn có thể được mở rộng, theo đó bao gồm cả các phân tích về hoạt động tài chính của Công ty trên tất cả các mặt : khả năng sinh lãi, khả năng thanh toán, tình hình diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn… Như vậy ban lãnh đạo Công ty có thể được báo cáo một cách toàn diện, tổng thể về tình hình tài chính doanh nghiệp qua báo cáo này. Đối với việc cung cấp thông tin phục vụ báo cáo tài chính, công tác phân tích tài chính đòi hỏi phải nhận được các thông tin chính xác, có độ tin cậy cao. Do vậy, Công ty cần phải tiến hành kiểm tra các báo cáo tài chính trước khi đưa vào phân tích. Đây là việc làm cần thiết vì trong quá trình hạch toán kế toán, các sai sót, nhầm lẫn và kể cả gian lận có thể xảy ra. Các vi phạm này cần phải được loại bỏ để ban lãnh đạo Công ty có thể nhận được những thông tin chính xác. Để kiểm tra các báo cáo tài chính, có thể sử dụng các phưong pháp như cân đối, kiểm tra hiện vật … 3.3 Những kiến nghị đối với nhà nước Hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp có một cơ sở chung để thực hiện, đó là các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, do nhà nước bỏ vốn ra thành lập và tổ chức hoạt động, nhà nước đã có những quy định riêng tương đối chặt chẽ để kiểm soát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc kiểm toán các báo cáo tài chính của doanh nghiệp này cũng đã được đưa vào quy định tuy rằng trước mắt chưa trở thành bắt buộc. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhà nước chưa có những quy định cụ thể để kiểm soát hoặc đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Do chưa có quy định nên việc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện các báo cáo tài chính chưa chính xác, theo hướng có lợi cho Công ty, là chuyện tất yếu. Chính vì thế sẽ làm thất thu thuế của nhà nước còn tạo nên sự thiếu công bằng trong môi trường kinh doanh. Các doanh nghiệp nhà nước sẽ bị thiệt thòi do lập các báo cáo tài chính phản ánh đúng thực tế sẽ bị thiệt thòi trong việc nộp thuế cũng như xin vay vốn ngân hàng. Do vậy nhà nước cần ban hành những quy đinh chung, đưa ra những chuẩn mực để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, không phân biệt loại hình doanh nghiệp. Các quy định này có thể bắt buộc hoặc mang tính chất tham khảo, nhưng sẽ có tác dụng tạo nên một môi trường kinh doanh công bằng. Ngoài ra quy định này sẽ giải quyết được những vướng mắc trong việc xác nhận các báo cáo tài chính, chẳng hạn có sự không thống nhất giữa cơ quan thuếvà cơ quan kiểm toán về các số liệu trong báo cáo tài chính. Việc đánh giá các báo cáo tài chính trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát, biến động giá cả… đòi hỏi phải chuyển số liệu trong dòng tiền cố định hoặc giá trị hiện hành. Tuy nhiên, hiện nay nhà nước chưa có quy định nào về vấn đề này. Do vậy, để kết quả phân tích tài chính được chính xác, phù hợp với thực tế thì nhà nước cần phải có quy định về việc đánh giá các số liệu trong báo cáo tài chính khi có lạm phát, giảm phát hoặc những biến động về giá cả, làm cơ sở chung cho việc phân tích tài chính doanh nghiệp. Hiện nay, kiểm toán nội bộ đã được thực hiện ở nước ta, trước mắt là thí điểm thực hiện trong các doanh nghiệp nhà nước. Việc triển khai thực hiện kiểm toán nội bộ các doanh nghiệp nhà nước còn nhiều vướng mắc, trong đó có nguyên nhân là do bản thân các doanh nghiệp này chưa muốn thực hiện, hoặc thực hiện một cách rất hình thức. Chính vì thế mà nhà nước nên có các qui định thêm về vấn đề này để các doanh nghiệp có thể thực hiện tốt kiểm toán nội bộ và triển khai kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại phải quản lý có hiệu quả các hoạt động tài chính, doanh nghiệp cần phải thực hiện phân tích tài chính.Phân tích tài chính là một nhu cầu cần thiết và quan trọng của quản lý tài chính nói riêng và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp. Thực tế công tác phân tích tài chính ở Công ty Vinatour cho thấy nó đã phần nào đóng góp hữu ích cho công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện việc phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn, phân tích khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, phân tích khả năng sinh lãi của doanh nghiệp trong một thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt. Tuy nhiên, hoạt động phân tích tài chíh của Công ty chưa thể hiện sự toàn diện, đầy đủ, chưa trở thành hoạt động thường xuyên để phục vụ một cách có hiệu quả cho việc ra quyết định quản lý của Công ty. Các mục tiêu phân tích ít nhiều chịu ảnh hưởng của phương thức kinh doanh ngắn hạn. Công ty chưa có một chiến lược dài hạn để phát triển doanh nghiệp, do vậy chưa chú trọng đến mục tiêu dài hạn để phát triển tiềm lực tài chính. Trong hoạt dộng phân tích, Công ty còn sử dụng các phương pháp giản đơn, do đó chưa cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời cho quản lý doanh nghiệp. Xuất phát từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp và định hướng phát triển của Công ty, em đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp. Trong đó, việc định ra các mục tiêu phân tích là những giải pháp quan trọng nhất. Theo đó Công ty phải thường xuyên phân tích hoạt động tài chính của mình trên các mặt: quản lý tiền mặt, quản lý các khoản phải thu quản lý hàng tồn kho. Đây là những khoản mục chủ yếu và quan trọng là những đối tượng trong quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp. Mặt khác, Công ty cũng cần phải thường xuyên đánh giá khả năng đảm bảo nguồn vốn cho hạot động kinh doanh, phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, phân tích khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời của các tài sản để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Trong hệ thống các giải pháp, em cũng đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác phân tích, trong đó, chú trọng tới các phương pháp phân tích khả năng thanh toán, phương pháp DUPONT, phương pháp phân tích nhu cầu và chu kỳ vận động của tiền mặt và phương pháp dự đoán nhu cầu tài chính doanh nghiệp. Một giải pháp vô cùng quan trọng là Công ty cần phải hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ phân tích tài chính của mình. Bên cạnh các giải pháp, em cũng xin đưa ra một số kiến nghị. Những kiến nghị này xuất phát từ thực tế môi trường kinh doanh của Việt Nam hiện nay chưa tạo ra sự công bằng thực sự cho tất cả các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đến ngày 31 tháng 12 năm 2001 Tài sản Số đầu năm Số cuối kỳ A.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn: 1. Vốn bằng tiền 2. Các khoản đầu tư TC ngắn hạn 3. Các khoản phải thu 4. Hàng tồn kho 5. TSLĐ khác B.TSCĐ và đầu tư dài hạn 1. TSCĐ 2. Đầu tư tài chính dài hạn 3. XDCB dở dang 4. Kỷ quỹ ký cược dài hạn . 6.243.062.037 2.034.363.397 3.466.344.932 203.980.654 538.373.054 8 .946.25 1 .680 8.946.25 1 .680 7.112.836.094 1.698.221.929 4.704.551.280 225.157.753 484.545.132 7.984.346.687 7.984.346.687 Tổng cộng tài sản 15.189.313.717 15.097.182.781 Nguồn vốn A.Nợ phải trả 1. Nợ ngắn hạn - Vay ngắn hạn Nợ dài hạn đến hạn trả - Phải trả người bán Người mua trả tiền trước Thuế và các khoản phải nộp Phải trả CBCNV Phải trả các đơn vị nội bộ Phải trả phải nộp khác 2. Nợ dài hạn 3. Nợ khác B. Nguồn vốn chủ sở hữu 1. Nguồn vốn quỹ Vốn kinh doanh Quỹ phát triển kinh doanh Quỹ dự trữ Lãi chưa phân phối Quỹ khen thưởng phúc lợi - Nguồn vốn ĐTXDCB 2. Nguồn kinh phí 2.116.947.308 1.727.867.321 712.793.126 441.871.676 190.307.936 367.497.466 31.734.710 372.742.403 13.072.366.409 12.982.854.035 10.927.664.674 673.737.224 108.628.989 1.108.626.908 146.422.614 17.773.626 89.512.374 2.162.086.142 2.189.785.265 1 14.556.548 779.73 1 .421 128.813.572 749.728.669 146.063.667 273.891.387 - 27.519.123 12.935.096.639 12.885.376.544 10.971.479.038 1 341.458.403 198.954.215 355.711.262 17.773.626 49.720.095 Tổng cộng nguồn vốn 15.189.313.717 15.097.182.781

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty điều hành hướng dẫn du lịch Vinatour.pdf
Luận văn liên quan